Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:53:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 21 Tháng Hai, 2016, 08:25:34 pm »

        - Tên sách: Thời điểm của những sự thật
        - Tác giả: Henri Navarre
        - Người dịch: Nguyễn Huy Cầu
        - Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2004
        - Số hoá: Giangtvx
        - Dịch theo nguyên bản tiếng Pháp “LE TEMPS DES VÉRITÉS” do Nhà xuất bản Plon - Paris ấn hành năm 1979
        - Tóm lược nội dung: Hồi ký của đại tướng Henri Navarre, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương, về  thời kỳ cầm quân ở Đông Dương và sự kiện Điện Biên Phủ (1953 - 1954).

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

        Để thiết thực góp phần "Kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ” - 7-5-1954 - 7-5-2004, Nhà xuất bản Công an nhân dân tổ chức tái bản cuốn: ”Thời điếm của những sư thật” (Le Temps des Vérités) của Henri Navarre do nhà xuất bản Plon - Paris ấn hành năm 1979.

        Đây là cuốn hồi ký thứ hai do chính tay vị tướng bốn sao - nguyên là Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (1953 - 1954) viết. Ngay sau khi về nước, vừa rời khỏi quân ngủ trở lại với cuộc sống dân sự ông đã tập trung thời gian, công sức và suy tư để viết gấp cuốn "Đông Dương hấp hối" (Agonie de Ưlndochine), nhà xuất bản Plon in năm 1956 nhưng bị kiểm duyệt và phải đợi đến năm 1958 mới cho phát hành. Trong cuốn này ông muốn gửi gắm tâm sự, muốn bộc bạch, lý giải, thanh minh... một số điều chủ yếu cốt để làm dịu bớt những cơn thịnh nộ, hoặc để né tránh búa rìu dư luận đang nhằm vào ông mà quy kết trách nhiệm. Nhưng do sự việc còn quá mới mẻ, thời gian còn quá ngắn ngủi và sự chỉ trích, lên án lại quá gay gắt nên ông chưa thể nói được tất cả những gi muốn nói, chưa thể bày tỏ quan điểm hoặc thái độ bất đồng của mình một cách rò ràng. Ông đành phải lặng lẽ chờ đợi đến 23 năm sau mới tìm được thời gian thích hợp để ra mắt cuốn thứ hai. Đến lúc này ông đã có trong tay hàng loạt những hồi ký, bút kỷ, tự thuật,... của nhiều chính khách, nhiều tướng lĩnh. Họ công khai mô xẻ, vạch trần, lên án,... có người còn cố tình xuyên tạc, vu không, bóp méo sự thật, có người lại ra sức biện hộ, bào chữa, bênh vực,... cho những gì đã xảy ra, những gì có liên quan tới cuộc chiến tranh Đông Dương, tới Điện Biên Phủ. Đến lúc này ông đã thấy:

        "Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai do người Mỹ tiến hành với những phương tiện và trang bị hiện đại gấp nhiều lần, với số quân đông hơn nhiều lần, với thời gian kéo dài gấp đôi cuộc chiến tranh lần thứ nhất vậy mà vẫn bị thất bại thảm hại. Tiếp đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba do những người Nam Việt Nam bị đồng minh bỏ rơi đứng ra đảm nhiệm củng kết thúc bi thảm... Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng những khó khăn mà bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương phải gánh chịu còn to lớn hơn rất nhiều lần..." (Lời nói đầu).

        So với nhiều tướng lĩnh khác, Henri Navarre có những thuận lợi nổi trội hơn hắn. Ông có đủ điều kiện và cương vị để nhìn nhận, xem xét sự kiện một cách toàn diện và hoàn chỉnh trên toàn cuộc chiến Đông Dương. Ông chính là cha đẻ của kế hoạch Navarre - một kế hoạch đầy tham vọng và ngông cuồng của cả Pháp và Mỹ nhằm giành thắng lợi quyết định trên chiến trường trong vòng 18 tháng. Ông là công trình sư kiêm kiến trúc sư của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - "một pháo đài bất khả xâm phạm, một tập hợp những gì mạnh nhất, kiên cố nhất chưa từng có ở Đông Dương" (chương V). Ông vừa là người chỉ đạo chiến lược vừa là người chỉ huy chiến thuật của cả chiến trường rộng lớn và sôi động này.

        Vốn xuất thân là một sĩ quan trường võ bị Saint-cyr trước đại chiến thế giới thứ nhất, ông đã từng là kỵ binh ở Xiri, ở Algeri, Marốc, là tình báo của Bộ tham mưu rồi tình báo an ninh quân sự. Ông đã từng đến Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Nam Phi... Ông là vị đại tướng thứ bảy được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ngay khi ông đang đảm trách chức vụ tham mưu trưởng lục quân khối NATO ở Trung Âu. Với bề dày kinh nghiệm, bề dày thời gian và sự từng trải ấy, ông được coi là người có năng lực, dũng cảm và mưu trí nhất có thể kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trên thế mạnh.

        Không phải ngẫu nhiên khi hàng loạt tướng lĩnh cự phách của nền đệ tứ cộng hòa Pháp như: Leclère, Valluy, Blaizot, Carpentier, de Tassigny, Saỉan... đều bị chôn vùi sự nghiệp trên cái bán đảo nhỏ bé và nóng bỏng này thì người ta lại chọn ông, tiến cử ông, đưa ông sang thay. Sang Đông Dương ông không phải là người mở khúc nhạc dạo đầu mà là người kết thúc. Người ta hy vọng và tin tưởng ở ông một sự kết thúc trên thế mạnh và hùng tráng. Nhưng mọi cố gắng của ông củng chỉ có thể đem lại sự kết thúc bi thảm của Quân đội viễn chinh. Đó chính là sự kết thúc vĩnh viễn chế độ thống trị của thực dân Pháp đã tồn tại gần một thế kỷ trên bán đảo Đông Dương. Ông lại là người chứng kiến từ đầu đến cuối mọi diễn biến của sự kiện Điện Biên Phủ, cho nên ông không muôn để cho sự kiện đó: "Bị rối tinh rối mù lên và bị méo mó đến nỗi người ta không tài nào hiểu nổi, nếu không làm rõ những nguyên nhân chính của các cuộc tranh luận mà nó đã khơi lên. Vì những lẽ đó mà tôi thấy cần phải xem xét những luận điểm chủ yếu và phát biểu rõ quan điểm của tôi. Tôi sẽ cô gắng hết sức để trinh bày vấn đề được khách quan và hạn chế tối đa những tranh luận không cần thiết. Song điều đó thật khó tránh được, vì nếu làm như vậy thì chẳng khác gì chơi trò biển lận lịch sử" (Phụ lục - tranh luận về Điện Biên Phủ).

        Mặc dầu còn nhiều vấn đề cần được trao đổi, bàn luận thêm, nhưng với cách nhìn, cách nghĩ của một vị tổng chỉ huy, của người trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ guồng máy chiến tranh ở Đông Dương vào thời điểm khắc nghiệt nhất, ông có cách lý giải riêng về trận chiến với những lập luận dù chưa thật thỏa đáng và thiếu hiện thực cả về nguyên nhân và điều kiện... âu củng là điều dễ hiểu. Tuy vậy ông vẫn là một nhân chứng dám nói lên tất cả những điều mà nhiều tướng lĩnh khác không dám nói hoặc không đủ hiểu biết để nói.

        Ông đã thắng thắn phơi bày toàn bộ sự thật về nội tình nước Pháp, về ý đồ của giới chính trị chóp bu, về tâm trạng của tướng lĩnh, của binh sĩ và những bất đồng trầm trọng về quan điếm giữa Pháp và Mỹ trước, trong và sau cuộc chiến. Ông đã dũng cảm nhìn thắng vào sự thật, vạch rõ cái mạnh cái yếu, sai lầm, lúng túng và tồn tại của cả hai phía. Ồng đã dám bênh vực, bảo vệ sự thật, tìm ra nguyên nhân, cho dù sự thật ấy đầy phủ phàng và cay đắng. Ông không hề lấn tránh trách nhiệm nặng nề của chính mình, nhưng cũng không để cho người khác rũ bỏ nó và đã thắng thắn vạch rõ: "...
De Castries ở Điện Biên Phủ, Cogny ở Hà Nội và xa hơn nữa những người ở điện Elidê, ở lâu đài Matinhông, kể cả những người đứng đầu Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều có liên quan đến số mệnh của Vecđoong châu Á này..." (Chương VI).

        Để góp thêm tiếng nói, góp thêm tư liệu, góp thêm cách nhìn nhận đánh giá sự kiện trên một giác độ khác, theo một quan điềm khác - đó là của phía đối phương, phía ngược lại, chúng tôi giới thiệu phần II của cuốn sách - Phần nói về kế hoạch Nauarre và Điện Biên Phủ.


NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN        

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 12:42:46 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 04:33:34 am »

       
LỜI NÓI ĐẦU

        Khi viết tập hồi ký này, tôi nghĩ chỉ dành nó cho những người thân. Nhưng sau đó, cảm thấy mình dính dáng tới quá nhiều sự kiện vì thế những hồi ức của tôi, lẽ ra có thể đóng góp với lịch sử ít nhiều sự thật thì không nên bó hẹp trong phạm vi gia đình. Không cần phải công phu soạn lại, tôi chỉ "xếp sắp" lại, lược bớt những chi tiết có tính chất quá riêng tư, thuộc về cá nhân tôi hoặc gia đình tôi. Có thể lần biên tập cuối cùng ít nhiều cũng còn chịu ảnh hưởng của bước đi lầm lạc lúc ban đầu.

        Trong phần thứ nhất, độc giả sẽ tìm thấy một số tiết lộ, một vài chi tiết rõ ràng hoặc suy nghĩ về công tác tình báo trước và trong chiến tranh, về những nguyên nhân thất bại của chúng ta năm 1940, về hoạt động của Tướng Weygand ở Algeri thời kỳ 1940 - 1941, về cuộc kháng chiến và những ngày giải phóng nước Pháp, về chiến trận của Tập đoàn quân 1 Pháp ở Đức và về việc chiếm đóng nước Đức.
Có lẽ nó sẽ giúp vào việc điều chỉnh lại nhận thức, quan điếm đối với một số sự kiện hoặc một số nhân vật mà trước đây, thường do quá chịu tác động của chính trị, nên lịch sử viết sau chiến tranh đã không phản ánh được chúng.

        Phần thứ hai dành riêng cho thời kỳ cầm quân của tôi ở Đông Dương và sự kiện Điện Biên Phủ.

        Trong cuốn "Đông Dương hấp hối" xuất bản năm 1956, tôi đã trình bày về sự việc này, nhưng do sự việc còn quá mới mẻ nên tôi không thể nói được hết. Từ đó, thời gian đã trôi qua. Có những sự việc lẽ ra có thể tiết lộ, song tôi đã tự nguyện giữ im lặng. Nhiều sự kiện khác mà tôi không biết hoặc còn nghi ngờ thì nay tôi đã được biết. Hơn nữa, nhiều diễn viên chính của tấn bi kịch nay đã mất, và tất cả đều không còn giữ những chức vị quan trọng nữa nên người ta có thể chỉ trích họ mà không sợ làm tổn hại đến sự nghiệp của ai, bởi những hành động của họ cũng như của tôi giờ đây, chỉ còn thuộc về lịch sử. vả lại đi trước tôi, một số người đã tự mình xuất bản hoặc cho xuất bản sách để trình bày những luận điếm của riêng mình. Cho nên việc tôi đưa ra những ý kiến đối nghịch cũng là điều bình thường.

        Mặt khác, cuộc "Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai", do người Mỹ tiến hành với những phương tiện hơn chúng tôi gấp nhiều lần tới mức không tài nào so sánh nổi, đã kéo dài gấp đôi thời gian cuộc chiến tranh lần thứ nhất và đã dẫn đến thất bại, một thất bại mà nền ngoại giao Mỹ một lúc nào đấy còn tìm cách che giấu song nó đã nhanh chóng trở thành hiển nhiên. Và cuộc "Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba", do những ngưòi Nam Việt Nam bị đồng minh bỏ rơi độc lực đảm nhiệm, đã kết thúc bằng một thảm họa. Tất cả những cái đó chứng tỏ những khó khăn mà Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương vấp phải còn lớn hơn rất nhiều so với những gì mà những người tiền nhiệm của tôi và tôi tưởng. Vậy là những sự kiện chính trị và quân sự gây ra cho chúng ta thất bại vào năm 1954 đã được làm sáng tỏ dưới một ánh sáng mới.

        Nếu ai đó cho rằng phần hồi ức của tôi là một sự biện hộ "tự bào chữa" thì tôi cũng vui lòng công nhận. Nhưng ai viết hồi ký cũng thế thôi, dù là tác phẩm của các nhà chính trị hay quân sự đủ các cấp, của các nhà ngoại giao, quan tòa hay luật sư, các nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, nhà kinh doanh, v.v... Dù người ta gọi nó là gì chăng nữa, Hồi ký luôn luôn là một sự tự biện ít hay nhiều chân thật hoặc dối trá, trong đó tác giả, ngay cả khi họ khắng định không phải thế, vẫn tìm cách khoe khoang ca ngợi hoặc bảo vệ công trình, những hành động hay ý kiến của họ.

        Vả lại, điều đó cũng là chính đáng khi tác giả là đối tượng của những lời phê phán, công kích. Tất cả những gì người ta có thể đòi hỏi, theo tôi, là họ không được cố tình bằng bất kỳ cách nào xuyên tạc hay bóp méo những sự kiện, những tư liệu đưa ra. Về vấn đề này, những gì liên quan đến tôi, tôi có thể đưa ra lời bảo đảm.

        Xin nói thêm rằng, tôi không hề có ảo tưởng cuốn sách này sẽ làm thay đổi ý kiến của công luận về những điều kiện mà chiến tranh Đông Dương đã kết thúc đối với nước Pháp. Luận điểm trình bày Điện Biên Phủ như một thảm họa không thể sửa chữa được, - do lỗi của Bộ chỉ huy Pháp đã mất tinh thần, nhưng may mà hậu quả tai hại của nó đã được giảm bớt nhờ có tài ngoại giao khéo léo của một "siêu nhân" đã được nhồi nhét quá ăn sâu bén rễ vào dư luận; nó lại được người ta duy trì để còn phục vụ cho quá nhiều lợi ích chính trị hay cá nhân. Vậy thì làm sao một cuốn sách như của tôi lại có thể phá đi được. Có khi nó còn bị chỉ trích hơn là được tán thành, bởi thường thường người ta sẽ coi là xấu những ai đó muốn lật lại lịch sử - cái thứ Lịch sử đã được tạo dựng lâu rồi.

        Nhưng có thể nó cũng giúp cho những độc giả - những người muốn vượt ra khỏi mọi thiên kiến - suy nghĩ lại, và biết đâu một ngày nào đó, nó sẽ giúp cho những sử gia chân chính có căn cứ để nghiên cứu một cách khách quan những điều kiện trong đó nước Pháp đã rời bỏ Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2016, 09:07:55 pm »

       
CHƯƠNG I

TỔNG TƯ LỆNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

        Giao nhiệm vụ

        Nhờ Tướng Juin mà tôi biết được những lý do việc giao quyền Tổng tư lệnh ở Đông Dương cho tôi.

        Tướng Salan đã hết hạn phục vụ ở Đông Dương quá lâu và cũng không còn được Chính phủ tín nhiệm. Bị thất bại trong trận Đông Xuân1 gây ấn tượng, Chính phủ đã khiển trách Tổng tư lệnh Đông Dương là chỉ bằng lòng với những đòn chống đỡ. Tướng Juin, ngay cả khi không đồng tình với những lời khiển trách ấy, cũng thấy đã đến lúc phải thay Tướng Salan vì ông đã ở Đông Dương quá lâu và cũng đã mỏi mệt.

        Một phương án là đưa Tướng De Linarès, chỉ huy Bắc Bộ lên thay. Nhưng Linarès còn mệt mỏi hơn cả Salan. Lại đưa ra ba ứng cử viên khác là các Tướng Valluy, Morlière hay Magnan, cả ba đều từng ở thuộc địa. Nhưng vì lý do chính trị - mà theo Juin thì đó là những lý do ngu xuẩn - Valluy và Morlière đều bị phản đốì: Valluy thì quá chống Việt Minh, còn Morlière thì quá thân Việt Minh. Riêng Magnan ông ta không muốn sang Đông Dương viện cớ khó khăn gia đình.

        Việc đang còn dừng ở đấy thì Thủ tướng René Mayer phát hiện ra tên tôi ở cuối danh sách những người "có khả năng lựa chọn", xếp theo thứ tự thâm niên phục vụ trong quân đội. Thê là ông quyết định cử tôi và không muốn buông tôi ra nữa.

        Ông René Mayer biết đến tôi khi tôi đang làm nhiệm vụ Tổng thư ký của Bộ Tổng chỉ huy ở Đức và khi ấy ông đang giữ chức cao ủy của Vùng quân Đồng minh chiếm đóng. Tôi còn gặp ông khi tôi chỉ huy Sư đoàn Constatine, còn ông là nghị sĩ của vùng này. Những nhà chính trị thường đánh giá không mấy hay hớm về trình độ tri thức của các tướng lĩnh, nhưng thỉnh thoảng họ cũng có ngoại lệ đốì với một vài tướng mà họ trực tiếp quen biết. Tự hào vì đã phát hiện được "con chim hiếm", họ thường gán cho những người này những đức tính, nhiều khi là quá mức so với thực tế mà những người này có. Chẳng may cho tôi, tôi lại là "vị tướng thông minh" theo con mắt của ông Mayer.

        Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, chẳng có gì nổi trội để giao cho tôi quyền chỉ huy ở Đông Dương. Tôi chưa từng ở đấy và chỉ biết qua về chiến trường này, giống như mức hiểu biết của những người Pháp khác ít nhiều có chút thông tin. Tôi tự xét thấy mình không đủ khả năng và đã nói thẳng với Tướng Juin. Ông khuyên tôi, cẩn tắc vô ưu, nên trao đổi kỹ với ông Mayer nhưng cũng bảo rằng tôi không nên thoái thác một nhiệm vụ mà rồi trước sau cũng phải có một người nào đó đảm nhiệm. Ông nói thêm:

        "Vả lại, anh được đưa vào những vị trí cao nhất. Ở đấy, cần phải có những người dám mạo hiểm, dám chấp nhận khó khăn để đương đầu, thử thách với quân thù!  Cần phải phá bỏ cái lệ là cứ đặt vào vị trí đứng đầu quân đội những tướng lĩnh, bất chấp khả năng của họ như thế nào, như tướng X tướng Y2 chưa từng chỉ huy ở chiến trường ở những cương vị cao".

        Như Tưóng Juin còn nói, tôi được tung vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm nhưng không phải không có lối thoát. Để làm chỗ dựa cho ý kiến của mình, ông đưa cho tôi bản sao một báo cáo do ông thảo ra qua chuyến đi thanh tra Đông Dương của ông vài tuần trước đây, với tư cách là cố vấn quân sự của Chính phủ. Những kết luận rút ra có vẻ khá lạc quan (có lẽ là quá hơn nhiều, như sau này tôi được biết) nếu không phải là đối với hiện tại hay trước đó chút ít, thì ít nhất cũng là đối với tương lai. Thống chế Juin đánh giá có thê ổn định được tình hình trong một thời hạn là hai năm.

        Khi đưa tôi bản báo cáo ấy, Thống chế nhấn mạnh cần phải giành lại quyền chủ động từ tay Việt Minh. Ông kết luận "Nếu chúng ta cứ tiếp tục đỡ đòn thì chúng ta sẽ bị "rã rời" và không bao giờ thoát ra khỏi".

        Ngày hôm sau, tôi được ông Renè Mayer tiếp. Trả lời sự từ chối của tôi, ông cho rằng chính việc tôi ít biết về Đông Dương lại là một lý do nữa để bổ nhiệm tôi vì như vậy tôi có thể "nhìn sự việc với một cặp mắt mới". Rồi ông nói thêm, tươi cười nhưng kiên quyết, rằng hơn nữa ông gặp tôi không phải để hỏi ý kiến, bởi một quân nhân không bao giờ được quyền từ chối nhiệm vụ và "càng không được từ chối khi nhiệm vụ đó đầy khó khăn nguy hiểm".

        Câu nói đó, trùng hợp với nhận xét của Tướng Juin nói vối tôi, quả đặc biệt khôn khéo. Thực ra, lý lẽ của ông Thủ tướng chưa phải đã thuyết phục được tôi. Bởi tôi luôn luôn cho rằng kỷ luật, dù nghiêm ngặt, cũng có giới hạn nhất định, nhất là khi nó có quan hệ tới những cương vị quan trọng hàng đầu, kể cả dân sự và quân sự. Cương vị đó nhất định đụng tới những vấn đề lớn và có ảnh hưởng lớn tới đường lối chính trị của Chính phủ. Do đó các nhà lãnh đạo quân sự cũng như dân sự có quyền từ chối những cương vị ấy, nếu những điều kiện đặt ra cho họ đụng chạm tới lương tâm của họ, hoặc những phương tiện giao cho họ không đủ bảo đảm những cơ may cần thiết để thành công. Nhưng quan điểm ấy của tôi, nếu có giá trị trong thời bình, thì lại không thể áp dụng trong thời chiến. Chúng ta đang tiến hành chiến tranh ỏ Đông Dương. Cương vị tổng chỉ huy ở đấy là một "vị trí chiến đấu". Tôi nghĩ rằng không nên lẩn tránh và ngày 8 tháng 5, việc bổ nhiệm tôi đã được thực hiện. Trong cuộc gặp lần thứ nhất và một lần khác sau đó vài ngày, ông René Mayer trình bày với tôi những nhận định của ông về tình hình Đông Dương. Ông đánh giá tình hình là rất xấu và cho rằng khó có thể đưa lại cho ông một giải pháp thuận lợi. Theo ông, vấn đề là tìm một "lốì thoát ra bằng cách nào và làm như thế nào để đả tới nó(1). Ông yêu cầu tôi mười ngày nữa lên đường sang Đông Dương nhận quyền chỉ huy, nghiên cứu tình hình tại chỗ, khoảng một tháng rồi trở lại Pháp để đệ trình lên Chính phủ một kế hoạch hành động. Nét lớn của kế hoạch đó ra sao, tốt hơn không nên chỉ thị gì cho tôi: tự tôi sẽ đề ra những gì cần thiết. Tuy nhiên ông lưu ý tôi phải dè chừng đối với mọi yêu cầu tăng viện lớn bởi sẽ không có khả năng đáp ứng được4. Ông cũng nói rõ, ông không trù tính đên việc phái một đạo quân nào sang Viễn Đông.

--------------
1.  Ý nói Đông Xuân 1952 - 1953 (ND)
2. Haị tướng linh giữ những chức vụ cao cấp lúc bấy giờ.
3. Tôi rất ngạc nhiên khi đọc tập hồi ký của ông, Tướng Saỉan nói rằng ông Renè Mayer muốn "thoát khỏi Đông Dương bằng bất cứ giá nào" và ông cử tôi sang đó đại loại như một người để "thanh toán" việc ấy. Đây là một vai trò mà hẳn Tướng Salan cũng như tôi, không bao giờ chịu nhận. Nhưng sự thật lại không phải thế.
4. Trái với những gì người ta đả viết nhiều lần ông Renè Mayer chưa bao giờ nói với tôi là ông sẽ không gửi cho tôi "bất cứ tăng viện nào".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 09:52:24 am »

        Thủ tướng cho tôi biết về những điều kiện, trong đó sẽ tổ chức lại những chức quyền ở Đông Dương.

        Sau cái chết của Thống chế De Lattre - người kiêm nhiệm cả chức vụ Cao ủy và Tổng chỉ huy - Bộ trưởng Bộ các quốc gia liên kết kiêm luôn chức cao ủy. Tổng chỉ huy ở Đông Dương phụ thuộc vào ông bộ trưởng cả trên hai danh nghĩa. Cách tổ chức đó vừa được thay đổi. Nhiệm vụ dân sự của ông cao ủy chuyên giao một phần cho một "tổng ủy viên Pháp ở Đông Dương" (commiscare général de France en Indochine) và một phần cho "ba ủy viên cộng hòa Pháp" ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

        Về vấn đề quân sự, quyền hạn của cao ủy trước đây được chuyển giao hoàn toàn cho ông tổng ủy viên, người "chịu trách nhiệm trước Chính phủ Pháp về phòng thủ và an ninh của Đông Dương" và "nhằm mục đích đó, ông đặc biệt được sự giúp đõ của các Quốc gia liên đới để bảo đảm cho việc bảo vệ các biên giới của khối Liên hiệp Pháp và cho sự an ninh của Đông Dương". Những chuyên giao ấy đã làm cho nhà lãnh đạo dân sự trở thành người nắm quyền đích thực về quân sự.,

        Lời lẽ của quyết định phân quyền cho tổng chỉ huy ra sao thì còn đang nghiên cứu nhưng chiều hướng của nó là: tổng chỉ huy được giao quyền "điều hành các hoạt động quân sự trong khuôn khổ của các kế hoạch chung mà ông tổng ủy viên trình lên Chính phủ". Tổng chỉ huy là người "phụ giúp" cho tổng ủy viên "về mặt phòng thủ và an ninh", chỉ có quyền "sử dụng" những lực lượng các quốc gia liên kết "được dành cho những nhiệm vụ tác chiến" và dành cho ông tổng ủy viên giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, thành lập các lực lượng ấy.

        Dù ít hiểu biết về tình hình Đông Dương, tôi cũng bày tỏ với ông Renè Mayer sự thiếu thiện cảm của tôi đối với công thức đó, công thức có thể chấp nhận được đối với một chiến trường yên tĩnh hoặc bị quấy phá nhẹ, nhưng lại không thích hợp với một chiến trường đang có chiến tranh ác liệt. Ông Renè Mayer trả lòi chính ông cũng không hài lòng về cung cách tổ chức ấy và hiện nay chỗ của ông tổng ủy viên còn bỏ trống, ông chưa có ý định bổ nhiệm ai trước khi tôi trở về Paris vào tháng sau, do đó tôi vẫn có điều kiện để đề nghị xem xét lại công thức nói trên.

        Vừa được giao quyền, người tôi đến thăm đầu tiên là Tướng Valluy khi ấy là đại diện Pháp ở SHAPE và là người trước đây tôi có liên hệ thường xuyên khi tôi còn là tham mưu trưởng lực lượng Đồng minh ở Trung Âu. Có vấn đề rất nghiêm trọng khi người ta dự định cử ông sang làm tổng chỉ huy ở Đông Dương, nơi ông từng giữ cương vị ấy từ 1946 đến 1948. Dự định đó bị gạt đi, do một số nhận định chính trị phi lý về ông. Nhưng trước đó, khi chuẩn bị để đi, ông đã dự tính tổ chức một ê-kíp. Ông góp với tôi vài lời khuyên và sẵn sàng giúp tôi hỏi những người có thể đi cùng với tôi.

        Để làm phó cho tôi về chỉ huy quân binh chủng, Tướng Valluy nghĩ tới Tướng Bodet, một phi công rất quen biết Đông Dương và việc chỉ định ông ta sẽ làm cho Bộ tham mưu ở Sài Gòn, EMIFT (Etat - major interarmées et des íorces terrestres - Bộ tham mưu liên quân và các lực lượng lục quân) mang rõ nét hơn là một bộ tham mưu của binh quân chủng hợp thành (theo Valluy thì từ trước đến nay, EMIFT ở Sài Gòn chỉ mang tính chất "lục quân" nhiều hơn). Tuy mới biết nhau sơ sơ, Tướng Bodet cũng đã nhận lời và sau này qua thực tế tôi tự khen mình là đã lựa chọn đúng.

        Về nhiệm vụ tham mưu trưởng, Valluy đề nghị cử Tướng Gambiez, một người có học vấn, đã từng là một tiểu đoàn trưởng ưu tú của "Tiểu đoàn xung kích" và trong thời gian phục vụ ở Đông Dương trước đây, đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò chỉ huy trưởng Liên khu Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Tôi không quen Gambiez lắm nhưng ông cũng nhận lời đi cùng tôi ngay.

        Sỹ quan tùy tùng của tôi là Đại úy Pouget, ngươi đã cùng tôi công tác trong kháng chiến, rồi ở Trung đoàn 3 Spahi Marôc và cuối cùng là sĩ quan hầu cận của tôi khi tôi chỉ huy Sư đoàn 5 thiết giáp ở Đức.

        Một vấn đề tế nhị đặt ra với tôi: đó là việc cử ai làm chỉ huy trưởng ở Bắc Bộ, chiến trường quan trọng nhất ở Đông Dương. Hiện Tướng De Linarès đang giữ chức ấy, nhưng không thể đặt ông ấy dưới quyền chỉ huy của tôi, vì ông nhiều thâm niên hơn tôi, hơn nữa lại ở chiến trường nóng bỏng này đã hơn hai năm.

        Tôi không nghĩ đến việc cử vào vị trí đó một người mới sang Đông Dương; tôi đã mới, lại thêm một người cũng mới nốt để chỉ huy chiến trường quan trọng bậc nhất này thì thật không ổn. Vài người trong Chính phủ khuyên tôi chọn Tướng Cogny, nguyên là chánh văn phòng của Tướng De Lattre và sau khi De Lattre về nước thì được giao quyền chỉ huy Liên khu Bắc Đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ tài "báo cáo giỏi", ông đã gây ấn tượng mạnh đối với một phái đoàn của quốc hội vừa sang thăm Đông Dương hồi đầu năm.

        Tôi hoàn toàn không biết gì về Tướng Cogny. Thông tin thu lượm được về ông còn xa mới gây được cho tôi lòng mến mộ. Trước khi giữ chức hiện thời, kinh nghiệm chiến tranh của ông chỉ hạn chế ở cương vị đại đội trưởng một đại đội pháo, mà cũng chỉ trong vài tháng của cái gọi là "cuộc chiến tranh kỳ quặc"1. Ông ít ở đơn vị chiến đấu và phần lớn sự nghiệp của ông là ở văn phòng hay những cơ quan chuyên môn.

        Tôi cố thử tìm một người khác có khả nàng chỉ huy chiến trường Bắc Bộ và hiểu biết kỹ Đông Dương. Nhưng ngay lập tức thì chưa có ai cả. Vì vậy trước khi sang Sài Gòn, vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

----------------
1. Giai đoạn đầu trong cuộc chiến Pháp - Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hai bên đều "án binh bất động" và không có chiến sự nào nổ ra (ND).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2016, 09:33:33 am »

       
        Đến Đông Dương và nhận quyến chỉ huy


        Ngày đi của tôi được ấn định vào 17 tháng 5. Tôi đáp chuyến bay thường kỳ của hãng Hàng không Pháp (Air France), có Đại úy Pouget cùng đi. Hai Tướng Bodet và Gambiez sẽ đến mấy ngày sau.

        Tôi đến Sài Gòn ngày 19 tháng 5, được ông Letourneau, Bộ trưởng Bộ các quốc gia liên kết và cao ủy Pháp, ra đón ở sân bay. Ngay trưa hôm ấy, chúng tôi đã trò chuyện với nhau hồi lâu. Sau đó, chúng tôi đến thăm Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và đến tối, ông Letourneau mở tiệc chiêu đãi tôi, có mời tất cả các tướng lĩnh có mặt ở Sài Gòn. Sáng hôm sau, ngày 20 tháng 5, ông Letourneau và tôi ra Hà Nội. Đúng buổi trưa, chúng tôi đến nơi. Ra đón ở sân bay Gia Lâm, có Tướng Salan và Tướng Linarès.

        Ngay lập tức tôi rất ngạc nhiên về sự lạnh nhạt của Tướng Salan. Tôi đã biết ông từ trước chiến tranh, ông ở ngành tình báo Liên thuộc địa, còn tôi, ngành tình báo Bộ Quốc phòng. Giữa hai chúng tôi, quan hệ chỉ trên công tác nhưng hữu nghị.

        Trái lại, Linarès, bạn cùng khóa Saint - Cyr và Học viện quốc phòng với tôi, lại rất thân mật vồn vã. Vừa gặp tôi bước xuống thang máy bay, ông đã hỏi: "Cậu đến cái chỗ chết tiệt này làm gì?". Sau đó chúng tôi nói chuyện rất lâu với nhau.

        Tôi không giấu Linarès về thái độ lạnh nhạt của Salan đối với tôi. Bấy giờ Linarès cho biết việc cử tôi sang đây đã làm đảo lộn cả kế hoạch của Salan. Salan hy vọng rằng, sau khi trở về Pháp nghỉ ngơi vài tháng, ông ta lại quay sang Đông Dương, kiêm nhiệm cả hai chức quân sự và dân sự. Linarès nói thêm, theo ông, thì đó là giải pháp tốt nhất và tôi cũng hoàn toàn đồng ý.

        Tôi giải thích cho Linarès rõ về lý do và hoàn cảnh việc cử tôi sang đây. Rất thành thực, Linarès cho rằng điều đó thật là kỳ cục, vì tôi chưa biết gì về Đông Dương, thâm niên so với cấp bậc của tôi lại chưa cao, do đó tôi sẽ bị hạn chế khi muốn cử người vào những cương vị quan trọng, về tất cả những điều nói trên, tôi rất tán thành nhưng thử hỏi tôi còn làm gì được nữa?

        Sau đó, Linarès hỏi tôi dự định cử ai làm chỉ huy Bắc Bộ. Tôi nói về Cogny và ông ta được giới chính trị đánh giá ra sao, Linarès phản ứng mạnh và hình ảnh mà ông mô tả về Cogny quả là không mê được. Ở đây tôi xin giảm đôi chút cho bớt nặng nề: "Anh ta làm ra vẻ một tay "ác chiến" lắm nhưng sự thực thì đã đánh nhau bao giờ đâu. Anh ta chỉ suôt ngày tìm cách quảng cáo với báo chí. Nhưng người ta không thể tin được chính anh ta đã "ngáng chân" tớ trước phái đoàn quốc hội. Dùng anh ta nếu cậu muốn, nhưng nếu anh ta không chơi xỏ cậu thì cậu vẫn còn may đấy!

        Tôi với Linarès bàn xem tìm ai. Nhưng những ngươi "có khả năng" trong hàng ngũ tướng lĩnh ở Đông Dương thì đều sắp hết hạn hồi hương. Tôi yêu cầu Linarès, gạt bỏ mọi tình cảm cá nhân, hãy nhận xét Cogny chỉ riêng về phương diện chỉ huy tác chiến. Linarès trả lòi là về mặt này thì có thế được: "Anh ta thu xếp thế nào đó để không bao giờ đích thân chỉ huy một cuộc hành quân trên chiến trường nhưng ở Liên khu của anh ta thì anh ta điều hành rất tốt".

        Tôi cũng hỏi Tướng Salan xem ông nghĩ gì về Cogny. Ông trả lời ngắn gọn: "Vào địa vị ông, tôi sẽ không dùng anh ta".

        Chắng có giải pháp nào khác, tôi giao toàn quyền chỉ huy Bắc Bộ cho Cogny, và tuy Cogny là tướng chỉ huy lữ đoàn, tôi cũng đề nghị đề bạt ông ta lên tướng chỉ huy Sư đoàn để tiện cho công việc chỉ huy ở cương vị cuối.

        Trong xếp sắp nhân sự ở những chức vụ cao, tôi không chỉ có việc tìm người thay Tướng De Linarè.s. Tất cả ê kíp đương quyền đều sắp đến hạn hồi hương, một số còn quá hạn nữa. Ở những vị trí quan trọng, người ta cũng chưa sắp xếp ai đến ai đi. Những người có khả năng đảm nhiệm thì hầu như đi cùng một lúc. Tôi lại phải đương đầu với một vấn đề khó khăn là tổ chức lại bộ máy chỉ huy, một vấn đề mà chỉ cần những ngươi có trách nhiệm ở Sài Gòn và Paris để ý một chút là đã có thể tránh được.

        Trong vòng vài tuần, tôi phải thay chỉ huy ở ba trên năm liên khu của Đồng bằng Bắc Bộ, cũng như chỉ huy ở Lào. Trong không quân, Tướng Laugin thay Tướng Chassin.

        Bộ tham mưu của Tổng chỉ huy cũng có nguy cơ bị xáo trộn do việc hồi hương của nhiều sĩ quan giữ những chức vụ then cbốt: tham mưu trưởng, trưởng phòng, phó phòng "hành quân", trưởng phòng 3, v.v... Nhưng thời gian tôi ở Paris quá ngắn đã không cho phép tôi tổ chức được một ê kíp mới để thay thế.

        Tôi không đòi hỏi gì hơn là giữ lại những người thuộc "ê kíp Salan" nay tình nguyện ở lại với tôi. Nhưng chẳng có người nào ở lại bởi họ cũng ngại làm mất lòng xếp cũ. Tôi chỉ còn lưu lại được Tướng Allard Tổng tham mưu trưởng, nán lại vài ngày ở Sài Gòn để bàn giao tình hình cho Tướng Gambiez.

        Còn thiếu một chánh văn phòng. Theo lời khuyên của De Linarès, tôi chọn Đại tá Rovol, một "dân thuộc địa" biết khá kỹ Đông Dương và sau này trong suốt thời gian làm việc với tôi, ông tỏ ra là một người cộng tác trung thành và rất giỏi giang.

        Trong thòi gian tôi đến Hà Nội và trước khi Tướng Salan đi, tôi và ông ta đã có ba cuộc trao đổi về tình hình. Ông không một lúc nào tỏ ra cởi mở. Ngoài lý do mà Tướng De Linarès đã nói với tôi ở trên, còn có nguyên nhân là do ông bị báo chí làm cho bực dọc. Quả vậy, lúc bấy giờ báo chí ca ngợi tôi hết lời (còn mới thì còn tốt mà!) thì đối với ông, họ càng tỏ ra ác ý bấy nhiêu1

        Trong suốt mấy lần trao đổi, Salan chỉ trả lời rất sơ sài những gì tôi hỏi mà không hề có một trình bày có tính chất bao quát chung. Từ những cuộc trao đổi ấy, rút ra là tình hình quân sự tốt. Việt Minh đang nhanh chóng thất bại, chiến dịch vừa rồi đã thành công và tôi - Navarre - chỉ có việc gặt hái những thành quả đã được gieo mầm từ hai năm nay.

---------------
1. Ví dụ ở đây vài đoạn trích trong bức điện của phóng viên Lucien Bodard gửi cho báo Nước Pháp Buổi Chiều đã bị cơ quan thông tấn của Tướng Salan kiểm duyệt ngày 19 tháng 5 năm 1953: "Trong tất cả các đơn vị, người ta nghe thấy sĩ quan và binh lính nói với nhau rằng họ đã chán ngấy cái việc cứ bị bó tay vào phòng thủ, chui rúc vào công sự đồn bốt dưới sự che chở của đại bác. Một sĩ quan nói với tôi: "Không chỉ có tránh tai họa mà cần phải đánh kẻ thù. Phòng ngự đơn thuần sẽ khiến cho đối phương tràn khắp rừng núi, từ Sông Hồng đến Mê Công và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Tinh trạng này không thể kéo dài được nữa, chúng ta còn bị hao người tốn của trong khi rút lui, khi bị phục kích, bị đánh vào đồn bốt... những thiệt hại này so với những trận đánh lớn có kém gì đâu. Tâm trạng của đạo quân viễn chinh lúc nào củng mong được chỉ huy tốt, mong được tiến công. Đối với Navarre, vấn đề thực sự là mở những đợt tấn công ra trò nhằm vào những mục tiêu cốt tử của Việt Minh đê đảo ngược tình thế. Vi thế cần phải có đủ số quân cần thiết vì lúc này hầu hết lực lượng của ta đã co cụm lại trong một số căn cứ để phòng thủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2016, 12:59:41 pm »

        Tuy nhiên, cảm giác lạc quan của những cuộc trao đổi ấy đã phần nào giảm đi khi tôi được nghe các báo cáo của các trưởng phòng ở Bộ tham mưu Sài Gòn. Những người này hình như không dám nói quá, ít khắng định hơn xếp cũ của họ về những thắng lợi của chiến dịch vừa qua.

        Chỉ mãi tới ngày 27 tháng 5, trước khi sắp sửa đi, Tướng Salan mới tổ chức cho tôi một cuộc họp, trong đó ông phát biểu ý kiến về tình hình có tính chất xem xét một cách toàn diện. Trình bày của ông gây cho tôi một cảm giác còn kém thuận lợi hơn cảm giác mà tôi có được qua những cuộc trao đổi riêng. Đặc biệt ông không dốì tôi là sau mùa mưa này, Việt Minh có khả năng sẽ mở cuộc tiến công ở Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Lào và Thượng Lào mà trong đó theo ông, nguy hiểm nhất là ở Thượng Lào.

        Về phía tôi, tôi tìm cách hiểu tình hình một cách trực tiếp. Ngày 22 tháng 5, trong khi Salan đi một vòng để chào từ biệt thủ đô Lào và Campuchia, thì tôi cũng bay một vòng đế quan sát miền thượng du Bắc Bộ, lúc này gần như do Việt Minh kiểm soát hoàn toàn. Máy bay chúng tôi bị dính đạn của một khẩu súng máy phòng không và chúng tôi phải hạ cánh xuống Nà sản. Tôi lợi dụng cơ hội này để thăm tập đoàn cứ điểm.

        Trước khi trở lại Sài Gòn để gặp Tướng Salan, tôi có trò chuyện với Tổng trấn Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Trí; ý kiến rất bi quan về tình hình của ông khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi cũng có một cuộc gặp gỡ khá lâu với Tướng Cogny, lúc này đã được bổ nhiệm chỉ huy các lực lượng lục quân ở Bắc Bộ (FTNV, Forces Terrestres du Nord - Viet Nam) và phong trung tướng. Ông nồng nhiệt cảm ơn tôi và xin hết lòng tận tụy.

        Ngày 23 tháng 5, tôi ở Sài Gòn, trao đổi nắm tình hình với Tướng Bondis, chỉ huy các lực lượng lục quân Nam Bộ (FTSV, Forces terrestres du Sud - Viet Nam); với ông Gauthier, Tổng ủy viên Đông Dương, lúc này trở thành cao ủy ở Việt Nam; với ông Tâm, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; và với Tướng De Linarès mà giữa chúng tôi còn có một cuộc chuyện trò khá lâu. Tôi cũng còn tiếp xúc với ông Letourneau trước khi ông trở về Pháp ngày 26 tháng 5; với Tướng Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt Nam và với Đại sứ Hoa Kỳ, ông Heath.

        Tôi nhận quyền tổng chỉ huy lúc 0 giờ ngày 28 tháng 5. Cùng ngày hôm đó, Tướng Salan và Tướng De Linarès trở về Pháp.

        Nghiên cứu tình hình

        Qua những cuộc tiếp xúc tiến hành trước khi nhận thức, tôi có cảm tưởng là tình hình quân sự đáng lo ngại hơn nhiều so với những gì mà Tướng Salan đã trao đổi với tôi.

        Salan, khoái chí vì đã tránh được một thất bại nặng qua chiến dịch vừa kết thúc, có khuynh hướng xem xét sự việc một cách khá lạc quan. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 27 tháng 5 ông không thể không thú nhận một sự lo ngại nào đấy đối với tình hình sắp tới1. Thế là ở đây có một sự mâu thuẫn2. Và tôi cần phải tự mình có một đánh giá đúng đắn. Vì vậy, vừa bắt tay vào nhận chức, tôi đã yêu cầu các cơ quan của EMIFT phải cung cấp cho tôi những báo cáo chi tiết.

        Những báo cáo đó toát ra những khác biệt đáng kể và tiếc thay lại thường theo chiều hướng bất lợi - với những gì đã được nói với tôi trước đấy3 .

        Sau đó tôi quyêt định đi nghiên cứu mọi việc tại chỗ. Từ 28 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6, tôi rong ruổi khắp Đông Dương, kết hợp những cuộc viếng thăm xã giao các nhà vua và các nhà cầm đầu Chính phủ ở Việt Nam, Lào, Campuchia với các buổi làm việc với các quan chức dân sự và quân sự ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Tôi thăm nhiều đơn vị đang hành quân cũng như một số căn cứ quân sự, ví dụ như một vài khu thuộc phòng tuyến De Lattre ở Bắc Bộ hay tập đoàn cứ điểm Cánh Đồng Chum ở Lào.

        Trong khoảng thời gian ấy, tôi nhận được rất nhiều thư, phần lớn kèm theo cả các bản nghiên cứu và hồi ký, của những sĩ quan các cấp đã từng phục vụ ở Đông Dương, có chứa đựng nhiều kiến nghị khác nhau. Không một người nào đánh giá tình hình là tốt, nhưng cũng không một ai coi nó là tuyệt vọng. Còn về những biện pháp đề nghị để xốc lại tình hình thì nó rất gần nhau. Những đóng góp đó đã giúp tôi rất nhiều và tôi hết sức lưu tâm sử dụng nó khi xây dựng kê hoạch của tôi.

        Ngày 16 tháng 6 ở Sài Gòn, để đánh giá tình hình một cách tổng thể, tôi tổ chức một cuộc họp triệu tập các phụ tá chủ yếu của tôi; Đô đốc Auboyneau chỉ huy hải quân, Tướng Laugin mới nhậm chức chỉ huy không quân, Tướng Bondis chỉ huy Nam Việt Nam, Tướng Cogny chỉ huy Bắc Việt Nam, Tướng Blane chỉ huy Trung phần Việt Nam, Nam, Tướng Gilles4 chỉ huy ở Lào, Tướng Langlade chỉ huy ở Campuchia và Tướng Delange chỉ huy khu cao nguyên.

        Vào khoảng giữa tháng 6. trong phạm vi thời gian ngắn như thế cho phép, tôi tự coi là đã được sáng tỏ về thực tế tình hình, một tình hình xấu hơn nhiều so với mới đẩu tôi tưởng và tôi sẽ trình bày ở chương sau.

        Bây giờ tôi có thể bắt tay vào nghiên cứu một kế hoạch để đệ trình lên Chính phủ, trong thời hạn một tháng như ông Renè Mayer đã nói vói tôi. Đấy là công việc chủ yếu của tôi trong nửa sau của tháng 6.

        Từ khi tôi bắt đầu nhậm chức, văn phòng của tôi đã bị giới báo chí bao vây và lớn tiếng yêu cầu một cuộc họp báo. Ngày 27 tháng 6, cuộc họp được tiến hành ở nhiệm sở của tôi ở Sài Gòn. Rủi cho tôi, cuộc họp báo này đã gây ra một sự cố không mấy dễ chịu giữa tôi và Tướng Salan.

        Trong cuộc họp, một số phóng viên đã "chọc quấy" tôi về chuyện: tôi nghĩ sao về tình hình và dự định sẽ làm gì. Tôi không thể nói với họ tình hình là tốt trong khi thực tâm tôi đánh giá nó là xấu, nhưng trong khi trả lời, tôi cũng gắng tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với mức tôi nghĩ. Còn về các dự định, tôi chỉ nói chung chung về một vài nét lớn.

------------
1. Trong một công trình nghiên cứu lấy tên là "Việt Minh địch thủ của tôi" mà ông để lại cho tôi một bản sao, Tướng Salan viết: "Có thể trong một năm hay sớm hơn, Việt Minh sẽ từ Binh Giang (Tây Bắc Huế) tiến sang Pắcxế sau khi thâm nhập suốt dọc sông qua Thà Khẹt... Thế là Campuchia sẽ bị bốc cháy và Nam Kỳ bị vây đuổi''.
2. "Hồi ký” của Salan công nhận mâu thuẫn này. Salan mô tả tình hình để lại cho tôi là thuận lợi và Việt Minh thì ''hiển nhiên là suy yếu". Ông dẫn một bức thư nói Việt Minh đang "bị bóp nghẹt bởi vấn đề quân số và hậu cần". Những chỗ khác, ông lại công nhận là đối thủ đã "tăng gấp ba sức mạnh hỏa lực và số lượng các đơn vị chính quy". Hai cách xem xét này thật khó ăn nhập với nhau.
3. Ví dụ, Salan cho tôi biết có khoảng 40.000 chiến đấu viên Việt Minh hoạt động trong lòng Đồng bằng Bắc Bộ. Trong khi đó, theo báo cáo của Phòng 2 làm sau khi Tướng Salan đi, thi có tới 60.000; mà con số này vẫn còn dưới sự thực.
4. Sau đó không lâu, Tướng Giỉles được thay bởi Tướng Gardet rồi tiếp đó là Đại tá Crèvecoeur.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2016, 04:06:42 pm »

        Cách các phóng viên hỏi và phát biểu những suy nghĩ của họ làm tôi hiểu rằng từ trước đến nay, họ ít có dịp làm thế đổi với vị tiền nhiệm của tôi về cách thức ông ta điều hành các chiến dịch và đạt kết quả ra sao. Tất cả những lần nhắc đến tên ông, tôi đều chỉ nói đến những cái tốt và khắng định rằng, ở vào địa ông, chắc cũng không ai có thế làm tốt hơn - và đó là điều mà từ trước đến bây giờ tôi vẫn nghĩ thế. Những ngày sau đó, theo yêu cầu của tôi, cơ quan không cần phải cấm gửi, hoặc đòi phải sửa lại các bức điện có nội dung rất khó chịu cho Tướng Salan hoặc diễn đạt những ý kiến của tôi không được chính xác lắm. Nhưng đối với các nhà báo thì có khó gì cái việc trốn kiểm duyệt.

        Đầu tháng 7, tôi nhận được một bức thư của Tướng Salan với lời lẽ khá nặng nề, trong đó ông nói ông rất "phiền lòng và ngạc nhiên" về một bài viết đăng trên một tờ báo lớn ở Paris, mà tác giả, khi biết về tình hình ở Đông Dương, đã gán cho tôi những ý kiến thực ra là riêng của ông ta. Cái mẹo đó của các nhà báo thì quá bình thường đến nỗi khi trả lời Tướng Salan, tôi ngạc nhiên vì sao ông lại đánh giá cao các bài báo ấy. Và tôi nói thêm: "Khi nói về ông, tôi chỉ dùng những lời lẽ hữu nghị và tôi không hề chỉ trích cá nhân ông, cũng như cách chỉ huy của ông".

        Cũng nhân dịp trả lời này, tôi muốn đánh giá lại tình hình quân sự với Tướng Salan. Từ khi trở về Pháp, Tướng Salan có cho tiến hành một số cuộc phỏng vấn mà trong đó - nếu tin lời những người đối thoại với ông - thì ông đánh giá tình hình là thuận lợi và ông đã để lại cho tôi một nhiệm vụ dễ dàng. Vì thế tôi viết: "Không một giây phút nào, tôi không nghi ngờ rằng lời lẽ của ông, cũng như của tôi. đã bị xuyên tạc... Hắn ông cũng biết rằng trong năm qua, chúng ta chỉ chứng kiến những thất bại; rằng Bắc Bộ đã gần tới đỉnh cao của sự "ruỗng nát" (60.000 Việt Minh đã xâm nhập, theo đánh giá của Phòng nhì của ông, ngày tôi nhậm chức); rằng các tiểu đoàn cuối cùng của Nà Sản và Lai Châu là khó thu về được; rằng ở Bắc Lào, sau chiến dịch mùa xuân, Việt Minh đã kiểm soát gần hết, trừ vùng kế cận của Cánh Đồng Chum và Luang Prabang, và đạo quân chủ lực của họ lại càng mạnh mẽ, đầy khí thế hơn bao giờ vì chiến dịch vừa qua chưa làm họ sứt mẻ gì nhiều".

        Đối với báo chí, thêm vào sự cố trên còn có một số sự cố khác nữa. Do trống miệng, tò mò, xoi mói, một số nhà báo đã thông tin một cách vô ý thức, làm không công cho địch. Đặc biệt nghiêm trọng là đã có lần nếu không kịp thời ngăn chặn thì họ đã lộ cho kẻ địch biết rằng ta đã nắm được mật mã của chúng và do đó tự mình làm mất nguồn tin tình báo chủ yếu của ta. Tôi đã đòi hỏi phải tổng khứ khỏi Đông Dương tay nhà báo lộ bí mật ấy, nhưng không ăn thua.

        Đương nhiên là những sự cố kiểu ấy khó có thể làm cho giữa giới báo chí và tôi có được những mối quan hệ tin cậy.

        Sau việc ông Letourneau đi, tôi tạm thời nắm cả công việc của cao ủy. Điều đó cho phép tôi có được những ý kiến về việc cải tổ lại cơ cấu chức quyền ở Đông Dương mà ông Renè Mayer đã cho tôi biết dự tính. Tôi thảo một bản gọi là "ý kiến về tổ chức chính trị ở Đông Dương" đệ trình lên thủ tướng. Ý kiến của tôi tóm tắt như sau:

        Việc đặt ra một "tổng ủy viên" dễ gây cảm giác, chỉ đơn giản bằng cách thay tên, chúng ta vẫn muốn đặt một quan chức cao cấp để cai trị Đông Dương, tức là một ông toàn quyền được ngụy trang.

        Thế mà con bài tốt nhất của chúng ta (dưới, tôi sẽ nói điều gì đã làm tôi khắng định như vậy, lại là nền độc lập của các quốc gia liên kết. Để đánh thắng ván bài, chúng ta còn phải thành thực. Nhưng tình trạng chiến tranh buộc chúng ta phải có những hạn chế tạm thời đối với nền độc lập ấy, mà chỉ riêng tổng chỉ huy là người có khả năng để ra những hạn chế mà không bị nghi ngờ là có ẩn ý chính trị bên trong. Vì vậy cần phải dành cho các chỉ huy chiến trường những quyền hạn chính trị cần thiết. Điều đó lại càng đúng hơn khi mà ở Đông Dương, các vấn đề chính trị và quân sự có quan hệ rất chặt chẽ.

        Tổng chỉ huy có nên mang luôn danh là tổng ủy viên không? Không nên, bởi với tư cách tổng chỉ huy, quyền hành của ông không có gì phải bàn cãi, nhưng nếu mang luôn danh là tổng ủy viên, ông cũng sẽ bị phê phán, xem xét như mọi quan chức cao cấp khác.

        Vậy tôi đề nghị bỏ chức tổng ủy viên; tổng chỉ huy, trực thuộc Chính phủ Pháp, sẽ có được những quyền hạn chính trị cần thiết đối với việc điều hành chiến tranh, tức là được "làm việc trực tiếp" với các Chính phủ của các quốc gia liên kết.

        Khi nhận được bản ý kiến của tôi thì ông Renè Mayer đã từ chức, nhưng ông viết thư cho tôi nói rằng ông tán thành quan điếm của tôi và đã trao đổi ý kiến này với ông Joseph Laniel, người sẽ thay ông làm thủ tướng. Song một trong những việc làm của Chính phủ mới này là chỉ định một tổng ủy viên, chẳng cần thay đổi gì với những điều đã dự định. Quyết định này, tôi biết được qua báo chí. Nếu tôi không xin từ chức thì chỉ vì tôi không muốn trốn tránh một nhiệm vụ khó khăn vừa nhận, hơn nữa không muốn bị đánh giá là bất mãn. Ngoài ra cũng còn do quan hệ của tôi với ông Dejean, tổng ủy viên mới được chỉ định. Tôi biết ông Đại sứ Dejean1 từ lâu và tôi tin chắc làm việc với ông, việc va chạm quyền lực sẽ được giảm tới mức ít nhất.

        Tôi chấp nhận một công thức tồi, nhưng hy vọng cố gắng rút ra được cái gì tốt nhất. Nhưng chắc chắn là ở đây tôi đã phạm sai lầm. Vì, dù sự cộng tác cũng như quan hệ giữa chúng tôi có tốt và hữu nghị đến đâu, sự có mặt của một tổng ủy viên vẫn tạo ra một bức màn ngăn cách, một bên là giữa tôi và Chính phủ Pháp, một bên là giữa tôi và Chính phủ các quốc gia liên kết. Và do đó dẫn đến những bất tiện nghiêm trọng.

        Cuối tháng 6, kế hoạch tôi dự định trình lên Chính phủ đã hoàn thành. Tôi báo cáo với ông thủ tướng mới ý định trở lại Paris của tôi vào những ngày đầu tháng 7. Trả lòi tôi, ông Laniel tỏ ra rất ngạc nhiên về việc tại sao tôi lại trở về, ông hình như không biết gì về những điều ông Renè Mayer đã chỉ thị cho tôi và ngay cả việc cần phải có những biện pháp cấp bách cho Đông Dương, ông cũng có vẻ không biết nốt. Sau một cuộc trao đổi qua điện tín, tôi "được phép" (nguyên văn) trở về Pháp. Sự cố nho nhỏ này chứng tỏ cho tôi biết, trong những quan tâm của ông thủ tướng mới, vấn đề Đông Dương lúc này chiếm một vị trí mới "khiêm tốn" làm sao.

        Ngày 2 tháng 7, tôi rời Sài Gòn và ngày 3, tới Paris.

---------------
1. Ông Dejean là quan chức dân sự thuộc cơ quan tình báo (tôi biết ông khi ở đây), sau chuyến sang ngành ngoại giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2016, 11:53:17 am »

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG KHI TÔI MỚI ĐẾN


Quá khứ

        Nhắc lại một chút về quá khứ là điều cần thiết để hiểu được tình hình mà tôi thấy khi mới tới Đông Dương.
Năm 1945. chúng tôi trở lại Đông Dương trong khi Chính phủ Giải phóng chưa xác định một đường lối rõ rệt. Quá nhiều sự kiện đã qua đi từ năm 1939 để chúng tôi có thể đưa mọi sự việc quay trở về với tình trạng ở thời điểm trước chiến tranh. Thế mà đường lối thực thi của Pháp gần như chỉ có mỗi việc là khôi phục lại "nguyên trạng trước đó". Vậy, thất bại là cái chắc.

        Giữa chúng tôi và Chính phủ Việt Minh - chính phủ do Hồ Chí Minh thành lập sau khi Nhật đầu hàng và với họ chúng tôi đã uổng công thương lượng - tình hình ngày càng căng thắng. Ngày 19 tháng Chạp năm 1946, Việt Minh bất ngờ tiến công quân đồn trú của Pháp và mở đầu chiến tranh.

        Từ 1947 đến 1949, chúng tôi cố gắng chiếm lại những vùng mà họ kiểm soát, nhưng không thành công. Việc đó chỉ có thể đạt được nếu ta có được những mệnh lệnh rõ ràng của các Chính phủ kế tiếp nhau cầm quyền của nền Cộng hòa thứ tư, nếu có được một sự chỉ huy thống nhất và ổn định, và nếu được cung cấp đủ những phương tiện cần thiết. Nhưng không khí chính trị ở nước Pháp đã chống lại tất cả những cái đó: đối với phần lớn dư luận chung, chiến tranh Đông Dương đã là một cuộc "chiến tranh bẩn thỉu", và đối với Chính phủ, một cuộc "chiến tranh đáng xấu hổ, nhục nhã"1. Quân đội thì bị xộc xệch với những cuộc thanh lọc, giản chính cán bộ và cắt giảm lớn về ngân sách.

        Tuy nhiên dần dần từng bước, trong khi giữ vững ở miền Nam và miền Trung Đông Dương những vị trí mà chúng tôi nhanh chóng giành ngay lại được sau khi Đại chiến kết thúc, chúng tôi đã tiến tới chiếm lại được những điểm trọng yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng không sao diệt trừ được chiến tranh du kích của đối phương, ở Thượng du và Trung du chúng tôi cũng thu được một số kết quả và chiếm được các cửa ngõ thông với Trung Quốc. Song trên toàn Đông Dương, Việt Minh vẫn trụ được ở các mắt lưới của một hệ thống được tạo thành bởi những thành phố, thị xã và trục đường giao thông do chúng tôi kiểm soát, và chúng tôi cũng chỉ kiểm soát được ở những nơi đó.

        Chúng tôi cũng tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam về phương diện chính trị. Sau vài cố gắng đế tiếp xúc lại với Việt Minh nhưng không thành, chúng tôi hướng về cựu Hoàng đế Bảo Đại. Tháng 4 năm 1949, ông ta đồng ý làm quốc trưởng của một nước Việt Nam mà chúng tôi công nhận chủ quyền về chính trị và quân sự, nhưng chưa bao giờ chính thức tuyên bố cái từ "độc lập".

        Vậy là trong quá trình ba năm ấy, trong khi Việt Minh chưa bám rễ được vững chắc, thì chúng tôi cũng chưa biết đạt tới một kết quả quyết định nào, cả chính trị lẫn quân sự và thời cơ đã đi qua.

        Cuối 1949, việc Cộng quân Trung Hoa của Mao Trạch Đông tràn tới biên giới Bắc Bộ đã mở ra một giai đoạn chiến tranh mới, bởi viện trợ về vũ khí, phương tiện của Trung Quốc cho Việt Minh đã đặt chúng ta trước một vấn đề mới. Tất cả sẽ thay đổi nếu Trung Quốc cung cấp cho Việt Minh cái sức mạnh mà họ còn thiếu.

        Đối với nước Pháp, giờ phải lựa chọn đã đến: hoặc giành chiến thắng bằng cách chịu cung cấp cho nó những phương tiện cần thiết, trước khi viện trợ Trung Quốc trở nên có ý nghĩa quan trọng, hoặc là kết thúc chiến tranh bằng giải pháp thương lượng. Nhưng thay vào đó, nước Pháp đã lựa chọn một giải pháp trung gian. Tướng Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội, được cử đến tại chỗ, đã quvết định bỏ vùng biên giới Trung Hoa và tập trung lực lượng vào Đồng bằng Bắc Bộ. Kế hoạch đó, được thực hiện mấy tháng sau, đã kết thúc bằng một thảm họa trong đó có gắn vối tên Cao Bằng.

        Việc bỏ các "cửa quan sang Trung Quốc" đúng là một cách xoay xở làm lùi được thất bại những lại làm cho nó trở nên nặng nề hơn. Nó đã mang mầm mống của thất bại2. Để ngỏ cho đối phương mỗi lần giao thông với Trung Quốc, tạo cho họ dễ dàng nhận viện trợ ngày một tăng và điều đó đã giúp cho họ, bên cạnh lực lượng du kích, còn tổ chức được một quân đội chính quy ngày càng được tăng cường hùng mạnh. Ngược lại, việc mở rộng chiếm đóng Đồng bằng Bắc Bộ lại ngày càng giữ chân thêm nhiều đơn vị của chúng tôi và do đó làm giảm bớt lực lượng cơ động.

        Vậy là, trong khi Việt Minh ngày càng trở nên đông đảo, mạnh mẽ và cơ động thì chúng tôi ngày càng lún sâu hơn vào tình trạng bất động. Trong khi tinh thần của Việt Minh lên cao thì tinh thần chúng tôi sa sút nghiêm trọng. Cân bằng lực lượng bắt đầu bị phá vỡ theo chiều hướng có lợi cho đối phương.

        Tình hình cực kỳ nghiêm trọng đó khiến Chính phủ phải giao toàn bộ quyền hành ở Đông Dương cho một vị tướng cỡ lớn. Tháng 12 năm 1950. Tướng De Lattre kiêm nhiệm cả chức cao ủy và chức tổng chỉ huy.

        Tất cả lực lượng của chúng tôi ở Bắc Bộ đã rút về đồng bằng. Lực lượng cơ động chiến lược chỉ còn 12 tiểu đoàn tổ chức thành 2 binh đoàn cơ động3. Trái lại về phía Việt Minh, một "khối đại quân" xuất hiện, đã có 3 Sư đoàn trong khi 2 Sư đoàn nữa đang thành lập.

        Khai thác triệt đê ảnh hưởng uy tín của mình, De Lattre đem lại lòng tin cho quân đội. Đồng thời, ông đề ra những quyết định có ảnh hưởng sâu sắc tới tương lai.

        Ông xác định ngay tầm quan trọng chủ yếu của Đồng bằng Bắc Bộ, nơi ông coi là cái "then chốt của khu vực Đông Nam Á". Ngay lúc ấy, sự đúng đắn của quan niệm này là chắc chắn, bởi chính Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đối phương đang tập trung nỗ lực. Song rủi thay dần dà sau đó, sự ưu tiên dành cho đồng bằng đã làm mất đi cách nhìn tổng quát về chiến trường Đông Dương. Về sau, người ta sẽ thấy những hậu quả nghiêm trọng do nhầm lẫn của cách nhìn nhận ấy.

----------------
1. Quân tăng viện ở Đông Dương thì phải lên đường lúc ban đêm. Quan tài người chết trận chở về nước phải giấu giếm. Máu quyên góp ở Pháp không được phép sử dụng cho thương binh ở Đông Dương. Khen thưởng ở Đông Dương không được đăng trên Công báo v.v...
2.  Trong cuốn Thảm họa Cao Bằng, Đại tá Sáctông kể lại trong thời gian ông bị cầm tù, ông được gặp Tướng Giáp. Tướng Giáp nói: "Các anh không thể hình dung được rằng kiểm soát đường số 4, các anh đã gây trở ngại cho chúng tôi biết bao. Cho dù đoàn xe của các anh có bị thiệt hại nặng nề, các anh vẫn thắng cuộc nếu giữ được đường số 4".
3. Ở Đông Dương, binh đoàn cơ động là tô chức đơn vị lớn nhất. Chủ yếu gồm một ban tham mưu, một tiêu đoàn pháo và ba tiếu đoàn bộ binh. Đại thê có giá trị băng 1/3 Sư đoàn.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Hai, 2016, 12:03:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2016, 02:25:00 pm »

        Tập hợp mọi lực lượng có được và tổ chức thành bốn binh đoàn cơ động mới, De Lattre trong vài tuần đã tiến tới làm cho Bắc Bộ có đủ khả năng đương đầu với khối chủ lực của Việt Minh. Nhưng trước nhất là Tướng Giáp đã phạm phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng: say sưa bởi thắng lợi Cao Bằng, ông đã thử tiến hành chiến tranh chính quy, mạo hiếm đưa quân vào một chiến trường trống trải thuận lợi cho việc sử dụng thiết giáp và máy bay, liên tiếp tung ra hai đòn tiến công hướng về Hà Nội và sau đó về Hải Phòng. Các đòn tiến công đó đã bị đấy lùi1.

        Tiếp đó, De Lattre quyết định bảo vệ đồng bằng bằng cách tổ chức phòng thủ, vừa để đương đầu với một cuộc tiến công có thể xảy ra, vừa để ngăn chặn Việt Minh liên hệ giữa các vùng lân cận2. Quyết định trên dẫn đến việc xây dựng một thứ "phòng tuyến Madinô" thu nhỏ mà kết quả là nó chẳng bao giờ làm tròn hai nhiệm vụ được giao, không những thế nó còn giam chân một cách vô ích khoảng 20 tiểu đoàn trong khi chúng tôi đang thiếu quân nghiêm trọng để tổ chức lực lượng cơ động.

        Để "làm trong sạch" đồng bằng, De Lattre cho tiến hành nhiều cuộc càn quét kéo dài trong xuân và hè năm 1951. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được là bao.

        De Lattre quyết định xây dựng những đơn vị mới, phát triển đạo quân viễn chinh. Nhưng quân thiếu tiền thiếu, ông chỉ còn cách là tăng thêm thành phần quân bản xứ. Sự "vàng hóa" ấy tạo cho ông tiện để đương đầu với tình hình trước mắt, nhưng về lâu dài, nó làm cho quân đội giảm dần chất lượng.

        Cuối cùng, nỗ lực được tập trung vào việc phát triển quân đội các quốc gia liên kết, đặc biệt là quân đội Việt Nam.

        Sau khi phần nào ổn định được tình hình, De Lattre quyết định vào mùa thu 1951, mở một cuộc tiến công nhằm cố gắng tiêu diệt khối chủ lực cơ động tác chiến của Việt Minh. Nhận thấy "tóm" được một đối thủ mà tính cơ động linh hoạt là con chủ bài chính là một điều rất khó khăn, ông tính giải quyết vấn đề này bằng cách chiếm của họ một vị trí quan trọng tối mức họ không thể bỏ được, và buộc họ phải chấp nhận giao chiến để chiếm lại: đó là Hòa Bình. Cuộc chiến kéo dài ròng rã hơn bốn tháng trời; giữa chừng Tướng De Lattre ốm phải trở về Pháp, sau đó chết chẳng kịp nhìn đến bước kêt thúc của nó nữa. Tháng 12 năm 1952, cuộc hành quân chấm dứt bằng cuộc rút chạy của chúng tôi trong những điểu kiện khó khăn mà không đạt được một kết quả chiến lược nào.

        Rủi thay, cuộc chiến ở Hòa Bình đã giữ chân lực lượng cơ động của chúng tôi xa đồng bằng quá lâu, do đó tạo điều kiện cho Việt Minh xâm nhập vào đây với số lượng lớn. Và từ đó bắt đầu tình trạng "ruỗng nát" mỗi ngày một tăng, dần dần làm bất động đại bộ phận đạo quân viễn chinh. Đối phương đã giành được một thắng lợi cơ bản3.

        Rốt cuộc lại, De Lattre đã thực hiện được một sự hồi phục gây ấn tượng mạnh nhưng nó đã không bền, vì không một nguyên nhân cản bản nào dẫn chúng tôi đến thất bại - nhất là những nguyên nhân có ngay từ ở Paris - đã không được loại trừ. Tuy nhiên có lẽ nếu còn sống, De Lattre, nhờ ảnh hưởng uy tín của mình đối với Chính phủ, đã có thể tìm ra một giải pháp. Nhưng, sau khi ông ra đi, chiến tranh mở ra một giai đoạn mới mà trên tất cả các lĩnh vực, tình hình ngày càng sa sút.

        Quyền hành chính trị và quân sự lại tách rời nhau. Ống Bộ trưởng các quốc gia liên kết Letourneau nắm quyền cao ủy, Tướng Salan giữ chức Tổng chỉ huy. Ở đồng bằng, mặc dù tập trung ưu tiên vào đấy, binh sỹ chúng tôi vẫn phải chiến đấu không ngừng chống một đối phương chỉ có rặt bộ binh, nhưng trang bị ngày càng cải tiến và hoạt động ngay trong lòng chúng tôi. Các đơn vị cơ động của chúng tôi thì mỗi ngày một giảm. Quân đồn trú bị bó chân bó tay trong các vị trí hiếm khi chống đỡ nổi các loại vũ khí hiện đại mà bây giờ Việt Minh đã được trang bị. Từ đó dẫn đến sự sa sút về tinh thần, tình trạng bất động ngày một tăng, quân sỹ ngày càng ít cơ động ra ngoài hoạt động, bỏ trống trận địa cho đốì phương. Những cuộc tảo thanh liên miên và vô vọng chẳng giải quyết được gì đổi với tình hình trên.

        Ở các chiến trưòng khác, tình hình cũng phát triển tương tự, tuy có đỡ tồi tệ hơn. Đâu đâu Việt Minh cũng bám trụ được. Riêng ở miền Nam và vài nơi ở Trung phần, tình hình tương đối được cải thiện.

        Khối chủ lực cơ động tác chiến của Việt Minh, lúc này rất mạnh, có tới 6 Sư đoàn, chưa thấy hoạt động gì từ sau chiến dịch Hòa Bình. Người ta tưởng nó vẫn hướng cuộc tấn công vào đồng bằng, nhưng vào mùa thu 1952, nó đã xuất hiện ở xứ Thái. Giữa tháng 10, Việt Minh tấn công Nghĩa Lộ, một vị trí quan trọng ở phía Bắc sông Đà mở màn cho một chiến dịch đánh lên Thượng nguồn sông Mê Kông. Đó là một chuyển hướng cơ bản trong chiến lược của Việt Minh. Tướng Salan viết: "Việt Minh tiến về sông Mê Kông, bởi Mê Kông chính là cái chìa khóa chiến lược của bán đảo Đông Dương".

        Sau khi chiếm Nghĩa Lộ, lực lượng Việt Minh chọc thủng phòng tuyến sông Đà và chia cắt chúng tôi ra làm đôi. một hướng đánh lên Lai Châu, một hướng đánh xuống Nà Sản. Lực lượng chúng tôi vội tập trung quanh các sân bay và xây dựng cấp tốc các tập đoàn cứ điếm.

        Một cuộc hành quân từ đồng bằng đánh thọc lên hậu phương Việt Minh ở hướng Yên Bái được tiến hành (cuộc hành quân Loren, Lorrame), chúng tôi có phá được của họ một số kho tàng quan trọng nhưng cũng chẳng làm hề hấn gì đến diễn biến của chiến dịch.

        Cuối tháng 11, Việt Minh tập trung quanh Nà Sản chuyển sang tấn công một số cứ điếm ngoại vi. Sau bốn ngày, bị thiệt hại nặng nể và thiếu vũ khí nặng, họ kết thúc trận đánh. Thắng lợi phòng thủ đó cho chúng tôi được ngưng nghỉ, thư giãn trong ba tháng.

        Cuối tháng 3 năm 1953, Việt Minh lại mở tiến công hướng về phía Luang Prabang. Họ chiếm Sầm Nưa mà lực lượng chúng tôi đóng ở đấy rút lui quá muộn, đã gần như bị bắt toàn bộ. Do không bảo đảm được hậu cần tiếp tế vì mùa mưa gần đến, Việt Minh đã không thể đấy mạnh đến cùng cuộc tiến công. Cuối tháng 4, họ dừng lại trước các tập đoàn cứ điểm được tổ chức ở Luang Prabang và Cánh Đồng Chum, không mạo hiểm đánh và quay trở vê các hậu cứ quen thuộc của họ ở xung quanh Đồng bằng.

---------------
1. Trận Vĩnh Yên (1-1951) và trận Đông Triều (5-1951).
2. Các cuộc chuyển quân (để thay quân, lấy quân, nghỉ ngơi dưỡng sức) và trao đối sản phẩm (đặc biệt là lấy gạo ở Đồng bằng).
3. Sau đỉnh chiến, theo lời những người thân cận của Tướng Giáp nói với các sĩ quan thì Việt Minh, sau khi Pháp rút khỏi Hòa Bình, đánh giá là họ đã thắng cuộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2016, 01:30:05 pm »

        Trên một vài điểm, Việt Minh bắt chúng tôi phải rút lui đến hàng trăm kilômét và đã kiểm soát được những vùng rộng lớn ở Thượng du Bắc Bộ và ở Lào. Họ chưa tiến đến được sông Mê Kông nhưng đã ở rất gần và đang chuẩn bị các căn cứ để tiến công tiếp. Chúng tôi đã bị dồn tới chân tường. Thực tế đã chứng tỏ rằng trong mọi trường hợp, Đồng bằng Bắc Bộ không còn là "chiếc chốt cửa của Đông Nam Á" nữa bởi đối phương có thể vòng qua nó một cách dễ dàng.

        Vượt quá khuôn khổ chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã bước sang giai đoạn "chiến tranh Đông Dương". Sự chuyển biến đó làm chúng tôi bất ngờ hoàn toàn. Thực vậy, chưa bao giờ chúng tôi dự kiến một cách nghiêm túc rằng sẽ có một ngày Việt Minh lại có thể mở các chiến dịch lớn ở một nơi nào khác ngoài Đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy trong tất cả các lĩnh vực, chúng tôi chẳng có một biện pháp nào để đề phòng: huấn luyện, trang bị cho binh lính, bảo đảm hậu cần, giao thông đường bộ và đường không, v.v...
Về tổ chức lực lượng, sau những hoạt động tích cực của Tướng De Lattre, là có sự trì trệ. Quân số đạo quân viễn chinh giảm xuống1. Trái lại, quân đội các Quốc gia liên kết có tăng chút ít. Do đó, tổng quân số hơi tăng, nhưng lại phải trả giá bằng việc hạ thấp chất lượng, do trước hết bởi số quân Pháp làm nòng cốt bị giảm xuống so với tổng số chung2. Cuối cùng và đây là điều nghiêm trọng nhất - khối quân cơ động của chúng tôi không hề thay đối3, trong khi đó lực lượng cơ động của đốì phương lại không ngừng tăng lên, do đó khoảng cách giữa đôi bên ngày càng rõ rệt và chúng tôi ở vào thế ngày càng yếu kém hơn.

        Riêng về hậu cần là chúng tôi có những tiến bộ. Người Mỹ, bị thất bại ở Trung Quốc và Triều Tiên, cuối cùng đã nhận ra sự đe dọa của cái họa cộng sản ỏ Đông Nam Á, đã thay đổi cách nhìn về chiến tranh Đông Dương. Từ "chiến tranh thực dân" trái với đạo lý, họ đã đưa nó lên hàng chiến tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Để giúp chúng tôi thắng trận sau một thời gian dài mong tôi thua trận, họ đã bằng lòng viện trợ cho chúng tôi về tài chính và phương tiện trang bị, tạo điều kiện cho chúng tôi hiện đại hóa một phần quân đội viễn chinh và xây dựng thêm quân đội các Quốc gia liên kết.

        Nhưng viện trợ Mỹ cũng gây ra những bất tiện nghiêm trọng.

        Thứ nhất là làm cho quân đội chúng tôi trở nên nặng nề. Nhận không mất tiền những vũ khí trang bị chỉ thích hợp với kiểu chiến tranh quy ước, chúng tôi lấy cớ đế tiết kiệm tiền bạc và đâm ra lười suy nghĩ, chúng tôi đã không nghĩ đến việc trang bị cho quân đội tôi những vũ khí thích hợp với một cuộc chiến tranh đòi hỏi phải có sự cơ động linh hoạt.   

        Nhưng điểu nguy hiểm nhất của viện trợ Mỹ là vể chính trị. Nó dẫn đến việc người Mỹ thò tay vào công việc nội bộ của chúng tôi và thay thế ảnh hưởng của chúng tôi đốì với các quốc gia liên kết. Trong khi nhận viện trợ ồ ạt của Mỹ4, chúng tôi đã mất luôn Đông Dương, ngay cả khi viện trợ đó giúp chúng tôi thắng trận.

------------
1. Bị Chính phủ không chế, quân viễn chinh đã giảm mất khoảng 15.000 người.
2. 3. Hậu quả của việc chuyến những đơn vị của quân viễn chinh sang quân đội của Quốc gia liên kết.
4. Từ 1952, viện trợ Mỹ chiếm khoảng 80% chi phí chiến tranh ở Đông Dương.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM