Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:45:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức chạy Tàu  (Đọc 18319 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2016, 12:44:14 am »

Hôm vừa rồi lên Lạng sơn và cửa khẩu Tân thanh mình chẳng nhận ra dấu tích của chiến tranh,so với những năm đầu thập niên 90 thành phố Ls có phát triển to đẹp hơn,lịch sự hơn cuộc sống có vẻ thanh bình không nhộn nhịp hối hả như trước,không có những toán cướp hay những chiếc xe min khơ lao đi hối hả cửa khẩu rất yên bình đón những đoàn du lịch,đồ ăn uống rất ngon và rẻ,hàng hóa như bị bão hòa chỉ có người bán rất ít người mua,mình rất muốn ở chơi vài ngày xong lo việc ở nhà nên đành tạm biệt LS....   
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #41 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2016, 03:31:04 am »

Chào tất cả các bác, chào bạn thanhsondlbk !

Tôi là người lính của E 108 ( Thần vũ) , tất cả các địa danh mà bạn thanhsondlbk nhắc trong hồi ức  hầu hết tôi  biết hoặc từng có thời gian ngắn sống ở đó.

Sau cuộc chiến tranh ngắn năm 1979 nhưng để lại vết thương dài năm cho Thị xã Lạng sơn nói chung và phần lớn tỉnh Lạng sơn nói giêng. Thị xã Lạng sơn lúc đó gồm bên Tỉnh và bên Thị xã được chia tách bởi con sông Kỳ cùng. Ga tàu ngày đó chỉ là 1 ngôi nhà cấp 4 với mấy đường ray, cửa giả thông thống. Đối diện bên kia ga là ngôi nhà cổ với nối kiến chúc Pháp với các cột trụ phía trước còn sót lại sau chiến tranh. Tôi cùng 5 người bạn cùng đv đã từng chải áo mưa qua đêm dưới hiên ngôi nhà này đợi tàu. Ngày đó tàu xe về Hn hiếm lắm và đi tốc độ rùa bò chỉ cách Hn có hơn 100km mà tàu bò đến gần 1 ngày đêm. Hành khách lúc đó chỉ có Bộ đội và con buôn, mặt hàng "buôn lậu" lúc đó là thuốc lá Lạng sơn cùng Hồi, Quế. Lúc đó có luật bất thành văn là Bộ đội đi tàu không mất vé, tôi chưa từng thấy anh nhân viên Hỏa xa nào soát vé Bộ đội. Đã có dạo tôi và mấy đồng đội khác liên tục bị hành phải ngược xuôi Lạng sơn -Hn. Chúng tôi đi tàu đã không mất vé mà còn " bao che" cho con buôn. Cũng chẳng lấy gì đâu chỉ là lời cảm ơn từ " con buôn" nhưng chúng tôi lúc đó hả hê lắm, đúng là tuổi trẻ mà. Grin

Muốn qua bên Thị xã có thể qua cầu Kỳ cùng hoặc qua ngầm ở Km số 3, nhưng hầu hết qua cầu. Đầu cầu phía bắc lúc đó sư đoàn tôi có 1 tổ vệ binh, tôi đã từng bị tổ này cắt tóc và đây cũng chính là ngày chỉ có 3 km đường bộ xuyên qua thị xã lên Quán Hồ mà tóc tôi mọc quá nhanh đến độ bị cắt 2 lần. Thị xã ngày ấy bị tàn phá nặng nề, chỉ còn rạp Đông kinh ở đầu chợ và mấy ngôi nhà ở ngã 4 cửa hàng bách hóa là còn tạm gọi là nhà. Chẳng hiểu còn không cái giếng vuông ở thị xã gần cổng chợ???!!! Sau năm 1979 đối diện với cái giếng là quán " Sơn Tùng" nơi bao phen chúng tôi đi qua nhuốt nước miếng vì mùi thịt chó. Động Tam thanh là nơi cất dấu vũ khí của sư đoàn của tôi, nơi đã sảy ra sự cố đau lòng một số trẻ vào nghịch dẫn tới mất mạng như bạn tthanhsondlbk kể. Trước cửa động có 1 chiếc xe tăng bị bắn, đạn nổ xé toác nòng pháo chính, sau này có anh lính nào tinh nghịch lấy đầu quả pháo 105mm nhét vào chỗ nòng pháo bị chẻ. Chân động Tam thanh lúc đó là D24 Quân y, tôi đã có lần phải nằm viện gần tháng trời. Cả Thị xã Lạng sơn sau chiến tranh chỉ có duy nhất một hiệu ảnh đó là hiệu ảnh " Kiều" gì đó ở Rốc Đồn, cô chủ xinh đẹp phổng phao có vô số vệ tinh, nhưng trái tim người đẹp đã chao cho anh sỹ quan lái xe. Grin Nhờ có nhiệt điện Na dương nên Thị xã Lạng sơn ngày đó tuy bị tàn phá nặng nề nhưng tôi nhớ ít khi mất điện như Hn .

Tôi còn nhớ người dân LS chủ yếu là Kinh di cư và dân bản địa có Tày , Lùng, Mán sơn đầu...  Nếu như phở bò , phở gà dân Nam Định và HN nấu ngon thì phở lòng dân Lạng sơn nấu cũng tuyệt( có nhẽ ký ức đói khát của tôi còn hằn đến ngày nay chăng?). Cả Thị xã Lạng sơn lúc đó có 1  xưởng làm kem, nhưng nó đã gục xuống  khi chiến tranh tràn đến và mãi chẳng bao giờ hồi tỉnh. Chợ phiên Kỳ lừa họp ngày 2 ngày 7, chợ phiên ngày ấy là nơi chao đổi hàng  hóa hay đúng hơn mọi thứ đều qui ra rượu thịt. Anh trai dân tộc có túi hoa hồi bán cũng phải lấy cái rượu vào người. Bố bản có con lợn cắp nách bán cũng vào quán "kin lẩu/uống rượu", thôi thì mọi con đường đều dẫn tới quán rượu. mồi để nhắm rượu lúc đó ở Lạng sơn thì chủ yếu chỉ có thịt lợn cắp nách quay lá Mắc mật. Nếu rượu vào rồi thì dân Lạng sơn rễ bắt chéo tay uống 100% lắm . Với cánh lính tráng đói khổ đôi khi cũng cho phép sả láng là khi lĩnh quân trang mới rồi qui ra rượu hoặc xà sẻn gạo thóc gì đó. Nói đến Mắc mật tôi lại nhớ đến cái câu thơ con cóc cánh lính chúng tôi thường nghêu ngao" Nọong sao say sáy mí mì lầm, Mắc mật say sáy Mắc mận khâm- Tạm dịch :em gái nho nhỏ chưa có vú, quả mận xanh xanh quả mận chua".

Thị trấn Kỳ lừa theo cách gọi lúc đó bị tàn phán hoàn toàn, không 1 ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Do là đơn vị đóng quân và bảo vệ Đồng đăng , nên tôi đã nhiều ngày đi cắt Gianh trong thị trấn Đồng đăng, tôi từng có ý nghĩ " viển vông" là thống kê toàn bộ những ngôi nhà tại thị trấn. Ở ngã ba Bắc Thái( đoạn đầu đường 4B, đầu đường đi Bắc Thái , đường từ thị trấn Đồng đăng ra) có quán bà Thụ, bà có gan đến to , suốt mấy năm trời khói lửa, binh đao ở biên giới bà có sơ tán bao giờ. Rõ khổ, cái khó nó bó cái sợ, bà ở lại với tinh thần phục vụ bộ đội rất cao nhưng thu hoạch được mấy đâu vì bộ đội lúc ấy lấy đâu ra tiền ngoài mấy đồng phụ cấp còi không bao giờ đúng hẹn . Đồng đăng chứng kiến nhiều trận thư hùng giữa lính  E 12 sư 3, lính biên phòng 193, E 197 Bắc thái với quân của tên tướng bàn giấy Hứa Thế Hữu. Sau năm 79 nó còn chứng kiến nhiều trận đấu pháo của 108 với quân TQ. Đêm đêm bóng đen phủ đặc quánh lấy Đồng đăng , cả thị trấn với các ngôi nhà tốc mái, đổ nát do trúng pháo, bị mìn đánh sập. Chúng tôi lúc đó cứ hay nói đùa, đêm đến Đồng đăng chỉ có ma và "Quỉ", tức là mấy thằng quỷ sứ sống ấy mà.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2016, 03:40:38 am gửi bởi longtrec » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2016, 09:57:50 pm »

Khoảng cuối tháng 10/1979 chúng tôi đi địa hình Cao - Bắc - Lạng để chuẩn bị cho quân đoàn 3 tham chiến . THành viên của đoàn bao gồm trinh sát 3 sư đoàn : F10, F31 , F320 , K28 trinh sát quân đoàn và cán bộ tham mưu các sư đoàn đi trên 10 xe zin ba cầu. Sau khi xong địa hình Cao bằng chúng tôi đi theo đường 4 qua Na Sầm , thất khê, Đông Khê rồi về nghã ba Đồng đăng lúc chạng vạng tối. Tại đây nhìn thấy rõ giao thông hào trên điểm cao lính TQ phòng ngự. Chúng tôi đến giờ này lúc chạng vạng tối hòng trách " con mắt " các đài quan sát pháo binh của địch .
 
Đồng Đăng hoang tàn , không còn lấy một ngôi nhà nguyên vẹn . Chúng tôi không gặp bất kể một ai ngoại trừ một xe kéo pháo cối 160 không biết của đơn vị nào đang kéo ra. 
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #43 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2016, 10:15:08 pm »

Chào bác Đức Cường ! Con đường các bác đi chính là đường 4B, còn đường 4A bên trong , nó đị bị phong tỏa bởi mìn chống tăng sau chiến tranh 1979. Đường 4A và 4B gặp nhau ở ngã 3 Ma mèo, đây chính là túi đựng pháo TQ bắn vào đất ta để khống chế tuyến đường Lạng sơn-Cao bằng trong những năm 1984-1985.

 Thưa bác Đức Cường, Nếu là cối 160ly ở khu vực Đồng đăng chỉ có của đơn vị em , tức D12 E108, những loại pháo khác thì có thể của lữ 166 hoặc D10 E 108. Từ ngã 4 Đồng đăng đi vào hẻm sau đồi Chậu cảnh có 1 C cối 160 ly, đó là C7 D12 E108.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2016, 01:20:47 am gửi bởi longtrec » Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2016, 06:50:17 am »

Chào bác chủ topic , chào các bác . Mình cũng là người Lạng Sơn năm 1979 tuy vẫn còn nhỏ , nhưng những ngày tháng ấy đã in sâu trong kí ức . Dù đã qua 37 năm và cho dù có hết cả cuộc đời này mình cũng sẽ không bao giờ có thể quên được . Vì mình vẫn còn sinh sống trên mảnh đất Lạng Sơn thân yêu . Nên cũng xin đóng góp chút kí ức về những ngày ấy , và sẽ làm hướng dẫn viên cho các Anh các Chú bộ đội . Ngày xưa đã từng sống chiến đấu trên quê hương thân yêu của mình .
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2016, 08:37:35 pm gửi bởi hoanggiaxulang » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2016, 08:06:38 am »

        Hoan nghênh bác hoanggiaxulang tham gia topic.

        Vào những năm 1976 - 1978 tôi có qua Lạng Sơn. Sau chiến tranh mãi 2006 tôi mới quay lại. Không nhận được 1 chút gì của Lạng Sơn ngày xưa. Hồi 79 nhà bác ở chỗ nào, chiến tranh có thiệt hại nhiều không?
Logged

Binh đoàn chi lăng
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2016, 09:15:58 am »

   
  Chào Thanh Sơn,sau khi ra quân năm 1983 chú vào Nam công tác chưa c có điều kiện về lại LS,dự kiến cuối năm nay ra Bắc và lên thăm LS nên muốn ghé thăm Mỏ đá 4 ,nếu Thanh Sơn có số đt thoại của Hải con bà Phấn thì cho chú biết để liên lạc nhé ,Thanh Sơn ơi có phải Hải có Chị cả là Hoa (đã chết nghe nói tự tử ở suối trước lúc chú ghé nhà) còn 2 người anh trai là  Hương khi đó học lớp trưởng tàu ở HN và Hùng khi đó đang đi học cấp 2 phải không?
Cám ơn TS nhiều.
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2016, 11:30:49 am »

        Hoan nghênh bác hoanggiaxulang tham gia topic.

        Vào những năm 1976 - 1978 tôi có qua Lạng Sơn. Sau chiến tranh mãi 2006 tôi mới quay lại. Không nhận được 1 chút gì của Lạng Sơn ngày xưa. Hồi 79 nhà bác ở chỗ nào, chiến tranh có thiệt hại nhiều không?
Chào bác E sinh năm 1971 tại thị Trấn Lộc Bình , cách cửa khẩu Chi Ma cũ 16>17 KM . Sáng 17 tháng 2 năm 1979 khi quân Trung Quốc xâm lược , bắn những quả đạn pháo đầu tiên vào đất Việt . Thì dân thị Trấn đã nghe thấy và bắt đầu lo lắng , vì trước đó giữa 2 bên đã có nhiều lần tranh chấp lớn nhỏ . Nhà Em gần bệnh viện của Huyện nên có nhiều lần thấy những chiếc cáng , làm bằng vỏ chăn bông hoặc (chăn chiên) thời đó dùng 1 cây dài và có 2 người khiêng ở hai đầu . Thường mỗi cáng có vài người đi theo để thay nhau , lâu lâu . trên cáng lại rơi ra vài giọt máu . Vì là trẻ con nên rất sợ ,thường hò nhau chạy đi thật xa .Hoặc trốn vào trong nhà và chốt cửa thật chặt . Do người lớn thường đi làm cả ngày , ( khu nhà Em toàn là cán bộ và công nhân Lâm Trường Huyện)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2016, 11:40:33 am gửi bởi hoanggiaxulang » Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2016, 10:28:58 am »

 Xin giới thiệu qua về gia đình nhà mình có 7 người . Bố là Đội Trưởng một đội công nhân trồng rừng , thuộc lâm trường huyện Lộc Bình . Đội này nằm ở phía nam Huyện gần giáp với Tỉnh Hà Bắc (Bắc Giang)  . Mẹ cũng là công nhân Lâm Trường trong một đội khác nằm trong Thị Trấn Huyện ( mỗi Đội này thường có từ 50 đến 100 cán bộ , công nhân) . Anh trai cả sinh năm 1960 trong năm 1978 khi tình hình biên giới ngày càng căng thẳng , anh đã xung phong nhập ngũ khi đang học lớp 10 (hệ 10)và đóng quân tại tiểu đoàn bộ đội địa phương Huyện đội Trùng Khánh Tỉnh Cao Bằng ( lúc này Cao Bằng và Lạng Sơn cùng trong một Tỉnh Cao Lạng đến cuối năm 1978 mới tách ra làm hai) . Chị gái sinh năm 1969 , Tôi sinh năm 1971 sau tôi là em Trai sinh năm 1975 và em trai út sinh năm 1977
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2016, 10:34:51 am gửi bởi hoanggiaxulang » Logged
Binh đoàn chi lăng
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2016, 11:31:36 am »

Chào bạn HoangGiaXuLang:tôi là người lính chống quân TQ xâm lược tại BGPB thuộc tỉnh Lang Son ,đã từng có mặt tại H Lộc Bình quê hương của bạn, hiện nay tôi ở  cách xa XuLang nhưng mỗi khi thấy trên các trang mạng có ai nhắc tới Xulang là tôi cảm thấy rất đỗi gần gũi ,thân thương như mình được nghe thông tin về quê hương, gia đình mình vậy .chúc súc khỏe bạn và kể nhiều về XL nhé .
Thanh Hải
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM