Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:07:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thầm lặng  (Đọc 39091 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:14:11 pm »


*

*         *

        Đầu tháng 1 năm 1984, chuẩn bị lễ kỷ niệm 5 năm ngày phnôm Pênh được giải phóng, đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của bọn phản động Pôn Pốt (ngày 7 tháng l), Đoàn 7708 đã làm nhiều việc Trong tháng 11 năm 1983, Trung tướng Phùng Thế Tài đã cho tôi cùng bay quan sát, đánh dấu địa hình các khu rừng chung quanh Phnôm Pênh, 15 ngày sau sẽ bay đối chiếu, nếu có dấu hiệu khác 1ạ thì có biện pháp xử trí thích hợp. Ngày 2 tháng 1 năm 1984, tôi báo cáo quyết tâm và kế hoạch bảo vệ lễ kỷ niệm 5 năm ngày 7 tháng 1 (có mít tinh, duyệt binh, diễu hành và diễu binh) với Bộ Tư lệnh 719. Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Thượng tướng Tư lệnh hỏi: "Kế hoạch của 7708 như thế là được, mọi việc đã chuẩn bị xong, là người chỉ huy - đồng chí yên tâm chưa?" Tôi thưa: "Đã tính toán sắp xếp hết rồi vẫn chưa yên tâm thú thật tôi lo lắng lắm". Đồng chí Lê Đức Anh nói: "Rà soát lại và bổ sung đầy đủ bốn việc sau đây thì sẽ yên tâm. Một là, tuyên truyền cho mọi người có mặt ở Phnôm Pênh trước và trong ngày lễ 7 tháng 1 ai nấy đều bình tĩnh, đàng hoàng, tự tin. Đồng chí cũng dặn xử trí nếu có tình huống xấu xảy ra. Hai là, trong đội hình tại sân lễ, mỗi người phải biết 4 người kề mình (đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái), nếu có thay đổi phải báo ngay với tổ chức. Ba là, sáng 7 tháng 1, tất cả các cơ quan đoàn thể đều tập trung sinh hoạt, làm lễ tại trụ sở, có trực ban - trực chỉ huy, luôn giữ vững thông tin báo cáo, vũ khí còn lại cho vào kho - tủ khóa lại, người trực chỉ huy giữ chìa khóa. Bốn là, từ em bé 8 tuổi cho đến người già đều tập trung vui chơi trong tổ chức của mình tại những nơi thích hợp dể chào mừng ngày lễ".

        Tôi chăm chú lắng nghe, ghi nhớ, tâm đắc nhất là điều thứ nhất và điều thứ tư, tuy đã làm nhưng chưa kỹ. Đồng chí Tư lệnh dặn aò thêm những điều cần thiết để phát huy vai trò của Ban chỉ huy Thống nhất Phnôm Pênh nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, đảm bảo an toàn lễ kỷ niệm 5 năm giải phóng Campuchia. Nghe xong lòng tôi tràn đầy tin tưởng. Tôi vạch kế hoạch, cùng các biện pháp bổ sung, thực hiện cụ thể. Và kết quả thật tốt đẹp.

*

*         *

        Vào một buổi chiều tháng 5 năm 1984, tôi đi họp Ban Chỉ huy thống nhất thành phố Phnôm Pênh về đã nhìn thấy một bà ngồi Ở ghế đá trước cổng nhà Chỉ huy Đoàn 7708, tôi gật dầu chào rồi vào nhà chuẩn bị đi tắm. Trong khi tôi đang tắm, đồng chí cần vụ nói với vào: "Có má Tư Đồng Tháp ngồi chờ thủ trưởng từ hồi chiều tới giờ ngoài ghế đá đó". Tôi tắm nhanh, mặc thường phục ra gặp má. Má đưa cho tôi một mảnh giấy bằng bàn tay - loại giấy xé trong tập vở học sinh, có dòng chữ: "Việc này chỉ có đến Tul- cốc, xin gặp ông Năm mới giải quyết được". Dạng chữ cao, gầy, nét hơi cứng, chữ rõ ràng, không thiếu nét nào, tôi đoán do một người lớn tuổi viết.

        Tôi vừa xem, vừa nghe má kể: "Má là má Tư Bường, 68 tuổi, quê Ở Hồng Ngự - Đồng Tháp, quá giang ghe buôn lên đây đi thăm thằng út là Huỳnh Trung Hải, bộ đội Việt Nam đóng Ở Purxát. Ơ nhà má đã bán lúa, bán heo, đi theo mấy người thương buôn lên chợ ô-xây đổi tiền, mua được cái đồng hồ đeo tay, má đang trả giá mua thêm thuốc rê thì bị bộ đội Campuchia và Việt Nam bắt, tịch thu hết. Má thương con và chỉ biết đứng kêu trời giữa chợ, bỗng đâu có một ông Việt kiều trạc tuổi má viết cho mảnh giấy này và má hỏi đường đến đây...". Tôi nói: "Má cứ bình tĩnh, ông Năm đi vắng, cháu lên gọi điện xin ý kiến, má chờ cho một lát". Bà Tư khen: "Em này từ tế quá, lại lanh lợi, nếu gặp được ông Năm, chắc là mình hên hơn nữa", những lời của má Tư tiễn tôi lên hết cầu thang. Tôi hội ý qua với người chỉ huy phó rồi gọi điện thoại cho đồng chí Bên - trực chỉ huy đơn vị địa bàn chợ ô-xây nắm tình hình. Tôi xuống gọi lái xe và ra gặp má Tư, tôi nói với má: "Má yên tâm, ông Năm nói mời má lên xe đi cùng cháu đến chỗ ông Năm, để giải quyết trả lại cho má".

        Xe đưa má đến đơn vị bảo vệ địa bàn, nơi có chốt kiểm soát quân sự liên kiểm Việt Nam - Campuchia và để má ngồi chờ ở trạm trực.

        Tôi làm việc với đồng chí Bên - chỉ huy đội liên kiểm và được biết lúc 10 giờ sáng nay, tổ đồng chí Sung có tạm giữ một cái đồng hồ Orient và 2.400 đồng riels. Tôi liếc nhìn trong sổ trực ghi dòng chữ nguệch ngoạc: "...nghi chuẩn bị vượt biên, tạm giữ tiền và hàng, báo về trên", ký tên: Võ Sung, tổ trưởng.

        Tôi hỏi: "Những thứ tạm giữ này rồi làm gì nữa?" Đồng chí Bên cho biết hàng quý nộp về Quân pháp Đoàn giải quyết sau...

        Tôi nói ngay: "Các cậu làm những việc động trời như thế này thì Đoàn 7708 sẽ biến chất không còn là bộ đội của dân nữa! Từ nay cấm kiểm soát quân sự liên kiểm tạm giữ tiền và hàng của dân theo kiểu này, trừ tang vật những vụ án đang điều tra theo yêu cầu của Quân pháp và Công an Bạn. Đoàn sê có chỉ thị hướng dẫn sau, còn bây giờ gọi dồng chí Sung đến đây mang đồng hồ và 2.400 đồng riêl đi với tôi xuống trả lại cho má Tư và nói lời xin lỗi má vì không làm đúng chức trách kiểm soát quân sự liên kiểm".

        Trước mặt hai người, đồng chí Sung đã làm đúng lời dặn. Má Tư rưng rưng nước mắt, đưa hai tay đón nhận đồng hồ và tiền. Má đếm đếm, rồi rút một tờ 20 riêl đưa cho Sung và nói: "Má cho con uống cà phê, má cám ơn các con bộ đội Việt Nam".

        Sung vừa từ chối, vừa nhìn tôi như cầu cứu. Tôi nói: "Cám ơn má, để má dùng. Đường đi Purxát còn xa, chúng con ở đây đã có đơn vị lo rồi".

        Tôi mời má ra xe vì đã hơn 6 giờ chiều, tôi hỏi: "Tối nay má định ở đâu? ông Năm nhờ cháu xin lỗi má vì để bộ đội Việt Nam - Campuchia đã làm phiền lòng má và dặn phải đưa má đến nơi an toàn để mai còn đi cho tiện".

        Má nói: "Cho má ra chợ ô-xây, ở đó má có người quen, ngày mai cùng ra ga tàu hỏa đi Purxát". Xe đưa má ra chợ ô-xây. Xuống xe, má cầm cái đồng hồ Orient đưa cho tôi và nói: "Trời Phật phù hộ cho ông Năm, cho má gởi cái này đến tay ông Năm để cám ơn".

        Tôi xua tay và nói: "Cám ơn lòng tốt của má, cháu sẽ kể lại cho ông Năm nghe chứ cháu không dám cầm, nếu đem về chắc chắn là ông Năm sẽ rầy la và buộc cháu phải đem đi trả thì lúc đó cháu biết má ở đâu mà tìm".

        Má Tư Bường cứ đứng nhìn hoài chiếc xe biển số đỏ dường như không muốn rời bước.

        Xe chạy về Đoàn 7708. Đồng chí lái xe vừa mục kích được câu chuyện bên chợ ô-xây nên đột ngột hỏi tôi: "Vậy má Tư vẫn chưa biết thủ trưởng là ông Năm hả?"

        Tôi đáp: "Chắc là như vậy"

        Đồng chí lái xe lại hỏi: "Như thế hóa ra là thủ trưởng không muốn xuất hiện?"

        Tôi nói: "Đúng vậy".

        Đồng chí lái xe lâu lâu lại liếc nhìn tôi, dè dặt hỏi: "Má Tư cho cái đồng hồ, sao thủ trưởng không nhận?"

        Tôi nói: "Đã nhận cái lớn hơn: Niềm tin và tấm lòng của một người dân".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:15:41 pm »


*

*         *

        Trong phong trào thi đua năm 1984, Đoàn 7708 vinh dự là một trong những đơn vị của Quân khu 7 được nhận cờ thưởng luân lưu của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước ta.

        Từ năm 1986, Phnôm Pênh có thêm huyện Đăng-cao. Chúng tôi đã điều chỉnh lực lượng, bung ra xây dựng những điểm tựa cấp đại dội chốt giữ địa bàn là những nơi có giá trí phòng thủ chiến thuật từ xa (ở các phum Cốc-rô-ca, Prết-rử và Bàu-nâu). Địch dùng B40, B41, H12 bắn vào thành phố, chúng tôi đến tận nơi địch điểm hỏa và các điểm đạn rơi, tìm biện pháp ngăn chặn, truy quét. Biện pháp hiệu quả nhất là phát động bà con tại chỗ đứng lên cùng dân quân làm chủ địa bàn, có bộ đội hỗ trợ. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1985, địch gây nên những vụ mìn chạm nổ vào cư dân. Tôi cùng đồng chí Nhất Huôn1 đến tại chỗ kiểm tra, cho công binh tháo gỡ để nghiên cứu về kỹ thuật, hướng dẫn cho dân biết cách phá hủy. Ban chỉ huy thống nhất của thành phố đã lãnh đạo dùng biện pháp nghiệp vụ công an, phối hợp với biện pháp quần chúng giám sát, phát hiện, bắt giữ bọn gây án, và tổ chức xét xử công khai cho bà con biết thủ đoạn của địch, và cách chống - đánh địch. Thủ đoạn gài mìn chạm nổ của địch bị triệt tiêu.

*

*         *

        Đêm, chúng tôi cho bộ binh truy quét địa hình, dùng xe cơ giới tuần tra thành phố để 4 giờ sáng rải quân chốt đường từ sân bay vào nhà khách chính phủ. Tám giờ đón khách quốc tế đến Phnôm Pênh.

        Chuông điện thoại reo lúc 12 giờ đêm. Tôi vừa cầm máy đã nghe tiếng đồng chí Đào Anh Đốc - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2: "Báo cáo, tai nạn chết hết cả xe, hai xe mắc dính nhau còn nằm giữa đường, làm sao bây giờ?..." Tôi biết đây là đơn vị chốt giữ địa bàn có nhà ga xe lửạ, Văn phòng hội đồng bộ trưởng, cầu Chu-cham-wa, đài bá âm SPK, nhà khách Bộ Quốc phòng.., và con đường từ sân bay Pô-chen-tông vào trung tâm thành phố. Tôi hỏi kỹ lại và được biết: Trên đường Xô Viết, đoạn từ nhà khách Bộ Quốc phòng đến nhà ga xe lửa, chiếc xe bọc thép bánh hơi V100 của đoàn 7708 đang đi tuần tra, lúc 23 giờ 30 có một chiếc xe Zeep của Mặt trận 979 chạy ngược đường một chiều chui tọt vào bụng xe bọc thép. Trên xe Zeep có bốn sĩ quan và một lái xe, đã chết hai, bị thương hai. Chiến sĩ lái xe bọc thép đã hốt hoảng, lẩn trốn. Hai chiếc xe còn mắc dính nhau nằm giừa đường, máu me lênh láng.

        Tôi điện cho đơn vị thiết giáp điều một xe hai lái, do một cán bộ chỉ huy đến hiện trường để dùng một lái xe lên xe gây tai nạn, kéo giữ thắng, và điều khiển một xe kéo xe Zeep ra. Điện cho Mặt trận 979 điều một xe tải đến kéo hoặc chở xe Zeep về và một xe cứu thương chở những người bị thương về bệnh viện 122. Điện cho Sở giao thông thành phố cho một xe cẩu đến để nếu cần thì cẩu xe Zeep hỏng lên xe tải. Giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn trưởng địa bàn điều hành chung và huy động một trung đội sẵn sàng dùng nước dội sạch máu me, xóa sạch cảnh đổ nát trước 4 giờ 30. Tôi đến kiểm tra lúc 5 giờ, đã thấy quang cảnh trở lại bình thường, sẵn sàng đón khách quốc tế.

--------------
1. Đồng chí Nhất Huôn: Thành đội trưởng Phnôm Pênh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:16:14 pm »


*

*         *

        Cứ mỗi dịp đón giao thừa, từ cuối năm 1982 đến 6 năm 1988, tôi đều trực chỉ huy tại Đoàn 7708 để vừa làm nhiệm vụ, vừa làm yên lòng các Bạn, nhất là các đoàn ngoại giao nhiều nước đang ở Phnôm Pênh, để các bạn khỏi lo bị Pôn Pốt lợi dụng, gây nên một cái Tết nổi dậy.

        Do đó, tháng 11 năm 1985, con tôi là Như Sơn từ Tiệp Khắc - được về phép 3 tháng, tôi vẫn ở Phnôm Pênh. Tết đến, tôi gọi điện thoại về thăm hỏi con. Sau Tết một tuần tôi mới về họp ở Quân khu, có dịp được gặp Sơn, tôi mừng thấy con phổng phao trắng trẻo lại có râu quai nón giống cậu Quảng. Sơn nói: "Ba già đi?". Họp bốn ngày, tôi lên đơn vị, nhân thể cho Như Sơn cùng đi Phnôm Pênh tham quan chùa Vàng, chùa Bạc, cá bè, cá đáy... Bảy ngày sau có dịp đi họp Quân khu, cha con cùng về mang theo bốn con cá còm (giống cá thát lát) mỗi con 3 kilôgam. Chúng tôi làm cơm gia đình mời bầu bạn chung vui, mừng con Như Sơn về phép. Buổi sum họp thật đông vui, chụp nhiều ảnh kỷ niệm.

        Chiều ngày 21 tháng 4 năm 1986, tôi từ Phnôm Pênh về, biết tin vợ đang cấp cứu ở bệnh viện Nguyễn Trãi. áo quần còn đầy bụi đường, tôi chạy vào bệnh viện. Tôi xin "đưa về nhà" vì đã hơn một ngày một đêm (thứ 7, chủ nhật) không ai cứu chữa gì. Tôi chuyển vợ qua bệnh viện Chợ Rẫy, họ xếp nằm buồng cấp cứu, khoa tiểu đường. Vợ tôi vẫn sốt cao, đau dữ dội vùng bụng, bí tiểu tiện. Bác sĩ cho một ống nhựa vào lỗ mũi, thông xuống dạ dày để hút nước ra và nuôi vợ tôi bằng nước biển. Giường bên phải là một bệnh nhân chừng hơn 30 tuổi đã bị biến chứng, cắt cụt một chân đến 1/3 ống chân trái, luôn mồm xin ăn, xin uống với người mẹ nghèo khổ chừng 60 tuổi. Bên trái là một bà 70 tuổi bị tiểu đường thể mập, do bị nằm liệt giường đã lâu nên bị lớ loét vùng lưng và hai mông, hàng ngày phải bôi thuốc xanh, nước nhờn chảy ướt không mặc được quần áo, mà chỉ dùng một tấm đắp mỏng. Vài ba hôm, trong buồng bệnh lại có một ca tử vong, hoặc người nhà xin đưa về lúc còn hấp hối.

        Đợt này, tôi là Bí thư Đảng ủy Đoàn 7708 về Quân khu nhận kế hoạch tổ chức đại hội Đảng cho đảng bộ, tôi đành phải xin phép ở lại thăm nuôi vợ tại bệnh viện (vì nhà chỉ còn bé Hương Lý 11 tuổi - đang đi học). Hàng ngày, tôi tranh thủ từng chặp viết dự thảo văn kiện đại hội theo nội dung Cục Chính trị Quân khu hướng dẫn. Đêm mắc võng nằm ngủ chập chờn ngoài hành lang buồng bệnh, sẵn sàng giúp đỡ vợ mỗi khi cần. Sau hai tuần dùng kháng sinh và truyền dịch vẫn không bớt, có lúc vợ tôi van to: "Cho tui chết sướng hơn để sống đau đớn thế này". Một hôm, bác sĩ dùng kim dài chọc thăm dò các vùng thận, gan, phổi.., chỗ nào cũng chỉ một màu nước hồng như máu loãng, họ cho rằng bệnh nhân bị ung thư đang tiến triển nhanh từ vùng bụng lan đến phổi (!).

        Tôi đề nghị làm sinh thiết lại và xin cho kết luận khẳng định, nếu chính xác thì xin đưa về nhà, nuôi thêm được ngày nào mừng ngày đó. Hôm sau, bác sĩ cho biết không phải ung thư mà do một ổ mủ ở chỗ nào đó, muốn cứu sống thì phải mổ. Những ngày gay go này, con rể Phan Văn Báu đang thực tập sinh bác sĩ tại đây, Báu đã phụ giúp việc săn sóc chu đáo như đối với mẹ đẻ. Các con Duy Liên, Lan thỉnh thoảng cũng đến thăm nuôi. Các con đang đi làm, đi học nên chỉ tranh thủ đến từng chặp, từng buổi nào đều là quý. Nghe đến mổ - có nhiều người lo - nhưng vợ tôi vui mừng vì có thể thoát khỏi sự đau đớn. Ba giờ sáng ngày 16 tháng 5 năm 1986, tôi cùng người y tá đưa bệnh nhân từ lầu 5Bl xuống phòng mổ bằng xe băng ca. Tôi phải ký giấy cam đoan rằng nếu mổ có xảy ra sự cố thì gia đình không thưa kiện, tôi ghi thêm sau những chữ in sẵn: "Nếu sự cố đó không phải do thiếu trách nhiệm". 19 giờ hôm đó, bệnh nhân mới tỉnh, tôi cho uống hai ngụm nước, ba hôm sau đưa bệnh nhân về lại lầu 5B1. Tôi nghe lóm câu chuyện giữa bác sĩ Sinh và giáo sư Sáng, được biết chỉ mới mổ dẫn lưu cho xẹp Ổ mủ hơn 0,5 lít gần thận phải. Giáo sư Sáng xem kỹ mủ dẫn lưu từ thận ra chai và nói: "ổ mủ này chưa phá gan và cũng chưa hẳn đã phá hết thận phải, lượng mủ và màu mủ này có thể ở ngoài gan và thận phải". Mười hai ngày sau mổ vẫn còn căng thẳng lắm, họ đã cho truyền máu ba lần và nuôi bằng nước biển. Bác sĩ Sinh cho biết, đêm đó mổ bốn người bị thận đều tên vần "L" gồm Lưu, Lệ, Luật, Liễu thì từ ngày thứ ba đến ngày thứ 10 đã tử vong ba. Tôi được điện gọi về đơn vị có công việc cần gấp. Tôi gặp bác sĩ Sinh để gởi gắm, tôi nói tôi sắp phát điên rồi. Bác sĩ Sinh hỏi tại sao vậy? Tôi nói: "Đã hơn một tháng tôi phải bỏ bê nhiệm vụ với hàng ngàn người lính tại Nam Vang để ở đây phụ cứu người vợ, nay có điện gọi tôi về gấp, tôi có thể đi được không đây ? Đã vậy hơn một tháng nay tôi ăn cơm nguội, ngủ hành lang, có kẻ còn muốn xua đuổi tôi, thần kinh ai chịu nổi?". Tôi móc giấy tờ đưa cho bác sĩ xem. Bác sĩ an ủi: "Lâu nay em không biết hoàn cảnh và nhiệm vụ của anh, nay anh cứ yên tâm đi lo cho tập thể, chúng em sẽ kiêm phần việc của anh, lo cho chị ở đây".

        Trở về đơn vị, tôi vui mừng thấy mọi công việc vẫn tốt do tập thể đảng ủy, chỉ huy đơn vị lo toan. Anh em vẫn dành cho tôi sự quan tám, xẻ chia hoạn nạn và nhiều tình cảm quý báu. Tham gia tổ chức đại hội Đảng bộ xong, tôi được cấp trên cho nghỉ phép đột xuất để tiếp tục thăm nuôi. Vợ tôi đã hồi phục nhanh và ra viện. Tại gia đình, tôi mời thầy đông y kê toa cho vợ tiếp tục dùng thuốc bắc củng cố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:19:17 pm »

*

*         *

        Một hôm, chuông điện thoại reo lúc 2 giờ sáng. Tôi cầm máy nghe giọng nói của đồng chí tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3 là đơn vị bảo vệ khu vực Trung ương Bạn Campuchia, gần tượng đài Độc Lập. Tôi được báo cáo: "Một chiến sĩ tự sát đang hấp hối tại đơn vị". Tôi đến ngay, nghe đồng chí tiểu đoàn trưởng báo cáo: "Một chiến sĩ bị phạt giam đã thắt cổ tự tử, đang hấp hối tại Tiểu đoàn bộ". Tôi nói: "Dẫn tôi đến tại chỗ". Có tiếng nói: "Không thể đưa thủ trưởng đến đó được". Tôi nhắc lại: "Dẫn tôi đến tại chỗ ngay để cứu người, bất kỳ ở đâư'. Tôi được dẫn đến một buồng vệ sinh 1,5 mét x 2,5 mét; có bốn chiến sĩ vi phạm kỷ luật bị phạt giam. Tôi bước vào, mùi hôi nồng nặc, một chiến sĩ đang nằm thở dốc... Tôi hô: "Mở cửa rộng, đưa người này ra sân, gọi y sĩ đến. Được hít thở không khí trong lành, chiến sĩ nọ hồi tỉnh dần. Tôi cho mọi người lui. Tôi ngồi hỏi chuyện, được biết em tên là Trần Đình H., quê xã Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, chiến.sĩ Đại đội 11 Tiểu đoàn 3. Trong nhiều tháng qua, H, cùng các bạn ra phố uống cà phê, ăn hủ tiếu và thay nhau trả tiền, H. đã khất nợ nhiều lần. Mới đây, H, bỏ ngũ trốn về thành phố định lấy xe dạp của mình lên bán trả nợ, không dè khi lên đến tỉnh Xoài Riêng bị kiểm soát quân sự tịch thu, họ nói nếu có giấy đơn vị đến sẽ trả lại xe.

        H, vừa về đến đơn ỵị liền bị phạt giam. H, cho rằng: Thế là xe đạp mất, nợ không trả nổi, chỉ còn một cách tự vẫn. Tôi động viên H, cứ yên tâm, Đoàn sẽ giúp đỡ. Tôi hỏi thăm sức khỏe, sáng ra đồng chí có đi Xoài Riêng được không và chọn một cán bộ cùng đi H, nói đi được và xin đi cùng đồng chí trung đội trưởng. Tôi điện về Đoàn cho chiếc xe tải đi Quân khu chờ. Tôi về ngay làm giấy tờ cho hai đồng chí đại đội 11 đi nhờ đến Xoài Riêng nhận lại chiếc xe đạp. Chìều hôm đó, đồng chí trung đội trưởng và H. đã về lại đơn vị. H, bán xe, trả xong nợ và từ đó tiến bộ rõ rệt. Tôi thu xếp một buổi cùng Ban chỉ huy tiểu đoàn 3 rút kinh nghiệm về công tác quản 1ý giáo dục chiến sĩ. Tôi biết đây là một đơn vị có truyền thống giữ thật nghiêm kỷ luật quân đội nhưng có lúc chưa thật khéo về tâm lý tư tưởng nên một số chiến sĩ e ngại, không cởi mở tâm tư nguyện vọng với cán bộ. Đồng chí tiểu đoàn trưởng nói: "Hôm đó tôi thật hú vía? Nếu chiến sĩ nọ chết thì bản thân tôi cũng sẽ chết vì tai tiếng và cắn rứt lương tâm". Tôi tiếp lời: "Tôi cũng vậy."

*

*         *

        Tháng 4 năm 1986, anh Trần Văn Trân là Thiếu tướng - Tham mưu trưởng quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, tôi lúc đó là Đại tá, Chỉ huy trưởng Đoàn 7708 bảo vệ thủ đô Phnôm Pênh. Tôi thu xếp một ngày chủ nhật đến thăm tại nhà công vụ của anh ở khu vực Chằmcamon - nghe anh kể chuyện thoát hiểm. Tháng 10 năm 1969, khi tôi Ở Phòng chính trị Sư đoàn 1 mới về cơ quan Cục Chính trị Quân giải phóng (B2), tôi dược biết đài BBC đưa tin đại tá Ba Trân quân giải phóng đã bị quân lực Việt Nam cộng hòa phục kích bắn chết tại tỉnh An Giang, tôi đau đớn không thể cầm nước mắt. Vài hôm sau có tin anh bị địch bắt, ít lâu sau lại được tin anh vẫn còn sống với tên gọi: Nguyễn Văn Thương, thượng sĩ đông y, tôi lo lắng hồi hộp...

        Với tôi anh Trần Văn Trân là thủ trưởng, là người thầy, vừa là người anh yêu quý với ngoại hình cao 1,69 mét nước da trắng mịn, có mũi dọc dừa, cái trán hơi dô với cái xoáy Ở chân tóc phía phải trán, anh đẹp trai, thông minh, dáng vẻ thanh tú, có nét gì đó như người Tây lai. Tôi sống cùng đơn vị với anh từ năm 1950 đến nay, tôi mới xa anh hôm đầu tháng 9 năm 1969. Anh luôn nêu gương về lòng dũng cảm khắc phục khó khăn và lạc quan cách mạng.

        Tháng 3 năm 1975, tôi được biết anh đang làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341 tấn công căn cứ Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Sau ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, biết tin anh 1àm Phó tư 1ệnh Quân đoàn 4, rồi Phó Giám đốc Học viện Đà Lạt - tôi đã dịnh đến thăm anh để được nghe anh kể chuyện nhưng chưa có dịp. Anh nói: "Chỉ là những mẹo vặt, chẳng có gì nhiều đâư". Anh thoải mái kể, tôi chăm chú lắng nghe và ngắm nhìn anh, lòng tràn đầy tự hào, khâm phục, thỉnh thoảng tôi hỏi lại, có lúc tôi chêm thêm... Anh kể: "Tháng 10 năm 1969, mình cùng đơn vị rút gọn từ miền Đông hành quân xuống miền Tây Nam Bộ. Một lần chuẩn bị vượt kinh Vĩnh Tế tỉnh An Giang bằng xuồng máy, một xuồng máy chở 6 người đã qua trước chốt bến. Trong xuồng mình ngồi có cậu Yên y sĩ người Thanh Hóa. Yên bơi giỏi, khỏe mạnh.  Để đảm bảo tài liệu không bị ướt, mình và Yên đổi xà cột cho nhau, Yên nói: "Thủ trưởng yên chí, nếu rủi có chìm xuồng, em sẽ bơi đứng bằng một tay hai chân, bảo đảm cái xà cột của thủ trưởng không bị ướt. Mình đeo cái túi cứu thương của Yên. Xuồng vừa chạy ớược một phần ba kinh Vĩnh Tế thì hai chiếc tàu địch từ hướng Cần Thơ lao lên, đèn pha sáng trưng. Xuồng mình định vượt qua nhưng không kịp, súng địch đã nổ mấy loạt.., một số hy sinh - trong đó có Yên, còn mình bị bắt. Một người lính ngụy hỏi: "Họ tên, chức vụ?" Mình nói: "Nguyễn Văn Thương, y tá". Đêm đầu tiên bị nhốt ở trại tù Cần Thơ mình nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần cái sơ yếu lý lịch mới của mình.

        Tại bàn thẩm vấn của trại tù binh Cần Thơ, mình khai tên họ Nguyễn Văn Thương, 41 tuổi, cha chết, mẹ Nguyễn Thị Nuôi, cũng đã chết. Cấp bậc thượng sĩ, nghề nghiệp y tá đông y.

        Chúng lùa mình vào trại tù binh nhốt các binh sĩ hạ sĩ quan. Mình nghe tụi lính kháo với nhau: Hôm qua diệt được đại tá Ba Trân - Trần Văn Trân, lấy được tài liệu Hơn một tuần sau, chúng gọi mình lên, thẩm vấn kỹ hơn, căn vặn những điều nghi ngờ. Có thời giờ mình đã tự bổ sung lý lịch mình chi tiết hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:23:22 pm »


        Mình tỏ ra luộm thuộm nhếch nhác, mình cố tình vò rối và kéo tóc xuống che phủ trán, tai, mình ít rửa ráy cho mặt mũi nhem nhuốc, áo quần lôi thôi như kẻ chán đời, thấy vật gì lạ mắt mình nhặt lên coi, lượm được cái vỏ đạn nhọn mình đưa lên môi thổi kêu u, u... rồi cho vào túi áo để dành chơi.

        Người thẩm vấn hôm đó nói giọng Bắc, hắn có vẻ là một sĩ quan từ nơi khác tới, trạc tuổi bốn mươi, nói ít và một thư ký giúp việc. Mình trả lời theo câu hỏi, thư ký ghi chép: "Họ và tên: Nguyễn Văn Thương, sinh năm 1928. Quê quán: Bản A Túc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên. Nhập ngũ: 08/08/1950, cấp bậc: thượng sĩ, chức vụ: y tá đông y, trình độ văn hóa: biết đọc biết viết. Họ tên cha dượng: Côn Thu sinh năm Tân Hợi, dã chết bệnh năm 1952, họ tên mẹ Nguyễn Thị Nuôi, sinh năm Tân Hợi, chết năm 1955 vì máy bay Mỹ ném bom. Anh chị em ruột không có. Ở quê quán hiện nay không còn người thân, ông bà nội ngoại: Không biết họ tên, quê quán. Nghe mẹ kể, ông tên là Thường, chuyên nghề nấu cao hổ cốt, cao gạc nai tại miền núi huyện Phong Điền, để có người đem về dâng lên vua chúa trong Huế, ông chết lúc tôi 4 tuổi. Mẹ dẫn đi ăn xin, lần hồi lên thấu bản A Túc, mẹ con nương thân Ở đây, năm tôi lên 6 tuổi, mẹ lấy ông Côn Thu làm chồng - là người dân tộc Pakok. Từ năm 1946, có người đến thuê nấu cao hà thủ ô, cao trăn, cao gạc nai, hổ cốt. Dạo đó tôi đã lớn, hai bố con làm có tiền nhưng mẹ không sinh được em. Năm 1950 tôi bị động viên vào bộ đội lúc đã 22 tuổi, tôi quen lối sống của người Pakok, thích ở núi rừng, lại biết nghề nấu cao nên ít lâu sau họ đưa tôi lên miền núi gọi là Dương Hòa nấu cao để gởi cho các ông lớn ở nhiều nơi". Mình kể chi tiết cách nấu cao và cách ngâm các loại rượu tắc kè, bìm bịp, rượu rắn, kể về tác dụng của các loại rượu bổ...

        Người thẩm vấn ngồi nghe đã lâu, đột ngột hỏi: "ông đi lính đã lâu, sao cấp bậc chỉ mới là thượng sĩ? Họ không trọng dụng, ông có buồn không?" Mình nói bên các ông thế nào tôi không biết, bên bộ đội miền Bắc hễ đã vào ngạch chuyên nghiệp thì chỉ có đến thượng sĩ là cao nhất. Đời tôi cũng chẳng màng gì cấp chức, chỉ mong cho mau hết chiến tranh, tôi được giải ngũ về làm ruộng rẫy, lấy vợ may ra còn kiếm chút con.

        Người thẩm vấn thở dài.

        Năm 1970, chúng chở mình về một trại giam ở Biên Hòa. Ở đây có tới cả ngàn tù binh. Mình không dám đi lại nhiều. Ngán nhất là mấy thằng đầu hàng phản bội phát hiện chỉ mặt, lại cũng phải đề phòng gặp người quen "chào thủ trưởng" thì lộ tẩy. Chúng vẫn giam mình trong trại các hạ sĩ quan binh sĩ. Năm 1971, một hôm người cai tù biểu mình đến gặp ông sĩ quan quản ngục. ông sĩ quan tỏ vẻ lịch sự, ông mời ngồi rồi nói: "Nhiều trại tù binh phía các ông ghẻ lở nhiều quá? Sắp tới tôi thấy bất tiện khi phải tiếp và dẫn khách nước ngoài đến thăm. Tôi muốn nhờ ông chữa trị bằng thuốc đông y". Mình suy nghĩ: Đây là việc làm có lợi cho anh em tù binh. Mình chỉ dẫn cách chữa ghẻ bằng thuốc diêm sinh và nhấn mạnh: Phải phát cho mỗi người hai bộ quần áo mới để thay đổi, phải tắm rửa sạch sẽ trước khi xức thuốc, phải trụng áo quần bằng nước sôi 5 phút trước khi phơi khô. Sau mười ngày chữa trị, bệnh ghẻ lở đã lành, kịp cho các quan thầy Mỹ dến kiểm tra.

        Một lần khác vào cuối mùa hè năm 1972, trung tá, giám đốc trại giam Tam Hiệp - Biên Hoà cho gọi mình đến phòng làm việc. ông ta nói có vợ bị thần kinh tọa đau đớn khổ sở lắm và khẩn khoản nhờ mình châm cứu? Mình nhìn túi áo ngực có thêu chữ "Phong'. Mình nghĩ: Mình đâu có biết nghề châm cứu? Nhưng mình nói: "Tôi không cầm kim châm đã lâu, hơn nữa nay có tuổi cầm kim không tốt bằng lớp trẻ, tôi sẽ giúp cho". Mình về tìm một y sĩ châm cứu giỏi cũng là một bạn tù. Hôm sau, hai anh em cùng đến. Theo lời hẹn, mình chỉ ngồi hướng dẫn em này châm. Hôm đầu, đặt kim lần thứ ba thì mình gật đầu châm đúng huyệt, hôm thứ hai lần đặt kim lần thứ hai thì mình gật đầu châm... Cứ như thế, mình ngồi cách bệnh nhân 1,5 mét và ra hiệu dịch qua phải, qua trái, dịch lên, dịch xuống... Châm cứu một tuần thì vợ trung tá Phong khỏi bệnh. Tiếng tăm mình nổi như cồn.

        Thi hành hiệp định Pa-ri, theo điều khoản trao trả tù binh, mình mang tên Nguyễn Văn Thương, thượng sĩ, y tá đông y có tên trong danh sách trao trả đợt đầu tiên tại Quảng Trị. Thế là, xế trưa ngày 12 tháng 2 năm 1973, mình cùng các bạn tù lội mấy chục bước, vừa đặt chân lên bờ bắc sông Thạch Hãn đã thấy anh Phạm Thái - nguyên Phó chủ nhiệm Cục Chính trị Quân giải phóng, là Đại tá Cục trưởng Cục Quân pháp Quân đội Nhân dân Việt Nam đến bắt tay, kéo vội mình lên chiếc xe commăngca đang nổ máy chờ sẵn. Xe nhấn ga chạy về Hà Nội trước sự ngỡ ngàng của mọi người có mặt hôm đó". Vậy là  thượng tá Trần Văn Trân - Sư trưởng sư đoàn 1 Quân  giải phóng miền Nam (B2) đã đóng kịch trong vai thượng sĩ y tá đông y, đánh lừa bộ máy tình báo gián  điệp đồ sộ của Mỹ-Thiệu từ tháng 2 năm 1970 dến tháng 2 năm 1973. Chúng yên chí Đại tá Trần Văn Trân đã bị bắn chết tại kinh Vĩnh Tế. Hơn nữa, các : lời khai báo của anh không có một khe hở khiến chúng nghi ngờ. Dạo đó, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng cùng chính quyền địa phương đã tổ chức lễ truy điệu ngậm ngùi hồi tưởng lại cuộc đời của anh và thực hiện các chính sách gia đình liệt sĩ đối với vợ con anh. Thời gian ở trong tù, anh dược tín nhiệm bầu vào Đảng ủy nhà lao Tam Hiệp, cũng có một số người biết rành rọt về anh nhưng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và họ thương yêu anh, quý trọng anh, bảo vệ anh nên anh không bị lộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:24:44 pm »

*

*         *

        Sáng ngày 9 tháng 3 năm 1987, trong buổi giao ban hàng tuần, tại Sở chỉ huy Đoàn 7708 có tin: Chùa Arasếch bị mất một cánh cửa sổ bằng sắt, bà con nói: "Nhờ bộ đội Việt Nam tìm giùm".

        Chùa Arasếch cách Hoàng cung hơn 5 kilômét về phía đông, Ở bên kia bờ sông "Bốn mặt" (Là một vùng sông nước mênh mông của sông Mê Kông và hai con sông Lê Sáp - Bát Sắc hợp lưu thành, dài hơn 3 kilômét, rộng hàng kilômét rồi chia thành hai sông chảy về Việt Nam gọi là sông Tiền và sông Hậu). Ờ đó có một trung đội của tiểu đoàn 1 Đoàn 7708 chốt giữ địa bàn, chống địch pháo kích vào Hoàng cung. Là cánh cửa sổ của chùa thì có hàng chữ "Arasếch". Người dân Campuchia với lòng sùng tín đạo Phật, họ không bao giờ dám lấy. Tôi coi dây là một việc hệ trọng và chỉ thị cho tiểu doàn 1 nắm tình hình, tổ chức đi tìm cho bằng được cánh cửa sắt có chữ "Arasếch" đem trả lại, kịp cho chùa đang sừa chữa.

        Tại buổi giao ban tuần kế tiếp, tôi hỏi lại - vẫn chưa tìm thấy. Có ý kiến coi đây là việc giữa đời, tìm sao nổi? Tôi cho rằng: "Còn hay mất lòng dân là đây" và quyết tâm ngay sau buổi giao ban này, tự mình phải tổ chức đi tìm. Cùng đi có tham mưu trưởng, tiểu đoàn trưởng 1, đại đội trường 1, trung đội trưởng và chọn cơ quan Quận đội Quận 7/1 làm Sở chỉ huy. Đồng thờỉ điện cho Bộ chỉ huy quân sự và Ban giám đốc Công an thành phố cho lực lượng phối hợp. Đến 10 giờ 30 phút, các 1ực 1ượng có mặt triển khai chốt giữ và bắt đầu kiểm tra cả 6 vựa mua bán sắt cũ tại Phnêm Pênh. Lủc 11 gìờ 15 phút được tin đã phát hiện ra cánh cửa tại một vựa sắt cũ, gần chợ ô-rư-xây thuộc Quận 7/1. Đoàn di chuyển Sở chỉ huy đến kìểm tra tại chỗ. Chủ nhà khai đã mua của một ngườí dân Việt Nam bán lạc-xoong. Tôi nghĩ: Là bộ đội Việt Nam bảo vệ địa bàn mình phải có trách nhiệm giải quyết sao cho được lòng dân.

        Các đồng chí công an và quân sự bạn đòi tịch thu hàng, bắt giam chủ nhà vì tôi mua bán tài sản của nhà chùa. Sau khi trao đổi thống nhất, tôi đã cho mua lại cánh cửa và trả 24 riels (gấp đỏi giá chủ nhà đă mua) và cho giáo dục tại chỗ vì chủ nhà là một ngưởi mẹ có con mớỉ 5 tháng tuổi.

        Buổi chiều, tôi dẫn đoàn cán bộ bốn cấp: Đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng, trung đội trưởng mang theo cánh cửa sắt, dùng hai chiếc xuồng máy vượt sông "Bốn mặt" đến chùa Arasếch.

        Ngài hoà thượng trụ trì củng ba vì nữa ra đón. Đoàn chúng tôl quỳ xuống giữa sân chùa, tức thì các Hoà thượng đêu quỳ xuông thành một hàng dọc đối diện. Tôi nói: "A di đà Phật, kính thưa ngài Hoà thương trụ trì, các ngài Hoà thượng và các tăng ni quý chùa, hôm nay anh em cán bộ bốn cấp chl huy Đoàn 7708 kính lời cảm ơn về sự giúp đỡ, bảo bọc của quý chùa đối với anh em bộ đội Việt Nam, đã cho nương nhờ tại đây lâu nay. Kính thưa, vừa qua có em cháu là người dân Việt Nam lỡ dại lấy cánh cửa chùa, nay xin đem trả lại và xin tha thứ lỗi phạm này trước cửa Phật".

        Ngài hòa thượng trụ trì và các hòa thượng bước tới dùng hai tay nâng chúng tôi dậy, dẫn vào trong chùa. Mọi người đều hân hoan. Chùa cho chúng tôi uống nước dừa. Hoà thượng trụ trì nói: "Chúng tôi đã gặp có biết ít nhiều về quân đội và công việc nhà binh của quân đội nước ngoài và quân đội Campuchia... Hôm nay, lần đầu tiên thấy quân đội Việt Nam đã thể hiện sự kính trọng cao nhất đối với đạo Phật, tại chùa Arasếch của chúng tôi. Chúng tôi coi đây là một vinh dự. Xin cảm ơn và chân thành bày tỏ sự quý trọng của những người Campuchia tu hành đối với bộ đội Việt Nam, Đoàn 7708 đã cho mấy chục người đến ở, bảo vệ chùa chúng tôi, xin cho anh em cứ ở lại đây. Chùa cho bộ đội Việt Nam hoa lợi 10 cây dừa và hai cây xoài để anh em bồi dưỡng sức khỏe".
   
        Cuộc trò chuyện diễn ra thật vui vẻ, thân tình, nội dung rất phong phú, bổ ích.

        Ngài hòa thượng trụ trì cùng nhiều người tiễn chúng tôi ra tận bờ sông, đôi bên lưu luyến vẫy tay mãi...

        Hai chiếc xuồng máy lướt nhẹ trên dòng sông "Bốn mặt" đưa chúng tôi trở về Phnôm Pênh. Lòng thấy khoan khoái lạ thường, bên tai rộn rã những lời đồng đội ca ngợi lẫn nhau về sự thành công của một ngày công tác đặc biệt này. Trong tôi dọng lại cánh cửa có dòng chữ "Arasếch" bằng sắt, một kỷ niệm hiếm có trong đời. Đồng chí Đại úy, Tiểu đoàn trưởng Lê Huy Liễn ghé tai tôi nói: "Câu chuyện ngày hôm nay sẽ lan truyền, có giá trị thuyết phục như một bài học quý đối với tiểu đoàn chúng tôi".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:28:12 pm »


*

*         *

        Được cấp trên cho phép và các bạn Campuchia giúp đỡ, đầu năm 1987, tôi đã hai lần đón vợ lên Phnôm Pênh chữa bệnh đái tháo đường bằng thuốc dân tộc của thầy Pheng, xã Plơng-xe-rồ-tế, huyện Đăng-cao. Vợ thầy Pheng nói: "Mấy năm nay không cho ông già đi lấy thuốc vì phải lên Pu-xát nơi có núi đá lấy thuốc lúc 12 giờ trưa, sợ gặp Pôn Pốt giết hoặc về bị sốt rét. Nhưng nay nghe người nhà Tà Ninh bệnh, nên ông già tự đi lấy được thuốc tốt, chắc chắn sẽ lành bệnh". Sau 3 tháng uống thuốc dân tộc Campuchia, vợ tôi khỏi bệnh, mắt sáng lại, răng cứng cáp người mập mạp, da dẻ hồng hào, tóc mọc dài và dày. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương xét nghiệm nước tiểu không còn đường. Tôi và gia đình hết sức mừng vui cảm động.




Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:32:30 pm »


*

*         *

        Tôi nhớ mãi mùa hè năm 1987, tại đoàn an dưỡng tại Long Hải. Lúc ấy khoảng một giờ chiều, tôi đang ngủ trưa, vợ gọi dậy và rủ đi tắm biển. Tôi mang cái phao lớn như cái thuyền thúng ra cho hai mẹ con Lý ngồi lên. Nhưng sóng lớn quá vì biển hơi động, cái phao cứ bị đẩy vô bờ hoài. Tôi nói: "Bây giờ ba đẩy ra khỏi lớp sóng này, ra ngoài kia biển lặng, dễ tắm lắm". Ai dè chỉ một lát sau đã thấy phao ngày càng xa bờ. Vợ tôi nhắc: "Ba cho vô đi kẻo xa quá rồi!". Tôi nói: "Gặp luồng nước ra, anh đã bơi và đẩy vào từ nãy giờ vẫn cứ bị trôi ra, lát nữa sẽ vào". Phao đã cách bờ hơn một cây số và cứ trôi dần xuống hướng chợ Long Hải. Tôi đang lo lắng thì có một con sóng to xô lật úp phao. Tôi lo quá vội chụp lấy cánh tay Lý, tay kia níu phao. Vợ tôi cũng nắm lấy một chân Hương Lý và tay kia níu phao. Ai cũng hồi hộp lo lắng. Không ai dám leo lên phao nữa vì phao đã lật úp, trên đó Hương Lý đang ngồi. Tôi hối vợ lên phao đi kẻo mệt và lạnh. Hai vợ chồng đều dùng hai đôi chân bơi đứng, bốn tay nắm chặt lấy nhau trên mặt phao, và vây lấy Hương Lý. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ... Chợt có từng đàn cá bằng ba ngón tay cứ bay bay lên, bụng chúng lấp lánh ánh bạc trông thật ghê rợn... Hương Lý 'khóc mếu máo vừa nói: "Con sợ quá, con sợ quá !" Tôi nói cứng: "Có gì đâu mà sợ. Con ở trên phao cũng như đang tắm nắng trên cát vậy Lý à?,, Tôi nói để trấn an cho Hương Lý, cho vợ và cho cả bản thân. Chừng 15 phút sau, tôi thấy có đám người tãm trong bờ, gần xóm chài Long Hải. Tôi vẫy tay cao lên vừa la lớn: "Cứut Cứu!" rồi lại: "Cứu! Cứut" Tôi vừa bơi đứng vừa đăm đăm nhìn vào bờ và nói: "Đã có người chạy vào làng kêu tiếp cứu. Đang lúc căng thẳng dõi theo từng giây chờ tiếp cứu thì thình lình lại một con sóng xô lật ngửa phao... VỢ tôi nhanh chóng chụp lấy tay Lý, tay kia níu phao. Và tôi cũng chụp một chân Lý một tay níu phao. Tôi vừa giữ phao và cho Lý lên phao vừa nói: "Thế là sống rồi? Bây giờ Hương Lý cứ yên chí ngồi thoải mái trên phao". Tôi lại giục vợ lên phao luôn kẻo lạnh. Tôi giục đến lần thứ ba, vợ còn ngần ngại, thì chỉ bốn đợt sóng gợn liên tiếp đã đưa phao chúng tôi hòa trong lớp lớp những làn sóng bạc đầu... Sóng xô chúng tôi và cái phao vào bờ cát rất nhanh. Chỗ này cách bãi tắm của đơn vị hơn một cây số. Tôi nhanh chóng vác phao và giục hai mẹ con cùng chạy nhanh về nhà mặc quần áo cho đỡ rét. Cả tuần sau đó thỉnh thoảng nhớ lại tôi hú hồn. Đêm đêm tôi mơ thấy cảnh chết chìm dưới đáy biển một cách hãi hùng. Tôi đem ý nghĩ đó kể với vợ. Vợ tôi cũng thú thật như vậy, nhưng không dám nói ra lời. Tôi nói: "Giữa biển cả, con người mình trở thành quá ư nhỏ bé, nhỏ bé về nhiều mặt. Thật đáng sợ nếu thiếu những hiểu biết cần thiết, sẽ bị trừng phạt ghê gớm!".

        Hàng năm, vào dịp Tết có nhiều đoàn quân dân chính Đảng các tỉnh thành từ Việt Nam qua Campuchia thăm viếng, động viên bộ đội Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, nhiều đoàn ghé lại Phnôm Pênh tham quan. Chúng tôi giao nhiệm vụ và dặn dò ba cơ quan, nhất là các đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng cung, chùa Vàng, chùa Bạc, bảo tàng nhà tù Tung sleng, hố chôn người Chơng-ếch.., phải niềm nở đón tiếp và cố gắng giúp đỡ các đoàn từ Tổ quốc qua.

        Trong các đợt rút quân (bốn đợt) của các Sư đoàn, Mặt trận về nước, đều có đi qua Phnôm Pênh. Bạn tổ chức rất trọng thể và tình cảm. Chúng tôi có nhiệm vụ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tại các cuộc tiếp xúc chia tay giữa các đoàn rút quân với cấp Trung ương Bạn tại Hội trường Quốc hội, ở Hoàng Cung và tại quảng trường lễ đường ở Đài Độc Lập, nhất là huy động nhân dân các dân tộc Campuchia tiễn đưa đứng dọc theo hai bên những con đường lớn của thành phố.

        Chúng tôi có vinh dự được chứng kiến cảnh nhân dân Campuchia tập trung rất đông - cả người già, em bé mặc áo mới, vây cờ, hoa, tạng dừa, thốt nốt.., tiễn đưa thật lưu luyến, các bà các chị nhiều người hô to lời chào, vừa cười vừa rơi lệ, dọc đường Mô-ni-vông, qua cầu Tôn-lê Bát-xắc, đi qua Chư-paăm pâu, Kiên xoai...

        Năm 1986, trong một buổi giao ban (hàng tuần) tại Bộ Tư lệnh 719, Đại tướng Lê Đức Anh hỏi tôi: "Đoàn 7708 rút quân được chưa?" Tôi thưa, việc đó tùy Bộ Tư lệnh, chúng tôi đã và đang cùng với bạn chuẩn bị.

        Tháng 2 năm 1988, tôi cho tài vụ Đoàn mang 400 ngàn đồng tiền riêl đến trả 1ại cho tài vụ 719, đây là số tiền do tiền phương Bộ Quốc phòng cho mượn để sản xuất quay vòng nhằm cải thiện đời sống cho bộ đội đã ba năm, lúc cho mượn 719 dặn: "Phải bảo toàn vốn, không được thâm hụt, khi không dùng nữa phải đem trả".

        Bộ Tư lệnh 719 biểu dương Đoàn 7708 và cho Đoàn được quyền sử dụng. Chúng tôi dùng 40 ngàn riêl trả cho những người dân đã cho anh em Đoàn 7708 mượn mà anh em không thể trả trước thời gian mà Đoàn chúng tôi quy định; xuất chi cho cán bộ chiến sĩ ăn thêm trong hai mươi ngày; xuất chi mua quà kỷ niệm cho cán bộ trung đội trở lên; xuất chi cho các đồng chí đã qua ba cuộc chiến tranh mỗi người một bộ áo quần và xuất chi liên hoan chia tay với Bạn.

        Trong tháng 4 và 5 năm 1988, được sự chỉ đạo của Thiếu tướng Bùi Thanh Vân1 và sự giúp đỡ của cán bộ cơ quan Quân khu, chúng tôi làm theo "lịch công tác tham mưu song song1. Chúng tôi tiến hành kiểm kê và bàn giao nhiệm vụ bảo vệ thành phố, bảo vệ các mục tiêu chính trị, văn hóa, kinh tế, các kho báu vật... Mọi cuộc bàn giao cho bạn thường có bốn thành viên: Đơn vị cơ sở ta giao, đơn vị cơ sở Bạn nhận, đại diện chỉ huy của 7708 và Thành đội Phnôm Pênh. Có biên bản bàn giao, có ghi âm, chụp ảnh và quay video hiện trạng nhà cửa vườn tược của nhân dân, trao lại cho Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Phnôm Pênh nhận.

        Một hôm, tôi cùng con gái Hương Lan và con rể Văn Báu đến thăm thầy Pheng ở Plơng-xe-rồ-tế. Con rể nói lời cảm ơn nhờ thầy chữa bệnh cho má cháu lành, chúng cháu mới được phép làm đám cưới. Thầy Pheng cảm động, nói lời cám ơn và biếu một xấp tiền riêl mới tinh - độ chừng năm mươi tờ 50 đồng). Các con nhìn tôi dò hỏi. Tôi nói nhận một tờ tượng trưng, không nhận hoặc nhận hết đều không tiện. Hai con về đến nhà, hàng xóm đến chơi, chỉ thấy các cháu mua 5 kilôgam nếp và một ít đậu xanh gói bánh Tết. Có người hỏi sao không mua vàng hoặc đô la về kiếm ít tiền lời? Các con nói, mục đích chúng em là đi cám ơn ông thầy và tham quan.

        Một lần khác, đồng chí Kiêng-xà-vút3 đến thăm tôi và chuẩn bị tiếp nhận bàn giao, gặp lúc con gái tôi là Hương Liên cùng đoàn Hội Phụ nữ Quận 6 ghé lại tham quan Phnôm Pênh. Anh Kiêng-xà-vút cầm cái đài cát sét (mà tôi sẽ bàn giao) tặng cho con gái tôi. Con tôi ngần ngừ, tôi nói: "Cái đó xin gởi lại anh, các cháu không dám nhận đâư". Anh Kiêng-xà-vút tỏ vẻ không bằng lòng, anh hỏi tôi: "Cái này bây giờ là của tôi, tôi có quyền cho mà sao không dám nhận?" Tôi nói: "Đây là cái đài chiến lợi phẩm (là hàng của Campuchia), đơn vị đã mượn trang bị cho phòng chỉ huy trưởng, tôi dùng đã hơn 6 năm, nay bàn giao lại để các bạn dùng. Nếu các cháu đem về gia đình, nay mai nhiều anh em 7708 và cơ quan Quân khu đến chơi, thấy cái máy này tại nhà tôi thì mọi người sẽ hiểu như thế nào về phẩm chất cán bộ trong con người của tôi? Xin anh vui lòng nghe lời tôi một lần này di. Anh Kiêng-xà-vút tư lự giây lát rồi cười nói: "Hiểu rồi, tôi hiểu tấm lòng của anh rồi". Anh đứng dậy dùng hai bàn tay, bắt thật chặt tay tôi rung rung. "Chúng ta hiểu nhau rồi, quý lắm!" - Tôi nói: "Cám ơn anh".

-----------------
1. Thiếu tướng Bùi Thanh Vân, tức út Liêm - Phó Tư lệnh Quân khu 7.
2. Chương tnnh 1àm việc của cán bộ chủ chết và từng đơn vị hàng ngày theo thứ tự công việc, để không bỏ sót.
3. Đồng chí Kiêng-xà-vút: Tư 1ệnh Phnôm Pênh (thay đồng chí Nhất Huôn).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:34:23 pm »


        3 - Yên tâm

        Chiều ngày 5 tháng 6 năm 1988, trước ngày rút quân về nước, tại Sở Chỉ huy Đoàn 7708 có cuộc trò chuyện thân mật giữa Bộ Chỉ huy Đoàn với Bạn. Phía Bạn có ông Nguôn Nhơn - ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, Bí thư thành ủy; ông Thông Khôl - Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố và ông Samơđi - Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia thành phố Phnôm Pênh. Về phía ta có tôi là Đinh Như Ninh, chỉ huy trưởng và đồng chí đại tá Trần Văn Kỳ - Phó chỉ huy trưởng về hậu cần.

        Sau những lời phát biểu chia tay và cám ơn, chúc mừng của đôi bên vừa dứt, ông Samơđi nói: "Sáng ngày mai các đồng chí lên đường về nước rồi, mọi công việc, mọi lo toan giao lại cho chúng tôi thay thế, các đồng chí Việt Nam yên tâm chưa?"

        Tôi nói: "Mọi công việc về quân sự, chính trị, chúng ta đã trao đổi và bàn giao xong, nhất là việc tổ chức chiến đấu bảo vệ thủ đô, bảo vệ Trung ương Đảng, chính phủ, tiếp tục huấn luyện xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến dấu.., chúng tôi yên tâm. Riêng về tình cảm, đã lâu Đoàn 7708 sống với nhân dân Phnôm Pênh như được sống trong gia đình; ngày mai xa Phnôm Pênh chúng tôi bịn rịn, nhớ thương và trong lòng có ba việc chưa yên tâm". ông Samơđi - một người lực lưỡng, khuôn mặt chữ điền, mái tóc muối tiêu dày, cử chỉ nhanh nhẹn, ứng xử lịch lãm, mới gặp không ai ngờ ông là vị tiến sĩ y khoa tốt nghiệp tại Pa-ri, đã gần 70 tuổi. ông tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: "Vậy hả? Việc gì? Đồng chí cứ nói đi, hôm nay chúng tôi có mặt đủ cán bộ Đảng, chính quyền, mặt trận, xin đồng chí cứ nói hết cho nghe".

        Tôi nói: "Có một số anh em 7708 ăn hủ tíu chịu, uống cà phê chịu ở hàng quán quen, có người mượn tiền đi phép về quê... Hơn một tháng nay, chúng tôi đã dùng 40.000 riêl và cử cán bộ đến từng đại đội xác minh giải quyết trả cho dân, nhưng có thể còn sót do có anh em đi phép, nằm bệnh viện..., cán bộ không biết họ nợ mà dân thì không nói cho biết. Khi chúng tôi về rồi, có thể có người dân phiền trách bộ đội Việt Nam, làm tôi ái ngại trong lòng".

        Ông Samơđi cầm tay ông Thông-Khôl - một thanh niên mới ngoài 30 tuổi, người mà từ đầu buổi chỉ ngồi và lâu lâu mới nói: "Bạt, bạt..." (Dạ, dạ...). Nếu là người mới gặp, không ai ngờ đó là vị Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Phnôm Pênh. ông Samơđi nói: "Anh nghe rõ chưa? Tôi sẽ cho ngưừi xem xét cụ thể nếu có nợ thật thì anh cho tài chánh cùng Mặt trận chi trả".

        Quay sang phía tôi, ông Samơđi nói: "Chúng tôi sẽ thay 7708 lo như thế được chưa? Còn điều thứ hai, xin nói tiếp".

        Tôi cám ơn và nói: "Đoàn 7708 Ở đây đã lâu, tình cảm gắn bó rất nhiều. Hơn nữa, Phnôm Pênh ta có nhiều phụ nữ trẻ đã sớm trở thành "mê mai" (bà góa).

        Còn anh em chúng tôi thì nhiều người xa gia đình, vợ con... Họ tự nguyện đi lại, ăn ở với nhau; chúng tôi đã ngăn ngừa, nhưng hạn chế chỉ được phần nào. Chúng tôi biết Phnôm Pênh hiện có hơn 30 cháu bé là con bộ đội Việt Nam, nhiều năm nay vẫn êm ả, nhưng ngày mai đây, anh em chúng tôi đã về nước rồi. Sau này khi các chị gặp lúc khó khăn, con đói, mẹ đau... không ai cùng lo, các chị sẽ phiền trách. Các cháu bé đi chơi, vào lớp bị các bạn trêu chọc. Nghĩ đến những cảnh đó, chúng tôi rất lo buồn".

        Ông Samơđi nhìn ông Nguôn Nhơn - một người cao, hơi gầy, dáng vẻ thư sinh như một nhà giáo, chừng 50 tuổi và nói: "Đây cũng là việc của Mặt trận, tôi giải quyết và đồng chí sẽ cho ý kiến". ông quay người về phía tôi và nói: "Đây là vấn đề rất tế nhị mà các quân đội ngoại quốc thường che giấu nhưng hôm nay tôi nghe người chỉ huy bộ đội Việt Nam nói ra với chúng tôi. Xin cám ơn và bày tỏ lòng quý trọng trước tình cảm chân thành của đồng chí. Còn việc này xin đồng chí yên tâm". ông nhìn tôi cười rạng rỡ: "Trẻ em lai hầu hết là thông minh. Tôi hy vọng trong số này sẽ có những con người tài giỏi, họ sẽ giúp ích cho đất nước và thành phố chúng tôi sau này". ông lại nói với ông Thông-Khôl: "Chắc đồng chí cũng thống nhất với tôi coi đây là sự may mắn cho các chị em "mê mai", coi các bé là con cháu mình và sau này chúng ta phải động viên bà con ráng nuôi dưỡng các cháu. Nếu có trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ cùng đồng chí giúp đỡ những người mẹ vượt qua khó khăn".

        Tất cả cùng cười. ông Samơđi lại nhìn tôi và hỏi: "Còn điều thứ ba?"

        Tôi cám ơn và nói: "Thứ ba là vấn đề nhà đất. Như các đồng chí đã biết từ tháng 4 năm 1983, chúng tôi từ Đài Độc lập tới đây thay cho một đơn vị Quân đoàn 4. Cơ sở nàv đã dùng 5 năm rồi, nay giao lại mà nhà thì bị dột, cửa thì chắp vá, sân thì cuốc lên trồng rau, vườn thì đào ao nuôi cá... Chúng tôi không có điều kiện khôi phục lại phần nào cho dân, không biết họ hiểu thế nào về chúng tôi: Bộ đội Việt Nam?"

        Ông Samơđi chăm chú nhìn tôi - một cái nhìn đầy thiện cảm và nói: "Không sao cả. Trong lòng người dân Campuchia đều cho rằng: Hết rồi? Pôn Pốt lấy hết tiền của, nhà cửa, ruộng đất... May nhờ có bộ đội Việt Nam cứu kịp cho cái mạng sống, nay lại có nhà, có đất là vô cùng quý hóa, cái gì cũng đều quý hóa cả, xin đồng chí hiểu cho như vậy mà yên tâm".

        Ông Nguôn Nhơn hoàn toàn đồng ý với các nội dung đã trao đổi. ông nói những lời cám ơn với tình cảm thật thắm thiết, cảm động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:34:55 pm »

        Tiễn chân các Bạn ra xe xong, đồng chí Trần Văn Kỳ nói: "Thế là tốt lắm, phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn". Tôi vào nhà mà lòng nhẹ lâng lâng và nhớ lại lời căn dặn của đồng chí cố Tổng bí thư Lê Duẩn: "Khi đến mang theo trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế trong sáng với Bạn Campuchia. Khi xong việc mang về cho Tổ quốc tình hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc, hai đất nước anh em Việt Nam - Campuchia, chúng ta không có lợi ích nào khác".

        Tôi hiểu, Đoàn 7708 đạt được những thành quả trên là nhờ có quan điểm, đường lối đúng và sự lãnh đạo của Đảng, của chỉ huy nhiều cấp trong quân đội, của bộ máy chuyên gia các cấp (nhất là A50 tại thành phố Phnôm Pênh), cùng với sự đóng góp tích cực của cán bộ chiến sĩ Đoàn 7708 - nên đã huy động được nhân dân Phnôm Pênh, biến lòng dân thành sức mạnh tổng hợp chiến đấu bảo vệ và thực hiện hồi sinh dân tộc tại thủ đô Phnôm Pênh. Ba hôm sau ngày rút quân về nước, tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhà báo nước ngoài hỏi tôi từ nhiều góc cạnh dể biết Việt Nam có rút quân thật không? Là người trong cuộc, tôi trả lời, kể chuyện ở Phnôm Pênh cho các bạn nghe thật thoải mái, vui vẻ. Một nhà báo Thụy Điển nói: "Hôm nay được nghe, được biết rõ sự thật, chúng tôi tin và quý trọng tấm lòng trong sáng của quân đội Việt Nam, người Việt Nam, chỉ tiếc là quá muộn. Tại sao Việt Nam không công khai cho thế giới biết ý định tốt đẹp này, trước khi giúp giải phóng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng?"

        Tôi nói, đó là vấn đề thuộc nguyên tắc bí mật quân sự. Hơn nữa, để cho lòng tin người dân Campuchia chuyển biến từ sự khiếp sợ Pôn Pốt trở thành tự tin là họ có thể đánh thắng Pôn Pốt và tự mình quản lý xây dựng lại đất nước (đã từng có nền văn hóa ăng-ko huy hoàng) là cần phải có thời gian cần thiết cho việc học tập, làm quen dần từng bước.

        Trong nhiệm vụ giúp Bạn và cùng với Bạn chiến đấu bảo vệ và xây dựng thành phố Phnôm Pênh, Đoàn 7708 đã thể hiện rõ bản chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ. Trong hai tháng 4 và 5 năm 1988, khi bàn giao mọi kho báu vật, mọi mục tiêu kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự cho Bạn đều không hề có mất mát suy suyển. Bạn rất cảm động và ca ngợi. Điều đó nói lên sự trong sáng trong nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn  của Đảng và nhân dân ta nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng và là niềm tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ Đoàn 7708. Tháng 9 năm 2005, tôi có dịp trở lại Phnôm Pênh (tham quan nghỉ dưỡng theo nghị định thư của hai Bộ Quốc phòng Việt Nam - Campuchia). Tháng 6 năm 2007, tôi lại đến Phnôm Pênh (dự mít tinh kỷ niệm 40 năm ngày ký kết hữu nghị hợp tác Việt Nam - Campuchia, dự hội thảo cuộc gặp gỡ nhân dân hai nước và đi thăm một số địa phương), được gặp gỡ trò chuyện với nhiều người dân và cảm nhận rõ một điều: Quân tình nguyện Việt Nam đã để lại trong lòng người dân Campuchia nhiều hình ảnh tốt đẹp, đậm đà tình thương mến, yêu quý.

        Tổ chức cho dơn vị hành quân về nước xong, hàng ngày tôi vẫn đi lo việc giải thể bàn giao và viết tổng kết kinh nghiệm rút quân, thường trực giải quyết mọi việc còn lại của Đoàn 7708 và chờ xếp công tác.

        Trong dịp lễ 7 tháng 1 năm 1989 (tròn 10 năm Quốc khánh Campuchia), tôi đi Phnôm Pênh theo lời mời của Thành ủy, ủy ban nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố. Tôi ghé thăm, cám ơn thầy Pheng và thông báo kết quả tốt đẹp sức khỏe của vợ tôi thầy Pheng gởi biếu thêm thuốc và quà cho gia đình. Liên tiếp sau đó, tôi lại đi Phnôm Pênh nhiều lần theo yêu cầu bảo dưỡng cán bộ của Quân khu để xin thuốc chữa bệnh tiểu đường cho Trung tướng Vũ Lăng, Trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh, các đại tá Vũ Long, Lê Hữu Luận, Phan Văn Tường...

        Sau bốn đợt rút quân tình nguyện Việt Nam về nước, tháng 4 năm 1989, tôi cùng tổ quân kỳ Đoàn 7708 (gồm Trung tá Hồ Sanh, Đại úy Lê Đức Nhạn và Đại úy Hoàng Kim Trừ) lên thủ đô Phnôm Pênh dự lễ tiễn và nhận huân chương, cờ danh dự do Nhà nước Campuchia tổ chức tại sân vận động Ôlempíc cho ba đơn vị thuộc Quân khu 7 gồm: Mặt trận 479 với hai đoàn quân sự tỉnh (7704 Bátđomboong, 7705 Xiêm Riệp); Mặt trận 779 với 5 đoàn quân sự tỉnh (7701 Côngpôngthơm, 7702 Côngpôngchàm, 7703 Svay Riêng, 7706 Pray Veng, 7707 Kratié và Đoàn trực thuộc Quân khu - tiền phương Bộ Quốc phòng, 7708 tại Phnôm Pênh).

        Đứng trong hàng quân tại sân lễ, chờ đón phần thưởng do Chủ tịch Hêng Xom Rin trao tặng, tôi bồi hồi xúc động nhớ Bác Hồ, nhớ các liệt sĩ anh hùng, nhớ đồng chí, đồng đội quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam.

        Hai hôm sau, chúng tôi đến thị xã Tây Ninh dự lễ đón và nhận huân chương, cờ thưởng do Hội đồng Nhà nước Việt Nam thưởng cho hai Mặt trận 479, 779 và Đoàn 7708. Cũng trong dịp này tôi được Nhà nước Campuchia thưởng Huân chương Bảo vệ Tố quốc hạng Nhất, Nhà nước Việt Nam thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM