Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:37:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thầm lặng  (Đọc 38930 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 11:55:51 am »


        2 - Bước ngoặt

       Quân khu đã giải phóng thị trấn Snoul thuộc tỉnh Kratié. Chúng tôi cùng một số phân đội chuẩn bị đón khách tại Sở Cao su Snoul. Một sân bay quân sự làm gấp cách Sở chỉ huy 500 mét. Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 7 lúc này do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu (tức Năm Ngà) Phó Tư lệnh Quân khu làm Tư lệnh, đồng chí Thiếu tướng Dương Cự Tẩm - Phó Chính ủy Quân khu - làm Chính ủy, đồng chí Đại tá Hồ Quang Hóa - Phó Tư lệnh Quân khu - làm Phó Tư lệnh, đồng chí Đại tá Võ Minh Như (tức Chín Hiền) làm Tham mưu trưởng, đồng chí Thượng tá Đặng Hữu Thuấn (út Đặng) - làm Tham mưu phó, đồng chí Thượng tá Võ Ngọc Hải (Tám Hải) - Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu - làm Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Thượng tá Lê Thành Công (Sáu Thịnh) làm Chủ nhiệm hậu cần. Tại đây, Quân khu đã đón các đồng chí Lê Đức Thọ, Chu Huy Mân đến làm việc. Ít hôm sau lại đón nhiều cán bộ và người Campuchia đến. Lễ thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia do Đảng nhân dân cách mạng Campuchia lãnh đạo đã diễn ra tại Sở Cao su Snoul, ngày 2 tháng 12 năm 1978. Mặt trận thay mặt nhân dân Campuchia kêu gọi sự giúp đỡ khẩn thiết của nhân dân Việt Nam.


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 11:58:02 am »


*

*         *

        Tôi nhớ lại, hôm chuẩn bị đón đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Chu Huy Mân. Tôi ra kiểm tra sân bay lần chót. Nhìn đồng hồ tôi thấy tám giờ kém năm phút mà chưa thấy ai đốt lừa. Tôi chạy đi đốt một trong bốn đống củi để sẵn. Từ xa thấy anh Năm Ngà quát: "Sao giờ này mới đốt lửa?" Tôi chạy tới, khi anh Năm nhìn thấy rõ tôi, anh chào "Ninh à? Tôi nói đã trễ giờ rồi mà chưa thấy ai đốt lửa cả" Anh hỏi còn mấy đống củi phải đốt nữa? Tôi nói "Ba" và chạy đi đốt tiếp Anh Năm Ngà vừa chạy vừa nói: "Mình cũng đi đốt lửa mới kịp". Đã có bốn cột khói bốc lên bốn góc. Chiếc trực thăng Mi 8 hạ độ cao vòng lại rồi xuống dần. Những cơn gió cuốn ù ù, lùa bụi cát, rác cỏ lá cây bay mù mịt, phủ đầy chúng tôi. Tôi kéo áo che mũi thỉnh thoảng mới hé mắt nhìn. Nhưng anh Năm Ngà cứ đứng mở to mắt trông chừng, ra hiệu, anh ho từng đợt và ra tận cầu thang máy bay đón khách. Trong tôi tràn ngập tình thương và sự quý trọng đối với anh Năm.

        Đồng chí Thượng tướng Chu Huy Mân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - đến thăm Trung đoàn 174 Sư đoàn 5, là một trong những đơn vị lập công tốt trong chiến dịch mùa mưa, đây cũng là trung đoàn mà đồng chí Chu Huy Mân là người Chính ủy đầu tiên khi mới thành lập trung đoàn tại Chiến khu Việt Bắc. Tuy cán bộ chiến sĩ Trung đoàn đã thay đổi qua nhiều thế hệ, nhưng được về lại Trung đoàn sau gần 30 năm, đồng chí Chu Huy Mân rất phấn khởi, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 174 cũng rất tự hào, hân hoan. Đồng chí Thiếu tướng Dương Cự Tẩm ghé tai tôi nói: "Đây là những giờ phút lịch sừ, cán bộ chiến sĩ Quân khu 7 được đồng chí Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trực tiếp đến động viên giao nhiệm vụ là vinh dự lắm, năm tháng sẽ qua đi nhưng những hình ảnh này đọng lại còn mãi với lịch sử truyền thống của Trung đoàn và của Quân khu 7 chúng ta".

        Đứng trước hơn một ngàn người lính xếp từng khối tại một khu rừng biên giới huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, ai nấy đều vui mừng. Sau mấy lời giới thiệu là những tràng vỗ tay dài, Thượng tướng chúc sức khỏe toàn thể anh em có mặt, sau đó hỏi về nhận thức nhiệm vụ sắp tới và quyết tâm của anh em. Đồng chí muốn nghe phát biểu của chiến sĩ và cán bộ trung đội đại đội. Sau đó có hai đồng chí phát biểu, buổi gặp gỡ bỗng chốc trở thành buổi trò chuyện thân mật giữa những người lính chừng 40 phút. Thượng tướng hài lòng về sự hiểu biết tình hình, nhiệm vụ và quyết tâm của Trung đoàn, đồng chí khen các cán bộ chính trị của Quân khu 7 đã làm tốt việc xây ớựng quyết tâm cho bộ đội. Đột nhiên đồng chí nói: "Trước mắt chúng ta là một khúc quẹo của lịch sử, đất nước ta, quân đội ta, chúng ta sẽ vượt qua và trưởng thành. Trên con đường cách mạng của chúng ta sẽ còn nhiều khúc quẹo của lịch sử... Năm nay tôi 68 tuổi, tôi đã già, các đồng chí trong Bộ Chính trị nhiều đồng chí cũng đã già rồi. Đến một lúc nào đó chúng tôi không còn làm việc được nữa, thì trong các đồng chí những ai có thể thay thế chúng tôi nào?" Anh em nhìn nhau, có tiếng thì thầm: "Việc này lớn quá, để dành cho cán bộ trả lời". Thượng tướng nghe được bèn khích lệ: "Chúng tôi sẽ nghe, còn nghe, hôm nay xuống nghe tiếng nói của thanh niên 174 xem nào!" Trong hàng quân có vài cánh tay giơ lên. Thượng tướng chỉ một đồng chí. Chiến sĩ nọ định nói thẳng vào nội dung, đồng chí ngăn lại, yêu cầu tự giới thiệu họ tên, quê quán. Chiến sĩ nói: "Tôi tên là Hồ Đắc Thế - 21 tuổi, Ở phường 12 quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh". Nghe giọng nói khác lạ, Thượng tướng hỏi: "Sao nghe giọng nói người Huế ?" - "Dạ em quê quán xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - bị Mỹ Thiệu xúc tát cả gia đình vào Sài Gòn năm 1972, lúc em mới 14 tuổi, em xin trả lời câu hỏi" - "Ừ, nói đi" - "Thưa thủ trưởng, con người ta sinh ra ở đời đều phải tuân theo quy luật của tạo hóa là sinh ra, lớn lên, già nua và mất đi. Các thủ trưởng cũng vậy, các thủ trưởng trưởng thành, dìu dắt chúng em đến một lúc nào đó, các thủ trưởng già không còn làm dược thì chúng em - lớp thanh niên mới sẽ thay thế các thủ trưởng".

        Thượng tướng vỗ tay khen, mắt rươm rướm. Mọi người có mặt nhiệt liệt vỗ tay dài, niềm tin và tình thương mến lớp thanh niên mới tràn ngập trong lòng chúng tôi.

        Quân khu 7 tiến quân theo trục đường 13, giải phóng tỉnh lỵ Kratié. Đồng chí Trung tá Nguyễn Quang Đạo (Ba Đạo) - Phó phòng pháo binh, Trung tá Đoàn Thanh Long (Tư Diệp) - Phó phòng thông tin và tôi Đinh Như Ninh - Trung tá, Phó phòng bảo vệ Quân khu được quyết định lâm thời lập thành Bộ chỉ huy Sư đoàn ở Xoài-Chia. Chúng tôi sử dụng hai trung đoàn bộ binh 205 và 2, một trung đoàn pháo binh và hai tiểu đoàn pháo cao xạ. Sư đoàn chốt giữ và truy quét khu vực đảm bảo phía sau đội hình của Quân khu, chú ý đề phòng địch từ khu rừng Đầm-rây-phông, Đôn-méa, Sờ-rây-cha đánh tái chiếm Xoài-Chia.

        Đợt tiến công của Quân khu thắng giòn giã, sau khi giải phóng Kratié, chủ lực Quân khu được lệnh lật cánh, đánh giải phóng các tỉnh Côngpôngchàm, Côngpôngthơm, Xiêm Riệp và huyện Xi-xô-phôn tỉnh Batđomboong...

        Một số đông cán bộ cơ quan Quân khu về Sở chỉ huy cơ bản. Tôi vào bệnh viện Thống Nhất để kiểm tra sức khỏe. Tôi bị giữ lại chữa sốt rét, viêm gan và sau đó được giới thiệu đi Quân khu 9 để chữa thêm bằng đông y. Tại đây tôi được một nữ y sĩ dặn uống nước lá sen thay trà hàng ngày để chữa rối loạn tiêu hóa.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 11:59:14 am »


*

*         *

        Tháng 10 năm 1979, tôi nhận nhiệm vụ đi Xiêm Riệp làm Trưởng phòng bảo vệ Mặt trận 479. Sáng 15 tháng 10, tôi tháp tùng đoàn của Thiếu tướng Dương Cự Tẩm tại sân bay Tân Sơn Nhất. Anh Năm Tẩm hỏi tôi: "Cậu xách theo cái ống bơ làm gì đó?" Tôi thưa: "Đựng cây xuyên tâm liên lên trồng và tiếp tục chữa trị gan, mỗi ngày nhai 7 lá" - "Vậy cậu định ở bên đó bao lâu?" Thiếu tướng hỏi. Tôi nói: "Chưa biết, thời gian do Quân khu quyết định".

        Phòng Bảo vệ được xếp ở một góc bìa thị xã Xiêm Riệp, trong hai ngôi nhà dân bỏ hoang. Tôi trồng cây xuyên tâm liên, tham gia trồng rau xanh, nuôi gà vịt.

        Tháng 11 năm 1979, một sáng chủ nhật, tôi ra chợ Xi-xô-phôn để xem cảnh chợ mà kẻ mua người bán không dùng tiền. Gần đến chợ, tôi thấy có nhiều người đàn ông tuổi trên dưới bốn mươi, cổ quàng khăn cà ma, một đầu khăn buộc túm gạo, họ dùng gạo trả công cho thợ cắt tóc, ăn hủ tiếu, uống nước ngọt... Họ dùng vàng đổi thuốc lá, xà bông, phụ tùng xe gắn máy... Người bán hàng dùng kéo cắt cái khâu 1 chỉ vàng thành phân, ly để hoàn trả phần còn dư thừa của người mua dồng hồ đeo tay. Tôi nhận ra người dân Campuchia rất linh hoạt trong tính toán mua bán, lấy vàng, gạo làm giá cả. Số lượng hàng hóa chưa nhiều nhưng mặt hàng khá phong phú. Tôi thích mấy thứ mình đang cần, nhưng nhớ lại chỉ thị: "Chỉ được dùng không khí để thở và dùng nước để sinh hoạt, không được tơ hào cái gì của bạn; ngược lại, ta sẵn sàng cho bạn những gì bạn cần mà ta có, ta có thể cho".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 12:01:50 pm »


*

*         *

        Nghe anh em báo lại tình hình nghiệp vụ, đã có 32 chiến sĩ ta đào ngũ vượt biên đi Thái Lan. Tôi thấy đây là vấn đề nghiêm trọng. Tôi tranh thủ đi theo mấy cán bộ Phòng Tác chiến bằng trực thăng, đến tiểu đoàn chốt giữ ở Phnom-mê-lai để kiểm tra và chứng kiến thực tế cuộc sống của bộ đội. Tôi đến Sư đoàn 309 Ở Pai-lin, Sư đoàn 5 ở Xi-xô-phôn nhiều lần và đến các Trung đoàn chốt giữ ở nhiều điểm dọc biên giới Campuchia, Thái Lan. Đến đâu, tôi cũng được biết ý chí quyết tâm, những gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ ta. Đồng thời cũng thấy sự vất vả, thiếu thốn vật chất trong cuộc sống và sự kiên cường chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn của anh em. Đâu đó dọc biên giới Campuchia - Thái Lan như tại tiểu đoàn đóng bên này bờ con suối nhỏ - gần cửa khẩu Pôipét, tôi nghe một chiến sĩ tay cầm súng, miệng ngâm nga: "Bên kia đèn điện nhảy đầm, bên này trơ trọi âm thầm tối om. Bên kia mặc đẹp ăn ngon, bên này gian khổ mỏi mòn tuổi xuân", rồi anh nhoẻn miệng cười, đúng là nụ cười trong gian khổ. Còn nhiều nữa những cảnh khan hiếm nước, thương vong vì cõng nước lên chốt bị mìn, khiêng cáng thương binh - tử sĩ lại vướng mìn mà thương vong thêm. Đồng chí đại úy Hoàng Văn Thị - quê Ở Thanh Hóa, cán bộ Phòng Chính trị Sư đoàn 5 dùng một chiếc xe reo đi nhận thương binh, chiếc xe cán trúng mìn, đồng chí Thị hy sinh. Khi lập biên bản di vật tử sĩ, trong túi ngưc áo anh có bức thư con gái, có đoạn viết: "Con đã tốt nghiệp lớp 7. Thi vào lớp 8 con thiếu 1,5 điểm, nhà trường cho biết con không phải là con liệt sĩ nên con không được vớt theo chính sách ưu đãi".

        Thêm nữa, lúc này ở nước nhà đời sống thời bao cấp cực kỳ khó khăn. Đã có những người cha, người mẹ gởi thư thăm và khuyên con : "Đi tìm chú Thái, xin thuốc mà chữa bệnh".

        Ở một số nơi, anh em bàn tán về cảnh cực khổ, các kiểu chết chóc ở Campuchia và gợi lại cảnh thanh bình ở quê nhà, Ở Sài Gòn... Đã có không ít người buồn lo, lơ là nhiệm vụ. Số người trốn đi Thái Lan đã lên 87, không chỉ xảy ra tại các cụm điểm tựa dọc biên giới mà có cả người ở tuyến hai. Một thượng úy, Tham mưu phó trung đoàn pháo cũng đào ngũ đi Thái Lan.

        Phòng chúng tôi đã tổng hợp thành chuyên đề chống đào ngũ, vượt biên và các biện pháp bảo vệ sức chiến đấu của bộ đội. Chuyên đề này được Hội nghị Cán bộ quân chính Mặt trận nhiệt liệt hoan nghênh. Chúng tôi gởi băng ghi âm báo cáo về Cục bảo vệ an ninh quân đội Cục có điện khen và dùng băng ghi âm này làm tài liệu học phụ cho lớp học nghiệp vụ của Cục.


Đại tá Đinh Như Ninh
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:00:51 pm »


*

*         *

        Bảy giờ sáng ngày 23 tháng 12 năm 1979, Sở chỉ huy Mặt trận 479 nghe và chỉ dạo về chiến sự của các đơn vị dọc biên giới hai tỉnh Bátđomboong - Xiêm Riệp tây bắc Campuchia... Ở nội địa có tin thị xã Xiêm Riệp đang xảy ra một sự bất thường: Cơ quan công sở lặng ngắt. Đồng chí Tư lệnh Hồ Quang Hóa hỏi tin chờ các cục, các phòng. Tôi lúc đó là Trung tá, Trưởng Phòng Bảo vệ an ninh Mặt trận - nhờ có tin cơ sở đến báo lúc bốn giờ, tôi xin phép báo cáo tin tức ban dầu: "Từ 0 giờ đến 3 giờ sáng, cả bí thư Hembô và Chủ tịch ủy ban cách mạng Emxhâm cùng một số cán bộ cơ quan tỉnh ủy - ủy ban tỉnh Xiêm Riệp khoảng 20 người chạy ra rừng, họ nói là đi theo phong trào linh hồn Khơmer, do mâu thuẫn giữa Hembo - Emxhâm với Bùxàrươn, tỉnh đội trưởng". Cuối buổi giao ban, đồng chí Đại tá Hồ Quang Hóa nói: "Những tin tức ban đầu do Phòng bảo vệ báo cáo là kịp thời, có giá trị. Bộ Tư lệnh chỉ định phòng bảo vệ làm trung tâm tập hợp mọi tin tức tài liệu cho các cục, phòng của mặt trận và chuyên gia các ngành của tỉnh Xiêm Riệp. Sáng ngày kia (25-12) sẽ có cấp trên xuống kiểm tra, nghe báo cáo. Đồng chí Trường phòng Bảo vệ sẽ là người báo cáo chính của Mặt trận trước cấp trên, Bộ Tư lệnh sẽ phát biểu bổ sung".

        8 giờ sáng ngày 25 tháng 12, đồng chí Trung tướng Lê Đức Anh cùng đoàn cán bộ của Bộ Tư lệnh 719 và chuyên gia Trung ương xuống nghe tình hình. Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Lê Đức Anh biểu dương Mặt trận đã nắm được tình hình như vậy là tốt đáng lẽ nắm được sớm và có biện pháp ngăn chặn thì tốt hơn. Đồng chí Trung tướng chỉ đạo những việc làm gấp để giúp chính quyền tỉnh sớm ổn định lòng dân và cử người đi Phnôm Pênh báo cáo với Trung ương bạn.

        16 giờ ngày 26 tháng 12, Phòng Bảo vệ được Bộ Tư lệnh 479 giao nhiệm vụ tổ chức bồi dướng nội dung cho cán bộ Ty công an Xiêm Riệp để kịp 8 giờ sáng 27 tháng 12 ra sân bay đi Phnôm Pênh báo cáo với lãnh đạo của bạn.

        Chúng tôi mời đồng chí Tăng Chai, Trưởng ty và ôồng chí Moiman, Phó ty công an tỉnh Xiêm Riệp đến làm việc từ 19 giờ hôm đó. Tôi chỉnh lý lại nội dung theo yêu cầu và lập thành 2 bàn làm việc. Đồng chí thượng úy Mai Huy Thịnh cán bộ tổng hợp (người biết tiếng Campuchia) dịch và đọc cho đồng chí Moiman - phó ty - viết phần l : "Tình hình có liên quan và diễn biến sự việc".

        Tôi cùng một phiên dịch làm việc với đồng chí Tăng-chai, trưởng ty - đảm nhiệm phần 2: "Nhận xét đánh giá sự việc và dự kiến khả năng, diễn biến sắp tới,, phần 3: "Các biện pháp xử lý tiếp theo và những đề nghị Trung ương giúp đỡ tỉnh Xiêm Riệp".

        Tuy bản báo cáo chỉ 6 trang viết tay, nhưng do vừa suy nghĩ sắp xếp lại, vừa đọc, dịch và viết sang chữ Campuchia nên phải mất tám tiếng đồng hồ mới xong. Tôi đang nghe đọc và dịch lại thì có tiếng chuông điện thoại reo. Tôi nhấc máy đã nghe tiếng đồng chí Lê Thanh? chính ủy hỏi: "Xong chưa?" - "Thưa, vừa mới xong", tôi đáp. Đồng chí Chính ủy lại hỏi: "Bằng văn bản tiếng Campuchia chứ?" - "Vâng", tôi đáp Đồng chí Chính ủy vui vẻ nói: "Thật đáng khen, vậy là các cậu đã thức trắng đêm. Đã có ai động viên, bồi dưỡng gì chưa?" Tôi đáp: "Dạ có, vừa mới nhận được". Chính ủy lại hỏi: "Cái gì? Của ai đấy ?" Tôi thưa: "Động viên tinh thần qua điện thoại". Anh Tư Thanh cười thoải mái và nói: "Tớ đi tập thể dục đây". Chừng 30 phút sau, đồng chí phục vụ mang đến một con gà nói: "Bộ Tư lệnh cho phòng con gà nấu cháo, bồi dưỡng kíp làm việc đêm qua".

        Ba hôm sau, ngày 31 tháng 12 năm 1979, hai đồng chí cán bộ Ty công an tỉnh Xiêm Riệp đến gặp chúng tôi. Họ mang theo nhiều vật dụng: 2 máy ảnh, nhiều cuộn phim, giấy roky, 50 băng cát sét, nhiều bút bi, giấy viết, giấy than và một số tiền riels. Đồng chí Tăng-chai vui mừng nói: "Đồng chí Tổng bí thư và Bộ trưởng khen công an Xiêm Riệp nhiều lắm. Các ý kiến đề nghị đều được chấp thuận. Bộ trưởng còn cho nhiều dồ dùng này nói là để phục vụ triển lãm, giáo dục cảnh giác, ổn định nâng cao lòng tin tưởng vào chính quyền cách mạng ".

        Đồng chí Moiman nói: "Bộ trưởng hỏi hai chúng tôi vào ngành bao lâu, đã học hành gì chưa mà viết báo cáo rõ ràng vậy? Chúng tôi trả lời: Mới làm từ tháng 5 năm 1979, do bộ đội Việt Nam hướng dẫn vừa học vừa làm, chưa qua trường lớp nào cả".

        Sau đợt phục vụ này, đồng chí Đại tá Lê Thanh, Chính ủy Mặt trận khen ngợi chúng tôi đã đi sâu giải quyết gỡ được một vụ rắc rối trong tình huống phức tạp, khẩn trương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:04:07 pm »


*

*         *

        Đầu năm 1980, Sở chỉ huy Mặt trận rời thị xã Xiêm Riệp lên huyện Kro-lanh. Phòng Bảo vệ an ninh đóng quân tại một phum cũ, không có nhà cửa, dân cư. Bà con người Campuchia nói dân phum này một số bị Pôn Pốt giết, lớp bị bệnh dịch chết, số còn lại sợ bỏ chạy hết. Chúng tôi vào rừng chặt cây dựng nhà, lá lợp rất hiếm, dân lợp nhà bằng lá cây thốt nốt. Quân khu phải mua lá dừa nước chở từ Việt Nam sang. Chúng tôi dựng hai nhà ngủ vừa làm việc, một nhà bếp đồng thời là nhà ăn, một phòng họp. Cuộc sống trở lại gần như thời ở rừng tỉnh Tây Ninh (B2). Cái được hơn là ở công khai, không lo bị phi pháo, đất rộng tha hồ trồng rau đậu, trỉa bắp, chỉ cần đề phòng bọn Pôn Pốt quấy rầy. Chúng tôi xin thêm 6 cán bộ trung đội lập thành hai tổ trinh sát địa bàn, hàng ngày đi tiếp xúc với bà con Campuchia các phum quanh khu vực Mặt trận bộ đóng quân nắm tình hình, xây dựng cơ sở để phát hiện đề phòng bọn Pôn Pốt quấy rối. Các công việc, sinh hoạt của cơ quan nhanh chóng đi vào nền nếp. Chăn nuôi, trồng rau xanh tốt, mùa nào thứ ấy, cây giống con giống đều do anh em đưa từ Tổ quốc qua. Cơ quan có 14 cán bộ và một chiến sĩ nấu cơm. Mọi người đều hăng hái yên tâm với nhiệm vụ được giao.

        Tháng 2 năm 1980, trong buổi giao ban ở Sở chỉ huy Mặt trận 479 có tin: Đội công tác Trung đoàn 25 bắt giữ một chiến sĩ tên là Viên (Bộ đội thông tin Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 25). Người này đã vượt bỉên đi Thái Lan, nay trở về tuyên truyền chống cách mạng Việt Nam - Campuchia. Cứ mỗi đêm hai chỉ vàng tại một phum, có bốn tên lính Pôn Pốt gác ở bốn góc phum. Nghe xong, nhiều đồng chí yêu cầu xử bắn. Đồng chí Tư lệnh chỉ đạo: "Giao cho quân pháp làm hồ sơ xét xử". Tôi coi đây là trường hợp điển hình về địch chống phá bằng chiến tranh tâm lý, tôi xin nhận việc khai thác để hiểu rõ thủ đoạn địch trước khi xử lý bằng pháp luật. Tôi cử hai cán bộ (Đồng chí Nguyễn Dự và đồng chí Cao Huyền Hàm) đi xác minh chi tiết. Kết quả cho thấy, Viên chỉ biết bập bẹ tiếng Campuchia, chưa đủ từ xin ăn thì lấy đâu mà tuyên truyền? Tài sản chỉ một bộ quân phục cũ mặc trong người thì "một đêm 2 chỉ vàng" là phi lý! Trong thời gian 3 tháng, Viên đào ngũ 5 lần và về đơn vị thì lấy đâu thời gian di Thái Lan? Chiến sĩ Viên đã từng đánh địch ở Xa mát (trong chống Mỹ). Viên đã ba lần bị thương, có tám vết sẹo và bị ngớ ngẩn. Xác minh tại Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 271 được biết, do một số cán bộ chiến sĩ đối xừ không tốt nên Viên bỏ ngũ nhiều lần.

        Sở dĩ Viên khai đã vượt biên đi Thái Lan, về phản tuyên truyền.., là do đội công tác của đơn vị đã dùng nhục hình và mớm cung, buộc Viên khai nhận những điều trên.

        Chiến sĩ Viên dã được trả tự do, giám định thương tật và cho phục viên vì sức khỏe kém.


Tác giả - Tháng 10 năm 1956
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:05:58 pm »


*

*         *

        Tháng 3 năm 1980, quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia phối hợp mở chiến dịch ở vùng Préao - Đăng-cum, huyện Xi-xô-phôn, tỉnh Bátđomboong, do dồng chí Đại tá Đỗ Quang Hưng1 - Phó Tư lệnh Mặt trận 479 chỉ huy. Lúc đó, tôi là Trung tá, Trưởng phòng Bảo vệ an ninh mặt trận - được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan chính trị chiến dịch. Mặc dù kế hoạch công tác chính trị về chính sách tù hàng binh phổ biến đến cấp đại đội đã nói rõ: Chỉ bắt giữ những tù binh là người Campuchia và Việt Nam, không bắt người thuộc các nước khác, nhưng trong một trận đánh, các chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 5 đã bắt giừ bốn người nước ngoài. Khi nghe tin này, đồng chí Đại tá Lê Thanh - Chính ủy Mặt trận lo lắng, e rằng sẽ gặp rắc rối về chính sách ngoại giao. Tôi đề nghị Bộ Tư lệnh Mặt trận giao trách nhiệm cho tôi xử lý. Kế hoạch của chúng tôi được Chính ủy chấp thuận. Chúng tôi bàn bạc kỹ với chính quyền địa phương và để Bạn trực tiếp làm việc với những người bị bắt giữ. Chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng huyện Xi-xô-phôn lúc này là ông Chắp-côi, sẵn sàng đứng ra làm việc với bốn người "tù binh" nước ngoài. ông mời cả bốn người đến gặp chính quyền huyện tại trụ sở ủy ban xã Ni-mích, cách biên giới Thái Lan 17 kilômét.

        Với thái độ nghiêm túc, lời lẽ ôn tồn, ông Chắp- côi hỏi thăm sức khỏe, tình hình sinh hoạt và cảm tưởng của họ kể từ khi bị bắt đến giờ, rồi ông vạch rõ bốn cái lỗi của họ:

        1 Với danh nghĩa UNICEF 1à một tổ chức quốc tế nhưng họ không làm việc với chính phủ Hêngxomrin mà làm việc với bọn Pôn Pốt diệt chủng.

        2. Đưa hàng cứu trợ tiếp tay cho Pôn Pốt. Pônpốt  sử dụng để đánh phá nhân dân Campuchia.

        3. Hàng cứu trợ để tại đất Thái Lan, buộc nhân dân Campuchia phải đi qua lại nhiều lần, bọn Pôn pốt gây khó dễ và làm mất ổn định cuộc sống người dân Campuchia.

        4. Đến vùng chiến sự không đảm bảo an toàn tính mạng. Về điều này các ông còn có lỗi với gia đình và thân nhân mình.

        Thay mặt chính quyền và nhân dân huyện Xi-xô- phôn, ông Chắp-côi hứa bảo đảm tính mạng cho họ, lần sau họ không được tái phạm. Chúc sức khỏe và mong họ làm tròn nhiệm vụ của tổ chức UNICEF hợp tác với chính phủ Campuchia ở Phnôm Pênh, thực hiện tốt công việc cứu trợ nhân đạo. ông chủ tịch bảo họ từng người viết sơ yếu lý lịch, nói rõ cảm tưởng trong thời gian họ bị cách mạng Campuchia bắt giữ, hứa không tái phạm và ký tên cam đoan là sự thật. Ông chủ tịch yêu cầu họ đọc bản viết để ghi âm và chụp hình, để làm chứng cứ báo cáo thượng cấp khoan hồng, trả tự do cho họ.

        Bốn người nước ngoài thấy ông Chủ tịch Campuchia nói năng lịch sự, thái độ hòa nhã, họ vui vẻ thực hiện lời yêu cầu của ông và trò chuyện rất cởi mở. Có người nói: "Coi đây là một cuộc du lịch bổ ích".

        Các ngày sau đó, đồng chí Lê Đức Anh, Tư lệnh 719 xuống kiểm tra chiến trường và nghe báo cáo tình hình. Đồng chí hỏi: "Đã dặn đừng bắt người nước ngoài sao bắt họ làm gì?" Tôi thưa đồng chí: "Đơn vị đã phổ biến, nhưng anh em lỡ bắt" - "Sao họ không chạy?" Đồng chí Lê Đức Anh hỏi. Tôi báo cáo với đồng chí: "Lính ta buộc họ cởi giày vắt qua cổ, đi chân không, đau chân - họ không dám chạy".

        Tôi trình bày tỉ mỉ với đồng chí là từ khi bắt họ tới giờ, mọi việc đều do bạn xử trí. Dân quân xã Ni- mích canh gác, nhân dân Campuchia cho ăn uống tử tế (có người nói họ đã gặp mấy ông Tây này cứu trợ ở Nong-chăn). ông Chủ tịch huyện Xi-xô-phôn vạch bốn cái lỗi của họ và hứa sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Từng người có bản viết tự thuật lý lịch, cảm tưởng đối với cách mạng và nhân dân Campuchia đã đối xử tử tế với họ, có ghi âm và chụp hình là đúng thủ tục, họ rất hài lòng. Đồng chí Lê Đức Anh nghe và hỏi "Bây giờ các anh xử trí họ thế nào?" - "Thưa anh, tôi đã báo cáo về mặt trận, đề nghị thả họ ra". Đồng chí hỏi: "Các anh định thả ở đâu?" - "Thưa, bắt ở đâu, thả ở đó. Đồng chí chỉ thị: "Mở cửa khẩu Poipét, thả họ ra đi đường cầu qua Thái Lan".

        Việc xử lý tình huống bộ đội ta "lỡ bắt" hồi đó, ta và bạn đã làm đúng bài bản, được Tư lệnh 719 biểu dương, các nước phương Tây cũng không có cớ để xuyên tạc, đả kích Việt Nam như trước và UNICEF cũng có sự điều chỉnh cung cách làm việc và tôn trọng Chính phủ cách mạng Campuchia hơn.

--------------
1. Trung tướng Đỗ Quang Hưng: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:06:55 pm »


*

*         *

        Ban Cán sự và chuyên gia tỉnh Bátđomboong sơ kết 6 tháng đầu năm 1980. Tỉnh ủy mời đại biểu Mặt trận và Sư đoàn 5. Anh Sáu Hưng - Phó Tư lệnh Mặt trận cử tôi và đồng chí Bảy Lai - Phó Chính ủy Sư đoàn 5 đến dự. Thăm dò về chuẩn bị nội dung, tôi biết chỉ nói về sản xuất và một phần về chiến đấu ở cơ sở. Chúng tôi góp ý phải thêm kết quả chiến dịch Préao - Đăngcum, huyện Xi-xô-phôn tỉnh Bátđomboong, anh Bảy Lai cho rằng sẽ không có lợi cho đoàn kết khi hội nghị do chuyên gia quân sự Sư đoàn 309 phụ trách địa bàn lại đưa thành tích chiến dịch của Sư đoàn 5 vào nội dung. Tôi quan niệm đây là thành tích của quân và dân tỉnh Bátđomboong dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ hai nước, thì không có gì đáng quan ngại. Hơn nữa, ta đang cần tuyên truyền chiến thắng. Chúng tôi được báo cáo kết quả chiến dịch của Quân dân tỉnh trước hội nghị, không khí hội nghị phần khởi hẳn lên. Hội nghị sơ kết 6 tháng thành hội nghị mừng công sản xuất, chiến đấu thắng lợi và mở đợt thi đua đột xuất gieo cấy, đánh giặc cho đến lễ Đôn- ta. Sau hội nghị, đồng chí Lai-xa-mon, Bí thư Tỉnh ủy mời hai chúng tôi lên phòng làm việc, kể chuyện tâm tình, đoàn chuyên gia cũng gặp riêng, xin tư liệu để viết tài liệu cho mít-tinh mừng thắng lợi tại tỉnh đến các huyện, xã. Đợt sinh hoạt có tác dụng rất tốt cho phong trào trong toàn tỉnh.

        Tôi cùng đồng chí Phạm Quang Khôn - Phó phòng, Bí thư chi bộ trao đổi về cán bộ của phòng. Đồng chí Ao Văn Bảnh - thượng úy quê ở Dĩ An, tỉnh Bình Dương có vợ mới sinh con ở ấp Thái Bình, xã Long Bình, huyện Thủ Đức. Vợ của đồng chí là con gái đầu lòng, mồ côi mẹ. Gia đình chỉ có cha vợ đã 64 tuổi Và một em trai 12 tuổi. Việc nuôi người đẻ chỉ có cha vợ lo (giặt giũ, đi chợ, nấu ăn). ông than thở mong có con rể về để đỡ đần ít hôm. Chúng tôi cho rằng, nếu chỉ về phép 15 ngày thì quá ít ỏi, chúng tôi cho đồng chí Bảnh nghỉ phép, sau đó cho đồng chí đi xác minh 17 chiến sĩ đã vượt biên đi Thái Lan, là người quê tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai tháng sau, đồng chí Bảnh lên, rất phấn khởi cho biết công tư vẹn cả đôi đường. Đồng chí chuẩn úy Đào Viết Huấn là con trai một, bố là huyện ủy viên - đã nghỉ hưu đang mong cháu nội. Đồng chí Huấn đã về quê Hà Nam cưới vợ, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, từ đó vợ đồng chí Huấn bị sẩy thai hai lần. Bố viết thư khuyên Huấn xin phục viên để có thể kiếm con trai nối dõi tông đường. Chúng tôi giao đồng chí Huấn đi xác minh 9 người đã vượt biên đi Thái Lan, là những người quê các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với dụng ý để cho đồng chí Huấn có điều kiện về gặp gia đình, gặp vợ để sinh được con theo ý nguyện của cha già. Anh em trong phòng rất phấn khởi, đồng tình. Đồng chí thượng úy Hoàng Anh Công 34 tuổi, quê Ở Yên Thành, Nghệ An, sức khỏe giảm sút - đồng chí muốn xin phục viên về giúp vợ và hai con đang ở chung với gia đình vợ, bố vợ đang bị ho lao. Chúng tôi đề nghị cho đồng chí đi điều trị an dưỡng, chừng nào khỏe mạnh hãy tính, trước mắt xin trợ cấp khó khăn cho đồng chí.

        Chúng tôi đón tết Tân Dậu (1981) tại phum Phnom-liếp thật rôm rả, có chương trình văn nghệ "cây nhà lá vườn" thật vui, có cả "vật chất" khá tươm tất do nuôi trồng tại chỗ và hậu cần bảo đảm.

*

*         *

        Tôi đến Sư đoàn 5 đã hai tháng để giúp đồng chí chính ủy đang bị giảm sút sức khỏe. Trong khi tôi đang chuẩn bị tinh thần về đây nhận công tác luôn - thì nhận được quyết định về làm Trưởng phòng bảo vệ an ninh Cục Chính trị Quân Khu 7. Tôi có dịp dự cuộc diễn tập N81 và công tác bảo vệ phục vụ chiến dịch phòng thủ bờ biển. Tôi đến nhiều đơn vị của Quân khu ở Campuchia và trong nước để nắm tình hình, tìm nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa, hạn chế các vụ việc tiêu cực trong lực lượng vũ trang Quân khu. Thực hiện quyết tâm của Quân khu, đồng chí Tư lệnh Nguyễn Minh Châu ký chỉ thị 195 ngày 8 tháng 5 năm 1982, Quân khu đã mở đợt sinh hoạt chính trị đột xuất nhằm thực hiện 3 kiên (Kiên định lập trường ý chí chiến đấu; kiên quyết giữ nghiêm kỷ luật quân đội pháp luật nhà nước; kiên cường chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ) và 3 chấm dứt (Chấm dứt cháy nổ, mất mát vũ khí phương tiện; chấm dứt say rượu, hành hung đồng đội; chấm dứt vượt biên, vượt biển hoặc tiếp tay cho bọn vượt biên vượt biển). Đợt sinh hoạt trong hai tháng đã tạo được sự chuyển biến tốt về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật của bộ đội, góp phần bảo đảm sức chiến đấu của bộ đội trong Quân khu.

        Chưa tròn một năm Ở trong nước, tháng 8 năm 1982, tôi lại lên nhận nhiệm vụ chỉ huy trưởng Đoàn 7708 giúp bạn tại Thủ đô Phnôm Pênh cho đến ngày rút quân (6-6-1988).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:08:42 pm »


*

*        *

        Trong bài tham luận đọc tại một cuộc hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại Hà Nội, Trung tướng Lê Hai - nguyên Phó tư lệnh chính trị Bộ Tư lệnh 719, nguyên phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có nêu: "Thế kỷ 20 đã chứng kiến cuộc tàn sát có tính chất diệt chủng đối với chính nhân dân, chính dân tộc mình do Pôn Pốt gây ra ở Campuchia vào thập kỷ 70 là hết sức khủng khiếp. Thế kỷ 20 cũng đã chứng kiến một sự kiện nhân đạo và chính nghĩa hiếm có. Quân đội nhân dân Việt Nam đã cứu một dân tộc láng giềng, cửu nhân dân Campuchia anh em thoát khỏi thảm họa diệt chủng, thực hiện hồi sinh dân tộc, xây dựng lại đất nước từ "cánh đồng chết" hoang tàn".

        Để góp phần nhỏ của mình vào sự nghiệp to lớn trên, Đoàn 7708 quân tình nguyện Việt Nam, là một đơn vị hỗn hợp gồm Trung đoàn 31 kiểm soát quân sự từ Thành phố Hồ Chí Minh lên, Trung đoàn 71 công an vũ trang bảo vệ Trung ương ta từ Hà Nội vào, một Số đại đội phân đội đặc nhiệm và cơ quan chỉ huy tương đương cấp Sư đoàn - trong hơn 9 năm đã giúp Bạn và cùng với Bạn bảo vệ an toàn các mục tiêu chính tn, văn hóa và ngoại giao; hoạt động kiểm soát quân sự nội thành truy quét, phục đánh địch ở ngoại thành và chốt gác các cừa ô; bảo vệ sân bay, bến cảng và làm công tác giám hộ biên phòng; Vận động quần chúng nhân dân Campuchia xây dựng thực lực cách mạng ở cơ sở, làm công tác chuyên gia quân sự giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân Phnôm Pênh đủ mạnh, tự đảm đương nhiệm vụ nòng cốt của Quân khu thủ đô.

        Chúng tôi coi trọng việc xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh, khắc phục mọi khó khăn do bỡ ngỡ về địa bàn, tiếng nói phong tục, khí hậu thời tiết, đời sống vật chất kham khổ lại sống xa Tổ quốc, gia đình quê hương. Mặt khác, đơn vị phải thường xuyên chống đánh địch vì chúng dùng thủ đoạn tác động tâm lý, tập kích bằng B40, B41, H12, ném lựu đạn, gài mìn chạm nổ vào Phnôm Pênh. Từng người phải tự đấu tranh để giữ gìn phẩm chất đạo đức của "Bộ đội Cụ Hồ" trước những hàng hóa, những kho báu.., ngổn ngang trong khi Bạn chưa có người quản lý và thị trường tự do quyến rũ.

        Tôi nhớ lại, trong dịp Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1982, một hôm, đồng chí Thiếu tướng Trần Đình Cửu - Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 7 nói như tâm sự riêng với tôi: "Cậu chuẩn bị đi 7708, mình biết cậu đã hai lần đi tiền phương, cậu lại ở Mặt trận 479 mới về, gia đình rất khó khăn, mình muốn giữ cậu ở Cục nhưng không được. Nhận điện của Bộ Tư lệnh 719 yêu cầu chuẩn bị đưa đồng chí Ninh lên 7708, mình đã trả lời: "Đồng chí Nguyễn Minh Ninh đã từ Học viện Quân sự cấp cao về, nếu Bộ cần Quân khu sẽ điều. Nhưng anh Sáu Nam1 nói: Không, điều cậu Ninh nho nhỏ con đã ở 479 về ấy".

        Cuối tháng 9 năm 1982, trong buổi Cục Chính trị Quân khu mời cơm chia tay cho tôi đi 7708, có anh Sáu Nam tham dự. Đồng chí Thiếu tướng Dương Cự Tẩm nói: "Liên hoan chia tay cũng là buổi giao chuyển nhiệm vụ cho đồng chí Ninh từ cán bộ công tác chính trị một mặt sang làm chỉ huy toàn diện một đơn vị cấp Sư đoàn của Quân khu theo chế độ một người chỉ huy, do tiền phương Bộ Quốc phòng chỉ huy, sử dụng và do Quân khu quản lý, bảo đảm".

        Tôi lắng nghe và ngầm hiểu: Mình về đó như cha cho con út về phục vụ ông nội. Nếu không cẩn thận ông nội sẽ quở mắng mình và phiền trách cha mẹ.

        Tôi nghĩ, toàn bộ gánh nặng gia đình một lần nữa lại dồn cả lên vai vợ tôi. Một hôm, tôi nói tôi lại lên Campuchia theo điều động của Quân khu. Vợ tôi thoáng buồn, im lặng giây lát rồi nói: "Tổ chức giao việc gì thì mình phải làm việc đó, nhưng anh cứ phải đi hoài, ai mà không muốn vợ chồng ở gần nhau, nhưng đều là đảng viên từ chối sao tiện?". Tôi cười nói: "Vậy mà ở đây không ít bà vợ kèo nài xin tổ chức cho chồng được ở gần nhà, nhất là lên Campuchia là nơi đang đánh nhau, sống chết trong gang tấc...". Vợ tôi lại nói: "Là đảng viên, cán bộ phải biết phục tùng tổ chức, chúng mình đã qua hai cuộc chiến tranh rồi mà!". Tôi thầm cám ơn và càng thương yêu, quý trọng người bạn đời của mình.

        Tháng 10 năm 1982, tôi nhận nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Đoàn 7708 kiêm chuyên gia thành đội trường Phnôm Pênh. Về đơn vị mới, tôi đã nghiên cứu tình hình, hệ thống lại và cụ thể hóa các nhiệm vụ, các mối quan hệ, xác định quyết tâm và các chỉ tiêu phải đạt bằng một chương trình hành động của Đảng bộ. Văn bản này được tập thể Đảng ủy Đoàn 7708 thảo luận biểu quyết. Nghị quyết được thông qua 719 và Quân khu, được phổ biến thực hiện đến mọi cán bộ chiến sĩ, huy động được nhiệt tình trách nhiệm của mọi người, dần dần đưa hoạt động của đơn vị vào nền nếp, hoàn thành các nhiệm vụ được giao hàng năm.

        Tôi cho ghi âm buổi sinh hoạt Đảng bộ quán triệt nhiệm vụ của đơn vị, tôi gởi băng ghi âm báo cáo về Quân khu. ít lâu sau được Tư lệnh Quân khu khen, coi đó là một sáng kiến.

---------------
1. "Sáu Nam": Thượng tướng Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, sau này là Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 01:11:44 pm »


*

*         *

        Tháng 11 năm 1982, vào một buổi sáng chủ nhật trời quang mây tạnh, tôi ở trên nhà họp nhìn thấy lái xe đã sẵn sàng. Đồng chí lái xe ngước nhìn, tôi đang mặc bộ thường phục áo sơ mi trắng ngắn tay, quần quân phục đã cũ. Lúc này tôi đã hơn 50 tuổi - về Đoàn này hơn một tháng. Tôi nói lái xe đi theo hướng vành đai xuống C2/Dl.

        Tôi cho dừng xe cách chỗ đóng quân của trung đội bảo vệ nhà máy điện ô-bây Cờ-om một cây số. Tôi chụp cái mũ mềm không gắn quân hiệu lên đầu, dặn lái xe quay về Đoàn, khỏi phải đón. Tôi thả bộ theo đường đê vành đai thành phố Phnôm Pênh hướng đến một đơn vị bộ đội Việt Nam. Phía ngoài đê là ruộng lúa xen lẫn với những ao rau muống, lục bình. Phía trong đê là nhà dân ẩn mình dưới những rặng dừa và ống khói vươn cao của nhà máy điện thong thả nhả từng làn khói đen lên nền trời biếc.

        Doanh trại là một ngôi nhà dân đã bỏ hoang, mới được tu sửa lại. Nền nhà láng xi măng còn mới, mái lợp tôn đã cũ. Nhà dài khoảng 15 mét cặp theo đường đê và cánh đê 10 mét. Chung quanh nhà không có tường mà chỉ bao che bằng phên, lá, tôn cũ... Vào nhà vắng người, đồ dùng và súng đạn để trật tự, gọn gàng, sạch sẽ. Nghe có tiếng người phía sau nhà, tôi bước ra thấy có bốn năm người Ở trần, mặc xà lỏn đang đập ốc bươu, vài người đang nhặt rau muống bên cạnh. Thấy tôi, họ lên tiếng chào anh, chào chú rồi thản nhiên tiếp tục công việc. Tôi lên tiếng: "Anh em đập ốc cho vịt à?". Không có ai trả lời. Tôi lại hỏi: "Anh em mình đập ốc bươu cho vịt đó hả?". Một người trong số họ làu bàu: "Người không có mà ăn lấy ớâu cho vịt?". Tôi nói: "Mình cải thiện thêm là tốt nhưng lương thực, thực phẩm phải do hậu cần bảo đảm là chính chứ ?" Tức thì một chiến sĩ đáp: "Ngồi mà chờ hậu cần bảo đảm thì lính teo cơ hết rồi cụ ơi!". Họ cùng cười ồ tán thưởng. Một chiến sĩ khác tỏ vẻ gay gắt, quay sang hỏi tôi: "Ông ở đâu mà nói năng nghe như sách in rứa?" Tôi đáp: "Tôi ở Mặt trận 479 về, sắp được nghỉ hưu nên Quân khu cho đi tham quan thành phố Phnôm Pênh, đến đây biết có bộ đội Việt Nam, tôi đến chơi, coi đời sống bộ đội ta ở thành phố có khá hơn ở biên giới không?" Người vừa nói "...nghe như sách in rứa..." gằn giọng: "Thôi ông ơi! Người ta cho về hưu thì về nhà mà nghỉ cho khỏe, coi làm chi? Đời sống lính thì ở mô cũng rứa, cơm ăn với canh toàn quốc, nước mắm đại dương cả, thời xưa khác, nay khác, cứ chiến tranh hoài đời lính nay khổ lắm...". Tôi nói: "Tôi nghe tin Đoàn này họ biết lo cho bộ đội lắm mà! Năm ngoái, đợt bổ sung anh em từ Khe Lang, huyện Hương Khê về hầu hết bị ghẻ lở, ốm yếu... Cấp trên đã đồng ý cấp thêm cho mỗi người hai bộ quân phục và tổ chức dùng thuốc diêm sinh chạy chữa cho lành ghẻ; thực phẩm Quân khu cấp cho đầu người một ký lạp xưởng mỗi tháng thì Đoàn đã đổi được sáu ký thịt heo tươi... Những anh em ốm yếu năm ngoái nay đã có da thịt hồng hào, không còn cảnh chiều chiều ngồi gãi ghẻ nữa, phải không?"

        Một chiến sĩ ngừng tay, bước tới nhìn tôi, hỏi vặn: "Thế ông ở đâu, ở đâu mà biết nhiều chuyện về Đoàn tôi dzậy?" Tôi trả lời: "Tôi ở Đoàn bộ". Chiến sĩ nọ hỏi đồn: "ở Đoàn bộ thì phòng nào? Làm gì?" Tôi ôn tồn trả lời: "Tôi ở Bộ chỉ huy, làm Chỉ huy trưởng".

        Tức thì người chiến sĩ hỏi dồn há hốc mồm, chỉ tay vào tôi, nói: "Hóa ra ông là ông Ninh à?" Tôi trả lời: "Phải, tôi là Ninh đây". Anh chiến sĩ nọ đỏ mặt, ấp úng trách: "Ông là ông Ninh sao không đeo quân hàm thượng tá, không chạy xe ô tô xuống, cho người ta mắc lầm, em xin lỗi". Tôi để ý thấy có một người từ nãy giờ vẫn im lặng, bỗng chạy tới la to: "Thôi, thôi, mời thủ trưởng vào nhà uống nước. Em không ngờ? Em mắc cỡ quá?" Tôi vừa bước vào nhà vừa nói: "Có thế này mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ". Vài phút sau, anh em đã tề tựu. "Người im lặng" đứng lên nói: "Báo cáo thủ trưởng, tôi là Trần Đức Tùy, B phó B6, C2, D1 đồng chí B trưởng đi phép Bắc. Trung đội 6 hiện có 19 người đảm nhiệm 3 vọng gác và đội cơ động bảo vệ an toàn cho nhà máy điện ô-bây Cờ-om phía tây thành phố. Tư tưởng và quyết tâm của bộ đội là Tôi cắt ngang: "Chút nữa chúng ta trao đổi".

        Tùy nói thêm: "Hôm nay B6 chúng tôi được một bài học..." Tôi nói: "Học gì thì học, trước hết phải học làm người, người bộ đội phải sống trung thực, khiêm tốn, có văn hóa". Tùy nói: "Dạ! Nhưng phong cách thâm nhập này mới quá, em không ngờ! Chúng em có dịp hiểu thêm lớp người đi trước và mãi mãi ghi nhớ: Là bộ đội phải sống trung thực, khiêm tốn, lịch sự và có văn hóa".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM