Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:12:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thầm lặng  (Đọc 38935 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:10:48 am »


*

*         *

        Tháng 6 năm 1973, tôi cùng đồng chí Long, 26 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa - một trung sĩ lái xe hon đa 90 đi Chiến khu Đ, tại miền núi tỉnh Biên Hòa. Chúng tôi vượt Sông Bé cuối mùa khô nên đi theo đường ngầm của các xe ô tô Đoàn hậu cần 814. Sau hai ngày đi theo đường ô tô, có nhiều đoạn đường toàn là bột bùn khô dày 0,3 mét - 0,4 mét. Ngày thứ ba chúng tôi đến khu vực suối Bà Hào thuộc tỉnh Biên Hòa. Các đồng chí ở T1 (Quân khu 7) và tôi mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác bảo vệ cho các cán bộ ngành trong Quân khu. Đồng chí đại úy Lưu Tiến Thành - Phó ban bảo vệ Phòng Chính trị T1 (quê anh Thành Ở Kiến An, Hải Phòng) và đồng chí thượng úy Trần Minh Khiêm đã giúp đỡ chúng tôi khắc phục mọi khó khăn về ăn ở, hội trường. Khó khăn nhất là thiếu hẳn rau xanh, chúng tôi chỉ ăn cơm với mắm muối, tôi bị táo bón dài ngày. Những lúc rảnh rỗi, anh em thường kể chuyện đời sống khó khăn và chiến đấu ác liệt những năm cao điểm 1966 - 1972 tại địa bàn T1, so sánh thì hiện tại đã dễ thở hơn nhiều.

        Tôi thích nhất là chuyện kể đào, xắn bắt lươn, chuẩn úy Ao Văn Bảnh kể: "Vào những cuối mùa khô hàng năm, sau khi đã chọn một trong những đám sình đang khô gần hết, chuẩn bị gom nhiều xẻng và bao cát. Vào cuộc, chừng 12 - 15 người tay cầm xẻng chạy nện gót chân từ vòng tròn rộng đến vòng tròn hẹp dần trên đám sình cũ cho đến khi đường kính còn chừng 4 - 5 mét, tức thì mọi người dùng xẻng đào nhanh thành đường hào vòng tròn khép kín sâu 3 tấc, cứ thế mọi người tiếp tục đào cho cù lao hẹp dần, đất đổ ra ngoài. Khi đường kính còn chừng 2,5 mét đã thấy lươn trồi ra, cứ thế chuyền dần người đào thành người bắt lươn cho vào bao cát, khi đường kính chỉ còn 1 mét trở xuống thì hầu như khối đất chỉ còn toàn là lươn xoắn lấy nhau, những con lươn to gần bằng cườm tay mà chỉ ngắn 3 - 4 tấc Mỗi một lần đào xắn bắt lươn được từ 30 - 40 kilôgam, có khi nhiều hơn, tha hồ mà cải thiện". Nghe chuyện, tôi thích quá, muốn được đi tham gia. Nhưng lớp tập huấn kết thúc thì đã sang mùa mưa.

        Trên đường trở về cơ quan B2, chúng tôi thật là vất vả. Đường xe ô tô trở thành bùn sệt khiến xe honda không thể chạy được, nhiều đoạn do bùn, đất sét chèn cứng giữa bánh xe với vè xe. Hai anh em dùng que cạy từng ít một mới đẩy xe vượt qua được. Về đến Sông Bé nước đã ngấp nghé tràn bờ, chảy xiết Đến bến vượt chỉ có xuồng độc mộc của đồng bào dân tộc, mỗi chuyến chở một người.

        Người lái xuồng là một thanh niên dân tộc S'tiêng vui lòng chở 3 chuyến mà không đòi hỏi gì. Đồng chí Long tháo rời chiếc honda 90. Chuyến đầu tôi đi cùng với can xăng, bình xăng và 2 bánh xe, chuyến sau chở sườn xe và đồ dùng cá nhân của đồng chí Long, chuyến cuối chở đồng chí Long cùng cụm máy và phụ tùng. Tôi đã chọn sẵn một đám đất bằng cho đồng chí kiểm tra lại và ráp xe. Chúng tôi cám ơn người lái xuồng và biếu hơn 1 kilôgam gạo còn mang theo.

        Chúng tôi chạy theo đường rừng và lô cao su về Đồng Xoài đi Lộc Ninh, tạm dừng nghỉ kiểm tra xe, uống nước tại một quán ăn Ở Cầu Trắng. Chủ quán là một phụ nữ dưới 40 tuổi niềm nở đón chúng tôi lúc chạng vạng tối và hỏi ăn uống gì? Chúng tôi xin nước uống, chị đem cho hai ly nước và hỏi: "Hai anh không muốn ăn gì à?" Tôi nói: "Muốn lắm nhưng nói thiệt, không có tiền". Chị cười thông cảm và hỏi: : "Mấy anh làm gì, Ở đâu về mà lấm lem quá thể dzậy?" Tôi nói: "Chúng tôi là bộ đội giải phóng, đi công tác ở Chiến khu Đ về". Chị lại cười và đi pha cho hai ly cà phê. Chúng tôi lên đường về đến cơ quan lúc 10 giờ đêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:11:46 am »

*

*         *

        Công tác bảo vệ lực lượng vũ trang ở chiến trường B2 đạt được những thành công lớn chính là nhờ đã quán triệt và tổ chức tiến hành theo đúng những vấn đề rất cơ bản về nguyên tắc, phương châm và những quan diểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong công tác bảo vệ an ninh nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để đánh bại các âm mưu thủ đoạn phá hoại của Mỹ, bảo vệ vững chắc các lực lượng vũ trang B2.

        42 năm sống và chiến đấu, công tác trong quân đội tôi nhận thấy ở B2 là thời kỳ bom đạn ác liệt nhất, sinh hoạt thiếu thốn khổ vào bậc nhất, cũng là thời kỳ tôi trưởng thành và có nhiều kỷ niệm đẹp nhất về tình đồng chí, đồng đội, tình người, không hề có phân biệt trong Nam ngoài Bắc, không cách biệt bậc cấp địa vị, không cậy tuổi tác và sự cống hiến, không phân biệt đơn vị đóng quân ở vòng trong hay vòng ngoài. Tất cả cùng một ý chí, một nỗi lo vì công việc Ai cũng thầm mong cho những chuyến đi ra phía trước của đồng chí mình được an toàn trở về, ai cũng vui mừng cứ sau mỗi đợt máy bay B52 Mỹ ném bom mà vẫn nghe tiếng í ới gọi nhau ở hầm bên cạnh. Năm 1971, có lần chúng tôi được thông báo thu xếp đón một bộ phận Phòng Tuyên huấn đến cùng ở, vì bên đó bị B52 đánh trúng đội hình. Tôi đón đồng chí thiếu tá Ngọc Bằng - biên tập viên báo Quân giảị phóng về ở chung nhà, nghe tiếng máy bay B52 lúc 23 giờ, tôi gọi anh Bằng cùng xuống hầm thùng, tôi bấm đèn pin, chỉ cửa hầm chữ A nói: "Khi cần, chúng ta chui vào đây!" Tức thì anh la: "Tắt, tắt ngay, nó thấy mà chết?" Tôi cười nói: "B52 làm sao nó thấy được dưới này!" Chúng tôi cùng cười xòa. Hoá ra vừa bị bom một lần thoát chết làm anh trông gà hoá cuốc.

        Cũng dạo đó, nấm mối mọc dày đặc đâu đó quanh nhà, chúng tôi có dịp hái nấm cùng ít gà chăn nuôi được để đãi bạn. Và đã bao lần nghẹn ngào trước sự hy sinh của đồng đội: đồng chí Chanh, đồng chí Bừng, đồng chí Thành, đồng chí Phạm Hữu Nghị, đồng chí Nguyễn Thành Biên.., người bị trúng bom B52, người bị sốt rét tiểu ra huyết sắc tố, kẻ bị rôckét máy bay địch bắn trúng.

        Những năm tháng ở phòng Bảo vệ - Quân pháp Quân giải phóng miền Nam phải thấm trải bao nỗi vui buồn, mất mát, thương đau, những hy sinh thầm lặng của hàng ngũ cán bộ nghiệp vụ, người phục vụ... Ấy thế mà lương tâm bao giờ cũng giục giã, ai ai cũng phải có dũng khí, phải vươn lên làm tròn nhiệm vụ ở tiền tuyến lớn. Hiếm thấy có sự bon chen, cơ hội trong cuộc sống. Phải chăng với những con người như thế, với những tâm hồn trong sáng, sống đầy tình nghĩa đã chắp cánh cho chúng tôi vượt lên tất cả, làm tròn nhiệm vụ của một người lính trong cuộc chiến thầm lặng ở chiến trường B2!

*

*         *

        Chiến tranh đã vắt kiệt sức khoẻ của tôi. Tháng 1 năm 1974, sau nhiều 1ần nằm bệnh xá, cấp trên gởi tôi đi Bệnh viện 108 ở Hà Nội vì sốt rét kinh niên, lách sưng to, có nguy cơ hỏng gan do viêm gan tồn tái thể tiến động. Bệnh viện 108 chữa chạy một tháng, tôi được tranh thủ về thăm gia đình trước khi chuyển viện đi nước ngoài. Tôi về thăm vợ con ở nông trường 19-5 tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

        Trong những ngày này, có nhiều đội sản xuất yêu cầu tôi kể chuyện miền Nam. Hầu hết anh em ở đây là bộ đội Sư đoàn 324, Liên khu 5 chuyển qua. Tuy sức tôi chưa khá lắm, nhưng không thể từ chối tình cảm chiến trường của đồng đội. Tôi kể chuyện hành quân từ Hà Tĩnh vào chiến đấu ở Trị Thiên, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Vượt qua gian khổ ác liệt, nhiều lúc thiếu đói, đơn vị đã tiêu diệt căn cứ biệt kích Mỹ-ngụy ở A Shầu, huyện A Lưới. Các chiến công vang dội ở Plây-me, Sa Thầy, Đăktô là những trận đọ sức với những quân chính quy sừng sỏ của giặc Mỹ như sư đoàn 101 ky binh bay, sư đoàn 25 tia chớp nhiệt đới, sư đoàn 4 Mỹ chuyên đánh ở rừng núi. Tôi kể chuyện cách khắc phục khó khăn: tìm hái rau rừng, cắm câu, lưới cá, đánh bẫy chim thú để cải thiện đời sống; kể chuyện những tấm lòng vàng của đồng bào các dân tộc ở Trị Thiên và Tây Nguyên dành cho Bác Hồ và Quân giải phóng. Tôi nói lên tình cảm, niềm tin của bộ đội giải phóng miền Nam với đồng bào miền Bắc và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

        Ngày 10 tháng 6 năm 1974, tôi được gọi ra Hà Nội và được gởi đi bệnh viện Nam Khê Sơn ở Quế Lâm - Trung Quốc. Tại đây tôi bị đẩy lên khoa lây nội 11 trên 1ầu 4. Tôi được chữa trị bằng "đông tây y kết hợp", đã cắt sốt, men gan vẫn cao, lá lách có giảm sưng (từ báng số 3 xuống số 2). Tôi phải chữa trị 7 tháng mà chỉ lên cân có 700 gram.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:12:46 am »


*

*         *

        Tháng 10 năm 1974, tôi được thư vợ con cho biết đã rời nông trường 19-5 Ở Nghĩa Đàn - Nghệ An về nông trường Quyết Thắng - Vĩnh Linh. Tháng 1 năm 1975, tôi về nước thì được biết tình hình chiến trường đang rất sôi động. Cấp trên bảo phải sẵn sàng trở lại chiến trường nhưng vẫn nằm chờ ở trạm 66 Hà Nội (7 tháng). Thỉnh thoảng tôi vào Cục Bảo vệ và Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị gặp những người bạn thân cũ để biết tình hình và gặp các anh phụ trách để hỏi thăm việc giao nhiệm vụ công tác cho tôi. Lần nào các anh cũng động viên: "Hãy yên tâm chờ đợi, tổ chức đang nghiên cứư", thỉnh thoảng các anh cho giấy nghỉ phép về quê thu xếp việc gia đình hậu phương. Dạo đó, đại tá Nguyễn Chỉ - Cục trưởng Cục Bảo vệ Tổng cục Chính trị chân thành nói: "Tình hình sôi động và khẩn trương lắm nên cậu cần tranh thủ đi về quê giải quyết việc nhà, nhớ giữ chặt liên lạc với Cục. Chú ý giữ gìn sức khoẻ, trông cậu còn yếu lắm!"

        Tôi được nghỉ phép về thăm vợ con ở nông trường Quyết Thắng - Vĩnh Linh. Nhìn thấy vợ mạnh khỏe, các con đang học phổ thông và đều chăm ngoan.

        Trong những ngày này, hai vợ chồng tôi thường kể chuyện về những năm tháng sống xa nhau. Một hôm, vợ tôi kể: "Hồi giữa năm 1966, khi anh đã đi B, Thu Liên đã được Chính phủ cho đi K8 từ Vĩnh Linh ra Thanh Hóa để được an toàn học cấp 1. Giặc Mỹ đánh phá nông trường ngày càng ác liệt, em phải làm nhiệm vụ cấp cứu khu vực. Bất kỳ ở đâu có tiếng bom, tiếng pháo là sau đó em phải có mặt. Một hôm, địch dội bom trúng đội hình một đơn vị bộ đội hành quân vào Nam, bị thương và hy sinh trên 40 người. Trong đêm tối em cứ phải đi lay gọi từng người để băng bó, tìm kiếm người đã hy sinh, cho đội chôn cất làm nhiệm vụ.

        Em thường vắng nhà mà bom đạn Mỹ dội xuống ngày càng nhiều nên em đành gánh hai con Sơn - Lan về gởi ông ngoại. Nghe tin bà nội cũng thường qua thăm và viết thư cho ba Liên biết tình hình".

        (Tôi nhớ lại hồi 1967, Ở Tây Nguyên tôi nhận được thư mẹ. Mẹ tôi viết: "... Bên làng ngoại ít bom đạn hơn. Làng Hồ Xá mình bị bom đạn cày xới không còn đàng (đường) mà đi. Mệ qua làng ngoại thăm cháu, dòm cu Sơn càng thương nhớ Ninh. Cu Sơn giống cha lắm! Càng dòm mệ càng thương cháu, đến lúc phải về mệ đi không đích (dứt)").

        Vợ tôi kể tiếp: "Tránh được bom đạn cho các.con nhưng em lại thấy cô đơn, trống trải. Nỗi nhớ chồng, thương con cứ dày vò, tưởng như cuộc sống chỉ có héo mòn dần và không biết sẽ đi về đâu. Chỉ 3 tháng sau em lại về ngoại gánh con lên... Đầu năm 1967, trong một lần đi cấp cứu trong đêm sau trận bom, em bị sập hầm, trẹo chân, phải bó bột...

        Tháng 10 năm 1967, em cùng hai con chuẩn bị sơ tán theo K10 ra Nghệ An. Gia đình mình được ưu tiên cho một dân công đi gánh phụ. Kế hoạch cấp trên đã phổ biến thì ngày hôm đó trời đổ mưa lớn, lụt to. Máy bay B52 Mỹ trút từng đợt bom dữ dội vào nông trường vì giặc cho rằng đây là nơi tập kết bộ đội trước khi vào chiến trường, anh Văn Kiểm - con trai mẹ đỡ đầu hy sinh ở nông trường bộ. Chừng 5 giờ chiều, có một đơn vị bộ đội ra phụ giúp C5 chuyển các gia đình 8ơ tán từ bờ Nam vượt sông qua bờ Bắc, để 4 giờ sáng xuất phát. Lụt to, nước nguồn đổ về chảy xiết và xoáy. Mặt sông cuồn cuộn đục ngầu rất dễ sợ. Các chú bộ đội dùng ni lông bọc kín hai mặt cái giỏ hái chè to như cái cần xé, biến thành cái thúng to đựng Như Sơn ngồi trong. Hai chú bộ đội giỏi bơi được chọn đưa Sơn qua, vừa là thí điểm, vừa là ưu tiên cho con trai bộ đội đã đi B - họ trao đổi vậy. Sơn qua được bờ Bắc an toàn là niềm vui lớn. Những tràng pháo tay giòn giã khuyến khích các tốp sau đưa người và tài sản qua sông. Thu Lan được đưa qua đợt nhì. Đến lượt em tự bơi qua với cái phao là bọc ni lông đựng áo quần. Tất cả đều vượt sông an toàn xong lúc 7 giờ tối và về nông trường bộ. Trời càng về đêm, em càng suy nghĩ mông lung với hai ý nghĩ: Nếu cứ ra đi với hai bàn tay trắng và mấy bộ áo quần cũ như thế này thì lấy gì nuôi con, trong khi mình còn một thùng quần áo tốt, vải vóc, đồ nữ trang và tiền mặt còn vứt lại tại cái lán bên kia sông. Nhưng nếu quay lại có thể bị bom mà chết, hoặc hai lần vượt sông một mình trong đêm tối nếu bị nước cuốn trôi thì ai biết mà cứu? Nếu mình chết thì các con sẽ sống với ai và ngày về của ba Liên sẽ đau khổ biết nhường nào? Đắn đo mãi và em tin ở sức mình vượt sông an toàn - chỉ có bom đạn là điều may rủi. Cuối cùng chừng 10 giờ đêm khi thấy hai con đã ngủ say, em nói nhỏ với một người bạn gái cho mình gửi hai đứa con, mình quay về lấy gói áo quần bỏ quên, nếu có tiếng bom đạn Mỹ đánh phá bên dó và chừng 2 giờ sau không thấy mình về thì báo cho Ban giám đốc biết là mình đã chết, nhờ người nuôi dùm hai đứa con, đợi ngày chiến thắng trở về ba các cháu xin đón nhận lại. Nói đến đây hai chị em ôm nhau mà khóc. Cô bạn một mực khuyên không nên liều mạng, nhưng em đã quyết lòng đi, thế là em đi. Đêm tối như bưng nhưng em đã rành đường đi lối lại lắm nên lòng tự tin đã mạnh hơn sự sợ hãi. Em đã dùng ni lông bọc quần áo làm phao bơi qua sông một cách dễ dàng, dường như nước sông có giảm xuống. Về đến lán em lấy thùng đồ ra, bỏ bớt đi một số, nhưng thư từ, quân hàm, huân chương và bộ quân phục đã thấm mồ hôi của anh để lại thì vẫn mang theo. Em vừa chọn đồ đạc vừa lầm rầm như khấn một câu: "Bỏ gì thì bỏ, chứ tình cảm không bỏ". Dùng dằng 10 phút mới kiểm chọn xong, em vác thùng gỗ ra bờ sông. Em tưởng phao lớn dễ bơi, hóa ra sức cản lớn nên khó hơn, em bơi khá vất vả, gắng hết sức mới khỏi bị đẩy xuống vực nước xoáy. Khi chân đã chạm đất em mới tin là mình hãy còn sống mà về với con. Mừng quá! Em vác hòm chạy về nông trường bộ, thấy hai con vẫn ngủ say, cô bạn gái vẫn thao thức chờ đợi... Hai chị em ôm nhau mừng ứa nước mắt. Thế là em yên chí, có vải mặc, có tiền là có cơm ăn, đi đâu cũng sống được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:13:46 am »


        Bốn giờ sáng đoàn xuất phát. Em gánh tài sản, gạo và nước uống. Chú dân công gánh hai đứa con Sơn và Lan ngồi trong hai cái thúng. Nặng nhọc thật, nhưng em nghĩ họ chịu được, mình cũng chịu được. Tường như thế này là sẽ êm xuôi, ai dè sáng ngày thứ ba khi đoàn đi chưa hết đất huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) thì ôi thôi, chú dân công đã trốn mất từ đêm qua(!). Em cầu cứu lên ban chỉ huy đoàn cũng chịu bó tay. Em dành phải dồn hai gánh làm một. Như Sơn 14 kilôgam, Thu Lan 12 kilôgam, áo quần đồ đạc chừng 10 kilôgam, gạo cơm vắt và bi đông nước suýt soát 40 kilôgam. Em mới bắt đầu gánh đi thì nghĩ: "Cũng chịu được". Nhưng càng đi càng nặng. Ngày nào cũng vậy, cứ còn khoảng 5, 7 cây số nữa mới đến trạm thì hai chân như rã rời, hai vai đau ê ẩm như gãy cột sống lưng. Nhiều lúc nặng quá, em đặt gánh xuống, bế cu Sơn ra dỗ dành: "Con đi giúp cho má một quãng kẻo má nặng quá, má không đi nổi nữa rồi?" Lúc đó Sơn đã 6 tuổi nhưng vì đường sỏi đá, Sơn lại không có dép. Như Sơn vừa đi vừa quéo bàn chân từng bước một rất khó nhọc, lâu lâu lạỉ té ngã rồi lại khóc thảm thiết... Nhìn con mà ruột em quặn đau, không nỡ để yên, lại đặt gánh xuống, xếp lại đồ đạc rồi lại ôm con bỏ vào thúng mà gánh chạy... Nhiều hôm trời mưa tầm tã, gánh càng nặng. Gánh con đến trạm là phải làm lán cho con ngồi, rồi mới lên bếp cơm nước cho mẹ con ăn chiều, ăn sáng và nắm cơm, nước cho ngày hôm sau. Những ngày bị mất cái xoong mới khổ làm sao. Em phải chờ những người bạn đường nấu xong thì đã 1, 2 giờ sáng. CÓ một hôm không hiểu nổi vì uống nước lạnh hay ngộ độc thức ăn mà Như Sơn ỉa chảy. Nó chỉ có một cái quần cụt, khi đi cầu Sơn cởi quần cầm tay, vô ý đã đánh rớt quần xuống hầm cầu. Hầm cầu trạm giao liên làm lộ thiên, chỉ gác 3 cây gỗ ngang qua ngồi mà không có tay vịn. Em phải đứng trông chừng cho con. Tiêu xong, Sơn không chịu về, cứ ngồi nhìn hoài theo cái quần đang nhúc nhích bởi dòi đang rúc tìm... Sơn đòi khều quần lên về giặt mà mặc. Dường như nó sợ phải Ở truồng thì xấu hổ. Một tuần sau mới có dịp xin cho Sơn một cái quần cũ của nhà dân cho con mặc tạm.

        Tình thương con, nhớ chồng hòa trong tiếng gọi của Tổ quốc về lòng yêu nước, căm thù giặc Mỹ đã tiếp thêm sức mạnh cho em vượt qua tất cả. Sau hai tháng gánh gồng đi bộ, ngủ rừng, ăn đói, nhịn khát đều đã qua đi. Ba mẹ con đến nông trường bộ - nông trường 19-5 thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nhận nhiệm vụ y tá đội cơ khí - sừa chữa xe máy. Xường cũng phải sơ tán vào rừng. Em dựng một cái lán, cạnh con suối đá nhỏ. Những ngày đầu còn lo, buồn và sợ cảnh núi rừng, nhất là những ngày rét đậm, nứt da... Nhưng chỉ vài tháng sau đã quen dần. Người xưa thường nói: "rừng vàng, biển bạc", đúng thật. Chỉ một con suối đá nhỏ mà cá cua sẵn có cho ba mẹ con cải thiện. Sẵn mối và sâu, rừng lại ở cách biệt - không bị dịch bệnh lây lan nên đàn gà phát triển nhanh đáo để. Cứ tối thứ 7 đến ba mẹ con lại thịt gà nấu cháo và nghe sân khấu truyền thanh đài Hà Nội. Tại đây, các loại măng, nấm, rau, hoa trái rừng đều rất sẵn. Rau "sứng" nấu canh ngon như có bột ngọt. Chỉ có điều con phải đi học xa. Sơn đi một mình thì vừa buồn vừa sợ nên em cho Thu Lan cùng đi cho vui, cứ đến lớp học được chữ nào hay chữ đó. Ấy vậy mà cuối năm Lan cũng "lên lớp", cũng điểm 10, không phải vì Lan học giỏi mà vì cô giáo nhận Lan làm con nuôi(!).

        Tuy lâu lâu có được thư anh viết từ Tây Nguyên về có cái đi 6 tháng, có cái khi nhận được chỉ là một mảnh giấy nhòe nhoẹt không đọc được chữ gì cả. Em vẫn cố gắng viết thư đều cho anh theo địa chỉ gởi về.

        Trong những năm chiến tranh ác liệt 1968 - 1972, đã ba 1ần em đi phép về thăm quê hương Vĩnh Linh và bà con đôi bên nội ngoại. Có lần, em về thăm bà nội Liên tại Tân Kỳ (nơi sơ tán), Nghệ An. Em xin rước mẹ và cháu Hoan ra ở chung tại nông trường 19- 5, nhưng bà không chịu, 1ấy 1ý do 1à bà còn 1àm công tác xã hội tại địa phương. Em vừa buồn vừa thương khi đọc thấy niềm mê say công tác xã hội đến kỳ lạ trong con người bà nội Liên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:14:18 am »


        Một hôm, năm 1968, được thư Liên gởi về (do nông trường Quyết Thắng chuyển), mới biết con đang học trường Nguyễn Bá Ngọc, thuộc xã Thọ Vực, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Liên kể chuyện con được gởi nhờ một gia đình cán bộ, ông ta đi làm ở cơ quan tỉnh, bà ở nhà làm ruộng cùng hai cô con gái cũng là học sinh nhưng lớn tuổi hơn Liên. Trong thư Thu Liên có đoạn viết: "Má tìm cách ra thăm con và xin cho con về ở với má, nếu không con sẽ chết mòn nơi đây..." Đọc thư con mà nước mắt em chảy ròng ròng. Không biết là nước mắt mừng vì đã liên lạc được với con sau hai năm mong ngóng hay nước mắt thương xót vì con đang khổ. Dạo đó, nhiều người kể chuyện rằng số con cái cán bộ đi sơ tán theo K7, K8, K9... đều gởi trong nhà dân và không ít gia đình coi chúng như đứa ở, mặc dù chính phủ đã cấp đủ gạo, vải, sách vở theo chính sách nhưng họ đã ăn chặn lại còn đày ải các con lao động quá sức... Với những suy nghĩ miên man đó, mình quyết xin phép đi thăm con để tìm cách đưa con về. Ra đến cái nhà mà con mình ở nhờ mới biết là Thu Liên khổ thật. ông chủ nhà là một người hiểu biết nhưng đi làm xa. Hàng ngày con mình ở với bà vợ là một người rất keo kiệt, gạo không thiếu mà cứ "khoai mốc cõng cơm". Trời nắng ráo cũng như ngày mưa rét, cứ nửa buổi Thu Liên lại phải xuống ao vớt bèo, tối tối phải nấu một nồi cám heo ước chừng hơn 20 kilôgam. Em đã hỏi: "Khi cám chín 1àm sao con nhắc xuống được?" Thu Liên nói rất sành sỏi rằng nó đã dùng các thau, chậu.., múc hết cám trên nồi ra, nhắc nồi không xuống để đúng chỗ rồi lại múc cám Ở các thau chậu mà đổ vào nồi. Lại còn khi cắt rau heo, tay con còn nhỏ và yếu mà cán dao thì to, nặng cầm không xuể, Thu Liên đã phải thọc cán dao vào ống tay áo, cài nút lại rồi cầm lấy sống lưng dao mà cắt, bởi vậy nên ống tay áo phải bị rách trước. Trưa hôm sau em dắt Liên ra sông tắm rửa kỳ cọ. Đất trời đâu có biết cái đầu con mình đầy chấy và toàn thân như bị bọc một lớp ghét bẩn. Tắm xong nhìn lại như Thu Liên mới được lột da. Con còn kể chuyện bà chủ nhà bắt đi mót khoai, mót lúa.., vì học sinh miền Nam ít bị xã viên xua đuổi. Chiều đó và suốt hai ngày sau em phải cạy cục chạy mấy nơi để xin cho con được cùng về nhưng không kịp. Em vẫn phải nói những lời cảm ơn với gia đình bà chủ nhà, vì dù sao con mình vẫn còn sống lành lặn. Đã 11 tuổi mà Thu Liên chỉ bằng con họ 7, 8 tuổi. Chưa lo xong giấy tờ em đã hết phép, vì còn chờ sự đồng ý của Hà Nội. Em đành phải về và gởi nhờ một người bạn gái - người cũng ra đón con, sẽ đưa Liên về sau. ít lâu sau Liên về đến nhà, ba chị em được sum họp, chúng ríu rít như chim non suốt mùa hè năm ấy. Ôi, hạnh phúc biết bao!

        Đêm đêm khi các con đã ngủ yên thì nỗi nhớ chồng lại day dứt. Hồi đó không thiếu gì những người đồng cảnh như mình đã không giữ được lòng chung thủy. Nghe và thấy người ta lỗi lầm mà em lo lắng, đề phòng. Cứ tối đến mẹ con em quây quần bên nhau. Nhiều lúc các con ngủ sớm em phải dùng rượu mạnh và thuốc lá để "giải khuây".

        Năm nào em cũng đạt danh hiệu "lao động tiên tiến" và "phụ nữ 3 đảm đang". Một vinh dự lớn đến với em: Ngày 6 tháng 9 năm 1969, em được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam, sinh hoạt tại Chi bộ xưởng cơ khí. Em đã thấy vững vàng hơn, tự tin hơn".

        Một tuần sau, tôi về làng Hồ Xá thăm mẹ. Mẹ tôi mừng lắm, bà đã 65 tuổi nhưng còn khỏe mạnh nhanh nhẹn. Mẹ tôi dẫn đi thăm chúc phúc bà con thân thuộc nội ngoại liền trong hai ngày, tại làng Hồ Xá và làng Phúc Lâm. Sẵn dịp, tôi thăm lại xóm Chồi yêu quý, nhưng ở đó chỉ là vùng đất đỏ hoang tàn. Tôi cố tìm mà không thấy vết tích xưa. Vườn nhà tôi và sân vận động đã bị giặc san làm sân bay, nay đầy cỏ dại.

        Chúng tôi đến đâu cũng được tay bắt mặt mừng, câu nói tiếng cười rộn rã, tuy xóm làng còn xác xơ, đổ nát sau chiến tranh. Những lúc rỗi rãi tôi thấy mẹ chỉ ngồi nhìn ra sân và thở dài mà không nói gì. Tôi gạn hỏi mới biết khu đất nơi tọa lạc ngôi mộ cha - tôi đã cải táng từ chiến khu về dó năm 1949 - nay nằm trong khu quy hoạch dất trồng cây công nghiệp, cần di dời sớm. Ba em tôi - một gái hai trai hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ, thì nay chỉ mới có một ngôi mộ em Đinh Thị Đào du kích, còn hai em trai bộ đội hy sinh tại chiến trường Trị Thiên chưa biết mộ phần ở chỗ mô. Em trai Đinh Như Đạt bị thương đang điều trị ở thành phố Huế. Mẹ nói: "Năm nay nó đã 32 tuổi, quá lứa rồi, nó thiệt thà ít ỏi, nay lại bị thương tật không biết có o mô chịu lấy nó làm chồng không? Thêm nữa, nhà cừa chiến tranh tàn phá trụi hết rồi, mẹ ở với thằng Thông con út trong cái làn sát bờ tre bìa làng. Nay mai mẹ muốn có một cái nhà nhỏ để ở nuôi cháu Hoan ăn học, lâu lâu đón các con cháu về chơi." Em út tôi, Đinh Như Thông 30 tuổi kể: "Một hôm đầu tháng 3 năm 1975 chừng 10 giờ sáng lúc trời đã nắng gắt, dượng Tiếp đã 80 tuổi chạy đến nhà hớt hải la: "Thằng Thông mày đi mà coi, thằng máy ủi nó đụi mả cụ Đồng đi rồi?" Em chạy liền tới thấy người lái máy đang ủi đất khu vực đất mình. Em đứng chặn máy lại vừa quát: "Ai cho anh ủi đất này? Mồ mả ông cha người ta ở đây tại sao mấy người tự ý san ủi?" Người lái máy nói: "Khu này không có mồ mả chi cả?" Em làm dữ, yêu cầu người ra lệnh san ủi đến đây giải quyết. Người lái máy chạy đi gọi ông chủ tịch huyện Vĩnh Linh đến. ông ta to tiếng nói: "Trước khi ủi ở đây không có mồ mả chi hết" Em tức quá? Em phải hét to: "Người lái máy không biết, nó nói không có, nhưng ông thử nghĩ mà coi: Mả cha tôi thì tôi biết ở chỗ mô, mả cha người lái máy thì họ biết ở chỗ mô, mà mả cha ông thì ông biết nằm ở chỗ mô, chớ làm răng mà ông biết chỗ này không có mả cha tui được? Ông chủ tịch huyện nghe có lý đành cho máy nghỉ. Em đứng giữa đám đất vừa bị san ủi khấn vái và gióng hướng rồi cuốn đất đắp nấm mộ mới không biết đúng hay không". Tôi hẹn đến ngày mùng 4 tháng 5 ất Mão, gia đình cúng giỗ lần thứ 28 sẽ tìm hài cốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:14:48 am »


        Những ngày gần cuối tháng 4 năm 1975, tôi cùng em Đinh Như Thông lên rừng tìm mua gỗ nhà cũ của bộ đội Trường Sơn, chuẩn bị dựng lại nhà ở. Mẹ tôi vẫn muốn có ngôi nhà nhỏ riêng. Trưa 30 tháng 4 năm 1975 có tin Sài Gòn đã được giải phóng? Nguồn tin đến làm tôi mừng ứa nước mắt! Em Thông vỗ tay la: "Hết chiến tranh rồi, anh về nhà với mẹ và em chứ?" Tôi nói: "Phải chờ quyết định của tổ chức. Giải phóng Sài Gòn rồi nhưng giữ cho được còn phải trầy ớa tróc vảy" Tôi dồn nén mọi kỷ niệm chiến trường, ghìm lại bao nỗi vui mừng, tôi nói: "Việc gì phải đến sẽ đến, ta cứ phải làm những việc cần trước mắt mình".

        Đúng ngày hẹn, chúng tôi huy động 12 thanh niên khỏe mạnh, là 12 tay cuốc dãn hàng ngang, mỗi người một mét, cuốc sâu xuống 0m30 tìm hài cốt. Chúng tôi khởi sự lúc 8 giờ, đến 9 giờ rưỡi chú Đinh Như Đa la lớn: "Đây rồi!" Chú nói: "Tao vừa cuốc vừa khấn: "Trong hơn chục tay cuốc này thì chỉ có tôi là vai em, anh nằm chỗ mô anh cho tôi cuốc trúng kẻo nắng to lên tội nghiệp các cháu, chỉ mấy lát cuốc sau tao nghe "phập" một tiếng là tao biết đây rồi". Không có tiểu sành, chúng tôi cho hài cốt vào cái hòm gỗ, để hộp sọ có cái răng cửa hàm dưới mọc thụt vào lên trên, lại dùng tấm vải che mưa do tôi mang từ B2 về, cho mẹ tôi chứng kiến, làm lễ cúng rồi đưa đến nghĩa trang dòng họ. Em Đinh Như Thông cùng mẹ và tôi làm giỗ cha lần thứ 28 trong điều kiện mới: Đất nước vừa được độc lập tự do, Nam Bắc sum họp một nhà. Tuy bữa giỗ vẫn đạm bạc nhưng bà con thân thuộc sum vầy, đông vm. Lòng tôi trào lên những tình cảm lâng lâng hoan hỉ.

        Một hôm chủ nhật giữa tháng 5 năm 1975, tôi mượn xe hon đa cùng cháu Đinh Như Hoan vào Ban Chính sách Huyện đội Triệu Hải tìm mộ hai liệt sĩ Đinh Như Thái và Đinh Như Hanh. Chúng tôi mang theo cơm trưa, nước uống và đồ cúng. Hồ sơ lưu cho biết liệt sĩ Đinh Như Thái có ở nghĩa trang xã Hải Phú, Hải Lăng, có bia mộ. Còn liệt sĩ Đinh Như Hanh quy tập về nghĩa trang Triệu Vân, Triệu Phong là mộ vô danh. Rời huyện đội Triệu Hải lúc 10 giờ, hai bác cháu vào nghĩa trang Hải Phú cách đó chừng 20 cây số Tại đây có nhiều trẻ chăn trâu đang nô đùa, tôi gọi được 10 em cùng tìm tên Đinh Như Thái trên bia mộ phân công mỗi người tìm kiếm trên 5 hàng mộ, cứ thế dàn hàng ngang vừa đi vừa tìm từ ngoài vào, tôi cho mỗi em hai cái kẹo rồi bắt đầu tìm... Nắng đã gắt, tôi đi được 20 mét đã thấy hoa mắt, các bia mộ đều giống nhau như nhấp nháy, chữ lại mờ. Tôi đứng nhắm mắt lại một lát cho mắt nghỉ rồi nhìn 5x5 hàng một đợt, quả nhiên mắt dễ chịu hơn, đến lượt thứ tư tôi nhìn thấy từ xa.., tên em tôi. Tôi cám ơn và cho các em chăn trâu nghỉ. Tôi gọi chỉ cho Hoan biết. Cháu Đinh Như Hoan - 12 tuổi, một học sinh lớp 7 - nhào tới, nằm sấp ôm lấy nấm mồ liệt sĩ, giọng ân cần: "Bác Thái ơi, bác Ninh và cháu đến thăm bác đây?,, Hai bác cháu mắt rươm rướm soạn đồ cúng lễ, rồi ăn cơm bên mộ liệt sĩ Đinh Như Thái. Tôi vào nhà dân mượn cái cuốc, hai bác cháu sửa lại bia mộ cho ngay ngắn. Chúng tôi rời nghĩa trang xã Hải Phú lúc 16 giờ. Lúc vừa đi ngang qua đường rẽ xuống huyện Triệu Phong, đột nhiên cháu Hoan đấm thùm thụp vào lưng tôi và kêu khóc: "Bác bỏ ba cháu, sao bác bỏ ba cháu?" Tôi dừng xe phân giải: "Nghĩa trang Triệu Vân có hàng ngàn mộ liệt sĩ, mà hầu hết là mộ vô danh. Bây giờ đã 16 giờ 20 thì tìm làm sao được? Bác cháu mình về kẻo tối, và sẽ tìm vào một ngày khác". Cháu Hoan vặn hỏi tôi: "Bác có thương ba cháu không?" "Có", tôi đáp. "Bác nhớ đặc điểm gì để nhận biết hài cốt của ba cháu không?" - "Có", tôi đáp. "Rứa thì mai vô tìm sớm". Tôi hỏi cháu: "Cách gì mà tìm được?,, Cháu không trả lời mà hỏi lại tôi: "Nghĩa trang Triệu Vân đất gì?" Tôi nói: "Vùng đó đất cát pha".  Cháu vui vẻ nói: "Được rồi! Bác cháu ta về kẻo tối".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 07:15:55 am »

        Dọc đường, tôi hỏi cháu tìm bằng cách gì? Cháu nói cháu sẽ đào lên từng nấm mộ cho bác nhận biết. Tôi nói: "Ba cháu có 3 cái răng cừa hàm trên, nhưng đào hàng ngàn ngôi mộ vô danh để tìm một liệt sĩ có 3 cái răng cửa là điều mình không thể làm được, vì một là không ai cho phép mình đào mồ người khác trong nghĩa trang, hai là có thể trong ngàn người đó có hai liệt sĩ có 3 cái răng cửa - Nếu mình bốc nhầm thì sao?" Cháu vẫn chưa chịu, cháu còn hỏi lại nhiều điều nữa. Tôi cảm nhận tình phụ tử tha thiết và thiêng liêng vô ngần, trong những suy nghĩ trong trắng của cháu Đinh Như Hoan. Trong tôi trào lên niềm yêu thương và lòng tự hào cứ nối tiếp nhau về thời thơ ấu của em tôi - em Đinh Như Hanh sinh năm 1941 (Kỷ Mão). Chiến tranh và đói nghèo đã cướp mất tuổi học trò của em. Bảy tuổi em phải đi ở đợ, chăn trâu để đổi lấy miếng ăn. Em rất sáng dạ. Hòa bình lập lại (1954), em được theo học các lớp bình dân học vụ, em đọc thông viết thạo lại có năng khiếu văn nghệ thể thao. Cuối năm 1961 đầu 1962, tôi cùng đơn vị vận chuyển vũ khí lên Trung Lào, tôi bất ngờ gặp em Đinh Như Hanh, tại tiểu khu biên phòng Cù Bai, miền tây huyện Vĩnh Linh, tôi nhìn thấy em đánh bóng chuyền giỏi, nghe tiếng em thổi sáo hay không kém gì các cây sáo chuyên nghiệp. Nhớ lại những ngày hai vợ chồng em ra thăm tôi trước khi em đi B cuối năm 1963, hai em tôi đã có được những ngày hạnh phúc tại "chiêu đãi sở" Sư đoàn 325, đó là những ngày gieo mầm cho sự sống thành cháu Đinh Như Hoan, một học sinh giỏi, trường cấp 2 Hồ Xá đang khao khát hiểu biết... Cho mãi đến năm 1990 khi cháu đã trở thành phóng viên báo Dân tỉnh Quảng Trị, cháu mới tìm đưực hài cốt của ba cháu, liệt sĩ Đinh Như Hanh. Cháu viết bài báo "Nghĩa cát":

        "Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghĩ tới giây phút ấy, cái giây phút mà dù can đảm đến mấy người ta cũng phải nổi gai ốc. Đó là một cụ già quắc thước từ trong nhà bước ra, sững lại rồi nhìn theo tôi trân trôí: "Trời, phải con thằng H. đó không?

        Ông lão mếu máo, hai giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt sạm đen vì gió biển: "Con ơi! Ba mươi năm rồi. Rứa mà ông tưởng không còn hy vọng tìm được người thân của nó".

        Cụ Lạng và bà con thôn 7 cùng ra bìa làng. Ba tôi nằm đó giữa những người làng, phía trước là bãi cát mênh mông chạy dài vô đến Triệu Lăng, nơi gần 30 năm trước diễn ra một trận chiến ấc liệt.

        Sáng đó là ngày 26-7 âm lịch năm 1964, Chú H. cùng du kích thôn ra ngoài rú đào công sự chờ bọn nghĩa quân kéo từ Triệu Lăng ra. Bọn giặc thì đông mà du kích thì mỏng. Du kích rút lui, chú H yểm trợ rời trận địa sau cùng. Trên đường rút lui, chú H gặp anh du kích Nguyễn Sơ (Con trai ông Lạng) bị thương nặng không chạy được. Chú xốc đồng đội lên vai cõng chạy. Nhưng cát lún ống chân, họ không chạy được xa. Bọn nghĩa quân kéo đến, xả súng vào hai người.

        "Lẽ ra hắn chạy theo kịp anh em rồi. Nhưng vì con tui mà hắn chết". ông Lạng ngậm ngùi.

        Tối đó, bà con mang xác hai anh em vào làng. Ông Lạng xin với bà con và đơn vị chú H cho hai anh em được nằm cạnh nhau. "Tui coi hắn như đứa con thứ tư của tui đã hy sinh vì cách mạng". ông Lạng nói "Từ đó hắn nằm trong vườn nhà tui, cùng chung ngày giỗ với thằng Sơ con tui..."

        .....


       Còn liệt sĩ Đinh Như Thái, năm 1985, cũng đã được gia đình tổ chức đưa hài cốt về nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh. Anh Đinh Như Gia, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Vĩnh Linh cùng em Đinh Như Thông, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thị trấn Vĩnh Linh cùng đi. Khi bốc hài cốt lên, trong túi áo ngưc liệt sĩ có một ít giấy tờ và đồng bạc Cụ Hồ được bọc cẩn thận bằng ni lông. Lúc đưa hài cốt lên xe, đồng chí lái xe đốt ba cây nhang, khấn: "Xin mời hương hồn anh Đinh Như Thái cùng chúng tôi về quê hương Vĩnh Linh. Xin anh phù hộ cho chuyến về quê được nhiều may mắn". Chiếc xe commăngca quá đát thường hay trục trặc dọc đường, hôm đó chạy thật êm, chạy một mạch về nghĩa trang liệt sĩ Vĩnh Linh không xảy ra vấn đề gì, khiến cả ba người trên xe rất mừng và thấy lạ.

        Vậy là ba người em của tôi là liệt sĩ đều đã tìm được hài cốt đưa về quê hương. Tôi coi đó là diễm phúc của gia đình, vừa cũng là sự góp phần giảm bớt gánh nặng của xã hội sau chiến tranh.

        Cuối tháng 5 năm 1975, tôi vào Thành đội Huế thăm em Đinh Như Đạt. Em bị thương vào đầu, miệng vết thương đang đóng vảy, em nằm chờ ở trạm trực. Tôi gặp anh Hường - Đại úy, Thị đội phó xin cho em được nghỉ phép về thăm mẹ. Chiều hôm sau, hai anh em chúng tôi về Vĩnh Linh. Dọc đường, anh em trò chuyện đủ thứ. Tôi biết em đã có người yêu là con gái đồng chí Bí thư đảng ủy xã. Anh chị sui gia cũng là những người lãnh đạo đã dìu dắt mẹ tôi hoạt động trong chiến tranh, nên hai gia đình rất hợp ý nhau. Đám cưới hai em Đinh Như Đạt và Nguyễn Thị Chữ được tổ chức đạm bạc, đông vui. Có điều, sau đám cưới hai vợ chồng phải chung sống trong cái lều tạm của chú em út với gia đình.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2016, 08:41:59 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:42:51 am »


        8 - Trở lại đội ngũ

        Tháng 8 năm 1975, tôi được gọi ra Hà Nội. Hôm sau, Đại tá Nguyễn Chỉ - Cục trưởng giao nhiệm vụ cùng tôi bay vào Thành phố Hồ Chí Minh để góp sức tiếp thu hồ sơ tài liệu địch. Chúng tôi tạm trú tại T66b trong trại Đavít, hàng ngày đi thu thập tài liệu địch ở số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm của Cục an ninh quân đội ngụy, ở Trung tâm hồ sơ cá nhân của Tổng Tham mưu quân lực Việt Nam cộng hòa, ở số 3 Bạch Đằng của phủ đặc ủy tình báo trung ương. Cũng trong những ngày này, tôi có dịp gặp lại thượng tá Lê Quốc Sủng - Trưởng phòng bảo vệ an ninh B2. Anh cho biết công việc sau ngày giải phóng đang đòi hỏi phải xử trí thật bề bộn ngổn ngang, bọn Khơ-me đỏ lại đã có những hành động xâm lấn đất nước ta ở đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc, xã Phú Hữu - tây bắc thị xã Châu Đốc... Anh Lê Quốc Sủng nói thêm: "Xem ra cuộc xâm lấn biên giới có tính chất gây chiến này còn kéo dài, phức tạp khó lường lắm".

        Đầu tháng 10 năm 1975, tôi trở về nhận công tác ở Phòng Bảo vệ an ninh Miền, tháng 4 năm 1976 chuyển thành Phòng Bảo vệ an ninh Quân Khu 7. Được trở lại đội ngũ, tôi thầm nhủ: Mình đã được tổ chức cho chữa bệnh, nghỉ phép lo việc nhà, thì nay càng phải làm việc hết mình theo yêu cầu của tổ chức. Với trách nhiệm phụ trách ban nghiên cứu tổng hợp của Phòng, tôi đã cùng các thành viên phát huy trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

        Trong một buổi tâm sự chuyện gia đình, anh Ba Sủng gợi ý: "Nên cho chị và các cháu vào trong này". Được lời như mở tấm lòng, tôi vui vẻ chấp nhận và lo giấy tờ thủ tục, tôi viết thư cho vợ con chuẩn bị.

        Nhân dịp đi Hà Nội họp tổng kết công tác năm 1975, 1úc trở về tôi đi đường bộ và ghé về Vĩnh Linh, chuyển gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ có chuẩn bị nên mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chúng tôi được xếp ở một gian nhà trong khu tập thể, số 4 Hồng Thập Tự, Quận 1. Mùa mưa năm 1976 mới biết gian nhà dột quá thể, tôi phải đi xin tôn cháy ở số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm - về lợp thêm một lớp mới ở được. Vợ có việc làm, các con lớn vào lớp học, Hương Lý gởi nhà trẻ. Tưởng thế là tạm ổn, nào ngờ giá cả thị trường ngày một tăng mà đồng lương đứng tại chỗ nên cuộc sống thật khó khăn. Nhiều đêm, vợ chồng phải đi bới lượm khoai sâu, sắn mục ở các đống rác về nuôi heo, củ nào còn kha khá thì hấp cơm mà ăn. Cứ mỗi lần có đèn ô tô rọi tới, tôi cứ phải nhắc vợ quay mặt tránh, đề phòng có kẻ xấu chụp ảnh bêu riếu. Mọi khó khăn chúng tôi cũng quen dần và vượt qua.

        Sự bề bộn ngổn ngang của công việc trong thời kỳ quân quản lắng dịu dần và đi vào nền nếp của cơ quan. Các bộ phận H66, H77 chuyên lo giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh: Thẩm tra, kết luận, đề xuất xử lý số đầu hàng phản bội, số bị bắt khai báo nghiêm trọng, thu thập nghiên cứu tài liệu địch về tình báo gián điệp, nhất là kế hoạch hậu chiến; theo dõi về công tác quản giáo sĩ quan chế độ cũ, góp phần đề xuất biện pháp ngăn chặn các tổ chức nhen nhóm chống phá quân đội, góp phần giáo dục xây dựng, bảo vệ trận địa chính trị tư tưởng và tổ chức lực lượng vũ trang trong điều kiện mới... Trong lúc này, ở Sài Gòn - lương thực, thực phẩm không đủ ăn, hàng tiêu dùng không đủ dùng, đời sống quân và dân cực kỳ khó khăn, các hành động vượt biên, di tản.., rộ lên, đã có một số người móc nối, lợi dụng uy thế, năng lực tổ chức và phương tiện của quân đội để vượt biên, có những cán bộ chỉ huy cấp Trung đoàn, tiểu đoàn bị biến chất, trở thành tay chân đắc lực của bọn tổ chức vượt biên. Thêm nữa, có thế lực nước ngoài lung lạc, kích động gây ra làn sóng "nạn kiềư" gây bất ổn trong nội địa. Cuộc xâm lấn biên giới có tính chất gây chiến ngày càng nghiêm trọng. Cuộc sống và làm việc của chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh mới giải phóng căng thẳng không kém gì trong chiến tranh, có những khía cạnh đa dạng phức tạp hơn, chỉ có giấy tờ phương tiện làm việc là dồi dào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:43:24 am »

*

*        *

        Vào một ngày tháng 6 năm 1976, Sơn và Lan đi kiếm củi, chúng thấy một kíp lựu đạn da láng để ở bờ tường. Lan để lại chỗ cũ vì sợ nổ, Sơn cầm lên rút chốt an toàn định ném đi, nhưng nghe tiếng xè xè, nó sợ và đưa lui sau lưng tức thì kíp nổ gây nhiều vết thương ở tay và phía sau đùi, cẳng chân phải..., máu me lênh láng. Mẹ các cháu băng cầm máu rồi nhờ gọi điện thoại cho tôi. Anh Nguyễn Văn Khả nhận điện, cho tôi biết có tiếng nổ và tiếng kêu khóc ở nhà, cần về ngay. Anh dặn thêm, hãy nhớ bình tĩnh, chạy xe chậm chậm thôi. Tôi về tỏ vẻ lo lắng và giận dữ làm cả nhà ai cũng sợ, Lan khóc. Tôi chở Sơn đi bệnh viện 115, lại nhờ chú Đinh Quốc Kỳ dùng xe đạp chở tấm đắp và mùng đi sau. Nhưng "họa vô đơn chí", chú Kỳ đi qua chợ Chí Hòa bị bọn kẻ cắp lấy mất mùng và tấm đắp. Sau một lúc khám xác định, bệnh viện 115 cho biết Sơn chỉ bị thương phần mềm bàn tay và chân, sau 10 ngày mới ra viện.

        Trong những tháng cuối 1976 và năm 1977, 1978 nếu chỉ nhìn cái vỏ áo quần bề ngoài thì không ai biết gia đình tôi đang đói ăn. Mặc dù vợ chồng con cái đã tranh thủ mọi thời gian trồng rau, nuôi heo... Vợ ehồng đã bán chiếc mô bi lét (định mua cho các con) để lấy vốn mua con giống. Nhưng con đầu tiên đã bị kẻ trộm bắt mất (do chưa làm được chuồng, chỉ xâu lỗ tai buộc vào gốc cây trước nhà). Con thứ hai mới nuôi một tháng đã lớn khá nhanh nhưng lại bị chết... Cứ phải nuôi heo chứ không có cách gì khác, chúng tôi lại mua hai con giống khác, nhưng vốn đã cạn nên hàng ngày đi học về, Lan nấu cơm, Liên cắt lá khoai, đi mua bả khoai mì... Mỗi chiều đi làm về, tôi phải xin chở về vài khúc chuối cây... Nguồn thực phẩm chính của hai con heo là như vậy chứ không có tiền mua cám. Nhưng chúng lớn nhanh, khi bán có lời khá. Từ đó, gia đình phải "ăn theo" hai con heo mỗi lứa.

        Tháng 4 năm 1977, trong khi tôi đang học tại trường Nguyễn ái Quốc 7 (Thủ Đức) thì bà nội các cháu vào thăm, cùng đi còn có chị Dinh (chị anh Khanh) và cậu Kiểu (em mẹ tôi). Mặc dù hai vợ chồng nói hết lời để cầm giữ bà nội ở lại chung sống với các cháu nhưng bà chỉ ở thăm 5 ngày rồi trở ra, nói là để nuôi cháu Hoan ăn học. Tháng 8 năm 1978, hai vợ chồng đã đưa Hương Lý về thăm bà nội và các cậu dì, bà con cô bác, lần đó vợ tôi mới rút hết số tiền 500 đồng ở Ngân hàng Bến Hải, để vào phụ thêm mà chăn nuôi.

        Từ tháng 9 năm 1977 xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam.

        Tháng 4 năm 1978, tôi vào bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh thăm một người bạn nằm bệnh. Hai anh em đang ngồi nói chuyện Ở ghế đá chợt có một người mặc áo trắng, quần xám, đội mũ phớt hơi lệch phía phải. Ông mải ngắm nhìn bồn hoa và vừa đi qua, tôi nhìn theo thấy quen quá. Khi ông đã đi cách chỗ tôi ngồi chừng 5 mét, tôi đứng dậy chào với theo: "Dạ thưa thầy!" Người đội mũ phớt ngoảnh lại, thấy tôi dang nhìn "chiếu tướng", ông bước tới hỏi: "Chào tôi?" Tôi dạ, ông hỏi lại: "Anh chào ai?" Tôi lễ phép nói: "Xin thầy kéo cái mũ phía phải cao lên cho con nhìn rõ cái thẹo Ở thái dương của thầy". ông lại nói: "Chắc anh nhầm ai đó". Ông kéo thấp cái mũ xuống phía phải, vừa nói: "Tôi là Thành, Lê Văn Thành". Tôi thưa: "Hồi trước thầy là thầy Lê Đình Nhơn, dạy lớp nhất, trường tiểu học Vĩnh Linh. Trong chống Pháp con nghe tin thầy đi Vệ quốc đoàn, thầy đóng lon trung úy, là sĩ quan liên lạc thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Bây giờ thầy làm gì, ở đâu ạ?" ông không trả lời mà kéo tôi ngồi xuống ghế đá vừa hỏi: "Anh học trường Vĩnh Linh năm nào?" Tôi thưa: "Năm 1944-1945". ông lại hỏi: "Tên gì, ngồi bàn nào?" Tôi thưa: "Đinh Như Ninh, ngồi bàn đầu, cùng với trò Hoàng Thị Lý". Ông vừa nghe, vừa lôi cái ví ở túi áo tôi ra xem, bỗng ông ồ lên: "Trung tá? Nhớ rồi, hồi đó tôi đã thấy em có thiên tư khá..." Hai thầy trò nói chuyện xưa thật nhiều, tôi xin phép anh bạn và mời thầy về nhà tôi ở cư xá Bắc Hải - dùng cơm với gia đình. Tôi biết thầy mang tên Lê Văn Thành, trung úy phiên dịch một thời gian. Thầy chuyển ngành sang Bộ Văn hóa từ năm 1957 ở Hà Nội, và hiện đang làm chuyên viên chính trị Học viện quốc gia âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.

        Thầy Nhơn hơn tôi 10 tuổi, thầy biểu tờ nay cứ xưng hô anh em cho gần gũi, thân mật hơn. Về chuyện đời tư, hồi đó anh Lê Đình Nhơn yêu chị Cao Thị Kiều Nguyên, con gái ông Cao Xuân Thọ. Cách mạng tháng Tám năm 1945, rồi kháng chiến chống Pháp, anh đi Vệ quốc đoàn, chị theo gia đình đi lưu lạc vào Sài Gòn, sau đó chị vào chùa, đi tu. Tuy vậy, hai người vẫn son sắt chờ đợi nhau, cho đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mới gặp 1ại nhau. Hạnh phúc biết bao. Nhưng anh chị đã hết tuổi sinh đẻ. Có lần anh ngỏ ý xin bé Đinh Thị Hương Lý của chúng tôi (lúc đó 4 tuổi) làm con nuôi, nhưng mẹ cháu Lý không đồng ý, anh lại đề nghị cho đến học trường quốc gia âm nhạc, mẹ cháu Lý xin phép đừng.

        Tháng 6 năm 1978, tôi đi lên cơ quan tiền phương của Quân khu 7. Tháng 8 năm 1978 trở về hai tháng để đi công tác ra Huế. Trong dịp này anh Đinh Như Khanh cùng tôi về thăm quê. Lần đầu tiên về sau 24 năm xa quê nên anh Khanh rất vui mừng. Tháng 10 năm 1978, tôi lại lên cơ quan tiền phương... Chỉ một tháng rưỡi sau tôi nhờ đơn vị chuyển về gia đình một cái vỏ hòm đạn pháo 130 ly. Một số bà hàng xóm tưởng tôi gởi của cải, gạo cơm gì về và xúm lạỉ coi Khi mở ra mới thấy áo quần chăn mền, gối của tôi. Nhiều bà hàng xóm thầm thì: "Chắc anh ấy đã hy sinh..." Không khí lắng xuống thật nặng nề, vợ tôi a tin nửa ngờ vì tôi không viết chữ nào về cả. ít lâu sau vợ con mới biết: "Tiền phương Quân khu chuẩn bị cơ động, đánh lớn để góp sức giúp giải phóng Campuchia". Sau giải phóng Campuchia, tôi được về tổng kết, đi điều trị và an dưỡng.  

       Cũng trong dịp này Quân khu cho phép chuyển gia đình về RR18 Cư xá Bắc Hải hoặc 84D Nguyễn Đình Chiểu (tức Trần Quốc Toản mới). Tôi cùng anh Bảy Sang và anh Chín Lộc (Giám đốc Sở nhà đất thành phố) đi xem cả hai nơi về, thấy nhà 84D tới 3 tầng lầu với 12 phòng lớn nhỏ, lại là biệt thự loại một, nghĩ mình chỉ có 6 người, lại nghèo, sau này sợ không trả nổi tiền nhà, nên về cư xá Bắc Hải cho đến ngày nay. Tuy kinh tế gia đình vẫn chật vật nhưng về đây có nơi làm chuồng heo, có đám đất trồng rau...


Đại tá Đinh Như Ninh
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2016, 11:33:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 11:52:29 am »

Chương bốn

THAM GlA BẢO VỆ TỔ QUỐC
Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM VÀ
LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ GIÚP BẠN CAMPUCHlA

        1 - Ở biên giới Tây Nam

        Cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam  nước ta của bọn phản động Pôn Pốt ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Giữa năm 1978, tôi lên biên giới tỉnh Tây Ninh theo cơ quan Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 7. Các đơn vị phía trước tiến công thuận lợi. Sư đoàn 5 đánh giải phóng huyện lỵ Mimốt đang phát triển tiến công thuận lợi thì có lệnh dừng lại, rút quân về đất Việt Nam. Bọn Pôn Pốt xua quân líp lại, chúng tiếp tục sang quấy nhiễu dân ta. Quân khu chỉ đạo rút kinh nghiệm chiến dịch mùa mưa. Đoàn 778 được lệnh tổ chức tiếp đón, góp phần sắp xếp nhân sự và tổ chức học tập chính trị, huấn luyện quân sự cho bạn Campuchia, theo kế hoạch của Bộ và Thường vụ Đảng ủy Quân khu. Đồng chí Trung tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7. Sau phần tổng kết chiến dịch mùa mưa năm 1978, là một chỉ thị nghe rất nghiêm (có phần gay gắt), số là có một đơn vị thuộc Sư đoàn 5 đã chở về Việt Nam mấy trăm cây dừa giống nói là để trồng quanh doanh trại. Quân khu chỉ thị: "Phải lập tức chở trả lại chỗ cũ. Cần bao nhiêu xe Quân khu điều, tốn bao nhiêu xăng dầu Quân khu cấp, cần thêm bao nhiêu tiền Quân khu cho. Cục Hậu cần có trách nhiệm bảo đảm, Cục Chính trị và Bộ Tham mưu có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện, báo cáo kết quả lên Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu ngay sau khi thi hành xong chỉ thị này".

        Tháng 10 năm 1978, chúng tôi lại lên biên giới tỉnh Bình Phước đóng quân ở khu vực Hoa Lư, huyện Lộc Ninh. Một bộ phận chủ lực của Quân khu chốt giữ cụm điểm tựa (cấp tiểu đoàn) ở Dốc Lu, sát biên giới và nhiều điểm chốt giữ khác dọc biên giới hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước. Riêng cụm điểm tựa Dốc Lu trên đường 13 cứ mỗi tuần phải thay phiên trực một tiểu đoàn do bị thương vong và mỏi mệt.

        Nghĩa trang liệt sĩ huyện Lộc Ninh có thêm nhiều hàng mộ liệt sĩ mới, bên cạnh những hàng mộ liệt sĩ thời chống Mỹ. Tôi gặp mấy anh chị em thanh niên xung phong đào huyệt đang nghỉ giải lao, tôi hỏi chuyện - Mấy em ngao ngán nói: "Chúng em chuyên lo đào huyệt đã năm hôm, còn 10 ngày nữa mới thay phiên đi khiêng cáng thương binh, tử sĩ. Cứ mỗi đêm lại có thêm từ bảy đến mười mộ mới". Một thanh niên xung phong thở dài nói: "Hôm nay tôi đào huyệt cho các anh, nay mai đến lượt tôi không biết còn ai đào cho không?".

        Một đêm đầu tháng 11 năm 1978, Quân khu 7 dùng một phân đội bộ binh có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh bật chốt 1 của địch đối diện Dốc Lu rồi lui để thử sức phòng ngự của đối phương. Nhưng do trục trặc khâu hiệp đồng, có một chiếc xe tăng thẳng đến Cát Đai mới dừng lại nên tổ lái xe bị bắt sống. Đồng chí Tư lệnh Nguyễn Minh Châu phải xừ trí suốt đêm. Bảy giờ sáng hôm sau, anh em mời đồng chí Tư lệnh ra vườn nằm võng nghỉ dưới một gốc cây me có bóng mát. Đồng chí Tư lệnh mới chợp mắt được một lát thì có một chiến sĩ lay võng gọi ông dậy, ông hỏi có việc gì? Chiến sĩ nọ đáp: "Xin lỗi, chắc bác là chủ vườn? Cho cháu xin bác vài trái me". Đồng chí Tư lệnh giận lắm nhưng vừa kịp nhận ra người chiến sĩ này biết giữ kỷ luật dân vận, anh nói: "ứa, bác đồng ý cho cháu hái rồi đi chỗ khác, cho bác nghỉ một lát".

        Giữa tháng 11 năm 1978, tôi cùng một tổ 5 cán bộ cơ quan chính trị đi vòng xuống biên giới tỉnh Tây Ninh, chúng tôi lần lượt đến ba Trung đoàn phổ biến và hướng dẫn, củng cố tổ chức tư tưởng sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Đây là các trung đoàn bộ binh làm khung quân quản sĩ quan chế độ cũ, làm kinh tế nay điều động lại.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM