Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:30:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng Đức  (Đọc 82405 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2016, 11:11:16 pm »

 Smiley Smiley Smiley
Xin lỗi các bác do nhà em mới mổ mắt cận dc khoảng  1 tháng nay và phải cách ly với máy tính nên ko post bài lên web được.
 Bây giờ thì mắt đã ổn định có thể tiếp tục số hóa truyện phục vụ các bác.
Bắt đầu từ mai xin mời các bác theo dõi tiếp tác phẩm.
Xin chân thành cáo lỗi vì không thể báo trước và để các bác phải đợi chờ.
Trân trọng
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2016, 11:32:51 pm gửi bởi danhthanh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2016, 11:33:14 pm »

6
Đại tá Hoàng Đan đang điều hành việc tập huấn chiến thuật cho cán bộ quân đoàn ở Quảng Trị thì nhận điện của Sư đoàn 304 cho biết Trung đoàn 6 tiến công căn cứ Thượng Đức không thành. Giả dụ chỉ có thế, chắc ông đã cho rằng họ giỡn ông chơi, hoặc có sự nhầm lẫn. Nhưng liền ngay đó, ông nhận được điện của Quân khu 5 rồi của Bộ vẫn nội dung trên.Ông bàng hoàng, đầu choáng váng như ai vừa ghè vào đó một búa. Chân chuệch choạng, ông phải vịn vào tường để khỏi ngã. Ông đổ người xuống chiếc giường cá nhân trông phòng làm việc. Đánh giặc, thắng thua cũng là chuyện bình thường nhưng chưa bao giờ ông nghỉ tới chuyện 304 không chiếm được Thượng Đức. Và ông nhớ khi trình bày phương án, cũng như khi nói lại tình hình với tư lệnh quân đoàn, ông  thường xòe bàn tay gạt ngang trước mặt: "304 sẽ san bằng Thượng Đức...".
Tại sao lại không san bằng khi cán bộ chủ chốt của sư đoàn từng vào sinh ra tử, từng học hết sách Tàu, sách Tây về cách đánh địch trông công sự vững chắc. Trung đoàn 6 có còn lạ gì đánh quận lỵ chi khu. Năm 1968 Nguyễn Ân là trung đoàn trưởng Trung đoàn 6. ông đã tổ chức cho trung đoàn diệt quận lỵ chi khu quân sự Hương Hóa. Mà hồi đó thế và lực ta đâu có mạnh như bây giờ. ông đã tính toán đưa pháo đạn vào Thượng Đửc với mức độ chưa từng có. Hỏa lực đến như vậy dư sức dập tắt hỏa điểm của địch trên bốn cửa mở. Pháo cối của địch sẽ bị pháo cối của ta nuốt chửng chứ đừng nói kiềm chế... Bởi thế, ông rất khoái khi chủ nhiệm pháo binh Hữu tuyên bố với anh em: "Phen này cạo trọc đầu thằng Thượng Đức".
Ông còn nhớ rõ, làm xông công tác tổ chức, ông đã trở ra quân đoàn với sự thanh thản đến vô cùng. Sư trưởng Lê Công Phê nói: "Anh ở lại, đánh xông ra có được không". "Chẳng cần, yên tâm đi, thắng thôi". Tin tưởng vào chiến thắng Thượng Đức bao nhiêu, giờ đây nỗi đau và sự ngán ngẩm trông ông càng lớn bấy nhiêu. ông chưa thật rõ nguyên cớ vì sao Sư 304, sư đoàn ông đà làm sư trưởng đến tám năm, sư đoàn đã có những trận đánh lớn, thắng lớn vang dội lại không chiếm được Thượng Đức. Ông cảm thấy như mình có lỗi và phải chịu một phần trách nhiệm. Chiều hôm ấy, ông nói với tư lệnh quân đoàn. 
 Anh cho tôi vào lại Thượng Đức. ở đây không hiểu tình hình trông ấy thế nào, không chỉ huy được.
-   Nhất trí.
Tối đó, ông ra chào cô bạn gái rất mực yêu quý ở một quán bán tạp phẩm gần doanh trại quân đoàn. Cô Hường, kém ông đến hai mươi tuổi. Chồng cô chết vì bị tai nạn đã sáu năm nay. ông và Hường quen thân nhau khi đơn vị đến đóng quân nơi đây. Ấy, cái tình cảm của người đàn ông ở tuổi năm mươi với cô gái ba mươi có cái gì thật thú vị. Quấn quýt. Chiều chuộng. Nũng nịu. Hờn ghen. Đủ cả. Thoáng thấy ông, Hường ngúng nguẩy, liếc xéo con mắt:
-   Tưởng anh không ra đây nữa?
-   Mới một tuần chớ bao nhiêu.
-   Một tuần mà ít sao?
Cô gọi đứa con gái nhớ ra trông quán rồi khoác tay ông đi vào nhà trông.
-   Ra thăm em một chút. Mai vô trông Quảng Đà.
-   Có chuyện chi gấp vậy?
-   Chuyện nhà binh.
-   Anh thì lúc nào cũng công chuyện nhà binh.
Cô ghé đầu vào vai ông. Em nói đúng lắm. Đời anh chỉ có thế. Nhiều người nói: Nhắc đến Hoàng Đan không thể không nhắc đến máu đánh giặc và máu... Có khi họ cũng nói quá lên cho vui. Nhưng ông cùng không giấu gì tổ chức, không giấu gì đồng đội, bạn hữu. Mình có gì thì nói vậy. Thấy không ảnh hưởng gì đến tập thể, không gây hậu quả cho mình, cho người mình yêu quý mắc gì phải che che đậy đậy. Con người ông, cái ưu cái khuyết cứ trần trụi phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật.
-   Tôì nay ở đây chơi với em chớ?
-   Không được. Anh còn chuẩn bị chút ít công việc, với lại anh không được khỏe.
Quả thật, ông là người si mê ái tình vậy mà lúc này ông dửng dưng. Đầu óc ông vẫn gỢn lên không biết bao nhiêu câu hỏi về trận đánh không thành ở Thượng Đức. Giá như có thể đi vào trong đó ngay bây giờ thì tốt cho ông biết bao. 
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2016, 11:34:49 pm »

Chương mười một
1

Đảng ủy Sư 304 họp mở rộng. Ngọn đèn chạy Ắc quy đủ sáng để nhìn thấy các gương mặt phờ phạc, chán nản của các thành viên. Ngoài cán bộ sư đoàn, trung đoàn còn có cán bộ quân khu và một phóng viên báo QuÂn đội. Bí thư đảng ủy Trần Bình biết rằng đây là cuộc họp căng thẳng, nhiều vấn đề đụng chạm đến nhau nhưng ông muốn tất cả sự thật được đưa ra, bàn luận thẳng thắn không che giấu một điều gì.
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Nguyễn Quỳ chưa trình bày hết ý kiến của mình đã bị nhiều ngưòi trông hội nghị xỉa xói. Nào chủ quan không nắm được quân, bộ đội thương vông đầy đồng, súng vứt đầy đồng. Chỉ được giỏi hò hét... Chính ủy trung đoàn Nguyễn Lữ đứng lên giải thích về sự vướng víu trông quá trình chỉ huy cũng bị chỉ trích: vô trách nhiệm, thiếu năng động linh hoạt. Cho đến lúc này tử thi vẫn nằm ở hàng rào hướng đông, không lấy ra được, trách nhiệm thuộc về ai?  
Tôi, tôi xin chịu trách nhiệm, xin chịu kỷ luật, nhưng các đồng chí cho tôi được trình bày tiếp. * Nguyễn Quỳ đứng dậy kéo vai chính ủy Nguyền Lữ ngồi xuống* Tôi là trung đoàn trương, trung đoàn đánh không được, thương vong nhiều, tôi phải gánh chịu đầu tiên.
Sự thành thật và dũng cảm của Nguyễn Quỳ làm cho không khí căng thẳng từ đẩu đến giờ chùng lại. Nghe các ý kiến của các đồng chí trông hội nghị, Nguyễn Quý không tự ái, không giận ai. Anh chỉ giận chính mình. Đúng là không hiểu vì sao trông trận đánh Thượng Đức anh nôn nóng và chủ quan đến thế. Đáng lẽ, trông hành quân chiếm lĩnh anh phải có kế hoạch thật chặt chẽ. Khả năng lộ bí mật để địch phục kích là có thể. Nhưng nếu chu đáo hơn, có phương án cho tình huống này, Tiểu đoàn 7 không thiệt hại nặng đến vậy. Bộ binh đánh bộc phá mở rào cũng có khuyết điểm của anh. Anh đã không cho luyện tập chu đáo, quá tin tưởng vào bộ FR, khi FR không nổ anh lâm vào thế bị động. Một chủ quan nữa không thể tha thứ là tổ chức bộ đội xuất phát tiến công. Diệt xông hai cứ điểm ngoại vi, bộ đội cứ thê ào ào xông vào. Ý định cho bộ đội tiến công trông hành tiến là một sai lầm do chủ quan của anh. Anh đã không nghiên cứu kỹ khu vực xuất phát tiến công, nôn nóng vội vã, đốc thúc bộ đội vào mở cửa khi chưa chế áp được cối pháo địch. Bộ đội thương vông là điều không thể tránh khỏi. Còn một số tử thi đến nay nằm ở hàng rào chưa lấy được cũng do anh. Việc hai tiểu đoàn thương vông nặng, không đột nhập được trận địa địch, người đáng chịu kỷ luật nhất là anh, là anh chứ không ai khác...
Giọng Nguyễn Quỳ đã nghèn nghẹn. Mí mắt anh mọng nước. Sự chân thành của anh cũng làm vơi được phần nào những cái đầu đang bốc lửa. Nhiều người xoay sang phê phán trung đoàn pháo binh. Có ý kiến đòi kỷ luật chủ nhiệm Hữu. Súng đạn cũng là xương máu, tiền bạc của dân, của quân đội, không phải nhiều mà vung bừa bãi. Hữu đã rõ là có tư tưởng chủ quan nặng: chỗ nào cũng cứ phen này cạo trọc Thượng Đức. Cũng tưởng ông chỉ nói vậy cho vui ai ngờ ông làm thế thật. Chỉ huy pháo binh nhưng không nắm chắc được cửa mở ở đâu. Đạn rải khắp cứ điểm. Hỏa điểm của địch chỗ cần diệt nhất không diệt, chỗ không cần diệt thì đổ vào không biết bao nhiêu đạn. Chỉ huy pháo binh nhưng không biết giờ giấc vận động của bộ binh để tập trung chế áp pháo cối địch. Lúc bộ binh cơ động, lúc bộ binh đổi vị trí xuất phát chưa đào được công sự là lúc cần làm tê liệt pháo cối địch thì pháo ta lại lưa thưa. Rải đều đều suốt cả một thời gian dài đề làm gi khi mà khả năng chế áp pháo cối địch chỉ có thể trông một thời gian nhất định. Làm sao có thể dùng pháo bắn gián tiếp để diệt phần lớn pháo cối địch được chứ...
- Vâng. - Chủ nhiệm pháo binh Hữu đứng dậy. Mặt đở tía, giọng khàn - Đúng là chúng tôi có nhiều khuyết điểm, chủ quan, không sâu sát. Pháo bắn không có hiệu quả. Sắp tới đánh tiếp chúng tôi sợ lại không hoàn thành nhiệm vụ. Đề nghị sư đoàn xem nên thế nào.
- ơ! - Đến vài tiếng như thế cất lên cùng lúc ở phòng họp. Nhiều cái đầu quay về phía Hữu. Nhiểu cặp mắt lộ rõ sự ngạc nhiên. Hình như họ chưa biết đấy là sự chân thành hay tự ái của chủ nhiệm pháo binh... Nhưng bí thư đảng ủy Trần Bình đã đứng dậy, khoát tay ra hiệu mọi người im lặng. ông thực sự là người chị hiền của sư đoàn. Dịu dàng, ít nói. Khi nói, mặt tươi như cười, ông liếc nhìn đồng hồ, đã quá nửa đêm - quá nửa thời gian của cuộc họp rồi mà chủ yếu vẫn là đấu đá chì chiết nhau. Ông muốn mọi người nói lên hết sự thực - một sự thực phũ phàng, nhưng đừng làm tổn thương nhau. Tội lắm. Ra trận là đụng độ với hy sinh, gian khó. Ra trận là đốì mặt với kẻ thù trăm ngàn ác độc, trăm ngàn mưu kế. Vậy thì với nhau, có ưu có khuyết nhưng không thể dằn nhau ra mà châm chọc, làm vậy cũng là tiếp tay với thằng thù làm nỗi đau nỗi khổ của người‘lính dày lên. Cuộc chiến đấu đang tiếp tục. Mục đích duy nhất của cuộc họp là tìm ra nguyên nhân vì sao ta tôn thất nặng mà không thắng. Thành công lớn là mọi người đã nói rất thẳng rất thật. Thành công lớn là ai nấy đều nhận ra rằng nhiệm vụ của sư đoàn không phải quá nặng, thằng địch không phải quá mạnh. Nguyên nhân chính vẫn là chủ quan coi thường địch. ôi! Đây là căn bệnh đâu phải cán bộ ta mới gặp một lần. Biết bao nhiêu lần chính ông, chính những cán bộ dang ngồi với ông đây đã thế:
 - Thắng không kiêu, bại không nản mà sao nó vẫn cứ tồn tại, vẫn cứ lặp đi lặp lại. Sinh thời, Hồ Chủ tịch mỗi lần biểu dương thành tích dều nhắc nhớ, khi thắng lợi phải đề phòng chủ quan khinh địch. Sư 304 vừa thắng những trận rất lớn đầy khó khăn ở Quảng Trị, vào đây lại vấp ngã trước một thăng địch chưa phải là đối tượng tác chiến chính của mình. Đau xót quá. Lẽ nào đây lại là một quy luật, ông nhớ có một bài báo nào đó viết về cuộc nói chuyện của Kít-xinh-giơ với đồng chí Lê Đức Thọ tại hội nghị bàn tròn ở Pa-ri. Kít- xinh-giơ nói: "Khi tôi chủ quan, tôi thua. Khi anh chủ quan, anh thua". Chua chát là thế. Hiện tình của Sư 304 vừa qua nghiệm ra đúng như lời Kít-xinh-giơ nói vậy. Mổ xẻ ra để biết thế, để rút kinh nghiệm cho trận đánh sắp tới, chứ trách cứ nhau liệu ích gì? Thái độ của trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ vừa rồi thật đáng trân trọng. Hồ Chủ tịch cũng đã từng nói: "Một Đảng mạnh là một Đảng không sợ khuyết điểm. Biết khuyết điểm thì cũng biết khắc phục khuyết điểm đó như thế nào”. Nói cho cùng, khuyết điểm vừa qua có ở tất cả các cấp. Cấp nặng nhất, phải chịu trách nhiệm nhiêu nhất chính là cán bộ sư đoàn. Người lãnh đủ phải là ông bí thư đảng ủy, chính ủy sư đoàn. Sau nữa là sư trưởng. Mọi người không rõ có nhận thấy vậy không? Hay là thấy anh ngồi đây, ông Lê Công Phê ngồi đó mà nể mặt nhau.
Sau khi tóm tắt các ý kiến trông cuộc họp, nói rõ một số ưu điểm và khuyết điểm của bộ đội trông đợt đầu tấn công Thượng Đức, giọng Trần Bình trầm xuống:
- Một số đồng chí đã nhận khuyết điểm về đơn vị mình, về cá nhân mình. Chúng tôi hết sức hoan nghênh, nhưng có điều gì đó các đồng chí còn né tránh, còn chưa nói hết. Trận tiến công chi khu quận ly Thượng Đức do sư đoàn chỉ huy chứ? Có nghĩa là từ công tác trinh sát nắm địch đến chỉ huy thực hành chiến đấu đều do sư đoàn tổ chức. Vậy chịu trách nhiệm về những tổn thất trên là do sư đoàn mà trước hết thuộc về chính ủy, bí thư đảng ủy Sư đoàn. Bây giờ muốn đánh thắng ta phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm từ sư đoàn trở xuống. Vấn đề cơ bản dẫn đến những khuyết điểm là tổ chức chỉ huy không chu đáo, cán bộ chỉ huy có tư tưởng khinh địch. Trước một kẻ địch ngoan cố và có tổ chức, chuẩn bị phòng ngự chặt, ta đột phá không thành công là dĩ nhiên... Nhưng thôi, việc kiểm điểm tạm dừng  đây. Từ đây đến sáng tôi đề nghị tập trung tìm giải pháp cho cuộc chiến đấu sắp tới. Làm công tác tư tưởng tốt nhất là tổ chức đánh thắng. Mời sư trưởng Lê Công Phê phát biểu.
....
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2016, 11:35:10 pm »

...
Sư trưởng Lê Công Phê từ từ đứng dậy. Mói mấy ngày mà mái tóc đốm bạc của ông đã trổ thêm nhiều sợi trắng. Vẻ linh hoạt sắc sảo trên gương mặt ông như vơi đi ít nhiều. Bao nhiêu lao công khổ tứ cho trận đánh thế là đổ xuống sông xuống biển. Trần Bình vừa nhận khuyết điểm thuộc về mình. Cũng không hẳn là thế. ông định phát biểu về vai trò của sư trưởng trông mỗi trận đánh. Và ông muốn nhận khuyết điểm về ông. Quân đoàn cũng có  lỗi trông việc này đấy. Khi đoàn trinh sát chưa xông công việc thi cấp trên điện cho ông, cùng một số cán bộ trung đoàn phải ra ngoài Quảng Trị, chuẩn bị cho việc thành lập Quan đoàn. Quân đoàn có thể làm lễ ra mắt sau. hoặc giả cứ tiến hành bình thường, thiếu ông và một số cán bộ sư đoàn đã sao? Nhưng lệnh của trên, không thể không chấp hành. Cuộc trinh sát đành dở dang. ông trở ra mà lòng bộn bề trăm mối. Rõ ràng khi trên quyết định đoàn cán bộ sư đoàn ra ngoài Quảng Trị, cấp trên cũng chủ quan. Trông con mắt ai đó, việc chuẩn bị cho đánh Thượng Đức chỉ cần đến thế. Trông con mắt ai đó, việc có mặt của cán bộ sư đoàn trông lễ thành lập Quân đoàn quan trọng hơn nhiều. Hẳn là họ coi việc tiêu diệt chi khu quận ly Thượng Đức là trông tầm tay. Sự thật là như vậy đấy, không biết mai sau có ai đứng ra nhận lỗi không?
ông có linh cảm Bộ tư lệnh Quân khu 5 sẽ phải cân nhắc liệu 304 có kham nổi Thượng Đức trông những ngày tới hay không? Nếu có sự thay đổi cũng là lẽ bình thường. Chỉ tiếc rằng ông không còn cơ hội thực hiện những dự định của mình. Và lời hứa của ông với gia đình người bạn năm xưa trở nên xa vời vợi. Dẫu sao ông cũng lấy làm cám ơn đồng chí tư lệnh quân khu. Đồng chí vẫn còn tin vào khả nâng tác chiến của Sư 304. Vấn đề phải tính toán là liệu có nên để Trung đoàn 6 tiếp tục là trung đoàn chủ công? Ông vừa chớm đụng đến điều này, phía dưới đã ồn ực lên. ông biết trông cuộc tấn công của trung đoàn, thương vông lên tới ba trăm người. Đau xót lắm nhưng điều quan trọng hơn là sự giảm sút tinh thần của cán bộ chiến sĩtrung đoàn. Ý chí chiến đấu của họ sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi, ông đã phải soi lại mình. Giả sử Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định tấn công Thượng Đức bằng một sư đoàn khác, ông sẽ nghĩ gì? Uất ức và nuối tiếc. Phải chấp hành mệnh lệnh thôi nhưng là chấp hành mệnh lệnh trông khổ đau, chấp hành mệnh lệnh trông bắt buộc, trông hậm hực tức tối. Ông từng tự hỏi: Sư đoàn khác thay mình, có hơn mình không? Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ như thế nào? Và ông đã làm phép so sánh. Một sư đoàn từng có biết bao chiến công, có bao kinh nghiệm chiến đấu. được trên được dưới, được nhân dân chăm lo chăm sóc đến như vậy, còn gì thua thiếc hơn các sư đoàn khác đây? Sư đoàn khác đánh Thượng Đức có thể không tổn thất đến vậy, có thể đã dứt điểm Thượng Đức ngay ngày đầu tiên. Không chủ quan, coi trọng sinh mạng bộ đội, tất không xảy ra tình cảnh bi đát như sư đoàn ông. Lý lẽ như vậy cũng là chấp nhận cấp trên có thể thay Sư 304 bằng một sư đoàn khác. Nhưng nghĩ vậy mà lương tâm ông vẫn vấn vương. Giá như cấp trên cứ để cho sư đoàn tiếp tục đánh Thượng Đức vẫn tốt hơn. Người đã lội qua suối, đã vấp ngã thì lần thứ hai họ biết con suối ấy chỗ nào nông, chỗ nào sâu, chỗ nào trơn trượt cẩn tránh. Biết đâu sư đoàn khác vào thay thế lại vấp phải một cái gì đó và tổn thất lại xảy ra, cơ hội giải phóng Thượng Đức lại vẫn y như cũ. Ông và sư đoàn có thất bại trông cuộc tấn công Thượng Đức lần tiếp theo không đây? Nhất định là không! ông có thể trả lời với cấp trên như thế. Ông có thể nói với cấp dưới như thế. May là việc thay đổi đã không xảy ra. Ông rất cảm kích trước tấm lòng của tư lệnh trưởng Quân khu 5 Hai Mạnh: “Tôi tin các anh sẽ giải quyết được Thượng Đức. Thời gian rất quan trọng nhưng các anh cứ chuẩn bị thật kỹ, thấy chắc thắng rồi hãy nổ súng".
Từ những suy nghĩ như thế, ông thấy không cần thiết đặt vấn đề: Trung đoàn 6 có làm chủ công trong trận đánh đợt 2 này không? Trước hết, về trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ: đó là người gan dạ, mưu trí, đã trải qua nhiều trận đánh trên đất Quảng Trị. Trận đánh vừa qua Nguyễn Quỳ có nôn nóng, chủ quan, không thật chu đáo trông công tác chuẩn bị. Chính Nguyễn Quỳ đã nhận rõ khuyết điểm của mình. Những giọt nước mắt của Nguyễn Quỳ là thành thật. Tất nhiên người chỉ huy như ông, quyết không được mềm lòng về những giọt nước mắt ấy. Nhưng rõ ràng không cho Trung đoàn 6 vào cuộc đợt 2 Nguyễn Quỳ cũng sẽ có tâm trạng gióng ông. Con ngưòi ta khi đã biết khuyết điểm của mình, dám đứng ra nhận tất cả những khuyết điểm đó tức là đã, đang hoàn thiện mình. Rất có thể trông cuộc chiên đấu tiếp, Nguyễn Quỳ lại mắc khuyết điểm gì đó, nhưng những khuyết điểm Nguyễn Quỳ đã tự rút ra quyết không thể lập lại nửa. Vả chăng, những giọt nước mắt của anh trông hội nghị vừa rồi là chân thành, là ân năn hối hận. Việc anh xin tiếp tục cùng trung đoàn tấn công Thượng Đức đợt 2 có cái gì đó thật tha thiết, thật nhẫn nại. Vốn là người kiên quyết, sòng phẳng vậy mà ông cảm thấy khó có thể từ chối lời khẩn cầu của Nguyễn Quỳ. Chao ôi! Cực chẳng đã người ta phải tiến hành chiến tranh. Cực chẳng đỗ người ta mới phải chấp nhận lao vào nơi đạn lửa, vào chỗ chết. Nếu không có một lý tưởng, một lẽ sống cao cả, ai rồ dại gì mà chọn cho mình con đường đầy chông gai như vậy? Ông chợt nhớ hồi ông còn là đại đội trưởng, ông giao nhiệm vụ cho một trung đội dưới quyền, bò vào hàng rào địch. Anh cán bộ trung đội mặt bần thần nói lại với ông: "Giá như thủ trưởng treo một cân vàng ở hàng rào, bảo em vào lấy cho riêng em thì thủ trưởng có chém đầu em cũng chẳng đi. Nhưng thủ trưởng giao mở hàng rào để bộ đội tấn công thì đành chấp hành mệnh lệnh chứ biết làm sao”.
Người chiến sĩ đó lần ấy dẫn bộ đội lên mở cửa và đã không quay lại. Đó là một tính cách của người dũng cảm. Đa phần những cán bộ chiến sì mà ông từng chỉ huy, đều triệt để chấp hành mệnh lệnh. Không hiếm những người nằng nặc xin được vào trận như Nguyễn Quù. Tự đáy lòng, ông biết Nguyên Quỳ muốn trận đánh sắp tới sẽ lập công chuộc tội. Không phải để tôn cao mình mà để tạ tội với cán bộ chiến sĩ đã nằm xuống. Sao không tạo cho Nguyền Quỳ một cơ hội để khỏi day dứt trong cả cuộc đời của minh.
Về phía cán bộ chiến sĩ trung đoàn, tuyệt nhiên ông không chê trách họ trong tác chiến vừa qua. Ngay từ khi hành quân chiếm lĩnh, quân địch đã quạt đạn tới tấp. Vậy mà không có trường hợp bở đội hình. Ai hy sinh thì nằm lại. Ai thương vong tạm nằm đó. Phía trước là địch, là đạn. là mìn. Vậy mà phía trước như một sự ràng buộc cuộc đời họ. Rào không mở được. Đâu phải tại họ. Thằng địch bố phòng kỹ, đạn bắn ra cửa mở thế kia. Biết bao nhiêu người thương vong. Đến nay còn một số tử thi kẹt giữa các lớp rÀO. Vậy mà khi anh hỏi một chiếh sĩ: "Liệu ta có đánh thắng được thằng địch không?" Anh chiến sĩ tra lời ngay: "Không đánh được thì nhục quá thủ trương ạ. Thà hy sinh như đồng đội của mình". Một chiến sĩ khác nói với anh: "Không thắng là tại mình thôi thủ trường ạ!”. Điều đố đúng vô cùng với những nguyên nhân mà hội nghị Đảng ủy sư đoàn đã kết luận. Cạnh đó một chiến sỉ khác nói với anh: "Tiếp tục đánh chớ thủ trưởng?".
Bây giờ nếu quyết định thay Trung đoàn 6 bằng một trung đoàn khác làm chủ công đánh Thượng Đức, như một số người đề nghị, ông thấy có gì không đành. Ông nói với hội nghị:
- Căn cứ vào ý chí nghị lực của Trung đoàn 6 tôi thấy chúng ta không tạo điều kiện để họ vào Thượng Đức một lần nữa là tội lỗi. Một tội lỗi. không thể tha thứ. Đó là một quyết định rất quan trọng trong cuộc đời làm chỉ huy của ông. Và bằng nhiệt huyết, bằng năm tháng cay đắng nhọc nhằn, bằng tinh yêu và nỗi khao khát chiến thắng, ông phải thuyết phục được mọi người. Nước mắt ông cũng đã chảy đầm đìa khi dẫn giải điều đó...
Căn phòng đang ồn ĩ tiếng xì xầm bỗng lặng phắc. Yên lặng cũng là sự đồng tình. Chính ủy Trần Bỉnh hiểu như thế. ông hỏi to:
-   Có ai không nhất trí không ạ?
Im lặng.
-   Anh Nguyễn Quỳ, - Sư trưởng Lê Công Phê đưa mắt nhìn trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 - Sư đoàn tiếp tục giao nhiệm vụ cho trung đoàn anh tấn công Thượng Đức. Cơ hội để các anh lập công. Cơ hội để các anh trả thù cho đồng đội của mình. Công tác tổ chức anh làm thật tốt vào nhé. Phải nắm thật chặt đội ngũ cán bộ, từ cán bộ trung đội trở lên. Đối với chiến sĩ, phải kiểm tra từng cơ số đạn của họ, tạo mọi điều kiện để họ xung phong được. Còn anh Hữu. Thôi. Đừng bao giò nói cái câu "Cạo trọc Thượng Đức" nữa nhé. Chúng ta còn lạ gì cái trò này. Bao nhiêu phen bị thằng Pháp rồi thằng Mỹ dội bom dội pháo trên đầu mà có sao đâu. Nếu bom pháo mà cạo trọc được thì nó cạo chúng ta lâu rồi. Anh thấy đấy, thằng địch có hầm hào chu đáo nên pháo anh có làm gì được đâu. Anh phải bám lấy bộ binh. Hợp đồng với họ tiêu diệt từng lô cốt, từng hỏa điểm. Pháo 85. phải nhích lên điểm cao 296 bắn chế áp cả hai khu vực đồn Biệt động và. Bảo an...
Tôi đề nghị có sự tăng cường chỉ huy ở tất cả các khâu. Đồng chí Tạ Lang trung đoàn phó Trung đoàn 6 xuống trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 7, đồng chí Nguyễn Ân xuống tăng cường cho Trung đoàn 6. Đồng chí Hoàng Nhân Cục Tác chiến đi với đồng chí Vũ Kháng điều hành bắn pháo. Đồng chí Cao Thế tham mưu phó trung đoàn xuống chỉ huy Tiểu đoàn 9...
Sư trưởng Lê Công Phê dừng lại xem chừng có ai phản ứng gì không? Láng phắc. Có tiếng tắc kè đâu đó.
Chính ủy Trần Bình hướng về phía Cao Thế.
-   Anh Cao Thế thấy thế nào? Thay mặt những người được phân công xuống phía dưới cơ sở nói một điều gì đi chứ.
-   Không ạ! - Cao Thế đứng dậy rất nhanh - Tôi không dám đại diện cho ai nhưng phần mình, tôi sẽ cố gắng hết sức. Xuống Tiểu đoàn 9 nếu không chỉ huy bộ đội đột phá được thì cũng sẽ xin không trở lại trung đoàn nữa...
Chính ủy Trần Bình rút mùi xoa trông túi, chấm chấm vào hai khóe mắt. Ông tuyên bố kết thúc cuộc họp. Ngoài trời, ánh ngày đã tràn ngập khu chiên. Ông tiễn mọi người. Dùng dằng, ông nắm lấy tay Cao Thế. ông định cám ơn Cao Thế, nhưng lại thôi. Sư đoàn có những cán bộìnhư Cao Thế thật không còn hạnh phức gi bằng.
Và làm sao lại có thể không thắng khi có những cán bộ chỉ huy như vậy chứ?
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 09:45:35 pm »

2
Cẩm Linh đưa đoàn cán bộ quân khu đến lôi rẽ thì quay thuyền trở lại Thành Mỹ. Cô gặp Thủy đang mặt mày ủ rũ, đau khổ. Mọi khi anh tất bật, lụi bụi trong chồng đống công việc. Lẽ ra, cô sẽ theo đoàn cán bộ về sở chỉ huy, ở đó có chủ tịch Sáu Nam. Cô muốn nói với chủ tịch những điều cô biết về Thượng Đức, nhưng rồi cô lại nghĩ: điều cần nói thì đã nói hết với mọi người trên thuyền rồi. Họ là những cán bộ cỡ bự. Đằng nào lên đó họ chả nói lại với chú Sáu Nam. Cô đã tạo ra một lý do để quay lại Thành Mỷ với Thủy. Tại sao Thủy lại khác thường như vậy? Câu hỏi trăn trở trong lòng Cẩm Linh. Không thể giấu lòng được nữa rồi. Xa Thủy, cô nôn nao nhớ. Xa Thủy, cô thấy buồn; Cô bồn chồn khi gặp Thủy, ơ lạ. Hay là cô yêu Thủy hí. Khó tin. ở rừng bao nhiêu năm nay, bao nhiêu chàng trai sán đến giúp cô đủ việc, cho cô đủ thứ. Trông số đó có người xin được yêu cô, được làm chồng cô. Hai mươi ba tuổi đời, cô có bệnh tật gì đâu mà không xao xuyến rung động trước một lời tỏ tình, một bàn tay dịu dàng vuốt lên bờ vai, vuốt lên mái tóc. Vậy mà cô chưa hề xúc động vì ai ngoài Thủy. Mà Thủy, lạ nhỉ, hình như chưa đụng đến người cô một lần nào. Cũng đôi ba lần cô tự nhủ, tại sao mình nghĩ đến anh ấy nhiều
Thế thương anh ấy nhiều thế? À. vì anh ấy vất vả. anh ấy bao nhiêu chuyện mà toàn cho công vìệc chung. À vì hoàn cảnh anh ấy tội quá. Vợ tít trong vùng địch, sống độc thân cô quạnh Rồì cô lại gạt đi, Vớ vẩn. Hoàn cảnh như anh có mà vô khối. Mấy lần trước, huyện ủy đóng gần ban lương thực. Cô thì rỗi. anh thì lận đận suốt ngày đêm. Thương anh, cô thường tới đó, giặt quần áo cho anh Nấu cho anh một món ăn bồi dường thêm. Thì cũng giống đứa em gái chăm sóc cho anh trai, chứ có chuyện chi. Có những đêm thanh vắng, chỉ có hai người ngồi với nhau rủ rỉ chuyện trò. Chuyện ở rừng, chuyện ở quê, chuyện thời thơ ấu. Anh kể chuyện đâu có hay nhưng sao mà Cẩm Linh lại thích nghe. Thích lắm. Có lần, không hiểu sao nghe anh kể. Cẩm Linh ngã vào lòng anh cưòi rinh rích... Vậy mà chưa bao giờ Cẩm Linh thấy anh “lợi dụng” để sàm sỡ. Cũng có khi mặt anh đỏ bừng đờ đẫn, tay chân chợt run lên. Anh vội đứng dậy hôn lên tóc, lên trán Cẩm Linh... rồi bỏ ra ngoài.
Quan hệ giữa anh và Cẩm Linh chỉ có vậy, nếu như không có chuyện vợ con anh bị ám hại ở khu ấp Hà Tân. Cẩm Linh âm thầm thương anh. Càng thương anh khi một việc như thế mà anh chưa biết. Thay vì tin cho anh chuyện ấy, Cẩm Linh hay đến với anh, chăm sóc anh, chuyện trò với anh. Cô có ngờ đâu việc đó anh cũng đã biết từ lâu rồi. Nén chịu một nỗi đau, để tiếp tục làm việc. Nén một nỗi đau để đồng đội khỏi băn khoăn. Việc làm đó của anh đã làm cho trái tim cô xao xuyến. Một lúc
nào đó, Cẩm Linh sẽ phải nói thật với anh về tình cảm của cô.
Nhưng sáng nay, có điều gi thật lạ: Tiễn Cẩm Linh và đoàn cán bộ Quân khu 5 xuống thuyền, nét mặt anh sao buồn, thất vọng và đau đớn. Hay là vì Thượng Đức, còn gặp khó khăn. Không! Bí thư huyện ủy không thể sớm mềm lòng như vậy được. Bản tính anh không phải thế. Có một nguyên nhân gì khác hơn. Lòng bộn rộn, ngổn ngang, cô gấp gáp chèo thuyền quay lại Thành Mỹ. Sông lặng sóng mà con thuyền cứ chòng chành, chòng chành. Những dự cảm của cô đã không sai. Thủy khép cửa, nằm bẹp gí trong một căn phòng hiu hắt. Chưa bao giờ ảnh treo võng trong một buổi sáng công vìệc ngặp đầu ngập cổ. Thôi chết! Hay ảnh ốm. Cẩm Linh mở cừa bước vào, sà vào chỗ anh luôn. Cô hỏi, tiếng rối với nhau:
-   Anh... đau hay... sao?
Thủy không trả lòi, mặt quay vào trong. Cũng lại là một cử chỉ Cẩm Linh chưa từng thấy bao giờ. Cô hấp tấp ngồi xuống cạnh, đưa tay sờ lên trán anh. Anh nhắc tay Cẩm Linh ra.
-   Anh không vìệc gì. - Giọng anh nằng nặng, khác thường.
Cẩm Linh hốt hoảng:
-   Có chuyện chi vậy anh?
-   Để anh yên.
Như thế là có chuyện thật rồi. Không phải đau, không phải chuyện vợ con, càng không phải chuyện Thượng Đức chưa giải phóng.
•   Không giấu được em đâu! Có chi kể với em đi thôi. Không kể em không về à!
•   Mặc anh. Anh đang muốn được yên thân. Sao em cú đây vào chuyện của anh chớ. - Giọng của Thủy đã có phán bẳn gắt.
Bây giờ thì Cẩm Linh biết chắc Thủy đang có chuyện gì đó không muốn nói ra. Anh là người nguyên tác, kín đáo. Nhưng với ai chớ với cô, sao Thủy không tin.
Cẩm Linh không biết rằng chính cô là nguyên nhân gợi nên nỗi đau nhức nhói trong tim Thủy. Không biết từ đâu, người ta đồn rằng dạo ta và địch ký kết hiệp định Pa-ri, anh về ấp Hà Tân đốt nhà, sát hại vợ con, thực hiện âm mưu lấy Cẩm Linh làm vợ. Anh và Cẩm Linh xưa nay đã hỉ hú với nhau, ôi chao, là miệng thế gian. Độc địa còn hơn làn đạn xuyên qua người, Nỗi đau mất vợ mất con đã khiến anh héo hon. Bây giờ, tin này làm anh cạn kiệt, muốn chết. Người ta còn nghi ngờ Thượng Đức bị lộ là do anh vìết thư cho Thông, cháu anh. Do lộ nên địch đề phòng, quân ta mới chết như rạ giữa đồng. Một bức thư khuyên cháu đừng bắn giết người, đừng hãm hại bà con. Có điều kiện thì về quê sinh sống làm ăn lương thiện. Một bức thư ý tứ chỉ có vậy răng lại có thể lộ hỏ trời? Cho dù Thông phản bội như tin đồn, cũng khôngkẻ nào lợi dụng được gì trong bức thư ấy. Anh vìết cho Thông thực lòng là để hạn chế một tay súng.
Mối quan hệ của anh với Cẩm Linh là mốì quan hệ đồng chí. bạn bè. trong sáng. Mối quan hệ chỉ làm cho mỗi người công tác tốt hơn. Không ngờ vì những vìệc đó mà anh trở thành khốn khổ, khốn nạn. Người ta đưa anh về Thành Mỹ đón khách. Người ta đẩy anh ra khỏi cuộc chiến đấu. Người ta không cho anh dự họp, bàn luận các công vìệc cho cuộc chiên đấu tiếp theo. Lại còn có ý kiến đề nghị kỷ luật anh đưa anh ra khỏi Đảng. Anh chịu làm sao được đây? Biết tin vợ con mất, anh đau quặn thắt nhưng nỗi đau ấy không thể nào so được với tin nghiệt ngã bây giờ. Các đồng chí trên tỉnh, những người từng chứng kiến sự ra sống vào chết của anh. từng chứng kiến sự trung thành, thủy chung của anh mười mấy năm nay, hiện không còn tin anh. Huyện ủy. những người từng làm vìệc với anh, cùng đồng cam cộng khổ với anh. từng cùng thề với anh thà chết chứ không phản bội không đầu hàng nay bỗng nhìn anh bằng con mắt đề phòng. Vậy thì ai có thể tin anh, chia sẻ với anh? Cẩm Linh. Em có thể thương anh. hiểu, anh, nhưng em biết làm gì, thêm khổ. Em còn trẻ, còn đóng góp được nhiều cho cách mạng. Hãy lánh anh ra. Hãy tiếp tục công vìệc của em. Các đồng chí của em, nhân dân Đại Lộc của em đang cần em lắm đó. Rất tiếc là không thể cùng em gánh vác vìệc chung nữa rồi. Anh bỗng trở thành người vô dụng, thành phần tử phải theo dõi đề phòng. Ôi cuộc đời, sao mà bạc béo, mà lạ lùng đến vậy! Không thể kêu lên, thét lên về những điều bất công vô lý ấy, anh chỉ còn biết trút giận lên Cẩm Linh. Cái giận cũng vô lý bất công như chính cuộc đời đối xử với anh vậy.
-   Cẩm Linh. Em đi ngay đi. Ai khiến em nấu cơm, nấu nước ở đây chớ? Anh không có tay chân sao?
-   Em không đi. Anh làm gì em nào? Em nấu cơm, nấu nước cho em. Em đang đói, đang khát đây, không được sao?
Ấy cũng là lần đầu tiên Thủy nhận ra Cẩm Linh là người bướng. Xưa nay cô có thể cãi anh nhưng đâu đến nỗi đành hanh như vậy. Thôi rồi, con người thất cơ lỡ vận như anh thì không còn ai trọng.
-   Đến cô bây giờ cũng không còn coi tôi ra gì. Huống chi...
Cẩm Linh nhoẻn cười. Nụ cười méo mó. Thật rồi! Anh đang buồn, đang giận. Mọi người đang hắt hủi anh.
• Em đùa mà anh. Em xin... Em không biết anh đang khổ.
-   Em biết gì mà đau với chả khổ?
-   Sao không biết chớ? Chú Sáu Nam nói với em hết
rồi.
-   Thiệt không?
-   Sao không? Chưa bao giờ chú Sáu Nam giấu em chuyện gì.
-   Vậy em có tin những chuyện ấy không?    
-Tin sao được, không bao giờ em tin. Nhưng mà... - Cẩm Linh không nói gì thêm. Cô bắt nọn để Thủy nói ra những điều sâu kín trong lòng. Những hé mở của Thủy chùng đó chưa làm cô hiểu được mọi nhẽ. Bức thư nào của anh? Anh gửi cho ai? Sao lại lộ bí mật. Những chuyện anh nói là chuyện gì?
-   Thế ông Sáu Nam kể những gì, nói thử?
-   Anh thừa biết rồi còn hồi em.
Sợ bị lộ, Cẩm Linh làm mặt giận, ngúng nguẩy đi ra ngoài.
-   Thôi, anh không muốn em ở lại, em về đây.
-   Này, khoan đã...
Thủy gọi giật giọng, Cẩm Linh đúng là ma xó thật rồi. ông Sáu Nam đã nói hết mọi chuyện với Cẩm Linh thì sao anh lại không. Biết đâu Cẩm Linh sẽ gỡ được mối oan của anh:
-   Cẩm Linh à! Quả thật anh không thể nhờ ai ngoài em. Bây giờ anh đi không được, nói không được. Tổ chức không tin anh, ngại anh. Nhưng với em, anh thề không có chuyện làm lộ bí mật trong bức thư gửi cháu Thông. Còn chuyện giữa anh và em thì em biết rồi. Hãy nói với các anh ấy sự thật. Anh là bí thư. Thượng Đức là quê hương anh. Anh yêu vợ, yêu con mức nào em biết rồi. Chiến dịch mở ra, bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ đã đổ xương máu xuống để giải phóng Thượng Đức. Tất thảy mọi người đang khao khát được làm vìệc, góp phần giải phóng   Thượng Đức. vậy mà anh lại bị giam lỏng ở đây. Như thế thà anh chết đi cho rồi. Hãy nói với chủ tịch Sáu Nam có còn thương anh thì tiếp tục giao vìệc cho anh. Anh không thể sống mà không có công vìệc.
- Được, em sẽ đi gặp chú Sáu Nam, em sẽ nói. Và nhớ là lần sau đừng coi thường con bé hỉ?
Cẩm Linh cười khinh khích. Thế là cô đã đoán ra đến hai phần ba bí mật của Thủy. Bây giờ thì cô có điều kiện để gặp chủ tịch Sáu Nam hỏi cho ra nhẽ. Cô tin Thủy, cô tin chủ tịch Sáu Nam. Điều người ta nghĩ xấu về Thủy chỉ là sự hiểu lầm. Và ai chứ chủ tịch Sâu Nam không thể hiểu lầm Thủy được. Cô tin như thế và lòng cô rộn lên một niềm vui. Phen này, Thủy tha hồ mà phục cô. Sao không im lặng mãi đi. Chả chết già vì u uẩn ấy chớ! Trên đường trỏ lại sở chỉ huy Thượng Đức, lòng cô cứ rạo rực, đấm say. Cô rạo rực, đám say cái gì vây? Không biết. Nhưng con thuyền cũng như cô: phơi phới, hăm hở rẽ sóng. Mới hay khi người ta đang yêu, làm được gì cho người yêu là cả một niềm hạnh phúc lớn.
Cẩm Linh đi khỏi, Thủy có thời gian để ngẫm nghĩ lại sự dại khờ của mình. Trời ơi! Chùng này tuổi đầu, đã trải bao sóng gió, vây mà dốt đến vậy. Anh đã không thể nói được cho anh thì sao lại trông cậy vào Cẩm Linh, Cẩm Linh cũng là nạn nhân. Người khác nói chưa ăn ai, huống hồ Cẩm Linh, Cẩm Linh nói chỉ càng làm người ta tin là anh và Cẩm Lỉnh bênh vực nhau, có quan hệ bất chính với nhau. Anh hại anh rồi. Anh hại Cẩm Linh rồi. Anh đã đành, nhưng Cẩm Linh thì không thể cùng chung số phận với anh được, Cẩm Linh ơi!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 09:46:14 pm »

3
ông Sáu Nam ngồi trầm ngâm nghe Cẩm Linh. ông biết tính Cẩm Linh, thẳng băng. Và ông cũng biết tình cảm của cô với Thủy. Họ hiểu nhau và cùng giống nhau ở chỗ hết lòng vì công vìệc. Trong công tác chuẩn bị giải phóng Thượng Đức, họ là hai con người đã làm cơ man công vìệc: trinh sát nắm tình hình, vận động dân làm đường, đưa đón cán bộ... Đã có lúc ông nghĩ nếu không có họ liệu công vìệc rồi sẽ ra sao?
Đùng một cái, ta tấn công Thượng Đức gặp khó khăn, cơ sở báo ra: vìệc chuẩn bị của ta địch biết rất tận tường. Nguyên nhân là do Thông, cháu ruột của Thủy báo cho địch biết. Sở dĩ Thông biết được cơ mật của phía ta là do Thủy vìết thư cho Thông. Thư đó hiện nằm trong tay quận trưởng Hùng. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi Bộ chỉ huy Quân khu 5 điện cho đặc khu ủy Quảng Đà kiểm tra lại tình hình cán bộ. Vìệc lộ bí mật đã rõ, nhưng ai là người làm lộ? Đặc khu ủy đã họp xem xét cán bộ. Khi được hỏi, Thủy nói ngay:
- Đúng, tôi có vìết thư cho cháu Thông. Nhưng dù thư đó có lọt vào tay thằng Lầu, thằng Hùng cũng không sao cả. Không có chi tiết để quy là lộ bí mật.    Nhưng thằng địch có thể khai thác cháu Thông? Một đồng chí trong đặc khu ủy hỏi.
-   Tôi cam đoan cháu Thông là một người tốt. Với lai từ lúc tôi lên núi đến nay không hề tiếp xúc với cháu ngoài một lá thư tôi đã trình bày.
Ai tin Thủy đây? Sao lại không tin một người bí thư huyện ủy tận tụy với phong trào như thế, được tin yêu đến thế, từng tâm huyết với cách mạng đến thế? Nhưng mà tin làm sao được đây khi dư luân đang nghi anh là thủ phạm của vìệc làm lộ bí mạt. Tin làm sao đây khi mà bộ đội ta hành quân chiếm lĩnh bị địch phục, thương binh tử sĩ nằm la liệt ngoài đồng, súng ống rơi ngổn ngang. Tin làm sao đây, khi các mũi, các hướng tấn công của quân ta vào Thượng Đức đều bị địch chặn lại. Bộ đội hy sinh ngoài cửa mở trong hàng rào không lấy được xác. Một cuộc chiến đấu cứ y như địch đã giồng bẫy trước và ta như những kẻ bị chúng lừa... Đang trong tình hình căng thẳng như thế, lại có tin nhà của Thủy bị cháy, vợ con chết là do Thủy gây ra. Được hỏi về chuyện lén lút về quê dịp hiệp định Pa-ri vừa ký kết, Thủy trả lời ngay: “Đúng, dạo đó tôi có ghé nhà, nhưng không thành. Tôi có rồ dại đâu mà đốt nhà mình, hại vợ con mình”.
Trong một hoàn cảnh như thế có những người trong đặc khu ủy nghi ngờ Thủy là điều dễ hiểu. Phần chủ tịch Sáu Nam, không bao giờ ông có chút vương vấn về ý chí nghị lực của Thủy. Không bao giờ ông nghĩ Thủy dao động, có những vìệc làm tổn hại đến lý tưởng cách mạng

Ông càng không tin chuyện Thủy có quan hệ bất chính với Cẩm Linh, đốt nhà sát hại vợ con. Nhưng ông không thể đem niềm tin ấy đặt vào tâm khảm mọi người. Người ta có thể tốt, có thể rất cẩn trọng nhưng vẫn để sơ sảy. Mọi người có quyền tin ở Thủy mà vẫn có quyền nghi ngờ. Ông thông cảm và không để bụng những lời dằn dỗi hơi quá mức của Cẩm Linh. Ông lại gần Cẩm Linh, vuốt lên mái tóc đãy mượt của cô:
-   Chú hiểu con. Nhưng liệu con có chứng minh được rằng trong thư của Thủy gửi Thông không có gì lộ bí mật không? Bức thư đó con đâu có được đọc. Đúng vậy không?
-   Đúng là con không được đọc. Nhưng con tin. Anh ây là một bí thư, kinh nghiệm đầy mình, cảnh giác đầy mình. Làm sao có thể...
-   Thôi được. Nhưng vì sao thằng địch biết hết mọi hành động của ta, con chứng minh được không? Nếu con chứng minh được thì mối nghi ngờ về Thủy cũng gỡ ra được.
-   Dễ ợt mà chú Sáu. Làm sao mình mở đưòng, bộc phá đánh ầm ầm như thế mà không lộ. Làm sao bộ đội hành quân kìn kìn như thế mà không lộ. Biết bao là dấu vết. Lá ngụy trang rớt, giấy bọc lương khô rớt, dấu giày, dấu dép, rồi mẩu thuốc lá... Thám báo của chúng trà trộn khắp nơi. Mình ở ngoài nhìn được cả lính trong đồn, làm sao nó không nhìn thấy hoạt động của mình?
-- Điều con nói các chú trong thường vụ có bàn đến. Nhưng vìệc địch phục kích đúng đường bộ đội hành quân, dịch đối phó với ta ở các cửa mở, các hàng rào và rất nhiều vìệc khác nữa, có cảm giác như ở phía ta có ai đã đi khai báo. Và nói cho kỳ cùng cạn lý, người ta có quyền nghi Thủy. Thủy có gửi thư cho cháu thật, Cơ sở báo ra, nội dung thư có lợi cho sự đề phòng của địch...,
Ông chưa nói hết, Cẩm Linh đã hỏi:
- Chú tin như vậy hả chú Sáu?
Người Cẩm Linh như căng ra, hướngi về phía Sáu Nam. Có cảm giác câu trả lời cô đang chờ mang tính quyết định mọi quan hệ giữa cô với người đang chỉ huy cô. Sáu Nam không trả lời ngay. Mặt ông buồn rượi. Ổng đi lại trong căn hầm, đầu cúi xuống, mắt tư lự. Bất chợt ông quay lại nhìn Cẩm Linh với ánh mắt thật trìu mến:
* Con muốn chú trả lời sao đây?
-   Chú hỏi chi lạ, chú Sáu?
-   Còn chú nói tin.
-   Thì con không còn niềm tin ở chú nữa.
-   Nếu chú trả lợi là chú không tin thì sao?
-   Con sẽ làm bất cứ vìệc gì chú giao.
Ông Sáu Nam bỗng bật một chuỗi cười giòn tan:
-   Con còn trẻ con quá. Con phải khách quan. Phải suy nghĩ, phải tin ở cấp trên chứ không thể hành động theo cảm tính của mình được. Thâm tâm chú không tin, nhưng khi chưa chứng minh cho mọi người chịu về nhận định của mình thì đừng vội vã, đừng chủ quan. Thứ nữa, con là một đảng vìên không thể vì chú mà con làm tốt nhiệm vụ hay không làm tốt nhiệm vụ. Con phải vì cái chung chứ không thể vì con. Chú có thể sai thậm chí chú có thể hư hỏng, ủa! Có thể xảy ra lắm chớ. Nhưng đó là cá nhân chú. Con phải có bản lĩnh, hành động suy nghĩ vì chân lý, vì cái chung nghe chưa? Chú biết Thủy hiện nay rất đau khổ. Không được tham gia giải phóng Thượng Đức, khác gì trói tay trói chân ảnh. Nhưng khi chưa có kết luận rõ ràng thì tổ chức cũng không thể có cách nào khác. Đánh Thượng Đức mấy ngày đầu đã hy sinh hàng trăm người. Tiếp tục đánh nữa phải tính sao chớ? Chả lẽ lại vẫn hy sinh xương máu mà không được gì. Không có Thủy, các chú sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng để Thủy tiếp tục làm vìệc sẽ khiến nhiều người không yên tâm..
* Ngó bộ để mọi người tin anh Thủy, chỉ còn cách vào Hà Tân lấy bằng được lá thư anh Thủy gửi Thông.
Ông Sáu Nam lại bật cười:
-   Đúng là như thế; Nhưng vìệc đó không thể làm được ngay. Còn vìệc nhà anh ấy bị đốt, vợ con bị giết nữa kia... - Ông dừng lại theo dõi nét mặt của Cẩm Linh. Ông không muốn gieo một nỗi đau, một cơn uất giận đối với Cẩm Linh.
-   Con biết. Ngươi ta nghĩ xấu cho ảnh cả chuyện ấy hả chú? – Cẩm Linh ôm mặt khóc nức nở .
-Chiến tranh, phải chấp nhận nhiều điều oái oăm như thế đó con ạ. Nhiệm vụ của con là phải an ủi ảnh. Chú cũng đang đau đầu nhức óc vì chưa tìm ra được giải pháp gì khả dĩ làm cho anh ấy tạm yên lòng.
- Còn con, con có cách đấy. Lúc nào con sẽ nói với chú.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #66 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 10:06:22 pm »

4
Thủy đi ra dòng Vu Gia. Con sông quá đỗi quen thuộc với Thủy. Con sông Thủy biết chỗ nào sâu, chỗ nào nhiều tôm, nhiều cá. Con sông chỗ nào có thể đứng ngồi, chỗ nào địch bắn phá hàng ngày. Một đời Thủy gắn bó với mảnh đất Đại Lộc. Một đời Thủy mơ ước đến ngày Thượng Đức được giải phóng. Một đời Thủy mơ ước vùng A, vùng B Đại Lộc chỉ là một dải đất yên bình, mọi người làm ăn, vui chơi và hạnh phúc. Làm bí thư một huyện nhưng đất đai, con người bị xé năm, xẻ bảy. Làm bí thư một huyện nhưng vợ con kẹt trong vùng địch, không thể thoát ra, anh không thể đi về. Thủy còn mong muốn gì hơn một ngày nào đó Thượng Đức được giải phóng để gia đình đoàn tụ. Nhưng bây giờ thì vợ con của anh không còn. Nỗi đau mất mát của riêng anh, của cả vùng A Đại Lộc chồng chất trên vai anh biết bao nhiêu. Đơn côi, lủi thủi một thân một mình, có lẽ sức nóng, sức bền của một lẽ sống, một lý tưỏng đã vực anh dậy. Còn niềm vui gì khác hơn niềm vui làm vìệc cho cách mạng. Còn khát khao gì lớn hơn cùng đồng chí bẹn bè chiến đấu giải phóng mảnh đất quê hương. Vậy mà bây giờ đến tổ chức, đồng chí, bạn bè cũng không còn tin anh, xa lánh anh. Vậy anh còn sống để làm gì? Chết là điều không khó. Chết là một giải thoát cho kiếp người nhiều uẩn ức. Và chết như anh cũng là để nói với tổ chức, với đồng chí của mình lòng trung kiên của anh với cách mạng. Tất cả những nghi ngờ về lòng trung thành của Thủy, của ai đó, hãy nhìn vào Thủy mà soi. Thủy lấy cái chết để cấp trên, đồng chí, bạn bè hiểu tấm lòng mình, xóa đi những ngờ vực, những cấn cá đang ám ảnh họ. Chết để làm sáng tỏ những uẩn ức cho chính mình, để gạt bỏ những khúc mắc nghi kỵ cho đồng chí thì cũng là một hy sinh cho cách mạng. Cuộc tấn công Thượng Đức đợt 2 đang được chuẩn bị, cái chết của anh sẽ góp phần làm cho mọi người tin hơn ở phẩm chất người cách mạng. Thượng Đức có thể bị lộ nhưng quyết không phải do anh. Và phải chăng điều này sẽ tăng thêm nghị lực- lòng quả cảm cho cán bộ chiến sĩ tiếp tục vào trận. Điều nhục nhã nhất là không tiêu diệt được thằng địch ở Thượng Đức. Sẽ đau đớn biết bao nếu sau chiến dịch tốn nhiều xương máu, công của này, đồn địch vẫn đứng ngạo nghễ, vùng đất Đại Lộc của anh vẫn bị chia cắt. Góp được chút gì đó cho chiến thắng, quý hoá biết chừng nào. Tiếc thay, anh không thể làm được gì thêm. Anh đã bị loại khỏi vòng chiến đấu mất rồi. Có lẽ anh chết đi, người thương xót nhất vẫn là Cẩm Linh. Cẩm Linh hiểu anh, vì thế nỗi đau trong cô sẽ tăng lên của anh sẽ góp phần giải oan cho em. Anh không muốn vì liên luỵ đến anh mà đời em long đong lận đận. Người thứ hai hiểu anh, nhưng lại bị sức ép từ nhíều phía và cũng khó làm gì được là chủ tịch Sáu Nam. Tự đáy lòng, anh biết ơn ông Sáu Nam và Cẩm Linh. Nếu dòng nước kia có sự linh thiêng màu nhiệm, Thượng Đức sẽ được quân ta giải phóng. Thằng Hùng, thằng Lầu sẽ bị bắt, Bức thư của anh sẽ còn đó và mọi người sẽ đọc và minh oan cho anh. Anh đã ra tới hòn Ná, chỗ có vụng xoáy. Nước quay tít. Vật gì rơi vào đó đều bị cuốn xuống dưới đáy sông. Nhưng vụng xoáy không cuốn nổi Thủy trừ phi anh muốn. Anh là một tay sông nước thành thục. Nhưng hôm nay, anh sẽ bó mình mặc cho dòng nước dấn chìm anh xuống. Thôi nào... Anh nhào vào vụng xoáy. Con nước cuốn lấy anh. Không cưỡng quậy, anh nhắm mắt. Thế là hết, anh không để lại dấu tích gì ngoài mấy dòng trăng trối. Không còn một người nào phải liên lụy đến anh. Không còn nỗi lo toan, ám ảnh cho bất cứ ai. Có lẽ vìệc tự vẫn của anh cũng có điều không đúng, nhưng làm sao anh có thể sống nổi nữa đây. Thôi, đồng chí, bạn bè, nhân dân Đại Lộc hãy tha thứ cho anh, tha thứ cho con người có quá nhiều bất hạnh này. Biết đâu cái chết của anh cũng là sự hóa thân góp vào chiến thắng... Anh gieo mình vào dòng nước. Con nước ôm gọn lấy anh quay tít.
Anh phó mặc. Thôi chào nhé, cuộc đời, cuộc đời ta căm giận   Bùm.
Thủy mở mắt. Người anh vừa lạng đi vì tác động của dòng nước. Phía trên anh có vật gì như một con người đang chao lạng, giống một chiếc lá. Quái! Ai biết mình tự vẫn, nhảy xuống cứu chăng? Dại dột, nguy hiểm. Chao, một phụ nữ nhỏ nhoi, mảnh mai. Trời! Hình như là Cẩm Linh. Cẩm Linh đâu có biết bơi. Đúng là Cẩm Linh thật rồi. Tay chân Cẩm Linh khuẩy khỏa bất lực giữa dòng xoáy. Mặt trắng bệch. Miệng mấp máy muốn kêu gì đó. Phải cứu lấy Cẩm Linh. Ý định phó thác thân mình cho dòng nước xoáy bỗng tan biến. Hai chân phóng tới tấp vào nước. Hai tay như hai mái chèo quẫy mạnh để ngưòi bồng lên. Anh đón lấy Cẩm Linh, anh vùng vẫy thoát ra vùng xoáy của con nước. Anh kéo Cẩm Linh dạt vào bờ. Anh kiệt sức. Cẩm Linh còn kiệt sức hơn. Đồng không mông quạnh. Nước mênh mang. Bầu trời mênh mang. Người này nhìn người kia. Lờ đờ, rũ rượi. Nhưng họ đang hồi sức, đang tỉnh dần. Họ nhích lại dần với nhau, ôm lấy nhau, nức nở.
Thủy nói trước, giọng nhòe:
-   Sao em điên khùng vậy Cẩm Linh?
-   Anh còn điên khùng hơn'. • Cẩm Linh ngúng nguẩy đuôi tóc ướt rượt.
-   Anh biết bơi, làm sao vụng nước ấy giết anh được chớ?
-   Vụng nước không giết được anh. Nhưng anh muốn chết. Anh hèn. Một người lãnh đạo không ai nghĩ như
làm như thế.
- Vìệc anh, em bận tâm làm gì?
- Sao lại không chớ? Vìệc của anh cũng là vìệc của em mừa, anh Thủy...
Ngước cặp mắt thương cảm, đắm đuối nhìn Thủy nhử để biết thái độ tình cảm của người mình yêu như thế nào cô dang rộng tay ôm lấy cả hai bờ vai rộng đầy tràn của anh, ngả đầu vào lòng anh:
- Em yêu anh. Anh Thủy. Thiếu anh, em không thể sống được. Em nghĩ kỹ rồi, anh tự vẫn, em cũng tự vẫn. Em theo anh đến cùng. Trưóc đây, em không dám nói, không dám bộc lộ tình yêu của mình. Anh đã có vợ có con. Em không dám gần gũi anh quá. Em không có quyền. Em sợ nhỡ có chuyện gì sẽ là tội lỗi cho anh. Nhưng bây giờ, em công khai với mọi người! Em yêu anh đấy. Vợ con anh không còn. Em thế vào chỗ chị, gây dựng gia đình với anh, có gì sai nào?
- Cẩm Linh! - Thủy muốn nói to mà giọng anh rè, se nhỏ không thành tiếng - Em sai rồi, sai hung rồi Cẩm Linh à. Anh là tuổi cha chú của em. Vợ con anh dù không còn nhưng... Em xinh đẹp, trắng trong. Bao nhiêu chàng trai trẻ muốn yêu em, muốn được làm chồng em. Em hãy chọn lấy một người trong số họ. Còn anh... Cẩm Linh ơi, hãy hiểu cho anh. Lòng anh đang tan nát. Anh là một người bỏ đi. Tổ chức, đồng chí nghi ngờ anh. Công vìệc sắp tới ở Thượng Đức chất chồng như núi mà họ đẩy anh về phía sau, loại anh khỏi công vìệc. Cuộc đời anh vậy coi như hết rồi. Tương lai cụt ngủn rồi. Em bám lấy thân cây gỗ mục làm gì chớ? Và sao em lại tỏ tình với anh lúc này chồ? Em có giễu cợt anh không đấy?
Khẽ khàng, anh nâng đẩu Cẩm Linh dậy, hướng mặt Cẩm Linh về phía mình. Ánh chưa hết bâng khuâng. Cẩm Linh nhân đó vít đầu anh xuống đặt vào má một cái hôn.
- Anh lạ lắm sao. Anh yêu?
Đúng là không lạ. Một đôi lần những cử chỉ của Cẩm Linh với anh không bình thường. Anh cứ xua đi, cứ không tự nhận là tình yêu đó thôi. Lòng anh có lúc dâng lên những tình cảm thật khác thường, thật mãnh liệt nhưng anh đã phải kiểm chế, đã phải huy động lý trí một cách nhẫn nại để gạt ra. Nếu anh không phải là một bí thư huyện ủy đang gặp vô vàn giông bão phía trước, chắc anh đã ôm hôn Cẩm Linh nhiều lần. Có lẽ anh đã phải thú nhận với Cẩm Linh tình cảm thương mến của anh... Nhưng mỗi lần tâm hồn nao núng, nghiêng ngả anh lại vực mình lên. Không thể được Tình cảm này rồi sẽ trói buộc mình với Cẩm Linh, cả hai được gì đây? Sẽ đi đến đâu. Cán bộ trên tỉnh rồi huyện, cán bộ các xã rồi dân khắp vùng sẽ nghĩ gì về anh. Một lão dê già, hám gái, vô đạo đức. Bí thư gì lão. Chẳng qua chỉ là gã lừa đão... Không phải tất cả nhưng lúc này không ít người sẽ nghĩ như thế. Khi người ta đã nghĩ như thế anh làm sao còn lãnh đạo họ, nói chuyện với họ... Không, Cẩm Linh có thể yêu anh, nhưng anh thì không dám.
Cẩm Linh vẫn chưa tha người mình yêu:
• Anh cũng ưng em lắm chớ bộ, đúng không? Chẳng qua anh ngại. Anh là bí thư huyện ủy, anh muốn tránh đúng không? Anh muốn giữ gìn, đúng không? Mà có được đâu nào. Bất hạnh vẫn đến với anh. Cái gì đến rồỉ vẫn đến thôi anh à!
- Chẳng thể nào khác được. • Anh trả lời.
Đúng là anh đã gìn giữ, đã kìm chế khát khao, đã làm gương trong mọi chuyện, hành động, lý tưởng, đạo đức. Đến cả sự hy sinh xương máu cho cuộc chiến đấu anh cũng chưa bao giờ do dự, vậy mà anh đang mất tất cả. Anh thành nạn nhân. Cuộc đời chối bỏ anh và anh đang chạy trốn cuộc đời. Tìm đến cái chết để giải tỏa cho mình. Tìm đến cái chết để giài tỏa cho đồng chí, đồng đội. Tìm đến cái chết để chứng minh một sự thực: anh không bao giờ là kẻ phản bội. Và em, cẩm Linh, anh chết để không thể có gì liên lụy đến em. Danh dự. Môì quan hệ đang mỗi ngày lớn dần lên trong anh và em. Tại sao em lại đến đây? Tại sao em lại lao vào vực xoáy của cái chết. Em là em, không vìệc gì phải chết oan uổng. Cái chết của anh là do anh tự chọn. Vì lẽ gì em phải theo anh. Vì lẽ gì em dại khờ đến thế.
-   Răng em biết anh ra đây?
-   Em không biết thì ai biết chớ? Chỉ không nghĩ anh mà tiêu cực quá vậy. Ai cũng phải chết, nhưng đã chọn thì chọn cái chết cho xứng đáng.
-   Cũng không vô ích đâu Cẩm Linh à! Trước lúc ra đây, anh có để lại ít dòng ở phòng làm vìệc của anh. Anh hy vọng Đảng, nhân dân sẽ sáng tỏ ra nhiều chuyện, sẽ hiểu cho anh.
-   Khổ. Có thể không cần đến cái chết vẫn làm được vìệc đó chớ.
-   Không, đấy là con đường ngắn nhất. Anh đã quyết. Anh đã vì em làm vìệc đó. Lại vì em mà anh phải ngoi lên bờ. Bây giờ, em hãy đi đi. Anh phải thực hiện bằng được ý nguyện của anh. Anh van em đấy.
• Không bao giờ anh thực hiện được ý nguyện đó nữa. Thư của anh ư? Em đã tìm thấy, đã đọc, đã xé nát đi rồi. Đọc thư anh, em mới biết anh đang đi làm cái vìệc đau lòng cho em, cho bao nhiêu người khác. Đảng và nhân dân à? Cũng sẽ hối hận biết bao vì đã nghĩ sai cho anh, nghi oan cho anh, dẫn đến cái chết của anh...
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #67 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 10:06:34 pm »

....
Đôi mắt Thủy bỗng đờ đẫn bỗng vụt sáng ong óng man dại. Sao mọi vìệc anh làm đều không lọt qua sự kiểm soát của Cẩm Linh. Sao Cẩm Linh dám cả gan xé nát bức thư anh để lại trần thế trước lúc vĩnh biệt cuộc đời.
Thực ra, Cẩm Linh chưa xé lá thư ấy. Lá thư đang nằm trong túi áo Cẩm Linh đây. Cô có ý định sẽ đưa thư cho chú Sáu Nam, nhưng trước hết cô thấy phải nhanh chóng cứu mạng sống của Thủy đã.
Đây là toàn văn bức thư của Thủy, cô chỉ đọc một lần nhưng nhớ mãi. Suốt đời.
"Kính gửi Đảng, nhân dân huyện Đại Lộc. Các đồng chí trong đặc khu ủy, ủy ban và nhân dân Quảng Đà. Tôi lấy sinh mạng của mình để khẩn cầu Đảng, nhân dân trong huyện, trong tỉnh hãy tin những điều tôi đã trình bày trong bản kiểm điểm của tôi. Vìệc tôi về quê năm 1973 là do bức xúc tinh cảm, muốn gặp lại vợ con sau bao năm xa cách. Nhưng rồi tôi đã không gặp được. Kẻ tung tin tôi về quê đốt nhà hãm hại vợ con để kết hôn với Cẩm Linh có thể là đòn chiến tranh tâm lý của địch. Tôi chấp nhận cái chết dể làm sáng tỏ sự vìệc, để nội bộ không bị kẻ thù chia rẽ, để Cẩm Linh không bị nghi ngờ oan uổng ảnh hường đến thanh danh và sự nghiệp. Riêng bức thư tôi gửi cho cháu tôi ở Thượng Đức, quyết không thể có gì lộ bí mật. Sau này nêu cháu tôi còn sống. Các đồng chí có thể điều tra...
Để lại những dòng này, trước khi vĩnh biệt cuộc đời, tôi muốn một lần nữa nhắc lại lời thề cùa mình đối với Đảng, đốì với nhân dân. Sau này, nêu mọi vìệc được làm sáng tỏ, tôi được minh oan. tôi sẽ lấy làm mãn nguyện dưới đáy sâu của dòng Vu Gia...".
Thùy nghiến răng, túm lấy bờ vai bé nhỏ của Cẩm Linh như muốn bóp nát ra:
-   Em là cái gì mà vào phòng anh lục lọi? Là gì hả? Lại xé cả thư của anh?
Mắt Thủy trợn lên, tráng dã.
Không một chút run sợ, thậm chí còn nhoẻn cười, Cẩm Linh nói:
-   Buông em ra đi. Anh làm gì thế? Sao hỏi em kỳ vậy? Em là Cẩm Linh. Em làm mọi vìệc là vì không thể để mất anh, có vậy thôi! Mất anh, em còn sống làm gì?
-Bàn tay của Thủy đang rã dần trên vai Cầm Linh. Anh làm gì được Cẩm Linh đây, khi cô dám nhào xuống vực xoáy của dòng sông, chết theo anh.
Trong lời lẽ giản dị mà chân thành của Cẩm Linh có một cái gì đó thật ký điệu đang níu kéo Thủy về với cuộc đời. ơi cuộc đời, sao lạ lùng đến vậy? Trong khi bao con người chán ghét nghi hoặc anh, thì lại có người thương yêu anh đến nhường này. Anh chán nản muốn chết thì có người muốn chết theo anh. Thì ra anh chưa phải là người bỏ đi. Chưa phải là người vô ích. Trời ơi! Giá như anh lao xuống dòng xoáy kia sớm hơn, giá như Cẩm Linh lao xuống, anh không còn sức lực để cứu Cẩm Linh? Anh sẽ ân hận biết bao?
-   Cẩm Linh à! Anh biết ơn em. Anh Cẩm ơn em nhiều lắm. Nhưng em hãy nghĩ coi, anh sống làm sao được khi tất cả mọi người không tin anh, nhìn anh bằng con mắt ghẻ lạnh.
-   Chưa đến nỗi vậy. Chuyện của anh, chú Sáu Nam nói lại với em rồi. Cũng không thể trách cấp trên được. Chính cơ sở báo ra những tin thất thiệt về anh. Tin tức qua điện đài ta nhận được vê' phía địch trùng khít với những tin ấy.
-   ủa! Thật thế sao?
Thủy giật thót như có mũi tên bắn vào trái tim mình. Lẽ nào, mọi người không chịu nghe anh. Lẽ nào, mọi người xa lánh anh. Lẽ nào, tổ chức đẩy anh về phía sau, khi mà Thượng Đức đang gọi anh ráo riết. .Anh đã làm gì mới được chớ? Anh là kẻ phản bội ư? Cơ sở nào? Căn cứ đâu? Tại sao tin tức của cơ sỏ lại trùng với tin tức thằng địch. Ôi chao, anh điên lên mất. Anh trừng trừng nhìn Cẩm Linh:
-   Và em cũng tin như vậy chớ?
-   Anh thật buồn cười. Nếu vô tình anh làm lộ bí mật em sẽ tha thứ. Còn anh là một tên phản bội, em sẽ giết anh. Em yêu sự thật thà ngây ngô của anh đó. Em càng yêu anh hơn khi biết rằng anh oan uổng. Kỳ cục. Anh nghĩ em có the chết vì một người phản bội chắc.
-   Anh xin lỗi. Anh xin lỗi. Nhưng như vậy để làm gì hả em? Người ta sẽ nói em yêu một thằng phản bội. ích gi cho em?
-   Không phải ai cũng nghĩ xấu về anh! Em muốn gặp anh ngay để nói điều đó. Nhưng anh vội vã quá, may mà còn kịp để thưa chuyên với anh. Vấn đề của anh, quân khu, đặc khu ủy, ủy ban chưa khẳng định. Đây mới chỉ là một nghi vấn. Người ta có thể tin, có thể không tin. Nhưng vì nó xảy ra vào lúc tình hình quá nhạy cảm, dù có tin yêu anh bằng mấy vẫn cứ phải đề phòng, vẫn cứ phải mời anh đi xa khu chiến.’
-   Phải xa khu chiến, anh thà. chết để họ biết rằng mình vô tội.
Cẩm Linh bật cười:
-   Cái đó thì đồng chí bí thư của em trẻ con rồi đó. Anh phải kiên nhẫn và chứng minh sự vô tội của anh bằng cách khác. • Cách nào? Em bảo anh còn cách nào?
-   Cách nào à? Cái đó anh phải giỏi hơn em chớ? Nhưng đã không nghĩ được thì để người khác nghĩ. Nhảy xuống sông thì hay hớm gì đâu. Hừ
Kể lúc bình thường, lời lẽ ấy đã xúc phạm Thủy. Và không chừng anh đã vả vào miệng Cẩm Linh. Nhưng bây giờ, lời trách móc kia có gì dịu ngọt, thân thiện quá chừng. Anh ngước nhìn Cẩm Linh chờ đợi. Anh linh cảm chuyện của anh là cả một bí mật mà chìa khóa của nó Cẩm Linh đang nắm giữ.
Nhìn Thủy hau háu chừ đợi, cô càng dềnh dàng, đủng đĩnh. Cô quay mặt đi giấu một nụ cười. Quay lại với chất giọng thật dịu đảng, cô hỏirl
-   Anh đói bụng chưa? về nhà chúng mình cùng nấu cơm ăn hí.
-   Trời đất! Anh thiết gì ăn uống nữa chớ? Nào, ông Sáu Nam đã nói gì với em?
Lòng Thủy nóng lên như lửa, cồn cào, day dứt.
-   Ổng nói gì mà anh không đoán ra được sao?
-   Đoán ra được thì đã chẳng nhờ em. Hôm nay em làm sao thế hả?
-   Chẳng sao cả. Nhưng muốn em nói, hãy hứa với em đi. Từ nay bất luận có chuyện gì cũng không được làm cái trò tự vẫn như vừa rồi.
- Anh hứa.
-ông Sáu Nam báo VỚI các đồng chí lãnh đạo của tỉnh và quân khu không nên nóng vội. Anh là người có công lớn trong việc trinh sát và huy động dân. Một người đi phản bội, làm càn, không đi làm lộ bí mật. sinh mạng chính trị của một cán bộ có can hệ đến cuộc đời họ Chú Sáu đề nghị nên thành lập một ban thanh tra. Chú nhận sẽ làm trưởng ban. Sau một thời gian sẽ báo cáo rõ ràng mọi vìệc.
Cần thời gian đó, họ tiếp tục "giam" anh phải không?
Không đâu. Chú Sáu đã chuẩn, bị cho anh một đống công vìệc. Lo chỗ ăn ở cho dân các ấp vừa ra, không ai khác ngoài anh. ổng còn giao cho anh huy dộng dân làm đường kéo pháo vào sát Thượng Đức. Tha hồ mà dụng võ hỉ?
•   Anh thiết vào. Người ta xì xào sau lưng anh. "Anh là thằng phản bội, đểu giả". Người ta bĩu môi nguýt mít, khinh bỉ anh còn hơn thằng địch.
•   Biết làm sao bây chừ? Cũng phải biết chịu đựng chớ.
Rứa mới gọi là chiến tranh. Nhưng em sẽ có cách giải oan
cho anh.
Bằng cách nào? -
Không nói đâu. Nhưng bây giờ thì ôm lấy em.
Cẩm Linh câm lấy: hai tay Thủy đưa vào eo lưng mình.
-   Không được.
Thủy buông Cẩm Linh ra, mở căng mắt nhìn cô ngõ ngàng. Anh đã đoán ra. Cẩm Linh định vào ấp Hà Tân gặp cơ sở. Chính anh đã tính rồi. Sẽ chẳng bao giờ làm được vìệc đó. Không chết lúc vào cũng chết lúc ra. Chết như vậy chỉ thêm rối bận cho tổ chức.
-   Nếu phải vào Hà Tân, thì đó chính là anh chớ không phải em. Nhưng....
-   Anh sợ em chết phải không?
-   Không nên chết vô ích.
-   Sao lại là vô ích khi được chết vì anh chớ?
-   Không bao giờ anh để em làm. Và em phải hứa với anh. Nếu không anh sẽ liều thân một lần nữa. Anh sẽ chết trước em đó.
-   Anh. Sao anh lạ lùng vậy? Giữa anh và em ai có ích hơn cho cuộc chiến đấu chớ?
-   Anh không muốn nói chuyện đó. Em phải sống, có thế thôi.
-   Như vậy xem ra chỉ còn một cách duy nhất gỡ nỗi oan nghiệt cho anh, ấy là giải phóng Thượng Đức. Chỉ có giải phóng Thượng Đức thì mọi chuyện mới được tháo gỡ.
Đúng như thế.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2016, 11:27:51 pm »

Chương mười hai
1
Phía bắc sông Vu Gia, bộ đội công binh 304, bộ đội dân quân du kích Quảng Đà lẩn mình trong những cột nước vọt tung lên trời. Những chùm đạn pháo từ Thượng  Đức, từ Hà Sông dội xuống. Mặt nước sôi réo cuồn cuộn,  Cuộc chuẩn bị nơi đây được công khai. Công Chiến sau  khi dẫn lực lượng bộ đội dân quân du kích huyện phối hợp với bộ đội tỉnh đánh chiếm tiền đồn A, tiền đồn B, Ba Khe, Gò Vấp, đồi Mồ Côi và các thôn 13,14, 15 nay dẫn lực lượng của mình vòng xuống sông Vu Gia đóng; cọc, gài mìn, chốt chặn không cho địch thoát ra bằng đường thùy. Đạn cứ bắn. Máy bay cứ bỏ bom, dưới nước vẫn có những con người ngoi lên ngụp xuống. Đoạn sông Vu Gia từ Hà Sống trở vào, rộn rịch bộ đội, du kích qua lại chào hỏi ơi ới. Thuyền đi ngược, thuyền về xuôi, náo nức chuyển đạn, gạo, thực phẩm. Các mẹ, các chị từ trên thuyền lên bờ, từ trên bờ xuống thuyền, tíu tít hỏi chỗ thương binh ở. Trên tay trĩu nặng những bao bọc:  thơm, chuối, mít, các mẹ các chị tự nguyện đến săn sóc thương binh.
Đêm đến, không có ánh đèn pha, nhưng tiếng ô tô vẫn rì rầm đâu đó nối nhau trên đường 14.
Cuộc chiến căng thẳng nhất lại rơi vào khu vực chốt chặn, đánh quân tiếp viện. Trên hướng Trung đoàn 3A của Sư 324.
Pháo địch dồn dập trút đạn xuống các điểm cao 126, Ba Khe, 148. Máy bay A37 lồng lộn gầm thét nhả bom vào Lộc Phước 2, Lâm Phụng 2. Cùng với pháo bom, xé nát không gian, quật tơi bời vào đất vào nước, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 56, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 57 của Sư 3 nguy có xe tăng thiết giáp tức tối lao về phía Thượng Đức.
Ngày 30 tháng 7, Trung đoàn 56 ngụy đã bám được vào Bàn Tân, Nông Lâm. Cùng với Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 57, chúng ào ạt tấn công Nông Lâm 2, Lâm Phụng 2, Điểm cao 126, Ba Khe...
Chính, trung đoàn  trưởng Trung đoàn 3A liên tục phải rời sở chỉ huy để quan sát, gọi pháo sư đoàn và điều bộ binh các tiểu đoàn ngăn chặn địch.
Cuộc tiến công của địch không ngoài dự đoán của ta. Nếu chúng lọt được cửa ngõ Thượng Đức thì Trung đoàn 6 của Sư 304 sẽ nằm gọn bởi hai gọng kìm: trong là Thượng Đức, ngoài là lực lượng tiêp viện.
Chúng thừa biết lực lượng của ta đã ém sẵn chờ đợi. Cuộc đấu không còn yếu tố bất ngờ.
Sở chỉ huy sư đoàn ở một mỏm núi cao, cách Hà Sống không xa . Từ đây có thể nhìn thấy địch chui ra chui vào công sự. Hai khẩu pháo 106 ly ở Hà Sống thỉnh thoảng lại gầm lên, nòng quay về phía Thượng Đức. Chúng vẫn cấp tập đổ đạn. Sư trưởng Lê Công Phê gọi điện cho Chính.
•   Anh dùng hỏa lực trung đoàn kìm pháo thằng HÀ  Sống lại chứ?
•   Kìm được ngay thôi thủ trưởng ạ. Nhưng quân giải tỏa đang rất gần. Tôi sợ lộ toẹt hỏa lực của ta. Hay thủ trưởng gọi anh Hữu. Tôi chỉ toạ độ cho.
Liền ngay đó, chủ nhiệm pháo binh Hữu bắt liên lạc với Chính và đạn pháo lớn từ đâu đó lao vùn vụt qua sở chi huy trung đoàn đổ xuống Hà Sống, Hai khẩu pháo đang hung hăng khạc lửa bỗng im bặt.
Cùng lúc, Chính nghe rõ tiếng rít chói tai của xích xe tăng thiết giáp, tiếng máy bay ầm ĩ trên trời. Thằng địch đã rất gần.
•   Gọi pháo chuyển làn chặn thiết giáp, xe tăng lại.  Hòa, chính ủy trung đoàn ngồi bên cạnh giục Chính
- Pháo phòng không đâu? Hạ máy bay của địch đi chứ? Sao để nó tung hoành dữ vậy hả?
-   Anh Toàn à, anh Toàn à! Cứ thật bình tĩnh, để bộ binh nó lọt vào trận địa sẽ bắn. Không tăng thiết giáp không vào được đâu, pháo sư đoàn, trung đoàn sẽ hỗ trợ các anh. Bắt đầu à? Tốt. rồi. Tiếp tục đi nhé. Được, được, phải thế chứ.
-   Kìa, kìa, bọn địch ở Hà Sống kéo pháo lên kia kìa. * Chính ủy Hòa chỉ tay về phía Hà Sống.
Mọi cặp mắt đổ dồn về khu đồi nhô lên như một con rùa giữa đồng ruộng mênh mông. Một khẩu pháo 105 ly đang nhích ra khỏi hầm ngoi lên mặt đất. Lố nhố quanh khẩu pháo là sáu bảy thằng địch, ngúc ngoắc di động...
-   Anh Hữu ơi, anh Hữu ơi! - Chính gọi rối rít - Anh nhìn thấy khẩu pháo ở Hà Sống không? Bắn ngay đi, nó đang di chuyển đấy. Nhanh không nó chuồn mất kìa. Xe tăng thiết giáp à? Nó đang dừng cả rồi mà, tranh thủ diệt khẩu pháo Hà Sống đi đã rồi đánh tiếp.
“Uỳnh, uỳnh...”. Đất đã ở Hà Sống bốc lên. Khói trắng, khói đen tuôn mù mịt. Khẩu pháo rùng mình, giật thót vội vã lao ra đường.
-   Kia! Cho bắn nữa đi anh Hữu, nhanh lên không nó chạy thoát.
Pháo lại bắn, nhưng không trúng. Khẩu pháo 105 đã mất hút về phía Đà Nẵng. Chính buông máy nói với chính ủy Hoà: “Bắn như cứt!”.
-   Cùng một lúc ông bảo nó bắn bao nhiêu mục tiêu? Thôi kệ, chắc nó bị hỏng, kéo đi sửa đấy mà... - Chính ủy Hoà an ủi Chính.
Chínhcáu kinh:
   Ai chả biết thế. Sửa xong, nó lại dội đạn lên đầu bộ đội. Bao nhiêu người thương vong vì nó. Các bố có tính cho đâu?
- Cũng còn tuỳ. Chắc gì nó còn cơ có hội quay lại.. Chính ủy vẫn điềm đạm thuyết phục. Bỗng như chợt nghĩ ra điều gì, trung đòan trưởng Chính cầm lấy máy, lệnh cho Tiểu đòan 2 đang bao vây Hà Sống.
- Thoảng à! Chý ý việc này nhá. Tối nay có thể khẩu pháo vừa đi sửa sẽ quay lại Hà Sống, Bố trí một nhòm áp sát mặt đường. Dùng lựu đạn bộc phá hoặc B40, B41 cho nó chầu trời luôn nghe chửa? Gì cơ? Sao không quay lại. Chỗ dựa cuối cùng của nó ở Hà Sống đấy. Vấn đề là có cho nó quay lại hay không? Vìệc của các anh đấy. Được. Tốt. Triển khai ngay đi nhá.
Tiếng của Chính bỗng chìm nghỉm trong tiếng pháo gầm lên từ các trận địa Ái Nghĩa, Bồ Bồ. Núi Đất. Khu chiến của trung đoàn bị trùm kín bởi tiếng nổ. đất đá văng lên trời, rơi ình ịch trên đất. Điểm cao 126, Ba Khe. 148 không còn nhìn thấy gì ngoài những cụm đất đã bay thành khói thành cột lên trời và sau đó là khối lửa cuồn cuộn bốc lên. Tiếng pháo đầu nòng vẫn nốì đuôi nhau ì ầm phía chân trời. Và ở đấy các đầu đạn vẫn khoan tới tấp vào lòng đất. Ai từng tham gia trận mạc đều biết rằng pháo binh địch bắn dữ dằn và dai dẳng như thế là để mở một cuộc tấn công máu lửa vào các điểm cao bộ đội ta đang chốt giữ. Chính bỏ máy bộ đàm nói vớỉ chính ủy Hòa.
- Hình như nó phát hiện thằng Tiểu đoàn 2 đang bao vây Hà Sống.
   Không biết chúng có phát hiện được không, nhưng pháo dội xung quanh Hà Sống như mưa rào. Một tiểu đoàn ở đó không biết sống chết thế nào? - Hòa nói ngậm ngùi.
Chính vội vã thét vào ống nói, liên lạc với tiểu đoàn. Nhưng tiếng nói của anh chỉ bật ra ấm ách trong căn hầm mờ mịt bụi. Pháo bắn đến vậy còn đường dây nào không đứt. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của Chính. Tiếng pháo vừa dừng đã nghe tiêng ầm ào kinh động trên trời. Vô số những chiếc A37 đã lợi dụng các xạ thủ bắn máy bay của ta chui xuống hầm, ào tới trút bom vô tội vạ vào Lộc Phước 2, Lâm Phụng 2. Được sự yểm trợ của pháo binh, của máy bay bỏ bom, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 56, 57 Sư đoàn 3 có xe tăng thiết giáp lừng lững tiến vào khu trung tâm của Trung đoàn 3A Sư 324.
Nắng nhạt dần. Cái ngột ngạt của thiên nhiên trong một ngày đang dịu bớt nhưng cái nóng dữ đội do con người tạo ra lại đang dâng lên ngộp thở. Trong hầm chỉ huy, áo trung đoàn trưởng Chính như nhúng nước. Giọng anh thẹ thót khi nói với chính ủy Hoà;
-   Coi chừng bọn địch một sống một còn với ta đây.
Chính cầm lấy máy điện thoại, mặt cau có:
-   Đâu cả rồi? Trời ơi! lẽ nào không còn sót lấy một ai?
Bên cạnh, chính ủy Hoà nhỏm dậy chúi tai nghe
ngóng:
-   Khó hiểu thật. Chẳng thấy cao xạ bắn máy bay, cùng chẳng thấy B40; B41 bắn xe tăng, thiết giáp. Thế là thế nào?
- - Thông tin đâu? Thông tin đâu? Các anh đi kiểm tra lại đường dây đi chứ? Ô kìa, còn chờ gì nữa?
Khu chiến bỗng náo loạn. Thông tin ơi ới gọi trinh sát. Trinh sát gắt gỏng thông tin. Trong một tình huống mà chỉ huy trung đoàn không biết cái gì đang xảy ra ở các tiểu đoàn, người nào được cử tới đó còn nguy hiểm hơn là vượt rào băng vào trước mũi súng thằng giặc. Nhưng biết làm sao? Đã là mệnh lệnh, không thể không chấp hành. Trưởng ban tác chiến ghé sát tai trung đoàn trưởng Chính lúc đó đang bứt tóc, bứt tai:
-   Thủ trưởng để tôi cử từng nhóm đi các hướng xem thế nào. Rất có thể ngớt ngớt bom đạn, tình hình sẽ khác.
-   Khác cái con mẹ gì nữa. Đợi thằng địch húc xe tăng vào hầm chỉ huy chắc?
Chính cầm máy gọi điện cho sư đoàn. Cạnh đó chiếc CRP25 của tổ thông tin cũng đang thu nhận những tín hiệu từ máy quân khu phát ra.
Hình như trưởng ban tác chiến đang hỏỉ trung đoàn, tình hình chiến sự như thế nào?
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #69 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2016, 11:13:58 pm »

.. xin cáo lỗi các bác đợt này em bận quá chưa post bài được - từ cuối tuần naỳ nhà em sẽ pót bài tiếp phục vụ các bác...
nhưng có lý do nữa là bản chụp ảnh tác phẩm do bác  cuong0578 gửi bị lỗi 3 trang không thể đọc được là trang :  378, 418, 602. nhà em đã gửi mail nhưng chưa thấy bác ấy pm lại.
Mà nếu bỏ qua 3 trang này thì mạch truyện bị đứt quãng v pots bài lên bỏ qua lâu quá sẽ không bổ sung luôn vào bài viết được làm ảnh hưởng đến việc thưởng thức tác phẩm của mọi người.
Do vậy, nếu bác nào có tác phẩm này hoặc có thể tìm giúp trong thư viện nào đó và chụp ảnh  3 trang trên (chất lượng khá - đọc rõ chữ) gửi giúp nhà em vào mail :dangthanhtrietk55@gmail.com. để em tiện việc số hóa tiếp.
Trân trọng
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM