Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:48:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng Đức  (Đọc 82546 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:07:00 pm »

Đầu Xuân NĂm Mới Mời các bác đọc ủng hộ tác phẩm tiểu thuyết "THƯỢNG ĐỨC" của tác giả   NGUYỄN BẢO TRƯỜNG GIANG.
Nguồn từ bác  cuong0578 chụp ảnh gửi cho nhà em.
Trân Trọng
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2016, 11:06:48 pm gửi bởi ptlinh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:07:31 pm »

THAY LỜI GIỚI THIỆU
Thượng Đức - một cụm cứ điểm kiên cố vững chắc án ngữ vòng ngoài ở phía tây nam căn cứ liên hợp hải lục không quân khồng lồ Đà Nẵng của đế quốc Mỹ - ngụy quyền Sài Gòn.
Mùa thu năm 1974, Khu ủy 5 mở một chiến địch tấn công vào nhiều cứ điểm trọng yếu của địch ở Trung Trung Bộ. Riêng ở Quảng Nam - Đà Nẵng ta tấn công căn cứ Nông Sơn và Thượng Đức.
Chiến thắng Thượng Đức không chỉ chặt đứt cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng mà còn có một ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời gian này - Đó là thước đo về sự so sánh giữa lực lượng vũ trang ta và quân chủ lực ngụy. Từ thực tiễn đó đã góp phần cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những nhận định mới, đề ra những quyết sách đúng đắn và quyết định trong chiến lược tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975.
Tháng 8 năm 1994, đúng 20 năm chiến thắng Thượng Đức, nhắc về chiến công về vang này, ta nhớ và biết ơn những chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng, nhớ thương và không được quên những đồng bào đã góp công, góp của và cả xương máu cho quê hương này.
Kỷ niệm chiến công lịch sừ này còn để nhắc nhở những người còn sống phải ra sức làm tốt hơn những gì ta đã và đang làm để xây dựng quê hương ta trở nên giàu đẹp, không làm phụ lòng tin và ước mơ của những người đi ngã xuống cho quê hương.

VÕ CHÍ CÔNG
CỐ vấn Ban Chấp hành Trung ương
Đãng Cộng sản Việt Nam,
nguyên Bí thư kiêm Chính ủy Khu ủy 5
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:08:31 pm »

TRÍCH HỒI KÝ
CỦA ĐẠI TƯỚNG HOÀNG VĂN THÁI
VÀ ĐẠI TƯỚNG VĂN TIẾN DŨNG

...Trong những ngày này, chúng tôi gần như đồng thời nhận được hai tin rất quan trọng: Ta đánh chiếm Nông Sơn, Thượng Đức và Ních-Xơn từ chức, Pho lên thay. Hai tin trên giúp chúng tôi rút ra được những kết luận quan trọng có quan hệ tới việc bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược.
Mùa thu năm 1974 này, tập trung vào hai tháng 7 và 8, Khu 5 mở chiến dịch trên năm hướng (Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức, Quế Sơn, Minh Long - Giá Vụt, Đèo Nhông (Phù Mỹ). Trong năm hướng đó, Bộ Tổng Tham mưu đặc biệt quan tâm trận tiến công chi khu Nông Sơn và chi khu quận lỵ Thượng Đức.
Binh lính địch ở Thượng Đức và vị trí hiểm yếu của quận lỵ này nói lên vai trò cửa ngõ của nó đốì với căn cứ liên hợp Đà Nẵng. Cùng với Nông Sơn, Trung Phước và các hướng khác, việc quân ta tiêu diệt Thượng Đức và đánh bại các đợt phản kích của sư đoàn dù cơ động, xương sống của ngụy, cho phép khẳng định: Lực lượng so sánh trên chiến trường đã thay đổi, quân ta có thể tiến công địch trong công sự kiên cố, diệt cụm cứ điểm quận lỵ địch và giữ được mục tiêu mới chiếm... Viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng ngụy bị bắt trong trận này đã thừa nhận: Quân đội Sài Gòn không có đủ máy bay để chở quân, quân chi viện không những thiếu mà còn phải hành quân bộ. Tóm lại, qua hai trận Nông Sơn, Thượng Đức, điều có thể khẳng định là chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của địch. Kết luận đó có liên quan không nhớ đến quyết tâm chiến lược của ta...
“Những năm tháng quyết định”
của Đại tướng Hoàng Văn Thái



...Từ trận Thượng Đức này và các trận tiêu diệt quân chủ lực địch ở Chư Nghé, Đắc Pét trên Tây Nguyên... Bộ Tổng Tham mưu đi đến nhận định và báo cáo với Quân ủy Trung ương: Khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch. Chiên tranh đã bước vào giai đoạn cuốỉ, so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi...
“Đại thắng mùa xuân"
của Đại tướng Văn Tiến Dũng
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:09:29 pm »

LỜI NGƯỜI VIẾT
Là những người  tham gia chiến dịch Thượng Đức, chúng tôi cầu nguyện cuốn sách của mình trước hết được như nén tâm nhang viếng hương hồn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 Quân đoàn 2, viếng hương hồn cán bộ chiến sĩ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã anh dũng chiến đấu hy sinh giải phóng cụm cứ điểm này.
Diễn biến của trận đánh cùng với một số tên tuổi nhân vật có thật được dựng lại ở cuốn sách nằm trong ý định của chúng tôi. Hy vọng những sự thực ấy không có gì thay thế, không có gì thuyết phục hơn, sinh động hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà hư cấu sáng tạo của tác giả lại lu mờ trong cuốn tiểu thuyết. Những gì được nâng lên so với sự thực vốn có là niềm khát vọng của chúng tôi, khát vọng sự thực được thực hơn. Vì lẽ đó, nếu cuốn sách của chúng tôi có vấp phải khiếm khuyết, rất mong được lượng thứ.
Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân tỉnh Quảng Nam, nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung, nhân dân huyện Đại Lộc, nhân dân xã Đại Lãnh nói riêng cùng các tướng lĩnh, các cán bộ, chiến sĩ từng tham gia chiến dịch Thượng Đức đã cung cấp nhiều tư liệu quý cho chúng tôi.
Chúng tôi cũng vô cùng biết ơn đồng chí Hoàng Trọng Tình, đồng chí Ngụyễn Đinh Phúc, Cục Chính trị Quân khu 4, đồng chí Trần Danh Bảng, phóng viên, biên tập viên báo Quân đội nhân dân, Nhà an dưỡng Bộ tư lệnh Hải quân (Quảng Ninh), Nhà sáng tác Đại Lải, Bộ Văn hóa thông tin đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.

Hà Nội, tháng 4-2005
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:11:07 pm »

CHƯƠNG MỘT
I

Hoàng Thủy vật mình trên đất. Từ daọ được bầu là bí thư huyện ủy Đại Lộc đến nay chưa bao giờ anh thấy bải hoài như thế này. Cách mạng có khi trồi khi trụt, nhưng sao nó lại trụt vào lúc cán bộ nhân dân đang háo hức chờ đón chiến thắng chớ. ông Sáu Nam, phó bí thư đặc khu ủy Quảng Đà bảo anh: "Thì tìm cách giải thích với mọi người chớ biết làm răng bây chừ?". "Anh xuống gặp dân mà giải thích" - Thủy đã nói với cấp trên mình như thế. Anh đọc được nỗi giận trên gương một phúc hậu của đồng chí chủ tịch tỉnh, tuổi sàn sàn cha anh. Vậy mà rồi anh cũng không ân hận. Giải thích làm sao với dân. Hổm rồi, anh mạnh bạo về nhà mẹ Sáu - một cơ sở cách mạng của ta ở Đại Lộc. Anh chưa kịp đầu đuôi câu chuyện, mẹ đã mắng xơi xơi: "Thôi đi. Các ông cứ hô hào mãi, nào thắng lợi. Nào thằng Mỹ chịu bó tay. Nào thằng ngụy cũng đã phải ngồi vào bàn đàm phán. Ngu. Các ông ngu. Bị nó lừa. Đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Cực khổ có kể được à. Có ai kêu ca phàn nàn chi mô. Nhưng lúc các ông kêu khó, huyện Đại Lộc còn có một nửa huyện là vùng giải phóng. Chừ các ông tưng tửng mừng cách mạng thành công đến nơi, mất phăng cả một huyện với thằng ngụy. Dân thôi là khổ. Người dính dáng đến việc nuôi giấu các anh, lấy gạo lấy hàng cho các anh bị thằng địch đánh đập. Mà ở cái vùng B Đại Lộc này ai không dính với các anh chớ? Khổ, dân ngơ ngác tức tối. Người không chịu được chạy tuốt luốt lên rừng. Người không thể chạy đành để nó dồn vào ấp. Tức chi là tức".
Đấy là một bà mẹ cách mạng trong từng giọt máu. Nói với người khác sao được chớ. Cách mạng là lâu dài. Nói vậy ai cũng nói được. Nhưng dài tới cái độ bây giờ lại mang gùi lên rừng ở thì chịu làm sao được hở trời! Lòng Thủy đang nức nở những lời như thế.
Khốn khổ cho Thủy, vợ con, họ hàng của anh đều đang kẹt trong ấp Hà Tân, ấp này nằm sát Thượng Đức. Nơi đây, mấy mươi năm nay, anh không thể bén mảng. Dân trong ấp răm rắp nghe theo lời của quận trưởng Ngụyễn Quốc Hùng. Có ai lén lút làm việc khả nghi, lập tức có người lên báo quận trưởng. Dưới trướng của Hùng là Tiểu đoàn Biệt động 79 do thiếu tá Hà Văn Lầu chỉ huy. Lầu cũng là tay trung thành bậc nhất với Hùng và với chế độ của Ngụyễn Văn Thiệu. Ai ho he nói xấu quốc gia, dính dáng tới Cộng sản thi coi chừng sớm biến khỏi vùng A Đại Lộc. Những năm trước đây, Thủy không đề cao quá mức chi khu quận lỵ Thượng Đức. Anh chỉ bắt đầu ngán, khi mấy lần bộ đội tỉnh rồi bộ đội của quân khu đánh vào Thượng Đức bất thành. Quái quỷ, không biết nó xây dựng hầm hào kiểu gì, người ngợm, súng ống ra sao mà lần nào ta đánh cũng không được. Bộ đội, dân quân du kích, mới mon men vòng ngoài đã ôm đầu máu chạy làng. Mà mỗi lần đánh không được, hình như nó lại hoàn thiện hơn về bố phòng. Mọi con đường lấy gạo, lấy hàng của ta từ trên núi xuống bị pháo chặn từ xa. Ai may mắn lọt được cửa tử của pháo, còn phải qua những toán phục kích, rất gan lì rất dã man của lính thằng Lầu. Biết bao nhiêu người của ta đã bị pháo bắn, bị phục kích, bị bắt khi phải đi qua khu vực gần Thượng Đức. Nhiều lần, Thủy đã phải thầm lặng lau nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh éo le của quê hương mình, gia đình mình. Không biết ở đâu, đám ngụy quân ngụy quyền quấy nhiễu, mất lòng dân chứ ở chi khu quận lỵ Thượng Đức, thằng Hùng, thằng Lầu rất được lòng dân. Dưới quyền của Hùng, của Lầu, đám người trong các hội đồng, các binh lính trong đơn vị Bảo an dân vệ bị phạt nặng nếu để dân kêu ca gì đó. Từ đời nảo đời nào, chúng đã xây được quanh ấp Hà Tân một bức tường bảo vệ kiên cố là lòng dân. Ta đánh Thượng Đức không được, có lý do đó. Cứ nghĩ đến Thượng Đức, anh vừa tủi hận, vừa giận sôi lên vì thế.
Anh có nhiều bức xúc về gia đinh. Anh ở với vợ chưa đầy năm thì bị lộ. Anh vội vã nhảy núi. Vợ anh sinh được đứa con gái. Anh mừng rơn. Càng mừng bao nhiêu càng mong muốn được về thăm con bấy nhiêu. Nhưng là bí thư huyện ủy, anh không thể liều lĩnh. Thất thiệt lúc này không chỉ riêng anh, gia đình anh mà cho cả phong trào. anh cắn răng ráng chịu. Khi nghe tin thằng Mỹ rút, thằng ngụy đã chịu ngồi vào bàn thương lượng, anh mừng không gì mừng hơn. ông Sáu Nam rỉ tai anh: "Sắp tới chắc được về thăm mẹ đĩ và con gái rồi. Tụi chúng đã chịu ngừng bắn. Mấy ngày tới lo mà giành đất, giành dân. Khi ngưng tiếng 8Úng, ai thắng ai thua là ở chỗ giành được nhiều đất, nhiều dân đó nghe". "Ôi dào! Đánh nhau, chúng nó nhiều bom đạn súng ống đến thế mà cũng còn chịu, huống chi ba cái trò cắm cờ giữ đất. Thủ trưởng cứ yên tâm đi". Anh đã rỉ rả với ông Sáu Nam những lời như thế. Chao! Cái giờ chờ lệnh ngừng bắn sao mà hồi hộp. Có lẽ trong đời chưa bao giờ anh hồi hộp như vậy. Khao khát quá lớn, nguyện vọng quá cao, bộ đội huyện, dân quân, du kích các xã đã luồn sâu, ẩn kín canh các đồn địch. Anh cũng đã chuẩn bị cò, nằm gần Xóm Mới, sát bờ sông Vu Gia. Chỉ còn chờ đúng cái giờ ngừng bắn là nhảy lên khỏi hầm cùng mọi người cắm cờ la liệt quanh Thượng Đúc. Và anh sẽ chạy tạt vào ấp Hà Tân ôm chầm lấy vợ, ôm chầm lấy con. Anh sẽ bồng đứa con gái bé bỏng của anh suốt cả ngày cho bõ nhớ bõ thương. Chà. Không biết mắt mũi nó ra sao? Năm tuổi rồi chứ ít à! Khi anh bỏ nhà ra đi nó chưa ra đời. Anh thương vợ, thương con biết nhường nào!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2016, 09:47:48 pm »

...
Nhưng quái, súng vẫn cứ nổ. Thì chưa thật đến giờ mà - Anh trấn an mình. Cái kim phút rồi cái kim giây trên chiếc đồng hồ đeo tay của anh, nhích dần, nhích dần... Súng khắp nơi vẫn nổ loạn. Quái. Và lạ, răng mở đài là nghe ngay tiếng thằng Thiệu: "Hòa bình không phải là để Việt cộng xuống đồng bằng ăn hủ tiếu”... Sao hắn lại hô hoán tràn ngập lãnh thổ? Tự hỏi, Thủy lại tự trả lời. Thì hắn cũng như mình thôi. Đánh nhau anh nào chả muốn giành phần thắng. Khi cuộc chiến chưa ngã ngũ, anh nào chả muốn chiếm phần lợi thế hơn. Vấn đề là hiệp định thi hành ngừng bắn có hiệu lực, anh nào nhanh hơn, chuẩn bị lực lượng tốt hơn, anh ấy thắng. Trời ơi! Đã quá một phút, hai phút, ba phút, mười phút, hai mươi phút vẫn cứ súng lớn, súng nhỏ nổ rền rỉ. Thế này là thế nào? Thôi rồi. Thằng địch nó coi hiệp định là cái giẻ rách. Nó có ngưng bắn đâu. Và có ai làm gì được nó đâu? Lúc đó, anh đã nhảy lên miệng hầm. "Rèn rẹt.„" đạn ở đâu cắt véo véo quanh người. Anh vội chúi xuống hầm. Lại ngoi lên nhìn mông lung tứ phía. Kìa. Dại dột. Dại dột làm sao! Nó bắn thế mà một số bộ đội huyện vẫn lao đi cắm cờ. “Ôi!” anh kêu lên. Một vài người trúng đạn ngã ngay trên đồng, ngã ngay gần đồn thằng địch. Và ở Thượng Đức, đạn vãi ra tóa loá khắp xung quanh. Nó bắn cả sang bên này sông Vu Gia. Rồi đâu đó dậy lên tiếng la hò. Trời đất ơi, chúng xuất quân. Chúng tràn qua vùng B Đại Lộc, nơi bộ đội du kích và cán bộ nhân dân từ hàng chục năm nay vẫn làm căn cứ để xuất phát mọi trận đánh, mọi chuyến đi lấy gạo, lấy hàng. Một vùng đất từ trước tới nay chúng không làm gi nổi... Thủy ức muốn hộc máu mà chết.
Lẽ ra, ngay trong đêm hôm ấy, anh phải khoác gùi lên núi ngay nhưng anh lại ngẩn ngơ như người mất hồn. Không, trong ý định của anh hôm nay sẽ về thăm vợ, thăm con. về một cách đàng hòang. về một cách ung dung. Anh và đồng đội chẳng đang là người chiến thắng đó sao? Bây  giờ, dẫu không có chút nhuệ khí ấy nữa, ý định về nhà vẫn cứ cồn cào trong anh. Mình phải tìm cách   đột  vào khu ấp thôi. Đây là cơ hội cuối
cùng. Không về được đêm nay thì không biết bao giờ. Vả lại, anh cần nói với vợ,với con trường hợp nào cũng ráng đợi anh, trường hợp nào cũng đừng ngả nghiêng theo thằng địch.
Xa nhà đã năm năm nhưng mỗi lối đi về nhà vẫn còn hiện rõ trong tâm trí. Anh có một bộ đồ hợp pháp (bộ đồ dân của chế độ Việt Nam cộng hòa vẫn mặc) – trong gùi (Trong Nam Bộ gọi là bồng – túi lớn đeo sau lưng chứa đồ”. Anh định đi một mình, nhưng cậu liên lạc cứ nằng nặc xin đi theo. Kể cũng phải.nhỡ gặp tình huống trắc trở, còn có người giúp. Nếu việc không may xảy ra còn có người về báo lại với tổ chức. nhưng dù sao anh cũng không muốn thế. Việc anh về nhà có hơi mạo hiểm, lại là việc riêng. Anh không muốn vì anh mà liên lụy đén người khác. Nhưng sau chót anh đã  phải đồng ý. Cậu ta nói : “năm năm nay bao thay đổi ở quê, làm sao anh biết được. cổng vào ấp Hà Tân chúng đóng cửa và canh từ chập tối. Phải đi bằng lối khác. Chỉ có em biết, nhưng nếu vào được mà không có người gác bên ngoài thì cùng coi như tự mình nộp mạng cho thằng địch”. Thủy đã bị cậu liên lạc thuyết phục. Và quả thật, có cậu liên lạc cùng đi, anh thấy tự tin hơn.
Khi anh thấp thỏm vào được gần sân nhà mình, thì tiếng mõ, tiếng trống rộ lên inh ỏi. Anh chột dạ, chưa biết phải làm gì bỗng cậu liên lạc cất tiếng “tắc kè, tắc kè, tắc kè.” Nghe tín hiệu, anh biết phải thoát ra theo đường cũ. Anh cắm đầu chạy thục mạng. Nhưng trước mắt anh loang loáng mấy thằng địch lăm lăm súng chạy tới cản đường. Đoàng. Một tiếng AR15 nổ gọn. Bóng đèn nê ông trên đầu anh tắt phụt. Lợi dụng bóng đêm, anh phóng đi. Ôi trời là may. Phúc đức. Sau này, anh mới biết dây là sự khôn ngoan tuyệt vời của cậu liên lạc. Cậu đã nhắm vào bóng đèn, giăng màn đêm cho anh tẩu thoát...
-   Anh Thủy, anh làm sao thế hả?
Thủy choàng tỉnh, ngồi dậy.
-   Cẩm Linh à! Răng biết anh ở đây?
-   Tìm miết từ chiều tối giờ à! Đã có cái gì vào bụng chưa? Mà sao ngó bộ hốc hác dữ vậy.
Cẩm Linh sà lại gần Thủy, phủi áo cho anh, vuốt vuốt những sợi cỏ dính trên tóc anh.
-   Lấy gì mà ăn? Anh thì chẳng sao. Nhưng anh em cơ quan không biết sẽ sống bằng cách nào...
Cẩm Linh không dám đưa mắt nhìn Thủy. Đó là câu hỏi không phải của riêng Thủy mà của toàn bộ những người đang sống ở vùng rừng này. Phải chi những lần trước, được Thủy hỏi thế, Cẩm Linh đã đấm thùm thụp vào lưng anh mắng yêu: "Lo chi dữ vậy anh, việc đó là việc của tụi em". Phải, việc đó là việc của ban lương thực tỉnh đóng gần kể huyện ủy Đại Lộc. Cơ quan của Cẩm Linh cơ quan của Thủy, một số đơn VỊ vũ trang đóng trong khu vực từ trước tới nay khó khăn đến đâu, ban lương thực cũng xoay xở được. Còn bây giờ, chưa biết phải làm thế nào. Kể không có cái tin hiệp định Pa-ri ký kết không có cái tin ngừng bắn, cơ quan của Cam Linh đã móc thêm gạo ở đồng bằng lên. Chủ quan. Mà ai ngờ được chớ! Chuyển làm gì cho mệt. Cứ để nguyên dưới đó. Đằng nào, hậu cứ cũng sẽ về đồng bằng. Bây giờ, trên rừng không có một hạt gạo. Đường đi gùi, địch bịt chặt không còn lấy một khe hở. Cái Thanh, bạn của Cẩm Linh chiều qua bị địch phục, hy sinh trên đường. Dân cơ sở đã báo có địch. Tất cả mọi người dừng lại. Khoảng 6 giờ chiều cái Thanh bảo: "Ôi, nó có phục cũng cuốn gói rồi. Giờ làm gì còn. Mà tụi nó cũng phải tôn trọng lệnh ngừng bắn như mình chớ? Ai không sợ đi theo tôi, còn nhát thì quay lại. Chờ đến thế là đủ lắm rồi. Gần tới nông Ông Tình, tốp lấy gạo nghi trong đó có địch. Cái Thanh bảo "Để tôi đi trước, có chi tôi chịu”. Y rằng, vừa bước chân vào nống, địch bắn ngay một loạt. Thanh chết không kịp nói một lời trăng trối. Tiên sư cái thằng địch dã man. Hắn ký kết chó má vậy đó. Hắn bảo người ta ngừng bắn vậy đó!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2016, 09:48:41 pm »

Cẩm Linh lưỡng lự mãi mới kể chuyện cái Thanh cho Thủy nghe. Trước sau rồi anh cũng biết. Anh sẽ buồn nhưng rồi thông cảm với mình hơn. Bao nhiêu năm làm công tác lương thực ở tỉnh Quảng Đà, chưa đận nào Cẩm Linh chịu bó tay. Nhưng lần này, tuyệt nhiên cô chưa tìm ra cách gì dẫu chỉ để an ủi Thủy. Đắn đo mãi, Cẩm Linh mới dè dặt nói:
-   Hay anh chạy qua chỗ quân đội coi thử. Họ có lương
thực chuyển theo đường dây từ miền Bắc vào, ngó chừng không đến nỗi nào đâu. Lúc họ khó, mình giúp. Bây giờ mình khó, chắc họ chả bỏ. Thủy lắc đầu, chán ngán:
-   Bỏ thì không nhưng họ cũng đang gặp khó. Vừa rồi chủ lực quân khu, bộ đôi tỉnh, tổn thất nặng lắm. Tất cả kéo nhau xuống đồng bằng giành đất giành dân. Bên mình thì quán triệt cho bộ đội chấp hành nghiêm chỉnh hiệp định Pa-ri. Bên thằng địch thì lợi dụng thời cơ cướp thêm đất, thêm dân, tiêu hao lực lượng của ta. Chúng tha hồ nổ súng. Bộ đội thương vong có kể à. Anh nào sống sót cũng tan nát hồn vía. Đường rừng thì thạo, đánh đấm không đến nỗi, nhưng xuống đồng bằng làm sao thuộc địa hình bằng thằng địch. Lại bị chúng lừa như thế chịu sao thấu. Lạc đường, đói rét vất vưởng, đến nay chưa thu hết quân...
-   Cho chết! - Cẩm Linh dằn dỗi - Ai bảo tin thằng địch lắm vào? Đang ngon lành bỗng dưng để nó dồn vào thế bí. ức không sao chịu được.
-   ức thì ức, đừng nói vậy. Họ cũng như mình thôi. Làm sao biết trước được mọi việc.
-   Mình không biết nhưng họ phải biết chớ? Đánh nhau với tụi nó mãi mà không biết bụng dạ của chúng. Mình khổ quen rồi, còn được. Nhìn các anh ở miền Bắc vào bị đói bị lạc mới thương chớ. Cha cái thằng Thiệu. - Vừa nói nước mắt Cẩm Linh vừa chảy thành dòng trên hai gò má. Bỗng dưng, Cẩm Linh đứng dậy tấm tức:
-   Thôi em về. Anh bảo đứa nào qua chỗ em lấy tạm ang gạo ản đỡ. Mai tính dần.
Thủy không giữ Cẩm Linh như mọi khi. Anh đang hoang mang, buồn chán. Anh không thể có lời lẽ gì động viên được Cẩm Linh, vả lại, anh biết Cẩm Linh không phải là ngưòi dễ dao động. Nói là vậy nhưng cô sẽ tìm mọi cách nuôi sống cán bộ chiến sĩ ở đây...
Đi được vài bước, chợt Cẩm Linh quay lại:
-   Anh Thủy, em giận quá mất khôn. Có gì không phải anh bỏ quá cho hỉ. Mà kìa, áo anh rách một mảng ở lưng. Nhìn đến tức cười. Đưa đây em vá. Chốc nữa bảo đứa nào qua cầm về luôn thể.
Không hiểu sao, Thủy ngoan ngoãn như một đứa bé, không nói không rằng làm theo lệnh của Cẩm Linh. Anh vo tròn chiếc áo bà ba màu xanh, nhơm nhớp mồ hôi, đưa lên mũi ngửi:
-   Hôi quá. Em vá răng được?
-   Gớm, em lại chẳng biết là hôi. Thôi đưa đây, vá xong em giặt luôn. Được chưa?
-   Hi hi. • Thủy cười. Mấy ngày nay rồi, lần đầu tiên anh cười. Anh thấy lòng vơi được phàn nào sự nặng nề. Có lẽ vì anh đã đoán đúng tâm trạng của Cẩm Linh. Đau xót thật nhưng anh hiểu mọi người sẽ không ai bở cuộc.
-   Còn khâu lương thực làm răng hé?
-   Đã bảo rồi, anh cứ liên hệ bên quân đội ý. Nghe nói gạo miền Bắc vào nhiều lắm à. Quần áo, thuốc men, hàng hóa ùn ùn chở về quân khu đó. Anh xin họ lấy một ít. Không xin được thì vay. Sau tụi em lo trả. Lúc này có khổ là khổ cánh địa phương ta thôi, chớ trên nớ khổ chi...
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2016, 09:49:50 pm »

2
Từ hồi làm việc với nhau tới giờ, chưa khi nào tướng Hai Mạnh và Bí thư khu ủy Năm Công ngồi nói chuyện với nhau nhiều đến vậy.
- Ông bên quân đội, chắc ít nghe rầy la hơn bên tôi. Họ kêu thôi là kêu. Nào biết thế hồi trước chả nuôi dưỡng che giấu mây ông mần chi. Ai dè đến độ ác liệt gian khó nhất các ông lại bở đất bở dân chạy một lèo. Biết thế theo thằng Mỹ thằng ngụy từ đầu đỡ khổ. Trước sau rồi cùng bị nó lừa vào ấp, vào khu dồn... ở thì vẫn biết họ giận mà nói vậy thôi, nhưng lòng dạ nào mình có thể yên khi dưới nớ bà con bị tụi địch tra khảo dồn ép đánh dập hàng ngày. Cán bộ địa phương của huyện, của tỉnh mới tội nữa chớ. Không lấy gạo lấy hàng từ đồng bằng được, lấy chi xài đây. Này anh Hai, té ra thằng ngụy nó mạnh thế hở anh? Xưa nay cứ nghĩ rời thằng Mỹ ra là hắn chết mất ngáp.
-   Cũng không hẳn là mạnh. Nhưng từ khi hiệp định Pa-ri có hiệu lực, đã rõ là chúng muốn lợi dụng cơ hội này lấy lại các vùng đất đã mất. Anh thấy đấy, việc cướp đất cướp dân của tụi nó vừa rồi rất quyết liệt.
-   Nhưng chả lẽ chúng như vậy, còn ta...
-   So sánh như vậy thì khó. Nhưng có một sự thực là, đánh dưới đồng bằng, đánh ban ngày rất bất lợi cho chủ lực ta. Bộ đội không rành đường đi lối lại. Và đồng chí bí thư nên hiểu cho, lực lượng của ta hiện tại mởng lắm. Một đại đội chủ lực chỉ còn chừng mười hai đến mười lăm tay súng. Đạn cũng thiếu. Hiện ta thiếu đến năm loại đạn. Đánh nữa là hết. Phải ngừng để nuôi dưỡng số còn lại. Mặt khác xin bổ sung quân, súng đạn...
-   Nhưng thằng địch có dừng đâu ạ ! Nó tung hết lực lượng, chiếm đất chiếm dân. Ta phải nghiêm túc nhìn lại vấn đề chỉ đạo của ta. Tại sao Nam Bộ không lâm vào thế trận như ta?
Tư lệnh Hai Mạnh mỉm cười cay đắng:
-   Phía Nam Bộ có hoàn cảnh riêng của họ. Còn ta, thực châts không phải là không làm gì như một số người đồn đại. Về dân quân du kích ta đã huy động toàn bộ. Lực lượng huyện ta sử dụng hai phần ba. Còn chủ lực quân khu ta huy động một phần ba.
-- vẫn biết thế rồi.  Bí thư khu ủy nhíu mày ra ý sốt ruột - Vấn đề là hiện ta có thể huy động thêm nữa được không? Anh tính thử?
Không vội trả lời, tư lệnh Hai Mạnh tay bóp trán. Câu hởi ấy, không chỉ của bí thư khu ủy mà là của toàn quân, toàn dân trên đất Khu 5. Ông thấy tâm can mình bị cắn rứt từng mảng khi nghĩ đến những vùng đất bao nhiêu năm nay vật lộn, hy sinh biết bao xương máu mới giành được, nay rơi vào tay địch. Ông biết rất rõ tình hình ở dưới đồng bằng. Dân bị đẩy vào hoàn cảnh lao đao. Buồn đau, mất tin, oán trách cấp trên. Các đơn vị, các cơ quan ban ngành trên rừng thiếu thốn đủ bề, và không ít người chán nản... Trong hoàn cảnh bức xúc như vậy, ông có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Quyết định sai lầm ấy, trớ trêu thay, có khi lại được rất nhiều người trong quân khu đồng tình. Quyết định ấy là: Vét cho đến người lính cuối cùng, viên đạn cuối cùng chiến đấu một mất một còn với thằng địch, giành lại dân, giành lại đất. Ôi chao! Ông khao khát được trừng phạt bọn lật lọng, tráo trở kia biết bao. Thì ra, thực chất của ký hiệp định Pa-ri lại là: thằng địch tranh thủ đánh phá các vừng đất tranh chấp, các vùng đất ta từng làm chủ. Đương nhiên, ông không bao giờ tin vào thiện chí của chúng. Nhưng ông cũng không lường đến tình huống xấu đến vậy. Phải tổ chức đánh địch, phải bảo vệ dân, bảo vệ vùng đất đã giải phóng. Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ được tung ra quyết chiến nhưng hiệu quả thấp, thương vong lớn.
Chủ lực của quân khu xuống đồng bằng tác chiến gặp vô vàn trác trở. Có trận hy sinh cả ba trăm người mà không giải quyết được gì. Để bảo toàn lực lượng, ông quyết định thay đổi phương án. Ông vô cùng đau lòng nhận ra rằng ở đất Khu 5, sau hiệp định Pa-ri, quân dân ta lâm vào một tình trạng nghẹt thở. Không ít người cay cú muốn trừng trị thích đáng sự tráo trở ngang ngược của thằng địch băng mọi giá. Không! Ông không thể làm như thế. Ông biết rất nhiều người oán giận ông, cho ông là nản lòng, là ngại ác liệt hy sinh, là không còn tin tưởng ở khả nâng của quân và dân Khu 5, là chỉ còn lo bảo mạng, ngồi chờ...
Bí thư khu ủy như đọc được tâm trạng của tư lệnh quân khu, giọng dịu lại:
-   Không vét hết lực lượng ra tuyên chiến với thằng địch, nhưng ta cũng phải làm gì chứ? Bộ Chính trị đã cho chủ trương rồi: Ký hiệp định Pa-ri đâu phải là để mất đất, mất dân.
-   Tôi biết. Thậm chí người ta còn nói ký xong hiệp định, cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam cơ bản đã hoàn thành. Và có cán bộ cấp cao vào đây còn chê bai chúng ta sao không rời về gần đồng bằng mà ở. Nếu ta làm như họ khuyên cũng tức là nạp lại toàn bộ thành quả cách mạng ở Khu 5 cho địch. Bí thư có đọc một bài thơ in ở báo Nhân dân vừa rồi không: "Đã tắt hôm nay lửa chiến trường...". Nghe nói Cục Chính trị quân khu có viết thư ra... sợ ngoài đó không hiểu gì về tình hình trong ta-
-   Cũng phải rất bình tĩnh đấy. - Bí thư khu ủy nói chậm rãi - Ở ta đây có thể không đúng, nhưng đôi khi lại đúng ở những nơi khác. Tôi vừa nghe báo cáo, ở Nam Bộ tình hình rất khả quan. Bọn địch chẳng làm gì được ta. Ấy thế mới hay chớ.
-   Nam Bộ - Tư lệnh đứng dậy. Ồng chắp tay sau lưng, đầu cúi xuống trầm ngâm - Tất nhiên, ta phải học họ. Nhưng chiến trường ấy khác chiến trường Khu 5 nhiều lắm. Ở đó không có chủ lực của địch. Từ trước đến nay địa hình của họ là đồng bằng, sông nước. Ta và địch đan cài với nhau. Địch cũng rành ta. Ta cũng rành địch. Giữ nguyên hiện tình khi có hiệp định dẫu sao cũng dễ dàng hơn. Ở Khu 5, bí thư biết đấy, chủ lực quân khu chủ yếu đóng ở rừng núi. Bây giờ, trụ lại ở đồng bằng khi thằng địch không chịu thi hành lệnh ngừng bắn là điều rất bất lợi.
-   vẫn biết là vậy - Bí thư trút một hơi thở dài  nhưng liệu bộ đội địa phương có thể làm được gì không?
-   Có chứ! - Tư lệnh trả lời tự tin, gương mặt đã rạng rỡ hơn - Tôi đã nói với chỉ huy các cấp, tuyệt đối không để địch lấn thêm đất, chiếm thêm dân. Chắc chắn họ sẽ làm được.
-   Còn cái vùng B Đại Lộc, ta chịu thua sao?
Câu hỏi của bí thư khu ủy như một mũi dùi chích thẳng vào tim tư lệnh. Ông trở lại chỗ ngồi, ủ rũ, đôi mắt tốì sầm. Đúng là để mất vùng B Đại Lộc là cái lỗi của quân dân Khu 5 mà ở cương vị tư lệnh quân khu,ông  thấy mình có tội lớn. Giá như tỉnh táo, sáng suốt có thể tập trung giữ vùng B Đại Lộc. Lúc đó, ông không nghĩ thằng địch liều đến thế, hung hăng đến thế. Do vậy, không có phương án đánh trả. Ông chỉ tính việc mở thêm đất, kéo thêm dân ở khu giáp ranh trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Mất vùng B Đại Lộc là mất một vùng đất vô cùng quý giá, là một tổn thất nặng. Đó là vùng đồng bằng duy nhất của tỉnh Quảng Đà, giấu được hàng sư đoàn. Vùng B Đại Lộc là nơi tập kết của lực lượng vũ trang địa phương, là nơi cất giữ lương thực, vũ khí, là căn cứ hậu cần. Vùng B Đại Lộc là thành quả rõ ràng cụ thể của cách mạng mười mấy năm qua. Mất vùng B Đại Lộc là mất uy tín với trên, với dưới. Đau đớn hơn nữa là mất niềm tin với người dân Quảng Đà, những người dân bám trụ bao nhiêu năm nay với niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng.
-  Để mất vùng B Đại Lộc, tôi thấy trách nhiệm của mình rất lớn. Có dịp tôi xin được trình bày và nhận khuyết điểm trước thường vụ khu ủy.
- Đừng nghĩ về chuyện ấy vội.  Bí thư khu ủy khẽ lắc đầu - Vấn đề là ta nên xử trí như thế nào để giành lại nó.
Tư lệnh gật đầu hiểu cái ý ngầm mà bí thư vừa gợi ra. Tất nhiên, có thể tổ chức cho quân ta đánh chiếm lại vùng B Đại Lộc, nhưng phải trả một giá quá đắt. Đó là một vùng kề cận thằng Thượng Đức. Hỏa lực bên này sông có thể tới tấp dội vào đó. Vùng B Đại Lộc địa hình bằng phẳng, dễ bị địch bao vây. Pháo ở các trận địa khác dễ bắn tới. Ấy là chưa kể chúng thừa sức huy động máy bay bỏ bom suốt ngày đêm. Trước hiệp định Pa-ri, mật độ bắn phá càn quét của địch có mức độ, vì chúng còn lo đối phó với nhiều vùng đất khác. Khi đã chiếm giữ, chúng sẽ một sống một còn với ta. Chúng hiểu rõ vị trí quan trọng của vùng B Đại Lộc.
Đối với du kích và bộ đội Quảng Đà, mất vùng B Đại Lộc, sự hoạt động từ nay sẽ khó khăn gấp bội. Và với chủ lực quân khu, việc đánh đồn, đánh điểm từ nay sẽ không dễ dàng. Nhưng trên hết mọi khó khăn vẫn là làm sao lấy lại niềm tin đối với dân. .Làm sao để họ tiếp tục đi theo cách mạng, chịu đựng, vượt qua mọi sóng gió? Liệu huy động toàn bộ lực lượng lấy lại vùng B Đại Lộc có làm tình hình sáng lên không? Có đấy, từ trên xuống dưới sẽ khối người bớt cay cú. Thường vụ khu ủy, quân khu ủy được mát mặt. Nhưng là một vị tướng chỉ huy trận mạc, không thể chỉ vì cái đó. Hàng trăm, hàng nghìn người sẽ hy sinh chỉ vì một tính toán cá nhân, một sự bốc đồng vô lối. Tư lệnh đã lường được những tổn thốt nặng nề. Và tư lệnh cũng đã lường được sau khi chiếm vùng B Đại Lộc sự thể sẽ diễn ra thế nào. Vùng B Đại Lộc sẽ là cái túi đựng các loại đạn pháo của Thượng Đức. Ngày đêm từ Thượng Đức quân địch sẽ nống ra đánh phá quấy nhiễu, tìm cách bao vây tiêu diệt ta. Bộ đội nằm trong cái thế bị cô lập, thiếu lương thực, súng đạn, thiếu người, khó khăn đủ bề, nơm nớp lo sợ. Lực lượng quân khu cũng chẳng làm gí được trong cái tình thế tiến thoái lưỡng nan ấy.
Không! Trăm ngàn lần không. Thà để mọi người chê bai hiểu lầm, thà bị mất cấp, mất chức chứ không thể liều lĩnh, ngông cuổng.
-   Trước sau cũng phải lấy lại cái vùng B Đại Lộc nhưng không phải lúc này và cũng không phải đánh theo cái lối một số người đang nghĩ.
-   Anh cứ nói rõ hơn xem nào? - Bí thư khu ủy đăm đắm nhìn ông Hai Mạnh.
Tư lệnh ngước mắt nhìn xung quanh, giọng se nhỏ:
-   Cơ bản muốn giải quyết thằng B, phải giải quyết thằng A. - Vừa nói tư lệnh vừa chỉ vào hai cái ly uống trà trên bàn.
-   ủa! Làm sao giải quyết thằng A được? Đao nhiêu lần ta ném quân vào đó rồi, đều thất bại.
-   Thì tôi đang muốn nói với bí thư như vậy đó. Khi thằng Thượng Đức chưa giải quyết được thì chưa nên tính lấy lại vùng B làm gì. Không cần đánh vùng B, chi cần nhổ được cái Thượng Đức coi như xong. Gay go nhất là hiện nay ta chưa đủ thế, đủ lực giải quyết thằng Thượng Đức.
-   Vậy theo anh phải làm sao?
-   Đành chờ thôi, cắn răng mà chờ. Cố xây dựng lực lượng. Huấn luyện, bổ sung quân, làm đưòng, chuẩn bị để thời cơ đến có thể hành động được ngay.
-   Tôi hiểu. Nhưng liệu người ta có để yên cho mình chờ đợi không chớ? -  Bí thư bỗng bật cười. Tiếng cười nghe khan, và trên miệng ông có cái gì méo mó, cay đắng.
-Tư lệnh bỗng ôm ngực ho khan. Người ta là ai? Có thể cấp trên, Bộ Chính trị, Trung ương, Bộ Quốc phòng. Người ta ở đây cũng có thể là dân. Chiến tranh, có bao nhiêu điều không thể nói ra. Làm sao để trên hiểu, dưới hiểu. Đôi khi cũng không có cách nồo khác hơn là chờ thời gian trả lời. ơ đời, anh nào sai, anh nào đúng, đôi khi phải đợi cả năm cả tháng. Nhưng chả lẻ cấp trên cũng trách ông? Không đồng tinh với ông? Bất giác ông ngủng lên nói với đồng chí bí thư - lúc đó cũng đang ôm đầu suy nghĩ.
-   Hồi đầu năm, lần tôi và anh cùng ra Hà Nội đó. Khi anh về rồi, tôi có ở lại thêm một ngày rưỡi làm việc với Bộ Tổng Tham mưu. Xong việc, anh Ba gọi đến ăn cơm, nói chuyện. Tôi báo cáo tình hình với anh Ba. Anh và tôi ngồi phân tích, đánh giá mọi khả năng ta và địch. Anh bảo: "Cố gắng giải phóng miền Năm trong hai năm tới. Nhanh thì tốt. Chậm thì phức tạp”.
-   Chắc anh Ba sẽ buồn lắm, khi thấy tình hình như thế này? - Giọng bí thư khu ủy se nhỏ.
-   Đồng chí ấy có điều kiện nhìn toàn cục hơn tôi và anh. Đồng chí ấy sẽ buồn hơn, nếu như trong hai năm tói thời cơ đến mà Khu 5 ta không còn lực lượng.
- Nhưng cũng có một vấn đề khác: Nếu cứ để tình trạng hiện nay, sẽ không hy vọng gì tạo ra thuận lợi cho hai năm tới.
Tư lệnh gật đầu như đồng tình với ý kiến của đồng chi bí thư. Đồng chí bí thư ngước mắt nhìn tư lệnh trưởng vẻ như thông cảm và chờ đợi điều gì đó.
• Để cải thiện tình hình, ta có thể huy động toàn lực đánh địch, giành lại phần đất vừa mất. Anh thấy thế nào?
Ông Năm Công thừa hiểu đấy chỉ là một câu thăm dò.
- Huy động toàn lực thì đừng. Nhưng có thể phải tính cách nào đó. Không vậy, sẽ mất niềm tin ở quần chúng. Và tôi e rằng ngoài kia chẳng thông cảm với chúng ta.
Tư lệnh lại khẽ gặt đầu. Phải, có nghĩa là tiếp tục bớt xén cái lực lượng quá mỏng manh hiện có, giành giật đất đai với thằng địch. Để làm gì? Để được một niềm tin ở dân, ở cấp trên. Nhưng chắc gì đã làm được. Chắc gì có được niềm tin ấy. Mà dù có làm được điều đó để cấp trên, để quần chúng có chút lòng tin thì ông cũng không ra lệnh xuất quân, đó là một việc làm ẩu, liều lĩnh, tổn thất sẽ rất lớn. Ai là người chịu trách nhiệm về sự sống còn của người lính? ông! Và ông nữa, khi cách mạng toàn miền Nam đến, vận nước đến, chiến trường cần lực lượng, vũ khí, ai là người gánh chịu?
- Anh Năm à! Tôi sẽ cùng bộ đội. cố giữ không để thằng địch lấn thêm. Không để mất đất, mất dân thêm. Chứ không thể vì cay cú mà mạo hiểm. Để bộ đội, dân quân du kích tiếp tục hy sinh một cách không cần thiết là một tội lớn. Còn cấp trên có tha thứ cho mình không? Quần chúng có tha thứ cho mình không, lại là một chuyện khác.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2016, 09:43:33 pm »

3
Gần như ngày nào ông Hai Mạnh cũng nhận được những lời kêu ca phàn nàn. khi thì từ bên khu ủy, khi thì từ các vùng giáp ranh, vùng sâu. Ngay ở Bộ Tổng Tham mưu đôi khi cũng trách cứ. Kệ. Ông ráo riết cho bộ đội củng cố. Thằng địch thì không thể làm gì vùng căn cứ của ta. Ông đề nghị ngoài Bộ cho quân khu một số máy phát điện. Các vùng tăm tối trước đây bỗng chói lòa ánh sáng. Doanh trại trên quân khu, doanh trại sư đoàn, trung đoàn có sân bóng chuyền, sân cầu lông. Ông phát động trồng rau, trồng sắn, đào ao nuôi cá, làm đẹp doanh trại. ông cho tích lũy lương thực và làm đường. Từ quân khu, từ nơi đóng quân của các sư đoàn, trung đoàn, một mạng lưới đường sá hướng đến những căn cứ lớn của địch. Bộ đội tỉnh, bộ đội huyên, dân quân du kích được học chính trị quân sự sẵn sàng cho các cuộc chiến đấu mới. Riêng ông, tập trung suy nghĩ các phương án tác chiến cho các vùng miền trên đất Khu 5. Thời cơ đến, ngòi nổ đầu tiên sẽ bắt đầu từ đâu? Nhiệm vụ của các tỉnh? Nhiệm vụ của các sư đoàn? Của bộ đội địa phương? Từ nay đến đó phải tãng thêm bao nhiêu quân. Bổ sung thêm bao nhiêu súng, bao nhiêu đạn. Ông ầm thầm chuẩn bị ráo riết.
Sự sốt ruột, nôn nóng ở cán bộ chiến sĩ không làm ông nao núng. Cuộc họp nào cũng vậy, nói chuyện với ai cùng vậy, ông kiên trì thuyết phục. Họ tin ông thì tốt, không tin cùng không sao. Ông tâm đắc lời Bác dặn Đại tướng Võ Nguvên Gíap trước khi đánh Điện Điên Phủ: "Tướng quân tại ngoại. Trận đánh này rất quan trọng, Bác giao quyền cho chú. Chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì không đánh...". Ông là một vị tướng chịu trách nhiệm chính ở chiến trường Khu 5. Bài học về cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 còn lưu giữ mãi trong lòng ông. ông không muốn lặp lại một lần nữa những đau đớn đó. Sự mất mát ở chiến trường Khu 5 vừa rồi không nhỏ, nhưng sẽ lớn hơn nhiều nếu cay cú, liều lĩnh, bất chấp. Với những cán bộ cao cấp, ông nói thêm: “Vấn đề của chúng ta không phải là một số vùng đất đang tạm bị thằng địch chiếm đóng. - Ông nắm tay thành quả đấm dấm dứ về phía trước - Phải xây dựng lực lượng chuẩn bị chiến dịch. Phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch trong công sự vững chắc. Tất nhiên, phải tính đến việc đi cơ động, mở rộng địa bàn chiến lược chuẩn bị cho tổng tấn công”.
Đường 59 đã khá thông thoáng. Xe ô tô chạy vào đến đầu mối quân khu. Đời sống bộ đội khá hơn. Bụng đã có cơm lưng lửng. Quần áo đã có thay, không còn cảnh vá víu chằng đụp. Và người đi ra, người đi vào trên con đường ấy cũng tấp nập hơn. Hiển nhiên, đó là điều đáng mừng, là những thuận lợi cơ bản để cuộc chiến phát triển. Nhưng việc đó cũng gây cho ông Hai Mạnh nhiều khó khăn. Dưới vùng sâu không ít lời đồn đại: "Mấy ông lính miền Bắc giờ chỉ lo hưởng thụ, bảo mạng, có nghĩ đến đánh chác gì nữa đâu". Còn tận hậu phương miền Bắc đã có tin đồn: "Cánh chủ lực Khu 5 ớn lắm rồi. Giờ chỉ lo đào ao nuôi cá, tăng gia sản xuất, chờ đợi, được đâu hay đấy".
Cuối năm 1973, ông còn nhận được thư vợ gửi từ Bắc Giang. Không biết ai đã nói với vợ ông những thông tin sai lệch làm cho vợ ông lo lắng và hiểu sai về ông. Họ nói rằng ông ớn chiến tranh. Bây giờ chỉ còn ngồi ngáp. ông không hành động, nhưng lại cứ khư khư giữ cái chức tư lệnh trưởng, cản đường người khác. Chao ôi! Biết bao nhiêu mong đợi về sự ngừng bắn, về sự thông thương Nam Bắc. Nhưng việc đó mới diễn ra gần đây thôi mà tình hình đã phức tạp là vậy. Có thể có gì đó chưa thật ổn trong khâu chỉ huy chỉ đạo của ông ở chiến trường. Nhưng điều ông buồn héo ruột héo gan là người ta đã bịa đặt những điều không bao giờ có trong tư tưởng tình cảm của ông. Ông càng buồn hơn khi vợ con ông phải lãnh đủ nỗi lo buồn đó. Thư vợ ông viết: "Nếu thấy mệt mỏi, anh nói với các anh cấp trên rồi về với vợ con. Đóng góp của anh vậy cũng được rồi. Để người tài giỏi hơn, sức lực dồi dào hơn làm".
ô hay, có bao giờ ông ham chức vụ quyền lực đâu cơ chứ?
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2016, 09:44:58 pm »

4
Đang là mùa mưa. Nước ồ ào réo suốt ngày đêm. Vùng núi Khu 5 bất kể sáng, trưa hay chiều đều phủ một màu xám xịt. Mọi năm, mừa mưa là mùa ta tranh thủ củng cố lực lượng, học tập chính trị và chuẩn bị cho chiến dịch ra quân rầm rộ. Mùa mưa năm nay không như thế. Lòng người cũng âm u như trời đất. Cũng chỉnh cán chỉnh quân từ quân khu xuống sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại dội, các ban ngành, dân quân, du kích địa phương, nhưng sao không khí cứ ỉu xìu. vẫn nghe đấy mà lòng không được tin lắm về một cuộc tấn công lớn. Thì sự đời vẫn thế. Thuyết phục nhất đối với lòng ngưòi đâu phải là những lý lẽ, những lời cổ vũ động viên. Cái để mọi người có thể tin là ở thực tiễn đang diễn ra. Nó hàm chứa một điều gì đó khiến người ta tin yêu hy vọng.
Tướng Lê Trọng Tấn vào Khu 5 không mấy vui vẻ. Đây là vùng đất ông không thật sành. Hay nói một cách đúng hơn: phó tổng tham mưu trưởng chỉ thuộc nó trên bản đồ. ông sẽ đi, sẽ quen và thuộc, cái đó không khó. Cái khó là ông sẽ gặp một người bạn ông hết mực tin yêu: tướng Hai Mạnh, trong một hoàn cảnh eo xèo. ông Hai Mạnh dù sao cũng có công ở đất Khu 5. ông vào đây từ thời quân khu chưa có quân chủ lực, sống tít mít ở vùng núi cao, khó khăn đủ bề. ông đã cùng Đảng ủy Bộ tư lệnh rời căn cứ xuống gần dân, mở rộng phạm vi hoạt động của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, đặc biệt, ông đã xây dựng được những sư đoàn chủ lực, đối chọi với quân ngụy, thắng chúng giữa ban ngày. Mỹ hùng hổ đổ quân vào Đà Nẳng, ông và quân dân Khu 5 đã bám thắt lưng chúng mà đánh. Khi chúng ngạo mạn kéo lên Tây Nguyên định làm chủ khu vực Plây Me, ông đã được Bộ Tổng Tham mưu điều lên đó. ở đấy, ông đã lãnh đạo chỉ huy quân dân Tây Nguyên đánh thắng trận Ia Đrăng. Nghĩ về cuộc đụng độ kinh hoàng ấy, đến nay nhiều tướng tá Mỹ còn thất đảm kinh hồn. Trước khi ký hiệp định Pa-ri, Bộ Tổng Tham mưu vẫn đánh giá cao ý chí nghị lực và tài chỉ huy của ông. Vậy mà không hiểu sao, bước qua năm 73, ông như quả bóng xì hơi. Hiệp định Pa-ri bỗng chốc thành bùa hộ mệnh của thằng địch. Quân dân Khu 5 đang vùn vụt đi lên, chốc như gặp sông núi cản đường. Đành rằng lúc đầu ta chưa lường hết được âm mưu thằng địch. Nhưng để tình trạng mất đất mất dân xảy ra như vừa qua là điểu thật khó hiểu. Khó hiểu cho quân dân Khu 5 và cho tướng Hai Mạnh.
Sau mấy ngày đi khảo sát ở chiến trường, tướng Lê Trọng Tấn nhận ra một điều, ở quân khu, tình hình xây dựng có khá hơn. Đời sống bộ đội được cải thiện. Chỉ có dân là xa vời vợi.
- Anh nghĩ thế nào khi nhìn xuống đồng bằng, hầu như ta không còn chỗ nào đứng chân? Bất chợt, ông hỏi tướng Hai Mạnh khi vừa ăn sáng xong, đang ngồi bên bàn trà.
Tư lệnh quân khu lặng đi. Phải, đấy là một vết thương, một nỗi đau của riêng ông và của cách mạng Khu 5. Quân dân Khu 5 từng nổi tiếng với câu nói: “Một tấc không đi, một ly không rời”. Biết mấy xương máu của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ đã đổ ra giành giật từng tấc đất với kẻ thù với một niềm tin vùng giải phóng ngày càng nới rộng. Nào ngờ.
-   Vâng! Đau xót lắm. Đây cũng là bài học xương máu. Để mất đất mất dân tôi thấy mình thật đáng trách.
-   Tất nhiên, không phải Khu 5 hay cá nhân anh bất ngờ đâu. Vào đây tôi mới sáng ra nhiều điều. Hóa ra ở ngoài kia cũng có những suy tính không sát với thực tế. Thôi, cái gì đã qua cho qua luôn. Ngoài Bộ đang băn khoăn liệu sẽ xử trí như thế nào trước tình hình ở đây.
- Chúng tôi cố gắng giữ không để địch nống lấn thêm. Mặt khác, lo củng cố chuẩn bị lực lượng sẵn sàng nhập cuộc khi thời cơ tới...
Không hiểu nghĩ sao, phó tổng tham mưu trưởng nhoẻn cười.
- Ngoài đó, có người bảo Quân khụ 5 đang án binh bất động.
Một nỗi hờn tủi trào dâng trong lòng tướng Hái Mạnh. Mặt ông đỏ phừng. ông hướng cái nhìn về bạn, giọng dằn dỗi:
- Nói vậy là quá đáng, là bất công với quân dân Khu 5. Chúng tôi không án binh bâ't động nhưng dù có phải thế nào nhất định tôi cũng không đưa hết lực lượng xuống đổng bằng dàn mặt với thằng ngụy. Làm vậy là cá nhân ích kỷ, là không thương tiếc xương máu của bộ đội, là không có đầu óc mưu lược, không có chuẩn bị cho tổng tấn còng.
•   Thế các anh đã chuẩn bị như thế nào rồi? - Mặt phó tổng tham mưu trưởng vẫn tỉnh bơ, giọng điềm đạm.
•   Thì hôm nay tôi cũng đang có ý định trình bày với anh đây.
Tướng Hai Mạnh cầm gậy chỉ huy, ngước mắt nhìn tấm bản đổ rộng như chiếc chiếu treo trên vách, sát bàn làm việc. Địa bàn các tỉnh, các huyện trong quân khu được đánh dấu bằng các loại chì màu trên bản đồ. Cùng với chiếc gậy chỉ huy rê trên các vùng đất, ông vanh vách kể ra những sông ngòi, đồi núi, những khó khăn, thuận lợi của ta và địch. Lực lượng chống lấn chiếm của ta. Phương án một, phương án hai. Và cả phương án huy động tổng lực khi thời cơ đến.
Hướng về chiếc bản đồ, mày hơi nheo lại, tướng Lê Trọng Tấn lúc thì ngỡ ngàng, lúc vui sướng hể hả. ông hiểu rằng chỉ có người gắn bó máu thịt với miền đất Khu 5, tâm huyết với sự nghiệp giải phóng đất nước, dân tộc mới có được sự nhập tâm, sự chuẩn bị kỹ lưỡng đến vậy.
Tướng Hai Mạnh đã đặt gậy chỉ huy xuống bàn. Bỗng dưng khóe mắt ông nhưa nhứa nước:
- Bức xúc nhất của chúng tôi hiện nay là những vùng đất vừa bị địch lấn chiếm-  ông lại cầm lấy gậy chỉ huy đưa đầu gậy lên chiếc bản đồ - Đây, đau nhất là vùng này. - Ông khoanh một vòng quanh huyện Đại Lộc – Dân ở đây đang chịu nhiều cơ cực. Hẳn là họ oán thán chúng tôi lắm. Muốn lấy lại vùng B phải giải quyết thằng Thượng Đức. Ước chi tôi có đủ quân, đủ lực chơi với nó một trận. Nó như một thách thức với quân dân Khu 5.
-   Thằng Thượng Đức mạnh thế sao?
-   Cũng chưa điều tra thật kỹ. Nhưng mấy lần đánh không được. Tâm lý của bộ đội là ngán. Đấy, về đây anh nghiên cứu thử xem sao? Đương nhiên, chưa thể tính chuyện nhổ nó đi ngay được? Nhưng khi thời cơ đến anh nên xin cấp trên một lực lượng nào đó phối hợp vối quân khu cắt béng thằng này đi.
Tướng Lê Trọng Tấn mở to mắt nhìn ông Hai Mạnh.
Ô hay thì ra anh ta đã biết hết ý định của Bộ muốn đưa mình vào thay anh ta chăng? Vậy mà từ hôm mình vào đến nay, cùng ăn, cùng ở, cùng đi thực địa mấy lần với nhau vẫn không nhận ra một dấu hiệu gì của sự bất mãn, hay phản ứng. Ông nói:
-   Đúng là ngoài Bộ vừa rồi nghe được khá nhiều chuyện không hay về Khu 5. Bộ cử tôi dẫn đoàn cán bộ vào đây xem xét tình hình và có đề nghị tôi ở lại thay anh. Anh nghe thông tin ở đâu mà nhanh vậy?
-   Cũng chỉ là linh cảm thôi. Nhưng tôi biết việc đó sẽ phải xảy ra. Đến vợ tôi ở Bắc Giang còn nghe được những chuyện tào phào ở đâu đó và cũng khuyên tôi nên thôi chức tư lệnh trưởng. Mà cũng chẳng riêng ngoài Bộ, trong đây cũng đồn thổi nhiều chuyện. Tôi đã suy nghĩ, thấy không thể nào làm khác được. Anh cứ xem xét tình hình, xong tính xem nên thế nào. Có thể, tìm ra một giải pháp khả dĩ hơn chăng? Tôi cũng sẽ tiếp tục suy nghĩ. Có gì tôi sẽ bàn bạc cùng anh. Anh không phải băn khoăn gì cho tôi. Tôi sẽ xin Bộ về chỉ huy một đơn vị nào đó của quân khu. Tôi sẽ giúp được nhiều cho anh đấy.
Lê Trọng Tấn không tìm thấy điều gì tự ái hay hờn dỗi trên nét mặt tướng Hai Mạnh. Những lời tâm sự ây là rất thật, có sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân mình. Việc ông thay vị trí của tướng Hai Mạnh cũng không gây gì xáo trộn hụt hẫng trong tâm hồn anh ta. Ngược lại nêu có sự xáo trộn hụt hẫng thì lại chính là ở ông đây.
Hôm sau, tướng Lê Trọng Tấn nói với công vụ:
-   Đoàn còn ở lại mấy ngày? Hôm nay tớ với cậu đi xuống Quảng Đà. Tớ muôn xem cái thằng Thượng Đức thế nào?
-   Thủ trưởng đã cho người liên hệ với dưới đó chưa ạ?
Tướng Lê Trọng Tấn cười hồn hậu:
-   Liên hệ thì còn hỏi làm gì? Phải tận dụng yếu tố bất ngờ cậu ạ. Cậu tưởng cứ báo trước, có người dẫn đi mà an toàn sao?
Hai thầy trò lên đường. Lặng lẽ, bí mật. Gần tới giáp ranh, họ bắt gặp một tốp người, ý chừng là cán bộ của huyện đang nghỉ ngơi ở đầu dốc. Họ đang bàn chuyện rôm rả. Thấy thầy trò Lê Trọng Tấn liền im bặt.
-   Tôi hỏi thăm đường về Thượng Đức? - Tướng Lê Trọng Tấn nói với một trung niên.
-   Sao ổng lại hỏi đường về đó ta? - Người này nhìn ông nông dân mặc áo bà ba với vẻ cảnh giác.
-   Là tôi nghe nói thằng địch ở Thượng Đức ác và mạnh lắm. Muôn ngó thử.
Sợ người cán bộ nọ có lời nói, hành động gì đó vô tình xúc phạm thủ trưởng mình, cậu liên lạc nháy mắt với người trung niên và phác một cử chỉ đây là một cấp lớn của
bộ.
Giọng điệu người trung niên chợt thay đổi:
-   Báo cáo thủ trưởng, thủ trưởng muốn đi tới đâu tôi dẫn.
Người trung niên hình như đã nhận ra ông già là một cán bộ quân đội tầm cỡ, nên ghé tai khẽ khàng:
-   Tôi là Hoàng Thủy, bí thư huyện Đại Lộc. Tôi sẽ dẫn thủ trưởng đến chỗ mà thủ trưởng muốn.
-   Đi thôi.
Bây giờ thì không phải chỉ có tướng Lê Trọng Tấn, cậu liên lạc mà còn có thêm bí thư huyện ủy huyện Đại Lộc. Nhìn vóc dáng, gương mặt tướng Lê Trọng Tấn, Thủy biết con người này cũng gan lì tướng quân lắm đây. Gần tối những vị trí nguy hiểm, địch có thể vung đạn từ Thượng Đức ra, Thủy hỏi:
-   Đi nữa không thủ trưởng?
-   Đi chớ. Anh là bí thư, anh biết rõ chỗ nào có thể tới, còn hỏi chi?
-• Nên dừng thôi thủ trưởng ạ. Đoạn sắp tới địch hay phục kích. Và ở đồn có thể dòm thấy, dọng pháo ra.
- Anh có dọa tôi không đây? Đi thêm đoạn nữa nào! Thủy nheo mắt nhìn con đường phía trước. Con đường chạy giữa làn đạn của Thượng Đức. Mặt lộ rỗ sự ái ngại, anh cho rằng ông cán bộ cỡ bự từ miền Bắc mới vào giỏi lắm đến dốc Nỗng Đụn là đòi quay lại, ai ngờ càng đi càng hăng. Những cán bộ du kích thông thuộc ở đây tới đoạn đường này cũng phải dừng lại nghe ngóng tình hình và có khi phải đợi màn đêm ập xuống mới dám đi tiếp. Bây giờ, nỗi lo lại ở phía anh. Anh không sao, nhưng nhỡ có chuyện gì với ông ta, ai chịu trách nhiệm chớ?
-   Hay thế này thủ trưởng. Thủ trưởng cứ ở đây. Để tôi đi trước. Đi lọt, thủ trưởng đi tiếp, còn có chuyện gì thủ trưởng quay lại ngay.
-   ô hay! anh nói gì lạ vậy? Nhỡ anh có chuyện gì thì chúng tôi phải cứu chứ. Chả lẽ để một mình anh nằm ở đây sao?
-   Thủ trưởng yên tâm đi. Bọn tôi rành chuyện đó lắm. Nhỡ địch phục, hay pháo bắn, chúng tôi có cách cả. Không sao đâu.
Ngay lúc đó, có tiếng đề pa rồi đạn pháo nổ ầm ầm vào chân ranh. Mảnh pháo lạt xạt quanh quất ngay cạnh chỗ ba ngưòi.
■ Đấy, thủ trưởng thấy không?
- Chiến trường. Không thế, còn gì mà nói. Nhưng mà này, các anh sợ thằng Thượng Đức đến thế sao?
Thủy lúng túng, không biết nên trả lời câu hỏi của ông già đáng kính thế nào. Không sợ sao được khi phải đi qua con đường luôn có pháo từ Thượng Đức bắn tới. Không sợ sao được khi bất cứ chỗ nào lính Thượng Đức cũng rình rập, mai phục. Không sợ sao được khi cứ vài năm một lần, chủ lực, địa phương tiến đánh Thượng Đức đều ôm đầu máu chạy ra.
Tất nhiên, nói không sợ thì cũng không có gì là quá đáng. Như anh đây, sẵn sàng đi, sẵn sàng hy sinh nếu góp được một phần nào đó tiêu diệt Thượng Đức. Qua câu chuyện nửa kín nửa hở với người công vụ, Thủy hiểu được phần nào ý nghĩa chuyến đi. Anh vừa muốn cho người cán bộ cấp cao ngoài Bắc mới vào nhìn Thượng Đức một cách tường tận để có phương án chính xác nhất vừa ngại nhỡ có chuyện gì không may. Nhưng đã rõ, ông ta cũng là người từng trải. Pháo địch bắn thế mà không mảy may  run sỢ.
-   Có thể tiếp cận Thượng Đức gần hơn bằng con đường khác được không? - Tưống Lê Trọng Tấn nói với  Thủy khi vừa dứt đợt pháo.
-   Có, chúng tôi vẫn đi. Nhưng phải đi ban đêm.
-   Anh cũng thuộc địa hình đấy nhỉ?
-   Tôi ở đây mà thủ trưởng.
Câu khen của tướng Lê Trọng Tấn như đụng đến nỗi đau của Thủy. Anh rỉ rả kể hết những điều anh biết về Thượng Đức, về hoàn cảnh nhà anh hiện nay, về nỗi âm ức và tâm trạng muốn giải phóng Thượng Đức của cán bộ nhân dân Quảng Đà. Tướng Lê Trọng Tấn nở một nụ cười mãn nguyện, vỗ vỗ vào vai đồng chí công vụ:
• Thôi! Thế là được. Ta quay lại thôi.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM