Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:21:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết 1839-1913  (Đọc 62073 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:50:28 pm »


b) Bài: Lược truyện của Nguyễn Đàm, hiệu Nhược Trứ.

“Từ khi giặc Pháp sang xâm chiếm nước ta tới nay, đất nước chông gai, từ quan chí dân ai cũng căm giận. Những người đã liều mình vì nước, kể không sao xiết. Trong họ nhà vua, người có khí tiết vững bền hơn cả là bác Nhược Trứ, bạn tôi. Bác tên là Đàm, con trưởng quan Điện tiền tướng quân Anh Phố công Nguyễn Thuyết. Năm Tự Đức Kỷ Mão (1879), Anh Phố công làm Tổng đốc Ninh Thái (Bắc Ninh - Thái Nguyên), nhân có bệnh về nghỉ nhà riêng ở Thanh Hoá, cho bác và người em là Tiệp (Nguyễn Thiệp hay Tôn Thất Thiệp) học với ông thân sinh tôi. Các ngày đêm đọc sách, lúc rỗi lại tập việc binh. Sang năm sau, Anh Phố công được triệu tập về Kinh làm Thượng thư bộ Binh, bác ở lại Thanh Hoá giữ mình khắc khổ, không ưa săn bắn, đàn hát. Tính bác lại nghiêm trang, mọi người đều phải kính nể. Năm bác 19 tuổi, nghe tin thành Hà Nội thất thủ, liền rèn luyện đội hùng binh nghìn người, đợi dịp chống chọi với giặc. Sau Anh Phố công gọi bác về kinh đô, ngày đêm hầu bên cạnh, giúp đỡ việc quân. Khi bà mẹ bị đau, bác săn sóc thuốc thang, hàng tuần không kịp cởi áo. Anh Phố công cưới cho bác người con gái ông Bố chánh họ Cao, hàng năm bác không tới buồng, mẹ hỏi bác thưa: “Nước nhà đương lúc lắm việc, con phải chia lo cùng cha, đâu dám nghĩ đến tình riêng nhi nữ”.

Năm Hàm Nghi Ất Dậu (1885), Kinh thành thất thủ, bác theo cha phò vua ra Quảng Bình, lấy chỗ sơn trại của thổ quan là Trương Quang Ngọc làm nơi vua ở. Rồi cha sang Trung Quốc cầu viện, để bác ở lại giúp vua. Sau đó, bác phụng chỉ: lấy hàm Binh bộ Tham tri sung chức Khâm sai đại thần, coi cả việc quân hai tỉnh Hoan (Nghệ An), Ái (Thanh Hoá). Bác lưu người em là Tiệp ở hầu vua, tự mình tiến binh ra Hà Tĩnh tiếp ứng với bọn ông Phan Đình Phùng để chống giặc. Quang Ngọc làm phản, thừa lúc không phòng bị, dẫn quân giặc vào sơn trại. Tiệp múa gươm chống cự, bị giặc giết chết. Giặc bắt vua về tỉnh lỵ Quảng Bình, rồi do đường bể đưa sang thành A Nhĩ Nhiệt (Alger) châu Phi. Bác nghe tin liền viết bài biểu tự kể tội mình giúp vua chẳng xong, xin chết để tạ vua và cha. Viết đoạn, sai người đem dâng vua, rồi họp các quan lại, bảo: “Đàm này tài trí kém cỏi, phòng bị không cẩn, để nhà vua mắc nạn là bất trung, cha giao cho việc lớn mà nay để đến thế là bất hiếu, còn mặt mũi nào đứng trong trời đất. Xin các ông cứ theo chí mình mà làm, đừng nghĩ đến Đàm nữa”. Nói xong, tự sát luôn. Các quan đem táng vào trong núi. Sau, người miền đó cảm bác là bậc trung liệt, lập đền thờ, hàng năm tế lễ.”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:54:55 pm »


3. Tư liệu 3: Đối với bà vợ Tôn Nữ Thị An, con gái Tôn Thất Thuyết.

Bà vợ này sinh với Nguyễn Thượng Hiền một người con gái đặt tên là Nguyễn Thị Nưa (kỷ niệm những năm tháng sống với nhau ở Núi Nưa - Na Sơn, Nông Cống, Thanh Hoá) và một người con trai tên là Nguyễn Thượng Nghi. Sau khi Nguyễn Thượng Hiền xuất dương (1908) bà và con cái vẫn sống tại đây. Bà bị bệnh và qua đời vào năm 1911. Được tin đau đớn này, từ Trung Quốc, Nguyễn Thượng Hiền đã gửi về đôi câu đối viếng bà, lời rất cảm động.

Nguyên văn:

“Ngưỡng quan thiên, thiên dĩ âm mai tứ tái, phủ quan địa, địa dữ kinh cức hoành sinh, trì khu sở thiên lý, khiết tuyết sơn phong, thương hải vi năng điền, thệ ngã tráng tâm khởi phục hương khuê oanh lữ mộng;

Thiếu tòng phụ, phụ dĩ vương mệnh xuất bôn, trưởng tòng phu, phu dĩ quốc nạn viễn tị, thuỷ chung tam thập niên, hàm tâm nhự khổ, bạch đầu ưng cánh thậm, đa khanh tảo thức, tiên ly trọc thế đoạn tình căn"1.

Dịch nghĩa:

Ngửa trông trời, bốn phương trời đã phủ đầy mây đen, cúi nhìn đất, đất đã mọc đầy gai góc dọc ngang, rong ruổi mấy ngàn dặm, nhai tuyết ăn gió, biển xanh chưa lấp được, lòng dũng tráng ta đã thề nguyền, há lại có những phút mộng vấn vương cảnh ấm cúng phòng khuê ở nơi đất khách;

Lúc bé theo cha, cha vâng mệnh vua phải theo đi, khi lớn theo chồng, chồng vì nạn nước phải lánh xa, trước sau ba chục năm, ngậm cay nuốt đắng, tới lúc đầu bạc lại thêm cơ cực, nàng đã sớm biết, dứt lìa đời tục, trước cắt đứt nợ tình duyên.

Dịch đối:

Ngửa trông trời, trời phủ mây đen khắp ngả; cúi trông đất, đất ngổn ngang đầy ngập chông gai, ruổi rong vài ngàn dặm pha phôi, những là ăn gió uống sương, hận biển xanh chưa chút đắp bồi, tôi quyết thề lòng, giấc mộng huơng khuê đà dứt nẻo;

Bé theo cha, cha vâng mệnh chiếu ra đi; lớn theo chồng, chồng tránh lánh xa lo nạn nuớc, sau trước ba mươi năm đằng đẵng, bao nỗi ngậm cay nuốt đắng, lúc đầu bạc thêm càng lận đận, nàng sao sớm tỉnh, tơ tình trần thế trước chia ly!

(Nguyễn Văn Bách dịch. Theo: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 22, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1996. tr, 703-704.)
___________________________________
1. Khảo dị: Trong tập sách Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền  do nhóm Lê Thước, Hà Văn Đại, Trịnh Đình Rư, Nguyễn Văn Hạp, Nguyễn Sĩ Lâm, Trần Lê Hữu và Vũ Đình Liên trích dịch và giới thiệu - Nxb. Văn hóa, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1959, tr. 167 chép "câu đối khóc vợ" này, có vài chỗ sai biệt như sau:
    - Ngưỡng quan thiên, thiên dĩ vân mai tứ tắc, phủ quan địa, địa dĩ kinh cức hoành sinh, bôn trì thiên vạn lý, khiết tuyết thôn chiên, thương hải vi năng điền, thệ ngã thử tâm trường đối giang sơn oanh lữ mộng;
    - Thiếu tòng phụ, phụ dĩ vương mệnh xuất bôn, trưởng tòng phu, phu dĩ quốc nạn viễn tị, tiền hậu tam thập niên, hàm tâm như khổ, bạch đầu ưng cánh thậm, đa quân tiên giác, tảo ly trần giới đoạn sầu căn.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 10:21:21 am »


4. Tư liệu 4: Đối với Tôn Thất Thuyết

Trong Thơ văn Nguyễn Thượng Hiên có hai "Tư liệu lịch sử và văn học" rất quan trọng nói lên nghĩa tình sâu đậm của ông đối với vị tướng quân, đồng thời là nhạc phụ khả kính của mình.

a) Bài thơ: Thiều thành lữ dạ1 (Đêm ngủ trọ ở Thiều thành) làm khi Nguyễn Thượng Hiền trên đường đi qua Quảng Đông.

Nguyên văn:

          Bắc hướng Thiều quan lộ
          Thiên sơn nhiễu cổ thành
          Trường không tân nhạn quá
          Dao dạ tướng tinh minh2
          Khứ quốc tâm như đảo
          Khuông vương kế vị thành
          Nguyên Long3 hào khí tại
          Hộ tửu cộng luận binh

Dịch nghĩa:

          Lên phía bắc nhắm đường Thiều Quan
          Bức thành xưa ngàn núi bao bọc
          Khoảng trời không, chim nhạn bay qua
          Suốt đêm ngồi, sao tướng sáng rạng
          Xa nước lòng đau như cắt
          Phò vua mưu kế chưa thành
          Nguyên Long vẫn còn khí khái
          Gọi rượu cùng bàn việc binh.

Dịch thơ:

          Thiều Quan đường thẳng tới
          Thành xưa núi bọc quanh
          Vùng trời bay chiếc nhạn
          Sao tướng sáng năm canh
          Xa nước lòng như cắt
          Phò vua kế chửa thành
          Nguyên Long còn khí khái
          Gọi rượu cùng luận binh.

(Theo Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền, Sđd, tr. 100-101).
__________________________________
1. Thiều thành: tức là phủ Thiều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nơi có Thiều Quang thị (thành phố Thiều Quan), một địa điểm du lịch ngày nay.
2. Tướng tinh minh: ngôi sao tướng sáng ngời, chỉ tướng quan Tôn Thất Thuyết hiện trú ngụ lâu ngày tại Thiều Châu, tuổi ng0ài 70 mà tinh thần vẫn sáng suốt.
3. Nguyên Long: Trần Đăng, người đời Đông Hán, tên chữ là Nguyên Long, tính trung thực, có chí giúp đời cứu dân. Lưu Bị và Hứa Phiếm bình luận nhân vật, Hứa Phiếm nói: "Nguyên Long là một người hồ hải, hào khí chưa hết…". Ý tác giả mượn tích này để chỉ Tôn Thất Thuyết vẫn hăng hái.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 10:26:43 am »


b) Bài văn tế: "Điếu Tôn Thất Thuyết Thượng tướng tế văn" (Văn tế Thượng tướng Tôn Thất Thuyết)

Nguyễn Thượng Hiền làm bài văn tế này đọc vào ngày rằm tháng Sáu năm Giáp Dần (1914). Bấy giờ ông đang ở Trung Quốc, nghe tin Tôn Thất Thuyết đã mất ở Thiều Châu năm trước, nên cùng Trần Xuân Soạn làm lễ tế vọng.

Nguyên văn:

Kính duy ngã công
Gián thế anh kiệt
Thiên hoàng dục tú
Uyên ban tinh liệt1
Xuất quân nhung phù
Lôi oanh điện xiết
Đông chinh bắc thảo
Tồi đảng hung nghiệt
Anh hoàng2 chi thế
Pháp kỳ đông yết
Xâm ngã bắc địa
Đằng hung sinh nghiệt
Công quắc kỳ cư
Tắc cơ điển diệt
Nghĩa thanh tứ trấn
Lôi đình tỷ liệt.
Quốc sự nhất phi,
Hồ thử bằng huyệt.
Tuy chấp trung khu,
Nan chi phúc triệt.
Bội thành tá nhất,
Khí cương chí quyết.
Thiên thực kiêu Pháp,
Dĩ táng ngã Việt.
Phục sở hữu hoài3
Dị bang ác tiết
Táp tải cơ tung,
Nhất xoang nhiệt huyết.
Bệnh duyên chí phẫn,
Vong do thế tuyệt.
Tê chí tuyền đài,
Thiên thu uất kết.
Hu ta tiểu tử,
Tài trí nô liệt.
Ấu vọng tước bình4
Trường du tiên khuyết.
Hàm ân thệ báo,
Cảm cố điên quyết.
Chích thân hàng hải,
Giả đạo Đông Việt5
Bái công vu Thiều6
Bi hỉ giao thiết.
Liệu kha vô thuật,
Trung trưởng di nhiệt
Quốc sự tại cung,
Phất cảm hưu yết.
Huy chiện nhất khứ,
Toại thành vĩnh quyết.
Bi tai quốc nạn
Sơn hà băng liệt.
Nguyện kế công chí,
Xanh phủ nhật nguyệt.
Tha niên hữu hạnh,
Tảo thanh hồ yết.
Kiêu bỉ quần hung,
Dĩ cáo tiên triết.
Vạn lý tâm hương,
Nhất bôi bạc xuyết.
Anh linh phất viễn,
Lâm phong tồi yếu.
Ô hô! Thống tai!
Thượng hưởng!
(Tài liệu của Trần Huy Liệu)
__________________________________
1. Ban đầu Tôn Thất Thuyết là một vị quan văn, sau mới chuyển sang tham gia việc binh.
2. Tức là Dực Tông Anh hoàng đế, miếu hiệu của Tự Đức.
3. Phục Sở: xem chú thích về Thân Bao Tư ỏ bài.
4. Vọng tước bình: Theo Đường Thư, Đậu Nghi là quan Thượng trụ quốc thời Nam Bắc triều, có người con gái yêu, muốn kén rể sai vẽ một con công (khổng tước) trên bức bình phong, hẹn hễ ai bắn trúng mắt công thì gả con gái cho. Lý Uyên (sau là Đường Cao tổ) bắn trúng, được lấy con gái Nghi. Nguyễn Thượng Hiền hồi chưa đỗ đã định lấy con gái Tôn Thất Thuyết.
5. Việt: Quảng Đông (Trung Quốc).
6. Khi mới sang Trung Quốc, Nguyễn Thượng Hiền có đến gặp Tôn Thất Thuyết ở Thiều Châu, nhân dịp đó có làm bài Thiều thành lữ dạ như đã dẫn ở trên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 10:28:49 am »


Dịch nghĩa:

Văn tế Thượng tướng Tôn Thất Thuyết
Kính thay tướng công ta,
Anh kiệt hơn đời,
Nòi giống nhà vua,
Đứng vào hàng quan văn
Ra quân giúp việc binh nhung,
Như thể sấm vang chớp giật.
Đánh phương Đông, dẹp phương Bắc,
Bẻ gãy phe đảng của giặc dữ.
Đời vua Dực tông Anh hoàng đế
Cờ giặc Pháp giương về phương Đông
Xâm lấn đất Bắc của ta,
Làm điều hung bạo độc ác.
Ông đã diệt tên đầu sỏ
Thế giặc bị dập tắt.
Tiếng tăm nghĩa khí vang bốn phương,
Tựa như sấm sét lừng lẫy.
Vận nước mỗi ngày thêm sai trái,
Giống cáo chuột ẩn hang sâu phá hại.
Tuy ông nắm được bộ máy chủ chốt,
Nhưng khó lòng giữ được bánh xe đổ.
Tựa lưng trận vào thành quyết một trận.
Chí khí rất là cương quyết.
Nhưng trời thực nỡ giúp giặc Pháp tàn ác
Để làm mất nước Việt ta.
Có mang lòng khôi phục nước Sở,
Cầm cờ tiết ở nước ngoài.
Ba mươi năm lo tính mưu cơ,
Với một bầu máu nóng,
Vì giận bực sinh ốm đau,
Do đời đã tuyệt mà chết.
Nhưng xuống tới suối vàng
Ngàn thu vẫn còn mang nỗi uất kết.
Than ôi! Tôi là kẻ tiểu tử,
Tài trí đều hèn kém.
Lúc còn nhỏ nhằm ngắm bắn sẻ ở bình phong,
Lớn lên qua lại cửa nhà ông,
Mang ơn thề sẽ báo đền,
Đâu có dám ngại chi gian khó.
Một chiếc thân vượt biển khơi,
Trên đường đi qua Quảng Dông.
Bái yết ông ở Thiều Châu,
Tủi tủi mừng mừng khôn tả hết.
Không có pháp thuật chữa bệnh nặng nề,
Trong cõi lòng rất là nôn nóng.
Việc nước ở trong thân mình,
Đâu dám nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi.
Vẫy roi ngựa ra đi,
Ngờ đâu thành ra từ đấy vĩnh biệt.
Xót thay lúc nước bị tai nạn
Núi sông tan vỡ,
Tôi xin nối chí của ông,
Thề chống giữ lấy mặt trời mặt trăng.
Năm khác có cơ hội may,
Quét sạch quân giặc Hồ.
Bêu đầu lũ hung ác
Để cáo với các bậc tiên triết.
Nén hương lòng nơi vạn dặm
Với một chén rượu nhạt
Linh hổn ông chẳng xa xôi
Xin giáng lâm tới soi xét.
Than ôi! Đau đớn thay!
Thượng hưởng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 10:29:32 am »


Dịch thơ:

- Kính thay tướng công!
Anh hào bậc nhất
Đứng hàng văn ban
Dòng dõi tôn thất
Cầm lệnh ra quân
Sấm vang chớp giật
Dẹp bắc đánh đông,
Tan tành đảng giặc.
- Thời vua Dực Tông,
Cờ Tây kéo tới.
Lấn đất Bắc ta,
Mưu lòng lang sói.
Ông diệt tên trùm,
Thế giặc tàn lụi.
Tiếng nghĩa lẫy lừng,
Bốn phương vang dội.
- Vận nước ngày suy,
Cáo hang, chuột ổ.
Dẫu nắm quyền đầu,
Khôn ngăn xe đổ.
Một trận tựa thành,
Chí khí đã tỏ.
Trời giúp giặc Tây,
Xui nước ta vỡ.
- Ôm tiết nước người,
Lòng lo phục Sở.
Ba mươi năm trời,
Một bầu máu đỏ.
Ốm bởi lòng căm,
Chết vì dứt nợ.
Suối vàng ngàn thu,
Mất hờn khôn gỡ.
- Tôi phường tiểu tử,
Tài mọn trí nông.
Nhỏ làm con rể,
Lớn theo đòi ông.
Đội ơn thề báo,
Dám quản ngại ngùng.
Chiếc thân vượt biển,
Đường qua Quảng Đông.
- Gặp ông ở Thiều,
Tủi mừng khôn xiết.
Chữa bệnh không tài,
Lòng đau da diết.
Việc nước nặng mang,
Nghỉ ngơi dám biết.
Tạm biệt ra đi,
Ngờ đâu vĩnh biệt.
- Xót thay vận nước!
Sông núi tan tành.
Nguyện noi chí ông,
Chống giữ trời xanh.
Mong sao mai mốt,
Giặc Tây quét thanh.
Bêu đầu quân cướp,
Cáo với tiên linh.
Hương lòng muôn dặm,
Một chén lòng thành.
Anh hồn xa thấu,
Chứng giám tâm tình.
Than ôi!
Thượng hưởng!

(Nguyễn Văn Bách dịch)
(Theo Tổng tập Văn học Việt Nam - tập 22, Sđd, tr.706-713)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #66 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 10:32:42 am »


*

Qua 4 mục tư liệu "văn - sử" trên đây, chúng ta thấy rõ quan hệ tình cảm giữa nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thượng Hiền với gia đình tướng quân Tôn Thất Thuyết thật là gắn bó mặn mà. Lòng yêu nước căm thù giặc của Nguyễn Thượng Hiền luôn hướng theo vị tướng "Cần Vương chống Pháp" Tôn Thất Thuyết.

Trong bài Văn tế Tôn Thất Thuyết của Nguyễn Thượng Hiền cũng đã cho chúng ta biết rõ Tôn Thất Thuyết mất tại Thiều Châu tỉnh Quảng Đông, chứ không phải mất tại Long Châu tỉnh Quảng Tây như lâu nay vẫn lưu truyền.

Hơn nữa, theo sách Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu thì Tôn Thất Thuyết sang Quảng Đông cầu viện. Người Pháp xin với triều đình Mãn Thanh ngăn trở việc ấy. Chính phủ Thanh sợ Pháp, bèn an trí ông ở Thiều Châu.

Theo sách Việt Nam tranh đấu sử của Phạm Văn Sơn thì ông mất tại Thiều Châu. Đại thần nhà Thanh là Lý Căn Nguyên ở Bắc Kinh (ông này trước năm 1911, phụ trách tờ Vân Nam tạp chí, đã từng cho đăng bài Tang hải lệ trần của Nguyễn Thượng Hiền), qua Nguyễn Thượng Hiền mà biết tin Tôn Thất Thuyết từ trần, đã tỏ lòng xót thương con người trung liệt, nên đã cho xây mộ và dựng bia ông ở Thiều Quan. Trên bia đá dựng ở mộ ông đề rõ dòng chữ "Nguyễn Phúc Thuyết, ngự tiền thân vương chi mộ". Hai tài liệu này cũng góp phần chứng minh Tôn Thất Thuyết khi sống cư trú tại Thiều Châu và khi chết cũng an táng tại Thiều Châu. Vậy chúng ta có thể lần theo những "ghi chú" này để tìm lại phần mộ của vị tướng quân anh dũng chống Pháp lừng danh này tại "Thiều Quan thị, Thiều Châu phủ" ở Quảng Đông, Trung Quốc. Và như vậy, đến nay, xuất phát từ một đôi câu đối điếu Tôn Thất Thuyết của một nhân sĩ ở Quảng Châu (Trung Quốc) gửi điếu, mà có lẽ tác giả Phan Trần Chúc là người đầu tiên trong cuốn sách “Vua Hàm Nghi”1 đã chép lầm hai chữ “Thiều Châu” thành ra “Long Châu”. Câu đối đó nguyên văn phải là:

          "Thù nhung bất cộng đái thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng Quận;
          Hộ giá biệt tầm tĩnh địa, thiên niên tàn cốt ký Thiều Châu".

Dịch:
          Thù giặc chẳng chung đội trời, muôn thuở danh thơm lưu Tượng Quận;
          Giúp vua tìm riêng cổi thác, nghìn năm cốt rụi gửi Thiều Châu.
_____________________________
1. Phan Trần Chúc - Vua Hàm Nghi, Hà Nội, Chính Ký, 1952.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2016, 10:38:28 pm »


NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
NGƯỜI CON RỂ CỦA TÔN THẤT THUYẾT
1
NGUYỄN HIẾN LÊ

Cụ Nguyễn hiệu là Mai Sơn, sinh năm 1868 ở làng Liên Bạt (Hà Đông), con cụ Nghè Nguyễn Thượng Phiên, Thượng thư. Người bé nhỏ, trắng trẻo, thanh nhã như con gái, tính tình điềm đạm, đã thông minh lại ham học, ngay từ nhỏ đã khăn áo chỉnh tề như người lớn, 16 tuổi đậu Cử nhân, năm sau thi Hội, đỗ Đình nguyên, nhưng chưa kịp truyền lô2 thì kinh thành thất thủ (1885), khoa đó xoá bỏ. Năm 1892 thi lại, đậu nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp), còn Vũ Phạm Hàm đậu nhất giáp Tiến sĩ, làm Toản tu ở Quốc sử quán.

Văn thơ cụ rất lưu lợi, thanh dật, có giọng xuất trần, khác hẳn giọng tình tứ, bóng bảy của họ Vũ như bài Chơi núi Sài Sơn lần thứ nhì, dưới đây:

Non sông đã biết hay chưa?
Khách chơi năm trước bây giờ lại đây.
Hỏi thăm những gió cùng mây,
Dấu thơ này những lối này phải không?
Nực cười ta với non sông,
Càng trông thấy cảnh mà lòng càng ưa.
Thôi thời danh lợi cũng vờ,
Lên mây xuống hạc ta chờ bạn ta.
Tấc riêng gởi áng yên hà,
Nghìn năm phải lấy đây là chốn hơn.

Không ngờ con người tiên phong đạo cốt như vậy mà lại rất nặng lòng với Tổ quốc, đồng bào. Thi đậu ít lâu, cụ được bổ Đốc học Ninh Bình, rồi đổi Đốc học Nam Định. Năm 1907 Chính phủ Bảo hộ phế vua Thành Thái, cụ đến tận phủ Toàn quyền để kháng nghị, rồi bỏ quan về vườn. Pháp ghét cụ, nhưng vì lẽ này lẽ nọ chưa hạ thủ, thì ít tháng sau biết ở nữa sẽ không yên, cụ bí mật ra đi, không cho một ai hay, cả cụ bà cũng không biết. Cụ cải trang làm đàn bà, do đường Móng Cái qua Quảng Đông tìm cụ Tôn Thất Thuyết là nhạc gia của cụ3. Sau cụ liên lạc được với cụ Sào Nam4 qua Nhật, rồi lại về Trung Quốc.

Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây một bài thơ chữ Hán của cụ mà ít người biết:

LỮ NGÔ5

Thặng thuỷ tàn sơn lạc nhật dao,
Quốc hồn điểu điểu cánh nan chiêu.
Sinh vi độc hạc qui hà ích?
Tử hoá ai quyên hận vị tiêu!
Hoàng hải nộ đào thu phủ kiếm,
Ngô môn hàn nguyệt dạ xuy tiêu.
Duy dư tráng trí hồn như tạc,
Vạn trượng hồng nghê quán tử tiêu.


Ở TRỌ ĐẤT NGÔ

Nước thẳm, non xa, lặn bóng chiều,
Chơi vơi hồn nước biết nơi nào?
Sống làm hạc lẻ về vô ích,
Thác hoá quyên sầu hận chửa tiêu!
Hoàng hải chống gươm thu sóng réo,
Ngô môn thổi sáo6, tối trăng treo.
Còn chăng, tráng chí nguyên như cũ?
Lên vút từng mây muôn trượng cao!

Đông Xuyên dịch

Giọng thơ của cụ vừa bi hùng, vừa phiêu diêu, nửa như tiếng hạc, nửa như tiếng quyên, nửa như tiếng sóng, nửa như ánh trăng, thật đúng với đời của cụ.
____________________________________
1. Tên bài do chúng tôi đặt. Trích trong sách Đông Kinh nghĩa thục, Lá Bối xuất bản 1968, Sài Gòn; Lá Bối tái bản năm 1974, Sài Gòn.
2. Gọi loa công bố kết quả thời thi phong kiến (Chú thích của người trích dẫn).
3. Tôn Thất Thuyết đã sang Trung Quốc năm 1886 với mục đích cầu viện triều đình Mãn Thanh để chống lại Pháp, nhưng đã thất bại, rồi mất ở bên đó.
4. Cụ Phan Bội Châu.
5. Trung Quốc.
6. Ngũ Tử Tư đi trốn, đến Lăng Thuỷ, thấy đói, vỗ bụng, thổi sáo, lại chợ Ngô xin ăn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #68 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2016, 06:57:17 pm »



MỘT DÒNG TÔN THẤT VINH DANH
NGUYỀN QUANG TRUNG TIẾN1

Trong chín hệ Tôn Thất của nhà Nguyễn2, hệ Năm là nơi trực tiếp phát xuất dòng dõi của Tôn Thất Thuyết.

Hệ tổ hệ Năm là chúa Nguyễn Phúc Tần, còn gọi là chúa Hiền, ông là con thứ hai của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648)3, sinh vào ngày 19 tháng 6 năm Canh Thân (tức 18.7.1620).

Từ thời còn trai trẻ, Nguyễn Phúc Tần đã tỏ ra là một võ tướng có tài. Tháng 5 năm 1643, được tin tàu chiến của Hà Lan kéo đến ngoài khơi cửa Thuận An giúp quân Trịnh và cướp phá tàu thuyền của Đàng Trong, Nguyễn Phúc Tần liền tự mình đem quân đi đánh, phá được 10 tàu chiến của giặc4. Sau chiến công đó, chúa Thượng rất ngợi khen Nguyễn Phúc Tần và có ý muốn dựng làm người kế nghiệp chúa, ban tước Dũng Lễ hầu.


Tháng 2 năm 1648, quân Trịnh tiến đánh Quảng Bình, Nguyễn Phúc Tần được chúa Thượng cử làm Tiết chế các dinh, đem binh chống giữ, giành được thắng lợi lớn cho quân Nguyễn. Sang tháng 3 năm 1648 chúa Thượng lâm bệnh qua đời, Nguyễn Phúc Tần được kế ngôi, tự xưng làm “Tiết chế thuỷ bộ chư dinh kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, Thái bảo Dũng quận công” (đến năm 1653 triều thần lại tôn xưng là Thái phó Dũng quốc công”5

Suốt thời gian làm Chúa từ 1648 đến 1687, Nguyễn Phúc Tần đã đẩy công cuộc khẩn hoang miền Nam đến tận Biên Hoà, Mỹ Tho và tiến hành 3 cuộc giao tranh lớn với quân Trịnh ở phía Bắc, vào các năm 1655,1661, 1672. Trận đánh năm 1672 đã chấm dứt cuộc chiến tranh Nam - Bắc, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới hai miền, từ đấy không đánh nhau nữa.
_________________________________
1. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Huế.
2. Để phân biệt trong nội bộ hoàng tộc, vua Minh Mạng định ra chánh hệ từ đời vua Gia Long trở về sau, còn con cháu các chúa Nguyễn thì xếp vào hệ Tôn Thất. Mỗi chúa đứng đầu một hệ, gọi là ngài hệ tổ. Con trai của Hệ tổ (trừ người kế nghiệp chúa) tạo ra các phòng của hệ, gọi là đức Tiên công của Phòng.
    Có tất cả 9 hệ Tôn Thất là:
    Hệ Nhất: do con cháu của Nguyễn Kim (1468-1545) hợp thành.
    Hệ Nhì: do con cháu của chúa Tiên - Nguyễn Hoàng (1525-1613) hợp thành.
    Hệ Ba: do con cháu của chúa Sãi - Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) hợp thành.
    Hệ Bốn: do con cháu của chúa Thượng - Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) hợp thành. Hệ Bốn hiện nay đã tuyệt tự.
    Hệ Năm: do con cháu chúa Hiền - Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) hợp thành.
    Hệ Sáu: do con cháu của chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc Thái (1649-1691) - trước đây thường bị nhầm là Nguyễn Phúc Trăn - hợp thành. Hệ Sáu hiện nay đã tuyệt tự.
    Hệ Bảy: do con cháu của chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) hợp thành.
    Hệ Tám: do con cháu của Ninh vương - Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) hợp thành
    Hệ Chín: do con cháu của Võ vương - Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) hợp thành.

3. Chúa Thượng - Nguyễn Phúc Lan chỉ có 3 người con trai. Con đầu là Nguyễn Phúc Võ, con thứ ba là Nguyễn Phúc Quỳnh đều chết lúc trai trẻ, chỉ còn người thứ hai là Nguyễn Phúc Tần kế nghiệp.
4. Lê Quý Đôn – Phủ biên tạp lục, H., Khoa học xã hội, 1977, tr. 55.
5. Trước thời chúa Nguyễn Phúc Thái (trị vì từ 1687 đến 1691), các chúa Nguyễn khi mới nối nghiệp chỉ tự xưng là “Thái bảo quận công”, vài năm sau triều thần mới tôn xưng là “Thái phó quốc công”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2016, 07:01:09 pm »


Năm 1687, chúa Hiền - Nguyễn Phúc Tần ở ngôi 39 năm thì mất, được chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc Thái dâng thụy hiệu riêng là “Đại Nguyên suý Tổng quốc chính Dũng Triết vương”, đến đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Nguyễn Phúc Tần được truy tôn là “Nghị tổ Tuyên uy Kiến Vũ Anh minh Trang chính thánh đức thần công Hiếu Triết vương". Thời vua Gia Long (1802-1820), Nguyễn Phúc Tần lại được truy tôn là “Tuyên uy Kiến vũ Anh minh Trang chính Thánh đức thần công Hiếu Triết Hoàng đế", miếu hiệu Thái Tông, gọi tắt là Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế. Nguyễn Phúc Tần có tất cả 6 con trai và 3 con gái. Trong số 6 con trai của Chúa, công tử1 thứ năm là Nguyên Phúc Niên và thứ sáu là Nguyễn Phúc Nhiễu đều chết lúc nhỏ. Bốn người còn lại thì trừ nhị công tử Nguyễn Phúc Thái ( sinh năm 1691, thường gọi là chúa Nghĩa, trở thành Hệ tổ hệ sáu ), ba công tử kia tạo thành 3 phòng của hệ Năm là:

Đại công tử Nguyễn Phúc Diễn, tước Phúc Mỹ hầu, mất vào mùa đông 1684, về sau được truy tặng là Phúc quận công, là Tiên công phòng Nhất của hệ Năm.

Tam công tử Nguyễn Phúc Trăn (hay Trân), tước Cương Lĩnh hầu, mất vào mùa thu năm 1685, về sau được truy tặng tước Cương quận công, là Tiên công phòng Ba của hệ Năm.

Tứ công tử Nguyễn Phúc Thuần, tước Hiệp Đức hầu, mất vào tháng 7 năm 1675, được truy tặng tước Quốc Oai công, là Tiên công phòng Tư của hệ Năm, nơi trực tiếp sản sinh chi phái của Tôn Thất Thuyết.

Nguyễn Phúc Thuần là người có võ công khá lớn dưói thời chúa Hiền - Nguyễn Phúc Tần. Tháng 7 năm 1672, quân Trịnh mang đại binh từ Bắc đánh vào, chúa Hiền đã phong Nguyễn Phúc Thuần làm Nguyên suý cất quân chống giữ. Đây là lần giao tranh ác liệt có tính chất quyết định đến xu hướng của cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn. Kết quả của lần giao chiến này là sự thoả thuận cùng bãi việc binh đao giữa hai bên, lấy sông Gianh làm phân giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong từ đó. Hiệp Đức hầu Nguyễn Phúc Thuần có công rất lớn trong chiến dịch đầy ý nghĩa lịch sử đó, nên khi kéo quân ca khúc khải hoàn vào tháng 3 năm 1673, ông được chúa Hiền ban thưởng rất hậu, tặng 100 lạng vàng, 100 lạng bạc, 50 tấm gấm.

Sau cuộc chiến, Hiệp Đức hầu Nguyễn Phúc Thuần giải nghiệp binh đao, chấm dứt đời làm tướng, từ bỏ cuộc sống gia đình, dựng am sống một mình, đóng cửa không tiếp khách, ăn chay và tham cứu triết lý đạo Phật. Vào tháng 7 năm 1675, mặc dù còn rất trẻ, song do nhiễm bệnh đậu mùa nặng nên Nguyễn Phúc Thuần qua đời, hưởng dương được 23 tuổi2. Thời vua Gia Long, vào tháng 9 năm 1806, Nguyễn Phúc Thuần được xếp vào loại “quốc sơ thượng đẳng công thần”, cùng với Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Cảnh; triều đình cho mỗi ông một người cháu làm Ấm thụ đội trưởng, ban cấp 6 mộ phu và 15 mẫu tự điền nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng để lo việc thờ tự.

__________________________________
1. Thời các chúa Nguyễn, con trai của chúa đều được gọi là công tử. Con đầu vẫn gọi là đại công tử, rồi đến nhị công tử, tam công tử...
2. Theo gia phổ của dòng họ và “Đại Nam liệt truyện tiền biên" thì Nguyễn Phúc Thuần mất năm 1675, lúc mới 23 tuổi; như vậy ông sinh vào năm 1653 là hợp lý, vì người anh thứ hai là Nguyễn Phúc Thái (tức chúa Nghĩa) sinh năm 1649; anh thứ ba là Nguyễn Phúc Trăn sinh năm 1652.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM