Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:57:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 6  (Đọc 68425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:06:21 pm »


ANH HÙNG NÔNG VĂN PHIAO

Nông Văn Phiao sinh năm 1957, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là binh nhất, chiến sĩ đại đội 5, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn.

Sáng 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có pháo và xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công khu vực Đồng Đăng. Nông Văn Phiao đã cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm, diệt hàng trăm tên địch, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Được giữ súng trung liên, cùng tổ chiến đấu ở hướng chính diện, bảo vệ pháo đài Đồng Đăng, đồng chí đã cơ động linh hoạt, diệt nhiều tên địch, bẻ gảy hàng chục đợt tấn công của chúng. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, giữa vòng vây của địch, đơn vị bị thiếu nước nghiêm trọng. Ban đêm, Nông Văn Phiao đã xung phong một mình len lỏi qua vòng vây của địch, lấy nước suối về phục vụ đồng đội.

Nông Văn Phiao thường xuyên có mặt ở chiến hào, cảnh giác theo dõi, kịp thời chặn đánh địch, góp phần tích cực tiêu diệt nhiều tên địch bảo vệ pháo đài. Sau một tuần, địch tăng quân, tập trung hỏa lực đánh chiếm pháo đài. Chúng dùng bộc phá đánh sập tầng trên, dùng lựu đạn cay, chất độc hóa học, xăng trút xuống tầng dưới, nơi đơn vị đang cố thủ. Đói và khát, nóng, ngạt thở, Nông Văn Phiao đã cùng đồng đội kiên trì bới đất tìm lối ra. Sau 3 ngày đêm, các đồng chí đã đưa thương binh cùng thoát ra khỏi pháo đài, tìm đường về đơn vị, tiếp tục chiến đấu.

Trong một tuần liên tục chiến đấu, riêng đồng chí đã diệt 70 tên địch.

Nông Văn Phiao đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc".

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nông Văn Phiao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG THUẬN

Nguyễn Công Thuận sinh năm 1951, quê ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Công Thuận đã trực tiếp chiến đấu chống Mỹ - ngụy trên chiến trường miền Nam, lập nhiều chiến công, được thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 26 tháng 8 năm 1978, bọn côn đồ vượt biên giới sang gây rối, hành hung cán bộ phụ nữ Việt Nam tại cửa khẩu Hữu Nghị. Mặc dù bọn chúng đông và hung hãn, Nguyễn Công Thuận đã ba lần chỉ huy đơn vị đến giải tỏa, bảo vệ được cán bộ, buộc bọn côn đồ và 4.300 người Hoa nằm lại lâu ngày ở đây phải về bên kia biên giới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược sau 1 giờ bắn pháo liên tục, đã cho xe tăng và bộ binh ồ tạt tấn công vào khu vực đơn vị đồng chí chốt giữ. Bình tĩnh, tự tin, Nguyễn Công Thuận động viên các chiến sĩ: "Địch đông, ta ít, các đồng chí phải bắn tiết kiệm đạn để chiến đấu lâu dài. Quyết tâm giữ vững trận địa".

Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đẩy lùi 11 đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa.

Địch củng cố đội hình, lại xông lên. Nguyễn Công Thuận bị thương vào đùi, tự băng bó, nén đau, tiếp tục chỉ huy. Cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt thì xạ thủ cối 60 ly bị thương nặng. Đồng chí vừa chỉ huy vừa trực tiếp bắn cối vào đội hình địch, góp phần cùng đơn vị tiêu diệt hàng trăm tên, làm bị thương nhiều tên, bắn cháy 3 xe tăng của địch. Riêng Nguyễn Công Thuận vừa chỉ huy đơn vị chiến đấu tiêu diệt địch, giữ vững trận địa, vừa dũng cảm diệt 30 tên.

Nguyễn Công Thuận đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Công Thuận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 11:46:51 pm »


ANH HÙNG ĐINH TRỌNG LỊCH
(Liệt sĩ)

Đinh Trọng Lịch sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, tiểu đoàn 41 Đặc công, Bộ tham mưu Quân khu 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 10 năm 1979, đơn vị Đinh Trọng Lịch được giao nhiệm vụ bảo vệ cảng Hải Phòng, đồng chí đã chỉ huy trung đội tuần tra canh gác chặt chẽ, suốt ngày đêm. Trung đội Đinh Trọng Lịch lúc nào cũng có người ở những nơi để hàng, những nơi kẻ gian có thể đột nhập. Đồng chí kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng ăn cắp, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản của công. Đinh Trọng Lịch đã cùng đơn vị bắt quả tang 10 vụ ăn cắp, trong đó có vụ bắt 4 tên lấy tài sản có giá trị lớn.

Ngày 17 tháng 4 năm 1980, đồng chí thấy 1 xe IFA mang số hiệu 34A-0174, trên xe có chở hàng từ kho 11 đi tránh đường chính chạy ra cổng, Đinh Trọng Lịch nhanh chóng chạy ra ngăn lại để kiểm tra. Tên lái xe thấy đồng chí, liền cho xe chạy tốc độ chạy trốn. Đồng chí tiếp tục đuổi theo và yêu cầu người công an gác cổng giữ xe lại. Thấy người công an không chấp nhận ý kiến của mình và còn mở cổng cho tên lái xe đi, mặc dù rất nguy hiểm, xe đang chạy với tốc độ lớn, đồng chí vẫn gắng sức, dũng cảm nhảy lên bậc bên phải thành xe và yêu cầu tên lái xe phải dừng lại. Tên lái xe càng tăng tốc độ, nhiều lần định hất ngã đồng chí xuống đường để hòng tẩu thoát. Thấy đồng chí bám chặt thành xe, hắn tiếp tục cho xe chạy với tốc độ cao hơn. Đến gần một cột điện và hàng cây bên đường, tên lái xe cho thành xe phía đồng chí đứng cọ mạnh vào cột điện và hàng cây với mưu đồ giết hại đồng chí để phi tang. Đinh Trọng Lịch bị thương ngã xuống đường. Tên lái xe hung hãn lại đè chết một công nhân thuộc cảng ở đấy rồi chạy trốn. Những người đi đường thấy đồng chí bị thương chạy đến cấp cứu. Khi được đưa vào bệnh viện, Đinh Trọng Lịch còn nói được một câu: "Bắt lấy tên lái xe và đồng bọn" sau đó đồng chí hy sinh.

Từ vụ bắt được tên lái xe này, cảng đã khám phá được nhiều vụ mất cắp trước đấy chưa tìm ra, và nắm thêm được một số phần tử xấu chui vào cảng từ lâu để ăn cắp, phá hoại và đã từng gây nhiều thiệt hại của công.

Hành động của Đinh Trọng Lịch đã được đơn vị và nhân dân ở khu vực cảng Hải Phòng rất khâm phục. Đồng chí đã nêu cao phẩm chất, đạo đức của người chiến sĩ quân đội nhân dân dũng cảm quên mình để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Gương sáng của đồng chí đã được phát động học tập trong toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cảng Hải Phòng.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 bằng khen và được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Ngày 14 tháng 8 năm 1980, Đinh Trọng Lịch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #42 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 11:47:52 pm »


ANH HÙNG HOÀNG ĐÌNH HỢP
(Liệt sĩ)

Hoàng Đình Hợp sinh năm 1930, dân tộc Tày, quê ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 9 năm 1950. Khi hy sinh đồng chí là thiếu tá, tham mưu phó sư đoàn 31 bộ binh, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hoàng Đình Hợp chiến đấu ở chiến trường Lào. Đồng chí đã đánh hàng trăm trận, trưởng thành từ chiến sĩ lên trung đoàn trưởng, tham mưu phó sư đoàn. Qua các cương vị được giao, Hoàng Đình Hợp đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đơn vị đồng chí đã diệt hàng nghìn tên địch, giúp bạn xây dựng hàng chục cơ sở, tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng, dân quân ở nhiều huyện, được bạn tin yêu. Đơn vị do Hoàng Đình Hợp chỉ huy đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1978, Hoàng Đình Hợp chỉ huy trung đoàn 866, vượt qua nhiều khó khăn, tích cực đánh địch. Đơn yị đồng chí đã diệt trên 1.000 tên địch, đánh bại nhiều đợt tấn công lấn chiếm của chúng, bảo vệ được đất, được nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngày 19 tháng 8 năm 1978, Hoàng Đình Hợp đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hoàng Đình Hợp là một cán bộ vững vàng, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, có năng lực hành động và phẩm chất cao đẹp được đồng đội tin yêu, quý mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 15 bằng và giấy khen.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Hoàng Đình Hợp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #43 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 11:48:57 pm »


ANH HÙNG LÊ HỮU HÒE
(Liệt sĩ)

Lê Hữu Hòe sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 12 bộ binh, tiểu đoàn 3, trung đoàn 141, sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lê Hữu Hòe tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên.

Từ tháng 10 năm 1977 đến ngày 25 tháng 4 năm 1978, Lê Hữu Hòe chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, xông xáo, gương mẫu đi đầu trong những tình huống khó khăn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, riêng đồng chí diệt 29 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng các loại.

Tháng 1 năm 1978, Lê Hữu Hòe chỉ huy đơn vị chốt giữ khu vực Long Giang (tỉnh Tây Ninh). Địch dùng thủ đoạn bao vây, ban đêm vào sát trận địa phục kích, gài chông, mìn, gây cho ta rất nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề xuất ý kiến mở đợt sinh hoạt dân chủ bàn bạc cách đánh. Sau đó, đồng chí trực tiếp chỉ huy một tổ đi gỡ chông, mìn, phục kích bắn tỉa. Qua thực tế chiến đấu rút được kinh nghiệm phổ biến trong đơn vị, động viên được mọi người hăng hái tham gia đánh địch, giữ vững trận địa. Riêng Lê Hữu Hòe đã gỡ được 12 quả mìn các loại và bắn tỉa diệt 15 tên địch.

Trong ngày 20 tháng 3 năm 1978 ở ấp Mặt Cật (tỉnh Tây Ninh), đại đội đồng chí làm nhiệm vụ dự bị, Lê Hữu Hòe xin được thay thế chỉ huy đại đội khác do thiếu đại đội trưởng, đánh địch ở mũi chủ yếu. Được cấp trên chấp thuận, đồng chí nhanh chóng làm công tác tổ chức và trong chiến đấu đã đẫn đầu đơn vị tấn công nhanh, mạnh, tiêu diệt gọn địch trong khu vực đảm nhiệm. Trận này, đại đội diệt 50 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.

Trận ngày 25 tháng 4 năm 1978 ở khu vực Bến Sỏi (Tây Ninh), địch chống cự quyết liệt, đơn vị bị thương vong một số. Đồng chí bình tĩnh bò đến từng chiến sĩ động viên anh em giữ vững quyết tâm và tổ chức lực lượng tiếp tục tấn công địch. Giữa lúc đang chỉ huy đơn vị xung phong thì Lê Hữu Hòe trúng đạn đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống Lê Hữu Hòe nêu cao tinh thần khiêm tốn, gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Lê Hữu Hòe được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #44 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 11:50:35 pm »

ANH HÙNG TRẦN MINH XUNG
(Liệt sĩ)

Trần Minh Xung sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1974. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng, đại đội 10 bộ binh, tiểu đoàn 6, trung đoàn 24, sư đoàn 10 bộ binh, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần Minh Xung tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, lập thành tích xuất sắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 4 năm 1978, Trần Minh Xung chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, trong tình huống khó khăn luôn dẫn đầu đơn vị. Đồng chí đã chỉ huy đại đội diệt trên 150 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng, thu trên 20 súng các loại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bản thân diệt gần 20 tên địch, thu 4 súng.

Trong trận đánh ngày 1 tháng 4 năm 1978 ở Pơ Loong (tỉnh Công Pông Chàm), tuy địch đông gấp nhiều lần, liên tục tổ chức tấn công vào trận địa của đơn vị, Trần Minh Xung vừa chỉ huy chiến đấu vừa trực tiếp sử dụng 4 loại súng (AK, B40, B41, M79) đánh địch, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Trận đánh kéo dài, trong đơn vị một số bị thương vong, Trần Minh Xung vẫn bình tĩnh tổ chức lực lượng còn lại kiến quyết giữ vững trận địa, bản thân dùng nhiều loại súng cùng anh em chiến đấu. Khi bị thương, đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu và hy sinh. Hành động dũng cảm của Trần Minh Xung đã góp phần cổ vũ đơn vị chiến đấu giữ vững được trận địa. Riêng trận này, Trần Minh Xung diệt được 11 tên địch.

Khi còn sống, Trần Minh Xung luôn gương mẫu, cần cù, đoàn kết thương yêu đồng đội, được anh em yêu mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Trần Minh Xung được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #45 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 11:53:03 pm »


ANH HÙNG NGÔ KHẮC QUYỀN
(Liệt sĩ)

Ngô Khắc Quyền sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Thọ Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội trưởng bộ binh, đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 273, sư đoàn 341, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày 18 tháng 7 năm 1978, Ngô Khắc Quyền chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Đồng chí có quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đã tham gia chiến đấu trên 80 trận, tự tay diệt 35 tên địch, thu 40 khẩu súng các loại.

Trận ngày 24 tháng 10 năm 1977 ở Lục Sơn, địch lợi dụng ban đêm cho 1 tổ vào trinh sát trận địa ta, Ngô Khắc Quyền chỉ huy tiểu đội kịp thời nổ súng, bắt 2 tên. Sáng hôm sau, địch tổ chức phản kích, đồng chí kiên cường bám trận địa chỉ huy đơn vị đánh lui 9 đợt tấn công của địch. Riêng đồng chí diệt 7 tên, thu 5 súng, góp phần giữ vững trận địa.

Trận ngày 18 tháng 7 năm 1978 ở Búa Lớn (tỉnh Tây Ninh) địch tập trung lực lượng đông đánh vào trận địa đơn vị. Ngô Khắc Quyền chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu, bản thân sử dụng 4 loại vũ khí để đánh địch. Trận đánh kéo dài từ sáng đến chiều, Ngô Khắc Quyền bị thương nặng nhưng vẫn không rời vị trí, tiếp tục động viên đơn vị giữ vững quyết tâm và đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Ngô Khắc Quyền luôn gương mẫu, đoàn kết, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, được đồng đội tin yêu.

Ngô Khắc Quyền đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Ngô Khắc Quyền được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2016, 04:13:53 pm »


ANH HÙNG RƠ O CHEO

Rơ O Cheo sinh năm 1952, dân tộc Gia Rai, quê ở xã EaRSai, huyện A Dun Pa, tỉnh Gia Lai, nhập ngũ tháng 8 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 303 bộ binh bộ đội địa phương tỉnh Đắc Lắc, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Rơ O Cheo tham gia chiến đấu nhiều trận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, đồng chí chỉ huy trung đội chặn đứng đoàn xe địch rút chạy trên đường số 7, bắn cháy 1 xe tăng, diệt trên 200 tên địch, góp phần tạo thuận lợi cho đơn vị bạn tiêu diệt quân địch rút chạy từ Tây Nguyên về đồng bằng.

Từ sau miền Nam giải phóng, trong nhiệm vụ truy quét Phun rô, đồng chí luôn thể hiện nhiệt tình trách nhiệm cao, ý chí chiến đấu tốt, mưu trí, dũng cảm, chỉ huy đơn vị diệt 67 tên địch, bắt 150 tên, phát động quần chúng gọi hàng trên 500 tên, thu trên 3.000 khẩu súng các loại.

Tháng 6 năm 1975, Rơ O Cheo chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch ở khu vực Cheo Reo, đồng chí đã kết hợp lùng sục trong rừng với công tác phát động quần chúng ở các buôn. Kết quả trong một thời gian ngắn đã cùng với nhân dân bắt và gọi ra trình diện trên 500 tên địch, thu trên 100 súng các loại, góp phần phá âm mưa của địch định cướp chính quyền ở huyện lỵ Cheo Reo.

Ngày 30 tháng 6 năm 1978, Rơ O Cheo chỉ huy tập kích Phun rô ở khu rừng thuộc huyện EaSúp, Rơ O Cheo chỉ huy 1 tiểu đội. Khi phát hiện được mục tiêu, đồng chí dũng cảm bò vào từng chiếc võng của địch rồi mới tổ chức đơn vị vây chặt. Rơ O Cheo dẫn đầu mũi tấn công, ngay loạt đạn đầu, đồng chí đã diệt 3 tên địch. Bị thương đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Kết quả đơn vị diệt gọn toán địch (diệt 6 tên, bắt 8 tên) thu 16 súng các loại. Trận đánh có tác động lớn, sau đó có hàng chục tên mang súng ra hàng.

Rơ O Cheo là một cán bộ gương mẫu, có đạo đức phẩm chất tốt, có tinh thần đoàn kết và năng lực vận động quần chúng. Đồng chí đã góp phần xây dựng đại đội 303 trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua của bộ đội địa phương Quân khu 5.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Rơ O Cheo được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #47 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2016, 04:14:50 pm »


ANH HÙNG LƯƠNG VĂN XUÂN

Lương Văn Xuân sinh năm 1959, dân tộc Thái, quê ở xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó bộ binh đại đội 7, tiểu đoàn 8, trung đoàn 209, sư đoàn 7 bộ binh, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ tháng 8 năm 1978 đến tháng 8 năm 1980, Lương Văn Xuân chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đã đánh 30 trận. Trong chiến đấu đồng chí nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, ngoan cường, có tính quyết đoán trong những tình huống khó khăn. Bản thân đồng chí diệt 27 tên địch, bắt 3 tên, thu 14 súng các loại, đặc biệt: Trận ngày 20 tháng 11 năm 1978, đơn vị Lương Văn Xuân bị địch bắn mạnh không phát triển tấn công được, một số bị thương vong. Trước tình huống khó khăn, đồng chí chủ động đề xuất ý kiến vượt qua cánh đồng trống chiếm địa hình có lợi để kiềm chế và thu hút hỏa lực địch, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong diệt gọn địch. Riêng đồng chí diệt 3 tên, thu 2 súng.

Trận ngày 20 tháng 2 năm 1979 đánh địch ở khu vực đông - nam thị xã Kông Pông Xpư đơn vị bị thương vong một số; Lương Văn Xuân đã bình tĩnh dìu thương binh xuống chiến hào rồi xông ra chặn địch. Đồng chí linh hoạt luôn di chuyển vị trí, sử dụng nhiều lọại vũ khí diệt địch. Hành động dũng cảm của Lương Văn Xuân đã cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu. Kết quả trận này ta đã bẻ gãy 5 đợt tấn công của địch giữ vững trận địa, bảo vệ an toàn thương binh. Riêng đồng chí đã diệt 14 tên, thu 4 súng.

Lương Văn Xuân luôn khiêm tốn, gương mẫu chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường tốt, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 bằng và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Lương Văn Xuân được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2016, 04:16:26 pm »


ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THUYỀN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Thuyền tức Dũng sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Thành Thới, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úv, đại đội trưởng đại đội 3 bộ binh, tiểu đoàn 179, đoàn 9904, mặt trận 979, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 1 năm 1979 Nguyễn Văn Thuyền được bổ nhiệm đại đội trưởng, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu ở khu vực Tà Keo, tỉnh Căng Đan (Cam-pu-chia). Trong chiến đấu khó khăn ác liệt, Nguyễn Văn Thuyền vẫn nêu cao tinh thần dũng cảm, chỉ huy mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Riêng đồng chí diệt 11 tên địch, bắt 4 tên, thu 19 khẩu súng, điển hình:

Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Nguyễn Văn Thuyền chỉ huy đơn vị đánh chiếm trận địa ở núi Tà Ri. Địch ở thế cao, ném lựu đạn và thủ pháo xuống chặn đội hình tấn công của ta. Đồng chí chỉ huy mưu trí đánh vào sườn và phía sau lưng địch, làm chúng phải bỏ chạy, đơn vị làm chủ trận địa. Đêm đó, địch dùng lực lượng tập kích vào đơn vị, đồng chí chỉ huy anh em đánh lui nhiều lần tập kích của địch, giữ vững trận địa.

Ngày 11 tháng 3 năm 1979, đồng chí làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch ở tây - nam núi Tương Lăng. Địch lợi dụng địa thế cao, chống trả quyết liệt. Nguyễn Văn Thuyền chỉ huy đơn vị vừa đánh địch phía trước, vừa gỡ mìn và cho một bộ phận bí mật, bất ngờ đánh vào sườn địch, làm cho chúng hoảng sợ bỏ chạy. Đơn vị làm chủ trận địa, thu nhiều vũ khí và 5 tấn đạn, giải phóng hơn 1.000 dân.

Ngày 31 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Văn Thuyền chỉ huy đơn vị chiến đấu liên tục cả ngày ở khu vực ngã tư chữ K, đánh lui 10 đợt tấn công của tiểu đoàn địch có xe tăng yểm trợ. Khi bị thương nặng, Nguyễn Văn Thuyền vẫn động viên anh em quyết tâm giữ vững trận địa. Do vết thương quá nặng đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Nguyễn Văn Thuyền gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 bằng khen.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Thuyền được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2016, 08:18:56 am »


ANH HÙNG BÙI XUÂN TIẾP
(Liệt sĩ)

Bùi Xuân Tiếp sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1974. Khi hy sinh đồng chỉ là thiếu úy, phó đại đội trưởng đại đội 21 trinh sát, trung đoàn 1, sư đoàn 9, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bùi Xuân Tiếp đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, diệt được 3 tên địch, thu 2 súng.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày 19 tháng 11 năm 1981, Bùi Xuân Tiếp đã 95 lần làm nhiệm vụ trinh sát ở biên giới Tây Nam, đã nêu cao tinh thần dũng cảm, đi sâu vào vùng địch kiểm soát để nắm tình hình. Nhiều lần Bùi Xuân Tiếp phải ngụy trang hoặc bí mật vượt qua 3 tuyến phòng ngự dày đặc của địch, vào giữa căn cứ để nắm tình hình được chính xác, bảo đảm cho các trận đánh giành thắng lợi. Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí còn diệt được 13 tên địch, thu 5 súng, chỉ huy tổ trinh sát diệt nhiều tên địch khác, điển hình:

Ngày 10 tháng 4 năm 1978, địch tấn công sang đất ta ở biên giới Tây Ninh. Bùi Xuân Tiếp chỉ huy tổ vượt qua 3 tuyến phòng ngự của địch, và qua nhiều bãi mìn để vào khu vực địch chiếm đóng. Quá trình làm nhiệm vụ, 3 đồng chí bị thương, 1 đồng chí hy sinh, đồng chí cũng bị thương vào chân. Bùi Xuân Tiếp chỉ huy tổ viên quyết đánh địch, diệt 7 tên. Riêng đồng chí diệt 4 tên. Đồng chí cất giấu tử sĩ, dìu 2 thương binh và mang 4 khẩu súng về phía sau an toàn, rồi lại dẫn bộ đội vào đánh địch.

Ngày 14 tháng 6 năm 1978, Bùi Xuân Tiếp chỉ huy một tổ 7 người đi nghiên cứu nắm địch ở Phum Thanh. Bị địch bao vây, đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy phân đội chiến đấu dũng cảm, nghi binh lừa địch, cất giấu tài liệu. Trận này tổ đồng chí diệt 11 tên. Riêng đồng chí diệt 3 tên.

Ngày 7 tháng 7 năm 1978, Bùi Xuân Tiếp chỉ huy một tổ nắm địch ở cầu Tà Yên một căn cứ cách biên giới hơn 30 ki-lô-mét, có nhiều tuyến phòng thủ kiên cố, bãi mìn dày đặc. Đồng chí đã cùng tổ bí mật vào hẳn căn cứ địch nghiên cứu vẽ sơ đồ khu vực bố trí chặn đường rút của quân ta và bố trí lực lượng bao vây. Đồng chí bình tĩnh cất giấu tài liệu và kiên quyết đánh địch, cả tổ diệt 16 tên. Riêng đồng chí diệt 5 tên, thu 1 khẩu súng B41.

Ngày 19 tháng 11 năm 1981, Bùi Xuân Tiếp chỉ huy đơn vị đi trinh sát nắm địch ở khu vực được phân công cho trung đoàn tổ chức chiến đấu thì bị trúng đạn địch hy sinh.

Khi còn sống, Bùi Xuân Tiếp luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 18 bằng và giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Bùi Xuân Tiếp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM