Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:43:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 6  (Đọc 68409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 05:57:30 pm »


ANH HÙNG LÝ TRUNG PHẨM

Lý Trung Phẩm sinh năm 1950, dân tộc Sán Chỉ, quê ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất chiến sĩ bộ binh, đại đội 10, tiểu đoàn 3, Trung đoàn 460, sư đoàn 338, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trận đánh quân xâm lược ngày 2 tháng 3 năm 1979, Lý Trung Phẩm cùng tiểu đội chốt giữ một điểm cao thuộc huyện Đình Lập (Lạng Sơn). Quân địch đông, được pháo yểm trợ đánh phá ác liệt và mở nhiều đợt tấn công lên chốt. Bị thương lần thứ nhất vào mi mắt phải, máu chảy nhiều, đống chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Bị thương lần thứ 2, lần thứ 3 đồng chí vẫn không rời trận địa, kiên quyết chiến đấu. Khẩu súng AK của Lý Trung Phẩm bị trúng đạn hỏng, đồng chí đã nhanh chóng chạy đến chỗ đồng đội hy sinh, lấy khẩu trung liên để đánh địch. Sau khi bắn hết đạn, thấy địch đến gần, đồng chí dùng lựu đạn diệt địch. Quá trình chiến đấu, Lý Trung Phẩm bình tĩnh dũng cảm chờ địch đến gần, có lúc chỉ cách 15 mét mới bắn súng, ném lựu đạn. Đồng chí luôn cơ động từ đoạn giao thông hào này, sang đoạn giao thông hào khác, tìm địa hình có lợi, nhằm vào chỗ địch đông để diệt. Kết quả trận này Lý Trung Phẩm đã diệt 76 tên địch, bắn bị thương nhiều tên khác. Khi hết đạn và lựu đạn, đồng chí còn tìm cách đưa 1 thương binh và 1 khẩu súng AK của đồng đội về chỗ an toàn. Hành động dũng cảm của Lý Trung Phẩm có tác dụng động viên lôi kéo đổng đội noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lý Trung Phẩm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG LA VĂN TIẾN

La Văn Tiến sinh năm 1953, dân tộc Nùng, quê ở xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ nãm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 123 bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, Quân khu 1, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, La Văn Tiến đã nêu cao tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng kiên quyết bám trận địa, tích cực đánh địch, lập được chiến công xuất sắc.

Đặc biệt ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch cho một lực lượng lớn có pháo binh yểm trợ bắn phá ác liệt vào điểm cao 421 (Pò Tầm, Chi Ma, Lộc Bình). Đơn vị La Văn Tiến chiến đấu rất dũng cảm, đánh hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác của địch, diệt hàng trăm tên. Sau hơn một giờ chiến đấu quyết liệt với địch, trung đội đồng chí có một số hy sinh và bị thương được đưa về phía sau. La Văn Tiến và 2 đồng chí khác ở lại tiếp tục chiến đấu, cơ động, nghi binh lúc ở đoạn giao thông hào này, khi sang đoạn giao thông hào khác, lúc ở hướng này, khi ở hướng khác, tùy theo số lượng địch, khoảng cách gần hay xa mà sử dụng các loại súng AK, B40, hay ném lựu đạn v.v. làm cho địch tưởng lực lượng của ta còn nhiều không dám xông lên. Kết quả trận này đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, bảo vệ được 2 thương binh. Đêm 27 tháng 2 năm 1979, khi hết đạn đồng chí rút khỏi trận địa và sang phối hợp với đại đội 4 tiếp tục chiến đấu. Gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Tiến đã động viên cổ vũ toàn đơn vị noi theo.

La Văn Tiến đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, La Văn Tiến được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 05:59:45 pm »


ANH HÙNG TÒNG VĂN CHÔ

Tòng Văn Chô sinh năm 1955, dân tộc Thái, quê ở xã Na Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai, nhập ngũ tháng 9 năm 1976. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đcàn 254, bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Tòng Văn Chô đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, không sợ hy sinh, tích cực đánh địch, đã diệt 23 tên địch và cùng đồng đội diệt hàng trăm tên khác.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch đánh phá rất ác liệt vào chốt của đơn vị. Tuy bị sức ép do hỏa lực địch bắn, đồng chí vẫn bình tĩnh bắn tỉa diệt 5 tên xâm lược.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, hỏa lực súng cối, đại liên, súng trường của địch bắn rất ác liệt vào trận địa của ta. Chúng nhiều lần cho bộ binh với số lượng đông gấp hàng chục lần đánh lên chốt, hòng tiêu diệt lực lượng của ta. Đồng chí bình tĩnh chờ địch đến gần, bắn 1 quả đạn B40 diệt 15 tên, cùng đồng đội dùng súng AK bắn chính xác vào đội hình địch rất dày đặc, đã diệt hàng trăm tên khác.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979, đơn vị bố trí trên điểm cao 393. Địch bắn ác liệt vào trận địa, và cho bộ binh đông tấn công lên chốt. Đồng chí bị sức ép, nhưng vẫn bình tĩnh chờ địch đến gần mới bắn súng, ném lựu đạn. Thấy địch lên lấy xác đồng đội, Tòng Văn Chô nhanh chóng kéo 2 xác địch nhử chúng đến gần để đánh. Thấy 6 tên lên lấy xác đồng bọn, Tòng Văn Chô bắn diệt được 3 tên, buộc chúng phải lui xuống. 15 phút sau, chúng lại ném lựu đạn, bắn nhiều loại đạn vào chốt và tổ chức đợt xung phong mới vào trận địa. Bọn địch xông vào định bắt sống, Tòng Văn Chô diệt ngay 3 tên. Một tên khác ném lựu đạn vào chỗ Tòng Văn Chô, đồng chí nhanh chóng chộp quả lựu đạn đang xì khói ném trả lại diệt được một số tên khác.

Kết quả trận này, Tòng Văn Chô đã diệt 31 tên địch, góp phần cùng đồng đội đánh lui hơn chục đợt tấn công của địch.

Tòng Văn Chô đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Tòng Văn Chô được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu lực lượng vũ trang nhân dân.







ANH HÙNG HOÀNG MINH PHƯƠNG

Hoàng Minh Phương sinh năm 1950, dân tộc Tày, quê ở xã Phong Du Hạ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. nhập ngũ tháng 9 năm 1976. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đại đội 5, tiểu đoàn 64, trung đoàn 741, bộ đội địa phương tỉnh Lai Châu, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Hoàng Minh Phương đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, lập công xuất sắc, chỉ huy tiểu đội diệt 350 tên địch, đánh lui 6 đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa. Riêng Hoàng Minh Phương diệt hơn 100 tên địch.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch cho lực lượng đông hơn ta gấp nhiều lần, chia làm nhiều mũi và mở nhiều đợt tấn công lên trận địa chốt của ta, Hoàng Minh Phương chỉ huy tiểu đội súng cối chiến đấu rất dũng cảm, đã góp phần cùng trung đội diệt 150 tên, đánh lui 2 đợt tấn công của địch. Riêng Hoàng Minh Phương trực tiếp bắn 60 quả đạn cối diệt hơn 70 tên địch.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, địch lại cho lực lượng đông hơn hôm trước mở nhiều đợt tấn công vào trận địa chốt, Hoàng Minh Phương động viên tiểu đội kiên quyết giữ vững trận địa. Đến trưa, thấy lực lượng ta còn ít, sau khi bắn pháo dữ dội vào trận địa ta, chúng bao vây định bắt sống một số anh em của ta.

Hoàng Minh Phương bình tĩnh dùng lựu đạn đánh vào đội hình của địch, diệt 80 tên, những tên còn lại phải bỏ chạy, trận địa được giữ vững. Sau trận đánh, Hoàng Minh Phương còn đưa được thương binh về phía sau an toàn.

Hoàng Minh Phương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Hoàng Minh Phương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 06:01:23 pm »


ANH HÙNG GIÀNG A SÌNH

Giàng A Sình, sinh năm 1957, dân tộc H’ Mông, quê ở xã Phèn Hồ, huyện Sình Hồ, tỉnh Lại Châu, nhập ngũ tháng 10 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, chiến sĩ nuôi quân đại đội, tiểu đoàn 2, bộ đội địa phương huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979 Giàng A Sình đã nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đặc biệt sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi đưa cơm nước cho bộ đội thì địch đánh vào trận địa, đổng chí xin đại đội cho ở lại tiếp tục chiến đấu. Lúc đầu không có súng, Giàng A Sình làm nhiệm vụ lắp đạn B41 cho đồng đội đánh. Sau đó Giàng A Sình trở về chỗ để vũ khí của đại đội lấy súng. Địch ở xa, Giàng A Sình dùng súng bắn trả diệt 5 tên địch. Thấy địch đến gần, Giàng A Sình dùng súng AK nhằm bắn vào đội hình của địch và những tên chỉ huy. Một tên địch xông đến định bắt sống, Giàng A Sình ném lựu đạn diệt chết tên này. Mặc dù địch tiến lên càng đông, đạn đã hết, Giàng A Sình vẫn bình tĩnh và nhanh chóng chạy đến những tên địch bị chết nhặt lựu đạn, ném vào đội hình địch. Kết quả trận này, Giàng A Sình diệt được 50 tên xâm lược. Hành động dũng cảm của Giàng A Sình đã động viên lôi kéo toàn đơn vị noi theo.

Giàng A Sình được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Giàng A Sình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.







ANH HÙNG TRƯƠNG HỮU DEM

Trương Hữu Dem sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là dân quân xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quấn xâm lược tháng 2 năm 1979, Trương Hữu Dem đã nêu cao tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, tích cực, chủ động đánh địch diệt 125 tên, thu được 1 khẩu súng cối 82 ly, 1 súng ĐKZ 82 ly, 1 đại liên, 2 khẩu B40 và 4 hòm đạn súng trường. Hành động của Trương Hữu Dem đã động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, mặc dù mới ốm dậy, thấy địch đánh vào xã, Trương Hữu Dem đã vận động nhân dân ở lại bám đất, chiến đấu, sản xuất. Trương Hữu Dem đến một đơn vị công an nhân dân vũ trang xin được 1 khẩu súng và đạn bắn tỉa. Trong 2 ngày 19 và 20 tháng 2 năm 1979, Trương Hữu Dem bám sát địch, tìm địa hình có lợi bắn tỉa, diệt được 100 tên xâm lược.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979 đạn còn ít, mỗi lần bắn, đồng chí nhằm vào những tên chỉ huy, những tên giữ súng cối, đại liên để bắn diệt 25 tên. Đến đêm, đồng chí đến chỗ địch chết để lấy vũ khí, Trương Hữu Dem đã thu được 1 súng cối, 1 đại liên, 4 hòm đạn về trang bị cho dân quân.

Ngày 22 tháng 2 năm 1979, Trương Hữu Dem đã cùng người em ruột là Trương Hữu Trí, quân nhân phục viên dùng súng cối bắn hàng chục quả đạn vào đội hình địch, diệt nhiều tên.

Trương Hữu Dem đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trương Hữu Dem được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 06:03:04 pm »


ANH HÙNG TRẦN NGHIÊM

Trần Nghiêm sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở tiểu khu Duyên Hải, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên khu đội tự vệ tiểu khu Duyên Hải, thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Trần Nghiêm đã đi sát mọi người trong đơn vị, động viên giữ vững quyết tâm, kiên quyết đánh địch. Đồng chí chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy linh hoạt, đơn vị đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, bảo vệ cho dân sơ tán được an toàn.

Đặc biệt trận ngày 17 tháng 2 năm 1979, ngay khi phát hiện địch tấn công, mặc dù chúng đông, được pháo binh, xe tăng yểm trợ bắn phá ác liệt vào thị xã Lào Cai, Trần Nghiêm đã chỉ huy đơn vị bám sát địch, liên tục chiến đấu từ 3 giờ đến 9 giờ sáng. Đơn vị Trần Nghiêm diệt gần 100 địch, ngăn chặn được bước tiến công của chúng, tạo điều kiện tốt cho nhân dân sơ tán kịp thời.

Trần Nghiêm luôn giáo dục cho các con hăng hái tham gia tự vệ. Trong đợt đánh quân xâm lược tháng 2 năm 1979, đồng chí cùng 3 người con cùng đánh địch, và đều dũng cảm lập công, cả 3 người được đề nghị tặng thưởng Huân chương. Gương chiến đấu dũng cảm của gia đình đồng chí có tác dụng cổ vũ mọi người noi theo.

Trần Nghiêm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Nghiêm đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC HÒA

Nguyễn Ngọc Hòa sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở tiểu khu Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tự vệ tiểu khu Lào Gai, thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1971, Nguyễn Ngọc Hòa vào bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Năm 1975 đồng chí phục viên và từ đó tham gia tự vệ ở tiểu khu Lào Cai, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Nguyễn Ngọc Hòa đã nêu cao tinh thần rất dũng cảm, tích cực, chủ động đánh địch, thể hiện vai trò nòng cốt trong đơn vị.

Đặc biệt, ngày 19 tháng 2 năm 1979, bộ binh địch có số lượng rất đông, được xe tăng yểm trợ mở nhiều đợt tấn công đánh phá ác liệt vào thị xã Lào Cai. Đơn vị không có súng chống tăng, Nguyễn Ngọc Hòa đã dũng cảm, nhanh chóng vượt qua khu hỏa lực địch bắn rất dữ dội đến một đơn vị bộ đội ta mượn được khẩu súng B40, rồi nhanh chóng bám sát địch, đuổi theo xe tăng địch bắn 2 quả đạn diệt 2 xe tăng. Sau đó Nguyễn Ngọc Hòa bò lên mặt đường tìm chỗ có lợi dùng trung liên bắn vào đội hình bộ binh địch diệt thêm 2 xe tăng và 20 tên địch, tạo điều kiện cho đồng đội diệt nhiều tên khác. Nguyễn Ngọc Hòa đã góp vào thành tích chung của đơn vị diệt gần 70 tên địch, đánh lui nhiều đợt tấn công của chúng. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã có tác dụng động viên lôi kéo mọi người noi theo.

Nguyễn Ngọc Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Ngọc Hòa đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:31:32 am »


ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG TIẾN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Công Tiến (tức Nguyễn Kim Tuấn) sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Phúc Lâm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Công Tiến liên tục chiến đấu ở chiến trường đồng bằng Liên khu 3.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Công Tiến lại liên tục chiến đấu trên nhiều chiến trường ở miền Nam. Đồng chí đã được rèn luyện, trưởng thành từ chỉ huy trung đội, đại đội, lên tới sư đoàn, quân đoàn. Qua các cương vị chỉ huy, Nguyễn Công Tiến luôn luôn nêu cao tinh thần nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị, ý chí tiến công, tác phong xông xáo, tỉ mỉ, cụ thể và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1977 đến ngày 17 tháng 3 năm 1979, với cương vị là Tư lệnh Quân đoàn 3, Nguyễn Công Tiến đã đem hết tài năng, sức lực và trí tuệ của mình cùng với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vượt qua khó khăn, dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch, bảo vệ đất, bảo vệ dân ở biên giới Tây Nam và đánh địch trên đất Cam-pu-chia, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nguyễn Công Tiến là một cán bộ vững vàng, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, có phẩm chất tốt đẹp, đoàn kết thương yêu đồng đội và đức tính gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, cần cù, được đồng đội tin yêu, quý mến.

Trên 30 năm liên tục chiến đấu, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của nhân dân; cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 17 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Công Tiến đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Công Tiến được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng nhất.





ANH HÙNG TẠ ĐÔNG TRUNG
(Liệt sĩ)

Tạ Đông Trung sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở phố Ngọc Lâm, thị trấn Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, lái máy bay phi đội 4, trung đoàn 937, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 10 năm 1977, Tạ Đông Trung đánh 11 trận, đều nêu cao tinh thần dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí cùng biên đội đánh thiệt hại nặng 2 sở chỉ huy trung đoàn, 3 trận địa pháo, đánh trúng hai vị trí hành quân lấn chiếm của địch, chi viện tích cực cho bộ binh ta đánh địch được thuận lợi.

Trong 3 ngày 11,12,13 tháng 6 năm 1975, Tạ Đông Trung chỉ huy biên đội đến đánh phá đảo Vai (cách đất liền 250 km). Mặc dầu địch ở mặt đất bắn lên mạnh Tạ Đông Trung vẫn bình tĩnh bay thấp, lượn nhiều vòng, thả bom diệt nhiều mục tiêu địch trên đảo. Đã tạo điều kiện cho hải quân ta diệt toàn bộ quân địch ở đây (có hơn một tiểu đoàn), giải phóng đảo.

Ngày 7 tháng 5 năm 1977, đồng chí chỉ huy biên đội bay thấp, giữ được bí mật, bất ngờ đến ném bom đánh trúng một số điểm cao ở vùng Khánh Hội (An Giang). Kết quả trận này Tạ Đông Trung đã cùng biên đội đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy trung đoàn địch, phá hủy 2 trận địa pháo. Đã chi viện đắc lực cho bộ binh ta đánh địch được thuận lợi, bảo vệ được đất, được dân.

Ngày 18 tháng 7 năm 1977, Tạ Đông Trung được lệnh đánh trận địa pháo 130 ly của địch bố trí ở bên kia biên giới tỉnh An Giang, tuy địa hình mới lạ, không nắm được khu vực trận địa phòng không của địch ở dưới đất, đồng chí vẫn kiên quyết đánh. Ngay loạt bom đầu đã đánh trúng trận địa, sau đó lại bắn nhiều loạt rốc két diệt nhiều tên địch.

Ngày 29 tháng 9 và 1 tháng 10 năm 1977, mặc dù hỏa lực của địch ở mặt đất bắn lên, Tạ Đông Trung vẫn bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, biên đội đã phá hủy 2 trận địa pháo, bắn cháy kho tàng quân sự, diệt nhiều địch ở khu vực Xa Mát (biên giới Tây Ninh). Sau khi cắt một loạt bom trúng vào trận địa địch thì máy bay bị trúng đạn hỏng nặng, Tạ Đông Trung buộc phải nhảy dù trên đất Cam-pu-chia, vừa đặt chân tới đất, thấy địch bao vây, định bắt sống, đồng chí đã dũng cảm dùng súng ngắn, dao găm diệt được một số tên. Tạ Đông Trung đã dũng cảm hy sinh ngày 1 tháng 10 năm 1977 sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tạ Đông Trung đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Tạ Đông Trung đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:33:14 am »


ANH HÙNG NGUYẾN SÔNG THAO
(Liệt sĩ)

Nguyễn Sông Thao sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 bộ binh, trung đoàn 273, sư đoàn 341, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày hy sinh (18 tháng 7 năm 1978), Nguyễn Sông Thao liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam. Nguyễn Sông Thao đã đánh 40 trận, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, thường xuyên có mặt ở những nơi khó khăn ác liệt. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trận Pa Vét (Xoài Riêng) ngày 24 tháng 10 năm 1977, Nguyễn Sông Thao chỉ huy đại đội đánh bật 19 đợt tấn công của 1 tiểu đoàn địch, diệt nhiều tên (có 65 tên bỏ xác tại trận) thu 52 súng, giữ vững trận địa.

Trận Pờ-ra-sốt (trên đường số 1, tỉnh Xoài Riêng) ngày 17 tháng 2 năm 1977, Nguyễn Sông Thao chỉ huy tiểu đoàn luồn sâu 17 ki-lô-mét vào phía sau địch, nổ súng đúng thời gian quy định, tấn công kiên quyết, diệt 120 tên, bắt 11 tên, thu 34 súng (có 2 pháo 105 ly). Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trận phục kích 2 tiểu đoàn địch ở cầu Ta Cưng (tỉnh Xoài Riêng) ngày 3 tháng 1 năm 1978, Nguyễn Sông Thao bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh nhanh, đánh mạnh, đồng loạt xung phong chia cắt đội hình địch, đã diệt 170 tên địch, thu 75 súng; đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch. Quá trình chiến đấu, Nguyễn Sông Thao bị thương vào tay trái, tự băng bó lấy rồi tiếp tục chỉ huy đơn vị đánh địch cho đến khi trận đánh kết thúc.

Trận ngày 18 tháng 7 năm 1978, ở ngã ba Xăng Ke, Nguyễn Sông Thao chỉ huy đơn vị đánh địch và đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu.

Khi còn sống, Nguyễn Sông Thao luôn luôn gương mẫu, giản dị khiêm tốn, đoàn kết thương yêu đồng đội, được anh em trong đơn vị yêu mến tín nhiệm.

Trong chiến đấu ở Tây Nam, Nguyễn Sông Thao đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Sông Thao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG PHẠM ĐÌNH THIỆN
(Liệt sĩ)

Phạm Đình Thiện sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở khu phố 4, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 5 năm 1974. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát, đại đội 21, trung đoàn 429, sư đoàn 302, Quân khu 7, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phạm Đình Thiện tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến đấu dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày hy sinh (11 tháng 7 năm 1978) đồng chí đã liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn thể hiện quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Phạm Đình Thiện đã nhiều lần chỉ huy tiểu đội luồn sâu nắm được chính xác kịp thời, phục vụ đắc lực cho chỉ huy chiến đấu thắng lợi.

Ngoài nhiệm vụ trinh sát, Phạm Đình Thiện còn được giao trực tiếp chỉ huy đơn vị chốt giữ một số mục tiêu trên đường số 7. Có lần chỉ huy tiểu đội liên tục 5 ngày đánh địch phản kích, diệt 50 tên địch, bắt 2 tên, thu 20 súng, giữ vững trận địa được giao.

Đặc biệt ngày 11 tháng 7 năm 1978, Phạm Đình Thiện chỉ huy tổ 6 người gỡ bãi mìn của địch để mở đường cho đơn vị tấn công. Nhiệm vụ rất nặng nề phức tạp vì địch gài nhiều loại mìn, Phạm Đình Thiện đã làm tốt công tác lãnh đạo tư tưởng, xây dựng quyết tâm và bàn cách tháo gỡ. Trong quá trình thực hiện gặp những trường hợp khó khăn phức tạp về kỹ thuật, đồng chí đều xung phong nhận phần khó khăn nguy hiểm về mình, để đồng đội được an toàn. Đồng chí đã góp phần tích cực cùng tiểu đội phá gỡ được 80 quả mìn. Khi gặp trường hợp khó khăn nguy hiểm Phạm Đình Thiện cho anh em lui ra, tự mình tìm cách gỡ. Trong lúc đang tháo phá thì mìn xì khói, để bảo đảm an toàn cho đồng đội, đồng chí đã dũng cảm nằm đè lên quả mìn, Phạm Đình Thiện đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Phạm Đình Thiện luôn gương mẫu trong mọi việc, cần cù, giản dị, được đồng đội yêu mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba,

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phạm Đình Thiện được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:35:37 am »


ANH HÙNG TRẦN VĂN THẾ
(Liệt sĩ)

Trần Văn Thế sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 6 năm 1975. Khi hy sinh Trần Văn Thế là trung sĩ, trung đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 502, bộ đội địa phương tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 1 năm 1978 đến ngày 15 tháng 12 năm 1978, Trần Văn Thế chiến đấu ở biên giới huyện Hồng Ngự, đã đánh 15 trận. Đơn vị do Trần Văn Thế chỉ huy đã diệt hàng trăm tên dịch. Riêng Trần Văn Thế diệt 24 tên, bắn bị thương 9 tên khác thu 7 súng (1 B40, 1 M79, 1 CKC, 4 AK), phá hủy 1 xuồng.

Trận ngày 13 tháng 10 năm 1978, ở Tân Hội, Trần Văn Thế chỉ huy tiểu đội đánh thắng vào chính diện quân địch. Địch bắn dữ dội, Trần Văn Thế bị thương vào vai vẫn tiếp tục chiến đấu và động viên mọi người kiên quyết đánh địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được giao. Khi có lệnh rút, Trần Văn Thế còn dìu được 2 thương binh về phía sau an toàn.

Ngày 14 tháng 10 năm 1978, địch dùng lực lượng đông hơn ta nhiều lần đánh vào trận địa chốt của đơn vị. Trần Vãn Thế chỉ huy trung đội đánh địch quyết liệt, đánh lui các đợt tấn công của chúng. Thấy địch rút, đồng chí dẫn đầu đơn vị truy kích. Kết quả trận này địch phải bỏ lại 13 xác chết, ta thu 7 súng.

Ngày 15 tháng 12 năm 1978, 1 tiểu đoàn địch mở nhiều đợt tấn công ác liệt vào trận địa của trung đội, Trần Văn Thế chỉ huy trung đội đánh địch quyết liệt suốt từ sáng đến chiều. Khi gần hết đạn thấy địch còn đông và đang chuẩn bị để mở đợt tấn công mới, đồng chí đã dùng súng AK và M79 bắn vào đội hình địch, diệt 1 số, thu hút hỏa lực về phía mình. Địch tập trung hỏa lực bắn về phía đồng chí. Trần Văn Thế bị thương nặng vẫn không rời trận địa, tổ chức cho đơn vị đưa thương binh, tử sĩ về phía sau. Trần Văn Thế bị trúng đạn lần thứ hai đã anh dũng hy sinh. Trong trận này đồng chí đã diệt hàng chục tên địch. Gương chiến đấu dũng cảm của Trần Văn Thế đã động viên cổ vũ mọi người trong đơn vị noi theo.

Trần Văn Thế được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Văn Thế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG HÀ THỊ SẠN

Hà Thị Sạn sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội phó xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Thị Sạn làm giao liên ở xã. Năm 1975 - 1976 là hội phó Hội phụ nữ xã. Đến tháng 4 năm 1977, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã và được giao nhiệm vụ xã đội phó.

Từ tháng 4 năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Hà Thị Sạn liên tục tham gia chiến đấu bảo vệ xã ấp. Đồng chí đã nêu cao tinh thần tích cực đánh địch, chỉ huy linh hoạt mưu trí. Đơn vị đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, có 50 tên bỏ xác tại trận. Riêng đồng chí diệt được 6 tên, thu 4 súng.

Một số thành tích điển hình:

Trận ngày 28 tháng 4 năm 1977 ở Ca-rông, địch có 1 đại đội, Hà Thị Sạn chỉ huy một mũi gồm 12 dân quân, diệt 6 tên địch, thu 6 súng góp phần cùng mũi khác đánh bật địch về bên kia biên giới.

Trận đánh địch ở Mường Ông Hối (tháng 8 năm 1978) Hà Thị Sạn chỉ huy 9 dân quân phục kích. Một trung đội địch lọt vào trận địa, đồng chí chỉ huy đơn vị nổ súng mãnh liệt, diệt một số tên, buộc địch phải tháo chạy, bỏ lại 4 xác chết và 2 súng.

Trận ngày 15 tháng 9 năm 1978, Hà Thị Sạn chỉ huy dân quân phối hợp với tiểu đoàn bộ đội tỉnh tập kích 1 tiểu đoàn địch ở Cầu Tròn. Mũi do đồng chí chỉ huy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, diệt 12 tên địch, bắt 2 tên, thu 1 số súng.

Trận ngày 14 tháng 11 năm 1978, 1 tiểu đoàn địch tiến dọc theo sông Sở Thượng đánh vào xã. Thấy một số dân quân thiếu bình tĩnh, Hà Thị Sạn đi sát từng người động viên kiên quyết đánh địch. Quá trình chiến đấu, đồng chí chỉ huy rất linh hoạt, mưu trí diệt nhiều địch góp phần cùng bộ đội địa phương huyện đánh bại cánh quân này, bảo vệ được đất, được dân.

Hà Thị Sạn luôn gương mẫu, khiêm tốn, được đồng đội và nhân dân tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Hà Thị Sạn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:36:34 am »


ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH KHOA

Nguyễn Đình Khoa sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 4 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, Nguyễn Đình Khoa là thiếu tá, trung đoàn phó, trung đoàn 917 Không quân, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 4 năm 1979, Nguyễn Đình Khoa tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chịu khó nghiên cứu, tìm cách đánh thích hợp, trực tiếp tham gia chiến đấu để rút kinh nghiệm bồi dưỡng dìu dắt chiến sĩ lái.

Nguyễn Đình Khoa đã đánh 22 trận, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có trận máy bay bị trúng đạn phòng không của địch, đồng chí vẫn dũng cảm đánh tiếp rồi bình tĩnh xử lý đưa máy bay về căn cứ an toàn. Nguyễn Đình Khoa đã chỉ huy đơn vị đánh trúng 2 sở chỉ huy trung đoàn địch, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 3 xe chở đạn, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh trong chiến đấu. Ngoài ra đồng chí còn tham gia vận chuyển đạn, lương thực tới trận địa, chuyển hàng trăm thương binh từ hỏa tuyến về phía sau an toàn và chở hàng trăm lượt cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường được tốt.

Ngày 6 tháng 12 năm 1977, Nguyễn Đình Khoa chỉ huy 1 biên đội bắn chính xác hàng ngàn viên đạn vào đội hình 1 trung đoàn địch càn quét vùng Bến Sỏi (Tây Ninh) diệt nhiều địch, bắn cháy nhiều xe, tạo điều kiện tốt cho bộ binh ta đánh thiệt hại nặng trung đoàn này, bẻ gãy cuộc tấn công của địch, bảo vệ tính mạng tài sản của dân.

Ngày 14 tháng 1 năm 1978, mặc dù hỏa lực địch bắn lên mạnh, máy bay bị thương lần thứ nhất, Nguyễn Đình Khoa vẫn tiếp tục bay lượn nhiều vòng và bắn trúng vào đội hình địch. Máy bay bị thương lần thứ hai đồng chí vẫn tiếp tục bay lượn nhiều lần và bình tĩnh bắn một loạt đạn nữa vào đội hình địch, diệt thêm một số sau đó mới cho máy bay hạ cánh xuống một khu vực an toàn. Trận này Nguyễn Đình Khoa đã chỉ huy biên đội đánh trúng sở chỉ huy trung đoàn địch, phá hủy 1 trận địa pháo, diệt nhiều tên, tạo điều kiện tốt cho bộ binh đánh chiếm các điểm cao ở Đầm Chít được thuận lợi.

Ngày 4 tháng 2 năm 1978, Nguyễn Đình Khoa chỉ huy 1 biên đội hiệp đồng chặt chẽ với máy bay A37 đánh vào các mục tiêu địch ở biên giới Hà Tiên, phá hủy 1 sở chỉ huy trung đoàn địch, tạo điều kiện tốt cho bộ binh diệt 3 tiểu đoàn địch.

Nguyễn Đình Khoa luôn gương mẫu, có trách nhiệm cao, tận tình bồi dưỡng, đào tạo lái mới. Bản thân chịu khó rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, sử dụng thành thạo 2 loại máy bay lên thẳng (MI4 và UH1), bay được trong điều kiện khí tượng phức tạp, ngày, đêm, trên đất liền, trên biển, đồng chí đã 5 lần bay chở đạn ra đảo Trường Sa và nhiều lần hạ cánh trên tàu hải quân chính xác.

Nguyễn Đình Khoa đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Đình Khoa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:37:57 am »


ANH HÙNG LÊ KHƯƠNG

Lê Khương sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, Đại đội phó trung đoàn 935 không quân, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 2 năm 1979, Lê Khương chiến đấu ở biên giới Tây Nam, đã đánh 38 trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí trực tiếp đánh và cùng đơn vị diệt 8 sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn địch, 20 lần đánh trúng đội hình bộ binh địch, phá hủy 7 trận địa pháo (22 khẩu từ 82 đến 130 ly), 2 kho quân sự lớn, 23 xe (có 3 xe tăng); đánh chìm, đánh hỏng nặng 5 tàu chiến. Trong các trận hiệp đồng đồng chí đã chi viện đắc lực cho bộ binh, xe tăng và hải quân ta đánh địch được thuận lợi ít bị thương vong.

Ngày 6 tháng 5 năm 1978, Lê Khương chỉ huy biên đội lần đầu sử dụng 4 máy bay F5 (loại máy bay lấy được của Mỹ - ngụy trước đây), bay thấp, lượn vòng trong điều kiện hỏa lực phòng không của địch từ dưới đất bắn lên dữ dội, đã ném bom bắn phá vào đội hình của một tiểu đoàn địch ở khu vực Tà Nốt, Xa Mát (Tây Ninh). Trận đánh thắng đã phá vỡ kế hoạch hành quân lấn chiếm của chúng.

Trong 2 ngày 3 và 4 tháng 7 năm 1978, đồng chí đã 5 lần chỉ huy biên đội đánh trúng đội hình của 2 trung đoàn địch ở khu vực điểm cao 62 và 105 (biên giới Tây Ninh) phá hủy 15 xe quân sự, diệt nhiều địch, chi viện đắc lực cho bộ binh diệt 400 tên, thu 10 tấn vũ khí, bẻ gãy các mũi tấn công của địch, bảo vệ được đất, bảo vệ được dân.

Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 26 tháng 7 năm 1978, Lê Khương đã 4 lần chỉ huy biên đội vượt lưới lửa phòng không của địch, ném bom phá hủy 11 khẩu pháo 105 và 130 ly, nhiều xe vận tải chở đồ dùng quân sự và diệt hàng trăm tên địch.

Ngày 7 tháng 1 năm 1979 đồng chí chỉ huy biên đội bay thấp, bất ngờ đánh phá sân bay Pô-chen-tông, làm cho địch hốt hoảng bỏ chạy, tạo điều kiện cho bộ binh phát triển đánh chiếm sân bay được nhanh chóng, thu 19 máy bay và rất nhiều xe cộ, đồ dùng quân sự. Trận đánh thắng đã tạo thuận lợi cho bộ binh liên quân Việt Nam - Cam-pu-chia phát triển tiến vào giải phóng Phnôm-pênh trước thời gian quy định.

Lê Khương luôn chịu khó rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật và tích cực dìu dắt đồng đội cùng tiến bộ, được mọi người tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lê Khương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:39:33 am »


ANH HÙNG ÂU VĂN HÙNG

Âu Văn Hùng sinh năm 1945, dân tộc Cao Lan, quê ở xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 11 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy lái máy bay, phi đội 4, trung đoàn 937, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 1 năm 1979, Âu Văn Hùng đã đánh 55 trận cùng biên đội đánh chìm 8 tầu xuồng chiến đấu; diệt 7 sở chỉ huy địch (có 2 sở chỉ huy chiến đấu địch, 2 sở chỉ huy sư đoàn, 3 sở chỉ huy trung đoàn); phá hủy 6 trận địa pháo, 15 xe quân sự, 1 phà, bắn cháy 3 kho hậu cần, chi viện đắc lực cho bộ binh, hải quân ta đánh địch được tốt.

Ngày 4 tháng 2 năm 1978, 1 trung đoàn bộ binh địch tấn công vào xã Khánh An, Khánh Hội (An Giang), chúng chiếm những lô cốt kiên cố của giặc Pháp xây dựng trước đây và chốt giữ các điểm cao khống chế các con đường độc đạo ngăn chặn mũi tấn công của bộ binh ta. Mặc dù hỏa lực phòng không của địch ở dưới đất bắn lên dữ dội, đồng chí đã dẫn đầu biên đội ngay từ loạt bom đầu đã đánh trúng sở chỉ huy trung đoàn địch. Tiếp đó đồng chí lượn nhiều vòng bắn nhiều loạt đạn và ném bom trúng các công sự kiên cố, trận địa pháo của địch diệt 40 tên. Đồng chí đã tạo điều kiện tốt cho bộ binh ta tấn công diệt nhiều tên, bảo vệ được đất, được dân.

Ngày 24 tháng 9 năm 1979, Âu Văn Hùng dẫn biên đội vượt qua lưới lửa phòng không của địch đến ném bom, bắn phá sở chỉ huy sư đoàn địch, 1 trận địa pháo, khu trung tâm thông tin, kho hậu cần ở Prây Viêng gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, tuy thời tiết xấu, Âu Văn Hùng chỉ huy biên đội bay thấp, bất ngờ đánh chìm 4 tầu, diệt nhiều tên địch, chi viện cho bộ đội ta giải phóng cù lao Xép (trên sông Tiền Giang, sông Hậu Giang giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia). Trận này máy bay của Âu Văn Hùng bị thương, thủng nhiều chỗ, cả thùng dầu, đồng chí vẫn bình tĩnh không nhảy dù, tìm cách lái máy bay về hạ cánh an toàn.

Ngày 20 và 21 tháng 12 năm 1978, Âu Văn Hùng chỉ huy biên đội đánh chìm 2 tầu, đánh bị thương 1 chiếc khác (trên sông Hậu), tạo điều kiện cho bộ binh diệt địch ở đây.

Ngày 3 tháng 1 năm 1979, thấy địch ở Prây Viêng rút chạy qua bến phà Niếc Lương đi về Phnôm-pênh, Âu Văn Hùng chỉ huy biên đội chỉ sau ít phút đã đánh cháy phà và diệt 2 trận địa pháo ở bên kia sông, và đánh chìm 2 tầu, chặt đứt đường rút lui của địch, tao điều kiện tốt cho bộ binh ta bắt sống 600 xe quân sự và hàng ngàn tên địch, thu nhiều vũ khí, đẩy nhanh tốc độ tấn công giải phóng Phnôm-pênh.

Từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 1 năm 1979, Âu Văn Hùng đã nhiều lần chỉ huy biên đội đánh trúng nhiều điểm co cụm của địch ở Tà Keo, Phnôm-pênh, đảo Cô Công, diệt 2 trận địa pháo, nhiều cụm quân địch, đánh chìm 2 tầu, tạo thuận lợi cho bộ binh, hải quân ta đánh địch được nhanh chóng, ít thương vong.

Đồng chí tích cực rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, lái máy bay MIG17, A37 đạt loại giỏi. Trong 45 lần bay thử máy bay hồi phục sửa chữa đồng chí đều bảo đảm được an toàn.

Âu Văn Hùng luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được mọi người trong đơn vị yêu mến.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Âu Văn Hùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM