Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:15:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quê tui rứa nạ - Phân 2  (Đọc 19552 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« vào lúc: 11 Tháng Ba, 2014, 06:34:41 am »

Airport viết thế này mới đúng ông Vetran ạ.

Vâng! Sẵn mượn Nick của Anhtho, Vetran em chào bác Lính đường dây, chắc qua năm mới bác khỏe chứ. Tiếng Tây tiếng u em thì bập bõm hoa cả mắt nên em viết nhầm trong khi tâm trạng lại đang nhớ vợ bác ạ. Anhtho cứ mải lo về thăm mẹ, vì vậy vị phở Bắc bác tặng cũng chưa được Anhtho biểu diễn cho cha con ông cháu em thưởng thức bác ạ. Chúc bác vui khỏe, hẹn gặp tại quận 7.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2014, 09:33:37 am »



HÁT VĂN NGÀY XUÂN
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2014, 09:45:37 am »

Quê hương Thanh Hóa cũng có hát văn à?
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 08:40:30 am »

Có đấy anh Linh ạ! Người hát văn này lại cũng là một CCB, một lính TT đấy
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 08:41:32 pm »

Nhắc đến Đô Lương tôi lại nhớ đến bài hát mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ Giận mà thương.Theo giai điệu ngọt ngào của lời ca, chúng tôi đã ngược Lường trong mưa rét để tìm về cội nguồn của bài hát và cũng là để thăm một người bạn, một người đồng đội cùng binh đoàn, thành viên trang VMH, bác Tailienson.
Xin gửi tới mọi người cảm xúc trên đường đi của anh em chúng tôi:




Đây là tư dinh của bác Tailienson.Theo như bác Tài cho biết chỉ có "hai vợ chồng già" ở nhà còn các cháu đã đi công tác xa.


Đây là cây đại, do phụ thân của bác Tài trồng từ năm 1923, cụ là đảng viên Đông Dương cộng sản đảng.


Đây là chiếc cổng được xây từ năm 1936.Cổng xây bằng vôi, cánh cổng bằng gỗ lim,trải qua gần 80 năm mưa nắng vẫn còn vững chãi.



Chợ Viềng



Khách sạn thương nghiệp ngã ba thị trấn Đô Lương



Cô gái bán hoa tươi thị trấn



Tượng đài trung tâm

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2014, 09:01:47 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 12:06:26 am »

  Răng mà được ít hình rứa anh Vượng hè? Ngó chưa đã con mắt! Cuộc hành trình đầy ý nghĩa như vậy đáng lẽ mấy anh phải chụp nhiều, up lên nhiều mới xứng. Theo NYCL biết, thì Đò Lường (nay chỉ còn bến nữa thôi?), sông Lam, bãi bồi ven sông ở Đô Luơng... đều là những nơi đáng ghi nhớ lắm!
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 04:56:23 am »

Chào người yêu của lính
Cuộc hàn huyên kéo dài đến 3 giờ chiều thì chia tay để bác Tài còn đi dự đám cưới.Nếu không anh sẽ nhờ bác Tài đưa đi thăm một số danh lam thắng cảnh Đô Lương.Được biết bến Đò Lường cách thị trấn không xa lắm.

Cửa hàng bán hoa gần nhà bác Tài
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 05:14:22 pm »

Góp vui với bà con quê Bác một chút:

TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ BẰNG VĂN VẦN

(Sưu tầm)

Con trâu thì gọi “con tru”
Con dâu thì gọi “con du” trong nhà
“Mấn” là “váy”, “ngái” là “xa”
“Đi mô?” để hỏi ai là “đi đâu? ”
“Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha
“Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lông cơn” thực chất đó là “trồng cây”
“Ra sân” thì nói “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà
“Chúng tao” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là “bọn bay”
“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi
“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền
“Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè”
“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong
“Rừng” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi
“Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói “không chơi” đó mà
“Tê” là “kia, “tề” là “kìa”
“Cái môi” tên gọi “cái thìa” đó em
“Đánh nhau” – “đập chắc” nhớ liền
“Ra răng” là muốn hỏi em “thế nào”
“Ả” là “chị”, “tau” là “tao”
“Rứa” là “thế”, “răng” là “sao” đó mà
“Bổ” là “ngã”, “mả” là “mồ”
“Lọi cẳng” để nói đó là “duỗi chân”
Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm
“Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng ” là “rầy” “thích” là “sèm”
Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền
“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”
“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà
Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
“Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”
“Nướng” là phải “náng” đó nghe
Gọi mang lọ “mói” thì bê “muối” liền
Trốc cúi” là “đầu gối” chân
Nói “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay
“Chủi” là cái “chổi” đây này
Nói “rờ” thì cứ đưa tay mà “sờ”
“Lúc này” tạm nói là “dừ”
“Luộc kỹ gốc” nhé, “Loọc nhừ côộc” nha,
“Con ga” để chỉ “con gà”
“Con bê” choa nói đó là “con me”
“Con suối” cứ gọi là “khe”
”Châu chấu” ngoài đó, ở quê “cào cào”
“Hồ” nước được gọi là “bàu”
“Cá quả” cứ gọi “cá tràu” không sai
“Con người” thì nói “Con ngài”
”Cù cu” tên gọi của loài “bồ câu”
“tối” nói “túi”, “túi” nói “bâu”
“Con sâu” có chỗ gọi “trâu” thật mà
“Hổ bắt” thì nói “khái tha”
“Muỗi”, “giòi” thì gọi đó là “mọi”, “troi”
“Con ruồi” thì nói “Con ròi”
Bắt “tôi” “Nhúng” đít thì “tui” “trụng” quần
“Con giun” phải nói “Con trùn”
“Với chắc” có nghĩa là cùng “với nhau”
“Lộ mô” có nghĩa “chỗ nào”
Nói “vo trôốc” là “gội đầu” đó em
“Gạo” thì gọi “gấu” đừng quên
Ai nói đến “trự” nhớ liền “chữ” ngay
”Chạc” là để chỉ cái “dây”
Nói đi “đâm” gạo hiểu ngay “giã” rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là “cụ” thế thôi em ờ
“Sạu” thì phải hiểu là “ngô”
”O” là bác gái và “cô” đó mà
“Mẹ chồng” vẫn gọi “mụ gia”
“Ràn tru” phải hiểu đó là “chuồng trâu”
“Ròi bu” ý nói “ruồi bâu”
Hỏi nơi “rửa bát” là đâu “lộ chồ”
Gọi “vợ” là “gấy”nhớ cho
Nói “Nhôông” ắt hẳn chính là “chồng” thôi
“Dao khoắm” là “rạ” đúng rồi
Bảo đi lấy “toóc” thì lôi “rạ” về
“Ruộng” là gọi “roọng” đó nghe
“Anh nha” cứ nói “eng hè” là xong
“Suôn” là “thẳng”, “ngoẹo” là “cong”
“Nỏ mần răng cả” là “không việc gì”
“Gõ đầu” là “trọi trốc” mi
“Kệ tau” ý nói làm gì “mặc tôi”
“Trúp vả” để chỉ cái “đùi”
“Ả nậy” – “chị lớn” biết rồi chứ em,
“Ngong” là “ nhìn”, “coi” là “xem”
“Mệ va” – “chị ấy” mong em chớ cười
“Lớn” thì nói “nậy” thế thôi
“Lõi” ngô, lõi mít nói “cồi” đừng lo
“Cây cọ” choa nói “cơn tro”
Gọi “tắn”, gọi “tít” “rắn” bò “rết” ra
“Mạo” là cái “mũ” đó nha
Trong đó từ “rạc” nghĩa là “xác xơ”
“Anh” là “eng”, “cô” là “O”
“Mun” trong bếp củi là “tro bếp” mà…

Còn đây là của cụ Vợi:

TIÊNG NGHỆ
   (Nói với vợ khi về thăm quê)
 
  ...Cái gàu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
  Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
  Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào
  Cá quả lại gọi cá tràu
Vo trốc là bảo gội đầu đấy em
  Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
  "Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà O đã nhốt con ga trong truồng"
  Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
  Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
  Chắt từ đá sỏi , đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em ...
                NGUYỄN BÙI VỢI

PS: Lưu Quang Vũ có bài "Tiếng Việt" còn cụ Nguyễn Bùi Vợi có bài "Tiếng Nghệ",trong "Tiếng Việt" có đoạn:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.


Nói về Tiếng Nghệ và Tiếng Việt như vậy hay quá phải không các bác Xứ Nghệ.  Wink
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 07:30:46 pm »

Anhtho xin chào các tiền bối xứ Nghệ. Mấy hôm trước được nghe điện thoại của bác Tailienson trong lúc tiếp đón thịnh soạn anh thầy và anh Đức Cường tại tư gia. Hay thật đấy, nhìn cái cổng gỗ lim, em lại nhớ cái cổng nhà bố chồng ở Nam Định hơn ba mươi năm trước, cái cổng nhà Cụ Lý mà, tuy cụ kĩ nhưng vững chãi và rất hoài cổ. Chúc các anh mạnh giỏi và có nhiều dịp gặp mặt hàn huyên.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2014, 12:10:25 am »

  Trước hết NYCL xin tỏ lòng bái phục bác qtdc, vì bác đã có những tài liệu sưu tầm rất đắt về tiếng địa phương xứ Nghệ (cả Nghệ An và Hà Tĩnh). Sau nữa, xin phép bác cho NYCL được sao chép lại cho con cháu đọc đế chúng hiểu và biết trân trọng bản sắc văn hóa quê mình. Thú thực là có những tiếng bây giờ NYCL mới được nghe. Ví dụ như: "lộ chồ" là nơi "rửa bát". Ở quê của NYCL gọi là "chộ rửa đọi", vũng nước ở đó thì gọi là "vụng rửa đọi". còn "răng rứa hè" hay "răng rứa hầy" thì có nghĩa là "sao lại như thế nhỉ". ... Nói như Nguyễn Bùi Vợi "Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn". Tiếng xứ Nghệ nhiều thanh trắc, nhiều âm chồng "nhôông, ôông, trôốc, lôông, roọng, toóc... " nói lên nghe trúc trắc, khó khăn lắm. Có lễ tại mảnh đất này cằn khô bởi "Gió Lào cát trắng" mỗi mùa hè, rồi lũ tràn nước ngập bão tố mưa sa mỗi độ thu về nên con người phải gồng mình lên cho rắn chắc để chống chọi với thiên nhiên!?
  Không biết bác qtdc có phải ở "quê choa" không?
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM