Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:26:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Re: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 4)  (Đọc 49960 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #40 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 03:09:39 pm »

Nhuthin@ có bài viết về Lê Minh bên topic Nó và Tôi, xin phép mod copy sang bên này cho tập trung, anh em bạn bè tiện trao đổi, tâm sự:

LÊ MINH - NGƯỜI LÍNH TRINH SÁT DẪN ĐƯỜNG
 

     Tôi với Lê Minh( Tích Tường Như Lệ), cùng nhập ngũ một ngày( 6/9/1971). Anh học khoa Lý, tôi học khoa Toán trường ĐHTH Hà Nội. Khi huấn luyện tân binh ở Hà Bắc, tôi với anh cùng tiểu đoàn 6 nhưng anh ở đại đội 23, tôi ở đại đội 24 vì thế nên không biết nhau.
     Tháng 7 năm 1975 tôi được ra quân về đoàn 8/69 nằm chờ giải quyết chế độ chính sách và lấy giấy tờ trở lại trường đại học. Tôi gặp Lê Minh cũng ra quân cùng kỳ. Hồi ấy lính sinh viên các trường tề tựu ở đoàn 8/69 chờ ra quân khá đông. Nhưng tự nhiên chúng tôi hình thành một nhóm sớm thân nhau gồm: Lê Minh  trinh sát sư  đoàn, Đông nguyên sinh viên khoa Sinh, lính bộ binh C10, Hiền  nguyên sinh viên khoa Địa, lính đại đội pháo 14, Trung sinh viên Đại Học Thủy Lợi, quản lý đại đội 9 và tôi. Vì rảnh rỗi chúng tôi thường kéo nhau ra quán nước tán phét, kể chuyện trận mạc. Tôi khoái nghe chuyện Minh kể vì anh là trinh sát. Có lần một nhóm trinh sát của anh nằm trong trận địa của địch nắm tình hình. Một tên lính Cộng Hòa đến chỗ các anh nằm vạch quần ra tè ngay trên người các anh. Chỉ một tích tắc nữa, hắn sẽ phát hiện ra các anh mất. Buộc phải nổ súng. Anh chỉ kịp nghe thấy tiếng thốt lên bất chợt: “Sao lại bắn tui”, kèm theo cái xác đổ vật. Các anh vùng chạy thoát khỏi hiểm nguy. Có lần, vừa rẽ khỏi cánh rừng các anh chạm trán luôn một nhóm thám báo, cả hai bên đều ù té chạy ngược trở lại. Quá bất ngờ chẳng một phát súng nào, ai đi đường nấy. Có lần…Tóm lại rất nhiều tình huống hiểm nguy mà người lính trinh sát có nụ cười hiền khô đang ngồi trước tôi đây đã trải qua.

    Sau này trở lại trường học, chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ. Thỉnh thoảng Hiền lại rủ tôi đến nhà Lê Minh đánh cờ, hoặc chuyện phiếm. Tôi thấy góc nhà anh có dựng khẩu các bin M 2, nhà có cả Telephon. Hồi ấy chỉ cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước mới có điện thoại riêng. Nghe nói của ông già anh. Đem thắc mắc hỏi Hiền, hắn bảo : “ Ông không biết à? Bố Lê Minh là Lê Giới, từng lái xe cho Bác Hồ, nay là cục trưởng cục đường bộ, hồi chiến tranh cụ mang quân hàm đại tá phụ trách việc  vận tải chi viện cho tiền tuyến”.
   Ra thế. Một lần gặp cụ tôi cứ thấy quen quen như đã gặp ở đâu rồi thì phải…
   Một bận, Hiền bảo tôi, độ này tao thấy Lê Minh hay trinh sát gần nhà tao ( Hiền ở phố Trần Quốc Toản). Lắm lúc giáp mặt, chỉ thấy hắn chào qua loa rồi tâm trí lại để đi đâu ấy”. Thời gian sau hắn bảo : “ Mục tiêu trinh sát của Lê Minh là cô giáo trẻ tên Châu ở số nhà…” Ồ thảo nào. Kết quả của những chuyến trinh sát đầy bí ẩn ấy là một thiếp mời đám cưới mà tôi nhận được chẳng lâu la gì. Tôi bảo Hiền : “ Thôi coi như nó trinh sát trước cho anh em mình biết, lấy vợ có hay ho gì không?” Nó tiên phong trong đám lính về ở đoàn 8/69 năm 1975.
    Bẵng đi thời gian dài, bận làm ăn trong thời buổi hết sức khó khăn, chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Có lần Lê Minh rẽ qua nhà tôi chơi, anh bảo đang tham gia một trung tâm luyện thi đại học ở Bách Khoa, cũng kiếm được. Tự cứu mình thôi, ông tính lương giảng viên đại học ăn thua gì. Anh bảo tôi, có muốn tham gia một lớp dạy ngữ văn anh giới thiệu. Thú thực, tính tôi hay tếu táo không hợp với nghề giáo. Đành chịu đói vậy.
   Cuối năm 2005, tôi bị một căn bệnh quái ác quật ngã, nằm bẹp giường. Lê Minh đến thăm, tặng tôi hai cuốn tiểu thuyết đang khá hót của một nhà văn Mỹ. Anh bảo tôi: “Lúc nào bớt chóng mặt thì đọc”. Tôi nghe anh, thỉnh thoảng đọc vài trang. Sau không dừng được nữa, nhân vật chính trong hai cuốn tiều thuyết đầy nghị lưc, đối mặt với hoàn cảnh khó khăn để tồn tại. Tôi thầm cám ơn Lê Minh tiếp cho tôi thêm sức mạnh chống chọi với bệnh tật.
  Thời gian sau, anh lại đến thăm tôi, cho tôi một túi tướng nấm linh chi bảo: “Ông uống cái này tốt cho sức khỏe đấy”. Anh còn tặng tôi một tập “ Những chuyện không thể quên- cười ra nước mắt” của anh. Tôi cho anh xem chiếc ba lô, ba cuốn nhật ký thời chiến, và bộ đồ trận của tôi. Anh giới thiệu với tôi trang Quân sử Việt Nam và nói: “ Khi nào ông đỡ, hãy tham gia trang này. Nó hợp với sở trường của ông. Hơn nữa những tư liệu sống của ông không thể nằm mãi trên gác xép được, rất phí”…
   Anh lại đóng vai người lính trinh sát, đưa những dòng hồi ức trận mạc lên trang. Trên trang tôi thấy anh luôn đi đầu…không hổ danh là người lính trinh sát của đại đội 20 năm xưa. Nhờ có anh tôi chập chững bước vào trang Quân Sử với những bài viết đầu tay, ngay khi còn trên giường bệnh.
   Tháng trước anh cùng đoàn cựu chiến binh trở lại chiến trường xưa. Tôi không tham gia được vì sức khỏe không cho phép. Nhìn ảnh anh  trầm tư bên mộ các đồng đội. Tôi biết anh đang nén bao tâm trạng trong trái tim đầy nhân hậu cuả người lính từng  trải.
   Tuần trước hay tin anh ốm, tôi cố gắng đến thăm anh ở bệnh viện Bạch Mai. Độ này thời tiết khắc nghiệt khiến tôi lúc nào cũng cảm thấy chao đảo. Thăm được anh rồi về. Không còn sức ra 19 Ngọc Hà với anh em.

   Sáng nay bỗng nhận được tin dữ. Tôi choáng. Hiền ở Sài Gòn gọi ra cho biết. Tệ thật! Đáng trách thật! Mình lại là người phía sau, biết muộn.

   Tích Tường Như Lệ ơi! anh lại đi trước trinh sát dẫn đường. Chúng tôi rồi sớm muộn cũng theo anh. Rồi sẽ lại được nghe anh kể những “ Chuyện cười ra nước mắt”  ở thế giới bên kia.  Có điều anh đi vội quá chắng nhắn lại anh em lấy một lời. Tôi giận anh, tôi trách anh. Năm ngón tay, năm thằng ra quân năm ấy thế là đã mất hai, Đông và anh.

     Ông trời thật không công bằng. Chí ít cũng cho anh được cầm sổ hưu,  cho anh nghỉ công tác lấy một ngày, an nhàn bên  con, cháu.

   Giận mà giận, thương mà thương. Lòng này ai tỏ. Thướng tiếc bạn vô chừng.


                                                                       11h, ngày 22/8/2013
                                                                                  NT
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 03:26:41 pm »

Ôi đau xót quá ,thế là Lê Minh-Tích Tường Như Lệ của chúng ta đã đi xa.19C từ nay vắng bóng Anh ,nhưng ai cũng thấy anh ngồi đó nhẹ nhàng và thân thương.hôm nay mới vào được mang giờ này.Xin được gửi tới gia đình ,người thân của Lê Minh lời chia buồn sâu sắc và cầu mong Lê Minh được anh lành nơi chín suối.Chúng ta không quên người bạn -Đồng đội thân yêu của mình.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 03:29:11 pm »

Vĩnh biệt người CCB, người thầy đáng kính.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #43 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 06:01:07 pm »

Sáng nay, quá nhớ thương TTNL, tôi đã nêu câu hỏi:

Đã bao lần tôi chứng kiến, nhặt nhạnh từng mảnh thi thể bạn lính, bó tăng chôn cất cho bạn nhưng cùng lắm là khóc vì thương bạn, vì căm thù giặc nhưng lần này, đứng nhìn bạn mình lịm dần đi trước sự bất lực của con người, của nền y học nước nhà tôi hận quá, chua chát quá.
Phải chăng bạn mình chết oan?
 Ai trả lời cho tôi câu hỏi này với.

Đã có một Tiến sĩ y khoa giải đáp giùm tôi câu hỏi đó:

"Phổi trắng thì đúng là suy hô hấp cấp rồi anh ạ. Chỉ có điều nguyên nhân chính xác do tác nhân nào thì có thể chưa biết chắc. Khả năng có thể do một loại vi rút gì đó? Còn do nhiễm khuẩn thì thường không tiến triển nhanh rầm rộ như vi rút. Bạch Mai là trung tâm đầu ngành rồi, phương tiện chẩn đoán là số một, các Bác sĩ đều giỏi cả anh ạ. Với những trường hợp nặng bao giờ cũng được các Giáo sư hội chẩn, chỉ định điều trị. Tuy nhiên, đôi khi vì bệnh nặng quá cũng không làm thế nào được."

Thôi thì đành vậy, trời kêu ai nấy dạ.
Logged
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #44 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 11:31:16 pm »

 @ anh Chiên ơi khi mất người thân mình thường có nhiều câu hỏi đôi khi y học cũng bó tay vì nhiều loại vỉ rút mới ,Ngày trước khi ở viên 103 khi mới giải phóng có vài anh lính được đưa từ MN  ra cũng sốt cao liên tục và cũng ra đi nhanh chóng ,khi mổ tử thì được biết các anh đi mưa về viêm phổi rất nặng và có loại vi rút thời ấy miền bắc chưa bao giờ gặp ,em nghĩ bác tiến sĩ nói có lý có thể anh Minh gặp phải vi rút lạ mà ta chưa biết y học bó tay .
Các anh có đi Viếng anh LÊ MINH xin thắp dùm cho em và CCBTT 2 nén nhang khấn rằng mãi mãi tiếc thương anh



Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 12:12:03 am »

Tuy rất buồn nhưng cũng phải nói Anh Lê Minh được chăm sóc kỹ lưỡng rồi các anh chị ạ.
Chúng ta nên coi trọng tập thể Y, Bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai là Bệnh viện hàng đầu của Việt nam.
Còn Phổi trắng là thuật ngữ giới y học dùng để chỉ hình ảnh tràn dịch màng phổi toàn bộ ( Nôm na là Buồng phổi bị viêm nặng lắm kèm theo tràn dịch màng phổi rất nhiều đến mức độ trên phim X-quang trông chỉ có một màu trắng thôi ạ!). Thường xảy ra trên các bệnh nhân bị viêm phổi nặng, viêm màng phổi...kèm theo suy kiệt suy mòn ạ.

Một lần nữa, xin chia buồn cùng gia đình Anh Lê Minh, một Cựu chiến binh chân chính!
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 01:19:16 am »


Chien ạ , sáng hôm 21 /8 Đinh Ngọc Sĩ bạn mình về đến sân bay là gọi ngay cho mình ( Sĩ nghe vợ thông báo là phải gọi ngay cho anh Luan ) mình hỏi về trường hợp Lê Minh . Mình nói tất cả những gì mình nhìn thấy và đã hỏi em Minh trong mấy lần vào BM . Nghe rồi Sĩ bảo bó tay rồi . Khoa đó ở BM là vip rồi , nó 2 lần anh hùng đấy , và Sĩ cũng hỏi số ngày đã hôn mê và tiên lượng rất đúng . Cúng sáng hôm 21 /8 bác sĩ đã gọi con gái con trai Minh lên và nói rõ tình hình rồi . Thương là bạn mình còn trẻ mà đi vội thế . Mấy hôm nay cứ vào diễn đàn là nhìn thấy bạn bè có mặt ở nhà TTNL như thể đồng đội vẫn quây quần bên Minh . Biết là chả thể mãi mãi nhưng cứ nhìn thấy bạn bè đến với trang của Minh cũng ấm lòng
Logged
taupaypay
Thành viên
*
Bài viết: 126



« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 02:01:17 am »

Cầu mong bác Tích Tường Như Lệ được an nghỉ, siêu thoát vào cõi vĩnh hằng. Thành kính phân ưu   Cry
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 04:37:23 am »


Lại một CCB ra đi, xin chia buồn cùng gia đình anh và VMH!
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 05:32:10 am »

   Mặc dù chưa gặp em lần nào nhưng em là dân Trỗi khóa 5 và cũng dịp này mới biết tên thật của em, chị gọi em vào giây phút đau buồn này cho tình cảm Lê Minh nhé . Cái khóa 5 Trỗi của bọn em có những người nổi tiếng như PTT Nguyễn Thiện Nhân , Trần Kiến Quốc... và em nữa _ một người lính SV mặt trận Quảng trị , thành viên TICH TUONG NHU LE của trang VMH . Mong em an nghỉ nhanh siêu thoát , đồng đội luôn ở bên em Lê Minh ạ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM