Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:16:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Re: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 4)  (Đọc 49951 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #190 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2013, 07:02:47 am »

Sáng thứ bảy nơi mình nắng dịu. Ngồi dưới nắng nghĩ đến bác Giáp, nghĩ đến Minh, nhớ lại những ngày xưa, từ thật xa đâu đó những hình ảnh cũ lúc mờ lúc tỏ trở về.

TTNL và 6971 đã có lần lên lớp cho mình gửi ảnh lên DNGN kiểu "liên thanh" mà học chưa vào, nên vẫn "phát một".
Ảnh này kể từ Tài là các anh Thời, Khâm, Ánh hôm tiễn Minh (trích từ ảnh đã gửi).
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #191 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2013, 10:36:56 pm »

Gọi Hạc  (08)

Lính thời chiến không có khe hở để ngồi ôm nuối tiếc. Rồi cũng nguôi ngoai những khao khát phi công và hết ấp ủ giấc mơ Tiểu đoàn Sinh viên. Rồi mấy thằng phi công hụt cũng tìm thấy hơi ấm tiểu đội, thấy niềm vui của đời lính trinh sát.

Mình lớn lên ở quê, lăn lóc với hạt thóc, củ khoai. Một năm trước, khi về thành phố khoác áo sinh viên, đã va vấp, ngô nghê, ngỡ ngàng vô kể. Bây giờ trở lại sống với những người lính “chân quê”, hầu như chẳng gặp khó khăn gì. Còn Minh lớn lên ở phố, tối tối chơi sô-vê đuổi nhau chạy quanh chùa Một Cột, rồi lại mấy năm Trường Trỗi bên xứ Tàu, liệu có hòa nhập được với mấy đứa chiêm chiêm, mùa mùa Khoái Châu, Kim Động không? Thi thoảng gặp nhau khi họp đại đội, nghe Minh khoe: “Thử ăn khoai lang sống chưa? Ngọt lừ”, mình đã bất ngờ, vui vui. Chắc mấy thằng Oai oái Phủ Khoái dạy bạn ăn khoai sống

Sát sạt Tết thì bất ngờ đơn vị nhận lệnh rời Việt Yên, ra ga Bắc Giang, lên tàu, căng cờ giải phóng sình sịch chạy qua ga Hàng Cỏ, xuyên đêm thẳng vào Vinh. Qua phà Bến Thủy, nghỉ tạm một ngày, tối đến hành quân bộ, đi về phía Nam, chẳng rõ tỉnh huyện mô tê nào. Lỉnh kỉnh còng lưng xoong nồi, súng, gạo, giò, miến măng. Sau này trong đời lính sẽ còn vô vàn lần hành quân gian khổ, cơ cực, nhưng tối hành quân hôm ấy trên đất Hà Tĩnh là “dã man” nhất với mình. Càng khuya, càng nhụt, lê chân vô vọng, ứa nước mắt. Đêm tối mịt mù. Đất khách quê người xa lạ. Không biết đích là đâu, có đến được không. Thật bất ngờ, Minh từ  phía đầu hàng quay lại tìm mình (A2 đi trước A8 một quãng xa). Mình sướng run người. Sao bạn biết mình đang hoang mang, tuyệt vọng mà quay lại? Minh mang đỡ cho mình bao gạo. Đã thế, Minh lại không được đi cùng mình mà phải vác cả 2 bao gạo đi ngược về phía tiểu đội mình.

Không nhớ đi được bao xa, chắc quãng 8 hay 10km thì được lên ô tô. Sống rồi! Nhưng hết khổ này lại tới khổ khác. Mình bị cái tội say xe. Say xe thì khổ lắm. Say rã rượi, mê man. Chẳng thà đi bộ còn hơn. Gần sáng cũng đến được nơi tập kết. Một vùng đồi núi lơ thơ mấy túp lều dân xập xệ. Mỗi tiểu đội ở một xóm, cách nhau những con suối. Hôm ấy là ngày 30 tết.

Nhưng rồi một tai họa lại đến. Đêm trước, trong lúc say xe, mình đã để rơi mất 1 quả lựu đạn. Tội mất quân trang vũ khí khi còn ngoài Bắc là nặng lắm. Mình bàn với Minh, hai đứa đành chung nhau 3 quả lựu đạn, khi nào kiểm tra quân trang bên B1 thì bí mật chuyển từ B3 sang cho đủ, xong lại chuyển ngược lại.

Đơn vị đóng ở Kỳ Anh, một huyện nghèo của Hà Tĩnh. Lại tiếp tục tập nghiệp vụ trinh sát. Có một hôm (theo nhật ký là 5.3.1972), đơn vị tổ chức leo núi, lập đài quan sát trên cao điểm của dãy Hoành Sơn. Mình lại bị đuội khi leo núi. Cứ tụt dần, tụt dần về cuối hàng. Minh lại như ông Bụt, quay lại đỡ mình. Những kỷ niệm ấy quên làm sao được.

Một tuần sau, 12.3.1972, bọn mình bám theo Hoành Sơn, đi ngược ra phía biển và dừng chân ở xóm 19/5 thuộc xã Quảng Đông mấy ngày để tập bơi vũ trang trên biển. Chỗ đấy chính là Vụng Chùa, nơi sau khi Minh đột ngột ra đi không lâu, Bác Giáp đã về đây yên nghỉ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2013, 10:50:53 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #192 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 08:06:39 am »

 Mình ốm suốt tuần nay , đến 49 ngày M mình cũng không có mặt . Đọc Gọi Hạc cứ thấy tê tái . Có lẽ , vừa do tài năng vừa do yêu bạn nên với mình những gì Tài 6971 viết mình đều thấy yêu thấy hay thấy hay hơn tất cả những nhà văn mình biết . Thứ mà Tài viết thật đến nỗi thành văn . Văn của người lính trong cuộc là thứ văn phi hiện thực . Viết thật đâu phải là dễ ? Khó lắm khó lắm . Nhớ M quá . Gọi Hạc ... con sinh ra thì đã chết / con chưa chết thì chưa sinh ra .
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #193 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 08:39:26 am »

Suốt ngày 13/10 tôi ở vũng chùa chờ đón linh xa chở đại tướng,có rất nhiều thời gian vãn cảnh vũng chùa.Đây là vùng biển hoang vắng không có người vào.Đường vào nơi an táng mới mở được 1 tuần nay.Có lẽ bác nhầm vùng biển mà đ/v bác tập bơi trước đây.chào bác.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #194 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 02:34:31 pm »

... Có lẽ bác nhầm vùng biển mà đ/v bác tập bơi trước đây.

Chào @ DucCuong,

Đây là 6971 ôn lại với bạn bè dựa trên nhật ký thôi, chứ trí nhớ sau hơn 40 năm thì chỉ còn là ang áng, dễ nhầm lắm. Chưa kể hơn 40 năm thì cảnh vật biết bao thay đổi rồi. Nơi xưa kia hoang vu giờ thành phố xá. Nơi rầm rập những binh đoàn giờ âm u, heo hút.

Căn cứ theo nội dung và những địa danh trong nhật ký thì tạm dựng lại "phim" như thế này: Ngày 17.2.1971: Đơn vị C20 rời Kỳ Lạc đi dã ngoại, bám sườn nam dãy Hoành Sơn, đi về phía biển. Ngày 12.3, đến xã Quảng Đông, lính xuống biển tắm (Không rõ thôn nào của Quảng Đông). Những ngày sau các nhóm tập đi địa hình ở Đèo Ngang, cao điểm 234 (dãy cao điểm trên đó có Hoành Sơn Quan cổ kính), rồi về đóng mấy ngày ở thôn Vĩnh Hải, tập bơi và cuối cùng xuống thôn 19/5 là hết đợt dã ngoại, quay về Kỳ Lạc (ngày 22.3.1971).

Bây giờ, xã Quảng Đông có 5 thôn, trải dài theo bờ biển, tính từ phía bắc, giáp Hà Tĩnh xuống phía nam là các thôn:  Vĩnh Sơn, Minh Sơn, Thọ Sơn, Đông Hưng và 19/5. Hai thôn Đông Hưng và 19/5 vốn thuộc xã tiếp theo là Cảnh Dương. Chỉ không rõ địa danh làng chài Vĩnh Hải trong nhật ký ngày ấy là tên thôn hay làng, bây giờ thấy trên Google Map đánh dấu mãi trên đường 1. C20 tập bơi mấy ngày trên quãng bờ biển Vĩnh Hải xuống đến 19/5.

Nơi Bác Giáp yên nghỉ là núi Thọ Sơn, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, nhìn xuống biển Vụng Chùa. Không biết cư dân ở Quảng Đông giới hạn Vụng Chùa đến quãng nào, có gồm cả quãng biển cong cong Vĩnh Hải, hay xuống cả Trường Hải, Đông Hưng, hay chỉ là quãng thẳng chỗ Thọ Sơn xuống biển, nơi đúng là "hoang vắng, không có người vào". 
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #195 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 02:37:16 pm »

Ảnh tham khảo
Logged

Nhật ký Viết lại
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #196 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 03:01:58 pm »

@6971 : Mình đã đọc cái đoạn C20 các bạn đi đặt đài áp tết 72 trên Mũi Hoành sơn Nên lần nào đi qua đèo Ngang mình cũng cho dừng xe ngồi tưởng tượng chuyện các bạn ngày xưa ( năm 12 hai lần mình qua đấy ) . Nhật kí các bạn ghi rõ thế . Cả bài thơ của Tralientay ra đời vào dịp này đúng không ?  Mà thôi chả cần nói lại làm chi , nhớ Lê MInh thì lại nhớ cái không gian đó mà thôi bạn nhỉ
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #197 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2013, 03:33:36 pm »

Gọi Hạc  (08)





.... Thật bất ngờ, Minh từ  phía đầu hàng quay lại tìm mình (A2 đi trước A8 một quãng xa). Mình sướng run người. Sao bạn biết mình đang hoang mang, tuyệt vọng mà quay lại? Minh mang đỡ cho mình bao gạo. Đã thế, Minh lại không được đi cùng mình mà phải vác cả 2 bao gạo đi ngược về phía tiểu đội mình.
.....
Nhưng rồi một tai họa lại đến. Đêm trước, trong lúc say xe, mình đã để rơi mất 1 quả lựu đạn. Tội mất quân trang vũ khí khi còn ngoài Bắc là nặng lắm. Mình bàn với Minh, hai đứa đành chung nhau 3 quả lựu đạn, khi nào kiểm tra quân trang bên B1 thì bí mật chuyển từ B3 sang cho đủ, xong lại chuyển ngược lại.
.... Minh lại như ông Bụt, quay lại đỡ mình. Những kỷ niệm ấy quên làm sao được.

Một tuần sau, 12.3.1972, bọn mình bám theo Hoành Sơn, đi ngược ra phía biển và dừng chân ở xóm 19/5 thuộc xã Quảng Đông mấy ngày để tập bơi vũ trang trên biển. Chỗ đấy chính là Vụng Chùa, nơi sau khi Minh đột ngột ra đi không lâu, Bác Giáp đã về đây yên nghỉ.


  Đọc đến Gọi Hạc (Cool của bác 6971 thì mới càng thấu hiểu vì sao tình bạn + tình đồng đội nó thiêng liêng đến như thế, cho đến hôm nay hơn 60 tuổi rồi vẫn không thể quên được. Cùng giống như các CCB hơn 90 tuổi vẫn đến để viếng Đại tướng VNG với hai hàng nước mắt vì họ nhớ chuyện "ngày xưa" với những ký ức không bao giờ quên
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
quynhtroc78hn
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #198 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 03:38:50 pm »

Tháng 10 này buồn quá.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất. Giờ vào Quân sử lại biết tin bác TTNL mất nữa.
Xin chia buồn cùng gia đình.
Cháu Quỳnh.
Logged
Congairuou
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #199 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 06:12:18 pm »

Bố Lê Minh và các đồng đội! (27/7/2013)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM