Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:51:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Re: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 4)  (Đọc 49708 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #180 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 03:04:01 pm »

Gọi Hạc  (06)

Bắt đầu từ tối Sáu Chín Bảy Một, đời lính binh nhì đêm đêm ngủ nhà dân, lúc được ở gian giữa nhà, khi thì ngoài hè, có khi ngủ cả ở bếp. Về Bạch Mai, lần đầu tiên bọn mình được ở doanh trại. Những nếp nhà mới được dựng, đơn sơ nhưng mới, đẹp, gọn gàng, thành dãy, có lối đi, có vườn hoa,... Mấy tháng binh nhì, 2 đứa toàn ngủ cùng giường, cùng phản, đêm đến tắt đèn dầu, tối om, cứ thì thầm rúc rích. Bây giờ mỗi đứa một giường cá nhân xinh xắn, đèn điện sáng choang, sau 9 giờ tối, trực ban nhắc buông màn, tắt đèn, nhưng 2 đứa 2 giường sát nhau, vẫn rủ rỉ được. Hồi ấy rủ rỉ toàn chuyện trẻ con, toàn chuyện thiên thần.
 
Khu doanh trại lớp Dự khóa bay nằm kề bên trường bắn Bạch Mai, có những ụ đất chắn đạn cao như đê sông Hồng. Thi thoảng chiều chiều, 2 đứa trèo lên “đê”, nhòm thấy mấy ống khói khu Cao – Xà – Lá (3 nhà máy Cao su – Xà phòng – Thuốc lá) cách không xa mà thấy nao người. Nơi đấy là giảng đường khoa Lý. Gần mà xa, có khi là xa mịt mù, đi không bao giờ đến.

Cuộc sống mới của các “ứng viên phi công” khác hẳn thời tân binh. Cũng sinh hoạt, xếp hàng, nghiêm nghỉ, kỷ luật chặt chẽ nhưng có vẻ lính cậu chứ không phải là lính chiến. Chính trị viên như một thầy giáo dạy Văn. Cùng với ông là một đại úy bác sỹ chăm lo sức khỏe. Được chuyển từ chế độ ăn Đại táo lên chế độ Trung táo. Ngày nghỉ, nếu không được ra phố thì lên thư viện đọc sách, đi câu cá. Tối thứ bảy được sang hội trường binh chủng xem chương trình vô tuyến thử nghiệm. Tuyệt không thấy mùi súng ống, thao trường.

Trong số hơn chục “ứng viên phi công” có khoảng một nửa vốn là sinh viên: Hai thằng mình là “dân” Tổng hợp, có 3 “tên” Sư phạm. Dù mới ít ngày, nhưng hai thằng mình đã quen và chơi thân ngay với Doanh, không nhớ sinh viên trường nào, thư sinh, dễ thương. Sau này, hai đứa bọn mình rất hay nhắc đến Doanh, nhưng không biết bạn sống chết nơi nao? Chỉ biết bạn quê ở Hải Phòng và có em gái sau này học lớp A0 của Đại học tổng hợp.
 
Có một chủ nhật, bọn mình được tự do 2 tiếng. Lúc đầu hai đứa định về thăm khu nội trú ở Thượng Đình, rồi ra đến đường Tàu Bay, thấy không thể kịp nên lại đổi ý. Hai đứa vào quầy bia hơi (mậu dịch) mua mỗi đứa một vại, “nhắm” với bánh mì sừng bò, loại 100g. Song rồi tìm vào một quán cà phê ngay gần Ngã Tư Sở, ngồi uống sirô lựu. Tình cờ trong quán có một anh hơn tuổi bọn mình đang ngồi trầm ngâm. Nghe chuyện 2 thằng bọn mình nói với nhau, anh ấy hỏi: “Dân khoa Lý à?”. Thì ra anh học trên bọn mình 3 khóa. Bọn mình cùng chuyện trò tào lao. Mới đấy thôi, bọn mình cũng là sinh viên khoa Lý, mà sao bây giờ nói chuyện với anh ấy, bọn mình thấy như chúng mình là Sẻ hoang, anh ấy là Họa mi, Hoàng yến, cao xa vời vợi. Ao ước bao giờ thành sinh viên khoa Lý như anh ấy. Sau này 2 đứa còn nhiều lần nhắc lại câu chuyện vô đề ngắn ngủi chiều chủ nhật ấy.

Về Bạch Mai được gần 1 tuần thì bắt đầu khám vòng 2. Vòng này khám chuyên nghiệp hơn nhiều so với vòng 1. Hàng ngày, xe đưa lính từ Bạch Mai sang bệnh viện quân chủng bên Hoàng Mai khám. Cứ mỗi ngày lại “rụng” vài người, xe hôm sau rộng chỗ hơn xe hôm trước. Cho đến  hết ngày thứ tư (30/12/1971) thì xong. Thật buồn, cả 2 đứa đều “rụng” – Minh “bị” gì đó về tai – mũi – họng, còn mình "bị" về cơ quan thăng bằng.

Tối 5/1/1972, đại úy Gác chính thức công bố danh sách học viên Dự khóa bay. Không có tên bọn mình. Buồn bơ vơ, hẫng hụt. Rồi sẽ đi đâu: sang tên lửa, đi quét đường băng, gác sân bay hay trở lại bộ binh? Đời lính, số phận nằm trong tay người khác. Dù vậy, 2 đứa ao ước được về Tiểu đoàn sinh viên, không biết giờ ở đâu?    
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2013, 04:49:14 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #181 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2013, 08:23:34 pm »

 Tiếc cho sauchinbaymot quá!. Nếu qua trọn được các vòng khám tuyển thì có phải mình lại có thêm được một đồng nghiệp nữa cùng vi vu trên khoảng không đầy thơ mộng mà hiểm nguy kia không. Dẫu sao qua vài vòng khám là cũng đủ cảm nhận cái "nghề bay" chẳng nhàn hạ gì rồi, đúng không sauchinbaymot ?
 Rồi sau này bạn ở đâu nhỉ ?
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #182 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2013, 10:17:09 pm »

Tiếc cho sauchinbaymot quá!. Nếu qua trọn được các vòng khám tuyển thì có phải mình lại có thêm được một đồng nghiệp nữa cùng vi vu trên khoảng không đầy thơ mộng mà hiểm nguy kia không. Dẫu sao qua vài vòng khám là cũng đủ cảm nhận cái "nghề bay" chẳng nhàn hạ gì rồi, đúng không sauchinbaymot ?
 Rồi sau này bạn ở đâu nhỉ ?

Chào bác PCTK, cám ơn bác đã chia sẻ. "Trượt" lính bay có thể nói là cú "trượt" đầu đời của 6971. Sau này còn "trượt" này, "trượt" nọ, to thì "trượt" đường quan trường, nhỏ thì "trượt" mấy lần rút thăm tiêu chuẩn phân phối lốp xe. Chỉ cảm thấy "tiếc" lúc mới "trượt" thôi, chứ sau rồi bụng bảo dạ: Có số, có khi trượt lại hay.

Bác hỏi: Rồi sau này? Sau này cả tôi và TTNL lang bạt kỳ hồ, dài lắm bác ạ. Sau hẳn thì cùng mãn nguyện về trụ ở Quân sử.

Chúc bác mạnh khỏe, yêu đời.    

Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #183 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2013, 09:54:08 am »

Tiếc cho sauchinbaymot quá!. Nếu qua trọn được các vòng khám tuyển thì có phải mình lại có thêm được một đồng nghiệp nữa cùng vi vu trên khoảng không đầy thơ mộng mà hiểm nguy kia không. Dẫu sao qua vài vòng khám là cũng đủ cảm nhận cái "nghề bay" chẳng nhàn hạ gì rồi, đúng không sauchinbaymot ?
 Rồi sau này bạn ở đâu nhỉ ?

@PCTK : Bác 6971 có một topic trên box này http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,17873.0.html. Hai người lính, TTNL và 6971, cùng ra đi từ khoa Lý ĐHTH, cùng tham gia lớp dự bay, cùng được huấn luyện trinh sát bình đồ tại d74/Cục 2 và đều là những trinh sát thượng thặng của c20/f325. Hai topic của 2 con người nhưng sẽ là 1 cuốn biên niên sử chung cho 1 thế hệ những người sinh viên cầm súng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #184 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2013, 06:10:55 pm »

Hôm nay, 8/10/2013 chúng tôi những người lính Quảng Trị đến nhà LM-TTNL để thắp hương cho anh nhân 49 ngày mất của LM-TTNL theo lời mời của chị Châu (vợ anh) và hai cháu Minh Ngọc & Thịnh (con gái và con rể của anh). Cùng đên thắp hương cho LM-TTNL còn thấy có những những đồng đội C20/F325, những người bạn cùng khóa 5 trường Nguyễn Văn Trỗi, các bạn cùng lớp k15 Vật Lý Đại học Tổng hợp Hà Nội và nhiều người thân trong gia đình. Theo con ngõ nhỏ Quan Thổ I, phố Tôn Đức Thắng chúng tôi vào ngôi nhà của anh nơi có những người thân đang chờ . Chúng tôi hết sức xúc động thương tiếc cho một người bạn, người đồng đội đã sớm rời bỏ những người thân và bạn bè vì cơn bạo bệnh .





« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2013, 07:01:05 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #185 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2013, 10:16:39 pm »


Mình vẫn thỉnh thoảng nghĩ sao Lê Minh lại thường tận tình thầm lặng với công việc vậy, và cho có hai lý do, một là do ảnh hưởng của bố mẹ, và hai do Minh là anh của 5 người em nên luôn nhường nhịn và chia sẻ.

Mong Lê Minh ra đi thanh thản.

Mình không có nhiều ảnh chụp với Lê Minh. Tìm được một ít, và đây là ảnh 8 năm trước khi ít anh em C20 gặp nhau ở Hà Nội (5.2005). Nhớ bạn.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #186 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2013, 10:21:25 pm »

Ngồi tò mò lần theo bản đồ xem nơi Bác Giáp an nghỉ ở đâu. Đã từ lâu rồi, cái thú binh địa chỉ biết chia sẻ với TTNL là sướng nhất. Bây giờ lụi cụi, buồn ghê. Đàn kia gảy những ngẩn ngơ tiếng đàn.

Thì ra Vụng Chùa - Đảo Yến chính là nơi lần đầu tiên 6971 nhìn thấy biển. Đấy là ngày 12.3.1971, C20 hành quân từ Kỳ Lạc, bám theo Hoành Sơn ra đến thôn19/5. Hình như thôn này cũng có tên là làng Cảnh Dương (Có ai về Cảnh Dương), thuộc xã Quảng Đông. Đơn vị hành quân ra tập bơi trên biển kết hợp chữa ghẻ cho lính. Mấy hôm sau có đi tập địa hình trên Đèo Ngang. Minh có nhớ kỷ niệm gì về Cảnh Dương không? Mình nhớ kém lắm, chỉ dựa theo nhật ký thôi  (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,17873.40.html).    
Logged

Nhật ký Viết lại
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #187 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2013, 10:09:23 pm »

Bác 6971,

Đọc những bài "Gọi Hạc" của bác thấy bùi ngùi xót xa lắm. Bác cứ thủ thỉ với Lê Minh như Minh đang đâu đó quanh đây, nhiều lúc vừa xem vừa ứa nươc mắt. Nhất là Bác với Lê Minh lại như hình với bóng. Ra 19c NH, các bác cũng thường chụm đầu với nhau.

Bây giờ cứ nhìn thấy bác là lại nhớ ngay đến Lê Minh đấy.

Xem lại những ảnh cũ đăng lên đây có Lê Minh mà không tin Lê Minh đã đi xa.

Suốt chuyến đi Quảng Trị năm ngoái, tôi ngồi cạnh Lê Minh trên xe suốt đợt ("Mõ" xếp chỗ mà). Cứ đọc đoạn nào nhắc tới Lê Minh, lại nhớ lại cảm giác về tính cách của Lê Minh khí đó.

Nhớ Lê Minh.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #188 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 10:05:42 pm »

Gọi Hạc  (07)

Ngày 23.11.1971, hai đứa hân hoan, lâng lâng, mặt mày rạng rỡ ngồi trên thùng xe tải nhà binh với những sỹ quan đeo quân hàm cánh én bạc từ Hà Bắc về Hà Nội thì ngày 22.1.1972, coi như một tháng sau, lại xe của quân chủng không quân chở những phi công hụt trả về Hà Bắc. Tâm trạng khác hẳn rồi, nhưng điều còn buồn hơn là tiểu đoàn sinh viên (d10) đã không còn thuộc sư đoàn 325 nữa. Nhóm phi công hụt gồm 6 người, tính tên theo vần là: Bảo, Cần, Đức, Minh, Tài và Trúc, được trả về sư bộ sư 325. Bảo trước khi đi là sinh viên Toán Đại học sư phạm HN, Cần, Đức và Trung đang học phổ thông thì nhập ngũ. Ngay sau đó, ban cán bộ điều cả 6 đứa về đại đội trinh sát sư đoàn, khi đó cũng mới thành lập. Lính trong đơn vị phần lớn quê ở Hải Hưng, kém bọn mình 1-2 tuổi. Minh về A2, mình về A8, cùng “lên” tiểu đội phó! Bảo ở lại C bộ, làm liên lạc, Cần, Trúc, Đức cũng được phân về các A.

Không nhớ rõ cảm giác khi ấy, nhưng thấy mình thở dài trong nhật ký: “22.1.1971: Sa xuống hố. Sâu thẳm thẳm và tối mù mịt. – Ngày về C20 – Đại đội trinh sát sư đoàn”. Chắc là nản lắm. Còn Minh, sau này, khi mình đã ra Bắc, Minh viết từ Quảng Trị gửi ra cho mình: “…Những ngày buồn như bị bỏ rơi của những ngày đầu về Xê mình, chỉ gặp nhau những tối thứ Bảy hoặc những tối mọi người đi xem”. Mấy tháng trời cùng tổ tam tam, không thì cũng sát giường nhau, bây giờ Minh ở B1, mình ở B3, thường mỗi B một xóm, mỗi đứa một A, như một gia đình mới với bề bộn lo toan, nhưng như 2 chị em gái bị gả chồng sớm, chỉ ngong ngóng cơ hội để lén gặp lại nhau, để nuối tiếc những ngày xưa ríu rít. Cả đơn vị háo hức đi xem phim thì 2 thằng lặng lẽ hẹn nhau ra đê sông Thương, để thương, để nhớ. Thi thoảng bọn mình cũng gặp Bảo, nhưng hắn ở C bộ mà lại nghiêm nghiêm nên cũng ngại.      
Logged

Nhật ký Viết lại
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #189 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2013, 06:19:36 am »

---
Cả đơn vị háo hức đi xem phim thì 2 thằng lặng lẽ hẹn nhau ra đê sông Thương, để thương, để nhớ. Thi thoảng bọn mình cũng gặp Bảo, nhưng hắn ở C bộ mà lại nghiêm nghiêm nên cũng ngại.       
---

Xưa nay lúc nào các a phó chẳng ngại người C bộ :-)

Đoạn trong ảnh trích từ "Nhật ký viết lại" của 6971.
Mình quên mất cảm giác lúc đó thế nào rồi, nhưng "trượt phi công đỗ trinh sát" thì chắc là nuối tiếc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM