Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:06:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M  (Đọc 47542 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2016, 02:37:04 pm »

Chương 13

Những phản ứng



Vào lúc những TQLC được cứu thoát về tới bộ chỉ huy trung đoàn 7 thì xuất hiện khoảng 25 phóng viên tới đưa tin về chiến dịch. Ký giả người New Zealand là Peter Arnett kéo cậu lính khóc lóc trên điện đài ra 1 góc để phỏng vấn những sự kiện diễn ra hôm trước. Thế rồi chẳng thèm cho ai biết, Arnett rời đi viết 1 bài báo nói rằng TQLC đã thua trận, thất bại trong việc cứu lính, các cấp chỉ huy ko nắm chắc tình hình chiến đấu ngày 18/8. Đại úy Richard Johnson, sĩ quan tham mưu thuộc phòng hành quân sư đoàn 3 TQLC lại kể 1 câu chuyện thứ nhì khác nhiều so với chuyện của Arnett. Anh làm thế theo yêu cầu của đại tá Don Wyckoff, sĩ quan phụ trách hành quân của Quân đoàn III thủy bộ sau khi có nhiều truy vấn do hậu quả bài báo của Arnette.

Ngày 21 tháng 8, đại úy Johnson cùng 1 số sĩ quan khác đã vào Sài Gòn tường trình với tướng Westmoreland cùng bộ tham mưu. Sau đó họ được yêu cầu ra trả lời giới phóng viên tại trung tâm báo chí Sài Gòn. Tham gia phát ngôn cho binh chủng TQLC ngoài Johnson còn có thiếu tá Williamson, sĩ quan tình báo sư đoàn 3 TQLC; 1 tiểu đội trưởng thuộc đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4; 1 phi công lái máy bay F4; 1 sĩ quan quan sát đường không. Tất cả số này đều có tham gia vào chiến dịch. Buổi họp báo đang tiến triển tốt cho đến gần cuối thì Arnett giơ tay hỏi lý do khiến Johnson phản bác bài báo của anh ta.

Johnson thuật lại mọi việc và nói rõ anh chỉ ở cách chiến trường có vài trăm mét trong khi Arnett thì ko.

Arnett phản pháo bảo Johnson là tên nói dối rồi thách anh đến gặp mình ở văn phòng hãng thông tấn AP (Associated Press), nơi có tài liệu minh chứng. Do xuất hiện tranh cãi nên người đứng đầu trung tâm báo chí đã cho cuộc họp báo chấm dứt. Johnson cùng những người khác bị các phóng viên vây chặt xin phỏng vấn.

Phải mất 15 phút đồng hồ Johnson mới phá được vòng vây để tới văn phòng hãng AP, nơi nó đang đóng cửa. Cũng thấy tăm hơi Arnett. Họ rất ngạc nhiên vì hầu hết các cơ quan báo chí đều mở cửa 24 giờ 1 ngày.

Johnson ko bao giờ tái ngộ Arnett nữa nhưng người ký giả đã đạt giải Pulitzer lại nổi danh chính từ bài viết này trong khi tính xác thực theo TQLC thì vẫn còn phải tranh cãi.

***

"TQLC dồn vào bẫy 2000 VC" là 1 trong số những tiêu đề được đưa lên trang nhất trên mặt báo cả nước Mỹ. Đó thực sự là quãng thời gian đầy hứa hẹn cho những cố gắng của Hoa Kỳ tại VN. Tổng thống Lyndon Johnson ngây ngất đến độ gửi điện cho các tướng Westmoreland và Walt trong đó có đoạn "Xin gửi lời cảm ơn chân thành và chúc mừng các đơn vị dưới quyền các anh vừa giành thắng lợi to lớn trước trung đoàn 1 VC tại Chu Lai. Đất nước rất tự hào về những người chiến sĩ của nó. Nhân dân ở quê nhà đã xác định sẽ tiếp tục quyết tâm, đoàn kết và ủng hộ họ."

Và dân chúng đã làm đúng như thế được 1 thời gian. Phong trào phản chiến khi ấy còn chưa bắt đầu và đến tận cuộc tiến công Tết mậu thân năm 1968 mới lên đến đỉnh điểm. Sau những lạc quan của chiến dịch Starlite, bộ tham mưu Westmoreland, của chính quyền và Quốc hội đều mường tượng chỉ trong thời gian ngắn quân Mỹ sẽ phát hiện rồi tiêu diệt hoặc làm tan rã 1 số lượng lớn kẻ thù.

TQLC đã vượt qua bài kiểm tra lớn đầu tiên của mình tại VN. Thêm vào đó họ đã kiểm nghiệm được lý thuyết kết hợp giữa trực thăng vận với đổ bộ đường biển trên chiến trường mà họ từng nghiên cứu suốt hơn 1 thập niên. Thành công của chiến dịch Starlite khiến họ thêm tin về khả năng hoạt động hiệu quả của mình chống lại kẻ địch trong "bất kỳ không gian và thời gian nào".

***

Chỉ mấy tuần sau chiến dịch Starlite, TQLC lại tổ chức chiến dịch Piranha chống lại cái gọi là 'tàn quân' của trung đoàn 1 quân giải phóng diễn ra trên mũi Ba Làng An, cách chiến trường Vạn Tường khoảng 8 dặm về phía nam.

1 lần nữa đại tá Peat Peatross cùng với đại tá hải quân William McKinney, lại là những người chỉ huy quân đổ bộ cũng như lực lượng tàu đổ bộ. Các tiểu đoàn 3/7 của trung tá Charles Bodley’s cùng với tiểu đoàn 3/3 của trung tá Joseph E. Muir là những đơn vị tham gia hành quân. Lần này có thêm sự tham gia của đồng minh VNCH nữa. Tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 bộ binh và tiểu đoàn 3 TQLC VNCH đã đổ bộ bằng trực thăng ở khu vực phía nam chiến trường. So với chiến dịch Starlite thì kế hoạch lần này được lập xong ngay, cộng với việc thi hành cũng khá nhanh chóng tạo điều kiện cho cuộc hành quân được chuẩn bị kỹ hơn. Lần này khoảng thời gian giữa lúc lệnh cảnh báo được ban ra cho tới khi đổ bộ vào ngày 7 tháng 9 là 13 ngày.

Thế nhưng so với lần trước thì chiến dịch Piranha lại có thành tích khá khiêm tốn. Lực lượng đồng minh tuyên bố giết chết 178 VC, thu được 20 súng. Phía đồng minh có 2 TQLC Mỹ và 5 lính VNCH tử trận.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 09:18:04 am »

Mức độ giao tranh thấp trong chiến dịch có thể do nhiều yếu tố. Trong thực tế, điểm khác biệt lớn nhất chỉ là TQLC có nhiều thời gian để lập kế hoạch cho chiến dịch Piranha hơn. Tuy thời gian lập kế hoạch dài ra sẽ làm chiến dịch sẽ vận hành trơn tru hơn nhưng cũng khiến tăng khả năng rò rỉ thông tin tình báo.

Trong chiến dịch Starlite, chỉ có 2 vị tướng cấp cao của VNCH là được báo cho biết trước khi nó diễn ra. Nhưng do chiến dịch Pirhana mở rộng với sự tham gia của quân VNCH nên quá trình lập kế hoạch được khá nhiều người biết đến và chính điều này làm tăng khả năng thông tin bị rơi vào tay đối phương.

Có lẽ lý do chính yếu nhất khiến kết quả bị như vậy là quân giải phóng đã phán đoán đúng khả năng TQLC Mỹ sẽ lại triển khai đổ bộ đường biển theo đúng chiến dịch Starlite. Trong suốt cuộc chiến tranh quân giải phóng ko bao giờ cho phép các đơn vị của mình nấn ná ở vùng duyên hải thêm lần nào nữa. Nếu buộc phải thực thi 1 nhiệm vụ ở gần bờ biển thì họ sẽ tới tiến hành rồi lại rút sâu ngay vào trong đất liền. Dù quân giải phóng đã phát triển kỹ năng phòng không khá tốt tuy nhiên các loại vũ khí họ dùng trong chiến tranh lại chẳng có loại nào chuyên dùng để khắc chế đổ bộ đường biển cả.

Phải mất khá lâu quân Mỹ mới thấy kính phục khả năng phục hồi nhanh chóng của quân giải phóng. Sau khi chiến dịch Starlite kết thúc, quân đồng minh đã ko còn coi trung đoàn 1 quân giải phóng là 1 lực lượng chiến đấu nữa. Vậy mà chỉ 4 tháng sau, nhiều tiểu đoàn TQLC Mỹ trong đó có cả tiểu đoàn 3/3 lại tái ngộ với trung đoàn này, với đầy đủ sức mạnh, trong chiến dịch Harvest Moon diễn ra gần Chu Lai. Phía Mỹ rất hoang mang trước khả năng tự hồi phục của trung đoàn 1. TQLC Mỹ đã ko biết rằng trong chiến dịch Starlite họ chỉ mới giao chiến với 1 nửa trung đoàn này. Cũng chẳng ai hiểu được rằng trung đoàn 1 có thể bổ sung thiệt hại bằng những tân binh lấy từ các đơn vị bộ đội và du kích địa phương. Tuy bị tổn thất nặng nhiều lần, trung đoàn Ba Gia vẫn tồn tại suốt cuộc chiến. Trong những năm ấy đơn vị đã có hàng nghìn chiến sĩ hy sinh nhưng họ vẫn luôn hồi phục 1 cách nhanh chóng. Vào đầu năm 1966, nó trở thành 1 bộ phận của sư đoàn 2 QĐND VN, hoạt động quanh quẩn trong địa bàn quen thuộc của mình là tỉnh Quảng Ngãi và thung lũng Quế Sơn ở phía bắc. Vào tháng 9 năm 1967, sau khi kết thúc chiến dịch Swift, tình báo đồng minh lại đánh giá trung đoàn 1 quân giải phóng ko còn 'khả năng tác chiến' nữa. Thế nhưng trung đoàn 1 vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt trận đánh mạnh mẽ với các đơn vị TQLC và Lục quân Mỹ và tiếp theo đó là các đơn vị VNCH sau khi quân Mỹ rút đi.

***

Tuy vậy, trong hàng ngũ đồng minh ko phải ai cũng tỏ ra vui mừng sau chiến dịch Starlite. Các sĩ quan trong Bộ tổng tham mưu quân lực VNCH trách cứ Westmoreland về việc đã ko cho các đơn vị VN tham gia chiến dịch. Walt sau đó phải phân trần rằng tướng Lãm và tướng Thi đều có biết về chiến dịch và đã đồng ý với chủ trương giữ bí mật của ông ta.

***

Quân giải phóng cũng tuyên bố chiến thắng Vạn Tường. Theo đó trung đoàn 1 đã chứng minh được cách đánh thắng giặc Mỹ và đơn vị được tặng thưởng huân chương Giải phóng hạng nhất cùng lá cờ thi đua với hàng chữ "Anh dũng, kiên cường, đánh giỏi, diệt gọn". Sau chiến tranh, chính phủ VN đã nhà lưu niệm chỗ những xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy trong trận Vạn Tường. Tấm bảng ghi bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt cho khách tham quan biết rằng đây chỉ là 2 trong số nhiều xe cơ giới bị các chiến sĩ giải phóng tiêu diệt.

***

Trận Vạn Tường là 1 bước ngoặt cho cả 2 phía. Mỹ tiếp tục đổ nhân lực, vật lực vào VN với niềm tin chiến dịch Starlite sẽ xoay chuyển thế cục của VN. Trớ trêu thay, chiến thắng Starlite của TQLC lại củng cố quan niệm của tướng Westmoreland khi cho rằng chìa khóa thành công tại VN là tìm đánh các đơn vị chủ lực địch. Niềm tin này đã gạt phương châm bình định của TQLC của TQLC xuống hàng thứ yếu.

Về phần mình, quân giải phóng đã nhận ra "chiến tranh đặc biệt" cùng những triển vọng giành thắng lợi nhanh chóng nay đã không còn. Họ sẽ phải chuẩn bị trường kỳ kháng chiến. Và quân giải phóng đã phải mất đến 10 năm mới hoàn tất được mục tiêu của mình. Các cựu chiến binh VN đã kể với tác giả rằng trước trận Vạn Tường họ rất ngán khả năng cơ động và hỏa lực của quân Mỹ, chẳng biết làm thế nào để đối phó với chúng cả. Tuy nhiên, qua trận đánh họ đã học được cách thích nghi trong chiến đấu với quân Mỹ như đã từng làm được thời đánh Pháp.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #62 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 07:54:41 am »

Chương 14

Món nợ máu



Chiến dịch Starlite được loan báo trong khắp các đơn vị quân Mỹ và đồng minh như 1 thắng lợi lớn. Cái chết của 54 lính Mỹ dường như là cái giá hợp lý để đổi lấy 600 mạng quân thù. (1 nguồn khác của Mỹ cho hay TQLC tử trận 45, tử thương 5, chết vì lý do phi chiến đấu 2, bị thương 222. Tài liệu của ta công bố quân giải phóng sau 1 ngày chiến đấu đã loại khỏi vòng chiến đấu 919 tên địch. ND) Chiến dịch đã cho thấy những quân giải phóng khôn ngoan, mưu trí có thể bị hỏa lực và sức cơ động Mỹ đánh bại. Đã có những dự đoán đầy lạc quan cho rằng lính Mỹ sẽ sớm được về nhà. Rất ít người quan tâm đến việc có những sĩ quan TQLC mặc lễ phục xanh dương đi cùng các cha tuyên úy Hải quân sẽ phải bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn qua các thành phố, thị trấn toàn trên 26 bang của nước Mỹ tới gặp 54 gia đình để báo cho họ biết việc cha, chồng, con, em mình đã hy sinh anh dũng vì tổ quốc. Cùng với nỗi đau thương mất mát đem lại cho gia đình, 54 cái tên kia sẽ được ghi thêm vào cuốn 'sổ nợ'. Món 'nợ máu' của nước Mỹ đối với đồng bào mình kể từ thời điểm này sẽ bắt đầu tăng vọt. Chiến dịch Starlite chỉ là điểm khởi đầu của 1 dòng chảy ồ ạt - dòng tử thi lính Mỹ trở về từ VN, tuy rất ít người ở cả 2 đất nước này nhận thấy.

Chưa đầy 3 tháng sau đó, Lục quân Mỹ đã tiến vào 1 khu vực khủng khiếp có tên là thung lũng Ia Drăng và đánh cho lực lượng bộ đội Bắc Việt đóng tại đây tổn thất nặng. Tuy nhiên 'món nợ máu' thì cũng tăng vọt với gần 300 cái tên, đem lại sự khổ đau cho hơn 300 gia đình. Toàn bộ 'món nợ' được bắt đầu từ thiếu tá Buis và thượng sĩ Ovnand giờ đã là 2057 mạng người.

Đến cuối năm 1956 thì con số trên là 2385.

Việc rút quân khỏi VN, vốn có thể thực hiện vài tháng trước mà ko gây ra nhiều tranh cãi, nay đã trở thành 1 lựa chọn ko thể nào chấp nhận được đối với chính quyền Johnson. Tổng thống biết nói sao với dân chúng đây khi đã phung phí hơn 2000 sinh mạng người Mỹ mà chẳng đem lại cái gì cả?

Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara, người luôn lạc quan trước các số liệu, giờ cũng tỏ ra hoài nghi trước cái viễn cảnh Hoa Kỳ sẽ chiến thắng cuộc chiến trong "sớm nhất là cuối năm 1965 và muộn nhất là đầu năm 1966". Thế nhưng ông ta lại hầu như để mặc cho tướng Westmoreland thực hiện cái chiến lược 'tìm - diệt' đẫm máu mà coi nhẹ công tác bình định cùng việc gây áp lực để chính quyền VNCH thật tâm cải cách.

Quân Mỹ sẽ có thêm nhiều 'chiến thắng' kiểu chiến dịch Starlite nữa nhưng đó là theo cách định lượng 'đếm xác' đầy tai tiếng chứ chẳng phải là cách thức chiến thắng theo đúng chuẩn dân chủ phương tây.

Tướng Westmoreland hứa hẹn cuộc chiến sớm muộn cũng sẽ bước đến "điểm giao nhau", là lúc những tổn thất mà Mỹ gây ra cho phía Cộng sản 1 ngày nào đó sẽ vượt quá khả năng tái bổ sung của họ. Theo ông tướng này biện bạch thì tới điểm ấy lực lượng đối phương sẽ nhanh chóng suy giảm khi phải tiếp tục đối mặt với những thắng lợi của phía Mỹ và VNCH. Các chứng minh đã cho thấy điểm giao nhau chỉ là điều không tưởng; chẳng cách gì đạt được điều đó vì những chiến lược gia Hoa Kỳ đã ko hiểu được quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm khỏi đất nước của người Việt. Khá lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, có người Mỹ còn há mồm kêu với tướng Giáp rằng "thưa Đại tướng, ông đã phải trả giá cho cuộc chiến này hơn 1 triệu quân". Thế mà vị đại tướng chỉ đáp lại rất giản dị "Đúng".

Trong 10 năm tới, Mỹ sẽ phải trả giá thêm 56.000 sinh mạng nữa cho 1 chính sách thất bại. Giống như những con bạc khát nước, sau khi đã mất hết tiền bạc, lại tiếp tục vay mượn, cầm cố xe cộ, nhà xưởng rồi đi chôm chỉa nhằm hy vọng vận may sẽ về lại với mình, các chính quyền Johnson và Nixon cũng lún sâu vào món nợ máu với hy vọng đảo ngược lại vận mệnh.

2 tháng trước khi diễn ra chiến dịch Starlite và việc tăng 1 số lượng lớn quân sang VN tham chiến, Lyndon Johnson còn bày tỏ với 1 tâm phúc sự hoài nghi về khả năng giành chiến thắng của Mỹ. Ông nói với thượng nghị sĩ Birch Bayh như sau về kẻ thù: "Địch mong ta sẽ mệt mỏi và tôi cũng tin là chúng sẽ bền sức hơn ta". Người Mỹ có khả năng chịu đựng đau thương, mất mát nhưng chỉ trong những thời điểm nhất định. Khi số gia đình phải nỗi đau thương lên tới 10.000, rồi sau là 15.000 thì những cuộc biểu tình phản chiến công khai bắt đầu diễn ra dữ dội và ngày càng tăng thêm. Đến khi số nợ máu đạt mức 30.000 sinh mạng thì sự chống đối trong dân chúng đã lan ra rộng khắp, những người ủng hộ chiến tranh giảm mạnh. Nước Mỹ đã đến 'điểm giao nhau' trước. Đây là 1 thắng lợi tuyệt vời của những người Cộng sản. Rõ ràng trong trường hợp chúng ta, đây ko phải là việc bị mất nhiều quân vượt quá khả năng bổ sung mà là tổn thất đã diễn ra nhanh hơn sự sẵn sàng bù đắp của nước Mỹ. Người dân Mỹ cũng đã chịu hết nổi như công chúng Pháp khi trước.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 07:41:10 am »

   

    Nhân dân chẳng còn có thể tín nhiệm việc chính quyền cứ thay đổi liên tục lý do vì sao khiến con em họ phải hy sinh. Qua nghiên cứu Hugh M. Arnold đã tìm ra đến 20 lý do mà chính quyền Mỹ dùng để biện minh cho cuộc chiến: Từ năm 1949 đến 1962 chú trọng đến hiểm họa xâm lăng của Cộng sản; từ 1962 đến 1968 là chống nổi dậy; sau năm 1968 lại là giữ gìn cam kết với đồng minh. Theo lời của McNaughton, dựa trên tài liệu của lầu 5 góc, thì 70% lý do hồi đầu năm 1965 là giữ gìn cam kết. Vào năm 1965 thì lập luận này có thể cho qua, nhưng đến năm 1968 thì chẳng còn thuyết phục nổi ai nữa.

    Do chẳng moi đâu ra lý do thuyết phục biện minh cho những hy sinh mất mát người dân Mỹ phải chịu đựng, chỗ đứng của chính quyền Johnson trong cuộc chiến trở nên ko ổn định. Đến khi nổ ra cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân cực kỳ ác liệt, khiến quân Mỹ tổn thất nặng thì vị trí này bắt đầu lung lay mạnh. Khoảng thời gian 2 năm rưỡi giữa trận Vạn Tường và tổng tiến công Tết, chính là lúc quân giải phóng học cách chiến đấu với quân Mỹ. Họ nhận ra cách đối phó với hỏa lực Mỹ cũng tương tự như cách họ từng làm với giặc Pháp. Đó là chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh"- nghĩa là khi giao chiến họ sẽ vận động vào càng gần địch càng tốt nhằm loại bỏ hiệu quả của hỏa lực chi viện của chúng vì nếu như bắn quá gần sẽ gây nguy hiểm cho lính Mỹ trong phòng tuyến. quân giải phóng cũng nhanh chóng tìm ra cách khắc chế lần lượt những kỹ thuật tối tân mà ta từng ca tụng. Đối phương cũng hiểu họ sẽ ko thể đánh bại Hoa Kỳ hay đồng minh nam VN của nó về mặt quân sự nếu như Mỹ vẫn quyết tâm ủng hộ. Họ cũng ko làm như thế với Pháp. Mục đích của họ là không để thua trong khi cố gây thương vong tối đa cho quân Mỹ. Chiến lược này đã đánh trúng điểm yếu nhất trong nền tảng chiến lược của nước Mỹ, đó là tinh thần của người dân.

    Máu đã đổ với số lượng cực kỳ lớn ờ miền nam VN. Theo ước tính của 1 học giả thì trong giai đoạn từ 1965 đến 1974, số dân thường thương vong ở đây là hơn 1,1 triệu người, trong đó có hơn 300.000 người chết. Với số dân gần 17 triệu thì số người thiệt mạng đã chiếm khoảng 1,8 % dân số. Nếu đem tỉ lệ trên áp dụng với Hoa Kỳ thì con số người chết sẽ là khoảng 3.600.000 người. Thương vong của dân thường cao như thế là do các loại vũ khí tàn bạo, vô nhân tính của quân đội Mỹ và VNCH. Hầu như mọi gia đình ở miền nam VN đều bị chiến tranh gây cho khổ đau, chết chóc. Nói 1 cách công bằng thì người dân nông thôn VN ít ai quan tâm đến hệ tư tưởng của miền Bắc hay là như thứ tương tự như thế ở miền Nam. Tuy nhiên quân giải phóng lại ko hỗ trợ nhân dân dựa trên ý thức hệ mà chỉ cố gắng tối đa để vỗ yên những người ủng hộ mình.

    Quân đội Mỹ và VNCH vẫn tiếp tục phung phí sinh mạng, của cải với cái chính sách tìm - diệt mà 'tìm' thì nhiều chứ 'diệt' thì chẳng được bao nhiêu. Vì thế trong khi chính phủ Mỹ phải cố biện minh về món nợ máu với nhân dân Mỹ và VN bằng những con số 'đếm xác' vớ vẩn thì quân giải phóng chứng minh cho đồng bào của mình thấy tinh thần dân tộc cao cả của mình.

    Tấn bi kịch mà nước Mỹ và VN phải chịu xuất phát từ việc những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ ko hiểu rõ bề dày lịch sử chống ngoại xâm của người Việt. Ít nhất sau năm 1965, đối thủ của Mỹ cũng đã kiên định và thành công trong việc gán nguồn cơn của cuộc chiến tranh này là của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chế độ VNCH chỉ là những con rối của Hoa Kỳ. Rất nhiều người VN tuy ko bị ảnh hưởng bởi các hệ tư tưởng nhưng vẫn trở nên tích cực chống ngoại xâm vì cảm thấy bất bình khi mà chiến tranh, hủy diệt cứ kéo dài mãi.

    TQLC và Lục quân đã sớm lún vào cuộc chiến tranh không qui ước tại VN. TQLC, những người đã có hàng chục năm kinh nghiệm rất nhiệt tình ủng hộ ý tưởng bình định, kiểm soát dân chúng, chống nổi dậy. Sự khác biệt chỉ là về tổ chức. Lục quân Mỹ thời kỳ này được huấn luyện nhằm chống lại lực lượng xe tăng đông đảo của Liên Xô trên bình nguyên trung tâm nước Đức hoặc đối phó với các cuộc xâm lấn kiểu chiến tranh Triều Tiên. Tướng Lục quân Mỹ Samuel “Hanging Sam” Williams, 1 trong những nhà sáng lập ra quân lực VNCH, đã được đào tạo theo khuôn mẫu ấy. Đại tá Harry Summers đã viết trong cuốn sách 'Mổ xẻ cuộc chiến tranh VN' rằng chiến tranh du kích đã được Lục quân đề cập đến trong 4 trang của cuốn Điều lệ chiến đấu Lục quân Hoa Kỳ, bản in năm 1939. Chỉ có 4 trang sách! Trong khi đó TQLC có cả cuốn sách Small Wars Manual chuyên nghiên cứu về thể loại chiến tranh này. Các tướng Krulak và Walt, cùng những chỉ huy cấp cao khác đều từng được trui rèn thời còn là sĩ quan TQLC trẻ trong chiến đấu với quân nổi dậy ở Philippin do Aguinaldo cầm đầu, với Sandino ở Nicaragua, và Charlemagne tại Haiti. Họ hiểu chiến tranh VN là cuộc chiến về chính trị chứ ko phải chỉ là quân sự. Ký ức về chống nổi dậy ở Lục quân chỉ còn giới hạn trong những chiến dịch chống thổ dân da đỏ hồi thế kỷ 19. Câu nói đáng hổ thẹn của tướng Phil Sheridan "Tên da đỏ tốt là khi nó chết rồi" đã phản ánh đúng cái triết lý tìm - diệt thời kỳ đó.

    Công tác bình định chỉ phát huy hiệu quả nếu chính quyền miền Nam tiến hành cải cách. Bằng cách giam chân quân địch ở những vùng núi non, rừng rậm và tổ chức dân vận dưới những khu vực đông dân trên đồng bằng ven biển, có lẽ ta sẽ đạt được 1 số tiến bộ chính trị nào đó. 1 kế hoạch như vậy chắc chắn sẽ giảm thiểu thương vong cho cả lính Mỹ lẫn người dân VN, kéo dài sự ủng hộ của công chúng. Thế nhưng tướng Westmoreland của Lục quân giờ lại là thượng cấp. Ông ta được cả tổng thống lẫn Robert McNamara, dù đang ngày càng hoài nghi, chống lưng.

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #64 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 10:20:45 am »

Bản thân tổng thống Johnson vốn cũng từng là người nhiệt tình ủng hộ bình định. Nhưng ông ta cũng là người nóng nảy chỉ ham muốn giành thắng lợi ngay lập tức. Ông đã ngả theo những lời hứa hẹn giành chiến thắng theo kiểu Chiến tranh TG thứ 2. John McCone, giám đốc CIA, còn nhớ cuộc họp đầu tiên về vấn đề VN của mình với tổng thống như thế này:" Johnson cho rằng chúng tôi chú trọng quá nhiều vào cải cách xã hội và tỏ ra ko thể chịu được việc mất quá nhiều thời gian để nuôi những 'nhà cải cách' như thế". Dù vậy, trong hội nghị về cuộc chiến tranh ở Honolulu năm 1966, Westmoreland cũng nói mình sẽ chú trọng công tác bình định. William J. Porter, phó đại sứ Hoa Kỳ tại VN, cho rằng hội nghị đã được Washington chỉ đạo là phải quan tâm đến bình định. Ngày 8 tháng 2 năm 1966, tổng thống Hoa Kỳ Johnson cùng tổng thống nam VN Nguyễn Văn Thiệu đã ra "tuyên bố Honolulu", tái khẳng định lại chính sách trên.

Bất chấp chỉ đạo của trên, tướng Westmoreland hầu như chẳng làm gì để thay đổi triết lý sử dụng đơn vị lớn của mình cả. Ông tướng còn đòi tăng gấp đôi lực lượng để tiến hành các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn mấy tháng tiếp đó, gây phương hại nặng cho chủ trương bình định. Ông ta bảo tướng Walt đừng mở rộng bình định ở VN và càng ko được làm nếu nó làm "ảnh hưởng đến trách nhiệm chính yếu là tiêu diệt lực lượng chủ lực đối phương". Thế là cỗ máy xay thịt lại tiếp tục làm việc, danh sách thương vong ngày càng dài ra, dài mãi cho đến khi Hoa Kỳ buộc phải rút lui nhục nhã.

Nhà lý luận quân sự Carl von Clausewitz từng viết: "Dù đã có kết quả chung cuộc nhưng chiến tranh vẫn luôn còn tiềm ẩn..quốc gia thua trận luôn coi kết quả này chỉ là thất bại tạm thời, và vẫn có thể tìm cách phục thù khi hoàn cảnh chính trị sau này thuận lợi. Liệu đây có đúng với trường hợp của VN?"

Hãy xem xét những điều sau: Phương Tây đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Lạnh mà cuộc chiến VN là 1 bộ phận quan trọng. Trong những năm 1960, hơn 60% dân số thế giới sống dưới các chế độ Cộng sản hay tự tuyên bố là Cộng sản. Cho đến năm 2000 thì ngoại trừ Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Trung Quốc, những chế độ khác đều ko còn nữa. VN và Trung Quốc vẫn đang dò dẫm tiến đến nền kinh tế thị trường, vốn chỉ phát triển mạnh trong môi trường tự do về chính trị. Người ta cũng cho rằng Cu Ba cũng sẽ thay đổi sau khi Fidel Castro ra đi.

Bắc Triều Tiên hiện vẫn là 1 ẩn số khó đoán theo kiểu những chế độ độc tài phi Cộng sản ở Syria, Iran, Libya, và Belorus. Sẽ là quá tham lam trong phạm vi cuốn sách này nếu cố xác định những tổn thất về kinh tế của Liên Xô khi chi viện cho VN đã dẫn đến sự sụp đổ của chính mình như thế nào. Chỉ cần nói nó đã chết thế là đủ.

Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) được sinh ra dưới sự bảo trợ của Mỹ từ những năm 1960. Nó đã phát triển từ 5 thành viên năm 1967 lên đến 9 thành viên, với cả Việt Nam gia nhập từ năm 1995. Hiệp hội bao gồm các con hổ kinh tế như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan lẫn những nước còn gặp nhiều khó khăn như là VN và Myamar. Đối với những quốc gia hiện đang có số liệu thì mức thu nhập binh quân đầu người giờ đã tăng so với thập niên 1960 khoảng 230 lần. Tuổi thọ trung bình người dân cũng tăng từ 56 lên 69.

1 trong những thứ đầu tiên khiến các cựu chiến binh Mỹ chú ý khi trở lại VN là logo hãng Pepsi Cola được sơn khắp những chiếc xe buýt đưa khách từ sân bay tới các dịch vụ du lịch. Tiếp sau đó là những bảng quảng cáo. 2 tấm bảng đầu tiên trên đường về Hà Nội năm 1997 là bảng của BMW và MasterCard, còn trong thành phố thì đầy rẫy bảng hiệu Hewlitt-Packard, Compaq, và Kodak. Hầu hết các khu phố đều có bán đồ gia dụng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nông dân giờ được sở hữu đất và tự kinh doanh cá thể. Ở đây có cả sân golf, những tòa nhà cao tầng cùng những khu nghỉ dưỡng sang trọng.. Tiếp viên trên các chuyến bay của Vietnam Airlines đều có thể nói tiếng Anh và 1 ngoại ngữ Á châu khác rất tốt. Những người dân thành thị, kể cả trẻ em dường như đều thích nói "xin chào" bằng tiếng Anh. 1 điều khác nữa mà các cựu binh để ý thấy là có cái gì đó 'thiếu vắng'. Ngoại trừ mấy người lính thường trực vẫn gác ngoài cổng các doanh trại còn trên phố chẳng thấy bóng dáng quân nhân có vũ trang. Không thấy hàng rào giây thép gai, chẳng có bao cát, ko ánh pháo sáng, ko tiếng máy bay trực thăng. Rất hiếm gặp những dấu tích chiến tranh còn lại dù là ở những nơi đã từng là căn cứ quân sự Mỹ. Tất cả những gì tìm thấy ở Cồn Tiên, Khe Sanh, Gio Linh cũng những căn cứ hay chiến trường khác chỉ là đôi ba bao cát lộ lên khỏi mặt đất cũng vài hõm đất nông chỗ những công sự chiến đấu khi xưa. Đúng như thế, vào năm 1997 chính tác giả đã thấy 1 nông dân cho trâu cày ruộng trên nơi xưa kia là bãi mìn.

VN đã hòa bình, thống nhất và chẳng thể coi là mối đe dọa cho thế giới và khu vực nữa. Sau chuyến thăm VN, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen đã công bố vào tháng 3 năm 2000 rằng triển vọng về liên minh quân sự giữa Mỹ và VN đang rất khả quan.

Chẳng ai có thể đoán những gì mà VN sẽ đem lại trong tương lai nhưng nếu như nó hoàn toàn hội nhập với các quốc gia khác thì món nợ xương máu này có lẽ cuối cũng sẽ được xí xóa.


Phần kết



Ngày 18 tháng 8 năm 2000, 1 nhóm nhỏ cựu chiến binh TQLC do đại úy Ed Garr dẫn đầu đã đi xe buýt tới thị xã Chu Lai. Những tòa nhà bên đường treo đầy cờ phướn và biểu ngữ kỷ niệm 35 năm chiến thắng Vạn Tường hay chiến dịch Starlite theo cách gọi của người Mỹ.

Sau chuyến tham quan chiến trường xưa, mọi người tụ họp tại 1 khác sạn địa phương để ăn trưa và gặp gỡ những cựu chiến binh của trung đoàn Ba Gia. Đề tài nói chuyện chuyển từ trận đánh sang cuộc chiến chống Pháp, các chiến thuật đánh Mỹ rồi tới cách mà người VN nhận dạng, chôn cất tử sĩ. Sáng hôm sau các cựu binh 2 nước tới tập trung tại nghĩa trang liệt sĩ nằm gần bãi chiến trường. Các TQLC đã viếng tặng 1 vòng hoa để vinh danh những chiến sĩ giải phóng đã ngã xuống dưới tiếng nhạc của 1 đội quân nhạc cùng hàng quân danh dự bồng súng đứng nghiêm. Những quan chức nhà nước, tỉnh và chỉ huy quân đội cũng tới đọc diễn văn. Buổi lễ kết thúc với cảnh trẻ em thả hàng trăm quả bóng bay lên bầu trời xanh.

1 lần nữa những cựu thù lại cùng nhau dùng bữa, từng người 1 đến bắt tay nhau nói lời chào tạm biệt hẹn ngày tái ngộ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #65 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 02:57:02 pm »

   

    Phụ lục

    Lời tuyên dương: Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ đại diện cho Quốc hội rất vinh dự truy tặng huân chương danh dự cho hạ sĩ JOE C. PAUL, binh chủng TQLC.

    Với sự gan dạ, dũng cảm ko quản ngại gian nguy, tính mệnh bản thân vượt ra khỏi nhiệm vụ của cương vị chỉ huy tổ hỏa lực, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC trong chiến dịch STARLITE gần Chu Lai, VNCH ngày 18 tháng 8 năm 1965. Trong trận đánh ác liệt, trung đội của hạ sĩ Paul đã bị thương vong 5 người và tạm thời bị lực lượng VC nấp trong công sự chắc chắn kìm chặt dưới hỏa lực dữ dội của súng cối, súng không giật, súng liên thanh, súng trường. Những TQLC bị thương đang ko thể di chuyển khỏi vị trí lộ liễu đầy nguy hiểm trước mặt số quân còn lại trong trung đội thì bất ngờ bị định dùng lựu đạn phốt pho trắng tập kích. Dù nhận thức hành động của mình chắc chắn sẽ khiến bản thân gặp nguy hiểm, hạ sĩ Paul vẫn gạt an toàn bản thân qua bên kiên quyết băng qua ruộng lúa dưới lằn đạn tới nằm chắn giữa thương binh và quân địch dùng súng M14 bắn mạnh thu hút hỏa lực đối phương tạo điều kiện để thương binh sơ tán. Dù đã bị thương nặng trong quá trình chiến đấu, anh vẫn ko chịu rời vị trí trống trải, vẫn tiếp tục nổ súng cho đến khi gục xuống phải đi sơ tán. Tinh thần dũng cảm, chấp nhận hy sinh của anh đã cứu sống 1 số TQLC đồng đội. Hành động anh dũng của anh đã khiến mọi người chứng kiến cảm phục và đã lan tỏa khắp binh chủng TQLC và lực lượng Hải quân. Anh đã hy sinh cuộc đời mình cho lý tưởng tự do.

    ***

    Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ đại diện cho Quốc hội rất vinh dự truy tặng huân chương danh dự cho hạ sĩ nhất ROBERT E. O’MALLEY binh chủng TQLC.

    Với sự gan dạ, dũng cảm ko quản ngại gian nguy, tính mệnh bản thân vượt ra khỏi nhiệm vụ của cương vị tiểu đội trưởng, đại đội India, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3, sư đoàn 3 TQLC gần thôn An Cường 2, VNCH ngày 18 tháng 8 năm 1965. Trong khi chỉ huy tiểu đội tiến đánh 1 lực lượng định cố thủ trong công sự, đơn vị của anh đã vấp phải hỏa lực súng cá nhân bắn dữ dội. Ko ngại cho sự an toàn của bản thân, hạ sĩ nhất O’Malley đã xông qua ruộng lúa tới tuyến hào địch đang cố thủ. Anh nhảy xuống dùng súng trường, lựu đạn tấn công địch, 1 mình diệt 8 quân thù. Sau đó anh dẫn tiểu đội mình tới chi viện 1 đơn vị TQLC đang bị tổn thất nặng gần đó. Anh kiên quyết tiến lên, vừa nạp đạn vừa xạ kích vào các vị trí đối phương rồi đích thân yểm hộ cho 1 số thương binh di tản rồi lại quay về chỗ của tiểu đội, nơi đang phải chiến đấu ác liệt nhất. Khi 1 sĩ quan lệnh cho hạ sĩ nhất O’Malley đến điểm sơ tán, anh gom hết những thương binh cùng tiểu đội bị vây hãm lại rồi liều mình băng qua lằn đạn rút lui đến chỗ trực thăng.

    Dù đã bị 3 vết thương và luôn phải đối mặt với cái chết trước 1 lực lượng đối phương hết sức quyết tâm, anh vẫn ko chịu đi sơ tán mà ở lại nơi trống trải nổ súng yểm hộ mãnh liệt cho đến khi tất cả thương binh đều lên hết máy bay. Chỉ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng này anh mới chịu rời khỏi chiến trường. Lòng can đảm, tài lãnh đạo của anh đã khiến mọi người chứng kiến cảm phục và đã lan tỏa khắp binh chủng TQLC và lực lượng Hải quân.



    HẾT


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM