Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:41:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M  (Đọc 47550 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 08:34:22 am »

Chiếc xe bọc thép lội nước của trung sĩ James Mulloy bị trúng đạn khiến nhiều đồng đội của anh bị thương. Mulloy bình tĩnh vừa chăm sóc thương binh vừa chỉ huy TQLC xung quanh mình chiến đấu. Thái độ cứ như ko có chuyện gì của anh đã khiến tình trạng hoảng loạn quanh đó giảm đi nhiều. Do cỗ xe đã bị sa lầy, tầm nhìn bị hạn chế nên anh nhận thấy nguy cơ nó rất dễ bị địch tràn ngập. Anh liền rời xe chạy xuyên qua lằn đạn đối phương đến 1 chỗ trong ruộng lúa mà từ đó có thể nhìn thấy cả đoàn xe. Anh đã mấy lần bắn hạ những địch quân đi lẻ hay những nhóm nhỏ bộ đội đang xung phong đến đoàn xe. Khi quân giải phóng phát hiện Mulloy đang làm trò kỳ đà cản mũi, họ liền tìm cách trừ khử kẻ phá bĩnh.

Sự hỗn loạn càng tăng thêm khi điện đài viên trên 1 xe bọc thép lội nước do quá hoảng hốt trong khi khẩn khoản xin cứu viện đã bóp cứng nút gọi đi trên điện đài ko nhả suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Việc làm này gây nghẽn mạng vô tuyến trên các xe bọc thép và khiến cho bộ chỉ huy trung đoàn ko tài nào nắm được thông tin chính xác về đoàn xe. Trung úy Dave Steel là người đã nghe được tiếng kêu cứu khẩn thiết của cậu TQLC trẻ tuổi ấy.

Khi biết có phục kích, bộ chỉ huy trung đoàn 7 lập tức có hành động ứng cứu. Suốt cả buổi chiều và kéo dài đến tận đêm, trung úy Steel duy trì liên lạc với cậu TQLC đang khiếp sợ trên chiếc xe bọc thép chỉ huy. Bộ đội đang vây quanh chiếc xe và theo như cậu ta báo thì đang bắn và tống lựu đạn nhằm phá bung cửa nắp để diệt sạch binh sĩ bên trong. Ngoài cậu ta ra thì tất cả lính trong xe đều đã chết.


đại đội India, tiểu đoàn 3/3


Gần như đúng vào lúc đại đội India chuẩn bị quay về hội quân với lực lượng chủ yếu của tiểu đoàn thì 1 chiếc trực thăng Huey thuộc phi đoàn quan sát số 2 đã bị thương vì đạn mặt đất và buộc phải đáp xuống gần vị trí của đại đội. Nghe tin báo, trung tá Joe Muir chỉ đạo trung úy Richard Purnell để mấy xe tăng cùng 2 tiểu đội lại bảo vệ chiếc trực thăng. Sau khi chiếc trực thăng được sửa xong, phân đội này sẽ cấp tốc đuổi theo đội hình đại đội .

Có vẻ như chiếc trực thăng chưa bị hỏng nặng. Tuy thùng xăng bị thủng nhiều lỗ nhưng viên phi công bảo mình có thể khắc phục và bay đi trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Purnell ko thể để 2 tiểu đội đầy đủ ở lại vì quân số hiện đang thiếu hụt. Vì thế anh chỉ để 10 TQLC ở lại cùng xe tăng. Những binh sĩ còn lại của đại đội thiếu thì quay về với tiểu đoàn . Các TQLC cùng xe tăng triển khai lập vị trí phòng thủ rồi chờ ở đó. Sau khi con chim sắt được sửa xong, nó tháo bỏ rocket mang theo để giảm tải rồi bay mất.

Đúng lúc phân đội bảo vệ trực thăng hỏng chuẩn bị khởi hành thì nó gặp trung đội 1 của Chris Cooney, đây là đơn vị đang bị chia tách khỏi đội hình đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. Lính của Cooney, những người đang khiêng theo thương binh, tử sĩ, ko có điện đài liên lạc, thở phào nhẹ nhõm khi gặp những TQLC bạn. Mấy công binh phối thuộc cho trung đội xúm vào giúp lính đại đội India cho nổ đám rocket để ngăn chúng bị kẻ thủ sử dụng.

Đã xảy ra mấy lần chạm súng trong quá trình đuổi theo đội hình đại đội India. Lực lượng nhỏ bé này đã phải đổi hướng nhiều bận để vòng tránh những chỗ có đụng độ. Dù phải mang theo gánh nặng thương binh tử sĩ, các TQLC vẫn khẩn trương đuổi kịp đội hình đại đội India và di chuyển đến vị trí của tiểu đoàn ở cách An Cường 2 khoảng 600m về phía đông bắc. Cuối cùng thì đại đội India cũng đã về đến phòng tuyến của tiểu đoàn và tới đóng cạnh đại đội Kilo lúc quá trưa.


Đoàn xe cứu viện. 13g

Mãi sau này mọi người mới biết trận đụng độ xảy ra giữa đoàn xe tiếp tế hậu cần và quân giải phóng đã cứu bộ chỉ huy trung đoàn 7 khỏi bị 'hốt ổ'. Dường như lực lượng quân giải phóng đang hướng thẳng đến vị trí trung đoàn bộ thì lại tao ngộ phải đoàn xe này. Tuy nhiên những chiến sĩ đối phương còn sống sau này nói trung đoàn bộ trung đoàn 7 ko phải là mục tiêu của vì ko ai biết được vị trí của nó ở đâu cả. Thiếu tá Andy Comer khen quân giải phóng rất thông minh, linh hoạt và cho rằng họ đã bắt được tần số vô tuyến của TQLC. Điều này hóa ra lại đúng sự thực. quân giải phóng đã sử dụng 1 số lượng lớn sinh viên, học sinh biết tiếng Anh để chặn bắt, rồi dịch lại các cuộc gọi liên lạc của quân Mỹ. Công tác bảo mật thông tin liên lạc của TQLC gần như chẳng có gì và cũng tồi y như kỹ thuật ngụy trang của họ.

Khi biết tin về trận phục kích vào lúc 13g kém, Joe Muir quyết định cho đại đội India chở lại tham chiến. ko ai hiểu lý do vì sao mà Muir lại điều cái đại đội mệt mỏi nhất của mình đi cứu đoàn xe 21. Hẳn Muir phải có lý do chính đáng vì ông là 1 tay TQLC lão luyện. Có lẽ sau khi đánh giá khả năng của các đơn vị dưới quyền, ông đã chọn đại đội có kinh nghiệm tác chiến tốt nhất. Dù lý do gì đi nữa thì đây cũng là 1 quyết định đúng.

Do đại đội Lima được điều lên vị trí của đại đội India lúc trước nên giờ thì các đại đội Kilo và Lima đều ở ngang với nhau trên tuyến tấn công. tiểu đoàn 3/3 lúc này đã hết sạch lực lượng dự bị.

Trước khi đi cứu đoàn xe tiếp tế, đại đội India phải quay về khu vực tập kết hậu cần của trung đoàn 7 để lấy 1 số xe tăng, xe bọc thép lội nước và đón người chỉ huy cuộc giải cứu là thiếu tá Andy Comer. 1 nhóm gồm có 5 xe bọc thép lội nước cùng 5 xe Ontos được chỉ định theo yểm hộ nhiệm vụ này. Ngoài ra đại tá Peatross còn cho chiếc xe tăng M48 cuối cùng hiện có tham gia vào sứ mệnh này nữa.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #51 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 07:26:45 am »

   

    Kế hoạch là mũi bộ binh - thiết giáp này sẽ tiến thật nhanh để quân giải phóng bị bất ngờ và đột phá tới đoàn xe tiếp tế.

    Quân Mỹ vẫn chưa nắm được chính xác vị trí của đoàn xe bị hãm. Vào thời điểm lực lượng cứu hộ lên đường, 1 trong 2 xe tăng phun lửa trong đoàn xe bị phục kích ầm ầm chạy về tới bộ chỉ huy. Khẩu đại liên 50 trên xe đã bị hỏng, kính quan trắc vỡ hết cả, tổ lái có 2 người bị thương còn khẩu đại liên 30 thì hết đạn. Dù mới từ cõi chết trở về, người trưởng xe vẫn tình nguyện dẫn lực lượng giải cứu đến chỗ phục kích. Anh còn cho biết mình đã đi qua thôn An Cường 2 mà chẳng gặp phải sự cố gì.

    Lính đại đội India của trung úy Purnell trèo lên ngồi hết trên xe. 1 số binh sĩ chui vào ngồi bên trong xe bọc thép nhưng nhiều người khác do nóng nực cộng với việc thùng xăng dung tích 500 gallon (tương đương 1893 lit. ND) nằm ngay bên dưới khoang chở quân lại chọn cách lên ngồi trên nóc xe.

    Đúng 13g05 thì viện binh lên đường. Sau khi đi mấy phút được tầm vài trăm mét đang đi qua quả đồi rậm rạp nằm ở phía đông thôn An Cường 2 thì chiếc xe tăng dẫn đầu lãnh 1 quả B-40 vào giáp trước, đoàn xe lập tức ùn lại và bắt đầu 'ăn' đạn cối cùng đạn súng cá nhân.

    Chiếc xe bọc thép binh nhất Howard Miller đang ngồi rung chuyển dữ dội khi bị bắn trúng. Hầu hết số TQLC ngồi trên nóc xe đều bị quăng xuống đất. Miller văng ra ngay phía trước luồng đạn địch. Anh nghe tiếng lính trong xe kêu gào inh ỏi khi xa đoàn cố hạ cửa xe xuống. Chiếc xe bọc thép hết tiến rồi lui nhưng tấm cửa mới chỉ hạ xuống được 1/3.

    Trung sĩ Peter Towne bị thương nặng nằm dưới lằn đạn dữ dội của địch. 1 TQLC cố kéo Towne đi nấp nhưng ko kịp, viên trung sĩ đã tử vong. Khi trận tập kích nổ ra binh nhất Gary Hammett lăn sang bên phải chiếc xe bọc thép. Vừa lúc đó thì 1 quả đạn cối rót xuống ngay sau lưng. Cậu TQLC đằng sau Hammett hứng trọn quả đạn chết ngay tức khắc. Hammett may mắn thoát nạn.

    Lúc quả B-40 lao đến thì trung sĩ George Emerick đang ngồi trên nóc chiếc xe bọc thép lội nước. Sức nổ hất văng 2 TQLC ra khỏi xe khiến họ bị xây xát và làm 2 thành viên tổ lái bên trong bị thương. Emerick choáng váng, khiếp hãi nhưng vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên, lại ko thấy khẩu súng trường của mình đâu. Anh nhảy khỏi xe ra giúp cứu chữa thương binh. Hôm sau khẩu súng mới được đội thu nhặt tìm thấy, nòng súng bị cụt còn có 1/4. Đến khi xem số sê ri anh mới nhận đó là súng của mình.

    Đối phương đã bắn liệt chiếc xe bọc thép đi đầu. Thành viên tổ lái bị thương được đưa đến nơi an toàn trong chiếc xe bọc thép đi ngay phía sau. Do cuống cuồng tránh đạn, chiếc xe tăng đã lùi trúng chiếc xe bọc thép hỏng húc nó văng rồi lủi vào trong đám cây rậm mất tích. Mọi cố gắng để liên lạc với chiếc xe tăng này đều thất bại. Cái điện thoại để bộ binh liên lạc với lính tăng gắn sau đít xe đã nát bét trong khi tổ lái lại ko trả lời các cuộc gọi vô tuyến.

    Phân đội xe Ontos do trung úy Malloy chỉ huy triển khai lên chế áp hỏa lực địch và bảo vệ những xe còn lại trong đoàn. Purnell để trung úy Jack Kelly cùng 1 trung đội lại lo giải quyết thương binh, tử sĩ và bảo vệ nhóm của thiếu tá Comer.

    Nghe tin báo, mấy trực thăng tải thương liền bay tới bốc binh sĩ thương vong nhưng bị quân giải phóng bắn lên rất dữ.

    Trung úy Paul Bronson cùng phi công phụ là trung úy Roger Cederholm bay trên chiếc trực thăng dẫn đầu. Bronson bảo chiếc bay số 2 do các trung úy Dan Armstrong và R.G. Adams lái đợi ở trên cao trong khi anh đáp xuống. 1 TQLC đứng xổng lưng dưới lằn đạn hướng dẫn chiếc trực thăng tiếp đất. Khi Bronson xuống còn cách mặt đất chừng 60 thước thì 1 toán bộ đội trong hàng cây đứng vụt dậy nã đạn bắn chiếc trực thăng thủng lỗ chỗ. Armstrong và Adams lập tức hạ độ cao xuống tầm 300m, khạc đạn 2 khẩu M60 xuống đầu quân địch. Tiếng Bronson gào lên trên bộ đàm báo mình đã mất điều khiển vòng quay (Lost control of the RPM) nhưng rồi anh vẫn cố lấy lại thăng bằng và quay đầu bay ra phía biển. Về sau anh mới biết hệ thống trợ lực thủy lực (Hydraulic servo) bị bắn hỏng kéo theo mất điều khiển vòng quay khiến máy bay ko còn cân bằng nữa.

    Bở biển chỉ cách đó non 1 dặm nhưng con chim sắt nhanh chóng mất độ cao. Chiếc trực thăng số 2 bay phía bên trái chiếc của Bronson. Vào phút cuối, chiếc trực thăng ngóc mũi lên rồi rơi thẳng xuống giữa đám xuồng tam bản đậu trên bãi.

    Vừa rơi xuống Bronson lập tức bị đạn từ hàng cây gần đó bắn ra. Hạ sĩ nhất Clouse, cơ phi, bị bắn trúng bụng, ruột lòi cả ra ngoài. Người xạ thủ cũng bị thương vào bàn chân. Bronson nhảy khỏi buồng lái, chạy tới nhét ruột vào lại cho Clouse rồi vác anh đến chỗ chiếc trực thăng kia trong lúc Cederholm lo tắt động cơ, khóa cánh quạt. Xạ thủ đại liên trên chiếc trực thăng thứ 2 xả súng áp đảo quân địch cho phi hành đoàn Bronson leo lên rồi chở họ về trạm y tế. Bronson được thưởng huân chương sao đồng vì đã cứu sống Clouse.

    Thiếu tá Comer cùng trung úy Purnell nhanh chóng bàn kế dùng bộ binh để đánh tiếp. Họ hy vọng quét sạch được thôn An Cường 2 rồi tìm kiếm đoàn xe ban đầu. Do đây là khu vực mà đại đội India từng đi qua mấy tiếng đồng hồ trước nên ai cũng nghĩ nó sẽ an toàn. Lập kế hoạch thì dễ thôi nhưng việc thực hiện được nó mới là khó. Trên hướng họ vào, quân giải phóng đã tổ chức phòng ngự rất vững chắc.

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2016, 09:57:14 am »

Tình hình chung lúc 15g

Các đại đội Golf và Echo, tiểu đoàn 2/4 đều đã chiếm được mục tiêu được giao. đại đội Golf chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt nhưng đại đội Echo thì đụng nặng hơn. Tuy nhiên nó vẫn giải quyết được. Rốt cục đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 cũng làm chủ được cao điểm 43 nhưng 2 lần tấn chiếm Nam Yên 3 thì đều thất bại. đại đội Hotel được lệnh phải quay về bãi đáp Blue dù đã gây cho quân địch khá nhiều tổn thất.

Các đại đội Kilo và Lima, tiểu đoàn 3/3 đã tiến sâu vào đất liền mấy cây số và đang sẵn sàng tiến đánh Vạn Tường 1. đại đội India, tiểu đoàn 3/3 bị thiệt hại nặng trong khi đánh chiếm An Cường 2, mất cả đại đội trưởng. Nó được lệnh quay về tiểu đoàn rồi lại bị điều đi tìm cứu đoàn xe tiếp tế đang bị bao vây cô lập.

Ban chỉ huy trung đoàn 7 và tiểu đoàn 3/3 cũng đã vào sâu trong đất liền 3000m. Tất cả xe tăng và Ontos của trung đoàn đều đã tham chiến nhưng các bộ phận thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC thì vẫn còn ở ngoài khơi.



Chương 10

Gọi cứu viện



Tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC đổ bộ. 15g

Vào khoảng 3g chiều, đại tá Peatross quyết định tăng viện cho lực lượng mặt đất nên đã hạ lệnh cho Chiến đoàn đổ bộ đặc biệt (Special Landing Force) để tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC dưới sự chỉ huy của trung tá Charles H. Bodley vào bờ. tiểu đoàn 3/7 đang đóng tại Philippines thì nhận lệnh tiến đến vùng hành quân vào ngày 16 tháng 8. Binh sĩ của tiểu đoàn vẫn ở nguyên trên tàu phòng khi cần phải tham chiến. Giờ thì thời khắc đó đã tới. đại đội Lima của tiểu đoàn vốn được huấn luyện tác chiến đổ bộ trực thăng vận đã lên tàu USS Iwo Jima, tàu sân bay dành cho trực thăng cùng với đại đội India. Là chiếc nhanh nhất trong những chiếc tàu trong đoàn, chiếc Iwo đã tới nơi sớm hơn mấy tiếng đồng hồ so với những tàu chậm hơn chở theo số quân còn lại của tiểu đoàn 3/7 TQLC.

Tiểu đoàn 3/7 cũng có được 1 số kinh nghiệm ngắn ngủi tại VN. Với sự hỗ trợ của những con chim sắt thuộc phi đoàn trực thăng HMM-63 của trung tá Norman Ewers, tiểu đoàn từng đổ bộ lên Qui Nhơn để bảo vệ các đơn vị Lục quân Hoa Kỳ đang được chuyển đến.

Ngày 18 tháng 8, trên đường tiến đến bãi biển Vạn Tường, TQLC tiểu đoàn 3/7 đã mường tượng có điều gì đó lớn lao sắp xảy ra. Tuy chả ai thèm báo cho đám lính quèn biết nhưng họ để ý thấy trong đêm các sĩ quan đã có những cuộc họp bất thường. Càng đến gần VN thức ăn lại càng ngon hơn. Đám lính cựu cho rằng đó chính là dấu hiệu sắp có đánh lớn. Sống ở trên tàu 'êm' hơn trên bờ nhiều. Chả có mấy chỗ để mà tập luyện, nơi ở của lính nhiều nơi được trang bị cả máy lạnh, đồ ăn thì khá là ngon. Tất cả các đơn vị sang VN từng đi tàu khi đổ bộ bỗng đều cảm thấy mình 'yếu' hẳn đi so với lúc còn trên tàu. Tiểu đoàn 3/7 TQLC cũng không phải ngoại lệ.

Đến chiều ngày 18 tháng 8 thì đã nhìn thấy bờ biển VN. Trước mắt đám TQLC trên tàu Iwo Jima là 1 cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh. Họ tròn xoe mắt nhìn cảnh những chiếc máy bay đang thả bom và napalm, pháo hạm trên các tàu chiến ầm ầm bắn yểm trợ. Hầu hết binh sĩ đều từng đổ quân diễn tập cả chục lần, thế nhưng lần này thì mới đúng là đổ bộ thật.

Lệnh được truyền qua hệ thống liên lạc nội bộ gọi lính tập hợp về khoang. Đại úy Ron Clark, chỉ huy đại đội Lima, vẻ điềm tĩnh bước vào nơi tập trung của đơn vị mình. Anh báo cho đám TQLC đang tập hợp biết là các đơn vị đã đổ bộ hiện đang gặp khó khăn và rất cần chi viện. Lính đại đội Lima lập đội hình theo từng toán rồi di chuyển lên hầm chứa máy bay. Tại đây họ xếp hàng lĩnh nhứ thứ chẳng bao giờ được phép sờ tới trừ lúc ra trường bắn. Đó là lựu đạn nổ mảnh, lựu đạn khói cùng rất nhiều băng đạn đã được nạp đạn thật.

Hạ sĩ nhất Bob Collins, tổ trưởng 1 tổ hỏa lực, đang xếp hàng đợi lên trực thăng thì hạ sĩ nhất C. C. Pearch bước tới ôm anh thật chặt rồi nói: "Chúa phù hộ cho cậu, nhóc ạ". Pearch là 1 cựu binh với 18 năm phục vụ. Anh từng tham gia trận hồ Chosin ở Triều Tiên năm 1950 nhưng vẫn lẹt đẹt chức hạ sĩ nhất vì bị tòa án binh giáng chức trong thời gian làm trung sĩ huấn luyện.

Anh từng được thưởng 2 huân chương quả tim tím vì bị thương ở Triều Tiên. Nỗ lực động viên của Pearch giành cho Collins hóa ra lại phản tác dụng. Đúng ra thì Collins đã ko còn ở đây nữa. Anh đã hết hạn phục vụ từ tháng 6, trước lúc tiểu đoàn 3/7 được triển khai tới VN. Do ko muốn bỏ lỡ cái vụ 'náo nhiệt' này mà anh tình nguyện gia hạn phục vụ để được tham chiến. Và tới ngày 18 tháng 8 năm 1965 thì anh bắt đầu hoài nghi về tính khôn ngoan của cái quyết định mà mình đưa ra.

Khi các TQLC đã hoàn tất công tác chuẩn bị, có lệnh gọi lính khiêng cáng lên boong chờ tiếp nhận thương binh, tử sĩ. Khi thang máy đi xuống thì thấy thương binh nằm chen chúc trên đó. 1 trong số đó là lính Nghĩa quân VNCH. Khi cáng anh này đi ngang qua Collins thì 1 chiếc giày rơi xuống sàn tàu. Collins nhặt lên và phát hiện chân anh này hãy còn trong đó. Người lính VN nhăn mặt nói "Ko sao đâu, Joe, ko sao hết" khi người ta đưa cáng anh vào phòng mổ.

Trực thăng tiểu đoàn 3/7 phải giảm bớt tải trọng vì sức nóng và độ ẩm khiến lực nâng giảm sút. TQLC cũng phải bỏ bớt các trang bị nặng nề. Họ đều phải bỏ áo giáp, chăn cuộn lại chỉ còn mang mũ sắt và trang bị nhẹ để hành quân.

Vì là toán trưởng 1 toán lên trực thăng, nên hạ sĩ nhất Collins có nhiệm vụ kiểm đếm lính khi họ lên máy bay và cũng là người đi cuối cùng. Anh ngồi ngay cửa chiếc trực thăng và sẽ là người phải nhảy ra đầu tiên để chỉ cho lính tới vị trí phòng thủ bãi đáp. Đây là cái 'bài' họ từng tập đi tập lại rất nhiều lần. Trung đội 2, đại đội Lima của Collins luôn là đơn vị đầu tiên bảo đảm bãi đáp. Toán quân của anh sẽ bảo vệ vị trí 12 giờ của bãi đáp trong khi các toán thứ 2 và thứ 3 thì thủ ở vị trí 4g và 8g.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #53 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 07:35:48 am »

***

Vào lúc 15g43, đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 đổ quân xuống gần bộ chỉ huy của đại tá Peatross mà ko gặp trục trặc gì. Họ sẽ lập tức được tăng phái cho tiểu đoàn 3/3 với nhiệm vụ tiến đến khu vực mà đại đội India, tiểu đoàn này đang kịch chiến với quân địch. Trung tá Joe Muir lệnh cho đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tới chi viện cho đại đội India, tiểu đoàn 3/3 tìm cứu đoàn xe mất tích.

Đại đội tiến về hướng thôn An Cường 2 và ngay lập tức bị đạn bắn tỉa lẻ tẻ. Trong lúc TQLC dùng súng máy đáp trả thì đạn lửa bắn ra đã khiến hàng cây bén lửa, góp thêm khói, hơi nóng, sự lộn xộn vào khung cảnh vốn đã hỗn loạn. Chiếc xe tăng phun lửa đậu gần sở chỉ huy xông lên rải đạn đại liên 50 gắn trên tháp súng ra khắp khu vực. Đạn bắn trả của quân giải phóng liền được 'đáp lễ' bằng 1 luồng lửa napalm phụt ra từ pháo chính.

Khi toàn thể đại đội đã đổ bộ xong, các trung đội 2 và 3 liền tiến về hướng hỏa lực địch bắn ra trong khi trung đội 1 ở lại bảo vệ phía sau.

TQLC vừa bắt đầu tiến lên thì hạ sĩ nhất Bob Collins đi ngang qua 1 vật mà anh tưởng là cái găng tay màu đen. Đến khi cầm lên thấy xương rơi ra anh mới biết mình vừa nhặt phải 1 bàn tay người.

Binh nhất Jim “Guts” Guterba rất ngạc nhiên khi thấy dù xung quanh đang giao tranh ác liệt, ruồi nhặng và chuồn chuồn vẫn cứ bay lượn như thể cuộc chiến chẳng hề có mặt. Khi vừa nghe tiếng viên đạn súng trường bay sát mang tai chân anh bỗng quíu cả lại khiến anh quị xuống thở gấp. Có người nắm thắt lưng anh quát: "Đứng dậy, nhóc con, mày chưa bị ăn đạn đâu". Người đó là trung sĩ Stone, 1 cựu binh chiến tranh Triều Tiên khác của đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7. Guterba nhận thấy khi đà tiến bị hỏa lực địch chặn lại, 1 số lính cũ nhiều kinh nghiệm điềm nhiên ngả lưng lấy khâu phần C ra ăn. Họ giảng giải "Này, cứ ăn khi có dịp". Đây ko chỉ là lời khuyên thiết thực mà nó còn tác dụng khiến đám TQLC trẻ bình tĩnh trở lại.

Dấu tích trận đánh lúc trước có ở khắp nơi. Họ đi qua 1 nơi nhằng nhịt dấu xích xe hằn sâu vào mặt đất. 1 cái xác cháy đen, trương phồng, nứt nẻ như khúc xúc xích quá lửa trên vỉ nướng nằm gần đó. Giòi đã xuất hiện, mùi thối bốc ra nồng nặc. Thật là 1 cảnh tượng khủng khiếp đối với TQLC đại đội Lima, những người thi thoảng mới thấy 1 thi hài nằm trong nhà tang lễ 1 cách yên bình.

Nước uống cạn đi nhanh chóng nhưng TQLC đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 đã được khuyến cáo cấm uống nước giếng trong làng hay nước dưới ruộng. Lính tiểu đoàn 3/3 và tiểu đoàn 2/4 đã ngộ ra rằng tuy viên lọc nước khiến nước uống có mùi rất kinh nhưng ít ra thì nó cũng an toàn. Thêm vào đó TQLC lại đựng nước trong những bi đông kiểu cũ làm bằng kim loại khiến nước bị nung nóng đến độ rất khó uống trong cái khí hậu nóng nực này. Lính tiểu đoàn 3/7 bắt đầu trả giá cho cuộc sống 'ấm êm' trên tàu bằng những nạn nhân do cái nóng gây ra.

đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tiến lên thu gom tù binh và những người bị tình nghi là quân giải phóng. 1 số địch quân nhanh chóng buông xuôi nhưng nhiều người khác vẫn cố chứng mình chỉ là người dân. Theo đúng qui trình thì mọi nam giới trong lứa tuổi quân dịch đều bị vây bắt, trói xâu với nhau bằng dây điện thoại rồi giải về tuyến sau. Jim Guterba cùng với 1 TQLC đi phía trước đang áp giải mỗi người 1 VC thì bỗng bị đạn từ phía bên phải bắn đến. Đạn cày đất bay tung tóe, 2 TQLC vội vọt qua bên kia bờ ruộng. 1 tù nhân quị xuống khiến Guterba phải quay lại tìm. Anh này thở dốc nằm trên nền đất bụi bặm, nóng hổi, đùi bị thủng 1 lỗ lớn lộ cả xương trắng lóa dưới ánh mặt trời. Vừa lấy cuộn băng của mình ra nhét vào vết thương thì bị 1 tay lính cựu mắng: "Nên giữ nó cho riêng mình thì tốt hơn, con ạ". Guterba vác người bị thương lên vai rồi đi tiếp đến điểm thu gom tù nhân.

Vào khoảng 18g45, khi đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tiến đến mục tiêu thì ngay lập tức nó được 'chào đón' bằng đạn cối, đạn liên thanh, và súng trường của quân giải phóng. 1 xe tăng phun lửa cố dập tắt sự kháng cự bằng cách khạc lửa napalm về phía địch quân. Mùi hôi của xác chết dưới cái nóng kinh người xứ nhiệt đới cùng với mùi thịt người cháy khét tạo thành 1 thứ ko sao chịu nổi.

Loạt cối địch nổ tung trong hàng ngũ TQLC đã gây ra thiệt hại lớn. Tin tức lan truyền trong đám lính đang nằm mọp dưới bờ ruộng. Wilson chết, Long chết, Firth chết. Trung úy Dale Shambaugh, chỉ huy trung đội 3 cũng bị đạn bắn tỉa hạ sát.

Hạ sĩ Gregorio Valdez, tay súng M14 dưới quyền hạ sĩ nhất Bob Collins bị đạn bắn xuyên qua gối. Collins vừa gọi anh này chạy đến chỗ bờ ruộng vừa nổ súng về phía khẩu súng máy đang gây phiền toái cho quân Mỹ. Collins hét: "Chạy đi. Ko thể sợ hãi vào lúc này đâu." "Tôi bị thương chứ đâu có sợ" Anh kia đáp lại. Nghe Valdez nói thế, Collins cùng 1 TQLC khác là hạ sĩ Robert Parker bèn liều chạy lên trước cứu anh ta về. Họ làm được điều ấy là vì nếu xạ thủ đối phương hạ nòng đủ tầm để bắn thì sẽ bộc lộ vị trí. Greg Valdez được cứu thoát và qua được trận Vạn Tường nhưng 5 tháng sau lại mất mạng trong 1 trận đánh khác.

TQLC nhận thấy 1 số 'đấng nam nhi hổ báo' thời bình nay bỗng trở nên cực kỳ cẩn trọng khi phải đối mặt với đạn thật bắn đến trong khi số người vốn kín tiếng nhất trong doanh trại lại chiến đấu như mãnh sư. 1 người lính như thế đã 1 mình xung phong qua bờ ruộng, khẩu súng trường tự động nhả đạn liên hồi. Tới khi các đồng đội bắt kịp thì trước mặt anh đã có 4 xác địch quân.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #54 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2016, 07:52:44 am »

1 quả đạn cối gần như đáp xuống ngay chỗ binh nhất C. B. Hitt, xạ thủ số máy số 2, hất anh văng lên không. Tuy ko bị thương gì nhưng Hitt phải nằm đờ mất 1 lúc mới hoàn hồn trở lại.

Binh nhất L. M. Grant, xạ thủ súng phóng lựu M79, cũng dính chấu. Hạ sĩ Don Parker do bị thương ở tay không nhấc nổi khẩu súng trường nên bèn bò qua chỗ Grant lấy khẩu súng lục rồi tiếp tục tiến về phía địch cùng với nó.

Trời đã xẩm tối nhưng những chiếc trực thăng Huey thuộc phi đoàn quan sát 2 vẫn tiếp tục đổ lửa xuống bờ đất trước mặt các TQLC.

Bob Collins bỗng thấy nhói bên hông nên cứ ngỡ mình đã bị thương. Anh vội kiểm tra xem thì thấy hóa ra mình đang nằm đè lên quả lựu đạn mang theo khiến nó thúc vào mạng sườn. Anh thấy có thể xử lý được ổ súng máy đang bắn về phía mình bằng cách dùng lựu đạn. Khi Collins đang tiếp cận hầm súng địch thì 1 bộ đội bật dậy lia 1 băng đạn về phía anh rồi lại nạp đạn bắn tiếp. Collins hơi do dự vì chưa bao giờ phải giết ai cả. Hạ sĩ Larry Falls, xạ thủ súng trường tự động M14 chạy tới sau lưng anh quạt cả băng đạn bắn chết người lính địch. Cuối cùng thì Collins cũng ném lựu đạn. Sau tiếng nổ, quân địch bỏ chạy, 1 số chạy thẳng về phía 2 TQLC và bị bắn gục ngay. Ước tính có khoảng 16 bộ đội bị giết trong trận đọ súng nhưng số xác thực sự 'đếm được' thì chỉ có 5.

1 bộ đội giải phóng dùng súng cạc bin bắn 1 trung úy TQLC. Hạ sĩ Charlie Davis, xạ thủ súng máy, cố bắn hạ người này nhưng súng lại bị hóc. Xử trí rất nhanh, Davis bỏ súng xuống rút khẩu súng lúc .45 ra nhả đạn về phía địch. Về sau anh được tặng huân chương Anh dũng bội tinh của Việt Nam. Súng của Davis ko phải là khẩu duy nhất bị kẹt đạn ngày hôm ấy. Súng của Guterba cũng bị kẹt khi anh đang cố nhắm bắn mấy lính đối phương bỏ chạy. Chờ tới lúc làm sạch được nó thì kẻ địch đã mất dạng.

Trong lúc đi qua 1 góc ruộng, hạ sĩ nhất Collins phát hiện 1 con hào có bờ đất cao. Anh cùng các TQLC khác lần theo chiến hào thì chạm trán 1 quân giải phóng cách đó tầm 6-7 thước. Người lính địch quay đầu chạy, Collins nã theo 3 phát đạn. Trong bóng tối chập choạng, thấy chiếc xe bọc thép lội nước cháy đen trên đám ruộng bên trái trước mặt, Collins cùng 1 TQLC tên là Clark dừng lại nhìn. Trong lúc mọp sát đất cẩn thận quan sát lối mòn, bỗng có 1 giọng cất lên hỏi: "Các cậu đang làm gì thế, 'nứng' quá rồi sao?". Người đó chính là trung tá Joe Muir, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/3, đang đi kiểm tra tình hình. Collins đáp: "Dạ tôi chỉ cố càng gần mẹ Đất nhất càng tốt thôi mà sếp". Viên trung tá bật cười rồi đi tiếp.

***

Joe Muir là 1 chỉ huy từng ko quản gian nguy đích thân đi cùng các đại đội xung kích, luôn cố ra sát tiền duyên khi có thể. Tướng Walt đã nhiều lần la rầy ông vì cái tội hay chường mặt ra ở những chỗ ác liệt nhất. Suốt 3 ngày trong chiến dịch Starlite, ông đã hầu như ko ngủ. Dù rất anh dũng trong trận Vạn Tường nhưng chỉ 3 tuần sau đó ông đã thiệt mạng do dẫm phải quả mìn làm từ đạn pháo 155mm và chở thành vị tiểu đoàn trưởng đầu tiên của TQLC tử trận ở VN. Ông được truy tặng huân chương chữ thập Hải quân cho những thành tích trong chiến dịch Starlite.

***

Phi vụ cuối cùng ngày hôm đó của thiếu tá Al Bloom, phi đoàn trực thăng 361 là đáp lại tín hiệu lựu đạn khói màu xin di tản thương binh. Bloom vừa cho người thương binh nặng lên máy bay và đang chuẩn bị cất cánh thì thượng sĩ Hooven báo cho ông biết trục dẫn động chong chóng đuôi (tail rotor drive shaft) chiếc H-34 đã bị bắn trúng. Trục này vốn là 1 cái ống mỏng, chạy dài suốt chiều dài đuôi máy bay rồi chui lộ ra chỗ khoang chở hàng. Nếu ko có cái trục này, chong chóng đuôi sẽ bị vô hiệu hóa khiến máy bay sẽ quay vòng vòng, chao đảo dữ dội quanh 1 trục thẳng đứng rồi rơi. Kiểm tra cần lái thấy máy bay vẫn điều khiển được, lại nghe Hooven bảo cái trục vẫn quay ổn định, Bloom bèn quyết định quay về căn cứ.

Sau khi đáp xuống ở Đà Nẵng, thiếu tá Homer Jones, viên phi công chiến đấu ngồi ghế phi công phụ mới tuyên bố rằng đám phi công trực thăng đều điên cả nút và ông sẽ ko bao giờ bay cùng với bọn họ nữa.

Phi hành đoàn khi đó mới tròn mắt kiểm tra những thương tích của con chim sắt, miệng ko tiếc lời ca ngợi Sikorsky, hãng sản xuất ra chiếc H-34. Thân tàu có ít nhất là 1 chục lỗ thủng cộng với 1 vết đạn gọt mất 1/3 đường kính trục dẫn động chong chóng đuôi. Về sau thượng sĩ Hooven kể cho Bloom rằng ông ko còn nghe thượng sĩ nhất Dorsett chê bai gì đám 'chó sục' nữa. Ông này hẳn cũng đã kể cho đồng đội bên bộ binh về những trải nghiệm chiến đấu trên không của mình.

Tại Đà Nẵng, con số máy bay trực thăng còn bay được của phi đoàn 361 ngày càng giảm. Đến xế chiều thì bất chấp những nỗ lực phi thường của các đội nhân viên sửa chữa mặt đất, toàn phi đoàn chỉ còn có 8 chiếc trực thăng có thể bay. Chiếc nằm ngoài bãi biển đã hỏng nặng đến độ ko thể phục hồi phải xin máy bay tới oanh kích nhằm ngăn súng, đạn của nó ko lọt vào tay địch quân. Thay thế cho phi đoàn 361, phi đoàn trực thăng H-34 số 163 của trung tá Norm Ewers giờ đảm trách công tác tải thương và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác sau khi đã đổ lính đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 lên bờ. Phi đoàn HMM-163 đã phục vụ ở VN từ hơn 4 tháng trước và được chuyển giao cho chiến đoàn đổ bộ đặc biệt (Special Landing Force - đơn vị tương đương cấp trung đoàn. ND). Theo tiêu chuẩn hồi ấy thì đây là 1 đơn vị lão luyện trong các hoạt động ở VN. Trong ngày 18 tháng 8, phi đoàn đã bay 232 phi vụ và qua tuần sau thì tổng số phi vụ đạt xấp xỉ con số 3000, trong số đó nó đã sơ tán được 197 thương binh TQLC.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #55 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2016, 07:48:23 am »

***

Trong cái buổi chiều dài lê thê ấy, trung úy Dave Steel đang rất cần đến chỗ của trung tá Muir. Anh chạy đến tìm đại tá Peatross và được ông này cho đi theo trực thăng của mình. Anh cùng Peatross rời tàu bay đi thăm tiểu đoàn 2/4 trước. Peatross đi đến chỗ Fisher bảo: "Ê, Bò đực, thế nào rồi?" Fisher 'bò đực' quay bộ mặt căng thẳng qua Peatross nói mấy câu đại để: "********! Mẹ nó chứ! Tôi cần nước uống! Ông có hiểu ko? Phải có nước cho quân của tôi. Tôi đang cần nước lắm!", Peatross vẫn điềm đạm quay đi lấy bi đông nước của mình đưa cho Fisher. Fisher ném nó xuống đất hét "Ko phải cho tôi. Mẹ kiếp. Tôi cần nước cho đám lính chết tiệt dưới quyền. Tôi cần nước uống ngay bây giờ!" Nhìn thấy trung úy Steel trong lúc tạm ngừng lấy hơi, Fisher nói: "Ồ. Chào Dave" rồi lại quay lại nói tràng giang đại hải về vấn đề nước uống. Peatross lập tức gọi điện đài làm hết sức mình để đưa nước uống tới cho quân lính.

***

Trời đã tối tuy đạn địch vẫn ngăn cản số quân đi đầu của tiểu đoàn 3/7 tiến đến chỗ đám xe bọc thép nằm bất động nhưng họ cho rằng mình vẫn có thể tiếp cận xác 1 chiếc xe tăng. 1 trung úy đến bảo hạ sĩ nhất Bob Collins chọn 2 người tình nguyện băng qua đám ruộng đến chỗ cái xe xem có ai còn sống không. Vì cả Collins lẫn viên trung úy đều chẳng muốn bắt người khác phải đi nên họ đành vọt qua đồng lúa tới kiểm tra. Tổ lái đã chuyển đi hết nhưng mặt đất xung quanh hãy còn nhiều mảnh xác cùng mấy khẩu súng trường.

Trong lúc vẫn còn ở trên chiếc tăng, Collins bỗng giật thót người khi có mấy tiếng súng nổ ngay bên cạnh. Trung sĩ Bill Stone hiện ra trong bóng tối lờ mờ giải thích mình vừa bắn vào 1 con chó định lôi xác chết đi. Stone cũng là 1 TQLC lão làng - với 16 năm trong binh chủng - từng tham gia đổ bộ lên Inchon trong chiến tranh Triều Tiên. Collins nhảy từ xác chiếc xe tăng xuống, nhặt mấy khẩu súng trường, lấy đạn ra, tháo cơ bẩm bỏ vào ba lô, rồi kê nòng vào xích xe bẻ cho cong đi để ko ai còn sử dụng chúng được nữa. Về tới vị trí, họ bỗng thấy có người từ phía sau tiếp cận. Sau khi hô lớn hỏi "Ai?" mà ko thấy trả lời, các TQLC liền nổ súng.

***

đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 chuẩn bị 1 chặng hành quân đêm đầy khiếp hãi để quay về chu vi phòng thủ tiểu đoàn 3/3. Cách duy nhất để lính khỏi lạc nhau là nắm chặt thắt lưng người đi trước nhưng như thế nếu lọt phải ổ phục kích thì họ sẽ bị 'làm cỏ' dễ dàng.


đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. 16g30 phút

Số quân còn lại của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 về tới bãi đáp Blue vào đúng 16g30 phút. 1 đợt không kích nữa lại giáng xuống cao điểm 43 để đảm bảo ko còn quân giải phóng nào còn trên đó. Fisher 'bò đực; chỉ thị cho đại đội Hotel đóng lại bãi đáp Blue tổ chức vị trí phòng thủ ban đêm. Do những lính TQLC mệt nhoài vẫn thỉnh thoảng bị đạn súng cá nhân từ thôn Nam Yên 3 nhắm bắn nên các xe Ontos và xe tăng phải tiến hành san bằng mọi ngôi nhà còn sót lại để loại trừ mối đe dọa.

Dù đã kiệt sức sau 1 ngày chiến đấu dài đằng đẵng, trung úy Mike Jenkins vẫn phải bảo 24 TQLC dưới quyền cùng với 3 tổ lái xe tăng, 3 tổ lái Ontos đào công sự thật sâu để vị trí cố thủ ban đêm thêm vững chắc. Khi trung úy Jack Sullivan hỏi Jenkins liệu John Wayne sẽ làm gì trong tình cảnh thế này thì anh lập tức trả lời: "Cho xe quây thành vòng tròn". Và họ thực hiện đúng như thế thật. Số thiết giáp liền lập thành vòng tròn, xe còn chạy được kéo theo xe bất động còn đám bộ binh thì đào công sự xung quanh hoặc dưới gầm xe. Đến 18g thì số TQLC này được tiếp tế đồ ăn, nước uống và đạn dược. Họ xin nhiên liệu cho các xe Ontos vì mỗi xe đều chỉ còn 1/8 lượng xăng trong bình nên ko thể đi đâu xa hết. Họ còn được tăng cường thêm 1 tiểu đội súng cối 81mm nữa. Binh nhất Jim Mazy, người có chiếc điện đài duy nhất còn hoạt động được, tất bật liên lạc với sở chỉ huy của trung tá Fisher suốt cả đêm. Tuy được kẻ địch để yên nhưng ai cũng căng thẳng dù đêm ấy khá yên tĩnh. Đám TQLC đứng ngồi không yên xả súng vào bất cứ thứ gì nhìn thấy trong thứ ánh sáng ma mị của đủ loại pháo sáng.




Chương 11

Tình thế lúc chiều muộn




Đến xế chiều thì TQLC đã bao vây toàn bộ khu vực mục tiêu. Bờ biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam thì hướng tây bắc đã bị đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 cùng đại đội Golf, tiểu đoàn 2/4 khóa chặt. đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 thì đã đứng vững ở mặt tây; đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 tuy chật vật nhưng vẫn kiểm soát được khu vực tây nam của mình; còn các đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 và đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 thì đang càn quét trên hướng đông nam. Giao tranh ác liệt ngày hôm đấy chỉ diễn ra trong khu vực rộng vài nghìn mét vuông quanh các thôn An Cường 2, Nam yên 3. Đoàn xe tiếp tế bị phục kích cũng trên đoạn đường ở giữa 2 ngôi làng ấy.

Chú chó tên Combat

Đến cuối ngày, khi giao tranh đã tạm lắng, 1 TQLC đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 tìm thấy trong làng 1 con chó nhỏ bé, gầy nhom. Cũng như nhiều chàng trai Mỹ khác, anh bế 'chú chàng' lên cho theo cùng. Sau, đến khi trời tối khi phải ra lập chốt cảnh giới anh giao nó lại cho hạ sĩ Ed Nicholls, người sẽ chăm lo cho chú mấy tháng sau đó.

Combat, theo tên anh đặt, đã trở thành 1 chú chó TQLC thực thụ. Nó béo lên nhờ ăn đồ hộp và tỏ ra rất thân thiện. Những bài viết về Combat đã xuất hiện trên mặt báo khắp nước Mỹ và chú chó cũng thường xuyên nhận được thư bày tỏ lòng hâm mộ của các cháu học sinh. Combat đã trải qua rất nhiều đời chủ khi họ kết thúc kỳ hạn phục vụ và phải về nước. Cuối cùng nó cũng chết như 1 TQLC do dẫm phải mìn bẫy của quân địch.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #56 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2016, 07:59:42 am »

   

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 lúc xế chiều

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 vẫn tiếp tục đi tìm đoàn xe tiếp tế. Khi tới gần thôn An Cường 2, nó phải dừng lại vì bị bắn và phải gọi xin không kích. Máy bay phản lực TQLC đã ném nhiều quả bom 250 cân Anh xuống khu vực mục tiêu. Địch quân trong thôn hoặc đã chết hoặc rút chạy, ko còn thấy bắn ra nữa. Phía tây thôn là đồng ruộng với hàng rào cây có ở khắp nơi. Đây ko phải là ruộng lúa mà là ruộng trồng khoai tây hay hoa màu gì đó.

    Trừ cái trung đội vẫn ở lại phía sau với thiếu tá Comer, đại đội India hiện đã cách xa đội hình tiểu đoàn từ 2000 đến 2500m và nó vẫn chưa tìm thấy đoàn xe tiếp tế ở đâu hết.

    Khi đại đội India vượt qua thôn An Cường 2 tầm hơn 800m thì trời sụp tối. Trung úy Richard Purnell gọi điện đài xin chỉ thị thì được bảo quay về chỗ đóng quân của tiểu đoàn. Đêm đó, đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đã ko thể tìm nổi đoàn xe tiếp tế.

    TQLC quyết định thắp sáng khu vực bằng đạn pháo sáng do pháo hạm và pháo mặt đất bắn ra suốt đêm. Trong lúc pháo sáng giúp đoàn xe tự vệ dễ dàng hơn, gây khó khăn cho việc rút quân của quân giải phóng, thì nó cũng gây rắc rối cho đại đội India. Trên đường trở về sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3, cứ được vài bước là lính tráng lại phải nằm dán xuống đất chờ cho dù pháo sáng lờ đờ rơi xuống đất mới dám đi tiếp. Nếu ko làm vậy họ sẽ trở thành mục tiêu rõ ràng cho những bộ đội vẫn còn hoạt động trong khu vực.

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 về được nửa đường thì lại ăn đạn. Lần này là của 5,6 địch quân nấp trong hàng rào cây. dù quân giải phóng chỉ cách đó khoảng 25-30m nhưng do sợ pháo sáng làm lộ, lính đại đội India đành nằm chết dí. 1 TQLC bị giết, 1 người nữa bị thương. Theo phản xạ, TQLC vận động sang bên sườn rồi nổ 1 cơn mưa đạn bắn trả địch. Khi tiếng súng dứt, 1 trung đội được phái lên kiểm tra hàng rào cây nhưng chẳng tìm thấy gì.

    Trong lúc tạm dừng trên quãng đường hành quân dài dằng dặc, 1 xạ thủ súng máy đi đoạn hậu của Purnell phát giác có 5 bộ đội khiêng theo 1 thương binh. Tay TQLC nằm dọc theo lối mòn, ẩn kín dưới đám cây bụi và có khả năng sẽ bị quân địch giẫm phải nếu ko hành động. Anh lấy đường ngắm, khai hỏa và giết sạch số địch. Lát sau, cậu TQLC xích hầu, khi tiến xuống 1 chiến hào tới 1 khúc quanh cũng trạm chán phải 1 bộ đội. Người này liền bị anh hạ sát.

    Trung úy Purnell xin máy bay tải thương đến gấp chở thương binh tử sĩ. Thiếu tá Comer liên lạc được với 1 chiếc trực thăng và được người phi công hứa sẽ đáp xuống nếu đúng là có trường hợp khẩn cấp. Sau viên phi công yêu cầu đại đội India bằng cách nào đó chỉ cho mình vị trí của họ. Tín hiệu dùng ban đêm khi đó chỉ có mỗi là đèn bin. Khi TQLC dưới dất báo họ sẽ bật 1 cái đèn bin thì viên phi công lại bảo đâu đâu anh ta cũng thấy ánh đèn cả. TQLC đoán chắc quân giải phóng đã nghe được cuộc gọi vô tuyến của họ.

    Cuối cùng họ phải lấy chăn ra bọc quanh đèn bin rồi hướng lên trời, bấm chớp tắt. Chiếc trực thăng liền hạ xuống. Thật đáng nể; chỉ cần có tí ánh sáng ấy thôi mà viên phi công đã đáp xuống ngay chóc. Tử sĩ, mấy thương binh, cùng 1 TQLC bị suyễn nặng lập tức được đưa lên máy bay, nó bay đi ngay sau đó.

    Phải mất hết đêm, đại đội India mới về đến mục tiêu vì những trận chạm súng, vì phải sơ tán lính thương vong, và vì lo sợ pháo sáng. Đến khoảng 4g30 thì đơn vị mới về được vị trí tiểu đoàn .


    tiểu đoàn 3/3 TQLC khi hoàng hôn xuống.

    Đại tá Peatross tới thăm trung tá Joe Muir, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/3 vào lúc mặt trời lặn. Sau khi ông đi khỏi, Muir cho 2 đại đội còn lại tiến lên hướng bắc 1 chút để chiếm lĩnh vị trí phòng ngự nghỉ đêm có lợi hơn. Ông muốn chuyển lên đóng trên 1 quả đồi nhưng phải đảm bảo trên đó ko còn địch trước đã. Nhìn lên đồi Muir nói: "Tôi sẽ ko mất thêm TQLC chiến nào 1 cách vô ích nữa" rồi huy động 1 đợt hỏa lực 'hoành tráng' nhất mà trung úy Dave Steel từng thấy. Muir liên tục giã nát quả đồi bằng cả phi pháo, pháo hạm lẫn súng cối của mình. Steel khá kinh ngạc trước những gì Muir có thể làm với hỏa lực chi viện, dù từng loại hay đồng thời 1 lượt.

    Các bộ phận chính của tiểu đoàn 3/3 vừa bắt đấu tiến lên thì đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 gọi đến xin nước uống đồng thời báo Muir biết mình ko thể di chuyển. Muir quay sang đại úy Dave Ramsey, sĩ quan hành quân tiểu đoàn 3/3 nói "Tôi sẽ qua đó". Vào lúc ông tới chỗ đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 thì ở đây đang có quá nhiều ca cần phải đi sơ tán vì cái nóng, bao gồm cả đại đội trưởng.

    Trong khi vất vả tiến lên đồi, Dave Steel làm mất chiếc nhẫn kỷ niệm của trường đại học vì nó trượt ra khỏi ngón tay. Anh đứng nhìn theo nó lăn lông lốc xuống chân đồi 1 lúc rồi chửi "mẹ nó" và lại quay lên tiếp.

    Khi tiểu đoàn 3/3 lên đến nơi và yên vị thì đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 vẫn còn bên dưới chân đồi. Trời đã gần tối nên chỉ huy trung đội của Purnell lúc trước là trung sĩ trung đội phó Bill Wright phải xuống hướng dẫn lính tiểu đoàn 3/7 lên đồi.

    Trời vừa tối thì ko biết từ đâu mọc ra 1 xe bọc thép lội nước. Trung sĩ Bradley đã leo lên 1 xe chở đồ tiếp tế ngoài bãi biển rồi cứ thế rong ruổi đi tìm tiểu đoàn. Anh có rất nhiều nước uống, đồ ăn và đạn dược. Joe Muir tới bên Bradley bảo: "Được, tôi ko giận đâu nhưng cho tới mai thì cấm cậu ko được đi đâu hết". Với Bradley thì thế là tốt rồi. Dù là trung sĩ quân nhu nhưng anh vẫn muốn ra cùng đám lính trên tuyến đầu.

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #57 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:23:39 am »

Đêm tới trên bãi chiến trường

Trời vừa sập tối, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 gọi điện xin máy bay và pháo hạm dập xuống số ít quân địch đang vận động phía trước mặt họ tầm 200m. 1 phi vụ không kích đã gây ra vài tiếng nổ phụ.


đại đội Mike, tiểu đoàn 3/7 lúc nửa đêm


Trong đêm, đại tá Peatross đưa phần còn lại của tiểu đoàn 3/7 lên bờ. Lúc 18g thì đại đội India, tiểu đoàn 3/7 tới trung đoàn bộ và ở đó để tăng cường bảo vệ bộ chỉ huy. Trung tá Bodley cùng ban chỉ huy cũng tới sau đó 1 thời gian ngắn.

Gần nửa đêm, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/7 đi trên chiếc tàu chậm chạp USS Talladega cũng đã tới ngoài khơi bờ biển. Mặc dầu hầu hết giao tranh ngày hôm đó đã lắng xuống, những tiếng nổ và ánh chớp còn sót lại cũng khiến TQLC trên tàu mất tinh thần. Họ chen nhau ra đứng ở lan can bàn tán kiểu: "Ôi các cậu. Thật mừng vì ta ko phải tham gia vào mớ hỗn độn ấy." Mới được hưởng cảm giác làm khán giả có vài phút thì trung tá Bodley đã gọi cho đại đội trưởng của họ bảo chuẩn bị đổ bộ bằng xuồng lúc nửa đêm. Có tin đồn nói quân địch đang dùng thuyền nhỏ chuồn khỏi chiến trường nên phải có người ra chặn đường rút của họ. Thế là, lính đại đội Mike từ trên tàu Talladega phải leo lưới xuống y như trong phim để tiến hành đợt đổ bộ đường biển ban đêm đầu tiên trong cuộc chiến VN vì đêm ấy hạm trưởng ko muốn cho tiểu đỉnh đổ bộ LCVP xuống nước. Do hải đồ quá sơ sài, lại nghe sẽ phải đổ quân ở cái nơi bị "đạn từ khắp nơi bắn đến" nên ông ta nghĩ đi đỉnh lớn thì tốt hơn. Thế là toàn bộ đại đội với khoảng 200 mạng phải trèo lưới xuống mấy chiếc LCM để tiến vào bãi biển. Mấy chiếc LCM cũng ủi vào doi cát từng khiến ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 khổ sở và bị mắc cạn buổi sáng trước đó.

Khi trung úy John Covert, trung đội trưởng nhảy qua thành chiếc LCM xem nước sâu chừng nào thì cả người anh chỉ trừ cái mũ sắt lập tức chìm mất. Covert phải cởi bỏ bớt trang bị mới ngoi lên nổi và được kéo khỏi mặt nước. Sau khi đến gần bờ hơn 1 chút thì mấy cái đỉnh cũng xoay xở hạ được tấm bửng xuống để cho đám TQLC lội vào.

Lính đại đội Mike, tiểu đoàn 3/7 mới lên bờ được 1 đoạn ngắn thì tay trung sĩ tên là Tiger dẫm phải chỗ đất mềm khiến nó sụt xuống lộ ra 1 địa đạo có mà bộ đội đang tổ chức rút quân. Tiger cúi xuống tóm được 1 người tạo điều kiện cho đám TQLC mới đổ bộ được dịp tận mắt nhìn thấy 1 VC còn sống bằng xương bằng thịt.

***

Với sự hiện diện của tiểu đoàn thứ 3, đại tá Peatross đã có thể hoàn thành kế hoạch hành động sẽ diễn ra ngày hôm sau. Ý niệm hành quân của vị trung đoàn trưởng về cơ bản vẫn như cũ: Siết chặt gọng kìm quanh lực lượng quân giải phóng và lùa họ ra phía biển. Dựa trên kết quả chiến đấu trong ngày đầu tiên, ông tiến hành điều chỉnh lại ranh giới các tiểu đoàn .

***

đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 ở cách đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 khoảng 3000m đã tổ chức phục kích sau khi trời tối và đã giết được 1 VC, qua những trang thiết bị mang theo người được lính Mỹ đoán là trinh sát súng cối. Ngoài 1 số phát đạn ko chính xác bắn về phía đại đội Echo, tình hình hầu như khá là yên tĩnh.


Đoàn xe 21. Giao tranh vẫn tiếp tục


Quân giải phóng đã tiến gần hơn tới đoàn xe tiếp tế nằm bất động. Tình thế đã trở nên bế tắc 1 cách tuyệt vọng. Trung sĩ Jack Marino cùng thành viên tổ lái dùng cả lựu đạn, súng lục, súng trường lẫn khẩu đại liên để chống trả. Công việc của các TQLC trở nên dễ dàng hơn do quân giải phóng hay có thói quen tụ lại thành từng toán có từ 10-15 người. Tuy nhiên bộ đội vẫn ko ngừng tiến đến.

Tuy Marino thấy trong ruộng lúa hãy còn 4-5 TQLC nhưng anh ko biết trong họ có bao nhiêu người còn sống và có thể chiến đấu được. Anh vẫn còn 9 người còn trụ lại, nhưng hầu hết họ cũng đều đã bị thương. Trong những xe khác chỉ còn 1 chiếc là còn thấy 2 TQLC sống sót từ bên trong bắn ra. Số còn lại thì đều đã im lặng.

Trận đánh thêm ác liệt. Marino ước tính 1 lực lượng quân giải phóng đông đến hàng trăm người đang áp sát đoàn xe. Cạnh xe của Marino có 1 xe bọc thép lội nước bị bỏ lại. 1 số bộ đội đang bám theo gờ cửa đổ quân để leo lên xe. Bóng 1 quân giải phóng hiện rõ mồn một. Khi người này đưa thứ gì đó cho 1 đồng đội xem thì trung sĩ Mulloy, từ vị trí của mình nơi ruộng lúa bắn cả 2 ngã xuống. Nghĩ lính trong 1 xe bọc thép khác còn sống, quân giải phóng đã bắn bồi thêm 1 quả B-40 nữa. Nhưng người duy nhất trong xe đó thì đã chết rồi. Xe của Marino trúng 1 phát đạn 57mm bắn thẳng khiến anh cùng mấy TQLC nữa bị thương. Nhiều người trong số đó đã bị thương đến 2-3 lần.

Trong chiếc xe bọc thép có khẩu đại liên bị bắn hỏng từ đầu trận, 1 người trong số còn sống cố dùng súng trường bắn qua nắp cửa nhưng bị giết chết ngay. quân giải phóng cũng cố tung lựu đạn lọt qua nắp cửa đang mở trên xe của Marino. Khi định tới đóng cửa lại thì 1 loạt đạn khiến anh phải lùi lại. TQLC rốt cục cũng xoay sở đóng kín các cửa xe lại nhưng hơi nóng trong cũng xe lập tức tăng cao. Sau chừng 3 tiếng đồng hồ, lực lượng chính quân địch bỏ đi nhưng 1 toán chừng 50 người vẫn còn thấy trong đám cây gần đó lúc 1g sáng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 09:23:54 am »

   

    Trung sĩ Jack Marino cố liên lạc với trực thăng nhờ di tản thương binh nhưng vẫn chưa ai xác định được vị trí đoàn xe cả. Viên trung sĩ xin máy bay đến không kích nhưng 1 lần nữa các phi công đành bó tay vì Marino ko thể cung cấp được tọa độ của mình. Trung tá Lloyd Childers, phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng HMM-361 đã mấy lần bay sà ngang qua khu vực trước khi trời tối nhưng vẫn ko sao phát hiện được đoàn xe.

    Trung úy Dave Steel vẫn liên lạc suốt đêm với cậu TQLC đơn độc đang kêu cứu. Cậu này năn nỉ mãi ko thôi: "Tôi cần trợ giúp. Xin hãy đến cứu tôi." Steel đã bảo cậu ta lấy càng nhiếu thứ phủ lên người càng tốt, kể cả dùng xác đồng đội.

    Cậu lính khóc lóc trên điện đài cả đêm. Steel hỏi đại úy Dave Ramsey, sĩ quan hành quân tiểu đoàn 3/3 xem có cách gì đến chỗ cậu ta được ko? Ramsey thẳng thừng từ chối; đó là 1 quyết định khó khăn nhưng chẳng thể làm được gì đêm đó cả. Họ ko biết chắc vị trí của cậu ta và liệu quân giải phóng có rình sẵn ở đó hay ko? Họ cũng chẳng cách nào biết được còn ai khác nữa trong đoàn xe còn sống. Người TQLC đơn độc cảm thấy mình bị bỏ mặc. Quyết định ko đi tìm cậu ta là cái quyết định khó khăn nhất mà trung tá Muir và đại úy Ramsey từng thực hiện.





    Chương 12

    Ngày thứ nhì



    Đúng 7g30 sáng ngày 19 tháng 8 năm 1965, các đại đội Kilo và Lima, tiểu đoàn 3/3 tiến song song với nhau tấn công về phía đông bắc. đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 làm dự bị. Cùng lúc đó, các đại đội Echo và Golf của tiểu đoàn 2/4 cũng tiến về phía đông ra biển để bắt tay với tiểu đoàn 3/3. đại đội Hotel đã tả tơi của tiểu đoàn 2/4 cùng đại đội India, tiểu đoàn 3/3 rút về trung đoàn bộ cho các đại đội India và Mike, tiểu đoàn 3/7 tiến ra tìm đoàn xe tiếp tế và đi về hướng thôn An Thới 2 lập chốt chặn ngăn ko cho quân giải phóng rút về phía nam. đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 được lệnh tiếp tục ở nguyên vị trí chốt chặn trên mặt bắc.

    đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 hoàn tất chuyến càn quét ra bãi biển mà ko gặp phải sự cố đáng kể nào. Vài phát bắn tỉa lẻ tẻ vô hại là tất cả những gì các binh sĩ vấp phải. Khi quan sát thôn Vạn Tường 1 họ phát hiện 1 số quân giải phóng và liền gọi xin không kích. Khi trận oanh tạc khiến địch chạy tứ tán, trung đội 3 đã nổ súng bắn số quân đang đối phương chạy và hạ sát khoảng 19 người.


    Chuyến giải cứu

    Mãi tới khi trời ngày 19/8 sáng rõ thì vị trí chính xác của đoàn xe 21 mới được xác định. Trung úy Howie Schwend, sĩ quan điều không tiền tuyến của tiểu đoàn 3/3 đã yêu cầu tất cả các máy bay đang họa động trong vùng đi tìm và anh đã thành công.

    tiểu đoàn 3/7 TQLC đã tiến vào vùng hoạt động của mình, nơi diễn ra trận ác chiến hôm 18/8. Nó phát hiện rằng hầu hết quân giải phóng đều đã rút đi. Không gặp kháng cự gì khi đi ngang qua thôn An Cường 2, các TQLC bèn tới hội quân với đoàn xe tiếp tế.

    Sáng đó, khi cậu lính trẻ kêu cứu trên điện đài cả ngày lẫn đêm hôm trước được giải cứu. Cậu ta chạy ra khỏi chiếc xe bọc thép khóc rống lên vì chuyện bị bỏ rơi "Họ cứ để mặc tôi ở đó! Họ đã bỏ rơi tôi!". Mỉa mai thay dù rất cay chuyện ấy, anh ta vẫn chọn theo nghiệp TQLC.

    quân giải phóng đã gài lại 1 trái nổ chứa trong vỏ lon đồ hộp khẩu phần C trên cửa chiếc xe gần chỗ Marino. Nó bị công binh phát hiện và vô hiệu hóa. Hơn 60 xác đối phương được tìm thấy gần đoàn xe. Số tử sĩ còn lại hẳn đã được địch đưa đi hết.

    1 xe bọc thép ko còn cách nào sửa chữa được nữa nên được công binh phá nổ ngay tại chỗ. Đống sắt vụn ấy đến nay vẫn còn và người VN đã xây dựng tại đó 1 bia kỷ niệm. Trong số xe cơ giới còn lại chỉ 1 chiếc là còn có thể tự mình di chuyển, số kia phải nhờ xe dắt lên kéo về.

    Trung sĩ James Mulloy, người nấp trong ruộng lúa đã làm kỳ đà cản mũi nỗ lực diệt sạch đoàn xe của quân giải phóng suốt nhiều giờ. Anh đã gây cho đối phương nhiều tổn thất. Sáng hôm ấy, khi cứu binh tới nơi, anh vẫn còn lo sơ tán toàn bộ thương binh rồi mới nghĩ đến mình. James Mulloy đã được tặng thưởng huân chương chữ thập Hải quân vì thành tích anh dũng ấy.

    Trung sĩ Jack Marino, cũng được tặng thưởng huân chương Sao bạc vì đã chiến đấu dũng cảm, ước tính xe mình bị trúng tới 5 phát B-40 hoặc ĐKZ. Hơn 300 lỗ đạn cùng sức công phá đạn cối 82 ly gây nên đã khiến động cơ xe bị hỏng hoàn toàn.


    tiểu đoàn 3/7

    đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tới vị trí chốt chặn lúc 15g. Binh sĩ của đơn vị đã bắt được ở các thôn Vạn Tường 3, Vạn Tường 4, 8 thanh niên trong lứa tuổi quân dịch, bàn giao cho sĩ quan tình báo để thẩm vấn.

    Các đại đội India và Mike của tiểu đoàn 3/7 tiến hành càn quét khu vực mà đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 đã kịch chiến ngày hôm trước. Họ thấy 1 vài ba lô, mảnh vụn trang thiết bị nhưng chúng chẳng có mấy giá trị.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2016, 09:20:55 am »

   

    tiểu đoàn 2/4 và tiểu đoàn 3/3


    Lực lượng chính của các tiểu đoàn 2/4 và tiểu đoàn 3/3 TQLC trên đường càn ra phía biễn đã chạm trán với những toán nhỏ quân giải phóng. Địa hình ở đây rất phức tạp: các thửa ruộng đều có hàng rào cây và bờ đất bao quanh gây trở ngại cho việc vận động cũng như quan sát. Số quân giải phóng ít ỏi còn lại thì đều chuyển xuống nấp dưới các địa đạo, hang hốc. Địch thường xuyên bắn tỉa phía sau lưng TQLC khi họ di chuyển qua khu vực này. Phá hủy các hang động, địa đạo là công việc nguy hiểm và tốn rất nhiều thời gian.

    đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 cùng ban chỉ huy tiểu đoàn cũng càn qua thôn Vạn Tường 1. Trung sĩ nhất Ed Garr nghĩ đây là 1 nơi hãi hùng nhất mình từng thấy. Ông hườm sẵn trong tay cả 2 khẩu súng lục, cố tránh xa mấy chú lính có cần ăng ten trên đường đi. Mục tiêu ưa thích của lính bắn tỉa địch chính là các điện đài viên cùng những người đi, đứng gần đó vì đa số họ đều là thành viên ban chỉ huy cả.

    Hàng rào cây, giậu tre quây kín buộc người ta phải đi theo những lối nhỏ hẹp, những nơi có điều kiện lý tưởng để gài mìn bẫy hoặc mai phục. TQLC phát hiện trong sân trường học có đến hàng ngàn chiếc chông tre chắc là do đám trẻ con vót trong giờ giải lao. 1 cụ già tới giúp lính Mỹ tiêu hủy chúng.

    Dù lúc này trời đã sáng bạch, ngôi làng vẫn có vẻ âm u, hắc ám dưới 2 tầng tán lá. Cũng như hầu hết các thôn trong vùng có thể thấy hầm được đào khắp nơi trong làng.

    Do thu được khá nhiều ba lô, dây điện thoại nên TQLC đoan chắc nơi đây chính là bộ chỉ huy của trung đoàn 1 quân giải phóng. Đó là điều chính xác. Cho rằng cần phải tìm hiểu kỹ hơn nữa các chỉ huy quân Mỹ gọi về trung đoàn bộ trung đoàn 7 TQLC đề nghị cho 1 đơn vị VNCH tới đây lục soát thật kỹ sau khi họ đi khỏi. Các đơn vị Mỹ đã ra tới bờ biển. Đến đêm thì sự kháng cự có tổ chức chấm dứt.


    Lạc lối

    Buchs và Rimpson, lính thuộc tiểu đội của hạ sĩ nhất Robert O’Malley đã ở trên tàu bệnh viện 1 đêm nhưng rồi lại cho rằng mình chỉ bị thương nhẹ và vẫn còn có thể quay lại chiến đấu cùng đơn vị. Đang lan truyền tin đồn, kiểu vẫn hay xuất hiện trong và sau các trận đánh lớn, là đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đã bị xóa sổ.

    2 TQLC xin đi quá giang về kho vũ khí của tiểu đoàn ở Chu Lai, lĩnh súng mới rồi lại xoay sở quay lên tàu. Sau đó leo lên 1 xe bọc thép lội nước tiến vào bờ và về lại tiểu đoàn. Tới thời điểm này thì giao tranh đã lụi tắt. đại đội India được rút về bãi biển làm nhiệm vụ bảo vệ sở chỉ huy. 1 thời gian dài sau trận đánh, những binh sĩ khác vẫn còn thấy ngạc nhiên trước việc có 2 tay với đầy đủ lý do chính đáng để tránh xa chiến trường đầy nguy hiểm lại quyết định quay về. Dù rất ngưỡng mộ trước quyết định cuả họ, những người khác vẫn trêu chọc 2 người mãi ko thôi. Nhất là Rimpson, anh này đã được đặt cho cái biệt hiệu là " Rimpson lạc lối".


    Những thứ còn tồn tại

    Tướng Walt tiếp tục tiến hành chiến dịch Starlite thêm 5 ngày nữa với hy vọng lính mình sẽ tìm thấy thêm nhiều kẻ thù dưới các địa đạo, hang động. Các tiểu đoàn của Fisher và Muir rút quân ngày 20 tháng 8 để cho tiểu đoàn 1/7 TQLC của trung tá James Kelly vào khu vực hoạt động cùng với tiểu đoàn 3/7. Đến ngày thứ 3 của chiến dịch Starlite thì lính sư đoàn 2 VNCH cũng tới tham gia tiến hành tảo thanh, quét sạch số quân giải phóng nào vẫn còn hoạt động bên rìa bán đảo. Họ rải 3-4 tiểu đoàn dọc theo vùng bờ biển từ phía nam Chu Lai trở xuống để ngăn ko cho quân giải phóng rút về hướng đó. Cố gắng của phía VNCH chẳng đem lại mấy kết quả. Chuẩn tướng Hoàng Xuân Lãm, sư đoàn trưởng sư đoàn 2 đã làm việc với đại tá Peatross nhiều lần. Peatross tuyệt đối tin tưởng Lãm và ko sợ bị ông này làm rò rỉ thông tin. Lãm đã cùng 1 số sĩ quan tham mưu tới thăm Peatross và trung đoàn 7 TQLC trong thời gian diễn ra chiến dịch và sau 2 người càng cộng tác với nhau thêm khăng khít.

    ***

    quân giải phóng chính là những người chủ động rút. Đối phương ra đi từ đêm đầu tiên bằng cách luồn qua sát trận địa nghỉ đêm của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 rồi vượt qua 1 tiền đồn VNCH đã bị họ mua chuộc ở phía nam, lính đồn chỉ việc tảng lờ như ko thấy.

    Bộ đội tuyên bố mình dứt chiến từ cuối ngày thứ nhất vì "cả mình lẫn quân Mỹ đều mệt mỏi". Họ để lại phía sau 1 đại đội dưới quyền chỉ huy của Phan Tan Huan để giúp dân làng chăm sóc người bị thương và quấy rối quân Mỹ. Đụng độ giữa 2 phe diễn nói chung là nhẹ, thiệt hại của TQLC khá ít. Để trả giá cho nỗ lực này quân giải phóng đã phải hy sinh thêm khoảng 60 chiến sĩ nữa. Ko có TQLC nào bị giết trong những cuộc chạm súng này.

    quân giải phóng cho hay khi trận đánh nổ ra, họ đã định đưa 2 tiểu đoàn khác từ phía nam lên nhưng sau đã từ bỏ ý đồ này vì ngại nếu hành quân vào ban ngày sẽ bị tổn thất lớn vì hỏa lực Mỹ.

    ***

    Trận Vạn Tường đã kết thúc nhưng nó sẽ sống mãi trong ký ức binh chủng TQLC Hoa Kỳ.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM