Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:46:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M  (Đọc 47432 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2016, 07:45:51 am »

   

    Sau khi nấp chừng 20 phút và xin hỏa lực dập xuống trước mặt; quân giải phóng bắn thưa dần. TQLC đại đội India lại đứng dậy tiếp tục tiến công.

    Cường độ trận đánh lúc tăng lúc giảm chẳng vì 1 lý do cụ thể nào cả. Đôi lúc đồng loạt súng rộ lên cả 4 phương 8 hướng còn có khi tiếng súng nổ lại chỉ nghe thấy lác đác.

    TQLC nhanh chóng học được 1 bài thực tế mà mọi chiến binh từ thời cổ tới giờ đều biết rõ. Về mặt lý thuyết, để tấn công, binh lính cần phải dàn ra theo đội hình đã lên kế hoạch từ trước rồi mới xung phong. Nhưng khi đã giáp chiến rồi thì đội hình này sẽ nhanh chóng phân rã thành 1 loạt những cuộc giao tranh cục bộ nhỏ. Vạn Tường cũng như hầu hết các trận đánh khác, giao tranh kịch liệt ở đây thường chỉ diễn ra giữa những toán lính 4-5 người với lực lượng có số lượng tương đương của đối phương. Người chiến sĩ khi đó bận túi bụi chỉ cốt cố giữ lấy mạng chứ ít khi quan tâm đến những việc diễn ra cách đó vài mét. Sự ồn ào, mùi khói, mùi thuốc súng cũng nỗi kinh hoàng đã tạo ra cái thứ "sương mù chiến tranh" khét tiếng và qua đó lý giải vì sao lại có những mô tả rất khác nhau về cùng 1 trận đánh.

    Giữa cơn hỗn loạn, rối rắm ấy, dường như chỗ nào cũng có mặt đại úy Bruce Webb. Người đại đội trưởng được nhiều người quý mến ấy đã nhiều lần ko ngại hiểm nguy động viên lính tráng tiến lên, đưa ra chỉ thị và gọi hỏa lực yểm trợ.

    Để chuẩn bị xung phong vào làng, đại úy Webb dùng điện đài xin không yểm tầm gần. Do điện đài của TQLC ko liên lạc được với trung tâm Trung tâm chi viện trực tiếp của không quân (DASC) nên 2 sĩ quan điều không tiền tuyến (FAC) là đại úy Dalby và trung úy Schwend, phải liên lạc trực tiếp với các phi công, theo số hiệu của máy bay. Chỉ cần liếc qua là họ biết máy bay được trang bị loại vũ khí gì. Những chiếc máy bay F4 Phantom và A4 Skyhawk đang lượn vòng quanh khu vực đều được lắp bom phá, napalm và sẵn sàng nhào xuống oanh kích mục tiêu mỗi khi lực lượng mặt đất cần. Tuy các thành viên sách vở của DASC lúc nào cũng tuân theo nguyên tắc nhưng những kết quả ấn tượng lại thường có được từ những sự phối hợp đầy sáng tạo giữa quân dưới đất với phi công. Sĩ quan điều không tiền tuyến cũng kiêm luôn việc hiệp đồng giữa phi công với pháo binh khi đạn pháo bắn cao quá 600m trong khu vực máy bay sẽ bay vào.

    Sau chiến tranh Thế giới 2, các sĩ quan điều không tiền tuyến và phi công TQLC nghiệm ra rằng sự phối hợp ko trợ tốt nhất chính là giữa phi công dưới mặt đất với phi công ở trên trời.

    Thời gian đi về của máy bay A4 và F4 đến khu chiến rất ngắn. Căn cứ của máy bay F4 nằm tại Đà Nẵng chỉ cách đó hơn 80 cây số còn căn cứ của máy bay A4 thì ở ngay đó, tại Chu Lai. Khu vực mục tiêu của chúng trong chiến dịch Starlite là kiểu mẫu để thực hành những phương án lưu thông trên đường băng. Yếu tố giới hạn của A4 chỉ là làm sao hạ cánh, tái vũ trang, rồi cất cánh nhanh nhất. Máy bay cánh bằng đã thực hiện 78 phi vụ yểm trợ trong chiến dịch, hầu hết chúng đều diễn ra trong ngày đầu tiên. Những chiếc Phantom và Skyhawk đã sử dụng hết 65 tấn bom, 4 tấn napalm, 533 quả rocket cỡ 70mm cùng 6000 viên đạn 20ly xuyên giáp. Hơn 500 lần chiếc trực thăng đã được huy động cùng với 3 máy bay vận tải KC-130 của phi đoàn vận tải TQLC số 152 tham gia vào việc sơ tán thương binh, tử sĩ từ Chu Lai ra Đà Nẵng.

    Thấy máy bay TQLC bay đến An Cường 2, quân giải phóng liền vọt ra khỏi hầm nổ súng bắn lên. Lính Mỹ dưới mặt đất cũng khai hỏa vào quân địch. Khi máy bay đã vút qua, quân giải phóng lại vội vã trở về nơi trú ẩn và bộ binh Mỹ chẳng còn thấy rõ mục tiêu nữa. Việc này tái diễn nhiều lần nhưng do hầu hết chỉ bắn loạn xạ chứ chẳng ai kịp lấy đường ngắm nên hiệu quả hỏa lực súng cá nhân của 2 phe xem ra cũng ko cao.

    Giữa 1 đợt không kích, 1 nhóm TQLC đã ra phía sau đồi hút thuốc. Mảnh bom rít vèo vèo trong không trung khiến số lính này phải nấp trong mấy lùm cây trong khi những mảnh sắt bỏng giãy, sắc lẻm cứ găm vào thân cây phầm phập. Loạt bom đã khiến nhiều TQLC đại đội India bị thương trong đó có các hạ sĩ nhất Walker và Thomas. Cả 2 đều ko chịu đi sơ tán.

    Tuy hầu hết TQLC đều nằm dán xuống đất nhưng vẫn có người muốn kiếm mảnh bom làm kỷ niệm. Khi vừa chộp lấy 1 mảnh bom dài khoảng 15cm định rút ra khỏi thân cây thì anh này vội phải buông tay ra ngay vì nó bỏng giãy.

    Trung tá Muir nài nỉ thượng cấp cho sử dụng loại hỏa lực 'chủ bài' để chi viện. TQLC biết pháo hạm là loại hỏa khí bắn đạn theo quỹ đạo phẳng. Điều này có nghĩa do ko có pháo mặt đất bắn góc bắn lớn nên khoảng thời gian giữa lúc gọi hải pháo và không yểm sẽ rút ngắn lại. Điều này cho phép duy trì áp lực và khiến quân địch chịu tổn thất lớn.

    ***

    Khi tiến ngang qua cánh đồng, binh nhất Chuck Fink bỗng thấy có 1 thứ rất lạ. Tiểu đội ngừng vận động, anh chú ý thấy đất ở đây có 1 chỗ nhô cao chừng 1,5 -1,8m, rộng 9m và kéo dài hàng trăm thước. Anh phát hiện 1 cái lỗ tròn vo trên bờ luống đất này. Tới gần xem anh thấy ló ra mấy cánh đuôi đạn cối. Chẳng biết có nên giật nó ra hay ko nữa? Bất giác anh nghĩ có lẽ đây là lỗ thông hơi cho 1 hệ thống hầm ngầm.

    Fink gọi báo trung sĩ George Emerick những gì mình phát hiện. Vào lúc này quân giải phóng dường như biến đâu mất cả nên Fink nghĩ có thể địch đã rút cả xuống hầm rồi. Anh muốn gọi không kích nhưng chưa kịp ngỏ lời với đại đội trưởng thì tiểu đội đã có lệnh tiến lên. Vừa mới vượt qua khu vực này thì quân giải phóng từ phía sau bắn mạnh vào bọn họ.

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2016, 07:43:58 am »

Khi Fink cùng tiểu đội được điều trở lại dập tắt hỏa lực đối phương anh nhận thấy mình cùng binh nhất John Jemison, lính phóng lựu M79, là những người đi đầu tiên. 2 người nằm phục xuống rồi lăn đến nấp sau bờ ruộng ghé mắt nhìn lên. Fink phát hiện cách đó tầm 50 thước có 1 ổ súng máy đang nã đạn về phía đại đội. Bộ đội vẫn chưa phát giác các TQLC dù vẫn nã đạn bay vèo vèo qua đầu 2 người. Ổ súng máy được ngụy trang tài tình đến độ Jemison ko tài nào định vị được nó trong đám cây dù Fink đã nhìn thấy. Fink bảo mình sẽ bắn 1 phát súng trường ngay dưới ổ súng để làm dấu cho Jemison dùng súng phóng lựu tiêu diệt.

Khi Fink vừa bắn xong, Jemison reo lên nhìn thấy mục tiêu và lập tức khai hỏa khẩu M79. Quả đạn đầu tiên mà Jemison bắn khi chiến đấu đáp ngay mũ người xạ thủ địch nổ tung, khiến người này chết ngay. Tuy nhiên những bộ đội còn lại đã phát hiện ra vị trí của Jemison. Jemison vừa lắc mình qua nạp lại đạn thì 1 quân giải phóng bật dậy quất 1 loạt đạn vào chỗ anh. Jemsion bị đạn trúng đầu chết ngay tức khắc. Đến khi Fink bắn gục tay xạ thủ VC thứ 2 thì 3 thành viên còn lại của tổ súng máy bật dậy chạy. Chuck Fink bắn hạ tất cả.

Bỗng ở đâu đó chếch bên trái, 1 bộ đội phụt vào Fink 1 phát B-40. Phần lớn sức công phá của quả đạn đều giáng vào bờ ruộng trước mặt Fink, lực tác động còn lại khiến báng khẩu súng trường bị vỡ, mảnh găm vào mặt và cánh tay anh. Sức nổ hất Fink ngã chổng vó với 1 tư thế mà anh cho rằng rất buồn cười. Anh nằm ngửa, mũ sắt lật đằng sau, kính mắt trợt lên trán. Mất vài giây anh mới hoàn hồn, chỉnh lại kính và mũ sắt, cố cầm máu đang chảy nơi tay.

Tiểu đội trưởng của Fink là hạ sĩ nhất Jones đến gần hỏi: "Cậu ko sao chứ?". Fink đáp mình chỉ mới 'bị xém' chút đỉnh và bảo "tôi nghĩ John Jemison chết rồi". Jones trả lời rằng Jemison đã chết rồi lấy băng gạc ra băng tay Fink. Đang quỳ cạnh Fink bỗng Jones khựng lại nói vẻ bình tĩnh "Chắc tôi bị đạn vào vai rồi". Hành vi này khiến Fink thấy lạ. Anh thắc mắc tại sao có người bị bắn mà lại ko 'chắc' được? Nhìn Jones thì thấy đúng anh này đã trúng đạn vào vai thật. Đạn vẫn còn nằm trong người chứ ko trổ ra ngoài. Fink lấy gói băng của Jones rồi quàng nó quanh người anh này. Lúc này tay Fink trở nên cứng quèo, rất chi là lóng ngóng.

***

Khi binh nhất Howard Miller tiếp tục tiến và sắp sửa nhảy qua cái hào thì 1 bộ đội lẳng về phía anh quả lựu đạn chày. Tuy ko bị thương vì mảnh lựu đạn nhưng sức nổ hất anh ngã bật vào thành hào đánh ự. Mất 1 lúc mới thấy mình chưa bị thương, anh cố gắng đứng lên nhảy khỏi hào tiếp tục làm nhiệm vụ.

Bruce Webb chạy đôn chạy đáo khắp nơi, dẫn đại đội xông lên tấn công. Lòng can đảm cùng sự điềm tĩnh khiến anh được mọi người nể phục.

Các mũi tiến công của đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đã làm chủ thôn An Cường 2. Hơn 40 bộ đội đã hy sinh trong trận đánh chiếm ngôi làng.


Tiểu đội O’Malley. 11g


Những xe tăng đi cùng tiểu đội của hạ sĩ nhất Robert O’Malley bị súng chống tăng địch nhắm bắn làm 1 chiếc trúng đạn. Các xe khác liền khạc lửa về phía hỏa điểm địch khiến nó phải im tiếng. Lính của O’Malley đưa thương binh lên xe tăng rồi tất cả lại tiếp tục tiến. Đang ngon trớn thì chẳng hiểu vì sao xe tăng lại dừng. Trong nháy mắt súng cá nhân và súng cộng đồng đối phương lại bắn đến chỗ họ. Cho thương binh lên nằm trên xe tăng là ý tưởng rất dở. quân giải phóng dễ dàng nhìn thấy bọn họ và nhiều người lại bị thương thêm lần nữa.

Đám xe tăng co cụm lại để bảo vệ chiếc tăng bị thương. Hạ sĩ nhất O’Malley nhảy vào bụi cây chỉ thị mục tiêu cho các tổ lái nhưng hỏa lực súng cá nhân địch bên sườn phải bắn quá rát khiến mấy TQLC phải quay lui xuống chiến hào. Khi đạn cối bắt đầu rót xuống đám xe tăng thì chúng bắt đầu tháo lui. TQLC dưới hào biết nếu xe tăng lùi lại thì đạn cối sẽ đuổi theo và rơi xuống đầu mình.

Hạ sĩ Chris Buchs nhìn O’Malley rồi nói: 'Tốt hơn ta nên rời chỗ này". O’Malley đồng ý nhưng dường như là hơi muộn. Vừa lên khỏi hào thì 1 loạt cối rơi xuống chỉ cách họ mấy mét, hất văng cả 2 xuống đáy lại. O’Malley bò lên khỏi hào với vết thương thứ nhì, với 1 mảnh đạn cối găm vào cánh tay. Anh bắt đầu cho lính mình rút lui.

Trong cơn hỗn loạn, Buchs ko thấy O’Malley đâu cả. Anh bèn hỏi binh nhất Robert Rimpson xem tiểu đội trưởng đâu? Rimpson báo lần cuối mình thấy O’Malley là lúc anh ta quay lại chiến hào. Buchs và Rimpson lại chạy lên tìm; O’Malley lúc này ko đếm xỉa gì đến 2 vết thương, đang cố kéo 1 thương binh khác. Người hạ sĩ nhất trẻ tuổi lệnh Buchs cùng Rimpson tới cứu thêm 1 thương binh nữa rồi tất cả cùng rút về.


Đại đội trưởng đại đội India bị hạ. 10g sáng.

Vào lúc mà trung úy Richard Purnell, đại đội phó đại đội India, nhận được tin báo tiểu đội O’Malley, nằm dưới hào cách đó mấy trăm mét có mấy ca thương vong. Anh bèn cùng 1 toán lính đến chỗ đám xe tăng để đưa thương binh đi sơ tán. Lúc này ko thấy đạn địch bắn thêm chỗ chiến hào nữa nhưng TQLC nhìn thấy 1 số bộ đội chạy về hướng ngôi làng ở phía bắc mất dạng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2016, 07:57:10 am »

Sau khi dập tắt các hỏa điểm địch bên trong và xung quanh An Cường 2, đại đội India đã có thể băng qua con suối, vượt qua chiến hào tới 1 khu đất bằng phẳng. Trong khi đi, để chắc ăn, trung sĩ Jean Pinquet đã dùng khẩu súng lục .45 bắn vào đầu những địch quân nằm dưới đất. Người ta đồn rằng Pinquet từng đi lính lê dương hoặc tham gia quân kháng chiến Pháp trong chiến tranh TG 2. Dù quá khứ có thế nào đi nữa, tay này vẫn được coi là 1 gã TQLC hung bạo. Đại úy Webb tới lệnh cho gã dừng cái trò đó lại, bảo đó là việc làm vô nhân đạo.

Binh nhất Glenn Johnson, đang ở cách Webb vài bước chân, lúc người đại úy gọi điện đài thì bỗng 1 ánh chớp lóe lên. Johnson hét: "Lựu đạn!" rồi vung tay đẩy binh nhất Freddy Link, đang đứng ngay phía sau, cùng lăn xuống cái rãnh. Khi 2 người đứng dậy thì viên đại úy cùng người lính điện đài đều gục cả.

1 bộ đội tưởng đã chết rồi bỗng lăn qua ném quả lựu đạn về phía ban chỉ huy đại đội. Tuy lính Mỹ nhanh chóng bắn gục người này nhưng cũng chẳng thể tránh cho Webb cùng mấy TQLC khác khỏi thương vong.

Thẳng bên trái có 1 vật xây bằng gạch giống như bếp lò cao chừng 1,1m ngang hơn 75 cm. Thấy Johnson tiến đến, 2 thanh niên trẻ người Việt nhô ra. Johnson đang định bắn thì có tiếng hô: "Đừng bắn! bắt chúng làm tù binh". 2 người này mặc quần áo dân thường, ko vũ trang gì nên TQLC lôi ra trói lại. Quay về chỗ ban chỉ huy, mọi người vẫn đang lo cứu chữa Webb cùng mấy thương binh khác.

Thượng sĩ nhất Petty vội chạy lên xem chuyện gì xảy ra. Ông bắt gặp trung sĩ nhất Martin, người cũng bị thương do lựu đạn nổ. Martin bảo thượng sĩ nhất rằng đại đội trưởng đang nằm sau cái cây nhỏ và đã chết rồi nhưng mình vẫn giấu đám lính mà chỉ nói là Webb bị thương thôi. Petty tới xem người đại đội trưởng, chỉ thấy ngực Webb toàn máu là máu.

Lúc này chiếc trực thăng tải thương đang cố gắng đáp xuống bãi đất trống nhỏ xíu nằm ở góc đông nam An Cường 2. Do ko có ai hỗ trợ nên Petty đành chạy qua dùng tay xi nhan cho phi công.

Vào lúc thiếu tá Al Bloom cho trực thăng hạ xuống để tải thương, ông hết sức ngạc nhiên khi thấy 1 TQLC đứng xổng lưng dưới tầm bắn của địch, dùng tay ra hiệu, hướng dẫn mình. Bloom hét lên bảo tay TQLC kia khom người xuống nhưng vô ích. Ông chẳng hề nghĩ đến chuyện chiếc trực thăng mình mới là mục tiêu béo bở cho VC chứ đâu phải tay TQLC đơn độc kia. Lơ lửng trên cao gần 4m nhìn xuống, Bloom kinh hoàng thấy mình sắp sửa đáp thẳng xuống ngực 1 thương binh. Ông vội vàng bốc cao lên rồi hạ xuống bên trái người bị thương.

Thực ra chuyến tản thương chở thương binh đã được gọi từ trước nhưng lúc nó tới lại đúng ngay sau khi lựu đạn nổ. Binh nhất Johnson cũng tham gia đưa đại úy Webb lên cáng khiêng ra trực thăng. Webb nằm ngửa, đầu hướng về phía trước. Đi bên trái, Johnson thấy tay của Webb đặt chéo trên bụng. Anh lính trẻ nghĩ đại úy chết rồi vì tay phải Webb toạc 1 vết lớn nhưng lại ko thấy máu chảy ra.

Người đại đội trưởng can đảm, đáng mến, đầy nghị lực, chỉ huy binh sĩ dưới quyền rất gan dạ hôm ấy vừa mới lên bờ chưa đầy 4 tiếng đồng hồ. Anh được truy tặng huân chương Chữ thập Hải quân.

Johnson nhìn thấy trong số khiêng cáng có 1 người đeo lon thượng sĩ nhất. Đó chính là thượng sĩ nhất Art Petty. Johnson nghĩ: "Ông thượng sĩ này ra đây làm gì nhỉ?". Cho rằng mình đã cống hiến đủ rồi nên nhiều thượng sĩ nhất đã ko thèm ra trận mà chỉ lo công việc hành chính ở hậu phương. Vậy mà Petty, người cựu binh từng tham gia 3 cuộc đổ bộ lớn chống quân Nhật trong chiến tranh TG 2, lại vẫn ra tận tuyến đầu.

Bruce Webb là TQLC đầu tiên tử trận ngay trước mắt Johnson. Cũng như những người lính khác, do bận làm nhiệm vụ nên mãi sau này Johnson mới hiểu cặn kẽ mọi việc. Anh rất quí Webb, người mà anh cho là luôn hoàn thành nhiệm vụ nhưng chẳng bao giờ bắt lính dưới quyền phải mạo hiểm vô ích. Webb là 1 sĩ quan TQLC tài giỏi, cư xử đúng mực, rất tôn trọng những người xung quanh, luôn quan tâm chăm sóc lính tráng. Binh nhất Gary Hammet xót xa: "Chúng tôi mất đại đội trưởng, mất điện đài viên và 1 binh nhất. Giá như đại úy Webb cứ để tay trung sĩ kia làm cái việc tồi tệ ấy thì có lẽ đến giờ anh vẫn còn sống. Đại úy Webb rất tốt, anh ko bao giờ bắt chúng tôi làm những gì mà chính anh cũng ko làm nổi. Âu cũng là cái số của đại úy."

Chẳng phải mọi TQLC trong đại đội India đều nghĩ rằng Webb đã chết. Lúc anh mới bị nạn và chưa được đưa đi sơ tán, 1 TQLC còn nhặt khẩu súng lúc .45 của anh lên nói rằng "Đây là súng của đại đội trưởng, tôi sẽ giữ nó giùm anh ấy."

***

Tử sĩ cùng những thương binh, băng bó đầy mình được khiêng bằng poncho hoặc cáng tới bãi đáp tạm để lính cứu thương và đồng đội chăm sóc. Art Petty chỉ huy việc đưa những người bị nặng nhất lên trực thăng. Ông cố đưa 1 hạ sĩ quan của đại đội India là hạ sĩ nhất Reed, thương tích đầy mình, lên đám 'chim sắt' nhưng tay phi công xua tay bảo đã quá tải rồi. Reed vui vẻ trấn an Petty "Đừng lo sếp ạ. Tôi sẽ đi chuyến tiếp theo". Anh lên chiếc trực thăng sau đó và thoát chết.

Trong khi Petty đang bận lo tản thương, súng lại nổ bên phía tay trái. Nhìn qua ông thấy mấy VC đang cố chui xuống hố chỗ luống đất. Lính Mỹ cách đó chừng 7-m đang xả súng vào lưng bọn họ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2016, 07:31:41 am »

rung úy Richard Purnell, người coi sóc thương binh dưới chiến hào, đang rất mong trực thăng tải thương đến. Khoảng 15-20 phút sau, 1 chiếc trực thăng đáp xuống phía sau, gần thôn An Cường 2, rồi lại bay đi mất làm viên trung úy chẳng hiểu gì hết. Hồi lâu sau thì trực thăng mới đến chỗ anh bốc thương binh.

1 thương binh trên chiếc trực thăng này báo anh biết tin dữ rằng đại đội trưởng đã dính chấu phải đưa đi sơ tán. Tay TQLC còn cho biết thêm là, trung sĩ nhất đại đội, sĩ quan tiền sát pháo cùng 2 lính điện đài nữa cũng đã thương vong. Trung úy Purnell vừa mới đến đại đội India nên chưa biết các trung đội, tiểu đội trưởng nhiều và còn ít kinh nghiệm tác chiến. Đây là chiến dịch lớn đâu tiên mà anh được tham gia. Thế mà đại đội trưởng lại mới vừa tử trận. Đúng là họa vô đơn chí. Thật là gánh nặng quá sức đối với 1 sĩ quan còn non kinh nghiệm như anh. Giờ anh phải chỉ huy đại đội khi mà nó đang gặp nhiều khó khăn. Nhưng Purnell đã vượt qua được thử thách và được tặng thưởng huân chương Sao bạc vì những thành tích trong ngày hôm ấy.

***

Sau khi tản thương xong, đại đội India tiến ra ngoại vi An Cường 2. Đơn vị chỉ bị đạn bắn lác đác khi nó tiến hơi chếch sang phải xuống 1 con đường mòn.

Trung úy Purnell báo cho chỉ huy tiểu đoàn biết việc đại đội trưởng đã tử trận, anh hiện đang chỉ huy đơn vị và tình hình hiện tại. Có đụng độ với địch nhưng cường độ đã giảm hẳn, hiện đơn vị hầu như ko bị đạn bắn đến. Trung tá Muir lệnh Purnell cho đại đội cải hướng về phía bắc, tới hội quân cùng các đơn vị còn lại trong tiểu đoàn .


Thôn Nam Yên 3. 11g30 phút

Sau khi chiếm được cao điểm 43, trung đội 1 thuộc đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 của trung úy Mike Jenkins tiếp tục tiến về thôn Nam Yên 3. Đạn từ 1 cái nhà gần cao điểm 43 bắt đầu quấy nhiễu số TQLC. 1 xe tăng M48 tiến đến diệt căn nhà nhưng lại bị trúng đạn chống tăng. Chiếc xe tăng thứ 2 xông lên bắn tuy cũng bị trúng đạn nhưng đã phá hủy được ngôi nhà, khiến hỏa lực cá nhân địch ở khu vực đó phải im tiếng. Cả 2 xe tăng chỉ bị thương nhẹ và lại có thể chiến đấu tiếp sau ít phút.

Sau đó, từ 1 hàng rào cây phía đông nam cao điểm 43, súng quân giải phóng rộ lên bắn vào TQLC. 1 xe tăng phun lửa ầm ầm xông đến, phụt lửa thiêu trụi cái hàng rào.

Trung đội 1 cùng 2 xe tăng tổ chức 1 đợt tấn công phối hợp giữa bộ binh và thiết giáp nhằm giải tỏa áp lực cho trung đội 2, hiện đang bị hỏa lực địch, có cả súng cối 82mm và 60mm ghìm chặt.

Hạ sĩ nhất Dick Tonucci trèo lên sau lưng chiếc xe tăng, mở lấy cái điện thoại gắn phía sau xe. Anh chỉ cho tổ lái vị trí ổ đại liên 12 ly 7 của địch đang đùng đùng nhả đạn. 1 viên đạn cỡ lớn bắn trúng chiếc xe, gây hư hại nặng. Thùng xăng xe tăng đã vỡ toác, lửa phụt lên khiến Tonucci bị hất văng lên rồi rơi xuống ruộng lúa ngập nước. Đến hôm sau khi xem xét chiếc xe tăng mới thấy khoang động cơ bị phá hủy hoàn toàn; xích bên phải cháy thui; lọc gió, hộp đựng đồ, cùng chắn bùn cháy đến mức chẳng còn hình thù gì nữa; điện đài cũng chảy vón thành 1 cục. Dù đạn pháo 90 ly vẫn chưa phát nổ, giá đựng đạn trên xe cũng bị biến dạng. Do ko còn khả năng sửa chữa, công binh đành phá hủy chiếc M48 ngay tại chỗ. Xác nó đến nay hiện vẫn còn.

Tonucci tránh xa cỗ xe đang cháy rực, lần theo 1 cái hào sang bên phải định diệt hỏa điểm địch. Anh để hạ sĩ J. C. Paul lại bảo vệ các thương binh. Chính bản thân Paul cũng bị thương. Dù đã leo lên trực thăng tải thương rồi nhưng khi thấy mọi người đang cần giúp đỡ, anh lại rời trực thăng trở về chiến đấu tiếp.

Lúc này 1 toán quân giải phóng đang cố đánh tới nhằm tiêu diệt số thương binh đang nằm trên mặt đất. Dù chẳng có súng lớn để đấu với đại liên địch, Tonucci vẫn nghĩ mình có thể vô hiệu hóa được nó tạo điều kiện để đại đội Hotel tiến đến mục tiêu được giao. Anh hô Paul bảo vệ thương binh còn mình tập trung nỗ lực vào ổ súng địch.

1 toán bộ đội theo giao thông hào chạy về phía Tonucci. Địch đang bị 1 chiếc tăng phun lửa truy kích, lưỡi lửa napalm khạc ra. Mấy lính địch người đầy lửa nhảy ra khỏi hào. Họ bị những TQLC gần đó bắn gục.

Chiếc tăng phun lửa cứ thế xông thẳng đến chỗ Tonucci, lưỡi lửa dài chết chóc quét ra đằng trước. Như 1 con mèo, Tonucci vọt ra khỏi hào, tí nữa thì chết cháy. Anh vẫn tiếp tục áp sát ổ đại liên địch. Gần tới nơi thì bỗng nghe sau lưng có tiếng lách cách. Anh quay ngoắt lại, tí nữa thì nổ súng, nhưng may mà kìm lại được. Đó là binh nhất Ronny Centers lên theo yểm trợ cho anh. 2 người diệt được 1 ổ súng phóng lựu, căn hầm đại liên và 1 hầm chiến đấu nữa cạnh đó.

Thấy mấy bộ đội từ dưới đất chui lên thế vào chỗ các xạ thủ vừa bị diệt, Tonucci và Centers cũng hạ số này luôn. Cả thảy 2 TQLC đã bắn hạ 14 quân đối phương. Tổ lái tăng đã đề nghị tặng huân chương Sao bạc cho cả 2 người qua những hành động anh dũng mà họ được chứng kiến. Đề nghị đã được chuẩn y.

Trong khi đó, hạ sĩ Paul phải bảo vệ thương binh trước sức ép nặng nề của địch. Ngoài hỏa lực súng cối, súng không giật, súng cá nhân.. quân giải phóng còn sùng súng trường bắn lựu đạn phốt pho trắng vào nữa. Phốt pho trắng cháy với nhiệt lượng rất cao và cháy được cả ở dưới nước. Nó có thể thiêu người ta cháy đến tận xương. Paul chạy cắt qua mặt ruộng, chiếm lĩnh vị trí giữa số thương binh và địch quân ngoài đồng trống, nã đạn xối xả nhằm thu hút đối phương, kéo dài thời giờ để thương binh sơ tán. Anh bảo vệ người bị thương với tinh thần quyết tử, dù mấy lần bị thương vẫn ko chịu rời vị trí trước lúc thương binh được kéo hết đến nơi khác. Sau khi tất cả thương binh đều đã an toàn, Tonucci đi tìm Paul và đưa anh lên trực thăng tải thương. Dù rất mong Paul sống sót nhưng Tonucci cũng ko dám tin rằng anh này sẽ qua khỏi. Joe Calvin Paul, chàng trai ít nói quê ở Kentucky, đã được truy tặng huân chương Danh dự. Để vinh danh, Hải quân đã lấy tên anh đặt cho 1 tàu khu trục nhỏ. Đó là chiếc USS Paul (FF 1080) sau này.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2016, 07:55:00 am »

ảnh do người dịch sưu tầm:

trung tá "Bò đực"



chiếc xe tăng M48 bị diệt... ngày đó và bây giờ




Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #45 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2016, 07:55:10 am »

   

    ***

    Mũi tiến công kết hợp giữa xe tăng và bộ binh đã buộc quân giải phóng phải dứt chiến, rút về phía tây. Mike Jenkins xin cho máy bay tới không kích lực lượng địch đang rút lui. Cuối cùng sau khi làm chủ hoàn toàn cao điểm, anh cho đại đội tiến lại đến thôn Nam Yên 3. Ngoài số VC bị chết, TQLC của Jenkins còn bắt thêm 1 tù binh, tịch thu 40 vũ khí trong những cái hầm được ngụy trang kín đáo nơi các hàng rào cây.


    Tiểu đội O'Malley. 11g30


    Khi hạ sĩ nhất Robert O’Malley cùng những người còn sót lại trong tiểu đội tìm đường về đến đại đội India, họ thấy TQLC trong đơn vị đang cố gắng phá vỡ ý đồ bao vây của quân giải phóng. Do những TQLC thương vong vẫn còn nằm ngoài chỗ trống nên O’Malley lại 1 lần nữa liều mình. Anh dẫn lính mình xông ra ruộng lúa và lại phải chịu thêm 1 trận cối nữa.

    Lần này thì O’Malley ăn mảnh cối vào ngực, bị thủng phổi. Hạ sĩ Chris Buchs chứng kiến cảnh tiểu đội trưởng O’Malley bị thương nhưng vẫn xốc tới đưa các tử sĩ lên xe tăng. Trong khi giao chiến, binh nhất Robert Rimpson bị mảnh đạn ghim sát gần mắt, khiến nó lồi cả ra ngoài. Rimpson ấn mắt vào lại nhưng từ khi đó, thị lực của anh trở nên rất kém.

    Đúng lúc tiểu đội O’Malley vào tới chu vi phòng thủ của đại đội India thì đơn vị này cũng vừa củng cố xong vị trí. Buchs đỡ O’Malley và Rimpson ngồi xuống rồi cố gắng chăm sóc vết thương cho họ. Thương binh trong đại đội cũng được sơ cứu rồi chuyển đến bãi đáp chờ trực thăng tới chở đi.

    ***

    Những chim sắt tải thương thuộc 2 phi đoàn trực thăng TQLC được điều tới nhưng ko tài nào đáp xuống nổi vì địch bắn quá rát. Dường như khẩu đại liên 30 bố trí trên 1 điểm cao gần đó đã ngăn ko cho trực thăng hạ cánh. Trung úy Dick Hooton, thuộc phi đoàn 361 vẫn quyết định bay vào. Anh báo qua điện đài : "Tarbrush (mật danh liên lạc của anh) đang vào đây, đang vào đây ". 1 máy bay khác của phi đoàn 361 cũng theo Hooton bay vào bãi đáp. Đúng ra hôm ấy Hooton ko phải ra đây. Hôm đó anh được giao làm sĩ quan bảo trì của phi đoàn nhưng do các bạn của anh là các phi công Ramsey Myatt, Bud Sanders, và Stu Kendall đều bị thương nên Hooton mới tham chiến.

    Lúc chiếc trực thăng của Hooton đáp xuống, lính của O’Malley đang cố khóa mõm ổ đại liên 30 đe dọa máy bay của anh lại. Rimpson định dùng súng M79 diệt nó nhưng do mắt bị thương, anh ko tài nào ngắm chính xác được, đạn toàn trệch mục tiêu. Sau mấy phát bị trượt, Buchs lấy súng của Rimpson bắn và đến phát đạn thứ nhì thì hạ được ổ đại liên. Trong suốt thời gian đó, hạ sĩ nhất O’Malley vẫn bắn lên cao điểm, dù đã bị thương,.

    Có khoảng 15 thương binh, tử sĩ được đưa đi sơ tán khi Hooton cùng chiếc trực thăng kia đáp xuống. Số thương vong đầu tiên được đưa lên chiếc trực thăng thứ nhì. O’Malley lại 1 lần nữa ko chịu đi tản thương trước khi mọi người lên tàu hết.

    Trong lúc 7 TQLC đầu tiên được đưa lên trực thăng thì O’Malley cùng những người còn lại trong đại đội India vẫn bắn mạnh lên cao điểm địch đang chốt giữ. Sau khi chiếc trực thăng kia đã bay đi thì O’Malley và các đồng đội còn lại trong tiểu đội mới leo lên con chim sắt của trung úy Hooton.

    Trong khi bay số TQLC tranh thủ nghỉ ngơi chút đỉnh. Hạ sĩ Chris Buchs bỗng thấy ngực mình có gì khác lạ. Anh nhìn xuống và hết sức ngạc nhiên thấy mình đã bị thương.

    1 phát đạn bắn trúng trực thăng khiến hệ thống thủy lực của nó bị hư hại. Máy bay của Hooton bay đến tàu USS Iwo Jima nhưng chiếc tàu chở trực thăng lại xua nó đi khi thấy nó bị thương. Hooton kiên quyết nói mình chẳng còn biết đi đâu hết, thông báo tình trạng nguy cấp rồi dùng hết khả năng đáp xuống 1 cách an toàn.

    Thương binh lập tức được đưa tới trạm xá trên tàu để chữa trị. Vừa khâu xong vết thương, lính dưới quyền O’Malley liền đi xem xem anh thế nào. Họ gặp bác sĩ điều trị cho O’Malley và được bảo rằng anh ta đã ổn. 6 tháng sau đó tại Austin, Texas, tổng thống Lyndon Johnson đã trao tặng Robert Emmett O’Malley tấm huân chương danh dự đầu tiên thưởng cho 1 TQLC trong chiến tranh VN.

    ***

    Chiếc H-34 của trung úy Dick Hooten ngày hôm đó lại trúng đạn thêm lần nữa nhưng vẫn lết được về sân bay Chu Lai dưới sự hộ tống của 1 máy bay A4. Trung úy Ken Slowey, phi công phụ của Hooton, bị thương nhẹ ở tay. Hạ sĩ nhất Ely, cơ phi, bị mất 1 ngón chân. Dù vậy Hooton vẫn nhận 1 chiếc máy bay khác rồi lại quay ra làm nhiệm vụ. Anh được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hải quân vì tinh thần anh dũng ngày hôm ấy.

    Hôm đó có rất nhiều máy bay trực thăng bị đạn địch bắn trúng. Trong số 18 chiếc trực thăng của phi đoàn 361 tham gia nhiệm vụ hôm ấy, thì có 14 chiếc dính đạn. Thường thì quá nửa những trường hợp bị đạn này sẽ khiến máy bay rơi nhưng chẳng biết làm thế nào chúng vẫn lết về được căn cứ để cho các đội sửa chữa rã tung những chiếc bị nặng nhất ra lấy phụ tùng thay thế cho chiếc khác. Nếu có thành viên tổ lái nào thương vong, những người tình nguyện lập tức tới thay vào vị trí.


Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2016, 08:56:29 am »

Chương 9

Tứ bề thọ địch




đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. 11g30


Đúng 11g30, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 lại bắt đầu lại từ đầu cuộc tấn công vào Nam Yên 3 với trung đội 2 đi bên phải, trung đội 3 đi giữa, trung đội 1 đoạn hậu. Trong lúc đại đội tiến về phía thôn thì 2 xe tăng còn lại, bố trí ngay sau lưng các trung đội chủ công cùng 3 xe Ontos (loại xe xích bọc thép, vũ trang 6 súng không giật 106,7mm và 1 đại liên. ND) cũng tiến theo để bảo vệ 2 bên sườn, phía sau và tổ chức yểm hộ. Do ruộng lúa ở đây ngập nước nên các xe tăng phải cơ động rất vất vả. Khi các trung đội 2 và 3 tiến đến con suối và các thửa ruộng ở phía đông thôn Nam Yên 3 thì đạn liên thanh địch từ phía sau bắn mạnh vào trung đội 1 và sườn đông của đại đội .

Lập tức trung đội 2 và trung đội 3 cũng gặp nguy cơ lớn. Đầu tiên là đạn súng bộ binh rồi sau đó tới đạn cối 60 và 82 ly. 2 trung đội nhanh chóng vận động qua cánh đồng tới lập vị trí phòng thủ gần đầu nam thôn An Cường 2. Xe tăng và xe Ontos ko thể nào cơ động qua cánh đồng ngập nước tới chỗ họ được. Do chẳng tìm được lối đi nào thích hợp, các xe Ontos đành bám theo dấu bộ binh cố vượt qua. Chiếc đầu qua khỏi nhưng xe thứ nhì lại sa lầy. Chiếc Ontos thứ 3 cố gắng kéo chiếc xe bị kẹt ra khỏi ruộng bùn dưới lằn đạn địch dày đặc.

Trong khi đó, hỏa lực súng bộ binh và cối địch được tăng cường thêm bằng súng chống tăng bố trí gần cao điểm 30, 1 doi đất vươn ra phía đông, nơi quân giải phóng có thể nhìn xuống cánh đồng đại đội Hotel đang vượt qua rõ mồn một. 3 chiếc Ontos cố tìm đường thoát khỏi khu ruộng nhưng do bùn lầy nhiều quá cộng với bờ bao quá cao làm cản hết tầm nhìn. 2 xe Ontos phía ngoài bị trúng đạn, còn chiếc thứ 3 thì bị 'tiêu' điện đài.

Hạ sĩ nhất Robert “Frenchie” Bousquat, trưởng xe mở nắp cửa ra, đứng xổng người mặc kệ đạn bay, quan sát cố tìm đường thoát khỏi ruộng lúa. Anh bị đạn bắn xuyên mũ công tác rồi lại thêm phát nữa trúng ngực. Tuy nói với lái xe "Chắc tao chẳng thọ lâu đâu" nhưng anh vẫn đứng thẳng người trong nắp cửa, phơi mình giữa đạn địch cho tới khi tìm được lối đưa cả 3 xe ra ngoài rồi mới gục xuống tắt thở. Hạ sĩ Thomas Spradling làm theo những gì được Bousquat đào tạo, anh đẩy xác người trưởng xe trẻ tuổi sang bên rồi nắm quyền chỉ huy chiếc Ontos.

Ở phía ngôi làng, lính của trung úy Mike Jenkins xông đến 1 con hào của bộ đội sâu tới 3,5 thước, có đáy rộng gần 1m và miệng rộng xấp xỉ 3m. Bên dưới cắm đầy chông tre nhọn hoắt nhằm vô hiệu hóa những kẻ tấn cống thiếu cẩn trọng. TQLC đại đội Hotel tấn công con hào, đánh bật đối phương ra ngoài.

Vì hào quá rộng ko thể nhảy qua được, TQLC phải lần xuống rồi leo lên thành bên kia. Binh nhất Jim Scott, lính điện đài của trung úy Jenkins bị vướng vào 1 ngọn chông. Nó xé toạc quần anh từ gấu cho đến tận thắt lưng. Tuy ko bị thương, nhưng Scott cứ thế phơi mông ra trong suốt thời gian còn lại của chiến dịch.

Jenkins tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi dưới con hào để gom các trung đội trưởng lại giao cho họ đánh vào làng theo từng mũi. Do tứ phía đều bị bắn nên anh ko giữ lại đơn vị nào làm dự bị nữa.

Sợ rằng nếu ở dưới hào quá lâu, địch sẽ tập trung rót cối xuống, Jenkins ra dấu cho mọi người leo lên khỏi hào rồi dàn hàng ngang tiến về phía ngôi làng. Khoảng cách từ con hào đến rìa đám cây cối rộng chừng 5 mẫu Anh bao quanh thôn là khoảng tầm 50 thước. TQLC được lệnh tiến vào đám cây ngoài bìa làng.

Khi lính Mỹ đến gần thôn thì quân giải phóng từ dưới các hầm, hố lẻn ra định luồn lại đánh vào sau lưng họ. 1 trung đội đã phải đổi hướng để chống lại sự vận động của đối phương.

Nhiều TQLC bị chia cắt khỏi tiểu đội, trung đội mình đã tụ lại thành nhiều nhóm nhỏ đổ xô đến cái mương thoát nước đào sâu đủ để đứng thẳng người mà ko lo bị bắn bay đầu gần hàng cây. Trung sĩ Jerry Tharp, tỏ vượt trội trong số chỉ huy cấp thấp bằng cách quát tháo ra lệnh vãn hồi trật tự. Bên kia mương nước là những hàng rào tre xen lẫn với đám dây thép gai khiến đà tiến của đại đội Hotel bị chậm lại. TQLC bất ngờ chạm trán với 1 toán Nghĩa quân nam VN chẳng hiểu từ đâu chui ra đang túm tụm nấp dưới mương. Quần áo, quân trang của mấy tay đồng minh này còn mới và tốt hơn cả của TQLC. Lính Mỹ ra hiệu cho họ tiến theo mình chiến đấu nhưng đám này tỏ ra chẳng hào hứng cho lắm. TQLC tiếp tục tiến lên.

Nghĩa quân là 1 kiểu tự vệ thôn. Họ chỉ được huấn luyện quân sự sơ sài và do ko được trung thành lắm nên cũng chẳng được coi là lực lượng đáng tin cậy. TQLC lẽ ra phải cảnh giác trước việc họ lại có mặt trong 1 cứ điểm của VC. Đang giao chiến thình lình tình thế quay ngoắt 180 độ. Nhiều lính Nghĩa quân vứt bỏ chiếc khăn quàng cổ màu đỏ đặc trưng đi rồi quay sang bắn người của trung úy Jenkins. Hạ sĩ nhất Edward Vaughn, xạ thủ súng máy cùng những TQLC khác lập tức đáp trả dữ dội, bắn gục những kẻ nổ súng.

Cảnh tượng thật hỗn loạn, tiếng người la hét khắp nơi. Trong khi đó binh nhất Dick Boggia nhìn quanh cố tìm xạ thủ của mình là hạ sĩ Ken Stankiewicz. Boggia gọi to xem có ai thấy Stankiewicz đâu ko nhưng chẳng người nào biết cả.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2016, 10:29:22 am »

   

    Vào lúc đại đội Hotel đang tìm cách tiến lên thì khắp xung quanh, đặc biệt là ở bên phải, hướng cao điểm 43 tiếng súng dậy lên mãnh liệt. Vừa qua khỏi điểm cuối con mương họ lập tức vấp phải 1 lưới lửa rất dữ dội và chính xác.

    Lính bắn tỉa quân giải phóng chiến đấu rất cừ, họ bắt những TQLC đang lơ ngơ ngoài chỗ trống phải trả giá đắt. 1 số TQLC sau khi tìm được chỗ nấp an toàn như Dick Tonucci bèn vận động đến các vị trí có thể yểm hộ đồng đội mình rút lui. Dick Boggia nằm chết dí sau bờ ruộng dưới lằn đạn bắn tỉa đến từ cả 2 phía, trước sau cố vắt óc nghĩ cách thoát ra.

    Trong số những người bị ghìm chặt có hạ sĩ nhất Spurrier, tổ trưởng tổ hỏa lực. Anh này vừa ko có nơi ẩn nấp lại vừa hết đạn. Binh nhất Robert Lee Stipes, xạ thủ trung liên, quyết định ra cứu anh ta về. Stipes là 1 cậu trai quê mùa chưa đi đâu xa khỏi làng và hay gặp rắc rối với quân quyền. Anh từng vài lần bị giáng cấp vì thái độ phi quân sự. Hôm ấy anh đã chứng tỏ bản thân mình bằng cách xông ra chỗ trống, xả đạn dữ dội về phía địch tạo điều kiện cho Spurrier cùng những người khác rút về nơi an toàn. Hành động can đảm ấy cùng với việc tham gia sơ tán thương binh dưới lửa đạn đã khiến anh được thưởng huân chương Sao đồng.

    Trung sĩ Jerry Tharp hò hét bảo TQLC tản ra sau bờ đất nhỏ tiếp giáp con đường đất chạy song song với khu làng để chuẩn bị tấn công tiếp. Trong lúc bàn bạc với trung úy Jenkins kế sách tấn công, Tharp ló đầu lên lần cuối để quan sát. Anh lập tức bị trúng đạn. Máu từ cổ phun ra, chảy ào ào xuống ngực. Tharp cố sức cởi bỏ trang bị rồi theo lời kể của Jenkins "ngã quị ngay trước mắt tôi". Máu ộc ra đằng miệng, Tharp chết. Căn cứ vào góc đạn đi có thể thấy rõ anh bị 1 lính bắn tỉa nấp trên cây hạ sát.

    Cùng lúc đó đại đội Hotel cũng bị mất trung sĩ nhất Al Raitt. Trung sĩ Raitt là 1 cựu binh từng được thưởng nhiều huân huy chương trong thế chiến thứ 2 và chiến tranh Triều Tiên. Ông là TQLC duy nhất có thể vừa đồng thời nhai thuốc lá hiệu Red Man vừa uống cà phê. Raitt mang 1 khẩu shotgun đi chiến dịch nhưng rồi quyết định phải đổi lấy loại súng khác có tầm bắn xa hơn. Ông đổi khẩu shotgun cho Jim Scott, lính điện đài của Jenkins, lấy khẩu M14. Khi đang đứng trên bờ mương nã đạn liên hồi về phía kẻ thù thì Raitt bị bắn chết.

    Lính bắn tỉa địch nấp trên cây gây cho quân Mỹ rất nhiều tổn thất. Có những bộ đội hầu như bắn bách phát bách trúng. Thấy 1 TQLC bị đạn xuyên qua má gục xuống, Tonucci cùng John Slaughter “Thỏ” liền tìm diệt thủ phạm. Sở dĩ gọi Slaughter, là “Thỏ" vì anh này nhỏ người, nhanh nhẹn, luôn sẵn sàng gây gổ. Từ lúc sang VN anh bị sút khá nhiều cân và đến khi đó chỉ nặng tầm 45-46 kg. Anh chàng nhỏ con này là 1 TQLC rất 'chì' luôn phải vất vả dưới sức nặng của trang bị cùng rất nhiều đạn dược cho khẩu phóng lựu M79 bắn phát một mang theo. Ngày hôm ấy anh mang theo 72 quả đạn, với trọng lượng mỗi quả nặng hơn 200g do vậy anh đã phải thồ lượng đạn lên đến quá 16kg từ đầu. Trong ngày anh còn được tiếp tế thêm chừng 3-4 lần như vậy nữa. Nòng khẩu súng đã mòn đến độ theo lời anh là "bóng như gương" và trở thành mục tiêu đầy cám dỗ. Từ khi đổ bộ xuống bãi đáp đến giờ anh sử khẩu M79 như dùng súng shotgun, lẩy cò nhanh như máy vậy. Sau khi đánh nhau được khoảng 1 tiếng đồng hồ thì anh bị dính mảnh đạn súng ĐKZ. Những mẩu sắt nóng đỏ găm chi chít trên mặt và rạch 1 đường sâu hoắm dưới mắt anh. "Thỏ" đúng là 1 ngưởi lính cứng cựa, quân y vừa mới băng sơ sơ vết rách anh lại cùng khẩu súng quay ngay lại chiến trường rồi ở đó suốt cả ngày. Chẳng hiểu vì sao lại ko có tên anh trong danh sách được tặng huân chương Quả tim tím. Tấm huân chương chỉ tái ngộ với anh vào 32 năm sau, đó là năm 1997.

    Khi ấy Slaughter 'thỏ' hầu như chẳng đề ý đến vết thương. Mục tiêu của anh có ở khắp nơi. Với sự yểm hộ và chỉ thị mục tiêu của Tonucci, 'thỏ' lần lượt lốp đạn lên các ngọn cây. Tay bắn tỉa của địch vẫn tiếp tục gieo giắc thiệt hại và cần phải bị tiêu diệt. Khi chỉ còn 2 quả đạn cuối cùng thì Slaughter mới hạ được đối thủ. Người lính bắn tỉa hét lên khi trúng đạn. Do lấy dây buộc mình vào thân cây nên anh ta chỉ rơi xuống nửa chừng rồi cứ thế treo lủng lẳng mắt mở trừng trừng nhìn trận chiến mà mình ko còn tham gia nữa.

    Vào lúc này hạ sĩ Ernie Wallace mới nhận thấy khá nhiều bụi cây nhỏ hóa ra lại là bộ đội ngụy trang. Anh hét gọi Tonucci "Mấy cái cây! hạ mấy cái cây kia đi!". Thế là đủ, đám cây chính là những địch quân cải trang khéo léo. Khi TQLC xả súng, mấy bộ đội gục xuống, những người khác bắn trả hoặc chạy tứ tán. Tiểu đội Tonucci bắn hạ phần lớn số này. 1 lần nữa Ernie Wallace lại chứng tỏ uy lực của khẩu M60 với ít nhất là 15 địch quân bị hạ. Số này nâng số điểm thắng trong ngày của anh lên đến hơn 40 mạng.

    Khi có chiếc trực thăng tải thương đáp xuống, Wallace liền chạy lại đề nghị tổ lái đổi khẩu súng máy cho anh. Khẩu M60 của Wallace đã bị bắn bay mất càng và bị nhiều hư hỏng khác nữa. Tay cơ phi tỏ ra khá là miễn cưỡng nhưng do thấy anh chàng Wallace to con có ánh mắt quá quyết liệt, nên đành nhượng bộ. Vụ đổi trác diễn ra nhanh chóng.

    Dù bận túi bụi, nhưng Wallace cũng giành thì giờ chăm sóc binh nhất Jim Mazy, người bị nhiều mảnh đạn trúng tai và cằm. Wallace đã được tặng thưởng huân chương chữ thập hải quân nhờ sự quả cảm, hăng hái cùng tài sử dụng súng máy điêu luyện và thành tích cứu thương binh

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2016, 07:28:22 am »

   

    Rốt cục thì binh nhất Dick Boggia cũng tìm thấy hạ sĩ Ken Stankiewicz với cánh tay bị thương. Anh này giao lại cho Boggia khẩu súng máy. Khi được đưa lên xe tăng sơ tán thì anh vẫn còn khá ổn. Nhưng việc dùng xe tăng chở thương binh hóa ra lại là 1 ý tưởng sai lầm. Chúng lập tức thu hút đạn địch bắn đến. Stankiewicz lại bị bắn trúng nhưng lần này thì tử vong.

    Binh nhì Sam Badnek cũng là 1 người lính hay vi phạm quân kỷ. Việc vẫn chỉ là binh nhì trong thời gian chiến dịch Starlite là minh chứng hùng hồn cho việc ấy. Tuy nhiên khi giáp chiến với đối phương thì Badnek lại tỏ ra rất cừ. Hồi đóng quân ở Hawaii, anh có xăm hình 1 con vẹt trên cánh tay. Lúc trung đội của Badnek vượt qua thôn Nam Yên 3, anh dính chấu ngay chỗ hình con vẹt cùng 1 vết thương trên đầu. Thật là quá sức chịu đựng đối với tay TQLC trẻ tuổi. Anh đã tự tay diệt được 1 hầm chiến đấu địch sau cơn bão đạn. Những người chứng kiến chẳng thể hiểu nổi vì sao anh vẫn sống sót được trước hỏa lực bắn trả của đối phương. Đến khi được tặng huân chương chữ thập Hải quân vì thành tích chiến đấu anh dũng nổi trội thì Badnek vẫn chỉ là 1 binh nhì quèn.

    Trung đội 1 điều 1 tiểu đội vòng qua phía tây bắc Nam Yên 3 và hạ sát được mấy pháo thủ 1 ổ cối 82mm địch. Đạn quân giải phóng bắn quá rát khiến tiểu đội phải tháo lui về chỗ mấy chiếc xe tăng nên ko thể thu được khẩu súng cối.

    Hạ sĩ nhất Edward Vaughn phát giác 1 khẩu đội cối khác của địch đang phóng đến chỗ hàng cây. Anh nhanh chóng dùng khẩu M60 nổ súng bắn 3 bộ đội đi cuối. Khẩu súng của Vaughn hôm đó cũng đã gây cho quân địch nhiều tổn thất. Anh đã được tặng huân chương sao bạc vì lòng dũng cảm trong trận đánh ngày hôm đó.

    Những phi công trực thăng can đảm đã sơ tán được nhiều thương binh, tử sĩ dưới lằn đạn dữ dội. Số thương vong còn lại thì được đưa lên xe tăng và đem về bãi đáp Blue.


    đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. 14g

    Trung úy Mike Jenkins vẫn tiếp tục duy trì áp lực lên đối phương. Trong khi sơ tán thương binh anh gọi pháo bắn vào thôn Nam Yên 3 và xin máy bay không kích cao điểm 30, nơi đã gây bao khổ sở cho đại đội Hotel lúc trước. Thấy đại đội Hotel đã bị thiệt hại nặng, trung tá Bull Fisher hạ lệnh cho đơn vị rút về bãi đáp Blue. Đúng 14g, cái đơn vị tả tơi cùng những bộ phận tăng phái sẽ rút về với trung đội 1 của Chris Cooney đi đầu tiên, các trung đội 2 và 3 đi phía sau vừa đánh vừa lùi cố cầm chân địch.

    Trong cơn hỗn loạn, xác trung sĩ Jerry Tharp đã bị bỏ lại phía sau. Trung sĩ Juan Moreno chọn ra 4 người bảo họ bỏ ba lô lại mang theo poncho quay lui tìm Tharp. Số TQLC này tìm thấy xác anh ở phía sau khoảng 200-300m, họ đặt anh vào tấm poncho rồi khiêng về. 1 trong số những truyền thống lâu đời nhất của TQLC là ko bao giờ bỏ lại thương binh, tử sĩ mình.

    Khi lính của Cooney bắt đầu rút lui, họ bị đạn súng cá nhân từ thôn Nam Yên 3 và góc đông nam thôn An Cường 2 kìm chặt sau bờ đất. Cùng lúc đó trung đội 3 cắt ngang qua cánh đồng trước mặt cao điểm 30 mà VC đã rút chạy. Trung đội Cooney cùng 1 số lính thuộc trung đội 2 bỗng nhiên bị chia cắt khỏi phần còn lại của đại đội Hotel đang rút về bãi đáp Blue.


    Tiểu đoàn 2/4. 14g00

    Fisher 'bò đực' cực kỳ quan tâm đến đại đội Hotel. Thông tin liên lạc giữa ông với các đại đội Golf và Echo hay với hậu cứ tại Chu Lai rất tốt. Thế nhưng liên lạc với đơn vị trung úy Mike Jenkins thì quá tệ. Các cuộc gọi nhiều quá làm cho mạng điện đài bị nhiễu khiến việc liên lạc với đại đội Hotel rất khó khăn.

    đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 vẫn đang chiến đấu mở đường qua các hàng rào cây dưới sự chống trả khá yếu của địch. Tiến ngay sau lưng họ là ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4. Trung sĩ nhất Ed Garr nhặt được mấy bao ngô hạt bèn bảo lính mỗi người lấy vài nắm bỏ túi. Do tốc độ tiến khá nhanh nên ông ko nghĩ có thì giờ để mà ăn nữa. Lính tráng cứ thế bốc ngô bỏ vào mồm ngậm. Làm thế vừa giúp họ giải cơn khát trong cái nóng hầm hập và cũng khiến hạt ngô mềm đi để có thể nhai, nuốt.

    Rốt cục đến đầu buổi chiều thì đại đội Echo cũng tới được mục tiêu và tổ chức phòng ngự. Ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 gọi phi pháo không ngừng nghỉ chi viện cho đại đội Hotel đang gặp khó khăn.


    Đoàn xe bị phục kích

    Sở chỉ huy phía sau của tiểu đoàn 3/3 được đặt gần trung đoàn bộ trung đoàn 7 TQLC nhằm giải quyết các nhu cầu về y tế và hậu cần của đơn vị. Lực lượng thiết giáp đều đã vào bờ hết. Tổng cộng có 9 xe tăng M48, 4 xe tăng phun lửa (chắc là loại M67. ND) và 8 chiếc Ontos. Ngoài ra còn có 1 đại đội xe bọc thép lội nước LVTP-5 chở đồ tiếp tế theo nữa. Sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3 lệnh cho 2 xe tăng phun lửa cùng 1 số xe bọc thép chở hàng tiến lên tái tiếp tế cho đại đội India, tiểu đoàn 3/3.

    Trung đội xe bọc thép lội nước do trung úy Bob Cochran chỉ huy chính là đơn vị đã đưa lính đại đội India đổ bộ lúc ban đầu. Sau đó Cochran được lệnh quay về tàu nhận đạn dược, nước uống rồi lại bơi vào bờ đợi chỉ thị. Vào lúc đám xe bọc thép lên lại bãi biển thì các đơn vị bộ binh đã tiến sâu trong đất liền khoảng 1000m.

    Sau chừng 30 phút chờ đợi, các xe bọc thép được lệnh tiến vào đất liền đến bộ chỉ huy trung đoàn 7. Trung úy Cochran cùng 23 binh sĩ thuộc quyền được giao nhiệm vụ tới tiếp tế cho đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đang ở sâu bên trong mấy trăm mét.


Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #49 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 02:10:45 pm »

   

    Quá trưa thì đoàn xe với trung úy Cochran đi trên chiếc xe tăng dẫn đầu bắt đầu tiến vào. Thiếu tá Andy Comer, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 3/3 phổ biến nhiệm vụ và vị trí hiện tại của đoàn xe. Đích đến cùng lộ trình được đánh dấu sẵn trên bản đồ. Đơn vị của Cochran cũng sẽ đi theo lối đi của số xe tăng đã tới chi viện cho đại đội Hotel lúc trước.

    Mới tiến được về phía tây bắc sở chỉ huy khoảng 400 thước thì đoàn xe bị súng cá nhân địch bắn vào sườn. Tất cả liền dừng lại xác định vị trí đối phương để bắn trả. Sau mấy phút thì tiếng súng ngừng lại. Đoàn xe TQLC lại tiếp tục theo con đường đi tìm đại đội India. Đi thêm vài trăm nét nữa thì đến 1 chỗ ngoặt gấp. Trong khi chiếc xe tăng đi đầu cùng 2 xe bọc thép tiếp theo giảm tốc độ để ôm cua tiến vào 1 khu vực có nhiều cây cối thì số xe còn lại buộc phải dừng lại. Đối phương đã phục sẵn cách đó có 50 thước.

    Trung sĩ trung đội phó Jack Marino khi đó đang ngồi trong nắp cửa chiếc xe bọc thép đi cuối cùng. Cứ ngỡ mình đã tới nơi nên sau khi chờ vài phút anh quyết định rời xe lên nói chuyện với trung úy Cochran. Người trung sĩ vừa nhảy khỏi xe thì bỗng có tiếng nổ lớn chỗ chiếc xe tăng dẫn đầu. Đồng thời 1 loạt đạn cối, đạn chống tăng gồm cả B-40 lẫn ĐKZ 57mm nã vào đám xe bọc thép lội nước.

    Cuộc phục kích nổ ra khi Trung úy Cochran vừa rời xe đi kiểm tra đội hình được vài phút thì. Cố lờ đi lửa đạn, viên trung úy chạy hết từ chiếc xe này sang chiếc xe khác tìm xem cái nào có thể liên lạc với bộ chỉ huy trung đoàn.

    quân giải phóng chọn vị trí mai phục rất đắc địa. Đám xe TQLC chẳng có mấy chỗ để mà cơ động. 1 phía đường là ruộng sâu còn phía bên kia thì là 1 hàng cây rậm rạp.

    Cochran và Marino định thốc qua luôn đánh bật địch quân. Xe của Marino di chuyển lên đối mặt với các hỏa điểm địch. Khói, bụi mù mịt khiến họ chẳng thấy gì cả. Khi khói lắng bớt, Marino thấy nhiều xe bọc thép đã hỏng nặng và bị các tổ lái bỏ lại. 1 số thành viên tổ lái chạy xuống nấp trong đám lúa.

    Trận phục kích đã buộc trung sĩ Robert F. Batson rời khỏi xe chỉ kịp mang theo có con dao găm. Anh này ko tài nào lấy được khẩu súng trường khi chiếc bọc thép trúng đạn vì nó nằm kẹt trong đám hàng chở theo xe. Vừa vọt ra khỏi chiếc xe bị bắn hỏng, Batson lập tức bị đạn địch đốn ngã. Xác anh này được tìm thấy ngày hôm sau với con dao vẫn còn nắm khư khư trong tay.

    Trong số xe bọc thép bị hỏng nặng có 1 chiếc mà người trung đội trưởng còn liên lạc được. Trung úy Cochran bình tĩnh lệnh cho kíp xe sơ tán ko quên nhắc họ mang theo đạn súng máy để chúng khỏi rơi vào tay quân địch.

    Vẫn ko đếm xỉa đến đạn địch đang dồn dập bắn đến, anh chỉ huy số lính chuyển sang 2 chiếc xe khác. Sau khi chắc mấy TQLC dưới quyền đã an toàn, anh chạy đến chiếc xe có tầm nhìn quang đãng nhất. Lòng can đảm của Cochran đã phải trả giá đắt, anh bị thương nặng. Sợ lính bên trong phải phơi mình ra khi hạ cửa ra đón, anh cố leo lên chui qua nắp cửa trên nóc xe của trung sĩ Marino. Nhưng Cochran vừa lên đến thì bị bắn chết. Sau trận đánh anh được truy tặng huân chương Chữ thập hải quân vì lòng dũng cảm phi thường của mình.

    TQLC trong chiếc bọc thép cạnh xe của Marino vừa mới khai hỏa khẩu đại liên thì bị 1 phát B-40 sượt qua mũi xe trúng tháp súng khiến cho nó bị kẹt. Xa đoàn vội chộp lấy súng cá nhân rồi bỏ xe chui ra. Đúng lúc đó 1 quả đạn cối địch rót trúng nắp cửa sau giết chết binh nhất James Kalil. Khi trung sĩ Chester Wauters nhảy xuống ruộng, anh vấp phải xác 1 trung sĩ quân nhu bị xích xe cán đứt đôi sau khi người này vọt ra khỏi xe bọc thép. Khi cố chạy đến 1 xe bọc thép khác thì Wauters bị đạn vào 2 chân. Tổ lái kéo anh vào qua cửa thoát hiểm. Suốt đêm hôm ấy anh nạp đạn vào băng cho những người còn khỏe mạnh.

    Trong xe 1 TQLC hô "Ta là TQLC cơ mà, hãy ra tiêu diệt chúng!" rồi qua nắp cửa chui ra ngoài. Anh này chết ngay tức khắc vì bị đạn bắn trúng đầu.

    Những khẩu đại liên duy nhất còn bắn trả lại địch là những khẩu gắn trên xe bọc thép của Marino và chiếc xe tăng dẫn đầu. Chúng khạc đạn đại liên 50 cal về phía đối phương ở bên kia ruộng lạc. Marino ko cách gì cho xe mình di chuyển nổi. Đang nỗ lực thì xe bị 1 quả cối 82 ly phá hỏng động cơ, hất anh văng khỏi ghế chỉ huy và bất tỉnh mất mấy giây đồng hồ.

    Bộ binh giải phóng, dưới sự chỉ huy của trung sĩ Ho Cong Tham (?) đang áp sát. Tuy ngụy trang rất tài tình, vẫn có thể nhìn qua đám khói mù thấy họ đang tập hợp thành từng nhóm, chuẩn bị xung phong từ các hướng.

    Đạn ĐKZ 57 ly và đạn cối vẫn đang bắn liên hồi. Khẩu đại liên 50 gắn trên xe tăng dẫn đầu tạm thời bị loại khỏi vòng chiến do bị đạn cối làm nứt tháp súng. Súng vừa mới hoạt động trở lại thì tháp pháo lại ăn 1 quả 57 ly bên hông làm 2 thành viên tổ lái bị thương, vỡ kính ngắm. Người lính tăng thứ 3 cố hạ nòng khẩu súng phun lửa nhằm vào 1 toán có khoảng 60 bộ đội. Tuy có thể cho tháp pháo xoay ngang nhưng anh ko tài nào hạ thêm tầm khẩu súng. Mặc kệ, anh cứ bắn bừa nhưng do hỗn hợp napalm có chất lượng tồi quá nên luồng lửa từ xe tăng phụt ra ko đủ mạnh. Chúng chỉ đủ khiến cho bộ đội ngạc nhiên và tạm thời dừng lại. 1 số cố gắng dập lửa đang bám trên quân phục. Luồng lửa vừa rồi ko đủ làm cho địch quân thoái chí. Phát ĐKZ tiếp theo giết chết người pháo thủ. Sau khi chiếc tăng bị diệt, xe của Marino là chiếc duy nhất còn có thể nã đại liên về phía quân thù.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM