Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:39:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M  (Đọc 47536 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2016, 02:47:29 pm »

đây là ảnh của bác Duong Hong Minh (trái), người điểm hỏa quả mìn khi đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đổ bộ rồi cùng bác Phan Tan Huan (phải) tổ chức cầm chân ko cho địch lại gần trung đoàn bộ.



Còn đây là ảnh bác Dinh The Pham, phó chỉ huy tiểu đoàn 40



Ảnh do tác giả chụp. Ko biết tên gốc các bác ấy là gì?
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 07:47:21 am »

đại đội Kilo.

Đại đội của đại úy Jay Doub đi song hành bên phải đơn vị Webb cũng đã vào bờ và đang nhanh chóng tiến vào đất liền. Mấy phát đạn địch bắn đến đã khiến đám TQLC tỉnh ra đây sẽ ko còn là 'chuyến dạo mát' nữa. Trung đội 1 của trung úy Burt Hinson làm chủ và lục soát khu vực được giao trong thôn An Cường 1 trước sự kháng cự yếu ớt. Khi tiến quân qua thôn, trung sĩ Frank Blank, tiểu đội trưởng tiểu đội 1 của Hinson báo cáo nhìn thấy 1 số VC chui từ mấy căn nhà lá ra bỏ chạy. Hinson cũng chính mắt nhìn thấy 1-2 xác địch quân trên mặt đất. Các trung đội 2 và 3 của Doub vận động qua thôn tới chiếm khu đất cao ở mé tây, dừng lại 1 chút để định hướng rồi tiến sâu vào đất liền chừng 300m nữa.

Ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3

Ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 lên bờ trong chiếc đỉnh đổ bộ đáy bằng theo sau những đợt xung kích. Chuyến đổ bộ diễn ra suôn sẻ ngoại trừ việc chiếc đỉnh chở 'nhóm Alpha', trong đó có cả trung tá Joe Muir bị mắc vào 1 doi cát ngầm cách bờ 400m mất khoảng 20 phút. Đó là cái giá vì đã đổ bộ sau khi thủy triều xuống 1 tiếng đồng hồ nhưng mức phí phải trả chỉ là đôi chút bực mình chứ chưa phải là máu.

đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3. 6g45

Trung úy Burt Hinson cho quân đi tiếp cho tới khi lên đến đỉnh cao điểm 22, 1 khu đất cao ở phía tây và hơi chếch hướng bắc khu vực đổ bộ. Trung đội của trung úy Jack Kelly đi sát với đơn vị bên sườn phải đại đội India còn tiểu đội 1 của Hinson, do trung sĩ Frank Blank chỉ huy thì tiếp giáp với đơn vị Kelly. Hinson chưa có cơ hội kiểm tra xem điểm tiếp giáp là chỗ nào. Trong lúc TQLC đại đội Kilo nghỉ ngơi, bàn tính xem sẽ làm gì tiếp thì ở bên trái, trong khu vực của đại đội India, bắt đầu có đụng độ.

Ngay trước khi cường độ đụng độ chỗ đại đội India tăng lên, 2-3 xe bọc thép lội nước, trong đó có xe chỉ huy của trung tá Joe Muir, chẳng hiểu sao lại vượt lên trước đại đội Kilo. Khi đại úy Doub hỏi xin vị trí ban chỉ huy tiểu đoàn  rồi xem bản đồ thì phát hiện nhóm của Muir đang ở phía trước mình. Doub lấy điện đài gọi Muir: "Trung tá, ông làm gì trước mặt tôi thế? Phải chăng ông muốn nói với tôi là ban chỉ huy hiện đang dẫn trước đại đội đi đầu 500m hả?" Muir khoái trá lệnh cho đại đội Kilo khẩn trương tiến đến mục tiêu kế tiếp.

Mới tiến được vài mét, các trung đội 2 và 3 thuộc đại đội Kilo bỗng bị hỏa lực súng tự động bắn tạt đằng trước mặt buộc phải dừng lại. Hầu hết đạn đều từ 1 khu đất cao bên phải phía trước bắn đến, 1 số thì bắn ra từ 1 chiến hào bên tay trái. Hỏa lực trên là của toán bộ đội do Phan Tan Huan chỉ huy với nhiệm vụ cầm chân quân Mỹ, tạo điều kiện cho trung đoàn bộ chuyển vị trí.

Trung úy Hinson ko biết trong số lính thương vong của mình có cả trung sĩ Frank Blank, tiểu đội trưởng tiểu đội 1. Anh này chết vì trúng đạn vào bụng. Cùng lúc đó, trung đội phó của Hinson là trung sĩ Campbell "cá trê" cũng xơi 1 phát đạn sượt bìu dái. Sau anh được tản thương, may lại, rồi đến đêm thì quay về chiến đấu.

Cả đại đội Kilo lẫn ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 đều ko hay biết việc quân của Jay Doub đang đâm thẳng đến sở chỉ huy trung đoàn 1 quân giải phóng, đặt tại thôn Vạn Tường 1. Hỏa lực nhằm vào đại đội Kilo chỉ nhằm kéo dài thời gian cho sở chỉ huy này rút sang thôn Vạn Tường 3, lùi xa hơn về phía tây khi cần. Duong Hong Minh, người điểm hỏa quả mìn điều khiển từ xa trên bãi biển và Huan là những người chỉ huy lực lượng đang đối mặt với TQLC của Doub. Chính ủy Nguyễn Đình Trọng, người thay quyền chỉ huy khi trung đoàn trưởng vắng mặt đã hạ lệnh cho các chiến sĩ đóng gói đồ đạc chuẩn bị di dời nếu cần thiết.

Chỉ có 1 tiểu đội thuộc trung đội 1 của Burt Hinson, đại đội Kilo là ko bị hỏa lực quân giải phóng kìm chặt. Hinson liền dẫn tiểu đội này xung phong lên. Vừa thét lớn động viên lính tráng anh vừa nã đạn súng lục .45 về phía địch trong khi vận động. Lực lượng ít ỏi này đã mở đường đánh tới con dốc phía đông nam thôn An Thới, cách thôn An Cường 2 khoảng 1 cây số. Nếu đánh bật được quân địch ra khỏi đỉnh dốc, Hinson và tiểu đội sẽ giảm được áp lực trước mặt toàn tiểu đoàn 3. Tới nay anh vẫn chẳng biết toán quân của mình đã hạ được bao nhiêu địch nữa. Anh chỉ còn nhớ trên đường đi mình cứ nã đạn xối xả về phía quân giải phóng.

Vừa lên đến đỉnh dốc, Hinson thấy có 4 binh sĩ địch chạy xuống theo 1 hàng, anh liền chĩa súng miết cò lẩy hết cả băng đạn súng lục. Anh đã bắn hết sạch nhẵn dù trước đấy đã lấy hết số đạn mà trung sĩ Bradley đưa cho.

Vì quân giải phóng ở khu vực này đã rút hết, tiểu đoàn 3/3 lại tiếp tục tiến lên. Tới lúc này Burt Hinson mới nghe kể về cái chết của trung sĩ Blank cùng với việc trung sĩ trung đội phó Campbell bị thương. Về sau Jay Doub nói với trung úy Dave Steel, phụ tá hành quân tiểu đoàn rằng mình chẳng hiểu vì sao mà Hinson còn sống khi mọi vũ khí địch có đều nhắm vào anh lúc dẫn tiểu đội xung phong lên? Doub vốn “ngang như cua" và chẳng phải là người dễ bị kích động với những chuyện kiểu như thế. Burt Hinson đã được tặng huân chương Sao bạc cho hành động anh dũng ngày hôm ấy. Cùng lúc diễn ra hành động của Hinson, số binh sĩ còn lại của trung đội 1 cũng vượt qua hàng quân xông lên tấn công chiến hào bên tay trái. Do những khu vực gần đó cũng đang có đụng độ, nên hôm đó đại đội Kilo chẳng thể tiến xa hơn. Đơn vị dừng lại tổ chức phòng ngự ở vị trí cách trung đoàn bộ trung đoàn 1 quân giải phóng chưa đầy 1km. Huan và Minh cũng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ đã trì hoãn được mũi tiến quân của TQLC về phía trung đoàn bộ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #32 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2016, 02:23:54 pm »

đại đội Lima, tiểu đoàn 3/3. 7g30

đại đội Lima của đại úy Jim McDavid, làm dự bị của tiểu đoàn,  thuộc thê đội 2 cũng lên bờ sau đó. Đợt này có cả bộ phận thứ yếu của ban chỉ huy tiểu đoàn, gọi là nhóm 'Bravo' do thiếu tá Andy Comer phụ trách. Chiếc đỉnh LCM-8 chở nhóm Bravo đã húc mạnh phải 1 chướng ngại ngầm dưới nước khiến nhiều người trên đỉnh bị 'sứt đầu mẻ trán'. Chiếc đỉnh nhanh chóng lùi lại rồi thả toán của Comer lên đất liền lúc 7g rưỡi hơn.

Trung úy David Steel, sĩ quan phụ tá hành quân, vừa cùng nhóm của thiếu tá Comer đổ bộ thì 1 ổ súng máy VC bố trí bên tay phải nổ súng. 1 hạ sĩ tóc đỏ trên bãi biển bảo trung úy Steel phải cẩn thận. Ngay sau đó người hạ sĩ dính đạn và bị thương nhẹ. TQLC nhanh chóng bắt khẩu súng im tiếng và đạn bắn ra từ hướng đó chỉ còn ko đáng kể.

Bộ chỉ huy trung đoàn 7 TQLC cập bờ


Quá 7g30 1 chút, ngay sau tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 3/3, các bộ phận thuộc bộ chỉ huy trung đoàn 7 TQLC cũng đổ bộ lên bãi Green. Tới trưa thì trung đoàn bộ trung đoàn 7 đã được đặt sâu vào đất liền 1000m. Đề đốc William McKinney, tư lệnh hải đoàn thủy bộ, cũng giao lại quyền điều hành chiến dịch cho đại tá Peat Peatross, chỉ huy lực lượng mặt đất.

Vốn Peatross cũng có thể đi cùng với lực lượng trực thăng vận nhưng ông đã chọn đi cùng quân đổ bộ đường biển cho đúng theo sách vở. Việc này cho phép ông phát huy sở trường chỉ huy xe bọc thép lội nước của mình cũng như theo sát những bộ phận chỉ huy, hậu cần nặng nề dưới quyền. Nói cách khác, từ vị trí này ông có thể chỉ huy trận đánh 1 cách tối ưu nhất. Đến cuối ngày thì các tổ chức chỉ huy, kiểm soát, tiếp vận đều đã được thiết lập và đưa vào hoạt động.



Chương 7
Đột kích đường không


Trong khi TQLC tiểu đoàn 3/3 đổ bộ vào bờ, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 cũng ra bãi bốc quân. TQLC kinh ngạc trước số lượng máy bay trực thăng đến để chở mình. Hầu hết đều chưa từng thấy cảnh chúng tập trung đông đảo cùng 1 chỗ như thế bao giờ cả. Trực thăng cứ kìn kìn bay đến, chiếc sau nối chiếc trước. Thiếu tá Homer Jones, trước gốc phi công trực thăng và giờ thì lái máy bay tiêm kích - bom đi đến chỗ thiếu tá Al Bloom, sĩ quan hành quân phi đoàn 361. Jones vốn là bạn cũ của Bloom và nay muốn xin theo làm phi công phụ. Bloom nhanh nhẩu đồng ý. Trên đường từ phòng chờ ra máy bay, thượng sĩ R. M. Hooven, đội trưởng đội bảo trì chặn Bloom lại. Hooven cũng muốn tham gia với vị trí cơ phi và còn đòi cho thêm thượng sĩ nhất Dorsett làm xạ thủ nữa. Dorsett,  vốn là lính bộ binh thủ cựu vừa gia nhập phi đoàn rất thành kiến với kiểu tác phong mà anh coi là phi quân sự cùng thái độ của đám "chó sục", cách gọi khinh miệt của lính mặt đất chỉ các phi hành đoàn TQLC. Thượng sĩ Hooven muốn cho anh thượng sĩ nhất kia chống mắt lên xem TQLC có thể làm được gì. Thiếu tá Bloom chấp thuận và cho phi hành đoàn 'cỡ bự' của mình lên máy bay, rồi bốc cao bám theo chiếc trực thăng dẫn đầu của trung tá Childers và bay đến khu vực bốc quân trong hành trình dài 50 phút.

đại đội Golf là đơn vị đầu tiên lên trực thăng đến bãi đáp Red. Vào lúc 6g45, đơn vị bắt đầu đổ bộ xuống bãi đáp mà ko gặp bất kỳ sự chống cự nào. Đến 7g15 thì toàn bộ binh sĩ đều đã xuống hết và tiến về phía đông bắc, mục tiêu đầu tiên của mình.

đại đội Echo được bốc tiếp theo đưa đến bãi đáp White. Đơn vị nhanh chóng tiếp đất, thiết lập chu vi phòng thủ chờ ban chỉ huy tiểu đoàn, sẽ đổ xuống chuyến tiếp sau.

tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC. 7g sáng


Trung tá Bull Fisher; trung sĩ nhất Ed Garr; đại úy Riley, phụ tá hành quân tiểu đoàn cùng tổ điện đài đều đã lên máy bay. Sau mấy tháng ở VN, Garr đã học được cách kiểm tra sàn trực thăng xem có vỏ đạn rỗng ko. Nếu có thì đấy do xạ thủ đã phải bắn súng máy và đó cũng là dấu hiệu cho thấy họ sẽ phải đáp xuống 1 bãi đáp 'nóng' (bãi đáp có địch chờ sẵn. ND). TQLC nào cũng khiếp khi phải xuống bãi đáp 'nóng' cả. Thật ko có cảm giác bất lực nào hơn việc phải hạ xuống 1 bãi đáp dưới hỏa lực địch với những viên đạn chỉ chực bắn xuyên qua sàn tàu. Lần này thì chẳng thấy vỏ đạn rỗng nào và tay cơ phi cũng bảo chưa thấy ai nói dưới mặt đất xảy ra sự cố gì. Garr thở phào nhẹ nhõm.

Ban chỉ huy của Fisher bay tới đáp xuống bãi đáp White rồi theo đại đội Echo tiến về phía đông bắc, đến mục tiêu thứ nhất. Bộ đội giải phóng trong những hỏa điểm trên triền đất phía đông và đông bắc bãi đáp đã bắt đầu tập kích đại đội Echo bằng mấy quả đạn cối, vài tràng súng máy, súng cá nhân.

Đơn vị lên trực thăng cuối cùng là đại đội Hotel của trung úy Mike Jenkins. Binh nhất Jim Scott, điện đài viên mạng đại đội của Jenkins, cùng binh nhất Morris Robinson, lính truyền tin mạng tiểu đoàn cũng chen chúc cùng đại đội trưởng của mình trên máy bay. Nhìn ra Scott thấy binh nhất Henry Jordan đang chạy đuổi theo rồi nhảy lên trực thăng mình. Jordan cười toe, ngón tay cái giơ lên. Hôm trước chiến dịch, anh mới nhận được mớ ảnh họp mặt của gia đình từ Mỹ gửi sang. Jordan quả là 1 TQLC hạnh phúc.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #33 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2016, 09:21:27 am »

Chở lại bãi đáp White, có cuộc gọi điện đài cho Sudden Death 6, ám danh liên lạc của Fisher, khi đó vẫn chưa rời bãi đáp, bảo đại tá Peatross đang đến và muốn nói chuyện với ông.

Trong lúc chờ, ban chỉ huy tiểu đoàn chứng kiến cảnh đại đội Echo chạm địch, tiếp chiến và đã có thương vong. Họ thấy TQLC xông lên đồi dưới lằn đạn cối, đạn súng cá nhân địch. Echo là 1 đại đội giỏi, chưa bao giờ chịu thua ai và vẫn kiên cường chiến đấu với đối thủ.

Do 1 số trực thăng bay đi bay lại nhiều chuyến nên lượng xăng đã gần cạn và phải dừng lại tại điểm tiếp liệu để nạp thêm rồi mới thực hiện đợt chở quân cuối cùng là đại đội Hotel xuống bãi đáp Blue.

Nhảy vào bãi đáp 'nóng'


Binh nhất Dick Boggia là 1 tay 'ăn no vác nặng'. Anh 18 tuổi và chẳng bao giờ có được sinh nhật thứ 18. Khi đáp tàu vượt Thái Bình Dương, mọi người đã phải vượt qua đường Đổi ngày (International Dateline) nên lịch cũng tăng thêm 1 ngày và thế là qua mất ngày sinh nhật của anh chàng binh nhất. Boggia là tay 'bèo' nhất trong khẩu đội súng máy với nhiệm vụ thồ số đạn nặng trịch gồm 400 viên cỡ 7.62mm cho khẩu M60.

Do tiểu đội ko đủ quân số, anh cũng phải vác luôn cả bộ chân giá cho khẩu súng. Những thứ này cùng với khẩu súng trường, trang bị và mớ đạn dược đều chất hết lên lưng anh. Dù vác nặng nhưng Boggia vẫn thấy vui và tự hào vì được tham gia chiến dịch. Anh hóng được nhiệm vụ của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 là dồn VC về phía chốt chặn của đơn vị TQLC khác. Rất hiếm khi Boggia được đi trực thăng nên anh cảm thấy khá thích thú. Tình cờ anh lại được ngồi ghế đối diện tay xạ thủ nên nên có thể nhìn xuống ngắm cảnh vùng quê. Anh rất đỗi ngạc nhiên khi sương muối tan đi để lộ ra những mảng xanh đẹp đẽ bên dưới. Bay đến gần mục tiêu, anh chứng kiến cảnh trực thăng vũ trang đang bắn phá những cao điểm lân cận.

Hạ sĩ nhất Dick “Nootch” Tonucci là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc trung đội 2 của trung úy Jack Sullivan. Trên đường bay đến bãi đáp anh lo lắng nghĩ cách liên kết với các đồng đội khác trong khi vừa tìm chỗ nấp vừa lập chu vi phòng thủ vòng tròn quanh bãi đáp nhằm bảo vệ cho những đợt đổ quân tiếp theo. Anh ko nghĩ đây là chuyến đổ bộ bình thường và đã chuẩn bị sẵn sàng chờ điều tồi tệ nhất. Hẳn anh cũng chẳng lấy làm vui nếu được biết trước rằng bãi đáp họ chọn, 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên, lại chính là trận địa phòng ngự của tiểu đoàn 60 quân giải phóng. Người ta bảo bãi đáp ko 'nóng' đâu nhưng càng đến gần thì càng thấy sợ hãi. Anh rất ghét đám trực thăng.

Hạ sĩ nhất Ernie Wallace là xạ thủ súng máy của Tonucci. Lính mang đạn cho Wallace là binh nhất Jim Kehres, người thậm chí đáng ra còn ko được đi cùng nữa. Cậu ta mới 17 tuổi. Binh chủng TQLC trong khi cho phép lính 17 tuổi nhập ngũ lại cấm ko cho họ ra trận nếu chưa đủ 18 tuổi. Chẳng hiểu làm thế nào mà Kehres lại được ban phụ trách cho qua.

Tiểu đội trưởng súng máy Juan Moreno biết sẽ chạm địch nhưng cố ko nghĩ đến cái chết vì sợ nó sẽ khiến mình mất tập trung trong việc thực hiện chức trách. Anh lo cho đám lính dưới quyền quá, nghĩ bụng chúng chỉ là mấy thằng nhóc vô tư lự. 1 khi đụng trận chúng sẽ lập tức trở thành chiến sĩ ngay. Nhưng rồi khi mọi chuyện đã qua anh lại vẫn phải hò hét :" Lau súng, đánh răng đi, uống thuốc sốt rét vào..."

Con chim sắt của Tonucci là chiếc đầu tiên tiếp đất. Các TQLC vội nhảy ra. Vì là tiểu đội trưởng nên Tonucci là người đầu tiên ra ngoài. Anh chỉ thị cho lính tới chiếm lĩnh vị trí của mình trên bãi đáp. Hạ sĩ Jimmy Brooks, người cao gầy mọi người vẫn gọi là 'Diều hâu' chạy đi, tiếp theo là Lou Grant và sau đó là 2 cậu khác.

Vừa mới xác định phương hướng và bố trí quanh bãi đáp thì địch trên cao điểm 43 ở hướng tây nam bắn mạnh vào họ. Mấy trực thăng vũ trang Huey thuộc trung đội 7 không vận của Lục quân nã đạn xuống đối phương trên núi để TQLC lập xong chu vi phòng thủ bãi đáp. 3 bộ đội bị giết trong khi TQLC cố gắng giành lại ưu thế về hỏa lực. Đến khi 1 trong số những phi công của Lục quân là thiếu tá Don Radcliff chết do đạn xuyên thấu cổ và 1 thành viên khác bị thương trong lúc chi viện cho TQLC tại bãi Blue thì những máy bay khác đành phải tháo lui. Viên thiếu tá này thuộc nhóm quân đang đi tìm nơi đặt căn cứ cho sư đoàn 1 Kỵ binh bay, sắp lên đường sang VN. Ông tình nguyện thực hiện sứ mạng này và trở thành trường hợp tử trận đầu tiên của sư đoàn tại VN. Sư đoàn 1 Kỵ binh bay đã vinh danh ông bằng cách đặt tên căn cứ đầu tiên của mình ở VN là căn cứ Radcliff.

Tonucci vừa cho tiểu đội vận động về hướng 1 cái rãnh để lấy chỗ nấp thì bắt gặp hạ sĩ Jimmy Brooks: " Nootch! Tôi bị thương rồi. Đạn trúng vai." Tonucci dìu Brooks tới rãnh rồi giật tung áo anh lính trẻ này ra, thấy toàn máu là máu. Máu ở đâu ra nhỉ? Sau anh thấy vết thương nơi vai của Brooks là 1 lỗ đạn cỡ 50 calib xuyên thấu. Đầu đạn 50 dài cỡ khoảng 5cm, đường kính 12,7mm có sức công phá khủng khiếp. Tonucci ôm chặt Brooks trong tay để người lính cứu thương tiêm 1 mũi morphine. Người TQLC với vết thương chí mạng ngày càng tái nhợt đi. Cuộc sống đang dần rời bỏ anh. Brooks là người chết đầu tiên mà Nootch từng chứng kiến và đấy vẫn chưa phải là người cuối cùng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #34 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2016, 08:23:54 am »

Trực thăng vẫn tiếp tục bay đến góp thêm vào trận đánh tiếng ầm ầm của động cơ, tiếng chong chóng quay phành phạch, mùi khói xả với tiếng súng nổ đinh tai nhức óc, mùi thum thủm của thuốc súng cùng mùi tanh nồng của máu. quân giải phóng lại phát dương hỏa lực khi số quân còn lại của đại đội  đổ xuống. Thấy 1 quả đạn cối nổ tung gần vị trí của Tonucci, người hạ sĩ nhất trẻ tuổi vội lấy điện đài gọi súng cối điều chỉnh góc bắn vì đạn đang đi hụt tầm, gây nguy hiểm cho quân nhà. Trung úy Mike Jenkins cũng nghe thấy tiếng nổ liền quát điện đài viên của mình "Xem thử chúng nó làm cái quái gì vậy. Đứa nào ném quả lựu đạn ấy?". Ngay sau đó Jenkins nhận ra rằng tiếng nổ vừa rồi là của đạn cối địch.

Thêm nhiều TQLC nữa đã tử trận trong những phút đầu tiên của chiến dịch. 1 trong số đó là Henry Jordan, anh chàng hân hoan trèo lên máy bay trực thăng với mớ ảnh gia đình trong túi áo.

Thuộc 1 trong những đợt đổ quân cuối cùng dưới lằn đạn xuống bãi đáp Blue, trung sĩ cơ phi Coy Overstreet, phát giác có người mặc đồ kaki mang súng đang lao về phía con chim sắt đang đậu của mình. Anh cứ ngỡ đó là 1 thông dịch viên cho đến khi thấy 1 người mặc áo bà ba đen bật dậy chạy cùng người mặc đồ ka ki. Đây là lần đầu tiên Overstreet chứng kiến cảnh đối phương xông đến trực thăng của TQLC. Anh rê nòng khẩu súng máy M60 chĩa về phía 2 bộ đội chờ cho địch vượt qua cái rãnh thì khai hỏa. Khi đối phương đã nhảy qua rãnh, thình lình Overstreet thấy có chừng 20 'bụi cây nhỏ' bật dậy nhất tề xông tới bãi đáp. Đó chính là những quân giải phóng ngụy trang tài tình, dàn quân theo đội hình bậc thang nhằm về phía anh nổ súng. Người TQLC liền khai hỏa bắn gục 2 và phá tan đội hình quân địch. Khi chiếc trực thăng của anh bắt đầu bốc lên cao nó bỗng rung lắc dữ dội như thể bị đạn xuyên thép bắn trúng. Phi công vội tăng lực cố thoát khỏi bãi đáp cáng nhanh càng tốt. Khi máy bay đã lên trời và ổn định trở lại, anh chuyển qua mạng vô tuyến đại đội báo cho Jim Scott, lính điện đài của Mike Jenkins biết TQLC đã bị những kẻ địch ngụy trang thành bụi cây bao vây.

Khẩu đại liên 50 đã bắn chết Jimmy Brooks được trí ngay trên cao điểm 43, ngay trước mặt đại đội Hotel. Nó cùng 1 số lính bắn tỉa đang ghim chặt TQLC. Cũng như phần lớn đồng đội, hạ sĩ nhất Victor Nunez đang bắn về phía địch nhưng do quân giải phóng ngụy trang quá khéo nên thật khó để phát hiện được họ. Do có thể thấy được những chớp lửa đầu nòng xanh lét nên Nunez chỉ dám chắc là đối phương hiện đang ở rất gần bãi đáp và hướng nòng súng máy nã vào đó.

TQLC cũng bị bắn mạnh từ cái lán gần đó. 1 tổ bazooka 90ly nã vào đó 1 phát đạn nhưng trượt. Trung úy Sullivan giật lấy ống phóng đã nạp lại đạn từ tay xạ thủ, đích thân khai hỏa. Anh ngắm ko chuẩn; quả đạn bắn cắm xuống nền đất ngay trước mục tiêu. May sao nó lại nảy lên bay vào trong lán nổ tung.

quân giải phóng đã vào tầm tấn công số trực thăng đang chở bộ phận cuối cùng của đại đội Hotel xuống bãi đáp. 1 TQLC bị bắn bay mất quai hàm. 1 trực thăng trong số đó trúng tới 5-6 phát đạn trung liên. Đại úy phi công Howard Henry nhận thấy TQLC cứ nhắm mắt nhảy bừa xuống mặc kệ đạn bắn đến.

Trung úy Ramsey Myatt, phi công phụ thuộc phi đoàn 361 đang thực hiện phi vụ tải thương thì bị mảnh đạn làm bị thương. Anh băng bó vết thương rồi lại bay tiếp. Đạn địch đã làm hỏng 1 cánh quạt khiến cơ phi của Myatt là trung sĩ Dale Bredeson phải thay mất 10 phút đồng hồ. Đến gần trưa thì Myatt lãnh thêm 1 phát đạn vào chân nhưng anh vẫn nhất quyết ko chịu rời cần điều khiển, cứ bay tiếp đến khi kiệt sức. Hỏa lực đối phương cũng làm chiếc máy bay hư hại nặng đành phải lết về căn cứ và bị loại khỏi vòng chiến cho đến hết trận.
1 phi công khác là Stu Kendall cũng bị đạn bắn xuyên qua chân và tay phải. Phi công phụ phải lái thay đưa chiếc trực thăng về nơi an toàn.

Chẳng thành viên tổ bay nào quen với việc bị đạn ghim thun thút vào thân tàu cả; nhưng vào hôm ấy chuyện này rất phổ biến. Những lính bay cảm tưởng như mình đang là bia tập bắn cho súng trường vậy.

Trong 1 chuyến bay tản thương diễn ra lúc đầu, đúng lúc thiếu tá Al Bloom đang bốc lên, tăng tốc thì ông bỗng phát giác bên trái có 1 hàng bộ đội nằm sấp, vai kề vai đang bắn vào lính bộ binh TQLC trước mặt. Thượng sĩ nhất Dorsett, lính bộ binh bị biến thành xạ thủ, biết ngay mình sẽ phải làm gì. Do từ vị trí Dorsett đến mục tiêu là 1 đường thẳng tưng nên ông này xả ngay 1 tràng dài cày dọc tuyến quân địch. Bloom ko rõ số địch bị hạ là bao nhiêu vì chẳng dại gì mà bay vòng lại để đếm xác cả. VC có thể ko nhìn thấy khi họ đến nhưng chắc sẽ rình sẵn nếu họ dám nhào xuống làm lượt thứ 2.

Theo kế hoạch, trung đội 2, đại đội Hotel sẽ bắt đầu đánh lên cao điểm 43 còn trung đội 3 thì tiến chiếm thôn Nam Yên 3. Trung úy Jenkins sẽ đi cùng với lực lượng dự bị là trung đội 1 cũng tiến về hướng thôn Nam Yên 3, mục tiêu chính của đại đội .

Số quân giải phóng chốt giữ 2 mục tiêu này đã trụ lại chiến đấu. Cả 2 trung đội tấn công sẽ vấp phải sự kháng cự rắn hơn dự kiến rất nhiều, và đều bị chặn cả lại.

Trung đội 2 của trung úy Sullivan, đơn vị đang cố đánh chiếm cao điểm 43, ko tài nào lên khỏi chân núi.

Cảnh giác trước quân địch, hạ sĩ Ernie Wallace phát hiện 1 số đông bộ đội vận động theo giao thông hào luồn ra sau lưng TQLC. Anh liền nã 1 cơn mưa đạn súng máy vào quân địch rồi vừa bắn xối xả vừa xốc tới. Người xạ thủ to con đã 'thắng to'. Ước tính, 1 mình anh hạ phải đến 25 lính đối phương.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2016, 08:47:51 am »

Trong lúc hỗn chiến Wallace và người vác đạn là binh nhất Jim Kehres đã bị lạc nhau. Chẳng biết phải làm gì, Kehres đành tới trợ giúp bất cứ nơi này anh thấy cần đến mình. Về sau anh được thưởng huân chương Commendation Medal của Hải quân (loại này thấp hơn huân chương Sao đồng. ND) vì thành tích sơ tán thương binh dưới lằn đạn địch.

Mike Jenkins cho tạm dừng tấn công xin máy bay không kích cao điểm 43. Những chiếc phản lực F4 Phantom của các phi đoàn tiêm kích - bom 513 và 342 đã oanh tạc quả núi bằng bom phá và napalm. TQLC rất may mắn vì sở hữu loại bom ' Snake Eye - mắt rắn' (tức loại bom Mk82 nặng 500 cân Anh. ND) cực kỳ hiệu quả khi sử dụng cùng napalm trong đòn kết hợp “snake-and-nape”. Napalm sẽ lùa đối phương ra chỗ trống khiến họ dễ ăn mảnh bom phá được ném xuống ngay sau. Loại bom Snake Eye được phát triển chuyên để yểm hộ tầm gần. Khi những trái Snake Eye rời khỏi máy bay, những cánh bom lớn của chúng sẽ xòe ra nghe đánh bốp 1 cái rồi từ từ rơi xuống đất. Điều này cho phép máy bay có đủ thì giờ thoát ly, tránh khả năng bị dính mảnh bom của chính mình. Nếu là 1 TQLC dưới mặt đất đủ gần để nghe tiếng 'bốp' khi cánh bom mở, thì đúng là ta đã được yểm trợ tầm gần. Napalm chỉ đơn giản là xăng trộn với hoạt chất làm cho nó đặc lại. Nó ko chỉ dùng nhiệt thiêu đốt mục tiêu mà còn dính chặt vào chúng nữa. Napalm tạo ra cả 1 hỏa ngục và là thứ vũ khí cực kỳ ghê sợ.

trong lúc trung đội 2 đang chật vận đánh chiếm cao điểm 43, trung úy Mike Jenkins cùng 2 trung đội khác lập đội hình tiến đến thôn Nam Yên 3. Họ bắt đầu từ từ len lỏi lần theo cái khe vào 1 nơi toàn là đá cùng những mảnh ruộng khô cằn toàn rơm rạ được những rặng cây bao quanh. Trực thăng vũ trang vẫn đang bao vùng; phản lực cơ Skyhawk và Phantom nhào xuống ném bom, bắn phá mọi thứ trông có vẻ là mục tiêu. Từ mặt đất, khói đen cuồn cuộn bốc lên từ những hàng cây do hậu quả của những đợt oanh kích. Trong khi men 1 cánh đồng lúa lớn bằng cách lần theo rặng cây bao quanh, TQLC bị vài phát súng bắn tỉa. Bất chấp nguy hiểm, binh nhất Dick Boggia, người đang vận động cùng với hạ sĩ nhất Renfro, khẩu đội trưởng và hạ sĩ Ken Stankiewicz, xạ thủ súng máy vẫn cảm thấy khá an toàn. Trên hết thảy, các đồng đội đều đang ở bên anh. Trung sĩ Jerry Tharp, nổi trội giữa số hạ sĩ quan. Anh khiến mọi cho người cảm thấy tự tin hơn bằng cách đi xổng lưng mặc kệ những viên đạn bắn tỉa đang bay viu víu.

Tấn công thôn Nam Yên 3.

Khi các trung đội 1 và 3, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 tiến gần tới thôn Nam Yên 3 thì dấu hiệu của sự sống đầu tiên trong thôn là 1 người đàn ông mặc bà ba đen chẳng hiểu từ đâu xuất hiện, chạy dọc theo 1 lối trũng. Nhiều TQLC nổ súng nhưng người này đã mất dạng trong đám cỏ cao, có vẻ chẳng hề hấn gì. Có lẽ người này định dụ lính Mỹ đuổi theo và lọt vào ổ phục kích. Sau những bài học xương máu TQLC ko còn lạ gì mẹo ưa thích này của đối phương nữa. 1 vài địch quân sẽ bật dậy chạy qua khu vực chết chóc có đồng chí họ phục sẵn. Lính Mỹ đuổi theo khi lọt vào khu vực này là sập bẫy ngay. Thế nên lần này lính đại đội Hotel chỉ nổ súng bắn theo mà thôi.

Mike Jenkins lệnh cho trung đội 1 đánh vào vào ngôi làng trong khi trung đội 3 tổ chức hỏa lực chi viện. Thôn Nam Yên 3 vẫn tĩnh mịch. Từ trong thôn, ko thấy ai nổ súng vào TQLC cả. Tuy nhiên khi đến gần hơn họ phát hiện ra nhiều hố chông ngụy trang rất kỹ cùng nhiều dấu hiệu cho thấy ở đây đã có chuẩn bị phòng thủ.

Mọi việc thay đổi chỉ trong nháy mắt. Địch thình lình phát dương hỏa lực nhằm vào lính của Jenkins. Những bụi cây bất ngờ 'sống dậy'. TQLC chỗ nào cũng thấy hàng chục 'bụi cây' đang vận động. Tình hình trở nên cực kỳ ác liệt. quân giải phóng từ hố cá nhân, hầm ngầm, nhà lá nã đạn vào TQLC. Lính Mỹ cũng nổ súng và ném lựu đạn đáp trả. Lính bắn tỉa địch buộc mình vào ngọn cây từ độ cao 6-7m nhắm bắn TQLC.

Quân Mỹ vận động tới bìa làng dưới lằn đạn địch dày đặc. Rất nhiều nhà cửa trong thôn bỗng hóa ra hầm chiến đấu. Khi giao tranh nổ ra, các vách nhà được hạ xuống để lộ xạ trường đã được chuẩn bị trước cho người bên trong. Những hố cá nhân ngụy trang khéo léo có ở khắp mọi nơi trong thôn.

Đại đội 3, tiểu đoàn 60 quân giải phóng do chính trị viên Nguyễn Ngọc Nhuận chỉ huy là đơn vị chốt trong thôn. Công sức chuẩn bị vất vả của quân giải phóng đã được đền đáp; hệ thống hầm hào, công sự của họ đã tỏ ra rất hiệu quả trong 1 trận đánh phòng ngự.

Trung đội 3 của Jenkins cùng với ban chỉ huy đại đội cũng tiến đến Nam Yên 3. Lúc tới chỗ rặng cây thì giữa họ và thôn còn 1 khu ruộng trống nữa. Khi những lính xích hầu tiến lên thì các TQLC còn lại nấp sau hàng cây chờ lệnh xung phong. quân giải phóng để mấy lính xích hầu đến sát vị trí mình rồi mới nổ súng mãnh liệt, đốn ngã binh nhất Harry Kaus cùng hạ sĩ Eddie Landry. Trung úy Bob Morrison hô trung đội xung phong, TQLC dữ dội xông về phía hàng giậu, vừa chạy vừa nã đạn xối xả.

Binh nhất Dick Boggia tham gia đợt tấn công của trung đội mà ko hiểu rõ đầu cua tai nheo gì mấy. Khi theo cùng xạ thủ súng máy Ken Stankiewicz lên chiếm lĩnh vị trí đặt khẩu M60 yểm hộ cho đợt xung phong thì anh thấy hạ sĩ nhất “Rat” Renfro, khẩu đội trưởng dính đạn chỉ cách đó mấy mét. Renfro ngã xuống, ba lô phụt lửa tóe loe, khói mù mịt vì mấy trái sáng anh mang theo. Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Stankiewicz đưa khẩu M60 cho Boggia rồi cố kéo ba lô của Renfro ra. Đạn bắn đến vẫn rất mạnh, chứng kiến những gì đang xảy ra cho Renfro khiến Boggia rất hãi, nhưng anh vẫn giữ nguyên vị trí nổ súng bắn trả quân địch. Ba lô của Renfro càng lúc càng cháy dữ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #36 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2016, 09:53:10 am »

Boggia biết trong đó hẳn còn có vật liệu nổ khác, anh điếng người mường tượng 1 tiếng nổ sẽ đến trong giây lát nữa. Stankiewicz vẫn bình tĩnh bất kể nguy nan và rồi cũng đã tháo được ba lô của Renfro ra. Sau đó Renfro được kéo ra cho đi tản thương. Thế rồi Boggia bặt tin của anh ta luôn.

Cường độ hỏa lực quân giải phóng vẫn tiếp tục gia tăng, hết quả lựu đạn này tới quả lựu đạn khác nổ tung trong đám quân Mỹ. TQLC cũng bắn mãnh liệt, kết hợp với hỏa lực súng máy cùng súng bazooka 90ly nữa. Khi tới được hàng giậu, họ thấy có nhiều xác quân địch ở đó. Tuy nhiên họ vẫn chẳng thể nhìn thấy gì ở trong thôn và cũng chẳng sao bắt hỏa lực địch dịu lại được. Quân Mỹ ko tài nào tiến sâu hơn vào Nam Yên 3.

Đạn dường như bay đến từ khắp nơi, chúng rít veo véo trên đầu, ghim phầm phập xuống mặt đất xung quanh họ. Hỏa lực địch quá dữ dội khiến TQLC buộc phải rút về tập hợp lại chỗ rặng cây. Boggia ngó thấy thi thể 2 TQLC đã được poncho bọc lại.

Hỏa lực địch khiến cho mọi người hoang mang, nhất là số TQLC trẻ tuổi mới thử lửa trận đầu. Lựu đạn hình như từ khắp mọi chỗ ném tới; cả 2 phía đều có thương vong. Tiếng nổ, lửa khói, mùi thuốc súng càng khiến lính Mỹ thêm hoảng hốt. Trước hỏa lực áp đảo của đối phương, trung đội 1 cũng đã phải rút ra khỏi làng. Cuối cùng, Mike Jenkins đành liên lạc về bãi đáp White gặp trung tá Fisher thừa nhận mình đã bó tay. Báo cáo trên về đến bộ chỉ huy trung đoàn cùng lúc với tin của đại úy Bruce Webb, chỉ huy đại đội India, tiểu đoàn 3/3 báo bị đạn từ An Cường 2, khu vực ngoài phạm vi trách nhiệm của anh nhưng nằm giữa chỗ anh và đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 của Jenkins, bắn đến. Webb xin phép được 'phá rào' đánh sang thôn An Cường 2 với hy vọng giảm phần nào áp lực mà đại đội Hotel đang phải chịu. Đề nghị trên lập tức được chấp thuận.

Mike Jenkins liên lạc với trung úy Chris Cooney bảo anh này rút trung đội 1 ra xa Nam Yên để gọi máy bay không kích. Lính đại đội Hotel vừa rút qua khỏi ruộng lúa thì máy bay đã tới dùng bom phá và napalm oanh tạc ngôi làng. Phi công ném những trái bom 250 cân Anh sát sạt vị trí TQLC dưới mặt đất. Dù tuyến quân nhà đã được đánh dấu bằng khói vàng, mảnh 1 quả bom cũng đã tiện đứt cái cây con cạnh chỗ Jenkins. Mảnh bom sắc lẻm, bỏng giãy, bay với tốc độ rất lớn như thế có thể cắt người ta ra làm đôi dễ như chơi. Trong quá trình không kích, TQLC vẫn tiếp tục lãnh đạn súng bộ binh từ trong làng bắn ra.

Mảnh bom cũng văng cả đến An Cường 2, nơi mà đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đang tiến đến nhằm chi viện cho đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. Chúng đã khiến nhiều TQLC của đại đội India bị thương. Lính Jenkins chứng kiến cảnh các binh sĩ đối phương, khắp người đầy lửa napalm, cháy như những ngọn đuốc chạy ra khỏi ngôi làng. Họ đều bị TQLC bắn hạ hết.

Trong khi đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 bị đạn từ khắp nơi châu đến, trung úy Jenkins quyết định sẽ tập trung giải quyết từng mục tiêu một. Anh chọn đánh chiếm cao điểm 43 đầu tiên. Điểm cao này là có vị trí cao nhất trong khu vực, nằm trong tầm súng bộ binh và vẫn quấy rối sau lưng anh.

Ngay khi máy bay không kích xong, đại đội Hotel vượt qua khoảng cách 500m giữa 2 mục tiêu quay về, tiếp tục đánh lên quả núi. Lần này Jenkins tung cả 3 trung đội thuộc quyền lên công kích.

Thoạt đầu khi tiến lên đỉnh núi, TQLC đã vấp phải hỏa lực rất mạnh của địch và gặp nhiều khó khăn. quân giải phóng chống trả rất kiên cường nhưng lính Mỹ vẫn đánh lên ráo riết. TQLC chỉ chiếm được quả núi nhờ sự tăng cường kịp thời của lực lượng xe tăng mới đổ bộ lên bãi biển cùng nhiều đợt không yểm nữa.

Trong quá trình không kích, đại đội Hotel tổ chức sơ tán 11 thương binh cùng 2 tử sĩ của mình. Khi đang đưa 1 thương binh lên xe tăng, binh nhất Jim Kehres, sau khi lạc khỏi xạ thủ Ernie Wallace và quay sang giúp người bị thương, đã bị đạn xiên qua cặp mông quật ngã xuống đất. Thế là anh cũng được đưa đi sơ tán.


Cùng SUDDEN DEATH 6

Điện đài của ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 đều đang bận túi bụi. Chúng cho hay đại đội Golf đã từ bãi đáp Red tiến đến mục tiêu được giao hầu như ko có đụng độ; đại đội Echo cũng đã giải quyết xong những thách thức của mình; chỉ đại đội Hotel là vẫn còn khó khăn. Tuy đã biết đại đội Hotel bị bắn mạnh và đang gặp nhiều cản trở nhưng do thông tin liên lạc kém, trung tá Fisher vẫn chưa hình dung được hết những gì đang diễn ra.

Khoảng thời gian chờ đại tá Peatross đến bãi đáp dường như dài vô tận, nhất là khi ban chỉ huy của Fisher đang nằm dưới lằn đạn súng bộ binh và thỉnh thoảng lại bị cối 60ly câu đến.

Peatross đã bay đến và cùng thảo luận với 'Bò đực'. 2 người đặc biệt quan tâm đến tình hình của đại đội Hotel. Dù đại đội Hotel chỉ nằm bên kia sống đất nhưng họ ko cách gì biết bên đó đang diễn ra thế nào. Họ biết là trung úy Mike Jenkins đang phải kịch chiến nhưng "Bò đực" tin tưởng vào anh và nói sẽ đảm bảo ưu tiên huy động mọi hỏa lực đến hỗ trợ đại đội Hotel. Sau khi nghe nói thế Peatross bay về sở chỉ huy trung đoàn bộ còn Fisher thì cùng ban chỉ huy leo lên ngọn đồi tới sau lưng đại đội Echo.

Trong đợt tấn công đầu tiên lên đồi, đại đội Echo có 2 binh sĩ tử trận, 3 bị thương trong khi 3 bộ đội bị 1 phát đạn bazooka 90ly hạ sát. Khi tiếp tục đánh lên, đại đội Echo lại có thêm 12 người bị thương nữa. Đó là 1 trận đánh diễn ra trên 1 khu vực gợi cho trung sĩ nhất Garr nhớ đến vùng đồi quê Texas của mình, ngoại trừ việc ở đây có thêm những hàng rào cây.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #37 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2016, 08:39:45 am »

   

    Garr, đại úy Riley, Fisher 'bò đực', cùng mấy lính điện đài đi cùng nhau nhưng ko sát với nhau mấy. 1 quả đạn cối đáp xuống ngay trước mặt họ nhưng chỉ có duy nhất Riley bị thương. Anh này cùng 'Bò đực' và mấy điện đài viên cố chạy đến con mương cách đó chừng 20 thước. Garr nằm dán xuống đất và ở nguyên đó mất 1 lúc. Sau rồi nhớ đến kinh nghiệm '2 quả đạn ko bao giờ rót vào cùng 1 chỗ' ở Triều Tiên ông bò tới nằm đúng chỗ quả đạn cối vừa phát nổ. Mặt đất chỗ đó nóng giãy nhưng Garr vẫn nằm đó hồi lâu mặc cho 'Bò đực' cứ gào lên "Gunny! Gunny! cậu ko sao chứ?"

    1 tiểu đội quân cảnh của bộ chỉ huy trung đoàn 7 cũng đi theo làm nhiệm vụ giữ tù binh. 1 TQLC của tiểu đội này nằm ngay đằng sau trung sĩ nhất Garr. Garr hỏi cậu quân cảnh có ổn ko? Anh này đáp ko sao nhưng nghe giọng có vẻ ko được dứt khoát. Garr bảo "Bò đến chỗ tôi đi rồi chờ cho qua chuyện." Anh TQLC kia mừng quá bèn bò tới nằm cùng. Thấy trung tá Fisher vẫn gọi hỏi xem Garr có bị gì ko nên ông này hét lên trả lời mình sẽ ở lại hõm đất đất với cậu quân cảnh.

    'Bò đực' cùng ban chỉ huy chẳng nhúch nhích gì được. đại đội Echo cũng tạm thời bị đạn địch chặn lại. Khi hỏa lực quân giải phóng ngơi bớt, Garr bảo cậu quân cảnh " Theo tôi nhảy tới tới cái mương kia nhé". Bọn họ phóng đến chỗ của 'Bò đực'. Thấy Garr mọi người đều mừng vì cứ tưởng ông này đã bị thương nặng.

    Đạn cối địch bắt đầu rót dọc theo cái mương nơi ban chỉ huy đang nấp. Ngoài Riley ra, chỉ trong 1 lúc đã có thêm 4 người trong nhóm này bị thương. Tay trung sĩ phụ trách hậu cần (S-4) cũng nằm trong số đó. Tiểu đoàn vốn thiếu sĩ quan quân lực (S-1), thượng sĩ cố vấn cùng tiểu đoàn phó. Giờ do Riley bị thương lại thành ra ko có cả sĩ quan hành quân (S-3) cũng như các sĩ quan phụ trách hỏa lực hỗ trợ. Ban tham mưu chỉ còn duy nhất mình Garr. Fisher nhìn Ed Garr rồi nói: "Giờ thì ông trung sĩ nhất tài ba của tôi, đã là sĩ quan hành quân rồi nhé". Vị trung tá vẫn hay gọi những sĩ quan, hạ sĩ quan mà mình lưu ý theo kiểu " Giờ thì trung úy (hay đại úy, v..v) tài ba của tôi". Đó là dấu hiệu cho thấy 'Bò Đực' đang rất mực quan tâm đến bạn.


    đại đội India rời khu vực của mình. 9g sáng.

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 của đại úy Bruce Webb khi đổ bộ lên bờ đã lấy 1 con suối đánh dấu vị trí sườn trái mình. Con suối này đi sâu vào đất liền khoảng 1800m rồi ngoặt lên hướng bắc chạy song song với bờ biển. Vào tầm 9g sáng thì đại đội India đã tiến đến khúc suối cong và chuyển hướng rẽ lên phía bắc. Thôn An Cường 2, phía bên kia bờ suối, ngoài vùng trách nhiệm của đại đội India giờ là sườn trái của đơn vị.

    Chỉ trong vòng mấy phút, lính của Webb phát hiện ở giữa làng 1 toán chừng 15 bộ đội, rồi sau là toán thứ nhì có khoảng 20 người. quân giải phóng khai hỏa súng trường, súng liên thanh. Trước nguy cơ bị đánh tạt sườn, Webb phải xin vượt sang khu vực của tiểu đoàn 2/4 tấn công số quân giải phóng đang bắn đại đội mình. Tin này về đến trung đoàn bộ đúng lúc đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, nên lập tức được chấp thuận. Do An Cường 2 nằm ở giữa đại đội India và đại đội Hotel nên đại tá Peatross cho rằng quân của Webb vừa có thể bảo vệ sườn vừa giảm áp lực đang đè nặng lên đại đội Hotel.

    Yêu cầu được chấp thuận, TQLC đại đội India lập tức tổ chức xung phong về phía địch. Họ lao xuống dốc vượt qua 1 khu đất bằng rồi mới bị đạn từ trong hàng cây thấp bắn ra. Cuộc đột kích đã khiến quân phòng ngự bất ngờ. TQLC tràn ngập vị trí địch và bắt được mấy tù binh. 1 VC bị bắt, chẳng hiểu vì sợ hãi hoặc ko muốn hợp tác với những kẻ bắt được mình, nhất quyết ko chịu ngồi dậy, tự cắn lưỡi, máu ứa ra ngoài miệng. Khi thượng sĩ nhất Art Petty bắt đầu sơ tán số tù binh, anh cùng 1 TQLC to con phải nhấc bổng người này lên khiêng đến chỗ trực thăng để đưa về hậu phương thẩm vấn. Khi máy bay cất cánh, người chiến sĩ đối phương vẫn còn trong trạng thái hầu như vô thức.

    TQLC đại đội India cố sức tiêu diệt những binh sĩ đối phương mà họ ko thể bắt sống. Trung úy Richard Purnell, đại đội phó phát hiện 1 nhóm địch định vòng qua bên sườn thoát xuống lòng suối. Anh lẩy cò khẩu súng lục nhanh như máy cố chặn quân địch lại mồm gào toáng: "Bắt lấy chúng!"

    Thượng sĩ nhất Petty cùng đại úy Webb đứng quan sát 1 trung đội thuộc đại đội India vượt qua lòng suối. Bên kia bờ là ngọn đồi dốc phủ đầy cỏ cao tới đầu gối. 2 người nhìn rất rõ cảnh 1 số địch bung ra bỏ chạy. Ai từng đi săn chim cút sẽ thấy cảnh này khá là quen thuộc. 1 VC rời vị trí chạy tới chỗ 1 đồng đội khác, dừng lại 1 lát. Rồi cả 2 lại chạy sang 1 vị trí khác, cùng nhau lập thành 1 tổ rồi mới rút. Điều này có lẽ do quân giải phóng đã chia lực lượng mình thành từng tổ tam tam, cùng nhau tiến thoái. .

    Thượng sĩ nhất Petty nhập cùng toán lính tiến bên trái ban chỉ huy đại đội. Vừa băng qua lòng suối thì bỗng nghe tiếng đạn cối rót xuống. Ông nằm dán xuống đất đợi tới khi tiếng nổ dứt.

    Đoạn suối chạy trước mặt đại đội chạy song song với bờ biển. Vuông góc với nó là 1 cái hào hoặc mương nước chạy từ đông sang tây. Số lính đi đầu trong đơn vị của đại úy Webb đã vượt sang bên kia con hào và đang đọ súng quyết liệt.

    Ban chỉ huy đại đội India dừng lại 1 chốc bên lòng suối với đội hình tản rộng. 1 TQLC gần đó bị trúng 1 phát đạn vào mặt trong đùi trái. Anh này kêu gào thảm thiết vì tưởng mình bị mất tiêu 'thằng nhỏ' rồi. Cậu lính quân y phải vất vả lắm mới tụt được quần anh ta ra khám thấy đùi tuy bị thương nặng nhưng 'vốn đàn ông' thì vẫn còn nguyên. Đại úy Webb gọi trực thăng tải thương đến và cử binh nhất Glenn Johnson về đón những người bị thương khác vì cho là họ lên đây thì dễ hơn đưa tay TQLC kia quay lại. Johnson bỏ ba lô cùng gói bộc phá lại rồi lập tức vọt đi. Đạn cày tung đất bên dưới đôi chân anh. Anh phóng đến khu vực rậm rạp phía sau bảo thương binh cùng những người trợ giúp di chuyển.

Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #38 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2016, 08:11:48 am »

Trong số TQLC bị đạn có trung sĩ Massey, trợ thủ của trung sĩ trung đội phó trung đội 1. Viên đạn sượt qua cái xẻng, xuyên thấu tay Massey nhưng anh vẫn quyết định ở lại chiến trường. Anh đã chiến đấu suốt ngày hôm ấy và vẫn còn sống.


Ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 TQLC. 9g sáng

Ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 gọi xin trực thăng tải thương đến sơ tán đại úy Riley cùng các thương binh khác. Khi trực thăng bay đến, Gunny Garr lấy điện đài báo cho viên phi công biết rằng mình vẫn đang bị 'ăn' cối địch, rồi dùng quả lựu đạn khói màu xanh đánh dấu khu vực đạn rơi. Viên phi công cho máy bay đáp xuống ko do dự. Trong lúc lính dưới đất đưa thương binh lên trực thăng, Garr để ý thấy trên sàn tàu lăn lóc nhiều vỏ đạn rỗng. Hẳn là con chim sắt này hôm ấy cũng đã ít nhiều đụng độ.


Đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4.

Đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 đã đi trước ban chỉ huy khá xa cùng với tiểu đội cối gồm 2 khẩu 81mm và mấy khẩu đại liên 50 nữa. Dù trang bị nặng nề như thế họ vẫn tiến khá nhanh. Đi cùng họ còn có 1 số lính Nghĩa quân của quận Bình Sơn, được phối thuộc tham gia chiến dịch vào những phút cuối cùng.

đại đội Echo tiếp tục di chuyển về hướng tây bắc. Có lúc TQLC đã phát hiện khoảng 100 quân địch ngoài đồng trống và xin pháo dập. Số địch này liền chạy lúp xúp qua hướng đối diện, nhưng song song với quân Mỹ, cách đó vài trăm thước. quân giải phóng mặc quân phục xanh dương, mang theo vũ khí và còn có cả súng cối nữa...

TQLC đại đội Echo khẩn trương tìm cách dùng hỏa lực tiêu diệt. Địch ở quá xa nên súng nhỏ chả ăn thua gì; ngoài ra giữa 2 bên còn có khe núi ngăn cản việc mở đợt tấn công trực diện. Hệ thống liên lạc vô tuyến đang quá tải khiến ko thể gọi theo lối thông thường được. Cuối cùng quân Mỹ phải dùng quyền ưu tiên, chỉ dành riêng cho những tin tối quan trọng thì mới kết nối được. Thế rồi họ gọi điện xin pháo bắn.

Những khẩu cối howtar 107mm của tiểu đoàn 3/12 pháo binh được trực thăng đưa đến chốt chặn của đại đội Mike lập tức dội lửa lên đầu quân địch. Trung tá Fisher, người sau đó bay trên trực thăng ngang qua vùng oanh kích, ước tính cối howtar đã diệt được cỡ 90 lính đối phương.

Đòn pháo kích đã khiến ý chí kháng cự của quân giải phóng suy giảm tạo điều kiện cho đại đội Echo tiếp tục tiến lên sau vài sự chống trả ko đáng kể.


Tiểu đội O’Malley

1 phân đội xe tăng M48 đã đổ bộ lên bờ trong đợt thứ nhì rồi bắt kịp đại đội India, tiểu đoàn 3/3 ngay khi đơn vị này tiến đến An Cường 2. Đại úy Webb cho tiểu đội 1, của hạ sĩ nhất Robert O’Malley thuộc trung đội 1 đi cùng mấy chiếc xe tăng.

Hỏa lực quân giải phóng trở nên mạnh mẽ khi đại đội tiến gần đến rìa thôn. TQLC nhanh chóng triển khai đội hình tấn công với trung đội 1 đi bên trái, trung đội 2 đi bên phải, trung đội 3 làm dự bị.

Phía nam thôn có 1 cái hào bề ngang khoảng hơn 3m, sâu từ 1,8-2,1m. Nó có vẻ được đào từ rất lâu và tuy chẳng phải chuyên dùng để bẫy xe tăng nhưng vì rộng nên xe tăng cũng khó có thể vượt qua nổi. Do vậy chúng đành chạy dọc theo cái hào về phía tây. Viên trung úy chỉ huy mấy chiếc xe tăng khá năng nổ; xe anh ta với lính của O’Malley dẫn đầu các xe khác, tách xa khỏi lực lượng chính của đại đội India. Trong khi đại đội India tấn công vào thôn từ mặt bắc thì mấy cái xe tăng vẫn đi về hướng tây men theo cái hào.

Hạ sĩ nhất O’Malley chia tiểu đội mình thành 3 tổ. O’Malley, hạ sĩ Chris Buchs, và binh nhất Robert Rimpson ngồi trên chiếc xe tăng dẫn đầu. Hạ sĩ nhất Forrest Hayden, hạ sĩ James Aaron, cùng hạ sĩ Merlin Marquardt leo lên chiếc tăng đi giữa. Xe đi cuối chở số lính còn lại của tiểu đội.

Lúc này đại đội India đã có thương vong nhưng lính của O’Malley thì vẫn chưa bị bắn rát đến mức phải lo lắng. Họ có thể nghe thấy cả tiếng súng dậy lên chỗ đại đội India lẫn tiếng đại đội Hotel đang đọ súng xa xa.

2 chiếc xe tăng đi đầu tiến nhanh hơn 1 chút trong khi chiếc thứ 3 cứ lừng chừng phía sau như để đoạn hậu. Khi đám tăng đi nương theo lũy tre nhằm lợi dụng nó để che chắn chút đỉnh thì thình lình trong tán lá 3 phát trung liên BAR nổ vang, trúng ngay Marquardt.

O’Malley nhanh chóng bảo xe tăng dừng lại hô Hayden cùng Aaron đỡ Marquardt xuống xe tiến hành sơ cứu. Sau đó anh cử Chris Buchs đi tìm lính cứu thương còn mình cùng số lính còn lại vừa bắn vào lũy tre chế áp địch vừa lo cho Marquardt.

Buchs băng qua ruộng chạy về gặp 1 lính cứu thương đang bận chăm sóc cho những thương binh khác. Nghe người lính quân y hứa sẽ ra đó vài phút nữa sau khi xong việc, Buchs bèn quay về tiểu đội. Đúng lúc anh cứu thương tới nơi thì Marquardt chết.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #39 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2016, 10:21:55 am »

Hạ sĩ nhất O’Malley vẫn ở trên chiếc xe tăng đi đầu từ bên trái bắn về phía lũy tre như đổ đạn. Buchs từ bên phải nổ súng chế áp địch bên trong đó. Họ cố ném lựu đạn vào đám cây lá rậm rạp ấy nhưng chẳng có kết quả bao nhiêu. quân giải phóng nấp dưới chiến hào phía bên kia hàng giậu nên lựu đạn ném ra toàn bật lại hoặc mắc vào bụi tre trước khi đáp trúng mục tiêu.

Buchs phát hiện có 1 chỗ trống nhỏ nơi lũy tre liền báo cho O’Malley biết. Buchs hô: "Tôi sẽ yểm hộ cho anh xông qua"

O’Malley đáp "Được, đi nào Buchs" rồi vọt qua bụi rậm trước, sau đó tới Buchs. Họ nhảy vào chiến hào, đọ súng với VC. Buchs đánh sang trái trong khi tiểu đội trưởng của mình tạt sang phải. Họ áp đảo khoảng 1 tá lính đối phương. O’Malley bắn chết 8 còn Buchs hạ được 4 địch.

Bắn hết đạn thì 2 người thấy nhiều bộ đội khác đang theo chiến hào lao đến chỗ mình. Họ vội nhảy lên khỏi hào nạp đạn rồi lại lăn xuống tiếp tục tấn công. O’Malley gọi hạ sĩ Hayden tới lục soát số địch quân bị hạ và lệnh cho Rimpson, người thủ khẩu phóng lựu M79, tới chiếm lĩnh vị trí đoạn đầu chiến hào. O’Malley đang theo hào đi sang bên trái dưới sự yểm hộ của Buchs thì 1 bộ đội đang giả chết bỗng bật dậy ném lựu đạn vào Hayden. Hayden bật lùi lại ngã xuống trong lúc Buchs bắn hạ người lính địch. Hayden trúng mảnh lựu đạn vào hông còn O’Malley thì bị vào bàn chân. Buchs thu súng đối phương rồi phụ O’Malley đưa Hayden lên khỏi hào.

Rimpson tới nhập bọn cùng họ và dùng khẩu phóng lựu hạ thêm 1 lính địch nữa đang xông đến từ khoảng cách chừng 15m. May là nhóm TQLC ko bị thương thêm nữa vì họ cũng nằm trong bán kính sát thương của quả đạn M79 mà Rimpson bắn ra.

Sau khi thu súng của địch xong họ đem chúng bỏ lên xe tăng định đưa về bãi đáp cho trực thăng tới chở đi. Dù bị thương nhưng O’Malley vẫn quyết định ở lại cùng lính của mình, ko chịu đi sơ tán.




Chương 8

Đánh chiếm thôn An Cường 2



An Cường 2 có nhiều cây cối rậm rạp và được củng cố khá chắc chắn. Trong số 25-30 căn nhà lá trong làng, nhà nào cũng có hầm hào, lô cốt. Hầu hết công sực đều có lát gỗ và phủ lá chuối để ngụy trang.

Khi TQLC đại đội India, tiểu đoàn 3/3 vận động tới làng thì súng địch lại rộ lên. 1 tổ súng máy lúc băng qua ruộng đã đâm thẳng vào họng súng liên thanh đối phương, có lẽ là 1 ổ đại liên. Binh nhất Howard Miller là người duy nhất trong tổ súng máy gồm 4 người còn sống. Các binh nhất Gilbert Nickerson, Walter Smith, và James White đều chết. Với chức phận thấp nhất trong tổ, Miller mang theo khẩu súng trường cùng 200 viên đạn súng máy M60 đựng trong 1 thùng sắt. Sau khi mất các thành viên khác, anh quàng súng trường ra sau lưng, 1 tay xách thùng đạn, tay kia ôm khẩu M60.

Miller tìm nơi ẩn nấp và nhìn thấy 1 chỗ giống như là hố đạn pháo. Khi nhảy xuống anh vô ý để thùng đạn đập mạnh vào mũ sắt 1 TQLC khác. Người này cắt ngang lời xin lỗi của Miller nói đừng ngại và bảo anh cùng đào tiếp. "Chúng ta phải rúc sâu thêm nữa!"

Nhiều TQLC tiến dọc theo đồng lúa và con mương thoát nước ngay ngoài thôn An Cường 2. 1 số đạn cối 60 ly bắt đầu rót xuống đầu quân tấn công nhưng trong cái thời điểm ồn ào, hỗn loạn ấy, vài TQLC vẫn chưa tin đó là đạn cối thực.

Đạn cối rất đáng sợ do chúng ko gây ra nhiều tiếng ồn khi rơi xuống. Nếu ko biết có cối bắn, thì chúng cứ thình lình rơi xuống nổ tung, bắn ra hàng chục mảnh sắt nóng đỏ, sắc như dao cạo. Nhưng ở cự ly thích hợp cộng với mức độ ồn ào vừa phải thì vẫn có thể nghe được tiếng đạn cối rời nòng. Và thế là khoảnh khắc chờ đợi đằng đẵng bắt đầu. Cối là loại hỏa khí bắn gián tiếp, góc bắn lớn, đạn đi theo hình cầu vồng và do bay rất êm nên người dưới đất khó lòng biết điểm nổ của chúng sẽ là đâu. Nếu nghe thấy tiếng cối đề pa người ta sẽ hô :"pháo kích!" và tất cả sẽ nằm rạp xuống, nhảy vào nấp dưới hố hay sau thứ gì đó, cố thu mình lại càng nhỏ càng tốt. Chẳng có cách nào hoàn hảo để tránh đạn cối cả. Do góc bắn lớn cối có thể tiêu diệt mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Ngay cả trốn dưới hố cũng ko an toàn vì đạn cối hoàn toàn có thể lọt vào trong hố hay rơi vào chiến hào. Cảm giác đạn cối đang từ trên trời rơi xuống sẽ khiến ta vừa khiếp hãi vừa hy vọng, chỉ mong "chúa Trời" rủ lòng thương. Những người ko bị thương sau trận cối đều có cảm giác sung sướng là "nó trừ mình ra" cứ như vừa được tái sinh vậy.

Trong trường hợp này, tiếng súng nổ ầm ầm đã khiến cho TQLC đại đội India, tiểu đoàn 3/3 ko nghe thấy tiếng cối đề pa. Khi trung sĩ Pat Finton vỡ lẽ cái thứ vừa rơi xuống sát bên, cánh còn lòi trên mặt ruộng là 1 qủa đạn cối ko nổ thì mọi người mới tin là thật, thốt lên những câu đại để như “Oh, ****!” rồi nhảy cả xuống mương. Mấy lính công binh là binh nhất Glenn Johnson cùng trung sĩ Wilson lại quyết định cứ ở lại ngoài ruộng vì kinh nghiệm việc địch hay gài mìn bẫy dưới mương, rãnh. Trên đầu đội hình đơn vị hô lớn: "FO đâu lên đây!"; họ đang cần 1 tiền sát pháo binh lên đó. Wilson phải quay lại dẫn tiền sát viên pháo binh ra phía trước. Đạn cối nổ tung ko ngớt xung quanh đến độ mấy chú công binh nghĩ việc nhảy xuống mương nấp có khi lại đúng cũng nên. TQLC quanh họ đều đang rúc xuống hố hay nằm dí mũi xuống đất.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM