Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:55:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M  (Đọc 47433 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2016, 09:01:46 am »

(đoạn trên có lẽ tg Mỹ đã nhầm. các đơn vị của sư đoàn 324 trong kháng chiến chống Pháp chủ yếu hoạt động trên địa bàn Liên khu 5 (quân khu 5 hiện giờ) , sau năm 1954 mới tập kết ra Bắc chứ ko tham gia đánh trận Điện Biên Phủ. Do đó chuyện trung đoàn 803 hay tiểu đoàn của Dinh The Pham tham gia trận Điện Biên, bắt được chỉ huy giặc có lẽ ko có thực. ND)

Việc đầu tiên của 2 tiểu đoàn làm khi đến Vạn Tường là củng cố, nguỵ trang công sự. Điều cốt tử sống còn của họ trong kháng chiến chống Pháp và bây giờ là chống Mỹ là làm sao che được mắt địch. Mọi chiến sĩ đều mang theo mình 1 cái xẻng nhỏ dùng được trong rất nhiều việc. Các đơn vị quân giải phóng đào hầm, hào với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Kỷ luật nguỵ trang của họ cũng thật tuyệt vời. Quân Mỹ do quá tin vào hoả lực, công nghệ lại trở nên sao nhãng với việc này. Cứ mỗi khi phải nguỵ trang, lính Mỹ chỉ việc lấy cành cây hoặc thứ gì tìm được cắm lên mũ sắt hay quanh vị trí mình rồi sau cứ để nguyên thế chẳng thèm thay đổi dù môi trường đã khác.

Việt Minh và những người thừa kế sau này của họ là quân giải phóng miền Nam đã nghiệm ra rằng để khắc chế công nghệ của đối phương, đặc biệt là của không quân, nhất thiết phải làm chủ nghệ thuật ngụy trang. Ngay cả trong những an toàn khu thì quân giải phóng cũng khéo léo tận dụng mọi thứ để nghi trang vị trính mình cho khỏi lộ. Họ ngụy trang mũ cối bằng cành lá; sau lưng ai cũng có cái khung bằng tre hay dây để bố trí những vật liệu nghi trang. Cứ mỗi khi sang 1 khu vực khác là họ lập tức thay đổi cành lá ngụy trang cho phù hợp với môi trường xung quanh. Ví dụ nếu đi từ khu lá non sang rừng cây lá già, hay từ nơi xanh tốt sang nơi héo úa, họ sẽ cứ thế dừng lại thay màu lá ngụy trang. Và thế là khi có máy bay trên đầu họ chỉ cần bất động là có thể tránh bị phát hiện.

Bộ đội trung đoàn 1 chẳng hề mong việc xảy ra trận Vạn Tường. Họ đang muốn được nghỉ ngơi. Bộ đội cải thiện khẩu phần thức ăn dã chiến nghèo nàn với ít rau hay miếng thịt heo, con cá nhỏ. Họ cũng định giao lưu văn hóa với dân địa phương, những người luôn ủng hộ chính nghĩa của họ. Hầu hết các chiến sĩ đều còn rất trẻ, tuổi trung bình là 19, cũng ko khác mấy so với phía đối địch. Nhưng do vừa trải qua 1 chiến dịch ác liệt, nên những anh chàng còn 'non' nhất của họ cũng dày dạn kinh nghiệm hơn lính Mỹ. Bộ đội luôn phải chịu đựng nỗi sợ hãi, đói khát, lao lực, mất vệ sinh. Họ hiểu sự kinh hoàng khi phải chiến đấu mà chưa kịp chuẩn bị cũng như nỗi buồn tang tóc trước những dồng chí hy sinh. Ko như TQLC Mỹ, bộ đội chẳng được về nhà sau 13 tháng. Họ chỉ ngừng chiến đấu khi chết đi hoặc giành được thắng lợi cuối cùng. Điều họ mong nhất hiện nay là có được vài tuần để cải thiện, đàn hát, giao lưu với những cô gái địa phương.

***
Quân giải phóng miền nam cũng đã có những phương sách để đối phó với lính Mỹ. Bản đánh giá đề ngày 3 tháng 7 năm 1965 có nội dung thế này:

"Điểm mạnh của quân Mỹ: Được huấn luyện bài bản theo tiêu chuẩn quân đội viễn chinh

Trang bị vũ khí hiện đại nhưng ko nặng nề như quân Pháp. Có khả năng tiếp vận, cơ động nhanh chóng. Tốc độ tăng viện nhanh bằng cả ô tô, máy bay lẫn tàu thủy.

Thường tác chiến tập trung đơn vị lớn.

Điểm yếu khi so với quân Pháp:

Ko có tinh thần chiến đấu; sợ du kích; luôn ỷ vào vũ khí hiện đại nên mất đi tính chủ động và sự tự tin (cứ có đụng độ, là chúng gọi hỏa lực yểm trợ, xin quân cứu viện); đôi khi pháo binh phải tiến hành yểm trợ hỏa lực trong suốt cả thời gian chiến dịch.

Thiếu kinh nghiệm tác chiến, toàn chiến đấu theo sách vở.

Thêm vào đó do lạ nước lạ cái, nên chúng thường xuyên lơ ngơ đi ra chỗ trống (với du kích, lính Mỹ là mục tiêu dễ ăn nhất).

Nhu cầu ăn uống, sinh hoạt quá phức tạp. Bữa ăn nào cũng phải chờ trực thăng chở đến.

Mỗi khi di chuyển đều phải dùng trực thăng, pháo binh yểm trợ, do đó rất dễ bị lộ, tạo điều kiện tốt để du kích đeo bám.

Khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ dài ngày kém. Mỗi khi hành quân xa căn cứ từ 7km trở lên đều phải dùng phương tiện cơ giới. Binh sĩ dễ ốm đau do ko hợp thủy thổ địa phương.
Trận địa phòng khủ được tổ chức tốt nhưng đôi khi do vậy lại thành chậm. Có khi tổ chức phòng thủ vị trí mà mất đến 10 ngày, gài mìn mất 30 ngày.

Ko quen thuộc địa hình. Chạy chậm."

Bản đánh giá kết thúc bằng câu: "Giặc Mỹ đã đến miền Nam, cướp phá, giết chóc, hãm hiếp phụ nữ, gây ra nhiều nợ máu với nhân dân ta."

Quân giải phóng cũng cho biết họ có thể đoán được mục tiêu các cuộc hành quân của TQLC Mỹ qua phương thức di chuyển, công tác tiếp vận cùng hỏa lực chuẩn bị.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2016, 06:23:19 am »


Phần 2



Chương 5
Trận đánh



Kẻ thù uy hiếp

Để lập kế hoạch quân sự người ta thường phải phán đoán khả năng của đối phương trước rồi mới tới ý đồ của mình. Suốt nhiều tháng qua, tình báo đồng minh ước tính địch có khả năng đã đưa 2 trung đoàn đủ từ Trường Sơn, dãy núi lởm chởm, hùng vĩ chạy suốt chiều dài VN, xuống khu vực. Dãy núi bắt nguồn từ Trung Quốc xuôi về phương nam với các đỉnh núi có độ cao trung bình là 1500m. 1 nhánh Trường Sơn với rừng rậm phủ đầy chạy ra biển chỉ cách đồng bằng Chu Lai 10 cây số. Ẩn dưới tán rừng là rất nhiều lối mòn khiến địch có thể tiếp cận Chu Lai và thoát đi dễ dàng. Nhưng trên khía cạnh khác, việc có 2 trung đoàn đông đảo trên cùng 1 khu vực cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Nếu chẳng may bị quân Mỹ hoặc VNCH phát hiện, lực lượng lớn như thế có thể bị hỏa lực áp đảo của đồng minh đánh cho tan nát. Ngược lại, lực lượng này của quân giải phóng cũng là hiểm họa lớn đối với căn cứ không quân TQLC.

Những tuần lễ sau trận Ba Gia, sư đoàn 2 VNCH đã cất công truy tìm quân địch nhưng ko thành. Họ cứ ngỡ đối phương đi về phía vùng đồi núi rậm rạp nhưng như chúng ta đã thấy, quân giải phóng sau chiến dịch Ba Gia lại di chuyển về gần Chu Lai hơn để dưỡng quân.

Những sĩ quan tình báo cao cấp trên sư đoàn 3 TQLC dưới quyền thiếu tá Charles Williamson cùng cấp phó là đại úy Mike Dominguez đã nắm được việc này. Họ bắt đầu có những thông tin cho thấy trung đoàn 1 quân giải phóng đang có sự di chuyển về phía đông.

Đại tá Leo J. Dulacki, sĩ quan phụ trách tình báo của tướng Walt, thuật lại cố gắng của nhóm Williamson-Dominguez thế này: "Đầu tháng 8, chúng tôi nhận được vô số thông tin thô từ nhiều cơ sở liên quan đến sự di chuyển của trung đoàn 1 VC. Nguồn tin của hầu hết các báo cáo trên đều rất đáng ngờ, và trong thực tế còn mâu thuẫn với nhau nữa. Dù có đáng tin hay ko thì chúng cũng cho ra hàng trăm báo cáo về hướng di động của địch trên bản đồ. Sau khi loại bớt những thông tin rác, lộ ra 1 điều rằng trung đoàn 1 VC thực ra đang di chuyển về hướng Chu Lai dù cho hầu hết sĩ quan tình báo của cả quân lực VNCH lẫn ban cố vấn lục quân Mỹ tại vùng I đều loại trừ khả năng này. Tôi nói cho đại tá Edwin Simmons, phụ trách hành quân Quân đoàn III thủy bộ, những gì phát hiện và đề nghị anh nghiên cứu, nếu các dấu hiệu rõ ra thêm, thì tổ chức 1 chiến dịch đánh vào khu vực phía nam Chu Lai."

Dựa vào thông tin tình báo trên, trung đoàn 4 TQLC đã tổ chức cuộc hành quân lùng sục ở phía nam sông Trà Bồng với tiểu đoàn Mỹ cùng trung đoàn 51 VNCH. Ám danh của cuộc hành quân này là Thunderbolt, kéo dài trong 2 ngày 6 và 7 tháng 8, trên phạm vi rộng khắp 7000m phía nam con sông và tây đường số 1. Lính VNCH và TQLC Mỹ tìm thấy vài dấu vết quân địch và đã có 1 số cuộc chạm trán với những toán địch nhỏ. Cái nóng 41-42 độ C khiến cho TQLC thiệt hại còn nhiều hơn là do kẻ địch. Dù vậy, đại tá James McClanahan, trung đoàn trưởng trung đoàn 4 TQLC vẫn coi chiến dịch này là 1 bài tập bổ ích cho công tác chỉ huy. Tuần sau đó mới thực là gay go.

***

Đại úy Cal Morris, chỉ huy đại đội Mike, tiểu đoàn 3, trung đoàn3 TQLC đã cùng đơn vị mình tuần tiễu bên bờ nam sông Trà Bồng trong 2 ngày 15 và 16 tháng 8, lính của anh đã đụng độ và hạ sát được 1 số quân địch. Những đối phương bị hạ đều mặc quân phục kaki chứ ko phải là bộ bà ba đen thường thấy của du kích địa phương mà TQLC từng thấy trước đó. Địch cũng được vũ trang tốt hơn. Có cả 1 khẩu B-40, loại vũ khí chống tăng và lô cốt mà trong chiến tranh thời điểm đó còn rất hiếm. Những người kia được trang bị súng tự động có lẽ do Trung Quốc sản xuất. Với TQLC thì đây là loại súng lạ mà ở cấp đại đội họ ko tài nào nhận diện được. Sau đó đại úy Morris nghĩ có thể chúng là súng AK-47, loại được dùng phổ biến sau này. Xác địch cùng vũ khí được chuyển ngay về phía sau để đánh giá.

Cũng trong ngày 15/8, tiểu đoàn tình báo kỹ thuật TQLC số 1 (1st Marine Radio Battalion) đã xác định được 1 nơi có thể là sở chỉ huy trung đoàn 1 quân giải phóng gần thôn Vân Tường. TQLC đã chặn được những cuộc đàm thoại vô tuyến của đơn vị mà họ tin là trung đoàn 1 rồi dùng những thiết bị dò sóng để định vị. Thông tin trên được khẳng định sau khi lại chặn bắt được thêm nhiều thông điệp khác và chúng đã được chuyển cho nhóm tình báo của thiếu tá Williamson. Họ lập tức xử lý rồi báo với bộ tham mưu Quân đoàn III thủy bộ của tướng Walt.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2016, 06:28:03 am »

Kẻ đào ngũ

Cũng hôm đó, thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh quân lực VNCH tại vùng I chiến thuật đã báo cho tướng Walt 1 tin khẩn. Thi cho vị tướng Mỹ hay là 1 VC đào ngũ đã tiết lộ tin trung đoàn 1 lừng danh của quân giải phóng đang tập trung gần thôn Vân Tường, trên bán đảo phía nam sông Trà Bồng để chuẩn bị tập kích căn cứ TQLC tại Chu Lai. Với quân số chừng 2000 người, lực lượng này sẽ tấn công, phá hủy nhà ga, máy bay trong khi du kích địa phương đảm nhiệm việc kiềm chế, cầm chân quân phòng thủ. Kẻ đào ngũ tên Vo Thao, 17 tuổi, vào VC từ hồi Tết. Sau vài tuần huấn luyện Thao được giao về tiểu đoàn 40, trung đoàn 1. Cũng giống như nhiều người VN khác, Thao cũng có thân nhân chiến đấu cho cả 2 phe. 1 ông bác của Thao là thành viên VC, 3 người chú khác lại phục vụ cho Mỹ và VNCH. Cha dượng cậu ta là trung sĩ VNCH. Do bị chỉ huy ko cho về thăm nhà, Thao đã làm giả giấy phép rồi bỏ trốn.

Thi nói với Walt đây là những thông tin tốt và đáng tin cậy nhất của đối phương mà ông ta từng thu được trong toàn bộ cuộc chiến. Do sợ tin này rò rỉ đến tai đối phương, Walt yêu cầu tướng Thi đừng để lộ nó cho những chỉ huy VN khác biết. Sau đó tướng Walt đi Chu Lai để bàn việc này với các chỉ huy của mình tại đó. Thông tin của tướng Thi chỉ đúng 1 phần. Lực lượng Trung đoàn 1 ở Vạn Tường khi đó chỉ có tiểu đoàn 40, tiểu đoàn 60 và vài bộ phận của tiểu đoàn 45 hỏa lực. Những đơn vị còn lại đang ở xa hơn về phía nam khoảng 15 cây số. Và quân giải phóng cũng ko hề có ý định tung cả trung đoàn ra tấn công Chu Lai. Các chỉ huy quân địch đã quyết định sẽ chỉ tập kích Chu Lai bằng lối đánh nhỏ, luôn di chuyển của đặc công. Vào lúc đó, chỉ huy trung đoàn 1 đều đã lên đường tới vùng núi phía tây Chu Lai họp bàn tìm cách dụ Mỹ ra khỏi căn cứ và phương án hạn chế hiệu quả của hỏa lực hỗ trợ cùng tính cơ động của họ.


Các lựa chọn

Ngày 16 tháng 8, tướng Walt tổ chức 1 cuộc họp tại Chu Lai với chuẩn tướng Frederick Karch sư đoàn phó; đại tá James McClanahan, trung đoàn trưởng trung đoàn 4 TQLC; đại tá Oscar “Peat” Peatross, chỉ huy trung đoàn 7 đổ bộ TQLC (Regimental Landing Team 7 - đơn vị cỡ trung đoàn tăng cường, nguyên khởi thủy là trung đoàn 7 TQLC. ND); cùng 1 số sĩ quan tham mưu. Ông báo cho mọi người biết tình hình và nói rõ những thông tin này là rất nhạy cảm, chỉ nên phổ biến từ cấp tiểu đoàn trở lên. Sau khi tiết lộ thông tin tình báo, vị tướng bắt đầu nghiên cứ những tùy chọn của mình. Walt phải đối mặt với quyết định nên tấn công lực lượng VC trước để ngăn ko cho họ tập kích căn cứ hay nên phòng thủ?. Nếu theo cách đầu, thì sẽ phải huy động hầu hết các đơn vị đồn trú, khiến Chu Lai trở thành mục tiêu ngon xơi. Còn nếu theo cách sau thì lại khiến đối phương có thêm thời gian tổ chức công tác hậu cần, tăng cường sức mạnh cho trận đánh sẽ diễn ra sau đó 1 ngày. Biết chẳng chóng thì chầy thì mình cũng sẽ phải chống lại quân giải phóng nên tướng Walt đã hạ quyết tâm đánh trước.

Sau khi tính toán các lực lượng trong khu vực trách nhiệm của mình, Walt biết sẽ chẳng thể nào lấy quân ở Đà Nẵng vào được. Ông nghĩ tối ưu thì phải tung vào chiến dịch này 2 tiểu đoàn TQLC, và đó phải là tiểu đoàn 3/3 cùng tiểu đoàn 2/4. Sau khi đã quyết định, để tăng khả năng thành công trên chiến trường ông phải vơ vét thêm nhiều nguồn lực khác. Học thuyết trong những năm 1960 cho rằng muốn tổ chức 1 chiến dịch thành công thì quân tấn công phải có binh lực, hỏa lực áp đảo 3:1 so với bên phòng ngự. 2 tiểu đoàn TQLC tiến đánh 1 lực lượng đối phương có gần 2000 quân có nghĩa là binh lực cả 2 chỉ xấp xỉ nhau. Và như vậy Walt sẽ phải trông cậy vào hỏa lực hỗ trợ. Ông tướng nhìn sang đại tá Peatross nói: " Peat ạ, anh là người duy nhất có thể đảm đương nhiệm vụ này. Tôi biết các phương tiện của anh hiện vẫn ngoài bãi biển vì chúng mới cập bờ hôm qua thôi"

Sau này Peatross nhớ lại là Walt đã cho mình lựa chọn giữa đồng ý và ko đồng ý thực hiện nhiệm vụ này và bảo thêm rằng nếu ông ta ko chịu đi thì chiến dịch sẽ bị hủy bỏ. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy những cựu lính đột kích TQLC (Raiders Marine. 1 đơn vị tinh nhuệ của binh chủng trong chiến tranh TG 2, trang bị nhẹ với chiến thuật đặc trưng là dùng xuồng cao su đổ bộ vào sau lưng phòng tuyến địch. ND) hăng máu như Peatross và Walt mà lại chấp nhận chịu bó tay cả. Tuy nhiên Peatross lại nói ông muốn bàn với các tiểu đoàn trưởng sẽ tham gia đã. Walt cho Peatross 1 lựa chọn khác, đó là sử dụng tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 đổ bộ TQLC, 1 đơn vị dưới quyền Peatross, tham gia với đề nghị để họ tiếp tục những gì đang làm là tới thay tiểu đoàn 3/3 làm nhiệm vụ phòng thủ Chu Lai rồi để tiểu đoàn 3/3 tiến hành chiến dịch. Peatross rất khoái trích lời thống tướng Omar Bradley, người từng nói nếu chỉ huy mà am hiểu cấp dưới thì trận đánh sẽ thắng đến 90%. Peatross lại rất thân với các chỉ huy tiểu đoàn 3/3 và tiểu đoàn 2/4. Ông quen trung tá Muir từ hồi ông này mới học qua trường cơ bản ở Quantico với hàm thiếu úy và sau gặp lại tại căn cứ Pendleton, khi lên nắm trung đoàn 7 TQLC. Ông cũng từng chiến đấu với trung tá Fisher trên đảo Iwo Jima. Trong thực tế Peatross quen 2 sĩ quan này còn lâu hơn mấy tiểu đoàn trưởng dưới quyền. Sau khi nói chuyện với Muir cùng Fisher, và bay với họ ra vùng hành quân, thì Peatross xác nhận mình sẽ thực thi nhiệm vụ. Ông yêu cầu tướng Walt cố xin đô đốc Sharp, tư lệnh Thái Bình Dương giao lại cho mình tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 để làm dự bị. Tiểu đoàn này vốn được giao nhiệm vụ như là đơn vị đổ bộ đặc biệt, lực lượng trừ bị cho toàn chiến trường Thái Bình Dương. Walt chấp thuận và đô đốc Sharp từ bộ tư lệnh ở Hawaii cũng lập tức chuẩn y yêu cầu này. Vấn đề còn lại là đơn vị này hiện vẫn còn ở Philippines.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 05:48:36 am »

***
Đúng là trang thiết bị của Peatross hiện vẫn còn nằm ngoài bãi biển nhưng trung đoàn của ông đã đổ bộ kiểu 'Land administratively' vào VN rồi. Ở căn cứ Pendleton, California, người ta bảo ông chuẩn bị đổ bộ kiểu 'land tactically', rồi sau đó khi đến VN thì sư đoàn 3 TQLC lại nói phải đổ bộ theo kiểu 'Land administratively'. Và thế là, thiết bị, khí tài của ông giờ đang chồng chất ngoài bãi biển. Đổ bộ 'Land administratively' nghĩa là ưu tiên cho việc tối ưu hóa không gian trên tàu khi chất hàng vào hầm và làm sao để dỡ trang bị 1 cách nhanh nhất bất kể thứ tự sắp xếp thế nào. Landing tactically có nghĩa tàu sẽ xếp hàng để tác chiến với khí tài, trang bị chiến đấu cần thiết nhất sẽ ở tầng trên cùng hầm chứa hàng, và do đó có thể bốc dỡ theo thứ tự ưu tiên những gì mà các đơn vị đang giao chiến cần nhất khi chiến đấu. Chính vì thế do trung đoàn 7 TQLC đổ bộ kiểu 'Land administratively' nên trang bị của nó cứ thế mà nằm bừa bãi, lộn xộn trên bờ biển.


Đại tá Peatross

Đối với chiến trường VN thì Peat Peatross cùng trung đoàn còn rất mới, nhưng bản thân ông đại tá lại là cựu chiến binh từng tham gia cả 2 cuộc chiến tranh trước đó. Đó là 1 người miền nam, đeo kính, chỉnh chu, nói hay nhấn giọng. Nhìn Peatross giống 1 kỹ sư dệt may do đại học Bắc Carolina đào tạo hơn là 1 anh hùng quân đội. Oscar Peatross từng là thành viên trong đơn vị 'đột kích TQLC' lừng danh của trung tá Evans F. Carlson hồi chiến tranh TG 2. Lính của Carlson, trong đó có cả James Roosevelt, con trai tổng thống Roosevelt, từng tổ chức cuộc đột kích táo bạo lên hòn đảo Makin thuộc quần đảo Gilbert do quân Nhật chiếm đóng hồi đầu cuộc chiến. Đảo Makin cũng là giới hạn khu vực bị Nhật đánh chiếm thần tốc trên Thái Bình Dương trong những ngày đầu chiến tranh. Lực lượng địch có quân số vượt trội đã hoàn toàn ko ngờ đến việc trung tá Carlson cùng đơn vị đột kích nhỏ dưới quyền từ tàu ngầm dùng xuồng cao su đổ bộ lên đảo trong đêm tối. Toán quân của Peatross, dạt vào bờ biển cách lực lượng chính khá xa, lọt vào giữa 1 đơn vị quân Nhật lớn và đã phải đánh mở đường về nhập đội. Mũi tiến quân của ông ta tuy rất ác liệt nhưng đã giành thắng lợi; số TQLC này đã giết được hàng chục quân địch. Với vai trò chỉ huy trong trận đánh mà Peatross được thưởng huân chương chữ thập Hải quân, phần thưởng cao quí thứ nhì của quốc gia cho những hành động dũng cảm trong chiến đấu. Peatross cũng tham dự nhiều chiến dịch khác trên chiến trường Thái Bình Dương và sau trở thành 1 tiểu đoàn trưởng dưới quyền đại tá Lew Walt tại Triều Tiên.


Trung đoàn 7 đổ bộ TQLC

Trung đoàn 7 đổ bộ TQLC từ California đến đảo Okinawa tháng 6 năm 1965. Ngay từ đầu tháng 5, nó đã được cho hay là sẽ chuyển sang VN và bắt đầu được phổ biến tin tức tình báo cập nhật hàng ngày. Việc này vẫn tiếp tục được thực hiện trong hành trình vượt Thái Bình Dương cùng suốt thời gian lưu trú ở Okinawa. Suốt tháng 7, vị đại tá cùng ban tham mưu đã thăm viếng tất cả những khu vực do TQLC đảm nhiệm ở VN để làm quen dần với kẻ địch cũng như những khó khăn khi chiến đấu ở đó. Đến tháng 8 thì đơn vị lên tàu của Hải đoàn Thủy bộ số 7 thực hiện hành trình đến VN. Lực lượng họ gồm có trung đoàn bộ, tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 và tiểu đoàn 3, trung đoàn 9. Hồi đó TQLC trung đoàn 7 được huấn luyện khá bài bản. Họ cũng được chuẩn bị kỹ trong công tác hiệp động với không lực cơ hữu cùng với các đối tác khác thuộc Hải quân hay TQLC. Việc huấn luyện cho TQLC lý thuyết về chiến thuật trực thăng vận đặc biệt quan trọng vì nó hiện đang rất phát triển. Khi xưa tại Triều Tiên, TQLC đã từng sử dụng máy bay trực thăng và nay tại VN thì họ cũng đã có 3 năm rưỡi làm việc với chúng trong vai trò cố vấn. Tuy nhiên họ vẫn chưa trực thăng vận 1 số lớn TQLC vào tác chiến phù hợp với những gì họ từng phát triển cả chục năm về trước. Chiến dịch Starlite sẽ là thử thách lớn đầu tiên.

Trên đường sang VN, lực lượng trung đoàn lại thay đổi 1 lần nữa do tiểu đoàn 3/9 bị lấy đi và phải chuyển hướng tới Đà Nẵng. Vì thế mà khi đến Chu Lai, trung đoàn 7 đổ bộ TQLC chỉ còn lại bộ chỉ huy cùng với tiểu đoàn 1/7.

Với chiến dịch Starlite, trung đoàn lại bị 'nhào nặn' thêm lần nữa. Và cuối cùng thì trung đoàn 7 đổ bộ TQLC gồm có tiểu đoàn 3/3; tiểu đoàn 2/4 cùng bộ tham mưu. Chiều ngày 16 tháng 8 thì đơn vị được báo động. tiểu đoàn 1/7 mới đến của trung tá James B. Kelly cũng đã tiếp quản, chiếm lĩnh xong những vị trí phòng ngự căn cứ Chu Lai của tiểu đoàn 3/3.


Kế hoạch

 Quyết định đã ra và các đơn vị thì cũng đã chọn xong, giờ đến lúc ra sức lập kế hoạch. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tìm phương pháp tấn công. Khả năng đổ bộ tất các lực lượng tham gia bằng trực thăng bị loại trừ vì ko đủ máy bay chuyên chở cả 2 tiểu đoàn  đến vùng hành quân. Và ngay cả nếu như có dồi dào trực thăng thì lực lượng của Peatross vẫn cần tàu thủy để đổ bộ lên bờ xe tăng cùng những thiết bị nặng nề khác, cũng như để đảm bảo công tác hậu cần phục vụ chiến dịch.

1 cuộc tấn công bằng đường bộ cũng đã được xem xét nhưng rồi cũng bị loại. Lượng xe tải hiện có ko đủ để vận chuyển nhanh chóng theo đường 1 số lượng TQLC lớn như thế. Còn nếu như bắt họ hành quân bộ thì sẽ làm mất đi yếu tố bất ngờ. Đường số 1 cách bán đảo Vạn Tường khoảng 12 km và nó cũng là con đường tiếp vận huyết mạch duy nhất. TQLC sẽ phải hành quân bộ đến mục tiêu bằng những con đường nhỏ và các lối mòn. Bảo vệ giao thông trên quốc lộ 1 và các con đường từ đó đến mục tiêu là việc bất khả thi. Chỉ có tấn công bằng đường không và đường biển mới bảo đảm được yếu tố bất ngờ. Ngoài việc thân với Joe Muir và Fisher 'Bò đực', Peatross cũng quen tướng Walt từ rất lâu nên họ có thể nhanh chóng giải quyết kế hoạch cũng như phối hợp làm việc giữa bộ tham mưu sư đoàn với trung đoàn bộ trung đoàn 7. Tương tự như thế, Peatross cùng ban tham mưu cũng từng cộng tác với đại tá hải quân McKinney, chỉ huy lực lượng tàu đổ bộ cùng tàu bè và các sĩ quan tham mưu của ông này trong chiến dịch Silver Lance ở California mới 5 tháng trước. Mối quan hệ này chắc chắn đã tác động đến việc McKinney sẵn sàng vào việc dựa trên chỉ thị miệng.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 08:41:55 am »


Sau đó trong ngày 16/8, 2 viên tiểu đoàn trưởng cùng đại tá Peatross; sĩ quan hành quân là đại úy Dave Ramsey; và thiếu tá Andy Comer khẩn trương làm 1 chuyến trinh sát trên khu vực tác chiến bằng trực thăng riêng UH-1E Huey của tướng Walt. Họ xác định các bãi đổ bộ còn trung tá Fisher thì tìm kiếm những bãi đáp trực thăng khả dĩ. Trong khi bay trên mục tiêu, họ phát hiện có 1 số người Việt ko hiểu là dân hay lính đang nhìn lên từ mấy vạt cây xa xa. Chuyến điều nghiên phải tiến hành vội vã để tránh làm lộ ý định. Những người trên máy bay nhận thấy khu chiến là 1 vùng đất nhấp nhô, với 75% diện tích là đất trồng trọt, còn những nơi khác thì có nhiều bụi cây cao từ 1-1,8m. Chia cắt khu vực là những hàng rào, lũy tre cao tầm từ 2 cho đến 30 thước. Bãi biển ở đây là những dải cát hẹp nhưng cũng đôi chỗ những đụn cát lấn sâu vào đất liền tới cả 2 cây số.


Đối phương được cảnh báo


Chuyến bay thám thính có vẻ tình cờ, chóng vánh đã ko đánh lừa nổi đối phương. Căn cứ vào thông tin mà trinh sát họ quan sát được ở Chu Lai, quân giải phóng đoán Mỹ sẽ đánh vào bán đảo Vạn Tường. Nhà văn Bernard Fall của Pháp từng phát biểu rằng tình báo của tướng Giáp có 1 lợi thế cực kỳ lớn. Tuy là viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng cảnh báo của ông cũng đúng trong chiến tranh với Mỹ. "Phải chấp nhận thực tế rằng mọi cuộc điều binh ở Đông Dương đều phơi ra trước mắt mọi người. Do ko thể hành binh ban đêm vì sợ phục kích nên ngay cả những động thái nhỏ nhất của lính tráng, xe tăng hay máy bay đều lập tức lọt vào mắt người dân và đánh động tới Việt Minh. Do vậy tính bất ngờ chỉ có thể đạt được bằng tốc độ cơ động chứ ko phải là che dấu nó. Vì thế, Việt Minh hầu như luôn biết chính xác lực lượng Pháp ở mọi khu vực xác định, biết bao nhiêu lính trong số này có thể sẵn sàng tham gia hành quân cơ động. Và do nắm được số quân cần thiết sẽ phải giành ra bảo vệ đường giao thông tùy theo độ dài của nó nên cũng sẽ tính ra được quãng đường tối đa mà quân Pháp thọc sâu cũng như khả năng kéo dài chiến dịch đó."

Trong trường hợp chiến dịch Starlite, quân giải phóng tuy xác định được mục tiêu nhưng lại ko đánh giá chính xác tốc độ tấn công mà TQLC có thể phát động. Họ cũng đoán sai cách đánh của quân Mỹ.

1 khó khăn nữa của quân giải phóng là cả trung đoàn trưởng Lê Hữu Trữ lẫn trung đoàn phó Lu Van Duc (?) đều đi vắng. Cả 2 đều đã đi lên vùng rừng núi rậm rạp phía tây Chu Lai dự họp. Mục đích của cuộc họp diễn ra sau chiến thắng chiến dịch Ba Gia là tìm phương hướng đối phó với TQLC Mỹ. Khác với khẳng định của Vo Thao (?), kẻ đào ngũ 17 tuổi, chẳng có bằng chứng nào thật sự cho thấy trung đoàn 1 quân giải phóng có ý định tổ chức tấn công tổng lực vào căn cứ Chu Lai và họ cũng sẽ chẳng bao giờ giao chiến với TQLC Mỹ bằng lối đánh đó.

Do trung đoàn trường và trung đoàn phó vắng mặt, chính ủy Nguyễn Đình Trọng cùng cấp phó của mình là Hu Tuong (?) phải gánh lấy việc đối phó với quân Mỹ. Họ phải cân nhắc liệu có nên gọi các tiểu đoàn 45 và tiểu đoàn 90 đang đóng quân phía nam Vạn Tường 15 cây số về hay ko? Chính ủy Trọng và Tuong ra quyết định chậm nên khi trận đánh nổ ra thì đã quá muộn. Nhưng cùng lúc đó các tiểu đoàn 40 và 60 đều đã được báo động và họ cũng đã quen việc phải đối phó với mọi tình huống bất ngờ.

Các chỉ huy quân giải phóng lại mâu thuẫn với nhau trong việc xác định hướng quân Mỹ sẽ tấn công. Họ phải cân nhắc đến 3 khả năng: Quân Mỹ vượt bờ nam sông Trà Bồng đánh xuống; đánh bằng đường bộ theo quốc lộ 1 hoặc dùng trực thăng đổ quân. Vào thời gian này họ chưa coi trọng tới khả năng hành quân thủy - bộ của TQLC nên đã bỏ qua phương án đổ bộ từ biển vào. Sau nhiều lần bàn bạc, cuối cùng họ thống nhất rằng đối phương đang thiếu trực thăng để tổ chức 1 cuộc tấn công đổ bộ đường không hiệu quả. Do vậy công tác chuẩn bị trước mắt là đối phó với các mũi tấn công bộ xuất phát từ phía bắc hoặc phía tây. Quân giải phóng tự tin có thể đón đánh TQLC Mỹ theo cách của mình. Theo đó họ sẽ phục kích, gây tổn thất cho quân Mỹ rồi biến mất như đã từng làm trong quá khứ.


Tiếp tục kế hoạch của Trung đoàn 7 TQLC


Sáng ngày 17 tháng 8, 1 nhà bạt được dựng lên trên bãi biển Chu Lai để cho các sĩ quan tham mưu Hải đoàn Thủy bộ 7 cùng Trung đoàn đổ bộ 7 TQLC họp. Những bãi biển dự định sẽ đổ quân đã từng được những toán người nhái Hải quân khảo sát trước và sau khi TQLC đổ bộ lên Chu Lai tháng 5 trước đó. 2 trong số những bãi biển này rất phù hợp để đổ bộ đường biển. Chúng nằm cách nhau chừng 4000m, đáy biển cùng có cát bằng phẳng. Ngoài vấn đề ấy ra thì chúng chẳng hề giống nhau.

Sau khi đã bay trên khu vực, các chỉ huy Mỹ bắt đầu thảo luận với nhau về cả 2 bãi biển: độ dốc, chiều rộng, độ kín đáo, thủy triều, địa hình trên đất liền...Cuối cùng Peatross và McKinney thống nhất chọn bãi biển phía nam gần thôn chài An Cường 1. Từ đây quân giải phóng có thể tiến đến Chu Lai hoặc tới 1 khu vực dễ dàng lập chốt chặn ngăn cản quân từ căn cứ theo đường bộ xuống. Khu vực này được đặt tên là Green Beach. Bãi biển ko được chọn nằm cách đó xa hơn về phía bắc, chỗ thôn Phước Thuận 3, nằm chính giữa 2 mũi đất, cách đều mỗi bên khoảng 1 dặm. Dù ngày 18/8, thủy triều chỉ thấp trước giờ H thì con nước lên, xuống, điều kiện sóng, độ dốc bãi biển thôn An Cường 1 vẫn được coi là phù hợp mọi lúc để đổ bộ.

Tiếp đó đến những bãi đáp trực thăng. Theo lý thuyết tác chiến thì tối ưu nhất là đáp trực thăng xuống sau chiến tuyến địch. Thế nhưng trận tuyến kiểu như thế lại chẳng có ở VN. quân giải phóng hoặc ko bảo vệ hoặc bảo vệ toàn bộ cả khu vực đứng chân, thường bao gồm cả nhà cửa, cây cối trong đó. Bãi đáp sẽ phải lớn đủ để cho trực thăng hạ cánh vừa sâu vào nội địa nhằm cô lập các đơn vị quân giải phóng trong mục tiêu với các đơn vị bên ngoài khu chiến. Chúng cũng lại phải nằm ko quá sâu trong đất liền để có thể dùng hỏa lực yểm trợ cho lực lượng đổ bộ đường biển trong quá trình họ từ bờ biển tiến vào. Thêm nữa ko thể chọn những nơi đông dân cư làm bãi đáp vì nhất thiết sẽ phải dùng pháo hạm cùng các loại hỏa lực hỗ trợ khác để dọn bãi. Cũng vì lý do đó mà chúng cũng phải cách xa nhau ra. Đã chọn được 3 bãi đáp chạy theo trục bắc - nam mỗi cái cách nhau chừng 2000m.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2016, 07:32:08 am »

Trong lúc Muir cùng Comer còn lăn tăn về các bãi biển, Fisher  'Bò đực' quả quyết chỉ vào bản đồ nói như đinh đóng cột: "Tôi sẽ đổ xuống đây, đây và đây nữa" khi chọn bãi đáp trực thăng cho các đại đội dưới quyền. Ông ta đặt tên các bãi đáp là Red, White và Blue theo thứ tự từ bắc xuống nam

Sau khi các chỉ huy bàn bạc thống nhất xong, kế hoạch được thiếu tá Elmer Snyder, phụ trách hành quân của Peatross, tổng hợp viết ra giấy sau khi cùng các sĩ quan tham mưu làm việc suốt đêm.

Trung tá Lloyd Childers, chỉ huy phi đoàn trực thăng sẽ gánh vác phần lớn việc hỗ trợ lại ko được mời đến họp vì nỗi lo bảo mật thái quá. Thay vì thế ông chỉ nhận lệnh hành động 1 cách rời rạc, cụt ngủn chẳng có ích gì. Hậu quả là phi đoàn trực thăng 361 rất mù mờ về thông tin để có thể hành động hiệu quả. 1 trong số đó là việc ban chỉ huy trung đoàn 7 TQLC sẽ tiến hành chiến dịch. Ông cứ ngỡ theo lẽ thường thì đó phải là việc của trung đoàn 4 TQLC, đơn vị đã đứng chân ở Chu Lai 3 tháng nay. Đâm ra chẳng ai nghĩ đến chuyện cập nhật tần số vô tuyến trung đoàn 7 cả. Chính vì thế mà trước khi mọi việc sáng tỏ, các phi công đã phải liên lạc với lực lượng mặt đất qua bộ chỉ huy trung đoàn 4. Điều này đã khiến cho chiến dịch bị chậm trễ ở nhiều thời khắc quan trọng.


Tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 gấp rút chuẩn bị


Trong lúc 2 viên tiểu đoàn trưởng còn đang bận họp với đại tá Peatross cùng ban tham mưu, thiếu tá Andy Comer vội vã quay quay về sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3 để cho đơn vị di chuyển. Theo kế hoạch thì ngày D là sáng mai, ngày 18 tháng 8. Giờ H chính là lúc mặt trời mọc, 6g30 sáng. Ko được phí thì giờ. Mọi việc có vẻ bớt khó khăn do tiểu đoàn từng lên trước 1 kế hoạch cho 1 chiến dịch diễn ra ở vùng này. Dù có được thuận lợi này, vẫn cần có thời gian để cho lính tráng chuẩn bị lên tàu chiều ngày 17 tháng 8. đại đội India, tiểu đoàn 3/3 dưới quyền đại úy Bruce Webb đang đi hành quân thì bị gọi về tống ngay lên tàu đổ bộ. Họ sẽ đi đợt đầu tiên của cuộc tấn công. 1 đại đội nữa cũng tham gia đợt đầu là đại đội Kilo của đại úy Jay Doub.


Vận dụng lý thuyết

Kế hoạch của Peatross là cô lập kẻ thù rồi tiêu diệt. Để có thể cô lập quân địch, các đơn vị dưới quyền trung đoàn 7 TQLC - sẽ được trực thăng thả xuống những bãi đáp và từ bờ biển đổ bộ vào - phải hội quân xong trước buổi trưa ngày D. Ý đồ của Mỹ là làm cho địch nghĩ họ chỉ còn 1 đường thoát duy nhất ở phía bắc. Và đường thoát này sẽ bị 1 đại đội súng trường xâm nhập từ đêm trước chiến dịch khóa chặt.

Đề đốc William McKinney chỉ thị cho các tàu dưới quyền neo lại cách bờ biển 2000m từ tảng sáng. Lý do tiểu đoàn của Muir được chọn đổ bộ từ biển vào là vì nó dễ xuống tàu do nằm gần bãi biển nhất.

Kế hoạch hành quân dựa hoàn toàn vào lý thuyết đổ bộ đường biển, được phát triển từ những năm 1930 và hoàn chỉnh đến độ gần như hoàn hảo trong chiến tranh TG 2. Khác biệt lớn nhất ở đây là yếu tố máy bay trực thăng. TQLC và Hải quân từng tập hành quân kết hợp giữa trực thăng và phương tiện đổ bộ nhiều lần nhưng chưa bao giờ gặp phải tình huống chiến đấu. Hải quân đặt tên tài liệu hướng dẫn đổ bộ lưỡng cư là NWP 22, còn TQLC gọi nó là LFM-01. Kế hoạch được lập khá mau lẹ vì các đơn vị đều đã được học và thực hành lý thuyết 1 cách nhuần nhuyễn.

Hầu hết binh sĩ trong 2 tiểu đoàn đều đã luyện tập hình thức tác chiến này cùng nhau suốt 2 năm qua dù chưa phải giáp mặt với quân địch. Điển hình là các sĩ quan tiểu đoàn 3/3 đều đã có tầm 20 lần được đi trên các phương tiện đổ bộ. Họ đều đã nằm lòng 5 qui tắc ứng chiến, truyền lại cho binh lính và chẳng ai cảm thấy lăn tăn gì. Đại đa số chỉ nghĩ đây là chuyện bình thường chứ ko hề biết trong thực tiễn cuộc hành quân sẽ khác lý thuyết rất xa.

Lực lượng đổ bộ rất may mắn khi có trong khu vực 3 tàu chiến để yểm hộ bằng hỏa lực pháo hạm. Chúng là tuần dương hạm USS Galveston (CLG 3) trang bị 6 pháo 127mm và 6 pháo 155mm, cùng 2 khu trục hạm USS Orleck (DD 886) và USS Prichett (DD 561) có 5 pháo 127 ly mỗi chiếc.

Tuy các hạm trưởng thường ko tham gia công tác lập kế hoạch nhưng họ đều là những 'tay tổ' trong việc yểm trợ bằng pháo trên tàu.

Khí tài, trang bị đều đã được sắp xếp sẵn sàng trên các bãi biển và bãi đỗ trực thăng trong ngày 17/8. Đến 14g cùng ngày thì trang thiết bị được đưa lên các tàu của Hải đoàn 7 Thủy bộ. Đại tá Peatross cùng trung đoàn bộ trung đoàn 7 TQLC lên chiếc tàu USS Bayfield (APA 33), kỳ hạm của đề đốc McKinney. Ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 cùng với các đại đội India và Kilo ra đi trên tàu USS Cabildo (LSD 16); còn đại đội Lima thì lên chiếc USS Vernon County (LST 1161).

Các sĩ quan chỉ huy, tham mưu hầu như ko ngủ suốt đêm tiếp tục tổ chức, phối hợp kế hoạch. Lực lượng đặc nhiệm sẽ nhổ neo ra khơi lúc 22g. Những ai đang theo dõi trên bờ đều sẽ nghĩ tàu Mỹ đang tiến về phía đông, hướng đường chân trời. Khi đã ra khỏi tầm nhìn của đối phương, dưới sự che chở của bóng đêm, những chiếc tàu sẽ cải hướng, tiến đến khu vực mục tiêu cho kịp thời gian cuộc tấn công bắt đầu. 1 lực lượng thiết giáp gồm cả xe tăng và xe tăng phun lửa thuộc các tiểu đoàn tăng số 1 và số 3 cùng các xe Ontos của tiểu đoàn chống tăng số 1 cũng được đưa lên các tàu đổ bộ LCU rồi cứ thế độc lập đi tới khu vực đổ bộ sao cho thời điểm đến nơi cũng trùng với thời điểm của các quân vận hạm.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #26 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2016, 07:57:31 am »


Đám lính ko hề biết tí gì và cũng chẳng quan tâm lắm đến việc được cho lên tàu chiều hôm ấy. Họ bày ra những trò giết thì giờ mà chẳng mảy may nghĩ liệu chiến dịch này có khác gì với những lần 'dạo mát'  lúc trước hay ko? Trung úy Burt Hinson đang ở dưới bãi biển cho lính lên tàu thì trung sĩ Bradley, của ban hậu cần tiểu đoàn tới hỏi xem anh có cần lấy đạn nạp cho đầy khẩu súng lục .45 hay ko? Thậm chí Hinson còn chẳng biết là mình hiện còn bao nhiêu đạn bữa vì đại đội trưởng Jay Doub cho rằng sĩ quan ko cần phải mang theo súng. Đang bận tíu tít chỉ huy lính lác thì lấy đâu ra thì giờ mà bắn súng? Dù sao đi nữa Bradley cũng bảo Hinson cầm theo vài băng súng lục .45 đầy nhóc đạn.

Với phần lớn TQLC thì trên tàu chẳng có chỗ nào ngủ cả. Do đó họ tìm mọi cách để nghỉ ngơi trong xe thiết giáp lội nước, trong đỉnh đổ bộ và trong đám đồ đạc của mình. Họ nhìn ánh mặt trời chiếu xuống nước khi nó lặn mà tự hỏi sáng mai, khi mặt trời ló rạng, mình sẽ gặp những thứ gì khi đổ bộ lên bờ? Trong đám lính, những tay sùng đạo bắt đầu cầu nguyện, số khác thì viết thư về nhà nhưng cũng có nhiều người chỉ hút thuốc và tán gẫu.

Đêm đó họ xếp hàng lĩnh bữa tối với cơm trộn ớt cay xè. Tuy bữa cơm ăn với ớt có vẻ nghèo nàn nhưng TQLC vẫn thấy hài lòng vì họ đã phải sống cực chẳng đã bằng đồ hộp suốt 3 tháng rồi.

Họ chia nhau lên xe bọc thép lội nước theo đúng sơ đồ được học hồi ở trường huấn luyện. TQLC tiểu đoàn 3/3 đã cùng nhau luyện tập 1 thời gian dài nên nắm việc này rõ như lòng bàn tay. Tàu nhổ neo vào lúc 2g00 sáng, chuyển hướng 70 độ, hướng đông - đông bắc, rời khỏi điểm nhận quân. Quãng hơn 4g sáng, sau khi TQLC ăn bữa sáng với trứng và bánh kếp, thủy thủ đoàn được lệnh cho tàu đổi hướng quay ngược lại. Đến 5g sáng thì tàu tới ngoài khơi mục tiêu, thả neo cách bờ tầm 2,5km, chuẩn bị thả xuồng tấn công.


Báo động!

Dù quân giải phóng ko lường đến chuyện TQLC Mỹ đổ bộ từ biển vào, nhưng đó là điều đã xảy ra! Ngay khi vừa phát hiện tàu Mỹ, trung đoàn 1 lập tức báo ngay tin này cho các đơn vị trong khu vực qua điện thoại và lính liên lạc. Quân Mỹ ko chỉ từ ngoài biển tiến vào mà lúc này còn đổ bộ sớm hơn dự kiến. Hạm tàu đang đậu ngoài khơi cách bộ chỉ huy trung đoàn 1 qpg chưa đầy 4 cây số.

quân giải phóng lập tức phản ứng. Duong Hong Minh (?) cấp tốc được điều ra bãi biển bố trí quả mìn điều khiển từ xa chống quân Mỹ. Phan Tan Huan (?), cán bộ tham mưu thì lấy 1 lực lượng nhỏ ra tổ chức vị trí chốt chặn giữa bãi biển với sở chỉ huy. Nhiệm vụ của anh là chiến đấu cầm chân địch để tạo điều kiện cho cấp chỉ huy trung đoàn chuyển tới vị trí an toàn hơn.


Cái Đe vào vị trí

Đại úy Cal Morris đã cho đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 của mình vào vị trí từ đêm hôm trước. Tuy Morris nhìn ko có vẻ gì hầm hố nhưng anh lại là 1 người rất cứng rắn, được bạn bè, đồng đội quí mến. Nhiệm vụ của đại đội Mike trong chiến dịch này là làm cái Đe chốt chặn. Nó bố trí dọc theo 1 sống đất hẹp nằm phía bắc khu vực mục tiêu. Lực lượng đổ bộ đường biển là các đại đội khác cùng tiểu đoàn 3/3 và quân tiểu đoàn 2/4 của Fisher, đổ bộ bằng trực thăng, sẽ đóng vai trò cái Búa dồn đối phương về chỗ Morris để đơn vị anh cất vó.

TQLC đại đội Mike đi ngủ từ lúc hoàng hôn ngày 17 tháng 8. Đến 22g30 họ bị đánh thức dậy, mang theo trang bị hành quân bộ tới sông Trà Bồng. Tới đây họ theo dốc đi khoảng 2km về phía bãi biển rồi leo lên xe bọc thép lội nước LVTP5 vượt sông sang bán đảo Vạn Tường. Sau đó họ lại hành quân bộ trong đất liền cho đến khi tới được vị trí chốt chặn. Đêm đó trời tối đen như mực, để tránh bị lạc khỏi hàng quân, kẻ đi sau phải túm lấy ba lô người đi trước. Nếu bị lộ lính Mỹ sẽ là mục tiêu ngon xơi cho kẻ thù. May thay họ ko bị ai phát giác.

đại đội Mike tới mục tiêu êm thắm quãng 2g30 sáng và bắt đầu bắt tay đào công sự. Rạng sáng, 1 đại đội súng cối howtar 107mm thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 pháo binh TQLC được máy bay trực thăng chở đến trận địa của đại đội Mike để cung cấp hỏa lực yểm trợ tầm gần. (đây là loại cối 106,7mm gắn trên khung lựu pháo 75mm hạng nhẹ. ND). Trong số TQLC ra lập chốt chặn có trung úy Bill Krulak, con trai trung tướng Krulak, là 1 trung đội trưởng của đại đội Mike. Đến sáng, khi lực lượng đổ bộ đường biển tiến vào bờ thì đại đội Mike cũng đã sẵn sàng.

Magnificent Bastards - Lũ khốn cừ khôi

Joseph R. Fisher "bò đực", chỉ huy tiểu đoàn 2/4 là 1 trong những tiểu đoàn trưởng lỗ mãng nhất binh chủng. Đó là 1 TQLC to con cao tới 1m93, nặng tròm trèm 100kg. Ông đăng lính TQLC năm 1942 và 2 năm rưỡi sau đó thì đổ bộ lên đảo Iwo Jima với chức trung sĩ trung đội phó. Dù trận này bị trúng đạn súng máy 2 lần nhưng ông vẫn ko chịu đi sơ tán. Fisher rời hòn đảo khủng khiếp ấy với 1 huân chương sao bạc và được đề bạt phong làm sĩ quan. Khi đã là trung úy, ông chỉ huy 1 đại đội súng trường trong chiến dịch bi tráng hồ Chosin ( hồ Trường Tân. ND) hồi chiến tranh Triều Tiên và được thưởng huân chương chữ thập Hải quân ở đó. Vào thời điểm chiến dịch Starlite, dù đã hói và già đi nhiều, nhưng Fisher vẫn rất mạnh mẽ. Tuy là 1 gã thô lỗ, tục tằn nhưng ông cũng rất khôn ngoan. Ông ta luôn quan tâm đến binh lính và cũng rất được binh lính quí mến. Họ tự hào gọi mình là những “The Magnificent Bastard."
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2016, 07:36:36 am »

Hotel Six

Buổi tối trước khi diễn ra chiến dịch Starlite, các sĩ quan, hạ sĩ quan đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 tập trung tại sở chỉ huy đại đội. Trung úy Homer K. “Mike” Jenkins, đại đội trưởng phổ biến tóm tắt nhiệm vụ. Anh thông báo có 1 lực lượng lớn địch được cho là đang ở phía nam sông Trà Bồng rồi vạch kế hoạch tấn công, giao mục tiêu trên bản đồ. Trung đội 1 dưới quyền trung úy Chris Cooney sẽ đi cùng ban chỉ huy làm nhiệm vụ dự bị. Trung đội 2 của trung úy Jack Sullivan sẽ chiếm cao điểm 43, mà người Việt gọi là núi Phổ Tinh, nằm phía tây nam các bãi đáp trực thăng. Trung úy Bob Morrison sẽ cùng trung đội 3 đánh chiếm thôn Nam Yên 3, ở đông bắc bãi đáp. đại đội Hotel cùng các đơn vị còn lại của tiểu đoàn 2/4 sẽ hợp lực dồn đối phương ra phía biển, nơi có tiểu đoàn 3 /3 đổ bộ hoặc đón quân địch đâm đầu vào chỗ mình. Qua những kinh nghiệm trước đó chẳng ai lường tới việc quân giải phóng sẽ trụ lại chiến đấu cả.

Chỉ có đôi điều về chiến dịch khiến Mike Jenkins hơi lo lắng. 1 là việc tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 tới bảo vệ phòng tuyến tạo điều kiện cho lính đại đội Hotel nghỉ hơi bị nhiều. Điều khác nữa là họ được pháo hạm chực chờ chi viện trong suốt chiến dịch. Cả 2 đều là những thứ lần đầu tiên họ từng gặp ở VN.

Jenkins bảo lính của mình chuẩn bị sẵn sàng để trực thăng bốc đi khi trời vừa sáng. Anh kết thúc bằng chỉ thị cho mọi người mang theo thật nhiều đạn dược, đổ nước đầy bi đông.

Jenkins là 1 trong số ít sĩ quan thuộc tiểu đoàn từng có kinh nghiệm tác chiến. Trước khi đơn vị rời căn cứ Hawaii sang VN mấy tháng, Jenkins đã tình nguyện tham gia chương trình cố vấn với việc các sĩ quan trẻ sẽ được luân chuyển tới VN từ 60 đến 90 ngày. Nhưng Jenkins lại là sĩ quan TQLC dự bị trong khi Fisher 'Bò đực' chỉ cho phép sĩ quan thường trực trong tiểu đoàn  được đi lấy kinh nghiệm chiến đấu mà thôi. Jenkins ko phải là 1 TQLC dễ bỏ cuộc, anh vật nài xin thủ trưởng cho sang VN bằng được. Suốt mấy tháng ròng, anh đến văn phòng viên trung tá 5 lần 7 lượt để xin mỗi việc ấy. Cuối cùng Fisher đành lắc đầu nói: "Về khăn gói đi, cậu sẽ được đi ngày mai."

Thuở ban đầu trước khi các lực lượng mặt đất Hoa Kỳ đổ vào thì đường đi sang VN khá là khó khăn. Jenkins cùng 1 sĩ quan khác đã phải mất cả tuần đón phi cơ bay lòng vòng khắp vùng viễn Đông rồi mới tới được Sài Gòn. Trong cuộc họp đầu tiên, chừng chục sĩ quan đi 'tham quan, nghiên cứu' được 1 đại tá phụ trách cố vấn TQLC phủ đầu "Theo thống kê thì trong các cậu sẽ có 1 về nhà trong quan tài, 2 tàn phế, 2 bị thương nhưng vẫn còn đi được, số còn lại nguyên vẹn ko 1 vết xước sau khoảng thời gian chóng vánh ở đây." Lời tiên đoán của ông đại tá khá chính xác. 5 trong số sĩ quan mới này sẽ tham gia 1 chiến dịch cùng TQLC VNCH. 2 trong đó về nhà bằng quan tài, 2 người khác bị trọng thương còn Jenkins thì qua khỏi chẳng hề hấn gì cùng mớ kinh nghiệm chiến đấu kiếm được. Chuyến phiêu lưu này sẽ là vô giá trên chiến trường Vạn Tường sắp tới.

Vào hôm trước khi diễn ra chiến dịch, anh cùng mấy sĩ quan khác bay trinh sát trên khu chiến. Jenkins đang ngồi so sánh địa hình thực địa với bản đồ chỗ cửa trực thăng thì có người bắn súng lục cỡ .45 lên máy bay. Đạn bắn lên từ bãi Blue, bãi đáp của đại đội Hotel ngày hôm sau. Sở dĩ Jenkins biết đó là khẩu súng lục .45 vì 1 viên đạn hết đà cày qua thân máy bay rồi lăn xuống sàn tàu về phía mình. Anh đã nhặt nó lên đút túi làm kỷ niệm.

Sau khi rời cuộc họp phổ biến nhiệm vụ do Jenkins tổ chức, hạ sĩ nhất Victor Nunez, biết địch có quân số tầm 200 người. Tuy nghĩ rằng như vậy chẳng ghê gớm lắm nhưng nó cũng đủ khiến cho  Nunez ngủ mất ngon. Trong khi lấy nước vào đầy bi đông, Nunez nói chuyện với hạ sĩ Joe “J. C.” Paul, chỉ huy 1 tổ hỏa lực 1 lát. Paul kết thúc bằng câu " Ngày mai bảo trọng nhé Vic". Câu trả lời là "Cậu cũng vậy nhé, bồ tèo". Đó cũng là lần cuối mà họ gặp nhau.

Hạ sĩ Ernie Wallace được người khác truyền cho biết những tin tức trên. Qua đó, anh hiểu lần này sẽ phải chiến đấu.

Rất nhiều TQLC trẻ tuổi tỏ vẻ bình tĩnh khi nghe có chiến dịch. Dù gì thì họ cũng đã trải qua khối 'chuyến dạo mát' và biết thường thì cũng chả có gì xảy ra đâu. Tính đến thời điểm này trong chiến tranh, lính Mỹ hiếm khi giao tranh với lực lượng quân giải phóng có quân số đông hơn 1 trung đội. Đối phương chỉ tung ra các đơn vị lớn đánh quân VNCH chứ ko dùng để chống lại quân Mỹ có hỏa lực tối tân. Do đoán đây chỉ là 1 chiến dịch bình thường, chỉ có vài lính tiểu đoàn 2/4 là tích cực mang thật nhiều đạn dược, đồ tiếp tế. Hầu hết họ chỉ nhét vào túi áo 1-2 lon đồ hộp, nại cớ sân bay Chu Lai chỉ nằm cách đó chừng 20 phút bay trực thăng và hàng tiếp tế sẽ được thường xuyên chở đến. Chẳng TQLC nào thèm mặc loại áo giáp chống đạn sau này sẽ được dùng phổ biến trong chiến tranh cả.

Tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC. 6g sáng

Fisher ' Bò đực' dự định xuống bãi đáp White cùng với đại đội Echo. Làm vậy ông sẽ ở trung tâm 3 đại đội  tham chiến; giữa đại đội Golf ở phía bắc và đại đội Hotel ở phía nam. đại đội Foxtrot sẽ ở lại Chu Lai tham gia bảo vệ sân bay.

1 thiếu tá mới có đến trình diện "Bò mộng" xin nhận nhiệm vụ. Lúc này tiểu đoàn 2/4 đang thiếu cả tiểu đoàn phó lẫn sĩ quan hành quân, các chức danh phải được giao cho cấp thiếu tá. Người mới đến sẽ đảm nhận 1 trong 2 vị trí này. Fisher quyết định để viên sĩ quan còn thiếu kinh nghiệm này lại hậu phương làm sĩ quan liên lạc cho mình và lấy trung sĩ nhất pháo thủ (gunnery sergeant) Ed Garr theo cùng làm trợ thủ. Garr là 1 cựu binh dày dạn kinh nghiệm từng tham chiến ở Triều Tiên và là người được vị trung tá tin yêu, hiểu rõ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 02:59:38 pm »


Với vai trò mới trong chiến dịch Garr nghĩ hẳn đêm đó mình sẽ ko được ngủ nhiều nhưng như thế vẫn còn hơn chán so với việc cứ là trung sĩ nhất đại đội. Trung sĩ nhất pháo thủ vừa là cấp bậc và là chức danh trong binh chủng TQLC. Được gọi tắt là “gunny”, đây là chức danh phụ trách điều hành đại đội. Trung sĩ nhất là người mà đại đội trưởng trông cậy trong việc hoàn thành nội vụ. Nếu Gunny Garr vẫn ở vị trí được giao lúc trước tại đại đội Hotel, hẳn ông sẽ phải thức suốt đêm để chuẩn bị sẵn sàng nhân lực vật lực cho chiến dịch ngày mai.

Thuở đầu chiến tranh VN có rất nhiều loại vũ khí cá nhân ngoài biên chế trôi nổi trong các đơn vị. Thấy có người mang đến khẩu trung liên BAR, con 'ngựa già' từng phục vụ trong đại chiến TG 2 và chiến tranh Triều Tiên, trung tá Fisher bèn quyết định giao nó cho Garr bởi ông ta rất khoái loại súng đó và người trung sĩ nhất lại là 1 trong số ít TQLC của tiểu đoàn 2/4 biết cách sử dụng, bảo dưỡng khẩu súng. Tuy nhiên vác khẩu trung liên BAR lại chẳng hề là công việc thích thú gì. Cộng với cả chân súng nó nặng đến khoảng 9kg, còn nếu đem theo đủ cơ số đạn thì trọng lượng có thể tăng lên gấp đôi nữa.

Sau vài tuần mang mang vác nặng nhọc thì với sự chấp thuận của trung tá, Garr cũng tìm được cách tống khứ nó đi đổi lấy khẩu tiểu liên Thompson được ông sơn màu xanh lá và đặt cho cái tên "Green Hornet - Ong bắp cày xay". Khẩu Thompson hay “tommygun" có thể khạc ra rất nhiều viên đạn cỡ .45 nhưng lại ko được chính xác cho lắm. Rốt cục, Garr cũng cạy cục đổi nó lấy khẩu Smith and Wesson cỡ nòng .38 (súng lục ổ quay. ND) ngay trước chiến dịch Starlite 1 ngày. Ông vẫn rất mừng khi thoát được mấy cục nợ BAR và Thompson kia dù cũng đã được trang bị khẩu súng ngắn cỡ .45 tiêu chuẩn.

Dưới nhiệt độ 41-42 độ C, các máy bay trực thăng chỉ có thể chở nổi mỗi chuyến 7 TQLC với súng ống, đạn dược, trang bị 1 người lên đến xấp xỉ 109kg. Thời gian bay cùng khoảng cách quay lại phải được tính toán rất kỹ để xác định tải trọng nhiên liệu. Người ta sẽ phải chọn giữa phương án mang ít nhiên liệu, nhưng nạp lại thường xuyên để chở thêm lính và trang bị với việc mang nhiều xăng nhưng bớt đi số người cùng trang bị lại.

Thời điểm trực thăng đổ quân được qui định diễn ra sau giờ H đổ bộ lên bãi biển 15 phút. Điều này cho phép tập trung tối đa mọi nỗ lực để làm chủ bãi biển trước rồi sau đó là các bãi đáp, giúp tránh việc nguồn lực bị phân tán. Thêm vào đó, điều quan trọng là lực lượng mạnh hơn, tức là lực lượng đổ bộ lên bờ biển với xe tăng cùng các khí tài nặng, phải được triển khai trước nhất. Máy bay trực thăng ko đủ sức mang những xe tăng cùng thiết bị nặng nề đến vậy. 1 số thiết giáp sẽ lên bờ cùng với tiểu đoàn 3/3 đã được chỉ thị tới nhập đội cùng đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 vào giữa buổi sáng.


Hỏa lực yểm hộ. 6g15.


Lúc 6g15 sáng, 15 phút trước giờ giờ H, là đổ bộ lên bãi biển, pháo đội Kilo, tiểu đoàn 4, trung đoàn pháo binh 12 TQLC, đơn vị đã cơ động vào vị trí tác xạ trong tầm kiểm soát của Chu Lai, tại bờ bắc sông Trà Bồng đêm 17/8 bắt đầu cho pháo 155mm rót đạn xuống các bãi đáp trực thăng để dọn bãi. Đúng giờ H, 6g30, các đơn vị thuộc Không đoàn 1 TQLC là các phi đoàn cường kích 255, 214 sử dụng máy bay A4 Skyhawks; các phi đoàn tiêm kích - bom số 311, 513, 542 bay F4 Phantom (con ma); cùng phi đoàn quan sát số 2 với những trực thăng vũ trang UH-1 Huey cũng bắt tay chuẩn bị bãi đáp trực thăng bằng 18 tấn bom và napalm. 2 trung đội trực thăng Lục quân cùng 1 phần trung đội thứ 3, là những đơn vị từng hoạt động với quân VNCH ở đây và rất thông thạo vùng này cũng hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch.

Trung đội 3, pháo đội 1 đại bác 203 ly tự hành cũng hòa nhịp bằng những khẩu pháo lớn đầy uy lực. Từ lúc đổ bộ xuống Chu Lai, pháo đội gồm 6 khẩu M-53, tầm bắn tối đa lên đến gần 32km này là hỏa khí bắn xa nhất tại VN. Nhờ tầm bắn xa chúng có thể ở yên trong căn cứ Chu Lai mà vẫn yểm hộ cho chiến dịch được.




Chương 6
"Đổ quân vào bờ!"



TQLC tiểu đoàn 3/3 nhìn qua mũi tàu về phía tây hướng về bờ biển hãy còn mờ tối dù bầu trời sau lưng họ đã sáng hơn. Mặt trời hiện vẫn chưa lên khỏi đường chân trời. Vào lúc tảng sáng, bờ biển nhìn vẫn thấy tối đen ngoại trừ những dải sóng bạc từ biển đánh vào đất liền.

Đã có lệnh đầu tiên: "Tất cả TQLC về địa điểm bốc quân". Binh sĩ các đại đội Kilo và India ùa xuống khoang đổ bộ của tàu USS Cabildo chui vào xe bọc thép lội nước LVTP-5 1 cách khá trật tự (xe này tổ lái gồm 3 người có thể chở theo từ 30-34 lính. ND).

Khi đề đốc McKinney phát câu khẩu lệnh truyền thống "Toàn thể các thuyền. Đổ quân vào bờ!" thì cùng 1 lúc các đỉnh đổ bộ cũng rời tàu mẹ hòa vào sóng nước biển Đông. TQLC có thể nghe thấy tiếng bom nổ trên bờ khi các máy bay cánh bằng tiến hành dọn bãi cho trực thăng đáp. Do cửa các xe bọc thép lội nước ko kín nên khi xe của binh nhất Glenn Johnson vừa chui ra khỏi cửa đổ bộ con tàu LSD lao xuống biển thì nước cũng theo cửa sập phía sau sau tràn vào. Theo bản năng lính tráng nhích tới trước để tránh bị ướt.

Đám xe bọc thép ngập dưới nước, phun khói xanh mù mịt cứ thế chạy vòng vòng cho đến khi lập xong đội hình. đại đội India dưới quyền đại úy Bruce Webb ở bên trái đợt đổ quân đầu tiên. đại đội Kilo của đại úy Jay Doub đi bên phải.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2016, 07:43:31 am »


Khi đã vào đúng vị trí, các xe lội nước bắt đầu cùng nhau hướng vào bờ, để lại sau lưng những vệt nước biển trắng xóa, ngầu bọt. Hầu hết binh sĩ vẫn tỏ ra bình tĩnh trong cái hành trình ầm ĩ, chật chội tiến đến mục tiêu. Chẳng ai nghĩ tới điềm gở vì họ đều đã quá quen với chuyện này.

Trong khi đám xe bọc thép lội nước vẫn đều đều tiến vào bờ, 1 phi đội máy bay TQLC bắn phá bờ biển trước mặt thôn An Cường 1, mục tiêu đầu tiên của tiểu đoàn 3/3. Các chỉ huy chóp bu đã quyết định ko cho dội bom bãi biển vì sợ gây thương vong cho dân làng.

Cuối cùng thì mặt trời cũng đã lên khỏi đường chân trời chiếu sáng khu vực mục tiêu. Cái nóng cũng bắt đầu gây cho người ta sự khó chịu, mệt mỏi.

quân giải phóng đã khai hỏa súng trường, súng máy. Jake Germeraad, sinh ra tại Hà Lan, hạ sĩ nhất chỉ huy tiểu đội súng cối 81 ly thấy 1 thành viên tổ lái xe bọc thép vừa rời vị trí nắp cửa của mình 1 lát thì 1 TQLC tò mò tiến đến ghế của người kia thò đầu nhìn ra bên ngoài. Anh ta lập tức bị đạn xuyên qua vai, ngã vào trong xe, máu phun thành vòi. Chưa chi tay TQLC bị thương đã kiếm được huân chương quả tim tím (huân chương chiến thương. ND) trong 1 tình huống lãng nhách ko ngờ tới.

Rất nhiều TQLC dị đoan với huân chương quả tim tím. Họ tin rằng nếu được tặng quả tim tím 1 cách ko xứng đáng thì sau rồi sẽ phải trả giá với vết thương trầm trọng hơn. Sự cố trên cũng chẳng làm cho họ bớt tin cái triết lý trên.

Khi xe bọc thép tới gần bờ, các TQLC duyệt trong óc lần cuối về trang bị mang theo cũng như những nhiệm vụ được giao phó.

Hạ sĩ Chris Buchs ngẩng đầu nhìn mặt trời mọc qua 1 nắp cửa trên chiếc xe bọc thép chở mình. Khi chiếc xe chạm vào nền cát mềm trên bờ, giảm tốc độ, mũi nghếch lên thì Buchs cùng các thành viên khác trong tiểu đội của hạ sĩ nhất Robert O’Malley cũng lên đạn, chuẩn bị ùa ra ngay khi tấm bửng hạ xuống. Ko ai biết điều gì sẽ đón chờ mình.

Bờ biển An Cường là 1 bãi cát mềm, trắng tinh bề ngang hầu hết đều rộng ngót 30m. Nó dài khoảng 1 cây số chạy theo hướng từ bắc xuống nam. Dải cát hình lưỡi liềm, trắng phau, hiền hòa bị 1 quả đồi đá cùng con suối đục ngầu bao quanh đầu bắc và 1 vùng đất thấp lổn nhổn đá chắn phía nam. Trong đất liền là ngôi làng chài cổ xưa với cây cối xanh um vây bọc. Sâu vào trong vài trăm mét hầu như chẳng còn thấy cát nữa mà chỉ còn màu đỏ bầm của đất đá ong. Cũng như mọi khi vào buổi sáng hôm đổ bộ, có nhiều thuyền chài nhỏ nằm phơi lưới trên bờ cát. Không gian tĩnh lặng, nóng bức. Nhiệt độ trước buổi trưa sẽ lên đến 35 độ C rồi sau đó sẽ vượt qua ngưỡng 40 độ.

Số xe bọc thép lội nước LVTP-5 gồm khoảng 30 chiếc, từ biển vào bờ theo 1 hàng ngang, hạ bửng xuống bờ cát 'ọe' ra đám TQLC.

1 vài TQLC lại chưa đi xe bọc thép lội nước bao giờ. Binh nhất Chuck Fink, đại đội India là 1 trong số đó. Anh nằm trong số những người lên xe lội nước đầu tiên trước khi nó rời tàu mẹ. Do cứ ngỡ sau khi xe lên đến bờ cát thì tấm bửng sẽ mở từ phía sau và ko muốn là người đầu tiên hứng đạn súng máy trên bờ bắn xuống nên anh cố len ra đằng trước, quay mặt ra sau, chắc mẩm mình sẽ là người nhảy ra cuối cùng. Khi chiếc xe bọc thép cập bờ, xích xe bám trên mặt cát đẩy mũi xe ngếch lên cao. Anh chàng Fink lúc ấy đang đứng quay lưng lại vô cùng kinh hãi, thất vọng khi nhận thấy tấm bửng sau lưng mình bắt đầu hạ xuống và mình không chỉ tính sai vị trí mà còn phải quay người lại thì mới nhảy ra được. Ngay khi tĩnh trí lại, anh hít 1 hơi thở sâu rồi chạy chối chết qua đám cát ngập đến mắt cá chân. Bỗng có 1 tiếng nổ khiến mọi hoạt động xung quanh như ngưng đọng lại.

Từ 1 chỗ vừa quá bãi cát, đất đá, tia nước phụt lên tung tóe, khói đen bốc lên mù mịt. Vụ nổ này là do Duong Hong Minh kích hỏa quả mìn điều khiển từ xa. Lo rằng tất cả lực lượng quân Mỹ đều đang xông đến chỗ mình đã khiến Minh vội điểm hỏa để còn kịp rút. Hơn nữa quyết định trên còn do anh được lệnh phải quay về bảo vệ sở chỉ huy nữa. May cho TQLC Mỹ, do lo lắng bồn chồn mà Minh đã điểm hỏa sớm. Tuy ko có ai thương vong nhưng mìn nổ cũng đã khiến mọi người hiểu rằng địch đã biết họ vào bờ.

đại đội India, tiểu đoàn 3/3. 6g30.

Khói bụi vừa tan đi, binh nhất Chuck Fink thấy 1 ông lão người Việt đang tập tễnh chạy khỏi bãi biển. Ko thấy ông này vũ trang gì ngoài cây gậy chống. Fink tự hỏi liệu mình có nên bắn ông già ko? trong trường hợp mình thì John Wayne (diễn viên Mỹ chuyên đóng phim cao bồi. ND) sẽ làm gì? rồi cứ thế đứng nhìn ông kia biến vào bụi rậm.

đại đội India, tiểu đoàn 3/3. 6g45.

Sau khi khựng lại 1 lúc vì vụ nổ trên bờ biển, đại đội India, tiểu đoàn 3/3 hơi xoay qua phía nam tiến đến khu vực lổn nhổn sau bãi cát. Đại úy Bruce Webb, đại đội trưởng, cắt 1 tiểu đội lên kiểm tra chỗ điểm hỏa quả mìn. Các TQLC tìm thấy cái hố lớn có dây điện đi qua 1 cái hào rồi chui xuống 1 cái hang. Khi đã tìm ra vị trí điểm hỏa và ko thấy có địch quân nào ở đó họ bắt đầu vận động vượt qua nửa phía nam thôn An Cường 1, nằm liền kề bãi biển, mà ko gặp sự cố gì nữa.

Tiến vào khu vực cây cối um tùm được 1 đoạn, quân Mỹ nảy ra ý dừng lại để đánh giá lại tình hình. Tiểu đội của binh nhất Glenn Johnson tổ chức thám thính 1 quãng ngắn và đã phát hiện ra 1 trạm xá địch; ngoài băng gạc dính máu, giường nằm ra thì chẳng còn trang thiết bị gì khác nữa. Chỗ này cách bãi biển tầm 100-200 thước và họ hoàn toàn bị cô lập với phần còn lại của đơn vị. Chẳng còn biết làm gì tiếp nên họ đành quay về đại đội India báo cáo những gì tìm thấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM