Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:50:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M  (Đọc 47440 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2016, 09:46:01 am »

Hi cả nhà.. E bắt tay vào dịch cuốn này hầu các bác...

TRẬN ĐẦU.
Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của Mỹ tại  Việt Nam




Người dịch: ngthi96_ttvnol

Do là tác giả Mỹ nên không khỏi có những quan điểm, đánh giá mang tính phiến diện, chủ quan..thậm chí là sai lệch. Mong các bác gạn đục khơi trong ạ...Thanks



Lời tựa

Những bài học đã qua


Mùa hè năm 1965, tôi cùng trung đội trinh sát chiến đấu đang được triển khai, tăng phái cho tiểu đoàn đổ bộ số 2, trung đoàn 6 Thủy quân lục chiến (TQLC) ở Caribbean làm nhiệm vụ tuần tra đặc biệt dài ngày. Chỉ huy tiểu đoàn bỗng thông báo cho tất cả các đơn vị đang phân tán rộng lộ diện, dừng hoạt động chờ ông đến. Với 1 trung úy trẻ đang tham dự lần hành quân thứ 4 thì điều này có vẻ rất nghiêm trọng. Tin đồn lantruyền và tôi còn nhớ đám TQLC dưới quyền kháo nhau rằng chúng tôi bị gọi về đáp tàu đến thẳng 1 đất nước mà hầu hết mọi người còn chưa phát âm cho đúng. Đó là Việt Nam. Sắp được tham chiến rồi! Mọi người đều cảm thấy phấn khởi.

Tuy nhiên, kịch bản ko diễn ra như thế. Lý do của việc toàn chiến dịch bị tạm dừng là vì vị tiểu đoàn trưởng muốn đích thân đến gặp mọi đơn vị để thông báo cho mọi người biết tin quân ta vừa giành được 1 trận thắng lớn ở chiến trường Việt Nam xa xôi kia. Cơn hưng phấn vụt tắt; thật là chán ngán. Còn lâu chúng tôi mới được sang tham chiến cùng với họ như kỳ vọng.

Cuốn 'Trận Đầu' của Otto J. Leharck đã mô tả rất sinh động trận đọ sức lớn đầu tiên trong chiến tranh VN. Ngày 18 tháng 8 năm 1965, 1 trận đánh cấp trung đoàn đã diễn ra tại bán đảo Vạn Tường, gần căn cứ Chu Lai mới mở của TQLC. Phía Mỹ có 3 tiểu đoàn TQLC được đặt dưới sự điều động của đại tá Oscar Peatross, anh hùng trong 2 cuộc chiến tranh trước đây. Đối thủ của ông ta là trung đoàn 1 VC, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Đình Trọng, 1 cựu binh từng trải qua rất nhiều trận đánh với quân Pháp và VNCH. Trận đánh mở ra mối lạc quan lớn về tương lai của Mỹ tại VN. Mức độ tàn khốc của trận đánh đã khiến cho đối phương bị sốc. Với hỏa lực hỗ trợ kinh khủng gồm có pháo binh bắn từ căn cứ không quân Chu Lai phía phía bắc; pháo hạm (bao gồm cả pháo 203 ly của tuần dương hạm); sự chi viện liên tục của máy bay cánh bằng cùng chiến thuật trực thăng vận; quân địch lần đầu tiên được nếm trải những thứ mà TQLC Mỹ mang vào trận đánh. Chiến dịch Starlite là bài học kinh nghiệm cho những chiến dịch tiếp sau. Sau trận này VC ko tung ra trận đánh qui mô trung đoàn độc lập nào nữa và họ cũng sẽ ko đánh nhau với TQLC trừ phi có sự chi viện mạnh mẽ của quân chính qui Bắc Việt. Vài tháng sau đó Lục quân Mỹ cũng đánh trận qui mô lớn đầu tiên trên Tây Nguyên tại bãi đáp X-Ray - trận Ia Drang (được kể lại trong cuốn 'We Were Soldiers Once, and Young' của Harold G. Moore và Joseph L. Galloway). Đây là trận đánh chỉ với bộ đội Bắc Việt (ko có VC tham gia). Tuy nhiên những cuộc phỏng vấn sau chiến tranh cho thấy trận này phía Bắc Việt đã thay đổi chiến thuật đối phó với quân Mỹ qua những bài học rút họ ra được sau trận Vạn Tường.

Đối với những người kỳ vọng 1 cuốn sách viết về phía Mỹ trong trận đánh; bạn sẽ thỏa mãn bởi những mô tả chi tiết về thực tế chiến đấu. Để viết ra cuốn sách này Leharck đã phỏng vấn các TQLC từ cấp binh nhì đến cấp đại tá. Trận đánh được miêu tả từ góc nhìn chi tiết nhất của những người lính chiến mặt giáp mặt với quân thù. Tuy nhiên "Trận đầu" ko chỉ là 1 câu chuyện chiến tranh viết theo quan điểm người Mỹ. Khi viết sách, Leharck đã đến tận chiến trường thăm quan và trò chuyện với những cựu binh của trung đoàn 1 VC. Tất cả những người này đều những là cựu chiến binh lão luyện đã từng chiến đầu nhiều năm ròng trước khi Hoa Kỳ tham chiến.

Leharck hướng độc giả ngay vào năm 1965 - năm đánh dấu sự dính líu lâu dài thực sự của Mỹ vào Đông dương. Năm 1965 là năm mới có rất ít người Mỹ chống chiến tranh. Thương vong chỉ mới ở con số vài trăm người. Chính quyền và công chúng Hoa Kỳ hãy còn nghĩ đó chỉ là 1 cuộc chiến cao cả trong cuộc đấu tranh lâu dài chống lại chủ nghĩa Cộng sản và nó sẽ mau chóng kết thúc với hao tổn rất ít. Chiến dịch Starlite đã đưa cuộc chiến Việt Nam lên mặt báo toàn quốc và vào trong tâm trí người Mỹ rồi đeo đẳng ở đó suốt hơn 1 thập niên. Starlite là bước đầu tiên biến VN trở thành vũng lầy ko lối thoát của nước Mỹ. Họ càng cố gắng vật lộn để thoát ra thì càng vấp phải nhiều khó khăn hơn.

Tựa sách có ghi 'Operation Starlite and the Beginning of the Blood Debt in Vietnam'. Blood debt - trong tiếng Việt tức là sự báo thù hay món nợ danh dự, nợ máu.Từ 'Nợ máu' được người Việt sử dụng lần đầu trong chiến tranh chống Mỹ và việc chính quyền Johnson cũng bắt đầu tích lũy món Nợ máu với người dân Mỹ là từ trận đánh này. Đây là 1 bài toán cực kỳ hóc búa. Trước trận Vạn Tường, món 'nợ máu' với nhân dân Mỹ là tương đối nhỏ và có thể dễ dàng được xí xóa. Nhưng khi món nợ bắt đầu tăng lên thì Johnson cùng những kẻ kế vị của ông ta đã trở thành những con bạc khát nước. Họ liên tục ném sinh mạng, tiền của vào canh bạc với hy vọng lật ngược tình thế và biện minh cho món 'nợ máu' ấy.

'Trận đầu' cũng làm lộ ra mối xung khắc diễn ra giữa Lục quân và TQLC Mỹ về cách thức tiến hành cuộc chiến. Với kinh nghiệm chống nổi dậy, phiến loạn suốt nhiều thập niên, TQLC được định hướng chiến đấu dựa trên việc coi bình định làm cơ sở. Ngược lại, Lục quân, được huấn luyện chuyên để đối phó với quân đội Liên Xô trên bình nguyên nước Đức lại lựa chọn chính sách tìm - diệt các đơn vị lớn của địch. Trong đầy rẫy những câu hỏi "Nếu như" suốt lịch sử chiến tranh VN thì đây có lẽ là 1 trong những dấu hỏi lớn nhất.

1 năm sau thì hầu hết lính tráng trong cái trung đội từng nghe tiểu đoàn trưởng báo tin trận Vạn Tường đều đã sang VN cả. Phần lớn sẽ lại qua VN thêm lần nữa, nhiều người ko còn có thể trở về nhà. Tuy nhiên, ai trong số họ cũng cho rằng do ảnh hưởng của trận đánh này mà nhiều năm sau đối thủ VC đã  từ chỗ khống chế những vùng đông dân chuyển sang tránh né ko đánh những trận qui mô lớn, dàn quân mặt đối mặt với các đơn vị quân Mỹ nữa.

Đại tá John Ripley, giám đốc trung tâm lịch sử binh chủng TQLC Hoa Kỳ.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2016, 07:35:09 am gửi bởi ptlinh » Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2016, 06:43:59 am »

Hồi kèn trận

Thiếu tá Andy Comer. Chu Lai, Việt Nam, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1965.
Vào khoảng 13g30 ngày 16/8/1965, thiếu tá Andy Comer, phó chỉ huy tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC được trung tá Joe Muir, tiểu đoàn  trưởng gọi về sở chỉ huy trung đoàn 4 TQLC tại Chu Lai. Muir báo cho Comer biết cuộc tấn công đổ bộ đường biển vào bán đảo Vạn Tường mà họ vẫn thường thảo luận, bàn kế hoạch nay đã được thực hiện. tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC sẽ đổ bộ từ biển vào trong lúc tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC của trung tá Joseph R. “Bull” Fisher (Bò đực) sẽ đổ bộ sâu vào đất liền bằng máy bay trực thăng. Chiến dịch được giữ bí mật tuyệt đối, thông tin được âm thầm phổ biến trên nguyên tắc bảo mật rất nghiêm ngặt.
Khi đại úy Cal Morris, chỉ huy đại đội Mikeike, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 được gọi tới nhà bạt của trung tá Muir để phổ biến nhiệm vụ đơn vị, anh còn được dặn ko được hé răng về nhiệm vụ cũng như địa điểm cho các sĩ quan trong đại đội .

Đại tá Oscar F. Peatross.Tối ngày 16/8/1965.
Đại tá Oscar F. “Peat” Peatross, chỉ huy lực lượng đổ bộ đã làm việc cả buổi tối với các đơn vị để chuẩn bị cho chiến dịch. Tầm nửa đêm, ông cử thiếu tá Floyd Johnson, sĩ quan tiếp liệu của mình ra nói chuyện với đại tá hải quân William R. McKinney, người sẽ chỉ huy các phương tiện đổ bộ cho chiến dịch, nói ông này giữ tàu lại vì lúc đó có 1 số chiếc đang định đi Hồng Kông. 1 tàu đã khởi hành và 1 chiếc khác thì ra Đà Nẵng để thả quân trung đoàn 9 TQLC mới từ Okinawa sang. Vị đại tá hải quân bảo Johnson."Thật kỳ cục. Trong cả sự nghiệp, tôi chưa từng nghe chiến dịch nào được tiến hành kiểu này hết." Johnson đáp: "Tôi nhận lệnh trực tiếp của đại tá Peatross và ông ấy thì nhận chỉ thị của tướng Walt. Chúng tôi sử dụng tàu của ông rồi sẽ đưa lệnh bằng văn bản sau. "McKinney đồng ý và bắt đầu lệnh cho các thuộc cấp làm việc.

Hạ sĩ nhất Bob Collins, tối ngày 16/8/1965.
Collins đang ở căn cứ hải quân trên vịnh Subic, Philippin thì có lệnh gọi. Đơn vị anh là tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC lúc ấy đang được cho 'tự do'. Collins vừa dùng bữa tối với cô 'ghệ' người Philipintrong câu lạc bộ giành cho lính tráng xong và đang đi bách bộ tới rạp hát của căn cứ để xem phim thì nghe tiếng loa gắn trên xe tải oang oang gọi toàn thể lính tiểu đoàn 3/7 về lại tàu. Collins vội dẫn cô gái tới cổng chính, ký tên để cô ta ra rồi quay về tàu trong mà lòng ko hiểu cái chuyện nhặng xị này nguồn cơn thế nào hết?

Chiều ngày 16/8/1965. Phương châm là bí mật. Từ khi bắt đầu cho đến lúc tất cả các đơn vị động binh, TQLC toàn làm việc theo lệnh miệng dù chi tiết chỉ được phổ biến trong 1 số ít người được chọn. Vì chiến dịch quá bí mật nên chẳng có gì được ghi ra giấy và nó cũng chẳng hề được đặt tên cho đến khi tin về tới sư đoàn 3 TQLC. Đến khi ban tham mưu sư đoàn được các sĩ quan của đại tá Peatross phổ biến thì đại tá Don Wyckoff, trường phòng hành quân sư đoàn 3 mới chọn ra cái tên Satellite - Vệ tinh. Sở dĩ ông ta chọn tên này là vì 2 lý do: tuần lễ diễn ra chiến dịch cũng là lúc NASA sắp phóng con tàu vũ trụ Gemini và bởi sự kỳ cục khi 2 tiểu đoàn thuộc 2 trung đoàn khác nhau là tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 với tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 sẽ "những vệ tinh" hoạt động dưới sự điều động của sở chỉ huy trung đoàn 7 TQLC trong chiến dịch. Khi các nhân viên văn thư phải thức đêm đánh máy mệnh lệnh chính thức thì máy phát điện lại bị hỏng và mọi việc phải tiến hành dưới ánh nến. Thế là trong hầm tối, 1 nhân viên văn thư đã đọc nhầm chữ trong bản viết tay và gõ thành 'Starlite' thay vì Satellite. Từ đây nó thường bị báo chí hay thậm chí trong 1 số tài liệu chính thức đọc sai thành “Starlight” tức "Ánh sao".

Trung sĩ nhất Ed Garr, chiều 16/8/1945.
Trung sĩ Ed Garr, tiểu đoàn 2/4 linh cảm chiến dịch này sẽ ko phải 1 cuộc hành quân bình thường nên moi chiếc áo thun 'may mắn' của Lục quân ông từng mặc trong 1 chiến dịch trước đó ra mặc. Những TQLC lão luyện từng trải qua nhiều trận thường cực kỳ mê tín. Nhiều người quyết mang theo những trang bị ưa thích hoặc làm vài 'nghi lễ' mỗi khi linh cảm điều gì lớn lao sắp xảy ra.

Trung úy Burt Hinson, sáng 17/8/1965.
Ngày 17/8/1965, trung úy Burt Hinson được báo là đại úy Jay Doub, chỉ huy đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 muốn gặp anh trên sở chỉ huy tiểu đoàn . Hinson đang ở cách đó khoảng 4 cây số. Địa hình nơi đây toàn cát lún, lại chẳng có phương tiện đi lại nên người trung úy đành phải lội bộ, mồm nguyền rủa Doubko tiếc lời. Khi đến nơi, vì giữ bí mật nên Doub chỉ bảo Hinson mỗi việc là cho trung đội mình ra bờ biển tập trung sẵn sàng để lên tàu sớm chiều hôm đó rồi lại bắt viên trung úy cuốc bộ qua bãi cát về 1 lần nữa; vừa đi vừa chửi. Hinson có mối quan hệ vừa yêu vừa ghét với Doub. "Tôi và Jay Doub vốn ko ưa nhau. Anh ta là gã cứng đầu nhất tôi từng gặp... cứ ngang như cua. Nhưng nếu phải ra trận lần nữa thì tôi lại chỉ muốn đi với Jay Doub. Ai mà khiến tôi phải học tập noi theo thì người đó chính là Jay Doub."

Trung tá Lloyd Childers, chập tối ngày 17/8/1965.
Trung tá Childers cùng các phi công dưới quyền vừa dự xong cuộc họp phổ biến đại cương chiến dịch. 2 phi đoàn máy bay trực thăng sẽ hỗ trợ đổ quân tiểu đoàn 2/4 vào lúc đầu trận đánh. Sau đó phi đoàn thứ 2 sẽ phải đi làm nhiệm vụ khác nên gánh nặng chi viện sẽ đè nặng lên vai phi đoàn trực thăng TQLC số 361 của Childers. Dù phi đoàn mới tới VN nhưng tất cả đều tràn trề nhiệt huyết.
Trung tá Childers là cựu lính Hải quân dự trận Midway trong chiến tranh TG thứ 2. Ông từng là xạ thủ đuôi của 1 trong 2 chiếc máy bay ném bom, phóng ngư lôi TBD còn lại trong số 36 chiếc TBD được tung ra chống quân Nhật trong trận đánh. Khi máy bay bị hỏng nặng, viên phi công đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống mặt biển gần 1 khu trục hạm Mỹ. Childers bị thương nặng đến độ hầu như ko còn ý thức gì nữa. 2 chân ông bị đạn súng máy bắn thủng lỗ chỗ. Thoạt đầu Childers được kéo lên xuồng rồi sau mới chuyển đến khu trục hạm kia. Tại đây vị bác sĩ trên tàu đã tiến hành phẫu thuật cho ông ngay trên chiếc bàn ăn tối trong phòng ăn sĩ quan. Người ta bảo ông sẽ chẳng bao giờ còn bay được nữa. Ấy thế mà đến năm 1965, ông lại chỉ huy 1 phi đoàn trực thăng TQLC và được coi là 1 chiến binh ko hề biết sợ, được mọi người vị nể. Những phi công cùng phi hành đoàn trong phi đoàn ông cũng đều tự hào về kỹ năng và sự liều lĩnh của mình.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2016, 07:54:44 pm gửi bởi ngthi96 » Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2016, 06:23:13 am »

Lời nói đầu
Nước Mỹ năm 1965




3 thập niên chiến tranh của Mỹ tại VN được coi là 1 tấn bi kịch. Đó là 1 sự kiện khiến cho đất nước bị chia rẽ, 1 nhiệm kỳ tổng thống bị đổ, khiến nhân sinh quan của người Mỹ và những đánh giá của những quốc gia khác về họ đổi thay. Hầu như chẳng có ai sinh ra sau thập niên 40 còn nhớ chiến tranh VN từng được coi là 1 cuộc chiến cao cả ngoài những lời hứa viển vông và những bi kịch phải gánh chịu.

Điều hầu như đã biến khỏi ký ức mọi người là vào năm 1965, cuộc chiến VN với nhân dân Mỹ hay những người sẽ tham chiến vì nó, vẫn chỉ là 1 thứ gì đó rất xa lạ. Binh sĩ hầu hết đều thuộc thế hệ Baby Boomer trẻ tuổi, con trai của những người đã kinh qua thời kỳ Đại khủng hoảng. Chiến tranh lạnh cùng chính sách ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản đã tạo nên môi trường khiến họ cảm thấy được coi trọng và hình thành niềm tin trong họ. Đa số nam thanh niên giai đoạn này đều tình nguyện hay mong chờ được gọi nhập ngũ để có thể mặc quân phục phụng sự tổ quốc. Cha, ông họ đã từng chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh TG. Đến lượt mình họ sẽ đối mặt với mọi cái ác dù chúng xuất hiện ở bất cứ đâu hay dưới hình thức nào và sẽ nhất định ko lùi bước. Sau khi đã diệt phát xít ở châu Âu và châu Á; giờ đây thế giới lại kêu gọi Mỹ đối phó với hiểm họa Đỏ. Nước Mỹ thật ngây thơ khi tin rằng mình có đủ khả năng hoàn thành sứ mệnh này. Chúng ta đã tin vào chính phủ, tin vào lực lượng vũ trang mình. Chúng ta chẳng hề biết rằng dân chủ đâu phải là thứ ý thức hệ dễ dàng đem xuất khẩu sang 1 đất nước mà các vị linh mục do chúng ta dựng lên thì tham lam, bất tài trong khi phía đối địch, bất kể chính kiến thế nào cũng đều là những người dân tộc chủ nghĩa rất khắc kỷ.

Ngoài ra, ít nhất đối với những ai để ý thì Việt Nam đã 'dính' với chúng ta kể từ lúc người Pháp thất trận Điện Biên Phủ. VN, xét cho cùng là 1 đất nước nhiệt đới nhỏ bé, kỳ lạ có voi, hổ và những người dân thấp bé ăn bận sặc sỡ và - kể từ khi tổng thống Ngô Đình Diệm, đồng minh của chúng ta, chết thảm năm 1963 - thì trở thành 1 vùng đất với các chính phủ thay đổi như chong chóng. Chúng ta rất kinh ngạc trước những vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo, những người đều có tên bắt đầu là Thích hay đại loại như vậy và thấy ngạc nhiên trước việc những tay VC , những nông dân mảnh dẻ, đi chân đất vốn có thể bị đánh bại dễ dàng bởi chút hỏa lực, công nghệ tối tân Hoa Kỳ lại vẫn cầm cự được. Đúng là người Pháp đã thua họ nhưng người Pháp gần đây là những ai? Họ đâu còn tố chất huy hoàng thời Napoleon xưa kia nữa và chắc chắn Hoa Kỳ thì khác xa với Pháp.

Qua mùa xuân năm 1965 thì rõ ràng hỏa lực, công nghệ Mỹ phải do chính người Mỹ sử dụng và thế là những đơn vị bộ binh chính qui Hoa Kỳ được đổ vào VN. Đến tháng 8 năm đó số lượng quân Mỹ đã phát triển từ 1-2 tiểu đoàn  lên đến 88.000 người. Thương vong tương đối ít nhưng diễn ra thường xuyên và số lượng cũng ngày càng leo thang. Kể từ khi dính líu vào VN năm 1959 đã có 906 người Mỹ bỏ mạng ở đất nước này. Đối với gia đình, thân hữu của 906 trường hợp này thì cái chết nào cũng là bi kịch cả. Nhưng với dân chúng còn lại thì con số thương vong trên chưa có gì nghiêm trọng. Dù bi quan nhất cũng chẳng ai mường tượng nổi sẽ có ngày hơn 58.000 cái tên sẽ 'được' tô điểm trên bức tường đen tại thủ đô Hoa Kỳ. Hầu hết họ là nam giới; là tên của những người cha, người chồng, người con trai của nước Mỹ. Trong 10 năm tới có 8 triệu thanh niên nam nữ sẽ mặc quân phục làm nghĩa vụ với tổ quốc, 5 triệu người trong họ sẽ phục vụ tại VN, trên đất liền, trên trời hay trên biển. Bằng cách này hay cách khác, những sự kiện xảy ra trên cái đất nước nhỏ xíu, xa xôi này rồi cũng sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Với tháng 8 năm 1965 này thì tất cả vẫn còn ở tương lai. Nước Mỹ khi đó khác hẳn nước Mỹ sau này.Tin về VN còn đang phải cạnh tranh với nhiều sự kiện khác lấy chỗ trên mặt báo. Các thành phố đang trong thời gian cuối mùa hè ế ẩm, kỳ nghỉ hè sắp kết thúc và các trường học đang chuẩn bị mở cửa. Báo chí chỉ quan tâm đến các vấn đề quốc nội. Hồi giữa tháng đã khu Watts tại Los Angeles đã chìm trong lửa đỏ vì người da đen bạo loạn đòi quyền dân sinh. 2 phi hành gia Gordon Cooper và Charles Conrad đang chuẩn bị cưỡi con tàu vũ trụ Gemini 5 bay vào quĩ đạo, mở đường cho Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng 4 năm sau đó. Bộ phim 'The Sandpiper' của 2 tài tử Richard Burton và Elizabeth Taylor đang công chiếu trong các rạp chiếu phim khắp cả nước; Ban nhạc Beatles đang thu âm album Help!; Nữ danh ca Petula Clark đang nỉ non ca khúc Downtown; còn Sam the Sham (ca sĩ nhạc Rock & Roll. ND) thì trình làng bài Wooly Bully. Đội bóng chày Twins and Dodgers đang dẫn đầu giải đấu và sẽ dự cúp World Series 2 tháng tới. Sàn chứng khoán New York lập kỷ lục với trung bình 6,2 triệu cổ phiếu được giao dịch hàng ngày. Chỉ số Dow Jones vừa phá mức 900 điểm.

Đúng là đã có Việt Nam nhưng hiện nó vẫn còn ẩn trong bóng tối. Với người Mỹ thì đây là 1 cuộc chiến tranh cao cả, và nếu họ cố gắng hơn chút nữa thì kẻ thù 'xấu xa' sẽ mau chóng bỏ cuộc và rồi ở 1 nơi khác trên thế giới, 'công lý' sẽ lại chiến thắng. Chẳng 'thầy bói' nào bên ta biết Việt Nam và Mỹ hiện đang đứng trước bước ngoặt cả. Đúng tháng này, năm nay, VN sẽ trỗi dậy thành mối quan tâm lớn và cứ đeo đẳng mãi người Mỹ trong nhiều thập niên sau nữa. Trận Vạn Tường chính là bước đi đầu tiên của cái quá trình ấy.

Otto J. Lehrack
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2016, 06:24:07 am »

Chương 1
Nhích dần tới vực thẳm


Hoa Kỳ từng bước tiến tới vực thẳm với những bước đi chập chững với nỗi lo sợ đặc trưng của chiến tranh Lạnh, với cả sự ngạo mạn lẫn lơ là trong việc giám sát chính sách vĩ mô. Liên Xô, Trung Quốc và Cu Ba gần đấy đã thu hút hết sự chú ý của các chiến lược gia trong Nhà Trắng, Lầu Năm góc cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Sau 20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh TG 2, những 'đầu não' tại Washington đang có nhiều việc cần làm hơn; VN chẳng là gì trong các sự kiện lớn của chiến tranh Lạnh. Rất ít nhà hoạch định chính sách Mỹ am hiểu về VN, về lịch sử cũng như những sự kiện diễn ra gần đây của đất nước này. Tiếng nói của những người biết chút gì đó về Đông Dương nhanh chóng chìm nghỉm dưới dàn hợp xướng của các 'chiến binh chiến tranh Lạnh' luôn đưa con ngáo ộp Liên Xô, Trung Quốc lên đầu chương trình nghị sự.

Nhân dân Việt Nam đã mong mỏi quyền tự quyết suốt mấy chục năm nay, và trong chiến tranh TG thứ 2 thì phong trào yêu nước của họ đã lớn mạnh vượt bậc. Sau khi quân đội Pháp bại trận trước đạo quân Wermacht của Hitler những ngày đầu cuộc Đại chiến thì chính phủ Vichy thân phát xít cũng chấp nhận 'luật' của Nhật Bản trên các thuộc địa vùng Đông Dương của mình. Du kích Việt Minh trong chiến tranh TG 2 đã chiến đấu chống Nhật với sự hỗ trợ của Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của CIA. 1 nhóm nhỏ cố vấn Mỹ đã chiến đấu kề vai sát cánh cùng người Việt chống lại kẻ thù chung. Mỹ cũng cung cấp vũ khí và huấn luyện cho lực lượng du kích non trẻ của VN, những người sau này sẽ chống lại cả Pháp và Mỹ.

Sau khi Nhật thua trận năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng Cộng sản VN hy vọng sử dụng vai trò chống Nhật của đất nước để giành độc lập trước âm mưu tái chiếm thuộc địa của Pháp thời hậu chiến. Cụ đã kêu gọi tổng thống Harry Truman bảo vệ. Hồ Chí Minh là 1 nhà trí thức uyên bác từng đi nhiều nơi trên thế giới. Cụ từng sống ở New York và chính tại đây năm 1918, cụ đã viết cuốn sách mỏng về cuộc sống khổ cực của người dân gốc Ý trong khu Harlem. Hồ Chí Minh cũng đến Paris năm 1920 và là 1 thành viên sáng ra lập Đảng Cộng sản Pháp. Nhưng ngoài việc Hồ Chí Minh bị từ chối giúp đỡ vì chính kiến chính trị của thì còn do Mỹ coi trọng mong muốn lấy lại thuộc địa của tổng thống Pháp Charles DeGaulle hơn. Dù gì đi nữa thì Pháp cũng là 1 đồng minh lớn của Mỹ và ước mơ chấn hưng của De Gaulle tại châu Á, chưa kể đến những hứa hẹn ủng hộ của ông ta đối với cuộc chiến tranh lạnh ở Âu châu, ngày đó cũng khiến tổng thống Mỹ xiêu lòng. Mầm mống cho sự dính líu của Mỹ với VN đã được gieo khi họ thuận theo tham vọng về Đông Dương của Pháp. Vài năm sau, cùng mối lo chiến tranh Lạnh, chính quyền Eisenhower đã cung cấp vũ khí, tài chính cho Pháp trong cuộc chiến chống lại những người Cộng sản VN. Qua năm 1950 thì tiền thuế của người dân Mỹ đã đảm nhận thanh toán đến 80% chiến phí. Rất ít người Mỹ biết hoặc quan tâm đến việc hàng triệu đô la của nước mình đang được chi ra giúp Pháp. 1 'món nợ' đơn thuần chứ ko phải là 'nợ máu' của con em chúng ta và có thể bỏ qua, hay quên đi 1 cách dễ dàng.

Thế nhưng cuộc chiến tranh đã làm nảy sinh những vấn đề nội bộ trong nước Pháp. Tổn thất phải gánh chịu đã khiến người dân Pháp mệt mỏi. Chiến tranh TG 2 mới qua được chưa lâu và thương vong ngày càng tăng ở cả Algeria lẫn Đông Dương đã thổi bùng lên ngọn lửa bất mãn. Để giảm bớt những lời chỉ trích chính phủ Pháp tìm cách sử dụng người bản xứ và lính lê dương nhằm đảm đương gánh nặng của cuộc chiến tranh. Nhưng chính sách này chỉ mua thêm được chút thời gian. Dân chúng Pháp đã chán ngấy cảnh máu đổ và chỉ muốn chiến tranh kết thúc. Đây cũng chính là tình cảm xuất hiện ở Mỹ 15 năm sau, khi áp lực của nhân dân khiến cho các chính quyền Johnson, Nixon, và Ford ko thể chịu đựng nổi.

Kết cục ngắn ngủi, buồn thảm của Pháp tại Đông Dương đã hoàn toàn sụp đổ năm 1954 tại trận Điện Biên Phủ. Thực ra chính người Pháp mới mong có trận đánh này. Lý do Pháp thành lập đơn vị đồn trú tại Điện Biên Phủ là nhằm thu hút Việt Minh vào 1 trận đánh qui ước, mà họ chắc mẩm sẽ giành chiến thắng. Pháp đã đánh giá thấp quyết tâm của người VN. Đại tướng Việt Minh Võ Nguyên Giáp đã chia cắt tập đoàn cứ điểm kiên cố này thành từng mảnh nhỏ với những đợt xung phong bộ binh, hỏa lực pháo binh đông đảo cùng những trận địa vây lấn. Pháo Việt Minh đã được kéo lên những quả núi vây quanh cứ điểm bằng bàn tay con người, qua bao gian lao, vất vả. Dưới làn đạn bắn ko ngừng của pháo binh, bộ đội Việt Minh tấn công hết lần này đến lần khác cho đến khi 13.000 lính phòng ngự đều bị giết hoặc bị bắt. Đây là thất bại cả về quân sự lẫn tâm lý to lớn của Pháp dưới tay 1 quân đội khởi thủy chỉ là 1 trung đội vỏn vẹn có 24 chiến sĩ 10 năm về trước. Đến đây thì nhân dân Pháp ko còn chịu đựng thêm được nữa.

Trong hiệp định chấm dứt chiến tranh, buộc Pháp rút quân, Việt Nam 'tạm thời' bị chia cắt. Thỏa ước kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước vào năm 1956 nhằm xác định 1 chính phủ cho công cuộc thống nhất. Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm đứng đầu 1 chính phủ theo kiểu phương tây ở miền nam trong khi lực lượng của Hồ Chí Minh tiếp quản miền Bắc đất nước.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2016, 07:35:19 am »

Giống như mọi người Việt, cả Diệm lẫn cụ Hồ đều mong muốn đất nước rồi sẽ thống nhất nhưng họ cũng quyết tâm điều này chỉ xảy ra dưới chế độ mình. Cả 2 bên bắt đầu tìm cách làm suy yếu chính quyền đối địch. Người Mỹ, từng chiến đấu chống phe Cộng sản ở Triều Tiên và lún sâu vào chiến tranh Lạnh, đã ko lãng phí thời gian để củng cố chính quyền phi Cộng sản dưới quyền tổng thống Ngô Đình Diệm ở nửa phía nam đất nước. Diệm vừa được dạy dỗ theo nền Công giáo tây phương vừa là thành viên tầng lớp thượng lưu đã  cai trị 1 đất nước với đại đa số dân chúng có tín ngưỡng thờ ông bà hay Phật giáo và chủ yếu sống bằng nghề nông. Với Mỹ thời điểm đó thì việc ủng hộ Diệm có vẻ dễ dàng, ko tốn xương máu lại giúp ngăn chặn được chủ nghĩa Cộng sản tiến xuống vùng Đông Nam Á.

Nhưng Diệm cùng gia đình mình lại chỉ chú trọng vào việc tham nhũng, duy trì quyền lực riêng nhiều hơn việc hướng đất nước đến nền dân chủ. Tháng 11 năm 1963, tình trạng bất ổn trong dân chúng đã khiến chính quyền Diệm chao đảo; nguy cơ quân du kích VC, những người muốn giải phóng miền nam khỏi tay Diệm, chiếm được đất nước đang đến gần. 1 cuộc đảo chính do lực lượng Thủy quân lục chiến VN tiến hành, dưới sự bật đèn xanh của Mỹ đã lật đổ Diệm. Vài tiếng đồng hồ sau, ông ta cùng người em trai đáng ghét đã bị những người âm mưu đảo chính sát hại. Sau đó đến 1 giai đoạn diễn ra liên tiếp các cuộc đảo chính và phản đảo chính. Những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, vẫn ảo tưởng vào việc chống lại Cộng sản ở châu Á với cái giá rẻ mạt, tự thuyết phục mình ủng hộ hết ông tướng này đến ông tướng khác leo lên bánh xe quyền lực, cho lên đến đỉnh rồi lại rơi tõm xuống đất và cứ thế, cuộc tranh giành quyền lực lại được tiếp tục. Từ tháng 11 năm 1963 cho đến tháng 2 năm 1965, ở nam VN đã thay đến 9 chính phủ khác nhau.

Việc các chính phủ thay đổi như chong chóng đã khiến miền nam trở nên hỗn loạn mở đường cho quân giải phóng gia tăng hoạt động và cũng khiến chính quyền Sài Gòn ko thể làm việc hiệu quả. Với sự mong manh của đồng minh, cùng việc bất lực trong việc kiểm soát những sự kiện xảy ra tại nam VN, Hoa Kỳ bắt đầu thay họ tiến hành chống lại miền Bắc.

Tháng 2 năm 1964, Hoa Kỳ và nam VN phát động kế hoạch 34A, 1 loạt các biện pháp bí mật chống Bắc VN, bao gồm các cuộc tập kích phá hoại nhằm vào các căn cứ quân sự dọc bờ biển. Dù trong thực tế phía VNCH tiến hành các cuộc tấn công này, nhưng việc lập kế hoạch cũng như hỗ trợ là của Mỹ. Hải quân Mỹ cũng đang thực hiệm chiến dịch DeSoto, tuần tra trên vùng biển vịnh Bắc bộ. Tư tưởng chủ đạo lúc này là nếu Mỹ cùng nam VN dằn mặt miền Bắc thì phe Cộng sản sẽ phải ngừng các hoạt động của mình ở miền Nam. Cái ý niệm ngây thơ này lại tồn tại rất nhiều năm dù chẳng có bằng chứng gì cho thấy Bắc Việt và VC sẽ chịu thua trước những sức ép đó. Mỹ đang tìm 1 cái cớ để có thể leo thang và cái gọi là 'sự kiện vịnh Bắc bộ' tháng 8 năm 1964 được họ tận dụng.

Mỹ kiên trì hỗ trợ cho quân đội nam VN, đầu tiên là trang thiết bị, sau đó là cố vấn và thêm nhiều khí tài nữa. Tổn thất đầu tiên của Mỹ tại VN là cái chết của thiếu tá Dale Buis cùng thượng sĩ Chester Ovnand ngày 8 tháng 7 năm 1959. 2 nhân viên tình báo đặc biệt của Không lực Mỹ này đang ngồi xem phim thì 1 VC đã ném chất nổ vào trong căn phòng mà họ đang thư dãn. Trong 6 năm tiếp đó, 'hóa đơn hàng thịt' từ từ dài dần ra và rồi hầu như khó nhận thấy nó đã bắt đầu tăng tốc. Từ 1-2 trường hợp đầu tiên, dòng chảy các túi đựng xác xuất phát từ Đông Nam Á cứ thế tăng dần về số lượng.

Năm 1962, tướng Paul D. Harkins bắt đầu đảm nhiệm vai trò tư lệnh bộ chỉ huy viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại VN (COMUSMACV). Harkins có cung cách của 1 vị tướng chiến thắng, ông ta luôn tỏ ra lạc quan thái quá về tiến triển của cuộc chiến. Những người phải rời Sài Gòn đi hành quân dã ngoại thì chẳng hề cùng suy nghĩ với ông ấy. Trong số những người ra chiến trường ngày ấy có cả các thành viên của 1 thế hệ nhà báo Mỹ mới, những người đã hạ quyết tâm tường thuật mọi điều mình chứng kiến. Những phóng viên trong số họ như Homer Bigart, Neal Sheehan, và David Halberstam...đã trở nên nổi tiếng vì những điều họ cảm nhận thực sự về tiến trình cuộc chiến cũng như sự yếu kém của quân đội VNCH. Vào lúc này, đã có rất nhiều sĩ quan cấp thấp của Mỹ, những người ra trận để cố vấn cho quân VNCH, lên tiếng cảnh báo về thảm họa sắp xảy ra do sự thiếu năng lực của chính quyền, đặc biệt là của đội ngũ sĩ quan nam VN. Dần dà chính quyền Johnson cũng đã nhận thức được có những thiếu sót ở Việt Nam, và cũng chính vì thế, tướng Harkins được lặng lẽ cho về vườn để thay bằng tướng William C. Westmoreland của lục quân Hoa Kỳ.

Trong cuốn tiểu sử tướng Harold K. Johnson, tham mưu trưởng Lục quân Hoa kỳ giai đoàn 1964-1968, Lewis Sorley có đề cập đến vài nhận xét khá thú vị đối với việc bổ nhiệm Westmoreland. Sorley cho biết các tướng Johnson, Creighton Abrams (người sau này kế nhiệm Westmoreland) cùng Bruce Palmer (người thay Johnson giữ chức phó tham mưu trưởng Lục quân, phụ trách về hành quân) đều hiểu rõ chìa khóa chống nổi dậy là phải thu phục được nhân tâm. Thế mà theo Sorley, Westmoreland lại chẳng hề biết điều này. Do hậu quả của việc đào tạo mà tư tưởng của ông ta, gắn liền với việc sử dụng chiến tranh qui ước với Hồng quân LX trên bình nguyên nước Đức. Tên của cả 4 vị tướng đều được trình lên cho tổng thống Lyndon Johnson để ông ta chọn ra 1 người đảm nhiệm vị trí thay cho Harkins đã bị mất uy tín. Westmoreland được tướng Maxwell Taylor, khi ấy là đại sứ Mỹ tại VN ủng hộ nhiệt tình và Sorely tin rằng chính ảnh hưởng của Taylor đã khiến Westmoreland được bổ nhiệm làm tư lệnh MACV.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2016, 09:50:30 am »

Sau khi đã chọn; Tham mưu trưởng, bộ trưởng bộ Quốc phòng cùng Tham mưu trưởng Liên quân đã giao cho Westmoreland toàn quyền tiến hành chiến tranh trong 4 năm sau đấy. Đó là giai đoạn mà cuộc chiến phát triển từ chỗ chống lại quân du kích mặc áo bà ba đến chỗ phải đánh nhau với 1 đối thủ chính qui, được trang bị tốt, được coi là 1 trong số những lực lượng bộ binh giỏi nhất thế giới, tức bộ đội chính qui Bắc Việt. Cũng cần lưu ý rằng bộ đội Bắc Việt là 1 đạo quân coi trọng lối đánh du kích: Nó ko chiến đấu kiểu qui ước mà hoạt động theo kiểu chiến tranh nhân dân.

Nhiệm kỳ của Westmoreland cũng chính là thời kỳ cuộc chiến đánh mất đi cảm tình, hay ít ra cũng được công chúng chấp nhận, dẫn đến sự tiêu vong của 1 đời tổng thống Mỹ.
Chẳng biết vị tư lệnh mới của Mỹ tại VN có đáp ứng được nhu cầu tác chiến trong 1 cuộc chiến tranh nhân dân hay ko nhưng đối thủ của ông ta, những người Cộng sản VN thì lại hiểu rất rõ. Người dân đất nước họ đã phải chiến đấu với quân xâm lược trong suốt nhiều thế kỷ.



Đối thủ

Douglas Pike, 1 học giả nổi tiếng về Đông Dương đã gọi người Việt là "dân Phổ của châu Á". "Vô số những cuộc chiến tranh đã xảy ra trong suốt lịch sử VN. Kinh nghiệm phong phú của người Việt suốt 2000 năm qua là 1 chuỗi luẩn quẩn giữa xâm lược, phong tỏa, chiếm đóng, nổi dậy - xen lẫn với những khoảnh khắc bị chia rẽ, đấu tranh bí mật.... Về mặt tinh thần, thì người Việt lúc nào cũng phải ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu."

Người Việt đã phải vật lộn chống lại sự xâm lăng ngoại bang trong hầu hết chiều dài lịch sử của mình. 1 nền văn minh độc nhất vô nhị, thịnh vượng do Triệu Đà sáng lập đã từng tồn tại với tên nước Nam Việt suốt mấy trăm năm cho đến năm 111 trước công nguyên, thì bị vương triều nhà Hán cử quân về phía nam tới chinh phục. (ở đây tác giả nhầm. Triệu Đà là kẻ xâm lược mới đúng. ND) Người Việt đã phải đấu tranh suốt 1000 năm dể thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc. Trong 1000 năm đó, rất nhiều người yêu nước đã trở thành anh hùng dân tộc, danh nhân được thờ phụng trong đền miếu khắp nước Việt. Mọi học trò người Việt đều biết đến tên tuổi của họ. Thế kỷ thứ 1 có chị em Hai bà Trưng. Họ đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại triều đình nhà Hán. Tuy cuộc nổi dậy đã bị đè bẹp, nghiền nát vào năm 43 sau công nguyên nhưng nó cũng đã chống lại được thế lực quân sự ghê gớm nhất châu Á khi ấy những 3 năm trời. Đến thế kỷ thứ 6 thì Lý Bí đã giành được 1 phần đất đai từ tay Trung Quốc, tự xưng vương và cai trị đất nước được 6 năm. Trong các thế kỷ thứ 7, 8 và 9 những cuộc nổi dậy của người Việt đã khiến biên giới phía nam nhà Đường rung chuyển. Cuối cùng, vào thế kỷ thứ 10, sau 1000 năm bị ngoại bang đô hộ, Ngô Quyền đã nhận chìm hạm đội Trung Quốc trong trận Bạch Đằng giang và giải phóng người Việt. Ba trăm năm sau đó, người Việt 2 lần đánh bại quân Mông Cổ, đạo quân từng chinh phục khắp lục địa Á - Âu từ bờ biển Thái Bình Dương đến tận miền trung nước Nga. Trần Hưng Đạo, người đã giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài 12 năm chống lại những kỵ binh can đảm nhất, được coi là thủy tổ loại hình tác chiến mà con cháu ông sẽ áp dụng khi tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông vừa bảo toàn lực lượng vừa khoét sâu vào điểm yếu của đối phương. Ông luôn tìm sự hỗ trợ của người dân. Trần Hưng Đạo ko cố giữ đất mà sẵn sàng bỏ lại các làng mạc hay thậm chí cả kinh thành nếu cần. Nếu thấy địch quá mạnh ông sẽ tránh giao chiến mà chỉ sử dụng du kích quấy rối, rồi tập kích bất cứ lúc nào thấy có lợi. "Địch cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được một đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."

Đến thế kỷ 15, Lê Lợi lại 1 lần nữa đánh lui quân Trung Quốc sau 20 năm bị chúng xâm lăng, cai trị bóc lột. Hầu như giờ đây mọi thành phố ở VN đều có đường phố mang tên Lê Lợi hoặc tượng đài của ông.

Sang thế kỷ 19, người Việt lại phải chống lại 1 kẻ xâm lăng mà họ phải mất gần 100 năm mới đánh đuổi được. Lần này chính là người Pháp. Tên xâm lược này đã chiếm Đà Nẵng năm 1858 rồi vây hãm Sài Gòn vào năm sau. Sau khi bị đẩy lui nhanh chóng, 2 năm sau Pháp trở lại Sài Gòn và đóng ở đó luôn. Đến năm 1883 thì Pháp đã kiểm soát toàn bộ VN. Năm 1887, họ sát nhập Đông Dương vào liên hiệp Pháp. Tới năm 1893 thì khu vực này đã gồm 5 vùng của Đông Nam Á. Ngoài 3 phần của VN là Bắc Kỳ, Trung Kỳ với Nam Kỳ ra, khối liên hiệp này còn bao cả các nước lân cận là Campuchia và Lào.

Chính quyền Pháp cai trị đất nước này cực kỳ hà khắc. Archimedes Patti, sĩ quan OSS Mỹ từng phục vụ ở VN hồi chiến tranh TG 2 đã tổng kết rằng: " Tôi khẳng định trong báo cáo của mình rằng, chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương là ví dụ tồi tệ nhất của việc lạm dụng, vi phạm nhân quyền, tham tàn diễn ra trong suốt 3/4 thế kỷ. Người VN đã bị bóc lột, ngược đãi 1 cách tàn nhẫn; bị chủ Pháp sử dụng như đồ vật trong nhà...Chính điều kiện kinh tế, xã hội tệ hại do chế độ thuộc địa của Pháp tạo ra là mầm mống cho sự bất mãn, nổi loạn..."

Do cách hành xử của người Pháp mà bất mãn, nổi loạn ngày càng nhiều thêm và ngày càng chở nên mạnh hơn. "Xứ Đông Dương thuộc Pháp" được ấn định là tên chính thức của đất nước, cái tên VN vẫn thường sử dụng bị qui cho là cách mạng và bị cấm tiệt.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2016, 06:39:01 am »

Sưu thuế quá cao khiến nông dân bị bần cùng hóa dẫn đến việc đất đai ngày càng tập trung vào tay 1 số ít người. Chẳng bao lâu sau, 50% ruộng đất đã thuộc quyền sở hữu của 2% dân số và tá điền phải trả tô đến 70% hoa lợi cho địa chủ. Người Pháp duy trì sự độc quyền trong sản xuất rượu, thuốc phiện và muối. Họ nhập khẩu cây cao su, phát triển thành 1 ngành công nghiệp mới giành cho 1 số ít người ngoại quốc nắm giữ.

Người Pháp bãi bỏ hệ thống quan lại cũ rồi thay bằng chính quyền riêng của mình. Người Việt chỉ leo được vào các vị trí công chức cấp thấp một khi họ là tín đồ Công giáo La Mã nói tiếng Pháp. Những người bản xứ bước chân vào được chính quyền dân sự thì cũng chỉ nhận được đồng lương ít ỏi, khả năng thăng tiến rất hạn chế. Ngay cả những người Pháp cấp thấp nhất cũng được trả lương cao hơn người Việt gấp 6 lần. Thêm vào đó, VN đã trở thành 1 'bãi rác' cho những người Pháp khao khát hành nghề dân sự nhưng lại ko kiếm nổi việc ở quê nhà. Số lượng người Pháp dùng để cai quản 30 triệu dân Việt còn nhiều hơn số lượng người Anh sử dụng để thống trị 325 triệu người Ấn. Tiền chi trả cho cái cấu trúc thượng tầng đồ sộ này hầu hết đều đến từ sưu cao, thuế nặng giáng xuống đầu người Việt.

Những người dân tộc chủ nghĩa đã nổi dậy chống Pháp; nhiều người trong số họ đã bị trừng phạt rất tàn khốc như xử tử hoặc lưu đày khổ sai. Pháp lê máy chém đi khắp nơi để đối phó với những người chống đối. Nhà tù Hỏa Lò, sau trở nên nổi tiếng trong chiến tranh với cái tên "Hanoi Hilton" cũng do Pháp xây dựng để bỏ tù những người Việt ương bướng.

Năm 1890, 1 nhà cách mạng tương lai đã được sinh thành trong gia đình họ Nguyễn ở tỉnh Nghệ An. Người đó được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung, người được cả thế giới biết đến bởi bí danh Hồ Chí Minh sau này. Ông thân sinh của cụ Hồ tuy xuất thân trong 1 gia đình nông dân nhưng lại được ăn học đến nơi đến chốn. Với học thức của mình, ông đã đạt được 1 chức quan nhỏ trong cái triều đình bù nhìn do Pháp điều khiển và từ vị trí này ông được tiếp xúc với những bằng chứng trực tiếp của sự thống trị ngoại bang. Chính những trải nghiệm này đã nuôi dưỡng xu hướng chống Pháp trong ông và được ông truyền lại cho các con của mình. Người con gái, bị bắt và phạt tù chung thân vì tội tuồn vũ khí cho quân phiến loạn. Người con trai cả trở thành 1 nhà văn yêu nước đã viết đơn kiến nghị cho nhà cầm quyền Pháp, phản đối điều kiện sống của đồng bào mình và đòi độc lập.

Lịch sử Đảng Cộng sản VN cho ta biết người con trai út, sau này trở thành Hồ Chí Minh, đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng khi mới 5 tuổi, với nhiệm vụ làm liên lạc giữa các nhóm nổi dậy chống Pháp. Cậu bé thông minh sáng dạ lắng nghe chăm chú những mẩu chuyện về các vị anh hùng đã giành độc lập cho nước Việt. Sau đó anh trở thành nhà giáo và tham gia dạy học 1 thời gian. Năm 22 tuổi anh lên tàu khách của Pháp rồi cập bến New York và sau đó là Paris, nơi có 1 cộng đồng người Việt sống tha hương đông đúc, cái nôi của cách mạng. Tuy nhìn có vẻ mảnh khảnh nhưng chàng trai Hồ Chí Minh lại là người rất thông tuệ và có sức lôi cuốn quần chúng. Anh đắm mình vào những ưu điểm của Chủ nghĩa xã hội và sau đó là những lời dạy của Lê Nin. Tiểu sử đầy cảm động của bác cho biết người có đủ cả 6 đức của Nho giáo là Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, liêm chính chí công vô tư. Người có khả năng lôi cuốn sự trung thành trong nháy mắt và tiếp tục ở nước ngoài thêm 30 năm nữa. Trong lúc người vắng mặt, những cuộc nổi dậy ở quê nhà vẫn tiếp tục xảy ra.

Năm 1930, xảy ra 1 sự kiện lớn tác động đến nhân dân VN. Vào đêm mùng 8 tháng 2, 1 nhóm phiến quân đã tập kích vào 1 đồn Pháp. Phía Pháp trả đũa bằng nhiều cuộc tấn công trên bộ, trên không với qui mô rộng lớn và có thể đã sát hại nhiều người dân vô tội, gồm 1 số lớn phụ nữ, trẻ em -  hơn là quân cách mạng. Hậu quả làm cho nhân dân rất phẫn nộ, thúc đẩy phong trào chiến đấu lan ra cả nước trong năm đó, cướp đi nhiều sinh mạng, tài sản. Để giảm bạo lực, Pháp tiến hành 1 cuộc đàn áp khốc liệt những người cách mạng chống đối. Hồ Chí Minh bị tuyên án tử hình vắng mặt. Nhiều người khác bị bắt, xử tử hoặc bị lưu đày. Võ Nguyên Giáp, người trở thành nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của VN trong 2 cuộc kháng chiến, kịp thời trốn thoát sang Trung Quốc sống lưu vong. Vợ cùng đứa con gái nhỏ của ông đều bị bắt và mất trong tù. Vợ ông chết sau khi bị tra tấn dã man.

Năm 1941, cụ Hồ rời châu Âu đến Trung Quốc, ở vùng giáp biên với VN. Cụ đã gặp Giáp lần đầu tiên ở chính nơi này. 2 người gắn bó với nhau cho đến tận khi cụ Hồ mất năm 1969. Thời điểm họ gặp mặt cũng là lúc VN có 1 kẻ chiếm đóng mới, đó là người Nhật. Cụ Hồ và Giáp đã cộng tác với OSS chống Nhật với mơ ước Việt Nam được độc lập sau chiến tranh. Chỉ 2 tuần sau khi Nhật thất trận năm 1945, cụ Hồ đã bước lên lễ đài ở Hà Nội đọc bài diễn văn phóng tác theo ý bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Cụ khẳng định VN là 1 nước tự do và độc lập, kể từ nay sẽ tự trị ko cần sự can thiệp của nước ngoài. Pháp lúc đó chẳng có lực lượng nào để điều đến đàn áp phong trào của Hồ Chí Minh hết.

Cụ Hồ cùng với Võ nguyên Giáp bắt đầu xây dựng các đơn vị quân đội từ lực lượng bán quân sự được hình thành bởi những người dân tộc thiểu số hồi đầu thập niên 40. Trung đội đầu tiên của 1 quân đội hùng mạnh sau này đã được tổ chức vào năm 1944. Nó được lấy tên là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Việc chú trọng vào công tác tuyên truyền ko có gì sai mà nó phản ánh đúng kinh nghiệm chống ngoại xâm của người Việt. Cụ Hồ có ý nhắc nhở những chiến sĩ của mình rằng mọi sức mạnh đều từ nhân dân mà ra. Tướng Giáp cũng như những người tiền nhiệm, đều hiểu rõ sức mạnh của nhân dân. Dù mục đích vẫn được Hoa Kỳ rao giảng tại VN là giành lấy khối óc, con tim người dân thì cả người Pháp lẫn hầu hết người Mỹ sau này đều tin chỉ cần hỏa lực và công nghệ áp đảo là đủ để họ có thể hoàn thành mục tiêu đó. 1 cụm từ được nhắc đi nhắc lại trong suốt cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN là : "Cứ bóp chặt dái chúng, là con tim và khối óc chúng phải theo ngay".
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2016, 09:31:30 am »

Giáp tung lực lượng ra đánh Pháp ngay sau cụ-Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. . Thoạt tiên, quân nổi dậy bị tổn thất nặng vì họ sử dụng chiến thuật thông thường chống lại công nghệ vượt trội. Tướng Giáp cùng các cán bộ của mình nhanh chóng nhận ra rằng muốn khắc chế những ưu thế về quân số, hỏa lực, phi cơ, tính cơ động của Pháp thì Việt Minh sẽ phải quay về sử dụng chiến thuật của cha, ông mình. Với chiến thuật này, Giáp có thể ko có nhiều trận thắng quân Pháp. Nhưng ông cũng chẳng cần phải làm như thế mà chỉ muốn làm sao để chúng cút đi. Ông lật 1 trang trong cuốn sách do Trần Hưng Đạo, người đã lãnh đạo dân Việt chống quân Nguyên Mông, trong đó viết thế này "Giặc đã phải chiến đấu xa quê suốt nhiều năm nay...ta phải làm giặc thêm suy yếu bằng cách lôi chúng vào những chiến dịch dài ngày. Một khi nhuệ khí của chúng đã bị bẻ gãy thì chúng có thể bị tiêu diệt dễ dàng". Nhiều năm sau đó, hỏa lực, công nghệ tối tân của Mỹ cũng phải sa lầy khi chống lại triết lý này. Bất cứ ai từng tham gia chiến đấu hoặc nghiên cứu cuộc chiến tranh của Mỹ tại VN đều sẽ nhận thấy những chiến thuật mà tướng Giáp dùng hồi chống Pháp.

Giáp học được rằng đừng bao giờ giao chiến nếu mình ko chắc thắng. Người Mỹ, cực kỳ tự tin vì sự ưu việt của hỏa lực mình có, rất bực bội vì điều này. Họ dè bỉu chiến thuật của tướng Giáp là hạ cấp, tiểu nhân, ko fair play.

Thêm vào đó, hỏa lực phương tây cũng là 1 con dao 2 lưỡi. Rất khó kiểm soát hỏa lực thế nên chúng thường xuyên đánh nhầm người vô tội. Rất nhiều người VN, vốn ko theo Cộng sản, đã lên đường đi kháng chiến vì hỏa lực điên cuồng kia đã khiến gia đình, nhà cửa, ruộng vườn tan nát, mất kế sinh nhai...Những tuyên truyền viên của tướng Giáp cũng nhanh chóng khai thác lấy điều này.

Tướng Giáp khắc phục yếu điểm của quân mình bằng các chiến thuật kiểu như bắn 1 vài phát đạn vào những đồn địch nhỏ, vừa đủ để quân đồn trú xuống tinh thần buộc địch phải tăng quân, cùng trang thiết bị để bảo vệ.

Chỉ cần 1 du kích hay 1 tổ nhỏ là đã có thể, nhẩn nha cài mìn trên đường xá, cầu cống trong bóng đêm thanh mát. Rồi sau đó, toàn bộ những đội công binh Pháp hay Mỹ, cùng những toán quân đi kèm để bảo vệ họ, buộc phải làm việc hết sức căng thẳng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cẩn thận từng ly từng tí, để dò, quét mìn trên đường cứ mỗi khi cần sử dụng.
Tướng Giáp cố gắng làm cho quân Pháp, quân Mỹ nhìn thấy gì cũng sợ. Chẳng đơn vị nào ko xảy ra những chuyện kiểu như bị trẻ con lẳng lựu đạn vào đội hình, bà già làm trinh sát cho súng cối địch bắn, hay tay sĩ quan, hạ sĩ quan VNCH kia bỗng đâu lại trở thành thành viên của VC. Dường như danh sách những mẩu chuyện kiểu này dài đến vô tận. Rồi thì chỗ nào cũng có mìn bẫy. Tại 1 số khu vực chúng gây đến 80% thương vong cho quân Pháp, quân Mỹ. Người Pháp nói quá trình tiêu hao này cứ thế bằng mọi cách gặm nhấm từ từ tinh thần của họ.

Tướng Giáp yêu cầu mọi đơn vị trên chiến trường phải tự chịu trách nhiệm về mình. Nếu gặp khó khăn thì phải tự mình tháo gỡ; thậm chí khi đối diện với nguy cơ bị tiêu diệt đi chăng nữa cũng đừng trông chờ vào sự cứu giúp từ bên ngoài. Chính mặt trái này bên phía đối phương cũng tạo ra lợi thế cho những người Cộng sản. Khi tập kích, mai phục 1 đơn vị địch xong họ lại sẵn sàng chờ phục kích lực lượng cứu viện mà người Pháp hay người Mỹ luôn điều đến. Đôi khi họ thu hút được hàng loạt đơn vị địch vào bẫy, gây cho địch những thiệt hại nặng nề rồi rút lui khi cảm thấy bị đe dọa. Người Pháp và nhất là người Mỹ từng liều mạng đổ rất nhiều nhân lực, vật lực vào chỉ để cứu lấy 1 đơn vị nhỏ hay thậm chí là 1 người duy nhất.

Bóng ma trận Alamo hay cuộc tử thủ của Custer ko cho phép tư duy quân sự Mỹ hành động như thế. (trận Alamo diễn ra giữa quân Mexicco và quân Mỹ năm 1836, sau 13 ngày vây hãm quân Mexico chiếm được khu đồn, giết sạch lính cố thủ; Custer là Trung tá kỵ binh Mỹ bị lọt ổ phục kích của người da đỏ trong trận Little Bighorn năm 1876, toàn quân bị tiêu diệt. ND)






Chương 2
Mỹ vướng phải mớ bòng bong



Trước khi xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ đã có thể rút khỏi VN 1 cách êm thắm. Các chính trị gia hiếm khi chịu nhận lỗi nếu như họ còn cách để nói dối quanh co, nhưng có 2 lý do như thế mà họ lại ko chịu tận dụng. Phương châm tránh sa vào 1 cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á của tổng thống Dwight Eisenhower là 1 trong số đó. Sự bất ổn, thay đổi xoành xoạch của chính phủ nam VN là lý do thứ 2.

Khó có thể tin câu hỏi "Ai để mất VN?" sẽ khiến đám đông la hét phản ứng kịch liệt hơn câu "Ai để mất Trung Quốc?" 10 năm trước, nhưng trong thực tế, năm 1964 lại là năm để bầu cử tổng thống. Dù tổng thống đương nhiệm là Lyndon Johnson có tô vẽ thượng nghị sĩ Barry Goldwater, ứng viên của đảng Cộng Hòa như 1 kẻ hiếu chiến đi nữa thì ông ta cũng ko muốn mình bị coi là yếu đuối. Ông ta vốn là dân Texas, và mẹ kiếp, có đủ mọi tính cách của đầu bò đầu bướu của họ. Johnson tự cho mình là 1 đấng trượng phu. Vài tháng sau cuộc bầu cử, trong 1 buổi họp ở Nhà Trắng, khi Arthur Goldberg, chủ tịch Pháp viện hỏi tổng thống Johnson lý do tại sao Mỹ ở lại VN? Johnson kéo khóa quần, móc 'thằng nhỏ' ra bảo: "Lý do đây nè". Việc Bắc Việt Nam có dùng tàu tuần tiễu khiêu khích các tàu chiến của Hải quân Mỹ tháng 8 năm 1964 hay ko hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng điều đó cũng chẳng có gì quan trọng khi mà chính Mỹ đã hỗ trợ các cuộc tập kích, đột nhập chống lại Bắc Việt cả chục năm nay hay việc những cuộc tuần tra của hải quân trong chiến dịch DeSoto có lẽ đã thật sự xâm phạm lãnh hải của họ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2016, 07:18:29 pm gửi bởi ngthi96 » Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2016, 01:33:18 pm »

Cuộc tấn công của Bắc Việt như 1 lý do hoàn hảo đã bị chộp lấy để chứng tỏ cho họ thấy được sức mạnh quân sự Mỹ. Tổng thống Johnson được trao quyền trả đũa bằng cách dùng tàu sân bay đánh phá các mục tiêu của Bắc VN. Vài tháng sau đó, 1 loạt sự cố leo thang ở cả trong lẫn ngoài miền nam VN đã khiến đất nước này được công chúng Mỹ chú ý mà chưa cần nói tới sự kích động của chính quyền Lyndon Johnson. Nhưng việc leo thang cũng chưa phải là di sản quan trọng nhất thời kỳ này. Bước ngoặt đã xảy ra khi Lyndon Johnson yêu cầu Quốc Hội trao cho mình được phép tiến hành 1 cuộc chiến tranh ko tuyên bố ở Đông Nam Á.

Chẳng phải người nào trong chính quyền cũng lạc quan trước triển vọng của Mỹ tại VN. Ngay từ đầu năm 1963, John McCone, giám đốc cơ quan tình báo trung ương (CIA) bày tỏ sự hồ nghi với tổng thống Kennedy về tính hiệu quả trong nỗ lực của Mỹ. Ông ta cho sự phiêu lưu ở VN là "thiếu khôn ngoan" và "cực kỳ nguy hiểm..." Quan điểm của McCone bị gạt phăng vì đã "đi chệch chính sách".

Vào tháng 4 năm 1964, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, chấp thuận tổ chức 1 chò trơi chiến tranh (war game) có tên là Sigma-I-64 nhằm kiểm nghiệm ảnh hưởng của việc tăng cường ném bom xuống miền Bắc VN. Dù được tiến hành bởi 1 nhóm sĩ quan có cấp bậc từ trung tá đến chuẩn tướng cùng các đối tác dân sự bên tình báo nhưng kết quả mà kịch bản này đem lại chẳng có gì khả quan. Kết luận cho thấy là vị thế của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở nên xấu đi, đưa đến 2 lựa chọn - Hoặc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoặc Mỹ leo thang dần dần. Phái diều hâu trong chính quyền ko tin những kết luận này, vì vậy 5 tháng sau, kịch bản thứ nhì có tên Sigma-II-64 được xúc tiến. Lần này những người tham gia có quân hàm, chức vụ cao hơn hẳn. Trong đó có tướng Earle Wheeler, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân; tướng Curtis LeMay, tham mưu trưởng Không lực; Cyrus Vance, thứ trưởng bộ quốc phòng cùng với Cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy. Thế nhưng, kết quả của SIGMA II cũng chẳng sáng sủa gì hơn lần trước. Ngỡ ngàng trước kết quả trên, Robert J. Meyer, người của CIA đã viết bức thư chỉ trích quyết liệt những nỗ lực của Mỹ ở VN. Với một thông điệp chính trị đáng tin cậy, ông ta ko những nghi ngờ hiệu quả của việc dùng sức mạnh Không quân chống miền Bắc mà còn khả năng dùng 1 lượng lớn quân Mỹ trên bộ nhằm đánh bại quân kháng chiến. Nhưng các nhà hoạch định chính sách lại cho rằng mình 'thông minh' hơn nên đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của Meyer.

Những tháng tiếp sau đó, dưới áp lực của quân giải phóng, tình hình nam VN xấu đi nhanh chóng. Cho đến cuối năm 1964, nhiều nơi VC hoạt động với qui mô cấp trung đoàn mà ko vấp phải sự phản kháng gì mấy từ chính phủ Sài Gòn. Tướng Giáp có tới 3 sư đoàn đầy đủ sức mạnh trong phạm vi 50 dặm quanh Sài Gòn và ông hy vọng có thể cô lập được nó khi thời cơ đến. Tháng 2 năm 1965, sau khi đi thăm cả 4 vùng chiến thuật của nam VN, trung tướng Bruce Palmer nhận thấy VC đã kiểm soát hoặc cắt đứt mọi tuyến đường sắt, đường bộ, giao thông liên lạc ở những vùng trọng yếu của quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội. Nam VN đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

Tướng John Throckmorton, phó của Westmoreland, khi tới thăm Đà Nẵng, 1 thành phố lớn dân cư đông đúc ở vùng I chiến thuật, nằm về phía bắc nam VN, đã tuyên bố nơi đây đang nằm trong vòng nguy hiểm. Ko chỉ mối họa đến từ mặt đất, mà còn có nhiều lo ngại về việc Bắc Việt sẽ sử dụng máy bay do LX cung cấp tập kích những cơ sở trọng yếu ở Đà Nẵng. Căn cứ này càng trở nên quan trọng khi chính quyền Johnson quyết định tiến hành chiến dịch Sấm Rền - Rolling Thunder, với hàng loạt những cuộc không tập, ném bom xuống Bắc VN. Đà Nẵng trở thành 1 căn cứ xuất phát quan trọng cho các loại máy bay.

Để bảo vệ căn cứ chống lại các cuộc không kích có thể diễn ra của Bắc Việt, Westmoreland yêu cầu điều 1 đơn vị tên lửa phòng không Hawk đến và giao nó cho tiểu đoàn  tên lửa phòng không hạng nhẹ số 1, binh chủng TQLC. 2 tiểu đoàn  bộ binh TQLC là các tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 cùng tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 đã đổ bộ vào ngày 8 tháng 3 để bảo vệ đơn vị tên lửa cũng như phòng thủ căn cứ chống lại các cuộc tấn công mặt đất. Việc các tiểu đoàn TQLC được triển khai tới phòng thủ tại sân bay Đà Nẵng là vì đây cũng là chỗ đóng quân của các đơn vị tên lửa thuộc cùng binh chủng và tướng Westmoreland thì cho rằng làm như thế sẽ đỡ lộn xộn. Nhiệm vụ của TQLC chỉ là 'chiếm lĩnh, bảo vệ các cơ sở quan trọng của sân bay'. Một cách rõ ràng, dứt khoát là họ "tuyệt đối ko được" tham gia các trận đánh dài ngày chống lại VC. Lyndon Johnso rất lo công chúng sẽ phản đối việc gửi TQLC đi. Ông ta bảo Robert McNamara: "Tác động tâm lý đối với việc gửi TQLC đến ngày càng tệ hại. Và tôi đủ khôn để nhận ra điều đó. Các bà mẹ sẽ nói thế này 'Uh-oh chuyện gì mà ghê vậy ta!’...Mẹ kiếp, tôi chả hiểu tại sao ta ko thay đám TQLC bằng cảnh sát? TQLC là quân tinh nhuệ. Nó sẽ gây ra lắm sự chú ý. 1 thằng Lục quân hay 1 thằng hải quân cũng ko gây chú ý nhiều đến thế. Nhưng..."

Lyndon Johnson cũng có những hoài nghi về khả năng giành chiến thắng của Mỹ tại VN, nhưng ko bao giờ tuyên bố công khai. Ngày 26 tháng 2 năm 1965, ông ta đã nói với McNamara: "Tuy chẳng bao giờ nghĩ đến khả năng xấu nhất là thua cả, nhưng tôi cũng chưa thấy được ta nên dùng cách nào để có thể chiến thắng." Ngày 24 tháng 3, ngay sau khi những TQLC đầu tiên đổ bộ vào VN, John McNaughton, Trợ lý về các vấn đề an ninh quốc tế đã phác thảo cho thủ trưởng mình là Robert McNamara trong bản báo cáo nội bộ về các mục tiêu hoạt động quân sự của Mỹ ở miền nam VN như sau:
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2016, 08:37:08 am »

70% là để tránh 1 thất bại nhục nhã (ảnh hưởng đến danh tiếng 'anh cả' của chúng ta)

20% để giữ lãnh thổ miền nam VN (cùng lân bang) khỏi tay Trung Quốc.

10% để cho người dân miền nam có được cuộc sống tốt hơn.

Ngoài ra - còn là để tránh vết nhơ khó thể tẩy rửa do những phương pháp đã sử dụng. Chứ chẳng phải là để - "giúp bạn bè", vì thật khó mà ở lại khi người ta chỉ trực đuổi cổ.
Bản báo cáo của McNaughton cho thấy, vào tháng 3 năm 1965, mối quan tâm chính của Mỹ khi mở rộng chiến tranh ở VN ko phải để bảo vệ dân chủ thế giới, cũng chả phải nhằm giữ cho Đông Nam Á khỏi rơi vào tay Cộng sản và chắc chắn càng ko phải là "để giúp bạn bè". Hoa Kỳ cố đấm ăn xôi vì cảm thấy thật bẽ mặt nếu như phải 'cút' thật. Vào lúc ấy mới có 581 người Mỹ thiệt mạng ở VN; bằng chưa đến 1% của tổng số cuối cùng.

Việc TQLC đổ bộ vào thời điểm này được chính quyền Johnson xem như nhằm 'giải quyết cho xong nhiệm vụ'. Sau khi đã thắng bầu cử và được Quốc Hội bật đèn xanh, tổng thống Mỹ giờ đủ khả năng để chơi rắn hơn với VN. Tuy nhiên, chương trình Xã hội vĩ đại mới là tình yêu đích thực của Johnson. Những thành tích đối nội mới khiến sự nghiệp chính trị của ông lên đến đỉnh điểm. VN chỉ là thứ gây khó chịu, làm mất tập trung. Johnson dự định việc Mỹ gia tăng áp lực sẽ giúp 'giải quyết rốt ráo mọi chuyện', để ông ta sau đó có thể rảnh tay với các vấn đề trong nước.

Như đã làm suốt cuộc chiến tranh, người Mỹ đánh giá cực kỳ thấp cái giá mà những người Cộng sản sẵn sàng chi trả. Bắc Việt sẵn sàng leo thang để đáp lại sự leo thang của Mỹ. Quyết định quan trọng nhất nhằm đáp lại việc hiện diện của Mỹ là Bắc Việc đã điều quân chính qui vào nam. Trước khi các đơn vị quân Mỹ thông thường đổ tới thì người Cộng sản gọi cuộc xung đột với chế độ miền Nam với vũ khí và cố vấn Mỹ là "chiến tranh đặc biệt - special war ". Đến khi đối mặt với những đơn vị chủ lực quân Mỹ chính sách của họ nhanh chóng đổi thành "chiến tranh trực tiếp - direct war ". Thật vậy, những người Cộng sản sẽ tiếp tục chiến tranh du kích nhằm khắc chế hỏa lực vượt trội, sức cơ động của Mỹ, nhưng họ cũng mong được đối đầu trực tiếp với những đơn vị tác chiến chuyên nghiệp của địch quân. Hạn mức quân Mỹ tham gia chỉ với 2 tiểu đoàn TQLC ko còn giữ được nữa. Harold K. Johnson, tham mưu trưởng Lục quân, người ở VN lúc TQLC đổ bộ, đã quay về Washington khuyến nghị cần triển khai thêm 1 sư đoàn lục quân nữa. Do chưa sẵn sàng trả giá về chính trị trước sự tăng quân lớn như thế, trong bị vong lục An ninh quốc gia số 328, ban hành ngày 4 tháng 6 năm 1965, tổng thống Johnson chỉ cho phép bổ sung thêm 2 tiểu đoàn TQLC. Tài liệu này cũng chỉ đạo: "thay đổi nhiệm vụ của tất cả các tiểu đoàn TQLC đã triển khai đến VN. Họ được phép hoạt động tích cực hơn nữa."

Các tiểu đoàn bắt đầu ùn ùn đổ vào VN như nước lũ. Việc triển khai các đơn vị TQLC đến thêm dẫn đến việc phải tổ chức ra những bộ chỉ huy có qui mô lớn hơn nữa. Các bộ phận thuộc sư bộ sư đoàn 3 TQLC, của thiếu tướng William Collins cũng đã đổ bộ để chỉ huy các cuộc hành quân của TQLC. Sau khi sang VN vài tuần thì tướng Collins quay về Mỹ kết thúc đợt phục vụ. Người đến thay ông ta là Lewis W. Walt, mới được thăng làm thiếu tướng trước khi sang VN mấy ngày và được coi là sĩ quan 'trẻ' khi lên tới cấp bậc như thế trong binh chủng TQLC.
Lew Walt là 1 người to lớn, vạm vỡ (ông mặc măng tô size 48) sinh ở Kansas và lớn lên tại Colorado. Từng là ngôi sao môn bóng bầu dục của đại học bang Colorado và là anh hùng trong chiến tranh TG 2 và chiến tranh Triều Tiên. Ở Guadalcanal ông được tặng thưởng huân chương sao bạc vì thành tích cứu thương binh dưới lằn dạn súng máy quân Nhật. Tháng 1 năm 1944, tại mũi Gloucester, đảo New Britain, Walt chứng kiến cảnh cả 6 thành viên 1 khẩu đội pháo 37mm TQLC bị thương vong khi họ cố đưa khẩu pháo của mình lên đỉnh đồi. Ko hề ngần ngại, Walt một mình lao lên trước, đẩy khẩu pháo. Noi gương ông, nhiều TQLC cũng xông lên giúp sức. Sau khi lên được đỉnh đồi, Walt cùng toán lính nhỏ đã chặn đứng 5 đợt phản kích dữ dội của quân Nhật. Vì thành tích này mà ông được tặng chiếc huân chương chữ thập hải quân đầu tiên. 8 tháng sau ông lại nhận huân chương chữ thập hải quân thứ 2 trên đảo Peleliu. Trong 1 trận kịch chiến với quân Nhật, khi cả chỉ huy trưởng lẫn chỉ huy phó 1 tiểu đoàn bộ binh TQLC đều tử trận, Lew Walt lập tức nắm ngay lấy quyền chỉ huy, xốc lại đơn vị dưới hỏa lực dữ dội của quân địch dẫn nó lên chiếm mục tiêu.

1 thời gian ngắn sau khi được bổ nhiệm tới VN, Walt được thăng lên trung tướng và sẽ trở thành 'kiến trúc sư' cho những chiến dịch của TQLC ở đó trong 2 năm. Lúc Walt lên chức cũng là lúc máy bay thuộc Không đoàn 1 TQLC được điều qua VN. Lực lượng kết hợp giữa các sư đoàn bộ binh và Không đoàn phi cơ này trở thành Lực lượng viễn chinh TQLC III và mấy hôm sau thì đổi tên thành Lực lượng thủy bộ III (III Marine Amphibious Force - MAF. Đơn vị cấp tương đương quân đoàn. ND). Lý do của việc đổi tên là vì cái từ "viễn chinh" làm cho người ta nhớ đến lực lượng viễn chinh Pháp, những kẻ đã phải rời VN ko kèn ko trống. Tướng Walt chính là tư lệnh đầu tiên của III MAF.

Tính tiền hậu bất nhất trong các chính sách của chính quyền Johnson ngày càng lộ rõ. Chỉ trong vòng có mấy tuần mà Hoa Kỳ đã chuyển từ chính sách bảo vệ sân bay sang "chiến lược vùng đất lõm" (enclave strategy) mà người đề xuất chính là tướng về hưu James Gavin."Chiến lược vùng đất lõm" có nghĩa quân Mỹ sẽ triển khai tới những vùng lõm quanh căn cứ chính rồi từ đó tiến hành các hoạt động tấn công trong bán kính 50 dặm. Chiến lược này được nhiều người trong binh chủng TQLC hoan nghênh và được coi là bước đầu tiên trong quá trình bình định và kiểm soát dân chúng. Tướng Walt tuyên bố khi tới VN nhận nhiệm vụ: "Với 100.000 người hiện đã nằm trong tầm bắn của súng cối 81mm tại Đà Nẵng, tôi sẽ làm bắt tay vào công cuộc bình định." Thật ko may là phương thức tiến hành chiến tranh này chỉ 'thọ' được trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM