Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:12:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Nội Tháng chạp 1972  (Đọc 39967 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 01:00:52 am »

        Tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng đi phép đợt hai. Mặc cho tình hình căng thẳng thế, chính ủy Thảo vẫn chưa cho gọi anh về. "Tiếng súng sẽ là hiệu lệnh thu quân", chính ủy tuyên bố như vậy"

        Sáng ngày 18, đang lợp lại cho vợ cái chuồng gà, Thắng bỗng thấy nóng ruột vô củng. Anh càng làm càng thấy chán việc, chỉ muốn làm qua quýt cho xong. Anh đoán ở tiểu đoàn của anh cỏ chuyện gi đây. Buổi trưa ngồi bể con anh vẫn thấy còn cảm giác đó. Hay là đơn vị đã có lệnh đi gấp? Nhưng tại sao "ở nhà" không điện khẩn cho anh? Không kìm lòng được, Thắng đem chuyện ấy nỏi với vợ trong bữa cơm chiều. Chị vợ có ỷ không bằng lòng, cứ lặng ngắt cho đến cuối bữa.

        Thế là cái tổ ấm nhỏ bé của Thăng bỗng dưng có một buổi chiều tẻ lạnh. Càng im lặng, anh càng cảm thấy ruột gan cồn cào. Chưa bao giờ anh có cảm giác như thể. Tốì hôm ấy trời rét. Vợ chồng anh tắt đèn đi nghỉ sớm. Vợ anh vẫn còn giận, nằm xoay lưng lại phía chồng nói dỗi : "Anh nghỉ phép đi B mà lúc nào cũng nhắc nhỏm nói đến đơn vị. Muốn đi thì cứ đi đi...". Thắng thấy vai vợ rung rung trong tay mình. Chợt nhận ra mình sắp xa vợ, xa con, đi biền, biệt chưa biết hao giờ mới về, anh ngẩn ngơ, ân hận...

        Đang định lựa lời an ủi vợ, bỗng Thẳng nghe có tiếng máy bay. Như một chiếc lò xo, anh bật dậy chạy ra giữa sân đứng nghe cho rõ hơn. Còn đang ngỡ ngàng vì tiếng động cơ là lạ, ào ào như tiếng xay lúa, Thắng thấy những chớp lửa chói lòa, liên tục hắt lên từ chân trời trước mặt. Sau đó là hàng loạt tiếng nổ, giật mạnh, đanh rền. Đã qua nhiều trận bom, Thắng chưa bao giờ gặp một trận đánh dữ dội như thế này. Tên lửa, cao xạ bắn lên mỗi lúc một nhiều. Đủ loại tiếng nổ chồng lên nhau rền từng hồi dài.

        - Nỏ đánh Hà Nội rồi ! - Thắng nghiến răng, dậm chân, chợt nhìn thấy vợ, phong phanh đứng đằng sau, Thắng nói thêm - Tiếng bom nghe lạ lắm ! B.52 vào đánh rồi!

        Tiếng kẻng báo động vang khắp bốn bề, chìm trong tiếng bom.

        - Có phải cho con xuổng hầm không ? - Vợ Thắng hỏi.

        Khống kịp trả lời vợ, Thắng vơ quáng vơ quàng vo viên quần áo, chăn màn nhét vào chiếc ba lô con cóc. Anh lập bập nói trong hơi thở :

        Anh phải về tiểu đoàn. Nó đánh lớn lắm !

        Như phụ họa với câu nói của Thắng, những chớp lửa lại lỏe sáng ngoài cửa sổ. Căn buồng lại rung lên. Người phụ nữ chưa hết hoảng hốt vỉ trận bom bất thần dội xuống ở đâu đó rất gần (cả hai vợ chồng đều không biết B.52 đang đánh sân bay Hòa Lạc, cách nhà. họ không xa) chị sững sờ, choáng váng vì ý định ra đi của chồng, Chị nhìn  ra ngoài trời. Trăng suông, gió rít lạnh lẽo. Chị ôm chặt đứa con vào lòng, mệt mỏi dựa lưng vào tường nhìn chồng chằng buộc ba lô vào xe. Chị hiểu, anh không thể  làm khác được. Mãi đến khi chồng nói "Anh đi đây, mẹ con cẩn thận đấy nhé !" rồi nhẩc bổng chiếc xe qua bậc cửa, chị mới choàng tỉnh, chạy theo anh ra đến sân dúi vội vào tay chồng lọ dẫu "con hổ" nóỉ lạc cả giọng: "Anh xem còn quên gì không? Xoa dầu cho nó đỡ lạnh". Thắng sững lại cúi xuống sát mặt vợ, nhìn rõ hai vệt nước mẳt đang chảy âm thầm trên má chị.

        Đêm ấy, tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng đạp xe một mạch từ Sơn Tày về trận địa. Anh băng qua Hà Nội, vượt cầu Long Biên, Cầu Đuống và lần mò qua những khu vực B.52 vừa đánh phả ở cầu Chui, Yên Viên. 4 giờ sáng ngày 19 tháng 12 anh đã ngồi trước màn hiện sóng "Vi-cô" chỉ huy tiểu đoàn chiến đấu. Sau này, mỗi khi nhớ lại đêm 18, Thắng vẫn thường nói trong tiếng cười sảng khoái "Ngày hôm ấy ở tiểu đoàn anh em hết mong lại nhắc đến mình liên tục như thế thảo nào mình chẳng nỏng ruột. Lạ thật, chẳng lẽ con người lại cỏ thể linh cảm được như thế ư?".

        Đêm 18, nhiều cán bộ, chiến sĩ trung đoản 261 khi nghe súng nổ đã trở về đơn vị như Thắng, gần thì họ chạy bộ, xa thì họ đạp xe. Mọi người vẫn kể

        - Có một chiến sĩ trẻ, quê ở Đông Anh, đang đi dạo với người yêu thì trận đánh xảy ra. Ngay lập tức ngườỉ yêu của  anh dùng xe đạp đưa anh tới trận địa tên lửa. Đêm ấy còn cỏ thêm một chỉ tiết lý thú nữa: cùng chung chặng đường từ Sơn Tây về đơn vị như Trần Minh Thắng còn có cặp vợ chồng Cấn Quách Dỹ, chiến sĩ lái xe, tiều đoàn 57 trung đoàn 261. Được nghỉ phép Dỹ đưa vợ từ thị trấn Yên Viên về quê anh ở Thạch Thất (Sơn Tây) thăm gia đình. Cũng như Thắng, sau đợt bom B.52 đầu tiên, Dỹ quyết định trở lại tiểu đoàn của anh ngay. Lòng đầy hăng hái, chị Đinh Thị Liệu, vợ anh đã ủng hộ quyết định của chồng. Đêm tối, hai vợ chồng lại chỉ có một chỉếc xe đạp. Chuyến đi của họ lâu  hơn, vất vả hơn Thắng rất nhiều.

        Ngồi đằng sau xe, chị Liệu cứ đẫm thùm thụp vào lưng chồng, đòi đạp thay anh một đoạn. Dỹ ầm ừ nhưng vẫn cắm cúi đạp: "Ngồi yên nào...". Anh lần lượt cởi áo trấn thủ, áo  quân phục ấn vào tay vợ.

        Gà gáy sang canh, họ có mặt ở Cầu Đuống. Chị xuống xe kiên quyểt giục anh: "Nó đảnh Yên Viên rồi ! Anh đừng về nhà nữa!'' Dỹ ngần ngử, để chị một mình đi về nhà anh không đành lòng.

        Dùng dằng một lúc, anh theo đường số 3 lên Đông Anh, chị thẳng đường 1 về nhà, nơi họ đến đều là bãi bom B.52 vừa rải thảm...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2015, 07:57:36 am »

        Cho đến sẩm tối ngày 18 tháng 12, bầu trời Bắc Bộ vẫn hoàn toàn yên tĩnh. Một sự yên tĩnh rất lạ lùng. Tất các đài ra-đa cảnh giới đang trực canh đều báo về: không có mục tiêu. Và lạ hơn không cỏ cả nhiễu tạp. Các trắc thủ ngồi trước màn hiện sóng nhận ra cái vẻ khảc thường trên màn  huỳnh quang, rất rõ.

        Tham mưu phó binh chủng ra-đa cũng nói rằng, khi nhận được báo cáo anh đã ngờ vực sư tĩnh lặng này. Ở sở chỉ huy trung tâm của binh chủng, sự nín lặng trên không suốt cả ngày nay đang làm cho không khí mỗi lúc một  nặng nề. Hoàng hôn qua đi lúc nào cùng không ai biểt. Vào giờ nảy mọi ngày, chuông điện thoại đang đổ hồi. Cảc trợ lý, nhân viên tha hồ mà tính toán tốp, chiếc, vặn hỏi nhau vì những sơ suất, nhầm lẫn... Hôm nay tất thảy đều lặng im.

        18 giờ. Ra-đa cảnh giới ở Quảng Binh báo về "Có nhiễu tạp". Cường độ nhiễu tăng lên rất nhanh. 15 phút sau, đại đội 37 đặt trên một đỉnh núi heo hút ở tây bắc cũng phát hịện được hai tốp mục tiêu bay từ Lào sang. Không khí trong trung tâm bừng tỉnh, phá vỡ sự im lặng ngột ngạt suốt cả một ngày. Tiêu đồ "đi" được đến Yên Bái thì máy hay địch hạ độ cao, mất hút giữa vùng rừng núi trùng điệp.

        Sau cả một ngày im ắng, sự xuất hiện của hai tốp mục  tiêu này rõ ràng là một dấu hiệu đáng chú ý. Cả binh chủng vào cấp 1 tăng cường. Thêm hơn một chục chiếc ra-đa nữa mở máy. Các trận địa trên khắp miền Bắc đều báo: Nhiễu tạp! Cường độ rất mạnh.

        Đây chính là thời điểm bộ đội ra-đa bước vào trận chiến đấu lịch sử, kéo dài 11 ngày 12 đêm cuối năm 1972.

        Sau này, chúng ta mới biết sở dĩ có một thời gỉan yên tĩnh kỳ lạ lúc sẩm tối ngày 18 tháng 12, vì tất cả cảc mảy bay chiến lược, chiến thuật đều tặp trung cho đợt đánh phá lớn trong đêm nên địch không còn mảy bay quấy phá ở những nơi khác. Sự yên tĩnh trên không đó giống như sự tĩnh lặng trước khi cơn bão ập đến. nhiều người đã cảm thấy điều đó rất rõ.

        Có lần nói chuyện với đồng chí tham mưu phó binh chủng ra-đa tôi đã rụt rè đưa ra một nhận xét:

        - Có nhiều người nhắc đến những linh cảm trước mối hiểm họa. Nghe như là huyền thoại. Không rõ thực hư thế nào ?

        - Có thể đúng như vậy! - Anh cười lý thủ - Điều đó có cơ sở khoa học hẳn hoi. Nếu mấy ngày trước đó mà không có những nhận định, chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến, không xoay trần ra chuẩn bị chiến đấu... thì ngày 18 không thể nhạy cảm với mọi vẻ không bình thường, dù rất nhỏ của nỏ. Phải nói rằng, trước khi "linh cảm" thấy một trận đánh lớn sắp xảy ra, chúng ta đã tiếp thụ và suy nghĩ bao nhiêu ngày những nhận định chiến lược của bộ Chính trị, Bộ tổng tham mưu và của quân chủng. Bản thân chúng ta là những người lính, xương máu đã dạy cho chúng ta rất nhiều... Cái nhạy cảm của những ngtrời đã quen với trận mạc, cũng có nhiều cái lạ lắm. Tất nhiên, không phải ai cũng nhạy cảm với tình hình, vào cái ngày đáng ghi nhớ ấy, nếu họ không thực sự toản tâm toàn ý với sự nghiệp chiến đấu bảo vệ bầu trời.

        Chiến tranh! Nó không hoàn toàn là một cơn giông bão. Trước cơn bão thời tiểt ở khu vực ấy biến đổi rất rõ: trởỉ nóng bức, không khí ngột ngạt, khó chịu, chân mây màu mỡ gà... Đó là những dấu hiệu cùa thiên nhiên dễ nhận thấy. Nhưng nhận biết một hiểm họa của chiến tranh đang đến không phải dễ. Kẻ thù tìm mọi cách giấu giếm ỷ đồ của chúng. Nhà thơ Ta-go-rơ đã nói: "Con người trở thành thú thì ác hơn thú". Nich-xơn đã tiến đến cái
khoảng "ác hơn thú" bằng cách gieo rắc những ảo tưởng hòa bình cho mọi người trước khi dùng B.32 giết người hàng loạt.   

        Hàng chục vạn người dân Hà Nội đã không lường đến cái tai họa khủng khiếp sắp giáng xuống đầu họ. Khi thành phố kéo còi báo động B.52, cỏ người còn chép miệng: "Báo động tập" và không chịu xuống hầm. Tối hôm ấy cửa hàng Bách hóa Tổng hợp vẫn mở cửa bình thường. Điện của thành phố vẫn sáng trưng. Mùa đông nhưng trên các ghế đá ở công viên vẫn không vắng những lứa đôi tình tự.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2015, 08:58:27 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2015, 03:45:34 am »

       
*

*        * 
   

       Ngày 18 tháng 12 cũng là một ngày không binh thường ở ba căn cứ: Óp-phớt (bang Ni-bra-xca), En-đơn-xơn (đảo Gu-am) và U-ta-pao (Thái Lan).

       Óp-phớt là nơi đặt bộ chỉ huy không quận chiến lược Mỹ (SAC). Còn En-đơn-xơn là nơi đặt bộ chỉ huy không quân chiến lược số 8, đồng thời cũng là căn cứ xuất phát của máy bay B.52 tham gia chiến dịch "Lai-nơ Bách-cơ 2". Còn U-ta-pao cũng là một căn cứ xuất phát thuộc tập đoàn này.

       Ở Óp-phớt, dưới quyền chỉ huy của tướng bốn sao Mây-e, SAC nhận lệnh "đặc biệt" của Lầu năm góc và JCS, rồi cái guồng máy quân sự khổng lồ này bẳt đầu hoạt động. Chỉ có các sĩ quan, nhân viên, các máy tính điện tử... và bản thân Mây-a mới cảm nhận đượe cái vẻ khác thường của ngày hôm ấy: lần đầu tiên, từ khi có SAC, nó được chĩ huy một cuộc tiến công của B.52 lởn lao và quan trọng đến thế.

       Ở En-đơn-xơn và U-ta-pao, bọn giặc lái B.52 cũng đã đánh hơi thấy có một cái gì rất quan trọng sắp xảy ra. Nhưng ngoài những chỉ thị khác thường: "Phải túc trực ngày đêm", "Phải sẵn sàng làm nhiệm vụ đột xuất", "Phải  chuẩn bị cho rất nhiều B.52. cất cánh cùng một lúc"... và cứ thấy bọn chuyên viên phi hành B.52 từ Mỹ ùn ùn kéo tới chúng không được biết gì thêm.

       Lầu năm góc, JCS và SAC đã bí mật đến phút chót chiến dịch "Lai-nơ Báeh-cơ 2". Thậm chí khi bọn giặc lái B.52 ở En-đơn-xơn được gọi lên buồng "bíp-phinh" (buồng hội ý), bọn ở U-ta-pao vẫn chưa hay biết gì. Đến chiều, chúng mới được "bíp-phing" và cứ thế ra thẳng máy bay để thực thi "nhiệm vụ đặc biệt".

       Vảo đến nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Hen-ri Sác-Ba-râu giặc lải B.52 đă kể với nhà háo Thành Tín về buổi chiều "bíp-phinh" đầy những bẩt ngờ và lo âu của bọn chúng ở U-ta-pao, như sau :

       "...Hômấy chúng tôi bị gọi đi rất đông. Vâng, chưa bao giờ phòng "bíp-phinh" đông đến thế. Mỗi tổ bay sáu người. Có thể đến hơn 40 tổ bay. Tức là gần 250 người.. Lại còn bọn sĩ quan tham mưu. Được lệnh mặc nguyên quần áo bay đến họp. Họp là đi luôn, không được trở về buồng.
Bản đồ lớn treo trên tường. Trên bệ cao phía phải đặt một chiếc bàn gỗ, trên có đặt máy phỏng thanh. Ngồi hàng đầu, chính giữa là tướng một sao Xa-li-vân chỉ huy toàn căn cứ. Ông ta tóc nâu, người béo thẩp hơn tôi, 48 tuổi. Nghe nói nặng bơn 160 pao (một.pao gần nửa ki-Iô-gam). Bên trái ông ta là đại tá Đê-vit chỉ huy biên đội 307. Bên trái Đê-vit là ba, bốn đại tá nữa ở cơ quan tham mưu.

       Bộ mặt Xa-li-vân, Đê-vít đều rất nghiêm trang. Bọn sĩ quan tham mưu thay nhau báo cáo về nhiệm vụ, về tổ chức đợt đi ném bom, về kế hoạch cất cánh, đường  bay. Một đại tá nói riêng về kế hoạch bay đêm cần chú ý những gì. Một trung tá báo cáo về thời tiết các vùng bay qua. Một trung tá báo cáo về những khu vực bị đe dọa. Chúng nó nói nhiều. Nhiều đến sốt ruột. Chúng tôi nghĩ, nhét lắm chuyện đến thế thì ai nhớ được ! Mà giờ cất cánh chỉ còn 20 phút. Xa-Ịi-vân đứng dậy nói rất ngắn. Tôi không nhớ từng câu, nhưng đại ý là: đây là nhiệm vụ rất đặc biệt. Quan trọng lắm. Lệnh thẳng  từ tổng thống Nich-xơn. Tướng Vốt, tư lệnh tập đoản không quân số 7, phó tổng tư lệnh bộ chỉ huy Mắc-vi Sài Gòn căn dặn là phải hoàn thành cho tốt đẹp.

       - Ý chừng ông ta biết chúng tôi đều lo vì phải đi vào vòng hỏa lực dàỵ đặc, ông ta dặn câu cuối cùng: phải cẩn thận. Nhưng không cỏ gì phải lo ngại, chúng ta đi đêm. Được hộ tống tốt. Chắc chắn sẽ về đủ. Chúc mọi người về đủ ! Cả hội trường im lặng. Chẳng ai thấy yên tâm hơn về lời chúc ấy.

       Đại tá Đê-vít cũng đứng dậy. Ông ta nói rất khó nghe, chỉ dặn chúng tôi: "Chớ cớ nói ra-đi-ô nhiều. Bám nhau cho tốt. Bình tĩnh xử trí mọi tình huống".

       Giờ đây Hen-ri Sác Ba-râu đang làm gì và ở đâu ? Chắc chắn những gì đã xảy ra trong ngày và đêm 18 thảng 12 năm 1972 không bao giờ hết nhức nhối trong đầu óc hắn.

       Ở Gu-am, trong căn cử En-đơn-xơn buổi "bíp-phinh" diễn ra sớm hơn ở U-ta-pao. Chỉ huy buổi "bip-phinh" là tướng ba sao Gi-rôn Giôn-xơn.

       Đúng 12 giờ trưa, bọn giặc lái ùa ra sân đông như một đàn kiến chúng nặng nề bước đến những chiếc "pháo đài bay" to đùng, già cỗi, sơn màu đen. Mấy ngày hôm nay, bọn kỹ sư, thợ máy xoay trần ra sửa chữa, tu chỉnh cho những chiểc máy bay đã có giờ bay quá cao, máy móc rào rợt rồi. Thấy bọn kỹ thuật cắm cúi làm, lũ giặc lái càng lo. Cấp trên của chúng trấn an: chớ có lo gì hết; sẽ bám đuôi nhau đi, bám đuôi nhau về đầy đủ. Bọn chỉ huy thi bao gỉờ chẳng nói vậy.

       Lũ giặc lái ở đây đã quen "làm chiến tranh sạch sẽ", "lảm chiến tranh quý tộc bằng bấm nút điện". Chúng đã đi ném bom ở Lào, Căm-pu-chia và ở Nam Việt Nam. Ở những nơi đó khòng có tên lửa và Mich. Những loại hỏa lực khác không sao với tới tầm bay của chúng. Vỉ thế các phi vụ ném bom thật đơn giản: "Bíp-phinh". Cất cánh. Bay theo đường bay đã định sẵn, đến vị trí ném bom (đã vạch sẵn trên bản đồ). Thêm một chút tính toán về sức gió. Tên sĩ quan hoa tiêu ra-đa sẽ bấm một cái nút rất nhỏ sơn màu đỏ. "Tách", nhẹ như bấm bút chì bi. Hòm đựng bom sẽ mở bằng máy điện. 150 hay 200 quả bom sẽ từ trên cao 3 vạn "phít" rơi xuống. Sau đỏ là hạ cánh. Lả những trận "đập phá" chết thôi ở câu lạc bộ sĩ quan  hoặc ở các Hô-ten ngoài thành phố A-ga-nạ (Gu-am). Nếu cần, có thể đi Hồng Kông, Phỉ-lỉp-pỉn. Ở đấy có đủ thứ cỏ ngon, vật lạ, gái đẹp... cho chúng hưởng lạc.

       Nhưng hôm nay không thuộc cái chu trình ngon lành và suôi sẻ ấy. Chúng đang bay tới Hà Nội. Chúng linh cảm thấy những điều chẳnq lành. Chúng bò cả cái thỏi quen của đám gà nòi vẫn chào nhau bằng cách xòe ngón tay trỏ và ngón tay giữa thành hình chữ V (chữ đầu của Victory - chiến thắng). Chừ V không chỉ là Victory mà còn là Việt Nam! Chủng sợ. Có những tên kbông nói được, đã bật ra nói với  đồng bọn rằng : xuẵt phát từ căn cứ En-đơn-xơn chỉ sui thôi! Rồi cũng đến theo số kiếp của lão En-đơn-xơn cho mà xem (En-đơn-xơn là viên tướng lái B.29 đã chết trong chiến tranh thứ hai. Được Mỹ lấy  tên  đặt cho căn cứ này).

       Tất nhiên, trong suốt thời gian bay đền vùng trời Việt Nam , bọn giặc lái không phải chỉ lo âu, sợ hãi, chúng còn hy  vọng, chúng tin vào những chiểc "hộp đen" (thiết bị điện tử) sẽ làm "mù" các ra-đa của đối phương. Ở Vinh, ở Thanh Hóa và ở Hải Phòng trước  đây, những chiếc hộp đen đó đã cỏ thời tỏ ra hữu hiệu. Chúng hy vọng, ở độ cao 3 vạn phít, ban đêm, thời tiết xấu, máy bay Mích sẽ không làm gì được chúng. Lại còn có  F.4  nghi binh, có F.4 chặn Mich... hôm nay, lũ máy bay chiến thuật bâu theo chủng đông hơn bao  giờ hết...

       Thật Ià một chuyến bay rất dài. Dài đến mức làm cho đầu óc chúng càng thêm nghĩ ngợi, rối bận. Chưa bao giờ trên đường đi ném bom đầu óc chúng lung bung đến thế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 04:44:20 am »

*

*       *

        Phương vị 300 độ

        Trong mỗi chiến công bắn rơi. máy bay Mỹ trên bầu trời mỉền Bắc đều có trong đó một phần chiến công thầm lặng của bộ đội ra-đa những chiến sĩ ngày đêm canh trời Tổ quốc.

        Mở đầu trận chiến đấu chống cuộc tập kích bằng B.52 vào  Hà Nội, binh chủng ra-đa đã thực hiện trọn vẹn lời hứa: " Không để Tổ quốc bị bất ngờ". Phát hiện dược B.52 từ xa, mạng lưới ra-đa tình báo đã giành cho các đơn vị hỏa lực ở Hà Nội nửa giờ chủ động đón đánh địch. Trong chiến tranh, đó là những giây phút vàng ngọc.

        Suốt 12 ngày đêm binh chủng ra-đa đac liên tục bắt tất cả các loại mục tiêu, dẫn dắt chính xác, tạo  mọi cơ hội cho bộ đội tên lửa, không quân và pháo cao xạ đánh trả những đòn quyết định vào cuộc tập kích chiến lược của kẻ thù.

        Diễn biến trận đầu, đón bẳt B.52, có thể tỏm tắt như sau:

        18 giờ 40 phút ngày 18 tháng 12. Sở chỉ huy trung tâm báo động mạng ra-đa cảnh giới.

        19 giờ. Đại dội 15(trung đoàn 291) ở phía tây Trường Sơn phát hiện có một tốp máy bay từ Mường Phin (hạ Lào) leo lên phía bắc. Một phút sau, đại đội 16 của trung đoàn ấy báo có nhiễu B.52. Sau đó, mặc dầu mục tiêu chưa hiện rõ, nhiễu tạp lại dày nhưng bằng những kinh nghiệm đã tích lũy được, trắc thủ máy đo cao Tô Trọng Huy vẫn mạnh dạn quả đoán B.52 ở tọa độ X. Nhận báo cáo, trung đoản trưởng Đỗ Nam cho đại độỉ 45, đơn vị chủ công của trung đoàn mở mảy. Mệnh lệnh đó đã được đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần thực hiện nhanh chỏng. Chỉ mấy phút sau, đài trưỏng Nghiêm Đình Tích và các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích đã thấy ba dải nhiễu B.52 ỏ đúng tọa độ mà Tô Trọng Huy đã thông báo. Lúc đầu toàn kíp vẫn rất bình thản. Mảy "pờ-35" của họ vẫn bắt được những tốp máy bay B.52 đi ném bom Cánh  đồng Chum - Xỉêng Khoảng (thượng Lào). Những tốp B.52 này thường cất cánh từ U-ta-pao (Thái Lan) bay qua sông Mê Công, ngược lên phía bắc. Thường thì cứ đến các phương vị 270 độ, 280, 290 là chúng rẽ trái, tiến vào các mục tiêu đánh phá. Vi vậv những tọa độ ấy đã trở nên quen thuộc đối với Tích và các trẳc thủ.

        Nhưng lần này ba chấm sáng tín hiệu vượt qua phương vị 290 rồi mà vẫn chưa đổi hướng bay. Thấy lạ Phạm Hoàng Cầu và Nguyễn Văn Xích liếc nhanh về phía Nghiêm Đình Tích chờ đợi.

        Mục tiêu đã đến phương vị 300 độ. Thế này là thế nào ? Thằng Mỹ thường hành động chính xác, ít khi đi "mua đường". Chợt một ý nghĩ lóe sáng trong đầu Tích. Anh quả quyết nhận xét:

        - B.52 bay vào miền Bắc !

        Tích nghe thấy đại đội trựỏng Thuần hỏi đốp ngay:

        - Có đúng B.52 không?   

        Nếu  không phải B.52 thì đường bay này hết sửc thông thường. Máy bay chiến thuật thường vuợt lên trên phương vị 300 để rẽ vào vùng trời miền Bắc. Tích trả lời ngay:
 
        - Đúng là B.52!

        Ngay tức khắc, trung đoàn truởng Năm cũng hỏi lại :

        - Xác định lại xem ! Có đúng B.52  vào miền Bắc không ?

        Phương vị 300 đã lùi lại phía san tốp mục tiêu. Tích hiểu, gần đây có mội vài lần ra-đa hoang báo B.52 nên cả đại đội trưởng lẫn trung đoàn trưởng đều thận trọng. Cố nén xúc động. Tích nói bình tĩnh, rành rọt, có vẻ hơi gắt nữa :

        - Đúng B.52 ! Mục tiêu sắp bay vào vùng trời miền Bắc.
Tích trưởng tượng, nến thể hiện trén tiêu đồ, đường bay cùa địch sắp cắt ngang đường biên giới Việt - Lào. Giọng nói nghỉêm trang, đĩnh đạc của Tích chắc đã thuyết phục trung đoàn trưởng, không thấy anh hỏi gì thêm.

        (Sau này Tích được trung đoàn trưởng Năm kể lại: Đêm ấy khi trung đoàn 291 báo về sở chỉ huy trung tâm. Nhận được tin ấy, tham mưu phó binh chủng còn hỏi đến hai lần: "Có  đúng B.52 không ?".

        Kể đến đây, trung đoàn trưởng đã vỗ vai Tích: "Không phải thiếu tin ở các cậu. Nhưng đây là một tình báo vô củng quan trọng. Không thể không thận trọng trước khi báo cáo cấp trên". Rồi tủm  tỉm cuời một mình, anh Năm gật gù nói thêm; "Nghĩ cũng lạ ! Hàng ngày quân chủng. binh chủng vẫn gọi điện nhắc trung đoàn : "Chú ỷ B.52 bay vào Hà Nội !". Trung đoàn cũng nhắc các đại đội na ná như vậy. Đến khi nghe báo cáo: "B.52 vào hướng Hà Nội !" vẫn cứ hỏi đi hỏi lại "Có thật không?". Thế mới kỷ chử !"

        Các phần tử của đạí đỏi 45 được phát thẳng về trung tâm và được báo cáo ngay với tư lệnh quân chủng: "B.52 có khả năng vào đánh Hà Nội !". Tư lệnh chạy sang sở chí huy ra-đa. nhìn vào đường bay của tốp B.52 đầu  tiên, đồng chí ra  lệnh: "Thông báo tín hiệu 313" (lệnh báo động B.52 cho toàn miền Bắc).

        Lúc ẫy là 19 giờ 15 phút, ngày 18 tháng 12 năm 1972. 35 phút sau, quả tên lửa đầu tiên của tiểu đoàn 78, trung đoàn 257 đã bay vút lên nhằm chiếc máy bay B.52 đầu tiên lao tới.
 
        Sự thắng bại của mạng lưới ra-đa quốc gia thường đuợc tính từng phút một. Viết đến đây chúng tôi không thể không liên  tưởng tới ngày 6 tháng 8 năm 1945. Hôm ấy mạng ra-đa của Nhật đã không phát hiện được chiếc máy bav Mỹ mang bom  nguyên tử tiến về Hi-rô-si-ma. Khi  thành phố báo động thì quả bom nguyên  tử đã rơi xuống bung dù và nổ cách mặt đất 800 mét, giểt chết tại chỗ 240.000 người dân vô tội Nhậl bản.

        Binh chủng ra-đa đa viết nên những dòng chiến công đầu  tiên của trận "Điện Biên Phủ trên không" như thế đấy. Ngày 22 tháng 12 năm 1972
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm trung tâm chỉ huy ra-đa.

        "Thủ tướng bước đến bảng mi-ca chăm chú theo dõi  đườug bay của máy bay địcb đang được các chiến sĩ đánh đấu đường bay vạch lên theo phân tử của các đài ra-đa báo về.

        Thủ tướng thân mật hỏi :

        - Các đồng chí phát hiện được B.52 xa bao nhiêu ?

        Đồng chí phó tư lệnh binh chủng báo cáo:

        - Báo cáo Thủ tướng, đợt B.52 đầu tiên đêm 18 tháng 12 bộ đội ra-đa báo trước cho Hà Nội được 35 pbút ạ !

        Thủ tướng vui vẻ nói:

        - Cám ơn các đồng chí!

        Rồi bắt tay từng cán hộ, chiến sĩ có mặt trong sở chi huy. Ai nấy lặng đi vi xúc động"1.

-------------
1.   Trích hồi ký "Tầm xa cánh sóng  ra-đa" của Đăng Tuất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2016, 09:11:55 am »

*

*       *
        Đoạn tường thuật trên ghi theo lời kể của thượng úy Nghiêm Đình Tích, đài, trưởng của đại đội 45 năm xưa. Hiện nay anh đang công tác tại cục chính trị quân chủng Phòng không.

        Chúng tôi còn biết vì chiến công phát hiện B.52 ngay từ đợt đầu tiên chúng tiến công Hà Nộí, Tích đã được thưởng Huân chuơng Chiến công hạng hai. Ảnn của anh được phóng to treo trân trọng trong phòng truyền thống của binh chủng. Những cuốn sổ tay ghi chép đường bay B.52 của anh trở thành những hiện vật quý của nhà bảo tàng binh chủng. Trong tập sách "Bầu trời tháng Chạp" Thái Đăng đã ghi chép về anh. Một đôi lần, khi những kỷ niệm chiến tranh ồ ạt, xô bồ trở lại với anh, Nghiêm Đình Tích có nói cho anh em chúng tôi nghe về những ngày tháng chạp rực rỡ một quãng đời của anh.

        Song phải đến hôm nay chúng tôi mới được nghe anh kể đầy đủ hơn. Vốn là chỗ quen biết, chúng tôi đề nghị với anh "Hôm nay có tò mò vặn vẹo đôi chút, anh vui lòng trả lời nhé!», Nghiêm Đình Tich cười đồng tình. Chả là trước đây, mỗi lần hé mở chút đỉnh về chuyện đánh B.52, Tích hay nói: "Đi sâu vào bản chất, còn nhiều vấn đề lắm !".

        Chúng tôi xin ghi lại toàn bộ cuộc phỏng vấn của chúng tôi và những câu trả lởi của Nghiêm Đình Tích. Hy vọng bằng cách này, "bản chất của vấn đề" được bộc lộ rõ hơn chăng ?

*

*      *

        HỎI-  Theo anh, cuộc chiến đấn của bộ độí ra-đa năm 1972 có gi khác trước?

        Trả lời - Có thể nói cuộc chiến đấu của bộ đội ra-đa trong thời kỳ ấy là điển hình của cuộc đọ sức trên lĩnh vực chiến tranh điện tử. Cuộc chiến đấu ấy thầm lặng nhưng vô cùng quyết liệt. Năm 1972, Nich-xơn triển khai chiến tranh điện tử quyết liệt hơn truớc nhiều. Có thể mấy năm chiến tranh vừa qua kẻ thù đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Các loại nhiễu mới lại tác yêu tác quái. Chỉ cần ngồi ở ghế trắc thủ theo dõi những thay đổi trên mặt đèn huỳnh quang, chúng tôi cũng biết cuộc chiến tranh trên làn sóng này đang diễn tới đâu. Chúng tôi lại chấp nhận những cuộc chiến đấu mới với những máy nhiễu  "mới loanh" : ALQ-87, ALQ-100...

        Năm 1972, cùng với các binh chủng bạn,- chúng tôi phải đối mặt với B.52. B.52 mở những đợt đánh ồ ạt ra miền Bắc, Hà Nội và Hải Phòng... Nhiệm vụ của ra-đa là phải "vạch nhiễu" tìm bắt không sót một tốp B.52 nào khi chúng mò vào đánh phá. Và nếu xảy ra một cuộc tập kích chiến lược thì bằng mọi giá không để Tổ quốc bị bất ngờ.

        "Không để Tổ quốc bị bất ngờ", chỉ có ngần ấy lời thôi, muốn thực hiện được hàng vạn cán bộ, chiển sĩ quân chủng ta đã phải lao tâm khổ trí, đổ nhiều mồ hôi và xương máu. Chiến công vẻ vang của tháng chạp năm 1972 ở Hà Nội tựu trung đã nói một cách đầy đủ cái đích mà binh chủng ra-đa đã đi tới trong năm 1972 hay suốt cả cuộc chiến  tranh cũng vậy.

        Những điều tôi vừa nói với các anh là tất cả những gì thu hoạch được trong năm 1972 đáng ghi nhớ ấy. Khi tôi ngồi trên chiếc ghế của đài trưởng, cứ nhìn mãi, nhìn mãi vào cái màn hiện sóng của tôi mà suy nghĩ.

        Hỏi — Xung quanh cái màn hiện sóng ấy còn điều gì hay, anh có thể "tiết lộ quân cơ" được không?

        Trả lởi — Có cái nói được. Cũng có cái chưa nói được (cười to).

        Hỏi - ?

        Trả lời (sau tiếng cười) — Bày giờ chúng ta đã biết về B.52 khá rõ. Nào là từ B.52-A đến B.52-H , đã cải tiến bao nhiêu bước. Nào là B.52 có 16 máy gây nhiễu tích cực, 2 máy phóng giấv thiếc gây nhiễu tiêu cực. Tên các máỵ nhiễu là gì. tính năng ra sao, thậm chí do hãng nào sản xuất và giá bao nhiêu đô-la nữa. Ta đều biết tường tận, gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu quá : Đại úy La Văn Sàng, kỹ sư điện tử, một cán bộ kỹ thuật đã lăn lộn khắp các chiến trường để thu thập, theo dõi về chiến tranh điện tử. Các anh nên đọc một tài liệu rất phong phú về chiến tranh giữa các làn sóng, về nhiễu mà anh ấy mới viết xong. Nhưng đây là những kiến thức của hôm nay. Chúng ta đang nói chuyện năm 1972. Mười năm trước đây tôi biết về B.52 quá ít. Những điều chưa biết baơ giờ chằng ghê gớm ? Rồi cũng phải nhờ ở cấp trên, nhờ các nguồn thông tin do quân chủng cung cấp... chúng-tôi biết đại thể B.52 mang nhiễu gì. Điều chúng tôi quan tâm nhất là máy bay B.52 hiện trên màn huỳnh quang ra-đa như thế nào. Vâng cuối cùng vẫn phải trụ bám trên cái màn hiện sóng ấy mà xem xét. Cụ thể hơn, màu sắc nhiễu, độ rộng, độ mịn của nhiễu B.52, bộc lộ trên màn hiện sóng máy pờ-35 của tôi như thế nào. Làm quen nó, nhìn cho kỹ, ghi nhớ trong óc. Cần thiết thì phải mày mò vẽ lại, ghi chép cẩn thận rồi tìm ra quy luật. Sau đó xem có lợi dụng gì được ở những quy luật đó ? Đấy mới là nhiễu. Vậy có nhìn thấy tín hiệu B.52 không? Và nếu nhìn thấy thì có phân biệt được tốp, chiếc không? Phải lần lượt trả lời những câu hỏi đó. Ai cũng biết chúng tôỉ không phải là những nhà khoa học. Chúng tôi chỉ là những người lính, văn hóa không quá lớp 10. Cũng như cuộc vật lộn với bọn máy bay "ép" trước đây, chúng tôi lại quên ăn, quên ngủ. Vì công việc mà lỡ hẹn với người yêu. Soi gương thấy mình già đi nhanh, mới hai mươi mấy tuồi đầu mà tóc đã sợi đen sợi bạc. Rồi có lúc phải to tiếng với nhau. Đâu là "nhiễu tư tưởng", đâu là nhiễu thật. Khoa học và duy ý chí. Biết bao cái bảo thủ kỹ thuật đơn thuần lười nhác nó ngáng đường. Làm gì có những thành, công dễ dàng. Có lần vợ tôi cắm củi đọc một  cuốn sảch viết về "12 ngày đêm". Cô ấy không ham sách lắm, thế mà đọc một hơi. Xong thở dài khoan khoái, nói với tôi thế này: "Đánh B.52 đơn giản thế, máy móc nó tính cho cả ! Thế mà anh hay quan trọng hóa".

        Tôi lặng đi, bàng hoàng về câu nói của vợ. Tôi không tự ái cho riêng tôi. Chỉ thấy tiếc một điều: biết bao mồ hôi, xương máu đã đổ xuống để cho trận đánh ấy thành công một cách đến là dễ dàng! Vợ tôi đã từng bật khóc khi nhìn thấy xác chiếc B.52 cháy bùng, rơi tả tơi trong đêm nhưng cô ấy vẫn trở thành người vô tình với những điều chúng ta đang nói. Xin các anh đừng giận, tôi cho đó là lỗi của người viết. Tất nhiên, chúng ta không phải là những người ưa nói hay cho mình. Hồi ấy chúng tôi đã vấp váp, đã có những "mối hận" không thể nào quên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2016, 07:46:29 pm »

        Hỏi - Xin anh cho ví dụ.

        Trả lời - Ở Vinh ngày 10 tháng 4 năm 1972 và ở Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972.

        Về những ngày trong tháng 4 năm 1972  ấy, chúng tôi buộc phải xen vào giữa những câu trả lời của Nghiêm Đình Tích bằng lời kể của trung tá Đỗ Văn Chung. Hy vọng làm sáng tỏ thêm những "mối hận" mà Tích chỉ nói thoáng qua.

        "Ngày 10 tháng 4 năm 1972, B.52 lần tiên ra đến Vinh. Đánh đêm. Ra-đa cảnh giới đã để lọt những tốp B.52 này,  thậm chí còn coi như không có chúng".

        Sau đó bộ tư lệnh quân khu Bốn báo ra : "B.52 đánh Vinh!". Không rõ thực hư ra sao, quân chủng cử chúng tôi vào Vinh xác minh.
Chúng tôi gặp anh Nguyễn Cận. chủ nhiệm phòng không quân khu bốn. Anh nói cho nghe tình hình rồi bảo: "Thôi, nghiên cứu gì thì tùy. Đúng B.52 rồi đấy! Về mà lo cách đánh đi".

        Chúng tôi đi xem vệt bom. Một bãi bom rải rất dày. Hố  bom nọ chỉ cách hố bom kia 20 mét. Cứ chi chít, tít tắp như vậy hàng cây số vuông. Rẽ vào một trận địa cao-xạ ven bãi bom, chúng tôi tìm gặp đại đội trưởng. Anh có nước da đen cháy, nét mặt dữ dội. Hỏi, anh chỉ nói cộc lốc "Nghe tiếng bom rơi, rồi nghe nó nổ... không phải B.52 cứ chém đầu tôi đi !". Mọi ngưởi nhìn chúng lôị vừa ngạc nhiên vừa trách cứ. Có người lầu bầu trong miệng : "Bây giờ mà đi hỏi có phải B.52 không thì quá lắm". Chúng tôi cũng cảm thấy việc làm của mình vô duyên. Nhưng ra-đa không bắt được thì phải hỏi cho kỹ, xác minh cho đúng về Hà Nội mới rút kinh nghiệm được.   

        Khi chúng tôi trở ra, B.52 lại vửa đánh Hàm Rồng. Đêm ấy trung đoàn tẽn lửa 236 không bắt được và không đánh được B.52. Hôm sau chúng tôi cùng trèo lên đỉnh núi Quyết Thắng (Hàm Rồng) quan sát vệt bom B.52 với đồng chí trung đoàn trưởng trung đoàn 236. Nhìn thấy vệt bom B.52 rảì thảm chúng tôi càng lo đến trách nhiệm của người chiến sĩ canh giữ bầu trời.

        Chúng tôi tìm gặp Nguyễn Đình Đông, Lê Văn An trắc thủ ra-ra của đại đội 4, trung đoàn 228 ở Hàm Rồng. Họ nói bằng những động tác kỹ thuật họ dùng ra-đa pháo bắt được mục tiêu B.52. Tín hiệu của loại máy hay này nổi rõ như nhân hạt lạc ! Lần ấy Đông và An có hỏi tôi: Ra-đa của tên lửa bắt được mục tiêu ở cự ly bao nhiêu ? Sóng về có rõ khỏng? Tôi không trả lờỉ họ mà lái sang chuyện khác...".

        Ngoài câu chuyện của Chung vừa kể, trong tài liệu tổng kết của binh chủng tên lửa năm 1972 cũng cỏ đoạn viết: "Ngày 10 tháng 4 năm 1972 ở Vinh không có tình báo B.52. Trung đoàn 263 chuyển cấp chậm. Cường kích vào đánh sớm hơn B.52 10 phút. Các tiểu đoàn không đánh vào tốp nghi binh, nhưng khi thấy bom nổ nhiều lại đánh vào haí tốp cường kích .Một ngày  sau mới xác định đưọc là B.52 đánh Vinh".

        Về trận B.52 đánh Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972 cũng vẫn tài liệu tổng kết ấy viết: "B.52 vào ném bom lủc 2 giờ 50 phút đến 3 giờ 5 phút. Tình báo B.52 bị đứt đoạn. Đợt đầu địch vào 10 tốp mà không đơn vị nào đánh được. Có tiểu đoàn bắt đuợc dải nhiễu B.52 hỏi lên trẻn nhưng không được khẳng định. Bỏ, sục sạo tốp khác thì nghe tiếng bom nổ".

*

*       *

        Chúng ta trở về  với cuộc "phỏng vấn" còn dang, dở:

        Hỏi - Sau những "mối hận" ấy, tình hình thế nào ?

        Trả lời - "Mỗi lần vấp là một lần bớt dại". Đến tháng 12 năm 1972, xác định nhiễu B.52 không còn là vấn đề nan giải nữa. Muốn đạt được trình độ này, không dễ dàng gì, vất vả lắm. Tôi không kể những vất vả ra đây. Tôi đã nói rồi: cò cái nói được, cũng có điều chưa nói ra được. Những có điều khẳng định là không có chuyện ăn may. Đây thực, sự là một cuộc thi gan đấu trí, đấu kỹ thuật với kẻ thù.

        Hỏi - Nhiễu B.52 có khác các loại nhiễu của máy bay khác không?

        Trả lời - Khác chứ. Thằng Mỹ lo rất chu đáo cho B.52, "Át chủ bài" mà ! Nhưng cũng vì thắng này to xác, bay chậm, không gây nhiễu thì bị đối phương "thịt" hết. B.52 mang tất cả các loại nhiễu nhằm "vô hiệu hóa" ra-đa dẫn đường, ra-đa cảnh giới, ra-đa ngắm bẳn của tên lửa, pháo cao xạ của máy bay Mich và còn có khả năng gây nhiễu loại các phương tiện thông tin của ta. Nó được trang bị "khác người" như thế nên cũng dễ phân biệt với các loại nhiễu khác. Nhiễu B.52 lớn, dày đặc, mịn màng và khả ổn định. Cái nét "tồ" của anh "siêu pháo đài bay" cũng dễ nhận. Nhiễu của F.4 chẳng hạn, hẹp và nhẹ hơn, nhấp nháy, thay đổi, nom ma mãnh hơn.

        Đôi mắt của trắc thủ quyết định lắm. Một sự khác biệt dù rất nhỏ trên màn hiện sóng phải nhận ra được ngay. Sau đó phải kể đến cái đầu óc suy nghĩ xét đoán về quy luật, chiến thuật... Khi ngồi vào ghế trắc thủ, như người cầu thủ đã ra sân cỏ, anh hoàn toàn là một con người khác, kiến thức, kinh nghiệm, bản năng... nhào nặn trong từng hành động nhỏ, nhất quán trong một mục đích là làm bàn. Khi nói đến B.52, trong người tôi trào lên một ý chí phải chế ngự nó. Nó ghê  gớm. nhưng có chỗ hạn chế chứ! Cứ khoét vào chỗ yếu của nó mà tiến công !   

        Hỏi - Hạn chế chỗ mạnh, khoét vào chỗ yếu thế nào?

        Trả lời - Cái đó mỗi anh làm một cách. Mỗi máy một cách. Cùng một máy thì mỗi trắc thủ lại có một cách xử lý riêng. Nên như thế, phải làm như thế mới cụ thể. Chẳng, hạn giáo trình nói: khi cỏ nhiễu phải điều chỉnh núm A, núm B... không thể nói cụ thể xoay cái núm ấy thế nào. Chúng tôi đã từng điều chỉnh cho nhiễu EB.66 nhạt đi để tín hiệu B.52 rõ lên! Nghe như vô lý mà đã làm được thật. Cái thủ thuật này chưa nên nói ra. Phải giành cho lũ máy bay "ba Tàu" những ngón đòn bất ngờ chứ.

        Hỏi - Anh có nhìn thấy tín hiệu của B.52 không?

        Trả lời - Có chứ. Đêm 18 tháng 12 chúng tôi đã làm cho hầu hết tín hiệu B.52 nổi rõ từng tốp một, mỗi tốp 3 chiếc.  Nhưng việc đó chỉ làm trong thời điểm nhất định thôi. Không thể nói thánh tướng được.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2016, 08:15:31 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 07:24:14 am »

        Hỏi -  Phân tường thuật anh có nói đến phương vị 300 độ. Tại sao anh lại nhắc đến phương vị đó ?  Nó giữ vai trò như thế nào trong đêm 18?

        Trả lởi - Trước đó B.52 từ U-ta-pao vẫn thường, xuyên bay đến ném bom tuyến đường Hồ Chí Minh vả vùng giải phóng Lào. Đứng chân khá lâu ở Nghệ An, chúng tôi đã theo dõi được rất nhiều đường bay đánh phá của địch ỡ vùng đất bên kia biên giới. Có một đường bay đánh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của B.52 chúng tôi đã thuộc lòng. Năm 1972 chiến sự diễn ra rất quyết liệt ở Lào, B.52 mò đến đây cũng nhiều. Các tốp B.52 này cứ bay dọc theo biên giới Lào - Thái đến phương vị 270, 280 hoặc 290 là chúng rẽ trái, vào ném bom Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.

        Đêm 18 tháng 12 lúc đầu tôi cũng nghĩ "Lại Xiêng Khoảng". Vì tốp B.52 này đang bay theọ hành lang bay đã quá quen thuộc đối với chúng tôi. Nhưng kìa, vượt quá phương vị 280 rồi 290 mà máy bay địch vẫn bay thẳng. Đến phương vị 300, người tôi bỗng nóng bừng như đang ngồi trên lửa. Công phu theo dõi từng góc phương vị của chúng tôi trong quá khứ quả là không thừa ! Qua phương vị 300 thằng B.52 chỉ còn mỗi một đường là vào miền Bắc! Ở tích tắc ấy, trong đầu tôi bật lên một ý nghĩ : nó vào đánh Hà Nội rồi ! (Tôi nói được ngav câu nói đó, vì cả tuần nay chính trị viên Đỗ Mạnh Hiến cứ lóc cóc cái xe đạp của anh đi họp trên trung đoàn. Về đến nhà, cũng lại họp. Ánh hay thủ thỉ với tôi: "Nó sắp đánh Hà Nội đấy, trực canh cho cẩn thận, dễ mất đầu cả nút").

        Khi ba tin hiệu B.52 đầu tiên vượt qua phương vị 300, đại đội và trung đoàn vẫn hỏi lại "có thật không?". Lúc này tôi muốn hét thật to, cho cả nước nghe thấy: «B.52 đang bay vảo Hà Nội!".

        Phương vị 300 như một ngã ba dường, ở đấy tôi đã nhận ra lội rẽ- của lũ B.52: chúng đang bav về phía Hà Nội.

*

*       *

        Chúng tôi đến gặp anh Lê Hải ở phòng khoa học quân sự quân chủng Phòng không, trình bày với anh nhiệm vụ của chúng tôi và nhờ anh giúp đỡ.

        - Xin lỗi, trước khi làm công việc viết lách này các đồng chí làm gi ?

        Chúng tôi hơi sửng sốt. Tuy vậy, vẫn trả lời anh :

        - Báo cáo anh, chúng tỏi đã làm trắc. thủ ra-đa ngắm bẳn của pháo và làm pháo thủ...

        - Thế thì đồng chí phải tìm hiểu về ra-đa cảnh giới đi đã. Có hiểu biết nói chuyện mới cộng hưởng với nhau được.

        Tuy vậy chúng tôi vẫn mạnh dạn đề xuất những nội dung chúng tôi đang cần "khui" cho ra. Chúng tôi muốn biết nguyên nhân nào dẫn bộ đội ra-đa đến chiến công đêm 18 tháng 12 năm 1972. Anh nhẹ nhàng bảo:

        - Đồng chí đã bắt tôi báo cáo một chuyên đề. Thế này thì tôi phải xin phép Bộ tư lệnh ba tháng để chuấn bị mới trả lời được.

        Thế là "không cộng hưởng với nhau" rồi. Chúng tôi đành phải rút lui.   

        Hôm sau, tôi đang loay hoaỵ với những trang viết thì có tiếng gõ cửa. Thật không ngờ, trước mặt tôi là anh Lê Hải và một nụ cười thật dễ gần.

        Chúng tôi mừng cuống quýt, vội pha trà mời khách. Anh Hải ngồi bình thản cuốn thuốc hút, Trong túi thuốc lằng nhằng một mớ giấy cuốn phế phẩm, trắng, dài như ruột gà. Mớ giấy gợi cho tôi những sợi giấy thiếc Mỹ thả làm nhiễu. Bao nhiêu là nhiễu. Ác độc. Tai hại. Suốt 12 ngày đêm B.52 tung nhiễu giấy thiếc càng nhiều. Các buổi sớm khắp nội ngoại thành rắc trắng những mảnh kim loại mỏng tang ấy. Phất phơ trên giây điện, trên ngọn rau, phủ dày trên gác thượng...

        Nhấp giọng một ngụm trà, anh Hải nói như tâm sự:

        - Hôm qua, lúc các cậu đi rồi (anh chuyển cách xưng hô với chúng tôi), những kỷ niệm vui buồn của nbững ngày đánh Mỹ bỗng khơi dậy trong mình. Như hòn than vùi trong tro nóng được một làn gió thổi vào làm cho đỏ rực lên. Đêm qua minh hầu như không ngủ vì những kỷ niệm mới được khơi lại ấy. Hôm nay mình đến để kể, kể hết, biết gì kể nấy. Viết thế nào thì tùy. Anh cười - Tôi sợ mấy anh "Viẽt lách" lắm. Bịa tào lao thì chết anh em.

        Chúng tôi đỡ lời để anh yên tâm. Người kể có trách nhiệm của người kể. Người viẽt phải chịu trách nhiệm trước từng trang của mình viết

        - Chiến công của bộ đội ra-đa đêm 18 tháng 12 năm 1972 là mối quan hệ nhân - quả mà tiền đề của nó có từ những năm sáu mươi - Anh Hải bắt đầu câu chuyện như thế. Giọng anh nhẹ nhàng dễ thấm.

        Năm 1959 binh chủng ra-đa được thành lập.

        Hai năm sau, một chiếc ra-đa pờ-8 đặt ở Hà Bắc mỗi lần quay  ra "bắt" vào dãy Yên Tử, thấy những tin hiệu di động vẫn không biết là cái gì. Phải cử người đến tận nơi xem. Hóa ra, đó là những chiếc ô-tô chạy trên đường đèo. Đó là những ngày ấu trĩ mà "thuở ban đầu" thường vẫn mắc. Đầu thập kỷ sáu mươi, miền Bắc có hai máy mở trực canh. Cơ quan, cán bộ chuyên môn ít. Lúc đầu gọi là phòng tình báo trên không do anh Phan Thái phụ trách. Trình độ trắc thủ cũng yếu. Máy bay U.2 bay như bừa ở trên trời mà phát hiện lúc được lúc mất.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2016, 10:58:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2016, 03:01:49 am »

        Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964, bước vào chiến tranh, trách nhiệm gánh trên vai mỗi ngày một nặng nề, binh chủng ra-đa thực sự chuyển mình và lớn mạnh rất nhanh. Người ta vẫn thường nói: Cuộc chiến đẩu của binh chửng ra-đa thăm lặng. Không hẳn là như vậy. Đánh vào miền Bắc máy bay Mỹ tìm ngay các đài ra-đa để ném bom. Trận đánh vào đài ra-đa ờ Rú Nài là một ví đụ. Một đài ấy bị 16 chiếc máy bay thay nhau bắn phá, làm sao có thể hiểu họ đã chiến đấu "thầm lặng" được? Suốt những năm chiến tranh, các trắc thủ ngồi trước màn huỳnh quang đều hiểu rằng, bất thần một tên lửa Sơ-rai có thể "chui" vào lưới  phát xạ của họ. Sự hy sinh chợt đến trong tích tắc.

        Cơ động, làm công sự, chiến đấu tự vệ... Không có thước nào đo được những gian khổ trong chiến tranh. Nhưng tất cả những gian khố đó không sao sánh bằng cuộc chiến đấu căng thẳng, vất vả trên mặt trận điện tử.

        Có một câu chuyện đến nay nhân dân vùng Lý Hòa (Quảng Bình) vẫn còn kể:

        Năm 1966, đại đội 12 ra-đa vào đến Lý Hỏa (Quảng Bình). Ngày ấy, ở vùng tuyến lửa mỗi gia đinh phải chia năm sẻ bảy. Nhà phải dỡ làm hầm. Phải "ngủ đổi" để giành giật lấy cái sống trong từng giây, từng phút. Nhân dân phải truyền vai nhau từng gánh gạo, để ở phía trước bộ dội có bữa cơm ăn... Vậy mà vẫn có những chiếc ra-đa ngụy trang cành lá xùm xỏa quay tròn, thầm lặng và mê mải. Vừa lạ lùng vừa bí hiểm khi nó bám trụ giữa một vùng kẻ thù đang, hủy diệt.

        Suốt mấy tháng trời đại đội 12 bị máy bay đánh vào trận địa. Chạy đến đâu, nghi trang kín đáo thế nào cũng bị thằng địch săm ra, tìm đánh bằng được. Thế là có tin đồn thổi: ở đại đội nàv có gián điệp, chi điểm. Nhân đân địa phương, vừa thương bộ đội vừa hoang mang, lo lắng vì cái tin đồn đại kia. Một thời gian sau không thấy đại đội 12 bị đánh nữa. người ta lại đồn rằng: "Tên gián điệp ấy đã bị bắt!".

        Chỉ có các chiến sĩ ra-đa là biết rõ hơn cả. Chẳng có thằng chỉ điểm nào đâu. Chúng ta đã xem thường các phương tiện trinh sát điện tử của địch. Đổi với một đơn vị ra-đa, ngụy trang, ẩn nấp kín đáo vẫn chưa đủ. Phải bí mật và cảnh giác giữ gìn từng lần phát sóng.
Đại đội 11 ở Vĩnh Linh cũng bị đánh rất dữ dội. Có lần đại đội rút khỏi trận địa để lại một chiếc ra-đa bị đánh hỏng, cháy xém, trần trụi, như một cục sắt khồng lồ. Chúng ta đã bắt đầu bài học vỡ lòng về chiến tranh điện tử không phải từ sách vở, mà từ những thực tế bằng xương máu ấy.

        Khi binh chủng tên lửa ra đời, "đội ngũ" ra-đa ngày thêm đông đảo, Giôn-xơn bắt đầu những thủ đoạn gây nhiễu. Cuộc chiến đấu trên làn sóng điện có lúc tưởng như bó tay, Tư lệnh binh hủng Lương Hữu Sắt đã từng nhấn mạnh : Mỗi làn phát sóng là một trận đánh quyết định. Làm sao không được thua? Anh cũng từng đặt câu hỏi: Đã là trận đánh, sao lại không có phương án đánh ? Thế là phương án của ra-đa ra đời. Trước đây cứ mở máy là quờ quạng, bắt sao cho được máy bay địch là  tốt rồi. Có ai nghĩ đến làm phương án đâu.

        Kẻ địch bay trên không theo những "con đường" của chúng. Bộ đội ra-đa phải theo dõi tìm ra những vết đường ấy. Phương án phải chỉ ra: nó bay đường ấy, qua những đâu, đến từng điểm, từng đoạn thì trắc thủ phải thao tác thế nào. Thế là sinh ra thuộc địa vật. Đất nước mình hẹp, nhiều núi non. Nhìn vào màn huỳnh quang, sóng về của núi, đồi như sao sa. Có tới hàng ngàn. Thế mà có trắc thủ đã thuộc hết, có thể tắt máy đi, vẽ lại trên mặt đèn y hệt. Cùng như học ngoại ngữ, ghi nhớ địa vật là một sự vật lộn ghê gớm. Ai có trí nhớ tốt, có phương pháp học hay, nhớ địa vật nhanh hơn. Tôi đã gặp nhiều trắc thủ văn hóa chỉ có cấp hai, "bộ nhớ" hoạt động kém. Các đồng chi ấy học địa vật cực kỳ vất vả. Nhưng chính những đồng chi ấy khi đã học được, thuộc rồi thi hàng ngàn địa vật đă "bám chặt" vào vỏ não của họ. Tôi vẫn nghĩ bộ não con người sao mà bí hiểm. Với những "phương án bắt mục tiêu", các trắc thủ không còn là một nhân viên kỹ thuật thụ động, họ là người lính tung hoành giữa trận tiền, có kỹ thuật và có chiến thuật, có ý chí quyết tâm, đó là "ba mũi giáp công" để chúng tôi đánh thắng mọi loại nhiễu của địch.

        Trận thắng của bộ đội ra-đa đêm 18 tháng 12 là quả chín đầu mùa, của một mùa hái quả. Đó là kết quả của biẽt bao ngày tháng chăm vun, đồng chí Tích đã nói đến đội ngũ trắc thủ và sự trưởng thành của họ bên chiếc đèn hiện sóng.

        Trận chién đấu đánh thắng máy bay B.52 là chiến thắng của trí tuệ, tài năng... Là cán bộ của binh chủng ra-đa, tôi càng thấy rõ điều đó".
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2016, 03:09:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2016, 10:11:45 am »

*

*       *

        Xung quanh những câu chuyện về phát hiện tốp B.52 đầu tiên, đêm 18 tháng 12, chúng tôi còn được nghe nói: Đêm ấỵ, ngoài ra-đa cảnh giới phát hiện được B.52 khi chúng đang cách Hà Nội 300 ki-lô-mét, còn có một đơn vị NHIỄU của quân chủng cũng phát hiện được tốp B.52 đầu tiên này ở cự ly còn xa hơn, bằng cách riêng của họ.

        Thoạt đầu nghe tin này chúng tôi rất phân vân. Liệu chuyện đơn vị Nhiễu phát hiện B.52 có thật hay không ? Chúng tôi đem chuyện này trao đổi với nhau. Đinh Khôi Sỹ chăm chú lắng nghe. Theo thói quen anh chém tay xuống bàn lặp đi, lặp lại "Đúng ! Đúng!...". Anh lục tủ, tìm ngay một số tay ghi chép: "Ngay bây giờ tôi có thể chứng minh được điều đó". Rồi anh đọc liền một hơi cho chúng tôi nghe:

        "Năm 1968, ở chiến trường A.2, sư đoàn 367 thường xuyên nhận tin hoạt động của B.52, do một tổ trinh sát điện tử thuộc đơn vị Nhiễu cung cấp. Đã thành lệ, mỗi lần được đơn vị Nhiễu báo có B.52, sư đoàn 367 cho bắn một viên đạn 37 ly lên trời. Thế là cả tuyến biết con "ngáo ộp B.52" đang mò đến. Thường thì từ lúc có một phát bắn báo hiệu, dẽn lúc B.52 đánh có tới hàng giờ. Các toán thanh niên xung phong làm trên trọng điểm nhờ cách báo động này mà tha hồ đủng đỉnh. Họ không hề biết sở dĩ họ rất chủ động và biết để phòng tránh lại do công việc của một đội Nhiễu. Nhờ đóng góp của các đồng chí ấy trong một thời gian dài hàng nghin con người không còn bị sự đe dọa bất thần của B.52...".

        Đinh Khôi Sĩ nói thêm: "Đây là mình ghi theo  lời kể của anh Văn Giang, phó tư lệnh sư đoàn 367. Rát tiếc hôm gặp đồng chí  Văn Giang ở viện 108, anh đang mệt nên chỉ nói được đôi điều như vậỵ. Mình có muốn hỏi chi tiết cặn kẽ hơn cũng không tiện".
Thế là nguồn tin đơn vị Nhiễu phát hỉện B.52 đã có cơ sở. Chúng tôi bàn nhau: để xác minh cho rõ thực hư, phải tìm đến "chuyên gia điện tử" La Văn Sàng. Chúng tôi đã chọn anh Sàng làm "chuyên gia" về các vấn đề liên quan đến chiến tranh điện tử, nhiễu... trong các trang viết của mình. Tất cả những lần đến "quấy rầy" anh chúng tôi đều được đón tiếp rất nhiệt tình vả đáp ứng rất hiệu quả. Lần này cũng vậy, khi chúng tôi đưa chuyện phát hiện B.52 của đơn vị Nhiễu ra, anh Sàng đă kể về đơn vị này rất say sưa. Thì ra, trước đây anh cũng là đội trưởng một đội Nhiễu.

*

*       *

        Vào khoảng năm 1967, quân chủng Phòng không - Không quân thành lập đội nhiễu - Anh Sàng kể - Có thể nói đây là một trong những đơn vị tiền thân của ngành phản điện tử của quân đội ta. Lúc đầu nó cũng chỉ có mấy cái máy trinh sát điện tử "xưa" lắm rồi. Công suất chẳng đáng là bao. Chiến công đầu tiên của đội Nhiễu là đo được tần số của một loại nhiễu rất hiểm hóc của địch, xuất hiện trong đợt đánh Hà Nội cuối năm 1967.

        Cùng ngày ấy, đội Nhiễu cử một bộ phận vào khu Bốn thu nhiễu B.52. Khi tiến hành trinh sát điện tử, các chiến sĩ ở bộ phận này phát hiện được một hiện tượng rất lạ. Trước khi B.52 xuất hiện chừng một, hai giờ máy thu của họ bỗng phát ra một tiếng kêu "tít... tít..." rất đều đặn. Chuyện ấy lặp đi, lặp lại nhiều lần. Tuy chưa giải thích được, nhưng các chiến sĩ trinh sát điện tử khẳng định có thể dùng máy thu này báo động B.52 cho bộ đội và nhân dân trên tuyến biết trước. Việc đó được tiến hành ngay và có hiệu quả. Những ngày ấy bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân địa phương theo dõi tiếng pháo bắn báo động rồi cứ việc yên tâm sản xuất và chiến đấu. Người thì nói ta có tình báo trong lòng địch, một số cũng biết láng máng có một đơn vị điện tử nào đó "biết trước" được B.52 sẽ đến. Không một ai có thề ngờ rằng đơn vị ấy chỉ là một nhóm chiến sĩ, sống heo hút ở trên các điểm cao cùng với chiếc máy thu cổ lỗ sĩ so với cuộc chạy đua ghê gớm trong "chiến tranh điện tử" của thế giới.

        Năm 1972, đơn vị Nhiễu được trang bị thêm mảy mới, họ có nhiều đội hơn, rải ra khắp các chiến trường. Từ trọng điểm nổi tiếng Pu-la-nhích đẽn ngầm Cà-roòng trên đường chiến lược 20 đến Đồng Hới, Vinh... các chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận điện tử, tiếp tục mở đường cho một "binh chủng" mớì sẽ ra đời.   

        Hồi chiến tranh chống Mỹ, các đơn vị trinh sát điện tử, tiến ra phía trước. Sau năm 1975 họ thu quân về. và giờ đây họ đang dàn thế trận chiến đấu với kẻ thù mới - bọn bành trướng Bắc Kinh.
Đơn vị tiền thân đang sinh sôi nhiều đơn vị mới. Nguyễn Ngọc Lương năm 1972 đã có mặt ở đơn vị nhiễu ở Quảng Binh nay anh vẫn là một cán 1 bộ chỉ huy một đơn vị nhiễu.

        Việc phát hiện B.52 trong đêm 18 tháng 12 của đơn vị nhiễu như thế nào anh La Văn Sàng cũng không biết cụ thể. Nhưng anh biết việc phát hiện B.52 bằng máy thu trinh sát là có thực. Anh còn giải thích thêm cho chúng tôi: Sau này chúng ta biẽt trên B.52 có một ra-đa phát liên tục ra phía trước để tránh va vào các vật cản trên đường bay của chúng. Chính tín hiệu của ra-đa này khi qua máy thu của chúng ta đã phát ra tiếng "tít...tít...".

        Địch cũng có một loại máy thu như thế. Loại APS-54 trang bị trên B.52. Trước mặt sĩ quan điện tử của B.52 là một vòng tròn gồm nhiều ngọn đèn Ngọn đèn ở phía nào bật sáng, tên này sẽ biếl có ra- đa cùa đối phương hoạt động ở hướng đó. Tín hiệu ra-đa đối phương, qua máy thu của chúng phát ra những tiếng động đặc biệt. Phân biệt những tiếng động khác nhau, tên nhân viên điện tử cỏn có thể biết loại ra-đa đang theo dõi chúng là loại ra-đa gì...   

        Theo những đường dây được cởi dần, chúng tôi tìm đến Nguyễn Ngọc Lương. Theo Lương kể thì ngay từ chiều ngày 18 tháng 12 trên máy thu của các anh đã xuất hiện nhiều tiếng"tít...tít...» rất nhỏ. Như vọng từ nơi xa xăm nào đó vào máy. Rồi những tiếng ấy rõ dần, cứ đều đều vang lên trong máy thu. Triệu chứng B.52 đang bay vào mỗi lúc một rõ. Như thường lệ, đơn vị nhiễu báo về trung đoàn ra-đa 290 ở Quảng Bình, đơn vị quản lý, chỉ huy trung đội Nhiễu. Thế là đã rõ : cùng với đại đội 16, 45, trung đoàn 291, đơn vị nhiễu đã "tóm" được lũ B.52 vào đánh Hà Nội từ rất sớm. Cái tin chúng tôi nghe phong thanh là có thật.

        Rất tiếc nguồn tin vô cùng quan trọng của đội nhiễu đã đến sở chỉ huy quân chủng rất chậm. Ngay sau khi đội nhiễu báo cáo, trung đoàn 290 đã báo cáo tin "có B.52 hoạt động,  đang bay vào" về quân chủng. Do sơ suất bức điện cơ yếu này đánh bằng điện "thường", nằm trong một báo cảo hàng ngày và không phải điện thượng khẩn nên bức mật mã đến phòng cơ yểu và nằm im ở đó. Đêm 18 tháng 12 là đêm cơ yểu rất bận. Như đã nói ở trên, có biểt bao bức điện  "thượng khẩn" từ cấp trên gửi tới... Do đó một bức điện báo hảng ngày tạm bị gác lại là chuyện thường.

        Đến đêm, bức điện cơ yểu được dịch. Cái thông tin quan trọng ấy đã trờ nên muộn màng. Lúc đó B.52 đã cháy rừng rực trên trời Hà Nội.

        Những chuyện như thế trong chiến tranh vẫn thường xẩy ra.

*

*      *

        Đồng chí Trần Liên, phó tư lệnh binh chúng ra-đa, khi nói về trận "Điện Biên Phủ trên không" đã nhắc đỉ, nhằc lại với chúng tôi: "Có 12 ngàv đêm ỏ Hà Nội vì có ngày 16 tháng 4 ở Hải Phòng. Đối với chúng ta ngày 16 tháng 4 ở Hải Phòng là món nợ phải trả bằng được. Còn đối với Ních-xơn và SAC thì đêm 16 tháng 4 là một trận tập dượt suôi sẻ, thuận lợi. Đến mức đã làm chúng chủ quan khi vào đánh Hà Nội. Sau trận Hải Phỏng. Lầu năm gỏc đã huênh hoang: "B.52 có thể đánh bất kỳ khu vực nào trên miền Bắc Việt Nam". Sau này, lúc đầu vào Hà Nội, Nich-xơn không tính đến "mối hận" của đối phương. Hoàn toàn không biết rằng sau "mối hận" ẩy, chúng ta đã vươn lên, trưởng thành rất nhiều. Cứ nghĩ mọi việc lại suôi sẻ, thuận lợi như Hải Phòng, Ních-xơn đã phải nhận lấy một thực tế phũ phàng, một bài học cay đắng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2016, 01:10:33 am »

       
        *    Đêm 18


        Tám giờ tối đêm 18. Thảnh phố Hà Nội bỗng rung chuyển bởi những tiếng nổ khủng khiểp bất thần ập đến. Bầu trời sáng rực lên. Chớp bom sắc lạnh đển rợn người, hắt lên những dãy cửa sổ của các nhà cao tầng, từng vệt ánh sáng run rẫỵ. Thành phố như nghiêng ngả theo từng loạt bom, nối tiếp nhau, tưởng không bao giờ dứt

        Người Hà Nội đã trải qua nhiều trận bom đêm. Nhưng chưa bao giờ họ phải chịu đựng một trận bom dữ dằn đến thế. Sau phút bàng hoàng đẩu tiên, lắng nghe tiếng máy bay lạ đang cào xé trên trời, mọi người tự hỏi: Cái gì đã xảy ra ?

        Chỉ có một số ít người mới từ mặt trận trở về là phẫn uất kêu lên:

        - B.52... đúng bom B.52 rồi ?

        Ở chiến trường mấy tiếng ấy đã là ghê gớm lắm. Nhưng ở đó lại là những vùng rừng không dân. Ở đó, mọi người đều là chiến sĩ. Sự từng trải và những hiểu biết về B.52 được tích lũy dần dần, khiến con người trở nên gan góc và biết đối phó. Và việc đối mặt với B.52 đã là một sự chấp nhận thường ngày.

        Còn đây là ở Thủ đô Hà Nội. Mẩy tiẽng "bom B.52" bỗng chốc đe dọa tính mạng và lay động tâm can hàng chục vạn con người.

        Ông Mi-sac A-len, một trong bốn nhà hoạt động hòa bình Mỹ vừa đến Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 1972 đã viết về ngày 18 như sau: "Trưa thứ hai (18 tháng 12) chúng tôi dạo chơi quanh Hà Nội lẫn với hàng ngàn xe đạp chật phố phường. Đâu đâu trẻ con cũng cười nói với chúng tôi, chơi đùa trên đường phố của một thành phố yêu kiều. Thế rồi trong đêm bom đã rơi. Không ai chờ chúng cả. Ở phía bắc thành phố, bầu trời đỏ rực lên và khói bốc cao che cả trăng rằm. Rồi phía tây lại đỏ rực lên. Tôi nghe nhiều tiếng máy bay rít trên đầu".

        Đêm 18 đã bắt đầu như thể. Trận bom mở màn cuộc tập kích chiến lược kéo dài đến rạng sáng

*
 
*       *

        Đêm mở màn chiến địch "Lai-nơ bách-cơ 2", Lầu năm góc sử dụng máy bay ở hai căn cứ En-đơn-xơn và U-ta-pao phối hợp với không quân chiến thuật của tập đoàn 7. Tướng Vốt, tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương trực tiếp theo dõi sự phối hợp này.

        Đêm ấy, trung binh một B.52 vào miền Bẳc có 7 máy bay chiến thuật đi kèm. Cỏ lúc trên bầu trời miền Bắc đã cỏ tới 300 máy bay hoạt động. Trận oanh kích vào Hà Nội đêm ấy là trận đánh lớn nhất từ trước đển nay.

        Bộ chỉ huy sư đoàn không quân chiến lược, tuy mới thành lập đã tỏ ra là một cơ quan chỉ huy trên không khá thành thạo. Từ việc giờ bay, giờ ném bom của các tốp B.52 ở hai căn cứ cách nhau 4.000 ki-lô-mét đến việc huy động, tổ chức máy bay chiến thuật ở khắp các sân bay trong vùng đi hộ tống B.52... đều răm rắp theo chương trình vạch sẵn. Không sai sót.

        Trước khi những chiếc B.52 bay tới vùng trời Hà Nội, tất cả mọi việc đều êm đẹp. Hệt như lời các vị chỉ. huy nói với lính 1ái: "Đấy rồi các ông xem. Các sân bay cùa Bắc Việt Nam sẽ bị phá hủy hết. Các trận địa tên lửa, sẽ bị tiêu diệt. Cử bám đuôi nhau, sẽ về đủ".

        Kẻ địch hy vọng sẽ lặp lại một trận bom B.52 như ở Hải Phòng tại Hà Nội. Chúng đâu có biẽt mọi việc đă khảc xa cái hồi tháng 4 ấy. Có nhiều điều bát ngờ đang đợi chúng. 19 giờ 44 phút. Hai tên lửa SAM vạch hai đường lửa giữa trời đêm. lao tới tốp B.52 bay đầu. Đó là bản "thông điệp" báo trước số phận bi thảm đang đến với lũ kiêu binh không quân chiến lược.

*

*       *

        Khoảng thời gian từ lúc ra-đa cảnh giới phải hiện B.52 đẽn khi tốp B.52 đó bị tiểu doàn 78 chặn đánh là 35 phút. 35 phút áy là một cuộc chạy đua căng thẳng của sở chỉ huy các cấp, đặc biệt là sở chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân.

        Đây là lần đầu tiên cơ quan đầu não của lực lượng Phùng không - Không quân được thử sức và khẳng định vai trò của nó trước một trận tập kích lớn của không quân chiến lược Mỹ.

        Một vấn đề có ý nghĩa quyết định là: đêm 18 chúng ta không bị bất ngờ về mặt chiến dịch. Nhiều người giải thích: Có được điều đó vì ra-đa của ta bắt được B.52 từ xa.

        Nói như thế cũng chưa thật đầy đủ.

        Tất nhiên, vào thời điểm lịch sử đó, thời điểm kẻ thù bất thần mở cuộc tiến công, công lao của bộ đội ra-đa là rất lớn. Nhưng thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến vai trò của công tác chỉ huy và những cán bộ chỉ huy ở các cấp.

        Đêm 18, với tư cách là sở chỉ huy chiến dịch, chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân đã quyết đoán nhanh, ra lệnh báo động B.52 kịp thời. Đưa bộ đội Phòng không - Không quân và lực lương phòng không nhân dân vào trận đánh khá sớm.

        Lâu nay vì nhiều lý do khác nhau, những hoạt động trí tuệ ở sở chỉ huy và vai trò của cán bộ chì huy ít được nói đến. Biết bao bài học thành công và thất bại đã diễn ra tại các sở chỉ huy, đã và dang rơi vào quên lãng.

        Cho đển nay chúng tôi chưa có một danh sách đầy đủ những cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu trong sở chỉ huy quân chủng. Đó là một con số khá lớn, luôn thay đổi. Cũng chưa có ai thực sự bắt tay vào theo dõi, thống kê những người đã công tác ở sở chỉ huy của quân chủng trong những năm chiến tranh Nhưng chúng tôi biết chắc chắn rằng có nhiều cán bộ đã gắn bó với sở chỉ huy quân chủng suốt từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến nay.

        Từ lần chỉ huy binh chủng cao xạ đánh thắng trận đầu (5 tháng 8 năm 1964) đến lần chỉ huy biên đội Quyẽt Thắng dùng máy bay A.37 lấy được cùa Mỹ - ngụy ném bom sân bay Tân Sơn Nhất (tháng 4 năm 1975), sở chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân đã cùng bộ đội của mình đi qua một cuộc chiến tranh dài hơn 3.000 ngày. Đó là một cuộc hành trỉnh mở đường đầy gian khổ của công tác chỉ huy tác chiến phòng không. Chúng ta đã bắt đầu từ một ít kinh nghiệm bắn máy bay ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc Kháng chiến chống Mỹ đã đặt sở chỉ huy quân chủng vào vị trí, một lúc phải đương đầu với các sở chỉ huy của tập đoàn không quân số 7, số 13, số 8 và biệt đội 77... của đế quốc Mỹ. Tất nhiên, đằng sau các sở chỉ huy kể trên, còn có MACV1, JCS và Lầu-năm-góc.

        Vượt qua những vấp váp, ấu trĩ của buổi ban đầu, sở chỉ huy quân chủng đã tiến một bước rất dài.

----------------
1. MACV : Bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2016, 05:37:31 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM