Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:13:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954  (Đọc 55721 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:54:11 pm »

Chủ trương và quyết tâm chiến lược mới của Đảng đã đặt ra cho quân và dân Liên khu IV những vinh dự lớn lao và trách nhiệm nặng nề. Theo kế hoạch tác chiến cụ thể được Bộ Chính trị thông qua thì vùng tự do Liên khu IV phải ráo riết chuẩn bị để đối phó với những cuộc tiến công có thể xảy ra của địch(1). Trong kế hoạch sử dụng chủ lực và phối hợp tác chiến trên các chiến trường do Bộ Tổng tham mưu xác định, cùng với bắc Quảng Nam, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ, quân và dân Bình - Trị - Thiên có nhiệm vụ đẩy mạnh chính trị du kích để phối hợp với các chiến trường chính(2).

Nhiệm vụ tổng thể của Liên khu IV được Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh giao phó như sau:

“- Tham gia cùng quân và dân nước bạn mở chiến dịch Trung Lào.

- Tác chiến bảo vệ hậu phương, xây dựng lực lượng và bảo đảm cung cấp mọi nhu cầu phục vụ chiến dịch Trung Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở chiến trường Bình - Trị - Thiên, tiêu hao, tiêu diệt và kìm hãm địch, phối hợp với chiến trường chính”(3).

Quán triệt chủ trương mới của Trung ương Đảng, cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Liên khu IV đã khẩn trương hoạch định phương hướng chiến lược mới. Từ ngày 15 đến ngày 21-12-1953, Hội nghị Liên khu ủy lần thứ tư đã họp phân tích tình hình, so sánh lực lượng địch trong liên khu, quán triệt chủ trương chiến lược mới của Đảng và đề ra chủ trương hành động cho quân và dân liên khu. Nghị quyết của Hội nghị ghi rõ phương hướng hành động trong thời gian tới là:

“- Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, Tích cực củng cố căn cứ du kích và phát triển khu du kích, đẩy mạnh hoạt động vùng địch tạm chiếm. Đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng và đánh mạnh trên các tuyến giao thông số 9, số 1 và đường xe lửa, phối hợp chặt chẽ với chiến trường chính.

- Tăng cường xây dựng và phát triển các đơn vị tình nguyện phối hợp giúp đỡ bạn về mọi mặt ở Trung Lào, xây dựng các đơn vị giải phóng quân và phát triển du kích, xây dựng căn cứ du kích và cơ sở nhân dân, chuẩn bị cùng lực lượng của bộ mở chiến dịch Trung Lào.

- Ra sức phục vụ tiền tuyến, tích cực xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, và dân quân, du kích, có kế hoạch bảo vệ vững chắc hậu phương chiến lược và đưa lực lượng đi phối hợp chiến đấu ở các chiến trường. Tranh thủ thời gian tiến hành phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất và đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp”(4).

Những phương hướng trên được quán triệt tại Hội nghị cán bộ đảng Liên khu IV (15-2-1954). Tại hội nghị này, Liên khu ủy đã chỉ rõ nhiệm vụ của các cán bộ đảng trong vùng tự do và vùng tạm bị chiếm là “đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở vùng địch hậu Bình - Trị - Thiên và Nga Sơn; ra sức xây dựng, củng cố lực lượng mở rộng căn cứ và khu du kích, chuẩn bị sẵn sàng, thường xuyên không để sơ hở một nơi nào, lúc nào, kiên quyết tiêu diệt địch, phá âm mưu đánh vào Thanh - Nghệ - Tĩnh; tham gia vào việc đảm bảo các cuộc phát động quần chúng, cải cách ruộng đất thành công, củng cố căn cứ và đẩy mạnh cuộc kháng chiến của quân đội Pathét Lào”(5). Tiếp đó, Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Liên khu IV (họp từ 20 đến 27-2-1954) đã đề ra chương trình công tác cụ thể của liên khu trong năm 1954. Hội nghị khẳng định rằng, Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng tự do lớn, đông người, nhiều của, là một hậu phương trực tiếp của chiến trường chính và của các chiến trường Trung Lào, Thượng Lào, Bình - Trị - Thiên. Do đó, trong năm 1954, Thanh - Nghệ - Tĩnh phải hoàn thành nhiệm vụ phát động quần chúng giảm tô và tiến sang cải cách ruột đất; cuộc đấu tranh giai cấp ở Thanh - Nghệ - Tĩnh sẽ gay go và ác liệt, bọn phong kiến phản động sẽ càng trắng trợn câu kết với đế quốc phá hoại cách mạng, phá hoại kháng chiến. Nghị quyết hội nghị ghi rõ nhiệm vụ của Thanh - Nghệ - Tĩnh là “Ra sức phục vụ tiền tuyến, tổ chức xây dựng lực lượng bảo vệ địa phương; đồng thời phải tranh thủ thời gian tiến hành cuộc phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất có kế hoạch từng bước, có lãnh đạo chặt chẽ và đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp”(6). Đối với Bình - Trị - Thiên, hội nghị cho rằng đây là một chiến trường đất hẹp, dân nghèo, nhưng cùng với Trung Lào giữ một vị trí trọng yếu ở Trung Đông Dương, bọn đế quốc từ bảy, tám năm nay đã cố sức biến Bình - Trị - Thiên thành vùng căn cứ chiếm đóng vững chắc để cướp người, cướp của, sắp tới đế quốc Pháp có can thiệp Mỹ tiếp sức sẽ ra sức càn quét, cướp của, giết người; do đó cuộc đấu tranh ở Bình - Trị - Thiên bảy tám năm nay đã ác liệt rồi đây sẽ càng gay go và quyết liệt hơn. Hội nghị nhất trí rằng nhiệm vụ của Bình - Trị - Thiên trong năm 1954 là “đoàn kết đông đảo nhân dân, đẩy mạnh du kích chiến tranh, phá âm mưu của giặc “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”, tích cực củng cố và giữ vững vùng căn cứ du kích; ra sức củng cố và phát triển khu du kích, củng cố và phát triển công tác vùng tạm bị chiếm; ra sức phục hồi và bảo vệ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp”(7). Những phương hướng nhiệm vụ nói trên đã được phổ biến, quán triệt xuống các địa phương, trở thành quyết tâm hành động cho những chiến công to lớn của liên khu.

Với vị thế chiến lược được nâng lên một tầm cao mới, với những lực lượng được tích hợp và nhân lên trong tình hình mới, với những phương hướng chiến lược được hoạch định, liên tục được bổ sung và quyết tâm chiến lược mới, quân và dân Liên khu IV đã gồng mình dốc toàn lực cho kháng chiến, đánh thắng những cố gắng, âm mưu và hành động mới của kẻ thù trên địa bàn, đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc giao chiến cuối cùng với đế quốc Pháp đông xuân 1953-1954.


(1) Võ Nguyên Giáp, Sđd, tr.70.
(2) Đại tướng Hoàng Văn Thái: Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954, Nxb. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.33.
(3) Quân khu IV: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr.346-347.
(4) Quân khu IV: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Sđd, tr.332-333
(5) Theo Biên niên sự kiện lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp ở Liên khu IV.
(6), (7) Nghị quyết số 11/NQLK4 của Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Liên khu IV (từ 20-2-1954 đến 27-2-1954), tài liệu Văn phòng Trung ương Đảng, Phòng Liên khu IV.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:55:51 pm »

II. THỰC HIỆN TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC TRÊN CÁC MẶT TRẬN

Triển khai các nhiệm vụ của Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh giao cho, theo phương hướng của đảng bộ đã đề ra, quân và dân liên khu khẩn trương chuẩn bị lực lượng. Từ tháng 11-1953 đến đầu năm 1954, các đơn vị chủ lực của liên khu được gấp rút xây dựng như Trung đoàn 53, Trung đoàn 270, Tiểu đoàn phòng không 541. Lực lượng vũ trang địa phương ở các tỉnh phát triển lên tới tám tiểu đoàn tỉnh, 60 đại đội huyện và một số lực lượng dân quân, du kích đông đảo. Với sức mạnh được tăng cường, lực lượng vũ trang Liên khu IV đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc hậu phương, vừa thực hiện tiến công chiến lược trên nhiều mặt trận trong và ngoài liên khu, trong đó nổi bật nhất là mặt trận Trung Lào và mặt trận Bình - Trị - Thiên.

Theo chủ trương chiến lược trong đông xuân 1953-1954 của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến hành đòn tiến công chiến lược trên hướng Trung, Hạ Lào nhằm thu hút quân cơ động của Pháp, phá thế tập trung quân của Navarre ở đồng bằng Bắc Bộ, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng Trung, Hạ Lào, xây dựng cơ sở kháng chiến, đánh thông hành lang chiến lược Bắc - Nam, phá vỡ “tuyến cấm” Trung Đông Dương, phối hợp chặt chẽ với các chiến trường khác giành thắng lợi lớn trong đông xuân.

Để thống nhất lãnh đạo, chỉ huy, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang yêu nước Lào đã thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Trung Lào, lấy mật danh là “Mặt trận D” do đồng chí Hoàng Sâm (Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304) làm Tư lệnh, đồng chí Trần Quý Hai (Chính ủy kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 325) làm Chính ủy mặt trận. Lực lượng bộ đội tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304), Trung đoàn 101, trung đoàn 18 (Đại đoàn 325) cùng các đơn vị quân tình nguyện của Liên khu IV và một bộ phận Quân giải phóng Lào. Từ cuối tháng 11-1953, các đơn vị tham gia chiến dịch từ địa bàn Liên khu IV theo nhiều hướng tiến sang đất Lào, triển khai thế trận tiến công.

Trong lúc các lực lượng vũ trang Việt - Lào đang tiến quân vào các hướng chiến dịch thì quân Pháp cũng gấp rút đổ quân phòng thủ địa bàn chiến lược này(1). Đầu tháng 12-1953, Navarre điều sáu tiểu đoàn bộ binh (binh đoàn cơ động số 2 và 3) cùng một tiểu đoàn pháo đến chiến trường Trung Lào. Các đơn vị ứng chiến tăng cường đều là những đơn vị từng chiếm đóng và càn quét trên chiến trường miền Trung, mới được chuyển ra Bắc Bộ theo kế hoạch tập trung quân xây dựng quân đoàn cơ động mạnh của Navarre. Để giữ vững Trung Lào, quân Pháp bố trí thành ba cụm phòng ngự hòng bịt chặt các cửa ngõ, ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam từ Đông Trường Sơn đánh sang.

Cụm thứ nhất ở khu vực Na Pê, Căm Cớt, Lạc Sao (đường 8) gồm Tiểu đoàn Tabo số 9 và một đại đội pháo 105mm.

Cụm thứ hai ở Banaphào, Nhommarát (đường 12) có ba tiểu đoàn bộ binh Marốc, thuộc các trung đoàn 1 và 4, Tiểu đoàn Angiêri số 27, Tiểu đoàn pháo 105 thuộc Trung đoàn pháo binh Angiêri số 69.

Cụm thứ ba ở Nậm Then, do tiểu đoàn bộ binh cơ giới Xpahi số 6 trấn giữ làm lực lượng dự bị.

Ngoài việc tổ chức nhiều tuyến phòng ngự trên đường số 8 và số 12, địch còn tiến hành các cuộc hành quân thăm dò, thọc sâu vào các vùng căn cứ du kích của lực lượng kháng chiến Lào - Việt ở Trung Lào, tiến ra vùng biên giới Việt - Lào để thăm dò lực lượng, phát hiện hoạt động của ta.

Căn cứ vào chủ trương chung và Tình hình địch, Bộ chỉ huy “Mặt trận D” quyết định kế hoạch tác chiến của chiến dịch như sau:

- Trung đoàn 66 và 101 (thiếu) đảm nhiệm hướng chính của chiến dịch là cụm phòng thủ then chốt của địch trên đường số 12. Trung đoàn 66 đánh chiếm cứ điểm Mụ Giạ, Banaphào. Trung đoàn 101 (thiếu) phục kích đánh viện trên đường số 12, quãng giữa Thà Khẹc và Banaphào. Hướng phát triển tiếp theo của hai đơn vị là theo đường 12 về Nhommarát, giải phóng Đông Khăm Muộn.

- Tiểu đoàn 319 (Trung đoàn 101) cùng bộ đội Lào đảm nhiệm hướng thứ yếu của chiến dịch, đánh các vị trí địch ở Na Pê, Lạc Sao, Căm Cớt, rồi theo đường 8 tiến xuống đường số 12.

Tiểu đoàn 436 (Trung đoàn 101) được tăng cường ĐKZ, 75mm, đặc công trinh sát thực hiện mũi thọc sâu đánh xuống Hạ Lào, phối hợp cùng bộ đội tình nguyện và Quân giải phóng Lào tiến công tiêu diệt địch, giải phóng Hạ Lào, tạo bàn đạp cho lực lượng lớn của ta phát triển xuống phía nam.

- Trung đoàn 18 (thiếu một tiểu đoàn) giai đoạn đầu phối hợp với lực lượng vũ trang Bình - Trị - Thiên tiến công địch trên đường số 9 Quảng Trị, cắt đường giao thông chiến lược Đà Nẵng - Huế - Đông Hà - Xavanakhét, ngăn chặn địch từ Bình - Trị - Thiên tiếp viện cho Trung Lào, sau đó tiến theo đường 9 sang Trung Lào.


(1) Trước khi ta mở chiến dịch Trung Lào, việc phòng thủ của địch ở đây còn rất sơ sài, lực lượng mỏng. Chúng sử dụng năm tiểu đoàn, chủ yếu là ngụy quân Lào đóng rải rác trên các tuyến đường số 8, số 12 và số 9 là chính; ngoài ra địch còn có hai đại đội đóng ở Sê Nô.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:57:12 pm »

Phương châm chỉ đạo tác chiến và cách đánh của Bộ Chỉ huy chiến dịch đề ra là: “Bí mật, bất ngờ, đánh chắc thắng; chỉ đánh các vị trí trọng yếu, tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động; từ đánh quỵ một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch trong vận động, tiến lên giải phóng một phần đất đai; hết sức giữ gìn lực lượng để tiến công liên tục, đánh dài hơi, kết hợp giữa tác chiến với địch vận, tác chiến với vận động quần chúng”, cùng các lực lượng tại chỗ xây dựng các khu vực mới giải phóng thành căn cứ kháng chiến của Lào.

Là một bộ phận trong đội hình tiến công vào hướng Trung Lào, quân và dân Liên khu IV dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh liên khu đã khẩn trương thực thi các công tác chuẩn bị chiến dịch. Liên khu ủy đã cử đồng chí Võ Thúc Đồng sang trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Trung Lào, tham gia Bộ Chỉ huy liên quân Việt - Lào. Đồng thời, Liên khu ủy còn tổ chức Hội đồng cung cấp chiến dịch do đồng chí Lê Lộc và đồng chí Thân phụ trách và điều tăng cường 200 cán bộ cho Ban cán sự. Trung đoàn 280 quân tình nguyện Liên khu IV (trước là Trung đoàn 12) đang hoạt động tại Trung Lào được củng cố đủ ba tiểu đoàn, tổ chức các đại đội độc lập. Đồng chí Trường Sinh, Trung đoàn trưởng trung đoàn 280 và đồng chí Võ Thúc Đồng, Bí thư Ban cán sự Trung Lào đã cùng đồng chí Khăm Tày, Tư lệnh khu Trung Lào họp bàn chuẩn bị lực lượng, thống nhất kế hoạch hoạt động trên chiến trường; tổ chức cấp tốc các lớp đào tạo cán bộ tỉnh, huyện và xã ở Trung Lào để chuẩn bị thành lập chính quyền, tiếp thu vùng giải phóng. Ban cán sự còn tổ chức cho cán bộ Việt Nam cùng cán bộ Lào đi vào từng bản ở vùng Mahasây, Bônlapha, Tà Ôi, Mường Noòng, ven đường 9, Căm Cớt để tuyên truyền, vận động nhân dân Lào đóng góp lương thực, thực phẩm cho bộ đội, xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang, lập được năm đại đội Pathét Lào. Ngoài Trung đoàn 280 quân tình nguyện, Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu IV còn chỉ đạo Tiểu đoàn 290 Hà Tĩnh đang hoạt động tại đây cùng tham gia phối hợp chiến đấu, Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh liền khu còn điều động Đại đội 124 huyện Thanh Chương (Nghệ An) lên hoạt động ở vùng Căm Cớt, một đại đội của huyện Con Cuông và Tiểu đoàn 198 Nghệ An được tăng cường cho bộ đội trinh sát, đặc công hoạt động ở vùng Bắcxan.

Đúng 10 ngày sau khi Đại đoàn 316 nổ súng tiến công giải phóng tỉnh Lai Châu, mở đầu cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954, chiến dịch Trung Lào bắt đầu bằng trận đánh vào vị trí Khăm He của địch và nhanh chóng giành thắng lợi vào rạng sáng ngày 22-12-1953.

Theo kế hoạch tác chiến của Bộ Chỉ huy chiến dịch thì vào ngày 23-12-1953, Trung đoàn 66 sẽ nổ súng tiến công cứ điểm Mụ Dạ, Banaphào, mở màn chiến dịch, song một tình huống bất ngờ xảy ra đã làm thời điểm nổ súng tiến công diễn ra sớm hơn.

Sáng ngày 20-12-1953, đoàn trinh sát thực địa của Trung đoàn 1010 do Trung đoàn trưởng Trần Văn Bành và Chính ủy Hoàng Văn Thái dẫn đầu trong khi tiến ra đường 12 đã chạm trán với một toán địch đang lùng sục ở suối Nậm Ôm. Qua khai thác những tên bị bắt, đoàn trinh sát được biết địch vừa xây dựng thêm một cứ điểm mới ở khu vực cầu Khăm He do Tiểu đoàn cơ động Angiêri số 27 (27e BTA) và 1 Đại đội pháo 105mm từ Thà Khẹc, Nhommarát lên trấn giữ. Binh đoàn cơ động số 2 của địch cũng đặt sở chỉ huy nhẹ ở khu vực cầu Khama (đường 12).

Với tinh thần bất ngờ, chủ động, nắm vững thời cơ địch đứng chân chưa vững, chính ủy Trung đoàn 101 quyết định triển khai đội hình tập kích tiêu diệt cứ điểm Khăm He, đồng thời điện báo lên Bộ Chỉ huy liên quân Việt - Lào.

Sau khi nhanh chóng vận động chiếm lĩnh trận địa, vào đêm 21 rạng ngày 22-12-1953, tiểu đoàn 328 và 274 của Trung đoàn 101 nổ súng tiến công quân địch tại vị trí Khăm He, với một lực lượng đông, lại đã chuẩn bị trước(1), quân địch dựa vào hệ thống công sự trong cứ điểm ngoan cố chống cự lại. Lực lượng ta theo kế hoạch hiệp đồng đã thọc sâu diệt mục tiêu rồi tỏa rộng, chia chắt đội hình địch, phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào. Đến sáng ngày 22-1-1953, trận đánh kết thúc. Trung đoàn 101 đã tiêu diệt hầu hết binh lính địch đóng tại cứ điểm, bắt sống hơn 60 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, trong đó có bốn khẩu pháo 105mm nguyên vẹn cùng 500 viên đạn, làm chủ trận địa. Sau khi diệt gọn cứ điểm, Trung đoàn 101 triển khai đội hình chốt giữ ở hai đầu cầu, sẵn sàng chặn đánh dịch từ Banaphào, Nhommarát lên tiếp cứu.

Trưa ngày 22-12-1953, một đại đội địch thuộc tiểu đoàn bộ binh Marốc số 2 Trung đoàn 4, do viên thiếu tá Pháp chỉ huy cứ điểm Banaphào cầm đầu tiến công xuống Khăm He cứu nguy cho đồng bọn. Đại đội địch đã rơi vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 227 và bị tiêu diệt gọn.


(1) Trên đường khẩn trương vận động, đại đội đi đầu của Trung đoàn 101 đã gặp và tiêu diệt một toán Âu - Phi tại chân đèo Phuắc. Những tên sống sót ở suối Nậm Ôm và đèo Phuắc chạy về cứ điểm Khăm He báo tin. Quân địch tại đây lập tức báo động, tăng cường bố trí phòng thủ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:58:43 pm »

Phát huy thắng lợi, Trung đoàn 101 tranh thủ thời gian vận động, tiến công vị trí địch ở Khama ngày 23-12-1953. Mặc dù quân địch đã tăng cường phòng thủ, song sau năm giờ tiến công áp đảo, quân ta đã tiêu diệt hầu hết Tiểu đoàn Bắc Phi, bắt sống 90 tên.

Chỉ hơn một ngày chiến đấu, Trung đoàn 101 đã đánh thắng liền ba trận, tiêu diệt một tiểu đoàn và hai đại đội Âu - Phi, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn Âu - Phi khác, xóa bỏ hai cứ điểm địch. Thắng lợi ở Khăm He và Khama đã đánh mạnh vào tinh thần binh lính địch, làm rung chuyển toàn bộ tuyến phòng thủ phía đông của địch ở Trung Lào, làm cho cục diện chiến trường thay đổi nhanh chóng.

Đứng trước nguy cơ tuyến phòng ngự trên đường số 12 bị đập nát, nhận thấy tinh thần binh lính trên tuyến phòng thủ phía đông hoang mang, suy sụp, Bộ Chỉ huy Pháp vội vã ra lệnh cho lực lượng đang chốt giữ các vị trí trên đường số 8, số 12 nhanh chóng rút về thị xã Thà Khẹc và thị xã Xavanakhét cố thủ, giữ phòng tuyến sông Mêkông. Phát hiện được ý đồ chuẩn bị rút chạy của địch, nhận rõ thời cơ tiêu diệt địch, giải phóng địa bàn xuất hiện, Bộ Chính ủy liên quân Việt - Lào đã chỉ thị cho Trung đoàn 66, Tiểu đoàn 319, các đơn vị tình nguyện của Liên khu IV và bộ đội Pathét Lào gấp rút tiến công địch.

Đêm ngày 23-12-1953, Trung đoàn 66 tổ chức bao vây địch ở vị trí Mụ Giạ và Banaphào. Phát hiện quân địch rút chạy, Trung đoàn 66 khẩn trương chuyển từ thế bao vây sang truy kích địch(1). Được cán bộ cơ sở của ta và du kích Lào dẫn đường, Tiểu đoàn 782 của Trung đoàn 66 đã cắt rừng gấp rút đuổi theo địch đang rút chạy bằng cơ giới. Chớp thời cơ địch đang hoảng hốt, rối loạn, quân ta nhanh chóng nổ súng tiến công, tiêu diệt, bắt gọn tiểu đoàn địch và đơn vị ngụy Lào ở vị trí Pà Cuội.

Cũng từ ngày 23, trên hướng đường 12, Trung đoàn 101 phối hợp với các đơn vị tình nguyện Liên khu IV tiến về Nhommarát. Trung đoàn liên tiếp đập tan các điểm chốt chặn của địch ở khu vực từ cầu Bi Lan đến Na Hang, đồng thời quét sạch bộ máy kìm kẹp của địch ở các bản dọc đường 12. Ngáy 24-1-2-1953, trung đoàn tiến vào Nhommarát. Với chiến thắng Nhommarát, chủ lực ta đã chọc thủng phòng tuyến sông Mêkông mở toang cửa ngõ vào Thà Khẹc.

Hòa nhịp với cuộc tiến công ở hướng chủ yếu, trên hướng tiến công thứ yếu của chiến dịch, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam cùng bộ đội Pathét Lào đã đánh chiếm Pắc Xan, mở một chốt quan trọng trên đường số 13, cắt đứt giao thông địch giữa Trung Lào với Thượng Lào. Tiểu đoàn 319 Trung đoàn 101 và Đại đội 12 quân tình nguyện cùng với bộ đội giải phóng Lào chiếm Na Pê, Căm Cớt, Lạc Sao. Lo sợ bị tiêu diệt, Tiểu đoàn Tabo số 9 của địch đã hủy xe pháo và những trang bị nặng rồi rút theo đường hàng không về Xavanakhét ngày 25-1-1953.

Choáng váng trước những đòn tiến công mãnh liệt của liên quân Việt - Lào, hai binh đoàn cơ động Pháp phòng thủ trên đường 12 và đường 8 bị thiệt hại nghiêm trọng, quân địch không còn đủ sức cố thủ Thà Khẹc đã rút chạy về Sê Nô. Ngày 25-12-1953, Trung đoàn 101 cùng quân giải phóng Lào tiến vào giải phóng thị xã Thà Khẹc.

Sau năm ngày liên tục tiến công địch, liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.200 tên địch, giải phóng thị xã Thà Khẹc và toàn bộ tỉnh Khăm Muộn rộng hơn 4 vạn km2 cùng hàng chục vạn dân, chia cắt Thượng Lào với Trung Lào. Vùng giải phóng ở Trung Lào đã kéo dài theo bề dọc từ hai huyện giáp Thanh Chương (Nghệ An) đến Saravan; theo bề ngang rộng 130 km từ Sêpôn đến Đồng Hến. Trên đường 9 nối Trung Lào với biển, dài 300 km, địch chỉ còn lại hai vị trí là Sêpôn và Lao Bảo. Vùng mới giải phóng ở Trung Lào đã nối liền với vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh qua đó với Tây Bắc và Liên khu III. Báo chí ở Hà Nội, Sài Gòn, Pari mô tả sự kiện này là một thảm kích của quân Pháp: “Đông Dương đang bị Việt Minh cắt làm đôi”.

Trước tình hình nguy ngập ở Trung Lào, để cứu vãn tình thế, cuối tháng 12-1953, Navarre đã điều từ Bắc Bộ đến Xavanakhét chín tiểu đoàn gồm hai tiểu đoàn dù Âu - Phi số 1 và số 2, Tiểu đoàn dù số 2 Trung đoàn 1, hai tiểu đoàn dù lê dương số 2 và số 6, Tiểu đoàn dù ngụy số 3, Tiểu đoàn cơ động ngụy số 17, hai tiểu đoàn pháo ngụy số 1 và số 35. Sê Nô trở thành nơi tập trung quân lớn của địch.


(1) Từ chiều 23-12-1953, quân địch ở Mụ Giạ và Banaphào đã rút chạy về hướng Pà Cuội. Chúng cho một toán lính địa phương ở lại vị trí đốt lửa, gây tiếng nổ để nghi binh lừa ta. Khi trung đoàn 66 phát hiện ra thủ đoạn của địch thì chúng đã chạy được một ngày.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 08:00:29 pm »

Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương:

- Bao vây quân cơ động của địch ở Sê Nô, tranh thủ củng cố và xây dựng vùng mới giải phóng, truy quét tàn binh địch.

- Nhân lúc địch chưa kịp củng cố, tranh thủ mở tiếp đợt tiến công thứ hai phá vỡ tuyến phòng thủ đường số 9, giải phóng một bộ phận tỉnh Xavanakhét, nối liền căn cứ Khăm Muộn với Mường Noòng(1).

Kế hoạch sử dụng lực lượng trong đợt hai của chiến dịch được Bộ Chỉ huy liên quân Việt - Lào vạch ra vừa phát triển thế tiến công vừa củng cố bảo vệ vùng mới giải phóng. Theo đó:

- Trung đoàn 101 cắt đường 13, uy hiếp Sê Nô, phối hợp với bộ đội Pathét Lào mở rộng vùng giải phóng xuống Xavanakhét, sẵn sàng đánh địch tái chiếm Thà Khẹc.

- Trung đoàn 66 tiến công tiêu diệt các vị trí địch ở Hìn Xìu, Đồn Hến, sau đó chuyển sang đánh viện trên đường 9, quãng giữa Đồng Hến và Pha Lan, tạo điều kiện giải phóng phía đông tỉnh Xavanakhét.

- Tiểu đoàn 274 hoạt động ở vùng đường số 12, xây dựng cơ sở bảo đảm an toàn hậu phương chiến dịch.

- Trung đoàn 18 cùng bộ đội địa phương và du kích các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ đẩy mạnh tác chiến ở khu vực đường 9, tây Quảng Trị, chuẩn bị phối hợp cùng Trung đoàn 66 phá vỡ tuyến phòng thủ đường 9 của địch nối liền Quảng Trị với Trung Lào(2).

Việc mở rộng phạm vi chiến dịch, phát triển tiến công xuống phía Nam làm cho vấn đề cung cấp gặp khó khăn lớn. Để bảo đảm cung cấp cho hoạt động của các đơn vị, Bộ Chỉ huy Mặt trận D quyết định tổ chức 21 trạm vận tải cho đường số 9. Việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược phục vụ chiến đấu được giao cho Tiểu đoàn 804 công binh (Đại đoàn 304) và thanh niên xung phong Nghệ - Tĩnh. Ngoài ra, đoàn cán bộ cơ sở Việt - Lào tiến hành vận động nhân dân Lào đóng góp lương thực, thực phẩm nuôi bộ đội đánh giặc.

Đợt hai của chiến dịch mở màn bằng trận tiến công của Trung đoàn 66 vào vị trí Hìn Xìu ngày 8-1-1954. Bộ đội ta đã đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn cơ động ngụy vừa ra chiếm lại Hìn Xìu, loại khỏi vòng chiến 400 tên, bắt sống 88 tên, trong đó có tên tiểu đoàn trưởng. Trong thời gian này, bộ đội ta liên tiếp tập kích, phục kích địch ở Na Khan, Khơ Máy, Noong Khắt, đánh thiệt hại ba tiểu đoàn Âu - Phi. Đặc biệt trong trận phản kích ở Na Khan ngày 18-1-1954, hai trung đội vệ binh (Thuộc Trung đoàn 101) do Đại đội phó Cao Thế Chiến chỉ huy đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ sở chỉ huy, bảo vệ chính quyền và nhân dân Lào.

Trước việc mất Na Khan và Hìn Xìu, cứ điểm Sê Nô bị uy hiếp, Navarre đã điều tiếp đến Xavanakhét Binh đoàn lê dương số 1, Binh đoàn cơ động ngụy 51 và một số đại đội để bổ sung, củng cố các đơn vị bị tổn thất ở Khăm Muộn. Qua hai đợt tăng viện, lực lượng cơ động của địch ở Trung Lào đã lên tới 19 tiểu đoàn bộ binh, ba tiểu đoàn pháo binh. Lực lượng này được tổ chức thành tập đoàn cứ điểm ở Sê Nô, gọi là “Binh đoàn tác chiến Trung Lào” (GOML), đặt dưới quyền chính ủy của tướng Phrăngxi. Với tham vọng giành lợi thế chủ động ở Trung Lào, Navarre và Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã biến Trung Lào thành thành nơi tập trung quân cơ động của Pháp.

Với lực lượng được tăng cường, quân Pháp tổ chức các cuộc phản công chiếm lại các địa bàn ở bắc Sê Nô, tiến lên Mahaxây, Hồng Mường, chuẩn bị phản kích chiếm lại Thà Khẹc, uy hiếp tuyến cung cấp và vùng mới giải phóng ở Trung Lào.

Trước động thái mới của địch, Bộ Chỉ huy mặt trận chủ trương không cố thủ Thà Khẹc và Mahaxây, mà tập trung lực lượng mở đợt tiến công mới xuống khu vực đường 9, phát triển xuống phía nam là nơi địch còn sơ hở.

Một ngày sau khi quân Pháp chiếm lại Thà Khẹc (ngày 23-1-1954), Trung đoàn 66 đã tiến công san phẳng các vị trí của địch ở Phan Lan, Hu Xu Lai, Xê Ta Mốc; ngày 26-1, tiêu diệt địch vị trí Mường Phìn, đồng thời phục kích tiêu diệt hai đại đội địch từ Đồng Hến đến tiếp viện.

Trong khi Trung đoàn 66 giành thắng lợi lớn thì ở phía đông đường số 9, Trung đoàn 18 đã phối hợp với lực lượng vũ trang Quảng Trị tiến công địch trên tuyến đường từ Cam Lộ đến Lao Bảo, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hóa và một phần huyện Cam Lộ. Sự phối hợp của Trung đoàn 18, của quân, dân Quảng Trị đã góp phần bẻ gẫy tuyến phòng ngự đường 9 của địch, giải phóng miền đông tỉnh Xavanakhét.


(1) Quân khu IV: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Sđd, tr.350.
(2) Quân khu IV: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Sđd, tr.351.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 08:01:06 pm »

Xuất phát từ sự chỉ đạo tác chiến linh hoạt, đúng đắn của Bộ Chỉ huy chiến dịch, biết khai thác và khoét sâu chỗ yếu của địch, chủ động phân tán lực lượng, chuyển hướng tiến công, các đơn vị tham gia mặt trận đường 9 đã giành được thắng lợi to lớn, tiêu diệt sáu vị trí, nắm đại đội địch, chặt đứt tuyến phòng ngự đường 9 của địch dài gần 100 km từ Đồng Hới đến Sê Pôn, khai thông đường liên lạc của ta giữa bắc và nam đường 9.

Hòa nhịp với mặt trận đường 9, ở mũi thọc sâu xuống Hạ Lào, Tiểu đoàn 436 (Trung đoàn 101) đã phối hợp cùng bộ đội và du kích Lào liên tục tiến công giải phóng nhiều địa bàn rộng lớn, quan trọng như thị xã Atôpơ (31-1-1954), cao nguyên Bộlôven (1-2-1954); từ ngày 5-2-1954 lần lượt tiêu diệt các vị trí Bung Kma, Lào Ngam, thị xã Thà Teng, giải phóng hoàn toàn phía nam tỉnh Xaravan. Sau các đơn chiến đấu, Tiểu đoàn 436 cùng bộ đội Pathét Lào và lực lượng vũ trang địa phương đã loại khỏi vong chiến đấu gần 3.000 tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn trên 20.000 km2, nối liền vùng giải phóng Hạ Lào với Trung Lào. Với thành tích phối hợp với bạn giải phóng cả một vùng rộng lớn, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 436 đã được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng hai. Chiến công trên khẳng định phương hướng chiến lược đúng đắn của Đảng, sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang Lào, tinh thần kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào và tính hữu hiệu của tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào.

Cùng với các đợt tiến công của ta ở đường số 9, Hạ Lào, cuộc chiến đấu chống địch phản công của ta ở vùng bắc tỉnh Xavanakhét diễn ra rất gay go. Để đỡ đòn cho đường 9, Bộ Chỉ huy Pháp ở Trung Lào đã sử dụng hai binh đoàn cơ động số 1 và 2 tiến công chiếm lại Mahaxây và Nhomarát.

Việc quân địch tăng quân và thực hiện tái chiếm các căn cứ ở Trung Lào không nằm ngoài dự kiến chiến lược của ta. Sau khi chủ trương chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” của Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ được Bộ Chính trị thông qua, Bộ Tổng tư lệnh đã đề ra một kế hoạch tác chiến mới nhằm phân tán hơn nữa lực lượng địch ra khắp các chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Trong kế hoạch tác chiến mới này, liên quân Việt - Lào ở Trung Lào có nhiệm vụ phát triển tiến công từ Trung Lào xuống đường 9, rồi xuống Hạ Lào để thu hút địch. Xuất phát từ yêu cầu đó, đồng thời để phát huy hơn nữa những thắng lợi to lớn đã giành được ở Trung Lào, theo đề nghị của Bộ Tổng tư lệnh và của bạn, Bộ Chính trị đồng ý điều toàn bộ lực lượng của Trung đoàn 101 (Đại đoàn 325) từ Trung Lào xuống Hạ Lào phát triển tiến công, đồng thời điều Trung đoàn 18 (Đại đoàn 325) từ khu vực đường 9 - Quảng Trị sang Trung Lào thay thế Trung đoàn 101 chống địch phản công.

Chấp hành quyết định của Đảng và mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Chỉ huy mặt trận chuyển Tiểu đoàn 247 (Trung đoàn 18) làm nhiệm vụ đánh địch trên đường 12, chủ yếu là ở Nhommarát và Mahaxây; giao cho Tiểu đoàn 290 Hà Tĩnh, Tiểu đoàn 198 Nghệ An, Đại đội 124 huyện Thanh Chương - Nghệ An, Đại đội 12 quân tình nguyện đẩy mạnh hoạt động ở vùng Pắc Ka Dinh, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, cắt đứt đường số 13; quyết định cho Trung đoàn 66 tiên lên bắc Sê Nô hoạt động kìm chân và tiêu diệt quân cơ động của địch.

Từ đầu tháng 3-1954, trong khi Trung đoàn 101 thọc sâu xuống phía nam kết hợp cùng bộ đội tình nguyện Liên khu V và lực lượng tại chỗ tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng ở Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, thì tại Trung Lào, các đơn vị của Trung đoàn 66, Trung đoàn 18, phối hợp với các đơn vị tình nguyện Liên khu IV, du kích Lào chặn đánh các mũi tiến công của địch, bảo vệ tuyến cung cấp của mặt trận từ vùng tự do Liên khu IV sang. Trong nửa đầu tháng 3-1954, địch cho hai binh đoàn cơ động số 1 và 2 mở các cuộc hành quân chiếm lại Ga Van, Na Peng, Pà Cuội, Sang Phóc. Sang tháng 4-1954, quân địch tiếp tục mở các cuộc tiến công chiếm các vị trí quan trọng trên các trục đường 12, đường 8 như Banaphào, Mụ Giạ, Bản Bo, Lằng Khằng, Pha Nốp. Hầu hết các cuộc hành quân, các vị trí mới chiếm lại của địch đều bị các đơn vị của Trung đoàn 18, Trung đoàn 66, quân tình nguyện Liên khu IV và bộ đội, du kích Lào chặn đánh, vây hãm, đánh tiêu hao. Tuyến cung cấp từ Thanh - Nghệ - Tĩnh sang Trung Lào vẫn được giữ vững.

Trong lúc quân địch đang lúng túng và bất lực trong âm mưu và hành động giành lại thế chủ động trên chiến trường Trung Lào thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch bị các đại đoàn chủ lực ta tiến công dữ đội, bị chia cắt, khống chế và cô lập. Trước Tình hình cạn kiệt lực lượng dự bị, quân Pháp buộc phải rút bỏ một số vị trí ở Trung Lào, điều quân từ chiến trường này ra cứ nguy cho Điện Biên Phủ. Ngày 25-4-1954, từ các vị trí Mụ Giạ, Bản Bo, bắc Lằng Khằng… Binh đoàn cơ động số 1, ba tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo địch theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹc. Do đã dự kiến trước tình huống này, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 18 theo sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy mặt trận đã thực hiện chặn đánh từng chặn, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Cũng thời gian này, ở bắc Căm Cớt, Tiểu đoàn 290 Hà Tĩnh, Đại đội 124 huyện Thanh Chương và Đại đội 124 quân tình nguyện đã liên tục tiến công địch, làm cho chúng bị thiệt hại nặng, buộc phải rút chạy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 07:26:46 pm »

Cũng trong ngày 25-4-1954, để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc phối hợp tác chiến với Điện Biên Phủ, Thường vụ Liên khu ủy IV đã họp quyết định những công tác trước mắt. Đối với chiến trường Trung Lào, hội nghị chỉ rõ: phải thấu suốt tư tưởng cho cán bộ ở mặt trận Trung Lào là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ; phương châm chiến đấu là kiên trì bám sát địch, đánh nhỏ ăn chắc, cố giữ chân địch, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ quân địch. Chủ trương của hội nghị đã nhanh hóng được truyền đạt tới các đơn vị đang hoạt động ở Trung Lào.

Trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào đợt cuối, cuộc tiến công của liên quân Việt - Lào ở Trung Lào cũng kết thúc. Trong đợt hoạt động này, các đơn vị vũ trang Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 tên địch, tiếp tục giam chân hai binh đoàn cơ động tinh nhuệ của chúng, giữ vững được thế chủ động chiến dịch, phối hợp tốt với các chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ đi đến toàn thắng.

Với kết quả đánh thiệt hại nặng bốn tiểu đoàn địch(1), phá vỡ tuyến phòng ngự của địch tuyến đường số 12, số 8 và số 9, giải phóng một vùng rộng lớn 400.000 km2, 40.000 dân bao gồm một phần tỉnh Savanakhẹt và toàn bộ cao nguyên Bôlôven, đòn tiến công chiến lược ở Trung và Hạ Lào của quân và dân hai nước Việt - Lào đóng một vai trò rất to lớn trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954. Hợp lực cùng các chiến trường khác, chiến dịch Trung Lào đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu hút giam chân một lực lượng cơ động lớn cùng các phương tiện chiến tranh xe pháo, máy bay của địch, đánh một đòn mạnh vào kế hoạch tập trung khối chủ lực cơ động của Navarre, góp phần làm cho những âm mưu lật ngược thế cờ của thực dân Pháp tan thành mây khói.

Bằng các đợt tiến công hữu hiệu, phối hợp nhịp nhàng với các mũi tiến công ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Tây Nguyên, ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ…, chiến dịch Trung Lào đã chia lửa cùng chiến trường Điện Biên Phủ, tạo điều kiện cho chiến dịch kết thúc thắng lợi. Lo đối phó với các cuộc tiến công từ nhiều hướng, nhiều phía, ở nhiều vùng của ta, trong đó có Trung Lào, quân Pháp đã không thể huy động toàn bộ những tiềm lực lục quân và không quân hiện có ở Đông Dương để sử dụng vào cuộc quyết chiến chiến lược ở lòng chảo Điện Biên Phủ. Chính quân Pháp đã thú nhận rằng do phải chống dỡ các cuộc tiến công trên các chiến trường phụ, tiềm lực không quân của quân đội viễn chinh bị chia sẻ, không thể tập trung phục vụ cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; các lực lượng bộ binh phải dùng để bảo vệ các trục đường giao thông, các sân bay và để mở các cuộc hành quân giải tỏa nên không thể dùng tăng viện cho Điện Biên Phủ(2). Cùng với chiến thắng ở Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, chiến thắng Trung Lào đã đập tan “tuyến cấm” Trung Đông Dương của địch, khai thông con đường chiến lược Nam - Bắc Đông Dương. Từ chiến dịch này, các cơ sở quần chúng, lực lượng vũ trang, cơ quan cách mạng của bạn được củng cố và có thế phát triển mới. Tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương thêm sâu sắc và bền vững. Thắng lợi của mặt trận Trung Lào đã góp phần bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh, tạo điều kiện cho Liên khu IV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên khu ủy, trực tiếp là của Ban Cán sự Trung Lào, các đơn vị vũ trang của liên khu hoạt động trên đất bạn, cùng đội ngũ cán bộ được tăng cường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch, đào tạo cán bộ, xây dựng hậu phương tại chỗ; phối hợp cùng quân chủ lực của bộ tiến công truy kích địch, cũng như chặn đánh, chống địch phản công, bảo vệ vùng mới giải phóng; góp phần tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, kìm chân một lực lượng cơ động lớn của địch, giữ vững thế chủ động trên chiến trường. Lực lượng vũ trang và cán bộ Liên khu IV hoạt động trong chiến dịch còn đạt thành tích lớn trong việc giúp bạn gây dựng và phát triển lu kháng chiến, xây dựng thêm các đơn vị bộ đội, tổ chức chính quyền ở vùng giải phóng, đến việc động viên nhân dân các bộ tộc tham gia ủng hộ, cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội, dẫn đường cho lực lượng ta truy kích tiêu diệt quân thù. Bằng xương máu và công sức của mình, lực lượng vũ trang và cán bộ của liên khu tham gia chiến dịch đã góp phần trong việc đưa thế và lực của cách mạng Lào chuyển lên một tầm mức mới. Những đóng góp của lực lượng vũ trang và cán bộ nói trên càng có ý nghĩa hơn khi quân và dân Liên khu đang phải chiến đấu quyết liệt với kẻ thù ngay trên địa bàn liên khu IV. Trên thực tế, chiến trường Trung Lào là mặt trận thứ hai của quân và dân liên khu IV trong giai đoạn chuyển minh đi đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


(1) Trên chiến trường Trung - Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia trong đông - xuân 1953-1954, liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 6.100 tên địch, hầu hết là lính Âu - Phi, thu trên 1.200 khẩu súng cùng nhiều loại quân trang, quân dung.
(2) Quân sử, Sài Gòn, 1972, tr.88
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 07:29:07 pm »

Đồng thời với chi đạo lực lượng tham gia tiến công chiến lược ở Trung Lào, Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh liên khu, các đảng bộ vùng tạm bị chiếm đã lãnh đạo, chỉ huy quân và dân Bình - Trị - Thiên chiến đấu đánh bại những nỗ lực cao nhất của địch. Để củng cố tuyến phòng ngự chiến lược Trung Đông Dương, ngăn chặn sự triển khai của ta xuống phía nam ngăn chặn sự liên hệ giữa vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh với Liên khu V, bảo vệ bộ máy ngụy quyền miền Trung, quân Pháp tăng cường càn quét bình định, tiến công vào khu du kích, lập vành đai trắng, phá hoại kinh tế kháng chiến, bắt lính, phát triển ngụy quân. Đến cuối năm 1953, địch đã phát triển thêm được ba tiểu đoàn khinh quân ngụy, một tiểu đoàn pháo binh, 14 đại đội phụ bổ cơ động (Compagnies Supplétives mobles) và một số hương tổng dũng, tập hợp một số lưu manh đầu hàng lập thành nghĩa dũng đoàn với 500 tên ở Huế, 60 tên ở Quảng Bình. Lực lượng của địch đóng tại ba tỉnh Bình - Trị - Thiên có năm tiểu đoàn cơ động ứng chiến, 20 đại đội phụ bổ, 15 tiểu đoàn chiếm đóng, 22 đại đội cảnh vệ với tổng quân số gần 30.000 tên(1), trong đó 91% là ngụy binh, chiếm 15% tổng số ngụy binh trên toàn quốc(2).

Để xây dựng lực lượng binh lính người Việt thay thế cho lực lượng lính Âu - Phi đi chiến trường khác, địch ra sức bắt lính, kể cả phụ nữ và trẻ em. Ở Bình - Trị - Thiên, trong năm 1953, địch bắt tới 8.378 người đi lính. Cùng với tăng cường lực lượng, địch liên tiếp tổ chức các cuộc càn quét vừa và nhỏ, cả ban ngày lẫn ban đêm để thực hiện chiếm đóng có trọng điểm hòng chia cắt vùng đồng bằng Phong Điền, Quảng Điền, Triệu Phong, Hải Lăng, ven đường 9, nam Thừa Thiên(3).

Bằng các thủ đoạn càn quét nhiều lần chúng đã mở rộng được phạm vi chiếm đóng, củng cố được vùng Sải - Cừa Việt (Quảng Trị), khu 3 Phú Lộc (Thừa Thiên) tăng cường phòng thủ, xây thêm nhiều lô cốt dọc quốc lộ 1 và đường sắt nhất là đoạn Huế - Đông Hà. Đặc biệt chúng dùng những biện pháp dã man như bắn giết, chặt đầu hàng chục người để thi hành việc dồn dân, tập trung dân để tách dân với kháng chiến, dễ bề vơ vét nhân vật lực và tiện kiểm soát. Ở Thừa Thiên, nhất là ở vùng phía nam, chúng dồn 54 thôn thành những khu tập trung, bắt nhân dân ở các vùng Phú Lộc, Phú Vang dời nhà, bỏ làng lên ở dọc theo đường giao thông để tiện khống chế làm cho 1.000 mẫu ruộng ở đây bị bỏ hoang. Dọc theo quốc lộ 1 va đường sắt, đoạn từ Lăng Cô ra Huế và một số xã giáp đường ở Quảng Trị, Quảng Bình, chúng đuổi dân ở hai bên đường để lập vành đai trắng, mỗi bên cách đường 2km. Chúng lập khu trắng Nam Giao - Huế. Thủ đoạn dồn dân của địch đã làm nhiều đảo lộn đời sống nhân dân, làm người chết vì bị khủng bố, ốm đau, bệnh tật. Ở thôn Viễn Trinh (Thừa Thiên) việc di dời của địch đã làm 36 người chết.

Cùng với các hoạt động quân sự, địch đã đẩy mạnh chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt. Chúng tung luận điệu “độc lập dân chủ”, tuyên truyền cho cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn, bầu cử hội đồng hương chính, thiết lập thêm bộ máy tay sai cấp cơ sở. Đến cuối năm 1953, chúng tổ chức được 528 ban tề trong tổng số 1.286 thôn, chiếm 14% tổng số thôn ở Bình - Trị - Thiên. Trong đó, ở Quảng Trị có 235 ban tề trong tổng số 521 thôn; ở Quảng Bình có 79 tề công khai, 12 tề bí mật trong tổng số 441 thôn. Chúng loại dần những người tình nghi có liên hệ với kháng chiến, thay vào đó là những địa chủ cường hào gian ác vừa chạy theo chúng, những tên mật thám, một số phần tử lưu mạnh thuộc thành phần trung, bần nông để lừa phỉnh lôi kéo nhân dân. Ở các thị xã, chúng thành lập các nghiệp đoàn (riêng ở Huế có 10 nghiệp đoàn) để dễ bề kiểm soát và tiện cho việc vơ vét, bắt lính. Chúng sử dụng bọn gián điệp, những tên tay sai phản động trong Công giáo, Phật giáo đột nhập vào vùng căn cứ du kích để lôi kéo các phần tử bất mãn chống phá kháng chiến. Ở một số nơi, chúng lấy ruộng công, ruộng do ta cấp cho nhân dân chia theo lối “treo giò” để lôi kéo cán bộ(4). Bên cạnh đánh phá mạnh tiềm lực kháng chiến của ta, quân địch đẩy mạnh vơ vét, cướp bóc bằng thủ đoạn đặt ra các thứ thuế mới, tổ chức lạc quyên… Trung bình mỗi người dân vùng tạm chiếm một năm đóng 1.230 đồng Đông Dương tiền thuế.

Bên cạnh sự đánh phá của địch, những hậu quả của các trận lụt lội cũng gây nên không ít khó khăn cho phong trào Bình - Trị - Thiên. Trận lụt ngày 15-6-1953 làm bốn xã ở Quảng Trị hỏng 760 mẫu lúa. Trận lụt lớn ngày 25-9 ở Thừa Thiên đã làm cho nhiều vùng trôi cả nhà cửa, trâu bò, nông cụ, làm một số người chết. Có thôn như Bảng Lảng (Nguyên Thủy) bị trôi cả thôn; thôn Phong Thủy có hàng trăm mẫu ruộng bị ngập. Các huyện bị lụt lớn như Hương Trà, Hương Thủy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Nhiều làng không còn một con trâu để cày kéo. Do thiên tai, do địch đánh phá, sản xuất nhiều vùng bị đình đốn, sức huy động bị giảm sút nghiêm trọng. Thuế nông nghiệp vụ chiếm ở Bình - Trị - Thiên chỉ thu được 7.486 tấn (toàn liên khu là 98.786 tấn), riêng Thừa Thiên chỉ thu được 272 tấn, đạt 11%. Nhân dân nhiều vùng ở ba tỉnh, nhất là Thừa Thiên và các vùng nam Quảng Bình, bắc Quảng Trị đứng trước nguy cơ bị nạn đói hoành hành.


(1) Theo báo cáo Tình hình Liên khu IV năm 1953 của Văn phòng Trung ương Đảng gửi các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương thì lực lượng địch ở Bình - Trị - Thiên năm 1953 không tăng so với cuối 1952 (năm 1952 ở Bình - Trị - Thiên địch có 27.304 tên), tài liệu Văn phòng Trung ương Đảng.
(2) Tổng số ngụy binh trên toàn quốc lúc này là 198.020 tên.
(3) Trong năm 1953, quân địch ở Bình - Trị - Thiên đã thực hiện tới 690 cuộc càn quét lớn nhỏ, trong đó có sáu trận địch huy động lực lượng từ năm đến 12 tiểu đoàn.
(4) Chia “treo giò” là chia cho những cán bộ mà chúng biết đang hoạt động kháng chiến vắng mặt tại địa phương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 07:30:55 pm »

Đầu năm 1953, đại bộ phận lực lượng ủa mặt trận Bình - Trị - Thiên gồm Trung đoàn 101, Trung đoàn 18, tiểu đoàn trợ chiến lần lượt rút ra vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh để xây dựng Đại đoàn chủ lực 325. Đến tháng 9-1953, các lực lượng còn lại như trung đoàn 95, một số đơn vị bảo đảm như đại đội công binh, đại đội vận tải, bệnh xá… cũng chuyển ra vùng tự do. Sự điều chuyển lực lượng nói trên đã gây nên sự hẫng hút về lực lượng bộ đội ở Bình - Trị - Thiên. Đặc biệt, do lập trường, quan điểm, chính sách của các cấp bộ đảng chưa vững vàng, lại chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh chính trị và phát động quần chúng triệt để giảm tô ở vùng tự do, nên mặc dù Liên khu ủy chủ trương chưa phát động quần chúng triệt để giảm tô ở Bình - Trị - Thiên, các tỉnh này vẫn cứ tiến hành từ giữa năm 1953 và đã phạm sai lầm trong chấp hành chính sách của Đảng. Ở Thừa Thiên, việc đấu tranh đòi giảm tô diễn ra ngay sát vùng ngoại ô Thuận Hóa như An Cựu; bọn địa chủ phản động ở đây đã đưa địch về làng giết cả chủ tịch đoàn cuộc đấu tranh cùng một số bần cố nông hăng hái, cướp lại số lúa của địa chủ, vơ vét nhiều tài sản của nhân dân, phá tan cơ sở và phong trào kháng chiến. Ở Quảng Trị, chủ trương giảm tức là chủ yếu, lại quy tức thành thóc để giảm làm cho những người có vốn hoang mang, không dám bỏ vốn cho vây, dân nghèo càng thiếu vốn để sản xuất. Ở Quảng Bình, chủ trương giảm tô, thoái tô đã gây nên những cuộc đấu tranh tự phát không kiểm soát được. Ở Thừa Thiên, sau khi phát hiện có nơi gián điệp đã chui vào nội bộ ta để phá hoại thì sinh ra hoang mang, dao động, đâm ra nghi ngờ, cảnh giác lẫn nhau. Tình hình khó khăn đã làm xuất hiện tư tưởng cầu an, ngại khó, sợ gian khổ trong một bộ phận cán bộ, du kích. Trong Báo cáo Tình hình năm 1953 của Liên khu ủy có nhận xét các tỉnh Bình - Trị - Thiên “có nhiều sai lầm trong việc chấp hành chính sách của Đảng, làm thương tổn đến đoàn kết đông đảo nhân dân chống địch (…). Những sai lầm ấy trở thành vết thương lớn lao cho phong trào Bình - Trị - Thiên (…). Việc chấp hành chính sách sai lầm là nguyên nhân chủ yếu làm cho phong trào Bình - Trị - Thiên sút kém, gặp khó khăn”(1). Trong điện gửi cho Hội nghị cán bộ Bình - Trị - Thiên (11-1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vạch rõ những khuyết điểm ở đây, đồng thời chỉ ra những phương hướng, biện pháp sửa chữa sai lầm. Người viết: “Hiện nay Bình - Trị - Thiên gặp nhiều khó khăn, không phải vì địch giỏi mà cán bộ phạm sai lầm nặng. Nếu làm đúng chính sách, nắm vững phương châm hoạt động ở địch hậu, đi sát nhân dân, bồi dưỡng, phát huy khả năng sáng kiến của nhân dân thì nhất định vượt qua mọi khó khăn. Cán bộ phải gương mẫu, tư tưởng phải thông, phải chấp hành chính sách, phương châm, chớ chủ quan khinh địch”(2).

Được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Liên khu ủy, các đảng bộ, cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Bình - Trị - Thiên đã nhận rõ sai lầm, sửa chữa khuyết điểm, tạo ra một chuyển hướng về tư tưởng, xác định nhiệm vụ và phương châm công tác theo tinh thần nghị quyết Hội nghị cán bộ địch hậu Bắc Bộ. Ngày 8-1-1953, tại Hội nghị cán bộ Bình - Trị - Thiên, đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy đã chỉ rõ những thành tựu và khuyết điểm, đồng thời giao cho Bình - Trị - Thiên nhiệm vụ đẩy mạnh đấu tranh về mọi mặt, nhất là đấu tranh vũ trang để phối hợp với chiến trường toàn quốc và phá hoại âm mưu mới của địch ở Bình - Trị - Thiên. Nhiệm vụ trước mắt là giữ vưng và đẩy mạnh chiến tranh du kích, tích cực chống càn quét. Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang. Nâng cao chất lượng, quán triệt và chấp hành tốt chính sách đoàn kết đông đảo nhân dân chống giặc, bảo vệ và phát triển sản xuất, tích cực củng cố và giữ vững căn cứ du kích, ra sức củng cố và phát triển khu du kích, củng cố và phát triển công tác vùng bị tạm chiếm. Phương châm hoạt động là lấy đấu tranh vũ trang làm chủ yếu, kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, nhằm phát triển chiến tranh du kích, tích cực chống càn quét, kết hợp chặt chẽ đấu tranh và công tác giữa ba vùng.

Các chủ trương, nghị quyết của Hội nghị Liên khu ủy lần thứ tư (12-1953), Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Liên khu (20-2-1954) được phổ biến đến Bình - Trị - Thiên, chỉ rõ đường hướng và biện pháp cho quân và dân đấu tranh chống địch.

Trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, vướng mắc, quân và dân Bình - Trị - Thiên đã phát huy tinh thần quật khởi, chịu đựng gian khổ hy sinh, tiến công địch, hợp lực cùng cả nước giành thắng lợi to lớn, nhất là chiến cuộc đông xuân 1953-1954.

Mở đầu thời kỳ đấu tranh quyết liệt mới, đánh thắng kế hoạch quân sự Navarre ở Bình - Trị - Thiên là cuộc chiến đấu chống lại cuộc hành binh quy mô mang tên Camargue.

Nhằm tiêu diệt Trung đoàn 95, đánh phá vùng căn cứ du kích của ta, củng cố “tuyến cấm” Trung Đông Dương, gây thanh thế mới, chỉ bốn ngày sau khi kế hoạch quân sự Navarre được Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua, vào ngày 28-7-1953, quân Pháp đã mở cuộc hành binh tiến công vào căn cứ du kích đồng bằng ở bốn huyện Triệu - Hải - Phong - Quảng, nơi chúng gội là “dãy phố buồn hiu”. Trong cuộc hành quân này, địch huy động tới trên 30 tiểu đoàn, gồm bốn tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn dù, ba thiết đoàn, 160 xe lội nước, 2 trung đoàn pháo binh, 12 tàu chiến, một thủy đội tàu bọc sắt, 60 máy bay trinh sát, vận tải, ném bom do tướng Le Blanc, Tư lệnh lục quân miền Trung trực tiếp chỉ huy(3). Ngày 1-8-1953, đích thân Navarre tới chiến trường trực tiếp đốc chiến. Để hỗ trợ cho cuộc tiến công này, ngăn chặn quân ta rút lui hoặc từ các nơi khác đến chi viện, trong hai ngày 26 và 27-7, chúng cho quân phong tỏa các con đường đi lên miền núi phía tây, đồng thời cho máy bay và pháo binh từ các căn cứ ở Huế, Đông Hà, thị xã Quảng Trị bắn phá dồn dập vào các vùng lân cận khu căn cứ du kích đồng bằng Triệu - Hải - Phong - Quảng như Cùa, Trấm, Tro, Hòa Linh, Bọc Lở, Hòa Mỹ, Phong Thái. Ngày 12-7-1953, quân địch từ biển và từ quốc lộ 1 chia làm bốn mũi tiến công vào căn cứ ta, nơi trung đoàn 95 đang hoạt động. Lực lượng bộ binh và xe bọc thép địch chia làm hai mũi từ tây bắc (Quảng Trị) và từ phía tây nam (Mỹ Chánh) đánh xuống, trong khi quân đổ bộ và xe lội nước từ phía đông bắc (Tân An - Mỹ Thủy) và từ phía đông nam (Lai Hà) đánh áp vào. Ngoài ra, hai tiểu đoàn dù của địch túc trực trên tàu chiến ngoài khơi làm lực lượng dự bị sẵn sàng tiếp ứng cho các hướng. Ý đồ của địch là hợp vây, dồn ép Trung đoàn 95 vào dải đất bồi ven biển dài 84 km, rộng 3 km để tiêu diệt.


(1) Báo cáo năm 1953, số 146 BC/LK4 của Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu IV, Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng.
(2) Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Liên khu IV trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân (1945-1948), tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
(3) Về số quân địch huy động vào trận càn này còn có ý kiến khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 07:32:18 pm »

Trước tình hình hết sức khẩn cấp, các cấp ủy đảng ở địa phương cùng Ban chỉ huy Trung đoàn 95 nhanh chóng bàn kế hoạch tác chiến. Theo đó, Tiểu đoàn 310 nhận nhiệm vụ ở lại cùng lực lượng vũ trang địa phương bám địch, phục kích làm chậm bước tiến của chúng, đại bộ phận Trung đoàn 95 vượt vòng vây ra ngoài nhanh chóng quay lại tập kích vào nơi sơ hở của địch để tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Một số cán bộ của huyện, xã, thôn cùng dân quân có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức nhân dân cất giấu tài sản, sơ tán phụ nữ, trẻ em ra khỏi vùng chiến sự. Kế hoạch hợp đồng tác chiến nhanh chóng được triển khai, lực lượng vũ trang đã kịp thời chặn đánh ngay từ đầu các mũi tiến công của địch. Bằng nhiều lối đánh linh hoạt, dân quân các làng Trung Đô, Phước Diễn, Lương Mai, Linh Yên, Gia Đẵng, Mỹ Thủy… đã gây cho địch nhiều thiệt hại. Tiểu đoàn 302 đánh địch tiến công ở làng Trung Thanh và Tiểu đoàn 227 chiến đấu quyết liệt với địch ở Phúc An, không cho chúng đến sông Vân Trình để khép kín vòng vây.

Sau một ngày tiến công, bị thiệt hại nặng mà vẫn không khép kín được vòng vây, Le Blanc tức tốc cho hai tiểu đoàn dù đang sẵn sàng trên tàu chiến ngoài khơi đổ bộ, đồng thời cho cánh quân thủy theo bờ sông Vân Trình lên hợp vây. Các cánh quân của địch tiếp tục bị lực lượng ta chặn đánh quyết liệt, không đạt được kết quả mong muốn. Đêm 28-7, lợi dụng lúc địch ngừng tiến công, Trung đoàn 95 và các cơ quan của tỉnh, của huyện đóng ở hai làng Đơn Quế, Đồng Dương đã bố trí bom mìn, cạm bẫy, nghi binh rồi bí mật rút ra khu căn cứ, nên khi chúng tiến vào Đơn Quế và Đồng Dương thì Trung đoàn 95 cùng các cơ quan dân, chính, đảng đã rút đi từ trước. Ý đồ của địch cất vó Trung đoàn 95 đã không mang lại kết quả.

Cay cú trước thất bại này, quân địch càn quét khốc liệt không sót một thôn ở vùng căn cứ đồng bằng Triệu - Hải - Phong - Quảng. Nhiều thôn như Quảng Thái, Phong Chương, Hải Thái… phải chịu đựng hàng nghìn quả đạn pháo kích. Chúng đóng thêm một số vị trí mới, chia cắt vùng này thành từng ô, lập lại hội tề. Ngày 6-8-1953, đại bộ phận quân địch rút đi để lại một số đơn vị làm nhiệm vụ duy trì càn quét, thực hiện bình định.

Cuộc hành quân Camargue vào vùng căn cứ đồng bằng Triệu - Hải - Phong - Quảng là cuộc càn quét lớn nhất ở Bình - Trị - Thiên kể từ ngày chúng chiếm đóng đến thời gian này. Quân và dân Bình - Trị - Thiên đã đi tiên phong trong đối phó với kế hoạch mới của kẻ thù. Cùng lực lượng chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương đã tiêu diệt và bắt sống 945 tên địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Sự bất lực của một lực lượng lớn quân địch bao gồm cả lục quân, hải quân, không quân với các sĩ quan cao cấp chỉ huy trước một trung đoàn chủ lực ta và lực lượng vũ trang địa phương đã báo hiệu trước sự thất bại trong âm mưu và hành động mới của kẻ thù. Trong chống càn đã nổi lên những đơn vị chiến đấu anh dũng, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, bảo vệ được nhân dân như Tiểu đoàn 227, bộ đội địa phương huyện Phong Điền, huyện Hải Lăng. Chủ trương tránh địch bảo toàn lực lượng thực hiện trong chống càn là đúng đắn. Đánh giá về ưu điểm của cuộc chiến đấu này, Hội nghị bất thường của Tỉnh ủy Quảng Trị (16, 17-9-1953) khẳng định: “Trong trận chống càn này, quân và dân Quảng Trị đã biểu hiện được tinh thần đấu tranh, hy sinh anh dũng. Không những nhân dân ở vùng bị địch càn đấu tranh chống địch hiếp dâm, chống địch bắt lính, cướp lúa, tìm mọi cách tránh địch… mà ngay cả nhân dân sống trong đô thị, vùng du kích cũng đoàn kết, kiên quyết đấu tranh chống địch bắt lính, bắt phục vụ cuộc càn của chúng”(1).

Tuy nhiên, cuộc càn quy mô này cũng gây cho phong trào Bình - Trị - Thiên nhiều khó khăn lớn. Ở huyện Triệu Hải, địch đã cướp phá 500 tấn thóc, giết 148 trâu bò, bắt và giết 329 người. Ở huyện Hải Lăng, gần 7.000 người phải tạm bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi sơ tán. Vùng căn cứ du kích Triệu - Hải - Phong không còn là căn cứ rộng lớn, cơ sở bị đánh bật ra ngoài, địch tuy không tiêu diệt được chủ lực ta song vẫn tiến hành được âm mưu bình định. Qua chiến đấu, lực lượng của ta cũng bị tổn thất khá nặng, hoạt động gặp nhiều khó khăn. Những thiệt hại trên, ngoài nguyên nhân khách quan là địch rất mạnh, còn có nguyên nhân chủ quan trong nhận thức và chỉ đạo chiến đấu của ta. Do không dự kiến đầy đủ âm mưu của địch, không chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, nhân dân sa đối phó với địch nên khi địch tổ chức cuộc càn quét lớn, một số cán bộ vẫn cho rằng địch không thể chiếm đóng được khu du kích của ta, do đó có nơi, lúc đầu đối phó lơi là, có nơi lại tung hết lực lượng ra chiến đấu với địch. Việc kết hợp giữa các đơn vị, giữa nhân dân với quân đội thiếu chặt chẽ, sự chỉ đạo nhiều nơi thiếu thống nhất nên đã hạn chế đến kết quả chống địch(2).


(1) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, t.I (1930-1945) , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.387.
(2) Hội nghị bất thường của Tỉnh ủy Quảng Trị (16, 17-9-1953) đã nêu rõ những khuyết điểm này. Trong Báo cáo năm 1953 của Liên khu IV (27-12-1953) cũng có nhận xét tương tự.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM