Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:19:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954  (Đọc 55479 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:11:12 pm »

Ngày 24-4-1949, Bộ Tư lệnh Phân khu Bình - Trị - Thiên điều Tiểu đoàn 364 (Trung đoàn 9) do Tiểu đoàn trưởng Trần Sung và Chính trị viên Nguyễn Tác chỉ huy, tăng cường cho phân khu. Tiểu đoàn có nhiệm vụ đánh địch, xây dựng cơ sở, phát triển dân quân, du kích ở mặt trận đường số 9, tạo thế phát triển liên minh chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Sự có mặt của Tiểu đoàn 364 trên địa bàn chiến lược này đã tạo ra nhân tố mới để đẩy mạnh chiến tranh du kích ở mặt trận đường số 9 và Trung Lào.

Tháng 4-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Tỉnh đội Thừa Thiên làm lễ trưởng thành cho Đại đội 1, Đại đội 2 dân quân tập trung tỉnh và bổ sung cho Trung đoàn 101. Đây là những đơn vị dân quân sớm trưởng thành trong phong trào thi đua “Củng cố và phát triển dân quân”. Nó đánh dấu sự lớn mạnh của lực lượng dân quân, du kích Bình - Trị - Thiên và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa các lực lượng vũ trang ba thứ quân trong tác chiến và xây dựng.

Nhận thấy phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh, lực lượng dân quân, du kích có khả năng tự bảo vệ được địa phương, tháng 5-1949, Bộ Tư lệnh ra lệnh tập trung của đại đội độc lập để xây dựng tiểu đoàn, trung đoàn chủ lực; đồng thời giao nhiệm vụ bảo vệ địa phương tập trung tỉnh, huyện đảm nhiệm.

Thực hiện chủ trương trên, các tỉnh tập trung các đại đội độc lập thành tiểu đoàn tập trung nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn. Quảng Trị thành lập Tiểu đoàn 310 (Trung đoàn 95). Thừa Thiên thành lập Tiểu đoàn 227 (Trung đoàn 101). Thanh Hóa thành lập Tiểu đoàn 375 (Trung đoàn 77). Nghệ An thành lập Tiểu đoàn 418 (Trung đoàn 57). Hà Tĩnh thành lập Tiểu đoàn 391 (Trung đoàn 103).

Đến giữa tháng 8-1949, toàn liên khu đã thành lập được 14 tiểu đoàn (trong đó năm tiểu đoàn ở Bình - Trị - Thiên, chín tiểu đoàn ở Thanh - Nghệ - Tĩnh).

Ngày 27-6-1949, liên khu điều Trung đoàn 103 từ Hà Tĩnh ra Thanh hóa làm chủ lực của liên khu. Từ đây, nhiệm vụ bảo vệ Hà Tĩnh do bộ đội địa phương và dân quân du kích tự đảm nhiệm.

Ngày 13-9-1949, Bộ Tư lệnh liên khu chọn Trung đoàn 95 làm trung đoàn chủ lực của phân khu, có nhiệm vụ cơ động tác chiến trên chiến trường Bình - Trị - Thiên. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành mới của bộ đội chủ lực phân khu.

Thực hiện nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng (1-1950), Quyết định của Bộ Quốc phòng (2-1950) về việc thành lập Đại đoàn 304, ngày 10-3-1950, tại làng Tam Lạc, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), đại đoàn được chính thức thành lập gồm Trung đoàn 665, chủ lực của Liên khu III và Trung đoàn 57, Trung đoàn 9 của Liên khu IV do đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh trưởng, đồng chí Trần Văn Quang làm Chính ủy.

Bộ Tư lệnh liên khu IV được thành lập ngày 25-3-1950, do đồng chí Trần Sâm làm Tư lệnh trưởng và đồng chí Lê Chưởng làm Chỉnh ủy, có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực còn lại, bộ đội địa phương và dân quân của Liên khu IV.

Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh về hai cuộc vận động “Rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh quân đội” và “Rèn luyện cán bộ, cải tiến kỹ thuật”, tháng 5-1949, liên khu phát động cuộc vận động “Rèn cán, chỉnh quân lần thứ nhất” trong toàn liên khu nhằm khẩn trương xây dựng bộ đội chủ lực lớn mạnh để tiến tới giành thắng lợi về chiến lược.

Trong ba ngày 17 đến 19-8-1949, tại Cầu Bố (Thánh Hóa), Bộ Tư lệnh Liên khu IV mở đại hội thi đua rèn cán chỉnh quân. Dự đại hội có cán bộ, chiến sĩ các trung đoàn 9, 103, các trường quân chính, thiếu sinh quân, Liên khu bộ, các đại diện cơ quan đoàn thể và gần 20.000 cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân địa phương. Cuộc vận động “Rèn cán, chỉnh quân xây dựng bộ đội, đào luyện cán bộ” của liên khu được chia làm ba thời kỳ:

- Thời kỳ thứ nhất: củng cố tổ chức, huấn luyện bộ đội,

- Thời kỳ thứ hai: tổ chức diễn tập,

- Thời kỳ thứ ba: vừa diễn tập vừa cơ động tham gia chiến dịch đông - xuân.

Để làm cơ sở cho việc huấn luyện bộ đội và vận dụng vào thực tiễn chiến đấu của đơn vị, sau lễ phát động, Bộ Tư lệnh mở ngay lớp tập huấn chiến thuật cho một số cán bộ chủ trì trung đoàn, tiểu đoàn đại đội và một số cán bộ chủ chốt ở cơ quan khu bộ, do Tư lệnh Nguyễn Sơn trực tiếp chỉ đạo và giảng dạy.

Ngày 5-9-1949, Bộ Tư lệnh liên khu ra chỉ thi về nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Thanh - Nghệ - Tĩnh. Bản chỉ thị nêu rõ: địch có thể dùng từng bộ phận hải, lục không quân thọc vào những khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa ở Thanh - Nghệ - Tĩnh. Vì vậy, mỗi tỉnh phải huấn luyện được một tiểu đoàn bộ đội địa phương làm nhiệm vụ bộ đội chủ lực, mỗi huyện tiến tới có một đại đội độc lập làm nhiệm vụ bảo vệ địa phương. Các đơn vị này phải huấn luyện và hoạt động ở những địa bàn xung yếu mà địch có thể thọc vào.

Các đơn vị dân quân thường trực huyện được tập trung thành các tiểu đoàn bộ đội địa phương 198 (Nghệ An), 290 (Hà Tĩnh), 275 (Thanh Hóa). Các đại đội bộ đội địa phương huyện được thành lập.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:12:02 pm »

Tại Phân khu Bình - Trị - Thiên, kết hợp chặt chẽ phong trào “Rèn cán chỉnh quân” với nhiệm vụ tác chiến, trong hai tháng 9 và 10-1948, các đơn vị sôi nổi thi đua nâng cao kỹ thuật chiến đấu cá nhân và trình đội hiệp đồng phân đội để chuẩn bị tham gia chiến dịch đông - xuân. Tại các tỉnh phía bắc liên khu, các ban rèn cán chỉnh quân được thành lập ở các đơn vị, cơ quan. Những cuộc phát động giao ước thi đua giữa các trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội được tổ chức trọng thể. Công tác cổ động chính trị, sơ kết, huấn luyện được duy trì chặt chẽ, gây không khí hào hứng, sôi nổi.

Các trung đoàn, tỉnh đội còn mở “Đại hội quân - dân”. Trong không khí dạt dào tình cảm quân, dân cả nước, nhiều đại diện cơ quan, xí nghiệp và cả một số tư nhân đã tình nguyện xung phong đỡ đầu bộ đội địa phương, dân quân và các đơn vị chủ lực mới xây dựng.

Hưởng ứng cuộc vận động rèn cán chỉnh quân lần thứ nhất, ở Nghệ An, Ủy ban kháng chiến hành chính và Việt Minh tỉnh đỡ đầu Tiểu đoàn 265, Hội Liên Việt đỡ đầu Tiểu đoàn 246, Liên hiệp Công đoàn đỡ đầu Đại đội Hồng Sơn, Tỉnh đoàn thanh niên đỡ đầu đại đội 58, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội cứu quốc đỡ đầu Đại đội 18, Đảng Dân chủ đỡ đầu Đại đội 50, hãng buôn tư nhân Bình Thanh thương quán đỡ đầu Đại đội Mường Xén, Công ty Việt Thắng đỡ đầu đại đội đặc biệt Quý Châu… Nhân dân Nghệ An góp 11 mẫu ruộng, 16 triệu đồng, nhân dân Hà Tĩnh góp 2 triệu 700 nghìn đồng, 886 tấn thóc, 50 thỏi vàng, sáu lạng bạc, sáu nhẫn vàng, 1.397 chiếc xuyến, 3.948 đôi hoa tai, 5.094 quan tiền đồng, 195 ngôi nhà, 9.900 ha ruộng, 2.967 trâu, bò và hàng ngàn gia cẩm ủng hộ bộ đội.

Trong các lực lượng vũ trang, phong trào luyện quân lập công lan nhanh, trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp.

Nhờ làm tốt công tác tư tưởng và tổ chức, cuộc vận động rèn cán chỉnh quân lần thứ nhất trong các lực lượng vũ trang với sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân đạt kết quả tốt, tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tác chiến trên các chiến trường liên khu.

Nhìn chung, đến cuộc năm 1949, dân quân, du kích xã đã có bước tiến đáng kể về tổ chức lực lượng, trình độ chiến dịch và về thống nhất chỉ huy. Các Bí thư và Phó Bí thư chi bộ làm xã đội trưởng hoặc chính trị viên xã đội, tất cả xã đội trưởng đều do đảng viên nắm để trực tiếp chỉ huy việc xây dựng và tác chiến của lực lượng này. Ở nhiều nơi, dân quân, du kích đã tự bảo vệ được làng xóm để bộ đội chủ lực tập trung, đã phối hợp tác chiến có hiệu quả với bộ đội địa phương. Bộ đội chủ lực. Bộ đội địa phương tỉnh có quy mô tiểu đoàn. Mỗi tỉnh có bốn đến năm đại đội, mỗi huyện có từ một trung đội đến một đại đội. Có một số đại đội bộ đội địa phương tiến rất nhanh, có trình độ chiến đấu cao. Đại đội 1, Đại đội 2 (Thừa Thiên), Đại đội Lê Hồng Phong (Quảng Trị). Các trung đoàn 101, 95 được bổ sung đủ quân số ba tiểu đoàn. Trung đoàn 18 của Quảng Bình được thành lập có ba tiểu đoàn, các trung đoàn đều rút dần các đại đội độc lập đang hoạt động phân tán để xây dựng các tiểu đoàn tập trung, hoạt động trong đội hình chiến đấu của trung đoàn. Bộ chỉ huy Quân khu tăng viện tiểu đoàn 364 của Trung đoàn chủ lực khu cho mặt trận đường số 9. Bộ chỉ huy quân khu có thêm tiểu đoàn pháo binh 888 và cá đại đội trực thuộc. Trình độ vận động chiến của bộ đội chủ lực tăng lên. Song đến đây, trình độ kỹ thuật và chiến thuật của bộ đội vẫn chưa tiến kịp với yêu cầu chống lại các cuộc càn quét lớn và đánh địch trong điều kiện chúng có công sự kiên cố; đánh nhỏ thì không có đối tượng tác chiến, đánh lớn thỉ chưa thực hiện được, gặp phải lúng túng, khó khăn mới, làm nhiệm vụ bước tiến của cuộc kháng chiến trong một thời gian.

Sau các chiến dịch Lê Lai và Phan Đình Phùng, thực hiện chủ trương của Hội nghị Đảng ủy mặt trận Bình - Trị - Thiên, các đơn vị chủ lực củng cố bộ đội, khắc phục những mặt yếu kém và nhằm vào yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu để huấn luyện. Ngoài các nội dung huấn luyện thường xuyên, các đơn vị còn học tập sử dụng khí tài thông tin, chiến thuật đánh giao thông, đánh vận động và phục kích, đánh cứ điểm.

Các trường đào tạo cán bộ sơ cấp cho địa phương được mở liên tiếp, mỗi khóa 200 người, thời gian từ ba đến bốn tháng. Năm 1950, mặt trận đào tạo được 830 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Công tác tuyển quân, huấn luyện tân binh, bổ sung biên chế được tiến hành khẩn trương. Tiểu đoàn trọng pháo 888 trực thuộc Bộ chỉ huy mặt trận được thành lập với trang bị súng trọng liên 12 ly 7, súng cối 120 mm và súng phóng bom 185 mm. Trung đoàn 95 được ưu tiên trang bị pháo và khí tài thông tin.

Bộ đội địa phương phát triển mạnh. Dân quân được tổ chức lại, thống nhất tử tỉnh đến xã. Nhiều bí thư chi bộ hoặc chi ủy viên được cử làm chính trị viên xã đội. Hầu hết xã đội trưởng là đảng viên. Các đoàn thể quần chúng cử những người hăng hái vào dân quân, du kích.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:13:37 pm »

Cuối tháng 10-1950 Liên khu IV bị lụt rất lớn. Việc đảm bảo cung cấp hậu cần cho bộ đội chủ lực gặp nhiều khó khăn. Bộ chỉ huy mặt trận Bình - Trị - Thiên quyết định rút gọn cơ quan mặt trận: chỉ để lại chiến trường những đơn vị cần thiết, chấn chỉnh các trung đoàn 95 và 101, điều Tiểu đoàn 436 (Trung đoàn 18) bổ sung cho Trung đoàn 101 để có đủ ba tiểu đoàn; thành lập hai khung tiểu đoàn đưa ra khu để xây dựng, bổ sung cho Trung đoàn 18. Các lực lượng còn lại nhanh chóng hành quân ra Hà Tĩnh để xây dựng, củng cố và giảm bớt khó khăn về hậu cần cho các trung đoàn ở lại chiến trường.

Tháng 11-1950, hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18 (trừ Tiểu đoàn 436), Tiểu đoàn 888, Trường quân chính, Đoàn văn công và một số phân đội khác do đồng chí Phó chỉ huy mặt trận Bình - Trị - Thiên chỉ huy lưu luyến tạm biệt chiến trường, hành quân ra bắc liên khu. Trung tuần tháng 12, các đơn vị ra tới kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa bàn tiếp niềm nở và nôi dưỡng chu đáo.

Nghệ An, Hà Tĩnh lựa chọn hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ưu tú trong bộ đội địa phương, xây dựng hai tiểu đoàn 226 và 332 bổ sung cho Trung đoàn 18, đồng thời quyên góp lương thực, thực phẩm, quần áo, tiền bạc nuôi dưỡng hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trong tám tháng trời.

Quy luật của chiến tranh đòi hỏi phải xây dựng hậu phương vững mạnh để đảm bảo cung cấp nhân, tài, vật lực cho tiền tuyến. Hậu phương của chiến tranh nhân dân Việt Nam lại không có sự phân biệt rõ rệt với tiền tuyến bởi vì ở đâu có nhân dân yêu nước thì ở đó có sẵn nhân tố của hậu phương, kể cả trong vùng quân đội Pháp chiếm đóng.

Năm 1948, thực dân Pháp chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Trong khi mở các cuộc hành quân càn quét, chiếm đóng các vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, vùng đồng bằng Bình - Trị - Thiên, chúng xây dựng một số vị trí ở miền tây Thanh Hóa, Nghệ An và Nga Sơn (Thanh Hóa), âm mưu bao vây, uy hiếp và đánh chiếm Thanh - Nghệ - Tĩnh khi có điều kiện.

Đầu năm 1949, thực dân Pháp bố trí gần 2.500 quân ở miền tây và dọc theo biên giới Việt - Lào, tăng cường phòng thủ các vị trí then chốt ở Noọng Hét, Keng Du (Nghệ An), Vạn Mai, Yên Khương, Bất Một (Thanh Hóa), Na Pê (giáp Hà Tĩnh) làm bàn đạp hoạt động lấn dần vào nội địa. Ở vùng thượng du Thanh - Nghệ - Tĩnh, chế độ lang đạo còn ảnh hưởng khá nặng nề. Vai trò thổ ty, lang đạo và cách bọc lột theo kiểu phục dịch, nộp tô, cung đốn còn khá phổ biến. Những cán bộ được cử lên hoạt động gặp nhiều khó khăn do bị thổ ty, lang đạo bao vây, cách ly với quần chúng. Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng không phát triển được. Ở một số huyện như Lang Chánh, Quan Hóa có 1/3 đảng viên là con cháu lang đạo và tộc thuộc. Trình độ cán bộ, đảng viên còn thấp. Lợi dụng tình hình này, thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét vào các vùng dọc biên giới, bắt cóc cán bộ địa phương, tung biệt kích vào nội địa, bắt liên lạc với những thổ ty, lang đạo phản động để phá chính quyền kháng chiến, chia rẽ hai dân tộc Việt - Lào.

Những năm 1949-1950, không quân, hải quân Pháp thường xuyên hoạt động trinh sát, đánh phá vùng duyên hải và trung du ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, ném bom vào thường dân, giết chết hàng chục người ở thị trấn Quỳnh Lưu, Nam Đàn.

Do tình hình trên, nhiệm vụ xây dựng hậu phương phải vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, phải kết hợp xây dựng và bảo vệ hậu phương, kể cả hậu phương chiến lược Thanh - Nghệ - Tĩnh và hậu phương tại chỗ ở Bình - Trị - Thiên. “Phải xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành một hậu phương vững chắc, một kho dự trữ nhân, tài, vật lực, sẵn sàng tiếp tế kịp thời cho các chiến trường”(1). Nội dung xây dựng hậu phương là xây dựng chế độ dân chủ mới.

Đại hội Đảng bộ liên khu lần thứ hai (7-1949) họp tại đình Võ Liệt (Thanh Chương, Nghệ An) nhận định: “Địch không thể đủ sức xâm lược Thanh - Nghệ - Tĩnh đại quy mô như Bình - Trị - Thiên, nhưng rất có thể thọc mũi dùi vào chỗ sơ hở của ta rồi rút hay khuếch trương xâm lấn mà thôi”. Đại hội chủ trương xây dựng và bảo vệ Thanh - Nghệ - Tĩnh thành một hậu phương vững mạnh của cuộc kháng chiến, đảm bảo yêu cầu cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Đại hội xác định năm nhiệm vụ trong công tác hậu phương:

- Cấp tốc chỉnh đốn huấn luyện bộ đội địa phương, bổ sung cho chủ lực để điều ra tiền tuyến. Dân quân phải hoàn toàn thay thế bộ đội địa phương làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương.

- Tuyển mộ thanh niên, dân quân vào các đội tiếp tế vũ khí cho mặt trận. Tổ chức huấn luyện thanh niên về quân sự, làm lực lượng dự trữ bổ sung cho bộ đội.

- Thành lập các đội vũ trang tuyên truyền để chi viện cho cách mạng Lào.

- Tích cực bảo vệ miền tây, miền biển, đề phòng địch đổ bộ, thọc mũi dùi vào Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Xây dựng cơ sở kinh tế của chế độ dân chủ mới nhằm cung cấp cho tiền tuyến và tự túc về ăn mặc cho dân.


(1) Nghị quyết Liên khu ủy về “Nhiệm vụ Liên khu IV chuyển mạng sang tổng phản công”, năm 1950 Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:16:14 pm »

Mở đầu phong trào thi đua thực hiện nghị quyết của đại hội, phối hợp với mặt trận Bình - Trị - Thiên, Bộ Tư lệnh liên khu mở một đợt tác chiến ở miền tây Thanh Hóa, Nghệ An, tiêu diệt vị trí Mường Lống (22-7-1949), đánh tan hai toán quân tiếp viện từ Noọng Hét và Mỹ Lý sang; tiến công vị trí Cổ Lũng (24-7-1949).

Chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh liên khu về nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Thanh - Nghệ - Tĩnh, các tỉnh khẩn trương xây dựng các đơn vị bộ đội địa phương và chuẩn bị chiến đấu.

Từ ngày 5 đến ngày 7-10-1949, lực lượng vũ trang địa phương anh dũng chiến đấu đánh trả cuộc tập kích vào huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) của hơn 1.000 quân địch (trong đó có 500 lính Pháp và Âu - Phi), 10 ca nô, tàu chiến, có không quân, pháo hạm yểm hộ, tiêu diệt hơn 100 tên (có 27 lính Âu - Phi). Tuy nhiên, ta cũng bị nhiều tổn thất, (150 người chết và bị thương, hơn 100 người bị bắt, gần 1.000 nóc nhà bị đốt cháy, hàng trăm thuyền đánh cá bị địch cướp phá). Trận đánh này để lại bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác và tổ chức, huấn luyện lực lượng vũ trang địa phương.

Trong cuộc hành quân Anthracite (10-1949), quân Pháp chiếm Bùi Chu - Phát Diệm rồi tiến vào Nga Sơn (Thanh Hóa) chiếm Tân Hải, Liên Quy, nhà thờ Tam Tòng và mở nhiều cuộc càn quét vào Kiên Giáp, nhưng bị Tiểu đoàn 375 (Trung đoàn 103) chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải co lại.

Cuối năm 1949, phát huy thắng lợi của chiến dịch Lê Lợi và chiến thắng của Trung đoàn 9 ở mặt trận C, Tiểu đoàn 355 cùng các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương tiến công các vị trí Cổ Lũng, Vạn Mai, Đồng Uông, Poong Nưa, giải phóng một vùng rộng lớn miền tây Thanh Hóa.

Tháng 1-1950, Tiểu đoàn 375 tiến công địch ở Hồ Vương, Chính Đại, Hội Giao (Nga Sơn), diệt 50 tên, thu nhiều vũ khí.

Các cơ quan công an sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, phát hiện và xử lý những phần tử phản động đội lốt tôn giáo, làm tay sai cho giặc, chống phá cách mạng, điển hình là Ty Công an Nghệ An đã bắt một số phản động đội lốt linh mục trong “Ban Chấp hành Liên đoàn công giáo” xứ Vĩnh Yên; tiến công vào sào huyệt của tổ chức “Dân chúng liên hiệp”, bắt đưa ra truy tố bọn Phạm Tuyên, Bùi Quỳnh, Trương Văn Liên và trấn áp bọn phản động trong vùng.

Đến tháng 4-1950, toàn bộ quân địch trong các vị trí chiếm đóng ở miền tây Thanh Hóa và Nghệ An phải rút chạy về bên kia biên giới Việt - Lào, làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp dùng miền tây làm bàn đạp để tiến công hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng, phát triển dân quân du kích để bảo vệ bản làng, góp phần xây dựng và bảo vệ hậu phương kháng chiến.

Từ ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950 Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp và ra nghị quyết Chuyển mạnh sang tổng phản công chủ trương củng cố mặt trận dân tộc và xúc tiến công tác dân vận, củng cố chính quyền nhân dân, xây dựng đảng vững mạnh về mọi mặt. Nghị quyết hội nghị nêu rõ: “Tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực và tinh thần của toàn dân theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, triệt để thi hành sắc lệnh tổng động viên của chính quyền. Phối hợp việc thi hành lệnh tổng động viên và thi đua ái quốc”(1). “Phát triển kinh tế dân chủ nhân dân, tăng gia sản xuất, phát triển hợp tác xã; mở mang các xí nghiệp quốc gia…, cải thiện đời sống cho dân, đặc biệt cho công, nông, thi hành chính sách ruộng đất cho đúng mức (hoàn thành giảm tô; thực hiện giảm tức, tiếp tục tạm cấp ruộng của Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo, tiến hành điều tra nông thôn, phát triển phong trào hiến ruộng, v.v.)”(2).

Chấp hành nghị quyết trên, Liên khu ủy ra nghị quyết về Nhiệm vụ Liên khu IV chuyển mạnh sang tổng phản công nhấn mạnh: “Bảo vệ Thanh - Nghệ - Tĩnh là nhiệm vụ trung tâm lãnh đạo để chuyển sang tổng phản công có hiệu quả. Phải xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành một hậu phương vững chắc, một kho dự trữ nhân tài, vật lực, sẵn sàng tiếp tế kịp thời cho các chiến trường”(3). Trong suốt những năm 1948-1950, các cấp đảng bộ và chính quyền trong liên khu thường xuyên chăm lo xây dựng chế độ dân chủ mới về mọi mặt.


(1), (2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.11, tr.201, 202.
(3) Nghị quyết Liên khu ủy về “Nhiệm vụ Liên khu IV chuyển mạng sang tổng phản công”, năm 1950 Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:18:42 pm »

Về chính trị:

Ngay khi đổi thành Liên khu IV (1-1948), Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký các Sắc lệnh 127/SL, và 128/SL, thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu do đồng chí Hồ Từng Mậu làm Chủ tịch. Đến ngày 14-3-1948, theo Sắc lệnh 149-SL của Chủ tịch Chính phủ, Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính trở thành Ủy ban kháng chiến hành chính” (Viết tắt là UBKCHC). Cách gọi và cách viết này được duy trì đến khi kết thúc cuộc kháng chiến. UBKCHC Liên khu IV được bầu lại tháng 8-1949, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Liên khu IV cùng cấp.

Hệ thống chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố vững chắc. Nhân dân tích cực tham gia các cuộc bầu cử hội đồng nhân dân và kiện toàn UBKCHC các cấp ở vùng tự do. Trong tháng 8-1949, ba tỉnh Bình - Trị - Thiên tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã. Nhân dân hồ hởi, phấn khởi đi bỏ phiếu. Những nơi xa đồn địch như Phú Nhuận, Vĩnh Lộc (Phú Lộc) có 100% số người đi bầu cử. Hàng ngàn đồng bào vùng bị địch chiếm đóng bí mật ra vùng tự do tham gia bầu cử. Đây là một thắng lợi lớn về chính trị của cuộc kháng chiến, thể hiện trình độ giác ngộ cách mạng của đồng bào quần chúng nhân dân địa phương.

Ngày 22-12-1949, Thường vụ liên khu ủy ra nghị quyết về việc đơn giản khu, huyện và tăng cường tỉnh, xã. Để “tăng cường xã”, phải “củng cố Ủy ban kháng chiến hành chính và các đoàn thể quần chúng”, bỏ các ban chuyên môn ở cấp huyện, đưa cán bộ về tăng cường cho xã. Cấp xã được mở rộng địa dư và dân số gấp hai lần trên cơ sở sáp nhập nhiều xã nhỏ thành xã lớn, giảm bớt đầu mối chỉ đạo và kiểm tra của cấp huyện, thị xã. Nhưng cách làm này lại làm cho cấp xã gặp khó khăn vì trình độ, năng lực tổ chức của cán bộ còn nhiều hạn chế, điều kiện, phương tiện làm việc thiếu thốn. Nhờ sự phê phán, rút kinh nghiệm và kiến nghị kịp thời của các cấp chính quyền, Trung ương Đảng và Chính phủ đã sớm ra các chỉ thị điều chỉnh lại. Các xã lớn được tách ra, trở về quy mô cũ.

Vai trò của hội đồng nhân dân từng bước được nâng cao, quyết định các vấn đề về thuế nông nghiệp, tính định mức thuế cho các làng xóm, xét lại các bản kê khai diện tích, số nông hộ, nhân khẩu, sản lượng các cánh đồng; đặt kế kế hoạch cho từng đội công tác tuyên truyền, vận động, giải thích, điều tra, bình nghị, thu thóc, nộp thóc… Liên khu ủy chỉ đạo xây dựng Ủy ban kháng chiến hành chính xã phải bám sát dân, đặt mình dưới sự kiểm soát của hội đồng nhân dân, không làm việc gì mà không có sự tuyên truyền, giải thích trước; thi hành nhiệm vụ khẩn trương, chu đáo; thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tiến hành thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời…

Các tổ chức, đoàn thể quần chúng ngày càng phát triển. Từ đầu năm 1949 đến tháng 6-1949, số hội viên Việt Minh tăng từ 737.194 lên 149.914 người, số hội viên Nông dân cứu quốc từ 216.107 lên 269.155 người. Từ cuối năm 1948 đến tháng 6-1949, tổ chức Thanh niên cứu quốc tăng từ 168.061 lên 178.551 hội viên. Phụ nữ cứu quốc từ 375.908 lên 331.501 hội viên, Hội Liên Việt 1.065.170 lên 1.087.360 hội viên, Liên đoàn lao động từ 57.258 lên 65.814 hội viên. Đảng Dân chủ ở Liên khu IV cuối năm 1948 có 4.338 đảng viên (riêng tỉnh Thanh Hóa có 1.221 đảng viên), đến tháng 6-1949 tăng thêm hàng ngàn người.

Đoàn Thanh niên cứu quốc giữ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thanh niên tòng quân, gia nhập dân quân du kích.

Hội mẹ chiến sĩ hăng hái thi đua yêu nước, nhất là trong các phong trào góp quỹ nuôi quân, chăm sóc thương binh, may áo quần cho bộ đội… Tháng 9-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen các cụ, các bà đã “thương yêu săn sóc chiến sĩ như con cháu ruột thịt. Thế là các cụ, các bà cũng trực tiếp tham gia kháng chiến”.

Đồng thời các cụ, các bà còn hăng hái Thi đua ái quốcđể làm kiểu mẫu cho con cháu và đồng bào ở hậu phương. Nhiều cụ, bà tuy tuổi tác đã cao, vẫn cố gắng học chữ, học làm tính. Thật là đánh kính, đáng quý”(1).

Công tác vận động nhân dân được đẩy lên một bước mới, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi trên mọi lĩnh vực kháng chiến, kiến quốc, nhất là trong việc động viên, phục vụ công cuộc gấp rút hoàn thành chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công. Việc chuẩn bị thống nhất Việt Minh và Liên Việt được xúc tiến mạnh mẽ ở các cấp.

Ở Liên khu IV, số đồng bào công giáo có 218.317 người (6-1949); có nhiều dòng tu khác nhau, giáo hội có nhiều tổ chức quần chúng, có hội lập sớm mang tính địa phương như: Hội tiên phong của Chúaở Đinh Cẩm (Hà Tĩnh), có hội mới thành lập như Hội bác ái(1949), Hội Thomas Thiện Hội Liên đoàn thanh niên công giáo(1950). Tòa Khâm mạng Đông Dương đóng ở Phú Cam (Huế) nhưng vẫn tìm cách chỉ đạo các giáo dân vùng tự do. Trên địa bàn Liên khu IV có ba địa phận công giáo: Thanh Hóa, Vinh, Huế. Các trường giáo lý, trường văn hóa công giáo được mở ở nhiều nơi, giảng dạy theo chương trình hồi Pháp thuộc, hoặc nếu có sử dụng chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục thì xuyên tạc, lồng vào những nội dung xấu. Kẻ thù hợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng. Bên cạnh Liên đoàn công giáoở nhiều tỉnh, chúng còn thành lập ra nhiều tổ chức phản động như Mặt trận dân tộc giải phóng(Thanh Hóa), Mặt trận dân chúng liên hiệp(Nghệ An). Chính vì thế công tác vận động đồng bào theo đạo Thiên chúa có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng bộ liên khu xác định công tác giáo vận thực chất là công tác vận động người nông dân có đạo, phải lấy việc đem lại lợi kích kinh tế thiết thực cho họ và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng mà giác ngộ họ về chính trị, lôi kéo họ đi theo kháng chiến, không để địch lợi dụng. Ở vùng tự do, đồng bào được giác ngộ đã tham gia các hội Cứu quốc tổ đổi công, tập đoàn sản xuất. Trong vùng tạm bị chiếm, một số đồng bào gia nhập Liên Việt.

Đồng bào miền núi Liên khu IV có hơn 224.000 người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Công tác vận động đồng bào dân tộc ít người ở miền núi được chú ý hơn. UBKCHC các cấp tổ chức giáo dục, gây dựng cơ sở, đào tạo cán bộ địa phương, vận động quần chúng vào các hội kháng chiến, vận động thanh niên vào dân quân, du kích. Tuy nhiên, vì địa bàn hoạt động khó khăn, cán bộ thiếu, lại chưa nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và phong tục, tập quán của từng dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn coi thường dân tộc nhỏ chưa được khắc phục, cộng với ảnh hưởng của chế độ lang đạo còn khá nặng nề và sự chống đối của bọn phản động như tổ chức “Pảo mương”(2) ở Nghệ An nên kết quả vận động đồng bào các dân tộc ít người, nhất là các vùng cao xa xôi hẻo lánh, còn nhiều hạn chế.

Trước những thủ đoạn chính trị thâm độc của kẻ thù, những khuyết điểm, sai lầm của một số cán bộ, đảng viên và những khó khăn, thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến, một số nhân sĩ, trí thức tỏ ra hoang mang, dao động, có người bỏ hàng ngũ kháng chiến trở về vùng địch, công tác vận động tầng lớp trí thức của ta chưa chuyển biến kịp. nhìn chung, phong trào nhân dân, nhất là nhân dân lao động, hết sức rầm rộ, nhưng hệ thống tổ chức mặt trận và các đoàn thể chưa đủ mạnh để làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền trong công cuộc tổng động viên.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.689.
(2) “Pảo mương” là tên gọi tắt của tổ chức “Pảo ca tây hắc mương muặt” tiếng Thái nghĩa là “Thánh hiền ái quốc hùng tráng” do bọn phản động người Thái ở miền tây Nghệ An lập ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:21:25 pm »

Chủ trương xây dựng đảng thành một đảng có tính quần chúng được các địa phương tích cực triển khai. Theo Báo cáo về tình hình Đảng năm 1948 và kế hoạch công tác nội bộ năm 1949(tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu 1-1949) số lượng đảng viên Khu IV là 30.000 người, nhưng “chưa đuổi kịp đà phát triển ở Bắc Bộ. Ở Nghệ An, trung bình mỗi tháng (trong ba tháng 7, 8, 9-1948) có 25 đồng chí được kết nạp thêm được một đảng viên mới, các huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, v.v. trong ba tháng chỉ tăng từ 1,4% đến 5%.

Ở Hà Tĩnh, sáu tháng chỉ phát triển được thêm 946 đồng chí… Tỉnh ủy đã ra chỉ thị cho các chi bộ tổ chức “tuần lễ phát triển Đảng”(1). Cuối năm 1948 tỉnh Quảng Bình có 72 chi bộ, 2.170 đảng viên (tăng 600 người so với trước tháng 5-1948); Quảng Trị có 70 chi bộ, 2.626 đảng viên (tăng 600 người); Thừa Thiên có 103 chi bộ, 2.049 đảng viên (tăng 549 người). Số đảng viên trong quân đội tăng gần gấp đôi. Phần lớn chi bộ vùng bị tạm chiếm đã nắm được quần chúng với mức độ khác nhau và tổ chức được lực lượng dân quân, du kích dưới nhiều hình thức để tiến hành đấu tranh với địch và đánh địch. Mỗi chi ủy có từ hai đến ba chi ủy viên, các huyện ủy viên đều được dự các lớp huấn luyện, nhất là ở Thừa Thiên.

Đến trước Đại hội đại biểu Đảng bộ liên khu lần thứ hai, việc xây dựng chi bộ tự động công tác và phát triển đảng đã đạt được những kết quả quan trọng. “Có những chi bộ như Cự Nẫm, Cảnh Dương đã lãnh đạo được toàn dân xã trực tiếp kháng chiến. Cự Nẫm đã lãnh đạo dân chúng đối phó với 12 cuộc địch vào xã. Chi bộ Cảnh Dương sáu lần đối phó với địch phải rút lui.

Ở vùng tự do có những chi bộ Hương Phong (156 đồng chí), Minh Châu (97 đồng chí) đã đoàn kết được toàn dân lập các làng chiến đấu gây được phong trào học tập toàn dân, lập hội đổi công, thi hành giảm tô, lối làm việc khoa học có văn phòng và tiểu ban hẳn hoi”(2). Theo báo cáo tháng 3-1949 của các tỉnh ủy, số lượng đảng viên toàn liên khu đã tăng từ 24.029 (cuối năm 1948) lên 56.357 người; trong đó Quảng bình từ 1.500 lên 2.989, Thuận Hóa từ 35 lên 99; quân đội từ trên 2.404 lên 4.347. Những nơi xung yếu ở Bình - Trị - Thiên như vùng xung quanh vị trí địch, dọc đường giao thông đã có chi bộ hoặc có đảng viên hoạt động. Nhìn chung, các chi bộ đã lãnh đạo được nhân dân và lực lượng dân quân, du kích trong mọi hoạt động kháng chiến, bám sát giặc, đánh giặc giữ làng.

Tuy vậy, công tác phát triển đảng chưa đều, một số huyện như Phú Lộc, Hương Trà, Quảng Điền (Thừa Thiên), Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình) còn chậm. Nhiều chi bộ ở những nơi xung yếu trong vùng địch kiểm soát còn yếu. Vùng đồng bào công giáo còn ít đảng viên. Trong số ba vạn giáo dân ở tỉnh Thanh Hóa có 20 đảng viên.

Sau Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng bộ liên khu (7-1949), công tác phát triển đảng viên mới càng được đẩy mạnh ở cả vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh và vùng bị địch tạm chiếm Bình - Trị - Thiên. Cuối năm 1950, số đảng viên trong toàn liên khu đã lên tới 14 vạn người. Ở nông thôn, 2/3 đảng viên mới kết nạp xuất thân từ tầng lớp bần, cố nông. Các nơi đều đặc biệt chú trọng phát triển đảng viên nữ; ở Hà Tĩnh có tháng 85% đảng viên mới kết nạp là nữ; ở Nghệ An, có tháng 22% đảng viên mới kết nạp là nữ. Ở Quảng Bình giữa năm 1949 có 3.140 đảng viên, Quảng Trị giữa năm 1949 có 5.339 đảng viên, đến cuối năm 1950 tăng lên 8.500, Thừa Thiên từ 5.184 lên 8.000, Thuận Hóa từ 99 lên 250. Việc xây dựng đảng trong vùng địch có bước tiến rõ rệt. Thị xã Quảng Trị và Đông Hà đã thành lập được thị ủy; thị xã Đồng Hới có chi ủy. Việc phát triển đảng ở Quảng Bình, Lệ Thủy đã tiến vượt lên song song với đà phát triển của cuộc kháng chiến.

Bên cạnh những tiến bộ, công tác phát triển đảng còn có một số khuyết điểm lớn như: thiếu chặt chẽ, chạy theo số lượng, chưa chú trọng huấn luyện, giáo dục nên nhiều trường hợp không bảo đảm được yêu cầu về chất lượng. Vì vậy, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng bộ Liên khu IV đã tạm ngừng phát triển đảng viên mới để củng cố tổ chức.

Cuộc vận động xây dựng chi bộ tự động công tác có nhiều kết quả, 47% số chi bộ đạt tiêu chuẩn chi bộ tự động công tác, số chi bộ chưa tự động công tác cũng tiến bộ trong việc lãnh đạo du kích chiến tranh và vận động nhân dân sản xuất, đoàn kết tương trợ cứ đói,…

Bộ máy lãnh đạo Đảng ở các cấp được kiện toàn. Qua các đại hội hợp vào sáu tháng đầu năm 1950, số cán bộ xuất thân từ thành phần công - nông được tăng thêm, tổ chức đảng các cấp được chấn chỉnh tốt hơn trước.

Công tác đào tạo cán bộ, học tập lý luận được chú trọng hơn, nhất là sau Hội nghị Liên khu ủy mở rộng (7-1950). Liên khu ủy mở các lớp bồi dưỡng về chính trị cho các tỉnh ủy viên và cán bộ tương đương, cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn. Các tỉnh ủy đều mở lớp bồi dưỡng đảng viên mới. Hàng tháng, từ tỉnh tới xã có tới hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên. Nhìn chung, phong trào học tập chính trị trong cán bộ, đảng viên có tiến triển rõ rệt, nhưng tổ chức hướng dẫn chưa có nền nếp, nội dung tài liệu chưa thật hợp lý, lý luận chưa gắn với thực hành, nên trình độ cán bộ, đảng viên vẫn còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu của tình hình mới.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.10, tr.121-122.
(2) Sđd tr.130-131.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:21:58 pm »

Về kinh tế:

Song song với việc động viên nhân tài, vật lực phục vụ kháng chiến, các cấp bộ đảng và chính quyền đã chỉ đạo nhân dân tích cực xây dựng nền kinh tế kháng chiến để bảo đảm đời sống nông dân và đáp ứng yêu cầu kháng chiến.

Sản xuất nông nghiệpgặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, bão lụt xảy ra liên tiếp và chính sách cướp thóc lúa, phá hoại mùa màng của địch.

Các tỉnh Bình - Trị - Thiên thường xuyên áp dụng nhiều biện pháp để duy trì và bảo vệ sản xuất, giữ gìn sức người, sức của cho kháng chiến. Mặt trận đấu tranh kinh tế với địch đã trở thành một bộ phận quan trọng của chiến tranh nhân dân ở địa phương. Nhân dân chống địch cướp thóc, gạo, không bán lương thực, thực phẩm cho chúng, cắt phá giao thông, cản trở tiếp tế của địch, kiểm soát các chợ vùng tạm bị chiếm, bài trừ hàng ngoại… Nhân dân vùng tạm chiếm, vùng giáp ranh loan báo kịp thời âm mưu của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở vùng an toàn tiến hành gặt hái, thu giấu của cải.

Các cán bộ đảng ở Thanh - Nghệ - Tĩnh nêu cao khẩu hiệu “Tăng gia sản xuất”, “Nhân dân tiếp tế cho bộ đội tác chiến, bộ đội giúp đỡ nhân dân làm ăn”, “Hết sức thực hành chính sách tiết kiệm”.

Năm 1948, công tác thủy lợi được quan tâm, nhiều công trình được xây dựng, các máy bơm ở Nam Đàn, Đô Lương… thường xuyên hoạt động. Nhờ thế, kinh tế nông nghiệp của Thanh - Nghệ - Tĩnh đã có bước phát triển sản xuất được mùa trên phần lớn diện tích gieo trồng, đạt sản lượng gần 500.000 tấn. Bình quân đầu người đạt 200 kg thóc. Diện tích trồng bông là 6.470 ha, năng suất 130 kg/ha, sản lượng 840 tấn. Chăn nuôi gia súc khá phát triển. Năm 1948 có 300.000 con trâu, 150.000 con bò cày kéo; gia súc cung cấp thịt có 1.239 con trâu, 4.633 con bò và 27.336 con lợn. Năm 1950, cả ba tỉnh cày cấy được 185.400 ha, thu hoạch trên 144.900 tấn thóc, 155.900 tấn khoai, 10.790 tấn ngô, 1.730 tấn bông.

Để đẩy mạnh sản xuất lương thực, bảo đảm tự túc ăn, mặc, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu phát động các phong trào “Vụ chiêm quyết thắng” (cuối năm 1949), “Vụ mùa chủ lực” (6-1950), đặt các giải thưởng điển hình về năng suất lúa, năng suất bông, gia đình có thu nhập bình quân cao.

Các phong trào thi đua lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. Hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp được xây dựng. Năm 1949 có 5.107 hợp tác xã, năm 1950 tăng lên 9.831 hợp tác xã với 6.376.692 xã viên, 702.191 mẫu ruộng, số vốn 8.383.617 đồng và 59.566 trâu, bò. Các hình thức vần công, đổi công, quỹ tín dụng ở nông thôn phát triển rộng rãi, giúp nông dân khắc phục khó khăn về nhân lực, sức kéo trong lúc thời vụ khẩn trương, giúp nông dân nghèo có vốn sản xuất; tận dụng mọi điều kiện tại chỗ về đất, nước, nguồn phân, giống, vốn và kỹ thuật cày sâu, cuốc bẫm, chăm sóc đồng ruộng để nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng.

Nhờ ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân ở Thanh - Nghệ - Tĩnh ổn định và có bước được cải thiện. Theo Báo cáo tổng kết hai năm 1947-1948của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa: “80% dân số trong tỉnh ấm no hơn trước, 10% giữ mức như xưa. So với đầu năm 1945 thì cuối năm 1949 giá hàng hóa cao lên từ 200% đến 300%, trái lại, giá lúa gạo đã hạ từ 50% đến 60%, nạn đói đầu năm 1945 đã giải quyết, mức độ tăng gia sản xuất phát triển lớn”.

Cùng với đà phát triển của hoạt động quân sự và sự trưởng thành của lực lượng vũ trang, công tác vận động quần chúng được đẩy mạnh theo hướng tăng cường vận động chính trị kết hợp với mưu lợi ích thiết thực về dân sinh, chú trọng mưu lợi ích dân sinh làm chính. Nhiệm vụ dân chủ được tiến hành từng bước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 09:23:31 pm »

Liên khu ủy chỉ đạo các cấp vận động địa chủ giảm tô đúng 25%, triệt để bỏ tô phụ và thủ tiêu chế độ quá điền, kể cả vùng Thiên chúa giáo, vùng làm nghề cá, muối; thực hiện giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ, giải quyết hợp tình hợp lý vấn đề bán con nuôi, cầm cố, đi đôi với phát triển tín dụng, quỹ nghĩa thương, phong trào đoàn kết tương trợ. Chính quyền các địa phương tiến hành quân cấp công điền, công thổ một cách công bằng, hợp lý; hoàn thành việc tạm cấp ruộng đất đồn điền của Pháp, Việt gian và ruộng vắng chủ, đất hoang thuộc quốc gia công thổ cho dân cày nghèo và xây dựng một số nông trường quốc doanh ở những nơi có điều kiện; thực hiện chính sách hiến điền một cách thường xuyên, đúng đối tượng vận động là địa chủ, phú nông.

Chính sách vận động địa chủ hiến điền thường xuyên được các cấp ủy đảng, chính quyền kháng chiến quan tâm khuyến khích. Ngày 1-6-1949, Thường vụ Trung ương Đảng điện gửi Liên khu IV; “Nên nêu tên các địa chủ đã hiến điền để gây thành phong trào. Nếu có địa chủ nào hiến điền nên đứng danh nghĩa Ủy ban kháng chiến hành chính mà tiếp nhận số ruộng đó. Tổ chức lễ tiếp nhận thật đàng hoàng để tuyên truyền mời các vị thân sĩ, địa chủ, bộ đội và dân nghèo đến dự. Các địa chủ hiến nhiều hay ít đều nên khen”(1). Ngoài ra, các địa phương còn xúc tiến công tác điều tra nông thôn chuẩn bị cho việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất mới của Đảng. Những chính sách đó đã làm cho nhân dân phấn khởi tăng gia sản xuất, tích cực ủng hộ kháng chiến.

Tháng 9-1950, ở Bình - Trị - Thiên bị lụt lớn. Tại Huế, nước ngập cầu Tràng Tiền gây tổn thất lớn: làm 224 người chết, hỏng 1.600 tấn lúa, 1.000 tấn muối, 1.400 trâu bò và 1.000 nóc nhà bị nước cuốn trôi, lúa cất giấu bị hỏng hoàn toàn, mùa màng mất từ 60 - 80%; rau, màu ngắn ngày vừa gieo trồng bị hại. Lợi dụng lúc ta khó khăn, quân Pháp tăng cường càn quét, khủng bố, lừa phỉnh, lập tề, đẩy nhân dân vào thế củng cực. Chưa bao giờ quân dân Bình - Trị - Thiên đứng trước một thử thách lớn như vậy.

Trước tình hình đó, Thường vụ Liên khu ủy họp bất thường ra nghị quyết về Kế hoạch bảo vệ mùa coi đây là công tác trọng tâm của các đảng bộ ở Bình - Trị - Thiên, chỉ đạo nhân dân gặt mau, giấu kín, và lập tập đoàn vận tải để chuyển thóc ra các chiến khu.

Đảng ủy và Bộ Chỉ huy mặt trận Bình - Trị - Thiên quyết định:

- Động viên toàn thể quân, dân đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, nhanh chóng ổn định nơi ăn, ở, khẩn trương trồng rau, màu ngắn ngày để cứu đói, phòng chống dịch bệnh.

- Vận động đồng bào vùng bị chiếm (nhất là thành phố Huế, Quảng Trị, Đồng Hới) đấu tranh buộc địch phải cứu tế cho nhân dân vùng bị lụt nghiêm trọng. Kêu gọi nhân dân đô thị, đặc biệt là giới Phật giáo ở Huế, tổ chức quyên góp lương thực, thực phẩm, thuốc men chuyển ra vùng tự do giúp đỡ đồng bào, bộ đội.

Trong hoạn nạn khó khăn, quân, dân Bình - Trị - Thiên gan góc chịu đựng, thực hiện “bát cơm sẻ nửa, củ sắn chia đôi”. Bộ đội bớt ăn, bớt mặc, nhường một phần thuốc men, cứu chữa những người dân đang ốm và chi viện cho những vùng khó khăn nhất. Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu phát động ngay phong trào tăng gia sản xuất và tiết kiệm, ủng hộ Bình - Trị - Thiên, khẩu hiệu hành động là “Tiết kiệm lương thực chi viện cho Bình - Trị - Thiên”, “Tiết kiệm thì giờ để sản xuất”. Hưởng ứng lời kêu của Liên khu ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu, nhân dân vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh tích cực tăng gia sản xuất và tiết kiệm, ủng hộ Bình - Trị - Thiên; mỗi người đi vào Bình - Trị - Thiên đều mang theo một số gạo, muối và hạt giống,… Nhân dân khắp nơi ra sức khai hoang, phục hóa đi đôi với thâm canh tăng năng suất, làm thủy lợi, làm phân xanh, đẩy mạnh phong trào vần công, đổi công. Việc tăng gia sản xuất lương thực được đặt ra ráo riết trong bộ đội, cán bộ, công nhân viên chức. Liên khu đề ra chỉ tiêu sản xuất lúa, rau xanh cho từng trung đoàn. Lực lượng vũ trang toàn liên khu ra sức tăng gia sản xuất góp phần khắc phục khó khăn về lương thực nuôi quân.

Tại Bình - Trị - Thiên, cuộc vận động tăng gia sản xuất, cuộc đấu tranh chống địch, bảo vệ lúa và hoa màu, tiến hành cất giấu lương thực, tài sản có kết quả khá hơn trước. Các đơn vị bộ đội và cơ quan ở chiến khu và tiền chiến khu đều nỗ lực tăng gia sản xuất để tự túc một phần lương thực, thực phẩm. Nhân dân các nơi bị địch kiểm soát tuy vẫn phải chịu cống nạp cho địch một phần nhưng vẫn tích cực đóng góp cho kháng chiến.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.10, tr.241.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2016, 09:02:58 pm »

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Lực lượng vũ trang và hoạt động vũ trang càng phát triển thì yêu cầu về trang bị, vũ khí ngày càng tăng, đòi hỏi sự phát triển công nghiệp quốc phòng. Số công xưởng sản xuất vũ khí của ngành quân giới đặt ở Thanh Hóa là chín công xưởng, Nghệ An: 1, Hà Tĩnh: 8. Đến năm 1950, Thanh - Nghệ - Tĩnh còn lập được nhiều xưởng nhỏ. Nghệ An và Hà Tĩnh lập được 15 xưởng sản xuất và sửa chữa vũ khí của tỉnh và huyện với 4.189 công nhân. Thanh Hóa có một xưởng sản xuất vũ khí và các tổ vũ khí ở Yên Định. Thiệu Hóa. Một số xưởng quân giới huyện, ngoài việc sửa chữa vũ khí thông thường đã sản xuất được địa lôi, súng kip. Riêng xưởng quân giới Hà Tĩnh đã sửa chữa 500 súng trường trong một năm.

Toàn liên khu có 21 xưởng, ba công xưởng cơ động, đã chế tạo được súng, đạn, mìn, thủy lôi, bom bay, bazoka, chất nổ và một số hóa chất cần thiết. Ngành quân giới còn mở một lớp dày nghề đào tạo được 200 công nhân kỹ thuật.

Hội nghị đại biểu liên khu tháng 7-1949 chủ trương nâng đỡ và khuyến khích phát minh, sáng chế về khoa học, kỹ thuật nhằm mục tiêu chuẩn bị tổng phản công, nhất là về vũ khí mới và kỹ thuật sản xuất. Đoàn khoa học, kỹ thuật Liên khu IV (12-1949) là tổ chức để tiến hành cuộc vận động sáng chế phát minh và cải tiến kỹ thuật

Phong trào thi đua đuổi và vượt Ngô Văn Phú - một chiến sĩ quân giới có nhiều sáng kiến đạt năng suất cao, được phát động rộng rãi trong toàn ngành quân giới liên khu. Giáo sư Phạm Đình Ái chế được axít suphuaríc và chất nổ. Kỹ sư Võ Quý Huân thí nghiệm nấu gang thành công… nhiều sáng kiến có giá trị ra đời, góp phần quan trọng đẩy mạnh sản xuất của ngành quân gới. Tính đến năm 1950, các xưởng trên địa bàn Liên khu IV đã sản xuất được 1.282 tấn vũ khí, bao gồm 810 khẩu bazôca, 1.920 súng cối, 240 súng phóng bom, 312 súng SKZ, 12.900 súng trường và tiểu liên, 200 súng phóng lựu, 7.381 quả bom phóng, 16.000 quả đạn bazôca, 140.000 đạn cối các cỡ, 400.000 lựu đạn, 180.000 quả mìn và địa lôi, 6.250 quả đạn AT, 2.794 quả đạn SKZ, 3.000.000 viên đạn súng trường(1). Đến cuối năm 1950, ngoài các xưởng quân giới, toàn liên khu có 91 xưởng với 7.000 công nhân, các xưởng này đã sản xuất được máy điện, các máy bơm nước, một số máy khoan, máy xay bột giấy, máy bào, cồn 90o, axit, dầu nhớt, thuốc nổ, diêm tiêu, than đá. Mỏ than Khe Bố (Nghệ An), Mỹ Long (Thanh Hóa) mỗi năm sản xuất hơn 1.600 tấn.

Các ngành thủ công được chú ý phát triển Hội nghị kinh tế liên khu (10-1949) nêu đề án tự túc vải với khẩu hiệu:

            “Tập đoàn rảnh rải
            Dệt vải thêm công
            Rảnh rang cày cấy
            Xeo giấy bình dân”.

Ngoài xưởng dệt của các cơ quan kinh tế và các xưởng dệt của liên khu, còn có hàng trăm xưởng dệt khắp ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh và hơn 40.000 khung cửi khổ hẹp của gia đình thường xuyên sản xuất vận tải dân dụng và quân nhu. Năm 1948, các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh dệt được 7.371.250m vải, chiếm 50% số vải của các địa phương từ Liên khu IV trở ra; cuối năm 1949, số vải được tăng gấp hai lần, đạt 12.812.000m. Ngành giấy ở ba tỉnh có 51 xưởng, năm 1950 sản xuất được 122 tấn. Các ngành thủ công rèn, mộc, dệt chiếu cói, làm muối, nước mắm, xà phòng, gốm được chú ý phát triển. Nhiều thợ sứ Bát Tràng (Gia Lâm) tản cư vào Hoằng Hóa lập nên sáu xưởng bát ở Đức Giáo, Lộc Bồi, năm 1950 có sức sản xuất 10 vạn bát ăn cơm mỗi tháng, tăng gấp ba lần so với năm 1949.

Ở Thanh - Nghệ - Tĩnh, để tránh sự bắn phá của địch ở những nơi tập trung đông người, các cơ quan, nơi họp chợ phải di chuyển và nhân dân các thị xã phải tản cư về vùng nông thôn. Cấp hành chính thị xã tỉnh lỵ giải thể. Ở thị xã Thanh Hóa 2/3 số dân sống bằng nghề công thương sơ tán ra vùng ven thị xã như Cầu Bố, Voi, Nấp, Nhồi, Cầu Trấu, Cầu Cáo, Rừng Thông, Phố Kết… Đời sống của người tản cư lúc đầu gặp nhiều khó khăn, “các giới buôn bán ở đô thị tản cư về thôn quê chỉ có 1/2 quen với hoàn cảnh kháng chiến, tìm kế sinh nhai tạm đầy đủ, còn 1/2 lâm vào cảnh thiếu thốn và ngày càng chật vật”(2).

Từ đầu năm 1949, việc lập các khu phố đặc biệt, các trại di cư, tản cư được triển khai rộng. Các thị trấn Rừng Thông, Cầu Bố (Thanh Hóa), Đô Lương, Chợ Rạng (Nghệ An), Đức Thọ, Chu Lễ (Hà Tĩnh) là những nơi đầu mối buôn bán tấp nập. Các hiệu buôn, công ty hợp cổ hợp doanh hoạt động mạnh. Theo hồ sơ lưu trữ số 183/1949 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 1948, đại đa số dân tản cư sinh sống rất chật vật, sự buôn bán mới hình thành từ Đồng Quan, Chợ Đại vào Cầu Bố, Đô Lương thì nay Cầu Bố đã trở thành một thị trấn lớn, lôi kéo một số lớn đồng bào tản cư từ Bắc Bộ vào hay ở thị xã cũ tản cư về thôn quê, huyện lỵ. hầu hết đồng bào ở thị xã Thanh Hóa cũ đã có mặt tại Cầu Bố, Mật Sơn.


(1) Xem: Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Ban khoa học hậu cần, Tổng cục Hậu cần, Hà Nôi, 1985, t.1 (1944-1954), tr.143.
(2) Báo cáo tổng kết hai năm 1947-1948 của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa lưu trữ tỉnh ủy Thanh Hóa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2016, 09:05:20 pm »

Về văn hóa, giáo dục, y tế:

Thực dân Pháp sử dụng văn hóa làm công cụ phục vụ chiến tranh xâm lược, bằng các hình thức như mở trường học, cấp học bổng cho học sinh, phát hành các loại báo chí… Thành phố Huế là nơi quân đội Pháp kiểm soát, có các trường trung học Providence, Pollerin, Khải Định, Đồng Khánh; các trường tiểu học Paul Bert, Gia Hội… Năm 1948, Pháp cho ra 10 tờ nhật báo và tuần báo (đến cuối năm 1949 chỉ còn một tờ Bình Minhra hằng ngày). Chính sách văn hóa của Pháp nhằm vào việc tuyên truyền, ca tụng chính quyền do Pháp dựng lên, nói xấu chính phủ kháng chiến; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhất là chia rẽ lương, giáo; gieo rắc nọc độc văn hóa thực dân. Để chống lại chính sách văn hóa, giáo dục nô lệ và phát triển lực lượng kháng chiến, phải xây dựng nền văn hóa kháng chiến.

Về văn hóa giáo dục mùa hè năm 1948, Hội nghị giáo dục Liên khu IV họp tại Đức Thọ (Hà Tĩnh), chủ trương duy trì và phát triển công tác giáo dục trong toàn liên khu. Ủy ban kháng chiến hành chính các tỉnh mở thêm trường lớp công và tư thục, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh xây dựng thêm trường mới, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Thực hiện những chủ trương của liên khu, ngành giáo dục mỗi tỉnh đã phát huy sáng kiến, phát triển công tác giáo dục tại địa phương. Tỉnh Thanh Hóa thành lập “Tiểu ban điều tra chống nạn mù chữ” từ cấp tỉnh xuống đến cấp huyện để nắm tình hình các địa phương và có biện pháp cụ thể để giải quyết; thành lập một phòng đại diện Bình dân học vụ vùng cao; đào tạo và huấn luyện giáo viên dạy bình dân học vụ, in tài liệu giáo khoa bình dân học vụ; liên tục tổ chức các đợt thi đua thanh toán nạn mù chữ.

Phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóaphát triển sôi nổi, rộng khắp trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội và thôn xóm. Tháng 8-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giấy khen một số làng ở Hà Tĩnh đã thanh toán nạn mù chữ và gửi thư cho Trưởng ty Bình dân học vụ Hà Tĩnh, nhắc nhở một số công việc bình dân học vụ:

“1. Cố gắng làm cho toàn tỉnh thanh toán nạn mù chữ trong một thời gian khá mau.

2. Nâng cao chương trình học tập của những làng đã thanh toán nạn mù chữ. Dạy thêm lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học thường thức.

3. Các lớp bình dân học vụ nên kiêm thêm trách nhiệm tuyên truyền cổ động cho mọi công việc kháng chiến như giúp đỡ bộ đội, thi đua tăng gia sản xuất, v.v…”(1).

Toàn liên khu dấy lên phong trào thi đua thanh toán nạn mù chữ với khẩu hiệu “Đại tiến công giặc dốt”, “Diệt giặc dốt như diệt giặc ngoại xâm”. Hội đồng kháng dốt, Hội khuyến học, Hội bảo trợ bình dân được nhanh chóng thành lập. Các lớp bình dân học vụ buổi trưa, buổi tối được mở khắp nơi thu hút hàng vạn học viên già, trẻ, gái, trai.

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là huyện đầu tiên của liên khu đã thanh toán xong nạn mù chữ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen (15-11-1948), nêu rõ nguyên nhân Cẩm Xuyên đạt được thành tích là do sự cố gắng giúp đỡ của các cụ phụ lão, các vị thân sĩ, sự săn sóc ân cần của các cơ quan đoàn thể, sự hăng hái nỗ lực của nam nữ giáo viên, sự siêng năng cố gắng của toàn thể đồng bào trong huyện. Bức thư viết:

“Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ nhất trong Liên khu IV mà đã hăng hái xung phong. Tôi mong rằng các tỉnh khác, trước hết là những tỉnh to như Nghệ An, Thanh Hóa sẽ cố gắng theo kịp tỉnh “em”(2).

Từ ngày 19-2-1949 đến ngày 19-5-1949, toàn liên khu tham gia đợt thi đua về văn hoá, giáo dục, sôi nổi nhất là ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Sau ba tháng thi đua đã có 4.706 lớp bình dân học vụ sơ cấp, 234 lớp bình dân học vụ bổ túc, tăng thêm 1.857 dự bị bổ túc (với 38.834 học sinh), 196 lớp bổ túc (1.386 học sinh), 154 lớp tiểu học bình dân (62.438 học sinh); tổng cộng thêm được 2.507 lớp. Tỉnh Thanh Hóa thanh toán nạn mù chữ được 81%, Nghệ An: 79%, Hà Tĩnh: 96%(3).

Sau khi Bộ Quốc gia giáo dục công nhận và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen tỉnh Hà Tĩnh thanh toán nạn mù chữ đầu tiên trong cả nước (5-1949), phong trào bình dân học vụ tiếp tục lên cao. Trong toàn liên khu, từ tháng 6-1948 đến tháng 6-1949, số người học bình dân học vụ sơ cấp tăng 73%, số người học bình dân học vụ bổ túc tăng 381%.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.475.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập Sđd tr.512.
(3) Báo cáo Những thành tích của Mặt trận Việt Minh trong ba năm kháng chiến 1946-1949 lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM