Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:08:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954  (Đọc 55482 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 07:59:58 pm »

Thắng lợi của mặt trận Tây Bắc đã cổ vũ tinh thần tiến công của bộ đội trên khắp các mặt trận. Tại Bình - Trị - Thiên, phong trào chiến tranh du kích tiếp tục được củng cố, phát triển trong vùng địch hậu. Vùng căn cứ du kích và vùng ven, lực lượng vũ trang kháng chiến gồm ba thứ quân đã phối hợp đánh địch ở những nơi chúng sơ hở nhất. Chỉ trong một thời gian ngắn củng cố lực lượng, bộ đội vừa chủ động chống địch càn quét, bảo vệ nhân dân, vừa phân tán lực lượng, tiêu diệt nhiều đồn bốt, phá vành đai trắng, mở rộng vùng tự do ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Triệu Phong, Hải Lăng và Phú Vang.

Các trận chống càn quét ở Quảng Ninh (Quảng Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) và Phú Vang (Thừa Thiên) đều giành thắng lợi. Quân Pháp chẳng những không lấn được đất mà vùng tạm chiếm cũng dần dần bị thu hẹp. Bộ đội đã phát triển lối đánh phục kích, tập kích, phá nhiều hệ thống đồn bốt, tháp canh của địch trên đường từ Mỹ Chánh đi Phò Trạch, tiêu diệt 10 lô cốt ở Bích Khê và phá kho của địch ở Đông Hà. Nhiều đoàn xe, đoàn tàu của địch liên tục bị phục kích, bị tiêu diệt trên dọc các tuyến giao thông thủy, bộ làm cho hoạt động tiếp tế và ứng cứ của chúng gặp nhiều khó khăn.

Riêng ba tháng đầu năm 1953, sau khi tập trung phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, lực lượng vũ trang Bình - Trị - Thiên đã đánh gần 400 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 quân địch, lật đổ năm đoàn tàu gồm 28 toa, diệt 25 xe cơ giới, thu nhiều vũ khí các loại. Khu du kích ở nam và bắc Quảng Bình được mở rộng, nối với hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Trong vùng tạm bị chiếm, được lực lượng vũ trang hỗ trợ, phong trào đấu tranh chính trị chống địch áp bức, bóc lột, chống cướp của, bắt lính, đòi cải thiện sinh hoạt cũng diễn ra liên tục. Công chức và công nhân trong thành phố Huế đấu tranh đòi tăng lương, đòi miễn giảm các loại thuế.

Sau cuộc tổng phá tề đợt hai, nhiều tề điệp gan ác tiếp tục bị trừng trị. Các ban hội tề được tuyên truyền vận động nên đã trở thành tổ chức mang tính chất hai mặt, có lợi cho phong trào kháng chiến. Trong vùng tạm chiếm, phần đông các tầng lớp nhân dân tìm mọi cách trì hoãn, phá rối các cuộc bầu cử chính quyền tay sai của địch. Nhân dân ở vùng Hoàn Lão (Quảng Bình), Phú Vang (Thừa Thiên) tích cực tham gia phong trào chống địch bắt lính. Điển hình là cuộc đấu tranh của quần chúng các thôn Lý Hòa (Quảng Bình), Hải Xuân, Hà Lộc (Quảng Trị), Phú Bài (Thừa Thiên), Gia Độ (Quảng Trị) đã huy động hàng trăm gia đình có con em bị địch bắt vào lính, tập trung mít tinh, biểu tình kéo lên huyện lỵ đòi phải thả số thanh niên bị địch bắt giữ.

Ở Thừa Thiên, phong trào đấu tranh chống địch dồn dân lập vành đai trắng, diễn ra bền bỉ và quyết liệt. Nhân dân nêu khẩu hiệu “thà chết không chịu dời làng”. Có nơi địch khủng bố bắn giết nhiều người, nhưng chúng vẫn không lập nổi khu tập trung. Nhiều khu trắng đã biến thành vành đai du kích uy hiếp trực tiếp vị trí đóng quân của địch.

Trong thời gian trên, quân và dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã chặn đánh 23 cuộc phản kích của địch ở Cầu Cừ (Hà Trung), Tam Tổng (Nga Sơn), Ngọc Trạo, Phố Cát (Thạch Thành) và nhiều xã ven biển thuộc các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, v.v.

Ở miền tây, giáp với Lào, địch nhiều lần đưa lực lượng thổ phỉ về quấy rối gây mất ổn định vùng căn cứ kháng chiến, xúi giục những phần tử phản động bắt giam cán bộ thuế, giết công an, phá các công trình cầu cống gây hoang mang cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhận rõ âm mưu của địch quyết phá hoại hậu phương của ta, Liên khu ủy đã chỉ đạo các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh kịp thời chặn đánh các cuộc phản kích của địch và bắt biệt kích khi chúng chưa kịp gây tội ác.

Qua phát động quần chúng đấu tranh, nhiều tên phản động, biệt kích đã bị nhân dân phát hiện và trửng trị. Âm mưu của địch đã thất bại khi địch đánh chiếm vùng tây nam Ninh Bình để mở rộng chiếm đóng và uy hiếp vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Sau thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc và bị thu hẹp phạm vi chiếm đóng ở nhiều nơi, quân Pháp đã tăng thêm lực lượng phòng thủ ở Thượng Lào. Riêng ở thị xã Sầm Nưa, địch xây dựng một tập đoàn cứ điểm gồm 11 vị trí, có ba tiểu đoàn chốt giữ. Mục tiêu của chúng là tổ chức lại lực lượng để chuẩn bị phản công và mở rộng phạm vi chiếm đóng trên đất Lào.

Trong thời gian đó, phong trào kháng chiến ở vùng Trung Lào và Hạ Lào vẫn tiếp tục phát triển. Quân, dân ta ở vùng biên giới đã tích cực chi viện cho các bạn Lào. Bốn nghìn dân công các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình cùng với dân công Hà Tĩnh làm đường ôtô lên đèo Mụ Dạ qua Banaphào vào đường 9, vận chuyển 5.000 tấn vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu phối hợp với chiến trường Thượng Lào. Vùng căn cứ Lào đang được củng cố và mở rộng sát biên giới thuộc các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh và Quảng Bình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 08:01:18 pm »

Xuất phát từ chủ trương đoàn kết chiến đấu, chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước và giành độc lập cho mỗi dân tộc, từ tháng 2-1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ thị cho Đảng bộ Liên khu IV và Ban Cán sự Trung Lào tăng cường các biện pháp giúp đỡ cách mạng Lào về mọi mặt. Trước mắt, lực lượng vũ trang cần khẩn trương phối hợp chặt chẽ với lực lượng kháng chiến Ítxala mở chiến dịch Thượng Lào, chống âm mưu chiếm đóng của địch. Ngày 1-4-1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã điện gửi Tổng quân ủy, các Đại đoàn ủy và Ban Cán sự Thượng Lào nêu rõ: “Theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, bộ đội chủ lực ta lần đầu tiên có nhiệm vụ mang lực lượng lớn sang giúp nước bạn. Đó là một nhiệm vụ quan trọng và vinh quang, một mặt thì giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân nước bạn, củng cố mối đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào để chống kẻ thù chung, mặt khác, còn có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến trường Việt Nam ta, đến việc xây dựng và rèn luyện cho bộ đội ta”(1). Để giành thắng lợi cho chiến dịch, Trung ương yêu cầu nắm vững phương châm tác chiến và tiêu diệt sinh lực địch… Nắm vững chính sách đoàn kết Lào - Việt và chính sách dân tộc, phải giữ vững kỷ luật, tôn trọng chủ quyền, tập quán, tính mệnh, tài sản của nhân dân nước bạn…

Chiến dịch Thượng Lào là chiến dịch lớn diễn ra trên một địa bàn rộng thuộc hai tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng. Theo đề nghị của Chính phủ kháng chiến Lào và với tinh thần phối hợp chiến đấu, hàng trăm chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh chiến đấu với Quân giải phóng Lào, mở các mũi tiến công đánh vào các vị trí trung tâm của địch.

Theo dự kiến của Bộ Chỉ huy mặt trận, do đặc điểm địa hình và yêu cầu của chiến dịch phải cần tới 5.000 tấn gạo và hàng nghìn tấn thực phẩm khác. Vì vậy, công tác mở đường và phục vụ hậu cần có tầm quan trọng đặc biệt với tới sự thành công của chiến dịch. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh vốn là hậu phương trực tiếp của cách mạng Lào nên trong chiến dịch này, Trung ương Đảng và Chính phủ lại tin cậy giao cho Thanh - Nghệ - Tĩnh huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch Thượng Lào nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất.

Rút kinh nghiệm các đợt phục vụ chiến dịch Tây Bắc và nhiều chiến dịch khác, từ cuối năm 1952, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thành lập hội đồng cung cấp mặt trận để huy động dân công đi làm đường, làm cầu ở khu vực giáp biên giới, đồng thời chuẩn bị lương thực, thực phẩm tập kết ở các kho dự trữ.

Từ tháng 2-1953, tỉnh Nghệ An đã huy động 72.940 dân công tham gia sửa chữa đường quốc lộ số 7 sang Lào. Dân công đã bắc hơn 100 cầu phao, cầu tạm qua sông, qua suối. Tỉnh Thanh Hóa cũng huy động tới 141.160 dân công cùng trên 2.000 xe đạp thồ, 400 thuyền gỗ, 300 xe bò và nhiều phương tiện khác. Tính chung, số dân công của hai tỉnh phục vụ chiến dịch xấp xỉ 250.000 lượt người với gần năm triệu ngày công, vận chuyển trên 14.000 tấn lương thực, thực phẩm và một khối lượng lớn đạn dược, vũ khí.

Bên cạnh việc huy động vật chất với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An còn là địa bàn tập kết, huấn luyện các đơn vị bộ đội chủ lực trước khi lên đường tham gia chiến dịch. Mặc dù phải chiến đấu trên một chiến trường cách xa hậu phương, địa hình rừng núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhưng chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cùng hàng chục vạn dân công đã khắc phục khó khăn, vận chuyển vũ khí, lương thực, vừa sửa đường, bắc cầu cho xe tiến ra mặt trận.

Ngày 8-4-1953, chiến dịch Thượng Lào mở màn. Cơ quan hậu cần chiến dịch cũng di chuyển lên sát mặt trận để chỉ đạo công tác tiếp vận. Khi chiến dịch bắt đầu, khoảng 12.000 dân công của tỉnh Nghệ An đã đi bộ vượt qua đoạn đường dài hàng trăm kilômét vận chuyển 700 tấn gạo và hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm cùng đạn dược để phục vụ mặt trận.

Theo kế hoạch đã xác định, hướng tiến công chính của của chiến dịch là Sầm Nưa, hướng phối hợp là đường số 7 và vùng lưu vực sông Nậm Hu. Đêm 14-4, khi Quân giải phóng Pathét Lào và Sư đoàn 304, Tiểu đoàn bộ đội địa phương 195, các đại đội 121, 123 của tỉnh Nghệ An bôn tập cách Sầm Nưa khoảng 10 km thì địch đã bỏ chạy. Sau đó, quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào tiếp tục truy kích địch. Với sự phối hợp chặt chẽ của liên quân Việt - Lào, sau bảy ngày đêm truy kích trên những con đường hiểm trở từ nhiều hướng qua Sầm Nưa, Bản Ban và từ Nọng Hét, Khang Khay đến Cánh Đồng Chum dài hàng trăm kilômét, bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng với bộ đội giải phóng Lào đã tiêu diệt và bắt 2.800 quân địch cùng bộ máy chính quyền tay sai ở Sầm Nưa.

Trên đà thắng lợi, liên quân Việt - Lào tiếp tục truy kích, tiêu diệt các vị trí địch trên đường số 7, dồn chúng về Cánh Đồng chum, Phong Xa Lỳ và giải phóng vùng lưu vực sông Nậm Hu giàu có. Tiếp theo cuộc hành quân truy kích địch của liên quân bộ đội Việt - Lào, hàng nghìn dân công các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã theo sát bộ đội, san lấp hàng vạn mét khối đất, mở đường phục vụ chiến dịch và chuyển thương bệnh binh về tuyến sau.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chinh trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.14, tr. 163.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 08:02:09 pm »

Sau gần một tháng chiến đấu, chiến dịch Thượng Lào kết thúc thắng lợi. Liên quân bộ đội Việt - Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần lớn tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lỳ, bằng 1/5 diện tích nước Lào với 30 vạn dân. Sau khi chiến dịch kết thúc, bộ đội giải phóng Lào và quân tình nguyện Việt Nam đã tổ chức tuần lễ đoàn kết Lào - Việt; mở rộng công tác vận động nhân dân, củng cố vùng giải phóng. Theo đề nghị của bạn, Tiểu đoàn 195 của tỉnh Nghệ An đã tình nguyện ở lại một thời gian giúp bạn củng cố vùng giải phóng Xiêng Khoảng.

Thắng lợi của chiến dịch Thượng Lào đã giúp cách mạng Lào chuyển sang một thời kỳ mới, có điều kiện phát triển mạnh hơn. Từ đây, vùng căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào đã nối liền với vùng Tây Bắc của Việt Nam, tạo thế uy hiếp trực tiếp thực dân Pháp ở vùng đồng bằng, vùng trung du và đẩy chúng lún sâu hơn nữa vào thế bị động đối phó. Thắng lợi của chiến dịch Thượng Lào đã thể hiện tinh thần đoàn kết giữa hai nước Việt - Lào nói chung, của quân và dân Liên khu IV với quân, dân Lào nói riêng.

Sự chi viện và phối hợp chặt chẽ của hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh với vùng giải phóng Trung Lào, Hạ Lào và Thượng Lào là nhân tố quan trọng để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến lâu dài của hai dân tộc nhằm đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Chiến thắng Thượng Lào còn phá vỡ thế bao vây của địch định phong tỏa phía tây Thanh - Nghệ - Tĩnh, đồng thời cổ vũ quân và dân Liên khu IV đẩy mạnh phong trào kháng chiến trên chiến trường Bình - Trị - Thiên.

Phối hợp với chiến dịch Thượng Lào, lợi dụng lúc quân Pháp phải tập trung đối phó với mặt trận chính, lực lượng vũ trang Bình - Trị - Thiên đã chủ động mở nhiều trận tập kích đánh sâu vào hậu cứ của địch.

Trong xuân - hè 1953, bộ đội tỉnh Quảng Trị đã tiêu diệt nhiều đồn, bốt địch ở Gio Linh, Tân Lịch. Lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Linh đã chặn đánh tiêu diệt một đại đội địch ở Hồ Xá. Bộ đội Hải Lăng phối hợp với du kích Hải Lộc đánh địa lôi ở Bến Đá, Cầu Dài, tăng cường phục kích trên quốc lộ số 1 làm gián đoạn các hoạt động tiếp tế của địch. Tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), một vùng giáp giới với Lào, nhân dân thực hiện khẩu hiệu “đánh Pháp, tiễu phỉ, trừ gian”, phát động phong trào đấu tranh chính trị sâu rộng bảo vệ chính quyền cách mạng, tiêu diệt và truy đuổi biệt kích. Trong lúc đó, bộ đội tỉnh Quảng Trị phối hợp với lực lượng vũ trang Ítxala hoạt động mạnh ở Hạ Lào, tập kích các đồn Pha Băng, Ba Ngàn (Tà Hoắc), làm cho tổng vệ, dân vệ ở vùng Khe Sanh (Quảng Trị) rất hoang mang.

Ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên, nhiều trận phục kích của bộ đội địa phương đã diễn ra ở Cầu Nhi, Mỹ Chánh. Trong tháng 3-1953, lực lượng vũ trang cùng đồng bào Quảng Điền đã phá ba trận càn của năm đại đội, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

Ở Thanh - Nghệ - Tĩnh, bộ đội đã truy kích phỉ, đuổi chúng ra khỏi vùng biên giới Việt - Lào. Từ tháng 1 đến tháng 3-1953, lực lượng công an Liên khu IV đã tập trung đánh vào cụm phỉ ở Mường Xoa (Sơn Thủy, Quan Hóa). Chiến dịch diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng thu nhiều kết quả, đã bắt và tiêu diệt 231 tên, thu 120 súng các loại, kêu gọi đồng bào huyện Quan Hóa đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, hạ uy thế của các thế lực phản động. Nhiều tên phản cách mạng như Phạm Bá Phú, Phạm Bá Khuôn, Phạm Bá Phong bị trừng trị đích đáng. Tổ chức phản động “Liên bang Thái Bắc Trung Việt” do chúng lập ra ở Mường Xoa đã bị đập tan.

Cũng trong tháng 3-1953, lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời đẩy lùi cuộc tập kích của địch định chiếm hai huyện Nga Sơn và Hà Trung thuộc vùng duyên hải và đông bắc của tỉnh. Do phát hiện sớm sự di chuyển của địch, công an và lực lượng vũ trang của hai huyện đã chủ động đánh trả, diệt 120 tên địch, chặn đứng cuộc tập kích, bảo vệ vùng hậu phương.

Tại vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị, lực lượng công an của liên khu cũng phá vụ gián điệp Pháp câu kết với lực lượng phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa ở Phước Sơn (Vĩnh Linh) chống phá phong trào kháng chiến. Sau đó, nhiều tổ chức phản động ở miền tây Thanh - Nghệ - Tĩnh đã bị lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với công an của liên khu tiêu diệt, một số kẻ cầm đầu bị bắt giữ. Công tác xây dựng cơ sở chính trị tiếp tục phát triển và củng cố ở vùng núi, nhất là những vùng có đồng bào công giáo.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã bước vào giai đoạn quyết liệt. Do đó, việc tăng cường sức mạnh của hậu phương, đặc biệt là bồi dưỡng lực lượng cho nông dân càng có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Báo cáo Chính sách ruộng đất của ta hiện nay và cuộc vận động giảm tô giảm tức tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 4-1952) đã nêu rõ: “Nước ta là nước nông nghiệp, số rất đông trong nhân dân là nông dân. Không kéo được nông dân thì không thể nói đến lãnh đạo cách mạng, không thể nói đến thực hiện dân chủ nhân dân và tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Quyền lợi nông dân ở ruộng đất. Muốn kéo nông dân, phải giải quyết vấn đề ruộng đất. Vấn đề ruộng đất giải quyết đúng thì lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, cách mạng thành công”(1).

Báo cáo chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm trong việc thi hành chính sách ruộng đất thời gian qua là do cán bộ chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của chính sách ruộng đất, không tích cực thi hành hoặc thi hành quan liêu, mệnh lệnh, xử lý chưa đúng đối với địa chủ, phú nông. Đầu năm 1953, công tác phát động quần chúng triệt để giảm tô được đẩy mạnh để tiến tới thực hiện cải cách ruộng đất.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chinh trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.13, tr. 118.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 08:03:06 pm »

Trung ương Đảng đã chủ trương phóng tay phát động quần chúng nông dân, triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, chia lại ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho nông dân. Chủ trương phát động quần chúng đã tạo nên một khí thế cách mạng sôi động ở nông thôn. Các cấp bộ đảng, chính quyền địa phương đã tổ chức giáo dục nông dân, dựa vào các tổ chức quần chúng để có kế hoạch đấu tranh với giai cấp địa chủ phong kiến.

Ngay sau đó, Liên khu ủy Liên khu IV và các cấp chính quyền đã liên tục bàn về nhiệm vụ triển khai công tác xây dựng hậu phương như phát động các phong trào “đẩy mạnh sản xuất”, “tranh thủ nhân dân”, “thực hiện đoàn kết toàn dân”, tiến hành cải cách ruộng đất từng bước. Trước hết là chia hết ruộng đất công, bán công, bán tư cho mọi công dân nam, nữ. Số ruộng này ước khoảng vài chục vạn mẫu. Các loại ruộng của thực dân Pháp và Việt gian cũng được đem chia hết cho những người thiếu ruộng. Ruộng vắng chủ cũng được tạm giao cho nông dân. Liên khu cũng chỉ đạo khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đó như khuynh hướng nặng về chống địa chủ, nhẹ về chống đế quốc. Nhiều cán bộ được cử xuống cơ sở nắm sát thực tế, lấy ý kiến của nhân dân, thực hiện phân chia ruộng đất công bằng, chú ý tới các thành phần bần, cố nông, các đối tượng chính sách: gia đình liệt sĩ, gia đình thương binh, bộ đội…

Trong đợt đầu thực hiện cải cách ruộng đất, một số xã của Liên khu IV được trung ương chọn làm nơi thí điểm. Sau hai đợt thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất trong năm 1953, đã có hơn 1.170 nông dân lao động được chia cấp ruộng đất. Những đợt giảm tô và cải cách ruộng đất thí điểm trên tuy mới chỉ tiến hành ở một số xã thuộc vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, nhưng ảnh hưởng của nó đã lan rộng khắp nơi, kể cả các vùng địch hâu. Nông dân được chính quyền cách mạng chia cấp ruộng đất, đem lại quyền lợi thiết thực để cải thiện đời sống đã phấn khởi, nhiệt tình lao động, tích cực sản xuất phục vụ kháng chiến.

Cuộc vận động thực hiện chính sách ruộng đất trên địa bàn Liên khu IV là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế và chính trị của người nông dân trong quá trình theo Đảng làm cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Ước mơ hàng nghìn năm của người nông dân là trâu cày, ruộng đất đã trở thành hiện thực. Lực lượng sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng một bước căn bản. Nông dân chủ động giúp đỡ nhau về nhân lực, giống, vốn, trâu bò, nông cụ để phát triển sản xuất. Niềm tin vào Đảng, vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến càng tăng lên gấp bội. Cũng từ đó, người nông dân hăng hái đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp đánh giặc, cứu nước. Thanh niên hăng hái gia nhập các lực lượng vũ trang. Theo yêu cầu của mặt trận, đầu năm 1953, hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã động viên 5.605 thanh niên đăng ký tòng quân giết giặc. Hàng nghìn gia đình nông dân đã tiễn đưa từ hai đến ba người thân ra mặt trận. Tình cảm quân, dân ngày càng gắn bó. Các đại đoàn chủ lực của Bộ Tổng tư lệnh được nhân dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh hết lòng giúp đỡ để bộ đội tham gia huấn luyện, bổ sung quân số và cung cấp hậu cần trước khi vào những trận đánh lớn. Tới năm 1953, các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã bổ sung 15.600 tân binh cho bộ đội chủ lực. Cũng trong năm 1953, trung ương đã điều động 4.309 cán bộ, đảng viên của Liên khu IV bổ sung vào các cơ quan của trung ương và điều ra phục vụ tuyến trước.

Trong khi đó, các phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng phát triển mạnh ở cả vùng tự do và vùng căn cứ du kích. Nông dân tích cực khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích cấy lúa. Nông dân các tỉnh Bình - Trị - Thiên trong điều kiện bom đạn ác liệt vẫn trồng thêm sắn và nhiều loại rau màu khác. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến đã góp phần giải quyết hợp lý giữa lợi ích và nghĩa vụ của nông dân. Đó là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Ổn định sản xuất nông nghiệp là điều kiện quan trọng để liên khu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thuế nông nghiệp, tăng cường lực lượng và đẩy mạnh cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn. Cùng với cả nước, khắp các tỉnh trong Liên khu IV đã phát động các phong trào “thi đua hoàn thành vượt mức thuế nông nghiệp”, “đóng nhanh, thóc tốt, quạt sạch, phơi khô”, phong trào đã được các tầng lớp nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Thuế công, thương nghiệp cũng đạt 3.030 triệu đồng (trị giá bằng 28.606 tấn thóc). Mặc dù mức đóng góp từ thuế nông nghiệp ngày càng tăng do yêu cầu đòi hỏi của các chiến trường, nhưng nông dân nhiều địa phương vẫn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ được giao. Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của chế độ mới, nền kinh tế mới do nhân dân thực sự làm chủ, luôn là tiền đề cao bảo đảm khả năng chi viện sức người, sức của lớn nhất để bộ đội giành thắng lợi ở ngoài tiền tuyến. Sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa và mậu dịch giữa các vùng trong liên khu. Đấu tranh kinh tế với địch thu được nhiều kết quả hơn.

Hoạt động của mậu dịch quốc doanh có những thay đổi căn bản theo hướng đối ngoại thì quản lý, đối nội thì tự do. Điều đó đã làm cho tình hình kinh tế - tài chính - giá cả được cải thiện đáng kể. Nhiều khu thương mại ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, kể cả trong vùng căn cứ du kích ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, đã trở thành các trung tâm trao đổi hàng hóa. Đó là các khu chợ Cầu Giát ở Quỳnh Lưu, chợ Lường ở Đô Lương, chợ Thái Hòa ở Nghĩa Đàn, chợ Sa Nam, chợ Tràng ở Hưng Nguyên, chợ Thượng ở Đức Thọ, v.v. Nông dân được tự do trao đổi hàng hóa nông sản và mua vào những thứ hàng công nghiệp tiêu dùng phù hợp với quan hệ cung, cầu. Thị trường của từng vùng đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa có lợi cho sản xuất. Nhiều hợp tác xã, tổ đổi công sản xuất nông nghiệp được xây dựng từng phần theo nguyên tắc đoàn kết, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất.

Cùng với việc chú trọng sản xuất nông nghiệp và xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp dân dụng và các ngành tiểu, thủ công nghiệp ở liên khu có bước phát triển mới. Một đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trên địa bàn liên khu đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp và hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân.

Thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế thời chiến “tự cấp, tự túc” và khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, tại Liên khu IV đã xây dựng, củng cố bộ máy quản lý để tổ chức động viên các thành phần kinh tế phát triển và vận động toàn dân, toàn quân tham gia sản xuất, đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến. Nhiều lớp công nhân lành nghề được đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn chiến đấu và sản xuất ở liên khu đã trở thành nguồn nhân lực quý giá đối với công cuộc khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh. Riêng ngành quân giới của liên khu đã có trên 4.000 công nhân, trong đó công nhân Trường Thi làm nòng cốt; có công xưởng tập trung tới 420 công nhân như xưởng Đặng Thái Thân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 08:03:24 pm »

Cùng với phong trào đấu tranh trên mặt trận quân sự, quân và dân Liên khu IV cũng thu được những thành tựu quan trọng trong cuộc đấu tranh thực hiện mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội nhằm xóa bỏ tàn tích của phong kiến, đế quốc, xây dựng hậu phương tại chỗ vững mạnh.

Cùng với các phong trào giảm tô, giảm tức, hạn chế các hình thức bóc lột, dân chủ hóa nền kinh tế, phát triển văn hóa - giáo dục như xây dựng đời sống mới, bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan, xóa nạn mù chữ… bộ mặt nông thôn Liên khu IV cũng đang thay đổi, nhất là trên lĩnh vực giáo dục - văn hóa. Trên địa bàn Liên khu IV, đã xây dựng được 2.031 trường phổ thông cấp I với 120.011 học sinh, 179 trường phổ thông cấp II và 11 trường phổ thông cấp III. Cũng trong thời gian này, các lớp dự bị đại học ở Thanh Hóa tiếp tục thu nhận học sinh tốt nghiệp hệ phổ thông 9 năm tham gia học tập. Cùng với các trung tâm đào tạo khác ở Liên khu Việt Bắc và kể cả đưa học sinh đi đào tạo ở Khu học xã Trung Quốc, Nhà nước đã kịp thời đào tạo hàng nghìn cán bộ có chuyên môn và kỹ thuật cần thiết cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Công tác văn hoá, nghệ thuật ở liên khu được sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén để góp sức tiến công kẻ thù và động viên nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến. Các đội tuyên truyền xung kích, báo, truyền đơn đã kịp thời cổ động, tuyên truyền tin tức chiến thắng từ các mặt trận, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ tới từng thôn xóm. Hoạt động của các đội văn nghệ cơ sở đã diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức phong phú. Anh chị em văn nghệ sĩ đã dũng cảm, hăng hái đi biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ không chỉ trong vùng giải phóng mà còn có mặt cả trong vùng địch hậu. Hàng vạn lượt đồng bào đã được xem các buổi biểu diễn văn nghệ, chiếu bóng với các nội dung yêu nước, có tác dụng động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phục vụ kháng chiến. Hoạt động y tế, cứu thương và chăm sóc sức khẻo nhân dân đã có nhiều cố gắng. Hàng trăm lớp đào tạo cứu thương và vệ sinh viên cấp tốc được mở ra ở các tỉnh, huyện, hình thành một mạng lưới y tế rộng lớn, kịp thời cứu chữa thương, bệnh binh và điều trị cho nhân dân. Cán bộ y tế đã xuống tận cơ sở tuyên truyền nếp sống vệ sinh và tiêm chủng cho nhân dân, ngăn chặn kịp thời các ổ dịch bệnh ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

Giao thông vận tải ở Liên khu IV cũng có những tiến bộ rõ rệt hơn mấy năm trước. Hình ảnh những con đường kháng chiến đã thay đổi và trên những con đường ấy đã thực sự trở thành trận chiến gay go, ác liệt giữa ta và địch. Hầu hết các tuyến đường bộ của liên khu nằm trong vùng tự do bị địch đánh phá nhiều lần nhưng đã được dân công tu bổ kịp thời. Nhiều tuyến đường mới lên giáp biên giới giữa Việt Nam và Lào cũng được mở rộng và làm thêm nhiều cầu mới, cầu tạm để vận chuyển hàng hóa và cung cấp hậu cần cho chiến trường Lào. Nhiều đoàn thanh niên xung phong đã tham gia mở đường, xây cầu, san lấp hàng vạn khối đất đá để thông đường cho xe ra mặt trận.

Để phát triển vận tải nhân dân phục vụ nhu cầu kháng chiến và phát triển giao lưu hàng hóa giữa các vùng, tại Liên khu IV đã thành lập 34 công đoàn thương thuyền, 216 tập đoàn vận tải thô sơ, một tập đoàn ôtô. Riêng công đoàn thương thuyền sông Lam có tới 33 phân đoàn gồm 3.300 đoàn viên. Phương tiện vận tải chủ yếu là các loại xe đạp thồ, xe bò, xe ngựa kéo, thuyền mảng, canô và một số ít ôtô. Nhờ phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác giao thông vận tải mà hệ thống đường bộ được sửa chữa, một số đoạn đường sắt được khôi phục, phương tiện giao thông vận tải quốc doanh, tập thể và tư nhân đều tăng, đã đáp ứng được phần lớn việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng và mở đường ra mặt trận.

Trong một nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nhỏ phân tán và lạc hậu lại bị địch thường xuyên đánh phá, song với đường lối phát triển kinh tế tự lực cánh sinh, dựa vào dân và phát huy sức sáng tạo của nhân dân, nên hậu phương kháng chiến của Liên khu IV đã bảo đảm nhu cầu cho nhiệm vụ đánh giặc và ổn định đời sống. Đây là một thành tựu quan trọng trong xây dựng, bảo vệ chế độ mới và thực hiện nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến.

Kết hợp với các nhiệm vụ xây dựng, củng cố hậu phương, sau các đợt chỉnh huấn, chỉnh quân theo tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hầu hết các cấp bộ đảng, chính quyền, quân đội trong địa bàn liên khu đã quán triệt sâu sắc quan điểm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, nâng cao quyết tâm chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những biểu hiện “tả” khuynh, hữu khuynh ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo cũng được các đảng bộ trong liên khu tổ chức phê bình, kiểm điểm nghiêm túc trước nhân dân. Nhờ đó, mọi mặt hoạt động về kinh tế, chính trị, xã hội của liên khu có nhiều chuyển biến và ngày càng ổn định.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh huấn, chỉnh quân và thực hiện chính sách ruộng đất trên địa bàn Liên khu IV, về chỉ đạo thực hiện nhiều địa phương cũng phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm do còn có một bộ phận cán bộ ở một số cấp ủy, chính quyền có biểu hiện địa vị cá nhân độc đoán, chuyên quyền, hữu khuynh hoặc “tả” khuynh, lập trường thiếu kiên định, không xác định rõ bạn, thù, thiếu quan điểm đúng đắn. Điều đó đã làm hạn chế thắng lợi của công tác chỉnh huấn và ảnh hưởng đến chính sách đoàn kết nông thôn của Đảng và Chính phủ.

Những khuyết điểm, nhược điểm trong quá trình chỉ đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng hậu phương là những vấp váp trong quá trình trưởng thành của cuộc kháng chiến. Đảng bộ Liên khu IV đã kiên trì vận động, thuyết phục quần chúng, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình đối với từng cấp bộ đảng, đảm bảo vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng trong quá trình thực hiện các mục tiêu của cuộc kháng chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 08:03:52 pm »

*
*   *

Trong gần ba năm (từ 1951 đến giữa năm 1953), dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ và các cấp chính quyền, quân và dân Liên khu IV đã vượt qua khó khăn, gian khổ vừa đánh giặc, vừa khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, đẩy mạnh sản xuất, giành nhiều thắng lợi.

Trên mặt trận đấu tranh quân sự, ban đầu địch chiếm ưu thế về lực lượng và vũ khí, đã phát động cuộc chiến tranh tổng lực với những trang bị hiện đại để hy vọng giành lại thế chủ động. Nhưng cả Pháp - Mỹ và chính quyền tay sai đã không cứu vãn được tình thế. Trước sự phát triển về thế và lực của phong trào kháng chiến, địch ngày càng rơi vào thế bị động đối phó.

Gần ba năm kiên trì thực hiện đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện với phương châm tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch, lực lượng vũ trang ba thứ quân của Liên khu IV đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Phong trào chiến tranh du kích phát triển sâu rộng. Bộ đội chủ lực có khả năng phối hợp tác chiến cấp trung đoàn, có trận huy động hai, ba trung đoàn. Phối hợp với chiến trường cả nước, quân và dân Liên khu IV, nhất là tại chiến trường Bình - Trị - Thiên, luôn giữ thế chủ động tác chiến, tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, làm thất bại căn bản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của chúng trên địa bàn Liên khu IV.

Trong vùng tạm chiếm và vùng du kích, có lúc, có nơi phong trào chịu nhiều tổn thất do địch đánh phá ác liệt. Song địch càng tàn bạo, lòng dân càng hướng về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm tin son sắt vào thắng lợi cuối cùng. Cuộc đấu tranh trong vùng tạm chiếm được củng cố và tạo thế đứng vững chắc cho bộ đội luồn sâu, đánh mạnh vào vùng địch hậu. Trước sự khủng bố ác liệt của kẻ thù, nhiều cán bộ, đảng viên vẫn kiên trì bám trụ, xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở quân sự, vận động nhân dân phát triển phong trào chiến tranh du kích. Vùng căn cứ du của Bình - Trị - Thiên được nối liền với hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Sự phát triển của cuộc kháng chiến trên địa bàn Liên khu IV cũng đã hỗ trợ tích cực cho cách mạng Lào. Quân và dân Liên khu IV đã hết lòng chi viện sức người, sức của và phối hợp với Quân giải phóng Lào, cùng chiến đấu đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trên bán đảo Đông Dương, góp phần quan trọng xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào nói chung, quân dân Liên khu IV và quân dân Lào nói riêng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, quân và dân Liên khu IV đã kiên trì vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, hy sinh và cả những vấp váp, sai lầm chủ quan, quyết tâm xây dựng vùng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh thành một căn cứ địa vững chắc của địa phương và của cả chiến trường Đông Dương. Hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh là một địa bàn luôn luôn bị địch đánh phá ác liệt. Chúng còn tung gián điệp, biệt kích, thám báo, lôi kéo, mua chuộc các phần tử phản động vùng các dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, địa chủ ngoan cố… để phá hoại từ bên trong. Nhưng quân và dân Thanh - Nghệ - Tĩnh vẫn đứng vững, an ninh chính trị vẫn ổn định, tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng luôn luôn được củng cố, sản xuất phát triển, công tác văn hóa - giáo dục được chú trọng… Hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh đã không ngừng vươn lên làm tròn nghĩa vụ của mình đối với chiến trường tại chỗ Bình - Trị - Thiên, chiến trường Bắc Bộ và chiến trường Lào. Sau khi chính sách thuế nông nghiệp được ban hành, nông dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đã đóng góp cho Chính phủ tới 25-26% thu nhập. Ngoài nhiệm vụ đóng góp bằng thóc và hàng hóa nông sản khác, mỗi năm quân và dân ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã huy động từ hai đến ba triệu ngày công phục vụ các chiến dịch, động viên từ hai đến ba vạn tân binh bổ sung cho các lực lượng vũ trang chiến đấu. Những đợt phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất bắt đầu ở vùng tự do đã tạo khí thế phấn khởi. Sự lớn mạnh của hậu phương là chỗ dựa vững chắc để quân và dân Liên khu IV cùng với quân và dân cả nước giành những thắng lợi to lớn và quyết định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:42:04 pm »

Chương 5

PHÁT HUY SỨC MẠNH HẬU PHƯƠNG, NỖ LỰC CHI VIỆN
CÁC CHIẾN TRƯỜNG, CÙNG CẢ NƯỚC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC,
KẾT THÚC KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI
(1953 - 1954)
   
I. THẾ, LỰC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MỚI Ở LIÊN KHU IV

Sau hơn bảy năm thực thi nhiều kế hoạch xâm lược quy mô lớn và tàn bạo, những nỗ lực về quân sự và chính trị của Pháp ở Đông Dương đang đứng trước “tình thế gần như là tuyệt vọng” (thú nhận của Pléven). Bị tiến công trên khắp các chiến trường, quân Pháp ngày càng lún sâu và thế bị động, bế tắc về chiến lược. Tướng Pháp Yves Gras đã thừa nhận: “Tình hình quân sự vẫn dần dần xấu đi. Sự cân bằng giữa các lực lượng nói chung vẫn được duy trì nhưng dễ trở nên bấp bênh khắp nơi, đạo quân viễn chinh buộc phải lui về phòng ngự. Việt Minh đã giành lại quyền chủ động (…) Những phương hướng của tương lai thật là u ám, hành động quân sự lâm vào một ngõ cụt”(1).

Về phía ta, sau thắng lợi của quân và dân ta ở Hòa Bình (2-1952), Tây Bắc (12-1952) và Thượng Lào (4-1953), cục diện cuộc chiến tranh ở Đông Dương nói chung và Liên khu IV nói riêng đã có thay đổi căn bản cả thế và lực trong lực lượng so sánh giữa ta và Pháp.

Mặc dù được Mỹ tăng cường viện trợ về ngân sách quân sự, phương tiện vật chất(2), chiến tranh Đông Dương vẫn tiếp tục làm nền tài chính Pháp thâm hụt nặng nề. Chính tổng thống Pháp Auriol phải thừa nhận: “Công cuộc bảo vệ nền tự do ở Đông Dương (!) đã làm cho chúng ta (tức Pháp - TG) tiêu tốn về vật chất gần gấp đôi mà chúng ta nhận được theo kế hoạch Marshall và chương trình viện trợ quân sự”(3). Trước những thất bại nặng nề trên chiến trường Đông Dương, nội tình nước Pháp bị chia rẽ sâu sắc. Các tướng lĩnh, các chính khách Pháp đổ lỗi cho nhau vì sự bất lực trong việc tìm kiếm “những con đường và những phương tiện”(4) để giành thắng lợi ở Đông Dương. Các đảng phái chính trị thấy rõ cuộc chiến tranh tốn kém và kéo dài mà không có hy vọng gì đã công khai đòi chính phủ Pháp phải tìm kiếm những cuộc thương lượng với Trung Quốc và Liên Xô để “chấm dứt cuộc xung đột”. Đảng Xã hội đòi phải thương lượng trực tiếp với Việt Minh. Một số giới còn kiến nghị “quốc tế hóa cuộc xung đột” bằng cách dựa vào Liên hiệp quốc.

Tuy số người đứng về phía chủ hòa, đòi nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ngày càng tăng lên(5), song trong chính giới Pháp những kẻ ngoan cố, theo đuổi cuộc chiến ở Đông Dương vẫn còn chiếm ưu thế. Chúng cho rằng “việc bỏ Đông Dương sẽ kéo theo sự tan rã của Khối liên hiệp Pháp bằng một phản ứng dây chuyền qua toàn bộ châu Phi”(6), rằng “rút lui tức là kéo lên hồi chuông báo tử của toàn bộ Khối liên hiệp Pháp và bắt buộc chúng ta phải vĩnh viễn rời khỏi Đông Dương trong một thời gian ngắn”(7), rằng nếu để mất Đông Dương thì “cả miền Đông Nam Á sẽ bị nhuộm đỏ”(8). Chính phủ Pháp bị giằng xé giữa hai con đường hoặc tiếp tục cuộc chiến một cách vô vọng, hoặc buộc phải tìm giải pháp nhanh chóng thoát khỏi cuộc chiến tranh này. Các nhà lãnh đạo Pháp tự đặt ra câu hỏi căn bản: “Bằng sức mạnh của vũ khí liệu nước Pháp có đủ sức áp đặt cho Đông Dương một giải pháp theo ý muốn của mình không? Liệu đã đến lúc bước vào thương lượng chưa? (…) Liệu nước Pháp có còn phải chịu đựng lâu dài hơn nữa một cuộc chiến tranh làm cho đất nước kiệt quệ…”(9).

Để thoát khỏi tình trạng bi đát, chính phủ thứ 18 của nước Pháp được thành lập trong vòng gần tám năm do René Mayer làm thủ tướng đã ddi đến quyết định phải tìm ra “một lối thoát danh dự” cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương, tìm biện pháp mới nhằm xoay chuyển cục diện tra buộc đối phương phải chấp nhận giải pháp thương lượng theo những điều kiện mà nước Pháp đưa ra. Theo phương hướng này, nước Pháp quyết định cải tổ bộ máy chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, thay tướng Salan, cử tướng bốn sao Henri Navarre, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh lục quân Trung Âu thuộc khối quân sự Bắc Đại Tây Dương làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Mang theo ý đồ chính trị của Pari, Navarre đến Đông Dương nghiên cứu tình hình, tìm kế sách mới. Sau một thời gian ráo riết chuẩn bị, ngày 24-7-1953, Navarre đã trình bày trước Hội đồng quốc phòng Pháp một chương trình hành động gồm hai phần chính trị và quân sự.


(1)  Général Yves Gras: Histoire de la guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương), Plon, Paris, 1979 (bản dịch tiếng Việt).
(2) Năm 1952, viện trợ tác chiến và phương tiện vật chất của Mỹ cho Pháp là 200 tỷ phrăng (trong tổng chi phí chiến tranh là 569 tỷ phrăng). Đến năm 1953, viện trợ của Mỹ lên 269 tỷ (trong tổng chi phí chiến tranh là 589 tỷ phrăng).
(3) Général Yves Gras: Histoire de la guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương), Sđd.
(4) Sau khi nhậm chức tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, Henri Navarre đã phê phán De Lattre đã đặt nỗ lực chiến tranh vào đồng bằng Bắc Bộ, phê phán chính phủ đã “không có một đường lối chiến tranh duy nhất”, “các kế hoạch quân sự của các tổng tư lệnh Đông Dương không liên tục”. Quân sử 4, Sài Gòn, 1972.
(5) Xu hướng đòi chấm dứt chiến tranh thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng nội các Pháp kéo dài 39 ngày giữa năm 1955. Những người có ý kiến tán đồng việc thương lượng như Mendes France được số phiếu bầu rất cao, mặc dù chưa đủ đa số để đứng ra lập nội các mới. Theo tường thuật của Navarre thì trong cuộc họp của Hội đồng chính phủ Pháp (7-1952) “các vị trong chính phủ không có mục đích nào khác là thoát khỏi cuộc chiến tranh này”.
(6) Général Yves Gras, Sđd.
(7) Tuyên bố của Navarre, xem Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.2, tr. 270.
(8) Nhận xét của Salan trong kế hoạch hành động trình Chính phủ Pháp vào tháng 3-1953.
(9) Général Yves Gras, Sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:45:29 pm »

Trong phần chính trị, Navarre cho rằng nước Pháp, các chính phủ bù nhìn ở Đông Dương và Mỹ phải thống nhất trong một liên minh chống kẻ thù chung là Việt Minh, phải có sự lãnh đạo thống nhất về chính trị và về quân sự, phải bằng mọi cách thúc đẩy các chính phủ bù nhìn ở Đông Dương dồn sức vào cuộc chiến. Navarre khẳng định “một lối thoát khỏi sự bế tắc ở Đông Dương” không thể là một thắng lợi bằng quân sự, mà “chỉ có thể là lối thoát chính trị”, muốn giải pháp chính trị tốt thì “điều kiện quân sự của cuộc chiến tranh là phải bảo vệ những vị trí của chúng ta và cải thiện nó trong điều kiện cụ thể”.

Về quân sự, Navarre chia làm hai phần: kế hoạch tổ chức quân đội và kế hoạch tác chiến.

Trong phần tổ chức quân đội, Navarre chủ trương xây dựng một quân đoàn chiến đấu (corps de bataille) mạnh gồm bảy sư đoàn cơ động chiến lược, biên chế thành 27 binh đoàn cơ động (trong đó có 12 binh đoàn quân Việt Nam).

Trong phần tác chiến, Navarre đã phác họa kế hoạch chiến lược như sau: trong chiến cuộc 1953-1954, tìm cách né tránh các trận đánh quyết định với các binh đoàn chủ lực của Việt Minh, xúc tiến việc thành lập quân đoàn tác chiến mạnh; trong chiến cuộc 1954-1955, khi quân đoàn tác chiến Pháp đã đủ mạnh và đã được huấn luyện khá đầy đủ sẽ chấp nhận các trận đánh quyết định với đối phương. Sau khi phân tích thế bố trí lực lượng của Việt Minh, Navarre chia chiến trường Đông Dương thành hai khu vực: khu vực Bắc và khu vực Nam, lấy vĩ tuyến 18 với dãy Hoành Sơn chạy dài từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lên tận sông Me Kông (địa phận tỉnh Thà Khẹc Lào) làm ranh giới. Từ sự phân chia đó, Navarre định ra một kế hoạch tác chiến cụ thể gồm hai giai đoạn:

Trong suốt chiến cuộc 1953-1954, thực hiện chủ trương phòng thủ chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18, tránh những trận giao tranh quyết định với chủ lực Việt Minh; ngược lại, tiến hành phản công chiến lược ở phía nam vĩ tuyến 18 để bình định miền Nam và miền Trung Đông Dương, thanh toán Liên khu V của Việt Minh.

Sau khi có được ưu thế về lực lượng cơ động, từ mùa thu 1954 sẽ chuyển sang phản công ở phía bắc vĩ tuyến 18, nhằm tạo ra một cục diện quân sự thuận lợi cho một giải pháp chính trị và kết thúc chiến tranh(1).

Kế hoạch Navarre là cố gắng chiến tranh mới của giới thực dân hiếu chiến Pháp và can thiệp Mỹ. Những toan tính và tham vọng của kẻ thù dặt ra những khó khăn mới đối với quân và dân ta. Tuy nhiên, kế hoạch quân sự Navarre ra đời trong thế bị động của quân đội Pháp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn và nhược điểm lớn. Kế hoạch quân sự mới của Pháp đã không giải quyết được thế bế tắc quân sự của Pháp, nó chỉ thay thế sự bị động này bằng một sự bị động khác. Sự bế tắc đó chứa đựng ngay trong những toan tính của những người hoạch định chiến lược Pháp, khi họ vừa tuyên bố “không chấp nhận một sự rút lui nào hết” vừa chủ trương “chứng minh cho Việt Minh thấy rằng nếu như chúng ta không thắng trong cuộc chiến tranh thì họ cũng không hy vọng gì thắng ta bằng quân sự”(2). Bên cạnh đó, việc thực thi kế hoạch Navarre cũng đồng nghĩa với việc nước Pháp đứng trước nguy cơ bị Mỹ hất cẳng khỏi Đông Dương. Đồng thời với viện trờ tài chính cho Pháp, Oasinhtơn đòi Pari phải nói rộng quyền hành cho các chính phủ ngụy quyền ở Đông Dương, từng bước thiết lập quan hệ trực tiếp với chính phủ bù nhìn, “tức là sự gạt bỏ cuối cùng đối với nước Pháp”(3). Chính Navarre cũng thừa nhận: “Viện trợ Mỹ tai hại hơn ở trong địa hạt chính trị. Ảnh hưởng viện trợ sẽ thâm nhập vào các hoạt động nội bộ ta. Nhận viện trợ là ta đã để gần như mất Đông Dương, dù ta thắng trận đị nữa. Đây sẽ là một thảm họa cho nền chính trị của ta”(4). Mặc dù tại điện Elysée các nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: “Họ (tức Mỹ - TG) phải giúp đỡ chúng ta, nhưng họ không được đặt chân vào đó (tức Đông Dương - TG)”(5). song để đổi lấy viện trợ của Mỹ bù đắp cho những thiếu hụt không thể khắc phục trong ngân sách chiến phí Đông Dương, chính phủ mới do Jossepth Laniel đứng đầu buộc phải ra tuyên bố hứa sẵn sàng trao trả “độc lập” cho “các quốc gia liên kết”(6) theo yêu cầu của Mỹ.

Những mâu thuẫn và nhược điểm nói trên đã đặt ra cho quân và dân Liên khu IV những thử thách mới. Hình thái mới của cuộc chiến tranh càng làm nổi bật tầm quan trọng của Liên khu IV.


(1) Xem Henrri Navarre: L’agoine de l’Indochine (Đông Dương hấp hối), Plon, Paris, 1956
(2) Xem Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.2, tr.268.
(3) Général Yves Gras, Sđd.
(4) Xem Henri Navarre, Sđd.
(5) Général Yves Gras, Sđd.
(6) Xem Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.2, tr.267.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:47:34 pm »

Việc Pháp tập trung bình định ở đồng bằng Bắc Bộ và hướng các chiến dịch lớn của nước ta chuyển dần về phía nam đã làm cho Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nhân lực chính yếu cho các chiến dịch tiến công của ta. Cùng với việc chuyển lên đánh lớn, vai trò cung cấp của Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng tăng lên. Trong các chiến dịch ở Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc (1952), Thượng Lào (giữa 1953), ba tỉnh đã cung cấp từ 70% đến 98% số gạo cho quân đội(1). Thực tiễn đó đã làm cho giới chóp bu trong quân đội Pháp ở Đông Dương phải tính tới việc đánh chiếm, phong tỏa Thanh - Nghệ - Tĩnh. Sau khi De Lattre chết (11-1-1953) chính phủ Pháp cử Raoul Salan làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Tháng 3-1953, viên tổng chỉ huy này trình lên thủ tướng mới của Pháp là René Mayer một kế hoạch hành động chỉ đạo cuộc chiến ở Việt Nam trong hai năm rưỡi. Qua kinh nghiệm những năm 1951-1952, Salan cho rằng không thể tiêu diệt được Việt Minh khi họ vẫn được cung cấp nhân, vật lực sau mỗi trận đánh, do đó muốn chiến thắng, quân đội Pháp phải bình định tất cả những khu vực đã chiếm đóng, kiểm soát tất cả các nguồn cung cấp cho Việt Minh phải mở các chiến dịch chiếm đóng các khu vực kinh tế và đông dân. Trong kế hoạch quân sự gồm ba giai đoạn kéo dài từ tháng 4-1953 đến tháng 9-1955, Salan đã đề cập đến việc mở rộng chiếm đóng, bình định các khu vực bắc thành phố Huế, nam Đồng Hới và tiến tới đánh những đòn quyết định mà mục tiêu trước hết là vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Salan viết: “Ta phải bịt kín tất các cửa ngõ của địch (tức Việt Minh - TG) trông ra biển để ngăn cản địch lấy người và thóc lúa tại vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, có nghĩa là ta phải chiếm lấy miền Trung và tối thiểu phải chiếm được Thanh Hóa”(2). Tháng 4-1953, khi quân ta mở chiến dịch Thượng Lào, Thủ tướng Pháp Mayer đã gửi công điện nhắc nhở Salan “phải giữ vững Trung phần”. Với sự ra đời của kế hoạch Navarre, vĩ tuyến 18 trở thành tuyến ngăn chặn giữa hai miền Nam - Bắc. Các khu vực đường số 8, số 12, số 9 và cao nguyên Bôlôven ở Trung và Hạ Lào được coi là những địa bàn đặc biệt quan trọng về chiến lược. Nếu mất địa bàn này, quân đội Pháp ở Đông Dương có thể bị cắt làm đôi. Mặt khác, trong khi phán đoán những hoạt động của ta trong chiến cuộc 1953-1954, Navarre cho rằng chủ lực của ta có thể từ Thanh - Nghệ - Tĩnh tiến công vào miền Nam, “cả miền Trung và miền Nam Đông Dương đều bị đe dọa”, gây nên đảo lộn lớn. Do đó, trước khi bước vào mùa khô, Navarre đã tổ chức tại Trung Lào một bộ máy chỉ huy thống nhất và tăng thêm lực lượng cho chiến trường này. Ở Bình - Trị - Thiên, chúng tiến hành củng cố các vị trí chiếm đóng, tổ chức các cuộc tiến công càn quét để tiêu diệt chủ lực ta, phá hoại kinh tế kháng chiến. Những động thái trên của địch vừa nhằm bảo vệ địa bàn chiến lược trọng yếu, vừa để tạo ra một “tuyến cấm” chạy dài từ Thà Khẹc (Lào) đến Đồng Hới, loại trừ nguy cơ quân chủ lực Việt Nam chuyển quân từ Bắc vào Nam.
   
Nằm tiếp giáp với Trung Lào, nơi xuất phát các tuyến giao thông trọng yếu sang nước bạn, Liên khu IV trở thành bàn đạp, hậu phương trực tiếp cho các đòn tiến công chiến lược của ta ở Trung và Hạ Lào trong đông xuất 1953-1954. Sau chiến thắng Hòa Bình (2-1952), hành lang nối Thanh - Nghệ - Tĩnh với Việt Bắc được thông suốt, mở ra hướng cơ động trên khắp các chiến trường miền núi. Từ đất đứng chân ở vùng Thanh - Nghệ, những đội quân chủ lực của ta có thể nhanh chóng triển khai lên miền Tây Bắc để thực hiện các ý đồ chiến lược. Thanh Hóa trở thành nơi xuất phát của nhiều đại đoàn chủ lực thực hiện các đòn chiến lược trong đông xuân 1953-1954.

Cùng với vị trí chiến lược được nâng lên một tầm cao mới, thế và lực của quân và dân Liên khu IV cũng phát triển lên một tầm mức mới.

Khi quân và dân Liên khu IV cùng với quân và dân cả nước đối diện với cuồng vọng mới của kẻ thù cũng là lúc so sánh thực lực giữa quân ta và địch đã hoàn toàn khác trước. Qua gần tám năm chiến đấu và xây dựng, lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Với khối chủ lực cơ động gồm sáu đại đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo 105 mm, sáu tiểu đoàn pháo cao xạ 37 mm, cùng với nhiều trung đoàn chủ lực của các liên khu, các trung đoàn tình nguyện ở Lào và Campuchia, chúng ta đã giữ vững và phát huy quyền chủ động tiến công chiến lược trên chiến trường chính, liên tiếp giáng cho các đạo quân viễn chinh Pháp những đòn nặng nề, đẩy chúng lún sâu vào thế bị động đối phó, làm phân tán, suy yếu thế kìm kẹp ở vùng sau lưng chúng. Bằng lực lượng vũ trang địa phương gồm hàng chục tiểu đoàn bộ đội tỉnh, hàng trăm đại đội bộ đội huyện phối hợp và làm nòng chốt cho lực lượng du kích, dân quân đông đảo, chiến tranh nhân dân trong vùng địch kiểm soát đã phát triển lên cao trào tiến công và nổi dậy, có sức đánh thắng các cuộc càn quét lớn, đồng thời giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, vùng căn cứ du kích. Thực tiễn diễn biến chiến trường đã làm mất tinh thần quân đội viễn chinh, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Pháp, trái lại nó nâng cao nhuệ khí chiến đấu của quân và dân cả nước, trong đó có quân và dân Liên khu IV. Những thắng lợi của quân và dân ta trên khắp các chiến trường, trong đó có phần đóng góp lớn lao của quân và dân liên khu đã tạo nên một xung lực mới cho Liên khu IV.

Bước vào đông xuân 1953-1954, trên chiến trường Bình - Trị - Thiên, phong trào chiến tranh du kích trải qua các cuộc càn quét ác liệt của địch vẫn trụ vững, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm; trong khó khăn chồng chất, các cơ sở đảng, du kích và nhân dân dần dần được phục hồi và mở rộng. Vùng căn cứ địa của Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Bình đã được chắp nối, tạo nên thế liên hoàn sang Savanakhét và Saravan (Lào). Các cơ quan chỉ đạo kháng chiến được kiện toàn, năng lực tổ chức chỉ huy được nâng lên.

Sau hơn 7 năm kháng chiến, hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh đã phát triển, ổn định vững chắc về mọi mặt, có khả năng huy động sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, giáng trả mọi cuộc tiến công, xâm nhập của địch.


(1) Năm 1951, Thanh - Nghệ - Tĩnh cung cấp cho chiến dịch Hà Nam Ninh 13 nghìn tấn lương thực, 1.500 trâu bò, 30 tấn lương khô, 20 tấn đường, hàng trăm tấn muối và thực phẩm khác. Trong chiến dịch Tây Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An và một số địa phương đã cung cấp cho chiến dịch 9.350 tấn gạo, 164 tấn muối, 71 tấn thực phẩm. Trong chiến dịch Thượng Lào, Thanh Hóa, Nghệ An đã chuyển 14.000 tấn gạo cho bộ đội. Theo Lịch sử hậu cầu Quân đội nhân dân Việt Nam, Ban Khoa học hậu cần, Tổng cục Hậu cần, Hà Nội, 1985, tr.264.
(2) Dẫn theo Quân sử 4, Sài Gòn, 1972, tr.69.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 07:50:22 pm »

Qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng vũ trang Liên khu IV được rèn luyện, trưởng thành, có khả năng đánh thắng các cuộc càn quét, tiến công của kẻ thù. Ở Bình - Trị - Thiên, sau khi các đơn vị chủ lực chuyển ra vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh để xây dựng đại đoàn chủ lực cơ động của bộ - Đại đoàn 325, lực lượng tác chiến ở chiến trường liên khu chỉ còn bộ đội địa phương gồm ba tiểu đoàn tỉnh, 17 đại đội huyện, lực lượng dân quân, du kích gồm bảy, tám nghìn người. Các tiểu đoàn tỉnh được chỉnh huấn bằng tài liệu “Trường kỳ kháng chiến”; học tập Nghị quyết Hội nghị cán bộ địch hậu Trung ương. Các đơn vị được trang bị đầy đủ hơn trước. Việc phân tán các đại đội du kích tập trung xã được thực hiện tốt đã thúc đẩy lực lượng dân quân thôn, xóm phát triển. Tại Thanh - Nghệ - Tĩnh, các đơn vị chủ lực của liên khu và bộ đội địa phương tỉnh và huyện đã trưởng thành, kết hợp xây dựng, huấn luyện với tác chiến bảo vệ hậu phương, đồng thời sẵn sàng cơ động bổ sung cho các hướng. Từ tháng 5-1953, các đơn vị bộ đội địa phương ở ba tỉnh được tập trung chỉnh quân chính trị để nâng cao tư tưởng, giữ vững, củng cố lập trường. Lực lượng dân quân, du kích ở những nơi xung yếu được củng cố, chấn chỉnh lại, ban chỉ huy các đội du kích như xã đội, xóm đội được kiện toàn. Từ thu đông 1953, một số lượng lớn vũ khí cũ của ta được thay thế. Tinh thần chiến đấu của lực lượng du kích được nâng cao, nhiều đội du kích đã nêu gương chiến đấu anh dũng như du kích Nhượng Bạn (Hà Tĩnh), du kích Hải Yến… Cùng với sự phát triển của lực lượng vũ trang Bình - Trị - Thiên, sự trưởng thành của lực lượng vũ trang Thanh - Nghệ - Tĩnh đã góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của đảng bộ và nhân dân liên khu trước khi bước vào cuộc chiến đấu quyết định với kẻ thù.

Tại Trung Lào, Mặt trận Ítxala cũng phát triển lên tới 419 cơ sở. Bên cạnh hai đại đội chủ lực của liên khu, lực lượng vũ trang địa phương đã phát triển mạnh mẽ với 120 tiểu đội, bốn trung đội, ba đại đội bộ đội địa phương. Sự gia tăng của lực lượng vũ trang ở Trung Lào đã tạo những điều kiện thuận lợi cho liên quân Việt - Lào thực hiện thắng lợi kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954.

Từ tháng 4-1953, thực hiện Sắc lệnh số 149-SL (12-4-1953) quy định chính sách ruộng đất và Sắc lệnh số 15-SL (12-4-1953) về việc trừng trị địa chủ chống pháp luật, Liên khu IV đã phát động quần chúng đấu tranh đòi giảm tô. Đợt một giảm tô thí điểm ở Thanh Hóa. Đợt hai giảm tô bắt đầu từ tháng 8-1953, mở rộng ra cả Thanh - Nghệ - Tĩnh, một số địa phương ở Bình - Trị - Thiên. Việc triển khai chính sách ruộng đất mới của Đảng đã mang lại một không khí phấn khởi tin tưởng trong nhân dân và lực lượng vũ trang. Những thành quả bước đầu do giảm tô mang lại đã thôi thúc nhân dân trong liên khu tích cực lao động, quyết tâm kháng chiến thắng lợi.

Trước khi bước vào thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân liên khu phối hợp cùng cả nước tiến hành các đòn tiến công chiến lược, đánh bại những cố gắn cao nhất của quân xâm lược Pháp và bọn can thiệp Mỹ, các cấp bộ đảng ở Liên khu IV đã từng bước được kiện toàn về mặt tổ chức, được củng cố và nâng cao về tư tưởng chính trị. Được triển khai từ 1952, liên khu ủy và các tỉnh ủy đã mở lớp chỉnh đảng, chỉnh huấn tập trung hoặc tại chức để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng về lập trường, tư tưởng, uốn nắn những sai lệch trong nhận thức của cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, toàn bộ đảng bộ có thêm năng lực để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở cả hai vùng tự do và vùng tạm bị chiếm. Sự lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đảng bộ là nhân tố quyết định cho thắng lợi của các nhiệm vụ chiến lược và quân và dân Liên khu IV đảm đương.

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển mình của cuộc kháng chiến, bên cạnh những thuận lợi căn bản, có thế mới và lực mới, quân và dân Liên khu IV cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách mới. Trong đó, nổi lên hai khó khăn to lớn là sự tiến công, phá hoại của kẻ thù và thiên tai gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. cùng với các cuộc càn quét lớn, nhỏ ở Bình - Trị - Thiên, đột nhập gây rối ở Thanh - Nghệ - Tĩnh, quân Pháp đã đánh phá mạnh vào tiềm lực kinh tế kháng chiến của ta. Một trong những thủ đoạn thâm độc là chúng đánh phá các đập nước và hệ thống thủy lợi. Sự đánh phá của địch đã làm cho 378.000 mẫu ở Thanh - Nghệ - Tĩnh và 9197 mẫu ở Bình - Trị - Thiên không cấy được vụ chiêm 1953. Toàn liên khu có 6.394 con trâu, bò bị địch bắn giết. Từ tháng 6-1953, trên địa bàn sáu tỉnh ở Liên khu IV đã xảy ra nhiều trận lụt lớn gây nên nhiều thiệt hại về nhà cửa, trâu, bò, nông cụ, lương thực và tính mạng của nhân dân. Những khó khăn này tác động trực tiếp tới khả năng huy động phục vụ cho các chiến trường.

Đứng trước âm mưu và hành động mới của kẻ thù, Đảng ta đã tập trung hoạch định những quyết sách đập tan những cố gắng cuối cùng của quân đội viễn chinh. Ngày 20-8-1953, sau khi địch triển khai kế hoạch Navarre, rút bỏ tập đoàn cứ điểm Nà Sản ở Tây Bắc, Tổng Quân ủy đã trình lên Bộ Chính trị đề án Tình hình địch, ta ở Bắc Bộ sau khi địch rút khỏi Nà Sản và chủ trương tác chiến của ta trong thu đông 1953, theo đó ta phải chuẩn bị các điều kiện để “đánh lớn ở đồng bằng”(1). Tuy nhiên, sau khi phân tích những hoạt động của địch trong tháng 8, tháng 9-1953 và sau khi nắm được kế hoạch Navarre(2), Bộ Tổng tham mưu thấy rằng phương án sử dụng chủ lực luân phiên đánh chiếm đồng bằng có nhiều điểm không thích hợp. Vấn đề bức xúc về chiến lược trong giai đoạn hiện tại là tập trung phá cho được kế hoạch quân sự mới của địch. Đầu tháng 10-1953, Tổng Quân ủy họp bàn kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954, đưa ra đề án tiến công Tây Bắc và uy hiếp Thượng Lào, tiến công Trung Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên nhằm xé lẻ lực lượng kẻ thù, làm thất bại kế hoạch xây dựng đạo quân chiến lược cơ động của chúng. Đề án Đông Xuân 1953-1954 của Tổng quân ủy được Bộ Chính trị cho ý kiến và thông qua. Ba mũi tiến công lớn được quyết định là hướng Tây Bắc, hướng Trung và Hạ Lào, hướng Tây Nguyên; hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ(3). Chủ trương nói trên đã mở đường cho những thắng lợi lịch sử mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.


(1) Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.2, tr.282.
(2) Kế hoạch Navarre được Trung Quốc chuyển giao cho ta vào tháng 9-1953. Xem Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.17.
(3) Võ Nguyên Giáp, Sđd, tr.30.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM