Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:55:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang-ký ức và những chuyện tình của người lính bảo vệ tổ quốc - P.26  (Đọc 187411 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #260 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2015, 09:29:58 am »

Chào các bác, trời rét thế này theo chỉ đạo của bác trực ban phó cối, mỗi cựu ta một bát thắng cố, một chẩy rượu thì có mà pháo bắn ngang tai chắc cũng mặc kệ Grin. Tranh thủ lúc còn chưa bị lơ tơ mơ, tôi hành quân tiếp với các bác câu chuyện dở hôm qua vậy.
..Lúc đó tôi đang " nghỉ mát" trên đồi không tên, một buổi chiều chú LL của cBB PN trên đó xuống hầm tôi gọi: bác PB 47 lên nghe điện thoại!
Hầm tôi cũng gần với BCH cBB, trên đó bọn tôi không có máy HTĐ riêng, chỉ dùng máy 2w, lúc đó mấy thầy trò đang hì hục tranh thủ lúc trời mù, khắc phục sạt lở sau mấy trận pháo kích của chúng, bỏ chiếc xẻng BB tôi vọt nhanh sang đó để nghe điện thoại, đầu dây bên kia bác Đức "dù" T/L tác chiến e, quê Ngọc Lặc TH vẫn đang chờ máy.
Cầm tổ hợp tôi hỏi: A lô, tôi pb47 đây, ai đầu dây đấy ạ?
Đầu dây bên kia có tiếng trả lời: PB47 đấy à, tôi Đức đây, thế này nhé, et lệnh cho Đ/C đúng 11.30 đêm nay Đ/C phải về ngay SCH 812 nhận nhiệm vụ!
 Mặc dù tôi nghe rất rõ, nhưng phải trêu ngươi bác này cái đã, lợi dụng do phải tiếp nối LL qua nhiều tổng đài mới tới đây được, tôi quát lại: Anh nói to lên, tôi nghe chưa rõ đâu! tối nay có bộ phận tiếp đài á? không cần đâu ở đây tôi ăn cùng BB rồi!
- Không, et lệnh Đ/C phải về 812 ngay trong đêm nay!
- Tổ đài không có ai hi sinh đâu, chúng tôi đang củng cố  vọng quan sát.
- A lô, a lô, tôi không hỏi cái đó, tôi nói là Đ/C phải về ngay đêm nay!
- Vâng, nếu tiếp thêm thịt hộp thì chúng tôi xin nhận, gạo thì thôi.
 Cứ cái cảnh ông nói gà, tôi đáp vịt. bác Đức không đủ kiên nhẫn được nữa, bắt đầu tỏ ra khó chịu bắt đầu văng tứ tung, vọng cả vào tổ hợp: Đ..mẹ cái thằng này nó điếc rồi hay sao ấy?
Rồi có tiếng đặt tổ hợp cắt LL, tưởng rằng thắng lợi đã lừa được bác Đức, ai ngờ đến phiên LL bằng máy 2w, cậu Xanh lính TT 2w dịch đưa cho tôi một bức điện ghi rõ: Đúng 23.30 sông Đà có mặt tại Ba vì  Grin
 Sông Đà là mật danh của tôi, Ba vì là mật danh của et lúc đó, khi vào thay phiên số lính cựu trải qua chiến đấu của đơn vị hầu hết đã ra quân, chỉ còn số ít lính 9/83 HSB, HP còn đâu chủ yếu lính mới, chưa qua thử lửa. Gọi mọi người trong tổ đài lại dặn dò và giao nhiệm vụ cho bác Ninh quê Đoàn Xá, Tam Thanh, VP phụ trách tổ đài, lấy phong lương khô, lựa theo giao thông hào tôi lượn về 812 xem có nhiệm vụ gì mà e lại bắt tôi về ngay trong đêm thế này?
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #261 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 07:19:05 am »


            Chào bác pb47vp, Chào các bác Hà Giang!

            Chuyện của bác kẻà giữa đợt gió mùa tiếp sức lạnh giá thế này mà Tranphu341 tôi cũng phải bật cười. Thật vui và thật hóm hỉnh. Ở đơn vị những cấp Trợ lý tham mưu, tác chiến nhất là những người mới được điều lên là cũng rất hay bị các anh em chỉ huy đại đội trêu chọc. Nhiều khi ức lắm mà không sao được.

            Tranphu341 cố tưởng tượng xem cuộc sống ở chốt của các bác Hà Giang thế nào mà cũng không thể hình dung nổi. Cái lạnh, cái rét, cái đói, cái thèm đủ thứ thì cắc chắn là có. Nhưng Tranphu341 hỏi các bác có khi nào chốt giữ phải ngâm người trong hầm ngập nước không?

            Chúc các bác luôn vui khỏe . Kính!
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #262 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 08:22:24 am »

Chào các bác, mời các bác ra khỏi chăn hành quân thôi! trời càng rét càng nhớ về một thời ăn hang, ở hầm, sự sống và cái chết thật mong manh, cuộc sống kham khổ nhưng cũng đầy lạc quan yêu đời, trong sáng đến vô tư. tôi hành quân tiếp với các bác câu chuyện hôm qua nhé!
..Gọi mọi người trong tổ đài lại dặn dò và giao nhiệm vụ cho bác Ninh quê Đào Xá, Tam Thanh, VP phụ trách tổ đài, lấy phong lương khô, lựa theo giao thông hào tôi lượn về 812 xem có nhiệm vụ gì mà e lại bắt tôi về ngay trong đêm thế này? Phóng một mạch không nghỉ giải lao, tôi đã về đến trận địa cối 160mm, đơn vị bác phó cối ở Nậm Tẩm. Đứng ở đường rẽ vào trận địa, định bụng tạt vào làm chén nước và làm bi thuốc lào, lúc đó cũng khoảng 20 giờ rồi, nghĩ nghĩ nghĩ lại sợ làm phiền các bác nên thôi. Cách chỗ tôi đứng không xa, nghe có tiếng rì rầm nói chuyện, liền rảo bước tiến về phía đó hòng góp chuyện cho vui, tiến lại gần thấy 3 bác đang đứng tựa lưng vào thành hào đang nhỏ to nói chuyện. Thấy tôi đến gần họ im bặt, nhìn qua tôi biết họ là dân VT rồi, vì họ không mang súng đạn,tôi đành lên tiếng trước: Các quê xuôi đâu đấy? Ngày ấy trên mặt trận.dù quen hay lạ, biết tên hay không biết tên, cùng đơn vị hoặc khác đơn vị vẫn thường gọi nhau bằng từ QUÊ thân thuộc. Một bác trả lời: Bọn tôi mang "hàng" đặc biệt trên 1100 về thác âm phủ, thế quê về đâu? tôi trả lời: Tôi cũng vừa trên đó xuống, nhưng tôi chỉ xuống đến 812 thôi. Nhìn lên phía trên cách đấy khoảng 10m, một chiếc cáng được nghếch 2 đầu lên thành hào, chiếc võng được buộc lên làm 3 đoạn vào đòn khiêng, thâm tâm tôi đoán họ đang đưa LS về tuyến sau. Chuyện trò với nhau được một lúc về trận chiến đã sẩy ra cách đó chục ngày rồi trên 1100, vậy mà hậu quả đến giờ vẫn chưa giải quyết xong, tôi cùng bọn họ ngược về hướng Cóc nghè. Đến gần chiếc cáng một mùi mà đến tận bây giờ tôi cũng không thể nào quên, nó ám ảnh tôi đến cả chục ngày sau đó, mỗi khi đến bữa ăn cơm chỉ chực nôn thôi. Hôm đó khi ngửi thấy mùi ấy thì tôi nôn thốc, nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng, mồ hôi vã ra. Đợi 3 bác VT đi được một lúc lâu, tôi mới đứng dậy thẫn thờ đi từng bước, từng bước ngược lên 812. Đây có phải là lần đầu tiên mà tôi gặp, nhìn thấy đâu? nhìn, gặp nó như cơm bữa rồi, sao hôm nay lại như vậy nhỉ? Hồi đó và cả bây giờ tôi vẫn thầm kính phục những người lính VT, những người lính âm thầm, lặng lẽ, họ không giáp mặt với kẻ thù nhưng công sức, công việc của họ thật lớn lao! liệu có tấm huân chương nào xứng đáng với họ?
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #263 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 11:57:35 am »

Trích dẫn từ Tranphu341 :
...

    Tranphu341 cố tưởng tượng xem cuộc sống ở chốt của các bác Hà Giang thế nào mà cũng không thể hình dung nổi. Cái lạnh, cái rét, cái đói, cái thèm đủ thứ thì cắc chắn là có. Nhưng Tranphu341 hỏi các bác có khi nào chốt giữ phải ngâm người trong hầm ngập nước không?

            Chúc các bác luôn vui khỏe . Kính!
 

 
 
 
...
Chào bác Tranphu341 .Câu hỏi của bác rất dễ , nhưng cũng rất khó , vì rằng đối với những bác chốt giữ vùng trũng , thì khả năng ngâm mình hàng giờ trong nước là tất nhiên .Chẳng lẽ lại nhoài người lên để làm mồi cho hỏa lực bắn thẳng của quân Trung quốc .
Nhưng với những người lính chốt trên các cao điểm thì lại khác .
Như bọn em chẳng hạn .Hầm được tạo ra từ một cái hang thiên nhiên có 2 mặt : một tảng đá to nằm trên vách núi , tụi em gia cố 2 mặt tả hữu bằng cột gỗ , sau đó chồng các bao dứa trong có cát , tạo thành lô cốt .
Đợt sau Noen 1984 , chuẩn bị sang năm 1985 , chiến cuộcc ác liệt , ta và địch bắn pháo chặn đường tiếp viện của đối phương .Hầu như không lúc nào ngớt tiếng pháo .Pháo binh ta bắn từ phía cầu Thiên bảo kéo tới chân điểm cao 1509 ...các trận địa pháo địch , các vùng đệm như rừng cao su , nông trang cho tới Malipho .
Pháo Tàu thì bắn từ ngã ba Thanh thủy, dọc theo quốc lộ 2 tới sát TX Hà giang .
Các con đường mà địch nghi là đường tiếp viện của ta như Cóc nghè , đường tăng , đập tràn , hang làng Lò ,v.v...bị pháo địch trần nát bươm ...
Lúc đó tụi em ăn cơm sấy triền miên . Có hôm đơn vị cho anh nuôi mang cơm lên , đến dốc Công binh bị pháo bắn , chảo xoong lăn lông lốc xuống vực .Hic.
Em nhớ mùa đông ấy rét lắm ,nhưng mỗi chú lính cũng chỉ có một áo bông , một mũ bông kiểu bộ đội biên phòng .Đêm phải đốt củi cho để xua đi cái lạnh của vùng biên ải .
Đến bây giờ khi ngồi viết ký ức cùng anh em , mới ngạc nhiên vì tinh thần ngoan cường của lính ta thời đó - quả là không tưởng ...rất đáng khâm phục .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #264 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 08:07:33 pm »

Chào toàn thể các bác .

   Rét quá các bác ơi ,bây giờ ngồi trong đống chăn nào là len ,bông đệm mút nhà xây kín cổng cao tường vậy mà vẫn thấy cái giá rét thấu xương ,nghỉ mà cảm phục cho một thời gian lao vất vả của bao đồng đội,đêm ngày nằm hầm ngủ chốt các bác ạ ,đúng là một thời của tuổi trẻ phải không các bác.

   Vâng bác pb47vp ơi bác viết tiếp các câu chuyện về giai đoạn sau này đi ,để anh em bọn tôi được biết với vì giai đoạn này bọn tôi đã giã từ vũ khí rồi .
   Chào bác nguenhongduc ,đúng như vậy ,một chiếc áo bông ,may ra còn lành lặng ,một cái mũ bông giống của bộ đội biên phòng đều là màu đất,có những mấy đôi giầy liền,nhưng đa số là rách mỏm của chiếc bên phải, nói đến rét thì tôi nhớ mùa đông trong Lao Chải lắm bác ạ.

    Ngày đơn vị tôi còn ở trong Lao Chải ,cũng vào mùa đông giá rét của năm 82 ,một căn nhà âm nửa chìm nửa nổi của tiểu đội hậu cần bọn tôi cũng như bao căn nhà âm khác của cả đơn vị,lưng nhà dựa vào vách đất, phía trước nhà quay xuống một cái vực rất sâu ,bốn xung quanh đều là đất ,nửa căn nhà âm của bọn tôi dùng để làm kho chứa gạo cho cả đơn vị ,nửa ngoài bốn anh em làm hai cái giường ,gọi là giường cho oai chứ thật ra chỉ bốn cái cọc bằng ống vàu gốc cắm xuống đất rồi dùng hai cây làm bẹ giường,gác một số cây đằn ngang lên buộc lại cho chắc chắn ,tiếp nữa là dùng mấy ống vàu ,mổ các mắt và dọc theo thân ống ,phanh ra thành tấm liếp trải lên là xong ,phần mái nhà lợp cũng dùng bằng cây vàu,chẻ đôi miễn làm sao không được nứt dọc theo ống,róc mắt,rồi đem lợp ,cứ hai cái ngửa một sấp kiểu âm dương,đêm mùa đông gió từ các vách núi thổi lên rét vô cùng,cứ mỗi cơn gió quẩn theo các vách núi lên rất mạnh cứ muốn hất tung cái căn nhà âm ấy xuống vực sâu  .

    Đêm thứ hai tuyết đã rơi dày khắp mặt đất,trên các mái nhà tuyết cũng dày lên không kém,buổi chiều anh em tiểu đội bọn tôi đã dùng cây gạt bớt được ít tuyết trên mái nhà ,nhưng vẫn còn nhiều không gạt hết được , đêm hôm ấy anh em ngồi đốt lửa sưởi cho đỡ lạnh ,ngồi mãi cũng mỏi lưng rủ nhau lên giường nằm, cứ hai người một giường nằm ôm nhau cho đỡ lạnh,đêm tuyết rơi càng nhiều thêm ,những hàm răng cứ va vào nhau lập cập ,cằn cựa xuýt xoa mãi rồi cũng thiu thiu ngủ ,hôm ấy tôi nhường anh Gia nằm bên trong sát kho gạo cho đỡ lạnh, tôi nằm ngoài,q uá nửa đêm gió thổi càng mạnh, cây cối tuyết đậu trên tán lá nặng gãy lắc rắc, đang thiu thiu ngủ bỗng dưng nghe tiếng ào ào, một tiếng rắc rắc ầm, tôi cuốn cả chăn lăn xuống đất, thấy lạnh,anh Gia hỏi cái gì thế,sao mày cuốn hết cả chăn của tao đi đâu vậy,tôi hỏi .Anh không nghe biết gì à,anh lại hỏi lại tôi.Biết cái gì, tôi bảo anh nhìn lên mái nhà xem, mãi lúc này anh mới hỏi, cái mái nhà đi đâu rồi, cuốn cái chăn bông lại tôi đi ra bếp đốt lửa để sưởi,vậy là cái cây to ở bên nhà ban chỉ huy tuyết đậu trên tán cây nặng quá gặp gió lốc thổi từ dưới khe núi lên quật gãy ngang cây,rơi xuống sát nhà của bọn tôi ,làm cho cái mái lợp phía bên vực cứ thế lao xuống vực hết ,tuyết rơi vào nhà vừa ướt vừa lạnh.Vậy là một đêm phải ngồi ngủ gật bên đống lửa.Các bác ạ nói đến mùa đông trong vùng Lao Chải đến bây giờ tôi còn  thấy ớn da gà ,không biết khi ấy nơi các bác ở thì có khấm khá ,ấm cúng hơn không .?
  
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 08:12:40 pm gửi bởi Mạnh1427 » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #265 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 10:19:19 pm »


                   Chào các bác

  Bác mạnh nhắc lại mùa đông năm 82 tôi cũng thấy chưa có năm nào rét như năm đó ,tuy rằng lúc đó đơn vị
  tôi đã cắt khỏi e122 về e457 và rút ra km9 đường hà giang thanh thủy rồi nhưng chúng tôi cũng không thoát
  nổi mùa tuyết năm đó .mà hình như tôi đã kể rồi nhưng không nhớ phần nào nhưng tôi cũng kể lại .cái đợt
  rét  đó nó vào đúng tiết đại hàn vì nó cũng đã gần tết chỉ còn khoảng hai chục ngày, hôm đó ngủ dậy nhìn
  qua cửa sổ ra các quả đồi xung quanh thấy trắng toát tất cả thẩy lạ chúng tôi gọi nhau dậy xem tuyết vì
  chưa thấy bao giờ khi ra cửa thấy các giọt sương chảy xuống dọt gianh đóng đá to và dài như chiếc đũa ngoài
  sân thì tuyết bay lơ thơ như bông hoa gạo đến ngày hôm sau thì trời bắt đầu hửng nắng và tuyết bắt đầu tan
  lúc này trời bắt đầu rét buốt hơn nhưng cũng may là đợt rét này không kéo dài .
  Hì..hì các bác cứ kín cổng cao tường đâm ra mới thấy rét em vẫn nhà gỗ lợp bờ lu nên nó cũng cảm thấy vẫn
  như ngày xưa
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #266 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 09:27:02 am »

Chào các bác, chào bác tranphu341, cảm ơn bác đã ghé thăm, động viên, khích lệ cánh lính Hg chúng em! Thưa bác, địa hình mặt trận VX chủ yếu là đồi núi gồm: núi đất, núi đá, nửa đất nửa đá nên không nơi nào phải chịu cảnh ngâm mình trong nước cả. Chỉ có số nằm trong các hang, hốc của núi đá phải chịu cảnh nước nhỏ, chảy vào làm ướt người mỗi khi trời mưa. Nhưng cái khó lại ló cái khôn, lính ta có sáng kiến dùng các cuộn băng cá nhân buộc nối các nhũ đá, mỏm nhọn với nhau dồn vào một chỗ thấp rồi dùng can, xô hứng, thật là nhất cử lưỡng tiện Cheesy
Hành quân tiếp với các bác câu chuyện hôm qua nhé! tối đó cà lê thất thểu rồi cũng ra đến đầu đường hào mùa xuân. Lúc đó tôi định bụng lên đài chỉ huy dP11 của đơn vị tôi trên cóc nghè làm một giấc đã, sáng mai sang 812 sớm cũng chưa muộn. Xong lại nghĩ: et điện trực tiếp cho mình về SCH e nhận nhiệm vụ chắc có việc gì hệ trọng? Thế là tôi quyết định lên đỉnh 812 trước. Do lần trước đi địa hình tôi đã biết vị trí của SCH, lên tôi cứ trên thành giao thông hào tiến bước mà không đi dưới giao thông hào. Giờ này địch nó cũng chả nhìn thấy đâu mà sợ, hơn nữa chỉ có người lần đầu lên mặt trận, hoặc cánh lính HT đi sửa dây mới đi dưới lòng giao thông hào. Đến SCH thấy ánh đèn trong hầm phòng giao ban vẫn còn sáng tôi liền bước vào, đập vào mắt tôi là trận đấu cờ của hai "phe": Một bên là của et cùng bác Bảo "mũi đỏ" T/L trinh sát, bác Hân "mượt" Thái bình T/L TT, một bên là bác Đức "dù", bác Sơn " Đỉa" T/L tác chiến. ( bác Sơn này bác phó cối đã gặp,ngồi cùng mâm trên TQ ở nhà bác Hùng tắc ngơ rồi)
Tôi hắng giọng: Chào trung đoàn trưởng, chào các anh!
et ngước lên, nhìn vào đồng hồ đeo tay: Pb 47 đấy à! được! về sớm hơn dự định, ngồi đấy chờ tí!
 Quan sát bàn cờ thấy còn nhiều quân thế kia, chắc mới vào ván mới, tôi bèn tìm cách lui binh: Em vừa đi vừa chạy đấy et ạ, may quá còn kịp giờ, thôi em mệt quá cho em đi nghỉ, mai gặp et sau có được không? Chắc đang mải với ván cờ et bảo: Ừ, thế cũng được, chú vào hầm tổng đài mà ngủ với bọn nó!
Chỉ chờ có thế, tôi chuồn ngay sang ngách hầm bên trái để vào chỗ tổng đài thì bắt gặp cậu LL vẫn ngồi bên bếp, cạnh khúc gỗ to đang tòm tem cháy, tôi liền sà xuống khai thác: Chú vẫn chưa ngủ à? rét thế này thức làm gì cho khổ, mà này! chú có biết sao et lại gọi anh về lúc đêm hôm thế này không? có còn "tí mầu" nào không?
Cậu LL ngoan ngoãn: Em còn phải sẵn sàng phục vụ nước nôi cho et và các bác, em cũng không biết gì đâu, cơm và cá khô vẫn còn em lấy cho anh ăn nhé! nhưng mà anh ở đơn vị nào vậy? sao em không biết nhỉ?
Tôi vỗ vai ra vẻ thân thiện: Bọn LL bọn chú là chúa kín tiếng, có gì mà phải dấu, đằng nào anh mày cũng lên đến đây rồi, anh là lính TS, tên PB47, nằm trên đài phía trước của dP11 ở không tên, thôi cơm nguội cũng được, cho anh làm bát, đói quá rồi.
Cậu LL vẫn kiên định: Em không biết gì thật mà, tí nữa anh hỏi bọn tổng đài may ra bọn nó biết, vâng anh đợi em một tí.
Cậu LL đứng dậy với tay lên chậu để bát, lấy một chiếc bát ăn cơm và đôi đũa, rồi mở vung một chiếc xoong đen, bên trong có một cái đĩa men đựng cái 4 đầu cá nham nhở đặt lên khúc gỗ đang cháy, rồi bê ra nồi cơm vẫn còn đủ một suất ăn đã được thu gọn vào một góc: anh ăn tạm vậy!
Tôi nhăn nhở: Thế này tốt quá rồi, mà này có còn thịt hộp không?
Cậu LL nhà ta choáng: Dạ còn rất nhiều, nhưng mà em lấy cho anh, mai et quạt em chết, lại đầy em lên chỗ anh thì em sợ lắm! anh lạ gì tính et?
Hì hì anh trêu chú tí thôi, anh làm bát cơm rồi đi ngủ đây.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 09:36:25 am gửi bởi pb47vp » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #267 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 09:48:05 am »

Chào toàn thể các bác.

Chào bác phó cối .Đúng vậy bác ạ có lẽ cái rét năm 82 là rét nhất ,khi tuyết tan cũng là có ánh mặt trời lên , nhưng không chói chang như cái nắng của mùa hè,trời lại càng giá buốt hơn,thương cho những người lính quá, nhưng cũng tiếc cho muôn loài cây cối ,sau lần mưa tuyết ấy ,những đám rau cải anh em chăm bón ,lên xanh , ăn uống dè xẻng ,qua một đêm tuyết tan còn sót cây nào đều lủn hết không ăn được ,thật tiếc đến đứt ruột bác phó cối ạ .

                

                                Mùa tuyết rơi ở Đồng Văn-Hà Giang đây các bác ạ.
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #268 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 10:00:46 am »


Chào các bác, chào bác nguyenhongduc, như vậy là tôi với bác đồng lòng từ ngày còn trên 685, nay lại hợp sức hạ cho được con hùm này Cheesy. có vẻ bác vẫn nặng lòng với 5 mỏm E lắm. Hôm tôi  và bác tv 1509 xuống HN có việc, trên đường có tạt vào nhà bác ft của tôi, nhà bác ở khu đất của trạm khách mặt trận 379 cũ, đón tôi tại cửa, tôi hồ hởi: Chào sư trưởng! bác tv1509 định giới thiệu, thì bác Trì làm cho một câu: Chú pb47 đấy à!. Ngồi tiếp chúng tôi là hai vợ chồng bác, thực sự lúc đầu rất khó xưng hô, gọi bằng Ông xưng cháu thì ngài ngại, gọi bằng anh thì sợ phạm thượng. Khì thấy tôi nói chuyện cứ một sư trưởng..hai sư trưởng, bác xua tay: cứ gọi bằng anh cho nó trẻ, các chú bây giờ có còn là lính của anh mày nữa đâu. Sau vài tuần chè bác tv1509 có hàm ý hỏi sao thời gian lâu thế rồi mà anh vẫn còn nhớ tên pb47? bác Trì bảo: Nó là thằng chuyên gia của 685 đấy
Chuyện là thế này, hồi sư tôi vào đợt 2 thay cho sư 31 năm 86, sau 3 ngày tấn công xuống 1100 không thành công, địch bị thiệt hại nặng, lơi dụng chúng chưa hoàn hồn ta dùng đặc công đánh bồi vào 1200, 1400. Mấy ngày sau có đoàn cán bộ của BQP do TTMTdẫn đầu lên nghiên cứu, thị sát mặt trận. Lúc đó tôi đang " nghỉ mát" trên đồi không tên, một buổi chiều chú LL của cBB PN trên đó xuống hầm tôi gọi: bác PB 47 lên nghe điện thoại!

Chào toàn thể các bác .

Chào bác pb47vp ,Lang thang tìm được bức ảnh này ,tôi xin tải lên minh họa cùng bài viết của bác bức ảnh này nhé .

                     

Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #269 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 10:16:50 am »

Chào toàn thể các bác .
Chào bác pb47vp ,Lang thang tìm được bức ảnh này ,tôi xin tải lên minh họa cùng bài viết của bác bức ảnh này nhé .
 
Chào bác Manh1427, rất cảm ơn bác! tôi tìm mãi bức ảnh này mà không được, tôi biết có lần tôi đã nhìn thấy bức ảnh này ở đâu đó trên trang HG nào rồi. Không phải là minh họa đâu bác, mà nó là sự thật của câu chuyện tôi đang kể. Vị trí bức ảnh mà thủ trưởng BQP đang quan sát này là từ đầu đường hào mùa xuân vào 20m,trên đường đi xuống Nậm tẩm. Hôm đó bọn tôi giá khí tài quan sát PB này bên phải bụi chít để quan sát sang 685 và che  mắt bọn trên 1509 nhìn xuống, chứ không phải đang trên đài QS của PB.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM