Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:23:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang-ký ức và những chuyện tình của người lính bảo vệ tổ quốc - P.26  (Đọc 187453 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #170 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2015, 10:32:09 pm »

               Chào các bác
 Bác thái năm 97 mới lên nà cáy tìm đống bản lề đinh vít ấy thì chỉ còn chỗ thôi . vào đầu năm 90 dân đổ sô
  đi lấy sắt vụn bán cho trung quốc hết rồi lúc đó còn có cả lính nữa ,ngày đó ở xã tôi có một thằng đi lính 90
  đã đập các thanh bê tông làm hầm lấy sắt đi bán bọn tầu mua sắt vụn của việt nam phải là tép xoắn và có
  dính bê tông thì mua giá cao gấp đôi lính tham tiền phá cả hầm bê tông lấy sắt đem bán và kết cục thằng
  kia đã bị tước quân tịch giao cho công an bóc lịch ba năm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                Chào các bác và anh em .

    Đấy đấy , các bác có thấy em đoán đúng không , hôm qua em đã đoán hay là cái đám sắt vụn ấy đã bị sét đánh bay ra hàng nước rồi mà . Khổ thân chú lính ấy  , chắc là đói khát , thèm thuốc lào thuốc lá quá nên mới bỏ sức ra làm bậy , chứ thực ra trong đám bê tông làm hầm ngày xưa có chứa được mấy nả sắt đâu các bác nhỉ ?

    Chào bác Laoshan , bác đi vắng lâu ngày quá , điện thoại thì thấy toàn ò e mà không có người thưa , anh em HG mong mãi . Chúc mừng bác đã hoàn thành tốt đẹp một chuyến đi đầy nghĩa tình đồng đội . Nay bác đã trở về  , mong bác thường xuyên hành quân chiến đấu cùng anh em .

    Lại nói chuyện thuốc lào thuốc lá , chả hiểu tại sao ngày xưa tỷ lệ lính tráng nhà ta nghiện các cái loại đồ khói lửa ấy cao thế các bác nhể . Em còn nhớ , trong gần hơn 3 năm lính , hình như em chưa bao giờ gặp một đồng chí nào chê các món ấy , thế mới lạ chứ . Dạo ấy , rút kinh nghiệm sau những đợt no dồn đói góp , em luôn bắt các chú lính ở hầm em mỗi lần thay nước điếu thì phải đổ "nước cốt" vào một cái ống nhựa vỏ đạn cối , rồi vặt lá tre , lá sặt , lá gianh khô ngâm vào đó . Vài hôm sau , khi những cọng lá ấy đã ngấm đẫm rồi , thì vớt ra đem phơi khô , cho vào túi ni lon cất đi , còn cái ống nước kia lại dùng tiếp để "tẩm" thuốc . Các bác biết không , vào những khi đại hạn , mang cái loại lá lẩu táp nham đó ra , chèn lẫn với gạo , giấy vụn , sợi giẻ rách , cật tre ,thậm chí mấy mảnh phoi gỗ cạo ra từ ván nằm v.v..., đều thấy phê lắm . Trong các loại giấy thì báo là hút ngon , đượm và thơm hơn cả , vì thế ngày ấy nếu có được tờ báo cũ nào , chỉ sau mấy hôm đọc truyền tay cho đỡ nhớ chữ , thì kiểu gì các mép , lề báo cũng bị các lính nhà ta găm nhấm dần cho đến hết luôn cả trang ( Tất nhiên phải kể đến một công dụng nữa của giấy báo , ấy là khi gặp mớ thuốc lào chính hiệu nhưng vụn quá , nhét vào nõ điếu ục vừa rít nhẹ một cái chưa kịp cháy hết đã bị tụt bố nó hết vào lòng điếu , phí của giời , nên lính ta xé mảnh báo , vo viên lại , chèn vào nõ , đỡ hao thuốc ,mà khói lại có vẻ đượm hơn nhiều ).

    Lại nói chuyện nấu nướng cải thiện , hồi năm 1984 , khi cái trận địa cối 160 trong lòng Nà cáy của các bác F356 (đơn vị bác Trinhvanhuong ) còn chưa bị pháo địch bắn hỏng , bọn em ở gần như đối diện với mấy ụ cối ấy qua khe nước , cách nhau chỉ vài chục mét . Dạo ấy tuy chưa được chia gạo và thực phẩm tự nấu , nhưng bọn em vẫn tranh thủ kiếm rau rừng hoặc các thứ ba lăng nhăng xí xộ như đầu cá khô nhặt được , cây chuối rừng , củ sắn non móc được đâu đó ...để nấu canh . Sau nhiều lần nồi canh quý của mình bị sóng xung kích đầu nòng từ những khẩu cối khủng ấy lật ngược úp xuống tro bếp hoặc trên phản , mỗi lần nấu là bọn em lại cẩn thận đóng 2 cái cọc 2 bên , buộc quai xoong vào cho chặt , phòng khi nhỡ các bác ấy bắn bất tử thì khỏi "mất ăn" . Cẩn thận như thế rồi , ấy vậy mà có lúc nối canh quý hóa của bọn em vẫn bị nòng pháo của các bác ấy hắt toẹt ra ngoài mới ức chứ . Hóa ra , dù nồi bị buộc chặt quai vào cọc , nhưng cái luống sóng tiếng nổ ấy nó vẫn dư sức thổi bay đám chất lỏng trong nồi đi mất , thế có ghê không các bác .
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 09:49:45 am gửi bởi thai60 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #171 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 07:05:58 am »


          Chào các bác lính cựu Hà Giang!

           Vô cùng khâm phục cùng sự cảm phục các bác. Trời mưa gió rét mướt vậy mà tốc độ xây dựng của các bác nhanh quá. Nhà của các bác lúc nào cũng đông vui đúng là đủ thứ chuyện. Vui- Buồn - Sứơng - Khổ thôi thì đủ cả. Chuyện nào cũng thật hấp dẫn.

           Đọc chuyện các bác thấy được sự cam go ác liệt thời kỳ đó thật to lớn. Vất vả như vậy mà thiếu đói thường xuyên. Ở hậu phương thì cũng đói thiếu không kém. Nhưng lúc nào cũng có những câu khẩu hiệu là vì các đồng đội, vì các chiến sỹ ta đang ở trên chốt. Đang làm phên dậu bảo vệ biên giới, báo vệ lãnh thổ của Đất nước Ta, của Tổ quốc ta. Nên có thiếu đói gì đó cũng chẳng còn ai thắc mắc gì nữa.

            Ác nhất của những năm đó là tệ nạm xã hội, trộm cắp cướp giật, trấn lột thật nhiều thật ghê gớm. Nếu phải Đi xe khách thì thế nào cũng bị mấy em mấy cháu lên trấn lột tiền, trấn lột tài sản của mọi người. Thậm chí có cô gái đi vệ sinh trong nhà vệ sinh công cộng ở bến xe còn bị chúng vào trấn cái quần satanh màu đen đang mặc. Nhưng việc này đã làm cho lòng tin mọi người giảm đi, mất đi rất nhiều.

            Sáng nay trời lạnh. Tranphu341 đến thăm ngôi nhà các bác lại thêm câu chuyện nhạt nhẽo có thể làm tăng thêm cái lạch, cái rét mong các bác chủ thông cảm. Kính các bác!
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #172 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 07:21:25 am »

Chào các bác, chào bác Laoshan1234, Chúc mừng bác đã hoàn thành tốt đẹp một chuyến đi đầy nghĩa tình đồng đội. Nào tôi có dám " nhắc khéo" bác đâu, đấy là do bệnh nghề nghiệp mà tôi xác định "nhầm" tọa độ đấy chứ Grin. Trên trang nhà có lần tôi đã viết, vào những tháng cuối năm, thường các cựu nhà ta  rất bận các công việc, nên vắng mặt "trái phép" là điều tất nhiên. Vì vậy các thành viên trang nhà nên ít nhắc đến họ, kẻo họ lại nóng...tai hay "nóng mắt" khó tập trung vào công việc được.
Chào bác trinhvanhuong, tôi có một thắc mắc nhỏ, rất nhỏ thôi, và chỉ mang tính chất trao đổi, không có hàm ý gì khác. Sao ngày đó đài quan sát của các bác lại chỉ "giới hạn" phía nam suối Thanh thủy nhỉ? theo bác kể nếu đài cấp nhỏ nhỏ đặt ở 673 thì cự li quan sát rất xa và không có chiều sâu, khi chi viện cho BB làm sao mà phát hiện ra các hướng, mũi tấn công của địch, hoặc biết quân ta ở đâu. Ngày đó bên tôi thường được " ưu tiên" nằm phía bắc suối Thanh thuỷ cả, trong chiến dịch 18/11 còn được ưu tiên hơn nữa là lên tận 4 hầm để " hóng mát" nữa. Cá nhân tôi sấu xố không nói làm gì, xuất ngày cứ " lượn lờ" như cá cảnh mạn bắc suối khi đơn vị phải vào chiến đấu.
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #173 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 11:12:10 am »

                           Chào các bác và anh em .

    Chào bác Trần Phú . Là những người lính trực tiếp có mặt ở Biên giới Tổ quốc , giáp mặt với kẻ thù , mặc dù cuộc sống vật chất tinh thần  vô cùng thiếu thốn , nhưng có lẽ người lính Vị xuyên nào thời gian đó cũng cảm nhận hết được sự quan tâm chi viện tất cả cho tiền tuyến từ phía hậu phương . Thử tưởng tượng trong khi nhân dân cả nước đang vật lộn với một cuộc sống vô cùng kham khổ , túng đói , cơm độn ty tỷ các loai ngô khoai sắn bo bo bột mỳ ... còn chưa đủ no , mỗi tháng được vài lạng thịt bèo nhèo bạc nhạc (đấy là ở thành phố hoặc với người có chế độ tem phiếu bao cấp , chứ ở nông thôn thì chắc gì ) , nhiều gia đình đến thìa mỡ để xào rau còn không có , nuôi quanh năm được con lợn thì lại phải cân nguyên con cho nhà nước để làm nghĩa vụ , nếu gia đình có việc muốn mổ thì phải dấu giếm dấm giúi ,vô cùng cực khổ . Ấy vậy mà những người lính chốt vẫn có đủ các loại thịt từ tươi sống nguyên con như trâu , bò , lợn ... đến những loại đã chế biến sẵn có thể xơi ngay không cần nấu như Thịt ướp cả tảng 4-5 kg , lạp xường cả chùm vài chục chiếc một bó , cá nục nhiều nạc ít xương vài trăm con một sọt , thịt hộp nhỏ to đủ loại , có thứ nặng tới vài cân , mỡ hóa học cả chục cân một thùng , mì chính gói to cả ký ... Rồi còn gạo nữa chứ . Suốt thời gian chiến tranh Vị xuyên ấy , chúng em không những không bao giò phải ăn độn , mà còn được xơi thứ gạo tấm vừa dẻo vừa thơm (còn thơm hơn cả gạo tám thơm đặc sản thời bây giờ ấy) do nước ngoài viện trợ . Rồi lại còn đường sữa , lạc , đậu xanh , thuốc lào thuốc lá , chè gói thơm lừng , kẹo bánh loại ngon nhất của các hãng Hải hà , Hải châu , rượu chai 65ml loại 1 của nhà máy rượu Hà nội , lương khô loại 1 của các nhà máy QP (hồi đầu còn có loại cũ 701-702 của TQ nữa) v.v... Rồi rau củ quả loại 1 từ khắp các tỉnh thành (không hề có loại hoa quả nào , trừ vài lần có cam quýt của bà con Hà giang gửi tặng) đóng rọ lót lá chuối ... Về mặc , có thời gian lính VT bọn em còn được cấp áo vải Ka tê vừa nhẹ vừa nhanh khô , mũ tai bèo vải ga ba đin , thay cho vải thô K82 nhanh bục rách và mũ cối kềnh càng ...

    Em kể sơ qua như vậy , nếu mỗi chúng ta đều mang ra so sánh với các đơn vị ở tuyến sau , và thậm chí ngay với đời sống của gia đình , địa phương mình cùng thời gian ấy , cũng đủ thấy rằng thực sự cả nước đã tập trung vật lực ưu tiên cho người lính tuyến trước .

    Vấn đề ở đây chính là ở khâu vận chuyển điều phối , phân phối của hệ thống hậu cần từ trên xuống dưới có thực sự công bằng , minh bạch , thông suốt hay không mà thôi . Chuyện tiêu chuẩn của người lính bị hao hụt , xuống cấp , ngoài những nguyên nhân khách quan như đường xa , thời tiết khắc nghiệt , pháo địch ngăn chặn bắn phá , còn có những nguyên nhân chủ quan của con người , nhất là những người có quyền chi phối cầm cân nảy mực "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành" trong chính ngay đội ngũ những người lính .

    Khi người lính  ra trận , họ đã chấp nhận bám trụ , chịu đựng khó khăn gian khổ , đương đầu với hiểm nguy , quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ , nguồn sức mạnh của họ về mặt tinh thần chính là lý tưởng cách mạng , là ý thức công dân , là tình cảm gắn bó giữa đồng chí đồng đội , giữa cấp trên cấp dưới ... còn về mặt vật chất đương nhiên chính là sự cung cấp của cả nước thông qua hệ thống phân phối trang bị của quân đội . Nhà nước có thể đã huy động hết mọi nguồn lực , nhân dân đã đóng góp tất cả những gì có thể để mang lại sức mạnh tối ưu cho người lính trong hoàn cảnh chung của cả xã hội khi đó . Ai cũng mong mỏi rằng người lính tuyến trước sẽ nhận được kịp thời và đầy đủ mọi sự cung cấp chi viện từ phía sau . Người lính tuyến trước càng mong mỏi như thế . Thế nhưng trong thực tế đôi khi  những nguyện ước chính đáng đó , có thể do tác động của các tệ nạn trong xã hội , có thể do sự xuống cấp biến chất của một số người có trách nhiệm , lại không được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ . Điều đó dẫn tới " Nhưng việc này đã làm cho lòng tin của mọi người giảm đi, mất đi rất nhiều...." đúng như bác Trần Phú đã nói . Mọi người ở đây bao gồm cả xã hội , trong đó có bản thân người lính . Và điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh thể chất , tinh thần và tác động trực tiếp kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ .

    Xin cám ơn bác CCB đàn anh Trần Phú đã có những sẻ chia gợi mở rất đồng cảm và ý nghĩa với anh em CCB HG . Mong bác thường xuyên ghé đến , cùng chúng em vui buồn .

    Mời các bác tiếp tục hành quân , bác Phó Cối xem phất cờ thổi còi trực ban cho thật lực vào gọi anh em về trận địa để chuẩn bị nhận hàng Hậu cần phục vụ 22/12 đi ạ . Nghe nói mấy con bê ở dưới C26 chăn nuôi  đã có vẻ sắp được gọi là bò rồi , các bác về nhanh ...về nhanh ... Đừng lần chần gì nữa , lũ bê mơn mởn ấy mà cao hứng dính bầu thì lũ lính chúng mình lại phải khô mép nhịn thèm đấy . Gấp gấp... Nhanh nhanh ...
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #174 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 12:19:07 pm »

Chào các bác, hôm nay trời đã hửng nắng , không khí nhẹ nhõm , thanh khiết.Có lẽ thiên nhiên đã tác động đến con người - Cảnh đẹp thì sao người có thể hững hờ đây ?
Nhà mình hôm nay đông đủ quá , lại có cả khách quý , vui ghê , vui ghê .
Nhà em định rủ bác Thai60 lên khai quật mỏ đinh - vít  - bản lề - bu lon - ốc - nhái ở cái khe ...( Khe gì bác Thai60 nhỉ ) ?
Nhà em dự tính sẽ cùng bác Thai60 quy đổi mỏ sắt lộ thiên ấy ra rượu quốc lủi + thịt dê núi + thuốc lá A lào để anh em liên hoan đợt 22/12 ...Ai ngờ thằng bỏ mẹ nào đó đã tranh thủ lúc anh em mải mê khiêng thuốc nổ chuẩn bị oánh sập cầu Thiên bảo ...đã nẫng mất gần 1 Tấn sắt quý giá ?
Cầu trời cho thằng trời đánh thánh vật nào đã lợi dụng ccb Hg để thu lợi bất chính .
Nhà em tin rằng thằng đó sẽ chết không nhắm được mắt .Hic .
Chà ! Tiếc quá đi mất .
Món tái dê nhắm rượu quốc lủi đã mất tiêu rồi .
Lại còn mùi thuốc lá A lào thơm quyến rũ nữa chứ ?
Tiếc quá ! Tiếc quá !
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #175 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 09:05:08 pm »

Chào các bác ccb.hôm nay là ngày 6/12   là ngày thành lập ccb vn. Mà em bận quá không họp tổng kết được .hôm nay em mới viết tổng kết ccb của cơ sở của em. Lướt qua thấy bác pháo 47 hỏi em.lại dừng bút tâm sự với các bác .bác pháo ạ trước trận 12/7 năm 1984 đơn vị em được phối thuộc 313, đánh 233 vào đầu th
áng 6 cả pháo binh,và bộ binh nếu không nhầm vào ngàng 12/6 năm 1984  thì rút trận đó không thành công . Đầu tiên  các đài quan sát của e150 như sau.  Sở chỉ huy nằm đỉnh 812, đài của các  đại đội  c6 nằm đỉnh núi đá 673 đồi phong lan dông của nó đến tận ngã ba thanh thủy, còn bọn em là c4 qua cầu treo sang pha hán, đài ở đó toàn là núi đá em không biết là bình độ bao nhiêu,nhìn cầu thiên bảo và nông trang cao su ró mồn một .còn nhìn về ngã ba thanh thủy thì nó lại mé tay trái . Sau em lại chuyển về 673 ở núi đất cách nũi đá khoảng 500 m. Gần trận địa bắn thẳng của 313, sang năm 1986 .lại chuyển về nậm tẩm. Em chẳng biết bình độ bao nhiêu .đi từ cóc nghè qua đường hào mùa Xuân 2km đến 3km  ở đó đến khi ra quân luân. Ba lần chuyển đài ba lần em phải bắc ăng ten cho cánh trực máy. Vì em là lính cũ có kỹ thuật hơn. Đơn vị em thay đổi lính thông tin liên tục, chỉ còn mỗi em là lính cũ kiêm bê trưởng.  Bê của em nó không. Hợp sỹ quan hay sao, thay ba bê trưởng đều hy sinh cả ba. Hai bê trưởng, hy sinh đài 673, 1 bê trưởng hy sinh, trận địa ngày sưa em gọi là vịt nhất đại đội ,bị thương hai lần mà không biết cứ nầm ở viện cứ kêu đau đầu là bố bác sỹ cũng chịu.song không. Phải lên chiến đấu nữa. Giờ nghĩ lại em nghi nhất trong những người ngu.hai lần bị thương điều trị đỡ lại mò lên đơn vị. Chỉ vì em bắc được nhiều đường dây sự liên lạc tốt cho nên đợt nào bị thường cán bộ đều cho liên lạc suống hỏi thăm. Thực chất là dem đỡ chưa để lên nối dây thôi.........thú thật với các bác ngày đó em phấn đấu để vào đangcộng sản việt nam.cho nên có 6 cái bằng khen suết sắc  trong chiến đấu, hai giấy khen. Khi chiển bị gia quân .ông trính trị viên trần cao lạng,người vĩnh phú về điều tra rất buồn lại không. Được, vì lý lịch gia đình em đi đạo thiên chúa, cho nên không được nhày xưa họ gét đạo lắm . Bây giờ đỡ rồi. Bây giớ em làm ban hành giáo .mà con em vẫn được kết nạp đảng. .......thôi khuya rồi chào các bác.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #176 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 07:06:29 am »

Chào các bác, chào bác trinhvanhuong1964, qua các kí ức của bác viết trên trang nhà, cơ bản tôi đã xác định chính xác tọa độ nơi bác nằm đài và đơn vị bác ngày đó rồi. Ý tôi hỏi khác cơ, đài của các bác có lúc ở tận 673, Nậm tẩm thì có vẻ hơi xa, khó quan sát được hoạt động của địch và hành động của quân ta. Ngày đài đơn vị bác ở Pha Hán như vậy là rất gần đài của tôi rồi đó, có điều bác ở thấp hơn và bên trái đài của tôi khoảng 400m. Ngày ấy đơn vị tôi do SCH d đóng đô ở Đuôi cá, nơi bác phó cối kể bị H12 làm cho thối cả căn hầm, phía trước đơn vị tôi có 3 đài quan sát, nhẽ ra bác Ngọc dt phải nằm ở đài của tôi, nhưng chẳng biết thế nào, cuộc chiến lại "ép" tôi làm mạng trưởng, như cánh 2w bác nguyenhongduc, vì thế tôi phải tiếp xúc nhiều với các đơn vị bạn với các cấp chỉ huy. Chỉ có điều do "thích" hóng mát, lên nhiều bác cùng đơn vị nếu nói tên tôi thì họ biết, chứ va thẳng mặt nhau thì họ coi tôi như người xa lạ, buồn thế đấy. Ngay như ở địa phương tôi đang sống bây giờ, hay trên chỗ bác phó cối mặc dù cùng đơn vị mãi mấy năm gần đây, họ mới "kết nạp" tôi vào những người cùng đơn vị Grin.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #177 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 06:30:55 pm »

Em chào các bác
Cũng lâu rồi em không vào chuyện cùng với các bác, thấy các bác trò chuyện vui quá em cũng hóng hớt một tý.Hôm nọ em có xem bức ảnh của bác Thái 60 đưa lên ảnh chụp được đứng từ phía bên TQ, trông đơn giản mà giờ thành ảnh tư liệu quý, bởi bây giờ các bác mà lên trên đó khác nhiều rồi, điểm cao 233 bị san rất nhiều, đường mở rộng to hơn, đồi ở gần đồi cô ích bị san phẳng, dãy đồi đá pháp mặc dù ngăn chặn nhưng suốt ngày vẫn đánh đá mỏng đi quá nhiều, trông ảnh của bác thái thì còn gần như nguyên vẹn.
Còn chuyện sắt bê tông thì đúng như các bác nói, em đi khảo sát nhiều, vào các hang thì đầy lên bởi mảnh bê tông. giá trị của thanh bê tông thì ít nhưng công sức bộ đội rất lớn...
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 06:38:31 pm gửi bởi nguyentac62 » Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #178 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 07:00:55 pm »

Cuốn sách Ký ức hào hùng miền cực bắc, trước mắt được lưu hành trong quân đội, được đánh giá như tượng đài sách tri ân các anh hùng liệt sỹ, tuy nhiên là tập đầu ban biên tập có nhiều cố gắng cũng không tránh khỏi những hạn chế, mà một số cựu binh đã đóng góp cho ban biên tập (ví dụ như bị cắt xén một số đoạn thơ hay phản ánh sự khốc liệt của chiến trường...) rất mong các bác thông cảm.
Sang tập 2 ban biên tập đã thống nhất rất kỹ, rút kinh nghiệm tập đầu, sẽ phản ánh toàn diện mặt trận hơn, bổ sung ảnh tư liệu... hiện nay đã nhận được các bài văn và thơ và đang biên tập. em rất mong sự tiếp tục giúp đỡ của các bác.
các tài liệu gửi về qua địa chỉ: nguyentac62@gmail.com điện thoại 0916639744 - sang tập hai các tác giả tập một, các bác có thể thay bút danh cũng được
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #179 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 09:55:40 pm »

                        
                         Chào các bác và anh em .

    Chào bác Nguyentac , bức ảnh mà em đưa về HG là lấy từ chủ đề "Mặt trận Vị xuyên 1984" / Máu và Hoa / Dựng nước-Giữ nước , em đã ghi rõ khi trích dẫn . Thực sự đây là một bức ảnh rất quý giá , nó giúp chúng ta hình dung lại một mảng cảnh quan địa lý rất đáng quan tâm ở khu vực Bắc Thanh thủy sát bờ Tây sông Lô của chiến trường Vị xuyên ngày trước . Mong rằng các cơ quan quân sự của chúng ta sẽ lưu tâm tìm hiểu kho tư liệu ảnh của cả 2 phía tham chiến , từ đó rút ra được những hiểu biết và thông tin bổ ích cho công tác Quốc phòng . Trên trang mạng VMH nói chung , cũng như HG nói riêng , còn có rất nhiều tấm ảnh rất quý giá , mong bác dành thời gian tìm hiểu , xem xét , tổng hợp , lưu giữ .

    Cám ơn bác Nguyentac đã có thông tin về cuốn sách , mong bác cùng ban Biên tập sẽ có nhiều thành công hơn nữa trong công cuộc tái hiện lại một giai đoạn lịch sử chiến đấu và chiến thắng đầy hào hùng và bi tráng của quân đội và nhân dân ta trên mảnh đất Biên giới Hà giang anh hùng . Chắc chắn rằng mọi CCB Hà giang sẽ luôn ủng hộ công việc đầy ý nghĩa này của các bác .

    Về việc ban BT tự ý cắt xén nội dung các bài viết của anh em CCB , quả thật đây là một thiếu xót không nên có , cần phải rút kinh nghiệm . Cá nhân Thai60 em rất vui khi các bác đã sưu tầm và cho in mấy bài thơ của mình , nhưng thực sự em vô cùng tự ái và đau xót khi những vần thơ tâm huyết nhất của mình ( đặc biệt là trong bài Mùa thu không bình yên ) đã bị "xẻo" vứt đi một cách không thương tiếc như vậy . Mất đi những câu thơ như được viết bằng máu và nước mắt của đồng đội mình ĐANG ngã xuống , GIỮA khói lửa của chiến trường ngày ấy , thực tâm em thấy tiếc lắm , tiếc vô cùng các bác ạ .

    Dẫu sao , cái gì cũng có lý do chính đáng của nó , là một người cựu lính , cũng như các đồng đội của mình , em cũng sẵn sàng "chấp nhận hy sinh" , mất mát cái gì đó của riêng mình , nếu điều đó là tốt cho tập thể , cho đại cuộc . Rất mong các phần sau của cuốn sách sẽ có được một không gian tư duy khoáng đạt cởi mở hơn để tất cả  cái bi và cái hùng của cuộc chiến Vị xuyên hào hùng ngày xưa sẽ được tái hiện phản ánh cặn kẽ , đầy đủ , đa sắc và đa diện nhất như nó vốn có .

    Một lần nữa xin cám ơn bác Nguyentac và ban BT cùng các cơ quan hữu quan đã cho cuốn sách " Ký ức hào hùng miền cực Bắc " được ra đời .

    Bác Phó đâu rồi , sao không thấy Cối lên mấy loạt thật rền để anh em lính tráng biết hướng mà "lấn dũi" đi nhể ? Sắp 22/12 rồi , các bác khẩn trương về hầm để chuẩn bị nhận hàng hậu cần nhé ...
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 10:03:22 pm gửi bởi thai60 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM