Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:25:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang-ký ức và những chuyện tình của người lính bảo vệ tổ quốc - P.26  (Đọc 186988 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #80 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 08:53:52 am »

Chào toàn thể các bác .

Chào bác Longtrec ,tìm mãi mới thấy có hai loại này thôi,vâng, mong bác giải thích hộ mấy cái ký hiệu này cho anh em hiểu thêm nhé ,còn loại các bác ấy đang đề cập đến ký hiệu 115mm ở cánh đuôi của cối thì tìm không thấy đâu cả bác ạ .Chúc bác luôn vui khỏe


                           

              


               Chào các bác! Bạn Manh1427 Đưa lên trái đạn cối 82mm và có lời Trích dẫn. Nhưng Tranphu341 không hiểu là cách ghi Khối lượng mà lại là 4,..Kg thì là bất hợp lý cho đơn vị tính.

                Hì hì... SOI 1 TÝ MONG THÔNG CẢM NHÉ!
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #81 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 10:14:12 am »

Chào toàn thể các bác.

Chào bác tranphu341,vâng bác ạ ,quả đạn bên hình trên rõ ràng là của cối 120mm ,hình quả dưới là đạn cối 82mm ,em cốp ảnh về có nguyên cả lời giải thích vậy ,ngày xưa ở đơn vị em cũng chỉ biết là loại này chỉ có tầm bắn hơn 3000m ,nhưng nay lại thấy loại này ,có lẽ là đạn cối tăng tầm chăng .

Vấn đề này em đang hy vọng vào bác chuyên gia Longtrec giải thích hộ thôi bác ạ ,về các loại vũ khí súng đạn thì em mù tịt luôn  Cheesy Vâng các bác cứ thảo luận thoải mái ,có như vậy anh em chúng ta càng hiểu rõ thêm phải không bác .
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #82 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 11:43:41 am »

Chao tat ca cac bac cuu HG,chao anh Tran Phu,longtrec xin giai thich ky hieu dan ma bac Manh dua len.

120mm Mortar bom: dan coi 120mm.
M933 la dan su dung cho model 933.
dot: la lo dan.
He:dan no manh-pha manh,mot chung dan pho bien nhat.


Xin loi cac bac lontrec khong o co quan len viet bang dien thoai khong co font tieng Viet
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 01:09:14 pm »

Chào cả nhà, mới chỉ nghiên cứu chữ ghi trên thân đạn mà mà đã như ma trận rồi, thực ra nó cũng đơn giản thôi, chẳng qua mình không biết ngoại ngữ, chứ các chữ số, kí hiệu nó tuân theo một qui định. Người bắn chỉ cần nắm chắc kí hiệu đó là sử dụng được,cũng như bác Manh1427 đoán đúng bệnh là sử dụng thuốc đúng thôi (Chỉ cấm cặp nhiệt độ vào nách các noọng) Grin
Kể ra các bác mà vào ngành PB cũng có cái hay của nó, nhất là linh TS pháo càng hay, khi đi chiến đấu luôn " được" đi trước chuẩn bị chiến trường, chẳng bao giờ bị uống nước đục. Nếu chuẩn bị không được, không xong thì phải ngừng trận đó lại. Lúc bị pháo địch bắn cấm không được rúc vào hầm mà phải trồi lên để xem thằng nào nó bắn, bắn vào đâu để còn " giao lưu" với chúng. Thỉnh thoảng cao hứng phải nghiên cứu kĩ về nhiệt độ, hướng gió, áp xuất, thổ nhưỡng để làm thơ. Ngày nào cũng phải theo dõi bọn chúng ra, vào, vận chuyển...Khi rút ra thì " lại được" rút sau cùng, bao nhiêu chiến lợi phẩm về tay mình hết, khoái không các bác Grin
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 08:14:15 pm »

Chào toàn thể ác bác .

    Vâng bác Mai-Anh ạ ,những đường hào leo lên rồi tụt xuống, đi đi lại lại qua ngã ba của 673 đến quá quen thuộc ,tôi nhớ ngày ấy khi xuống đến bờ nam suối chuẩn bị vào hang dơi có một cây cầu bắc qua suối bằng các cây bương và vầu,nó giống như các cây cầu khỉ ở miền tây nam bộ,cũng có tay vịn mỗi khi đi qua, nhưng thường là không mấy người đi trên cây cầu này cả ,đa phần là ào qua suối ,cho nhanh khỏi cái bãi trống ấy dù là có hôm trời mưa nước suối cũng hơi lớn .

    Đêm đến lính của các đơn vị hoạt động rất đông,ngày còn bên Nà toong đơn vị tôi chưa sang bên chân núi đá ,các đường hào chạy nhiều nhánh hướng sang các khu vực bắc suối ,đêm đến tiếng những bước chân hành quân hối hả ,có những đêm khuya rồi còn có nhiều bác lọt vào khu vực đơn vị bọn tôi xin cơm và nước uống , rồi hỏi thăm đường về các đơn vị bắc suối ,mới biết là sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ của những con người đến vô cùng,sự năng động linh hoạt,nhanh nhẹn,có cả sự phán đoán những tình huống có thể sẩy ra,nhất là những lần vượt qua ngã ba Thanh Thủy .Ác liệt của bom đạn ,khắc nghiệt của thời gian có lẽ làm cho mỗi người lính ở mặt trận này thêm phần chai,lỳ hơn .

    Các bác có thấy cảm giác này không ,còn tôi cho đến bây giờ đôi khi ngồi nhớ lại những giờ phút của năm tháng ấy mà thấy rùng mình ,mỗi lần cùng anh em đồng đội còn sống sót sau những đợt pháo trùm lên các cung đường vận tải ,các trận địa mình đã từng ở trong đời quân ngũ các bác ạ .

                                     Mong các bác ta cùng hành quân tiếp .

 
................................................................
................................................................
Chào bác Mạnh1427 , nhà em cũng vẫn còn cảm giác đó bác ạ . Mỗi lần qua cung đường này nhà em thường gặp cảm giác lo ngại khi pháo địch bắn .
Có lẽ các họng pháo từ phía 1250 khống chế toàn bộ khu vực bắc  suối Thanh thủy, 468 , 685 ,300,400 .
Trong lần vào hang  Nàng Lò đợt 18-11 tụi em đi vào lúc chập tối , khi  lội qua khúc suối cạn , nhìn thấy vỏ lon đồ hộp trôi lều bều , nhiều mảnh vải quần áo mắc vào các mỏm đá ,lượn lờ như đàn cá  ?
Cánh trinh sát cho biết: nhiều đơn vị vận tải qua đây trúng pháo kích , thương vong một số , hàng hóa văng lung tung , lính nhờ đó được cải thiện tí ti .Hic...Sau khi men dọc  theo con suối , chúng tôi bắt gặp bên bờ suối

Có một cành đa to cỡ bắp đùi , bị mảnh pháo tiện , nằm ngay mép suối , quả đa , cành lá còn tươi ...bọn em nhìn cảnh đó mà lè lưỡi - vội giục nhau nhanh chóng vượt qua trọng điểm.
Với người lính bộ binh lúc phòng ngự chỉ phải lo đánh địch phản kích , dù sao cũng có công sự , hầm hào che chắn .Nên mặc dù chiến sự ác liệt cũng đỡ hơn anh lính vận tải.
Khi làm nhiệm vụ - những người lính mang phiên hiệu c25 luôn phải cơ động qua các trọng điểm pháo dưới mọi loại thời tiết xuân ,hạ,thu,đông , nắng mưa v.v...
Điều mà người lính vận tải lo ngại nhất là : suốt hành trình trong đêm làm nhiệm vụ, pháo địch sẽ bắn bất kỳ lúc nào , ở bất kỳ nơi nào .Mà anh ta chẳng có gì che chắn ngoài bản lĩnh , và kinh nghiệm trận mạc .
Nhà em rất đỗi cảm phục tinh thần , nghị lực và sự ngoan cường của những người lính mang phiên hiệu 25 này .Công lao mà anh em bỏ ra không phải là nhỏ .Trong chiến thắng đều có phần đóng góp của người lính vận tải .Phải không các bác ? Nếu các ngành có anh hùng , cũng phải phong anh hùng cho lính vận tải mới thỏa đáng ...
Nhà em xin tiếp tục mạch chuyện về khu vực bắc suối Thanh thủy...
Nhưng có một điều rất khó hiểu là khu vực 468 , bình độ 600 hầu như không có đạn pháo hỏi thăm .
Ở bình độ 600 trạm phẫu tiền phương  f356 đặt ở đó , Còn 468 là SCH e 153.
Có bác nào giải thích được không nhỉ ?
Có bác nào là lính " Vần vô lăng "
Thì đều biết Điểm Mù của cánh tài xế là khoảng từ mũi xe tới khoảng giữa đoạn thẳng nối 2 bánh trước .
Vậy có lẽ điểm mù của bọn pháo ở 1250 chính là đoạn từ bình độ 600 ----> điểm cao 468 ?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #85 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 09:21:39 pm »

                     Chào các bác

  Cho đến nay em cũng chả nhớ là cuộc đời binh nghiệp của em bắn được bao nhiêu phát đạn chỉ biết rằng cứ
  đút vào rồi phụt cũng chả đếm được bao nhiêu quả chỉ biết rằng hết xe này đến xe khác hết chiến dịch này
  đến chiến dịch khác các bác bộ binh còn có lúc được thay quân ( rút) ra nghỉ ngơi củng cố lực lượng  , cái lính
  pháo bọn em cứ phải nằm lỳ một chỗ hết phục vụ ông nọ lại hỗ trợ bà kia công chả thấy đâu chỉ thấy tội
  bắn chậm một tý là các ông các bà ấy là dục thúc nhanh lên mà thúc nhanh thì bọn em gãy sương sống
 mà thúc chậm là gào thậm chí còn dỗi mà cũng chả được tôn  trọng đâu nhé nếu cán bộ
  cấp trên thì toàn gọi là thằng chả mấy khi được gọi là(  đồng chí ) đâu nhé ví dụ ông quách cao can toàn
   gọi là thằng c15 hoặc bọn 15 ,tôi nhớ trận 28-4-84 mấy lão thông tin còn chửi đ...mẹ chúng mày gọi bắn
  đéo thấy đâu nhưng khổ nỗi đạn đâu mà bắn phọt hết đi rồi.các bác thấy chưa cảnh làm dâu trăm họ nó khổ
   thế đấy các  bác có bác nào đếm được bắn bao nhiêu viên đạn không hay bây giờ ( mới đếm phát một )khéo
  bây giờ em cũng tập đếm xem sao
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2015, 09:46:48 pm gửi bởi Phó cối » Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #86 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 11:54:20 pm »

                        
                      Chào các bác và anh em .

    Dù đã từng nhiều phen được ôm ấp cưng nựng bế ẵm gùi vác khá nhiều , nhưng thực sự em chả biết quái gì về các tình năng kỹ thuật của các chủng loại đạn pháo cối . Nghe các bác thảo luận thì cũng thấy hay hay nhưng chả góp được chuyện gì cả . Tiếc thật đấy.

    Về cái chuyện khen chê trong đời lính , em nghiệm ra rằng chính những đơn vị ở nơi khác đến mặt trận Vị xuyên tác chiến một thời gian rồi rút đi thì còn hay được khen ngợi , nhắc nhở , bình xét công trạng ..., chứ những đơn vị nào mà ăn dầm nằm dề , gắn bó với mặt trận đó càng lâu thì càng ít được hưởng những ân huệ đó . Chả biết nhận xét của em có đúng hay không , nhưng ngay từ khi còn đang ở trong cuộc chiến , lính tráng bọn em đã có nhận xét như thế rồi các bác ạ . Mà chả cứ gì lính tráng , các bác sỹ quan nhà ta cũng đều mang cái cảm giác như vậy thì phải . Ngày xưa ở chiến trường thường nghe các bác sỹ quan nhà ta kêu giời "than thân trách phận" thì thấy nó cũng là bình thường , rất...lính , nhưng đến tận bây giờ , có dịp hỏi chuyện , tâm sự , nhiều bác , thậm chí cả cấp cao của các E , F ngày đó (sau này còn cao hơn nữa) , cũng mang cái tâm sự như vậy . Chả biết các bác có nhận xét giống em hay không ?

    Lại nói chuyện , hôm nay cánh lính VT C25 bọn em lại được bác Nguyenhongduc khen cho một chầu , thật đúng là "sướng tỉnh cả người" . Quả thật , từ hồi tham gia VMH , cũng có đôi lúc được nghe các bác khen ngợi , nhưng những lúc đó em cũng không để ý mấy để mà ngẫm ngợi , cảm nhận . Sở dĩ hôm nay mang một cảm giác khác , chính bởi vì bác Đức kể về cái hình ảnh những mảnh quần áo rách tan , những lon thịt hộp toang hoác vì đạn xé của lính VT bị trúng đạn địch vương dập dềnh , nằm ngổn ngang bên dòng suối Thanh thủy ... Thật sự , nghe bác Đức tả lại mà em thấy rùng mình ớn lạnh xương sống , giống y xì ngày xưa mỗi khi phải nằm rạp xuống lòng hào , bãi cát , mặt đường ... để thu gom những gì còn lại hoặc rơi vãi sau khi bị địch bắn . Nỗi sợ hãi lo lắng tức thời khi đó thì đương nhiên rồi , nhưng những hình ảnh ngày ấy là "bình thường thôi" thì bây giờ qua hồi tưởng lại thấy sao mà bi hùng và đẹp đẽ đến thế .

    Nhớ lại hình ảnh những đồng đội VT của mình (chả cứ gì ở C em , mà còn của nhiều đơn vị VT khác nữa) , em thấy họ xứng đáng được ngợi khen lắm các bác ạ . Nghe kể gùi tải cái nọ , khiêng vác cái kia , lại còn được mệnh danh là ngựa thồ với chả cửu vạn , hẳn các bác hình dung những anh lính ở cái đơn vị ấy toàn là những thằng ăn no vác nặng , khỏe mạnh vâm váp ăn sóng nói gió lắm . Nhưng không hẳn thế đâu . Ở C25 bọn em có nhiều lính nhỏ con , còi cọc lắm , nhất là những lớp lính của những đợt bổ sung tại trận ( trong 3 năm ở Nà cáy , bọn em được bổ sung khoảng 10 lần , mỗi lần khoảng hai ba chục người) . Có nhìn những chú lính mới coong vừa qua khóa huấn luyện tân binh , tuổi quân có khi mới chỉ 3-4 tháng , nước da còn trắng mét bởi những tháng huấn luyện đói cơm suy dinh dưỡng , tâm tư còn ngơ ngác bơ vơ bởi nỗi nhớ nhà xa mẹ và niềm ngỡ ngàng ghê sợ trước khung cảnh máu lửa tàn khốc của chiến trường , mới càng thấy thương và để rồi sau đó càng kính phục họ vô cùng . Bởi chỉ qua một thời gian ngắn ngủi thôi , dù thân thể vẫn mảnh mai còm cõi , trong tâm can vẫn ăm ắp nỗi ghê sợ hãi hùng , họ đã dũng cảm lăn vào lửa đạn như những anh hùng thực sự vậy . Có thể nói họ đã quên mình các bác ạ .

    Có bác nào đã trải qua cái cảnh một buổi tối muộn hay đêm về , từ phía con đường mịt mù túi bụi pháo đạn quân thù , thấy một , một vài hay cả một nhóm lính VT mồ hôi mồ kê nhễ nhại , mặt mũi tóc tai áo quần tơi tả lấm lem bùn đất , khói đạn , đôi khi là cả máu me bê bết ... nhô ra ào tới chỗ mình đang ẩn nấp với ba lô thực phẩm , can nước uống , hàng hậu cần , vũ khí bông băng v.v..., rồi chỉ một lát sau , khi còn đang thở phì phò hổn hển , họ lại nhào ra khỏi cái chỗ ẩn nấp đó , khiêng theo cả thương binh hay tử sỹ nếu có , lao mình vào cái khoảng trống mênh mông như địa ngục vẫn đang mịt mù lửa đạn ngoài kia ... , hẳn bác đó sẽ có cái cảm giác thương mến và kính phục họ như em vừa nói . Và nếu được chứng kiến những con người đó lăn lộn vật vã trong bão đạn kẻ thù với xác thân tan nát của đồng đội bị thương vong trên vai hết chuyến này sang chuyến khác , hết ngày này sang ngày khác , hết năm này sang năm khác , hay cảnh chính những người đi khiêng cáng lại bị biến thành người nằm trên cáng ..., mới cảm nhận hết được cái chất thép trong bản lĩnh tinh thần của họ .

    Các bác ạ , suốt cả cuộc đời này , em không thể nào quên được cái cảm giác lo lắng hãi hùng , bất an của những năm tháng chiến trường ngày ấy . Chả biết ở các chỗ khác thì sao , nhưng ở đơn vị VT chỗ chúng em , bữa cơm chiều nào cũng mang hơi hướng như bữa cơm cuối cùng của đời mình vậy . Rất nhiều khi đang và một miếng cơm nóng , nhai một miếng thịt tươi ,  anh em vui đùa tán tếu , dù không nói ra mồm , nhưng trong lòng lính nào cũng thăn thắt một câu hỏi day dứt , một nỗi lo cồn cào : Tối nay mình sẽ phải đi đâu ? Có còn nguyên vẹn hoặc còn sống mà về không , hay sẽ đi mãi mãi ? Đêm nay có  trót lọt không , hay sẽ bị thương vong như hôm trước , những hôm trước nữa ? Tại sao hôm nay lại được ăn ngon thế này ?... , để rồi miếng cơm trong mồm tự nhiên đắng nghét như miếng xôi gấc ở bữa ăn ân huệ cuối cùng trong miệng kẻ tử tù vậy .

    Có trải qua cái cảnh bữa cơm thừa bát đũa , chỗ nằm khuyết thân người , quần áo chăn màn còn đây , thậm chí giặt xong còn đang phơi chưa kịp khô mà người thì đã khuất , tối trước còn nằm úp thìa tán róc hay rủ rỉ tâm tình với thằng nằm bên , thì tối nay đã là thằng khác , thằng kia đang ở bên hang Phẫu hoặc đang nằm lạnh lẽo dưới bãi đá chứa tử sỹ để đợi đêm khuya xe đến chở về phía sau ... , hay cái cảnh thường xuyên phải sống và làm nhiệm vụ  bên cạnh những xác thân tử sỹ và những chuyến xe đêm chạy về phía sau yên bình mới thấy thử thách mỗi ngày phải vươn mình vượt qua của những người lính VT quanh năm ngày tháng lặn lội lăn lóc trên mặt đường thật là to lớn .

    Vậy mà những đồng đội VT của 60 em họ vẫn chấp nhận và đương đầu hết các bác ạ . Và việc ấy hình như là rất đỗi bình thường ở mọi đơn vị , mọi binh chủng trên toàn bộ chiến trường ngày ấy vậy .

    Nghe bác đồng đội Nguyenhongduc khen ngợi đồng đội VT của mình , nhớ về những Huy , những Hưng , những Dũng , những Hùng , những Thành , những Dương , những Tuấn v.v...- những chú em nhỏ thó hiền lành nhỏ nhẹ  như con gái cùng sống và chiến đấu với mình ngày xưa - thực sự em đã không cầm được nước mắt . Họ đã hy sinh rồi các bác ạ . Họ đã ngã xuống trên những nẻo đường VT và có khi ngay cả lúc đang nghỉ ngơi trong những căn hầm ở giữa lòng Nà cáy , khi tuổi đời mới chỉ 18-20 . Họ đã ngã xuống khi thân xác họ vẫn còn chưa kịp lớn hẳn . Và hình như họ đã ngã xuống khi chưa bao giờ được nhận một lời ngợi khen , một nghĩa cử cảm phục , trong vị thế của một người lính giữ nước ngay khi đang còn sống .

    Cám ơn bác Đức và anh em đã cho  em một cơ hội để nói về những đồng đội VT giản dị và anh dũng của mình .

    Mời các bác tiếp tục hành quân .
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2015, 08:12:16 pm gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #87 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 06:43:50 am »

Nhưng có một điều rất khó hiểu là khu vực 468 , bình độ 600 hầu như không có đạn pháo hỏi thăm .Ở bình độ 600 trạm phẫu tiền phương  f356 đặt ở đó , Còn 468 là SCH e 153.
Có bác nào giải thích được không nhỉ ?
Thì đều biết Điểm Mù của cánh tài xế là khoảng từ mũi xe tới khoảng giữa đoạn thẳng nối 2 bánh trước .
Vậy có lẽ điểm mù của bọn pháo ở 1250 chính là đoạn từ bình độ 600 ----> điểm cao 468 ?
Chào các bác, chào bác nguyenhongduc, bác có đề cập tại sao SCH e153 ở 468 ít bị pháo địch hỏi thăm?có mấy lí do chính sau đây tôi đưa ra để các bác tham khảo cùng bàn luận nhé:
Thứ nhất, mặc dù đường chim bay từ 468 sang 685 rất gần nhưng nó bị ngăn cách bởi khe núi của hai điểm cao này, nơi có con suối cụt chảy qua, vách núi thì dựng đứng, và ta đã thua đau trong trận 12/7 lên chúng bỏ qua nơi này, ít khi "sờ" đến.
Thứ hai, những khẩu pháo bắn thẳng trên 1250 chúng chỉ " phụ trách" ngã ba Thanh Thủy để "chờ" cánh bác thai60 nhà ta thôi, không thể bắn được chỗ khác, ngay như tôi ngày đó ở Pha hán ngay cạnh trận địa của chúng mà vẫn sống nhăn răng ra đây Grin
 thứ ba, chỗ đó có nhiều góc khuất, khi pháo, cối bắn vào sẽ không nhìn thấy điểm nổ của đạn, mà thằng chỉ huy PB không nhìn thấy điểm nổ của đạn thì chúng " không thèm chấp" cácbác. Nếu có bắn, thì chúng chỉ bắn kiểu tọa độ, may ra có viên chúng, lên chúng ít bắn vào đấy.
 Thứ tư, trên lèn đá điểm cao này có đài PB bọn tôi,  lên bọn chúng " nể" không dám  "sờ" d.. ngựa vì chúng biết: Chẳng sứt đầu cũng mẻ chán. Có lẽ đây là nguyên nhân quan trọng nhất Grin.
 Hồi năm ngoái " gấu" nhà tôi cùng tôi lên điểm cao này trong một chuyến trở lại thăm chiến trường xưa, khi tôi chỉ căn hầm (sau cây hương bây giờ) là nơi ngủ nghỉ của tổ đài tôi. Gấu nhà ta đã rúc vào kiểm tra và chụp ảnh làm kỉ niệm, các bác thấy có "gấu" không?
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #88 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 08:38:05 am »


                 Chào các bác

  Hôm qua đi đám cưới  ngồi cùng hai người bạn trinh sát một ở c20 của 122 và .một của 2of .cậu nguyện ở
  c20 của 122 có lẽ nhiều người biết mà bác tv1509 đã nhắc ở phần nào rồi ,cậu ấy bị bắt cóc hồi đầu năm 84
  trước khi nổ ra cuộc chiến tôi có hỏi lại cậu kết ở c20F về các vụ luồn sâu thì cậu kết có nói trước đây cứ vài
  tháng lại phải luồn sâu sang đất địch có đợt vào sâu nội địa tới 20km các cậu ấy còn nói đi luồn sâu sang
  trung quốc còn nhiều hơn đi ra hà giang cái thời bình khi chưa đánh nhau c20f toàn sang e bộ 457 đá bóng
  cùng bọn tôi ,cậu kết có nói cũng hay vào trang hà giang đọc và báo không muốn vào viết vì ở các phần trước
  nhiều bác viết không đúng nếu cậu ấy vào viết thì sẽ cãi nhau thì nó không hay nên cứ để nguyên như thế
  cậu ấy còn lấy dẫn chứng nếu đi sang khu nông trang hoặc khu rừngcao su phải đi mất ba bốn ngày ,cậu ấy
  có nói đọc bài có thấy bác nào trước đây có nói là chiến dịch 12-7 có một trung đội bộ binh luồn sâu từ xín
  chải đi sang đánh vòng về 772 mà đi có một đêm mà sang được trong khi đó trinh sát thông thuộc địa hình
  mà cũng phải đi mất mấy ngày mà một tổ trinh sát chỉ có vài người đằng này một trung đội bộ binh mà có
  phải là đi trên đường nhựa đâu mà phải chui rúc trong rừng

   em có chút việc bận lúc nào rảnh em lại hỏi cậu ấy và chép lại cho các bác xem
Logged
Binhnghiep
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #89 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 04:45:14 pm »

                       
                      Chào các bác và anh em .

    Dù đã từng nhiều phen được ôm ấp cưng nựng bế ẵm gùi vác khá nhiều , nhưng thực sự em chả biết quái gì về các tình năng kỹ thuật của các chủng loại đạn pháo cối . Nghe các bác thảo luận thì cũng thấy hay hay nhưng chả góp được chuyện gì cả . Tiếc thật đấy.

    Về cái chuyện khen chê trong đời lính , em nghiệm ra rằng chính những đơn vị ở nơi khác đến mặt trận Vị xuyên tác chiến một thời gian rồi rút đi thì còn hay được khen ngợi , nhắc nhở , bình xét công trạng ..., chứ những đơn vị nào mà ăn dầm nằm dề , gắn bó với mặt trận đó càng lâu thì càng ít được hưởng những ân huệ đó . Chả biết nhận xét của em có đúng hay không , nhưng ngay từ khi còn đang ở trong cuộc chiến , lính tráng bọn em đã có nhận xét như thế rồi các bác ạ . Mà chả cứ gì lính tráng , các bác sỹ quan nhà ta cũng đều mang cái cảm giác như vậy thì phải . Ngày xưa ở chiến trường thường nghe các bác sỹ quan nhà ta kêu giời "than thân trách phận" thì thấy nó cũng là bình thường , rất...lính , nhưng đến tận bây giờ , có dịp hỏi chuyện , tâm sự , nhiều bác , thậm chí cả cấp cao của các E , F ngày đó (sau này còn cao hơn nữa) , cũng mang cái tâm sự như vậy . Chả biết các bác có nhận xét giống em hay không ?

    Lại nói chuyện , hôm nay cánh lính VT C25 bọn em lại được bác Nguyenhongduc khen cho một chầu , thật đúng là "sướng tỉnh cả người" . Quả thật , từ hồi tham gia VMH , cũng có đôi lúc được nghe các bác khen ngợi , nhưng những lúc đó em cũng không để ý mấy để mà ngẫm ngợi , cảm nhận . Sở dĩ hôm nay mang một cảm giác khác , chính bởi vì bác Đức kể về cái hình ảnh những mảnh quần áo rách tan , những lon thịt hộp toang hoác vì đạn xé của lính VT bị trúng đạn địch vương dập dềnh , nằm ngổn ngang bên dòng suối Thanh thủy ... Thật sự , nghe bác Đức tả lại mà em thấy rùng mình ớn lạnh xương sống , giống y xì ngày xưa mỗi khi phải nằm rạp xuống lòng hào , bãi cát , mặt đường ... để thu gom những gì còn lại hoặc rơi vãi sau khi bị địch bắn . Nỗi sợ hãi lo lắng tức thời khi đó thì đương nhiên rồi , nhưng những hình ảnh ngày ấy là "bình thường thôi" thì bây giờ qua hồi tưởng lại thấy sao mà bi hùng và đẹp đẽ đến thế .

    Nhớ lại hình ảnh những đồng đội VT của mình (chả cứ gì ở C em , mà còn của nhiều đơn vị VT khác nữa) , em thấy họ xứng đáng được ngợi khen lắm các bác ạ . Nghe kể gùi tải cái nọ , khiêng vác cái kia , lại còn được mệnh danh là ngựa thồ với chả cửu vạn , hẳn các bác hình dung những anh lính ở cái đơn vị ấy toàn là những thằng ăn no vác nặng , khỏe mạnh vâm váp ăn sóng nói gió lắm . Nhưng không hẳn thế đâu . Ở C25 bọn em có nhiều lính nhỏ con , còi cọc lắm , nhất là những lớp lính của những đợt bổ sung tại trận ( trong 3 năm ở Nà cáy , bọn em được bổ sung khoảng 10 lần , mỗi lần khoảng hai ba chục người) . Có nhìn những chú lính mới coong vừa qua khóa huấn luyện tân binh , tuổi quân có khi mới chỉ 3-4 tháng , nước da còn trắng mét bởi những tháng huấn luyện đói cơm suy dinh dưỡng , tâm tư còn ngơ ngác bơ vơ bởi nỗi nhớ nhà xa mẹ và niềm ngỡ ngàng ghê sợ trước khung cảnh máu lửa tàn khốc của chiến trường , mới càng thấy thương và để rồi sau đó càng kính phục họ vô cùng . Bởi chỉ qua một thời gian ngắn ngủi thôi , dù thân thể vẫn mảnh mai còm cõi , trong tâm can vẫn ăm ắp nỗi ghê sợ hãi hùng , họ đã dũng cảm lăn vào lửa đạn như những anh hùng thực sự vậy . Có thể nói họ đã quên mình các bác ạ .

    Có bác nào đã trải qua cái cảnh một buổi tối muộn hay đêm về , từ phía con đường mịt mù túi bụi pháo đạn quân thù , thấy một , một vài hay cả một nhóm lính VT mồ hôi mồ kê nhễ nhại , mặt mũi tóc tai áo quần tơi tả lấm lem bùn đất , khói đạn , đôi khi là cả máu me bê bết ... nhô ra ào tới chỗ mình đang ẩn nấp với ba lô thực phẩm , can nước uống , hàng hậu cần , vũ khí bông băng v.v..., rồi chỉ một lát sau , khi còn đang thở phì phò hổn hển , họ lại nhào ra khỏi cái chỗ ẩn nấp đó , khiêng theo cả thương binh hay tử sỹ nếu có , lao mình vào cái khoảng trống mênh mông như địa ngục vẫn đang mịt mù lửa đạn ngoài kia ... , hẳn bác đó sẽ có cái cảm giác thương mến và kính phục họ như em vừa nói . Và nếu được chứng kiến những con người đó lăn lộn vật vã trong bão đạn kẻ thù với xác thân tan nát của đồng đội bị thương vong trên vai hết chuyến này sang chuyến khác , hết ngày này sang ngày khác , hết năm này sang năm khác , hay cảnh chính những người đi khiêng cáng lại bị biến thành người nằm trên cáng ..., mới cảm nhận hết được cái chất thép trong bản lĩnh tinh thần của họ .

    Các bác ạ , suốt cả cuộc đời này , em không thể nào quên được cái cảm giác lo lắng hãi hùng , bất an của những năm tháng chiến trường ngày ấy . Chả biết ở các chỗ khác thì sao , nhưng ở đơn vị VT chỗ chúng em , bữa cơm chiều nào cũng mang hơi hướng như bữa cơm cuối cùng của đời mình vậy . Rất nhiều khi đang và một miếng cơm nóng , nhai một miếng thịt tươi ,  anh em vui đùa tán tếu , dù không nói ra mồm , nhưng trong lòng lính nào cũng thăn thắt một câu hỏi day dứt , một nỗi lo cồn cào : Tối nay mình sẽ phải đi đâu ? Có còn nguyên vẹn hoặc còn sống mà về không , hay sẽ đi mãi mãi ? Đêm nay có  trót lọt không , hay sẽ bị thương vong như hôm trước , những hôm trước nữa ? Tại sao hôm nau lại được ăn ngon thế này ?... , để rồi miếng cơm trong mồm tự nhiên đắng nghét như miếng xôi gấc ở bữa ăn ân huệ cuối cùng trong miệng kẻ tử tù vậy .

    Có trải qua cái cảnh bữa cơm thừa bát đũa , chỗ nằm khuyết thân người , quần áo chăn màn còn đây , thậm chí giặt xong còn đang phơi chưa kịp khô mà người thì đã khuất , tối trước còn nằm úp thìa tán róc hay rủ rỉ tâm tình với thằng nằm bên , thì tối nay đã là thằng khác , thằng kia đang ở bên hang Phẫu hoặc đang nằm lạnh lẽo dưới bãi đá chứa tử sỹ để đợi đêm khuya xe đến chở về phía sau ... , hay cái cảnh thường xuyên phải sống và làm nhiệm vụ  bên cạnh những xác thân tử sỹ và những chuyến xe đêm chạy về phía sau yên bình mới thấy thử thách mỗi ngày phải vươn mình vượt qua của những người lính VT quanh năm ngày tháng lặn lội lăn lóc trên mặt đường thật là to lớn .

    Vậy mà những đồng đội VT của 60 em họ vẫn chấp nhận và đương đầu hết các bác ạ . Và việc ấy hình như là rất đỗi bình thường ở mọi đơn vị , mọi binh chủng trên toàn bộ chiến trường ngày ấy vậy .

    Nghe bác đồng đội Nguyenhongduc khen ngợi đồng đội VT của mình , nhớ về những Huy , những Hưng , những Dũng , những Hùng , những Thành , những Dương , những Tuấn v.v...- những chú em nhỏ thó hiền lành nhỏ nhẹ  như con gái cùng sống và chiến đấu với mình ngày xưa - thực sự em đã không cầm được nước mắt . Họ đã hy sinh rồi các bác ạ . Họ đã ngã xuống trên những nẻo đường VT và có khi ngay cả lúc đang nghỉ ngơi trong những căn hầm ở giữa lòng Nà cáy , khi tuổi đời mới chỉ 18-20 . Họ đã ngã xuống khi thân xác họ vẫn còn chưa kịp lớn hẳn . Và hình như họ đã ngã xuống khi chưa bao giờ được nhận một lời ngợi khen , một nghĩa cử cảm phục , trong vị thế của một người lính khi đang còn sống .

    Cám ơn bác Đức và anh em đã cho  em một cơ hội để nói về những đồng đội VT giản dị và anh dũng của mình .

    Mời các bác tiếp tục hành quân .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM