Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:30:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: The Last Battle - Trận chiến cuối cùng  (Đọc 98672 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2015, 08:03:54 am »

- Tác phẩm : Trận chiến cuối cùng

 - Nguyên bản :  Last Battle - Xuất bản năm 1966

 - Tác giả : Cornelius Ryan (1920-1974)

 - Người dịch : QUEENIEQ

 - Nguồn Voz Forum

 - Số hóa : Huytop


    ..........................................    


                                                       THE LAST BATTLE – TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG



       Khi nói về chiến tranh, tôi không mạo hiểm nói lên những thông tin ngẫu nhiên, cũng không nói lên quan điểm của riêng mình; tôi chỉ mô tả lại những gì chính mắt tôi nhìn thấy, hoặc biết được từ những người tôi đã hỏi kỹ càng. Đây là một nhiệm vụ vất vả, vì các nhân chứng của cùng một sự kiện thường kể lại khác nhau khi nhớ lại, hoặc chỉ quan tâm đến hành động của phe này hoặc phe kia. Và rất có khả năng là tính tuân thủ lịch sử nghiêm túc của bản tường thuật của tôi sẽ làm bạn chán chẳng buồn nghe. Nhưng nếu ai muốn thấy một bức tranh chân thực về những sự kiện đã diễn ra nhận thấy rằng những gì tôi viết là hữu ích, thì tôi sẽ rất thỏa mãn.


                                                                              THUCYDIDES

                                                                   Peloponesian War, tập 1, năm 400 TCN.




      Cuốn sách này dành để tưởng nhớ ký ức của một cậu bé sinh ra ở Berlin trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

      Tên người đó là Peter Fechter.

      Năm 1962, Peter đã bị chính người dân mình bắn chết khi cậu ta tròn 17 tuổi. Thi hài Peter nằm bên biểu tượng bi kịch nhất dành cho chiến thắng của quân Đồng Minh.

      Bức tường Berlin



      ++++++++++++++++  

 
                                                                           LỜI TỰA



       A-Day, thứ Hai ngày 16 tháng 4 năm 1945.

       Cuộc chiến giành Berlin, cuộc tấn công cuối cùng chống lại Đệ tam Quốc xã của Hitler, bắt đầu đúng 4 giờ sáng thứ Hai ngày 16 tháng 4 năm 1945 – hay quân Đồng minh phương Tây còn gọi là A-Day. Vào lúc đó, cách thủ đô không đầy 38 dặm, lửa đỏ bừng cháy trên bầu trời đêm trên sông Oder đang dâng cao, khai hỏa một cuộc pháo kích mạnh mẽ và là mở đầu cho cuộc tiến công vào thành phố của quân Liên Xô.

       Cùng lúc đó, các thành phần trong Tập đoàn quân 9 của Mỹ đang quay trở lui khỏi Berlin – hướng về phía tây để đánh chiếm các vị trí mới dọc sông Elbe, nằm giữa Tangermunde và Barby. Ngày 14 tháng 4, tướng Eisenhower đã quyết định dừng cuộc tiến quân của liên quân Anh-Mỹ vào nước Đức. Ông nói, ―Berlin không còn là một mục tiêu quân sự nữa. Khi các nhánh quân Mỹ nhận được tin này, một số đoàn quân chỉ cách Berlin có 45 dặm.


       Khi cuộc tấn công bắt đầu, những người dân Berlin chờ đợi trong thành phố bị đánh bom đổ nát, tê liệt và hoảng sợ, bám víu vào niềm tin duy nhất còn lại – niềm tin sống sót. Cái ăn trở nên quan trọng hơn tình yêu, đào bới còn đáng giá hơn chiến đấu, chịu đựng còn có ý nghĩa quân sự hơn chiến thắng.

       Những gì xảy ra sau đó là câu chuyện về cuộc chiến cuối cùng – cuộc tấn công và chiếm đóng Berlin. Dù cuốn sách này có nhiều phần kể lại cuộc chiến, nhưng đây không phải là một bản báo cáo quân sự. Đúng hơn thì nó là câu chuyện của những người bình thường, cả binh lính và người dân, những người bị mắc kẹt trong nỗi tuyệt vọng, sụp đổ, kinh hoàng và sự cưỡng đoạt trong thất bại và chiến thắng.




                    ***********************



                                                                                  I



                                                                                            THÀNH PHỐ



     1.

     Ở những vùng phía Bắc, bình minh đến sớm. Ngay khi những kẻ đánh bom rút khỏi thành phố, những tia sáng ban mai xuất hiện ở đằng đông. Trong cái tĩnh lặng của buổi sớm mai, những cột khói đen sừng sững bốc lên ở quận Pankow, Weissensee và Lichtenberg. Trên những đám mây sà xuống thấp, thật khó phân biệt giữa ánh ban mai mờ ảo với ánh lửa sáng rực chiếu lên từ một Berlin vừa bị đánh bom.

     Khi khói chầm chậm tan đi trên những đống đổ nát, thành phố bị đánh bom nhiều nhất nước Đức lừng lững đứng đó, ảm đạm và rùng rợn. Cả thành phố đen kịt vì tro bụi, lỗ chỗ hàng nghìn hố bom và điểm xuyết những cây cột xoắn từ các tòa nhà đổ nát. Toàn bộ các khu căn hộ đều biến mất, và ở trung tâm thủ đô, toàn vùng đã bị xóa sổ. Ở vùng đất trống đó, những gì từng là đại lộ và đường phố giờ biến thành đường mòn gồ ghề, đi xuyên qua những ngọn núi đổ nát. Khắp nơi là những tòa nhà không mái, không cửa sổ, nội thất bị phá hủy hoàn toàn há miệng đứng nhìn trời.

      Sau cuộc đột kích, một cơn mưa bụi tro đổ xuống, phủ lên đống hoang tàn, và trong những hẻm núi gạch và thép vụn, chỉ thấy bụi bốc lên. Bụi cuộn xoáy dọc theo phần mở rộng của đại lộ Unter den Linden, những hàng cây nổi tiếng giờ đây trơ trụi, chồi non héo úa trên cành cây. Chỉ một số ít ngân hàng, thư viện và cửa hàng sang trọng nằm trên đại lộ nổi tiếng này không bị hư hại. Nhưng ở đầu phía tây con đường, biểu tượng nổi tiếng nhất Berlin, Cổng Brandenburg cao ngang tòa nhà tám tầng, via triumphalis (con đường khải hoàn), vẫn đứng vững trên 12 cây cột Doric khổng lồ, dù đầy vết sứt mẻ.

      Ở gần Wilhelmstrasse, những mảnh kính vỡ từ hàng nghìn khung cửa sổ chất đống xung quanh các tòa nhà chính phủ và cung điện, sáng lấp lánh giữa đống gạch vụn. Ngôi nhà số 73, cung điện bé nhỏ xinh đẹp từng là nơi sống chính thức của các thủ tướng Đức thời trước Đệ tam Quốc xã đã bị thiêu rụi hoàn toàn bên trong. Cung điện này từng được mô tả là một Versailles mini; giờ đây, các bức tượng nữ thần biển của đài phun nước lộng lẫy ngoài sân trước vỡ tan thành từng mảnh, nằm cạnh mấy chiếc cột ngoài cổng trước, còn hai bức tượng trinh nữ Rhine sinh đôi đặt trên mái nhà sứt mẻ thủng lỗ chỗ thì nghiêng về phía sân trong đầy gạch vụn, đầu đã bị sứt mất.

       Cách đó một dãy nhà, tòa nhà số 77 lại không hề hấn gì mấy, chỉ sứt mẻ sơ sơ. Những khối gạch chất chồng quanh tòa nhà ba tầng hình chữ L này. Lớp sơn ngoài màu vàng nâu bị tróc nhiều chỗ, và mấy con đại bàng bằng vàng sáng chói có hoa văn chữ thập trên móng đặt ở mấy cái cổng bị trầy xước, sứt mẻ đến là thảm hại. Phần ban công đường bệ nhô ra bên trên, nơi một bài diễn văn điên cuồng từng được diễn thuyết cho cả thế giới nghe. Reichskanzlei, tòa nhà văn phòng của Thủ tướng Đức, vẫn còn đứng đó. Phía trên Kurfurstendamm, Đại lộ thứ năm của Berlin, hàng đống khung biến dạng của Nhà thờ Tưởng niệm Kaiser-Wilhelm vốn từng rất lộng lẫy nằm ngổn ngang. Kim đồng hồ dừng đúng 7:30 trên mặt đồng hồ đã cháy thành than; vốn đã bị như thế từ năm 1943, khi bom quét sạch một nghìn mẫu Anh của thành phố chỉ trong một đêm tháng mười một.

       Cách gần 100m là Sở thú Berlin danh tiếng thế giới, giờ chỉ còn là một khu rừng đổ nát. Hồ cá đã bị hủy hoại hoàn toàn. Các khu nuôi bò sát, hà mã, kangaroo, hổ và voi cũng bị hư hại nghiêm trọng, cùng với các tòa nhà bị thủng toang hoác khác. Công viên Tiergarten nổi tiếng rộng 630 mẫu Anh nằm xung quanh đó giờ thành vùng đất không người, chỉ còn trơ lại những hố bom to bằng cả căn phòng, những hồ nước đầy gạch vụn và tòa đại sứ đã hư hại một phần. Công viên từng là một khu rừng thiên nhiên đầy kỳ hoa di thảo. Giờ những cái cây quý giá ấy đã bị thiêu trụi, trơ lại mấy gốc cây xấu xí.

      Góc đông bắc của công viên Tiergarten là phế tích đáng chú ý nhất Berlin, không bị bom đạn của quân Đồng minh phá hủy mà bị chính trị Đức hủy diệt. Tòa nhà Reichstag đồ sộ, nơi tổ chức họp Nghị viện, đã bị Đảng Nazi thiêu cháy vào năm 1933, và vụ hỏa hoạn được vu cho phe cộng sản, giúp Hitler có cớ được toàn quyền độc tài. Trên phần mái đổ nát nằm bên trên cổng vào có sáu chiếc cột, nhìn ra biển gạch vụn đang muốn nhấn chìm tòa nhà, là mấy chữ màu đen rõ ràng, ― DEM DEUTSCHEN VOLKE – Vì nhân dân Đức.

       Phía trước tòa nhà Reichstag từng có một tổ hợp tượng. Tất cả đã bị hủy, trừ một pho tượng duy nhất – một pho tượng bằng đồng và cẩm thạch màu đỏ thẫm cao hơn 60m, đặt trên một cái bệ khổng lồ chạm khắc cột xung quanh bệ. Sau vụ hỏa hoạn năm 1933, Hitler đã ra lệnh di dời nó. Bây giờ, nó nằm cách đường Charlottenburger Chaussée một dặm, gần trung tâm trục Đông-Tây – chuỗi đường cao tốc nối nhau băng qua thành phố từ sông Havel phía tây đến cuối đường Unter den Linden ở phía đông. Khi mặt trời mọc vào sáng ngày tháng ba này, ánh nắng chiếu lên bức tượng vàng trên đỉnh trụ: một bức tượng nữ thần có cánh, một tay cầm vòng nguyệt quế, tay kia cầm cây trượng chạm huân chương Chữ Thập Sắt. Nổi lên giữa vùng đất hoang tàn, không suy suyển mặc bom rơi đạn lạc, đó chính là biểu tượng thanh nhã, mảnh mai của Berlin – tượng đài Chiến thắng.

      Trên khắp thành phố vừa bị đột kích, còi báo động bắt đầu rền rĩ báo hiệu nguy hiểm đã qua. Cuộc tấn công thứ 314 của quân Đồng minh vào Berlin đã kết thúc. Trong những năm đầu của cuộc chiến, các cuộc tấn công xảy ra rời rạc, nhưng giờ thủ đô đang phải chịu dội bom gần như liên tục – quân Mỹ thả bom ban ngày, Không lực Hoàng gia thả bom ban đêm. Số liệu thiệt hại tăng lên từng giờ; vào thời nay chúng có thể khiến người ta choáng váng.

       Những vụ nổ đã xóa sổ hơn 10 dặm vuông ở những quận đã được xây dựng – gấp 10 lần phần diện tích bị phá hủy ở London trong trận Luffwaffe. Gần 85 triệu m3 gạch đá chất ngổn ngang trên đường phố - đủ tạo thành một ngọn núi cao hơn 300m. Gần một nửa trong số 1.562.000 người dân Berlin bị thương, và một phần ba nhà cửa bị hủy hoại hoàn toàn hoặc không thể ở được nữa, nhưng ít nhất 52.000 người chết và gấp đôi số đó bị thương nặng – gấp 5 lần số người chết và bị thương nặng trong trận đánh bom London. Berlin đã trở thành một Carthage (1) thứ hai – và cơn đau sau cùng vẫn còn chưa đến.

      Trong cái tiêu điều của sự tàn phá, cần nhận thấy rằng con người vẫn có thể sống sót – nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường đến điên rồ giữa đống hoang tàn. Mười hai nghìn cảnh sát vẫn thực hiện nhiệm vụ. Nhân viên bưu chính vẫn đưa thư; báo vẫn ra mỗi ngày; dịch vụ điện thoại và điện báo vẫn tiếp tục. Rác rến được thu gom. Một số rạp chiếu phim, nhà hát và thậm chí một phần sở thú bị tàn phá được mở cửa. Dàn nhạc giao hưởng Berlin đang dần kết thúc mùa biểu diễn.

      Các cửa hàng bách hóa khuyến mãi rầm rộ. Các tiệm bánh mì và tiệm ăn mở cửa mỗi sáng, và các tiệm giặt ủi, giặt khô, các salon làm đẹp cực đắt hàng. Xe điện ngầm và tàu lửa trên không vẫn chạy; một số nhà hàng và quán bar thời thượng không bị phá hủy thu hút lượng lớn khách đến. Và trên khắp mọi nẻo đường, tiếng rao lanh lảnh của những người bán hoa dạo nổi tiếng ở Berlin vẫn vang vọng như trong thời bình.

      Có lẽ đáng chú ý nhất là hơn 65% số nhà máy lớn của Berlin vẫn hoạt động bằng một cách nào đó. Gần 600.000 người có việc làm – nhưng giờ để đến được nhà máy là cả một vấn đề. Thường phải mất hàng giờ. Giao thông bị đình trệ, xe cộ chết máy, bị chậm và phải đi đường vòng. Hậu quả là người dân Berlin phải dậy sớm. Mọi người đều muốn đi làm đúng giờ bởi vì người Mỹ, vốn dậy sớm, thường “làm việc” với thành phố vào khoảng 9 giờ sáng.

      Vào sáng hôm nay, một ngày sáng sủa, trong 20 quận đầy ngổn ngang của thành phố, người dân Berlin tiến về phía trước như người tiền sử trong thời đồ đá. Họ túa ra từ đường hầm xe điện, từ những hầm trú ẩn dưới các tòa nhà công cộng, từ những căn hầm nằm dưới ngôi nhà thảm hại của mình. Dù họ hi vọng hay sợ điều gì, dù lòng trung thành hay niềm tin chính trị của họ nằm ở đâu, người dân Berlin đều có một điểm chung: họ là những người đã sống sót thêm một đêm nữa, để sống thêm một ngày khác.

      Có thể nói điều tương tự cũng đúng với đất nước này. Trong năm thứ sáu của WWII, nước Đức của Hitler đang liều mạng đánh để sống sót. Đế chế Đức đã kéo dài một thiên niên kỷ đang bị xâm lăng từ cả hai hướng đông và tây. Liên quân Anh-Mỹ đang càn quét sông Rhine vĩ đại, đã vượt qua phòng tuyến ở Remagen, và đang tiến về Berlin. Họ chỉ còn cách 300 dặm về phía tây. Bờ đông sông Oder còn cấp bách hơn, và rõ ràng là đáng sợ hơn, mối đe dọa đã thành hình. Quân Nga đứng đó, cách không đầy 50 dặm.

       Vào thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 1945, ngày đầu tiên của mùa xuân. Sáng hôm đó, trên đài phát thanh toàn thành phố, người dân Berlin nghe bài hát mới nhất: “Đây sẽ là một mùa xuân vô tận.”

.....................................  
   - (1).Carthage là một đô thị cổ, thuộc Tuynisia ngày nay, từng phát triển rất huy hoàng, mở ra một nền văn minh Punic. Sau nhiều lần đem quân xâm lược các nước thù địch là Syracuse và La Mã. Carthage đã bị quân La Mã san bằng vào năm 146 trước Công nguyên. Sau đó người La Mã đã tái thiết lại thành phố (ND)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2015, 07:01:11 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2015, 06:49:46 pm »

     
       2.




       Về các mối nguy hiểm đang đe dọa mình, mỗi người dân Berlin phản ứng theo một cách riêng. Một số ngoan cố xem nhẹ hiểm họa, hi vọng rồi nó sẽ biến mất. Một số chờ đợi nó. Những người khác phản ứng trong sợ hãi hoặc giận dữ - và một số, tuyệt vọng khi đã bị dồn vào chân tường, lại dũng cảm ngẩng cao đầu đối mặt với số phận.

       Ở tây nam quận Zehlendorf, người giao sữa Richard Poganowskathwsc thức dậy lúc bình minh như thường lệ. Trong mấy năm qua, lịch làm việc hàng ngày của ông có vẻ khá đơn điệu. Giờ đây ông lại thấy biết ơn vì điều đó. Ông làm việc cho nông trại Domane Dahlem, đã có 300 năm hoạt động, nằm ở vùng ngoại ô Dahlem của quận Zehlendorf, cách trung tâm thủ đô có mấy dặm. Nếu là ở các thành phố khác, nơi sản xuất sữa nằm ở chỗ này sẽ bị xem là kỳ quặc, nhưng ở Berlin thì không.

       Một phần năm diện tích thành phố là các công viên và rừng cây, cùng với các hồ nước, kênh đào và suối. Dù vậy, Poganowska và các nhân công khác của nông trại Domane vẫn ước gì nông trại nằm ở chỗ nào khác, cách thành phố thật xa, tránh khỏi nguy hiểm và những trận đánh bom liên tục.

       Hôm qua, Poganowska cùng vợ ông, Lisbeth và ba đứa con lại tiếp tục qua đêm trong hầm của tòa nhà chính trên đường Konigin-Luise Strasse. Ngủ là một chuyện không tưởng, vì tiếng pháo cao xạ dồn dập và tiếng bom nổ. Như mọi người dân Berlin khác, người giao sữa 39 tuổi cao lớn cảm thấy hết sức mệt mỏi trong mấy ngày này.

      Ông không biết đêm qua thả bom ở đâu, nhưng ông biết không có quả nào rơi gần mấy chuồng bò lớn của nông trại Domane. Đám bò sữa quý giá vẫn an toàn. có vẻ như chẳng có gì có thể làm 200 con bò đó phải bận tâm. Giữa tiếng bom nổ và tiếng pháo cao xạ ầm vang, chúng vẫn kiên nhẫn đứng đó, yên lặng nhai lại, và diệu kỳ thay vẫn tiếp tục cho sữa. Poganowska luôn ngạc nhiên khi thấy thế.

       Rất buồn ngủ, ông chất sữa lên chiếc xe chở sữa màu nâu và lên chiếc rơ mooc, buộc hai con ngựa vào xe, con Lisa và con Hans màu lông cáo, còn chú chó pomeran Poldi lông xám thì ngồi chễm chệ bên cạnh ông, chuẩn bị lên đường. Xe chạy lộc cộc trên mặt sân rải sỏi, rồi ông rẽ phải vào đường Pacelli Allee và đi theo hướng bắc, về phía Schmargendorf. Lúc đó là sáu giờ sáng. Thường thì phải chín giờ tối ông mới xong việc.

       Mệt mỏi, thèm được ngủ, Poganowska vẫn không đánh mất tính thô lỗ hài hước của mình. Ông đã trở thành một hình mẫu đạo đức cho 1.200 khách hàng của mình. Tuyến đương giao sữa của ông nằm ở rìa của ba quận chính: Zehlendorf, Schöneberg và Wilmersdorf. Cả ba đều bị dội bom nặng nề; Schöneberg và Wilmersdorf, nằm gần trung tâm thành phố nhất, gần như bị xóa sổ. Chỉ riêng quận Wilmersdorf đã có hơn 36.000 ngôi nhà bị phá hủy, và gần một nửa trong số 340.000 người dân trong hai quận này trở thành vô gia cư. Trong hoàn cảnh đó, một gương mặt tươi cười thật hiếm thấy và đáng được chào mừng.

      Dù còn sớm, Poganowska vẫn thấy có người chờ ông ở mấy ngã tư. Những này này, mọi người phải xếp hàng khắp nơi - ở tiệm thịt, tiệm bánh mì, thậm chí là để lấy nước khi đường ống chính bị vỡ. Dù khách đang xếp hàng đợi, Poganowska vẫn rung một hồi chuông lớn, thông báo là ông đã tới. Ông bắt đầu làm thế từ hồi đầu năm, khi các cuộc công kích ban ngày tăng lên, làm ông không thể giao sửa đến từng nhà được nữa. Đối với các khách hàng của ông, tiếng chuông đã trở thành một biểu tượng, cũng giống như bản thân Poganowska.

       Sáng nay cũng không khác mấy. Poganowska chào khách và bắt đầu phát phần bơ sữa của họ. Ông đã quen mặt vài người trong số họ suốt gần chục năm nay, và họ biết ông có thể kiếm thêm cho họ một chút. Bằng cách tráo mấy tấm thẻ khẩu phần, Poganowska có thể kiếm thêm được chút sữa hoặc kem cho những dịp đặc biệt như lễ rửa tội hay đám cưới. Rõ ràng, như thế là bất hợp pháp và liều lĩnh – nhưng mọi người dân Berlin đều phải liều trong những ngày này.

       Càng ngày, các khách hàng của Poganowska càng mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng hơn. Chẳng mấy người nói chuyện về chiến tranh nữa. Chẳng ai biết chuyện gì đang diễn ra, và cũng chẳng ai có thể làm được gì trong chuyện này cả. Bên cạnh đó, đã có đủ mấy chuyện tầm xàm để nói. Poganowska không khuyến khích thảo luận tin tức. Bằng cách chìm trong công việc kéo dài 15 tiếng một ngày này và từ chối nghĩ về chiến tranh, ông cũng như hàng nghìn người dân Berlin khác, đã tự miễn dịch với nó.

       Giờ mỗi ngày Poganowska tìm kiếm những dấu hiệu chắc chắn giúp ông khỏi mất lòng tin. Ít nhất mấy con đường vẫn còn mở. không có rào chắn hay xe tăng mai phục trên các con đường chính, không có mấy mảnh pháo hay xe tăng bị chôn vùi, không có lính đóng ở các điểm trọng yếu. Không có gì cho thấy chính quyền e ngại quân Nga tấn công hay Berlin đang bị bao vây cả.

       Có một dấu hiệu nhỏ nhưng đáng chú ý khác. Mỗi sáng khi Poganowska đánh xe qua phường Friedenau, nơi có một vài vị khách nổi trội của ông sinh sống, ông liếc nhìn căn nhà của một đảng viên Nazi nổi tiếng, một quan chức có cỡ trong sở bưu điện Berlin. Qua các ô cửa sổ phòng khách, ông có thể thấy bức chân dung cỡ lớn lồng trong bộ khung thật to. Bức tranh Adolf Hitler lòe loẹt, toát lên vẻ kiêu căng hết sức, vẫn còn ở đó. Poganowska biết rõ kiểu cách của mấy vị quan chức của nền Đệ tam Quốc xã; nếu tình hình thật sự nghiêm trọng, chỗ thờ phụng ngài Quốc trưởng sẽ biến mất ngay.

       Ông khẽ giục mấy con ngựa và tiếp tục đi. Mặc cho mọi thứ ông thấy được, chẳng có lý do gì phải lo sợ quá mức.

       Không nơi nào trong thành phố có thể hoàn toàn thoát khỏi mấy trận đánh bom, trừ Spandau, quận lớn thứ hai Berlin và nằm ở cực tây, đã thoát được loại hình tấn công mà mọi người sợ nhất: đánh bom rải thảm. Hết đêm này qua đêm khác, dân trong quận đều chờ vụ đánh bom xảy ra. Họ rất ngạc nhiên là chẳng có đánh bom gì cả, trong khi Spandau là trung tâm công nghiệp quân sự to lớn của Berlin.

       Ngược lại với các quận trung tâm thành phố phải chịu 50 đến 70% tổn thất, Spandau chỉ bị hư hại 10% nhà cửa. Dù điều này có nghĩa là hơn 1000 căn nhà bị phả hủy hoặc không thể ở được nữa, xét theo tiêu chuẩn của những người dân Berlin đang phải chịu công kích dữ dội thì đó chỉ là một vết cắn ngưa ngứa mà thôi. Trong những vùng hoang tàn đen kịt vì bom ở các quận trung tâm lưu hành một câu bình luận độc địa: “Die Spandauer Zwerge kommen zuletzt in die Särge” – Bọn lùn Span-dauites sẽ là mấy thằng cuối cùng bước vào quan tài.

        Ở rìa phía tây Spandau, trong phường Staaken yên tĩnh như ở thôn quê, Robert và Ingeborg Kolb cảm thấy vô cùng biết ơn khi được sống trong một vùng nước lặng. Mấy quả bom duy nhất rơi gần chỗ này là mấy quả nhắm trượt sân bay gần đó – và thiệt hại cũng khá nhỏ. Căn nhà vữa hai tầng màu nâu - cam của họ, với hành lang bằng kính cùng thảm cỏ và khu vườn bao quanh, vẫn không hư hại gì. Cuộc sống tiếp diễn gần như bình thường – ngoại trừ một điều là Robert, vị giám đốc kỹ thuật 54 tuổi của một nhà máy in nhận thấy rằng việc đi tới chỗ làm ở trung tâm thành phố trở nên khó khăn hơn hẳn. Việc này có nghĩa là phải đi qua loạt đột kích ban ngày. Điều đó là mối lo thường trực của bà Ingeborg.

       Tối nay như thường lệ, gia đình nhà Kolb định nghe bản tin tiếng Đức của đài BBC, dù việc này đã bị cấm từ lâu.

      Họ đã theo dõi bước tiến của quân Đồng minh trên từng cây số từ cả phía đông và phía tây. Bây giờ, Hồng quân chỉ cần lái một chuyến xe buýt là tới được vùng ngoại ô phía đông thành phố. Thế nhưng, do bị bầu không khí thanh bình xung quanh ru ngủ, họ thấy mối đe dọa sắp xảy ra với thành phố là chuyện không tưởng, chiến tranh có vẻ quá xa xôi và không thực. Ông Robert Kolb tin rằng họ vẫn an toàn, còn bà Ingeborg thì tin ông luôn luôn đúng. Nói cho cùng, ông là một cựu chiến binh từ WWI. Ông Robert bảo đảm với bà, “Chiến tranh sẽ chỉ đi lướt qua chúng ta mà thôi.”

     Khá chắc chắn là dù có chuyện gì xảy ra họ cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì, gia đình nhà Kolb bình tĩnh chờ đợi tương lai. Mùa xuân đã đến rồi, ông Robert đang phải quyết định sẽ mắc cái võng chỗ nào trong vườn. Bà Ingeborg có nhiều công việc nhà phải làm: bà định trồng rau bina, mùi tây, xà lách và khoai tây đầu mùa. Có một vấn đề lớn: bà nên trồng khoai tây đầu mùa vào đầu tháng 4 hay chờ qua tháng 5, khi thời tiết mùa xuân ổn định hơn?

                                          * * * * * * * * *
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2015, 07:40:33 am »

       Ở trụ sở đặt trong một ngôi nhà vữa ba tầng màu xám nằm ngoài ngoại ô Landsberg, cách sông Oder 25 dặm, Nguyên soái quân Liên Xô Georgi K. Zhukov ngồi bên bàn làm việc, cân nhắc một số kế hoạch của mình.

       Trên tường, một tấm bản đồ Berlin cỡ lớn vẽ chi tiết các hướng tấn công dự tính của Zhukov để đánh chiếm thành phố. Trên bàn làm việc đặt ba chiếc điện thoại dã chiến. Một chiếc dùng cho mục đích thông thường, một chiếc khác kết nối với người đồng nghiệp của ông: các Nguyên soái Konstantin Rokossovskii và Ivan Stepanovich Koniev, các vị tư lệnh của các đoàn quân lớn ở sườn phía bắc và phía nam quân của ông. Chiếc thứ ba nối trực tiếp tới Moscow và Tư lệnh Tối cao, Josef Stalin. Vị tư lệnh 49 tuổi có bộ ngực vạm vỡ của Mặt trận Belorussia Số một nói chuyện với Stalin hàng đêm, vào lúc 11 giờ, báo cáo lại tình hình tiến quân trong ngày.

       Vào lúc này, Zhukov đang băn khoăn không biết khi nào Stalin sẽ ra lệnh chiếm Berlin. Ông hi vọng mình vẫn còn thời gian. Có lúc Zhukov nghĩ mình có thể chiếm được thành phố ngay lập tức, nhưng ông chưa đủ sẵn sàng. Ông đã lập kế hoạch sẽ tấn công vào khoảng cuối tháng 4, dù chưa chắc chắn lắm. Nếu may mắn, ông nghĩ mình có thể tới được Berlin và giảm thiểu mọi sự chống cự trong vòng 10 đến 12 ngày. Người Đức sẽ chiến đấu chống lại ông trên từng tấc đất – ông nghĩ thế. Có lẽ bọn chúng sẽ chiến đấu dữ dội nhất ở phía tây thành phố. Ở đó có tuyến đường thoát hiểm duy nhất của lực lượng phòng vệ quân Đức, theo như ông thấy. Nhưng ông định tấn công chúng từ cả hai phía khi chúng cố thoát ra. Đến tuần đầu tiên của tháng 5, ông tính sẽ tàn sát hoàn toàn quận Spandau.

      Trên căn hộ ở tầng hai nằm trong quận Wilmersdorf của mình, Carl Johann Wiberg mở ô cửa chớp kiểu Pháp trong phòng khách, bước ra ngoài cái ban công nhỏ và liếc nhìn trời. Đứng bên cạnh ông là hai người bạn đồng hành quen thuộc: chú Otto và cô Effie, hai chú chó Dachshund màu nâu sậm đi lạch bạch. Chúng nhìn ông đầy vẻ trông đợi, chờ ông đưa đi dạo buổi sáng.

      Những ngày này ông Wiberg chẳng làm gì khác ngoài đi dạo. Người dân trong khu rất thích vị doanh nhân 49 tuổi người Thụy Điển này. Họ coi ông trước hết là một “người Berlin”, rồi mới tới là người Thụy Điển: ông đã không ròi khỏi thành phố như nhiều người ngoại quốc khác khi những trận đánh bom bắt đầu. Hơn nữa dù ông Wiberg chưa bao giờ than vãn về các rắc rối của mình, mấy người hàng xóm của ông biết ông đã gần như trắng tay. Vợ ông mất năm 1939. Các nhà máy keo dán của ông bị đánh bom phải ngừng hoạt động. Sau 30 năm làm một nhà doanh nghiệp nhỏ ở Berlin, ông chẳng còn lại gì ngoài hai con chó và căn hộ. Theo ý của mấy người hàng xóm, ông là một người tốt hơn cả một người Đức chân chính.

       Ông Wiberg nhìn xuống cậu Otto và cô Effie. Ông nói, “Đến lúc ra ngoài rồi.” Ông đóng cửa sổ và bước qua phòng khách vào phòng nghỉ nhỏ bên cạnh. Ông mặc chiếc áo bành tô được may đo đẹp đẽ rồi đội chiếc mũ mềm được đánh bóng cẩn thận. Ông mở ngăn kéo của chiếc bàn gỗ gụ bóng loáng, lấy ra một đôi găng tay da lộn, rồi ngây người một lúc, đứng ngắm một bức tranh in thạch bản lồng khung đặt trong ngăn kéo.

       Bức tranh in có màu sắc rực rỡ, hình một kỵ sĩ mặc giáp kín mít, cưỡi một con ngựa chiến màu trắng đang lồng lên. Cây giáo của kỵ sĩ gắn một dải cờ hiệu phấp phới. Qua tấm che mặt ở phần mũ áo giáp, ánh mắt kỵ sĩ thật dữ dội. Một lọn tóc rủ trước trán; người kỵ sĩ có đôi mắt sắc bén và hàng ria nhỏ màu đen. Trên lá cờ hiệu phấp phới là dòng chữ “Der Bannerträger”- Nhà lãnh đạo. Ông Wiberg chầm chậm đóng ngăn kéo. Ông giấu tấm tranh in vì những bài đả kích chế nhạo Hitler bị cấm trên toàn nước Đức. Nhưng ông Wiberg không muốn bỏ nó đi; bức biếm họa đó quá buồn cười, làm ông không nỡ vứt.

       Nắm xích của bọn chó, ông khóa cửa trước cẩn thận, rồi đi xuống hai dãy cầu thang và bước ra đường phố ngổn ngang gạch vụn. Ông ngã mũ chào mấy người hàng xóm sống gần căn hộ, và với mấy con chó dẫn đầu, ông đi dọc theo con đường, bước cẩn thận tranh mấy ổ gà. Ông không biết Der Bannerträger đang ở đâu khi kết cục đã cận kề. Ở Munich chăng? Ở ngôi biệt thự Eagle’s Nest của ông nằm trên dãy Berchtesgaden? Hay ở đây, ngay tại Berlin này? Có vẻ chẳng ai biết – dù điều đó cũng chả có gì là lạ. Nơi ở của Hitler luôn là một bí mật lớn.

        Sáng nay, ông Wiberg quyết định ghé qua quán bar ưa thích của mình, Harry’s Rosse ở số bảy đường Nestorstrasse – một trong số ít những quán còn mở cửa trong quận. Khách hàng của quán khá đa dạng: những nhân vật quan trọng của đảng Nazi, những viên chức người Đức, và một số ít doanh nhân. Ở đó luôn có những cuộc nói chuyện hay ho và người ta có thể hóng hớt được tin tức mới nhất – đêm qua bom nổ ở đâu, nhà máy nào bị trúng bom, Berlin đang chống chịu như thế nào. Ông Wiberg thích gặp mấy ông bạn già trong bầu không khí vui vẻ và ông cũng quan tâm đến mọi khía cạnh của cuộc chiến, nhất là tác động của những vụ đánh bom và đạo đức của người Đức.

      Ông đặc biệt muốn biết Hitler đang ở đâu. Khi băng qua đường, ông lại ngả mũ chào một người quen cũ. Mặc dù các câu hỏi đang dày đặc trong đầu ông, Wiberg biết một số chuyện có thể làm mấy người hàng xóm của ông kinh ngạc. Quý ngài Thụy Điển còn đậm chất Đức hơn cả dân Đức này còn là một thành viên của Phòng Chiến lược tối mật của Mỹ (Office of Strategic Services). Ông là một điệp viên của quân Đồng minh.

      Trong căn hộ tầng trệt ở Kreuzberg, nhà thần học Arthur Leckscheidt, linh mục dòng Phúc âm của nhà thờ Melanchthon, đang chìm trong đau khổ và tuyệt vọng. Nhà thờ Gothic có tháp đôi của ông đã bị phá hủy và giáo dân của ông tiêu tan cả. Qua cửa sổ, ông có thể thấy phần còn lại của nhà thờ. Mấy tuần trước nó bị trúng bom trực tiếp, và chỉ mấy phút sau đó, mấy quả bom lửa bốc cháy rừng rực. Mỗi lần nhìn nhà thờ ông lại thấy đau lòng không dứt. Vào lúc cao điểm của cuộc đột kích, mặc kệ an nguy của bản thân, Linh mục Leckscheidt chạy ào vào nhà thờ đang bốc cháy. Mặt sau nhà thờ và chiếc đàn organ lộng lẫy của nó vẫn chưa bị suy suyển. Chạy thật nhanh qua qua lới đi hẹp đến chỗ đặt cây đàn, ông chỉ có một ý nghĩ duy nhất: vĩnh biệt cây đàn organ thân yêu, vĩnh biệt nhà thờ của ông. Hát khe khẽ cho bản thân nghe với đôi mắt đầy lệ, nhà thần học dạo khúc đàn vĩnh biệt của mình. Khi bom nổ trên khắp Kreuzberg, bệnh nhân trong bệnh viện thành phố gần đó và người trú ẩn trong các căn hầm sát bên đã nghe thấy cây đàn organ Melanchthon ngân lên một thành thánh ca cổ, “From Deepest Need I Cry to Thee.”

      Bây giờ, ông đang nói tạm biệt theo kiểu khác. Trên bàn làm việc của ông là bức thảo một lá thư luân chuyển mà ông sẽ gửi cho nhiều giáo dân đã rời thành phố hoặc đang ở trong quân đội. Ông viết, “Dù chiến trận ở phía đông và phía tây khiến chúng ta căng thẳng, thủ đô của nước Đức vẫn luôn là trung tâm không kích… các con thân mến, các con có thể tưởng tượng xem, thần chết sắp kiếm được một vụ mùa bội thu rồi. Quan tài đã trở nên khan hiếm. Một phụ nữ nói với ta là bà ấy đã phải đổi cho người ta 20 pound mật ong để kiếm một cái mà chôn người chồng đã mất.”

      Ông Leckscheidt cũng giận dữ nữa. Ông viết “Không phải lúc nào các mục sư chúng ta cũng được gọi đến để chôn cất cho các nạn nhân bị không kích. Thông thường, Đảng sẽ chịu trách nhiệm lo việc tang ma mà không có lấy một mục sư… không có những lời của Chúa.” Và hết lần này đến lần khác trong thư, ông nhắc đến tình trạng bị tàn phá của thành phố. “Các con đã không thể tưởng tượng nổi Berlin bây giờ trông ra làm sao đâu. Những tòa nhà đẹp đẽ nhất đã sụp đổ thành đống gạch vụn… Chúng ta thường bị cắt gas, điện hoặc nước. Chúa giúp chúng ta tránh khỏi nạn đói! Hàng hóa chợ đen có giá trên trời.” Và ông kết lá thư với sự bi quan cay đắng: “Đây có lẽ là lá thư cuối cùng trong một thời gian dài sắp tới. Có lẽ chúng ta sẽ sớm bị cắt mọi hình thức liên lạc. Liệu chúng ta có gặp lại nhau được chăng? Tất cả đều tùy thuộc trong tay Chúa.”

       Đi lòng vòng có chủ đích trên các con đường ngổn ngang gạch đá ở Dahlem, một giáo sĩ khác, Cha Bernhard Happich, quyết định sẽ tự xử lý công chuyện. Ông đã lo lắng về một vấn đề nhạy cảm suốt nhiều tuần nay. Hết đêm này qua đêm khác, ông đã cầu nguyện được chỉ dẫn và suy ngẫm về con đường mà ông phải chọn. Bây giờ ông đã có quyết định.

       Người ta đang có rất cần sự phục vụ của các giáo sĩ, điều này đặc biệt đúng với Cha Happich. Vị tu sĩ 55 tuổi, người có tấm chứng minh thư mang con dấu “Tu sĩ dòng Tên: không phù hợp phục vụ cho quân sự” (những người Do Thái và những kẻ gây rối nguy hiểm khác cũng có một con dấu của Đảng Nazi giống như vậy), còn là một dược sĩ có trình độ cao. Một trong các chức trách của ông là Cha Giám Mục của Haus Dahlem, một trại trẻ mồ côi, bệnh viện phụ sản kiêm nhà nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi do các Nữ Tu Dòng Thánh Tâm điều hành. Chính Mẹ Bề trên Cunegundes và các giáo dân của bà đã mang rắc rối này đến cho ông, và khiến ông phải đưa ra quyết định.

       Cha Happich không ảo tưởng về đảng Nazi hay về cái kết chắc chắn của chiến tranh. Từ lâu ông đã quyết định rằng Hitler và mệnh lệnh mới tàn bạo của ông ta chính là tai họa mà vận mệnh đem lại. Giờ đây, cuộc khủng hoảng đang áp sát cực nhanh. Chuyện gì sẽ xảy đến với Dahlem và những vị xơ tốt bụng ở đó, vốn chưa trải việc đời?

       Với gương mặt nghiêm trọng, Cha Happich sải bước về nhà. Tòa nhà chỉ bị hư hại bề mặt và các xơ tin rằng những lời cầu nguyện của mình đã được Chúa nghe thấy. Cha Happich không phải là bất đồng ý kiến với họ, nhưng là một người thực tế, ông nghĩ rằng sự may mắn và xui xẻo của tay xạ kích mới là nguyên nhân.

      Khi đi qua tiền sảnh, ông nhìn lên bức tượng lớn, mặc trang phục màu xanh và vàng kim, tay giơ cao thanh kiếm – Thánh Michael, “Người hiệp sĩ của Chúa chiến đấu chống lại mọi quỷ dữ.” Các xơ rất có niềm tin vào Thánh Michael, và Cha Happich rất mừng là mình đã có quyết định. Như tất cả mọi người, ông đã nghe từ những người dân chạy nạn đã chạy trốn trước khi quân Nga tiến đến, về nỗi kinh hoàng đã xảy ra ở miền đông nước Đức. Ông chắc chắn là nhiều chuyện có lẽ đã được thổi phồng, nhưng có một số chuyện ông biết là thật. Cha Happich đã quyết định cần cảnh báo cho các xơ. Bây giờ ông cần chọn thời điểm thích hợp để nói cho họ, và trên hết, ông cần tìm lời lẽ phù hợp. Cha Happich rất lo lắng về việc đó. Làm sao bạn có thể nói với sáu mươi bà xơ cùng các phụ nữ không theo Giáo hội rằng họ đang phải chịu nguy cơ bị cưỡng hiếp?
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 08:05:09 pm »

      3.



       Nỗi sợ bị tấn công tình dục treo lơ lửng trên thành phố như một tấm vải phủ quan tài, vì sau gần sáu năm chiến tranh, Berlin giờ hầu như chỉ toàn phụ nữ.

         Thời đầu cuộc chiến, năm 1939, thủ đô có 4.321.000 cư dân. Nhưng những thương vong khổng lồ trong chiến tranh, lệnh tổng động viên cả đàn ông và phụ nữ cùng với cuộc tản cư tình nguyện của một triệu dân đến vùng nông thôn an toàn hơn vào năm 1943 – 1944 đã làm dân số giảm hơn một phần ba. Bây giờ, những người đàn ông duy nhất còn lại với số lượng đáng kể là trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 60. Nhóm nằm trong độ tuổi từ 18-30 tổng cộng không tới 100.000 người và phần lớn trong số đó được miễn quân dịch hoặc bị thương.

       Vào tháng 1/1945, dân số của thành phố được ước tính vào khoảng 2.900.000 người, nhưng giờ đây, vào giữa tháng ba, con số đó chắc chắc là quá cao so với thực tế. Sau 85 cuộc công kích trong không đầy 11 tuần và với hiểm họa bị bao vây đang phủ lên thành phố, hàng nghìn người đã ra đi. Chính quyền quân sự ước tính rằng dân số của Berlin giờ còn khoảng 2.700.000 người, trong đó hơn 2.000.000 người là nữ - và đó chỉ là phỏng đoán.

        Sở dĩ khó ước tính dân số thực là do làn sóng di dân khổng lồ từ những tỉnh miền đông bị Liên Xô chiếm đóng. Một số người ước tính số dân di cư đã lên đến 500.000 người. Buộc phải bỏ xứ ra đi, mang theo của cải trên lưng hoặc trên những chiếc xe ngựa hoặc xe đẩy, thường do gia súc kéo, những người chạy nạn làm tắc đường dẫn tới Berlin trong nhiều tháng liền.

       Phần lớn bọn họ không ở lại thành phố, mà tiếp tục đi về phía Tây. Nhưng theo gót chân họ, một kho chuyện kinh dị được kể lại; những câu chuyện mà họ đã trải qua lan rộng khắp Berlin như bệnh dịch, làm nhiều cư dân hoảng sợ.

        Những người chạy nạn kể về bọn xâm lăng tham lam, bạo lực và tràn đầy thù hận. Nhiều người tản cư từ những nơi xa như Ba Lan, hoặc từ những vùng bị chiếm đóng ở Đông Phổ, Pomerania và Silesia, xác nhận đầy cay đắng về kẻ thù không biết tha chết là gì.

       Thực sự thì, dân chạy nạn khẳng định, cơ quan tuyên truyền của Nga đang giục Hồng quân không được tha một ai. Họ nói đến một bản tuyên ngôn, được cho là do chính nhà tuyên truyền hàng đầu nước Nga, Ilya Ehrenburg đã viết, đang được truyền đến Hồng quân qua đài và qua truyền đơn.

       Bản tuyên ngôn viết, “Giết! Giết! Bọn Đức toàn là quỷ dữ!... Theo lời dạy của đồng chí Stalin. Nghiền nát bọn quái vật phát xít tại hang ổ của chúng một lần và mãi mãi! Dùng sức mạnh và đạp đổ lòng tự hào chủng tộc của bọn đàn bà Đức đó. Cứ xem chúng là chiến lợi phẩm hợp
pháp của các đồng chí. Giết! Hãy giết chúng trên đường hành quân! Hỡi những người lính hào hiệp của Hồng quân.”
(*)

      (*) Lời dẫn của tác giả:

      Tôi chưa được xem truyền đơn của Ehrenburg. Nhưng nhiều người tôi phỏng vấn thì đã từng xem qua. Hơn thế nữa, nó được nhắc tới nhiều lần trong các tài liệu chính thức của Đức, các nhật ký chiến tranh và trong rất nhiều sự kiện lịch sử, phiên bản hoàn chỉnh nhất xuất hiện trong cuốn Hồi ký của đô đốc Doenitz, trang 179. Tôi không hề nghi ngờ rằng truyền đơn đó có tồn tại. Nhưng tôi thắc mắc không biết liệu phiên bản trên, được dịch từ tiếng Nga sang tiếng Đức, liệu có bị sai lệch cố ý hay không.

      Ehrenburg có viết những truyền đơn khác cũng kinh khủng như thế, như bất kỳ ai xem qua những bài viết của ông có thể thấy được, đặc biệt là những bài được Liên Xô chính thức xuất bản bằng tiếng Anh trong cuộc chiến, trên tờ Tin tức Chiến tranh Soviet, giai đoạn 1941-1945, tập 1-8. Chủ đề “GIết bọn Đức” của ông được lặp lại hết lần này tới lần khác – và rõ ràng là có sự chấp thuận hoàn toàn của Stalin. Vào ngày 14/4/1945, trong một bản in chưa từng có tiền lệ của tờ báo quân sự Soviet Sao Đỏ, ông chính thức bị bộ trưởng bộ tuyên truyền, Alexandrov, quở trách, ông viết: “Đồng chí Ehrenburg đang phóng đại…chúng ta không phải đang chiến đấu  chống lại nhân dân Đức, chỉ chống lại bọn phát xít trên thế giới.” Lời quở mắng đó sẽ là thảm họa đối với các nhà văn Soviet khác, nhưng không phải với Ehrenburg. Ông vẫn tiếp tục điệp khúc tuyên truyền “Giết bọn Đức” như thể chưa có gì xảy ra – và Stalin nhắm mắt cho qua. Trong tập 5 của cuốn hồi ký của mình, Nhân dân, Năm tháng và Cuộc đời, xuất bản tại Moscow năm 1963, Ehrenburg đã quên đi những gì mình đã viết trong chiến tranh. Ông viết ở trang 126: “Tôi đã nhấn mạnh trong rất nhiều bài viết rằng chúng ta không được phép, mà thực sự thì chúng ta không thể, săn đuổi người dân – rằng chúng ta là nhân dân Soviet, chứ không phải bọn phát xít.” Nhưng phải nói thế này: dù Ehrenburg đã viết gì, nó cũng không thể nào tệ hơn những gì do bộ trưởng bộ tuyên truyền của Nazi, Goebbels phát hành – một sự thật mà nhiều người Đức cũng đã thoải mái quên đi nốt.


       Dân chạy nạn kể lại rằng những đoàn quân đang tiến tới từ tiền tuyến rất kỷ luật và biết điều, nhưng những đoàn quân theo sau lại là một đám hèn hạ vô tổ chức. Bọn lính Hồng quân say xỉn điên loạn này giết chóc, cướp bóc và hãm hiếp. Họ khẳng định chắc nịch rẳng các vị tư lệnh Nga dường như bỏ qua hành vi của thuộc cấp. Ít nhất thì họ cũng chẳng làm gì để ngăn chặn lính của mình. Từ nông dân tới tầng lớp thượng lưu ai cũng kể giống nhau, và trong cơn lũ nạn dân, khắp nơi phụ nữ đều kể lại những câu chuyện rùng rợn về những vụ tấn công bạo lực – bị dí súng bắt cởi quần áo và rồi bị cưỡng hiếp hết lần này tới lần khác.

       Có mấy phần thật, mấy phần giả? Người dân Berlin không chắc lắm. Những người biết về tội ác và vô số vụ giết chóc mà quân SS của Đức đã gây ra ở Nga – và có hàng nghìn người biết – e là những câu chuyện đó là thật. Những người biết chuyện gì đã xảy ra với người Do Thái ở các khu trại tập trung – một khía cạnh mới mẻ và khủng khiếp của Chủ nghĩa xã hội Quốc gia mà thế giới tự do vẫn chưa được biết – cũng tin lời dân chạy nạn.

       Những người dân Berlin am tường này tin rằng kẻ áp bức giờ thành người bị áp bức, rằng bánh xe báo thù đã quay đủ một vòng. Nhiều người biết quy mô tội ác mà nền Đệ tam Quốc xã đã gây ra cảm thấy chẳng còn cơ hội nào. Các quan chức cao cấp và các thành viên cao cấp của đảng Nazi đã lặng lẽ đưa gia đình ra khỏi Berlin hoặc đang trong quá trình làm vậy.

        Những kẻ cuồng tín vẫn ở lại, và những thường dân Berlin, vốn không được chia sẻ nhiều thông tin và không biết tình hình thực tế, cũng ở lại.

        Họ không thể hoặc không định ra đi. Erna Saenger, một bà nội trợ 65 tuổi và là mẹ của sáu đứa con, viết trong nhật ký: “Ôi nước Đức, nước Đức, Tổ quốc của tôi. Niềm tin đem lại sự thất vọng. Tin tưởng chân thành đồng nghĩa với ngu ngốc và mù quáng…nhưng…chúng tôi sẽ ở lại Berlin. Nếu ai cũng ra đi như những người hàng xóm thì quân thù sẽ có được những gì chúng muốn. Không – chúng tôi không muốn thất bại kiểu đó.”

       Rất ít người Berlin có thể nói rằng mình không hay biết gì về tình hình nguy hiểm. Gần như ai ai cũng nghe chuyện. Một cặp vợ chồng sống ở Kreuzberg, Hugo và Edith Neumann, đã được báo tin bằng điện thoại. Mấy người họ hàng sống trong vùng bị Nga chiếm đóng đã liều mạng cảnh báo vợ chồng Neumann trước khi mọi liên lạc bị cắt đứt không lâu, rằng quân xâm lược đang cưỡng hiếp, giết chóc và cướp bóc không chùn tay. Nhưng vợ chồng Neumann vẫn ở lại. Nhà máy điện của ông Hugo vừa bị trúng bom, nhưng bỏ nó lại là chuyện không thể nào.

        Những người khác chọn cách bỏ ngoài tai các câu chuyện, vì những lời tuyên truyền, dù do dân chạy nạn loan truyền, hay do chính quyền khởi xướng, đều chẳng còn mấy ý nghĩa với họ nữa. Từ lúc Hitler ra lệnh vô cớ xâm lăng nước Nga năm 1941, tất cả người dân Đức đều liên tục bị nhồi những lời tuyên truyền đầy thù hận. Người Liên Xô bị tô vẽ thành những kẻ man rợ chẳng giống người. Khi thế cờ thay đổi và quân Đức buộc phải rút lui trên mọi mặt trận ở Nga, Tiến sĩ Joseph Goebbels, ngài bộ trưởng bộ tuyên truyền bị tật ở chân càng tăng cường nỗ lực hơn nữa – đặc biệt là ở Berlin.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 02:17:11 am »

        Trợ lý của Goebbels, Tiến sĩ Werner Naumann, từng riêng tư thừa nhận, “Về việc thêm thắt rằng quân Nga đáng sợ ra sao, rằng chúng sẽ gây ra những gì cho người dân Berlin, cơ quan tuyên truyền của chúng tôi đã thành công tới mức chúng tôi đã khiến người dân Berlin chỉ còn biết sợ hãi. Đến cuối năm 1944, Naumann cảm thấy là: “Chúng tôi đã làm quá tay – lời tuyên truyền giờ lại thành gậy ông đập lưng ông.”

       Bây giờ giọng điệu của bài tuyên truyền đã thay đổi. Khi đế chế của Hitler đang bị xén từng mảnh một, khi Berlin bị tàn phá từng khu nhà một, Goebbels bắt đầu đổi từ gieo rắc sợ hãi sang cam đoan; giờ mọi người được nghe rằng chiến thắng đã cận kề. Tất cả những gì Goebbels làm được là tạo cho người dân thành thị Berlin một bức tranh kỳ quặc, một câu chuyện hài đáng sợ. Nó giống như một cái bĩu môi tập thể dành cho bản thân họ, cho lãnh đạo của họ và cho cả thế giới.

        Dân Berlin nhanh chóng sửa khẩu hiệu của Goebbels, “Quốc trưởng ra lệnh, chúng ta theo sau,” thành “Quốc trưởng ra lệnh, chúng ta gánh chịu những gì theo sau.” Khi vị bộ trưởng bộ tuyên truyền hứa hẹn về chiến thắng cuối cùng, những kẻ bất kính trang trọng giục mọi người “Tận hưởng chiến tranh đi, hòa bình sẽ rất khủng khiếp.”

       Trong bầu không khí gần như kinh hoàng do lời kể của dân chạy nạn tạo ra, sự thật và nguyên do bị bóp méo khi lời đồn lan đi. Những câu chuyện về mọi loại tội ác lan truyền khắp thành phố. Người Nga được miêu tả như dân Mông Cổ mắt xếch tàn sát phụ nữ và trẻ em trong tầm mắt. Người ta đồn các giáo sĩ bị thiêu sống bằng súng phun lửa; các nữ tu bị cưỡng hiếp và phải thoát y đi ngoài đường; phụ nữ phải đi theo đoàn quân và toàn bộ đàn ông bị bắt tới Siberia làm nô lệ. Thậm chí còn có một bản tin trên đài nói rằng quân Nga đóng đinh
ghim lưỡi của các nạn nhân lên bàn. Những người ít bị ảnh hưởng thấy các câu chuyện quá khó tin.

        Những người khác thì biết rõ những gì sắp xảy ra. Bác sĩ Anne Marie Durand-Wever, tốt nghiệp đại học Chicago và là một trong những bác sĩ phụ khoa nổi tiếng nhất châu Âu, ngồi trong phòng khám tư ở Schöneberg của mình, bà biết sự thật là gì. Vị bác sĩ 55 tuổi, nổi tiếng với quan điểm chống Nazi (bà là tác giả nhiều cuốn sách đòi nữ quyền, bình đẳng giới và kế hoạch hóa sinh đẻ - tất cả đều bị đảng Nazi cấm), đang giục bệnh nhân rời khỏi Berlin. Bà đã khám cho nhiều phụ nữ chạy nạn và kết luận rằng, có một điều là những câu chuyện về tấn công tình dục đã được nói giảm đi nhiều.

       Bác sĩ Durand-Wever định ở lại Berlin, nhưng giờ bà luôn mang theo một viên thuốc cyanua nhỏ, tác dụng nhanh bên mình dù có đi đâu. Sau bao nhiêu năm làm bác sĩ, bà không chắc mình có thể tự tử được không. Nhưng bà vẫn để viên thuốc trong ví – vì nếu quân Nga chiếm được Berlin bà nghĩ nữ giới từ 8 cho tới 80 tuổi đều sẽ bị cưỡng hiếp.

        Bác sĩ Margot Sauerbruch cũng đang chờ đợi điều tồi tệ nhất. Bà làm việc cùng chồng, giáo sư Ferdinand Sauerbruch, bác sĩ phẫu thuật xuất sắc nhất nước Đức, tại bệnh viện lớn nhất và lâu đời nhất Berlin, bệnh viện Charité ở quận Mitte. Vì có quy mô lớn cũng như vị trí nằm gần ga xe lửa, bệnh viện đã tiếp nhận những trường hợp thương vong nặng nhất của dân chạy nạn. Sau khi tự khám cho các nạn nhân, bác sĩ Sauerbruch không còn ảo tưởng gì về sự tàn bạo của Hồng quân khi chúng phát cuồng lên. Bà biết rằng những vụ cưỡng hiếp chắc chắn không phải là lời đồn đại.

        Margot Sauerbruch khiếp sợ trước con số nạn dân định tự tử - kể cả rất đông phụ nữ vẫn chưa bị quấy rối hay xâm hại. Kinh hoàng trước những gì tai nghe mắt thấy, nhiều người đã cắt cổ tay. Một số thậm chí còn cố giết con mình. Không ai biết được bao nhiêu trong số họ đã thành công kết liễu sinh mạng của mình – bác sĩ Sauerbruch chỉ gặp được những người đã thất bại – nhưng rõ ràng là một làn sóng tự tử sẽ xảy ra ở Berlin nếu quân Nga chiếm được thành phố.

       Đa phần các bác sĩ khác cũng đồng tình với quan điểm này. Ở Wilmersdorf, bác sĩ ngoại khoa Gunther Lamprecht viết trong nhật ký “chủ đề chính – ngay cả giữa các bác sĩ – là cách tự tử. Các cuộc nói chuyện kiểu này ngày càng khó chịu đựng nổi.”

        Điều đó còn hơn là hội thoại đơn thuần nữa. Kế hoạch tìm đến cái chết đã sẵn sàng thực hiện. Ở khắp các quận, các bác sĩ bị bao vây bởi bệnh nhân và bạn bè, hỏi họ cách tự tử nhanh chóng và hỏi xin toa thuốc độc. Khi các bác sĩ từ chối giúp, mọi người lại quay qua những người bán thuốc. Bị kẹt trong làn sóng sợ hãi, hàng nghìn người dân Berlin quẫn trí đã quyết định sẽ chết bằng mọi giá còn hơn nộp mạng cho Hồng quân.

      Christa Meunier, 20 tuổi, nói riêng với bạn mình là Juliane Bochnik rằng, “Ngay khi thấy đôi ủng Nga đầu tiên, mình sẽ tự tử ngay.”

       Christa đã chuẩn bị sẵn thuốc độc. Cô bạn của Juliane là Rosie Hoffman và ba mẹ cô ấy cũng vậy. Gia đình Hoffman đã chán nản đến tột cùng và chẳng hề trông đợi vào lòng nhân từ của quân Nga. Dù lúc đó Juliane không biết rằng, gia đình Hoffman có liên quan tới Thống chế Heinrich Himmler, người đứng đầu Gestapo và lực lượng SS, người chịu trách nhiệm cho hàng triệu cái chết trong các trại tập trung.

      Thuốc độc – nhất là cyanua – là cách tự tử được ưa chuộng. Một loại viên nhộng có tên là viên “KCB”, đang có nhu cầu rất lớn. Hợp chất hydrocyanic cô đặc này mạnh tới mức cái chết sẽ đến ngay trong khảnh khắc – ngay cả mùi của nó cũng có thể gây chết người. Với tính lo xa của người Đức, một số cơ quan chính phủ đã sản xuất một lượng lớn thuốc ở Berlin.

       Các thành viên của đảng Nazi, các quan chức cao cấp, những người đứng đầu các cơ quan nhà nước và thậm chí cả những công chức cấp thấp hơn có thể kiếm được thuốc độc cho bản thân, gia đình và bạn bè họ mà chẳng mấy khó khăn. Các bác sĩ, người bán thuốc, nha sĩ và nhân viên nhà máy cũng có thể tiếp cận với các loại thuốc viên hoặc thuốc con nhộng. Một số họ thậm chí còn làm tăng hiệu lực của thuốc. Bác sĩ Rudolf Huckel, giáo sư khoa bệnh lý học ở đại học Berlin và là nhà bệnh lý học về ung thư nổi tiếng nhất thành phố, đã thêm axit acetic vào viên nhộng cyanua của mình và vợ. Ông bảo đảm với bà là khi họ cần dùng đến, axit acetic sẽ làm chất độc phát tác nhanh hơn.

       Một số người dân Berlin, không thể tìm được cyanua tác dụng nhanh, bắt đầu tích trữ thuốc ngủ hoặc các dẫn xuất của cyanua. Diễn viên hài Heinz Ruhmann, thường được gọi là “Danny Kaye của nước Đức”, lo sợ cho tương lai của người vợ xinh đẹp là diễn viên Hertha Feiler và đứa con trai bé nhỏ của hai người đến mức ông đã giấu một lọ thuốc chuột trong bình hoa, phòng khi cần.

       Cựu đại sứ của Nazi tại Tây Ban Nha, trung tướng đã về hưu Wilhelm Faupel, định độc chết mình và vợ bằng cách dùng thuốc quá liều. Viên tướng này bị bệnh tim. Những khi lên cơn, ông dùng một liều thuốc kích thích có chứa mao địa hoàng. Ông Faupel biết là dùng thuốc quá liều sẽ khiến tim ngừng đập và nhanh chóng kết thúc mọi chuyện. Ông thậm chí còn để dành thuốc đủ cho mấy người bạn.

        Với những người khác, một viên đạn nhanh gọn có vẻ là cái kết tốt nhất và dũng cảm nhất. Nhưng một số phụ nữ, đông đến kinh ngạc, đa phần ở tuổi trung niên, lại chọn cách đẫm máu nhất – dùng dao cạo. Trong gia đình Ketzler ở Charlottenburg, bà Gertrud, 42 tuổi, bình thường là một phụ nữ vui vẻ, giờ luôn mang theo một lưỡi dao cạo trong ví – cũng giống chị gái và mẹ chồng của bà. Bạn của bà Gertrud, Inge Ruhling, cũng có một lưỡi dao cạo, và hai người phụ nữ lo lắng thảo luận cách nào để chết hiệu quả hơn – cắt ngang cổ tay hay rạch theo chiều dọc động mạch.

       Luôn luôn có một cơ hội sẽ khiến người ta không cần thực hiện các biện pháp quyết liệt ấy. Phần lớn người dân Berlin vẫn trông chờ vào một tia hi vọng cuối cùng. Quá khiếp sợ Hồng quân, phần đông dân cư, nhất là phụ nữ, mãnh liệt mong rẳng liên quân Anh-Mỹ sẽ chiếm được Berlin.


                                                                     * * * * * * * * *
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2015, 06:26:12 am »

         Đã gần trưa. Đằng sau phòng tuyến của quân Nga, ở thành phố Bromberg, đội trưởng Sergei Ivanovich Golbov mở đôi mắt lờ đờ nhìn quanh căn phòng khách rộng lớn xa hoa trong căn hộ nằm ở tầng ba mà anh và hai đồng đội Hồng quân khác vừa mới “giải phóng” . Golbov và hai người đồng đội đang vui vẻ say sưa. Hàng ngày, họ lái xe từ trụ sở ở Bromberg đến mặt trận cách đó 90 dặm để nhận tin tức, nhưng vào lúc này mọi thứ quá yên tĩnh; chả có gì nhiều mà báo cáo cho tới khi cuộc tấn công Berlin bắt đầu. Trong lúc đó, sau nhiều tháng lăn lộn ngoài chiến trường, anh chàng Golbov 25 tuổi đẹp trai đang hết sức vui vẻ.

      Cầm chai rượu trong tay, anh đứng đó ngắm nhìn đồ nội thất sang trọng. Anh chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì giống vậy. Những bức tranh nặng nề đóng trong khung bằng vàng tô điểm các bức tường. Cửa sổ có rèm viền sa tanh. Đồ nội thất được phu vải thêu kim tuyến đắt tiền. Sàn nhà trải thảm Thổ Nhĩ Kỳ dày cộp, và những chùm đèn treo to đùng treo trên phòng khách và phòng ăn ở bên cạnh. Golbov khá chắc chắn rằng căn hộ này hẳn phải thuộc về một gã Nazi cao cấp.

       Có một cánh cửa nhỏ để khép hờ ở cuối phòng khách. Golbov đẩy cửa ra và thấy đó là phòng tắm. Một đảng viên Nazi mặc đồng phục đầy đủ đã treo cổ bằng một sợi dây thừng móc lên tường. Golboz nhìn lướt qua cái xác. Anh đã thấy hàng nghìn xác chết của dân Đức, nhưng cái xác chết treo này có vẻ lố bịch. Golbov gọi đồng đội đến, nhưng họ đang vui vẻ quá mức trong phòng ăn nên chẳng thể đáp lời. Họ đang ném mấy món đồ pha lê của Đức và Venice lên chùm đèn treo – và ném vào nhau.

        Golbov quay trở lại phòng khách, định ngồi xuống cái ghế sofa dài nằm ở đằng kia – nhưng giờ anh thấy nó đã có người chiếm chỗ. Một xác chết phụ nữ, mặc bộ đầm dài kiểu Hy Lạp có tua rua quanh eo, nằm dài trên ghế. Cô còn khá trẻ, và đã chuẩn bị cho cái chết khá cẩn thận. Tóc cô được thắt bím và để trên vai. Đôi tay chắp trước ngực. Hớp một ngụm, Golbov ngồi xuống một cái ghế bành và ngắm cô. Đằng sau anh, tiếng cười và tiếng thủy tinh vỡ trong phòng ăn vẫn tiếp tục vang lên. Cô gái này có lẽ mới ngoài đôi mươi, và Golbov đoán có thể là cô đã uống thuốc độc, đôi môi cô tái xanh.

       Đằng sau chiếc sofa nơi cô nằm là một cá bàn có để mấy khung ảnh bằng bạc – bọn trẻ đang mỉm cười cùng với một đôi vợ chồng trẻ, có lẽ là ba mẹ chúng, và một cặp vợ chồng già. Golbov nghĩ về gia đình mình.

      Khi Leningrad bị bao vây, ba mẹ anh, sắp chết đói tới nơi, đã cố nấu súp từ một loại dầu công nghiệp. Nó giết chết cả hai người họ. Một người anh trai bị giết từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Người còn lại, Mikhail 34 tuổi, một thủ lĩnh dân quân, đã bị bọn SS bắt, bị trói vào cột và đem thiêu sống. Cô gái nằm trên sofa này đã chết khá yên bình, Golbov nghĩ. Anh nốc một ngụm lớn, bước lên sofa và túm lấy cái xác. Anh bước tới ô cửa sổ đang đóng. Đằng sau anh, giữa tiếng cười chói tai, chùm đèn treo trong phòng ăn rớt xuống đất đánh rầm một tiếng. Golbov làm vỡ khá nhiều kính khi anh quăng cái xác của cô gái thẳng qua cửa sổ.


      4.


      Hầu như ngày nào người dân Berlin cũng muốn đấm bọn thả bom, thường xuyên phải đau lòng khi gia đình, người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong các cuộc không kích hoặc hy sinh ngoài chiến trường, giờ họ nói về người Anh và người Mỹ đầy nồng nhiệt, xem đó là “giải phóng quân” chứ không phải bọn xâm lăng. Đó là một trạng thái đối lập kỳ lạ và suy nghĩ này dẫn tới nhiều kết quả khiến người ta phải tò mò.

        Maria Kockler, người dân quận Charlottenburg, không muốn tin là người Anh và người Mỹ sẽ để Berlin rơi vào tay người Nga. Bà thậm chí còn muốn hỗ trợ quân Đồng minh phương Tây. Bà nội trợ 45 tuổi có mái tóc muối tiêu nói với bạn bè rằng bà “sẵn sàng ra ngoài và chiến đấu chống lại Hồng quân cho tới khi ‘những người bạn’ đến được đây.”

        Nhiều người Berlin chống lại nỗi sợ bằng cách nghe đài BBC và ghi chép lại từng diễn biến của cuộc chiến ở mặt trận phía Tây đang tan tành tới nơi – như thể đang dõi theo bước tiến của một đoàn quân Đức thắng trận đang trên đường giải phóng Berlin.

        Giữa những đợt không kích, hàng đêm cô kế toán Margarete Schwarz ở với mấy người hàng xóm, tỉ mỉ dự tính đà tiến quân của liên quân Anh-Mỹ qua miền tây nước Đức. Với cô, đoàn quân tiến thêm một dặm có nghĩa là giải phóng gần thêm một bước. Liese-Lotte Ravene cũng nghĩ vậy. Cô dành hầu hết thời gian ở lì trong căn hộ chất đầy sách của mình ở Tempelhof để cẩn thận đánh dấu bước tiến mới nhất của quân Mỹ lên một tấm bản đồ lớn rồi mãnh liệt mong những người bạn mau đến. Cô Ravene không muốn nghĩ tới chuyện gì có thể xảy ra nếu quân Nga đến trước. Cô là một người tàn tật một nửa – với mấy chiếc vòng thép đặt quanh hông và chạy dài dọc chân phải.

        Hàng nghìn người chắc chắn rằng những người bạn sẽ đến được Berlin trước. Niềm tin của họ có vẻ hơi trẻ con – mơ hồ không rõ ràng. Cô Annemaria Huckel, có chồng là bác sĩ, bắt đầu xé mấy lá cờ Nazi cũ để dùng làm băng cứu thương cho cuộc chiến vĩ đại mà cô mong sẽ xảy ra vào cái ngày quân Mỹ đến. Brigite Weber, 20 tuổi, người dân quận Charlottenburg, một cô vợ trẻ vừa kết hôn được 3 tháng, chắc chắn rằng quân Mỹ đang đến và cô nghĩ mình biết họ định sống ở đâu. Brigite nghe nói là người Mỹ có mức sống cao và thích những thứ đồ tốt. Cô dám cá họ đã cẩn thận chọn quận Nikolassee giàu có.

        Hầu như chả có quả bom nào rơi xuống đó. Những người khác, dù hy vọng điều tốt đẹp nhất, nhưng vẫn chuẩn bị cho cái tồi tệ nhất. Pia van Hoeven, bằng một cái đầu tỉnh táo, cùng với mấy người bạn của cô là Ruby và Eberhard Borgmann đã miễn cưỡng đưa ra kết luận rằng chỉ có phép màu mới ngăn quân Nga không tới được Berlin trước.Vì thế, họ nhảy cẫng lên khi được Heinrich Schelle, một người bạn thân vui tính có đôi má béo phệ mời tới ở cùng cả nhà anh khi cuộc chiến chiếm thành phố bắt đầu. Schelle quản lý nhà hàng Gruban-Souchay, một trong những quán rượu và nhà hàng nổi tiếng nhất Berlin, nằm ở tầng trệt bên dưới căn hộ của gia đình Borgmann. Anh đã biến một căn hầm của mình thành một chỗ trú ẩn lộng lẫy, trang bị thảm trải sàn kiểu phương Đông, quần áo và đồ dự trữ để cầm cự trong cuộc bao vây. Thức ăn chẳng có gì ngoài khoai tây và cá ngừ hộp, nhưng lại có cả đống rượu của Pháp và Đức thuộc hàng ngon và hiếm nhất trong hầm rượu bên cạnh – chưa kể rượu cognac Hennessy và hàng lốc thùng sâm banh. Anh nói với họ, “Trong khi chúng ta chờ đợi Chúa biết chuyện gì, ít ra ta vẫn có thể sống thoải mái.” Rồi anh thêm: “Nếu hết nước thì còn có sâm banh.

       Bà Biddy Jungmittag, 41 tuổi và là mẹ của hai đứa con gái, nghĩ rằng những gì người ta nói về chuyện người Anh và người Mỹ sắp tới thật là “quá sức nhảm nhí” – nguyên văn lời bà nói. Sinh ra ở Anh rồi kết hôn với một người Đức, bà biết đảng Nazi quá rõ. Chồng bà bị tình nghi là thành viên của một nhóm kháng chiến người Đức, đã bị xử tử 5 tháng trước. Bà nghĩ đảng Nazi sẽ chiến đấu dữ dội chống lại quân Đồng minh phương Tây cũng như chống lại quân Nga, và chỉ cần liếc qua bản đồ là đủ thấy khả năng quân Anh-Mỹ đến được Berlin trước thấp hơn hẳn quân Nga. Nhưng dù Hồng quân sắp đến thì bà Biddy cũng không quá lo sợ. Họ sẽ không dám đụng tới bà. Theo lối suy nghĩ tinh tế của người Anh, bà Biddy định cho những người Nga đầu tiên bà gặp xem tấm hộ chiếu quốc tịch Anh cũ của mình.

       Có những người thấy không cần dùng giấy tờ để bảo vệ mình. Họ không chỉ nghĩ rằng quân Nga sẽ đến mà họ đang mong chờ được chào mừng quân Nga. Đó sẽ là khoảnh khắc ước ao mà những nhóm nhỏ người Đức đã hoạt động và lên kế hoạch suốt cuộc đời mình để biến giấc mơ thành hiện thực. Bị Gestapo và hình cảnh truy lùng và tấn công liên tục, một vài phần tử cứng cựa vẫn sống sót bằng cách nào đó. Đảng Cộng sản Đức và những người ủng hộ đang chờ vị cứu tinh từ phương Đông đến trong tâm trạng phấn khởi.

       Dù hết lòng muốn lật đổ chủ nghĩa Hitler, những người cộng sản ở Berlin bị phân tán quá mức nên hiệu quả hoạt động của họ - đối với quân Đồng minh phương Tây, ở mức độ nào đó – là rất nhỏ. Tổ chức Cộng sản bí mật quả thật có tồn tại, nhưng chỉ nhận lệnh từ Moscow và hoạt động trong mạng lưới tình báo Soviet.

        Hildegard và Eddy đã sống chung từ năm 1939. Họ đã sống bí mật ở Prieros trong gần 10 tháng. Hildegard nằm trong danh sách truy nã của Nazi, nhưng cô đánh lừa được Gestapo hết lần này đến lần khác. Vấn đề lớn nhất của cô, cũng giống như những người cộng sản khác trong vùng, là thực phẩm. Kiếm được tem phiếu khẩu phần cũng có nghĩa là bị lộ và bị bắt ngay lập tức. Thật may là Eddy dù là một người ủng hộ cộng sản nhưng lại không bị truy nã và có khẩu phần quy định hàng tuần.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 06:03:38 am »

       Nhưng khẩu phần đạm bạc ấy còn chẳng đủ cho một người ăn (Tờ báo chính thức của đảng Nazi, tờ Völkischer Beobachter, đăng rằng khẩu phần một tuần của người lớn là 4,25 pound bánh mì; 2 pound thịt và xúc xích; 5 ounce mỡ; 5 ounce đường; và mỗi 3 tuần có 2,25 ounce phô mai và nửa ounce cà phê loại hai). Thông thường, hai người phụ nữ có thể kiếm đủ đồ ăn bằng cách mua bán thận trọng từ chợ đen,nhưng giá cả cực kỳ cắt cổ - chỉ riêng cà phê đã có giá 100 đến 200 đô-la một pound. Hildegard luôn bận tâm với hai ý nghĩ thường trực: Thực phẩm và Hồng quân đến giải phóng. Nhưng chờ đợi thật khó khăn, chỉ sống sót không thôi cũng ngày càng khó hơn trong những tháng qua – như cô ghi lại trong nhật ký một cách có hệ thống.

        Ngày 13/2/1945, cô viết: “Đã đến lúc quân Nga cần đến đây ngay… bọn chó săn vẫn chưa bắt được tôi.”

       Ngày 18/2: “Không có báo cáo nào từ Zhukov về mặt trận Berlin kể từ ngày 7/2 và chúng tôi đang rất mong chờ họ đến. Đến đây mau lên, các đồng chí, các bạn đến đây càng sớm thì chiến tranh càng nhanh kết thúc.”

       Ngày 24/2: “Hôm nay đến Berlin. Uống cà phê trong bình thủy; một miếng bánh mì khô. Có ba người đàn ông cứ nhìn tôi nghi ngờ trong suốt chuyến đi. Thật dễ chịu khi có Eddy bên cạnh. Chẳng kiếm được gì để ăn nữa. Eddy đã đi nhận thuốc lá bằng tấm tem phiếu mua được ngoài chợ đen – được 10 điếu thuốc lá. Trong cửa hàng còn không đủ, nên cô ấy nhận được năm điếu. Cô ấy hi vọng có thể đổi một chiếc áo đầm lụa và hai đôi tất dài lấy thứ gì dùng được. Nhưng chẳng ích gì. Đến bánh mì chợ đen cũng không còn nữa.”

         Ngày 25/2: “Đã hết ba điếu thuốc lá. Vẫn chưa có liên lạc gì từ Zhukov. Cả Koniev cũng không.”

        Ngày 27/2: “Tôi bắt đầu lo lắng vì phải chờ đợi thế này. Một người đang làm việc trong lo lắng mà lại bị nhốt ở đây thì thật là tai họa.”

        Ngày 19/3: “Một bữa trưa tuyệt vời – khoai tây với muối. Bữa tối ăn bánh kếp khoai tây chiên bằng dầu gan cá tuyết. Vị không cay lắm.”

        Bây giờ, vào ngày đầu tiên của mùa xuân, Hildegard vẫn đang chờ đợi và nhật ký của cô viết rằng “gần phát điên vì chuyện kiếm đồ ăn.” Vẫn chẳng có báo cáo gì từ mặt trận của quân Nga. Tất cả những chuyện cô có thể tìm để viết vào nhật ký là “những cơn gió đang xua mùa đông đi khỏi những cánh đồng và bãi cỏ. Hoa giọt tuyết đang ra bông. Mặt trời tỏa nắng rực rỡ và khí trời thật ấm áp. Những cuộc không kích thường lệ… qua tiếng nổ, có thể đoán là máy bay đang đến gần chỗ chúng tôi.”

        Và sau đó cô nhận thấy quân Đồng minh phương Tây đang ở bên bờ sông Rhine và theo như cô đoán, có thể “tới được Berlin trong vòng 20 ngày,” cô cay đắng viết rằng người dân Berlin “mong những kẻ đến từ các nước tư bản đến hơn.” Cô hi vọng là người Nga sẽ nhanh chóng đến, và Zhukov sẽ tấn công vào lễ Phục Sinh.

        Cách Prieros khoảng 25 dặm về phía bắc, ở Neuenhagen thuộc rìa phía đông Berlin, một nhóm Cộng sản khác đang chờ đợi trong kiên định. Những thành viên của nó cũng đang sống trong nỗi lo sợ thường trực về việc bắt bớ và chết chóc, nhưng họ giỏi chiến đấu và được tổ chức tốt hơn những người đồng chí ở Prieros, và họ còn may mắn hơn nữa: họ chỉ cách sông Oder có 35 dặm và biết rằng nơi họ ở sẽ là một trong những quận đầu tiên bị chiếm.

        Những thành viên trong nhóm đã làm việc hàng đêm ngay trước mũi Gestapo để chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo cho ngày giải phóng. Họ biết tên và nơi ở của mọi đảng viên Nazi, quan chức SS và Gestapo trong vùng. Họ biết ai sẽ hợp tác còn ai thì không. Một số người được đánh dấu là cần bị bắt ngay, những người khác sẽ bị trừ khử. Nhóm này được tổ chức tốt đến mức họ thậm chí còn lên kế hoạch quản lý thành phố nhỏ này trong tương lai.

        Mọi thành viên trong nhóm đều đang lo âu chờ đợi quân Nga đến, chắc chắn rằng những đề nghị của mình sẽ được chấp nhận. Nhưng không ai lo lắng hơn Bruno Zarzycki được. Ông đang bị mấy vết loét hành hạ tới mức không nuốt nổi gì, nhưng ông cứ nói là mấy vết loét sẽ biến mất vào ngày Hồng quân đến, ông biết thế.

       Thật khó tin, trên khắp Berlin, trong những căn phòng ngủ và phòng để đồ nhỏ tí, trong những căn hầm ẩm ướt và gác xép thiếu khí, một số nạn nhân bị Nazi tra tấn dữ dội nhất và có lòng căm thù sâu nhất đang kiên trì bám víu cuộc sống và chờ đợi cái ngày họ có thể thoát khỏi cảnh trốn tránh. Họ không quan tâm ai sẽ tới trước, miễn có người tới là được, và nhanh một chút. Một số sống thành nhóm 2-3 người, một số sống chung cả gia đình, và thậm chí có cả những cộng đồng nhỏ. Phần lớn bạn bè tưởng họ đã chết – và trên một mặt nào đó thì đúng là vậy. Có những người đã nhiều năm liền không được thấy mặt trời, hoặc chưa được dạo bước trên đường phố Berlin.

         Họ không được để bị ốm vì điều đó có nghĩa là cần gặp bác sĩ, những câu hỏi ngay lập tức sẽ xuất hiện và có thể bị lộ. Ngay cả trong những đợt không kích dữ dội nhất họ cũng ở yên trong chỗ trốn, vì họ có thể bị nhận diện ngay lập tức trong các hầm trú ẩn. Họ duy trì sự bình tĩnh lạnh lùng, vì từ lâu họ đã học cách không còn sợ hãi. Họ còn giữ được mạng là nhờ khả năng dập tắt gần như mọi cảm xúc. Họ tháo vát, ngoan cường và sau sáu năm chiến tranh và gần 13 năm sống trong lo sợ và phiền nhiễu ngay giữa thủ đô của Đế chế Đức của Hitler, gần 3000 người trong số họ vẫn sống sót. Những chuyện họ đã làm là một bằng chứng về lòng can đảm của một lượng lớn những người theo đạo Cơ Đốc của thành phố, không một ai trong số họ từng nhận được sự công nhận tương xứng vì đã bảo vệ những kẻ bị khinh ghét nhất của trật tự xã hội mới – người Do Thái. (*)
    

       Siegmund và Margarete Weltlinger, đều đã gần 60, đang ẩn nấp trong một ăn hộ nhỏ ở tầng trệt trong quận Pankow. Một gia đình theo dòng Christian Science, gia đình nhà Mohring, đã liều mạng che giấu họ. Ở đây khá đông đúc. Vợ chồng nhà Mohring, hai đứa con gái và vợ chồng Weltlinger cùng sống chung trong một căn hộ hai phòng. Nhưng gia đình Mohring vẫn chia sẻ khẩu phần của họ và những thứ khác với vợ chồng Weltlinger và chẳng bao giờ phàn nàn gì. Hai vợ chồng Weltlinger chỉ dám ra ngoài một lần trong nhiều tháng liền: bà Margarete bị đau răng, buộc họ phải đi ra ngoài, và vị nha sĩ nhổ răng đã chấp nhận lời giải thích của bà Margarete rằng bà là “một bà chị họ ghé thăm.”
................................
  (*) Lời dẫn của tác giả:

       Ước tính số người Do Thái sống sót được lấy từ số liệu của Thượng viện Berlin do Tiến sĩ Wolfgang Scheffler của Đại học Tự do Berlin. Một số chuyên gia người Do Thái vẫn còn bàn cãi về điều này – trong số đó có Siegmund Weltlinger, Vụ trưởng Vụ Do Thái trong chính phủ hậu chiến tranh. Ông cho rằng số người sống sót chỉ vào khoảng 1.400 người. Ngoài những người sống trong bí mật, tiến sĩ Scheffler khẳng định rằng ít nhất 5.100 người Do Thái khác đã kết hôn với người theo đạo Cơ Đốc đang sống tam gọi là hợp pháp trong thành phố.

        Nhưng sự quên lãng đó giống như một cơn ác mộng, vì những người Do Thái đó không bao giờ biết được mình sẽ bị bắt khi nào. Ngày nay, có 6.000 người Do Thái sống tại Berlin – một phần quá nhỏ bé so với con số 160.564 người Do Thái vào năm 1933, năm Hitler nắm quyền. Về con số đó, không ai biết được bao nhiêu người Berlin gốc Do Thái đã rời khỏi thành phố, di cư khỏi nước Đức, hay bị trục xuất và thủ tiêu trong các trại tập trung.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 06:08:31 am »

        Họ đã gặp may cho tới tận năm 1943. Dù ông Siegmund bị đuổi khỏi thị trường chứng khoán năm 1938, không lâu sau ông lại được giao nhiệm vụ đặc biệt trong Cục Cộng đồng Do Thái ở Berlin.

        Trong những ngày đó, dưới sự lãnh đạo của Heinrich Stahl, Cục chuyên đăng kí tài sản của người Do Thái; sau đó Cục cố gắng thương lượng với đảng Nazi để giảm bớt những khốn khổ của người người Do Thái trong trại tập trung. Stahl và Weltlinger biết rằng việc Cục bị đóng cửa chỉ là chuyện sớm muộn – nhưng họ vẫn can đảm tiếp tục công việc.

       Và rồi, vào ngày 28/2/1943, Gestapo đóng cửa Cục. Stahl mất tích trong trại tập trung Theresienstadt còn vợ chồng Weltlinger thì bị ra lệnh dời đến một “căn nhà Do Thái” có 60 gia đình ở Reinickendorf. Hai vợ chồng ở lại Reinickendorf đến đêm. Sau đó họ bỏ Ngôi sao David ra khỏi áo khoát rồi biến mất trong màn đêm. Kể từ đó, họ sống với gia đình Mohring.

       Hai năm nay, thế giới bên ngoài đối với họ chỉ là một mảnh bầu trời bị vây giữa các tòa nhà – cùng với một cái cây duy nhất mọc giữa mảnh sân trong tối tăm nằm đối diện với cửa sổ phòng bếp của căn hộ.

      Cái cây đã trở thành một cuốn lịch trong những ngày bị giam hãm của họ. Bà Margarete nói vói chồng, “Mình đã thấy cây dẻ phủ trong tuyết hai lần, thấy lá ngả sang nâu hai lần, và giờ nó lại ra hoa lần nữa.” Bà đang tuyệt vọng. Liệu họ có phải ẩn nấp thêm một năm nữa không? Bà nói với chồng, “Có lẽ Chúa đã bỏ rơi chúng ta.”

       Ông Siegmund an ủi bà. Họ có nhiều lý do để sống: hai đứa con – một con gái 17 tuổi và con trai 15 tuổi – đang ở Anh. Hai vợ chồng không gặp lại con từ lúc ông Siegmund đưa chúng ra khỏi nước Đức năm 1938. Ông mở cuốn Kinh thánh ra bài Thánh thi thứ 91 và chầm chậm đọc: “Dù tả hữu có ngàn người quỵ ngã, dù hai bên có chết cả vạn người, riêng phần bạn, tuyệt nhiên không hề hấn.” Tất cả những gì họ có thể làm là chờ đợi. Ông nói với vợ: “Chúa ở bên chúng ta. Hãy tin tôi, ngày giải phóng đang ở rất gần.”

       Năm ngoái, hơn 4.000 người Do Thái đã bị Gestapo bắt trên các đường phố Berlin. Nhiều người trong số đó đã liều trước nguy cơ bị phát hiện vì hết chịu nổi cảnh giam hãm.

       Hans Rosenthal, 20 tuổi, vẫn đang trốn ở Lich-tenberg, đã quyết định sẽ ra ngoài. Anh đã ở 26 tháng trong một căn buồng không đầy 1,8m bề dài và 1,5m bề rộng. Thực tình thì nó là một cái chuồng gia súc nhỏ sau lưng một căn nhà của một người bạn cũ của mẹ Hans. Sự tồn tại của Rosenthal cho tới bây giờ là một mối nguy hiểm. Ba mẹ anh đã chết và lúc 16 tuổi anh bị đưa vào một trại lao động.

       Tháng 3/1945, anh trốn thoát và bắt một chuyến tàu tới Berlin, tá túc chỗ người bạn của mẹ mình mà không có giấy tờ gì. Ở chỗ trú ẩn giống căn buồng giam của anh không có nước và ánh sáng, và cách duy nhất để đi vệ sinh là dùng một cái bô kiểu cũ. Anh đổ cái bô vào ban đêm giữa các cuộc không kích, thời điểm duy nhất anh dám ra khỏi chỗ trốn. Trừ một cái ghế dài, căn buồng trống không. Nhưng Hans có một cuốn Kinh thánh, một cái radio nhỏ và một tấm bản đồ được đánh dấu cẩn thận treo trên tường. Dù hi vọng quân Đồng minh phương Tây sẽ đến, nhưng anh thấy có vẻ quân Nga sẽ chiếm được Berlin.

       Điều đó làm anh lo lắng, dù nó có nghĩa là anh sẽ được giải thoát. Nhưng anh tự an ủi mình bằng cách nói đi nói lại, “Mình là một người Do Thái. Mình đã sống sót khỏi bọn Nazi và mình cũng sẽ sống sót trước Stalin.”

       Cũng ở quận này, tại khu Karlshorst, Joachim Lipschitz sống trong một căn hầm dưới sự bảo vệ của Otto Kruger. Thường thì trong căn hầm của nhà Kruger khá yên tĩnh nhưng đôi khi Joachim nghĩ anh có nghe tiếng súng của quân Nga nổ xa xa. Âm thanh đó rất khẽ, nghe như tiếng khán giả vỗ tay một cách buồn chán với bàn tay đeo găng. Anh nghĩ đó chắc là do mình tưởng tượng ra – quân Nga phải ở rất xa đây mới đúng.

       Anh vốn chẳng lạ gì tiếng đại bác Nga. Là con trai của một bác sĩ Do Thái và một bà mẹ Cơ Đốc, anh bị đưa vào lực lượng vũ trang Wehrmacht. Năm 1941, ở mặt trận phía đông, anh bị mất một cánh tay ngoài chiến trường. Nhưng việc phục vụ cho nước Đức cũng không cứu được anh khỏi cái tội sinh ra với dòng máu Do Thái. Tháng 4/1944, anh bị lên danh sách cho vào trại tập trung. Anh đã lẩn trốn từ lúc đó.

      Joachim, 27 tuổi, tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi cao trào của cuộc chiến đang đến gần, Hàng đêm, cô con gái cả của gia đình Kruger là Eleanore lại đi xuống hầm để thảo luận tình hình bên ngoài với anh. Họ đã yêu nhau từ năm 1942 và do không hề giấu diếm mối quan hệ này mà Eleanore đã bị loại khi nộp đơn vào một trường đại học vì có liên hệ với một người “không xứng đáng.” Giờ hai người chỉ mong chờ cái ngày họ có thể cưới nhau.

       Eleanore tin rằng Nazi trắng tay về mặt quân sự và sự sụp đổ sẽ đến rất nhanh. Joachim thì tin điều ngược lại: người Đức sẽ chiến đấu tới cùng và Berlin chắc chắn sẽ biến thành bãi chiến trường – có lẽ sẽ là một trận Verdun khác. Họ cũng bất đồng ý kiến về việc quân nào sẽ chiếm được thành phố. Joachim nghĩ là quân Nga, còn Eleanore lại cho là quân Anh-Mỹ. Nhưng Joachim nghĩ rằng họ nên dần chuẩn bị cho cả hai khả năng. Vậy nên Eleanore đang học tiếng Anh còn Joachim thì học tiếng Nga.

        Không ai mong chờ Berlin sụp đổ trong thống khổ hơn Leo Sternfeld, vợ ông Agnes và cô con gái 23 tuổi của họ, Annemarie. Gia đình Sternfeld không phải lẩn trốn, vì họ theo đạo Tin Lành. Nhưng mẹ của ông Leo là người Do Thái, nên ông bị Nazi xem là có một nửa dòng máu Do Thái. Kết quả là ông Leo và cả nhà đã sống trong thắc thỏm suốt cuộc chiến, vì bọn Gestapo cứ chơi trò mèo vờn chuột với họ. Họ được cho phép sinh sống ở nơi mình muốn, nhưng nỗi lo bị bắt cứ treo lơ lửng trên đầu.

        Chiến tranh càng đến gần thì mối họa ấy ngày càng lớn, và ông Leo phải cố hết sức mới giữ vững tinh thần cho vợ con. Đêm qua, một quả bom đã phá hủy bưu điện gần đó, nhưng ông Leo vẫn còn đùa về chuyện này được. Ông nói với vợ, “Bà sẽ chẳng cần đi xa để gửi thư nữa. Bưu điện giờ nằm ngay bên bậc thềm chứ đâu.”

       Khi ông rời khỏi căn nhà ở Tempelhof vào buổi sáng tháng ba này, Leo Sternfeld, một cựu doanh nhân giờ bị Gestapo buộc phải làm người lượm rác, biết rằng mình đã trì hoãn việc thực thi kế hoạch quá muộn.

       Họ không thể rời khỏi Berlin, và cũng chẳng còn thì giờ cho việc đi trốn nữa. Nếu Berlin mà không bị chiếm trong vài tuần tới thì họ coi như tiêu. Ông Leo đã nghe nói là Gestapo định bắt hết tất cả những ai có chút huyết thống Do Thái trong người vào ngày 19/5.


                                       * * * * * * * * *

         Cách đó khá xa về phía tây, trong đại bản doanh của Quân đoàn 2 của Anh ở Walbeck, gần biên giới với Hà Lan, vị quân y cao cấp, Chuẩn tướng Hugh Glyn Hughes đang cố đoán trước những vấn đề y tế mà ông có thể phải đương đầu trong vài tuần tới – đặc biệt là khi họ tới được Berlin. Trong thâm tâm, ông sợ dịch sốt Rickettsia sẽ bùng nổ.

      Đã có một số người dân chạy nạn băng qua tiền tuyến, và viên trợ lý của ông đã báo cáo rằng họ mang theo rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Cũng như mọi bác sĩ khác trong mặt trận Đồng minh, Chuẩn tướng Hughes đang cẩn thận theo dõi các diễn biến; một bệnh dịch nghiêm trọng có thể biến thành thảm họa.

      Ông khẽ vuốt râu và tự hỏi phải đối phó với dân chạy nạn làm sao khi mà dòng chảy nhỏ giọt biến thành cơn lũ. Và có Chúa mới biết được họ sẽ tìm thấy thứ gì khi tới được Berlin.

      Vị Chuẩn tướng cũng lo lắng về một vấn đề liên quan khác: các trại tập trung và trại lao động. Họ thu được một số thông tin về những trại này qua các nước trung lập, nhưng chẳng ai biết các khu trại này được điều hành ra sao, chứa bao nhiêu người trong đó hay điều kiện sống ở đó như thế nào. Giờ đây có vẻ như Quân đoàn 2 sẽ là đoàn quân đầu tiên băng qua một khu trại tập trung.

       Trên bàn làm việc của ông có một bản báo cáo rằng có một trại tập trung nằm ngay trên đường tiến quân của họ, ở phía bắc Hannover. Chẳng có thông tin gì khác về nó.

      Chuẩn tướng Hughes băn khoăn không biết họ sẽ tìm thấy những gì. Ông hi vọng người Đức sẽ chứng tỏ sự cẩn thận thường thấy của mình về mặt y tế, và tình hình y tế ở đó vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Ông chưa bao giờ nghe nói tới nơi đó. Chỗ đó gọi là Belsen.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2016, 05:48:40 pm »

      5.

       Đội trưởng Hekmuth Cords, 25 tuổi, một cựu chiến binh ở mặt trận Nga, từng được trao huân chương Thập Tự Sắt vì lòng dũng cảm. Anh đang bị giam ở Berlin – và có lẽ anh sẽ không sống nổi đến lúc được thấy chiến tranh kết thúc. Đội trưởng Cords là thành viên của một nhóm tinh nhuệ - một nhóm nhỏ sống sót trong số 7.000 người Đức bị bắt vì âm mưu ám sát Hitler tám tháng trước, vào ngày 20/7/1944.

      Hitler đã điên cuồng trút giận đầy tàn bạo; gần 5.000 người bị tình nghi đã bị xử tử, dù có tội hay không. Nhiều gia đình đã bị xóa sổ. Hễ ai có dính líu tới mưu phạm đều bị bắt và hầu hết bị xử tử. Họ bị giết theo một cách do chính Hitler nghĩ ra. Ông ta ra lệnh, “Chúng phải bị treo lên như bọn gia súc.” Những kẻ đầu đảng bị treo lên đúng y như thế - bằng móc treo thịt. Đa số bọn họ bị treo lên bằng dây đàn piano thay vì dây thừng.

       Bây giờ, ở Cánh B của Nhà tù Lehterstrasse có hình ngôi sao, nhóm mưu phạm cuối cùng đang chờ đợi. Họ đều thuộc phe bảo thủ và cộng sản; họ là các sĩ quan quân đội, bác sĩ, giáo sĩ, giáo sư đại học, nhà văn, cựu nghị sĩ, công nhân và nông dân. Một số họ không biết sao mình lại bị giam; họ chưa bao giờ bị phán tội chính thức. Một số ít đã được xét xử, và đang chờ tái thẩm. Một số người đã thực sự được chứng minh là vô tội, nhưng vẫn còn bị giam. Những người khác được xét xử vờ vịt, bị tuyên án vội vàng, và đang chờ hành quyết. Không ai biết chính xác có bao nhiêu tù nhân ở Cánh B – một số người đoán có khoảng 200, người lại bảo không đầy 100. Chẳng có cách nào đếm được. Mỗi ngày đều có tù nhân bị đưa đi, và không bao giờ còn nhìn thấy họ. Tất cả đều tùy thuộc vào ý thích bất chợt của một người: thủ lĩnh Gestapo, Thống chế lực lượng SS Heinrich Muller. Những người bị tống giam chẳng trông đợi chút lòng nhân từ nào từ ông ta. Cho dù quân Đồng minh có tới ngay cổng trại giam, họ tin là Muller vẫn sẽ tiếp tục cuộc tàn sát.

        Cords nằm trong số những người vô tội. Vào tháng 7/1944, anh đang trú quân ở Bendlerstrasse, làm một sĩ quan cấp thấp trong ban tham mưu của Tham mưu trưởng quân dự bị, Đại tá Claus Graf von Stauffenberg. Chỉ có một vấn đề về vị trí phân công này, mà sau này mới biết: vị đại tá 36 tuổi có bề ngoài khác người này – anh chỉ còn một cánh tay và đeo một miếng băng đen trên mắt trái – là nhân vật chủ chốt trong âm mưu ngày 20/7, người tình nguyện đi giết Hilter.

       Ở trụ sở của Quốc trưởng tại Rastenburg, Đông Phổ, trong một cuộc họp quân sự dài lê thê của Hitler, Von Stauffenberg đã đặt một chiếc cặp tài liệu có chứa một quả bom hẹn giờ dưới tấm bản đồ dài gần chỗ Hitler đứng. Vài phút sau khi Von Stauffenberg chuồn ra khỏi phòng để quay về Berlin, quả bom phát nổ. Thật kỳ diệu là Hitler sống sót trong vụ nổ. Vài giờ sau ở Berlin, Von Stauffenberg, không hề được hưởng một cuộc xét xử chính thức, bị bắn chết ở sân trong của sở chỉ huy Bendlerstrasse cùng với ba nhân vật quân sự chủ chốt khác trong âm mưu này. Những người có dính líu dù rất xa xôi tới anh ta đều bị bắt – trong đó có Helmuth Cords.

       Hôn thê của Cords là Jutta Sorge, cháu gái của cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gustav Stresemann, cũng bị bắt và bỏ tù. Ba mẹ cô cũng vậy. Tất cả bọn họ, kể cả Helmuth Cord, đều bị giam không qua phiên toàn xét xử nào.

       Hạ sĩ Herbert Kosney, bị giam ở cùng tòa nhà, thậm chí còn biết về vụ việc ngày 20/7 ít hơn cả Cords. Nhưng Kosney vô ý vướng vào vụ việc. Anh là một thành viên trong nhóm cộng sản kháng chiến, và sự tham gia của anh trong vụ mưu sát chính là đưa một người đàn ông không rõ danh tính đi từ Lichterfelde đến Wannsee.

       Dù không phải là một người cộng sản, Herbert đã ở trong nhiều nhóm Soviet bí mật từ 1940. Vào tháng 11/1942, trong khi anh đang công tác ở ngoài Berlin, người anh trai Kurt của anh, một đảng viên của Đảng Cộng sản từ năm 1931, đã mạnh mẽ ngăn Herbert trở lại mặt trận: anh ta đã bắn vào tay Herbert bằng một khẩu súng lục, đưa anh vào một bệnh viện quân sự và giải thích với người ta rằng anh ta phát hiện ra một người lính bị thương nằm dưới chiến hào. Vụ việc qua trót lọt. Herbert không quay lại chiến trường nữa. Anh được phân tới một tiểu đoàn dự bị ở Berlin và mỗi 3 tháng lại có một giấy chứng nhận y tế mới từ bác sĩ Alnert Olbertz giúp anh chỉ được giao “việc nhẹ.” Bác sĩ Olbertz cũng là thành viên của một nhóm cộng sản kháng chiến.

       Chính Olbertz đã khiến Herbert bị bắt giam. Vài ngày sau vụ mưu sát Hitler, Olbertz bảo Herbert đi với anh ta làm một nhiệm vụ vận chuyển gấp. Họ lái một chiếc xe cứu thương, đón một người đàn ông mà Herbert không biết là ai – một sĩ quan cao cấp trong Gestapo, Đại tướng Artur Nebe, Cục trưởng Hình cảnh, đang bị truy nã để thẩm vấn. Một thời gian sau Nebe bị bắt; cả Olbertz và Herbert cũng bị. Olbertz tự tử; Nebe bị xử tử; còn Herbert thì bị một phiên tòa dân sự xét xử và tuyên án tử hình. Nhưng vì anh vẫn còn trong quân đội, nên cần có một phiên tái thẩm của toà án quân sự. Herbert biết đó chỉ là thủ tục cho có – và thủ tục vốn chẳng mấy ý nghĩa đối với thủ trưởng Gestapo Muller. Khi anh nhìn ra ngoài ô cửa sổ phòng giam, Herbert Kosney tự hỏi không biết khi nào mình sẽ bị hành hình.

        Cách đó không xa, một người đàn ông khác cũng đang ngồi tự hỏi tương lai sẽ giành cho anh ta điều gì – người đó là anh của Herbert, Kurt Kosney. Anh đã bị Gestapo thẩm vấn nhiều lần, những vẫn không nói gì về các hoạt động cộng sản của mình với chúng. Tất nhiên, anh càng không để lộ điều gì có thể buộc tội em trai mình. Anh rất lo cho Herbert. Chuyện gì đã xảy ra với nó? Hai anh em chỉ cách nhau có mấy buồng giam. Nhưng cả Kurt và Herbert đều không biết họ bị giam ở cùng chung một nhà tù.

      Dù không bị giam, một nhóm tù nhân khác cũng đang sống tại Berlin. Phải rời xa gia đình, bị buộc phải bỏ quê hương, họ chỉ có một mong ước – giống như nhiều người khác – là nhanh chóng được giải thoát, bởi ai cũng được. Họ là những lao động nô lệ - đàn ông và phụ nữ đến từ hầu khắp đất nước mà Nazi đã càn quét qua. Họ là người Ba Lan, Czech, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Ba Tư và Nga.

      Tính tổng cộng, Nazi đã buộc nhập khẩu gần 7 triệu người – gần tương đương với toàn bộ dân số của thành phố New York – để làm việc trong các gia đình và nhà máy của Đức. Một số quốc gia bị bòn rút gần như sạch sẽ: 500.000 người đã bị đưa ra khỏi đất nước Hà Lan nhỏ bé (dân số 10.956.000 người) và 6.000 đến từ Luxembourg bé tí (dân số 296.000 người). Chỉ riêng ở Berlin đã có hơn 100.000 công nhân ngoại quốc – chủ yếu là người Pháp và Nga – làm việc.

        Lao động ngoại quốc có trong mọi loại hình công việc có thể tưởng tượng được. Nhiều quan chức Nazi cao cấp đòi các cô gái Nga làm người hầu trong nhà. Các kiến trúc sư có liên quan đến các công trình chiến tranh kiếm những tay vẽ kỹ thuật trẻ tuổi người ngoại quốc làm nhân viên cho văn phòng của mình. Ngành công nghiệp nặng kiếm đủ chỉ tiêu thợ điện, công nhân ngành thép, thợ tiện, công nhân cơ khí và lao động tay nghề thấp từ số người bị bắt giữ này. Các công ty công cộng cung cấp gas, nước và dịch vụ vận tải “thuê” thêm hàng nghìn người – mà gần như không trả lương. Ngay cả sở chỉ huy quân sự Đức ở Bendlerstrasse cũng có phiên chế nhiều nhân công ngoại quốc. Một người Pháp tên Raymond Legathière đã làm việc toàn thời gian ở đây, có trách nhiệm thay các ô kính cửa sổ ngay khi chúng bị bom nổ làm vỡ.

       Tình hình nhân công ở Berlin đã trở nên trầm trọng tới mức Nazi công khai coi thường Hiệp định Geneva, dùng tù binh chiến tranh cũng như công nhân ngoại quốc cho các công trình chiến tranh quan trọng. Vì Nga không ký kết Hiệp định, các tù binh Hồng quân bị người Đức sử dùng theo bất kỳ cách nào mà họ thấy là phù hợp. Thực sự thì có chút khác biệt giữa các tù binh chiến tranh với công nhân ngoại quốc. Khi tình hình xấu đi từng ngày, các tù binh bị đưa đi xây các boong-ke chống không kích, giúp xây lại các doanh trại quân đội bị trúng bom và thậm chí là xúc than trong các nhà máy điện công nghiệp. Bây giờ, sự khác biệt duy nhất giữa hai nhóm này là công nhân ngoại quốc được tự do hơn – và ngay cả điều đó cũng còn tùy thuộc vào khu vực và loại hình công việc nữa.

       Những người ngoại quốc sống trong các “thành phố” gồm các tòa nhà giống như trại lính bằng gỗ nằm gần, hoặc nằm ngay trong các khu nhà máy; họ ăn cơm trong những khu sảnh chung hỗn độn và mang huy hiệu nhận diện. Một số người quan tâm thì nhắm mắt trước các quy định và cho phép các công nhân ngoại quốc của mình được sống ngoài khu vực, chỉ cần ở trong Berlin là được. Nhiều người được tự do đi lại trong thành phố, đi xem phim hoặc các nơi giải trí khác, miễn là họ chấp hành giờ giới nghiêm (*).

..................................   

      (*) Lời dẫn của tác giả: Có một loại người lao động khác – những công nhân ngoại quốc tình nguyện. Hàng nghìn người châu Âu – một số là những người ủng hộ mạnh mẽ của đảng Nazi, một số thì tin rằng họ đang giúp đỡ những người Bolshevich, trong khi đa số toàn là những kẻ cơ hội – đã đáp lại những tin tuyển dụng về việc làm tại Đức được trả lương cao đăng trên các tờ báo Đức. Những người này được sống khá tự do gần nơi làm việc.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2016, 06:47:47 am »

        Một số đội canh gác biết chuyện gì sẽ xảy ra nên có thái độ khá thoải mái. Nhiều công nhân ngoại quốc – đôi lúc có cả tù binh chiến tranh – phát hiện ra họ có thể thỉnh thoảng trốn một ngày làm việc. Một lính canh chịu trách nhiệm về 25 người Pháp vào thành phố làm việc hàng ngày bằng tàu điện ngầm, giờ dễ chịu đến mức chả buồn đếm số tù binh xuống xe. Anh ta không quan tâm có mấy người đã bị “lạc” trên đường đi – miễn là mọi người có ở ga tàu điện ngầm Potsdamer Platz vào lúc 6 giờ chiều để lên đường về trại.

        Không phải công nhân ngoại quốc nào cũng may mắn như vậy. Hàng nghìn người bị quản chế chặt chẽ, gần như chẳng hề có tự do. Điều này đặc biệt đúng trong các nhà máy của chính phủ hoặc thành phố. Những người Pháp làm việc trong công ty gas ở Marienfelde, nam Berlin có rất ít quyền lợi và được đãi ngộ rất nghèo nàn so với công nhân ở các nhà máy tư nhân. Nhưng ít ra họ vẫn còn tốt hơn chán so với những người những người Nga có cùng số phận. Một người Pháp tên André Bourdeau viết trong nhật ký rằng viên đội trưởng đội lính canh, Fesler, “không bao giờ đưa ai đến trại tập trung,” và để cải thiện khẩu phần ăn, vào mỗi ngày chủ nhật, “cho phép bọn tôi ra đồng để đào một hai củ khoai tây.” Bourdeau vui mừng là mình không phải người đến từ phía Đông: anh viết rằng trại của công nhân Nga “Đông đến khủng khiếp, đàn ông, phụ nữ và trẻ em cùng ở chung một chỗ... hầu hết mọi lúc đồ ăn của họ đều không thể nuốt nổi.” Ở những chỗ khác, trong một số nhà máy tư nhân, công nhân người Nga cũng được ăn uống ngang với những người phương Tây.

      Thật kỳ lạ, công nhân phương Tây trên khắp Berlin đều nhận thấy một sự thay đổi của những người Nga, gần như là qua từng ngày. Trong nhà máy hóa chất Schering ở Charlottenburg, người Nga, đáng lý ra phải phấn khởi trước tình hình diễn biến, thì ngược lại, lại rất thất vọng. Đặc biệt là các phụ nữ Ukraine và Belorussia có vẻ khổ sở trước viễn cảnh thành phố sắp bị đồng bào họ chiếm đóng.

      Khi đến đây vào 2-3 năm trước, những người phụ nữ đều mặc bộ quần áo kiểu nông dân đơn giản. Dần dần họ thay đổi, ăn mặc cầu kỳ và kiểu cách hơn. Nhiều người bắt đầu dùng mỹ phẩm lần đầu tiên trong đời. Kiểu tóc và trang phục đã thay đổi đáng kể: các cô gái Nga bắt chước các phụ nữ Pháp và Đức xung quanh họ. Giờ người ta thấy hầu như chỉ sau một đêm họ đã đổi sang quần áo nông dân như cũ. Nhiều công nhân nghĩ rằng họ đoán trước được sự trả thù của những người lính Hồng quân – dù họ bị đưa ra khỏi nước Nga ngoài ý muốn. Rõ ràng là những người phụ nữ nghĩ mình sẽ bị trừng phạt vì đã tây hóa quá mức.

       Tinh thần của các công nhân phương Tây đang tăng cao trên khắp Berlin. Ở nhà máy Alkett quận Ruhleben, nơi 2.500 công nhân người Pháp, Bỉ, Ba Lan và Hà Lan làm việc trong các dây chuyền sản xuất xe tăng, ai ai cũng đang lập kế hoạch cho tương lai, trừ người Đức. Đặc biệt là các công nhân Pháp, họ cực kỳ phấn khởi. Họ dành hàng đêm nói chuyện về những bữa ăn phong phú mà họ sẽ ăn ngay khi đặt chân lên nước Pháp, và hát những ca khúc nổi tiếng: bài “Ma Pomme” và “Prospère” của Maurice Chevalierlà những bài được yêu thích nhất.

       Jean Boutin, một công nhân cơ khí 20 tuổi người Paris, thấy đặc biệt vui vẻ; anh biết mình đang đóng vai trò nhất định trong sự sụp đổ của nước Đức. Boutin và một số công nhân Hà Lan đã phá hoại các bộ phận xe tăng trong mấy năm nay. Quản đốc người Đức đã nhiều lần dọa sẽ đưa bọn phá hoại đến trại tập trung, nhưng ông ta chẳng bao giờ làm thế - và có một lý do rất hợp: nhân lực đang thiếu trầm trọng, nên nhà mấy đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các công nhân ngoại quốc. Jean nghĩ tình hình đang khá vui vẻ. Anh phải làm xong mỗi ổ bi trong 54 phút. Anh cố gắng không bao giờ nộp một chi tiết máy hoàn thành trong vòng 24 giờ - và nó thường có lỗi nào đó. Ở Alkett, những lao động không tự nguyện có một quy tắc đơn giản: mỗi bộ phận lỗi họ làm ra qua mặt quản đốc mang chiến thắng và sự sụp đổ của Berlin đến gần thêm một bước. Và chưa có ai bị bắt được bao giờ.


       6.


       Rõ ràng, mặc cho có đánh bom thường xuyên, mặc cho bóng ma Hồng quân bên sông Oder, mặc cho sự run sợ của bản thân nước Đức khi quân Đồng minh tiến vào từ cả phía Đông lẫn phía Tây, vẫn có người kiên quyết không nghĩ đến khả năng tai ương sắp đến. Họ là những đảng viên Nazi cuồng tín. Phần lớn bọn họ dường như xem tình hình khó khăn mà mình đang phải trải qua là một kiểu chuộc tội – một sự tôi luyện và tinh lọc sự dâng hiến của mình với chủ nghĩa Quốc xã và những mục đích của nó. Một khi họ đã bày tỏ lòng trung thành của mình, mọi chuyện chắc chắn sẽ ổn hết; họ không chỉ tin rằng Berlin sẽ không bao giờ gục ngã, mà còn tin chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về nền Đệ tam Quốc xã.

       Đảng Nazi chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống của thành phố. Người Berlin chưa bao giờ hoàn toàn chấp nhận Hitler hay sự truyền giáo của ông ta. Quan điểm của họ vừa phức tạp vừa mang tính quốc tế. Thực sự thì, khiếu hài hước cay độc của người Berlin, sự chỉ trích về chính trị và gần như hoàn toàn thiếu lòng nhiệt tình dành cho ngài Quốc trưởng cùng nội các của ông từ lâu đã đầu độc đảng Nazi. Mỗi lần có diễu binh rước đuốc hoặc các cuộc thao diễn khác của đảng Nazi để gây ấn tượng với thế giới được tổ chức ở Berlin, hàng nghìn quân xung kích từ Munich được điều đến để bổ sung cho đám đông đi diễu hành. Người Berlin mỉa mai, “Bọn họ đóng phim thời sự hợp hơn chúng ta đấy, và chân họ cũng to hơn nữa kia!”.

        Dù đã cố gắng, Hitler vẫn không thể giành được trái tim người dân Berlin. Khá lâu trước khi thành phố bị phá hủy bởi bom đạn của quân Đồng minh, Hitler, giận dữ và nản chí, đã định xây dựng lại Berlin và quy hoạch thành hình ảnh của Nazi. Ông ta còn định đổi tên Berlin thành Germania, vì ông ta chưa bao giờ quên rằng trong các cuộc bầu cử tự do trong những năm 30, người Berlin đã loại ông ta. Trong cuộc bỏ phiếu kín năm 1932, khi Hitler chắc chắn mình sẽ hất cẳng Hindenburg, Berlin là nơi bầu cho ông ta thấp nhất – chỉ 23%. Bây giờ, những kẻ cuồng tín trong toàn thể công dân rất quyết tâm biến Berlin, thành phố ít mang tính Nazi nhất nước Đức, pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa Quốc xã. Dù chỉ chiếm thiểu số, họ vẫn đang nắm quyền kiểm soát.

      Hàng nghìn kẻ cuồng tín đang độ tuổi thiếu niên, và giống như hầu hết những người khác trong cùng thế hệ, họ chỉ biết một vị chúa duy nhất – Hitler. Ngay từ khi còn nhỏ, họ đã bị nhồi nhét mục đích và hệ tư tưởng của chủ nghĩa quốc xã. Một số đông còn được huấn luyện để bảo vệ và duy trì chính nghĩa, dùng các loại vũ khí từ súng lục tới loại súng chống tăng giống bazooka có tên Panzer-fäuste. Klaus Kuster là một điển hình trong nhóm thiếu niên này. Là thành viên của Đoàn Thanh niên Hitler (có hơn 1000 đoàn viên tại Berlin), cậu có biệt tài bắn xe tăng trong vòng 60 yard đổ lại. Klaus còn chưa đầy 16 tuổi.

       Những người máy quân sự cống hiến nhất là các thành viên của lực lượng SS. Họ tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng và hết lòng với Hitler tới mức những người Đức khác chảng thể hiểu nổi thần kinh của họ. Sự cuồng tín của họ mạnh mẽ đến nỗi đôi khi nó có vẻ như đã ăn sâu vào tiềm thức. Bác sĩ Ferdinand Sauerbruch làm việc tại bệnh viện Charité, từng mổ cho một mật vụ SS bị thương nặng vừa được chuyển từ mặt trận sông Oder về, được gây mê ngay lập tức. Trong sự yên tĩnh của phòng mổ, dù đang hôn mê sâu, người mật vụ SS bắt đầu nói mê. Anh ta lặp đi lặp lại, khẽ khàng và rành mạch, “Heil Hitler!... Heil Hitler!... Heil Hitler!” (Hitler muôn năm!)

      Dù đó là những người cực đoan quá khích, nhưng cũng có hàng trăm nghìn công dân cũng giống như vậy. Một số bọn họ là những bức biếm họa biết đi, minh họa hình tượng một tên Nazi cuồng tín mà thế giới tự do hình dung ra. Một trong số đó là ông Gotthard Carl, 47 tuổi. Dù ông Gotthard chỉ là một công dân bé nhỏ, một kế toán tạm thời của Không quân, ông vẫn mặc bộ đồng phục không lực màu xanh biển với tất cả niềm tự hào và kiêu hãnh của một phi công chiến đấu tài ba. Mỗi chiều tối khi bước vào căn hộ của mình, ông lại đứng chụm gót, giơ cánh tay phải lên cao và hét to, “Heil Hitler.” Màn biểu diễn đã này kéo dài nhiều năm nay.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM