Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:09:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: The Last Battle - Trận chiến cuối cùng  (Đọc 98682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #90 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2017, 08:29:34 am »

       Tóm lại, một phần ba số quân của Reymann không có vũ khí. Phần còn lại thì có thể xem là có. Reymann nhớ lại, “vũ khí của bọn họ đến từ các nước từng là đồng minh hoặc kẻ thù của Đức. Ngoài nguồn cung cấp của chính chúng tôi, còn có súng từ các nước Italia, Nga, Pháp, Tiệp Khắc, Bỉ, Hà Lan, Na Uy và Anh.” Có không dưới 15 loại súng trường và 10 loại súng máy khác nhau. Tìm đạn dược cho mớ súng ống hổ lốn này là một chuyện gần như vô vọng. Các tiểu đoàn được trang bị súng Italia là may hơn cả: bọn họ được cấp tối đa 20 viên đạn 1 người. Người ta cũng phát hiện ra là súng của Bỉ dùng được một số loại đạn nhất định của Tiệp, nhưng đạn của Bỉ lại vô dụng đối với súng trường Tiệp. Còn có vài món vũ khí Hy Lạp, nhưng không biết sao lại có hàng đống đạn Hy Lạp. Đạn dược thiếu hụt trầm trọng tới mức người ta đã tìm ra cách cải biên đạn Hy Lạp để đem dùng cho súng Italia. Nhưng có ứng biến linh hoạt thế nào đi chăng nữa cũng chẳng xoa dịu được tình hình chung. Vào ngày quân Nga mở màn cuộc tấn công, trung bình mỗi người lính Phòng vệ Địa phương chỉ được phát 5 viên đạn cho một khẩu súng trường.

       Giờ đây, khi tuần tra các vị trí dọc theo vùng ngoại ô phía đông, Reymann thấy quân Nga chắc chắn sẽ vượt qua nơi này dễ như bỡn. Còn thiếu quá nhiều thứ thiết yếu. Họ gần như không còn mìn, nên cũng không có các bãi mìn, vốn rất quan trọng với một điểm phòng thủ. Một trong những công cụ phòng thủ cổ xưa và hiệu quả nhất là dây thép gai cũng không thể nào tìm được. Pháo binh của Reymann chỉ có vài khẩu pháo phòng không cơ động, mấy chiếc tăng cố thủ ở một lối vào nhất định, và những khẩu pháo khổng lồ của các tòa tháp phòng không. Dù có uy lực khủng khiếp, nhưng mấy khẩu pháo góc cao này lại không hữu ích mấy. Vì được đặt cố định, nên chúng không thể ngắm xuống đất để bắn bộ binh và xe tăng tấn công ở cự ly gần.

       Reymann biết tình hình của mình đang rất vô vọng. Ông cũng bi quan tương tự về tình hình ở các nơi khác. Ông không tin là mặt trận Oder có thể cầm cự được, cũng không mong các đội quân rút lui về thành phố có thể giúp được gì. Đại tá Refior đã bàn bạc với các sĩ quan ở sở chỉ huy của tướng Busse về khả năng được hỗ trợ. Ông nhận được một câu trả lời phũ phàng từ tham mưu trưởng của Busse, Đại tá Artur Hölz. “Đừng mong đợi gì ở chúng tôi. Tập đoàn quân 9 đã, đang và sẽ túc trực ở mặt trận Oder. Chúng tôi có thể gục ngã tại đây, nhưng tuyệt đối không lui binh.”

        Reymann cứ mãi nghĩ đến cuộc trò chuyện với một vị quan chức Volkssturm ở quân khu nọ. Reymann hỏi, “Anh sẽ làm gì nếu phát hiện có xe tăng Nga ở đằng xa? Anh sẽ báo cho bọn tôi biết bằng cách nào? Giả dụ xe tăng tiến về phía này đi. Cho tôi biết khi đó anh sẽ làm gì.”

       Ông tròn mắt nhìn người đó quay ngoắt lại và chạy vào ngôi làng đằng sau. Mấy phút sau ông ta quay lại, thở hổn hển và tỏ vẻ chán nản. Ông ta ngại ngùng giải thích, “Tôi không gọi điện được. Tôi quên mất tiêu là bưu điện đóng cửa từ 1 giờ tới 2 giờ chiều.”

       Khi quay lại thành phố, Reymann nhìn chằm chằm vô định ra ngoài cửa sổ xe. Ông cảm thấy một đám mây đen u ám đang tụ lại, và Berlin có thể sẽ biến mất mãi mãi trong bóng tối đó.

       Phòng tuyến đang rạn vỡ từ từ, nhưng không thể tránh khỏi trước sức ép khủng khiếp của địch. Heinrici đã ở ngoài tiền tuyến cả ngày, đi từ sở chi huy này qua sở chỉ huy khác, đến thị sát các cứ điểm ngoài mặt trận, nói chuyện với các tư lệnh. Ông ngạc nhiên khi thấy lính của Busse đã chống cự rất tốt dù chênh lệch cực lớn về quân số. Ban đầu, Tập đoàn quân 9 đã cầm cự được 3 ngày trước các cuộc tấn công mở đầu dữ dội; giờ bọn họ lại gánh chịu cuộc tấn công chủ lực của quân Nga. Quân của Busse đã phản công ác liệt. Nội trên cao nguyên Seelow không thôi, họ đã hạ hơn 150 xe tăng và bắn rơi 132 máy bay. Nhưng họ đang suy yếu dần.

       Khi ngồi xe quay về sở chỉ huy của mình trong màn đêm dần buông, Heinrici thấy mình đang phải đi chậm lại vì dân sơ tán quá đông. Hôm nay, chỗ nào ông cũng thấy bọn họ – có người mang tay nải, kẻ thì kéo xe tay, trên đó chất những của nả cuối cùng, người khác lại ngồi xe bò hay xe ngựa. Ở nhiều nơi, số dân chạy nạn đông đúc này là một vấn đề đau đầu không kém quân Nga.

       Trong văn phòng của ông, các sĩ quan tham mưu lo lắng tập trung lại để nghe viên tướng phát biểu về ấn tượng sơ bộ của ông về tình hình trước mắt. Heinrici nghiêm trọng tổng kết lại những gì ông quan sát được. Ông nói : “Họ không thể cầm cự được bao lâu nữa. Bọn họ mệt sắp đứt hơi rồi. Dù vậy, ta vẫn đang gắng chống đỡ. Đó là thứ Schörner không làm được. Vị quân nhân vĩ đại đó không thể cầm chân Koniev nổi một ngày.”

        Một lát sau, Đại tướng Hans Krebs, Chỉ huy trưởng OKH gọi tới. Ông ta nói với Heinrici hết sức trơn tru, “Chúng ta có lý do để thấy hài lòng.” Heinrici thừa nhận điều này. Ông ta nói: “Xét tới quy mô của cuộc tấn công, thì chúng ta vẫn chưa đánh mất nhiều đất cho lắm.” Krebs có vẻ mong nhận được phản hồi tích cực, và chính ông ta cũng lạc quan như thế, nhưng Heinrici lại không làm theo. Ông lạnh lùng nói với Krebs: “Tôi được học rằng không bao giờ ca ngợi một ngày nào chừng nào hoàng hôn còn chưa tới.”

       Trong màn đêm, binh nhì Willy Feldheim nắm khẩu Panzerfaust chặt hơn. Cậu không biết mình đang ở đâu, nhưng cậu có nghe nói dãy hố cá nhân này kéo dài qua ba con đường trong vùng Klosterdorf, cách mặt trận chừng 18 dặm.

       Trước đó không lâu, trong lúc chờ xe tăng Nga đến, Willy có cảm giác như đang thực hiện một chuyến phiêu lưu. Cậu nghĩ nếu mình thấy chiếc tăng đầu tiên xuất hiện và khai hỏa khẩu súng chống tăng này lần đầu thì sẽ ra sao. Ba trung đội đóng ở ngã tư được lệnh để xe tăng tiến gần hết mức có thể mới được bắn. Chỉ thị nói khoảng cách chừng 55 mét là vừa tầm.

       Núp trong hố cá nhân ẩm ướt, Willy nhớ lại những ngày mình còn là một cậu lính kèn. Cậu đặc biệt nhớ rõ một ngày nắng đẹp hồi năm 1943, Hitler phát biểu tại sân vận động Olympic và Willy nằm trong đội thổi kèn ầm ĩ khi Quốc trưởng đi vào. Cậu không bao giờ quên lời nhà lãnh tụ nói với các đoàn viên trong Đoàn Thanh niên Hitler đứng đó: “Các bạn là người bảo đảm cho tương lai…” Và đám đông hô vang “Quốc trưởng muôn năm! Quốc trưởng muôn năm!” Đó là ngày đáng nhớ nhất đời Willy. Chiều hôm ấy, cậu không còn nghi ngờ gì là Đế chế  Đức có đội quân thiện chiến nhất, vũ khí mạnh mẽ nhất, tướng lĩnh tài ba nhất, và hơn hết là nhà lãnh tụ vĩ đại nhất thế giới. Giấc mộng của cậu biến mất trong ánh chớp đột ngột rạch lên bầu trời đêm. Willy nhìn chăm chú về phía mặt trận và lại nghe thấy tiếng pháo nổ trầm trầm mà nhất thời cậu vừa quên đi, và cậu thấy lạnh. Bụng cậu bắt đầu đau và cậu thấy muốn khóc. Cậu bé Willy Feldheim 15 tuổi cảm thấy sợ hãi khủng khiếp, và tất cả những mục đích cao quý cùng những từ ngữ làm sục sôi lòng người giờ chẳng giúp gì được cho cậu.

      Tiếng gõ trống văng vẳng gần như không nghe ra. Tiếng kèn tuba nhẹ nhàng đáp lại. Tiếng trống mơ hồ lại vang lên lần nữa. Kèn tuba đáp lại trầm trầm, như báo trước một điềm gở. Rồi tiếng dàn bass vang lên, và tuyệt phẩm Die Götterdämmerung (Hoàng hôn của các vị thần) của Dàn nhạc giao hưởng Berlin mở màn. Bầu không khí của Sảnh đường Beethoven chìm trong bóng tối cũng tràn ngập vẻ bi kịch như chính âm nhạc vậy. Nguồn sáng duy nhất là các ngọn đèn đặt bên chỗ các thành viên trong dàn nhạc. Sảnh đường khá lạnh, ai nấy đều mặc áo khoác. Tiến sĩ Von Westermann ngồi trong lô với vợ và em trai ông. Gần đó là em gái của nhạc trưởng Robert Heger cùng với ba người bạn. Và bộ trưởng Albert Speer vẫn ngồi ở vị trí quen thuộc của ông.

      Ngay sau khi đàn xong bản Violin Concerto của Beethoven, Taschner và gia đình, cùng con gái của Georg Diburtz đã rời khỏi sảnh đường. Họ đang trên đường đến một nơi an toàn – nhưng họ là những người duy nhất. Speer đã giữ lời. Xe của ông ta đang chờ ngoài kia. Ông ta còn để viên sĩ quan quản trị của mình đi cùng cả nhóm an toàn tới nơi. Giờ, nhà kiến trúc của bộ máy công nghiệp chiến tranh khủng khiếp của Hitler đang lắng nghe điệu nhạc dữ dội kể về hành vi tàn ác của các vị thần, về cảnh hỏa thiêu Siegfried trong đám tang của chàng, về nàng Brünnhilde cưỡi ngựa chạy tới giàn thiêu để cùng chết với chàng. Rồi với tiếng Cymbal inh ỏi và tiếng trống rền vang, dàn nhạc chơi đến cao trào: trận hỏa thiêu hàng loạt đã hủy diệt Valhalla. Khi giai điệu u buồn và tráng lệ lan tỏa trong thính phòng, thính giả cảm nhận được một nỗi buồn thuơng sâu sắc đến mức không rơi lệ nổi (*).


       …………………………….
          (*): Có vẻ số phiên bản khác nhau về buổi hòa nhạc cuối cùng cũng nhiều như số thành viên dàn nhạc còn sống sót. Người kể thế này, kẻ lại kể thế khác. Có nhiều ý kiến khác nhau về ngày tháng, chương trình và thậm chí là cả nghệ sĩ biểu diễn. Những người không biết gì về kế hoạch của Speer thì không chịu tin là từng tồn tại một kế hoạch như thế. Phiên bản trong sách này dựa theo lời kể của Tiến sĩ Von Westermann, cùng thông tin bổ sung từ Gerhard Taschner.



       ................................  


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #91 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 06:24:28 am »

   

       2.


        Đế chế Đức hùng mạnh xưa kia giờ hầu như chẳng còn sót lại gì. Bị tấn công từ cả hai phía, nhìn trên bản đồ, trông nó giống chiếc đồng hồ cát: biển Bắc và biển Baltic là phần trên, còn xứ Bavaria, một phần Tiệp Khắc, Áo và bắc Italy mà Đức đang chiếm đóng tạo thành phần dưới. Ở giữa là phần eo hẹp chừng 90 dặm, chia cắt quân Mỹ và quân Nga. Chiến sự ở miền bắc vẫn còn khá khốc liệt, còn ở miền nam thì có nhẹ nhàng hơn đôi chút. Ở trung tâm, Tập đoàn quân 9 của tướng William Simpson đang đóng bên sông Elbe, càn quét các ổ chống cự mà trước đó họ đã đi vòng qua trong cuộc chạy đua tới bờ sông, và lâu lâu đánh lui các cuộc phản công sắc bén nhắm vào đầu cầu của họ. Tập đoàn quân 9 gặp phải một chỗ khó nhằn: Magdeburg. Hết lần này tới lần khác, viên tư lệnh ở đó không chịu đầu hàng. Chịu hết nổi, Simpson gọi máy bay ném bom đến và san phẳng hơn một phần ba thành phố. Rồi ông đưa quân vào.  Chiều ngày 17, khi các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh 30 và Sư đoàn Thiết giáp 2 bắt đầu tấn công, Đại tướng Bradley đến sở chỉ huy của Simpson. Chợt điện thoại reng. Simpson nhấc máy, nghe một lúc rồi lấy tay che ống nghe và quay sang nói với Bradley, “Có lẽ ta chiếm được cây cầu ở Magdeburg rồi. Giờ làm gì đây Brad?”

      Bradley biết tỏng ngay Simpson muốn mình nói gì: Cây cầu Autobahn là tuyến đường ngắn nhất, nhanh nhất dẫn tới Berlin. Nhưng ông lắc đầu. Ông đáp, “Hồi chuông của địa ngục. Chúng ta không cần thêm một đầu cầu nào ở sông Elbe nữa hết. Tôi đoán nếu anh chiếm được cái này, anh sẽ đưa một tiểu đoàn sang đó. Nhưng hãy hi vọng là mấy anh bạn kia sẽ cho nổ nó trước khi anh sa vào.”

        Chỉ thị từ SHAEF của Bradley rất rõ ràng; ông sẽ không để Simpson có hi vọng gì về việc tiến lên. Mệnh lệnh viết: “Thực hiện các hành động cần thiết để tránh các hành vi tấn công, bao gồm việc lập các đầu cầu mới bên bờ đông sông Elbe-Mulde…” Quân của Simpson sẽ là một mối đe dọa với Berlin, nhưng chỉ thế mà thôi.

       Mấy phút sau, cú điện thoại thứ hai đã giải quyết vấn đề. Khi cúp máy, Simpson nói với Bradley: “Khỏi phải lo nữa. Bọn khốn Đức vừa cho nổ cầu.”

        Cây cầu bị nổ đã chấm dứt giấc mộng của Simpson “Simp Lớn,” vốn muốn dẫn Tập đoàn quân 9 hùng mạnh của mình đến Berlin, thành phố mà ngài Tư lệnh Tối cao từng gọi là “phần thưởng chính.”




                                    ************




       Ở các thôn nhỏ phía bắc Boizenburg bên sông Elbe, các chủ hộ giật mình trước tiếng còi báo động xa xa. Âm thanh kì lạ lớn dần, và một đội hình kỳ dị xuất hiện. Hai người thổi kèn túi Scotland bước trên đường, thổi kèn te te. Đằng sau bọn họ là những tù binh chiến tranh của Chuẩn úy “Dixie” Deans, mười hai nghìn người, bước thành hàng dưới sự canh gác của một tốp lính Đức. Đồng phục của mấy người tù rách tả tơi. Mấy món của nả ít ỏi của họ treo lủng lẳng trên lưng. Họ ốm o tiều tụy, vừa đói vừa lạnh, nhưng vẫn ngẩng cao đầu. Anh chàng Deans kiên quyết muốn thế. Anh nói với mọi người, “Khi đi qua các thôn làng, phải thật bảnh vào, dù có đau đớn thế nào, và cho mấy siêu nhân đẫm máu đó thấy ai mới là kẻ thắng trận.”

       Xe riêng của Dixie là một chiếc xe đạp cổ lỗ sĩ, sẵn sàng tan tành bất cứ lúc nào. Lốp trước có một miếng vá to căng phồng. Nhưng dù đường rất xốc, Dixie vẫn mừng là còn có xe đi. Anh đạp xe từ hàng này sang hàng khác, coi chừng người của mình và các lính gác người Đức đi bên cạnh mỗi hàng. Mọi con đường đều đông nghịt tù binh. Mỗi hàng có gần hai nghìn người, và dù Deans quyết cố gắng kiểm soát toàn khu vực, nhưng đó là một công việc mệt mỏi. Sau gần mười ngày đi không có mục tiêu rõ ràng, tình trạng mọi người đang rất tồi tệ. Trong đoàn có vài chiếc xe tải chở đồ cung ứng, nhưng đa phần họ phải sống nhờ vào vùng nông thôn. Viên sĩ quan chỉ huy người Đức, Đại tá Ostmann có vẻ hoang mang trước cuộc hành quân ngoằn ngoèo và sự thiếu hụt lương thực, nhưng ông ta nói với Deans rằng, “Tôi chẳng thể làm được gì cả.” Dixie tin ông ta. Deans nói với người đồng bạn trong Không lực Hoàng gia, Chuẩn úy Ronald Mogg, “Tôi cho là ông ta không biết chúng ta phải đi tới cái chỗ quỷ quái nào nữa.”

      Những người tù đã lang thang như dân du mục từ hồi rời khỏi Fallingbostel. Giờ họ đang tiến về thị trấn Gresse, nghe nói ở đó có những chiếc xe tải chở lương thực của Hội Chữ thập Đỏ đang chờ họ. Deans hi vọng họ sẽ dừng chân tại đó và không đi đâu nữa. Anh nói với Ostmann là cuộc hành quân này hoàn toàn vô ích, vì quân Anh sắp đến đây. Anh hi vọng mình đoán đúng. Từ những gì lượm lặt được qua hai chiếc radio bí mật quý báu mang theo từ trại giam, tin tức của quân Đồng minh có vẻ tốt lành. Mogg, chuyên gia tốc ký, đã viết lại tin tức của đài BBC hai lần một ngày. Khi nào có chỗ cắm điện, họ dùng chiếc radio trong cái máy hát cũ; còn trong chuyến đi thì dùng chiếc radio chạy pin. Một người lính gác kiêm phiên dịch của Ostmann, Hạ sĩ “Charlie” Gumbach thấy Trung sĩ John Bristow thật ngu ngốc khi vác theo chiếc máy hát cổ lỗ nặng nề trên lưng. Anh chàng người Đức hỏi, “Sao anh không vứt quách đi cho rồi?” Bristow nghiêm túc nói, “Tôi luôn dính với nó như keo, Charlie à. Dù gì thì mấy thằng cha cũng sẽ không tha cho tôi nếu mỗi buổi tối không có nhạc nhẽo gì hết.” Bristow nhìn anh người Đức vẻ nghi ngờ. Anh hỏi, “Bộ anh không thích khiêu vũ à, Charlie?” Gumbach nhún vai bất lực; mấy thằng Anh này điên hết rồi.


       Khi hàng ngũ của Deans đặt chân lên con đường dẫn vào một ngôi làng mới, hai người thổi kèn giơ cao cây kèn, và những con người kiệt quệ trong hàng bước thẳng lưng ra. Ron Mogg khéo léo bước cạnh chiếc xe đạp của Deans và nói, “Ít ra, chúng ta đang gây ấn tượng cho dân địa phương.”



                                ************



Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #92 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 06:27:09 am »

     

        Ở mặt trận phía đông, quân của Chuikov và Katukov cuối cùng cũng chiếm được một chỗ trên cao nguyên Seelow nhờ áp đảo về quân số. Sau này tướng Popiel nhớ lại, gần tới nửa đêm ngày 16, “chiếm được ba căn nhà đầu tiên ở vùng ngoại ô phía bắc của thị trấn Seelow… Đó là một chiến dịch gian khổ.”

      Suốt cả đêm ngày 16/4, các cuộc tấn công của Hồng quân bị hỏa lực từ các khẩu pháo phòng không đập tan hết lần này tới lần khác. Popiel nói, “Bọn Đức thậm chí còn không thèm ngắm. Chúng cứ thế bắn bừa.” Chuikov tới được Seelow vào trưa ngày 17. Thấy địch chống cự quá dữ dội, ông bi quan nghĩ sẽ phải mất “một ngày để chọc thủng các phòng tuyến chắn giữa sông Oder và Berlin.” Đến đêm ngày 17, bọn họ mới chiếm được cao nguyên. Họ đã phải mất hơn 48 tiếng mới đột phá được hai phòng tuyến đầu tiên. Người Nga tin là còn ít nhất ba phòng tuyến như thế chắn trước Berlin.

       Popiel chật vật đi tới sở chỉ huy của Katukov, cách cao nguyên Seelow một quãng, ông thấy trận chiến đã làm chỗ này rối tung. Binh sĩ và xe tăng chỗ nào cũng có, bọn họ đứng chật cứng khắp hang cùng ngõ hẻm, phố xá vườn tược. Đức vẫn đang nã pháo. Trong lúc nỗ lực chiếm cao nguyên, quân của Zhukov trở nên lộn xộn vô tổ chức; và giờ cần phải tập trung lại rồi mới hành quân tiếp được. Zhukov nổi giận, và biết rõ tốc độ hiện tại của Koniev, bèn ra lệnh phải dốc toàn lực.

      Trong trận chiến, xe tăng Liên Xô đã tìm ra một cách giải quyết tuyệt diệu để đối phó với tên lửa chống tăng hạng nặng từ mấy khẩu Panzerfäuste. Tướng Yushchuk ngạc nhiên thấy mấy người lính xe tăng vơ vét mọi cuộn lò xo nệm tìm được trong các ngôi nhà dân Đức. Họ gắn mấy vòng dây xoắn này ra đằng trước xe tăng, để làm giảm tác động của các quả tên lửa đầu tù. Có lò xo nệm đằng trước, giờ xe tăng Liên Xô sẵn sàng dẫn đầu cuộc tấn công vào thành phố.

       Ở gần Cottbus, trong một tòa lâu đài thời Trung cổ nhìn xuống dòng Spree, Nguyên soái Koniev đang chờ nối điện thoại tới Moscow. Đâu đây, một khẩu đại bác địch vẫn còn đơn độc bắn. Lắng nghe tiếng pháo nổ đều đặn có hệ thống, Koniev nghĩ, đây quả là cách bắn điển hình của pháo binh Đức. Ông tự hỏi không biết bọn chúng đang bắn cái gì – có lẽ là tòa lâu đài, hoặc là ăn-ten của trạm radio của ông. Dù mục tiêu là gì thì hỏa lực cũng không cản được những chiếc xe tăng của ông vượt qua sông Spree từ trưa nay. Tới giờ bọn họ đã cách đó hàng dặm, vượt qua đám quân địch đang tan rã và tiến tới Lübben, gần chỗ đường ranh giới giữa quân của ông với của Zhukov dừng lại. Với Koniev, đã đến lúc gọi cho Stalin và xin phép để đội xe tăng của ông chuyển sang hướng bắc, tiến về Berlin.

       Koniev có đủ lý do để cao hứng. Đội xe tăng của ông hành quân với tốc độ nhanh không ngờ, dù nhiều nơi chiến sự vẫn còn khốc liệt và có thương vong nặng nề. Trước đó, vào sáng nay, ngày 17/4, khi ngồi xe tới mặt trận để quan sát cảnh vượt sông Spree, lần đầu tiên Koniev nhận ra trận chiến này khủng khiếp tới nhường nào. Xe ông phải chạy qua những khu rừng đang âm ỉ cháy, những cánh đồng lỗ chỗ hố bom. Ông kể, “Ở đó có hàng đống xe tăng bỏ không và cháy đen, trang thiết bị chìm trong sông suối, đầm lầy, cả mớ kim loại méo mó, và xác chết nằm la liệt khắp nơi – những gì còn sót lại của các đội quân chúng tôi đã chạm trán, giao tranh và vượt qua trên mảnh đất này.”

        Koniev nghĩ muốn vượt sông Spree sẽ khó khăn ghê gớm lắm, vì dòng sông này có chỗ rộng tới 55 mét. Lúc ông đến được sở chỉ huy của Tập đoàn quân Tăng Cận vệ của tướng Rybalko, đã có mấy chiếc tăng được phà chở qua sông, nhưng vận chuyển bằng phà thực sự quá chậm. Phải nhanh chóng vượt qua sông Spree.

       Koniev và Rybalko vội vàng đi tới một chỗ mà quân trinh sát báo về là có vẻ khá cạn. Dù khúc sông chỗ này rộng gần 45 mét, nhưng sau khi kiểm tra địa hình, Koniev quyết định liều, để một chiếc tăng lội qua thử xem sao. Rybalko chọn chiếc tốt nhất trong biệt đội tiên phong của mình và nói cho họ biết phải làm gì. Chiếc tăng lội xuống nước. Dưới làn đạn từ bờ tây, nó bắt đầu chậm chạp qua sông. Nước ngập quá bánh xích – nhưng không ngập sâu hơn. Ở chỗ này, dòng sông chỉ sâu chừng hơn 1 mét. Những chiếc tăng của Rybalko lần lượt lăn bánh xuống nước. Phòng tuyến sông Spree của Đức đã tan vỡ. Quân của Koniev ào ào vượt sông và tiến hết tốc độ về phía trước.

      Giờ đây, trong lâu đài Cottbus, cú điện thoại của ngài nguyên soái gọi tới Moscow đã được nối thông. Một sĩ quan phụ tá đưa ống nhe cho Koniev. Khi nói chuyện, ông đổi tông sang phong cách quân sự trịnh trọng mà Stalin vẫn luôn yêu cầu. Ông nói, “Tôi là Tư lệnh của Phương diện quân Ukraine số I.” Stalin đáp, “Đồng chí Stalin đây. Nói tiếp đi.”

      Koniev báo cáo, “Tình hình chiến lược của tôi như sau. Quân thiết giáp của tôi giờ còn cách bắc Finsterwalde chừng 23 km, bộ binh thì đang bên bờ sông Spree.” Ông ngừng lại. “Tôi đề nghị để quân thiết giáp của tôi được chuyển ngay sang hướng bắc.”

      Ông cẩn thận tránh nhắc tới Berlin.

      Stalin nói, “Zhukov đang gặp khó. Ông ấy vẫn còn đang kẹt ở phòng tuyến cao nguyên Seelow. Quân địch ở đó kháng cự rất quyết liệt và dữ dội.” Ông ta ngừng một chút. Rồi Stalin nói, “Giờ mặt trận chỗ anh trống rồi, sao không để quân thiết giáp của Zhukov tới Berlin từ đó? Như thế có được không?”

      Koniev vội nói, “Đồng chí Stalin, như thế sẽ mất nhiều thời gian và rất lộn xộn. Không cần phải đưa quân thiết giáp từ Phương diện quân Belorussia số I tới đây. Chúng tôi đang hành quân rất ổn.” Ông quyết đánh liều. “Tôi có đủ quân và đang ở vị trí hoàn hảo để cho quân thiết giáp của tôi chuyển hướng tới Berlin.”

      Koniev giải thích rằng ông có thể đưa quân tới thành phố qua ngả Zossen, cách Berlin 25 dặm về phía nam. Stalin chợt hỏi, “Bản đồ anh đang dùng có tỷ lệ xích bao nhiêu?” Koniev trả lời, “Một trên hai trăm nghìn.” Stalin dừng một chặp để quy đổi sang bản đồ của mình. Rồi ông ta nói, “Anh có biết Zossen là đại bản doanh của Bộ chỉ huy Tối cao của Đức không?” Koniev nói có. Lại yên lặng một hồi. Cuối cùng Stalin nói, “Rất tốt. Tôi đồng ý. Để xe tăng của anh đổi hướng tới Berlin đi.” Ngài Tổng tư lệnh nói thêm rằng ông sẽ đưa ra ranh giới quân sự mới, rồi ông ta đột ngột cúp máy. Koniev cũng gác máy, hết sức thỏa mãn.

       Zhukov nghe tin Koniev sẽ tấn công Berlin từ chính miệng Stalin nói – và với ông, đó rõ ràng không phải một cuộc chuyện trò vui vẻ. Không ai biết hai người đã nói gì, nhưng ban tham mưu trong sở chỉ huy có thể thấy được ảnh hưởng của nó với viên tư lệnh. Theo Trung tướng Pavel Troyanoskii, phóng viên cao cấp của tờ báo quân sự Sao Đỏ nhớ lại thì: “Cuộc tấn công bị chặn bước và Stalin khiển trách Zhukov. Tình huống khá nghiêm trọng, và một lời khiển trách từ Stalin thường sẽ không có từ ngữ nhẹ nhàng.” Troyanoskii có thể dễ dàng thấy được “Zhukov, một người có ý chí thép hiện rõ trên gương mặt và không thích chia sẻ vinh quang với bất kỳ ai, trở nên bừng bừng khí thế.” Tướng Popiel mô tả trạng thái tinh thần của Zhukov súc tích hơn. Ông nói với những người khác trong ban tham mưu, “Trong tay chúng ta đang có một con sư tử.” Con sư tử này không muốn để lộ móng vuốt. Chiều hôm đó, Zhukov dữ tợn nói với toàn thể Phương diện quân Belorussia số I : “Giờ chiếm Berlin thôi!”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #93 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 06:29:12 am »

     
       Hiện tại, các phòng tuyến của Đức bắt đầu hỗn loạn. Chỗ nào cũng thiếu thốn đủ thứ. Nhất là về mặt vận tải, gần như không còn xăng nữa, đường xá thì chật ních dân chạy nạn, thành ra không thể hành quân quy mô lớn. Chuyện này đã dẫn đến các hậu quả thảm khốc: khi các đơn vị chuyển đổi vị trí, họ buộc phải bỏ lại trang thiết bị của mình, kể cả những khẩu pháo quý giá. Mạng lưới liên lạc cũng bị trì trệ, có chỗ mất hẳn. Hậu quả là, khi mệnh lệnh tới được điểm đến của nó thì thường đã lạc hậu – thậm chí là lạc hậu ngay từ khi được đưa ra.

       Tình trạng hỗn loạn càng tồi tệ thêm khi các sĩ quan ra mặt trận để đảm nhận một đơn vị nào đó và phát hiện ở đó chẳng có ai, vì đội quân đó đã bị bắt hoặc bị tiêu diệt từ đời nào. Có nơi, những người lính không có kinh nghiệm, lại không có người chỉ huy, như rắn mất đầu, không biết chính xác là mình đang ở đâu hay ở cạnh quân mình là đội quân nào. Kể cả ở những đơn vị kỳ cựu, thì sở chỉ huy cũng thường xuyên phải di chuyển tới mức lính của họ không biết sở chỉ huy nằm ở đâu và làm sao để mà liên lạc.

      Các đơn vị liên tục bị mắc bẫy, bị bắt, hoặc dễ dàng bị vượt qua và bị tàn sát. Những đơn vị khác thì mất hết nhuệ khí, họ tan vỡ và bỏ chạy. Cụm Tập đoàn quân Vistula chỉ có hai chỗ còn nguyên vẹn. Vùng phía bắc do Tập đoàn quân Thiết giáp 3 của tướng Hasso von Manteuffel trấn giữ, không bị ảnh hưởng gì bởi cuộc công kích khủng khiếp của Zhukov – nhưng Von Manteuffel đoán Phương diện quân Belorussia số II của Nguyên soái Konstantin Rokossovskii có thể tấn công bất cứ lúc nào. Xa hơn về phía nam, một phần của Tập đoàn quân 9 của tướng Busse cũng đang cầm cự. Nhưng bọn họ bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng tan rã chung: cánh trái của họ dần vỡ nát trước cơn bão xe tăng của Zhukov; cánh phải bị mũi tiến công dũng mãnh về phía nam Berlin của Koniev bao vây một nửa. Thực sự thì, Cụm Tập đoàn quân Vistula đang vỡ tan từng mảnh một, trong hỗn loạn, hoang mang và chết chóc – đúng như Heinrici đã biết trước.

       Cũng như Heinrici, Von Manteuffel chưa bao giờ đánh giá thấp quân Nga; ông cũng từng nhiều lần giao đấu với bọn họ. Giờ ông đang ngồi trong chiếc máy bay trinh sát Storch quan sát quân địch từ phía trên sông Oder. Quân của Rokossovskii chẳng buồn che giấu công tác chuẩn bị cho cuộc tấn công sắp tới. Các đơn vị pháo binh và bộ binh đang vào vị trí. Von Manteuffel lấy làm lạ trước cái tính tự phụ của quân Nga. Nhiều ngày nay, khi ông bay qua bay lại bên trên trận tuyến của bọn họ, bọn họ còn không thèm nhìn lên.

      Von Manteuffel biết mình khó lòng cầm cự được lâu khi cuộc tấn công ập tới. Ông là một vị tướng thiết giáp nhưng lại chẳng có xe thiết giáp. Để chặn mũi tiến công của Zhukov ở quân khu của Tập đoàn quân 9, tướng Heinrici đã rút mất mấy sư đoàn thiết giáp ít ỏi còn lại của Von Manteuffel. Số này thuộc Quân đoàn SS 3, đóng ở rìa phía nam khu vực của ông, trong khu rừng Eberswalde.

     Tướng SS Felix Steiner, được Lục quân xem là một trong những vị tướng SS tài ba nhất, báo cáo lại là dù không còn xe tăng nhưng ông vừa được tăng viện. Ông nghiêm túc báo cáo với Von Manteuffel: “Tôi vừa mới nhận được 5.000 tên phi công thuộc Không quân, thằng cha nào cũng có một cái huân chương Chữ thập Sắt be bé đeo quanh cổ. Anh nói xem, tôi phải làm gì với bọn nó đây?”

      Von Manteuffel nói với ban tham mưu của ông,“Tôi chắc chắn là trên bản đồ của Hitler có một lá cờ nhỏ đề tên SƯ ĐOÀN THIẾT GIÁP 7, dù ở đây nó chẳng có lấy một chiếc tăng, xe tải, pháo hay thậm chí một khẩu súng máy cũng không. Chúng ta là một đội quân ma.”

       Giờ ngồi trên máy bay nhìn xuống công tác chuẩn bị của quân Nga, Von Manteuffel đoán cuộc tấn công chủ lực của bọn họ sẽ rơi vào khoảng ngày 20. Ông biết rõ mình phải làm gì. Ông sẽ cầm cự càng lâu càng tốt, rồi định để mấy người lính “tay sát tay, vai kề vai từng bước rút lui về phía Tây.” Von Manteuffel không muốn để ai rơi vào tay quân Nga, dù chỉ một người.

       Tình hình của Tập đoàn quân 9 đang bên bờ vực thẳm, nhưng các tư lệnh vẫn không nghĩ đến chuyện rút quân. Với tướng Theodor Busse, trừ khi có lệnh, còn không thì rút quân đồng nghĩ với tội phản quốc – và Hitler đã có lệnh chống chọi tới cùng. Những chiếc tăng của Zhukov đang càn quét như vũ bão sau khi vượt qua được cao nguyên Seelow, xé toạc một lỗ hổng lớn ở sườn phía nam của Tập đoàn quân 9, và giờ Phương diện quân Belorussia số I đang phóng tới Berlin với tốc độ chóng mặt. Vì phương tiện liên lạc gần như chẳng có, Busse không cách nào đánh giá được quy mô của cuộc đột phá này. Ông còn không biết mấy cuộc phản công có khép lại được lỗ hổng trong phòng tuyến của mình nữa hay không. Thông tin chính xác nhất mà ông có được là đội xe tăng của Zhukov chỉ còn cách ngoại ô Berlin có 25 dặm. Đáng báo động hơn là mũi tiến công đáng gờm của Koniev dọc theo sườn phía nam của Tập đoàn quân 9. Phương diện quân Ukraine số I giờ đang ở dưới Lübben, đang xếp hình vòng cung ngay sau Tập đoàn quân 9 và tiến về phía bắc tới thành phố. Busse tự hỏi, liệu Tập đoàn quân 9 có bị đánh tan như cụm tập đoàn quân của Model ở vùng Ruhr hay không?  Model may mắn ở một chỗ: ông ta bị quân Mỹ bao vây (*).

       Tình hình của Trung tướng Karl Weidling còn khó chịu hơn, Quân đoàn Thiết giáp 56 của ông đã gánh toàn bộ lực công kích trong cuộc đột phá của Zhukov trên cao nguyên Seelow. Quân đoàn của ông đã cầm chân Zhukov được 48 tiếng, gây ra vô số thương vong. Nhưng tướng Weidling mỏi mắt chờ các sư đoàn tăng viện được hứa hẹn trước đó – Sư đoàn SS Norland và Sư đoàn Đặc nhiệm Thiết giáp 18 hùng mạnh, khí giới đầy đủ – lại chẳng thấy bóng dáng đâu, không thì họ đã phản công và có khi chặn được đội xe tăng của Zhukov.

       Chỉ có một người của Sư đoàn SS Norland trình diện – là viên tư lệnh, Thiếu tướng SS Jürgen Ziegler. Ông ta tới sở chỉ huy của Weidling ở phía bắc Müncheberg bằng xe hơi, Ziegler bình tĩnh thông báo rằng sư đoàn của ông còn cách khá xa; vì đã hết nhiên liệu. Weidling điên tiết. Mọi sư đoàn thiết giáp đều cần quân dự bị cho những tình huống khẩn cấp như thế này. Nhưng Ziegler vốn không thích chiến đấu dưới quyền các sĩ quan quân đội, rõ ràng ông ta cho là sư đoàn của mình không cần gấp gáp tới đây. Giờ đây, phí mất 24 giờ đồng hồ quý báu để tiếp nhiên liệu, vậy mà Ziegler vẫn chưa vào vị trí. Sư đoàn Đặc nhiệm Thiết giáp 18 đáng lý phải tới chỗ Weidling hôm trước, tức ngày 17, thì chỉ vừa mới tới. Cuộc phản công mà đoàn quân này đáng ra sẽ thực hiện sẽ không thể diễn ra: sư đoàn này chỉ tới kịp giờ rút quân.


………………………….
(*): Vùng Ruhr đã bị xóa sổ hoàn toàn vào ngày 18/4. Ba ngày sau Model tự sát.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #94 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 06:31:07 am »

     

       Weidling có vẻ khá ngoan cường trước vận xui. Khi đội ngũ xe tăng hùng hậu của Zhukov tràn xuống từ cao nguyên, đơn vị bị nặng nhất chính là đội quân mà Heinrici vẫn luôn bận tâm nhiều nhất: Sư đoàn Dù 9 của Goering. Vốn đã mất tinh thần từ lúc mới tham gia vào trận chiến trên cao nguyên, mấy anh lính dù của Goering hoảng sợ và rã đám khi xe tăng và pháo Nga bắn vào phòng tuyến của bọn họ. Đại tá Hans Oscar Wöhlermann, tư lệnh pháo binh mới của Weidling, đến đây vào ngày quân Nga mở màn cuộc tấn công qua sông Oder, đã chứng kiến sự tháo chạy tán loạn sau đó. Ông nói, chỗ nào cũng thấy lính lác “chạy đi như điên.” Ngay kể cả khi ông rút súng lục ra, mấy gã lính dù điên cuồng đó vẫn không dừng lại. Wöhlermann thấy viên tư lệnh của sư đoàn “cay đắng đứng một mình và hết sức đau lòng trước sự tháo chạy của người của mình, cố níu kéo lại những gì có thể.” Dần dần, cuộc đào tẩu liều lĩnh bị dừng lại, nhưng theo lời kể của Wöhlermann, đội quân dù được ca tụng hết lời của Goering “vẫn là một mối đe dọa đối với tiến trình của toàn bộ trận chiến.” Còn về phần Heinrici, khi hay tin ông liền gọi cho Goering đang ở Karinghall. Ông chua chát nói, ”Tôi có chuyện muốn nói với anh. Đám quân thắng lợi của anh, đám lính dù danh tiếng đó, ở, bọn nó chạy mất tiêu hết rồi.”

       Dù Weidling cố hết sức ngăn chặn quân thiết giáp Nga tấn công, nhưng mặt trận của Quân đoàn 56 cũng không thể giữ được. Tham mưu trưởng của Weidling là Trung tá Theodor von Dufving thấy rằng quân Nga “bắt đầu ép chúng ta lui lại bằng cách dàn quân hình móng ngựa – đánh từ cả hai bên và liên tục bao vây.” Quân đoàn 56 còn phải chịu không kích khốc liệt: Von Dufving đã phải xuống hầm ẩn nấp 30 lần chỉ trong 4 giờ đồng hồ. Chiến thuật gọng kềm của Liên Xô đã buộc Weidling phải di dời hai sở chỉ huy từ hồi trưa. Hậu quả là, ông đã mất liên lạc với sở chỉ huy của tướng Busse.

      Đến lúc hoàng hôn, Weidling đang ở trong một căn hầm thắp nến nằm ở Waldsieversdorf, phía tây bắc Müncheberg. Ở đó ông tiếp một vị khách: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Joachim von Ribbentrop, đang run rẩy và sợ hãi. Wöhlermann nhớ lại, “Ông ta cứ nhìn bọn tôi đầy vẻ mong đợi với ánh mắt buồn rầu và lo âu.”

       Khi nghe được sự thật về tình hình của Quân đoàn 56, “ông ta bị chấn động ghê gớm.” Ngài bộ trưởng ngần ngừ hỏi mấy câu bằng cái giọng khàn khàn, nhè nhẹ, rồi chỉ một lát sau ông ta đi. Wöhlermann và những người khác trong ban tham mưu vẫn mong Von Ribbentrop “sẽ nói với bọn tôi là phe ta đã bắt đầu đàm phán với quân Anh và quân Mỹ. Điều đó sẽ giúp bọn tôi có thêm hi vọng trong giờ phút cuối cùng.”

       Nhưng ông ta chẳng nói gì.

       Sau khi ngài Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quay gót thì có một người khác tới là Artur Axmann, nhà lãnh đạo 32 tuổi bị cụt một tay của Đoàn Thanh niên Hitler. Anh ta đem tới một tin tức mà anh ta tin chắc sẽ làm Weidling hài lòng. Axmann thông báo rằng những đoàn viên trẻ tuổi của Đoàn Thanh niên Hitler đã sẵn sàng chiến đấu và giờ đang đóng ở mấy con đường phía sau Quân đoàn 56. Phản ứng của Weidling trước cái tin này lại không giống như Axmann mong đợi. Theo Wöhlermann nhớ lại, Weidling giận tới mức độ không nói nên lời. Rồi “bằng giọng điệu cực kỳ thô lỗ,” ông kịch liệt phê phán kế hoạch của Axmann. Ông giận dữ nói với viên bí thư của Đoàn Thanh niên, “Cậu không thể hy sinh bọn nhỏ trong khi ta đã thua tới nơi. Tôi sẽ không dùng tới bọn nó và tôi yêu cầu hủy bỏ mệnh lệnh đưa bọn nó ra chiến trường.” Anh chàng Axmann béo lùn vội nói với Weidling rằng sẽ hủy lệnh ngay.

      Nhưng nếu như chỉ thị đó có được đưa ra, thì nó cũng chưa từng tới được chỗ hàng trăm cậu bé trong Đoàn Thanh niên Hitler đang đóng ở các lối vào thành phố. Bọn chúng vẫn giữ nguyên vị trí. Trong 48 giờ tới, chúng sẽ bị các đợt tấn công của Nga đè bẹp. Willy Feldheim cùng 130 cậu bé trong trung đội của cậu bị sa lầy; cả đám hỗn loạn chạy trốn rồi cuối cùng dừng lại và cố giữ một phòng tuyến chỉ có vài con hào và một boong-ke bảo vệ. Sau rốt, Willy vì quá kiệt quệ do sợ hãi, đã nằm ngủ thẳng cẳng trên một băng ghế trong lúc giao tranh tạm lắng.

       Mấy tiếng sau, cậu tỉnh giấc và có cảm giác kỳ lạ là có gì đó không ổn. Có tiếng ai đó nói, “Không biết tình hình sao rồi? Yên ắng quá đi mất.”

       Các cậu bé ùa ra khỏi boong-ke – và thấy “một cảnh tượng điên cuồng không thể tin được, cứ như ở trong một bức tranh cổ vẽ các trận chiến của Napoleon.” Ánh nắng rực rỡ, và xác người la liệt khắp nơi. Chẳng có thứ gì còn đứng vững được. Nhà cửa đổ nát hết. Những chiếc xe hơi hỏng hóc bị bỏ lại, vài chiếc còn đang bốc cháy ngùn ngụt. Cơn sốc tệ nhất là những xác chết. Bọn họ nằm chất đống, “thành một hoạt cảnh kỳ dị, súng trường và súng Panzerfäuste của họ chất ngay bên cạnh. Thật là điên rồ. Và rồi bọn tôi nhận ra mình hoàn toàn đơn độc.”

      Bọn chúng đã ngủ suốt đợt tấn công.

      Ở Berlin, tình hình căng thẳng qua từng giờ. Các đội quân ít ỏi của tướng Reymann đóng ở các vành đai phía ngoài đã được cảnh báo là tín hiệu “Clausewitz,” mật hiệu báo thành phố bị tấn công, có thể tới bất cứ lúc nào. Nhiều biện pháp khẩn cấp được thực hiện, giúp cho mọi người dân Berlin biết khoảnh khắc của sự thật đã đến. Trong số đó, rào chắn trên các đường phố lớn đã bắt đầu đóng lại.

       Đến cả Goebbels cũng không thể lờ đi mối đe dọa này được nữa. Một loạt tin tức và khẩu hiệu kích động tuôn ra từ Bộ Tuyên truyền. Tờ báo chính thức của Đảng Nazi là Völkischer Beobachter thông báo rằng quân Liên Xô đã vượt sông Oder, và nói: “Một thử thách mới và vô cùng nặng nề, có lẽ là nặng nề nhất từ trước tới giờ, đang ở phía trước chúng ta.” Tờ báo tiếp tục, “Hôm nay, từng tấc đất mà quân thù giành lấy, từng chiếc xe tăng Liên Xô mà một người lính đặc nhiệm, một người lính Volkssturm, hay một đoàn viên Hitler tiêu diệt được đều có ý nghĩa hơn hẳn những lúc khác trong cuộc chiến này. Lời dành cho hôm nay là: Cắn chặt răng lại! Hãy chiến đấu như những con ác quỷ! Đừng dễ dàng từ bỏ một tấc đất nào! Giờ phút quyết định này đòi hỏi nỗ lực tột bâc lần cuối!”

      Người dân Berlin được cảnh báo là quân Nga đã quyết định xong số phận của cư dân trong thành phố. Goebbels cảnh báo, ai không bị giết ngoài rào chắn, thì sẽ “bị lưu đày làm nô lệ lao dịch.”

       Chiều ngày 18, tướng Reymann được lệnh từ Dinh Thủ tướng, sau đó lại được Goebbels gọi tới xác nhận, nói rằng “Tập đoàn quân 9 yêu cầu mọi lực lượng có thể có, kể cả Volkssturm, để giữ phòng tuyến thứ hai.”

      Nói cách khác, số quân bảo vệ vòng ngoài thành phố sẽ bị tước đi. Reymann choáng váng mặt mày. Mười tiểu đoàn Volkssturm vội vã tập trung, cùng với một trung đoàn gồm các đơn vị lính phòng không của trung đoàn vệ binh “Nước Đức vĩ đại.” Sau mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm và trưng dụng, bọn họ tập hợp được một lô xe cộ hổ lốn rồi hành quân về phía đông. Đứng nhìn họ rời đi, Reymann quay qua người cấp phó của Goebbels. Ông giận dữ nói, “Đi nói với Goebbels là không thể nào bảo vệ thủ đô được nữa. Cư dân ở đây không có thứ gì phòng bị cả.”




                             *****************
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #95 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 10:23:51 am »

     

       Carl Wiberg không lộ cảm xúc gì trên mặt, nhưng ông nhận thấy tay mình đang run rẩy. Sau nhiều tháng đằng đẵng làm nhiệm vụ, giờ ông thấy không thể tin vào tai mình được nữa. Ông đứng giữa những khách hàng khác, gần quầy tính tiền chính của cửa hàng thực phẩm chợ đen, ông cúi xuống vỗ về hai con chó nhỏ của mình; làm thế giúp ông nghe rõ hơn một chút, dù hai người phụ nữ ăn diện đẹp đẽ đứng cạnh ông không hề thì thầm bí mật gì cho cam.

       Phần lớn người dân Berlin không hề biết tới cửa tiệm vẫn còn dồi dào hàng hóa này. Nó chỉ bán cho các khách hàng chọn lọc, gồm những nhân vật cấp cao trong bộ máy Nazi. Wiberg là khách quen ở đây cũng khá lâu rồi, và ông đã lượm lặt được nhiều mẩu tin chính xác nhờ nghe ngóng từ những người khách như hai quý bà đắng trước. Ông nghĩ thông tin của họ hẳn phải chính xác; vì chồng cả hai người đều là quan chức Nazi trọng yếu.

       Wiberg quyết định là mình đã nghe đủ. Ông thu thập các món mình mua, vứt chiếc mũ mềm của ông cho chủ tiệm, rồi ra khỏi cửa hàng. Ông rảo bước nhanh trên đường, vì muốn mau chóng tìm Jessen-Schmidt.

      Mấy tiếng sau, sau một hồi dài bàn bạc, cả hai nhất trí là tin tức của Wiberg là thật. Đến chiều thứ 4 ngày 18/4, một bức điện được gửi đến London. Dù mọi hi vọng khác của họ đã tan vỡ, Wiberg rất hi vọng là phe Đồng minh sẽ có hành động khi nhận được báo cáo này. Theo những gì ông nghe được trong cửa tiệm, chắc chắn Hitler đang ở Berlin – trong sở chỉ huy ở Bernau, cách thành phố có 14 dặm về phía tây bắc. Liệu còn món quà nào tuyệt hơn được nữa cho sinh nhật thứ 56 của Hitler, vào ngày 20/4, ngoài một cuộc không kích hạng nặng?




                           *****************




     Thượng tướng Alfred Jodl, Tư lệnh Chiến dịch của Hitler về nhà lúc 3 giờ sáng ngày 20/4. Mặt ông hằn rõ vẻ mệt mỏi và lo lắng. Ông buộc phải nói với bà vợ tên là Luise, là cơn khủng hoảng đã đến. Ông nói, “Em nên gói ghém đồ đạc và chuẩn bị sẵn sàng rời khỏi đây đi.”

     Luise cãi lại; bà muốn tiếp tục làm ở Hội Chữ thập Đỏ. Nhưng Jodl cứ khăng khăng. Ông nói, “Nếu đúng tên em, bọn Nga sẽ không chờ một ngày nào mà sẽ đưa em tới thẳng nhà tù Lubianka ngay.”

      Bà hỏi, bọn họ sẽ đi đâu? Jodl nhún vai. Ông nói, “Lên phía bắc hoặc xuống phía nam, ai biết. Nhưng anh hy vọng hai chúng ta có thể cùng nhau đối mặt với cái kết.” Hai người nói chuyện gần cả đêm. Gần tới 10 giờ sáng thì còi báo động vang lên. Jodl nói, “Anh cuộc với em là hôm nay Berlin sẽ chịu một cơn mưa bom lớn hơn bình thường. Sinh nhật Hitler mà lại.”

     Jodl vội vàng đi lên lầu cạo râu trước khi quay lại căn hầm Führerbunker. Hôm nay sẽ không khác mấy với các sinh nhật khác của Quốc trưởng: sẽ có cuộc diễu hành như thường lệ của các quan chức chính phủ và thành viên nội các đến chúc mừng Hitler, và Jodl cũng phải có mặt. Khi xuống lầu, Luise đưa mũ và thắt lưng cho ông. Ông cầm lấy cặp táp và hôn tạm biệt bà. Ông nói, “Anh phải mau đến chúc mừng thôi.” Ngày nào Luise cũng tự hỏi liệu họ có còn được gặp nhau nữa không. Khi ông bước vào xe hơi, bà gọi với theo lưng chồng, “Chúa ban phước lành cho anh.”

     Một thành viên nội các khác của Hitler cũng đã sẵn sàng đến dự lễ. Thống tướng Hermann Goering định trình diện chỉ để chứng tỏ ông ta vẫn còn trung thành, nhưng rồi từ đó ông ta sẽ đi xuống phía nam. Goering quyết định là đã tới lúc nói lời tạm biệt với tòa lâu đài và dinh thự đồ sộ ở Karinhall, cách Berlin khoảng 50 dặm về phía tây bắc. Ông ta đưa ra quyết định không lâu sau khi quân Liên Xô bắt đầu dội bom lúc 5:30 sáng. Goering lập tức gọi tới sở chỉ huy của Heinrici ở Prenzlau gần đó. Ông ta được báo là cuộc tấn công vào miền bắc đã mở màn: Phương diện quân Belorussia số II của Rokossovskii cuối cùng cũng đã phát động tấn công Tập đoàn quân Thiết giáp 3 của Von Manteuffel. Goering biết rõ lực lượng của Von Manteuffel hoàn toàn không tương xứng. Viên thống tướng đã dạo qua mặt trận đó vài lần trong mấy tuần trước, cao giọng nói với từng vị tướng một là “vì cứ lãng phí thời gian nên mới chưa chuẩn bị được gì. Quân Nga sẽ vượt qua phòng tuyến của các anh thôi dễ hơn ăn cháo.”

      Bản thân Goering thì đã chuẩn bị kỹ cho thời khắc này. 24 chiếc xe tải Không quân đậu thành hàng trên con đường chính bên ngoài dinh thự của ông ta, chất đầy của cải trong Karinhall – những món đồ cổ, tranh vẽ, đồ bạc và đồ nội thất. Đoàn xe chở hàng này sẽ thẳng tiến về phía nam ngay lập tức. Phần lớn mọi người trong sở chỉ huy Không quân ở Berlin, cùng tư trang của họ, sẽ đi bằng một đoàn xe khác cùng ngày nhưng muộn hơn. (1)

      Giờ đây, đứng ở cổng chính, Goering nói mấy lời cuối cùng với viên chỉ huy đoàn xe. Đoàn xe khởi hành, vây quanh bởi những chiếc mô tô. Goering đứng nhìn tòa lâu đài đồ sộ với những mái nhà và cột trụ nguy nga. Một viên kỹ sư Không quân đi tới; anh ta nói mọi thứ đã sẵn sàng. Trong lúc mấy người thuộc cấp và dân làng đứng nhìn, Goering băng qua đường, cúi xuống một cái kíp nổ và ấn nút. Với một tiếng ầm dữ dội, Karinhall (Tòa lâu đài của Goering) nổ tung.

      Không chờ bụi lắng xuống, Goering quay lại xe hơi. Ông ta quay sang một viên kỹ sư và bình tĩnh nói, “Đấy là cái mà đôi khi anh phải làm khi anh là thái tử.” Đóng sầm cửa lại, ông ta cho xe chạy tới Berlin, mừng sinh nhật Quốc trưởng.

…………………   
          (1): Goering có thể có nhiều hơn 24 chiếc xe tải. Heinrici tin là ông ta có “bốn đội xe.” Tuy nhiên, số này có thể gồm cả số xe tải rời Berlin muộn hơn cùng ngày. Một sự thật thú vị là vào thời điểm đó, máy bay phải nằm trên mặt đất và xe cộ thì không chạy được vì không có xăng, nhưng Goering không chỉ có xe tải trong tay mà còn có hàng đống xăng nữa.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2017, 04:19:36 pm »

 
      Hitler dậy lúc 11 giờ trưa, và liên tục nhận được lời chúc mừng từ bè lũ thân cận của ông ta – trong đó có Joseph Goebbels, Martin Bormann, Joachim von Ribbentrop, Albert Speer, và các tướng lĩnh quân sự....

       Karl Doenitz, Wilhelm Keitel, Alfred Jodl, Hans Krebs và Heinrich Himmler. Sau đó là các quận trưởng của Berlin, các thành viên trong ban tham mưu và các thư ký. Rồi khi tiếng súng từ xa vọng tới, Hitler đi ra khỏi hầm, đoàn tùy tùng theo sau. Tại đó, giữa khu vườn lộn xộn vì bị dội bom của Dinh Thủ tướng, ông ta đến kiểm tra hai đơn vị – Sư đoàn SS “Frundsberg”, một đơn vị vừa mới tới từ Tập đoàn quân Courland (1), và một nhóm nhỏ đầy tự hào thuộc Đoàn Thanh niên Hitler của Axmann. Sau đó khá lâu, Axmann kể lại, “Ai cũng sốc khi Quốc trưởng xuất hiện. Ông ấy đi hơi khom người, tay run run. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là từ người đàn ông đó vẫn tỏa ra sức mạnh tinh thần và lòng kiên định.” Hitler bắt tay các cậu bé và trao huân chương cho vài người mà Axmann giới thiệu là “đã chứng tỏ được bản thân ngoài mặt trận.”

      Rồi Hitler đi xuống hàng lính SS. Ông ta bắt tay từng người, rồi tự tin dự đoán rằng quân thù sẽ thua trận trước khi tới được Berlin. Himmler, thủ lĩnh lực lượng SS đứng nhìn. Từ ngày 6/4, ông ta đã nhiều lần bí mật gặp gỡ bá tước Folke Bernadotte, hội trưởng Hội Chữ thập Đỏ Thụy Điển. Himmler đã mập mờ nói với Bernadotte về khả năng đàm phán các điều kiện hòa bình với phe Đồng minh, nhưng giờ đây, ông ta bước lên trước và tái xác nhận lòng trung thành của mình và của SS với Hitler. Ông ta định gặp Bernadotte một lần nữa trong vài tiếng đồng hồ tới.

      Ngay sau buổi duyệt quân, hội nghị quân sự của Hitler bắt đầu. Vào lúc đó, Goering tới. Tướng Krebs tóm lược tình hình, dù ai cũng đã biết là quá sức quen thuộc. Berlin sẽ bị bao vây, đây là chuyện tính bằng ngày, nếu không muốn nói bằng giờ. Và trước khi điều đó xảy ra, Tập đoàn quân 9 của Busse sẽ bị bao vây và bị bắt, trừ khi có lệnh rút lui. Đối với các cố vấn quân sự của Hitler, có một điểm hết sức rõ ràng: Quốc trưởng và các bộ ngành quan trọng của chính phủ còn ở lại Berlin cần phải rời khỏi thủ đô, đi về phía nam.

      Keitel và Jodl đặc biệt thúc giục việc di dời, nhưng Hitler không chịu thừa nhận là tình hình lại nghiêm trọng tới mức đó. Đại tá Nicolaus von Below, sĩ quan quản trị Không quân của Hitler kể lại, “Hitler khẳng định là trận chiến ở Berlin là cơ hội duy nhất để tránh thất bại toàn diện.” Ông ta chỉ nhượng bộ một điều: nếu quân Mỹ và quân Nga hợp lại ở sông Elbe, thì ở miền bắc sẽ do Đô đốc Doenitz chỉ huy, còn miền nam có thể là Đại nguyên soái Albert Kesselring. Đồng thời, các cơ quan chính phủ sẽ được quyền rời khỏi Berlin ngay tức khắc.

      Hitler không nói gì về kế hoạch của riêng mình. Nhưng có ít nhất ba người trong hầm tin là ông ta sẽ không bao giờ rời khỏi Berlin. Mấy ngày trước, Johanna Wolf, một thư ký của Hitler vừa nghe ông ta nói là “ông ta sẽ tự kết liễu nếu thấy tình hình không thể cứu vãn được nữa.” Von Below cũng tin là “Hitler đã quyết tâm ở lại Berlin và chết ở đây.” Khi về nhà, Jodl nói với vợ là Hitler từng nói riêng với ông, “Này Jodl, chừng nào còn có người thật lòng chiến đấu bên tôi, thì tôi sẽ còn chiến đấu và rồi tôi sẽ tự sát.” (2)

        Phần lớn các cơ quan chính phủ đã rời khỏi Berlin, nhưng số cơ quan còn lại có vẻ như đã chuẩn bị cho thời khắc này suốt nhiều ngày nay, như những vận động viên điền kinh chờ phát súng báo hiệu. Cuộc di tản thực sự bắt đầu; nó sẽ tiếp tục cho tới khi nào thành phố bị bao vây hoàn toàn. Tham mưu trưởng Không quân, tướng Karl Koller, viết trong nhật ký là Goering đã rời đi. Koller viết, “Tự nhiên ông ta bỏ tôi lại đây để đón nhận cơn thịnh nộ của Hitler.” Các quan chức lớn nhỏ đều sửa soạn chạy trốn. Philippe Hambert, một lao động cưỡng chế trẻ tuổi người Pháp, anh là người vẽ kỹ thuật trong văn phòng của Tiến sĩ Karl Dustmann, một kiến trúc sư của Hiệp hội Lao động Todt, kinh ngạc đến ngẩn người khi ông chủ tự dưng tặng mình 1.000 mark (khoảng 250 đô-la) rồi rời khỏi thành phố. Margarete Schwarz đứng trong vườn nhà ở quận Charlottenburg, nhìn xuống đường và thấy một chiếc xe hơi màu xanh to đùng có tài xế đậu bên ngoài một ngôi nhà gần đó. Hàng xóm của cô là Otto Solimann nhập hội, hai người cùng quan sát “thấy một ông già mặt áo khoác trắng gọn ghẽ, cùng một sĩ quan hải quân có bộ đồng phục kín mít huy chương” rời khỏi nhà. Chiếc xe nhanh chóng được chất đầy hành lý. Rồi hai người đó ngồi vào xe “và lái đi nhanh hết cỡ.” Solimann nói với Margarete: “Lũ chuột đang tháo chạy khỏi con tàu đắm kìa. Đó là Đô đốc Raeder đấy.”

       Tổng cộng, văn phòng của Sĩ quan chỉ huy Berlin đã cấp hơn 2.000 giấy phép rời khỏi thủ đô. Sau này, Đại tá Hans Refior là Tham mưu trưởng nhớ lại, “Các công chức của đảng và nhà nước đưa ra những lý do rất buồn cười, yêu cầu rời khỏi thành phố. Dù Goebbels đã ra lệnh ‘Ai có thể cầm vũ khí thì không được rời Berlin,’ nhưng bọn tôi không làm khó ‘những chiến binh gia đình’ muốn được ra đi. Sao phải giữ mấy kẻ đáng khinh đó lại? Cả đám bọn đó đều tin là có chạy trốn thì mới giữ được cái mạng quý giá của mình. Phần đông dân cư đều ở lại. Dù gì họ cũng chả chạy được, vì phương tiện vận tải rất là thiếu thốn.”

      Tại phòng khám nha khoa ở số 213 Kurfürstendamm, cô nàng tóc vàng Käthe Heusermann có điện thoại từ ông chủ. Nha sĩ hàng đầu của đảng Nazi, giáo sư Hugo J. Blaschke sắp rời khỏi đây. Mấy ngày trước, Blaschke đã bảo Käthe gói ghém hồ sơ nha khoa, máy chụp X quang, khuôn răng và các thiết bị khác thành từng hộp để gửi về miền nam. Blaschke nói ông đoán là “nhóm Thủ tướng sẽ đi bất kỳ lúc nào và chúng ta sẽ đi chung với bọn họ.” Käthe nói cô muốn ở lại Berlin. Blaschke nổi khùng lên. Ông hỏi, “Cô có biết bọn Nga mà tới đây thì sẽ ra sao không hả? Đầu tiên cô sẽ bị hiếp. Rồi bị đưa đi treo cổ. Cô có biết bọn Nga là những kẻ thế nào không hả?” nhưng Käthe chỉ là “không thể tin mọi chuyện sẽ tệ tới mức đó.”

      Sau này cô kể lại, “Tôi không hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình. Có thể như thế là ngu ngốc, nhưng tôi bận tới mức không nhận ra mọi chuyện đã trở nên tồi tệ tới đâu.” Lần này Blaschke rất kiên quyết. Ông giục, “Thu dọn đồ đạc rồi ra ngoài mau. Nhóm Thủ tướng và gia đình bọn họ sắp đi rồi.” Nhưng Käthe cũng cứng đầu lắm. Cô định ở lại thành phố. Blaschke nói, “Được, nhớ lấy những gì tôi đã nói với cô đấy.” Rồi ông gác máy.

      Đột nhiên Käthe nhớ tới một chuyện mà Blaschke đã bảo cô làm vài ngày trước. Nếu ông rời khỏi thành phố mà cô còn ở lại, thì cô cần cảnh báo cho một người bạn của ông – bằng một câu mật hiệu, vì Blaschke nói “điện thoại có thể bị nghe lén” – là các đầu sỏ Nazi đang chạy trốn.

       Nếu cả đám đều đi hết thì cô sẽ nói, “Tối qua đã tháo phần cầu răng giả rồi.” Còn nếu chỉ có một số người đi, thì câu đó sẽ là “Tối qua chỉ nhổ một cái răng.” Cô không biết bạn của Blaschke là ai, trừ một điều “ông ta tên là giáo sư Gallwitz hay Grawitz gì đó và tôi nghĩ Blaschke từng nói ông ấy là một nha sĩ cao cấp cho lực lượng SS.” Blaschke chỉ đưa cho cô một số điện thoại. Giờ, khi nghe toàn thể “nhóm Thủ tướng” đã đi khỏi, cô bèn gọi tới số đó. Khi một người đàn ông nghe máy, Käthe nói, “Tối qua đã tháo phần cầu răng giả rồi.”

       Tối hôm đó, chừng mấy tiếng sau, giáo sư Ernst Grawitz, hội trưởng Hội Chữ thập Đỏ Đức và là bạn của Heinrich Himmler ngồi ăn tối cùng gia đình. Khi ai nấy đã yên vị, Grawitz, cúi xuống, tháo chốt hai quả lựu đạn cầm tay, đưa cả nhà đến cõi u minh. (3)

                       ………………………………….

         (1): Bị bao vây hoàn toàn ở vùng Baltic, phần tàn dư của Tập đoàn quân Courland cuối cùng chạy thoát bằng tàu và tới được Swinemünde vào đầu tháng 4. Trong số 18 sư đoàn, chỉ còn vài tàu chở người, không kể thiết bị, tới được nước Đức..

         (2): Lời Hitler nói với Jodl được Luise Jodl viết trong cuốn nhật ký chi tiết của bà. Sau phần mở đầu là đoạn này: “Chồng tôi nhớ lại là ‘trừ một lần khác, sau khi vợ trước của anh qua đời, đây là lần duy nhất mà Hitler nói chuyện riêng với anh.’”

        (3): Các bằng chứng tại các phiên tòa ở Nuremberg cho thấy Grawitz còn là bác sĩ phẫu thuật chính của Himmler, và đã cho phép thực hiện nhiều thí nghiệm y học trên các tù nhân trong trại tập trung.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2017, 04:24:26 pm »

   

      Cuộc đại đào tẩu sẽ luôn được người dân Berlin nhớ tới với cái tên “cuộc chạy trốn của Chim trĩ vàng.” Nhưng hôm đó, đa phần người ta chú ý đến quân Nga đang tiến gần hơn là các quan chức Nazi chạy trốn. Helena Boese, vợ đạo diễn Karl Boese kể mối bận tâm duy nhất là “làm sao để sống sót.” Quân Liên Xô đã tới Müncheberg và Strausberg, cách phía đông thành phố chừng 15 dặm; và giờ khắp thành phố đang rò rỉ tin tức là quân Nga còn một mũi tấn công khác đang tiến về thủ đô từ hướng nam, qua ngả Zossen. Nhà biên kịch Georg Schröter, sống ở Tempelhof, nghe được chuyện này trước tiên. Vì lo cho một cô bạn là nghệ sĩ biểu diễn trong quán rượu, tên là Trude Berliner, sống ở một quận hẻo lánh phía nam Berlin, Schröter gọi điện tới nhà cô. Cô nghe máy rồi nói, “Chờ chút.” Một khoảng yên ắng. Rồi cô nói, “Ở đây có người muốn nói chuyện với cậu.” Schröter nói chuyện với một đại tá Liên Xô nói tiếng Đức rất giỏi. Ông ta nói với Schröter còn đang kinh ngạc, “Anh có thể tin là chúng tôi sẽ tới đó trong hai ba ngày nữa mà thôi không ?”

     Các mặt trận khắp nơi đang thu hẹp lại – cả ở phía bắc, phía nam lẫn phía đông. Và giờ gần như mọi cỗ máy của thủ đô điêu tàn đều đang hoạt động trì trệ, thậm chí ngừng hẳn. Các nhà máy đóng cửa; xe điện ngừng chạy; tàu điện ngầm cũng dừng hoạt động, trừ khi chở những người lao động quan trọng. Ilse König, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, làm ở sở y tế thành phố, còn nhớ tấm Roter Ausweis (vé xe đỏ) mà  cô nhận được để tiếp tục đi đến chỗ làm. Không còn ai thu gom rác nữa; cũng không thể gửi thư được. Gertrud Evers, làm ở sở bưu điện chính trên đường Oranienburgerstrasse, nhớ lại “cái mùi hôi thối kinh khủng từ mấy gói hàng thực phẩm đã hỏng chưa gửi được còn treo trong tòa nhà.” Vì phần đông cảnh sát đều được đưa vào các đơn vị chiến đấu hoặc Volkssturm, nên trên đường phố cũng chẳng còn cảnh sát tuần tra nữa.

       Đối với nhiều người, vào cái ngày 20/4 ấy, độ nghiêm trọng của tình hình đã lan đến tận nhà, bởi một sự kiện duy nhất: sở thú đã đóng cửa. Ở đó cúp điện vào đúng 10:50 sáng, nên không thể bơm nước được. Bốn ngày sau điện sẽ có lại, nhưng chỉ trong 19 phút. Sau đó sẽ cúp điện tiếp, cho tới khi nào trận chiến kết thúc. Nhưng từ ngày hôm nay trở đi, những người giữ thú biết là chắc chắn nhiều con thú sẽ phải chết – nhất là mấy con hà mã trong hồ nước và mấy con vật trong bể cá đã được cứu trước đó. Người coi chuồng chim Heinrich Schwarz thì rất lo cho tình trạng của con cò mỏ giày quý hiếm, nó đang chết đói từ từ nhưng không thể tránh khỏi trong phòng ngủ của ông, Schwarz không biết liệu con cò có thể sống sót mà không có nước hay không. Ông già 63 tuổi quyết định sẽ xách từng xô nước về nhà cho tới khi nào ông gục xuống – và không chỉ cho con cò Abu, mà còn cho con hà mã Rosa và đứa con hai tuổi của nó là Knautschke.

       Giám đốc sở thú Lutz Heck đang khó xử. Ông biết dần dần cũng phải giết mấy con thú dữ, nhất là con khỉ đầu chó nổi tiếng, nhưng ông cứ trì hoãn miết. Thấy phiền muộn và cần yên tĩnh một lúc, Heck đã làm một chuyện ông chưa từng làm trong đời: đi câu cá ngoài kênh Landwehr với một người giữ thú. Ở đó, trong lúc “suy nghĩ đủ chuyện,” hai người câu được hai con cá măng.

       Hôm đó, giám đốc mạng xe điện ngầm của thành phố là Fritz Kraft đã gặp thị trưởng Berlin, Julius Lippert. Viên thị trưởng đưa ra một số chỉ đạo khá thực tế cho Kraft và các quản lý xe điện ngầm. Lippert nói với cả nhóm, “Nếu quân Đồng minh phương Tây tới đây trước, thì cứ giao cho họ hệ thống xe điện ngầm còn nguyên vẹn. Còn nếu quân Nga tới trước…” Ông ngừng lại, nhún vai và nói, “Thì cố phá càng nhiều càng tốt.” Các tổng đài điện thoại tự động nhỏ cũng nhận được chỉ thị tương tự. Bộ phận cơ khí của tổng đài Buckow được lệnh thà phá hủy hết cơ sở vật chất còn hơn để quân Nga chiếm được. Nhưng anh thợ bảo trì Herbert Magder chợt nhận ra là không có ai hướng dẫn cho họ phải phá làm sao cả. Theo Magder biết thì chả có một tổng đài nào bị phá hủy cả. Hầu hết vẫn tiếp tục hoạt động trong suốt trận chiến.

       Các nhà máy cũng được lệnh phải tự hủy, theo đúng chính sách tiêu thổ của Hitler. Giáo sư Georg Henneberg, trưởng phòng hóa chất của nhà máy Schering ở quận Charlottenburg, kể là giám đốc nhà máy gọi toàn bộ nhà hóa học tới và đọc một mệnh lệnh mà ông vừa mới nhận được. Sắc lệnh đó nói khi quân thù tới gần hơn, cần phá hủy hết cơ sở hạ tầng điện, nước, ga và nồi hơi. Sếp của Henneberg đọc xong thì ngừng một chút rồi nói, “Các quý ông, giờ các bạn biết mình không được làm gì rồi đấy.” Ông tạm biệt bọn họ rồi đóng cửa nhà máy, vẫn giữ nguyên xi. Theo Henneberg nhớ lại thì “Bọn tôi chào nhau lần cuối với từng người một.”

        Nhiều năm sau, người dân Berlin vẫn nhớ tới ngày 20/4 đó, vì một lý do khác nữa. Không biết là vì ăn mừng sinh nhật Quốc trưởng hay vì trạng thái đề phòng cao điểm của trận chiến sắp đến, hôm đó chính phủ đã cấp thêm thực phẩm cho những người dân đói khát, gọi là “khẩu phần trong khủng hoảng.” Cựu chiến binh Jurgen-Erich Klotz, 25 tuổi và bị cụt một tay, nhớ là khẩu phần phát thêm gồm một pound sườn heo muối hoặc xúc xích, nửa pound gạo hoặc bột yến mạch, 250 hạt đậu lăng hoặc đậu Hà Lan khô, một hộp rau, hai pound đường, khoảng một ounce cà phê, một túi nhỏ cà phê loại hai (không hẳn là cà phê) và một ít bơ. Dù hôm đó Berlin bị không kích gần 5 tiếng đồng hồ, các bà nội trợ vẫn bất chấp bom đạn để đi nhận khẩu phần phát thêm. Số đó có thể dùng được 8 ngày, như bà Anne-Lise Bayer nói với chồng, “Với phần thức ăn này, ta có thể lên thiên đường được đấy.” Rõ ràng người dân Berlin nào cũng nghĩ như thế; vì phần thức ăn phát thêm đó được bọn họ ưu ái gọi bằng cái tên Himmelfahrtsrationen – khẩu phần của Lễ thăng thiên (1).


                               **************   
……………………
        (*): Ngày thứ 40 sau Lễ Phục sinh – ND.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2017, 07:47:13 am »

       Ở Gresse, phía bắc sông Elbe, các kiện hàng của Hội Chữ thập Đỏ đã tới chỗ 12.000 tù binh chiến tranh của Chuẩn úy Dixie Deans. Deans đã sắp xếp xong xuôi. Anh thậm chí còn thuyết phục viên sĩ quan chỉ huy là Đại tá Ostmann cho phép nhóm Không lực Hoàng gia Anh đi tới trung tâm của Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế ở Lübeck rồi lái xe tải quay về đây để tiết kiệm thời gian.

       Hiện tại, hàng hàng lớp lớp người đứng chật kín các con đường quanh thị trấn, nơi đang phân phát đồ. Deans thông báo, “Một người được hai gói.” Trung sĩ Không lực Hoàng gia Anh Calton Younger kể, “Nó có tác động lớn lao đến tinh thần của mọi người. Các kiện hàng đó tới được đây là cả một phép màu và chúng tôi lập tức tôn Deans làm thánh.”

       Deans đạp xe từ hàng này sang hàng khác bằng chiếc xe đạp cà tàng với cái lốp xe tơi tả, thấy ai nấy đều đã nhận được khẩu phần của mình, anh cảnh báo những người tù đang chết đói tới nơi vì bao lâu nay chỉ ăn toàn rau là không được ăn quá nhiều mà “phải để dành càng nhiều càng tốt, vì ai biết được bọn Đức còn giở trò gì.” Dẫu vậy, Deans thấy đa số đều “ăn như thể đây là bữa cuối cùng.” Trung sĩ Không lực Hoàng gia Anh Geoffrey Wilson ăn ngấu nghiến cả gói: thịt bò muối, bánh quy, sô-cô-la – và hơn hết là 120 điếu thuốc lá. Anh “ăn như khùng, hút thuốc như điên, vì tôi thà chết no chứ không muốn làm ma đói.”

       Chín chiếc máy bay chiến đấu Typhoon của Không lực Hoàng gia Anh phát hiện ra bọn họ khi họ đang ngồi ăn. Mấy chiếc máy bay lượn vòng vòng trên đầu, và rồi, theo Wilson mô tả, chúng tách ra và hạ dần độ cao “một cách diệu kỳ như trong mơ.” Ai đó kêu lên, “Chúa ơi! Họ đang đến chỗ chúng ta đấy!” Mọi người chạy tứ tán. Có người cố phủ lên người tấm vải sọc ngụy trang nhiều màu đem theo phòng khi khẩn cấp. Kẻ thì nhảy xuống hố, nấp sau các bức tường, chạy vào kho thóc trốn hoặc trốn trong mấy ngôi nhà. Nhưng có nhiều người không chạy kịp. Từng chiếc Typhoon sà xuống, bắn tên lửa và thả bom sát thương xuống đoàn người. Bọn họ la hét: “Chúng tôi là phe mình! Chúng tôi là phe mình!” Tám chiếc máy bay tiếp tục tấn công; chiếc thứ chín có lẽ nhận ra mình đã lầm lẫn nên dừng lại. Mấy phút sau mọi chuyện chấm dứt. Sáu mươi người đã chết. Nhiều người khác bị thương, và một phần trong số đó chết trong các bệnh viện của Đức vì vết thương quá nặng.

       Deans bước trên đường phố, quan sát cuộc tàn sát và thấy muốn phát điên vì tuyệt vọng. Anh lập tức ra lệnh nhận dạng những người chết. Một số thi thể bị trúng đạn tới mức không nhận diện được nữa – sau này Deans kể, “chỉ còn lại những mảnh thi thể, và bọn tôi phải lấy xẻng xúc vào trong huyệt.”

      Sau khi đã chôn cất xong xuôi, và đưa người bị thương tới các bệnh viện của Đức, Deans lạnh lùng đạp xe tới chỗ Đại tá Ostmann đang ở trong sở chỉ huy tạm thời của ông. Lần này Deans không buồn giữ phép lịch sự nhà binh nữa. Anh nói, “Này Ostmann, tôi muốn ông cấp cho tôi một cái giấy phép để tôi đi tới trận tuyến của Anh. Không thể để chuyện thế này xảy ra lần nữa.”

      Ostmann sửng sốt nhìn Deans. Ông nói, “Deans à, tôi không thể làm thế được.”

       Deans nhìn ông ta chằm chằm. Anh ta cảnh cáo, “Chưa biết được ai sẽ kiểm soát chúng ta đâu. Có thể là quân Anh – hoặc cũng có thể là quân Nga. Bọn tôi không quan tâm ai sẽ giải phóng mình. Nhưng ông muốn đầu hàng ai hơn hả?”

       Deans nhìn thẳng vào viên đại tá Đức. “Tôi nghĩ các ông sẽ không có tương lai với bọn Nga đâu.” Anh dừng lại, để câu cuối dần dần thấm sâu hơn. Rồi anh lạnh lùng nói, “Đại tá, hãy viết giấy phép đi.”

      Ostmann ngồi xuống bàn và lấy một tờ giấy của Lục quân ra, rồi viết mấy dòng cho phép Deans đi đến vùng địch chiếm đóng. Ông nói với Deans, “Tôi không biết anh sẽ vượt qua tiền tuyến bằng cách nào, nhưng ít ra cái này sẽ giúp anh tới được đó.” Deans nói: “Tôi muốn lính gác Charlie Gumbach đi chung với tôi.”

      Ostmann suy nghĩ một chốc rồi nói, “Đồng ý.” Ông lại viết giấy phép cho Gumbach. Dixie nói, “Và tôi cũng cần một chiếc xe đạp khá khẩm hơn.” Ostmann nhìn anh rồi nhún vai, nói ông có thể thu xếp chuyện này.

      Khi rời khỏi văn phòng, Deans nói một câu cuối cùng. “Tôi hứa với ông là tôi sẽ quay lại cùng Charlie, để đưa người của tôi đi.” Rồi Dean làm một cử chỉ chào dứt khoát và nói, “Cảm ơn ngài, Đại tá.” Viên đại tá cũng chào lại. Ông nói, “Cảm ơn anh, Deans.” Đêm đó, có Hạ sĩ Đức Charlie Gumbach đi cùng, Dixie Deans bước vào chặng hành trình dài tới trận tuyến của Anh.

      Vào lúc hoàng hôn, Koniev lo lắng nhìn bản đồ, thấy xe tăng của Zhukov tiến nhanh tới Berlin, ông giục lính của mình hành quân nhanh hơn nữa. Ông nói với tướng Rybalko, tư lệnh Tập đoàn quân tăng Cận vệ 3, “Không cần lo cho hai cánh của anh đâu, Pavel Semenovich. Không cần lo bị tách khỏi bộ binh. Cứ đi tiếp.”

      Nhiều năm sau, Koniev kể lại, “Lúc đó tôi biết hẳn các tư lệnh xe tăng của mình đang nghĩ: ‘Ông quăng bọn tôi vào cái lỗ cống này, rồi bắt bọn tôi phải hành quân mà không có quân hai bên sườn – lỡ bọn Đức cắt mất liên lạc hay tập hậu thì sao?’”
Koniev vỗ vỗ cầu vai Nguyên soái của mình, rồi nói với các tư lệnh xe tăng, “Tôi sẽ có mặt. Các anh không phải lo. Điểm quan sát của tôi sẽ đi cùng các anh, ngay giữa hàng ngũ.”
      Rybalko và tướng D. D. Lelyushenko, tư lệnh Tập đoàn quân tăng Cận vệ 4 rạng rỡ đáp lại. Với tốc độ chóng mặt như Sư đoàn Thiết giáp 2 và Sư đoàn Thiết giáp 5 của Mỹ tiến tới sông Elbe, những chiếc tăng Liên Xô vọt qua quân thù – dù theo như Rybalko kể thì “các sư đoàn Đức chưa bị tiêu diệt vẫn còn sau lưng chúng tôi.”

      Sau 24 giờ vất vả, kỳ diệu thay, Rybalko đã đi được 38 dặm. Đoàn xe tăng của Lelyushenko đi được 28 dặm. Rybalko hớn hở gọi về cho Koniev. Ông nói, “Đồng chí nguyên soái, chúng tôi đang chiến đấu tại ngoại ô Zossen.” Các đơn vị này của Phương diện quân Ukraine số 1 giờ chỉ còn cách Berlin có 25 dặm.

      Còi báo động ở Zossen vang vọng. Có vẻ quân Liên Xô sẽ tới được đại bản doanh của Bộ Chỉ huy Tối cao trong 24 giờ tới, và đã có lệnh di dời. Các sĩ quan chủ chốt đã tới sở chỉ huy mới nằm gần Postdam. Số còn lại trong đại bản doanh, cùng với các nhân viên văn thư, máy giải mã, các tủ tài liệu được đưa lên xe buýt và xe tải. Trong khi đang đóng gói đồ đạc chất lên xe, mọi người đi vòng vòng trong lo âu, muốn được đi thật mau. Tướng Erich Dethleffsen, người đảm nhiệm vị trí cũ của Krebs làm Trợ lý Tham mưu trưởng, nói rằng vào lúc đó, “chúng tôi để lại cho không quân của địch một mục tiêu xứng đáng.”

      Không lâu trước khi trời tối, đoàn xe xuất phát, tiến về Bavaria. Dethleffsen chạy xe tới Berlin để dự buổi họp đêm của Quốc trưởng, rất sung sướng khi thấy một đoàn máy bay của Không quân bay trên đầu ông về phía nam. Sau đó, trong buổi họp, ông nghe một sĩ quan Không quân báo cáo với Hitler là “đã thành công tấn công đoàn xe tăng Liên Xô đang tiến về Zossen, bảo vệ được vùng này khỏi bị tấn công.” Cuộc oanh tạc này còn hơn cả thành công nữa: “đoàn xe tăng Liên Xô” hóa ra lại là đoàn xe buýt và xe tải của OKH đang chạy về phía nam. Máy bay Đức đã tấn công đúng đoàn xe của họ.


       Nửa đêm ngày 20/4, Heinrici vẫn cẩn thận nghiên cứu bản đồ và cố phân tích tình hình. Mấy tiếng sau, một nỗi sợ của ông đã tới: giờ ông không chỉ điều hành Cụm Tập đoàn quân Vistula mà còn chỉ huy cả Berlin nữa. Gần như ngay sau khi được lệnh, ông đã gọi Reymann tới và bảo không được phá hủy các cây cầu trong thành phố. Reymann than phiền là dù gì thì thành phố cũng chẳng có gì phòng bị, giờ đến số quân khá khẩm nhất trong lực lượng Volkssturm của ông cũng bị đưa tới các phòng tuyến ngoài này. Thực ra, Heinrici biết hết; ông nói Reymann đưa nốt phần còn lại của Lực lượng Phòng vệ Địa phương tới. Heinrici mệt mỏi nói, “Reymann, anh không hiểu tôi đang cố gắng làm gì sao? Tôi muốn bảo đảm là trận chiến sẽ chỉ diễn ra bên ngoài thành phố, chứ không phải ngay trong đó.”Heinrici biết, với tình hình hiện tại, không thể phòng hộ Berlin được. Ông không định để quân của mình rút lui về thành phố. Xe tăng sẽ không được đi tới đó. Vì có nhà cửa, nên không thể dùng pháo được; chẳng có chỗ mà bắn. Hơn nữa, nếu phải giao chiến trong thành phố thì số dân thường thương vong sẽ cực kỳ lớn. Bằng mọi giá, Heinrici hi vọng tránh được hiểm họa giao tranh trên đường phố.


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #99 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2017, 07:53:06 am »

     Hiện giờ, mối bận tâm lớn nhất của ông là tập đoàn quân của Busse; ông chắc chắn là nếu nó không bị đẩy lui nhanh chóng thì cũng sẽ bị bao vây. Trước khi tới mặt trận vào sáng sớm hôm đó, ông bảo tham mưu trưởng của mình gửi cho Krebs một bức điện: “Tôi không thể nhận trách nhiệm hoặc chỉ huy dưới tình hình này, trừ khi cho quân của Busse rút ngay – và bảo ông ta nói thế với Quốc trưởng.”

      Rồi ông chạy xe khắp mặt trận. Dấu hiệu tan rã hiển hiện khắp chốn. Ông thấy “đường phố đông nghẹt xe của người chạy nạn, lẫn trong đó có những chiếc xe quân đội.” Lần đầu tiên ông đụng độ một đám lính rõ ràng là đang chạy trốn. Ông kể, trên đường tới Eberswalde, “Tôi không gặp một thằng lính nào không nói là nó được lệnh về hậu phương lấy đạn dược, xăng dầu hay gì gì.” Ông kinh ngạc, và nhanh chóng hành động.

      Ở phía bắc Eberswalde, ông thấy “một đám người đang đi về phía tây bắc, nói là sư đoàn của bọn họ tập trung lại ở gần Joachimsthal”; ông bèn ngăn cả bọn lại rồi để bọn họ tập trung ở gần Eberswalde. Ở chỗ giao nhau với con kênh trong vùng, ông gặp “một phần của Sư đoàn Cảnh sát SS 4 đang di chuyển. Bọn họ còn khá trẻ, mới được thành lập, nhưng chỉ có một số là có vũ khí. Họ được bảo là sẽ nhận vũ khí ở Eberswalde.” Ở phía nam, ông thấy nột con đường đông nghẹt những dân với lính. Heinrici bước ra khỏi xe hơi và ra lệnh cho các hạ sĩ quan đưa người quay lại. Ông nói, “Quay trở lại mặt trận.”

      Ở thị trấn Schönholz, ông thấy “các sĩ quan trẻ tuổi ngồi không và cứ nhìn quanh quất. Họ được lệnh phải dựng một giới tuyến để bắt đám quân tản mác.” Cánh rừng giữa nơi này và Trammpe “đông đen quân lính đang nghỉ ngơi hoặc rút lui. không ai có lệnh hay bổ nhiệm gì cả.” Ở một nơi khác, ông bắt gặp “một đội lính xe tăng trinh sát đang ngồi nghỉ cạnh mấy chiếc xe.” Ông lệnh cho cả đội “đi tới Biesenthal ngay và chiếm lại ngã tư đó, nó cực kỳ quan trọng.” Quanh Eberswalde quá sức hỗn loạn, sau này Heinrici kể, “không có ai có thể nói tôi biết ở đó mặt trận có tồn tại hay không.”

     Nhưng đến nửa đêm, ông đã lập lại trật tự trong vùng và đưa ra nhiều mệnh lệnh mới.

      Rõ ràng ông bị thiếu hụt quân số, vũ khí và cả sĩ quan chỉ huy tài ba, và Heinrici biết mặt trận này khó lòng cầm cự được lâu. Tập đoàn quân Thiết giáp 3 của Von Manteuffel ở phía bắc có một số thành công nhất định khi phải chống lại Rokossovskii, nhưng việc Von Manteuffel phải rút lui chỉ là vấn đề thời gian.

      Lúc 12:30 sáng, ông gọi cho Krebs. Ông nói với ông ta là tình hình sắp vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới Quân đoàn Thiết giáp 56, “dù đã có nhiều cuộc phản công trước quân Liên Xô, nhưng vẫn đang bị đẩy lui ngày càng xa.” Ông nói, tình hình ở đó “rất căng thẳng và sắp bùng nổ.” Ông đã trao đổi riêng với Krebs hai lần trong ngày hôm nay, rằng tình hình của Tập đoàn quân 9 đang xấu đi nhanh chóng; lần nào Krebs cũng lặp lại quyết định của Hitler: “Busse phải trấn giữ mặt trận Oder.” Giờ Heinrici lại đấu tranh vì Busse thêm lần nữa.

      Heinrici nói với Krebs, “Trước giờ tôi vẫn luôn bị từ chối không cho Tập đoàn quân 9 di chuyển tự do. Giờ tôi yêu cầu điều đó – trước khi quá muộn. Tôi phải nói là tôi không chống lại mệnh lệnh của Quốc trưởng vì ngoan cố hay bi quan vô lý. Anh có thể thấy từ kinh nghiệm chiến đấu ở Nga của tôi là tôi không dễ dàng bỏ cuộc đâu. Nhưng giờ cần phải hành động ngay để cứu Tập đoàn quân 9 khỏi bị tiêu diệt.”

       Ông nói, “Tôi đã được lệnh là Cụm Tập đoàn quân Vistula phải ở lại vị trí hiện tại và giữ vững tiền tuyến, và đưa mọi lực lượng có thể có ra đây để khép khoảng trống giữa Tập đoàn quân 9 với tập đoàn quân của Schörner ở phía nam. Từ tận đáy lòng, tôi rất tiếc phải nói là mệnh lệnh này không thể thi hành được. Đơn giản là việc hành quân không có tí khả năng thành công nào. Tôi yêu cầu được chấp thuận đề nghị để Tập đoàn quân 9 rút lui. Tôi đề nghị điều này vì chính bản thân Quốc trưởng.”

      Heinrici nói, “Thực ra, việc tôi nên làm là đi thẳng tới chỗ Quốc trưởng và nói, ‘Thưa Quốc trưởng, vì mệnh lệnh này sẽ gây nguy hiểm cho ngài, nó không có khả năng thành công và không thể được thực thi, tồi đề nghị ngài rút lại quyền chỉ huy của tôi và giao cho ai khác. Rồi tôi có thể thực hiện nghĩa vụ của một người lính Volkssturm và chiến đấu với kẻ thù.’” Heinrici đang ngả bài: ông tuyên bố với cấp trên là ông thà chiến đấu trong cấp thấp nhất còn hơn thực thi một mệnh lệnh gây ra thương vong vô ích.

       Krebs hỏi, “Có thật là anh muốn tôi nói thế với Quốc trưởng không?” Heinrici trả lời ngắn gọn, “Tôi yêu cầu điều đó. Tham mưu trưởng và các sĩ quan của tôi làm chứng cho tôi.”

       Một lát sau Krebs gọi lại. Tập đoàn quân 9 phải giữ nguyên vị trí. Đồng thời, mọi lực lượng hiện có phải cố gắng khép khoảng trống với Schörner ở phía nam, “để mặt trận liền lạc trở lại.” Heinrici biết thế là Tập đoàn quân 9 coi như xong.

      Trong căn hầm Führerbunker, cuộc họp quân sự ban đêm của Hitler kết thúc vào lúc 3 giờ sáng. Trong buổi họp, Hitler đã khiển trách Tập đoàn quân 4 – tập đoàn quân bị Koniev đánh tan vào ngày đầu tiên của đợt tấn công – về mọi vấn đề xảy ra từ đó tới nay. Ông ta quy tập đoàn quân này vào tội phản quốc. Tướng Dethleffsen sửng sốt hỏi, “Thưa Quốc trưởng, ngài thực sự tin là người chỉ huy đã phản bội tổ quốc hay sao?” Hitler nhìn Dethleffsen “bằng ánh mắt thương hại, như thể chỉ có thằng ngu mới hỏi một câu ngớ ngẩn thế.” Rồi ông ta nói: “Mọi thất bại ở miền Đông của chúng ta đều có thể quy vào tội phản quốc – chỉ có thể là tội phản quốc mà thôi.”

       Khi Dethleffsen chuẩn bị ra khỏi phòng, Đại sứ Walter Hewel đại diện cho Von Ribbentrop ở Bộ Ngoại giao bước vào, gương mặt lộ vẻ muộn phiền sâu sắc.

     Ông nói, “Thưa Quốc trưởng, ngài có lệnh gọi tôi ạ?” Ngừng một chặp, Hewel nói: “Nếu chúng ta vẫn muốn đạt được gì đó trên phương diện ngoại giao, thì chính là lúc này đây.” Theo Dethleffsen kể, Hitler nói “bằng một giọng nhẹ nhàng và hoàn toàn thay đổi”: “Chính trị. Tôi chẳng có gì để làm với chính trị nữa. Nó làm tôi thấy phát tởm.” Dethleffsen nhớ lại, ông ta lê bước về phía cửa “chậm chạp và mệt mỏi.” Rồi ông tay quay người lại và nói với Hewel, “Khi tôi chết rồi thì anh sẽ bận rộn với chính trị đấy.” Hewel căng thẳng cả người. Ông ta nói, “Tôi nghĩ giờ ta nên làm gì đó.” Khi Hitler ra tới cửa, Hewel kích động nói thêm: “Thưa Quốc trưởng, chỉ còn năm giây nữa là tới nửa đêm rồi.” Có vẻ như Hitler không nghe thấy.



                                        ******************
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM