Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:04:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: The Last Battle - Trận chiến cuối cùng  (Đọc 98694 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2016, 07:20:05 am »

       Ông ta lê bước vào hành lang căn hầm – nửa cúi, nửa kéo lê chân trái, cánh tay trái rung rẩy không kiểm soát được. Dù cao 1m74, nhưng giờ khi cả đầu lẫn cơ thể đều nghiêng về bên trái, trông ông ta thấp hẳn đi. Đôi mắt mà những kẻ ngưỡng mộ từng ca ngợi là “cuốn hút” giờ bồn chồn và đỏ ngầu như thể nhiều ngày chưa ngủ. Khuôn mặt ông ta xám xịt, sưng húp. Cặp kính mắt màu xanh nhạt đong đưa trong tay phải ông ta, giờ ánh sáng cũng khiến ông ta khó chịu. Ông ta nhìn mấy vị tướng lĩnh một cách vô cảm một chặp, trong khi họ giơ tay lên và đồng thanh cái điệp khúc “Heil Hitler.” (*)

       Hành lang chật cứng người, tới mức Hitler khó khăn lắm mới lách qua được để vào căn phòng họp nhỏ. Eismann nhận thấy người xung quanh lại tiếp tục nói chuyện khi Quốc trưởng đi qua; không hề có sự yên lặng tôn kính như ông tưởng tượng. Heinrici thì bị sốc trước bề ngoài của Quốc trưởng. Ông nghĩ, Hitler “trông như một người sắp tới số trong 24 tiếng nữa. Ông ta là một xác chết biết đi.” Hitler chầm chậm chen lấn đến chỗ ngồi ở đầu bàn, như thể đang đau đớn lắm. Eismann ngạc nhiên thấy ông ta dường như ngồi bẹp dí xuống ghế bành “như một cái bao bố, không nói một lời, và giữ nguyên điệu bộ sóng soài như thế, tay bám vào tay vịn chiếc ghế.” Krebs và Bormann đến sau lưng Quốc trưởng, ngồi lên băng ghế dựa sát tường. Tại đó, Krebs thân mật giới thiệu Heinrici và Eismann. Hitler yếu ớt bắt tay hai người.
      
       Heinrici nhận thấy mình “hầu như không cảm nhận được bàn tay của Quốc trưởng, vì không hề có tí sức ép nào.”

        Vì căn phòng quá nhỏ nên không phải ai cũng được ngồi, và Heinrici đứng bên trái Quốc trưởng, Eismann đứng bên phải ông. Keitel, Himmler và Doenitz ngồi phía đối diện chiếc bàn. Phần còn lại đứng ngoài hành lang; Heinrici ngạc nhiên thấy họ vẫn tiếp tục nói chuyện, dù đã nhỏ giọng đi nhiều. Krebs bắt đầu cuộc họp. Ông nhìn Heinrici và nói, “Để ngài tư lệnh có thể trở lại Cụm tập đoàn quân của mình càng sớm càng tốt, tôi đề nghị ngài nên đọc báo cáo ngay.” Hitler gật đầu, đeo kính lên và ra hiệu cho Heinrici bắt đầu.

       Bằng cung cách chuẩn mực, vị tướng đi thẳng vào vấn đề. Nhìn thẳng vào từng người quanh bàn, rồi nhìn Hitler, ông nói, “Thưa Quốc trưởng, tôi phải nói với ngài là quân địch đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công với hỏa lực và quân lực phi thường. hiện tại, chúng đang chuẩn bị ở các vùng sau – từ nam Schwedt tới nam Frankfurt.”

       Heinrici chỉ tay lên tấm bản đồ riêng của Hitler đặt trên bàn, chầm chậm di ngón tay dọc theo vùng bị đe dọa ở mặt trận sông Oder một đường dài khoảng 75 dặm, đi qua các thành phố mà ông cho là sẽ bị tấn công nặng nhất - ở Schwedt, ở vùng Wriezen, quanh đầu cầu Küstrin và phía nam Frankfurt. Ông nói mình không hề nghi ngờ gì “cuộc tấn công chủ lực sẽ đập vào Tập đoàn quân 9 của tướng Busse” đang trấn giữ khu vực trung tâm này; và “chúng cũng sẽ tấn công cánh phía nam của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 của Von Manteuffel ở quanh Schwedt.”

       Heinrici tỉ mỉ mô tả cách ông xây dựng lực lượng cho Tập đoàn quân 9 của Busse chống lại cuộc tấn công sắp tới của Nga. Nhưng vì cần củng cố cho Busse, Von Man-teuffel lại chịu thiệt. Một phần mặt trận của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 đang được quân cấp thấp trấn giữ: quân Phòng vệ Địa phương già nua, một vài đơn vị Hungary và mấy sư đoàn lính Nga đào ngũ – độ tin cậy còn phải xem lại – do Trung tướng Andrei Vlasov chỉ huy.

     Rồi Heinrici nói thẳng: “Trong khi đội hình của Tập đoàn quân 9 đã tốt hẳn lên, thì Tập đoàn quân Thiết giáp 3 không thể chiến đấu cho ra hồn vào lúc này được. Năng lực đoàn quân của Von Manteuffel, ít nhất ở khu trung tâm và khu phía bắc mặt trận của ông ấy hiện rất thấp. Họ không hề có pháo hay thứ gì tương tự. Súng phòng không thì không thể thay thế pháo được, trong mọi trường hợp, mà cũng không đủ đạn cho mấy khẩu súng đó.”

       Krebs nho nhã cắt ngang. Ông ta nói mạnh mẽ: “Tập đoàn quân Thiết giáp 3 sẽ nhận được pháo nhanh thôi.”

        Heinrici nghiêng nghiêng đầu nhưng không nói gì – chừng nào nhìn thấy pháo thì mới tin Krebs được. Rồi tiếp tục như thể chưa từng bị cắt ngang, ông giải thích với Hitler rằng Tập đoàn quân Thiết giáp 3 hiện được an toàn chỉ nhờ một điều duy nhất – sông Oder đang vào mùa lũ.

      Ông nói, “Tôi phải cảnh báo với ngài là chúng ta chỉ có thể chấp nhận tình trạng yếu kém của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 trong mùa lũ.” Heinrici nói thêm, một khi nước xuống, “quân Nga sẽ không thất bại khi tấn công vào đó đâu.”

      Người trong phòng chăm chú lắng nghe, có một số hơi khó chịu với bài trình bày của Heinrici. Việc nói toạc móng heo ở một cuộc họp của Hitler khá hiếm; đa số các sĩ quan chỉ trình bày thành tựu và bỏ qua các khiếm khuyết. Từ khi Guderian ra đi, chưa có ai dám nói thẳng đến vậy – và rõ ràng là Heinrici chỉ mới bắt đầu.

       Giờ ông chuyển qua vấn đề quân đồn trú ở Frankfurt bên sông Oder. Hitler đã tuyên bố rằng thành phố đó là một pháo đài, giống như Küstrin yểu mệnh. Heinrici muốn bỏ rơi Frankfurt. Ông thấy quân ở đó đang bị hi sinh vì chứng cuồng “pháo đài” của Hitler. Họ có thể được cứu và được dùng hữu ích hơn ở nơi khác.

      Guderian, từng có cùng ý kiến về Küstrin, đã bị rớt đài vì quan điểm của ông về thành phố đó. Heinrici có thể sẽ có số phận tương tự vì dám chống đối. Nhưng vị tư lệnh Vistula thấy mình phải chịu trách nhiệm với quân ở Frankfurt, dù hậu quả có là gì, ông cũng không bị hăm dọa. Ông đưa ra vấn đề.

..............................

    (*) Ngược lại với niềm tin thông thường, tình trạng sức khỏe suy yếu của Hitler không phải là hậu quả của các chấn thương do vụ đánh bom ám sát năm 1944 gây ra, dù đó có vẻ đã đánh dấu khởi đầu của một sự suy nhược nhanh chóng. Sau chiến tranh, các đội phản gián của Mỹ đã điều tra gần như mọi bác sĩ từng chữa trị cho Hitler. Tác giả đã đọc toàn bộ báo cáo của họ, và dù không có ai đưa ra nguyên nhân cụ thể cho tình trạng liệt của Hitler, ý kiến chung cho rằng, ban đầu một phần bắt nguồn từ tâm lý, một phần do cách sống của ông ta. Hitler hầu như không bao giờ ngủ; ngày hay đêm với ông ta đều không khác biệt mấy. Thêm vào đó, có cả đống bằng chứng cho thấy ông ta bị đầu độc chậm vì sử dụng thuốc bừa bãi, được tiêm liều cao, do bác sĩ ưa thích của ông ta là Giáo sư Theodor Morell kê đơn. Các thuốc này gồm các toa thuốc chứa morphine, arsen và strychnine, rồi các chất kích thích tổng hợp khác nhau và loại “thuốc thần kỳ” bí ẩn mà chính bác sĩ này chế tạo  
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2016, 03:43:13 pm »

   

       Ông mở đầu, “Ở nơi đóng quân của Tập đoàn quân 9, một trong những điểm yếu nhất của mặt trận là quanh Frankfurt. Sức chiến đấu của quân ở đây rất thấp, và lượng đạn dược của họ cũng vậy. Tôi tin là chúng ta nên bỏ công tác phòng thủ tại Frankfurt và rút quân ra.”

      Đột nhiên Hitler nhìn lên và nói câu đầu tiên kể từ khi cuộc họp bắt đầu. Ông ta nói nhanh, “Tôi không chấp nhận chuyện này.”

       Cho tới lúc này, Hitler không chỉ ngồi im lặng mà còn bất động, như thể hoàn toàn không quan tâm. Eismann có cảm tưởng ông ta thậm chí còn không nghe gì. Giờ đây, Quốc trưởng bỗng nhiên “thức tỉnh và bắt đầu quan tâm sâu sắc.” Ông ta bắt đầu hỏi về sức chiến đấu của quân đồn trú, nguồn tiếp tế và đạn dược, và thậm chí không hiểu vì sao còn hỏi về cách triển khai pháo ở Frankfurt. Heinrici đều có câu trả lời.

       Từng bước một, ông xây dựng nên tình thế của mình, lấy các báo cáo và số liệu từ Eismann và đặt hết lên bàn, phía trước Quốc trưởng. Hitler nhìn mớ tài liệu được đặt lên từng cái một và có vẻ khá ấn tượng. Thấy có cơ hội, Heinrici nói bình thản nhưng mạnh mẽ, “Thưa Quốc trưởng, tôi thành thật thấy rằng từ bỏ việc phòng thủ ở Frankfurt là một bước đi khôn ngoan và đúng đắn.”

       Trước sự ngạc nhiên của hầu hết mọi người trong phòng, Hitler quay sang Chỉ huy trưởng OKH và nói, “Krebs, tôi thấy ý kiến của ngài thượng tướng về Frankfurt cũng hợp lý. Hãy đưa ra các mệnh lệnh cần thiết cho Cụm Tập đoàn quân này rồi đưa cho tôi trong hôm nay.”

       Giữa sự im lặng choáng váng sau đó, tiếng nói chuyện xôn xao ở hành lang bên ngoài có vẻ quá sức to. Eismann cảm giác có một sự tôn trọng mới mẻ và đột ngột dành cho Heinrici. Ông nhớ lại, “Heinrici vẫn đứng yên, nhưng ông ấy nhìn tôi như muốn nói ‘Ha, chúng ta thắng rồi.’ Tuy nhiên, chiến thắng ấy thật ngắn ngủi.

       Giữa lúc đó, có tiếng ồn ào ngoài hành lang và thân hình to lớn của Thống tướng Hermann Goering xuất hiện ở cửa ra vào của căn phòng họp nhỏ. Lách người đi vào, Goering nồng nhiệt chào hỏi những người có mặt, sôi nổi bắt tay Hitler và xin lỗi vì đã đến muộn.

        Ông ta chen vào ngồi cạnh Doenitz, và cuộc họp bị hoãn khá khó chịu vì Krebs phải tóm tắt nhanh cho ông nghe bài báo cáo của Heinrici. Khi Krebs nói xong, Goering đứng dậy và chống hai tay lên bàn, chúi người về phía Hitler như thể định bình luận gì đó về vụ việc. Nhưng thay vào đó, ông ta cười toe toét và bằng khiếu hài hước cao độ, ông nói, “Tôi phải kể ngài nghe một chuyến viếng thăm Sư đoàn không vận 9 của tôi…”

       Ông ta không nói gì thêm. Hitler đột nhiên ngồi thẳng người rồi đứng bật dậy. Lời lẽ tuôn ra từ miệng ông ta như thác lũ, tới mức những người có mặt chẳng thể hiểu được gì. Eismann nhớ lại, “Trước mắt chúng tôi, ông ta nổi cơn thịnh nộ dâng trào.”

       Trận lôi đình của ông ta chẳng liên quan gì với Goering. Đó là một bài chỉ trích kịch liệt dành cho các cố vấn và tướng lĩnh của ông ta, vì đã không chịu hiểu ý ông ta về cách sử dụng chiến thuật của các pháo đài.

      Ông ta hét lên, “Hết lần này tới lần khác, các pháo đài đã hoàn thành mục đích của chúng trong chiến tranh. Điều này đã được chứng minh ở Posen, Breslau và Schneidemühl. Bao nhiêu quân Nga đã bị tiêu diệt ở đó? Và các pháo đài đó khó chiếm biết bao! Tất cả người trong đó đều chiến đấu tới người cuối cùng! Lịch sử đã chứng minh là tôi đúng và mệnh lệnh của tôi buộc các pháo đài phải chiến đấu cho tới người cuối cùng là đúng!”

      Rồi nhìn thẳng vào Heinrici, ông ta thét, “Đó là lý do tại sao Frankfurt phải duy trì tình trạng của nó!”

       Cũng đột ngột như khi nó bắt đầu, cơn thịnh nộ chấm dứt. Nhưng dù mệt mỏi vì kiệt sức, Hitler không thể ngồi yên được nữa. Eismann thấy dường như ông ta đã mất kiểm soát. Ông nhớ lại, “Toàn thân ông ta run lên, hai tay vung lên vung xuống loạn xạ, mấy cây bút chì đang cầm trong tay đập vào tay vịn chiếc ghế. Ông ta khiến tôi có cảm tưởng là ổng loạn trí rồi. Điều này thật là không thực – nhất là khi nghĩ rằng số mệnh của cả một dân tộc lại nằm trong tay một kẻ suy sụp.”

       Bất chấp cơn giận dữ của Hitler, bất chấp việc ông ta thình lình đổi ý về Frankfurt, Heinrici kiên quyết không bỏ cuộc. Bình thản, kiên nhẫn – như thể chưa chừng có cơn thịnh nộ đó – ông tiếp tục nói về các vấn đề gây tranh cãi lần nữa, nhấn mạnh từng nguyên nhân một cho thấy cần bỏ Frankfurt. Doenitz, Himmler và Goering ủng hộ ông.

       Nhưng cũng chỉ là ủng hộ cho có lệ. Ba vị tướng quyền lực nhất trong phòng vẫn yên lặng. Keitel và Jodl không nói gì – và đúng như Heinrici đoán, Krebs không đưa ra ý kiến nghiêng về bên nào. Hitler rõ ràng đã mệt mỏi, chỉ uể oải ra hiệu bằng tay để bác bỏ từng vấn đề một. Rồi tự dưng bừng bừng sức sống trở lại, ông ta yêu cầu cho biết về phẩm cách của tư lệnh quân đồn trú tại Frankfurt, Đại tá Bieler. Heinrici trả lời, “Ông ấy là một sĩ quan đáng tin cậy và có kinh nghiệm, đã chứng tỏ được bản thân nhiều lần trong cuộc chiến.”

       Hitler ngắt lời, “Ông ta có phải là một Gneisenau không?” Hitler muốn nhắc tới Đại tướng Graf von Gnei-senau, người từng thành công trấn thủ pháo đài Kolberg trước Napoleon năm 1806.

      Heinrici vẫn điềm tĩnh. Ông bình thản đáp rằng “trận đánh ở Frankfurt sẽ chứng minh ông ấy có phải là Gneisenau hay không.” Hitler lại ngắt lời, “Được rồi, ngày mai đưa Bieler tới gặp tôi để tôi xem xem. Rồi tôi sẽ quyết định phải làm gì với Frankfurt.” Heinrici đã thua trận đầu về Frankfurt và ông tin trận thứ hai chắc cũng sẽ thua nốt. Bieler là người khá nhàm chán với đôi kính cận dày cộp. Ông ta sẽ khó mà gây ấn tượng với Hitler.

      Sau đó đến phần mà Heinrici cho là cơn khủng hoảng của buổi họp. Khi ông bắt đầu nói tiếp, ông thấy hối hận là mình không có kỹ năng giao tiếp khéo léo. Ông chỉ biết một cách diễn đạt bản thân; và giờ như thường lệ, ông lại nói ra sự thật sờ sờ trước mắt. Ông nói, “Thưa Quốc trưởng, tôi không tin là quân ở mặt trận Oder có thể chống đỡ được các cuộc tấn công cực nặng ký của quân Nga.”

        Hitler im lặng, vẫn còn run rẩy. Heinrici mô tả tình hình thiếu khả năng chiến đấu của mớ quân tạp nham – tình trạng nhân lực chung của Đức – trong lực lượng của ông. Phần lớn các đơn vị ngoài mặt trận chưa được huấn luyện, không có kinh nghiệm hoặc quá suy yếu vì đám lính mới tăng viện không tin cậy được. Nhiều tư lệnh cũng trong tình cảnh tương tự. Heinrici giải thích, “Ví dụ, Sư đoàn không vận 9 làm tôi thấy lo lắng. Các tư lệnh và hạ sĩ quan của nó hầu hết từng là sĩ quan quản trị, đều chưa được huấn luyện và không quen chỉ huy quân lính chiến đấu.”

        Goering thình lình nổi nóng. Ông ta to tiếng, “Lính dù của tôi! Anh đang nói về lính dù của tôi! Họ là lực lượng giỏi nhất hiện có rồi đấy! Tôi sẽ không nghe những nhận xét hạ nhục như vậy! Cá nhân tôi đảm bảo cho khả năng chiến đấu của họ!”

        Heinrici lạnh lùng nhận xét, “Quan điểm của ngài hơi bị thiên vị đấy, ngài Thống chế ạ.Tôi không nói gì chống lại lính của ngài, nhưng kinh nghiệm cho tôi biết rằng những đơn vị chưa được huấn luyện – nhất là lại do các sĩ quan mới tò te chỉ  huy – thường bị sốc rất dữ khi lần đầu bị pháo oanh tạc, tới mức sau đó chẳng làm nổi cái gì nữa.”

       Hitler lại nói, giọng đã bình tĩnh và sáng suốt hơn. Ông ta tuyên bố, “Bằng mọi giá phải huấn luyện các đội quân đó. Chắc chắc vẫn còn kịp trước trận chiến.”

      Heinrici bảo đảm với ông ta là đang nỗ lực thực hiện mọi thứ trong thời gian còn lại, nhưng ông nói thêm, “Việc huấn luyện không giúp họ có được kinh nghiệm chiến đấu, và đó chính là cái còn thiếu.” Hitler bác bỏ giả thiết này. “Các tư lệnh phù hợp sẽ cung cấp kinh nghiệm cần thiết, và dù sao thì quân Nga cũng đang chiến đấu bằng quân kém tiêu chuẩn.”

       Hitler khẳng định Stalin “đang sắp tới giới hạn và những gì ông ta còn lại chỉ là các tù binh có khả năng cực kỳ hạn chế.” Heinrici thấy tin tức sai lệch của Hitler thật là khủng khiếp. Ông cực lực phản đối. Ông nói, “Thưa Quốc trưởng, quân Nga vừa đông vừa thiện chiến.”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2016, 03:51:30 pm »


       Heinrici thấy đã tới lúc nói lên sự thật về tình hình đầy tuyệt vọng. Ông nói thẳng, “Tôi phải nói với ngài, từ khi các đơn vị thiết giáp bị chuyển sang cho Schörner, toàn bộ quân của tôi – cả giỏi lẫn dở – đều phải đưa ra ngoài tiền tuyến. Không có quân dự bị. Không hề có. Liệu họ có chống cự được những đợt nã pháo trước trận đánh không? Họ có chịu đựng được tác động ban đầu không? Trong một lúc thì có lẽ có. Nhưng trước kiểu tấn công sắp tới, thì mỗi sư đoàn của ta sẽ mất một tiểu đoàn một ngày. Thế có nghĩa là trong suốt trận chiến, cứ một tuần ta lại mất một sư đoàn. Chúng ta không thể chịu nổi tổn thất như thế. Chúng ta chằng có quân để thay thế.”

      Ông ngừng lại, thấy mọi ánh mắt đều đổ dồn vào mình. Rồi Heinrici lấn tới, “Thưa Quốc trưởng, sự thật là giỏi lắm thì chúng ta chỉ cầm cự được vài ngày.” Ông nhìn quanh phòng và nói, “Rồi mọi chuyện sẽ kết thúc.”

      Trong phòng là cả một sự yên lặng chết chóc. Heinrici biết các số liệu của mình không có gì để bàn cãi. Người ở đây đều quen thuộc với số liệu thương vong giống ông. Khác nhau là ở chỗ họ không dám nói ra.

       Goering là người đầu tiên phá vỡ sự im lặng tê liệt. Ông thông báo, “Thưa Quốc trưởng, tôi sẽ giao ngay cho ngài tùy ý sử dụng 100.000 lính không quân. Họ sẽ tới mặt trận Oder trong vài ngày nữa.”

      Himmler cáu kỉnh nhìn Goering, đối thủ kỳ cựu của mình, rồi nhìn Hitler, như thể quan sát phản ứng của Quốc trưởng. Rồi ông ta cũng tuyên bố bằng giọng the thé, “Thưa Quốc trưởng, tôi sẽ rút 12.000 lính thủy và đưa ngay tới mặt trận Oder.”

      Heinrici nhìn họ chằm chằm. Đây là một cuộc đấu giá kinh tởm mà họ tiêu mạng sống con người thay vì tiêu tiền, họ tình nguyện đưa ra các đoàn quân không được huấn luyện, không được trang bị, chất lượng kém cỏi trong đế chế riêng của mình. Họ đang trả giá nhắm vào đối phương, không phải để cứu nước Đức mà là để gây ấn tượng với Hitler. Và đột nhiên cơn sốt đấu giá lây lan khắp nơi. Một điệp khúc vang lên, ai cũng cố đưa ra các lực lượng có thể. Một số người hỏi số quân dự bị và Hitler kêu lên, “Buhle! Buhle!”

       Ngoài hành lang, nơi đám đông gồm các tướng lĩnh và lính cần vụ đang chờ đợi đã đổi từ cà phê sang rượu brandy, tiếng kêu la vang lên. “Buhle! Buhle! Buhle đâu?”

      Một trận om sòm, rồi Thiếu tướng Walter Buhle, Ủy viên Bộ Tổng tham mưu chịu trách nhiệm cung ứng hậu cần và quân tăng viện len lỏi qua đám đông đi vào phòng họp. Heinrici nhìn ông ta, rồi quay đi đầy ghét bỏ. Buhle mới uống rượu, cả người sực nức mùi rượu(*). Có vẻ như không ai khác chú ý hay bận tâm – kể cả Hitler.

       Quốc trưởng đưa ra một số câu hỏi cho Buhle – về quân dự bị, cung ứng súng trường, vũ khí cỡ nhỏ và đạn dược. Buhle mệt nhọc trả lời, và Heinrici thấy thật ngu xuẩn, nhưng có vẻ như Hitler lại hài lòng với những câu trả lời đó. Theo những gì ông rút ra được từ câu trả lời của Buhle, có thể vét được thêm 13.000 lính từ cái gọi là đội quân dự bị.

      Ra hiệu cho Buhle ngừng lại, Hitler quay sang Heinrici. Ông ta nói, “Vậy là anh có 150.000 lính – khoảng 12 sư đoàn. Đó là quân dự bị của anh.” Cuộc đấu giá chấm dứt. Rõ ràng Hitler coi các vấn đề của Cụm Tập đoàn quân thế là xong. Tất cả những gì ông ta đã làm là mua thêm cho Đệ tam Quốc xã tối đa 12 ngày nữa – và có thể phải trả một cái giá cực đắt bằng mạng người.

       Heinrici cố giữ bình tĩnh. Ông nói thẳng, “Bọn họ chưa qua huấn luyện chiến đấu. Họ chỉ ở hậu phương, trong văn phòng hoặc trên tàu, làm công tác bảo trì ở các căn cứ không quân… Họ chưa từng chiến đấu ngoài mặt trận. Họ chưa từng thấy qua một tên lính Nga nào.”

      Goering ngắt lời. “Quân mà tôi đưa ra phần lớn là lính chiến đấu trên máy bay. Họ là lực lượng tinh nhuệ nhất trong số những người tinh nhuệ. Và còn có quân ở Monte Cassino – danh tiếng của họ làm lu mờ tất cả.”

      Ông ta kịch liệt trình bày với Heinrici một cách lưu loát và phấn khích, “Bọn họ có ý chí, lòng dũng cảm và tất nhiên là có kinh nghiệm.”

      Doenitz cũng giận dữ. Ông ta gắt với Heinrici, “Tôi nói anh hay, lực lượng trên các tàu chiến cũng giỏi y như bộ binh của anh vậy.” Nhất thời, Heinrici nổi điên. Ông gay gắt hỏi, “Anh không nghĩ là chiến đấu trên bộ với trên biển khác nhau rất nhiều à? Tôi nói anh hay, cả đám bọn họ sẽ bị tàn sát ngoài chiến trường hết! Bị tàn sát hết!”.

      Dù Hitler có bị sốc vì cơn giận dữ thình lình của Heinrici hay không thì ông ta cũng không biểu lộ gì. Trong khi những người khác nổi xung lên thì Hitler có vẻ bình tĩnh và lạnh lùng. Ông ta nói, “Được rồi, chúng ta sẽ đưa các đội quân dự bị này đến tuyến thứ hai, sau tiền tuyến khoảng 8 km. Tiền tuyến sẽ gánh chịu loạt pháo mở màn của quân Nga. Trong khi đó, quân dự bị sẽ quen dần với trận chiến và nếu quân Nga đột phá được thì họ sẽ chiến đấu. Khi đó, để đẩy lùi quân Nga, anh sẽ phải dùng các sư đoàn thiết giáp.” Và ông ta nhìn Heinrici chăm chăm như thể đang chờ lời nhất trí về một vấn đề thực chất rất đơn giản.

       Heinrici không thấy vậy. Ông nói, “Ngài đã lấy đi của tôi các đơn vị thiết giáp dày dạn kinh nghiệm và thiện chiến nhất. Cụm Tập đoàn quân của tôi đã yêu cầu đưa họ quay lại.” Heinrici nói rõ từng chữ một: “Tôi cần bọn họ quay lại.”

       Sau lưng Heinrici, có một người giật mình, và viên sĩ quan quản trị của Hitler là Burgdorf giận dữ thì thầm vào tai Heinrici. Ông ta ra lệnh cho Heinrici, “Kết thúc đi! Anh phải kết thúc ngay.” Heinrici vẫn đứng đó. Ông lờ Burgdorf đi và lặp lại, “Thưa Quốc trưởng, tôi phải có lại các đơn vị thiết giáp đó.”

       Hitler vẫy tay gần như xin lỗi. Ông ta đáp, “Tôi rất tiếc, nhưng tôi phải lấy họ đi thôi. Người hàng xóm phía nam của anh cần quân thiết giáp của anh hơn. Cuộc tấn công chính của quân Nga rõ ràng không phải nhắm vào Berlin. Quân địch tập trung ở phía nam mặt trận của anh ở Saxony đông hơn hẳn.” Hitler chỉ lên vị trí của quân Nga bên sông Oder. Ông ta nói bằng giọng mệt mỏi và chán nản, “Toàn bộ đây chỉ là một cuộc tấn công thứ yếu để gây hoang mang thôi. Cuộc tấn công chính của địch sẽ không nhắm vào Berlin – mà nhắm vào đây.” Ông ta chỉ tay vào Prague. Quốc trưởng tiếp tục, “Kết quả là, Cụm Tập đoàn quân Vistula sẽ ổn thỏa cầm cự được các cuộc tấn công phụ.”

       Heinrici nhìn Hitler chằm chằm, không thể tin nổi(**). Rồi ông nhìn sang Krebs; chắc chắn Chỉ huy trưởng OKH phải thấy mấy thứ này thật vô lý chứ. Krebs phát biểu. Ông ta giải thích, “Dựa trên các thông tin chúng tôi có, không có gì cho thấy nhận định tình hình của Quốc trưởng là sai.”

        Heinrici đã làm mọi thứ có thể. Ông kết luận, “Thưa Quốc trưởng, tôi đã hoàn thành mọi thứ có thể để chuẩn bị cho cuộc tấn công, Tôi không thể xem 150.000 người đó là quân dự bị. Tôi cũng không thể làm gì về những tổn thất khủng khiếp mà chắc chắn chúng ta sẽ phải gánh chịu. Trách nhiệm của tôi là làm rõ ràng mọi chuyện. Trách nhiệm của tôi còn là nói với ngài rằng tôi không thể bảo đảm có thể chống đỡ được cuộc tấn công.”

      Đột nhiên Hitler bừng bừng sức sống. Cố đứng dậy, ông ta đập bàn, hét lên. “Niềm tin! Niềm tin mạnh mẽ vào thành công sẽ bù đắp được mọi thiếu hụt đó! Mọi tư lệnh phải tràn đầy lòng tin! Anh!” Ông ta chỉ vào Heinrici. “Anh phải bộc lộ niềm tin này! Anh phải truyền niềm tin này cho quân của anh!”

       Heinrici nhìn thẳng vào Hitler không nao núng. Ông nói, “Thưa Quốc trưởng, tôi phải lặp lại – trách nhiệm của tôi là phải lặp lại – chỉ có niềm tin và hi vọng không thôi thì không thể thắng được trận này.”

       Đằng sau ông có tiếng thì thầm, “Kết thúc đi! Kết thúc đi!”

       Nhưng Hitler thậm chí còn không nghe Heinrici nói. Ông ta hét lên, “Tôi nói anh hay. Thưa thượng tướng, nếu anh biết trận chiến này ta sẽ thắng, thì ta sẽ thắng! Nếu quân của anh cũng có niềm tin tương tự - thì anh sẽ giành được chiến thắng, và là thành công vĩ đại nhất của cuộc chiến!”


      Trong sự im lặng đầy căng thẳng theo sau đó, mặt Heinrici trắng bệch, ông thu thập tài liệu và đưa cho Eismann. Hai sĩ quan rời khỏi phòng họp vẫn đang yên ắng. Bên ngoài, trong phòng đợi ở hành lang, họ nghe nói có một cuộc không kích đang diễn ra. Lặng người đi, cả hai đứng đợi trong sững sờ, gần như không hề hay biết về tiếng trò chuyện đang tiếp tục xung quanh họ.

       Sau vài phút, họ được phép rời khỏi hầm. Họ đi lên cầu thang ra ngoài vườn. Tại đó, lần đầu tiên kể từ lúc rời phòng họp, Heinrici cất tiếng. Ông mệt mỏi nói, “Chả ích gì. Cứ như cố hái trăng trên trời.” Ông nhìn lên màn khói nặng nề bên trên thành phố và khe khẽ lặp lại với bản thân, “Chả ích gì. Chả ích gì.”(***)

............................. 

       (*) Theo như Heinrici nói trong một cuộc phỏng vấn với tác giả thì, “Buhle đang vẫy một lá cờ ghi ‘tôi đã uống brandy’ đằng trước.”

       (**) Sau này Heinrici nói: “Lời khẳng định của Hitler giết tôi chết hẳn. Tôi không thể tranh cãi về điều đó, vì tôi không biết tình hình mà Schöner phải đối mặt là như thế nào. Tôi biết là Hitler sai hoàn toàn rồi. Tôi chỉ nghĩ được là ‘Làm sao một người có thể huyễn hoặc bản thân tới độ này?’ Tôi nhận ra họ đang sống trong một vùng đất mộng mơ (Wolkenkuckucksheim).”

       (***) Nghiên cứu về cuộc họp của Hitler chủ yếu là từ nhật ký của Heinrici, bổ sung thêm một cuốn hồi ký dài (186 trang) của Đại tá Eismann. Heinrici ghi chép tỉ mỉ về mọi chuyện đã diễn ra, bao gồm chính xác từng lời Hitler đã nói. Có một vài khác biệt giữa bản ghi chép của Heinrici với của Eismann, nhưng đã được giải quyết trong chuỗi phỏng vấn với Heinrici, kéo dài hơn 3 tháng vào năm 1963.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2016, 03:55:23 pm »

   

       Mặt nước trong xanh của hồ Chiemsee trông như những tấm gương đang chuyển động, soi bóng hàng thông cao lớn phủ kín những ngọn đồi dưới chân núi, kéo dài đến tận đỉnh núi quanh năm tuyết phủ. Walther Wenck nặng nhọc dựa vào cây gậy chống, nhìn ra đằng xa, về phía dãy núi trùng điệp mênh mông bên kia hồ, cách Berchtesgaden vài dặm. Phong cảnh đẹp và yên bình quá đỗi.

      Khắp nơi, những nụ hoa đầu mùa đang hé nở; tuyết trên các dãy núi cao bắt đầu tan, và dù mới ngày 6/4, hương xuân đã ngập tràn trong không gian. Sự thanh bình của cảnh vật xung quanh đã giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của cựu Tham mưu trưởng của Guderian, vị tướng trẻ nhất của quân đội Đức ở tuổi 45.

      Tại đây, ngay giữa lòng dãy Alps xứ Bavaria, cuộc chiến có vẻ như cách xa ngàn dặm. Trừ người tới đây để hồi phục sau khi bị thương trong chiến tranh, hoặc như trong trường hợp của Wenck là bị tai nạn, ở đây hầu như chẳng thấy một người lính nào.

      Dù vẫn còn yếu, sức khỏe Wenck đang hồi phục dần. Xét tới độ nghiêm trọng của vụ tai nạn, Wenck còn sống được quả là may mắn. Ông bị chấn thương ở đầu và gãy xương nhiều chỗ trong một vụ tai nạn xe hơi ngày 13/2, và đã nằm viện gần sáu tuần. Xương sườn ông bị gãy nhiều tới mức ông vẫn còn phải mặc một tấm áo lót phẫu thuật từ ngực tới đùi. Đối với ông, chiến tranh dường như đã kết thúc, và dù thế nào đi nữa, kết cục của nó đã rõ ràng một cách đáng buồn. Ông không tin nền Đệ tam Quốc xã có thể sống sót được thêm mấy tuần nữa.

       Dù tương lai của nước Đức có vẻ ảm đạm, Wenck vẫn thấy biết ơn về nhiều điều: vợ ông, Irmgard, cùng cặp sinh đôi 15 tuổi của họ, cậu con trai Helmuth và cô con gái Sigried vẫn an toàn, và đang sống cùng ông tại Bavaria. Chậm chạp và đau đớn, Wenck quay lại căn nhà nghỉ nho nhỏ đẹp như tranh vẽ, nơi họ đang ở. Khi ông bước vào phòng nghỉ, Irmgard đưa cho ông một bức điện. Wenck gọi ngay về Berlin.

       Sĩ quan quản trị của Hitler, Đại tướng Burgdorf nghe máy. Burgdorf nói Wenck phải tới Berlin báo cáo cho Hitler vào ngày hôm sau. “Quốc trưởng đã chỉ định anh làm tư lệnh của Tập đoàn quân 12.” Wenck vừa ngạc nhiên vừa hoang mang. Ông hỏi, “Tập đoàn quân 12 ư? Là cái gì đấy?”

      Burgdorf đáp, “Anh tới đây rồi biết.”

      Wenck vẫn không hài lòng. Ông nhấn mạnh, “Tôi chưa từng nghe nói tới Tập đoàn quân 12 nào cả.” Birgdorf cáu kỉnh đáp, như thể đang giải thích mọi thứ, “Tập đoàn quân 12 giờ đang được tổ chức.” Rồi ông ta cúp máy.

       Mấy tiếng sau, một lần nữa khoác lên mình bộ đồng phục, Wenck tạm biệt bà vợ âu sầu. Ông cảnh báo với bà, “Dù em có làm gì thì cũng cứ ở yên tại Bavaria. Đây là nơi an toàn nhất.” Rồi ông lên đường đến Berlin, hoàn toàn không hay biết gì về nhiệm vụ của mình. Trong vòng 21 ngày tới, tên tuổi vị tướng vô danh này sẽ trở thành biểu tượng hy vọng của mọi người dân Berlin.





                          *********************




        Ban tham mưu đã quen thấy ông thỉnh thoảng nổi giận, nhưng chưa từng thấy Heinrici như thế này bao giờ. Viên tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Vistula đang nổi trận lôi đình tột độ. Ông vừa nhận được báo cáo từ Bieler, sĩ quan phụ trách “pháo đài” Frankfurt, về chuyến thăm Hitler của viên đại tá trẻ tuổi. Đúng như Heinrici đã lo sợ, vị sĩ quan đeo kính cận với gương mặt gầy gò này không phù hợp với tiêu chuẩn anh hùng Scandinavi của Hitler. Sau vài nhận xét linh tinh, trong đó không hề đề cập tới Frankfurt, Hitler bắt tay Bieler và cho ông ra ngoài. Ngay khi Bieler rời khỏi hầm, Hitler ra lệnh đổi người chỉ huy Frankfurt. Quốc trưởng nói với Krebs, “Kiếm ngay người khác. Bieler chắc chắn không phải là Gneisenau!”

        Đơn vị đồn trú tại Frankfurt trực thuộc Tập đoàn quân 9 của Đại tướng Busse, nên ông cũng có nghe Krebs nói về vụ đổi người chỉ huy sắp tới, và ngay lập tức báo cho Heinrici. Giờ, trong khi Bieler đang đứng bên bàn làm việc của Heinrici, Giftzwerg giận dữ gọi điện cho Krebs.

         Ban tham mưu của ông lặng lẽ quan sát. Họ đã biết cách đo lường cơn giận dữ của Heinrici qua cách ông gõ ngón tay lên bàn. Ông đang gõ thật lực lên mặt bàn. Krebs bắt máy. Heinrici rống lên, “Krebs, Đại tá Bieler đang ở văn phòng tôi. Tôi muốn anh nghe cho kỹ đây. Bieler phải được tiếp tục chỉ huy quân đồn trú ở Frankfurt. Tôi đã nói với Burgdorf rồi, và giờ tôi phải nói với anh. Tôi từ chối chấp nhận bất kỳ sĩ quan nào khác. Anh có hiểu không hả?”

       Ông không chờ câu trả lời. “Một chuyện khác nữa. Huân chương Chữ Thập Sắt của Bieler đâu? Ông ấy đã chờ suốt mấy tháng nay. Ông ấy cần được trao ngay. Anh có hiểu không hả?” Heinrici vẫn không ngừng lại. Ông nói, “Giờ nghe tôi nói đây, Krebs. Nếu Bieler không nhận được Huân chương Chữ Thập Sắt, nếu Bieler không được phục chức chỉ huy Frankfurt, thì tôi sẽ từ chức! Anh có hiểu không hả?” Vẫn gõ mạnh đầy giận dữ, Heinrici nhấn mạnh. “Tôi mong anh xác nhận lại chuyện này trong hôm nay! Thế đã rõ chưa?” Ông dập mạnh ống nghe. Krebs không thốt được lời nào.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2016, 03:58:58 pm »

     

      Sau này Đại tá Eismann nhớ lại, chiều ngày 7/4, “Cụm Tập đoàn quân nhận được hai bức điện từ bộ chỉ huy của Quốc trưởng. Bức thứ nhất nói, Bieler vẫn sẽ là tư lệnh của Frankfurt; còn bức thứ hai thì nói ông ấy sẽ được trao tặng Huân chương Chữ Thập Sắt.”

       Thượng tướng Alfred Jodl, Tư lệnh hành quân của Hitler, ngồi trong văn phòng ở Dahlem, đợi tướng Wenck đến. Vị tư lệnh mới của Tập đoàn quân 12 vừa mới đi khỏi chỗ Hitler và giờ tướng Jodl có trách nhiệm tóm tắt tình hình ở mặt trận phía Tây cho Wenck. Trên bàn làm việc của Jodl là một xấp báo cáo từ Thống chế Alberg Kesselring, Tổng tư lệnh phía Tây. Các báo cáo đó vẽ ra một bức tranh đang tối dần theo từng giờ. Quân Anh-Mỹ đang đột phá ở khắp nơi.

       Trên lý thuyết, Tập đoàn quân 12 là lá chắn phía Tây của Berlin, trấn thủ 125 dặm hạ lưu sông Elbe và sông Mulde để ngăn quân Anh-Mỹ tấn công thành phố. Hitler đã quyết định là Wenck sẽ chỉ huy 10 sư đoàn, gồm các sĩ quan tập sự thuộc quân đoàn thiết giáp, Lực lượng Phòng vệ Địa phương, học viên trường sĩ quan, các nhóm quân lẻ tẻ, và tàn dư của Tập đoàn quân 11 ở dãy Harz. Dù lực lượng này có tổ chức kịp đi nữa, Jodl nghi ngờ không biết liệu nó có hiệu quả gì không.

        Và có lẽ nó sẽ không bao giờ đi vào hoạt động ở sông Elbe – dù Jodl không định nói cho Wenck biết. Jodl vẫn còn giữ bản kế hoạch Nhật thực chiếm được trong két sắt ở văn phòng ông – tập tài liệu nêu chi tiết các bước quân Anh-Mỹ sẽ thực hiện nếu Đức đầu hàng hoặc thua cuộc – và các tấm bản đồ đính kèm cho thấy các khu vực thỏa thuận mà mỗi bên sẽ chiếm đóng sau khi chiến tranh kết thúc. Jodl vẫn tin rằng quân Anh và Mỹ sẽ dừng ở sông Elbe – đường phân chia giữa vùng chiếm đóng hậu chiến giữa Anh-Mỹ và Nga. Ông thấy hoàn toàn rõ ràng là Eisenhower sẽ để Berlin cho Nga.





                                   ****************




        Đoạn cuối của bức điện mới nhất mà Eisenhower gửi cho Churchill viết, “Tất nhiên, nếu điều kiện của chiến dịch ‘Nhật thực’ xảy ra [Đức đầu hàng hoặc thua cuộc] vào bất kỳ lúc nào, tại bất kỳ đâu trên mặt trận thì chúng ta sẽ nhanh chóng tiến hành… và Berlin sẽ nằm trong số các mục tiêu quan trọng của ta.”


       Đó là lời cam kết hết mức mà vị Tư lệnh Tối cao sẵn lòng thực hiện. Nó không làm hài lòng người Anh, và Bộ tổng tham mưu của họ tiếp tục đòi phải quyết định rõ ràng. Họ đánh điện cho Washington, giục tổ chức một cuộc họp để bàn bạc về chiến lược của Eisenhower. Bức điện của Stalin khiến lòng nghi ngờ của họ nổi lên.

      Bộ tổng tham mưu của Anh nói, trong khi vị Tổng tư lệnh đã khẳng định rằng mình phải đến giữa tháng năm mới bắt đầu tấn công, thì ông ta lại không nói định phát động “cuộc tấn công thứ yếu” vào Berlin khi nào. Do đó, vẫn phải chiếm Berlin càng sớm càng tốt. Hơn nữa, họ tin là “Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ nên chỉ thị cho Eisenhower về vấn đề này.”

       Hồi âm của Đại tướng Marshall mạnh mẽ và quyết đoán chấm dứt cuộc tranh cãi. Ông nói, “Không nên để các lợi thế chính trị và tâm lý có được từ việc chiếm Berlin trước quân Nga lấn át các cân nhắc quân sự buộc phải có, mà theo ý chúng tôi đó là việc tiêu diệt và chia cắt toàn bộ các lực lượng vũ trang của Đức.”

       Marshall không hoàn toàn khép hẳn khả năng chiếm Berlin, vì “thực tế thì, Berlin nằm trong trung tâm ảnh hưởng của cuộc tấn công chủ đạo.” Nhưng Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ không có thời gian để mà cân nhắc thêm về việc này nữa. Ông nói, tốc độ tiến quân của quân Đồng minh tạo Đức giờ đang rất nhanh, tới mức nó bỏ xa khả năng “để hội đồng xem lại các vấn đề chiến dịch dưới bất kỳ hình thức nào.” Và Marshall kết thúc với một sự tán thành mập mờ dành cho vị Tư lệnh Tối cao.

       “Chỉ có Eisenhower mới biết phải đánh trận này như thế nào và làm sao tận dụng được tình hình đang thay đổi.”

       Về phần mình, Eisenhower khá căng thẳng, tuyên bố ông sẵn sàng thay đổi kế hoạch nhưng chỉ khi nào có lệnh. Ngày 7/4, ông đánh điện cho Marshall, “Tất nhiên, khi nào có thể chiếm được Berlin với một cái giá không đáng kể thì chúng ta sẽ làm thế.”

       Nhưng vì Nga đang ở rất gần thủ đô, ông xem việc “đưa Berlin làm mục tiêu chính vào giai đoạn này của cuộc chiến là không hợp lý về mặt quân sự.”

       Eisenhower nói, ông là người đầu tiên “thừa nhận rằng chiến tranh được tiến hành để thực hiện các mục đích chính trị, và nếu Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ quyết định là việc chiếm Berlin phải được ưu tiên hơn các cân nhắc quân sự đơn thuần, thì tôi sẽ vui lòng điều chỉnh kế hoạch và tư tưởng của mình để thực hiện chiến dịch đó.”

       Tuy nhiên, ông nhấn mạnh niềm tin của mình, rằng “chỉ nên chiếm Berlin nếu nó khả thi và thực tế, trong khi chúng ta tiến hành kế hoạch chung gồm (A) chia cắt các lực lượng của Đức… (B) giữ cánh trái của chúng ta thật vững vào vùng Lübeck, và (C), cố gắng phá vỡ các nỗ lực của Đức nhằm thành lập pháo đài ở vùng núi phía nam.”

      Ông đưa cho Montgomery câu trả lời gần như y hệt vào ngày hôm sau. Monty đã tiếp tục tranh cãi về việc này sau khi Churchill và Bộ tổng tham mưu Anh bỏ cuộc.

      Ông yêu cầu Eisenhower đưa thêm 10 sư đoàn để tấn công Lübeck và Berlin. Eisenhower bác bỏ. Vị Tư lệnh Tối cao tuyên bố, “Về Berlin, tôi sẵn lòng thừa nhận là nó có tầm quan trọng về mặt chính trị và tâm lý, nhưng quan trọng hơn là vị trí của các lực lượng còn lại của Đức trong mối liên hệ với Berlin. Tôi muốn tập trung chú ý vào đó. Tất nhiên nếu có cơ hội chiếm Berlin mà không quá tốn sức, thì tôi sẽ làm vậy.”

       Đến lúc này thì Churchill quyết định dừng cuộc tranh cãi trước khi quan hệ Đồng minh xấu đi thêm. Ông nói với tổng thống Roosevelt rằng mình xem như vấn đề đã khép lại. Ông điện cho tổng thống, “Để chứng tỏ lòng chân thành của mình, tôi sẽ dùng một trong số những câu châm ngôn Latin ít ỏi của tôi: Amantium irae amoris integratio est.” Dịch ra, nó có nghĩa là, Các cuộc tranh cãi giữa người yêu làm tình yêu thêm mới mẻ.

      Nhưng trong khi cuộc tranh cãi về bức điện SCAF 252 và các mục tiêu của quân Anh-Mỹ vẫn đang diễn ra sau cánh gà, thì quân Anh-Mỹ đang tiến sâu vào nước Đức từng giờ từng phút. Không ai nói cho họ biết rằng " Berlin không còn là mục tiêu quân sự chính nữa.”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #65 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2016, 07:56:38 pm »

     
      5.


       Cuộc đua đã bắt đầu. Lịch sử chiến tranh chưa từng có đoàn quân hùng hậu nào lại di chuyển nhanh đến vậy. Tốc độ hành quân của quân Anh-Mỹ đang được đẩy nhanh, trên toàn mặt trận, cuộc tấn công đang được tiến hành dưới dạng một cuộc đua khổng lồ. Các tập đoàn quân tập trung vào mục tiêu giành được bờ sông Elbe, chiếm các đầu cầu để thắng trận đánh cuối cùng và kết thúc chiến tranh, nên mọi sư đoàn ở phía bắc và trung tâm mặt trận phía tây đều quyết tâm phải là người đầu tiên tới được bờ sông. Xa hơn, Berlin là mục tiêu cuối cùng, vẫn luôn là vậy.

      Trong khu vực của Anh, Sư đoàn Thiết giáp 7 – những chú Chuột sa mạc danh tiếng – hầu như không ngừng nghỉ kể từ khi rời sông Rhine. Từ hồi vượt sông, Thiếu tướng Louis Lyne, tư lệnh Sư đoàn 7 đã nhấn mạnh rằng “mọi cấp bậc đều phải dán mắt vào sông Elbe.  Một khi đã bắt đầu, chừng nào chưa tới nơi thì tôi còn chưa ra lệnh dừng lại, dù là đêm hay ngày cũng vậy… Chặng kế phải săn cho tốt.” Giờ đây, dù gặp phải kháng cự mạnh mẽ từ quân địch, những chú Chuột sa mạc vẫn đang tiến lên trung bình 20 dặm một ngày.

       Chuẩn úy trung đoàn Charles Hennell nghĩ rằng “Sư đoàn 7 có quyền và có khả năng chiếm được thủ đô để làm phần thưởng cho những nỗ lực miệt mài và lâu dài củ mình, từ hồi còn ở Sa mạc phía Tây.” Hennell chiến đấu ở Chuột sa mạc từ trận El Alamein.

      Chuẩn úy Eric Cole còn có lý do phải tới Berlin thuyết phục hơn. Là một cựu binh trong trận Dunkirk, anh từng bị quân Đức dồn ra biển hồi năm 1940. Giờ Cole đang quyết tâm chuẩn bị để san bằng tỉ số. Anh thường bảo đội ngũ thiết giáp phải giữ trang thiết bị cơ khí ở tình trạng vận hành tốt nhất. Cole định đánh cho bọn Đức đang ở phía trước sư đoàn phải chạy về Berlin.

      Người của Sư đoàn không vận 6 của Anh đã từng dẫn đầu các đồng hương của mình đến Normandy vào ngày D-Day; và họ quyết sẽ dẫn đầu cho đến ngày cuối cùng.

      Trung sĩ Hugh McWhinnie đã nghe ngóng từ các tù binh Đức là khi quân Anh qua được sông Elbe, quân địch sẽ “mở toang cửa để họ tới thẳng Berlin.” Anh rất nghi ngờ điều đó. Sư đoàn 6 đã chiến đấu giành từng dặm đất. Đại úy Wilfred Davison của Tiểu đoàn dù 13 chắc chắn là sẽ có một cuộc đua giành lấy thành phố, nhưng giống như đa số trong sư đoàn, anh không hề nghi ngờ gì. “Sư đoàn 6 đang dẫn đầu.” Nhưng tại Bộ chỉ huy sư đoàn, Đại úy John L. Shearer bắt đầu thấy hơi lo lắng. Anh nghe đồn là “Berlin sẽ được giao cho người Mỹ.”

     Các sư đoàn không vận của Mỹ cũng nghe lời đồn tương tự. Vấn đề là nó không nhắc tới quân dù. Ở nơi đóng quân của Sư đoàn không vận 82 của tướng John Gavin, nơi các lính dù đã huấn luyện nhiều ngày nay, họ thấy rõ ràng là cuộc đổ bộ xuống Berlin coi như xong. Có lẽ chiến dịch nhảy dù sẽ chỉ diễn ra nếu quân địch đột ngột sụp đổ, khiến kế hoạch Nhật thực đi vào thực tiễn, khi đó sẽ cần quân dù đến Berlin làm nhiệm vụ chính trị.

      Nhưng chuyện này thật quá xa vời. SHAEF đã chỉ đạo cho Tập đoàn quân Không vận số 1 của Đại tướng Lewis Brereton là sẽ sớm có các cuộc đổ bộ cứu viện xuống các trại tù binh chiến tranh của phe Đồng minh, dưới bí danh “Chiến dịch Hân hoan.” Dù cũng rất muốn giải cứu các tù binh chiến tranh, nhưng viễn cảnh thực hiện chiến dịch giải cứu thay vì một nhiệm vụ chiến đấu khiến mọi người trong tập đoàn quân chẳng mấy hân hoan.

      Sự chán nản tương tự ngập tràn trong các đoàn quân không vận khác. “Những con đại bàng la hét” của Sư đoàn không vận 101 của Đại tướng Maxwell Taylor từng chiến đấu như bộ binh không chỉ một lần, lần này là ở Ruhr. Một trung đoàn trong sư đoàn 82 của tướng Gavin cũng nhận được lệnh tới đó. Sư đoàn 82 cũng nhận được chỉ thị phải hỗ trợ Cụm Tập đoàn quân 21 của Montgomery trong chiến dịch vượt sông Elbe sau này.

      Binh nhì Arthur Schultz “Hà Lan” của Trung đoàn dù 505 có lẽ là đại biểu phù hợp nhất cho cảm giác của những người lính dù. Anh trèo lên một chiếc xe tải đang hướng về Ruhr, tỏ vẻ bất cần nói với anh bạn mình là binh nhì Joe Tallett:
       “Vậy đó. Tôi dẫn bọn họ tới Normandy, phải không? Tới Hà Lan, phải không? Nhìn tôi này, nhóc. Tôi là một anh Mỹ quý phái và đất nước chỉ có một tôi mà thôi. Họ muốn tiền bỏ ra phải đáng đồng tiền bát gạo. Họ không đời nào để tôi phí hoài ở Berlin đâu. Chết tiệt, đời nào! Họ để dành lại thôi! Họ sẽ bảo tôi đổ bộ xuống Tokyo!”

       Nhưng nếu như các sư đoàn không vận bị mất tinh thần, thì các tập đoàn quân trên bộ lại đang tràn đầy cảnh giác.

       Ở trung tâm, các đội quân Mỹ đang tung hết sức và sức mạnh của họ thật dữ dội. Với sự trở lại của Tập đoàn quân 9 hùng mạnh của tướng Simpson từ Cụm Tập đoàn quân 21 của Montgomery, Bradley đã trở thành vị tướng đầu tiên trong lịch sử Mỹ chỉ huy bốn tập đoàn quân. Ngoài Tập đoàn quân 9, lực lượng của ông còn có các tập đoàn quân 1, 3 và 15 – gần một triệu lính.

       Ngày 2/4, chỉ chín ngày sau khi vượt sông Rhine, quân của ông đã hoàn thành xong cái bẫy bao vây sông Ruhr. Cụm Tập đoàn quân B của Thống chế Walter Model với quân số không ít hơn 325.000 người bị kẹt trong ngõ cụt rộng 4.000 dặm vuông. Một khi Model bị vây, mặt trận phía Tây liền rộng mở và Bradley mạnh mẽ càn lướt qua, để lại một phần của tập đoàn quân 1 và 9 để càn quét ngõ cụt đó. Giờ quân của ông đang phấn khích hò hét không ngừng. Bradley đang tiến như vũ bão qua vùng trung tâm nước Đức, về hướng Leipzig và Dresden, với quân Anh ở sườn bắc và Cụm Tập đoàn quân 6 Hoa Kỳ của tướng Devers. Trong số các tập đoàn quân trên trận tuyến từ bắc xuống nam của Mỹ, Tập đoàn quân 9 là gần sông Elbe nhất, và các vị tư lệnh thấy là có vẻ Bradley đã cho phép Simpson theo đà xốc tới Berlin.

       Ngày vòng vây vùng Ruhr hoàn thành, Eisenhower bèn ra lệnh chô các đoàn quân của ông. Cánh của Bradley sẽ “càn quét vùng… Ruhr, phát động một cuộc tấn công với trục chính là Kassel-Leipzig… tìm cơ hội chiếm một đầu cầu ở sông Elbe và chuẩn bị thực hiện các chiến dịch sau khi vượt sông.” Ngày 4/4, ngày Tập đoàn quân 9 quay về với ông, Bradley cũng đưa ra các mệnh lệnh mới cho các tập đoàn quân của mình. Trong “Thư chỉ thị số 20,”

      Tập đoàn quân 9 được lệnh, thứ nhất là tiến về phía nam Hanover, trung tâm đoàn quân sẽ nằm ở thành phố Hildersheim – cách sông Elbe khoảng 70 dặm. Rồi “khi có lệnh,” giai đoạn 2 sẽ bắt đầu. Đây là đoạn quan trọng nêu lên vai trò của Tập đoàn quân 9, và cho thấy đích đến của đoàn quân, theo các vị tư lệnh của nó. Đoạn văn viết: “Giai đoạn 2. Tiến về phía đông… tìm mọi cơ hội có thể để chiếm được một đầu cầu bên sông Elbe và chuẩn bị tiếp tục tiến về Berlin theo hướng đông bắc.” Giai đoạn một – mũi tấn công vào Hildersheim – có vẻ đơn giản chỉ là một mệnh lệnh trực tiếp. Chả ai trấn giữ ở đó. Nhưng giai đoạn 2 là lá cờ hiệu mà mọi sư đoàn trong Tập đoàn quân 9 đang chờ đợi, và không ai phấn khích hơn tư lệnh của nó, Trung tướng William Simsonp “Big Simp.”(*)

..............................

         (*) Simpson có đủ lý do để tin là mình đã được bật đèn xanh. Cũng trong mệnh lệnh đó của Cụm Tập đoàn quân 12, các tập đoàn quân 1 và 3 nhận lệnh chiếm đầu cầu ở sông Elbe trong giai đoạn 2 và chuẩn bị tiến về phía đông – đối với Tập đoàn quân 3 của tướng Patton, cụm từ được dùng là  “phía đông hoặc đông nam.” Nhưng chỉ có mệnh lệnh dành cho Tập đoàn quân 9 là có cụm từ “vào Berlin.” 
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:29:39 pm »

      Sau này, tướng Simpson nhớ lại, “Người của tôi đều được lên dây. Chúng tôi là những người đầu tiên đến được sông Rhine và giờ sắp thành những người đầu tiên đến được Berlin. Chúng tôi chỉ nghĩ đến một điều duy nhất – chiếm Berlin, vượt qua đó và gặp quân Nga ở phía bên kia.”

      Từ lúc Thư chỉ thị đưa xuống Cụm Tập đoàn quân, Simpson đã không lãng phí một giây phút nào. Ông mong sẽ tới Hildesheim trong mấy ngày nữa. Simpson nói với các sĩ quan tham mưu của ông là sau đó ông định “dùng một sư đoàn thiết giáp và một sư đoàn bộ binh đi theo xa lộ từ Magdeburg bên sông Elbe tới Postdam, nơi đó rất gần Berlin.” Rồi Simpson định đưa phần còn lại của tập đoàn quân 9 “đi càng nhanh càng tốt… nếu chúng ta chiếm được đầu cầu và bọn họ để chúng ta được rảnh chân rảnh tay.” Ông vui vẻ nói với ban tham mưu “Chết tiệt, tôi muốn tới Berlin và tôi cá là tất cả các cậu, đến cả anh binh nhì cuối cùng cũng muốn thế.”

       
      Thiếu tướng Isaac D. White, vị tư lệnh mảnh khảnh nhưng dẻo dai và quyết đoán của Sư đoàn Thiết giáp 2 “Bánh xe địa ngục,” đã nhanh chân đi trước Simpson một bước: kế hoạch chiếm Berlin của ông thậm chí đã sẵn sàng từ khi người của ông của chưa vượt sông Rhine.

      Tư lệnh hành quân của White, Đại tá Briard P. Johnson, đã lập kế hoạch cho cuộc tấn công vào thủ đô từ mấy tuần trước. Kế hoạch của ông tỉ mỉ tới mức các mệnh lệnh chi tiết và các lớp phủ bản đồ đã sẵn sàng từ 25/3.

      Kế hoạch tấn công của sư đoàn 2 khá giống với quan điểm riêng của Simpson. Nó cũng đi theo xa lộ từ Magdeburg bên sông Elbe. Đà tiến quân dự kiến hàng ngày được vẽ trên các lớp phủ bản đồ, và mỗi giai đoạn đều có mật danh.

      Cuộc tiến công cuối cùng cách Naddeburg khoảng 60 dặm, gồm các giai đoạn mang tên: “Bạc,” “Lụa,” “Satin,” “Hoa cúc,” “Hoa păn-xê,” “Bình” và cuối cùng, in trên một hình chữ vạn ngược to, màu xanh phủ kín Berlin là mật danh “Đích.”

       Với tốc độ trung bình của sư đoàn 2, thường đạt 35 dặm một ngày, và chỉ phải gặp kháng cự rải rác, White tự tin sẽ chiếm được thủ đô. Nếu người của ông có thể giành được một đầu cầu ở Magdeburg, giờ chỉ còn cách họ có 80 dặm, White đoán mình có thể tới được Berlin chỉ trong vòng 48 tiếng.

      Giờ đây, dọc theo mặt trận hơn 50 dặm có lẻ của Tập đoàn quân 9, Sư đoàn Thiết giáp 2 của White đang là mũi nhọn của cuộc tiến công. Sư đoàn này là một trong số những đội hình lớn nhất của mặt trận phía Tây. Những chiếc xe tăng, súng tự động, xe bọc thép, xe ủi, xe tải, xe jeep và pháo của nó xếp thành một hàng dài hơn 72 dặm.
 
      Để có hiệu quả chiến đấu cao nhất, cả lực lượng được chia thành ba đơn vị thiết giáp – Đơn vị Chiến đấu A, B và R, đơn vị sau cùng là quân dự bị (reverse). Dù vậy, di chuyển nối đuôi nhau với tốc độ trung bình 2 dặm một giờ, sư đoàn mất gần 12 giờ để vượt qua một điểm định trước. Đội quân thiết giáp nặng nề này đang dẫn đầu các đơn vị khác của Tập đoàn quân 9 – chỉ có một ngoại lệ đáng chú ý.

      Bên cánh phải, đang gan lì đua từng dặm một cùng Sư đoàn 2 là một tập hợp xe vận tải lộn xộn chở đầy nghẹt lính. Nhìn từ trên cao, trông nó không giống một sư đoàn bộ binh hay thiết giáp chút nào.

      Thực sự thì, trừ một số xe tải quân đội của Mỹ rải rác giữa đội hình, nó hoàn toàn có thể bị lầm là một đoàn xe Đức. Sư đoàn bộ binh 83 mang đậm tính cá nhân của Thiếu tướng Robert C. Macon, “Rạp xiếc Rách rưới,” đang chạy hết tốc lực tới sông Elbe bằng những chiến lợi phẩm chiếm được của mình. Cứ mỗi đội quân hoặc thành
phố của địch đầu hàng hay bị chiếm lại cung cấp thêm xe cho sư đoàn này, thường bằng cách chĩa súng đe dọa.

      Mọi chiếc xe mới chiếm được đều được sơn nhanh một lớp màu xanh olive và vẽ ngôi sao Hoa Kỳ bên hông; thế là nó gia nhập sư đoàn 83. Người của Rạp xiếc Rách rưới thậm chí còn chiếm được một chiếc máy bay của Đức, và khó khăn hơn, còn tìm được người lái nó, khiến toàn mặt trận sửng sốt.

      Hạ sĩ quan William G. Presnell của Sư đoàn Bộ binh 30 từng chiến đấu từ bờ biển Omaha tới tận đây, anh biết rõ hình dạng từng chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Đức. Vậy nên khi thấy một chiếc máy bay rõ ràng là của Đức đang bay về phía mình, anh hét lên “ME-109!” rồi nhào xuống ẩn nấp. Hoang mang vì không nghe tiếng súng máy nổ, anh ngẩng đầu lên và thấy chiếc máy bay chiến đấu bay đi mất. Chiếc máy bay được sơn màu xanh olive lem nhem. Bên dưới cánh của nó là hàng chữ “Sư bộ binh 83.”

       Nếu như xe của sư đoàn 83 khiến những người đồng hương của họ bối rối, thì người Đức thậm chí còn bối rối hơn. Khi sư đoàn đang lao như điên tới sông Elbe, Thiếu tá Haley Kohler chợt nghe tiếng còi xe inh ỏi. Ông nhớ lại, “Chiếc Mercedes đó xuất hiện đằng sau bọn tôi, rồi bắt đầu vượt qua mọi chiếc xe trên đường.” Đại úy John J. Devenney cũng thấy chiếc xe. Anh nhớ là “Chiếc xe đó len lỏi trong hàng ngũ bọn tôi, đi cùng hướng.” Khi nó đi qua, Devenney choáng váng khi thấy đó là một chiếc xe sĩ quan Đức với một đám sĩ quan trên đó. Một tràng súng máy nổ chặn chiếc xe lại, và các sĩ quan Đức bị bắt vì cứ tưởng đang đi giữa quân mình. Chiếc Mercedes, trong tình trạng hoàn hảo, lại được sơn vội vàng như thường lệ và đưa vào sử dụng ngay lập tức.

       Tướng Macon quyết đưa Sư đoàn 83 trở thành sư đoàn bộ binh đầu tiên vượt sông Elbe và tới được Berlin. Sự ganh đua giữa Sư đoàn 83 và Sư đoàn Thiết giáp 2 giờ căng thẳng tới mức theo như Macon nói, khi các đơn vị dẫn đầu của hai sư đoàn tới được sông Weser cùng một lúc vào ngày 5/4, “có một trận tranh cãi đáng kể, xem ai là người được vượt sông trước.”

       Dần dần, họ đi đến thỏa hiệp: hai sư đoàn cùng vượt sông, bằng cách xen kẽ các đơn vị của mình với nhau. Ở bộ chỉ huy của Sư đoàn 83, có tin đồn là tướng White nổi trận lôi đình với Rạp xiếc Rách rưới. Vị tư lệnh của Sư đoàn 2 nói “Không một sư đoàn bộ binh chết tiệt nào có thể đánh bại được quân của tôi trên đường tới sông Elbe.”

      Sư đoàn 2 còn đang tham gia một cuộc đua khác. Sư đoàn Thiết giáp 5, “Sư đoàn Chiến thắng,” đang tiến nhanh gần như ngang bằng với quân của White, và cũng có kế hoạch chiếm thủ đô riêng. Đại tá Gilbert Farrand, Tham mưu trưởng Sư đoàn 5 nhớ lại, “Vấn đề lớn nhất lúc này là ai tới được Berlin trước. Chúng tôi định vượt sông Elbe ở Tangermünde, Sandau, Arneburg và Werben. Chúng tôi nghe nói quân Nga đã sẵn sàng xuất phát, vậy nên cần phải chuẩn bị mọi thứ có thể.” Theo Farrand nhớ, sư đoàn của ông di chuyển liên tục, tới mức không có ai ngủ nhiều hơn 4 hay 5 tiếng một đêm – và thường chẳng có ai ngủ cả. Vì liên tục hành quân, chiếc half-track của Farrand giờ biến thành bộ chỉ huy của sư đoàn. Tiến trình của Sư đoàn 5 được hỗ trợ một phần lớn từ sự kháng cự rải rác của địch. Farrand nói, “Quá trình hành quân chẳng có gì ngoài việc phá vỡ các hoạt động phòng vệ hậu phương.” Nhưng điều đó cũng có thể nguy hiểm chết người, khi Farrand thấy một quả đạn pháo sượt qua chiếc half-track của mình.

       Trong số các sư đoàn bộ binh, các sư đoàn 84, 30 và 102 cũng dòm ngó Berlin. Đâu đâu ở Tập đoàn quân 9 cũng vậy, những người lính mệt mỏi và bẩn thỉu vừa ăn vừa đi, hi vọng sẽ có mặt trong trận chiến. Đà tiến công thật tươi sáng. Nhưng dù quân địch không có kiểu phòng ngự thống nhất, thì vẫn có giao tranh – và đôi khi khá ác liệt.

       Trong một số vùng, những kẻ ngoan cố chống cự dữ dội trước khi đầu hàng. Trung tá Roland Kolb của Sư đoàn 84 “Những kẻ phá đường tàu” nhận thấy các nhóm SS rải rác, trốn trong rừng và tấn công liên miên là chiến đấu mạnh mẽ nhất. Các đội quân thiết giáp thường đi vòng tránh những đám tàn dư cuồng tín này và để chúng cho bộ binh xử lý. Những cuộc chạm trán nảy lửa thường xảy ra trong các thị trấn nhỏ. Trên đường tiến quân, có lúc Kolb bị sốc khi phát hiện một đám trẻ con chỉ chừng mươi mười hai tuổi đang nã pháo. Ông nhớ lại, “Bọn chúng thà chiến đấu đến chết chứ không chịu đầu hàng.”


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:36:13 pm »

     
      Những người khác cũng trải qua những khoảnh khắc kinh hoàng như vậy. Gần những rặng cây ở Teutoburger Wald, Thiếu tá James F. Hollingsworth, chỉ huy đội tiên phong của Sư đoàn Thiết giáp 2 đột nhiên bị một đám xe tăng Đức bao vây.

      Đội ngũ của ông đã chạy thẳng vào khu huấn luyện xe thiết giáp của Đức. May cho Hollingsworth, mấy chiếc xe tăng đó chỉ còn là phế liệu, vì động cơ đã bị lấy ra từ lâu. Nhưng súng của chúng vẫn còn nguyên, để dùng trong huấn luyện, và quân Đức nhanh chóng khai hỏa, Thượng sĩ Clyde W. Cooley, cựu binh ở Bắc Phi và là xạ thủ của chiếc xe tăng của Hollingsworth cũng lập tức hành động.

      Anh quay tháp pháo, hạ gục một chiếc xe tăng Đức cách đó 1.400 m. Anh lại quay tiếp và làm nổ tung một chiếc khác cách đó 70 m. Hollingsworth nhớ lại, “Hai bên khai hỏa, và mọi thứ tan tành.” Ngay khi trận đánh kết thúc, một chiếc xe tải của Đức chật ních lính chạy loạng choạng trên đường, về phía đội hình của Sư đoàn 2. Hollingsworth vội vàng ra lệnh quân mình chờ tới khi chiếc xe tải lọt vào tầm bắn. Còn cách 70 m, ông ra lệnh khai hỏa. Chiếc xe tải bị 50 khẩu súng máy bắn thành tổ ong, bốc cháy bừng bừng rồi lật nhào, đám lính mặc đồng phục ngồi trên đó văng ra đường. Đa số đã chết, nhưng vài tên vẫn sống sót và kinh hoàng kêu la. Đến khi lại gần để quan sát mấy cái xác cháy đen thủng lỗ chỗ, Hollingsworth mới phát hiện đây là các nữ quân nhân Đức – tương đương với lực lượng WAC của Mỹ(*).

        Sự kháng cự hoàn toàn không thể đoán trước được. Nhiều nơi đầu hàng mà không cần bắn một viên đạn nào.
 
       Tại một số thị trấn và thành phố, trong khi các thị trưởng đã đầu hàng, đám quân Đức đang rút lui vẫn di chuyển qua các khu vực có dân cư, thường là cách bộ binh và xe tăng Mỹ không đầy một khối nhà.

       Ở Detmold, nơi tọa lạc của một trong những xưởng vũ khí lớn nhất của Đức, một người dân đã đến gặp chiếc xe tăng dẫn đầu của Tiểu đoàn Trinh sát 82 của Trung tá Wheeler G. Merriam, đang đi trinh sát cho Sư đoàn Thiết giáp 2. Người đại diện đó thông báo là người quản lý nhà máy muốn đầu hàng. Merriam nhớ lại:

     “Khi đi vào đó, đạn pháo rơi đầy quanh chúng tôi. Đứng bên ngoài nhà máy có người quản lý, giám đốc nhà máy và các công nhân. Người quản lý nói ngắn gọn về việc đầu hàng, rồi tặng tôi một khẩu súng lục Mauser chạm trổ rất đẹp.”

      Cách đó mấy khối nhà, lại có một công ty chuyên trách phát lương cho toàn nước Đức đầu hàng Merriam – cùng với một lượng lớn tiền giấy. Nhưng sau đó vài tiếng đồng hồ, bộ binh Mỹ đến sau Merriam lại phải đánh một trận dữ dội và dài hơi hơn ở chính thị trấn đó. Thì ra, Detmold là trung tâm của một cùng huấn luyện lính SS.

      Các vụ việc tương tự xảy ra khắp nơi. Ở một số thành phố nhỏ, sự yên lặng ở một khu đã đầu hàng có thể thình lình bị phá vỡ bởi tiếng đánh nhau ầm ĩ cách đó vài dãy phố. Tướng Macon, tư lệnh Sư đoàn 83 nhớ lại, trên con đường chính của một thành phố giống như vậy:

       “Tôi đi qua cổng trước của Bộ chỉ huy của mình khá an toàn, nhưng khi tôi định đi ra cửa sau, tôi phải chiến đấu rất chật vật mới ra ngoài được.”


      Ở ngoại ô một thị trấn, Sư đoàn Bộ binh 30 gặp một tốp lính Đức cầm những khẩu súng trường buộc khăn trắng. Họ cố gắng đầu hàng quân Mỹ, trong khi đang bị một đám SS chĩa súng máy vào lưng, bọn chúng vẫn tiếp tục chiến đấu.

      Một số người đã tìm ra cách bảo vệ những kẻ đầu hàng. Đại úy Francis Schommer của Sư đoàn 83 nói tiếng Đức rất trôi chảy, đã mấy lần thực hiện thỏa hiệp đầu hàng qua điện thoại – được hỗ trợ bằng khẩu Colt 45, Schommer chĩa súng vào viên thị trưởng vừa bị bắt, nói với ông ta rằng “tốt hơn hết là ông nên gọi điện cho ông thị trưởng của thành phố kế tiếp, và bảo ông ta nếu muốn nơi đó được nguyên vẹn thì nên đầu hàng ngay đi.  Bảo ông ta cho người treo cờ trắng ngoài cửa sổ - hay đại loại thế.”  Viên thị trưởng hoảng sợ “thường sẽ làm theo ngay, nói với người hàng xóm là quân Mỹ đang ở trong thành phố của ông, họ có hàng trăm xe tăng và pháo cối, rồi hàng nghìn hàng vạn quân lính. Cái mẹo này liên tục có hiệu quả.”

      Khi đà tấn công dần tăng, các nẻo đường trở nên chật ních lính và các đội xe thiết giáp đi về phía Đông, cùng hàng nghìn tù binh Đức đi về phía Tây. Thậm chí họ không có thời gian xử lý tù binh.

       Các sĩ quan và binh lính Đức đầy mệt mỏi, râu chưa cạo, chậm chạp lê bước đi về sông Rhine mà không có ai áp giải. Một số người vẫn còn mang vũ khí. Giáo sĩ Ben L. Rose của Trung đoàn Kỵ binh Cơ giới 113 nhớ lại vẻ tuyệt vọng của hai sĩ quan vẫn còn mặc quân phục nghiêm chỉnh, đi bên cạnh đội ngũ của ông, “cố tìm một người nào đó để ý đến họ đủ lâu để tịch thu vũ khí của bọn họ.” Nhưng những người lính một lòng muốn gia tăng số dặm đi được, nên chỉ đơn giản đẩy họ đi về phía Tây.

       Các thành phố và thị trấn thi nhau đầu hàng theo bước đường hành quân. Vài người từng nghe qua tên các thành phố này trước đó, nhưng dù thế nào thì chẳng ai ở lại đủ lâu mà nhớ nổi tên chúng. Những nơi như Minden, Bückeburg, Tündern và Stadthagen đơn thuần chỉ là cột mốc trên đường tới sông Elbe. Nhưng Sư đoàn 30 lại gặp phải một cái tên quen thuộc – quen tới mức hầu hết bọn họ đều ngạc nhiên khi biết nó thực sự tồn tại. Đó là thành phố Hamelin, thành phố của Người thổi sáo danh tiếng. Sự chống cự tự sát của một số nhóm SS mà trước đó Sư đoàn Thiết giáp 2 đã đi vòng qua, cùng với loạt pháo trả đũa nặng nề của Sư đoàn 30 đã khiến thành phố trong truyện cổ tích này, nơi có những ngôi nhà bánh gừng và đường phố rải sỏi, biến thành một đống đổ nát cháy đen vào ngày 5/4. Đại tá Walter M. Johnson của Trung đoàn 117 nói, “Lần này, chúng ta đã đuổi được lũ chuột bằng một loại sáo khác.”(**)

      Ngày 8/4, Sư đoàn 84 đã tới được ngoại ô thành phố Hanover có từ thế kỷ 15. Trên chặng đường dài đi từ sông Rhine, với dân số 400.000 người, Hanover là thành phố lớn nhất rơi vào tay một sư đoàn bất kỳ của Tập đoàn quân 9. Thiếu tướng Alexander R. Bolling, tư lệnh Sư đoàn 84 vốn định đi vòng qua thành phố, nhưng lại có lệnh phải chiếm nơi này. Bolling không được vui cho lắm.

        Đưa quân vào Hanover sẽ làm ông mất bao nhiêu thời gian quý báu trong cuộc đua tới Elbe cùng các sư đoàn bộ binh khác. Trận đánh khá dữ dội; nhưng chỉ trong 48 giờ, sự kháng cự đã biến thành các hành động nhỏ lẻ. Tự hào về năng lực của Sư đoàn 84, đồng thời nóng lòng muốn tiếp tục lên đường, Bolling vừa ngạc nhiên vừa sung sướng khi được Tư lệnh Tối cao ghé thăm tại Hanover, cùng với Tham mưu trưởng của ông là tướng Smith, và tướng Simpson của Tập đoàn quân 9.

      Bolling nhớ lại, vào cuối buổi gặp chính thức của họ, Ike Eisenhower nói với tôi, ‘Alex, tiếp theo anh định đi đâu?’ Tôi đáp, ‘Thưa đại tướng, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về phía trước, chúng tôi sẽ đến Berlin và không gì có thể cản bước chúng tôi.’”

      Theo Bolling, Eisenhower đặt tay lên cánh tay tôi và nói, ‘Alex, cứ đi đi. Tôi chúc anh thật nhiều may mắn và đừng để ai chặn bước anh.’” Khi Eisenhower rời khỏi Hanover, Bolling tin rằng mình vừa có “một lời công nhận bằng miệng từ Tư lệnh Tối cao, cho phép Sư đoàn 84 đi đến Berlin.”

      Cũng vào chủ nhật đó, ngày 8/4, Sư đoàn Thiết giáp 2, hiện đang dẫn trước Sư đoàn 83 một chút, đã tới được trận tuyến của giai đoạn một, Hildesheim. Giờ đây, Sư đoàn 2 phải chờ lệnh mở màn giai đoạn hai của cuộc tấn công. Tướng White rất vui khi có thể dừng lại.

       Sau khi đã hành quân với tốc độ như thế, bảo trì đã trở thành một vấn đề không nhỏ, và White cần ít nhất 48 giờ để sửa chữa. Ông hiểu là lần tạm dừng chân này cũng sẽ giúp các đơn vị khác theo kịp ông. Nhưng phần lớn binh sĩ, sau mấy ngày hành quân với tốc độ điên cuồng, lại thắc mắc sao mình lại bị cầm chân ở đây. Họ sốt ruột khi bị trì hoãn; trước đây, những lần dừng chân như thế này đã giúp quân địch có cơ hội tái cơ cấu và củng cố.

       Khi kết thúc đã cận kề, không ai muốn liều lĩnh. Hạ sĩ quan George Petcoff, một binh sĩ kỳ cựu trong trận Normandy rất lo về “trận chiến giành Berlin, vì tôi bắt đầu nghĩ là mình đã tới số.” Giáo sĩ Rose nhớ là có một người lính xe tăng đã mê tín về tương lai tới mức anh ta trèo ra ngoài chiếc xe tăng, nhìn hàng chữ “Joe can đảm” sơn đằng trước rồi bắt đầu cẩn thận xóa đi từ “can đảm.” Anh ta nói, “Từ nay trở đi, nó chỉ còn là Joe mà thôi.”

        Nếu như các binh sĩ đang lo sợ vì bị trì hoãn thì các tư lệnh của họ – kể cả cấp trên trực tiếp của tướng White ở bộ chỉ huy Quân đoàn 19 – thậm chí còn đau đầu hơn.

       Thiếu tướng Raymond S. McLain, tư lệnh Quân đoàn 19 hi vọng sẽ không có chuyện gì ảnh hưởng đến kế hoạch của ông. Bất chấp tốc độ hành quân chóng mặt đó, ông không hề lo lắng về chuyện tiếp tế. Sức mạnh của quân đoàn của ông, với tổng cộng trên 120.000 người, giờ còn lớn hơn cả Tập đoàn quân Liên minh ở Getty-sburg, và ông có 1.000 xe thiết giáp. Sau này McLain nói, với toàn bộ lực lượng này, ông “tuyệt đối không nghi ngờ gì trong vòng 6 ngày sau khi vượt sông Elbe” toàn bộ Quân đoàn 19 sẽ có mặt tại Berlin.

     McLain nghe tin từ bộ chỉ huy của Simpson là lần dừng chân này chỉ là tạm thời – và do cả nguyên nhân chiến thuật lẫn chính trị. Kết quả là, thông tin của ông đã đúng trên cả hai phương diện.

       Phía trước họ là mặt trận tương lai của vùng chiếm đóng của Liên Xô, và lần dừng chân này giúp SHAEF có thời gian cân nhắc tình hình. “Đường dừng chân” về mặt địa lý của cả quân Anh-Mỹ và quân Nga vẫn chưa được quyết định. Do đó, khả năng đâm đầu va chạm vẫn còn đó. Trước tình hình quân Đức không hề kháng cự tập trung, các bộ chỉ huy cấp cao hơn không định ngừng tấn công, họ chỉ phải cân nhắc một vấn đề nghiêm trọng: một khi vượt qua ranh giới chiếm đóng của Liên Xô, sớm hay muộn thì cũng phải trao lại cho Liên Xô mỗi một dặm họ chiếm được.

        Ở điểm tiến quân gần nhất, họ chỉ còn cách Berlin có 125 dặm, và trên toàn mặt trận của Tập đoàn quân 9, binh lính đang chờ xuất phát, không hay biết về vấn đề nhạy cảm mà Bộ Tư lệnh Tối cao đang phải đối mặt. Họ có lý do để phấn khích. Binh nhất Carroll Stewart đang chờ mong được lần đầu nhìn thấy thủ đô của Đức vì anh nghe nói không thành phố nào ở châu Âu có thể sánh được cảnh đẹp của Berlin.



                                                         ****************** 


    (*) WAC (Women’s Army Corps) là lực lượng gồm toàn nữ quân nhân của Mỹ, được thành lập vào năm 1942, giải tán năm 1978. Sau khi giải tán, các thành viên WAC được đưa vào các đơn vị khác của quân đội – ND.

      (**) Người thổi sáo thành Hamelin (The Pied Piper of Hamelin) là một nhân vật trong truyện cổ tích, hay mặc quần áo nhiều màu sặc sỡ. Ông giúp người dân Hamelin đuổi lũ chuột bằng tiếng sáo của mình, nhưng họ lại không trả công cho ông như đã hứa. Ông tức giận bỏ đi, và khi quay trở lại, ông đã đưa toàn bộ trẻ em trong thành phố đi theo mình, khiến các bậc cha mẹ không bao giờ tìm lại được con của họ –ND

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #68 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:41:24 pm »

      Chuẩn úy James “Dixie” Deans của Không lực Hoàng gia Anh đứng nghiêm bên cạnh bàn làm việc, mau mắn chào viên đại tá Đức. Hermann Ostmann chào đáp lại cũng nhanh nhẹn không kém, ông là sĩ quan chỉ huy của Stalag 357, trại tù binh chiếm tranh giam quân Đồng minh ở gần Fallingbostel, phía bắc Hanover. Đó chỉ là một trong số chuỗi nghi thức quân sự mà người tù binh chiến tranh Deans và người giam giữ Ostmann phải thực hiện mỗi khi gặp nhau. Lần nào cũng một kiểu rập khuôn chuẩn xác như vậy.

       Giữa hai người tồn tại một sự tôn trọng đầy cảnh giác và miễn cưỡng. Deans coi người sĩ quan – một sĩ quan trong Thế chiến thứ nhất, đang độ tuổi trung niên, bị liệt một tay nên không thể phục vụ ở những nơi khác – là một giám ngục ngay thẳng, phải làm công việc mình không thích.

      Về phần mình, Ostmann biết Deans, 29 tuổi, được các tù nhân chọn ra làm người phát ngôn, là một tay thương lượng quyết đoán và ngoan cố, có thể và thường xuyên khiến cuộc sống của ông gặp nhiều phiền muộn. Viên đại tá luôn biết rõ là quyền điều hành thật sự của trại giam Stalag 357 nằm trong tay anh chàng Deans mảnh khảnh này, nhờ sự kiểm soát tù nhân chặt chẽ của anh ta, và lòng trung thành không lay chuyển của họ với anh ta.

       Deans là một huyền thoại. Anh là một phi công, bị bắn hạ ở Berlin vào năm 1940, rồi bị giam trong các trại tù binh chiến tranh từ hồi đó. Ở mỗi nơi, anh đã học thêm được ít nhiều về cách làm thế nào để đạt được quyền lợi tối đa cho mình và đồng bạn. Anh cũng học được nhiều về cách thương thảo với sĩ quan chỉ huy.

       Theo Deans, có một bước cơ bản: “Đơn giản là cứ gây rối liên miên.”

       Giờ đây, Deans nhìn chằm chằm viên đại tá già nua, chờ nghe lý do của lệnh triệu tập lên văn phòng sĩ quan chỉ huy mới nhất.

        Ostmann cầm một xấp đơn từ và nói, “Ở đây tôi có vài mệnh lệnh. Và tôi e là chúng tôi phải đưa anh cùng người của anh qua chỗ khác.”

       Ngay lập tức Deans cảnh giác. Anh hỏi, “Đi đâu, thưa đại tá?”

      Ostmann nói, “Về phía đông bắc. Chính xác là đâu thì tôi không biết, nhưng tôi sẽ có chỉ thị trên đường đi.”

      Rồi ông nói thêm, “Tất nhiên, anh phải hiểu là chúng tôi làm thế cũng vì an toàn của các anh thôi.”

      Ông ngừng lại và mỉm cười yếu ớt. “Quân của các anh đang đến gần hơn đấy.”

     Deans đã biết thế nhiều ngày nay. Các hoạt động “tiêu khiển” trong trại đã giúp họ chế tạo được hai chiếc radio bí mật có chức năng cao. Một chiếc giấu trong chiếc máy hát cũ kỹ thường xuyên được sử dụng. Chiếc còn lại, một máy thu tí hon chạy pin, phát đi những tin tức mới nhất đến mọi người ở Stalag 357, nằm trong bộ đồ ăn của chủ nó. Từ những nguồn tin quý giá này, Deans biết là quân của Eisenhower đã vượt qua sông Rhine và đang chiến đấu ở vùng Ruhr. Các tù nhân vẫn chưa rõ phạm vi tiến quân của quân Anh-Mỹ - nhưng nếu người Đức phải dời trại tù binh thì chắc là khá gần.

       “Thế sẽ đi bằng gì, thưa đại tá?” Deans hỏi, dù biết rõ là quân Đức luôn đưa tù binh đi bằng một cách duy nhất – đi bộ.

       Ostmann nói, “Họ sẽ đi bộ từng hàng.”

      Rồi bằng một cử chỉ lịch sự, ông đưa ra một đặc quyền cho Deans. “Anh có thể đi xe với chúng tôi nếu anh muốn.” Deans từ chối, cũng lịch sự tương tự.

      Anh hỏi, “Còn người ốm thì sao? Ở đây có nhiều người gần như không thể đi được.”

      “Họ sẽ ở lại đây, chúng tôi sẽ để lại cho họ những gì có thể để hỗ trợ họ. Một số các anh cũng có thể ở lại với họ.”


      Giờ Deans muốn biết khi nào tù binh sẽ được đưa đi. Có những lúc Ostmann ngờ là Deans cũng biết rõ về tình hình chiến trận như ông – nhưng có một điều ông chắc chắn là Deans không thể nghe nói được gì. Theo thông tin từ bộ chỉ huy, quân Anh đang tiến về Fallingbostel và giờ chỉ còn cách có 50 đến 60 dặm, trong khi quân Mỹ cũng chỉ cách Hanover 50 dặm về phía nam.

      Ông nói với Deans, “Anh đi đi. Mấy cái này là mệnh lệnh cho tôi.”

       Khi rời khỏi văn phòng sĩ quan chỉ huy, Deans biết mình chẳng thể làm gì để giúp mọi người chuẩn bị cho chuyến đi. Lương thực rất thiếu thốn và hầu hết tù nhân đều ốm yếu, gầy mòn vì suy dinh dưỡng. Một hành trình dài mệt mỏi chắc chắn sẽ kết liễu mạng sống nhiều người.

      Nhưng khi quay lại trại để truyền lời về chuyến đi cho cả trại, anh âm thầm thề: dùng mọi mưu mẹo anh có thể nghĩ ra, từ trì hoãn, đình công cho tới các cuộc nổi loạn nho nhỏ, Dixie Deans định cùng toàn bộ 12.000 người ở trại Stalag 357 tới trận tuyến của quân Đồng minh.



                                  ***************** 



       Địa điểm của bộ chỉ huy của Tập đoàn quân 12 vừa mới thành lập cứ tránh né sĩ quan chỉ huy của nó, Đại tướng Walther Wenck. Văn phòng tư lệnh nằm ở miền bắc dãy Harz, cách Berlin khoảng 70 đến 80 dặm, nhưng Wenck đã ngồi xe hàng giờ rồi. Đường đi đen nghịt người di tản và xe cộ chạy theo cả hai chiều. Một số dân di tản
chạy về hướng Đông, tránh xa quân Mỹ; số khác lại vội vàng đi về phía Tây vì sợ quân Nga. Những chiếc xe tải chở lính có vẻ cũng không có mục đích rõ rệt giống nạn dân. Anh lái xe Dorn của Walther nhấn còi liên tục, vất vả len lỏi trên đường. Khi đi vào sâu hơn về hướng tây nam, tình hình càng hỗn loạn hơn. Wenck dần dần thấy khó chịu và mệt mỏi. Ông tự hỏi, mình sẽ thấy gì khi tới được Bộ chỉ huy?

       Wenck đang đi theo một đường vòng quanh co để tới văn phòng của mình. Ông đã quyết định trước tiên đánh một vòng tới thành phố Weimar, nằm phía tây nam Leipzig, rồi mới đi tới bộ chỉ huy ở gần Bad Blankenburg.

      Dù chuyển hướng như thế sẽ khiến chuyến đi dài thêm gần một trăm dặm, nhưng Wenck có lý do để đi đường vòng. Tiền tiết kiệm cả đời của ông được gửi trong một ngân hàng ở Weimar, khoảng mười nghìn mark, và ông định rút hết toàn bộ.

      Nhưng khi chiếc xe đến gần thành phố, con đường tự dưng vắng vẻ lạ kỳ, và có tiếng súng nổ xa xa. Đi thêm vài cây số, xe dừng lại và quân cảnh Đức trình bày với viên đại tướng là xe tăng của Tập đoàn quân 3 Hoa Kỳ của Patton đã đến được ngoại ô. Wenck vừa thấy sốc, vừa thấy bị đánh lừa. Tình hình tệ hơn những gì ông được nghe từ bộ chỉ huy của Hitler nhiều. Ông không thể tin được là quân Đồng minh lại tiến nhanh như vậy – hay là nước Đức đã bị chiếm nhiều đến thế. Và cũng khó mà thừa nhận, dù thế nào thì mười nghìn mark của ông cũng bay đi mất.(*)
        Từ Bộ chỉ huy địa phương, các sĩ quan quân đội báo với Wenck là toàn bộ vùng Harz đang trong nguy hiểm, quân đang rút lui và khắp nơi đang bị địch đánh lấn vào sườn. Rõ ràng, Bộ chỉ huy của ông đã rút khỏi đây. Wenck quay lại hướng Dessau, ở đó hẳn phải có một số đơn vị của ông. Ông phát hiện ra bộ chỉ huy của mình đóng trong một trường kỹ thuật quân đội gần Rosslau, cách Dessau khoảng 8 dặm về phía bắc. Ở đó, Wenck cũng khám phá ra sự thật về Tập đoàn quân 12.

       Mặt trận của Tập đoàn quân 12 chạy dọc theo sông Elbe và phụ lưu của nó là sông Mulde trong khoảng 125 dặm – đại khái từ Wittenberge bên sông Elbe chạy theo hướng bắc nam tới một điểm phía đông Leipzig bên sông Mulde. Ở cánh phía bắc, đối diện với quân Anh là lực lượng của Thống chế Ernst Busch, Tổng tư lệnh của quân Tây Bắc. Ở phía nam là các đơn vị đã bị hành hạ thảm hại của Thống chế Albert Kesselring, Tổng tư lệnh quân miền Tây. Wenck có rất ít thông tin về sức mạnh của các lực lượng này. Trong quân khu của mình, giữa hai lực lượng
này, tập đoàn quân 12 chỉ tồn tại trên giấy. Ngoài các nhóm quân đang trấn giữ các điểm rải rác dọc sông Elbe, ông chẳng có gì ngoài phần tàn dư ít ỏi từ các sư đoàn ma. Ông phát hiện ra là các nhóm quân khác chưa được tổ chức, và thậm chí có những đơn vị còn chưa được hình thành.

      Số pháo ông có không di chuyển được, bị đặt vào những vị trí cố định quanh các thị trấn Magdeburg, Wittenberge, và gần các cây cầu bắc qua sông Elbe. Có một số súng tự động, một nhóm xe thiết giáp, và khoảng 40 xe chở lính Volkswagen dạng như xe jeep. Nhưng vào lúc này, Tập đoàn quân 12 của Wenck giỏi lắm chỉ có chừng một tá xe tăng.

..............................
  (*) Sau chiến tranh, Wenck vẫn kiên trì đòi lại món tiền của mình, nhưng khi đó Weimar lại nằm trong vùng của Liên Xô và do chính phủ Đông Đức của Ulbricht quản lý. Thật kỳ lạ là ngân hàng vẫn tiếp tục gửi bản kê hàng tháng cho Wenck, cho tới tận ngày 4/7/1947. Ông nhận thấy các bản kê cứ lặp đi lặp lại, rồi ông yêu cầu chuyển số tiền đó sang ngân hàng của mình tại Tây Đức. Nhưng mọi chuyện vẫn im lìm, cho tới ngày 23/10/1954, ngân hàng Weimar mới thông báo cho Wenck là ông phải đưa vấn đề lên Sở Nội vụ Weimar. Lá thư của ngân hàng viết, “Chúng tôi đã hủy bỏ tài khoản đã quá cũ của ngài, cùng với lợi tức dồn tich…”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2016, 10:56:31 am »

       
       Dù số tàn quân rải rác gộp lại cũng được khoảng 100.000 người, hiện tại còn lâu mới đạt tới con số 10 sư đoàn mà ông đã được hứa hẹn. Trong số phần tàn dư của các đơn vị với những cái tên ấn tượng – “Clausewitz,” “Potsdam,” “Scharnhorst,” “Ulrich von Hutten,” “Friedrich Ludwig Jahn,” “Theodor Körner” – còn lại khoảng 5 sư đoàn rưỡi, tương đương 55.000 người.  Ngoài các lực lượng đã sẵn sàng vào vị trí hoặc đang chiến đấu, phần lớn Tập đoàn quân 12 mới thành lập bao gồm các sĩ quan đang huấn luyện và các học viên sĩ quan đang rất háo hức.

      Cả Wenck lẫn Tham mưu trưởng của ông là Đại tá Günther Reichhelm đều không nghi ngờ gì về kết quả của các trận chiến sắp tới. Nhưng Wenck không muốn chịu thua cảnh tượng vỡ mộng này. Vốn trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết, ông thấy được điều mà nhiều vị tướng lớn tuổi hơn có thể bỏ qua: những thiếu hụt về sức mạnh của Tập đoàn quân 12 có thể được bù đắp bằng sự kiên cường và cống hiến của các sĩ quan và học viên trẻ tuổi.

        Wenck thấy đã có cách dùng lực lượng non choẹt nhưng đầy nhiệt huyết của mình làm quân tiên phong cơ động, đưa họ đi từ nơi này sang nơi khác khi cần – ít nhất cho tới khi các lực lượng khác của ông tái tổ chức và vào vị trí xong xuôi. Wenck tin là nếu làm thế thì những người lính trẻ tuổi và mạnh mẽ của ông có thể giành thêm chút thời gian quý báu cho nước Đức.

       Gần như bước hành động đầu tiên với tư cách tư lệnh của ông là ra lệnh cho các đội quân mạnh nhất, được trang bị tốt nhất của mình tiến vào các vị trí trung tâm ở sông Elbe hoặc Mulde để sử dụng. Nhìn vào bản đồ, Wenck khoanh tròn các vùng có thể có hành động – Bitterfeld, Dessau, Belzig, Wittenberge. Ông nghĩ, còn có một vùng khác, nơi quân Mỹ chắc chắn sẽ cố vượt sông Elbe. Nằm giữa ba binh chủng bên dòng sông, bị tàn phá trong Chiến tranh Ba mươi năm và gần như bị hủy diệt hoàn toàn, thành phố Magdeburg đã vực dậy lần nữa.

      Giờ đây, pháo đài vĩ đại với tòa thành trì trên đảo và thánh đường có từ thế kỷ XI của nó giống như một ngọn đèn hiệu trên đường tiến quân của Mỹ. Quanh vùng này – nhất là phía nam Magdeburg – Wenck đã  đưa số quân được trang bị tốt nhất trong các đơn vị “Scharnhorst,” “Potsdam” và “Von Hutten” của ông vào để cầm cự các cuộc tấn công của Mỹ lâu hết mức có thể.

       Hàng phòng thủ của ông đã được lên kế hoạch tới từng chi tiết cuối cùng, chiến thuật của ông đã được các sĩ quan thuộc nằm lòng. Giờ đây, tại bộ chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Vistula, cách Wenck khoảng 120 dặm về phía đông bắc, Gotthard Heinrici đã sẵn sàng cho trận chiến.

      Heinrici đã dựng một Hauptkampflinie – tuyến kháng cự chính – thứ hai đằng sau tuyến đầu tiên của ông. Ngay trước loạt pháo dự kiến của Nga, Heinrici nói với các tư lệnh của mình, ông sẽ di tản tiền tuyến. Toàn bộ quân lính sẽ rút lui ngay lập tức về Hauptkampflinie thứ hai.

       Đó là mưu kế cũ hồi ở Moscow của Heinrici, để quân Nga “đánh vào thành không nhà trống.” Ngay khi loạt pháo của Nga chấm dứt, quân lính phải tiến về phía trước và chiếm lại vị trí ngoài tiền tuyến của mình. Mưu kế này rất hiệu quả trong quá khứ và Heinrici mong nó sẽ lại thành công. Như thường lệ, mấu chốt là phải xác định thời điểm tấn công chính xác.

      Đã có một vài đòn nghi binh. Trong quân khu của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 của Von Manteuffel ở phía bắc Berlin, Đại tướng Martin Gareis, chỉ huy Quân đoàn Thiết giáp 46 yếu xìu, tin chắc là cuộc tấn công sẽ diễn ra vào ngày 8/4. Những chiếc xe nặng nề tiến về phía trước và những khẩu pháo được tập trung dày đặc ngay trước khu vực của Gareis có vẻ là dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp xảy ra – và những tên lính Nga bị bắt đã phun ra ngày tấn công. Heinrici không tin các báo cáo đó. Tình báo riêng của ông, cộng thêm thói quen từ xưa là tin vào trực giác của mình, nói với ông rằng ngày đó quá sớm. Và kết quả là ông đã đúng. Trên toàn mặt trận sông Oder, ngày 8/4 trôi qua yên bình và chẳng có sự kiện gì.

       Nhưng tinh thần cảnh giác của Heinrici vẫn không suy giảm. Mỗi ngày, ông đều bay qua trận tuyến của Nga bằng một chiếc máy bay trinh sát nhỏ, quan sát cách bố trí pháo và binh lính. Hàng đêm, ông lại cẩn thận nghiền ngẫm các báo cáo tình báo và thông tin thẩm vấn được từ tù binh, không ngừng tìm các dấu hiệu có thể chỉ ra ngày tấn công.

       Giữa giai đoạn quan trọng và căng thẳng này, Thống tướng Hermann Goering lại triệu tập Heinrici đến dinh thự của ông ta dùng bữa trưa. Dù Heinrici cực kỳ mệt mỏi và miễn cưỡng rời bộ chỉ huy của mình dù chỉ vài giờ, ông không thể nào từ chối.

      Karinhall, tòa tư dinh đồ sộ của ngài Thống tướng cách bộ chỉ huy Vistula nằm ở Birkenhain có mấy dặm. Đất ở đây rộng tới mức Goering có cả một vườn thú riêng. Khi tới gần, Heinrici và vị sĩ quan phụ tá, Đại úy von Bila choáng váng trước điền sản nguy nga của Goering, nơi đây trông như một công viên, với các hồ nước, vườn hoa, những bậc thềm đẹp đẽ và các con đường nhỏ trồng cây hai bên. Giữa con đường từ cổng chính đến tòa dinh thự là các đơn vị lính dù của Không quân mặc quân phục chải chuốt – lực lượng phòng vệ riêng của Goering.

      Tòa dinh thự cũng giống bản thân chủ nhân nó, vừa đồ sộ vừa sang trọng. Sảnh tiếp khách khiến Heinrici liên tưởng tới “một nhà thờ thênh thang rộng lớn, đến mức mắt người ta tự động ngó lên xà nhà.” Goering ăn vận sang trọng với chiếc áo khoác đi săn màu trắng, lạnh lùng chào Heinrici. Thái độ của ông ta như một điềm báo trước, vì bữa ăn trưa tỏ ra là một thảm họa.

       Hai vị thống chế và thượng tướng không ưa nhau rõ rệt. Heinrici vẫn luôn trách Goering vì để thua trận Stalingrad, dù đã hứa hẹn đủ điều, nhưng rốt cuộc không quân không thể hỗ trợ đám quân tan tác của Tập đoàn quân 6 của Von Paulus.

      Nhưng dù có ở đâu thì Heinrici cũng không ưa viên thống chế vì tính kiêu căng và phô trương của ông ta. Về phần mình, Goering thấy Heinrici là một kẻ không chịu phục tùng và nguy hiểm. Ông chưa từng tha thứ cho viên tướng vì đã để yên cho Smolensk chứ không chịu đốt nơi đó, và trong mấy ngày qua, sự chán ghét của ông đối với Heinrici đã gia tăng mãnh liệt. Nhận xét của Heinrici về Sư đoàn dù 9 ở cuộc họp của Quốc trưởng khiến ông khó chịu sâu sắc. Ngày hôm sau buổi họp, Goering đã gọi đến Bộ chỉ huy Vistula và nói chuyện với Đại tá Eismann. Viên thống chế giận dữ nói, “Tôi không thể chấp nhận được là Heinrici lại có thể nói về quân dù của tôi bằng cách đó. Như thế là sỉ nhục cá nhân! Tôi vẫn còn Sư đoàn Dù 2 và anh có thể nói với tư lệnh của anh là tôi sẽ không giao họ cho ông ta đâu. Không đời nào! Tôi sẽ đưa họ đến chỗ Schörner. Đó là một quân nhân thực sự! Một quân nhân chân chính!”

      Giờ đây, trong bữa trưa, Goering chĩa mũi dùi thẳng vào Heinrici. Ông ta bắt đầu bằng cách kịch liệt chê bai các đội quân mà ông ta đã thấy trong các chuyến đi gần đây tới mặt trận Vistula.

     Ngồi dựa lưng vào một chiếc ghế đồ sộ như ngai vàng, tay vung vẩy một cốc bia to bằng bạc, Goering buộc tội Heinrici đã để lỏng lẻo kỷ luật. Ông ta nói:

      “Tôi đã chạy xe qua khắp các Tập đoàn quân của anh, và ở quân khu nào tôi cũng thấy bọn lính đang ngồi không! Tôi thấy có những tên ngồi trong hố cá nhân chơi bài nữa kia! Tôi thấy các công binh có người còn không có nổi cái thuổng mà làm việc. Có mấy chỗ không có bếp dã chiến cho lính! Ở mấy quân khu khác, người ta hầu như chả làm gì để xây dựng hàng rào phòng thủ cả. Khắp nơi tôi chỉ thấy người của anh đang lười chảy thây ra.”

      Nốc một ngụm lớn bia, Goering đe dọa nói, “Tôi định báo hết mấy chuyện này cho Quốc trưởng biết.”

Heinrici thấy tranh cãi chả ích gì. Ông chỉ muốn ra khỏi đây ngay. Cố kiềm chế cơn giận dữ, Heinrici làm sao đó cũng qua được bữa ăn. Nhưng khi Goering tiễn hai vị khách ra cửa, Heinrici đứng lại, chầm chậm nhìn quanh khung cảnh nguy nga tráng lệ cùng tòa dinh thự ấn tượng với các ngọn tháp và chái nhà đẹp đẽ. Ông nói:
      “Tôi chỉ có thể hi vọng là những kẻ lười chảy thây của tôi có thể cứu được dinh thự lộng lẫy của ngài khỏi những trận chiến đang chờ phía trước.” Goering lạnh lùng nhìn chăm chăm một lúc, rồi quay gót đi vào trong.

       Trong lúc ngồi trên xe, Heinrici nghĩ, Goering sẽ không còn giữ Karinhall được lâu nữa đâu. Ông dần kết luận được thời điểm tấn công của quân Nga, dựa trên các báo cáo tình báo, những lần quan sát trên không, mực nước lũ đang xuống dần trên sông Oder và trực giác chưa từng phản bội một lần của mình. Heinrici tin là cuộc tấn công sẽ mở màn trong tuần này – đâu đó quanh quanh ngày 15 hoặc 16 tháng 4.


                                                                        **************
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM