Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:12:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: The Last Battle - Trận chiến cuối cùng  (Đọc 98459 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 10:43:41 pm »

    


       2.



       Hôm đó là ngày Thứ sáu Tuần Thánh, ngày 30/3, ngày đầu tiên của tuần lễ Phục sinh. Ở Warm Springs, Georgia, Tổng thống Roosevelt vừa đến nghỉ tại Nhà Trắng Mini; một đám đông đứng giữa trời nắng chang chang để chào mừng ông như thường lệ ở gần ga tàu hỏa. Khi ngài Tổng thống vừa xuất hiện, đám đông xì xầm kinh ngạc. Ông được một đặc vụ mật dìu ra khỏi tàu, đi đứng rất chậm, cơ thể nghiêng hẳn một bên. Không còn cái vẫy tay vui vẻ, không có những lời hài hước với đám đông. Với nhiều người, Roosevelt như sắp hôn mê tới nơi, chỉ mơ hồ biết được chuyện gì đang diễn ra. Bị sốc và e sợ, mọi người đứng nhìn trong yên lặng khi chiếc limousine của tổng thống chầm chậm chạy đi.

       Ở Moscow, thời tiết êm dịu một cách lạ lùng. Từ căn hộ ở tầng hai trong tòa Đại sứ ở đường Mokhavaya, Thiếu tướng John R. Deane nhìn chăm chăm ra bên ngoàiquảng trường, lướt qua những mái vòm Byzantine xanh lục và những ngọn tháp của điện Kremlin. Deane, Trưởng Phái bộ Quân sự Hoa Kỳ, cùng người đồng cấp người Anh của ông là Đô đốc Ernest R. Archer đang đợi xác nhận từ các đại sứ của họ, W. Averell Harriman và Sir Archibald Clark-Kerr, xem có sắp xếp được một buổi gặp mặt với Stalin hay không. Trong buổi gặp đó, họ sẽ chuyển cho Stalin bức điện “SCAF 252,” đến từ Đại tướng Eisenhower ngày hôm trước (và ngài tổng thống Mỹ đau ốm vẫn chưa xem qua).

       Ở London, Winston Churchill vẫy tay với người đứng ngoài tòa nhà số 10 đường Downing, miệng ngậm một điếu xì gà. Ông đang chuẩn bị đi đến Chequers, nơi ở chính thức rộng 700 mẫu Anh dành cho Thủ tướng Anh ở Buckinghamshire, bằng xe hơi. Dù bề ngoài tỏ ra vui vẻ, Churchill đang rất giận dữ và lo lắng. Trong mớ tài liệu của ông có một bản sao của bức điện mà vị Tư lệnh Tối cao gửi cho Stalin. Lần đầu tiên trong gần ba năm hợp tác khăng khít, ngài thủ tướng nổi cơn giận dữ với Eisenhower.

      Phản ứng của Anh với bức điện của Eisenhower đã leo thang trong hơn 24 giờ qua. Ban đầu, người Anh bối rối, rồi bị sốc, và cuối cùng là giận dữ. Cũng như Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ ở Washington, London về sau mới biết chuyện bức điện – qua các bản sao gửi đến để “cung cấp thông tin.”

      Đến cả Phó Tư lệnh Tối cao người Anh, Chánh Thống chế Không quân Sir Arthur Tedder cũng không được biết trước về bức điện; London chẳng hề được ông báo tin gì. Bản thân Churchill thấy cực kỳ mất cân bằng. Nhớ tới điện tín của Montgomery ngày 27/3 thông báo sẽ tiến về sông Elbe và “tôi hi vọng từ đó sẽ tới Berlin theo đường xa lộ,” ngài thủ tướng nhanh chóng thảo một bức thư ngắn cho Tham mưu trưởng của ông là Đại tướng Sir Hastings Ismay. Ông viết, thông điệp của Eisenhower gửi cho Stalin “có vẻ khác với những gì Montgomery đã nói về sông Elbe. Vui lòng giải thích.” Tạm thời thì Ismay không thể giải thích được.

       Vào lúc đó, Montgomery lại đem đến cho các vị cấp trên của mình một ngạc nhiên nữa. Ông báo cáo với Đại nguyên soái Brooke là Tập đoàn quân 9 Hoa Kỳ hùng mạnh sẽ đổi quyền chỉ huy từ ông sang Cụm Tập đoàn quân 12 của Đại tướng Bradley, lực lượng này thực hiện mũi tấn công trung tâm vào Leipzig và Dresden. Montgomery nói, “Tôi nghĩ chúng ta đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp.”

       Một lần nữa người Anh lại bị chọc điên tiết. Đầu tiên, những thông tin như thế phải do Eisenhower nói, chứ không phải Montgomery. Nhưng tệ hơn nữa, London thấy có vẻ như ngài Tư lệnh Tối cao đang ôm đồm quá nhiều việc. Theo quan điểm của Anh, ông không chỉ vượt quá phận sự bằng cách trực tiếp thương lượng với Stalin, mà còn thay đổi những kế hoạch đã có từ lâu mà không hề báo trước. Thay vì tấn công qua vùng đồng bằng phía bắc nước Đức bằng Cụm Tâp đoàn quân 21 của Montgomery, vốn được đặc biệt thành lập cho cuộc tấn công này, Eisenhower lại đột ngột chọn Bradley thực hiện cuộc tấn công cuối cùng của cuộc chiến tranh vào trung tâm của Đức quốc xã.

      Brooke đã cay đắng tổng kết quan điểm của Anh: “Trước hết, Eisenhower không thể liên lạc trực tiếp với Stalin, mà phải thông qua Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ; thứ hai, ông ta đã gửi một bức điện báo khó hiểu; và cuối cùng, ngụ ý của thông điệp đó có vẻ mơ hồ, và cần phải sửa đổi.” Chiều 29/3, đang cơn giận dữ, Brooke đã gửi một bức thư phản đối sắc bén đến Washington mà không hỏi ý Churchill. Một cuộc tranh cãi dữ dội và cay độc chầm chậm hình thành về SCAF 252.

       Cùng lúc đó, Deane, Trưởng Phái bộ Quân sự Hoa Kỳ tại Moscow, vốn đang thực hiện những bước đầu để sắp xếp một buổi gặp mặt với Stalin, gửi điện khẩn cho Eisenhower. Deane muốn “thêm một số thông tin cơ bản phòng khi Stalin muốn thảo luận chi tiết hơn về kế hoạch của ngài.”

       Sau nhiều tháng thương lượng vô ích với Nga, Deane biết rõ ngài Tổng tư lệnh sẽ hỏi cái gì, và ông nói rõ toàn bộ với Eisenhower:
     “1) Bố trí hiện tại của quân Đồng minh;
       2) Chi tiết hơn về kế hoạch điều động quân;
       3) (Các) Tập đoàn quân nào được dự kiến sẽ là mũi tiến công chính và phụ…;
       4) Tóm lược dự đoán hiện thời về cách bố trí và ý định của địch.”


      SHAEF nhanh chóng chấp thuận. Vào 8:15 tối hôm đó, thông tin tình báo đang trên đường tới Moscow. Deane nhận được thông tin về bố trí của quân Anh-Mỹ và thứ tự tấn công của các đơn vị từ bắc xuống nam. Thông tin đó chi tiết tới mức nó có đề cập cả việc Tập đoàn quân 9 Hoa Kỳ được chuyển lại từ Montgomery cho Bradley.

       Năm mươi mốt phút sau, SHAEF nghe tin từ Montgomery. Ông đang buồn rầu một cách dễ hiểu. Mất đi Tập đoàn quân của tướng Simpson, sức mạnh của ông bị suy yếu và khả năng thành công chiếm được Berlin coi như xong. Nhưng ông vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được Eisenhower trì hoãn việc chuyển giao. Ông gửi đến một thông điệp lịch thiệp kỳ lạ. Ông viết:
       “Tôi nhận thấy ngài muốn đổi quyền chỉ huy. Nếu ngài thấy điều đó là cần thiết thì tôi mong ngài sẽ không bắt làm thế cho tới khi nào chúng ta tới được sông Elbe, vì làm thế chẳng ích gì cho cuộc hành quân vừa mới bắt đầu phát triển.”
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 05:14:31 pm »

       
     Các quan chức Washington nhanh chóng khám phá ra rằng mấy vị cấp trên của Montgomery ở Anh thì chẳng còn tâm trạng đâu mà lịch thiệp nữa. Tại Lầu Năm Góc, bức thư phản đối của Brooke được đại diện của Anh trong Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ là Thống chế Sir Henry Maitland Wilson chính thức chuyển cho Đại tướng Marshall. Bức thư lên án quá trình Eisenhower dùng để liên lạc với Stalin và buộc tội vị Tư lệnh Tối cao vì đã thay đổi kế hoạch. Vừa ngạc nhiên vừa lo lắng, Marshall đánh điện ngay cho Eisenhower. Bức điện của ông chủ yếu là tường thuật lại lá thư phản đối của Anh. Ông nói, họ cho rằng nên làm theo chiến lược đã có sẵn – để Montgomery tấn công về phía bắc để chiếm các cảng biển của Đức rồi từ đó “hủy bỏ chiến tranh tàu ngầm trên diện rộng,” và làm thế cũng sẽ giải phóng được Hà Lan, Đan Mạch và mở lại liên lạc với Thụy Điển, tận dụng được “khả năng vận chuyển gần hai triệu tấn của Thụy Điển và Na Uy, giờ đang bỏ không ở các cảng của Thụy Điển.” Marshall trích lời vị Thống chế “thực sự thấy rằng giữ nguyên mũi tấn công chính… qua vùng đồng bằng tây bắc nước Đức với mục tiêu chiếm được Berlin…”

       Để chống đỡ với mấy lời chỉ trích về Eisenhower của Anh và hàn gắn tình đoàn kết Anh-Mỹ càng sớm càng tốt, Marshall định trao quyền và thỏa thuận với cả hai bên. Sự hoang mang và bực bội của ông với hành động của viên Tư lệnh Tối cao được thể hiện trong đoạn cuối của bức điện: “Trước khi anh gửi bức điện SCAF 252, anh đã xem xét về khía cạnh thủy chiến của Anh chưa?” Ông kết thúc bằng câu: “Anh cần hồi âm khẩn cấp.”

       Hơn ai hết, có một người thấy tình hình đang rất cấp bách – và quả thực đang hết sức hỗn loạn. Tâm trạng lo âu của Winston Churchill gia tăng từng giờ. Vụ Eisenhower xuất hiện đúng lúc mối quan hệ giữa ba phe Đồng minh đang không tốt. Đây là giai đoạn khủng hoảng, và Churchill thấy rất cô độc. Ông không biết bệnh tình của Roosevelt ra sao, nhưng trước đó một thời gian, ông thấy việc thư từ qua lại với ngài tổng thống thật khó khăn và khiến ông hoang mang. Sau này ông nói: “Trong mấy bức điện dài tôi gửi, tôi cứ nghĩ mình đang nói chuyện với người bạn và người đồng nghiệp đáng tin cậy… [nhưng] ông ấy không còn đọc hết được nữa… nhiều người khác nhau viết thư trả lời dưới danh nghĩa ông ấy… Roosevelt chỉ có thể đưa ra chỉ thị và chấp thuận chung chung… những tuần lễ đó thật tai hại.”
 
       Tình hình chính trị giữa phương Tây với Nga đang xấu đi nhanh chóng rõ rệt còn đáng lo hơn. Sự nghi ngờ của Churchill về các mục tiêu hậu chiến của Stalin tăng dần kể từ hội nghị Yalta. Ngài chủ tịch Liên Xô đã coi thường các điều khoản được ký kết ở đó; giờ gần như mỗi ngày đều có khuynh hướng xấu xuất hiện. Liên Xô đang chầm chậm nuốt chửng Đông Âu; máy bay ném bom của Anh và Mỹ, bị tụt lại đằng sau trận tuyến của Hồng quân vì các vấn đề nhiên liệu hoặc kỹ thuật, đang mắc kẹt ở đó cùng phi hành đoàn; các căn cứ và cơ sở hạ tầng không quân mà Stalin từng hứa sẽ cho máy bay ném bom Anh Mỹ sử dụng đột nhiên bị hủy bỏ; và dù có quyền tự do giải phóng các trại tù chiến tranh ở tây Đức để đưa quân của mình về nước, Nga lại từ chối cho phép các đại diện của phương Tây tiến vào, giải cứu hoặc bằng bất kỳ cách nào hỗ trợ lính Anh-Mỹ ở các trại tù Đông Âu.

      Tệ hơn, Stalin cáo buộc rằng “Các cựu tù binh Liên Xô trong nhà tù của Mỹ… bị đối xử không công bằng và bị hành hạ trái luật, trong đó có đánh đập.”

      Khi quân Đức ở Italy cố tìm cách đàm phán đầu hàng bí mật, thì phản ứng của Nga là đưa ra một bức thư lăng mạ, cáo buộc quân Đồng minh phản bội, thương lượng với địch “sau lưng Liên Xô, vốn đang phải gánh vác cuộc chiến…” (*)

      Và giờ lại thêm bức điện Eisenhower gửi cho Stalin. Ở thời điểm mà việc lựa chọn các mục tiêu quân sự có thể quyết định tương lai châu Âu sau chiến tranh, Churchill thấy việc Eisenhower liên lạc với nhà độc tài Liên Xô là một can thiệp tai hại vào chiến lược chính trị và chiến lược toàn thể - những lĩnh vực mà ngài thủ tướng và Roosevelt quan tâm sâu sắc.
 
      Với Churchill, Berlin rất quan trọng về mặt chính trị, mà có vẻ như giờ đây Eisenhower không định nỗ lực hết mình để chiếm được thành phố nữa.

      Gần nửa đêm ngày 29/3, Churchill điện cho Eisenhower bằng điện thoại cao tần và yêu cầu vị Tư lệnh Tối cao giải thích rõ kế hoạch của mình. Ngài thủ tướng thận trọng tránh đề cập tới bức điện gửi Stalin. Thay vào đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt chính trị của Berlin và tranh luận rằng nên để Montgomery tiếp tục tấn công về hướng bắc. Churchill thấy điều quan trọng nhất là quân Đồng minh phải chiếm được thủ đô trước quân Nga. Giờ, qua ngày 30/3, khi ông bắt đầu chuyến đi 60 dặm có lẻ tới Chequers, ông trầm tư suy nghĩ về câu trả lời của Eisenhower. Vị Tư lệnh Tối cao đã nói, “Berlin không còn là mục tiêu quân sự chính nữa.”

     Ở Reims, cơn giận của Dwoght Eisenhower cũng leo thang theo lá thư phản đối của Anh. Phản ứng dữ dội của London về việc hạn chế cuộc tấn công phía bắc của Montgomery khiến ông ngạc nhiên, nhưng cơn bão giận dữ về bức điện gửi cho Stalin của ông còn khiến ông ngạc nhiên hơn. Ông thấy chẳng có lý do gì để bàn cãi cả. Ông tin hành động của mình là chính xác và cần thiết về mặt quân sự, và ông điên tiết khi thấy quyết định của mình bị thách thức. Vốn dễ nổi nóng, giờ Eisenhower là nhà lãnh đạo giận dữ nhất của quân Đồng minh.

       Sáng 30/3, ông bắt đầu hồi âm các bức điện từ Washington và London. Bước đầu tiên ông làm là gửi một tin ngắn báo đã nhận được bức điện của Marshall đêm qua. Ông hứa sẽ trả lời chi tiết hơn trong vòng vài tiếng nữa, nhưng tạm thời khẳng định mình sẽ không đổi kế hoạch, và lời cáo buộc của Anh “thực sự không có nền tảng… Kế hoạch của tôi sẽ chiếm được các cảng biển và mọi thứ khác ở biển bắc nhanh và chính xác hơn nếu như bức điện Wilson gửi cho ngài không làm tôi phân tâm.”

     Tiếp đó, để hồi âm cho đề nghị qua điện thoại của ngài thủ tướng hồi đêm, ông gửi cho Churchill các chi tiết giải thích rõ những mệnh lệnh đã đưa ra cho Montgomery. “Theo ý định của Nga,” mũi tấn công chính vào Leipzig và Dresden do Bradley chỉ huy là cần thiết để “cắt đôi” quân Đức và tiêu diệt phần lớn lực lượng còn lại của địch ở phía tây. Một khi đã thành công, Eisenhower định “tiến hành càn quét các cảng biển phía bắc.” Ngài Tư lệnh Tối cao nói Montgomery sẽ “chịu trách nhiệm các nhiệm vụ đó, và tôi định tăng cường lực lượng cho ông ấy nếu cần.”

       Một khi “các yêu cầu trên đã được đáp ứng,” Eisenhower sẽ đưa Đại tướng Devers và Cụm Tập đoàn quân 6 của ông đi về hướng đông nam đến vùng Pháo đài “để ngăn ngừa khả năng quân Đức hợp nhất lại ở miền nam, và phối hợp với quân Nga ở đồng bằng sông Danube.”

       Ngài Tư lệnh Tối cao khép lại bằng cách lưu ý rằng các kế hoạch hiện thời của ông “linh hoạt và có thay đổi để thích nghi với những tình hình ngoài dự kiến.” Berlin không được nhắc tới.

.......................
 
 (*): Sau này Churchill viết rằng, ông đã cho Eisenhower xem bức thư này của Nga vào ngày 24/3 và vị Tư lệnh Tối cao “có vẻ kích động vì giận dữ, cho đó là những cáo buộc vô căn cứ và bất công hết sức về thiện chí của chúng ta.”

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #52 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2016, 06:25:00 pm »

   
      Bức điện của Eisenhower gửi cho ngài thủ tướng khá thận trọng và chuẩn xác; nó không biểu lộ sự giận dữ của ông. Nhưng cơn thịnh nộ của ông thể hiện rõ trong bức điện chi tiết gửi cho Marshall như đã hứa trước đó. Eisenhower nói với ngài Tham mưu trưởng Hoa Kỳ rằng ông “hoàn toàn không biết gì về cái ‘thủ tục’ mà lá thư phản đối nói đến. Tôi đã được chỉ thị thương lượng trực tiếp với Nga về phối hợp quân sự với nhau.”

       Về chiến lược của mình, Eisenhower nhấn mạnh lần nữa rằng sẽ không có gì thay đổi. Ông nói, “Hè năm ngoái, các tham mưu trưởng của Anh luôn phản đối quyết định mở… tuyến đường [trung tâm] của tôi, họ nói nó vô ích và… làm giảm bớt sức mạnh của mũi tấn công hướng bắc. Tôi đã luôn nhấn mạnh là cuộc tấn công hướng bắc sẽ là nòng cốt… để cô lập vùng Ruhr, nhưng ngay từ đầu, từ trước D-Day, kế hoạch của tôi… đã liên kết… mũi tấn công chính và phụ… rồi tạo thành một mũi tấn công chủ đạo về phía đông. Ngay cả khi xem lướt qua… cũng thấy mũi tấn công chính… nên hướng vào vùng Leipzig, nơi tập trung phần lớn năng lực công nghiệp còn lại của Đức và dự kiến các bộ ngành của Đức sẽ chuyển tới đó.”

       Quay trở lại sự ủng hộ của Montgomery-Brooke về chiến lược một mũi tiến công, Eisenhower nói: “Đơn thuần làm theo nguyên lý mà Thống chế Brooke suốt ngày hét bên tai, tôi đã quyết tập trung vào một mũi tấn công chính và tất cả những gì bản kế hoạch của tôi làm là để Tập đoàn quân 9 Hoa Kỳ quay trở lại quyền chỉ huy của tướng Bradley vì giai đoạn đó của chiến dịch sẽ là tiến về trung tâm… kế hoạch cho thấy Tập đoàn quân 9 sẽ có thể quay lại hỗ trợ các tập đoàn quân của Anh và Canada để càn quét toàn bộ vùng duyên hải phía tây Lübeck.” Sau đó, “chúng ta có thể đưa quân về phía đông nam để ngăn Nazi chiếm thành trì trong núi.”

       Pháo đài Quốc gia mà Eisenhower gọi là “thành trì trong núi” giờ đã thành mục tiêu quân sự chính – được quan tâm nhiều hơn là Berlin, thực vậy. Vị Tư lệnh Tối cao nói, “Tôi có thể chỉ ra là bản thân Berlin không còn là một mục tiêu đặc biệt quan trọng nữa. Sự hữu ích của nó với người Đức đã bị phá hoại gần hết và cả chính quyền ở đó cũng đang chuyển đến nơi khác. Điều quan trọng bây giờ là tập trung lực lượng của chúng ta để thực hiện một cuộc tấn công duy nhất, và cuộc tấn công này sẽ nhanh chóng khiến Berlin sụp đổ, giải phóng Na Uy và giành được khả năng vận tải của các cảng biển Thụy Điển hơn là phân tán lực lượng ra.”

       Vào lúc Eisenhower viết tới đoạn cuối bức điện, cơn giận của ông với người Anh hầu như không kiềm chế nữa. Ông khẳng định:
      “Ngài thủ tướng và tham mưu trưởng của ông ấy phản đối ‘Anvil’ [cuộc tấn công vào miền nam nước Pháp]; họ phản đối việc tôi cho là nên tiêu diệt quân Đức ở phía tây sông Rhine trước khi vượt sông; và họ khăng khăng là đi theo tuyến đường đông bắc thì sẽ chỉ gặp kháng cự sơ sài ở vùng nông thôn mà thôi. Giờ họ lại muốn tôi thay đổi chiến dịch liên quan đến hàng chục ngàn quân trước khi quân Đức thất bại hoàn toàn. Tôi phải nói là các vấn đề này đã được tôi và các cố vấn nghiên cứu hàng ngày hàng giờ và tất cả chúng tôi đều chung một suy nghĩ là mau chóng thắng cuộc.” (*)

      Sau đó, ở Washington, Đại tướng Marshall và Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ nhận được phiên bản phóng đại của lá thư phản đối hôm qua của ngài Tham mưu trưởng Anh quốc. Phần lớn bức điện thứ hai lặp lạibức thứ nhất nhưng dài dòng hơn, nhưng có thêm hai chỗ quan trọng. Trong thời gian chuyển tiếp, người Anh đã nghe từ Đô đốc Archer ở Moscow nói về những tin tình báo mà SHAEF gửi thêm cho Deane. Anh cực lực cho rằng các thông tin này cần giữ kín với Nga. Khi thấy các cuộc thảo luận đã bắt đầu, London muốn hoãn các cuộc bàn bạc để Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ xem xét lại tình hình.

         Nhưng giờ thì người Anh lại quay ra bất đồng với nhau – không chỉ về tính đúng đắn của bức điện của Eisenhower, mà còn về việc nên công kích những phần nào của bức điện. Ban Tham mưu trưởng Anh quốc đã giấu không cho Churchill xem lá thư phản đối của họ trước khi gửi đến Washington. Và sự phản đối của Churchill thì lại khác với các cố vấn quân sự của ông. Với ông, “điểm đáng phê bình nhất trong kế hoạch mới của Eisenhower là việc nó chuyển trục tấn công chính từ Berlin sang Leipzig và Dresden.” Ngài thủ tướng thấy, theo kế hoạch này thì quân Anh “sẽ bị giao cho một vai trò gần như không đổi ở miền Bắc.” Tệ hơn, “mọi khả năng để quân Anh tiến vào Berlin cùng Mỹ coi như bị xóa sổ.”

      Trong tâm tưởng ngài thủ tướng, Berlin vẫn luôn là tối quan trọng. Có vẻ như ông thấy Eisenhower “có thể sai lầm khi coi Berlin không quan trọng lắm về mặt quân sự hay chính trị.” Dù các cơ quan chính phủ đã “chuyển phần lớn về phía nam, nhưng không nên bỏ qua cảm giác của người Đức khi Berlin sụp đổ.” Ông bị ám ảnh trước mối nguy của việc “bỏ qua Berlin và để nó cho Nga.” Ông khẳng định: “Chừng nào Berlin còn chống cự và đứng vững trong đống đổ nát trước cuộc bao vây, mà rất có khả năng thế, thì sự chống cự của Đức vẫn sẽ được khích lệ. Sự sụp đổ của Berlin có thể khiến gần hết dân Đức tuyệt vọng.”

     Trong khi đồng ý về cơ bản với các tranh cãi của ban tham mưu, Churchill thấy họ dồn sự phản đối của mình vào “nhiều vấn đề thứ yếu không liên quan.” Ông chỉ ra rằng “danh tiếng của Eisenhower đối với Ban Tham mưu Hoa Kỳ rất là cao… người Mỹ sẽ thấy vì ông ta là Tư lệnh Tối cao danh giá, nên ông ta có quyền, và thực sự cần cố gắng tìm… thời điểm thích hợp nhất để quân phương Đông và phương Tây liên lạc với nhau.” Churchill sợ là sự phản đối của Anh sẽ chỉ tạo ra “khả năng tranh cãi… với Ban tham mưu Hoa Kỳ.” Ông đoán họ sẽ “đáp trả nặng nề.” Và thực vậy.

     Thứ bảy ngày 31/3, các đầu lĩnh quân sự Mỹ dành cho Eisenhower sự ủng hộ tuyệt đối. Họ chỉ đồng ý với Anh về hai điểm: Eisenhower nên trình bày kế hoạch của mình cho Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ và nên giữ kín các chi tiết gửi thêm cho Deane.

     Theo quan điểm của các tướng lĩnh Mỹ, “trận chiến ở Đức giờ đã tới lúc mà Tư lệnh Chiến trường là người đánh giá tốt nhất xem biện pháp nào sẽ tiêu diệt quân Đức hoặc năng lực kháng cự của chúng nhanh nhất… Đại tướng Eisenhower nên tiếp tục được tự do liên lạc với Tổng tư lệnh của quân đội Liên Xô.” Đối với giới chức quân sự Mỹ, chỉ có một mục tiêu duy nhất, và nó không bao gồm các cân nhắc chính trị. Họ nói, “Mục tiêu duy nhất là chiến thắng triệt để và nhanh chóng.”

      Tuy vậy, cuộc tranh cãi còn lâu mới kết thúc. Ở Reims, Eisenhower đang căng thẳng vẫn cứ phải giải thích đi giải thích lại về quan điểm của ông. Trong ngày, theo chỉ thị của Marshall, Eisenhower đã gửi cho Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ một bài trình bày kế hoạch dài và chi tiết.

      Sau đó, ông đánh điện đến Moscow và ra lệnh cho Deane giữ kín với Stalin các thông tin thêm mà SHAEF đã gửi. Sau đó ông đảm bảo với Marshall trong một bức điện khác:
      “Ngài có thể chắc chắn là trong tương lai, các bức điện về chính sách trao đổi giữa tôi với Phái bộ quân sự ở Moscow sẽ được sao ra cho Hội đồng Tham mưu trưởng Anh-Mỹ và cho người Anh.”

     Và cuối cùng, ông giải quyết lời cầu khẩn chưa được hồi âm của Montgomery, đến trước đó gần 48 tiếng.

    Không phải chỉ vì tính cấp bách của các bức điện trước mà Eisenhower trả lời Montgomery cuối cùng. Mối quan hệ giữa hai người họ đã trở nên căng thẳng đến mức giờ Eisenhower chỉ liên lạc với viên Thống chế khi thực sự cần thiết.

............................

       (*): Bức điện 1.000 từ của Eisenhower không xuất hiện trong lịch sử chính thống, và bản nằm trong cuốn Crusade in Europe (Cuộc Thập tự chinh ở châu Âu) của ông đã được cắt xén và biên tập lại. Ví dụ, cụm từ “suốt ngày hét bên tai” đã được đổi thành “luôn nhấn mạnh,” còn đoạn cuối đầy giận dữ được trích bên trên thì bị bỏ hoàn toàn. Mỉa mai thay, bức điện ban đầu do một người Anh soạn thảo, Phó Tư lệnh hành quân của SHAEF, Thiếu tướng John Whiteley, nhưng lúc gửi đi từ bộ chỉ huy thì nó có đóng dấu của Eisenhower.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2016, 06:09:58 pm »

   
     Nhiều năm sau, vị Tư lệnh Tối cao giải thích (*):
    “Montgomery trở nên quá cá nhân, nỗ lực bảo đảm rằng người Mỹ – mà đặc biệt là tôi – không có được danh tiếng, rằng chúng ta chẳng có gì để làm với cuộc chiến, đến mức cuối cùng tôi ngừng nói chuyện với ông ấy.”

      Ngài Tư lệnh Tối cao và Ban tham mưu của mình – thú vị là, gồm có các tướng lĩnh cấp cao người Anh ở SHAEF – thấy Montgomery là một kẻ gây rối ích kỷ, ngoài chiến trường thì quá mức cẩn trọng và chậm chạp.

     Thiếu tướng John Whiteley người Anh, Phó Tư lệnh hành quân của SHAEF nhớ lại, “Monty muốn cưỡi một con ngựa chiến tới Berlin và đội hai cái mũ, nhưng tôi có cảm giác là muốn làm cái gì cho nhanh thì đừng có giao nó cho Monty.”

     Trung tướng Sir Frederick Morgan, Phó Tham mưu trưởng của SHAEF, lại nói cách khác. “Vào lúc đó, Monty là người cuối cùng Ike chọn để tấn công Berlin – Monty sẽ phải cần ít nhất 6 tháng để chuẩn bị mất.”

     Bradley là típ người khác. Eisenhower nói với sĩ quan phụ tá của mình: “Bradley không bao giờ chần chừ, không bao giờ ngừng lại để tái cơ cấu khi thấy có cơ hội tiến lên.”

     Giờ đây, cơn giận dữ của Eisenhower trước những lời chỉ trích về bức điện gửi cho Stalin của ông, cộng thêm sự đối kháng lâu ngày giữa ông và Montgomery, được thể hiện rõ trong bức điện hồi âm của ông cho ngài đại nguyên soái. Nó tràn ngập giận dữ. Ông viết:
       “Tôi phải duy trì quyết định của mình về việc giao Tập đoàn quân 9 cho tướng Bradley… Như tôi đã nói với anh, vào giai đoạn sau của chiến dịch, anh sẽ được giao lại một đội quân Mỹ ở sông Elbe. Anh sẽ thấy tôi không hề nhắc tới Berlin. Với tôi, nơi đó giờ chỉ còn là một địa danh mà thôi, và tôi chưa từng quan tâm đến nơi đó. Mục đích của tôi là tiêu diệt các lực lượng của quân địch…”

      Ngay cả khi Eisenhower đã làm rõ quan điểm của mình với Montgomery, ở Chequers, Churchill đang viết cho vị Tư lệnh Tối cao một lời khẩn cầu lịch sử. Nó gần như đối chọi từng khía cạnh với những lời Eisenhower đã nói với Montgomery. Gần bảy giờ tối, ngài thủ tướng đánh điện cho ngài Tư lệnh Tối cao.
      “Nếu vị trí của địch suy yếu, như anh dự đoán… thì sao ta không vượt sông Elbe và tiến về phía Đông càng xa càng tốt? Điều này có ý nghĩa chính trị quan trọng, vì quân Nga… chắc chắn sẽ vào Vienna và giành lấy Áo. Nếu chúng ta chủ định để Berlin cho bọn họ, ngay cả khi nó nên nằm trong tay chúng ta, cả hai sự kiện có thể sẽ củng cố niềm tin của họ, vốn đã rất rõ ràng, rằng họ đã làm mọi chuyện.

      “Hơn nữa, tôi không nghĩ là Berlin đã mất tầm quan trọng về mặt quân sự và chắc chắc là mặt chính trị cũng không. Sự sụp đổ của Berlin sẽ có hiệu quả sâu sắc về tâm lý lên sự kháng cự của Đức trên toàn đế chế Đức. Chừng nào Berlin còn cầm cự được, cả đống dân Đức sẽ thấy mình có trách nhiệm phải chiến đấu. Ý tưởng cho rẳng chiếm Dresden và phối hợp với quân Nga ở đó là một thành tựu lớn không có ý nghĩa gì với tôi… Chừng nào Berlin còn cắm cờ Đức, theo tôi chừng đó nó còn là điểm mang tính quyết định nhất của nước Đức.
“Do đó, tôi muốn làm theo kế hoạch vượt sông Rhine hơn, cụ thể là Tập đoàn quân 9 Hoa Kỳ nên đi cùng với Cụm Tập đoàn quân 21 đến sông Elbe rồi đến Berlin…”


        Ở Moscow, khi đêm xuống, các đại sứ Anh và Mỹ, cùng với Deane và Archer cùng gặp ngài chủ tịch Liên Xô và chuyển cho ông bức điện của Eisenhower. Cuộc gặp khá ngắn. Theo như Deane nói với ngài Tư lệnh Tối cao sau này, Stalin “rất ấn tượng với phương hướng tấn công vào trung tâm nước Đức” và ông ta nghĩ rằng “cuộc tấn công chính của Eisenhower khá tốt, nó sẽ hoàn thành mục tiêu quan trọng nhất là chia đôi nước Đức.”

       Ông ta cũng thấy “cứ điểm cuối cùng của Đức có thể nằm ở phía tây Tiệp Khắc và Bavaria.” Trong khi chấp thuận chiến lược của Anh—Mỹ, Stalin lại mập mờ về chiến lược của mình. Ngài chủ tịch nói, phải chờ ông hội ý với ban tham mưu của mình rồi mới tiết lộ sự phối hợp cuối cùng của kế hoạch của Liên Xô được. Cuối buổi họp, ông ta hứa sẽ hồi âm cho bức điện của Eisenhower trong vòng 24 giờ.

        Một lát sau khi các vị khách đã đi, Stalin nhấc điện thoại gọi cho Nguyên soái Zhukov và Nguyên soái Koniev. Ông nói gọn lỏn nhưng mệnh lệnh của ông rất rõ ràng: hai vị tư lệnh phải bay về Moscow ngay để họp khẩn vào ngày hôm sau, ngày chủ nhật Phục sinh. Dù không giải thích nguyên do cho mệnh lệnh của mình, Stalin đã quyết định tin là phương Tây đang nói dối; ông chắc chắn Eisenhower đang định đua với Hồng quân để giành Berlin.



      3.



       Chuyến bay cả nghìn dặm từ mặt trận phía Đông về Moscow thật dài và mệt mỏi. Nguyên soái Georgi Zhukov uể oải ngồi dựa ra sau trên chiếc xe sĩ quan màu xám đang xóc nẩy trên con dốc rải sỏi, hướng về Quảng trường Đỏ rộng thênh thang.

       Chiếc xe chạy vù qua Thánh đường St. Basil với những mái vòm có sọc nhiều màu, rẽ trái rồi chạy qua tường bảo vệ của điện Kremlin từ cổng tây. Ở ngay sau Zhukov, trong một chiếc sedan quân đội khác là Nguyên soái Ivan Koniev. Trên mặt đồng hồ của tòa tháp Saviour hùng vĩ đứng sừng sững ở lối vào, kim đồng hồ chỉ gần 5 giờ chiều.

       Băng qua khoảng sân trong lộng gió, hai chiếc xe sĩ quan tiến vào quần thể kiến trúc gồm những tòa lâu đài có bích họa, những thánh đường có mái vòm mạ vàng và những tòa nhà chính phủ sơn màu vàng, nơi từng thuộc về Sa hoàng và các hoàng tử, rồi chạy đến trung tâm của điện Kremlin.

       Đến gần tháp chuông tưởng niệm Ivan Đại đế xây bằng gạch trắng có từ thế kỷ 17, xe chạy chậm lại, lăn bánh qua một hàng đại pháo cổ xưa rồi dừng bên ngoài một tòa nhà dài, cao ba tầng màu cát. Một lát sau, hai người đàn ông mặc đồng phục màu nâu xám may đo cẩn thận, cầu vai bằng vàng nặng nề có một ngôi sao bề ngang khoảng hai phân rưỡi, tượng trưng cho cấp bậc nguyên soái của Liên Xô bước vào thang máy, đi lên văn phòng của Stalin trên tầng hai.

       Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, vây quanh bởi các sĩ quan phụ tá và lực lượng tháp tùng, hai người họ lịch sự nói mấy câu chuyện phiếm. Người bình thường nhìn vào sẽ tưởng họ là bạn thân. Nhưng thực chất, họ là kỳ phùng địch thủ.

      Cả Zhukov và Koniev đều đã đạt tới đỉnh vinh quang nghề nghiệp. Cả hai đều là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, thực dụng và can trường, các sĩ quan đều coi việc được phục vụ dưới quyền họ vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm tuyệt vời. Zhukov khá thấp, đậm người, bề ngoài có vẻ ôn hòa và cũng là người nổi tiếng hơn, được cả công chúng thần tượng và được coi là quân nhân vĩ đại nhất Liên Xô. Cũng có những sĩ quan xem ông là một con quái vật.

      Zhukov là một quân nhân chuyên nghiệp, khởi nghiệp từ một binh nhì trong Kỵ binh Hoàng gia của Sa hoàng. Khi Cách mạng Nga nổ ra năm 1917, ông tham gia quân cách mạng; là một kỵ binh Liên Xô, ông đã chiến đấu dũng cảm và ác liệt với những kẻ chống Bolshevik, và sau nội chiến được thăng làm sĩ quan Hồng quân.

      Dù có óc sáng tạo phi thường cùng tài chỉ huy bẩm sinh, Zhukov sẽ vẫn chỉ là một sĩ quan vô danh nếu như Stalin không tiến hành thanh trừng các tướng lĩnh Hồng quân một cách đẫm máu vào những năm ba mươi. Phần lớn số bị thanh trừng đều là cựu binh của cuộc cách mạng, nhưng Zhukov lại thoát, có lẽ vì con người ông thiên về “quân đội” hơn là “đảng phái.” Cuộc trừ khử tàn nhẫn những người cũ mở đường thăng quan tiến chức nhanh chóng cho ông. Đến năm 1941, ông đã lên được vị trí cao nhất trong giới quân sự Liên Xô: Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô.

...............................

(*): Trong một cuộc phỏng vấn có ghi âm khá dài và chi tiết với tác giả.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2016, 06:21:38 pm »

      
       Zhukov được coi là “người lính của lính.” Có lẽ vì bản thân từng là một binh nhì, ông nổi tiếng là khoan dung với binh lính. Miễn là quân của ông chiến đấu tốt, ông coi chiến lợi phẩm mà họ cướp bóc được là những thứ họ đáng được hưởng. Nhưng với các sĩ quan ông lại rất nghiêm khắc. Các tư lệnh cấp cao khi không hoàn thành nhiệm vụ thường bị sa thải ngay tại chỗ và bị phạt vì đã thất bại. Hình phạt thường là một trong hai kiểu: viên sĩ quan bị đưa đến một tiểu đoàn trừng giới(*), hoặc phục vụ ở nơi nguy hiểm nhất ngoài mặt trận với tư cách là một binh nhì. Đôi khi người đó được lựa chọn.

       Một lần, trong chiến dịch Ba Lan năm 1944, Zhukov cùng với Nguyên soái Konstantin Rokossovskii và Đại tướng Pavel Batov, tư lệnh Tập đoàn quân 66 đứng quan sát đoàn quân hành quân. Đang quan sát bằng ống nhòm, đột nhiên Zhukov hét với Batov: “Đưa thằng tư lệnh quân đoàn với thằng tư lệnh Sư đoàn bộ binh 44 vào tiểu đoàn trừng giới!”

       Cả Rokossovskii và Batov cùng xin cho hai vị tướng. Rokossovskii cứu được vị tư lệnh quân đoàn. Nhưng Zhukov kiên quyết đối với người sĩ quan kia. Vị tướng đó bị giáng chức ngay lập tức, bị đưa ra ngoài trận tuyến và phải chỉ huy một cuộc tấn công tự sát. Ông ta nhanh chóng bị giết. Sau đó Zhukov đề nghị truy tặng người sĩ quan đã hi sinh đó danh hiệu quân sự cao quý nhất của Nga, Anh hùng Liên Xô.

       Zhukov từng ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô – và đối thủ cạnh tranh của ông là Koniev cũng vậy. Cả hai nguyên soái đều có hàng đống danh hiệu, nhưng trong khi danh tiếng của Zhukov đã lan rộng khắp Liên Xô, thì Koniev vẫn còn khá vô danh – và điều đó thật khốn khổ.

       Koniev là một người cao ráo, mạnh mẽ, cộc cằn với đôi mắt xanh lấp lánh vẻ sắc sảo. Ông 48 tuổi, nhỏ hơn Zhukov một tuồi, và sự nghiệp của ông cũng giống với Zhukov về một số mặt. Ông cũng từng chiến đấu cho Sa hoàng, rồi chuyển qua quân cách mạng và tiếp tục phục vụ trong quân đội Liên Xô.

        Nhưng có một điểm khác biệt, và đối với những người như Zhukov thì đó là một khác biệt lớn. Koniev bước vào Hồng quân với tư cách một chính ủy, và dù ông đã chuyển qua làm tư lệnh vào năm 1926 và trở thành một sĩ quan bình thường, thì đối với những người lính khác, lý lịch của ông vĩnh viễn có tì vết.

       Các chính ủy luôn bị binh lính căm ghét. Bởi vì, họ có quyền lớn đến nỗi tư lệnh không thể đưa ra mệnh lệnh nào trừ phi đã được chính ủy đồng cấp tiếp ký. Dù trung thành với Đảng, Zhukov chưa từng xem những người từng là chính ủy là quân nhân thực thụ. Trong những năm trước chiến tranh, ông luôn khó chịu khi ông và Koniev cùng chỉ huy một nơi, rồi có quá trình thăng chức tương tự nhau. Stalin đã tự tay chọn họ cho bộ khung tướng lĩnh trẻ tuổi của mình trong những năm ba mươi, và ông ta biết rõ quan hệ đối chọi căng thẳng giữa hai người: ông ta dùng điểm này để kiềm chế cả hai.

      Dù có kiểu cách bộc trực, thô lỗ, giới quân sự thường coi Koniev là người sâu sắc và có học vấn hơn trong hai người. Cực mê đọc sách, ông có một thư viện nho nhỏ trong Bộ chỉ huy của mình và thường khiến các sĩ quan của ông phải ngạc nhiên bằng cách trích dẫn các câu thơ của Turgenev và Pushkin. Từ cấp bậc và hồ sơ của đội quân của ông, có thể thấy ông là người nghiêm khắc chấp hành kỷ luật.

      Nhưng không như Zhukov, ông khá chừng mực với các sĩ quan, và dành cơn thịnh nộ cho kẻ thù. Trên chiến trường, ông có thể rất dã man. Trong một giai đoạn của chiến dịch Dnieper, sau khi quân của ông đã bao vây mấy sư đoàn Đức, Koniev yêu cầu bọn họ đầu hàng ngay lập tức. Khi quân Đức từ chối, ông ra lệnh cho quân Cossack cầm kiếm nhẹ tấn công. Ông nói với Milovan Djilas, trưởng Phái bộ Quân sự Nam Tư tại Moscow vào năm 1944 rằng, “Chúng tôi để quân Cossack chém thỏa thích. Thậm chí họ còn cắt cụt tay mấy kẻ giơ tay xin hàng.”

       Ít nhất về mặt này thì cả Zhukov và Koniev đều giống nhau: họ không thể tha thứ cho tội ác của bọn Nazi. Họ không hề có lòng nhân từ hay thương hại dành cho người Đức.

      Giờ đây, hai vị nguyên soái đi dọc theo hành lang tầng hai về phía dãy văn phòng của Stalin, cả hai đều khá chắc chắn vấn đề sẽ được bàn bạc là về Berlin.

      Kế hoạch dự kiến là Phương diện quân Belorussia số 1 của Zhukov ở Trung tâm sẽ chiếm thành phố. Phương diện quân Belorussia số 2 của Rokossovskii tiến về phía bắc, còn Phương diện quân số 1 Ukraine của Koniev ở phía nam có thể sẽ được yêu cầu hỗ trợ.

      Nhưng Zhukov quyết tự chiếm Berlin. Ông không định xin trợ giúp – đặc biệt là từ Koniev. Tuy nhiên, Koniev cũng suy nghĩ khá nhiều về Berlin. Quân của Zhukov có thể bị địa hình cầm chân – nhất là ở cao nguyên Seelow nằm ngay sau bờ tây sông Oder, vốn được phòng thủ kiên cố. Nếu điều đó xảy ra, Koniev nghĩ mình sẽ có cơ hội phỗng tay trên của Zhukov. Thậm chí ông đã có kế hoạch hành động sơ bộ trong đầu. Tất nhiên mọi chuyện còn phụ thuộc vào Stalin, nhưng lần này Koniev cực kỳ hi vọng có thể đánh bại Zhukov và giành được vinh quang mà ông chờ đợi đã lâu. Nếu cơ hội đến, Koniev nghĩ ông sẽ cùng đối thủ của mình tranh Berlin.

       Đi nửa chừng hành lang trải thảm đỏ, các sĩ quan tháp tùng đưa Zhukov và Koniev vào một phòng họp. Căn phòng đó có trần cao, khá hẹp, chiếc bàn dài vĩ đại bằng gỗ gụ bóng loáng choáng gần hết phòng, có ghế đặt xung quanh. Hai chùm đèn treo nặng nề với những bóng đèn trong suốt treo lủng lẳng bên trên chiếc bàn. Ở một góc căn phòng, có một chiếc bàn làm việc nhỏ và một chiếc ghế da, trên bức tường gần đó treo một bức chân dung Lenin lớn. Cửa sổ được kéo rèm kín và trong phòng không có cờ hay phù hiệu. Tuy nhiên, trong phòng có hai bản in thạch bằng crom, lồng trong các khung màu tối y hệt nhau, của hai tring số các nhà quân sự nổi tiếng nhất của Nga: Đại nguyên soái tài ba Aleksandr Suvorov của Nữ hoàng Catherine II và Đại tướng Mikhail Kutuzov, người đã tiêu diệt đội quân của Napoleon vào năm 1812. Ở đầu kia căn phòng có hai cánh cửa dẫn vào văn phòng riêng của Stalin.

       Hai nguyên soái không lạ lẫm gì với cảnh vật xung quanh. Zhukov từng làm việc trong sảnh này khi ông làm Tổng tham mưu trưởng vào năm 1941; và cả hai từng nhiều lần gặp Stalin ở đây. Nhưng cuộc họp này không phải là một buổi gặp riêng. Trong vòng mấy phút sau khi hai vị nguyên soái đi vào phòng, theo sau họ là bảy người quan trọng nhất của Liên Xô trong thời chiến sau Stalin – các thành viên của Ủy ban Quốc phòng Liên bang, cơ quan toàn quyền ra quyết định của bộ máy chiến tranh Liên Xô.

.............................


       (*) Tiểu đoàn trừng giới (penal battalion, tiếng Nga là Shtrafbat) là nơi những người có tội bị buộc phải phục vụ trong Thế chiến thứ hai. Họ chủ yếu là những người đào ngũ, bị buộc tội hèn nhát, tù nhân chiến tranh của Liên Xô và các tù nhân trong trại lao động Gulag (cả tội phạm thường và tội phạm chính trị) – ND.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2016, 07:58:41 pm »

       Không có lễ nghi chính thức hay chia theo cấp bậc, các lãnh đạo Liên Xô đi vào phòng:

      Bộ trưởng Ngoại giao Vyacheslav M. Molotov, Phó Chủ tịch Ủy ban.

      Lavrenti P. Beria, một người cận thị có vóc người chắc nịch, lãnh đạo lực lượng cảnh sát mật và là một trong những người được e sợ nhất ở Nga.

     Georgi M. Malenkov, viên thư ký mập mạp của Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản và là quản lý Cục Hậu cần Quân sự.

      Anastas I. Mikoyan, có gương mặt gầy gầy, sống mũi khoằm, Điều phối viên Sản xuất.

      Nguyên soái Nikolai A. Bulganin, có bề ngoài quý phái và chòm râu dê, Đại biểu của Bộ chỉ huy Tối cao ở mặt trận Liên Xô.

       Lazar M. Kaganovich, tính tình lãnh đạm, có hàng ria mép, Chuyên viên Vận tải, người Do Thái duy nhất trong Ủy ban.

      Nikolai A. Voznesenskii, nhà lập kế hoạch và quản lý kinh tế.

      Đại diện cho bên quân sự là Tổng tham mưu trưởng, Đại tướng A. A. Antonov và Tư lệnh hành quân, Đại tướng S. M. Shtemenko.

       Khi các lãnh đạo hàng đầu của Liên Xô an vị, cánh cửa văn phòng ngài Chủ tịch mở ra và bóng dáng thấp đậm của Stalin xuất hiện.

       Ông ta mặc một bộ đồng phục màu vàng mù tạt đơn giản, không có cầu vai hay phù hiệu cấp bậc; mỗi ống quần có một đường sọc đỏ, mang đôi ủng đen mềm cao tới gối. Phía bên trái bộ quần áo là món trang sức duy nhất ông mang: ngôi sao vàng kim có viền đỏ của Anh hùng Liên Xô. Miệng ông ngậm một điếu thuốc yêu thích: một điếu Dunhill của Anh. Ông dùng rất ít thời gian để chào hỏi theo lễ nghi. Sau này Koniev nhớ lại, “Trước lúc Stalin bắt đầu nói chuyện, chúng tôi hầu như không kịp chào hỏi nhau.”(*)

      Stalin hỏi Zhukov và Koniev mấy câu về tình hình mặt trận. Rồi đột nhiên ông vào thẳng vấn đề. Bằng chất giọng trầm, cùng ngữ điệu ngân nga như hát đặc trưng của Georgia, ông nói nhẹ nhàng với hiệu quả lớn: “Mấy đồng minh bé nhỏ (soyuznichki) định tới Berlin trước Hồng quân.”  Ông chờ một lúc rồi mới nói tiếp. Stalin nói ông đã nhận được thông tin về kế hoạch của Anh-Mỹ, và rõ ràng là “ý định của họ không giống như ‘đồng minh.’” Ông không đề cập tới bức điện của Eisenhower đêm hôm trước, cũng không đưa ra nguồn gốc thông tin đó. Ông quay  qua Đại tướng Shtemenko và nói: “Đọc báo cáo đi.”

      Shtemenko đứng dậy. Ông đọc, các cánh quân của Eisenhower định bao vây và tiêu diệt vùng Ruhr, rồi tiến về hướng Leipzig và Dresden. Nhưng “dọc đường” họ định chiếm luôn Berlin. Viên đại tướng nói, mấy chuyện này “sẽ trông như thể họ giúp Hồng quân vậy.”

       Nhưng rõ ràng “mục đích chính của Eisenhower” là chiếm Berlin trước khi quân Liên Xô tới. Hơn nữa, ông nhấn nhá ngữ điệu, Stavka (Bộ Chỉ huy tối cao của Stalin) vừa biết được là “có hai sư đoàn không vận của Đồng minh đang chuẩn bị đổ bộ xuống Berlin.”(**)

        Sau này khi kể về cuộc họp, Koniev nhớ lại rằng kế hoạch của quân Đồng minh, theo Shtemenko mô tả, có bao gồm một cuộc tấn công do Montgomery chỉ huy về phía bắc vùng Ruhr “theo tuyến đường ngắn nhất dẫn tới Berlin, tách biệt với các cánh quân khác của Anh.” Koniev nhớ là Shtemenko kết thúc “bằng câu ‘theo mọi dữ liệu và thông tin, bộ chỉ huy Anh-Mỹ xem kế hoạch này – tức chiếm Berlin sớm hơn Hồng quân – là hoàn toàn thực tế và công cuộc chuẩn bị cho nó đang hoạt động hết công suất.”(***)

       Nguồn tin của bản báo cáo mà Đại tướng Shtemenko đọc chưa từng được công bố. Theo đánh giá của tác giả, nó có thể là một đánh giá quân sự được phóng đại lên quá cỡ từ bức điện của Eisenhower đêm hôm trước – một đánh giá một phần dựa trên sự nghi ngờ về động cơ của Eisenhower, một phần nhằm đưa ra cơ sở hợp lý cho các mục tiêu của Stalin.

       Khi Shtemenko đọc xong bản đánh giá quân sự, Stalin quay sang hai vị Nguyên soái. Ông nhẹ nhàng nói, “Vậy, ai sẽ chiếm Berlin? Chúng ta hay quân Đồng minh?”.
 
       Sau này, Koniev tự hào nhớ lại rằng ông là người đầu tiên trả lời. Ông nói:
     “Là chúng ta, và sẽ làm trước bọn Anh-Mỹ.”

      Stalin nhìn Koniev, khẽ mỉm cười. Ông lại nói nhẹ nhàng, bằng cách nói hài hước vụng về:

    “Vậy, anh là kiểu đồng chí như thế đó à?”

     Rồi theo như Koniev nhớ lại, chỉ trong chớp mắt, Stalin trở nên lạnh lùng hơn, giống như đang bàn chuyện làm ăn, đưa ra vấn đề. Chính xác thì Koniev, vốn đang ở phía nam, định làm thế nào để kịp thời chiếm được Berlin? Stalin hỏi, “Không phải là quân của anh sẽ cần một cuộc tái tổ chức trên diện rộng hay sao?”.

       Koniev nhận ra cái bẫy quá trễ. Stalin lại dùng mấy trò cũ của ông ta, lấy người này đấu với người khác, nhưng đến lúc nhận ra điều này thì Koniev đã bắt đầu trả lời rồi. Ông nói, “Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết. Chúng tôi sẽ kịp thời tái tổ chức để chiếm Berlin.”

.............................

    (*) Các trích dẫn từ phía Nga, nếu không phải là được cung cấp như các nguồn tài liệu khác của Liên Xô được sử dụng trong cuốn sách này, thì là có được trong chuyến đi nghiên cứu đến Moscow vào tháng 4/1963. Chính phủ Liên Xô cho phép tác giả, có giáo sư John Erickson của Đại học Manchester hỗ trợ, được phỏng vấn những người tham gia vào cuộc chiến Berlin – từ nguyên soái tới binh nhì. Vị nguyên soái duy nhất của Liên Xô mà tác giả bị cấm phỏng vấn là Zhukov. Những người khác – như Koniev, Sokolovskii, Rokossovskii và Chuikov, mỗi người cho phỏng vấn trong khoảng ba tiếng. Ngoài ra, tác giả còn được phép tiếp cận với các hồ sơ lưu trữ quân sự và được phép sao chép và mang ra khỏi Nga các tài liệu đồ sộ, gồm các bản đồ chiến đấu, báo cáo sau khi hành động, công trình nghiên cứu, ảnh và lịch sử quân sự trước đó chỉ lưu hành trong nội bộ chính phủ Liên Xô.

   (**) Tất nhiên, điều này là đúng.

    (***) Buổi họp mang tính quyết định của Stalin cùng các vị nguyên soái được biết đến rộng rãi trong giới quân sự cấp cao của Liên Xô, dù trước đó chưa từng được công bố với phương Tây. Về cuộc họp này, đã có nhiều phiên bản xuất hiện trong lịch sử quân sự Nga và các nhật ký. Trong đó có biên bản cuộc họp của Zhukov dành cho ban tham mưu của ông, được nhà sử họ Nga, Trung tướng N. N. Popiel ghi lại. Nguyên soái Koniev giải thích bối cảnh cuộc họp cho tác giả và cung cấp các chi tiết mà cho tới nay chưa từng được biết. Ông cũng kể lại môt phần các chi tiết trong phần đầu cuốn hồi ký của mình, được xuất bản tại Moscow năm 1965. Có một vài điểm khác biệt giữa bản của ông với của Zhukov. Ví dụ như, Zhukov không nhắc tới cuộc tấn công vào Berlin của Montgomery; Koniev thì không đề cập đến cuộc đổ bộ dự kiến của sư đoàn không vận Anh-Mỹ xuống thành phố.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2016, 06:39:37 pm »

   
       Đó chính là thời cơ Zhukov đang chờ đợi. Ông hỏi nhẹ nhàng, gần như trịch thượng, “Tôi nói một câu được không?” .Ông không hề đợi câu trả lời. Ông gật đầu với Koniev và nói, “Người của Phương diện quân Belorussia số 1 không cần tái tổ chức. Họ đã sẵn sàng rồi. Chúng tôi đang nhắm thẳng tới Berlin. Chúng tôi cách Berlin gần nhất. Chúng tôi sẽ chiếm Berlin.”

       Stalin yên lặng nhìn hai người. Một lần nữa, ông lại mỉm cười thoáng qua. Ông hòa nhã nói, “Rất tốt. Cả hai anh sẽ ở lại Moscow và chuẩn bị kế hoạch của mình cùng với Bộ tổng tham mưu. Tôi muốn kế hoạch phải sẵn sàng trong 48 giờ. Rồi các anh sẽ quay về mặt trận, khi đó mọi thứ đã được quyết định.”

       Cả hai người đều sốc vì thời gian chuẩn bị kế hoạch quá ngắn ngủi. Cho tới giờ, họ đều biết rằng hạn định tấn công Berlin là đầu tháng 5. Giờ rõ ràng Stalin muốn họ tấn công sớm mấy tuần.

      Nhất là với Koniev, đây là một suy nghĩ khiến ông giật mình. Dù ông đã có kế hoạch dự định, mà ông tin nó sẽ giúp ông đến Berlin trước Zhukov, nhưng ông vẫn chưa viết gì trên giấy. Giờ cuộc họp khiến ông đau đầu nhận thấy có nhiều vấn đề hậu cần quan trọng cần giải quyết nhanh chóng. Phải nhanh chóng vận chuyển mọi thứ trang thiết bị và đồ tiếp tế ra ngoài mặt trận.

       Tệ hơn, Koniev còn bị thiếu quân. Sau trận chiến ở Thượng Silesia, một phần đáng kể quân số của ông vẫn đang ở phía nam. Một số cách Berlin rất xa. Cần đưa những nhóm quân này đi ngay lập tức, thành ra một vấn đề vận chuyển nghiêm trọng nữa.

      Nghe Stalin nói, Zhukov cũng lo không kém. Dù ban tham mưu của ông đã chuẩn bị cho cuộc tấn công, nhưng ông vẫn chưa sẵn sàng. Các tập đoàn quân của ông đã vào vị trí, nhưng ông cũng vẫn đang vội vàng đưa đồ tiếp tế và quân thay thế ra mặt trận để bổ sung cho các lực lượng đã suy kiệt nặng nề của mình. Một số sư đoàn của ông, thường có 9.000 đến 12.000 lính, giờ chỉ còn có 3.500.

      Zhukov tin là chiến dịch Berlin sẽ vô cùng khó khăn và ông muốn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi khả năng. Ban tình báo của ông đã báo cáo rằng “công tác phòng thủ của thành phố cùng các vùng lân cận đã được chuẩn bị cẩn thận và kiên cố. Mỗi con đường, quảng trường, ngã tư, nhà cửa, kênh đào và cầu đều là một phần trong hệ thống phòng thủ chung…” Giờ, cần phải đẩy nhanh tiến độ mọi chuyện nếu ông muốn đánh bại phương Tây trên đường tới Berlin. Chừng nào ông có thể tấn công được? Đó là câu hỏi Stalin muốn được trả lời – và phải nhanh chóng.

       Khi cuộc họp kết thúc, Stalin lại nói tiếp. Giọng ông không có chút ấm áp nào. Ông nhấn mạnh với hai vị nguyên soái: “Tôi phải nói với hai anh là ngày mở đầu chiến dịch là điểm mà chúng ta đặc biệt chú ý đấy.”

      Quan hệ đối địch giữa hai vị tư lệnh, vốn chưa bao giờ bị ẩn giấu quá sâu, giờ lại sôi bùng lên lần nữa. Khẽ gật đầu với mấy người xung quanh, Stalin quay lưng lại và rời khỏi phòng.

       Giờ đây, dù kế hoạch của ông đã bắt đầu tiến hành, vị Chủ tịch Liên Xô vẫn còn phải đối mặt với một nhiệm vụ quan trọng: chi tiết cẩn thận cho lời hồi âm cho bức điện của Eisenhower.

      Stalin bắt đầu làm việc với bản thảo đã soạn sẵn. Đến 8 giờ tối, bức điện hồi âm của ông đã xong và được gửi đi. Stalin viết, “Tôi đã nhận được bức điện của ngài ngày 28/3. Kế hoạch cắt đôi quân Đức bằng cách phối hợp… với quân Liên Xô hoàn toàn phù hợp với kế hoạch của Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô.”

       Stalin hoàn toàn nhất trí rằng nơi hội quân sẽ là ở vùng Leipzig-Dresden, vì “mũi tấn công chủ lực của quân Liên Xô” sẽ đi “theo hướng đó.” Còn về ngày tấn công của Hồng quân? Stalin đặc biệt lưu ý đến điều đó. Nó sẽ rơi vào “khoảng nửa sau của tháng năm.”

       Phần quan trọng nhất trong bức điện của ông nằm ở đoạn thứ ba. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng mình không quan tâm lắm đến thủ đô của Đức. Ông khẳng định, “Berlin đã mất tầm quan trọng chiến lược trước kia của nó.” Thực sự thì, Stalin nói nó đã trở nên kém quan trọng tới mức “Do đó, Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô định để các lực lượng thứ yếu tiến về Berlin.”



                                   ************


       Winston Churchill đã hội ý với Bộ Tổng tham mưu Anh quốc gần cả buổi chiều. Ông thấy hoang mang và phiền muộn. Sự hoang mang của ông bắt nguồn từ một bức điện của Eisenhower, đã bị bóp méo trong quá trình chuyển đi.

      Trong bức điện Churchill nhận được có một câu rằng: “Montgomery sẽ chịu trách nhiệm tuần tra…”

     Churchill đã sắc sảo hồi âm rằng ông thấy quân lực Hoàng gia của mình đang bị “giao cho… một phạm vi hoạt động hạn chế ngoài dự kiến.” Eisenhower bối rối đánh điện trả lời: “Tôi cảm thấy bất an, nếu không muốn nói là bị tổn thương… Ý của tôi không phải vậy và tôi nghĩ lời lẽ mình đã dùng… không hề thể hiện ý như vậy.”

      Thì ra Eisenhower chưa từng dùng cụm từ “các nhiệm vụ tuần tra.” Ông đã nói là “các nhiệm vụ đó,” và làm sao đó mà cụm từ này bị truyền sai. Churchill khó chịu trước một việc không đáng kể, nhưng lại là giọt nước tràn ly.

      Có một việc không phải không đáng kể, trong mắt ngài thủ tướng, là sự lãnh đạm kéo dài của Mỹ đối với Berlin. Với sự ngoan cường đặc trưng trong cả đời mình, giờ ông phải đương đầu với cả hai vấn đề một lúc – mối quan hệ đồng minh và Berlin. Trong một bức điện dài gửi cho Roosevelt đang đau ốm – bức điện đầu tiên mà ông gửi cho Roosevelt kể từ vụ lùm xùm về bức điện SCAF 252 – thoạt tiên, ngài thủ tướng dành một đoạn dài để biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối của ông vào Eisenhower. Rồi “đã xóa bỏ hết các hiểu lầm giữa những người đồng minh và bằng hữu chân thành nhất từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng nhau”.

        Churchill gắng sức nhấn mạnh sự cấp bách cần chiếm thủ đô nước Đức. Ông tranh luận rằng “Không gì có thể tạo nên cảm giác tuyệt vọng với quân Đức… bằng sự sụp đổ của Berlin. Đó sẽ là tín hiệu thất bại tột cùng… Nếu [Nga] chiếm được Berlin, chẳng phải họ sẽ khắc sâu trong tâm trí rằng mình là người góp công lớn nhất vào chiến thắng chung hay sao, và chẳng phải điều này sẽ khiến họ có tâm thế tự cao, gây ra những khó khăn nghiêm trọng trong tương lai? Do đó, cân nhắc điều này trên lập trường chính trị… tôi cho là chúng ta nên chiếm Berlin…”

       Ngày hôm sau, phiền não của Churchill càng sâu thêm khi nhận được bản sao của bức điện Stalin gửi cho Eisenhower. Ngài thủ tướng thấy nội dung của nó rất khả nghi. 10:45 đêm hôm đó, ông điện cho Eisenhower, “Đọc bức điện hồi âm từ Moscow gửi cho ngài xong, tôi càng tin rằng ta cần chiếm Berlin, khả năng này đang để ngỏ cho chúng ta, nhất là ở đoạn thứ ba có viết ‘Berlin đã mất tầm quan trọng chiến lược trước kia của nó.’ Câu này nên được hiểu theo những gì tôi đã nói về khía cạnh chính trị.” Churchill sốt sắng nói thêm là giờ ông thấy rằng “quan trọng là chúng ta nên phối hợp với quân Nga càng xa về phía đông càng tốt…”

       Bất chấp tất cả, quyết tâm của Churchill dành cho Berlin vẫn không suy suyển. Ông vẫn rất lạc quan. Kết thúc bức điện gửi Eisenhower, ông viết: “Có thể sẽ có nhiều chuyện xảy ra ở phương Tây, trước ngày mở đầu cuộc tấn công chủ lực của Stalin”.

      Giờ đây, hi vọng lớn lao của ông là động lực và lòng hăng hái của quân Đồng minh sẽ đưa họ đến Berlin trước ngày Stalin phát động tấn công.



                                *************** 
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2016, 08:47:16 am »

     
        Ở bộ chỉ huy của Stalin, hai nguyên soái Zhukov và Koniev đang chạy đua với thời gian. Đến thứ ba ngày 3/4, đúng hạn sau 48 giờ, kế hoạch của họ đã sẵn sàng. Họ gặp Stalin một lần nữa.

       Zhukov trình bày trước. Ông đã suy tính về cuộc tấn công nhiều tháng nay và các bước đi dự kiến cho Phương diện quân Belorussia số 1 hùng hậu của ông đã nằm trong lòng bàn tay.

      Ông nói, cuộc tấn công chính sẽ diễn ra trước bình minh, từ đầu cầu dài 44 km trên sông Oder, phía tây Küstrin – ngay chính diện Berlin. Các cuộc tấn công khác ở phía bắc và phía nam sẽ hỗ trợ cho cuộc tấn công này.

     Công tác hậu cần của Zhukov khá là đáng kinh ngạc. Có không ít hơn hai tập đoàn quân xe tăng và bốn tập đoàn quân thường sẽ được sử dụng cho cuộc tấn công chính, còn mỗi cuộc tấn công phụ trợ thì có hai tập đoàn quân.

       Tính cả các lực lượng thứ chính hỗ trợ đằng sau, ông sẽ có 768.100 quân. Quyết không phụ thuộc vào may rủi, Zhukov hi vọng sẽ chiếm được đầu cầu Küstrin bằng cách bố trí tối thiểu 250 khẩu pháo mỗi kilomet – tương đương cứ 4 mét một khẩu! Ông định mở đầu cuộc tấn công với màn nã pháo từ 11.000 khẩu pháo, chưa tính mấy khẩu súng cối có đường kính nhỏ hơn.
 
      Giờ ông đi vào phần ưa thích trong kế hoạch. Zhukov đã nghĩ ra một mưu kế kỳ lạ và phi chính thống để khiến quân địch hoang mang. Ông sẽ phát động tấn công từ lúc trời còn tối. Ngay lúc đó, ông định khiến quân Đức lóa mắt và mất tinh thần bằng cách chiếu thẳng 140 ngọn đèn pha rọi máy bay công suất lớn vào vị trí của địch. Ông đoán chắc kế hoạch của mình sẽ tạo nên màn thảm sát quân Đức.

      Kế hoạch của Koniev cũng đồ sộ tương tự, nhưng khó khăn và phức tạp hơn, bắt nguồn từ tham vọng của ông.

       Như sau này ông nói: “Với chúng tôi, Berlin là mục tiêu được tất cả mọi người khát khao mãnh liệt, từ lính thường  tới các tướng lĩnh đều muốn được tận mắt nhìn thấy Berlin, được tự tay chiếm lấy nó. Đây cũng là khát khao cháy bỏng của tôi… Tôi đang ngập chìm trong đó.”


       Nhưng sự thật là tính theo điểm gần nhất thì quân của Koniev còn cách thành phố hơn 75 dặm. Koniev mong tốc độ hành quân có thể bù đắp được. Ông đã khôn ngoan điều các đội xe tăng về bên phải, để cho khi nào đột phá được thì ông có thể lăn bánh về phía tây bắc và tấn công vào Berlin, có lẽ sẽ tới được thành phố trước Zhukov.

       Ông đã ấp ủ ý tưởng này nhiều tuần nay. Giờ đây, sau khi nghe Zhukov trình bày, ông hơi do dự phải đọc kế hoạch của mình. Thay vào đó, tạm thời ông đi vào chi tiết chiến dịch. Kế hoạch của ông là sẽ tấn công qua sông Neisse vào lúc bình minh, dưới sự bảo vệ của một màn khói dày đặc do các phi đội máy bay chiến đấu bay tầm thấp thải ra. Ông định dùng năm tập đoàn quân thường và hai tập đoàn quân tăng cho cuộc tấn công – tương đương 511.700 người. Đáng chú ý là ông cũng yêu cầu mật độ pháo dày đặc tương tự với Zhukov – 250 khẩu một kilomet – và thậm chí còn sử dụng nhiều hơn.

       Koniev nhớ lại, “Không như ông bạn tôi đây, tôi định bắn phá tập trung vào từng vị trí của quân thù trong hai tiếng rưỡi.”

      Nhưng Koniev rất cần thêm quân. Trong khi Zhukov có tám tập đoàn quân dọc theo sông Oder, thì bên sông Neisse, Koniev chỉ có năm. Để kế hoạch có thể tiến hành, ông cần thêm hai tập đoàn quân nữa. Sau một hồi thảo luận, Stalin đồng ý giao cho ông Tập đoàn quân 28 và Tập đoàn quân 31, vì “các mặt trận ở Baltic và Đông Phổ đã giảm đi.” Nhưng Stalin chỉ ra rằng sẽ mất nhiều thời gian để hai tập đoàn quân này tới được Phương diện quân Ukraine số 1. Vận chuyển là cả một vấn đề. Koniev quyết định đánh cược. Ông nói với Stalin rằng mình có thể bắt đầu cuộc tấn công trong khi quân tăng viện vẫn còn trên đường đi, rồi khi nào họ tới thì sẽ dùng sau.

      Sau khi nghe qua hai người trình bày, Stalin chấp nhận cả hai phương án. Nhưng Zhukov sẽ chịu trách nhiệm chiếm Berlin. Sau đó, ông sẽ hướng về trận địa ở sông Elbe. Koniev sẽ tấn công cùng ngày với Zhukov, tiêu diệt quân địch dọc mạn nam của Berlin, rồi đem quân tiến về phía Tây để gặp quân Mỹ.

      Cụm tập đoàn quân thứ ba của Liên Xô, Phương diện quân Belorussia số 2 của Nguyên soái Rokossovskii sẽ đi dọc theo hạ lưu sông Oder rồi tiến về bờ biển nằm ở phía bắc của quân Zhukov, không liên quan gì đến cuộc tấn công Berlin. Với 314.000 người, Rokossovskii sẽ tấn công sau, băng qua miền bắc nước Đức để hội quân với Anh. Tổng cộng, cả ba tập đoàn quân của Nga có 1.593.800 người.

      Vậy là Koniev được giao vai trò hỗ trợ trong cuộc tấn công Berlin. Nhưng rồi, cúi xuống tấm bản đồ trên bàn,

       Stalin vẽ một đường ranh giữa quân của Zhukov vầ Koniev. Đó là một ranh giới kỳ lạ. Nó bắt đầu từ mặt trận của Nga, băng qua sông và chạy thẳng tới thành phố Lübben có từ thế kỷ 16 nằm bên sông Spree, cách Berlin khoảng 65 dặm về hướng đông nam. Tại đó, Stalin đột nhiên ngừng vẽ. Nếu ông vẽ tiếp đường ranh đó băng qua nước Đức, thì sẽ tạo thành một ranh giới mà Koniev không được vượt qua, Phương diện quân Ukraine số 1 rõ ràng sẽ không còn tham gia vào cuộc tấn công Berlin nữa.

       Giờ Koniev thấy rất phấn chấn. Sau này ông nhớ lại, dù “Stalin không nói gì… nhưng có thể ngầm hiểu người chỉ huy mặt trận sẽ có khả năng thực hiện trận đánh mở màn.” Quân của Koniev đã được bật đèn xanh tới Berlin – nếu ông có thể, dù không có lời nào được thốt ra. Với Koniev, cứ như thể Stalin đi guốc trong bụng ông vậy. Cuộc họp kết thúc bằng cái mà ông gọi là “tiếng hô bắt đầu tranh tài bí mật… của Stalin.”

       Ngay lập tức, kế hoạch của hai nguyên soái được kết hợp lại thành chỉ đạo chính thức. Sáng hôm sau, hai vị tư lệnh đối thủ cầm mệnh lệnh trong tay, chạy xe tới sân bay Moscow trong màn sương mù dày đặc, mỗi người đều háo hức muốn về bộ chỉ huy của mình ngay.

       Mệnh lệnh của họ yêu cầu phải tấn công trước ngày Stalin nói cho Eisenhower một tháng. Vì lý do bảo mật, văn bản chỉ đạo không nêu ngày, nhưng cả Zhukov và Koniev đã nghe Stalin nói. Cuộc tấn công Berlin sẽ bắt đầu vào thứ hai ngày 16/4.


                                        ************
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2016, 08:52:14 am »

   
       Ngay khi Zhukov và Koniev đã náo nức bắt đầu chuẩn bị đưa 13 tập đoàn quân với hơn một triệu lính vào Berlin, trực giác nổi tiếng của Adolf Hitler lóe lên. Ông ta kết luận rằng cuộc tấn công của quân Nga vào Küstrin, ngay chính diện thủ đô chỉ là một trò lừa. Mũi tấn công chính của Liên Xô sẽ nhắm vào Prague ở phía nam, chứ không phải Berlin. Chỉ có một viên tướng của Hitler là có sự sáng suốt tương tự.

      Thượng tướng Ferdinand Schörner, hiện là tư lệnh của Cụm tập đoàn quân Trung tâm, ở phía nam quân của Heinrici, cũng nhìn thấu được cái bẫy của quân Nga. Schörner cảnh báo, “Thưa Quốc trưởng, điều này đã viết trong lịch sử. Hãy nhớ lời của Bismarck, ‘Ai chiếm được Prague sẽ chiếm được châu Âu.”

       Hitler đồng ý. Schörner hung ác, vị tướng ưa thích của Quốc trưởng và nằm trong số những người kém cỏi nhất trong giới tướng lĩnh Đức, được thăng làm Thống chế ngay lập tức. Cùng lúc đó, Hitler đưa ra một chỉ thị định mệnh. Đêm ngày 5/4, ông ra lệnh chuyển bốn đơn vị thiết giáp kỳ cựu của Heinrici về phía nam – các đơn vị mà Heinrici đang dùng để cản bước quân Nga.




    4.




      Chiếc xe của Thượng tướng Heinrici chầm chậm chạy qua Berlin đổ nát, để đến điện Reichskanzlei dự cuộc họp trang trọng mà Hitler đã ra lệnh trước đó 9 ngày. Ngồi đằng sau vị tư lệnh hành quân của mình là Đại tá Eismann, Heinrici lặng lẽ nhìn chăm chăm ra ngoài đường phố cháy đen. Trong hai năm qua, ông chỉ về thành phố một lần. Giờ cảnh tượng trước mắt khiến ông choáng váng. Ông không thể nhận ra đây lại là Berlin.
 
      Bình thường, đi từ bộ chỉ huy của ông đến Reich-skanzlei mất khoảng 90 phút, nhưng họ đã đi gần gấp đôi khoảng đó. Đường bị tắc liên tục, buộc họ phải đi đường vòng lằng nhằng hơn. Đến cả mấy đại lộ chính cũng không thể đi qua được. Mấy chỗ khác, có những tòa nhà nghiêng đến phát ghê, chỉ chực đổ sập bất kỳ lúc nào, khiến các con đường đều trở nên nguy hiểm.

      Nước phun ra ồng ộc từ các hố bom to đùng; gas rò rỉ từ các đường ống vỡ; và khắp chốn trong thành phố đều có các khu vực bị cách ly và có biển báo “Achtung! Minen!” đánh dấu vị trí các quả bom do máy bay thả vẫn chưa nổ. Heinrici cay đắng nói với Eismann. “Vậy ra đây là những gì chúng ta có được đấy – một biển gạch vụn.”

      Dù các tòa nhà hai bên đường Wilhelmstrasse đều thành đống đổ nát, nhưng điện Reichskanzlei lại không thay đổi mấy, trừ vài chỗ hư hại nhỏ. Đến cả các lính gác SS ăn vận chỉn chu đứng ngoài cổng vào dường như cũng vẫn như xưa. Bọn họ đứng nghiêm chào khi Heinrici đi vào, Eismann theo sau. Dù bị trì hoãn nhưng viên thượng tướng vẫn đến đúng giờ.

       Cuộc họp với Hitler dự kiến bắt đầu lúc ba giờ chiều, và Heinrici đã suy nghĩ về nó khá nhiều trong mấy ngày qua. Ông định nói với Hitler và đám bậu xậu xung quanh tình hình thực sự mà Cụm Tập đoàn quân Vistula đang phải đối mặt chân thực hết mức có thể. Heinrici biết rõ nếu nói ra sẽ gặp phải nguy hiểm gì, nhưng những hậu quả đó không làm ông bận tâm. Ngược lại, Eismann rất phiền não. Sau này ông nói, “Tôi thấy Heinrici giống như đang định tấn công toàn diện vào Hitler và các cố vấn, và rất ít người có thể làm thế mà vẫn sống sót.”

      Trong đại sảnh, một viên sĩ quan SS, ăn mặc không chê vào đâu được trong chiếc áo vest trắng, quần dài đen và đôi ủng kỵ binh cao cổ bóng loáng, chào Heinrici và đưa ông đến nơi diễn ra cuộc họp trong căn hầm Führerbunker. Heinrici đã nghe nói đó là một mê cung rộng lớn gồm các cơ sở hạ tầng xây ngầm bên dưới tòa nhà thủ tướng, những tòa nhà kế bên và các khu vườn đằng sau, nhưng ông chưa từng vào trong đó. Đi theo người hướng dẫn, ông và Eismann đi xuống dưới hầm và ra ngoài vườn. Dù mặt tiền của điện Reichs-kanzlei không suy suyển gì, nhưng phần sau bị hư hại nghiêm trọng. Ngày xưa, nơi đây là những khu vườn lộng lẫy với một hệ  thống giếng phun. Giờ chúng đã biến mất, cùng với ngôi đình uống trà của Hitler và các nhà kính trồng cây đứng bên cạnh.

      Với Heinrici, noi này giống như một bãi chiến trường, với “những hố bom rộng lớn, những tảng bê tông, các pho tượng vỡ tan tành và những gốc cây bật rễ.” Giữa những bức tường ám đầy muội than của tòa nhà thủ tướng là “những cái hố đen ngòm vốn từng là cửa sổ.” Eismann nhìn cảnh điêu tàn và nhớ tới một câu trong bài “Lời nguyền của người ca sĩ” của nhà thơ Đức Uhland vào thế kỷ 19. Câu thơ đó là “Chỉ có một cây cột cao nói lên vinh quang đã biến mất; nó có thể sụp trong đêm.”

      Heinrici thực tế hơn. Ông thì thầm với Eismann, “Cứ nghĩ xem, ba năm trước Hitler nắm châu Âu trong tay, từ sông Volga tới Đại Tây Dương. Giờ ông ta ngồi trong một cái hố dưới đất.”

      Họ băng qua khu vườn và đi vào một dãy nhà hình chữ nhật có hai lính gác. Họ được yêu cầu kiểm tra giấy tờ, sau đó hai người lính gác mở một cánh cửa thép nặng nề để hai sĩ quan đi qua. Heinrici luôn nhớ rõ, khi cửa khép đánh rầm sau lưng họ, “Chúng tôi bước vào một thế giới ngầm không thể nào tin được.”

      Ở dưới đáy một cầu thang bê tông xoắn có hai sĩ quan SS trẻ tuổi đón họ trong một căn phòng nghỉ sáng trưng. Bọn họ lịch sự cất áo khoác cho hai người, và soát người cũng lịch sự như thế. Nhất là chiếc cặp táp của Eismann rất được chú ý: hồi tháng 7/1944, một chiếc cặp táp chứa bom đã suýt kết liễu mạng sống Hitler. Kể từ đó, các cận vệ của Hitler không cho phép ai tới gần ông ta mà không lục soát trước. Dù hai sĩ quan SS đã xin lỗi, Heinrici vẫn điên người vì sự sỉ nhục này. Eismann cảm thấy “thật nhục nhã khi một vị tướng của Đức lại bị đối xử như thế.”

       Cuộc lục soát kết thúc, họ được đưa vào một hành lang dài và hẹp, được ngăn làm hai khu, cái đầu tiên dẫn vào một căn phòng đợi khá thoải mái. Các chùm đèn hình vòm nhô ra trên trần, phủ sắc vàng lên mấy bức tường vữa màu be nhạt. Trên sàn trải một tấm thảm phương đông mà rõ ràng được đem xuống từ một căn phòng lớn hơn trong tòa nhà thủ tướng, vì các mép được gấp lại.

      Dù căn phòng khá thoải mái, nhưng nội thất – giống như tấm thảm – có vẻ hơi lạc lõng. Có rất nhiều ghế, một số thì đơn giản, số khác lại được bọc rất sang trọng. Một cái bàn gỗ sồi đứng dựa vào tường, mấy bức tranh sơn dầu, tranh phong cảnh lớn của họa sĩ và kiến trúc sư Đức Schinkel treo quanh phòng. Bên phải lối vào có một cánh cửa mở đi vào một phòng họp nhỏ dùng cho cuộc họp.

      Heinrici chỉ có thể ước đoán độ sâu và kích cỡ của Führerbunker. Từ những gì ông được thấy, có vẻ nó khá rộng, có các cánh cửa nằm hai bên hành lang và ở đằng xa cũng có. Từ trần nhà khá thấp, rồi các cánh cửa kim loại hẹp và không có cửa sổ, nơi này giống như hành lang của một con tàu nhỏ - trừ điều đó, theo ước đoán của Heinrici, nơi đây nằm sâu dưới đất ít nhất 12 m.

      Gần như ngay lập tức, một sĩ quan SS cao ráo ăn mặc nhã nhặn xuất hiện. Ông ta là sĩ quan phụ tá riêng kiêm cận vệ của Hitler, Đại tá Otto Günsche. Ông ta vui vẻ hỏi thăm về chuyến đi của họ và mời họ thư giãn; Heinrici chấp nhận uống một tách cà phê.

      Không lâu sau đó, những người dự họp khác cũng lục đục tới. Đầu tiên là sĩ quan quản trị của Hitler, Đại tướng Wilhelm Burgdorf. Eismann nhớ là ông ta chào họ và “ồn ào nói về thành công.” Rồi Thống chế Wilhelm Keitel, Tham mưu trưởng của OKW tới, theo sau là Himmler, Đô đốc Karl Doenitz và người nổi tiếng là tâm phúc thân cận nhất của Hitler, Martin Bormann. Nói theo Eismann, “Tất cả đều cao giọng chào hỏi chúng tôi. Nhìn thấy họ, tôi thực sự tự hào về ngài tư lệnh của mình. Với cử chỉ cứng nhắc quen thuộc của ông ấy, nghiêm túc và chuẩn mực, ông ấy là một quân nhân từ đầu tới chân giữa đám nội các đó.”

       Eismann thấy Heinrici trở nên căng thẳng khi Himmler băng qua căn phòng, đi về phía ông. Vị tướng gầm gừ khe khẽ, “Thằng cha đó sẽ không bao giờ được đặt chân vào bộ chỉ huy của tôi. Nếu thằng chả nói muốn ghé thăm, phải báo sớm cho tôi để tôi còn chuồn trước. Thằng chả làm tôi muốn ói.” Và thực vậy, Eismann nghĩ Heinrici trông hơi xanh khi Himmler bắt chuyện với ông.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #59 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2016, 08:55:35 am »

      Lúc đó, Đại tướng Hans Krebs, người kế nhiệm Guderian bước vào phòng, và khi thấy Heinrici bèn bước đến chỗ ông ngay lập tức. Trước đó, Heinrici đã nghe Krebs nói về chuyện thuyên chuyển các đơn vị thiết giáp sống còn của ông sang Cụm tập đoàn quân của Schörner. Dù trách Krebs đã không mạnh mẽ phản đối quyết định đó, giờ Heinrici lại có vẻ khá thân mật với vị thủ trưởng mới của OKH. Ít nhất ông không phải tiếp tục nói chuyện với Himmler.

       Như thường lệ, Krebs vẫn khéo léo và tỏ vẻ quan tâm. Ông ta đảm bảo với Heinrici rằng mình không hề nghi ngờ gì là mọi chuyện sẽ ổn cả. Doenitz, Keitel và Bormann cùng nhập hội và nghe Heinrici đề cập đến một số vấn đề của ông. Cả ba cùng hứa sẽ ủng hộ khi Heinrici trình bày với Hitler.

      Bormann quay sang hỏi Eismann, “Anh có ý kiến gì về tình hình của Cụm tập đoàn quân không – vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến Berlin và cả nước Đức nói chung?” Eismann ngẩn ra. Khi mà quân Nga chỉ còn cách thủ đô có 38 dặm, còn quân Đồng minh thì đang tốc hành băng qua nước Đức từ phía Tây, họa có điên mới đi hỏi vậy.

      Ông thẳng thừng đáp, “Tình hình rất nghiêm trọng. Đó là lý do chúng ta ở đây.” Bormann vỗ nhẹ lên vai ông. Ông ta nói với Eismann, “Anh không nên lo lắng quá làm gì. Quốc trưởng chắc chắc sẽ giúp anh. Anh sẽ có được lực lượng anh cần.” Eismann nhìn chằm chằm ông ta. Bormann nghĩ quân từ đâu mà có cơ chứ? Nhất thời, ông có cảm giác khó chịu là mình và Heinrici là những người duy nhất còn tỉnh táo trong phòng.

     Càng lúc càng nhiều sĩ quan và tham mưu bước vào hành lang vốn đã đầy ắp người. Tư lệnh hành quân của Hitler, Đại tướng Alfrd Jodl, và thành viên Ban tham mưu của OKW, chịu trách nhiệm về hậu cần và quân tăng viện, Thiếu tướng Walter Buhle cùng bước vào. Gần như ai cũng có một sĩ quan phụ tá, một lính cần vụ hoặc một người cấp phó đi cùng. Tiếng ồn ào hỗn loạn của bọn họ làm Eismann liên tưởng tới một bầy ong.

       Heinrici đứng yên lặng trong hành lang chật ních người, chủ động lắng nghe tiếng trò chuyện râm ran. Chủ yếu là những chuyện nhỏ nhặt, linh tinh và chẳng có gì liên quan. Căn hầm và bầu không khí nơi đây thật ngột ngạt và không thực.

      Heinrici có cảm giác bất an là những người thân cận với Hitler đã rút vào một thế giới trong mơ, tại đó họ tự huyễn hoặc bản thân rằng phép màu sẽ xuất hiện và thảm họa sẽ tiêu tan. Giờ đây, trong lúc chờ đợi người họ tin sẽ đem lại phép màu, thình lình cả hành lang rúng động. Đại tướng Burgdorf giơ tay lên cao vẫy vẫy ra hiệu im lặng. Ông nói, “Thưa các quý ông, thưa các quý ông, Quốc trưởng sắp đến rồi”.

       “Gustav! Gustav!” Radio vang lên mật mã cảnh báo của Tempelhof khi có máy bay xuất hiện tại quận này. Trong văn phòng của các trưởng ga nằm dọc theo đường tàu điện ngầm U-Bahn, loa phóng thanh kêu to, “Mối nguy hiểm 15!” Một cuộc không kích trên toàn thành phố nữa lại bắt đầu.

        Mặt đất rung chuyển. Kính vỡ bay loạn xạ. Những tảng bê tông đổ ầm ầm xuống mặt đường, và các cơn lốc bụi cuộn xoáy lên từ hàng trăm chỗ, cả thành phố bị bao phủ trong một đám mây xám đen. Đàn ông và phụ nữ nối đuôi nhau chạy, vấp ngã và chen chúc tìm đường vào các hầm trú ẩn.

       Ngay trước khi tới được chỗ trú, Ruth Diekermann nhìn lên trời và thấy các máy bay thả bom đang lớp lớp kéo tới, “giống như một băng chuyền tự động.” Ở nhà máy Krupp und Druckenmüller, Jacques Delaunay, một lao động cưỡng chế người Pháp vứt lại cánh tay người nham nhở ông vừa tìm thấy trong một chiếc xe tăng sứt sẹo mà ông đang sửa chữa, rồi chạy đi tìm chỗ trú.

       Ở Siegesallee (Tượng đài Chiến thắng), các pho tượng cẩm thạch của những nhà cai trị Brandenburg-Phổ rung chuyển rồi đổ xuống trên bệ đỡ; pho thánh giá mà nhà lãnh đạo thế kỷ XII Margrave Albert Gấu giơ cao trên tay bị sứt ra, cắm vào ngực con người lỗi lạc cùng thời với ông, Giám mục Otho ở xứ Bamberg. Tại Quảng trường Skagerrak gần đó, cảnh sát cũng chạy đi ẩn nấp, bỏ lại sau lưng xác một người treo cổ tự tử đang đong đưa trên cây.

        Một loạt bom lửa thả xuống mái khu B của nhà tù Lehrterstrasse, gây ra cả tá đám cháy ma-giê chói lọi trên tầng hai. Các tù nhân được thả ra để dập lửa, điên cuồng chạy qua đám khói cay xè, mang theo mấy xô cát. Bỗng có hai người khựng lại. Người tù ở phòng giam số 244 nhìn chăm chăm người tù ở phòng giam 247. Rồi họ ôm chầm lấy nhau. Hai anh em Herbert và Kurt Kosney giờ mới biết là họ bị giam cùng một chỗ suốt nhiều ngày nay.

       Ở Pankow, trong căn hộ hai phòng ở tầng trệt của gia đình Möhring, nơi gia đình Weltlingler đang lẩn trốn, trong nhà bếp, Siegmund ôm lấy bà vợ Margarete đang khóc lóc. Ông hét át tiếng pháo phòng không ầm ĩ, “Nếu cứ thế này, đến cả người Do Thái cũng có thể thoải mái đi xuống hầm trú ẩn thôi. Giờ người ta sợ bom thế làm sao đuổi bắt ta được nữa.”

       Rudolf Reschke, 14 tuổi chỉ kịp nhìn mấy chiếc máy bay lấp lánh bạc trên bầu trời – quá cao nên không thể chơi trò đuổi bắt nguy hiểm nó vẫn thích chơi với các oanh tạc cơ. Rồi mẹ nó hét lên gần như hoảng loạn, túm nó xuống dưới hầm, nơi đứa em gái 9 tuổi Christa đang ngồi run rẩy và khóc lóc. Dường như toàn bộ căn hầm đang rung chuyển. Vữa trên trần và trên tường rơi xuống; rồi đèn nhấp nháy và tắt phụt. Bà Reschke và Christa bắt đầu cầu nguyện thật to, một phút sau thì Rudolf nhập cuộc, họ cùng đọc bài kinh “Cha chúng ta.”

      Tiếng bom ngày càng khủng khiếp hơn và giờ căn hầm rung chuyển liên hồi. Ba người nhà Reschke từng trải qua nhiều cuộc không kích, nhưng chưa lần nào dữ dội thế này. Bà Reschke vòng tay ôm hai con, bắt đầu nức nở.

     Xưa nay Rudolf hiếm khi thấy mẹ khóc, dù nó biết bà vẫn thường lo âu, nhất là khi cha nó còn đang ở ngoài mặt trận. Đột nhiên nó thấy nổi điên với lũ máy bay vì đã làm mẹ nó sợ - và đây cũng là lần đầu tiên Rudolf thấy sợ. Nó phát hiện ra mình cũng đang khóc.

      Trước khi mẹ nó có thể cản lại kịp, Rudolf lao ra khỏi hầm. Nó chạy lên cầu thang, vào trong căn hộ ở tầng trệt của nhà mình; rồi chạy thẳng vào trong phòng mình, tới chỗ đám lính đồ chơi của nó. Nó chọn cái nhìn oai nhất trong cả đám, có những đường nét khác biệt vẽ trên khuôn mặt bằng sứ. Nó đi vào bếp và lấy con dao phay nặng nề của mẹ. Hoàn toàn quên đi cuộc không kích, Rudolf đi ra ngoài sân của tòa nhà, đặt con búp bê xuống nền, rồi một nhát cắt lìa đầu con búp bê. Nó lui lại và nói: “Đó!” Nước mắt chảy dài trên mặt, nó nhìn xuống cái đầu nghiêm trang của Adolf Hitler mà không hề hối lỗi.



                                        ************
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM