Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:03:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc phỏng vấn đặc biệt Đại tướng Lê Đức Anh về Chiến tranh Tây Nam  (Đọc 15743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Thorn Birds
Thành viên

Bài viết: 4


« vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 04:21:01 pm »

 LTS: Hôm nay, 7/1, là ngày Việt Nam kỷ niệm 35 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam và cùng quân dân Campuchia Chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 -7/1/2014). Cũng trong khoảng thời gian vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin đã sang thăm Việt Nam để thắt chặt mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm này, thủ tướng Hun Sen đã đến thăm lại hai thủ trưởng cũ của mình là Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Nhân những sự kiện trọng đại này, báo điện tử Trí Thức Trẻ đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt Đại tướng Lê Đức Anh - Nguyên Chủ tịch nước, nguyên Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Trân trọng giới thiệu tới độc giả nội dung cuộc phỏng vấn này.

PV: Thưa Đại tướng, được biết trong cách xưng hô, Thủ tướng Campuchia Hun Sen vẫn gọi ông là “thủ trưởng”. Và qua cách nói chuyện, mọi người có thể cảm nhận được sự trân trọng và yêu mến của ông Hun Sen với Đại tướng. Xin Đại tướng chia sẻ một chút về cách xưng hô đặc biệt này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Pol Pot lên cầm quyền ở Campuchia từ tháng 4/1975, và chỉ mấy ngày sau khi ta giải phóng miền Nam, quân Khmer Đỏ đánh ta. Từ năm 1975 đến 1978, Pol Pot liên tục cho quân đánh ta, bắn giết nhân dân ta trong đó sự kiện tại đảo Thổ Chu mà trên đó có khoảng 500 người đã bị chúng giết sạch. Ở Bảy Núi, An Giang chúng giết hơn 1.000 người. Ở Rạch Giá, chúng đánh đến nhà máy sữa Hà Tiên. Ý định của chúng là đánh tới Sài Gòn. Pol Pot xác định sẽ đánh Việt Nam 10 năm, làm cho Việt Nam suy yếu.

Nhà nước ta đề nghị chúng thương lượng để cùng sống trong hòa bình nhưng không được. Đó là âm mưu làm suy yếu Việt Nam mà Khmer Đỏ chỉ là công cụ của một số nước lớn. Đồng thời, Khmer Đỏ cũng muốn thí nghiệm mô hình chế độ điên cuồng, dã man ở đất nước Campuchia.

Bên ngoài, chúng đánh Việt Nam, bên trong thì chúng giết người để làm mô hình xã hội theo kiểu của chúng. Mô hình đó chúng học tập từ mô hình của một nước lớn mà ở đó, cũng đã làm chết hơn 10 triệu người. Chúng sẵn sàng giết kể cả cán bộ nếu như có biểu hiện không đồng tình. Chúng học tập không những bằng hình mẫu mà còn tàn nhẫn hơn.

Do đó, ta phải đánh chúng suốt từ năm 1975 đến 1978. Ta cũng bị thiệt hại nhiều về kinh tế. Chúng làm cho cả một vùng biên giới vào sâu trong nước ta 30 km không sản xuất, làm ăn được gì, suốt từ khu 5 đến khu 9, đồng thời thiệt hại cả về người. Chúng ta đã phải bỏ tiền ra để nuôi đồng bào ở vùng biên giới đó. Vì vậy, cuối năm 1978, Đảng và Nhà nước ta quyết định phải tổ chức phản công để xóa bỏ bọn Pol Pot - Ieng Sary đồng thời cứu dân tộc Campuchia.

Phải nói trong giai đoạn này, dân Campuchia chết nhiều lắm, phần vì bị Pol Pot giết hại, nhưng phần chết vì đói, vì lao động kiệt sức, bệnh tật cũng không ít. Ta tổ chức phản công là để tự vệ, bảo vệ Tổ quốc của ta, đồng thời cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Nếu để chậm 1-2 năm nữa thì không cứu được gì.

Chỉ huy lực lượng đầu tiên sang Campuchia là ông Lê Đức Thọ và ông Lê Trọng Tấn. Tôi là đại diện sở chỉ huy tiền phương của Bộ ở phía Nam. Theo phân công của Đảng và Nhà nước thì Bộ Chỉ huy có nhiều người nhưng đứng đầu là 3 chúng tôi. Khi bộ đội ta tiến quân sang thì Khmer Đỏ chỉ chống cự được yếu ớt rồi chạy. Ta đánh đuổi chứ ta không giết... Hun Sen, Heng Samrin và Chea Sim là 3 người đứng đầu Mặt trận Cứu nước Campuchia cùng lực lượng vũ trang đồng thời tiến về giải phóng Phnom Penh.

Sau khi giải phóng, ông Lê Đức Thọ và ông Lê Trọng Tấn phải về nước nhận nhiệm vụ mới. Tôi được giao ở lại tiếp tục giúp xây dựng lực lượng cho bạn và xóa tàn quân Pol Pot. Tôi thay ông Thọ làm trưởng đoàn chuyên gia đồng thời làm chỉ huy của bộ đội ta tức Tư lệnh Quân tình nguyện. Mình giúp bạn là chủ yếu, hướng dẫn cho bạn tự làm dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen, Heng Samrin và Chea Sim. Từ đó mấy ông ấy trân trọng công lao của bộ đội và chuyên gia Việt Nam. Do vậy, mấy ông ấy cứ gọi thế (gọi là “thủ trưởng” - PV) chứ công thì là công chung của Bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, của cả ba miền Trung, Nam, Bắc đã cử cán bộ giỏi sang làm chuyên gia. Bộ đội ta cũng là các chiến sỹ vừa từ cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ mới xong nay sang chống Khmer Đỏ. Có người đi liên tục, chưa kịp xây dựng gia đình, sang Campuchia đã hy sinh. Nhiều lắm!

PV: Trong buổi gặp cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội vào sáng 27/12 vừa qua, Thủ tướng Hun Sen nói đến việc quân tình nguyện Việt Nam sang giúp Campuchia không chỉ thiệt hại về người, về của mà sau đó Việt Nam còn bị nhiều nước bao vây, cấm vận. Xin Đại tướng nói rõ hơn một chút về vấn đề này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Nói cái đó thì dài lắm nhưng cũng phải nói cho biết. Mỹ phải rút đội quân xâm lược ra khỏi Việt Nam. Họ muốn thống trị Việt Nam, không được thì họ phải rút nhưng họ rất cay cú.

Ngược lại thời gian trước, cả Trung Quốc và Liên Xô đều có lần khuyên ta không được đánh Mỹ và họ nói ta không thể đánh thắng được Mỹ. Nhưng ta vẫn quyết định đánh để đánh đuổi quân xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đa số trong lãnh đạo ta quyết tâm như vậy. Đến khi ta giải phóng được miền Nam (ngày 30/4/1975 – PV) thì liền trong năm 1975, Pol Pot với sự viện trợ của mấy nước lớn đánh ta hòng làm suy yếu Việt Nam. Có nước lớn không muốn ta giải phóng miền Nam sớm như vậy nên họ cho rằng ta không nghe lời, họ coi họ là anh cả, là cha chú. Còn một nước lớn khác thì không nói gì, họ không phản đối mà cũng không hoan nghênh nhưng vẫn tiếp tục giúp ta. Lúc đó, Liên Xô và Trung Quốc đều là cộng sản nhưng coi nhau như đối thủ cho nên tình hình rất phức tạp.

Mỹ thì cay cú, bao vây cấm vận ta đã đành. Nhưng một số nước khác vì ta không làm đúng theo lời khuyên của họ, lo sợ ta vượt qua vòng cương tỏa của họ nên họ đã tìm nhiều cách để chống ta. Ta ở giữa vòng xoáy của 3 nước lớn mà không thể rút ra được nên ta phải bằng mọi cách phải tự vệ để bảo vệ độc lập. Mãi đến năm 1989 và 1990, ta mới tìm cách quan hệ với Trung Quốc rồi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Khi Liên Xô sụp đổ, ta vẫn giữ được hòa bình tức là ta đã thoát ra khỏi vòng xoáy, được đánh dấu bằng việc quan hệ với cả 3 nước lớn một cách chủ động.

PV: Có một điều khá đặc biệt, trong lần thăm Việt Nam vừa rồi, trong buổi nói chuyện với các doanh nghiệp đầu tư sang Campuchia và cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen dùng tiếng Việt. Đại tướng muốn nói gì về sự ngoại lệ đặc biệt này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Ông ấy là người Campuchia nhưng ông ấy quý Việt Nam lắm! Ông ấy trân trọng sự hy sinh của dân tộc Việt Nam cho dân tộc Campuchia nên ông ấy mới làm việc ngoại lệ đó.

PV: Trong kỳ bầu cử vừa qua tại Campuchia, Đảng Nhân dân Campuchia đã giành thắng lợi. Tuy nhiên, sau đó đã xuất hiện ý kiến cho rằng việc giành được ít số ghế hơn so với các kỳ bầu cử trước là do Campuchia đã không tuyên truyền nhiều về giai đoạn thống trị tàn ác của Pol Pot cũng như sự giúp đỡ hết mình của quân tình nguyện Việt Nam đưa Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Ý kiến của Đại tướng như thế nào về kiến giải trên?

Đại tướng Lê Đức Anh: Cái đấy có đúng, họ cũng khổ ghê lắm. Khi họ gặp khó khăn, ta đến ta giúp, họ mừng lắm. Nhưng họ không giáo dục, không nói hết cái khổ đau cho thế hệ trẻ hiểu hoặc cũng có thể nói nhưng chưa hết, không rõ.

Cũng như ta thôi, ta làm được bao nhiêu việc lớn lao như thế nhưng sau bao nhiêu năm chỉ nói đến cơ chế thị trường mà không nói gì đến lịch sử của ta. Mà lịch sử của ta là lịch sử bi hùng. Ta nói cho thế giới là mới nói cái hùng chứ chưa nói cái bi, một giai đoạn như thế rất hùng mà cũng rất bi.

Vừa rồi, đảng của Sam Rainsy đạt được một số phiếu, nhiều người chưa hiểu hết tại sao. Đảng này đưa ra khẩu hiệu với 3 nội dung: chống tham nhũng và tăng lương cho công nhân và trắng trợn hơn là: chống Việt Nam. Đảng này còn biến trắng thành đen, nói miền Nam là của Campuchia, và nhân việc Hun Sen ký hiệp định về phân định biên giới với Việt Nam nên họ kích động chống Hun Sen. Và tăng lương cao là cái không tưởng nhưng họ cứ nói, trong khi đó chính phủ Campuchia không nói gì nên lớp trẻ không biết, dân ở thành phố cũng không biết, rồi tung nhiều tin đồn thất thiệt dẫn đến việc một bộ phận người dân bỏ phiếu cho đảng của Sam Rainsy. Nếu giáo dục tốt thì không thể có việc đó. Ngược lại nếu không giáo dục tốt thì coi chừng.

PV: Thưa Đại tướng, nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam và cùng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Đại tướng muốn gửi lời chúc gì tới nhân dân Campuchia?

Đại tướng Lê Đức Anh: Tôi chúc nhân dân Campuchia tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước để nhân dân Campuchia ngày càng hạnh phúc và có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trước hết là các nước láng giềng, góp phần vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, cùng phát triển!

Xin trân trọng cảm ơn Đại tướng đã chia sẻ!

Nguồn:

http://soha.vn/quoc-te/cuoc-phong-van-dac-biet-dai-tuong-le-duc-anh-ve-van-de-campuchia-20140107001200169.htm
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2016, 09:42:35 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 11:15:11 am »

   Chào THorn Bỉds

Cảm ơn về bài phỏng vấn cực hay và ý nghĩa về Thủ trưởng Lê đức Anh. Chúng tôi có 1 thời là lính của ông  QTNVN giúp ban CPC
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 12:53:02 pm »

He he, thằng phóng tinh viên lại  cho Pốt cái nhà máy sữa Hà Tiên à. Hỏng biết cụ Sáu Nam nói thế nào mà nó lại nghe ra thế? Dân mạng bàn tán, góp ý mấy ngày nay mà nó cứ bịt tai làm ngô.
Logged
ltsang
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2015, 04:44:20 pm »

Nhà máy xi măng Hà Tiên chứ nhà máy sữa nào đâu
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2016, 04:46:42 pm »

LTS: Hôm nay, 7/1, là ngày Việt Nam kỷ niệm 35 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam và cùng quân dân Campuchia Chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 -7/1/2014). Cũng trong khoảng thời gian vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin đã sang thăm Việt Nam để thắt chặt mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm này, thủ tướng Hun Sen đã đến thăm lại hai thủ trưởng cũ của mình là Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Nhân những sự kiện trọng đại này, báo điện tử Trí Thức Trẻ đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt Đại tướng Lê Đức Anh - Nguyên Chủ tịch nước, nguyên Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Trân trọng giới thiệu tới độc giả nội dung cuộc phỏng vấn này.

PV: Thưa Đại tướng, được biết trong cách xưng hô, Thủ tướng Campuchia Hun Sen vẫn gọi ông là “thủ trưởng”. Và qua cách nói chuyện, mọi người có thể cảm nhận được sự trân trọng và yêu mến của ông Hun Sen với Đại tướng. Xin Đại tướng chia sẻ một chút về cách xưng hô đặc biệt này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Pol Pot lên cầm quyền ở Campuchia từ tháng 4/1975, và chỉ mấy ngày sau khi ta giải phóng miền Nam, quân Khmer Đỏ đánh ta. Từ năm 1975 đến 1978, Pol Pot liên tục cho quân đánh ta, bắn giết nhân dân ta trong đó sự kiện tại đảo Thổ Chu mà trên đó có khoảng 500 người đã bị chúng giết sạch. Ở Bảy Núi, An Giang chúng giết hơn 1.000 người. Ở Rạch Giá, chúng đánh đến nhà máy sữa Hà Tiên. Ý định của chúng là đánh tới Sài Gòn. Pol Pot xác định sẽ đánh Việt Nam 10 năm, làm cho Việt Nam suy yếu.

Nhà nước ta đề nghị chúng thương lượng để cùng sống trong hòa bình nhưng không được. Đó là âm mưu làm suy yếu Việt Nam mà Khmer Đỏ chỉ là công cụ của một số nước lớn. Đồng thời, Khmer Đỏ cũng muốn thí nghiệm mô hình chế độ điên cuồng, dã man ở đất nước Campuchia.

Bên ngoài, chúng đánh Việt Nam, bên trong thì chúng giết người để làm mô hình xã hội theo kiểu của chúng. Mô hình đó chúng học tập từ mô hình của một nước lớn mà ở đó, cũng đã làm chết hơn 10 triệu người. Chúng sẵn sàng giết kể cả cán bộ nếu như có biểu hiện không đồng tình. Chúng học tập không những bằng hình mẫu mà còn tàn nhẫn hơn.

Do đó, ta phải đánh chúng suốt từ năm 1975 đến 1978. Ta cũng bị thiệt hại nhiều về kinh tế. Chúng làm cho cả một vùng biên giới vào sâu trong nước ta 30 km không sản xuất, làm ăn được gì, suốt từ khu 5 đến khu 9, đồng thời thiệt hại cả về người. Chúng ta đã phải bỏ tiền ra để nuôi đồng bào ở vùng biên giới đó. Vì vậy, cuối năm 1978, Đảng và Nhà nước ta quyết định phải tổ chức phản công để xóa bỏ bọn Pol Pot - Ieng Sary đồng thời cứu dân tộc Campuchia.

Phải nói trong giai đoạn này, dân Campuchia chết nhiều lắm, phần vì bị Pol Pot giết hại, nhưng phần chết vì đói, vì lao động kiệt sức, bệnh tật cũng không ít. Ta tổ chức phản công là để tự vệ, bảo vệ Tổ quốc của ta, đồng thời cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Nếu để chậm 1-2 năm nữa thì không cứu được gì.

Chỉ huy lực lượng đầu tiên sang Campuchia là ông Lê Đức Thọ và ông Lê Trọng Tấn. Tôi là đại diện sở chỉ huy tiền phương của Bộ ở phía Nam. Theo phân công của Đảng và Nhà nước thì Bộ Chỉ huy có nhiều người nhưng đứng đầu là 3 chúng tôi. Khi bộ đội ta tiến quân sang thì Khmer Đỏ chỉ chống cự được yếu ớt rồi chạy. Ta đánh đuổi chứ ta không giết... Hun Sen, Heng Samrin và Chea Sim là 3 người đứng đầu Mặt trận Cứu nước Campuchia cùng lực lượng vũ trang đồng thời tiến về giải phóng Phnom Penh.

Sau khi giải phóng, ông Lê Đức Thọ và ông Lê Trọng Tấn phải về nước nhận nhiệm vụ mới. Tôi được giao ở lại tiếp tục giúp xây dựng lực lượng cho bạn và xóa tàn quân Pol Pot. Tôi thay ông Thọ làm trưởng đoàn chuyên gia đồng thời làm chỉ huy của bộ đội ta tức Tư lệnh Quân tình nguyện. Mình giúp bạn là chủ yếu, hướng dẫn cho bạn tự làm dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen, Heng Samrin và Chea Sim. Từ đó mấy ông ấy trân trọng công lao của bộ đội và chuyên gia Việt Nam. Do vậy, mấy ông ấy cứ gọi thế (gọi là “thủ trưởng” - PV) chứ công thì là công chung của Bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, của cả ba miền Trung, Nam, Bắc đã cử cán bộ giỏi sang làm chuyên gia. Bộ đội ta cũng là các chiến sỹ vừa từ cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ mới xong nay sang chống Khmer Đỏ. Có người đi liên tục, chưa kịp xây dựng gia đình, sang Campuchia đã hy sinh. Nhiều lắm!

PV: Trong buổi gặp cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội vào sáng 27/12 vừa qua, Thủ tướng Hun Sen nói đến việc quân tình nguyện Việt Nam sang giúp Campuchia không chỉ thiệt hại về người, về của mà sau đó Việt Nam còn bị nhiều nước bao vây, cấm vận. Xin Đại tướng nói rõ hơn một chút về vấn đề này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Nói cái đó thì dài lắm nhưng cũng phải nói cho biết. Mỹ phải rút đội quân xâm lược ra khỏi Việt Nam. Họ muốn thống trị Việt Nam, không được thì họ phải rút nhưng họ rất cay cú.

Ngược lại thời gian trước, cả Trung Quốc và Liên Xô đều có lần khuyên ta không được đánh Mỹ và họ nói ta không thể đánh thắng được Mỹ. Nhưng ta vẫn quyết định đánh để đánh đuổi quân xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đa số trong lãnh đạo ta quyết tâm như vậy. Đến khi ta giải phóng được miền Nam (ngày 30/4/1975 – PV) thì liền trong năm 1975, Pol Pot với sự viện trợ của mấy nước lớn đánh ta hòng làm suy yếu Việt Nam. Có nước lớn không muốn ta giải phóng miền Nam sớm như vậy nên họ cho rằng ta không nghe lời, họ coi họ là anh cả, là cha chú. Còn một nước lớn khác thì không nói gì, họ không phản đối mà cũng không hoan nghênh nhưng vẫn tiếp tục giúp ta. Lúc đó, Liên Xô và Trung Quốc đều là cộng sản nhưng coi nhau như đối thủ cho nên tình hình rất phức tạp.

Mỹ thì cay cú, bao vây cấm vận ta đã đành. Nhưng một số nước khác vì ta không làm đúng theo lời khuyên của họ, lo sợ ta vượt qua vòng cương tỏa của họ nên họ đã tìm nhiều cách để chống ta. Ta ở giữa vòng xoáy của 3 nước lớn mà không thể rút ra được nên ta phải bằng mọi cách phải tự vệ để bảo vệ độc lập. Mãi đến năm 1989 và 1990, ta mới tìm cách quan hệ với Trung Quốc rồi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Khi Liên Xô sụp đổ, ta vẫn giữ được hòa bình tức là ta đã thoát ra khỏi vòng xoáy, được đánh dấu bằng việc quan hệ với cả 3 nước lớn một cách chủ động.

PV: Có một điều khá đặc biệt, trong lần thăm Việt Nam vừa rồi, trong buổi nói chuyện với các doanh nghiệp đầu tư sang Campuchia và cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen dùng tiếng Việt. Đại tướng muốn nói gì về sự ngoại lệ đặc biệt này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Ông ấy là người Campuchia nhưng ông ấy quý Việt Nam lắm! Ông ấy trân trọng sự hy sinh của dân tộc Việt Nam cho dân tộc Campuchia nên ông ấy mới làm việc ngoại lệ đó.

PV: Trong kỳ bầu cử vừa qua tại Campuchia, Đảng Nhân dân Campuchia đã giành thắng lợi. Tuy nhiên, sau đó đã xuất hiện ý kiến cho rằng việc giành được ít số ghế hơn so với các kỳ bầu cử trước là do Campuchia đã không tuyên truyền nhiều về giai đoạn thống trị tàn ác của Pol Pot cũng như sự giúp đỡ hết mình của quân tình nguyện Việt Nam đưa Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Ý kiến của Đại tướng như thế nào về kiến giải trên?

Đại tướng Lê Đức Anh: Cái đấy có đúng, họ cũng khổ ghê lắm. Khi họ gặp khó khăn, ta đến ta giúp, họ mừng lắm. Nhưng họ không giáo dục, không nói hết cái khổ đau cho thế hệ trẻ hiểu hoặc cũng có thể nói nhưng chưa hết, không rõ.

Cũng như ta thôi, ta làm được bao nhiêu việc lớn lao như thế nhưng sau bao nhiêu năm chỉ nói đến cơ chế thị trường mà không nói gì đến lịch sử của ta. Mà lịch sử của ta là lịch sử bi hùng. Ta nói cho thế giới là mới nói cái hùng chứ chưa nói cái bi, một giai đoạn như thế rất hùng mà cũng rất bi.

Vừa rồi, đảng của Sam Rainsy đạt được một số phiếu, nhiều người chưa hiểu hết tại sao. Đảng này đưa ra khẩu hiệu với 3 nội dung: chống tham nhũng và tăng lương cho công nhân và trắng trợn hơn là: chống Việt Nam. Đảng này còn biến trắng thành đen, nói miền Nam là của Campuchia, và nhân việc Hun Sen ký hiệp định về phân định biên giới với Việt Nam nên họ kích động chống Hun Sen. Và tăng lương cao là cái không tưởng nhưng họ cứ nói, trong khi đó chính phủ Campuchia không nói gì nên lớp trẻ không biết, dân ở thành phố cũng không biết, rồi tung nhiều tin đồn thất thiệt dẫn đến việc một bộ phận người dân bỏ phiếu cho đảng của Sam Rainsy. Nếu giáo dục tốt thì không thể có việc đó. Ngược lại nếu không giáo dục tốt thì coi chừng.

PV: Thưa Đại tướng, nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam và cùng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Đại tướng muốn gửi lời chúc gì tới nhân dân Campuchia?

Đại tướng Lê Đức Anh: Tôi chúc nhân dân Campuchia tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước để nhân dân Campuchia ngày càng hạnh phúc và có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trước hết là các nước láng giềng, góp phần vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, cùng phát triển!

Xin trân trọng cảm ơn Đại tướng đã chia sẻ!

Nguồn:

http://soha.vn/quoc-te/cuoc-phong-van-dac-biet-dai-tuong-le-duc-anh-ve-van-de-campuchia-20140107001200169.htm
Hình như luc đó Hà Tiên chưa có nhà máy sữa
Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM