Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:06:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang - Ký ức , hiện tại người lính Biên cương bảo vệ Tổ quốc - Phần 25  (Đọc 178397 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #580 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2015, 10:32:29 pm »

                            
                      Chào các bác và anh em .

    Việc tự nhiên đơn vị được bổ sung vài ông lính thì thường ở chỗ nào cũng có , và thường là ông nào ông nấy không chứng nọ thì cũng tật kia , chí ít thì cũng là vừa lập được "thành tích" gì đó hoặc đã là đối tượng bị các anh chỉ huy chỗ cũ ghét như mẻ rồi . Bản thân em cũng đã từng "được" ưu ái cho chuyển từ ban Tuyên huấn E về C25 VT và ở luôn đó thiếu 12 ngày thì vừa chẵn 3 năm ( Tính từ tối ngày 29/4/1984 - một ngày sau khi địch đánh vào Thanh thủy Vị xuyên - cho đến ngày 17/4/1987 - ngày mà cuộc giao chiến vẫn đang còn rất khốc liệt , căng thẳng ) . Vì từng bị như thế , đâm ra em rất hay thông cảm và có cảm tình với những ông lính bị đi đày như mình . Cũng vì thế , em phát hiện ra rất nhiều nét tính cách đặc biệt hay hay của các ông ấy . Nhớ hồi sau trận 12/7 , trong một cuộc giao ban buổi tối , BCH C em phổ biến là đơn vị vừa được bổ sung 2 ông lính từ C 33 pháo dàn tự hành BM 13 về . Nghe nói cả 2 ông đều quê Hà sơn bình , đều nhập ngũ tháng 9/83 , bị kỷ luật gì đó nên bị đày xuống đơn vị BB . Ái chà ..., toàn loại có sừng có mỏ cả đây . Em bắt đầu thấy khoai khoái 2 ông ấy . Rút kinh nghiệm những vụ trước , biết là đồng hương muốn giúp được nhau thì phải ở khác B , muốn gì mình chỉ cần rỉ tai ông B tr kia là sẽ OK mà không sợ bị mang tiếng thiên vị hay bè cánh kia nọ , em phải nói ngay là không nhận về B em vì sợ là đồng hương , lại nhập ngũ cùng thời , khó nói . BCH đồng ý . Vậy là 2 ông lính kia về B1 , còn em khi đó đang làm quyền B tr B2 .

    Mấy hôm sau , nhân lúc ban ngày không phải đi tải hàng , em mò sang hầm bên ấy làm quen . Hóa ra , một ông tên là Tuấn "Lỳ" cùng quê Hà đông , nhập ngũ cùng đợt , sau đó đi học quản lý rồi về C33 , còn một ông tên là Dũng "trọc" , quê TX Sơn tấy , chả biết nhập ngũ ở đâu ngày nào , đi học lái xe rồi cũng về C33 . Tuy tuổi quân chưa đến 1 năm , nhưng 2 ông ấy đã lập được vô khối thành tích , nghe các ông ấy kể lại mà lính tráng bọn em cứ gọi là mê tít , cười lăn cười bò vì cái lối bán giời không văn tự đầy chất lính trẻ nhăng nhố và nghĩa hiệp của các ông ấy . Xin hẹn các bác lúc khác em sẽ kể tiếp về 2 kẻ đi đày ấy .

    Về chuyện gùi các loại chất lỏng , theo kinh nghiệm của đời ngựa thồ , em thề với các bác , cái loại ngon nhất thì là rượu can ( chứ rượu đóng chai thì ...vứt , vì sao thì các bác tự trả lời ) , còn cái loại "khoai" nhất thì phải nói đến anh dầu hỏa . Chưa thấy có chuyến nào mà dầu hỏa được đóng chai , nút kín , mà toàn đựng trong can nhựa hoặc thùng sắt , và dù có đóng nắp kiểu gì thì hễ cứ bị nghiêng là dầu sẽ chảy ra . Với hoàn cảnh ở Vị xuyên , kể cả đi đường dốc 673 rồi tụt xuống Nà toong , sang hang Dơi , nàng Lò , hay đi đường QL vượt qua Ngã Ba Thanh thủy , kiểu gì thì cũng không thể thẳng lưng nắn nót lững thững bước , mà thường xuyên phải cúi gập người , bước thập thõm , lúc thì chạy vùng lên như ngựa tế , lúc thì phải đổ người nằm rạp xuống đất như bổ củi để tránh đạn địch , chưa kể vô số lúc bị trượt chân hay vấp ngã . Vậy là thể nào cái lưng áo đang đẫm mồ hôi mặn xót sẽ được tẩm thêm cả lít dầu hỏa nóng rát . Chỉ cần vài phút được massage bằng dầu xoa , thùng thúc , vải mài , đảm bảo là cái đám da lưng sẽ trở nên vô cùng mỏng manh và nhạy cảm . Mà không chỉ có thế thôi đâu , cái đám dầu nóng rát ấy nó còn chảy xuống , loang ra khắp người , chui vào kẽ mông , luồn vào ổ súng , làm khổ thằng lính . Nhục nhất là khi đi tải dầu lên , lúc về phải tải thương binh tử sỹ , về đến Nà cáy rồi lại phải quay đầu đi chuyến nữa . Vẫn chưa hết khổ , nếu khi được nghỉ , về hầm , dù có được đi tắm nhưng mà không có mẩu xà phòng nào thì thật là khốn nạn , cái đám dầu ấy nó sẽ bám chặt trên mình , đốt cháy làn da , hun mùi vào mũi , đầu độc không khí trong hầm v.v... Những lúc bị như thế em thấy không khác gì đang bị tra tấn hành hạ , khổ và nhục hơn con chó bị ghẻ đào mò đục . Tóm lại là kinh lắm , kinh đến mức mà sau mấy chục năm giời , hôm nay nhớ lại mà em vẫn thấy rùng hết cả mình , muốn chửi toáng lên như cái hồi gian khó ấy : Tiên sư bọn ...Trung đông khốn kiếp ...

    Còn về chuyện đi biệt phái đâu đó vì bị "củ hành" , em cũng đã có một lần vinh dự được "được" gửi lên Nà toong , được hân hạnh một mình đi phát cỏ hào trên sườn núi mặt gương , được "vinh dự" một mình "đón" 43 phát đại bác của các anh bắn thẳng từ bên địch quất sang , may mà không bị dính phát nào , vì em chả dại gì mà phát với chả phọt kỹ càng , lộ hết cả tuyến hào đất đỏ trên nền cây xanh cho địch nhìn thấy . Cái cảm giác đi làm cái loại nhiệm vụ "đểu" ấy nó khác hẳn lúc ta đi làm nhiệm vụ cùng đơn vị , nó cũng khổ và nhục lắm các bác ạ . Để giải tỏa tâm lý và hóa giải mọi thứ o ép nặng nề về tinh thần và tình cảm những lúc đó thì không phải dễ , ấy thế mà rồi cũng vượt qua được hết , thế mới thấy anh em mình ngày xưa cũng nhiều võ và lắm nghị lực phết , các bác nhể ?

    Mời các bác tiếp tục hành quân .
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2015, 10:38:15 pm gửi bởi thai60 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #581 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2015, 07:16:28 am »


            Chào bác chủ! Chào bác thai60 cùng các bác Hà Giang!

             Thật tuyệt vời khi nghôi nhà các bác đã xây tới tầng thứ 25. Như vậy đã thành "cao ốc" rồi đấy mà chuyện trò vẫn râm ran sôi sổi như những ngày đầu tiên. Bác Thai60 cùng các bác có lối kể chuyện lúc nào cũng rí dỏm lôi cuốn mà lại rất lính. rất mộc mạc.

             Vâng! Chuyện LÍNH phải "đi đầy" từ những vệ binh, hay thông tin, liên lạc, hay các đại đội trực thuộc thì ở đơn vị nào cũng có. Nếu ở những đơn vị "THƠM" quá lâu mà lại khó bảo một tý hay là liên lạc thì khi thay thủ trưởng mới là cũng hay có những trường hợp như vậy. Giống như bây giờ cán bộ ta hay thay chuyên viên, thay lái xe khi được lên chức đứng đầu đơn vị hay cơ quan. Ở dân sự khi một ông VUA lên chức thì họ còn thay cả đồ đạc, bàn ghế, thậm chí thay cả ô tô, thay cả cổng ra vào của cơ quan nữa cho hợp hướng phong thủy. Để sao cho sếp mới có được nhiều tiền hơn mà vẫn giữ được ghế. vẫn được thăng vv..

           Những chuyện trên nếu viết thì có lẽ còn nhiều chuyện dài kỳ lắm.

           Tranphu341 trong những năm tháng tại đơn vị thì lại bị ngược lại. Có nhiều lần, các cơ quan trên Trung đoàn Sư đoàn điều lên làm quân khí hay báo vụ chẳng hạn. Vì trước khi vào bộ đội Tranphu341 là thợ cơ khí. Báo vụ thì Tranphu341 đã là vận động viên Cấp 3 về thu phát tín hiệu. Thế mà Tranphu341 vẫn không được đi chỉ vì lý do đây là "nguồn" phát triển để dưới đơn vị phát triển mới đau chứ. Chẳng qua là mình " TỐT QUÁ, NGOAN QUÁ". Thậm chí họ cũng chẳng cho mình đi học nữa trong khi nhiều anh em khác nghịnh ngợm thì lại được đi học trường nọ, trường kia. Vì ở đại đội chiến đấu thì không đâu khổ bằng. Cho nên thanh lý lính HƯ chỉ còn cách là cho đi học thôi.

              Vậy đó Tranphu341 góp thêm tý chuyện. Chúc các bác vui và tiếp tục. Kính!
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #582 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2015, 08:01:31 am »

Trích dẫn từ Thai60 :
.
.........................................
Re: Hà giang - Ký ức , hiện tại người lính Biên cương bảo vệ Tổ quốc - Phần

« Trả lời #581 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2015, 10:32:

    Về chuyện gùi các loại chất lỏng , theo kinh nghiệm của đời ngựa thồ , em thề với các bác , cái loại ngon nhất thì là rượu can ( chứ rượu đóng chai thì ...vứt , vì sao thì các bác tự trả lời ) , ...
 

 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2015, 10:38:15 PM gửi bởi thai60 » 
 .
................................................
Chào cả nhà , chào bác Tranphu341
Trong các binh chủng, thì người lính vận tải có lẽ cơ cực nhất .
Anh lính bộ binh chỉ khổ lúc hành quân , đến khi vào đến chốt là nhẹ nhàng - chờ địch lên là khai hỏa - bắn vô tư - Hết có Liên xô chịu ? Hic.
Đã đành là anh LX chịu - Vì hợp tác toàn diện với Việt nam.
Nhưng anh LX chỉ lo sản xuất mọi thứ anh lính C25 phải gùi lên chốt chứ quả đạn đâu có chân - mà Tự hành qua Cóc nghè ----> lên tới bình độ 1100 cho các bố tọng vào mồm bọn Tàu khựa ?
Riêng bọn lính 2w chúng em thì hơi khác - hết nguồn , thì bò về hang Làng Lò mà lấy .Hic.
Bác Thai60 thích gùi rượu đựng trong can là đúng : vì lúc khát khô cuống họng , các bác cứ vô tư làm vài hớp .Đến khi can rượu vơi mất  khoảng 1/4 can , các bác múc nước suối Thanh thủy đổ vào ... ( nếu vơi  quá , các bác sẽ phải đổ nhiều nước,các sếp uống thấy nhạt , phạt các bác là nhà em không chịu trách nhiệm đâu nhé )
...
...Bác Thai60 kể nốt đoạn còn dang dở đi .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #583 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2015, 10:40:26 am »

 Tranphu341 trong những năm tháng tại đơn vị thì lại bị ngược lại. Có nhiều lần, các cơ quan trên Trung đoàn Sư đoàn điều lên làm quân khí hay báo vụ chẳng hạn. Vì trước khi vào bộ đội Tranphu341 là thợ cơ khí. Báo vụ thì Tranphu341 đã là vận động viên Cấp 3 về thu phát tín hiệu. Thế mà Tranphu341 vẫn không được đi chỉ vì lý do đây là "nguồn" phát triển để dưới đơn vị phát triển mới đau chứ. Chẳng qua là mình " TỐT QUÁ, NGOAN QUÁ". Thậm chí họ cũng chẳng cho mình đi học nữa trong khi nhiều anh em khác nghịnh ngợm thì lại được đi học trường nọ, trường kia. Vì ở đại đội chiến đấu thì không đâu khổ bằng. Cho nên thanh lý lính HƯ chỉ còn cách là cho đi học thôi.

 Bác tranphu341 nói thế là biết nhóm đồng hương Thái Bình bên F341 chưa đủ độ mạnh. Grin

 Bên F7 sau này cục bộ ác liệt lắm bác ạ. Chỉ cần 1 ông lên thôi là nhóm đồng hương tỉnh đó ào ào "xốc tới". Nhiều người lên mà theo thiển ý của lính tráng trong đơn vị nhận xét, họ chưa đủ trình độ và năng lực nắm giữ vị trí đó. Sau này chuyển sang chế độ 1 Thủ trưởng thì toàn bộ cấp Chính trị chuyển thành Phó Quân sự phụ trách Chính trị (lằng nhằng thế đấy) thì thừa cán bộ cấp phân đội rất nhiều. Nhiều ông ấm ớ hội tề không chịu được nhưng cứ chỗm chuệ vắt vẻo ngồi đó.

 Cũng may là sau này chiến sự không nhiều, chứ cứ ác liệt như thời 1977 và 1978 mà mấy ông này chỉ huy thì về Tây Ninh nằm hết với nhau một lượt. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #584 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2015, 10:26:17 pm »

                 Chào các bác

  Nói về chuyện lính bị lưu đày thì tôi cũng sút bị lưu đày với can tội chuyển đơn kiện lên trung đoàn và sư đoàn
  câu chuyện là như thế này

     Vào đợt chiến dịch sấm dền cuối năm 84 địch bắn vào trận địa rất nhiều nhưng đơn vị không bị tổn thất gì
  vì có hầm hào kiên cố chỉ có mấy quả đạn bị vênh cánh và kho đại đội bị mảnh pháo làm thủng be bét mấy
  bao gạo sau chiến dịch tổng kết báo cáo lên trên quản lý báo tổn thất chiến đấu mất 2 tấn gạo 20 cái vỏ chăn
  và 25 chiếc võng vải tổng hợp thế rồi hội đồng quân nhân kiểm tra tài chính phát hiện báo cáo đại đội ,đại
  đội dàn xếp bỏ qua chuyện này .trong ba thành viên hội đồng thì có một bác không nghe đó là bác minh là
  ( tác giả vụ bón dâu da cho bố bản mà tôi đã kể ở phần 19 ) và bác minh đã làm đơn kiện rồi xin chữ ký của
  anh em vì bác minh biết quản lý và đại đội thông đồng với nhau ,còn tôi được giao nhiệm vụ chuyển đơn lên
  trung đoàn và sư đoàn .mấy hôm sau tôi xin đi hà giang rồi về trung đoàn khi về đến km 5 tôi vào phòng
  hậu cần nộp cho bác hợi chủ nhiệm hậu cần sư đoàn về trung đoàn tôi nộp cho bác lược chủ nhiệm chính trị
  trung đoàn khi tôi quay về đơn vị thì đại đội đã biết tôi đi nộp đơn và gọi tôi lên để xạc và từ đó lúc nào cũng
  săm soi để ý nhưng với tôi một thằng lính đã có 4 năm tuổi quân cũng không dễ bắt nạt thế rồi đại đội bảo
  điều tôi đi E266 tôi cãi các anh không có quyền đẩy tôi đi 266 vì tôi là quân số tăng cường không có quyết
  định về c15 chỉ có quân lực trung đoàn mới có quyền còn các anh cố tình đẩy tôi đi thì cho tôi cái giấy nếu
  cho giấy thì tôi không đi 266 đâu mà về thẳng ban hậu cần khỏi phải đánh nhau thấy tôi nói vậy mấy ông
  đại  đội đành im vì biết thừa là tôi ở trung đoàn quen biết rất nhiều chưa chừng tôi về thì có ông khổ với tôi
  dành  phải thôi mà cũng thử nắn gân xem sao vì đẩy tôi đi lấy ai làm pháo thủ số 1 vì đơn vị đang thiếu
  kể cả khẩu đội trưởng và từ đó tôi có biệt hiệu là phó cãi còn diễn biến vụ kiện như thế nào tôi sẽ kể sau
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2015, 10:35:04 pm gửi bởi Phó cối » Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #585 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 01:07:41 pm »

                            
                       Chào các bác và anh em .

    Nghe câu chuyện "kiện cáo" của bác Phó Cối , em lại lần mần nghĩ tới cái đợt khẩu đội cối 160 của các bác F356 (đơn vị của bác Trinhvanhuong) bị phản pháo tan tành , mấy cái kho hậu cần , quân khí trong khu vực Nà cáy của E14 cũng bị vạ lây , cháy rụi . Thực ra , những cái kho ấy cũng nhỏ , hơn nữa hàng lên chuyến nào đều gần như đã được lính VT và các đơn vị chuyển lên phía trên hết ngay , chả có nhiều nhặn gì mà chứa chấp lưu cữu dự trữ trong kho cả . Ấy vậy mà sau đó khoảng vài tháng , lính tráng bọn em cứ nghe đồn thổi xầm xì rằng chỉ riêng trận ấy thôi quân ta đã bị thiệt hại tới 200 ( Hai trăm ) TẤN gạo + hàng chục TẤN thực phẩm các loại + Hàng nghìn bộ quân trang quân dụng + Hàng ... lố vũ khí khí tài v.v... + v.v... + xxx ... !!!

    Kinh chưa các bác . Hồi đầu , những thằng lính ngộc nghệch vô tư hồn nhiên bọn em cứ nghĩ đấy là thông tin khuếch trương chiến quả bố láo bố toét của bọn địch tung ra tuyên truyền nhảm . Nghĩ thế , nên hễ cứ thấy ai nói về những con số thiệt hại khủng ấy là bọn em lại gân cổ lên cãi : Làm đ... gì có chuyện đó , bọn nó chỉ phét lác thôi . Đến khi cứ phải cãi vã minh chứng mỏi mồm  với những ông lính , ông sỹ quan ở phía sau nhiều , và nhất là khi thấy các ông ấy còn cãi hăng hơn cả mình nữa , bọn em bắt đầu tò mò , để ý tìm hiểu . Rồi té ngửa ...

    Hóa ra những thằng tuyên truyền cho cái chiến quả "đẹp" của bên địch và cái tổn thất "khủng" của bên ta kia lại chính là các "anh" nhà ta cả . Nguyên do của cái chuyện khuếch trương  đó thực ra nó cũng rất chi là dễ hiểu đơn giản đan rổ . Đại khái "nghe nói chỗ chú bị cháy nhà , cho anh "gửi" ké ít xà phòng gạo mắm , mớ quần áo chăn màn , vài cơ số  súng ống lựu đạn , v.v... , hôm nào có hàng lên anh lại quả cho một ít , hoặc anh "xử lý " luôn ở dưới kia rồi chia cho chú mày ở trên này ít Ma-ny..." . Đại khái thế , nghĩa là cứ anh trên gửi anh dưới , anh phía sau gửi anh phía trước , để rồi sau đợt ấy , "sức khỏe" của một số "anh" được cải thiện trông thấy . Cũng sau cái đợt ấy , chẳng biết chỉ huy các cấp trên có biết hay không , mà thấy khối chú trong cái "nghành dọc" bổ béo ấy tự nhiên lại đủ sức cất cánh bay cao bay xa ngạo nghễ ngút trời mây . Cũng có chú thì tự nhiên thấy mặt ủ mày chau nhăn nhăn nhó nhó , thậm chí có chú tự nhiên mất hút con mẹ hàng lươn , biệt vô âm tín , không ngày trở lại ... Đại khái thế .

    Sau khi nắm được thông tin từ những nguồn " không thể không tin được" ấy , chả biết được những chuyện đồn thổi ấy nguồn cơn ra sao , nhưng lính tráng bọn em vỡ ra được rất nhiều điều hay ho , bổ ích , lý thú . Ồ... Hóa ra người ta có thể "gặt" được gạo muối , "nuôi" được lợn bò thịt hộp , "dệt" được quần áo chăn màn dày dép võng lọng , "chế" được xà phòng thuốc đánh răng thuốc ghẻ thuốc sốt thuốc kháng sinh thuốc trĩ thuốc té re Tào tháo đuổi , "in" được cả tiền mặt (ai mà cấm được mấy anh tài vụ cất giữ bọc tiền của đơn vị ở những cái kho trong canh ngoài gác) , "đúc" được cả súng nhỏ đạn to cát tút đồng nguyên chất v.v... tả pí lù ở những chỗ hoang xơ lửa cháy đạn băm tơi bời khốc liệt ấy .

    Có được những bài học kinh nghiệm chiêu trò hay ho quý hóa ở tầm vĩ mô đó , lính VT bọn em có đôi lần cũng thử đem ra áp dụng ở tầm ...phọt phẹt của mình , đại khái nếu dọc đường VT mà bị đạn thẳng 12ly7 , 14 lỵ5 hay mảnh đạn pháo , cối địch bắn thương vong hoặc chỉ vỡ toang balo gạo , thịt v.v..., thì nhân tiện đó khai vống vít thiệt hại lên một chút để hòng cải thiện tý ty ông cụ . Nhưng rồi cũng bị phát hiện và ngăn chặn bằng đủ loại biện pháp . Đúng như các cụ đã dạy : "Đi với Bụt thì mặc áo cà sa , đi với Ma thì mặc áo giấy" , không biết những thằng cha làm công việc kiểm đếm tiếp nhận hàng họ do lính VT chuyển đến đó có họ hàng hang hốc gì với Ma không (hay chính các ông ấy mới là Ma thật) mà mọi trò ma xó ma mọi ma mãnh của bọn em đều bị các ông ấy khui ra bóc mẽ hóa giải hết mới tài chứ . Vậy là hết cửa làm ăn , "tăng gia cải thiện" bố nhắng bố toét . Nhịn đi nhé . Vậy là bọn em phải nhịn . Vì không dám "múa rìu qua mắt thợ ".

    Từ "thực tế chiến trường" , bọn em rút ra được kinh nghiệm là do cái cảnh " Lính tráng có phần , chó có suất " , bọn em cứ nộp thiếu ở phía trên thứ gì , bao nhiêu thì lại sẽ bị trừ vào tiêu chuẩn ở phía dưới thứ ấy , từng ấy , lỗ hà ra lỗ hổng , chả cải kiếc được cái con khỉ mốc gì , lại mang tiếng "rút ruôt , ăn chặn" của anh em đồng đội , nên thôi . Hơn nữa sau này khi bị địch bắn nhiều , bị thương vong lắm , gần như cứ lên đường là bị đổ máu hoặc chí ít thì cũng "hao tâm tổn sức" , bọn em phải tìm mọi cách để hạn chế việc phải "xuất bến , tăng chuyến" , nghĩa là đáng ra phải đi nhiều người nhiều chuyến thì mỗi thằng cố gắng è cổ cõng thêm một ít để giảm số chuyến , số người phải đi VT . Thà một số thằng này khổ một tý nhưng một số thằng khác được sướng một tý . Ngon .

    Nhưng mà rồi nhiều khi "người tính không bằng giời...đày" , có những hôm đột xuất lại có nhiều thương binh hay tử sỹ phải khẩn trương khiêng xuống , vậy là cái dúm lính ấy lại phải xúm vào khiêng cáng ì ạch quá là xe tải hoán cải tăng trọng . Bình thường thì được bố trí 4 thằng , lúc khẩn trương gấp gáp thì 2 thằng 1 võng , nhưng vì chúng em đã "ăn bớt" nhân lực , nên xin mời các chú nhà ta cứ vui vẻ "chén" kiểu 3 anh 2 võng hoặc thậm chí 2 anh 2 võng . Những lúc ấy bọn em buộc phải làm theo kiểu cuốn chiếu , vừa nhiêu khê phiền phức vừa vất vả nguy hiểm . Sướng chưa các con . Hết cả ngon nhé . Khổ và nhục hết chỗ nói .

    Tất nhiên cứ cố thì cũng phải xong , nhưng nếu cứ phải cố mãi cái kiểu ấy thì dễ được "quá cố" lắm . Nhiều khi đang gồng sức phì phò khiêng cáng chạy qua Ngã Ba Thanh thủy , có chú bị đứt hơi , vấp đá hay chuột rút  , có chú ốm yếu bị xỉu đi vì quá sức ngã gục xuống mặt đường không thể đứng dậy nổi cứ phải nằm ôm võng phơi mình giữa tọa độ lửa ... vô cùng "bất tiện" . Có mấy lần vì cái kiểu ấy mà cả thằng khiêng lẫn thằng nằm võng đã bị ăn đạn địch . Sau này , khi cấp trên phát hiện ra , những cái trò ma mọi ấy của chúng em cũng bị cấm tiệt , thằng nào nhóm nào mà cố tình vi phạm thì sẽ được "ưu tiên" cho đi thêm vài chuyến nữa "ngoài tiêu chuẩn" . Vậy là hết cả cải thiện với chả cải tiến . Hết ngon rồi các con nhé . Đừng có dại dột mà dở trò dở chứng với các anh nhớn .

    Trở lại với câu chuyện "con kiến mà kiện củ khoai" chỗ đơn vị bác Phó Cối , phải công nhận là các bác bên đó dũng cảm và cũng may mắn thật đấy . Em cứ nghĩ đáng nhẽ ra sau khi liều lĩnh trêu chọc vào những cái "củ khoai" béo mẫm ngành dọc ấy , các bác sẽ được "biệt phái" hết về cái máng ngựa thồ chỗ chúng em mới phải cơ . May mà bác là pháo thủ số 1 đấy , nếu là số 2 trở lên thì chắc là dịp ấy bác Phó khỏi được Cối luôn cho khỏe .

    Từ một câu chuyện nho nhỏ của đơn vị bác Phó Cối , sang câu chuyện chỗ Nà cáy bọn em , liên hệ với cuộc đời , mới càng thấy rằng chiến tranh - với những hệ lụy của nó - là sự hy sinh cống hiến tự nguyện , là nỗi nỗi bất hạnh mất mát âm thầm day dứt dai dẳng cho rất nhiều người , đôi khi , đôi lúc , đôi nơi , lại trở thành một mảnh đất màu mỡ , một cánh đồng phì nhiêu , một xưởng in tiền giấy , một cơ hội vàng lấp lóe để cho một số ít kẻ cơ hội trắng trợn hoặc nhăm nhe toan tính đục khoét đãi vợt kiếm chác nhằm  vinh thân phì gia có phải không các bác .

    Mời bác Phó tiếp tục Cối để anh em được biết xem cái diễn biến và kết cục của câu chuyện "kiện cáo" hấp dẫn kia nó có hậu không . Chúng ta hằng luôn mong và tin rằng ông Trời có mắt , các bác nhể . Nghĩ mà xót cho máu xương mồ hôi công sức của bao nhiêu thế hệ người lính giữ nước trong đó có chúng ta .

    Mời các bác tiếp tục hành quân .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2015, 11:01:33 am gửi bởi thai60 » Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #586 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 04:46:16 pm »

Thưa các bác trang nhà !

Hôm nay lên sóng, em thấy hai bác Phó Cối và bác Thai60 nói đến chủ đề "nhạy cảm ". theo hiểu biết ít ỏi của riêng em vào thời kỳ đó, em phải nói ngay rằng, mọi thứ đều được kiểm soát một cách rất chặt chẽ .mặc dù điều kiện thực tế trong chiến tranh ngày đó,quá dư đủ điều kiện nếu ta không muốn trung thành báo cáo tổn thất bị pháo bắn với cấp trên .nhưng,khi báo cáo tổn thất về người cũng như vật chất thời đó với quân khu, từ quân khu tiền phương xuống nắm bắt tình hình thực tế không quá khó.lên những báo cáo có tính nhạy cảm, quân khu sẽ cho người xuống thực tế địa hình ngay.  điều em muốn nói ở đây, chúng ta phải nghiêng mình trân trọng tính kỷ luật của những sỹ quan thời đó. họ thật trung thành với kỷ luật quân đội khi đã sác định dấn thân trong cuộc đời bình nghiệp của mình. ở đây em chỉ nói đến cán bộ cấp F, ai cũng lo bị quân khu nhắc nhở, lên những báo cáo có chút nghi ngờ ở cấp dưới báo lên về tổn thất, cán bộ cấp F luôn xem xét rất cẩn trọng. vì đó là trách nhiệm .hơn nữa ai cũng hiểu, trước khi làm cán bộ chỉ huy, họ cũng đi lên từ người lính. trừ những vụ lẻ tẻ có thể cho qua, riêng những vụ lớn thì khó lắm, không qua mắt được .vì vậy lên cuộc sống của những cán bộ cấp F thời đó, chỉ vài vị trí có cuộc sống dễ thở đôi chút, còn phần đông cũng tương đối hoàn cảnh, rất nhiều trường hợp phải nhịn mặc bán quần áo gửi tiền về thêm vào với hậu phương để nuôi con .lên các bác chẳng lạ gì,ngày đó nếu có "giao dịch", phổ biến cũng chỉ là bữa nhậu mà thôi,  lính mà .
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #587 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 08:10:32 pm »

                   Chào các bác

  Câu chuyện tôi kể không có chủ ý về kiện cáo mà tôi nói về lý do tý nữa bị lưu đày vì tôi không đứng đơn mà
  đứng đơn là bác minh tôi chỉ là người đi đưa đơn hộ thôi các bác có thể vào trang 29 của phần 20 sẽ thấy ảnh
  bác minh người đứng đơn .tôi chỉ là người đưa đơn mà còn bị hành như thế còn diễn biến vụ kiện thì lúc đầu
  tôi cũng nghĩ kiện củ khoai vì đến tháng 5-85 tay quản lý ra quân bình thường như mọi người khác kể cả bác
  chủ đơn cũng ra quân đợt đó mọi chuyện dần như lãng quên cho đến khi tôi ra quân cũng không thấy gì đến
  tháng 5-86 khi tôi ra quân được 3 tháng thì cậu tú tiểu đội trưởng lính 3-83 viết thư về cho tôi sư đoàn và
  quân khu về kiểm tra và gọi cậu quản lý kia lên đơn vị làm việc và giải trình kết cục cậu ta phải đền 25 ngàn
  tiền mặt tức là ( 250000)khi chưa đổi tiền 2,5 tấn gạo 20 chiếc vỏ chăn và 25 chiếc võng nếu không sẽ
  chuyển hồ sơ sang bên công an truy tố cuối cùng đành phải đền
 
     Số tiền đó thừa xây một ngôi nhà hai tầng vào thời điềm đó
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2015, 08:36:30 pm gửi bởi Phó cối » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #588 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 09:43:38 pm »

Chào toàn thể các bác .

Mấy hôm nay không tham gia cùng với các bác được ,vì một số trục trặc kỹ thuật về ''máy '' hôm nay tôi đọc báo Hà Giang,vô tình thấy chương trình Hà Giang tổ chức ngày hội hoa tam giác mạch ,xin phép gửi lên trang mấy cái ảnh này ,để các bác thưởng thức vẻ đẹp của nơi mảnh đất một thời chúng ta đã gắn bó .Nay đã thay đổi thật là kỳ diệu.Ngày hội này bắt đầu từ hôm nay đến hết ngày 15/11/2015,có bác nào về miền biên cương tham gia lể hội này không nhỉ .


                         Lể hội hoa tam giác mạch - Hà -Giang

 
               Hoa tam giác mạch ở Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2015, 10:04:10 pm gửi bởi Mạnh1427 » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #589 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 09:57:19 pm »

Chào toàn thể các bác .

Xin đưa tiếp mấy bức ảnh này lên nữa để các bác chiêm ngưỡng nhé ,thành phố Hà Giang ngày nay ,thành phố của niềm tin và hy vọng .


                
                                  Thành phố Hà Giang lung linh sắc màu trong đêm

                

                                                                                               ( Ảnh: Thành Phụng)
Cách đây hơn 30 năm đâu có được như thế này.Và ngày nay...Huyền ảo và lung linh quá, đẹp tuyệt vời...Tên của cây cầu này đi vào thi ca ,sử sách và có trong bài hát về Hà Giang ,ngày ấy không có người lính nào là không nhớ.Cây cầu này các bác cũng đã từng đi qua ,đặc biệt là bác Phó Cối còn đong đầy bao kỹ niệm nơi đây.Bác Phó Cối còn lưu luyến không nhỉ...? còn riêng tôi không thể nào quên .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM