Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:52:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang - Ký ức , hiện tại người lính Biên cương bảo vệ Tổ quốc - Phần 25  (Đọc 178140 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #490 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 07:06:50 am »

Chào các bác, chào bác thai60, bác đã được em bác sĩ "chữa" khỏi bệnh trĩ rồi sao? may quá, chúc mừng bác nhé. Trong thâm tâm tôi cũng chỉ mong em bác sĩ ấy tay nghề chuyên môn vô cùng kém, cộng với cận cận một tí để nếu có phải thắt túi trĩ, em nó thắt nhầm sang cái bỏ mẹ kềnh càng kia của bác nó mới ra vấn đề Grin
Trở lại cái tối ngày kỉ niệm giải phóng Thủ đô năm 1984, sau một hồi truy hỏi quãng thời gian khá dài vắng mặt trái phép của tôi, Linh rủ tôi về thăm nhà nàng. Đang ngần ngại vì còn mấy đồng đội của tôi đang bị dòng người chia tách không biết ở chỗ nào thì Linh nói: Cứ về trạm khách rồi các anh ấy sẽ biết đường về lo gì.
Thôi phải chịu đất vậy, hai chúng tôi sánh bước bên nhau ngược về bến Nứa, mới đi được một đoạn Linh  bất ngờ tự tin quàng tay vào tay tôi như một đôi tình nhân thực sự. Tôi thoáng bối rối, người nóng ran mặt đỏ lựng lên, do trời tối lên Linh không phát hiện ra điều này. Đi bên nhau nàng vẫn ríu rít vô tư như ngày xưa, nàng quên mất rằng tôi đã là người đàn ông thực thụ từ lâu rồi. Qua câu chuyện của nàng, tôi biết sau khi theo gia đình về HN, nàng thi đỗ vào một trường Y, ra trường hiện nàng đang làm việc trong một bệnh viện danh tiếng tại Thủ đô. Sóng bước bên nhau mà tâm trí tôi nhiều lúc để tận trên chín tầng mây, bởi vì cái điểm cao 1800 nó cứ áp sát vào cánh tay làm cho cánh tay đó hoàn toàn tê liệt, thật khốn khổ cho tên lính TS mặt trận VX. Hồn nhiên vừa đi nàng vừa kể về thời gian nàng học trong trường Y, những đêm trực trong bện viện nơi nàng đang công tác, tôi thì cứ ậm ừ cho qua chuyện. chẳng mấy chốc chúng tôi đã về đến bến Nứa, đi lên bờ đê gần trạm mua vé của f313 thì chúng tôi dừng lại. Chỉ sang bên kia con hồ nhỏ cách vài trăm m, nàng nói đây là khu phúc xá, nơi có khu tập thể của trường đại học xây dựng, gia đình nàng đang ở đó. Lựa chỗ cỏ sạch chúng tôi ngồi xuống, ngắm nhìn cảnh phố xá về đêm, trời đã về thu gió từ sông Hồng thổi về mát rượi, nàng bảo: Chờ các anh ấy về, rồi vào nhà nàng chơi và ngủ nghỉ trong đó.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #491 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 07:30:40 am »

Xin chào cả nhà, được sự

 khích lệ của bác Mạnh1427 và bác Phó cối  , nhà em cũng xin kể câu chuyện của mình để các bác nghe nhé :
.
.Hồi đó lúc nhà em mới sang Vị xuyên - tháng 6 -1984 .
Đơn vị mượn khu lán của công nhân lâm sinh để lấy chỗ che mưa nắng .
Nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện chiến đấu .
Một lần khi trung đội triển khai liên lạc mạng , thì nhà em tình cờ thấy hai chị em nhà kia đi ngang qua bãi ngô ,nơi tụi em đang triển khai An ten , B trưởng nói em ra mời đồng bào đi hướng khác .Qua một hồi đấu tranh thuyết phục: nhà em đã biết tên cô gái - em tên M ( xin phép các bác em giấu tên để đảm bảo hạnh phúc gia đình người ta )
M là con một liệt sỹ , mẹ là giáo viên trường Dân tộc nội trú Bắc mê .
Bẵng đi một thời gian , phần do huấn luyện gấp gáp , phần do thời gian eo hẹp , mãi khi chiến dịch 12-7-1984 kết thúc , nhà em mới có dịp gặp lại M .Năm ấy cô gái vừa tròn 17 , nhà em thì đã là chiến binh 23 tuổi đời , với một lần ra trận .Hic.
Đơn vị lúc đó đã chuyển ra mép con suối nơi có con đường đi vào lâm trường Quyết thắng.
Tranh thủ thời gian rỗi rãi trong những ngày nghỉ, nhà em cùng 2 cậu bạn thân lại ra chơi với M và thăm hỏi mẹ cô .
Nhà em nằm bên con sông Miện , rì rào sóng vỗ .Cuộc sống của mấy mẹ con rất chật vật : đồng lương giáo viên khiêm tốn không đủ trang trải cuộc sống của 3 người. M phải trồng ngô để thêm vào thu nhập giúp mẹ .Nương ngô ở bãi đá Ngọc đường đã giúp em quen M .
Những lúc ra chơi , tụi em khi thì sửa giúp căn bếp , lúc làm lại hàng rào v.v...
Thời gian thoi đưa , tình cảm giữa tụi em đã chớm nở , tuy không nói ra , nhưng mẹ M cũng hiểu vấn đề .Tôi thấy thỉnh thoảng bà chỉ thở dài ?
Là một người nhạy cảm - nhà em hiểu rằng : mối quan  hệ  này sẽ gặp không ít sóng gió đây .Mẹ M nói với con : Con gái lấy chồng , đẻ vài đứa con là nhan sắc tàn phai , Lấy chồng gần mẹ con còn nương tựa vào nhau...
Những lúc như thế M hay ngồi thừ người, lấy sách ra đọc - 2 đứa bọn em chẳng ai nói một câu .
M rất thích làm thơ , em thích các nhà văn Nga như LepTônxtôi , Đôxtôiepxki , NÔxtrôpxki v.v...
Tháng 10-1984 khi đơn vị nhận nhiệm vụ đi chiến dịch, tối hôm trước khi lên tuyến lửa ,nhà em ra nhà M , sau khi uống trà cùng gia đình , tụi em ra sân ngồi trò chuyện.Vầng trăng thượng tuần cong như lông mày người sơn nữ , tiếng rì rào từ con sông Miện nghe man mác buồn .
Bọn em chẳng nói được gì , chỉ đưa mắt nhìn nhau .Mà quái lạ thật , lúc từ đơn vị ra nhà em đã lên kế hoạch : Phải tấn công quyết liệt - Làm chủ trận địa .Vậy mà lúc này lại ngồi ngay đơ như phỗng đá mới chán các cụ ạ .Hic.
Đêm đã khuya , tiếng kẻng báo giờ nghỉ của đơn vị nào bên kia sông đã nổi một hồi dài ...Nhà em đứng bật dậy, chỉ kịp nắm lấy tay M , rồi nói gấp gáp : Chờ anh về nhé ! Tôi chạy biến vào màn đêm , gió vù vù bên tai . Trên kia M lấy tay gạt nước mắt ...
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #492 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 10:34:11 am »

chào toàn thể các bác.

Chào hai bác ,bác pb47vp và nguyenhongduc ,đọc chuyện của hai bác tôi thấy có nhiều điều tương tự giống nhau trong các câu chuyện tình của lính ,tại sao lúc bấy giờ đứng trước những người con gái đẹp ,ai cũng như bị hút hồn hay sao ấy ,mà không tài nào thốt nổi nên lời với người con gái đang ở bên mình được ,cái hồn nhiên tự do ,cứng cõi của anh lính trận mạc ,cả ngoài đời nữa tự nhiên biến mất hết ,trở lại một anh lính hiền lành ,đôi khi hơi nhút nhát một chút ,chính vì vậy mà để cho các người đẹp phải mong chờ ....đôi khi có cả thất vọng nữa .!

Trong phần chuyện của bác pb47 có cái khác hơn ở chổ ,người bạn gái của bác mạnh mẽ hơn ,vì hai người quen nhau đã từ lâu rồi ,trải qua hơn 12 năm mới gặp lại...cho nên bác pb47 phải tê một bên cánh tay bởi ngọn núi 1800 là phải rồi... Cheesy nhưng rất tình cảm,tự nhiên ,tự nhiên có lẽ bác pb47 phải run người lên là cái chắc, mới lại cũng may là ban đêm, người yêu của bác ấy không quan sát được sự hồi hộp này .

Các bác ạ rất rất tình cảm và lãng mạn ,đang giữa mùa chiến dịch mà bác pb47 được ngồi bên người yêu trên bờ đê sông hồng ,ngắm cảnh đèn hoa rực rỡ ,còn bác nguyenhongduc chia tay bạn gái ở một cái thị xã vùng biên đang có chiến tranh ,cúi cùng thì ở bất cứ hoàn cảnh khung trời nào tình yêu của lứa đôi vẫn sinh sôi nẫy nở ,đẹp đẽ vô cùng .

           Rất mong các bác chia sẻ tiếp,chúc các bác đong đầy nỗi nhớ yêu thương trong những kỷ niêm...!
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #493 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 12:04:29 pm »

               Chào các bác

   Câu chuyện của tôi và các bác tôi cũng suy nghĩ có lẽ tất cả anh em ta lúc đó còn rất trẻ . nhưng lại mắc
   hai căn bệnh trầm trọng là bệnh nhát gái  và bệnh đụn khẩu vì vây để lại hậu quả là bị thất tình
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #494 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 01:42:21 pm »

Chào các bác, tôi cứ tưởng mình tôi mắc cái bệnh ấy, ai dè qua các câu chuyện các bác kể, thì bác nào cũng rứa cả Grin
Tối đó ngồi trên triền đê, đến lượt nàng tra khảo về cái tội " lặn không sủi tăm" suất từ ngày ra trường đến bây giờ. Vừa hút thuốc vừa chậm dãi kể cho nàng về những ngày tháng gian khổ trong quân ngũ, về việc chuyển đơn vị, hòm thư liên tục và không biết địa chỉ của nàng. Kể cả mấy ngày tập huấn tại BC ở phố Đội Cấn, mặc dù từ đó ra đây rất gần (lí do này tôi phải bịa ra vì chỉ cần hỏi người bản địa là họ có thể chỉ cho tôi khu tập thể này). đến bây giờ nàng mới hỏi còn tập huấn ở đây bao lâu nữa? tôi bảo đã tập huấn xong rồi, đơn vị đã mua vé và sáng mai 5 giờ là chúng tôi phải ngược lên Hg trở về đơn vị. Nghe nói thế, nàng buồn hẳn mắt dớm lệ nói dỗi: Thế mà từ hôm xuống đây không thèm tìm đến nhà ngươi ta! Tôi phải lựa lời giải thích về sự quản lí chặt chẽ để giữ bí mật của lớp tập huấn và nhiệm vụ đặc biệt sắp tới mà mình phải tham gia.Tiện thể tôi cũng kể sơ qua cho nàng về cuộc sống thiếu thốn, gian khổ của những người lính chốt, gianh giới giữa cái sự sống và cái chết chỉ cách nhau ngang tấc, lên không muốn ai bận tâm đến mình. Lúc này dòng người xem bắn pháo hoa đang tấp lập trở về nhà. Tiếng các đồng đội tôi chuyện trò đang đến gần, chúng tôi đứng dậy, người phát hiện ra tôi đầu tiên là bác Thanh "hói": Ông về đây lúc nào? ai đây! Tôi giới thiệu qua để hai bên làm quen, rồi nàng mời anh em chúng tôi vào gia đình chơi. Sau khi bàn đi tính lại, thời gian cũng không còn sớm lên chỉ có tôi và bác Thanh khoác ba lô vào nhà nàng để thăm gia đình, từ đây vào đến nhà nàng cũng chỉ vài trăm m là cùng. Vừa mới về đến cổng nàng đã gọi lớn: Bố mẹ ơi, bạn con PB47 xuống chơi đây này!
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #495 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 08:27:52 pm »

Chào toàn thể các bác.

   Những năm tháng trong đời quân ngũ của chúng ta ,thường là mỗi khi ai hỏi đã có người thương yêu chưa , có người gật đầu vui vẻ ,nhưng cũng có những chàng trai lắc đầu ,nhưng theo tôi thì dù ít hay nhiều, khi xa gia đình người thân ,xa quê hương ,đóng góp một phần nghĩa vụ trong đời quân ngũ để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,vẫn có bóng hình những người con gái đẹp trong trí nhớ của mỗi người ,để rồi từ đó ,có những cánh thư về hậu phương,rồi lại trong khắc khoải mong chờ những cánh thư quay trở lại.Có rất nhiều mối tình đằm thắm chỉ đến với nhau bằng những cánh thư tọa độ ,mà trở nên duyên vợ chồng .

   Nhưng mong nhiều hơn cả là những chàng trai đã có những cuộc hẹn hòa ,đã được cầm tay hẹn ước,trông những cánh thư từ hậu phương đến cháy lòng ,càng đặc biệt hơn là những chàng trai đang chuẩn bị bước vào những cuộc chiến ,như anh em mình một thời ở mặt trận Vị Xuyên .
   

Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #496 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2015, 07:37:44 pm »

Xin chào cả nhà . Hôm nay mọi người đi đâu mà mặt trận Hg vắng vẻ thế nhỉ ?
Hay là do anh em tiết lộ chuyện" Thâm cung bí sử " rồi quên không thoát nick - nên gấu nhà bắt được , giam lỏng hết cả rồi ? Hic.
Kể ra thì cũng gay go khi các chiến binh Vị xuyên đang upload câu chuyện tình, gấu nhà vô tình đến gần hỏi : lão viết gì vậy ? Tôi xem được không?
Lúc đó các cụ xử lý răng đây ?
Riêng nhà em , em sẽ tươi cười mà nói với " Sư tử Hà tây " rằng :
- À - Anh đang sáng tác , kiếm tí nhuận bút , lấy tiền uống bia , có gì nghiêm trọng đâu ?
Còn các bác có cao kiến gì không?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #497 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2015, 08:37:33 pm »

Chào toàn thể các bác.

Chào bác nguyenhongduc ,sau khi viết lại các câu chuyện tình thời trai trẻ trong đời quân ngủ,dư âm kỷ niệm một thời nó ùa về trong tâm hồn ,đôi lúc nó cứ lâng lâng ,hiện hữu như mới ngày hôm qua vậy ,bác có như vậy không ...?  ''người ta thường hay nói trai thương vợ mọn ,gái nhớ tình xưa'' cũng có cái lý đúng của nó, nhưng khi chúng ta đã viết những câu chuyện này lên để chia sẻ cùng anh em ,thì tôi thấy trong những câu chuyện kia ,có nhiều những kỷ niệm đẹp vô cùng ,chứng tỏ rằng đàn ông mình cũng không kém phụ nữ nhớ đến tình xưa ...bây giờ có mong cũng không được nữa .
Bác nguyenhongduc ơi gấu nào cũng là nòi nhà gấu cả thôi ,kế sách của bác nói kiếm tiền nhuận bút cũng hay  nhưng mỗi khi gấu đã hung hăng lên rồi thì khó làm nó trở lại hiền lành lắm ,lúc bấy giờ có cho khúc mía mật nó cũng chẳng thèm .
Vậy là bác vẫn dùng chung gối đôi à ,nếu vậy cũng hơi bí thế đấy ,còn riêng tôi thì chẳng có cao kiên gì đâu , một mình một máy ,một phòng tách hẳn gấu ra ,thích ngồi viết đến lúc nào cũng được ,đôi khi còn phải ngồi ngẩm nghỉ nhớ các chi tiết trong cuộc tình ngày ấy mới hay chứ bác .

Thôi bác nhé tán gẫu vậy cho vui ,mong bác chia sẻ tiếp câu chuyện mà bác còn viết dở nhé ,chúc bác ôn lại được nhiều kỷ niệm đẹp .
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #498 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2015, 08:42:26 pm »


                            Chào các bác và anh em .

    Mấy hôm trước vừa được thoát khỏi cao điểm A14 (khoa Đột quỵ) về cứ , chưa kịp củng cố nghỉ ngơi gì cho lại hồn , thì lính VT 60 em lại bị điều trở lại cao điểm A10 (khoa Nhi) viện 103 do con bé út 3 tuổi bị sốt cao , đến hôm nay mới lại được tạm rút xuống . Lạy hồn... Em ngấy mấy cái cao điểm ngập mùi cồn , mùi thuốc sát trùng , mùi máu me , mùi cứt đái máu mủ , mùi...người bệnh v.v...ấy lắm rồi , bác nào có quen cánh Vệ binh  thì xin giúp cho em về km4 ngồi bửa gỗ chẻ tăm  để tranh thủ "củng cố" một tý với nhé .

    Em vẫn đang dở dang với chuyện các bóng hồng đáng yêu và căn bệnh "Trĩ nội" quý hóa từ trên trời rơi xuống ở viện 6 , nhưng đành khất với các bác vài hôm nữa rảnh rang lại hồn mới kể tiếp cùng các bác vậy .

    Ờ mà hình như chuyện của bác nào cũng dở dở dang dang hết cả vậy : Chỗ bác Longtrec thì vẫn cứ là "Tại sao? Tại sao ?..." , chỗ bác Phó Cối thì mới chỉ là ăn cơm tối mà không biết có "giã gạo" không ? , chỗ Bác Pháo 47 thì đang khoác balo bàn chuyện đi ngủ , nhưng không biết có ngủ được và được "ngủ" không ? , chỗ bác Đức thì còn đang loay và hoay , không biết sau cả đêm ngồi ngắm trăng đếm sao , liệu có dám xơ múi gì để được "...cấu mất sao , ...cào mất gạch " không nữa ? Ngay cả chỗ bác Mạnh , câu chuyện tưởng như đã đi đến hồi kết có hậu rồi , nhưng hóa ra vẫn chưa phải thế , bởi sau khi 2 kẻ tình địch si tình cùng tát nước "bắt cá" trên một dòng sông , chịu bao cảnh huynh đệ tương tàn , để đến khi "tức nước vỡ bờ" rồi mới trở lại được với tình bạn gắn bó thủy chung "con ốc cắn đôi" từ thời còn thơ bé , nhưng số phận của "con cá" kia thì sao nhỉ , rồi cuối cùng nó trốn đi đâu hay bị thằng nào "tọa sơn quan hổ đấu " nó phỗng mất ?

    Đấy ... đấy ..., các bác thấy chưa , ngày xưa các cụ dạy rồi " Rằng yêu thì nói là yêu , có yêu thì cứ nói liều cho xong ..." (không nhớ nguyên văn câu ca dao ấy thế nào , em đành cứ nói liều vậy) , các bác cứ đắn đo câu dầm cho lắm vào ,ngày xưa yêu tha thiết , miếng ăn đến mồm mà không dám nói "một lần cho xong" để rồi mà chén  thì bị thằng khác cướp , ngày nay tiếc hùi hụi , nỗi đau đầy lòng mà không dám viết "một lần cho xong" để rồi mà nhẹ lòng thì bị Gấu mắng ... Đau chưa ? Đau chưa ? Chừa nhé ... Chừa nhé ...

    Thôi . Đằng nào cũng là nỗi niềm day dứt xót xa , dù là niềm hạnh phúc hay nỗi bất hạnh , ta cứ mạnh dạn sẻ chia cho nhau , nỗi buồn sẽ vợi bớt , niềm vui sẽ nhân lên . Và ít ra , khi Gấu nhà có cong cớn kiêu sa này nọ , ta cũng còn có cớ vỗ ngực bình bịch mà cao giọng "Đừng có tưởng đấy là nhất và thằng này là bét nhé , ngày xưa ông cũng đã từng tát được khối cá , chẳng qua lúc ấy ông muốn để cho chúng nó lớn nên không thèm bắt thôi" ... Đại khái thế . Biết đâu , qua những chuyện này , Gấu nhà vì sợ ta bỏ nhà lặn lội vượt qua ghềnh thác đi kiếm cá Hồi cải thiện dối già mà sẽ móc bóp rải tiền cho ta đi tắm bia cỏ đầu xóm với anh em các bác nhể ?

    Nào các bác , ta tiếp tục đi thôi .
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #499 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2015, 02:02:10 pm »

Chào toàn thể các bác.

     Mấy hôm nay tại sao lại vắng lặng thế này nhỉ ,ngóng đợi sự diễn biến tiếp theo của những câu chuyện tình đầy lảng mạn một thời áo lính của anh em ,mà chưa thấy đâu cả .Trong lúc chờ đợi có lẽ tôi xin chia sẻ cùng các bác mẫu chuyện nho nhỏ này nữa nhé,khi đọc xong rồi các bác đừng cho là ''làm quái gì mà thằng cha này kể lắm chuyện về những cô gái như vậy '' ...xin phép được chia sẻ cùng các bác nhé .


                                                       BỊ CẢNH CÁO

    Ngày tôi đeo ba lô về học lớp quân y khóa 3 của F mở,dạo ấy là vào đầu tháng 10/80,cái lớp học nằm cách trung tâm thị xã vài km ,muốn ra thị xã phải qua cây cầu lặc đì,khi vào cũng vậy ,sau khi về lớp các học viên đa phần là anh chị em lính trong một sư đòan cả,nhưng thuộc nhiều lớp lính,78 -79 cũng có cả lính 80 ,nhưng nhiều nhất vẫn là các chị em ,cả lớp có 60 học viên thì số chị em chiếm mất hơn một nữa rồi .
    Những ngày đầu về còn bỡ ngỡ ,chưa quen một ai tâm trạng mọi người có vẻ trầm lắng ,sau khi phân chia thành 3 trung đội ,một trung đội nữ và hai trung đội nam ,mặc dù nữ nhiều hơn nhưng chỉ tập trung cho một trung đội ,khi đã ổn định công tác tổ chức ,tu sữa doanh trại xong là lớp chuẩn bị bước vào học tập .

    Cũng như bao buổi chiều khác ,tôi và Xuân đứng bên hiên nhà nói chuyện ,Xuân cũng cùng E với tôi ,cùng về nhập lớp một ngày ,hai anh em đang đứng nói chuyện ,bỗng nghe tiếng gọi anh Huyền ơi ...nhìn sang dãy nhà B1 của trung đội nam ở kề bên,một cô gái mặc quần áo dân sự dáng vẻ cũng rất tự nhiên,mái đầu có hai bím tóc,chiếc áo lu dông,hai túi ở ngực,đặc biệt là cái cổ áo,hai cái ve nhọn và dài chớm xuống đến bên ngoài của hai nắp túi ở ngực,chiếc quần hơi đá loe ,cùng đồng màu với áo,được may bằng loại vải màu tím,cúi cùng là một đôi guốc bằng gỗ ,hợp với mốt thời trang lúc bấy giờ,nhìn thoáng qua với mầu tương phản ấy cô gái có vẻ hơi bụi một chút...nhưng cũng xinh xinh đáo để...Anh Huyền ơi..lại tiếng cô gái gọi tiếp,cô gái đứng ở đầu nhà gọi chứ không vào phòng...Anh Huyền đang đứng ở đây kia mà...Xuân lên tiếng trêu cô gái kia ...Cô gái quay đầu nhìn lại chỗ hai thằng bọn tôi ,đưa mắt em nhìn một lượt xung quanh chẳng có ai nữa,nên cô gái đã nghỉ đích thực là hai thằng bọn tôi vừa lên tiếng..Anh Huyền đang đứng cùng anh đây..Cậu Xuân mồm thì nói với cô gái tay lại chỉ sang tôi...Cô gái nở một nụ cười ,hai má lúm đồng tiền làm cho nụ cười kia thêm quyến rủ hơn...Không phải đâu..Nói rồi cô gái đi về phòng mình,phòng của cô gái này ở ngay tiếp giáp với hội trường của lớp học .

            Còn nữa, hẹn các bác vào buổi tối nhé .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM