Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:51:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang - Ký ức , hiện tại người lính Biên cương bảo vệ Tổ quốc - Phần 25  (Đọc 178406 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 10:23:06 pm »

                           Chào các bác

     Thấy các bác kể chuyện kiêng kỵ em cũng tham gia tí chút cho nó vui  
     Sáng sớm 1-5-84 khi chúng tôi đán chẩn bị ăn cơm thì có hai đồng hương tôi ở c11 d3 e122 đi trên 673
     xuống thấy vậy tôi bảo từ từ đợi hai thằng đồng hương tao xuống rồi cùng ăn . xuống đến nơi hai cậu ấy
     bảo có gì ăn cho tao ăn với hai ngày nay chưa có cái gì vào bụng ,thấy vậy tôi bảo cậu thi lính 9-83
     mày đi sào thêm tý thịt nữa cho mấy thằng đồng hương anh ăn cơm với trong khi chờ sào thịt tôi cầm
     miếng cháy lên ăn thì thấy mùi khê tôi liền chửi d.. mẹ thằng sỉu nhá mày nấu cơm khê hôm nay có thằng
    nào bị sao thì mày chết với tao .thế rồi ăn cơm xong thì đài gọi bắn ngay lúc đó mới hơn 6h sáng .còn nói
    về cậu sỉu lính 7-80 quê ở xã trung giáp phong châu vĩnh phú . phần tiếp theo tôi đã kể ở phần 19 nhưng tôi
    cũng kể lại ,chúng tôi bắn đến khoảng 8h thì địch bắt đầu phản lúc đầu chúng bắn trên vạng gạo sườn 812
    ngang với 673 sau đó chuyển sang sườn 673 rồi chúng thu hẹp tọa độ bắn dịch chuyển sát gần vào trận địa
    tôi bảo hai cậu đồng hương chúng mày không có nhiệm vụ xuống hang đi tý nữa là nó bắn vào trận địa
    hai cậu vừa xuống tới hang ( hang nà cáy ) thì chúng bắn cấp tập vào trận địa khi đótoi vừa lao quả đạn
   vào và lùi ra thì thấy khói phụt lên đằng trước trận địa và tộ có cảm giác như có người du tôi ,tôi ôm đầu lăn
    xuống cái khe cạn đằng sau mà không nghe tiếng nổ chỉ thấy rung rồi đất đá rơi rào rào xuống người
    tôi đứng lên rũ đất tìm dây cò định bắn thì thấy bụi mắt tôi lấy tay dụi mắt thì thấy nóng mặt nhìn ra cánh
     tay thấy máu phun như chọc tiết lợn vì bị đứt động mạch tôi bảo cậu lê y tá lê ơi anh bị thương rồi ra băng
     cho anh đi thì cậu lê bảo nó đang cấp tập anh chạy xuống hangem băng cho ,chạy được mấy bước thì
     chúng lại cấp tập tôi ôm tay lăn nép mình vào bánh xe ô tô thấy ngớt tôi chạy tiếp được vài bước thì có
     tiếng gọi chạy sang hang công an kín hơn,  khi sang tới nơi thì cậu lê bảo em cũng bị rồi ,bị bốn mảnh
     vào lưng tiếp đó anh thơm bt xé băng định băng cho tôi  thì thấy cậu lực và cậu thìn khênh cậu nhâm
     xuống tôi hỏi nó bị vào đâu cậu lực bảo nó bị vào bụng tôi bảo anh thơm nó bị vào bụnganh băng trước
     cho nó lúc này B tôi có 11 người bị thương 6 may không có ai chết tôi không có người băng thị cậu khánh
     ( mốc ) ở d1 mất chốt chạy xuống nà cáy bảo đồng hương để tôi băng cho .và sau đó tôi được xe chở về
    tuyến sau

    Thưa các bác có thờ có thiêng có kiêng có lành ,sau này em nói chuyện nhiều nghười bảo em là có quý
     nhân phù trợ có người lại nói là mả tổ táng hàm rồng nên mới sống sót nếu mả tổ mà táng hàm chó thì
     chỉ có quang văn tèo
Logged
quangden149
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 09:29:25 am »

chào các bác, cho em hóng hớt một tý nói về cơm khê maAÀ gặp xui xẻo thì có lẽ không phải vì năm 87 khi dv tôi lên thay quân hậu cần nấu bánh trưng bị khê nấu cơm cũng bị khê nhưng cả đợt phòng ngự đó chỉ hy sinh có 3 người và bị thương khoảng 7_8 người .có chuyện này nữa  vào khoảng tháng 6 năm 87 dbộ d9 cóthịt một chú hắc câu cậu hải lính 2_84 cữ không ăn sợ bị xui đến 4 giờ sáng hôm sau hy sinh còn lại tất cả những người ăn thịt chó đều bình an vô sự thế các bác nghĩ sao .nếu như hôm đó cậu hải mà ở lại ăn thịt chó thì có lẽ không hy sinh.trên đây là câu chuyện cóthật một trăm phần trăm xảy ra tạidbộ d9 e149
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 09:51:34 am »

chào các bác
.....................
1. quân trung quốc có lực lượng đông đảo hơn
2. Vũ khí đạn dược gấp nhiều lần ta
3. Công tác vận tải gần như vào gần đến trận địa
4. Các vị trí đóng quân của địch có vị trí thuận lợi hơn.
Nhưng với tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lòng quả cảm và bản lĩnh, ý chí của những người lính vị xuyên đã góp phần xứng đáng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Chào các bác
     Chào bác DangTienQD3,đúng như những gì bác so sánh ở trên ,nhưng tôi vẫn thấy lực lượng vận tải của bọn chúng là đáng chú ý hơn,những ngày ở chốt bác có hay quan sát sang phía đông sông lô không, từ cái nông trang ''những năm 79-80'' bọn tôi hay gọi là nông trang cao su,''cái nơi này chỉ có bác ph47 biết tên thôi'', một con đường chạy từ sâu trong nội địa của bọn chúng ra sát biên giới với mình,mỗi khi hai bên không có tiếng súng nào,nhìn sang con đường ấy kể cả ngày và đêm xe tải của bọn chúng chạy liên tục, nhưng bọn chúng vẫn cay cú nhất là trận địa bắn thẳng trên dông 673 đến 812 của mình,cứ mỗi lần phát hiện xe của bọn chúng là phục tọa độ ở những khúc cua để bắn,gây cho chúng tổn thất nhiều,nên trận địa bắn thẳng của mình liên tục bị bọn địch bắn phá rất ác liệt .
     Các vị trí đóng quân của chúng ,so với mình ,có nhiều chốt cứ như trên mái nhà và ở dưới sân ,ném lên thì khó trúng, nhưng ném xuống thì dể dàng phải không bác .? thế mà mọi khó khăn ác liệt và gian khổ ấy ,của một thời ,mọi người đều vượt qua được ,mới biết sức chịu đựng của con người thật là phi thường bác nhỉ .
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 01:45:03 pm »

chào các bác, cho em hóng hớt một tý nói về cơm khê maAÀ gặp xui xẻo thì có lẽ không phải vì năm 87 khi dv tôi lên thay quân hậu cần nấu bánh trưng bị khê nấu cơm cũng bị khê nhưng cả đợt phòng ngự đó chỉ hy sinh có 3 người và bị thương khoảng 7_8 người .có chuyện này nữa  vào khoảng tháng 6 năm 87 dbộ d9 cóthịt một chú hắc câu cậu hải lính 2_84 cữ không ăn sợ bị xui đến 4 giờ sáng hôm sau hy sinh còn lại tất cả những người ăn thịt chó đều bình an vô sự thế các bác nghĩ sao .nếu như hôm đó cậu hải mà ở lại ăn thịt chó thì có lẽ không hy sinh.trên đây là câu chuyện cóthật một trăm phần trăm xảy ra tạidbộ d9 e149
-      -       -       -       -       -
-       -      -        -        -       -
Xin chào các bác, để  giải thích thấu đáo vấn đề : Kiêng khem - đúng hay không đúng? Có nên kiêng khem hay không? Tôi e rằng một hai bài viết cũng không thể chuyển tải nổi . Tôi xin lấy ví dụ trong dân gian : xưa nay các cụ trong dòng họ Nguyễn nhà tôi vẫn dạy con cháu :"Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3 " hoặc  " Mồng 5 , 14 ,23 .Đi chơi cũng lỗ - nữa là đi buôn .
Trong các dịp giỗ chạp , cúng gia tiên , rằm , mùng 1 ,v.v... Các cụ đều thắp hương với các nén hương mang số lẻ : 1,3,5,7,v.v...kiêng các số chẵn .Tại sao vậy ? Có bác nào tỏ tường giải thích hộ em với .
Nhà em xin chuyển sang phương Tây : dân Tây mũi lõ thường kiêng con số 13 , họ cho rằng Thứ Sáu ngày 13 rất đen đủi . Các nhà kiến trúc đô thị cũng rất kiêng con số 13 .Nhà em được biết rằng Tòa nhà Tháp Đôi Wincom  Hà nội tọa lạc trên  phố Bà triệu . Không có tầng thứ 13 . Thay vào đó là tầng 12 A và 12 B .Tại sao vâpy nếu không phải họ kiêng con số 13 ? Gần đây thôi vụ mất tích của chiếc phi cơ MH370 của hàng không  Malaisia cũng liên quan rất nhiều tới con số 7 . Con số mà phương Tây cho là rất xấu .Ngày nay nhiều gia đình hoặc Cty khi xây dựng đã rất chú ý đến phong thủy .Họ xem ngày giờ , hướng nhà , v.v...ngõ hầu ngôi nhà mang lại may mắn , thịnh vượng .Đến cả việc cưới hỏi , ma chay người ta cũng mời thầy , xem ngày giờ đón dâu , đưa ma , v.v...Túm lại nói gì thì nói : từ Cổ chí Kim , từ Đông sang Tây , hầu hết người dân đều kiêng khem.Còn ai không tin thì mặc người ta.
Quay trở lại với những người lính Vị xuyên.Lúc tụi em nằm chốt ,mọi người chẳng ai cắt tóc , cạo râu .lúc về thị xã ông nào cũng có mái tóc ngang vai . Chẳng xấu đẹp gì , nhưng lành lặn trở về thì dù phải kiêng thế nào đi nữa nhà em cũng xin theo .Thôi nhà em xin dừng ở đây .Các bác đừmg để tâm nhé , nhà em chỉ nói cảm nhận cá nhân của mình thôi , không có ý gì khác đâu .Cuối cùng xin gởi tới các bác lời chào đoàn kết và thân ái.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2015, 01:58:21 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 02:50:59 pm »

Chào các bác, các cụ nhà ta chả thường căn dặn con cháu: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành là gì? Tất nhiên trong những cái kiêng của lính VX thì khó ai có thể giải nghĩa được, vấn đề này tùy vào niềm tin của mỗi người. Ngày ấy do tính chất nhiệm vụ, tôi thường xem thời tiết, để xuất phát sớm hay muộn, khi nào nhìn ánh mặt trời chiếu thẳng về phía địch là lúc chúng không dám dùng khí tài để quan sát, là tôi đi giữa ban ngày. Lúc đó vừa ít người đi lại, chúng khó quan sát, chứ sau mỗi trận mưa đêm, sáng ra trời trong xanh tốt nhất là rúc hầm để giữ cái gáo cho nó chắc ăn. Mỗi lần đi làm nhiệm vụ,trên đường tôi ngại nhất là gặp ông Dúi nhà mình, bình thường nó là một món đặc sản, nhưng lúc đó sao mà ghét cay ghét đắng nếu chẳng may gặp chúng. Không biết trên trang nhà có bác nào được thưởng thức món đặc sản của con này chưa? nếu chưa được thưởng thức kể cũng hơi tiếc. Tôi cũng đã được chén bọn này rồi, nhưng mãi tận lúc chuẩn bị rút ra lần thứ 3 của f313 cơ.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 03:38:41 pm »

Chào các bác, các cụ nhà ta chả thường căn dặn con cháu: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành là gì? Tất nhiên trong những cái kiêng của lính VX thì khó ai có thể giải nghĩa được, vấn đề này tùy vào niềm tin của mỗi người. Ngày ấy do tính chất nhiệm vụ, tôi thường xem thời tiết, để xuất phát sớm hay muộn, khi nào nhìn ánh mặt trời chiếu thẳng về phía địch là lúc chúng không dám dùng khí tài để quan sát, là tôi đi giữa ban ngày. Lúc đó vừa ít người đi lại, chúng khó quan sát, chứ sau mỗi trận mưa đêm, sáng ra trời trong xanh tốt nhất là rúc hầm để giữ cái gáo cho nó chắc ăn. Mỗi lần đi làm nhiệm vụ,trên đường tôi ngại nhất là gặp ông Dúi nhà mình, bình thường nó là một món đặc sản, nhưng lúc đó sao mà ghét cay ghét đắng nếu chẳng may gặp chúng. Không biết trên trang nhà có bác nào được thưởng thức món đặc sản của con này chưa? nếu chưa được thưởng thức kể cũng hơi tiếc. Tôi cũng đã được chén bọn này rồi, nhưng mãi tận lúc chuẩn bị rút ra lần thứ 3 của f313 cơ.

   Thủ trưởng lại nhắc khéo rồi. Mỗi lần túm được một ông, chả khoái chết đi ấy !



   Con này, nó như con chuột thôi mà, có gì mà phải kiêng các bác nhỉ. Em tưởng lính chốt chỉ kiêng không chào hỏi, tạm biệt mỗi khi lên chốt, không cắt tóc, và không động chạm vào cái lò tôn của mấy chị nhà bếp ( sợ bị bỏng ), cơm khê, thịt chó , thế thôi chứ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 05:21:36 pm »

                         Chào các bác và anh em .

    Các bác đang bàn tán về chuyện kiêng khem ,để bàn thì em chưa có đủ trải nghiệm , nhưng cho em tán với .

    Đầu tiên phải hỏi : Tại sao phải kiêng ? Người ta kiêng vì người ta muốn tránh cái rủi ro bất trắc có thể tới . Đó là điều rất nên và vô cùng chính đáng .

    Hỏi tiêp : Rủi ro bất trắc ấy từ đâu tới ? Chúng tới từ hoàn cảnh thực tế .

    Hoàn cảnh ấy bao gồm rất nhiều thành tố như : Không gian , thời gian , địa điểm , thiên nhiên , môi trường , khí hậu , thời tiết , con người , chính trị , kinh tế , xã hội , văn hóa , tập tục , lề luật v.v... tạo nên . Trong những thành tố ấy , xét trong một khoảng giới hạn nào đó , có cái là bất biến , có cái là khả biến , có cái là hữu hình , có cái là vô hình , có cái là hữu hạn , có cái là vô hạn v.v... Cũng trong những thành tố ấy , có cái người ta biết trước , khẳng định , chủ động ứng phó ...có cái chỉ có thể  lường trước , đoán định , thụ động ứng phó ...

    Như vậy có thể thấy , hoàn cảnh bị chi phối bởi rất nhiều thành tố , trong đó có cái là tích cực , thuận lợi , may mắn ..., có cái là tiêu cực , khó khăn , rủi ro ...

    Vậy để có thể đón nhận , chịu đựng , thích nghi , khắc phục hoàn cảnh , người ta phải làm gì ? Để làm tốt được điều đó , hạn chế rủi ro không mong muốn , người ta phải có kiến thức , hiểu biết , kinh nghiệm để có thể phân tích , đoán định , lý giải và hóa giải các thành tố bất lợi , dự kiến diễn biến , tác động của chúng . Khi lâm vào một  hoàn cảnh nào đó , ngoài việc huy động kiến thức của mình , người ta rất nên tham khảo học hỏi kinh nghiệm của những người đã từng trải qua hoàn cảnh đó hoặc tương tự như thế để nắm bắt khả năng các rủi ro có thể tới và tìm hiểu quy luật của chúng , xây dựng phương án giải pháp tránh , đối phó , hoặc hạn chế rủi ro .

   Đại khái như thế , có phải không các bác .

   Em xin tán tiếp : Khi đã xác định phương án và giải pháp rồi , người ta sẽ bắt tay vào việc thực hiện . Nội dung của việc ấy bao gồm cả những điều hoàn toàn lý tính bắt buộc như quy định , kỷ luật v.v... và những điều cảm tính tự nguyện như kiêng khem , khẩn cầu  v.v... chẳng hạn .

   Như vậy việc kiêng khem khẩn cầu ...có vi phạm gì và có nên không nhỉ ?

   Em lại tán tiếp ( theo suy nghĩ của em ) :

- Nếu là khẩn cầu trong tâm tưởng hoặc không mang tính mê tín dị đoan thì chả vi phạm gì cả và cũng rất nên làm một khi nó mang lại cho ta sự vững vàng về tâm lý , tinh thần .
( Ví dụ nó giống như trường hợp bác Binhyen nhà ta ôm AK đứng trong hào khấn ông bà ông vải phù hộ để  pháo đạn địch nó không nện trúng đầu để còn oánh tiếp  trên chiến trường BGTN , bác Ngocquyen C6 khấn gọi mẹ chỉ đường  lúc lâm nguy trên 685 hay chính bản thân 60 em  mắt đọc  thư mẹ mồm thầm kêu mẹ đến cứu trong trận ngày 12/7/1984 giữa ngã ba Thanh thủy trên BGPB ). Ai cấm được điều đó .

- Nếu là kiêng khem thì cũng chả vi phạm vi phiếc cái khỉ mốc gì , nếu nó không làm hại ai . Ví dụ chuyện lính chỗ bác Mạnh không muốn xơi thịt chó , lính chỗ bác Phó không thích  chén cơm khê , chuyện không dám "dê" của bác Nguyenhongduc , không dám cắt tóc như bác TS 47... Ông nào anh nào mà cấm cản việc ấy thì hẳn là chả giông người lính một tý ty ông cụ nào cả .

    Trở lại với những câu chuyện kiêng khem của lũ lính VX chúng ta .

    Những câu chuyện Ký ức ấy đã phản ánh một hiện thực :

- Hoàn cảnh chiến trường khi đó rất gian khổ , hiểm nguy , cái chết luôn cận kề , thương vong đổ máu luôn đe dọa .

- Người lính chúng ta không phải là những con rô - bốt vô cảm vô thức hay những kẻ cuồng tín bất cần , bất cẩn ngu muội lao đầu vào nơi lửa đạn .

- Trong hoàn cảnh sống ấy , vẫn biết rằng mọi rủi ro có thể ập xuống đầu mình bất cứ lúc nào , nhưng những người lính vẫn sẵn sàng đương đầu , chịu đựng , huy động mọi khả năng để hóa giải , và nếu không tránh được nữa , thì họ cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình .

- Người lính chúng ta sẵn sàng từ bỏ mọi cám dỗ , hưởng thụ vật chất tình cảm bình thường để có thể toàn tâm toàn ý giữ vững tinh thần , thể chất khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc .

- v.v...

    Vậy , nếu ngày xưa , khi ở chốn chiến trường , chúng ta từng có những hành động kiêng khem dù có thể là ngô nghê , ngớ ngẩn , và hôm nay chúng ta đem ra kể lại những chuyện Ký ức đó với không khí ngữ cảnh Tâm tình trên HG / VMH trong Hiện tại, xét về mọi mặt , vẫn là một công việc có ý nghĩa tích cực đấy chứ , có phải không các bác và anh em .

    Ở góc độ người đọc , 60 em tin rằng những câu chuyện Ký ức đó sẽ góp phần phản ánh , khắc  họa cuộc sống , con người đầy tính nhân văn của những người lính chúng ta cả cái thời " Tuổi Hai mươi Hoa và Máu " chốn chiến trường giữ nước bi tráng ngày xưa lẫn nơi quê hương yên bình của cuộc sống hôm nay . Ở góc độ người cựu lính , cá nhân em cũng rất vui khi được thấy lại hình ảnh của chúng ta những ngày tháng không thể nào quên và vô cùng đáng nhớ đó .

   Nhân lúc đứng trực ban một mình buồn hiu buồn hắt , Lính VT Thai60 em tranh thủ tán góp ba lăng nhăng một tý với các bác cho vui cửa vui nhà , có gì không đúng xin các bác chỉ giáo và lượng thứ .

    Sắp tối rồi , mời các bác xuống bếp lấy cơm đi  , hôm nay có món đặc sản thịt Dúi nướng lò mà  chú Lính QY theo lệnh bác 47 vừa cung cấp vào thực đơn đại táo  đấy ạ .
  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2015, 09:25:55 pm gửi bởi thai60 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 06:41:26 pm »

   Khổ thân bác Thái, gõ kẻng mãi mà không thấy bộ đội đến chia cơm, hay là.....hôm nay có trận đánh nào không nhỉ ?

   Em làm sẵn các món, mời các bác chỉ việc " chiến đấu ". Nghe nói ăn xong còn có món tráng miệng bằng nhãn Hưng Yên của bác Như.

   Tiết canh, món này chả sợ xui, chỉ có đỏ thôi.



   Nhựa mận.



   Dúi " nướng lò", chặt theo thực đơn.



   Đáng lẽ còn vài món nữa. Nhưng thủ trưởng em dặn để lại : " Chú vác ra hết, để anh móm à ! ".  Thủ trưởng dạo này yếu ở đâu, em nghe món này dùng xong  " dúi " cũng ác lắm. Thôi để lại vậy !  Grin

   Không biết, có cần thêm tý gụ không, các bác nhỉ ?
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2015, 08:50:13 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 08:43:39 pm »

Chào các bác, các cụ nhà ta chả thường căn dặn con cháu: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành là gì? Tất nhiên trong những cái kiêng của lính VX thì khó ai có thể giải nghĩa được, vấn đề này tùy vào niềm tin của mỗi người. Ngày ấy do tính chất nhiệm vụ, tôi thường xem thời tiết, để xuất phát sớm hay muộn, khi nào nhìn ánh mặt trời chiếu thẳng về phía địch là lúc chúng không dám dùng khí tài để quan sát, là tôi đi giữa ban ngày. Lúc đó vừa ít người đi lại, chúng khó quan sát, chứ sau mỗi trận mưa đêm, sáng ra trời trong xanh tốt nhất là rúc hầm để giữ cái gáo cho nó chắc ăn. Mỗi lần đi làm nhiệm vụ,trên đường tôi ngại nhất là gặp ông Dúi nhà mình, bình thường nó là một món đặc sản, nhưng lúc đó sao mà ghét cay ghét đắng nếu chẳng may gặp chúng. Không biết trên trang nhà có bác nào được thưởng thức món đặc sản của con này chưa? nếu chưa được thưởng thức kể cũng hơi tiếc. Tôi cũng đã được chén bọn này rồi, nhưng mãi tận lúc chuẩn bị rút ra lần thứ 3 của f313 cơ.
-          -            -               -
-        -          -          -                   -
Xin chào các bác, để trả lời câu hỏi của bác pb47vp em ngờ rằng : trừ một vài bác có gốc gác là người mạn ngược ( tức là từ trung du trở lên - như bác pb47 , bác thai60 , ...) còn các bác nào ở miền xuôi thì chắc 100% chưa nhìn thấy ông mãnh " dúi " này .Chứ  đừng nói được chén nó .Hic.
Em nói vậy là có cái lý của nó các bác ạ .Sau đây em xin mô tả khái quát về " ông mãnh dúi " này nhé:
1.Về hình dáng : con dúi giống cả chuột và sóc .Nó to hơn chuột rất nhiều.Con dúi có răng cửa rất sắc , nó có thể tiện đứt cây nứa non .
2 . Môi trường sống : dưới gốc các bụi lau lách , tre ,nứa ,trúc.
3. Thức ăn ưa thích : các rễ cây họ tre như : nứa trúc ,lau ,lách sâu bọ v.v...
Thịt dúi ngon hơn thịt chó , nhiều nạc .( nói đến đây nhà em lại thấy cồn cào ruột gan các cụ ạ )
Để trả lời câu hỏi của bác pb47vp , em xin thưa rằng: Tuy nhà em ở miền xuôi - nhưng đã được hân hạnh chén " Ông mãnh dúi " rồi bác pb47 ạ .
Hồi đó nhà em còn ở bên phố Lu - Lào cai .Ấy là năm 1983 , em nhớ mang máng tháng 5 thì phải .Hôm ấy nhà em được hân hạnh phối thuộc với d5-e153 . Chẳng hiểu sao em lại cứ kè kè với các bác d5 này thế không biết ? Sau này sang Vị xuyên em lại xách máy đi phối thuộc với d5e153 trong chiến dịch vây lấn 685 hồi 18-11-1984 .Hic.
Đấy là sau này , còn lúc ở Sơn Hà Bảo thắng HLS , nhà em nằm ở trạm giữa cùng 1 chiến sỹ 15w , một ông Tổng đài hữu tuyến.2 ông này người Tam cốc - Đoan hùng . Trung du thứ thiệt nghe.
Một buổi trưa ông lính trung du khơi mào việc đào dúi .Sau gần một giờ chặt cây - đốt lửa - hun khói .Nhà em nhận nhiệm vụ hun khói + đánh mõ nghi binh : lùa con dúi vào bẫu . Sau này nhà em cứ ân hận mãi về việc mình đã lừa một sinh linh vào miệng mấy ông " cọp người " Hic.
Một con dúi to chỉ bằng quả dưa hấu , mà khi nấu chín - cho một nồi thịt đủ cho 6 người ăn , các cụ thấy ghê không?
Món thịt dúi ngon hơn thịt gâu gâu rất nhiều .Bác nào đã nếm thử sẽ khó mà quên. Nhưng em đồng ý với bác pb47vp : con dúi này đáng ghét vô cùng .Tại sao lại như vậy?
: Vì rằng bọn dúi này chuyên chén gốc , rễ cây tre ,nứa ,trúc.Nhìn  phía trên - từ mặt đất trở lên - cây vẫn xanh tốt, nhưng chỉ sau vài ngày lá bắt đầu úa vàng , sau đó bụi cây đổ sập xuống rất thê thảm .Các bác thấy ghét" Ông mãnh dúi " không ạ ?
Thế thôi nhé các bác , em sẽ trở lại tâm tình cùng các bác vào ngày mai nhé . Sau cùng xin gởi tới các bác lời chào thân ái.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2015, 08:57:02 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 09:51:41 pm »

Ai nói cũng đúng cả, nhưng với tôi lại ngược lại! Chiều 29/6/1984 nhận lệnh hành quân  vào chuẩn bị cho Chiến dịch MB - 84 (Thực ra sau này mới biết cụ thể, còn chiều đó chỉ ngắn gọn là Di chuyển Đại đội vào Thanh Thủy nhận nhiệm vụ mới) 16 giờ 30 (4 giờ 30 chiều) Đại đội tôi ăn cơm song và bắt đầu hành quân từ Km8 xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên ra đầu cầu treo đi Ngọc Đường tập kết để lên xe vào Thanh Thủy.
Chiều đó đơn vị nấu cơm bị khê, mọi người lo lắng không giám ăn, (tôi là Đại đội trưởng nghĩ mình mà không ăn, chả ai ăn cả mà không ăn thì có sức đâu mà hành quân).
Tôi vục bát cơm đầu tiên vừa ăn, vừa cười, vừa nói: Ăn nhanh lên còn hành quân không chậm giờ hành quân, Trung đoàn cho ở lại chỉ có nước vào Thanh Thủy mà thu dọn chiến trường.
Lúc ấy khí thế hừng hực, mọi người làm hết nồi quân dụng cơm nấu khê, song  hành quân ra đầu cầu treo Ngọc Đường chờ lên xe vào Thanh Thủy.( Tôi lại có việc mai nói tiếp các đồng đội nhé)

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM