Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:48:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang - Ký ức , hiện tại người lính Biên cương bảo vệ Tổ quốc - Phần 25  (Đọc 178138 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 08:35:15 pm »

                                Chào các bác

     Ngày xưa nghèo khổ là vậy nhưng mọi người vẫn sống vô tư không vụ lợi,còn ngày nay cuộc sống cơ
     bản là ổn định cho dù là còn khó khăn chút ít nhưng mọi người không phải ăn độn hàng tuần vẫn có
     vài bữa tươi nhưng con người bây giờ nó khác ngày xưa lắm bây giờ họ chỉ nghĩ đến tiền mà vì tiền
     họ bất chấp tất cả không cần biết đến hậu quả ra sao

     Ở một số địa phương họ gây bè kéo cánh vì tiền họ cho cả bọn người hoa ,hán vào đảng rồi nâng lên
     làm lãnh đạo chui sâu vào các tổ chức chính quyền cuối cùng thằng hoa hán lại lãnh đạo thằng việt
     bài học xương máu đã trả lời vụ người hoa năm 78 đến nay vẫn chưa rút được kinh  nghiệm nói ra nhiều
     người còn nói yêu tiên dân tộc ,hòa bình rồi có gì mà phải sợ .nhưng rồi một lúc nào đấy vì tiền những
     người này họ cũng có thế bán cả mả tổ nhà họ ,trong khi đó ta và tầu đang có tranh chấp trên biển
     đông chắc gì bọn đảng viên người hoa kia không làm hậu thuẫn chỉ điểm hoặc kích động gây rối

    Tôi cũng thấy buồn và bức xúc khi thấy những thằng hoa ,hán nắm quyền lãnh đạo người dân việt
     có thể bài viết này có nhiều người không đồng ý với quan điểm của tôi ,hoặc cho tôi là thế này thế khác
    có thể câu văn dùng chưa đúng còn lủng củng mong các bác thông cảm
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2015, 07:36:34 am gửi bởi Phó cối » Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 09:08:32 pm »

Xin chào các bác lính Vị xuyên.Suốt từ sáng đến giờ nhà em chỉ chờ gửi bài mà chẳng có lúc nào chen vô được. Chả là không biết phụ họa theo ai cho hợp lý .
Cũng may bác thai60 đã nâng cấp Hg25 lên Ký ức và Hiện tại, nên cũng dễ dàng khi viết bài.Định theo bác pb47 , lại ngại một nhẽ : Khẩu 37 ly lúc nào cũng giương nòng sằn sàng khạc đạn . Nhỡ sang nhà hàng xóm uống trà , cứ tưởng nhà mình mà khạc đạn - thì tai vạ to các cụ nhỉ ? Đang phân vân thì gặp lúc bác Như thả đàn dê Ngọc ra đồng cỏ - cũng định theo bác Như làm ông Tô vũ cho khuây khỏa . Song lại e mắc chứng be be thì nguy to .Hic. Vậy nên nhà em đành phụ họa theo bác phó cối: ôn lại bữa cơm kham khổ của người lính vậy .Lúc ở phố Lu bữa cơm lính cũng đơn sơ lắm : 6 chú một chậu, nếu nhanh tay cũng được 2 miệng bát , gạo vo trong chậu cứ nổi như bánh trôi .Thức ăn toàn món đặc sản: rau sắn sào , ruốc tôm đen sịt , mùi đặc trưng...
Lúc chiến đấu ở E4 còn hơn nữa , anh nuôi nấu cơm ở hang Làng lò, gùi lên chốt cho anh em : chiến sỹ C18 đi phối thuộc - đơn vị phải tự lo cơm nước cho anh em ? Sau này pháo bắn cả ngày , nhiều lần anh nuôi bị pháo hất tung gánh cơm xuống vực .Những lúc như vậy anh em phải ăn cơm sấy .Chắc các bác còn nhớ mùi vị món cơm sấy nhỉ? Ôi ! Cơ cực thế mà nhà em và anh em d5e153 trụ được gần 40 ngày các cụ ạ .Nhiều lúc cũng chẳng hiểu nổi mình nữa.Thật phi thường.
Thôi chuyện khổ ải kể thế thôi các bãc nhẩy ? Giờ nhà em kể chuyện vui nhé :
Dạo ở Ngọc đường nhà em thường tranh thủ những buổi chiều Chủ nhật ( sáng cn phải đi lấy củi ) rủ mấy tay bạo phổi ra trường Sư phạm làm công tác dân vận.Các cô giáo nhờ soạn giáo án , nhà em bốn mạnh món ca từ , thơ phú, nên làm hộ mấy bài nghị luận.Văn chương mỗi người một cách, chẳng ai có thể vặn vẹo . Các cô giáo sinh cũng khen lắm .Có một cô tên Xuân có bố là Liệt sỹ .Nhà cô nghèo lắm. ( chuyện này em đã viết rõ ràng trong : Bên lề cuộc chiến)
Bọn em hay ra giúp mẹ Xuân lúc thì lợp lại mái bếp , khi thì dựng lại hàng rào ,v.v...2 đứa cũng có cảm tình với nhau.Nhưng nhà em thấm nhuần huấn thị của các đàn anh cựu lính 316b Tân kỳ Nghệ an : Thằng nào rờ đâu mất đó .Nên mặc dù thân lắm cũng chẳng dám cầm cổ tay ? Các cụ bảo thế có dại không cơ chứ .Hic .
Thôi em xin dừng lại đây , để các bác khác có dịp giãi bày tâm sự.
Cuối cùng xin gởi tới các bác lời chào thân ái và đoàn kết
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 09:24:01 pm »


Bọn em hay ra giúp mẹ Xuân lúc thì lợp lại mái bếp , khi thì dựng lại hàng rào ,v.v...2 đứa cũng có cảm tình với nhau.Nhưng nhà em thấm nhuần huấn thị của các đàn anh cựu lính 316b Tân kỳ Nghệ an : Thằng nào rờ đâu mất đó .Nên mặc dù thân lắm cũng chẳng dám cầm cổ tay ? Các cụ bảo thế có dại không cơ chứ .Hic .


   Em công nhận bác hơi dại. Ai lại gần chị em tay cứ thọc vào túi quần thủng thế bao giờ kia chứ ! Grin

   Nhưng em không hiểu chỗ bôi đỏ, là sao hả bác ?
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 10:42:10 pm »

Trích dẫn từ: Duc18153 trong Hôm nay lúc 09:08:32 PM

"...Bọn em hay ra giúp mẹ Xuân lúc thì lợp lại mái bếp , khi thì dựng lại hàng rào ,v.v...2 đứa cũng có cảm tình với nhau.Nhưng nhà em thấm nhuần huấn thị của các đàn anh cựu lính 316b Tân kỳ Nghệ an : Thằng nào rờ đâu mất đó .Nên mặc dù thân lắm cũng chẳng dám cầm cổ tay ? Các cụ bảo thế có dại không cơ chứ .Hic ."

Trích dẫn từ lính QY :
"Em công nhận bác hơi dại. Ai lại gần chị em tay cứ thọc vào túi quần thủng thế bao giờ kia chứ ! "
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Dựng rào , lợp bếp rõ ngon
Sớm hôm nghĩa mẹ , tình con vui vầy
Có tình , có cảm , có say...
Nghe "lời huấn thị"...đút tay túi quần
Bần thần chẳng biết dại ? Khôn ?
Thò tay định khám cái ... (gì) ...lại thôi .
Xuân qua , Hạ đến mất rồi
Nhớ thời trai trẻ ,anh ngồi bâng khuâng ...

Thơ đang ngon , lại mất vần
Biết thế  ..."rờ" thử một lần cho xong .


    Thơ với chả phú , viết xong rồi đọc lại thấy khấp kha khấp khểnh , cứ là tức anh ách , chắc tại bí từ , bác nào giúp em cái ...
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2015, 11:01:44 pm gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #34 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 06:53:57 am »

Em công nhận bác hơi dại. Ai lại gần chị em tay cứ thọc vào túi quần thủng thế bao giờ kia chứ ! Grin
Anh nhớ không nhầm, ngày xưa hồi tóc còn để chỏm, bác Đức nhà ta đi học lớp mẫu giáo lớn, cô giáo dạy phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm đầu ngón tay. Bác ấy hay cho tay vào túi quần để cộng, chả thế mà một phép cộng đơn giản: 4 + 1 = 5 thì bác cho ra kết quả bằng 6 Grin. Cái cố tật này lớn lên không sửa được lên mới báo hại điếu thuốc trong túi quần, may mà không phải cái cộng thêm Grin
Đây các bác nhé, tôi trích nguyên văn đoạn bác Đức viết, không các bác lại bảo tôi sạo:
.."Còn nhà em lúc đó cũng vẫn kiêng lắm các bác ạ .Nhiều khi đi xem văn công hay chiếu phim , hai tay toàn đút túi quần , chỉ báo hại mấy điếu thuốc nhét trong đó : cứ gọi là nát bét cả..."
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #35 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 01:59:59 pm »

                          Chào các bác và anh em .

    Những trò kiêng khem của lính nghe ra rất ngô nghê , ngớ ngẩn , ấy vậy mà nhiều khi  lại nghiệm ra phết . Em nhớ hồi tháng 6/1984 , có một hôm chảo cơm sáng của C bị khê , bốc mùi khét lẹt . Cả đêm đi tải hàng , cáng thương , lính nào cũng đói , định bụp ngay . Nhưng rồi chả bố con thằng nào dám ăn , vì cứ nghĩ tới lời các anh lính cũ rêu rao , là lại thấy ngài ngại . Ngại thì nhịn . Nhịn thì đói . Đói quá đếch chịu được thì phải mò dậy , bò đi chỗ khác kiếm cái gì đút mồm . Đơn vị em  ở cạnh C15 cối 82 , bên ấy có nhiều đồng hương đồng khói , lại đang được hưởng chế độ "tự chủ" về chuyện hậu cần , nghĩa là gạo mắm chia về tận từng A , tha hồ vận dụng . Vậy là bọn em kéo nhau sang bên ấy . Chỉ khoảng nửa tiếng sau , pháo địch dội như điên dại xuống Nà cáy , choảng cả vào khu hầm hố của C 25 bọn em . Kết quả : Nhà âm cháy rụi , mấy căn hầm bị pháo nện trúng nhưng không sập ( Chắc là đạn chạm nổ ) , một căn hầm bị quả đạn khoan thủng nóc , thủng phản , chui tụt xuống đất , nhưng lại không nổ . Thế mới may chứ . Từ đó , các lính nhà ta càng tin tưởng ở kinh nghiệm của các bậc đàn anh đi trước . đố dám chủ quan . Cũng rất may , ngay từ hôm ấy , ban chỉ huy cho phép chia gạo và thức ăn về từng A . Lính tráng các A thì sướng , nhưng lại khổ các chú anh nuôi , từ hôm đó , sợ các chú nhàn cư vi bất thiện , các ông chỉ huy bắt đầu "mời" các chú ấy cùng anh em đi ...du lịch cho nó mát , mỗi khi có nhiều hàng phải tải đi . Cho chết , ai bảo có mỗi chảo cơm oắt mà cũng để khê cơ , các bác nhể ?

    Trời gần tối rồi mà chẳng thấy bác nào xuống bếp chia cơm , em lại chào các bác . Nhớ hôm trước bác Maianh nhắc : Trực ban phải tuân thủ giờ giấc . Vậy thì em tuân thủ . Đứng mãi mỏi chân , em đành làm tiếp mấy vần con cóc cho đỡ sầu :

Xem phim rồi ngó Văn công
Đang lúc kiêng cữ nên không dám mần
Hai tay đút chặt túi quần
Báo hại điếu thuốc bị vần tả tơi
Tứ bề xôi oản lả lơi
Đứng ngay tàn tán ngẫm đời buồn thiu
Bốn cộng một ...bằng bao nhiêu
Cả tay cả thuốc...sao nhiều vậy ta ?
Nhớ cảnh dậy sớm quét nhà
Thèm thèm ...tiếc tiếc ... hay là thôi kiêng ...


    Các bác mà không xuống chia cơm nhanh nhanh lên thì bọn " con cóc " này nó sẽ nhảy lên tận cái sào phơi trên bản Dao Lùng vài đấy .

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2015, 07:06:33 pm gửi bởi thai60 » Logged
DangTienQD3
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #36 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 08:23:03 pm »

chào các bác
Bây giờ nghĩ lại những năm tháng của cuộc chiến chống quân trung quốc xâm lược, mới thấy sự hi sinh vất vả của bộ đội ta là vô bờ bến. Nhất là thời kì đó đất nước ta lại bị cấm vận, liên xô sắp tan rã. Hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ sắp đến ngày sụp đổ. Cho nên các nước xã hội chủ nghĩa anh em không thể giúp ta được gì mấy.
Chính vì lẽ đó so sánh về lực lượng 2 bên mình thua hẳn quân trung quốc.
1. quân trung quốc có lực lượng đông đảo hơn
2. Vũ khí đạn dược gấp nhiều lần ta
3. Công tác vận tải gần như vào gần đến trận địa
4. Các vị trí đóng quân của địch có vị trí thuận lợi hơn.
Nhưng với tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lòng quả cảm và bản lĩnh, ý chí của những người lính vị xuyên đã góp phần xứng đáng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Họ xứng đáng phẩm chất cao quý( anh bộ đội cụ hồ)
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #37 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 08:33:10 pm »

Chào toàn thể các bác
   Nghe bác kể chuyện thấy vui mà háo hức quá,tôi cũng kể vui với các bác mẫu chuyện nho nhỏ cho rộn ràng thêm ,đây là mẫu chuyện được nghe lại thôi chứ không là tôi đâu .!nếu các bác nghỉ là tôi thì oan lắm .
   Tháng 5/81 sãy ra sự kiện bọn bành trướng tiếp tục xâm lấn biên giới lần hai trong Lao Chải ,tuy rằng không ác liệt như sau này ở ngoài cửa khẩu Thanh Thủy,84-85, nhưng công tác vận tải súng đạn vũ khí, lương thực thực phẩm ,chuyển thương binh tử sỉ ,lại khó khăn gấp bội phần ,vì đường xá xa xôi khó đi lại ,chỉ có một tuyến đường từ Làng Pinh lên coóc nghè,vào Thanh Hương ,vào cầu khỉ ,là nơi tập kết tại khu vực trạm phẫu,và khi quay ra cũng cung đường này,ngày ấy đa phần là dân công ,chủ yếu là các trường trung cấp,cao đẳng,đều tham gia công tác vận chuyển cùng bồ đội ,đường đi thì chật hẹp, trời mưa lầy lội ,người vào người ra ,đông mà vui nhưng đi ban đêm nên càng vất vã khó khăn hơn.
   Thế mà các cô gái trên vai có người gánh 6 quả ,người gánh nhẹ hơn thì 4 quả cối 82 tùng teng vào tuyến trong,vất vã là vậy nhưng gặp lính mình vẫn vui đùa vô tư thật ,hôm mấy anh em phía trong ra,theo đường Thanh Hương ,đến đoạn cua nghe phía trước có tiếng con gái,mấy ông lính nhà mình bước chân gấp hơn tiến về phía có tiếng người ,đến nơi thấy mấy em vai đang gánh đạn cối ,vội chạy lại mồm bảo nghỉ để bọn anh đỡ cho ,mấy cô tưởng thật đứng lại,lúc này mấy ông lính nhà mình đưa tay ra ,tưởng là đỡ chiếc đoàn gánh,ai ngờ đoàn gánh không đỡ, mà đỡ vào ''hai đỉnh 1800 '' của các em ''hai đỉnh của bác Pb47 kể lần trước'' ,mấy cô định quẳng gánh đạn xuống đất,mấy ông lính nhà mình vội bảo ,ấy ấy,đừng quẳng xuống nổ chết cả đấy em ạ,thế rồi mọi người đỡ lấy gánh đạn cối để xuống bên đường ,cùng ngồi nghỉ tâm sự thật là vô tư vui vẻ như chưa hề có chuyện gì vừa xảy ra,và họ ghi cho nhau vội những dòng địa chỉ ,hẹn có ngày gặp nhau ...
    
    Mẫu chuyện nghe như khôi hài ,nhưng không phải là vậy...
               Thôi lại nhường bác nào kể tiếp mẫu chuyện vui đi nào .
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #38 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 08:48:08 pm »

Nge nói mấy ngày nay đường ống Sông Đà bị vỡ "Đồng bào một số chỗ của Thủ đô Hà Nội" thiếu nước sạch lại đang những ngày nắng nóng khổ lắm, nhiều nhà phải đi mua nước lọc về nấu cơm, nước vo gạo song, rửa rau, nước rửa rau song làm nhiều việc khác.... Chỉ lau người không tắm....
Chẳng khác gì Bộ đội ta ở chốt trước đây các bác nhỉ....
Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #39 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 09:07:39 pm »

Xin cám ơn bác thai60 và bác pb47vp đã quan tâm đến mấy chuyện ký ức ngô nghê của nhà em .Nói ngô nghê cũng không sai các bác ạ , vì đó chính là những gì thật nhất của mỗi con người khi đứng trước một người khác giới .Các bác ạ lúc đó mỗi người lính  trước khi vào quân đội thì họ là : học sinh , công nhân , nông dân, v.v...Năm 1964 người thợ điện Nguyễn văn Trỗi nhận nhiệm vụ đánh bom mưu sát Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Marnamara . Anh Trỗi cũng bình thường như những người thanh niên khác , cũng nhớ nhung người vợ trẻ trước khi đi làm nhiệm vụ. Anh Trỗi chỉ trở thành Anh hùng khi ra pháp trường : với 9 phút Bất tử .Còn những người lính binh nhì như chúng ta ngày ấy , thì sao tránh khỏi ngô nghê? Có lẽ vì sự ngô nghê trẻ con ấy mà ta không thể quên được mảnh đất đã gắn bó chúng ta : mảnh đất Vị xuyên .Có lẽ những điều tưởng như giản dị đã hun đúc ý chí chiến đấu kiên cường, giúp các anh vượt qua gian lao, hiểm nguy .Điều này thì những nhà nghiên cứu về chiến tranh không thể nào hiểu được: Tại sao dân tộc Việt nam không bao giờ khuất phục trước bất kỳ kẻ ngoại xâm nào .
Ngày nhà em đến Ngọc đường - Vị xuyên, đó là mùa hè đỏ lửa năm 1984 . Khi ấy cái xã nhỏ bé nằm cạnh con sông Miện hiền hòa . Những đoàn quân từ các miền đổ về đây với đủ mọi sắc phục .Mầu xanh áo lính hòa lẫn những bộ quần áo sặc sỡ của các cô gái Dao , HMông , Tày ,v.v...Không khí chiến tranh đã tràn đến thị trấn biên ải xa xôi này từ mấy tháng trước .Vậy nên khi tụi em đặt chân lên thị xã Hà giang , thì đã thấy những đoàn xe quân sự xuôi ngược khắp nơi trên những ngả đường lên tuyến lửa .Cùng là những người lính vừa từ mặt trận về - Bụi đường còn vương trên quân phục màu lá .Đơn vị em đóng quân trong thị trấn , mượn tạm khu lán của công nhân lâm sinh làm chỗ che nắng mưa .Sau đó tranh thủ xây dựng doanh trại và huấn luyện chiến đấu.Những lúc rỗi rãi anh em giao lưu với đồng bào , đa số là bà con dưới xuôi lên làm kinh tế hồi 1976 .Những buổi xem phim và xem Văn công , các sắc lính lại va chạm nhau .Khi  đó tụi em rất hay " đụng hàng " với lính của lữ phòng không 297 .Giá lúc đó mà quen bác pb47vp thì hay phải biết: nhà em sẽ chẳng ngại ngùng mà mượn bác pb47 khẩu 105 ly - loại xe kéo , mang theo .Sowh hàng cho cánh lính phòng không 297 với mấy khẩu 37 ly tép diu biết mặt .Hic.các bác thấy thế nào ?
Thôi nhà em xin dừng tại đây , chúc các bác ngày Chủ nhật vui vẻ .
Gởi tới các bác lính Vị xuyên lời chào thân ái.
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM