Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:37:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! ( Phần 3 )  (Đọc 101553 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #80 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2015, 06:36:26 pm »

  -Kính chào toàn thể các bác-Hạnh phin-Mạnh 1427-Như 356.
      Các bác ạ em đến vỡ bụng mất về câu chuyện của cụ Linhquany,nhất là có kèm theo ảnh minh họa,nhìn cái lưng như cái tấm phản của bà đang thò tay sang mà chết khiếp,cho em hỏi có bác nào đã bị thế võ này quật ngã trưa.
      -Chúc các bác mọi sự tốt lành

Xin chào các bác, chào chú chủ nhà Linh Quany !

Đọc những câu chuyện của cụ Linh Quany thì có lúc nghẹn lòng rớt nước mắt, có khi lại bò ra cười vì sự hài hước đến là khéo của tác giả  Grin Grin
Cái thế võ mà các cô gái lâm trường của ta dùng để hạ tên tù binh tàu khựa thì ở chỗ em có 1 ông đã bị dính. Số là ông này thường hay đánh vợ. Hễ cứ nổi nóng lên là lao vào túm tóc vợ rồi bạt tai túi bụi. Nhiều lần khóc lóc, van xin nhưng đều không hiệu quả. Bà vợ liền quyết định tìm cách phản công. Rồi một lần, trong lúc đức ông chồng đang dạng hai chân ra, thả sức túm tóc, bạt tai. Bà vợ cắn răng chịu đựng, rồi dùng hai tay túm lấy bộ của quý của ông chồng mà bóp thật lực ...Bị phản công bất ngờ, ông chồng chỉ biết há hốc mồm không kêu được thành tiếng. Không còn cách nào nữa ông ta cũng đành cắn răng chắp hai tay vái lia vái lịa mong vợ tha cho...Bà vợ lúc này thấy mặt ông ta nhăn nhó vì đau đớn, miệng nói không ra tiếng nên mới chịu buông tay ra, gằn giọng nói :
         - Ông đã thấy chưa ? Từ trước giờ ông thấy tôi nhịn nên ông càng ngày càng được thể ức hiếp tôi. Từ giờ trở đi ông còn dám nữa không ?
    Ông chồng nhăn nhó :
         - Tôi chừa...tôi...chừa..
Thế là từ đó, câu chuyện này đã được bà con xóm tôi đàm tiếu một thời gian dài. Nhất là các bà, các cô lấy làm hả hê dùng để chế nhạo cánh đàn ông. Nhất là với những ông chồng hơi có máu vũ phu thường bị các bà đe : Coi chừng có ngày vỡ d...nhé. Rồi các bà cười ré lên khoái chí  Grin
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #81 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 08:19:26 am »

Giữa những năm 60 của thế kỷ trước, Đế quốc Mỹ phát động chiến tranh ra cả 2 miền Nam Bắc.
Cùng với hàng trăm thanh niên các dân tộc Lào Cai, Vũ Xuân Thái vừa chân ướt chân ráo cùng bố mẹ từ Hải Phòng lên khai hoang lập nghiệp tại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã viết đơn bằng máu tình nguyện lên đường vào Nam đánh Mỹ.

(CCB Bộ đội Pháo binh D107, từ Trái qua Phải là: Vũ Xuân Thái, Hồ Thị Ánh Tuyết,
Lý Quang Cấn, Vũ Đình Hường và Nguyễn Văn Rạng)

Sau những ngày huấn luyện tại Tam Đảo-Tam Dương-Vĩnh Phúc, đơn vị của Thái được lệnh hành quân vượt Trường Sơn vào Nam.

Trước Tết 1967 sang năm 1968 Đại dội anh được biên chế chính thức vào Tiểu đoàn Pháo binh 107 thuộc Trung đoàn 401 tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đơn vị đóng quân là vùng “Cài răng lược” chỉ các thị xã Quảng Ngãi hơn 10km. Nhân dân xã Nghĩa Thắng huyện Tư Nghĩa mặc dù đời sống rất khó khăn vẫn giành những tấm bánh tét thật ngon cho bộ đội và hôm 29 tết đơn vị mổ một con trâu nên Tết đó bộ đội đón Xuân rất vui.
Tối 30 Tết, cả đơn vị được lệnh sẵn sang chiến đấu, Vũ Xuân Thái cùng Vũ Đình Hường (cũng quê Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai, pháo thủ số 1 cối 82 ly) cùng các khẩu đội khác ém quân bên một sườn đồi bát úp. Nhìn về thị xã Quảng Ngãi đè điện sáng trưng, Thái và đồng đội cảm thấy nhớ nhà, thèm khát được hưởng một đêm Giao thừa ấm cúng cùng bố mẹ và anh chị em. Nhưng đây là mệnh lệnh chiến đấu nên tất cả im lặng chờ đợi. Công sự bên cạnh là nơi đóng của Chỉ huy Tiểu đoan. Bên đó, chiếc đài bán dẫ hiệu “Siêng Mao” đang phát đi chương trình đón Giao thừa. Các anh nghe rõ tiếng trầm hùng của Nghệ sĩ Quốc Hương hát bài: “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước….” như thôi thúc mọi người “Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng” hướng về miền Nam ruột thịt . Ngay sau đó các anh im lặng như nuốt lấy từng lời Bài thơ Chúc Tết của Bác Hồ:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
                  Toàn thắng ắt về ta!

Vừa lúc đó, trên bầu trời phía bên trái xuất hiện ba phát pháo hiệu, Đại đội trưởng Hoàn hô to: Giờ G đã điểm, chuẩn bị bắn!”, các Pháo thủ đã sắn sàng. Khi khẩu lệnh “Bắn” vừa dứt thì hàng loạt quả đạn pháo đỏ lừ lừ thun thút ra khỏi nòng, nã trúng các mục tiêu đã định.

Lúc đầu Xuân Thái cũng run run nhưng rồi trấn tĩnh được ngay. Anh cùng Vũ Đình Hường đã chỉnh khẩu pháo 82 ly bắn chính xác vào Nhà Đèn (trung tâm điều phối điện) và Đài Phát thanh.

Sau loạt đạn đầu, các anh nhanh chóng di chuyển sang bên trái tránh hỏa lực của địch từ bờ biển điên cuồng bắn trả.
Rạng sáng Mồng Một Tết Đại đội của Vũ Xuân Thái phối hợp cùng bộ binh  phá tan Nhà Đèn, chiếm Đài Phát thanh.

Thừa thắng, bộ đội các Tiểu đoàn 81, 83, 107 và đơn vị đặc công 406 tiến đánh cầu Trà Khúc, chi khu Sơn Tịnh, sân bay Quảng Ngãi, Ty An ninh giải thoạt nhiều tù chính trị.

Tuy nhiên, bộ đội ta cũng bị thương von nghiều. Vũ Xuân Thái cùng các y tá đơn vị tổ chức băng bó và đưa thương binh về tuyến sau.

Trong lúc đang băng cho một chiến sĩ, Thái thấy một nữ y tá quân giải phóng mặt đen sạm khói bụi nhanh nhẹn nhảy từ công sự nọ sang công sự kia băng bó vết thương cho các chiến sĩ. Trong lúc tiếng súng tạm ngưng, Thái dò hỏi và được biết đó là chiến sĩ liên lạc kiêm y tá của Trung đoàn 402 tên là Hồ Thị Ánh Tuyết. Khi đến gần Thái mới biết đó là một cô gái khá xinh, nói đặc giọng Quảng Ngãi và anh rất có cảm tình.
Đến tối, đơn vị được lệnh rút về căn cứ, Thái muốn đi tìm Tuyết nhưng trận địa ngổn ngang, việc quân khẩn cấp nên anh đành chịu.
Nhưng năm sau đó, Vũ Xuân Thái cùng đồng đội đánh hàng trăm trận lớn nhỏ. Nhớ nhất là trận đánh ở Sa Hynhf xóa sổ một Tiểu đoàn địch hay trận đánh quân đổ bộ hàng không thuộc Sư đoàn Americon tiêu diệt 24 máy bay trực thăng, hơn 100 sĩ quan Mỹ và lính Pắc Chung Hi.

Mùa Xuân năm 1975 Vũ Xuân Thái cùng đơn vị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh rồi được điều động về làm Giám đốc Trại Tù binh ngụy F7E.

Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó, đến đâu Cũ Xuân Thái cũng dò hỏi và tìm cô nữ ý tá xinh đẹp dễ mến gặp hồi Tết Mậu Thân và tình yêu của anh bộ đội giải phóng người Hải Phòng ra đi từ Lào Cai đã được đền đáp.

Lúc này quê hương Tư nghĩa của Hồ Thị Ánh Tuyết đã được giải phóng và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 107 Nguyễn Nhật Thắng đã thay mặt “họ nhà Trai” đến tận gia đình làm thủ tục “ăn hỏi” Ánh Tuyết cho Xuân Thái. Trở thành rể Quảng Ngãi, nơi có bao kỷ niệm buồn vui thương đau và đây là nơi “chôn nhau cắt rốn” nên Ánh Tuyết cũng chẳng muốn xa dời.

Nhưng ở Lào Cai, Xuân Thái còn bố, mẹ, anh em, còn những kỷ niệm, ước mơ mà ngày đặt chân lên xây dựng quê mới Thái hằng ấp ủ chưa kịp thực hiện. Thái quyết định trở về tỉnh biên giới Lào Cai và vợ anh cũng đồng ý theo chồng ngược ra Bắc.

Hai vợ chồng anh về đất Xuân Giao vào sau Tết 1976. Nghị lực, ý chí của người lính, vốn thực tế những năm tháng lăn lộn ở chiến trường lại được gia đình, họ mạc, bà con đùm bọc, giúp đỡ cộng với sự chịu thương chịu khó của cặp vợ chồng Cự chiến binh nên kinh tế gia đình ngày một khấm khá.
Hiện nay, anh chị có một đồi chè 4000 m2 mỗi năm thu hàng tấn chè búp, một ao hơn 4 sào Bắc bộ nuôi thả nhiều loại cá, 7 sào ruộng 2 vụ, nuôi 2 con trâu. Anh còn tham gia công tác xã hội, như: Bí thư Chi bộ thôn, Phó Ban Công an xã, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã…và anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được nhân dân tin tưởng, yêu mến.

Cô gái xứ Quảng Ánh Tuyết đã vượt qua cái bỡ ngỡ ban đầu, nhanh chóng hòa đồng với đại gia đình họ Vũ, với bà con chò xóm và đặc biệt chị khá thành thạo tiếng Tầy nên giao tiếp dễ dàng với bà con.
Gặp anh chị trong ngày Hội làng tôi thực sự vui vì thấy anh chị khỏe mạnh, rắn rỏi trong những bộ quân phục cũ, ngực lấp lánh những Huân, Huy chương, Huy hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”…

Khi ngồi viết những dòng kỷ niệm này, tôi càng khâm phục tình yêu nồng cháy bùng lên sau trận Tổng tấn công Mùa Xuân Mậu Thân hồi ấy được anh chị nâng niu, gìn giữ.

Anh chị thật xứng danh ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ và xứng đáng với quê hương Hải Phòng-Quảng Ngãi-Lào Cai kiên cường, anh dũng.

Vũ Đình Hường
SN 050 đường Trần Nhật Duật, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai.
Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 02:17:03 pm »

   Em chào các bác. Cảm ơn các bác đã ghé và còm men chia sẻ cùng em.

   Nhân ngày 22/12. em xin chúc tất cả các CCB, các thành viên trên diễn đàn VMH, những người đã và đang khoác quân phục lời chúc tốt đẹp nhất!

  
   Em xin pots câu chuyện vui, chả liên quan tới lính, cho nó xôm cái không khí.


   HỌ DƯỚI QUÊ

[/url]

   Hầu như ai cũng có một miền quê nào đó. Nó thường gắn bó với những kỷ niệm thời ấu thơ của mình. Tôi cũng vậy, như mọi người, có một miền quê ngoại Thái Bình, nơi mẹ tôi sinh ra.

   Miền quê ấy, cũng có rất nhiều thứ mà tôi muốn viết, muốn kể ra đây, tuy nhiên, vì tôi không sinh ra và lớn lên ở đó như mẹ tôi, cho nên, chỉ những có câu chuyện chả ra đầu, chả ra cuối. Thôi thì, nhớ gì viết đấy, vui là chính.

   À, đầu tiên, mỗi khi nghĩ tới quê ngoại, ngoài ông bà, cô gì, chú bác, các người anh em thì tôi vẫn hay nhớ đến một sự rắc rối không hề nhỏ, mà với người Việt chúng ta chả lạ gì, đó là cái sự rắc rối theo kiểu gia phả họ hàng dưới quê.

   Vâng, họ hàng nhà ngoại tôi, cũng như bao họ dưới xuôi khác, đông đúc và loằng ngoằng lắm. Không như những đứa trẻ sinh ra ở miền núi, lớn lên, chỉ biết loanh quanh vài chi, cành gần gần, còn đâu, họ xa xa thì cũng thể tất cho nhau, cứ thằng nào sinh ra trước là anh là chị, có khi còn chả biết nhau nếu qua một vài đời. Nhưng dưới quê thì không vậy, gia phả, nguồn gốc các cụ giữ và truyền lại cho các thế hệ sau đầy đủ, họ tộc từ xa tới gần cấm thiếu một ai. Chính vì vậy, mỗi lần về quê, chuyện xưng hô tôi như gà mắc tóc. Cái thứ bậc trong họ mọi người tuyệt đối tuân thủ, dù ông già đến tám mươi tuổi là bậc dưới thì gặp thằng trẻ con là bậc trên, vẫn phép tắc lễ nghĩa đàng hoàng, dù thời nay, chuyện đó cũng phiên phiến, không đến nỗi phải khoanh tay chào. Có một lần, trong đám giỗ ông cụ Tổ của họ, một bác trung niên sai tôi đi lấy chén đũa, vừa dợm người đứng dậy thì một ông cụ, chắc là bố, ngồi mâm trên quay xuống mắng bác trung niên ngay: " Hỗn nào, chú ấy là ...ông trẻ của mày, chỉ nhờ chứ không được phép sai thế!". Nhìn gương mặt tưng bừng vì rượu, hơi ngượng nghịu của " thằng cháu" tôi ái ngại quá, dù sao, mình là bên ngoại. Đấy chỉ là một ví dụ thôi, còn câu chuyện vui tôi kể dưới đây, mới là “khoai” cho tôi.

   Năm ấy, tôi về quê, giúp cậu mợ làm nhà, khoảng vài tháng hè. Thanh niên thì ngày làm việc có vất vả như nào, tối ngủ sớm có vẻ không hợp lý .  Cơ mà tôi cũng không khoái môn chắn cạ hay ngồi cạnh ấm nước vối cùng cái điếu cày chém gió như các cụ. Tôi thích cái gì vui hơn, lãng mạn hơn cơ, cả ngày vác gạch xách vữa mà như thế chán chết. Thế là tôi đi tán gái.

   Khổ nỗi, cái làng ấy, lại toàn là bà con họ hàng. Cứ nhắm đến em nào thì y như rằng là cô, là dì, là cháu chắt không gần cũng xa. Cũng có vài em xinh xinh không phải, nhưng họ lại không để ý đến tôi, hoặc tôi không rung động với họ. Bà bác của tôi vốn kỹ tính, suốt ngày đe : " Chơi đâu thì chơi, đừng vướng vào họ hàng, phiền lắm cháu ạ!". Hừm, đã thế, tôi đi cách hẳn một xã cho nó chắc chắn.

   Loanh quanh và trải qua mọi thử thách của trai làng cũng làm quen được một em, xinh đáo để mọi người ạ, là cán bộ xã hẳn hoi nhé. Tôi say em như điếu đổ, chỉ mong trời mau tối để nhảy lên xe phi tới nhà em, có hôm chả kịp ăn uống,  xong việc tắm ù cái là lượn luôn. Ngày đó tôi còn trẻ, đẹp trai toàn diện chứ không đẹp chai ngật ngưỡng như bây giờ, chắc em cũng chết đứ đừ, dù biết rằng, xong cái cầu này...à nhầm, xong cái nhà cậu mợ là tôi ngược. Thôi, bỏ qua chuyện tình yêu tình báo như nào, để tiếp chủ đề cho nó liền mạch, trong một lần đèo em đi đâu tôi không nhớ, thì vô tình bà bác nhìn thấy, ngay tối hôm đó, ngồi cửa chờ tôi đi chơi về, chưa kịp thở thì nghe luôn: " Mày biết đứa ấy là ai không", cũng chưa để tôi kịp nói là tôi không biết, bà tiếp luôn" Nó là con của bác Chum, anh bác Vại, mà bác Vại thì là chồng của cô Ngót, còn cô Ngót con bác Ngọt, bác Ngọt lại là anh họ con chú con bác với ông Đường nhà bác Mật, bác Mật thì là..." Loanh quanh một lúc tôi nghe ù cả tai mới thấy nhắc tới tên ông Ngoại mình, chốt lại theo gia phả tôi là cháu gọi em í bằng cô.

   Tôi cảm thấy, gầm trời mình đang sống, bé bằng cái nong.

   Định gân cổ lên cãi, họ hàng xa bắn mấy tầm đại bác như thế đâu ảnh hưởng  thì bà đã: " Chết chết! Cấm, cấm tiệt nghe chưa con. Thiếu gì chỗ lại cứ đâm đầu vào anh em nhà, người ta cười cho".

   Ông cậu thủng thẳng tra bi thuốc lào, rít sòng sọc rồi ngửa cổ lên trời nhả khói khoan thai: " Chúng nó chơi bời bạn bè, chị cấm làm gì!". Bà bác chì chiết " Chờ đấy, khi bén hơi, cậu xem chúng nó có giữ bạn bè không nhá". Nản quá, tôi thôi luôn. Bắn tin với em là tôi có việc, phải ngược sớm. Mỗi buổi tối ăn cơm, cố tình uống thêm nhiều nhiều rượu, rồi lăn ra ngủ, thế là cũng nguôi. Cũng phải, chả có nhẽ lại tiếp tục đến " Cháu sẽ đi cùng cô đến trọn cuộc đời " à, dù nói dối cũng ngượng chứ!

   Còn gần một tháng, trong một lần đi ăn cưới cách đó hai chục cây số huyện bên, tôi lại quen được một em, cán bộ bưu điện, chỉ vài chén đưa đẩy, có vẻ bọn tôi thấy như mình quen nhau từ lâu lắm. Thế là mỗi tối, sau bữa cơm tôi lại mượn con xe máy cà tàng, chạy trên đường mọi cái đều kêu, trừ cái còi  của ông cậu phi lên đó, tuy hơi xa nhưng nhằm nhò gì, tình yêu là thứ thuốc khiến con người ta vượt qua tất cả các trở ngại, kể cả những cây gậy và nắm đấm của các trai làng. Tôi dự định điện về, xin.... nghỉ thêm đôi tháng ở Công ty nữa.

   Dù cố tình tránh mặt bà bác, nhưng chả hiểu thế nào, chuyện của tôi lại vẫn đến tai, loa làng kinh thật! Một hôm vừa về đến gần ngõ, nhác thấy bóng bà, tôi định quay xe ra nhưng không kịp, đành hiên ngang lao vào, sợ qué gì, tận huyện khác, lấy đâu ra họ hàng bên ấy. Bà húng hắng, hôm nay, bác thấy cháu chơi ở ...Tự nhiên tôi điếng người khi nhớ ra, bên đó, có bác Gương em bác Kính. Thôi bỏ mẹ, khéo tôi lại tán phải con nhà bác Pha Lê hay Thủy Tinh éo gì rồi!

   Lúc này, tôi lại thấy, dưới gầm trời mình đang sống, có khi bé lọt thỏm trong cái niêu.

   " Bác đừng nói nữa, cháu biết rồi!", tôi chặn ngay khi bà chưa kịp phát loa, và chui vào nhà ngủ. Mấy hôm sau ngược luôn.  Không thèm bắn tin tức gì sất!

   Mấy năm trước, tôi đưa vợ con về chơi thăm. Ngồi hỏi han bà xã nhà tôi. Khi biết nhà ngoại con cún bên kia sông Hồng, thuộc Nam Định, bà bác vỗ trán " À, cái xã ấy...". Chỉ nghe đến đó, tôi đã toát mồ hôi hột, lại chả có nhẽ, họ hàng nhà ngoại tôi rễ cọc rễ chùm bén xa thế cơ à. Xong đời rồi!

   _ " ....cái xã ấy, hồi trẻ bác hay đi chợ, sang đó mua hàng lắm!. ". Phù. Nhẹ cả người.

    Vợ quay sang, vội lấy dầu xoa: " Anh bị trúng gió à, đã nói lâu lâu về quê thời tiết khác, uống vừa thôi chứ!"
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 02:46:51 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 03:20:31 pm »

 [/url]
Năm ấy, tôi về quê, giúp cậu mợ làm nhà, khoảng vài tháng hè.
ngay tối hôm đó, ngồi cửa chờ tôi đi chơi về, chưa kịp thở thì nghe luôn: " Mày biết đứa ấy là ai không", cũng chưa để tôi kịp nói là tôi không biết, bà tiếp luôn" Nó là con của bác Chum, anh bác Vại, mà bác Vại thì là chồng của cô Ngót, còn cô Ngót con bác Ngọt, bác Ngọt lại là anh họ con chú con bác với ông Đường nhà bác Mật, bác Mật thì là...
Trời ơi! thế thằng em không biết bác Mật với bác Nhọn là con gì con già với nhau à, thật đáng đời chú em! bên nhà bác Nhọn có em trai kế tên là Đinh, vợ bác Đinh có người em cậu tên là Sắt, mà vợ cậu Sắt này có cậu em trai tên là Thái, dưới cậu thái còn cậu nữa tên là Nguyên. Cậu Nguyên này lấy vợ trên TQ, vợ cậu Nguyên này lại là con bác con chú với mợ của chú đấy Grin
Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #84 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2015, 10:01:51 am »

 - kính chào toàn thể các bác-chúc một ngày mới tốt lành.
  Đọc chuyện của Linhquany mà thấy chóng cả mặt vì họ hàng,ở quê là như vậy đấy các bác ạ khổ với cách xưng hô,ngày em học ở trường cơ khí ô tô-H N,lần đầu tiên về quê nội ở Bình Đà- Hà Đông,ông anh dẫn đi giới thiệu họ hàng,có thằng cu còn mặc quần thủng đít mà em phải gọi bằng ông,còn cụ râu tóc bạc phơ phải gọi mình bằng bác,tức cười nhất một lần ông anh nhắn về quê giỗ tổ,trời nắng chang chang đạp xe về quê,mồ hôi nhễ nhại,vừa thò mặt vào đến cổng,bị ngay một thằng ôn con bắc ghế ngồi giữa sân,nóng như thế mà đầu nó còn đội cái mũ bông bịt tai mới cứng,chỉ tay thẳng vào mặt quát:
  -Thằng kia sao bây giờ mới về.
Nhục cho em có biết nó là thằng nào,và nó cũng chẳng biết em là ai tức khi em lẩm bẩm,Đ..mẹ thằng điên.may ông anh ở gần đó chạy lại nói nhỏ vào tai ông trưởng họ đây,em muốn chết đứng luôn.
     -Và em cũng được bà chị dâu nhắc nhở,có quen em nào phải báo cáo ngay không lại đụng phải họ hàng,chuyện quê mệt lắm các bác ạ đã thế em còn cao tay hơn LInhquany,lấy vợ tận bắc giang không sợ bị đụng hàng.
                 Chúc các bác mọi sự tốt lành.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 08:54:31 am »

Ngày cuối tuần, em có chuyện vui xào lại tý !

     Dạo này bác Thắng Còng không hiểu sao tự dưng thấy miên man...làm thơ. Không biết cô nào dạy cho. Mà lại làm rất hay mới bỏ mẹ chứ ! Nhưng thực ra, mọi người không biết, ngày xưa bác ấy rất ghét thơ, ghét đến mức thấy ông nào làm thơ trên Fây là muốn un ngay ấy. Nó bắt nguồn từ một câu chuyện, từ hồi bác cùng Linh Quany đóng quân tại một bệnh xá quân y trên Hà Giang, cũng liên quan đến ...thơ thẩn như sau :

    Chả là LQY thấy bác @ nhà ta có số rất đào hoa, trừ những ngày lên hang Làng Lò...nằm ngủ, còn đâu khi xuống đóng tại TX Hà giang bác ấy lướt suốt. Lúc thì trường sư phạm, lúc thì phân viện của trường quân y, thậm chí cả trường...cấp III. Thôi thì không thể đếm xuể những nạn nhân, à không phải ! những mối tình trong sáng kèm theo trong tối của bác @ mà LQY nhà ta thấy sốt hết cả ruột . Vốn tình hiền lành, kém mồm kém miệng nên tuy rất thèm được như đại ca mà LQY mãi vẫn không biết làm thế nào để cua được một em gái. Tự nghĩ thầm đời thanh niên chẳng lẽ không được như bác @ thì chí ít ra cũng phải " choén " được vài ba em, để sau này kể chuyện đỡ mất mặt với con cháu chứ !

    Một hôm thấy bác @ đi chơi về bộ mặt bơ phờ, thất thểu. LQY liền hỏi gạ xem chuyện gì thì bác tâm sự :

   - Nói thật với chú mày, anh đang tán một lúc hai em ở trường Sư phạm, khoa văn. Bọn này văn thơ lai láng lắm. Đặc biệt chúng nó rất thích đọc thơ mà anh thì chỉ giỏi về...văn xuôi . Mày có biết làm thơ không ?

   - Cũng biết chút chút anh ạ !

   - Tốt quá ! Mày làm cho anh một bài thơ đi, làm sao đọc toát ra ý ...than thở tý. Con gái chúa hay mộng mơ và mủi lòng . Giúp anh đi, nếu xong vụ này anh sẽ chia cho mày một nửa chiến lợi phẩm nhé !

   LQY liền vắt hết đầu óc ba hôm ra mới viết xong một bài thơ...con cóc . Đại loại là như này :

   Khi mới gặp, em chừng mười bảy
   Nào môi hồng, ngực mẩy, eo thon
   Anh mê đôi mắt đen tròn
   Mới vừa lườm cái anh mòn vẹt tai.
   Được thổn thức đêm dài bất tận
   Ngủ chập chờn vương vấn tơ duyên
   Với hư ảnh một nàng tiên
   Em là bến lạ mãi miền xa xăm.

   Bác @ hí hửng học thuộc lòng bài thơ xong tối hôm đó dặn LQY cứ ở nhà , đừng ngủ sớm để khi nào anh về mua rượu khao.

   ***

   Đêm đã khuya , khi hai anh em bắt đầu ngà ngà trong men rượu ngô thì bác @ mới rút tờ giấy trong người ra nói với LQY :

   - Không ngờ chú mày làm thơ hay thật. Tao đến đọc cho chúng nó nghe xong đưá nào cũng cảm động rồi viết tặng lại tao mỗi đưá một bài .   Tao mới cầm một bài, mai đến lấy nốt của đưá thứ hai

   Nghe vậy LQY mở ra đọc ( Lâu quá nên em không nhớ hết câu chữ, chỉ mang máng thôi ) :

   Bài thơ của cô thứ nhất :

   Còn Ngày còn tháng còn năm
   Lâu nay hoa vẫn đợi rằm mới tươi
   Anh đi đêm hội với người
   Nhé em biết được em cười em khinh
   Mơ chi cái lúc bình minh
   Ngủ trong chăn ấm giật mình mới hay
   Giữa đường đứt gánh tình say
   Ban mai bừng tỉnh còn đây hương nồng
   Ngày dài tháng rộng năm trông
   À ra mình đã nằm không mất rồi..

   Đọc xong LQY cười nghặt nghẽo, đến nỗi chảy cả ra nước mắt. Bác @ chẳng hiểu gì , chỉ thấy LQY vừa cười vừa lẩm bẩm " hỏng rồi, hỏng rồi ! " làm bác @ chột dạ " hỏng là hỏng thế nào ? " . " Thôi để mai anh lấy nốt bài thơ của cô kia về để em xem có vớt vát được chút nào không ! hi hi "

   ***

   ...Hôm sau . Khi nhận bài thơ của cô gái thứ hai trả lời, bác Thắng @ liền đưa ngay cho LQY xem :

   Liệu mai trong buổi chiều tà
   Cái duyên em gặp có là trăm năm
   Ấy thì cứ nghĩ xa xăm
   Của mình nên phải chăm chăm ấy mà
   Anh là anh của người ta
   Có chăng chốc lát mới là của em
   Đủ đâu câu chuyện chả nem
   Dài như dây cước văng thềm sông Lô

   Đọc xong bài thơ. LQY trợn mắt, run lẩy bẩy làm bác @ cứ tưởng bị trúng gió liền tìm lọ dầu đưa bảo LQY bôi . LQY vội xua tay :

   - Em...không ...sao. À ! cho em hỏi thật nhé. lúc đến chơi với cô này anh có khoe hay nói chuyện gì về...súng ống không Huh

   - Sao lại có chuyện súng ống ở đây. Túm lại là ý của nó thế nào, mày nói đi anh sốt ruột quá !

   - Ơ ! Không có chuyện gì anh ạ . Anh cứ đọc kỹ đi sẽ hiểu - nói xong y chuồn luôn .

   Bác @ ngồi một mình đọc đi đọc lại các bài thơ, vò đầu bứt tai mãi mà vẫn không hiểu như nào. Chợt khi đọc CÁC CHỮ ĐẦU CÂU THEO HÀNG DỌC từ bài của LQY cho đến của hai cô gái bác ta trợn tròn mắt y hệt LQY lúc nãy và gầm lên :

   - Mẹ ! thằng LQY này thật xỏ lá. anh em sống chết có nhau, hạt muối cắn đôi, hạt đường ...nuốt chửng mà nó lại chơi mình thế này mới đau chứ !

   Nói xong bác chạy sang phòng LQY thì thấy cu cậu đã lỉnh đâu mất, chỉ còn bên tai vang vọng tiếng cười tinh nghịch của thằng em vọng về từ xa xa....

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #86 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 12:30:15 pm »




          Xin chào chú Quany, chào các bác đang than gia trang nhà.

      Đã lâu không ghé thăm trang "Tình Đồng Đội" của chú QuanY.  Hôm nay vào tìm đọc mới thấy:  Thật là tình đồng đội,  quả là vui bởi những câu chuyện,  rất đời và cũng rất là thường gặp của chính nơi quê hương dân dã chúng mình,  những mối quan hệ ruột dà,  khó tin mà lại là sự thật,  như là câu chuyện của bác ĐapXichLo ... những câu chuyện,  bài thơ tình của chú QuanY ...

     Đúng là những câu chuyện của lính cả thời xưa lẫn thời nay ... chắc muôn đời vẫn thế.   Chúc cho những câu chuyện của các bác trên trang "Tình Đồng Đội",   của chú QuanY thật luôn vui vẻ. 


Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2016, 10:48:46 pm »

    GÃ ĐÁNH GIÀY

   Tong tả, tất bật với những công việc cơ quan cuối năm rồi cũng xong. Chiều 28 cuối năm, thành thơi ngồi cũng vài văn nhân xứ Tuyên, hóng gió chuyện người, chuyện đời.

   Cốc bia lạnh, trong cái tiết trời se lạnh, điếu xì gà oi khói truyền tay nhau, rất rôm rả. Ngoài đường phố, người đi lại ào ào, thoang thoảng mùi nhang trầm thơm ngan ngát đâu đó dạt đến. Không khí thật Tết.

   Các bác đánh giày không ạ! - Một giọng đớt đớt kiểu Bắc Trung bộ cất lên. Người đàn ông trong bộ quân phục cũ, đội mũ cối, vai khoác chiếc hộp gỗ, gương mặt sạm phong trần, rất khó đoán tuổi. Anh ta mời.

   À, đánh chứ. Bây giờ đã qua thời kỳ quá độ, hay gần qua cũng được. Con người ta phải mái tóc mượt mà, bộ quần áo khoác trên người phẳng phiu là lượt và một đôi giày sạch sẽ, bóng loáng

   Đây chắc là người quen của các nhà văn, qua gương mặt của họ thấy rõ.

   Cả mấy đôi giầy tuột ra khỏi chân một lúc, những đôi chân trần được xỏ vào đôi xép xốp êm ái.

   Chỉ một lúc, những đôi giầy được trả lại, sạch và màu nào ra màu nấy, bóng không thể chê vào đâu được. " Ba mươi nghìn, chỗ các bác là người quen". Một tờ trăm nghìn đưa ra " chú khỏi trả lại, anh mừng tuồi cháu". Gã đánh giầy xúc động, nhưng nhất quyết từ chối, móc tiền ra đưa lại. Rồi gã cũng phải nhận.

   - Uống cốc bia đã chú! - Một văn nhân mời. Trọng thị, nhiệt tình.

   - Tay này cũng từng là lính đấy! - Một người khác giới thiệu.

   Có duyên, những người ngồi đây hôm nay, đều đã từng mặc quân phục, qua các thời kỳ khác nhau.

   Gã đánh giầy ngập ngừng : " Thôi, cám ơn các bác, em vừa viện ra, phải đi kiếm gạo nữa ạ!". Nhưng rồi, gã vẫn phải ngồi xuống.

   ***

   Câu chuyện về những người lính đảo Trường Sa, khiến cả mấy cô phục vụ tò mò ngồi cạnh nghe. Gần Tết, cũng chả mấy khách, không biết vì giết thời gian nhàm chán, hay các cô cũng thấy hứng thú về cuộc sống của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió?

   Gã quê Thanh Hóa, ở một vùng biển, vốn bơi lội tài như người miền núi đu cây, trèo vách đá. Nhập ngũ năm 90, ba năm phục vụ tại Trường Sa Lớn,  gã cùng các đồng đội hải quân vật lộn với mọi khó khăn, khắc nghiệt ở cách xa đất liền hàng ngàn km, bởi trùng dương vời vợi, với sự căng thẳng tột cùng sau sự kiện CQ 88. Tóm gọn lại nội dung lính trángcủa gã chỉ có thế.

   Sang câu chuyện kiếm cơm của gã hơi buồn, cái nghề lang thang khắp công viên, quán nhậu. Gặp khách “ như các anh đây! “ theo lời gã, không sao, đôi khi gặp thằng bố láo, ăn chửi, hoạch họe đủ điều. Cá biệt có một ông là lãnh đạo, mọi người đều biết, mỗi lần gã đánh xong, hay ném toẹt tờ tiền xuống bàn, lấy thì lấy, éo lấy thì thôi, kiều bố thí. Đôi khi đồng nghiệp tranh giành nhau, cũng khổ, đã có vụ hai ông lụi dao vào bụng nhau, chỉ vì tranh một bàn khách.

   - Sao năm nay, không về ăn Tết?

   Ờ nhể, đúng là giờ này, những người làm ăn xa, đến mảnh đất Tuyên Quang đều về hết, đội ngũ của gã cũng vắng bóng. Sao gã còn cố làm gì, về mẹ mới vợ con, một hai ngày đáng bao nhiêu, so với tình cảm vợ con dành cho khi được ôm trọn họ trong vòng tay.

   - " Em vừa mổ thận xong, mất gần hai chục triệu, không có tiền về nữa, đành lang thang ". Giọng gã trầm trầm.

   Thảo nào, ngồi mời mãi, gã cũng chỉ nhấm nháp chưa hết cốc bia.

   Bàn bia đang vui,  có vẻ lắng xuống.

   Mấy cô phục vụ đang hóng, còn trẻ lắm, nhưng thấy mặt già đi chút.

   ***

   Dù sao tiền nhà cũng đã trả theo năm, ăn uống vật vờ vài ngày Tết, đâu có tốn kém gì. Cái vết mổ cũng còn đau, đi đường xa nhỡ sao thì lại báo hại vợ con, mà vợ vốn cũng ốm triền miên, tuy vẫn cố chăm sóc con được. Thôi, vét chút gửi cho chúng vài cái bánh chưng. Gã tính toán vậy.

   - Biết tính chú khảng khái, anh em quen nhau bao năm, từ khi chú đến nơi này kiếm sống. Nhưng chú đừng  chê tình cảm bọn anh, gửi cho cháu thêm chút nhân thịt vào bánh! - Một văn nhân rút ví.

   Tiếng rút ví loạt soạt, lẫn với tiếng thở dài đồng cảm, nén rất nhẹ đâu đó.

   Gã đánh giầy bối rối, xua tay rồi rít, định xách hòm đồ lên. Một bàn tay túm cái vạt áo lính cũ lại.

   " Đồng đội, cảm ơn! ". Giọng gã như thằng nghẹt mũi.

   " Em nhắn thằng em em, sau Tết ra, mang giúp bộ sưu tập những con ốc biển, toàn thứ quý, em mang từ Trường Sa về ngày trước, tặng các bác". Gã lắp bắp.

   " Thôi, chú cứ giữ cái kỷ niệm đời lính còn sót của chú. Tết đến nhà bọn mình uống rượu nhá!". Văn nhân ngồi cạnh xua tay, hẹn.

   Tết năm nay, phải ở một mình nơi xứ người, đón xuân trong nhà trọ lạnh lẽo. Nhưng trong lòng gã chắc vẫn có chút ấm ấp, dù không bằng ở quê hương.

   Mình nghĩ vậy.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2016, 09:14:01 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2016, 07:49:40 pm »





        Năm cũ đã qua,  bước sang năm mới chúc chủ nhà luôn mạnh khỏe,  làm ăn phát tài phát lộc bằng năm bằng mười năm ngoái ...


                      





Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2016, 09:28:58 pm »

   Em cảm ơn bác hạnhphin!

   Chúc bác một năm mới thật vui khỏe, hạnh phúc và tài lộc đầy nhà!
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM