Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:25:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! ( Phần 3 )  (Đọc 101039 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2015, 01:30:34 am »

Rất tiếc ! rất đáng tiếc …..
” Câu chuyện “ đang hay, đang dâng trào cảm súc thì “dừng lại “ ? sao nó giống những cơn mưa Vị Xuyên tháng 7 vậy ?
        “ Đáng tiếc “ ngày hôm sau đoàn đi vào Xín chải và Lao chải làm từ thiện thì gia đình chú em đã vội về mất rồi ?

Nhưng dù sao cũng phải thốt lên lời cảm ơn ! cảm ơn vô tận hai vợ chồng cùng cô con gái diệu của Linhquany, đã nhận lời đi cùng đoàn , mặc dù đường xá xa xôi ,thời tiết nắng nóng ,tàu xe không thuận ….vậy mà gia đình em vẫn gác lại mọi công việc gia đình để lên cùng bọn anh làm lễ cầu siêu cho những đồng đội đã khuất –đồng thời phát quà từ thiện báo đáp một phần nhỏ bé vào gánh nặng tinh thần mà đồng bào các dân tộc đang phải chịu thiệt thòi sau chiến tranh !
   
Một chuyến đi “lịch sử “ từ trước tới nay ,một chuyến đi thành công ngoài mong đợi của những người tổ chức chương trình ! một chuyến đi mang đầy nghĩa cử cao đẹp của những người con đất việt là “ uống nước nhớ nguồn “! Một chuyến đi không mang hàm ý trống giong cờ mở ,không phô chương lấp lóa chữ “TÂM “! Một chuyến đi âm thầm trong tâm ,có tổ chức ,có trật tự . Một chuyến đi đúng như tên gọi “ Vị Xuyên máu chảy về tim “

Tất nhiên không tránh khỏi hết những thiếu sót ? xong sự thành công vang dội của chuyến đi đã lấn át những khiếm khuyết có thể sửa chữa được cho những chuyến đi tiếp theo .

Ngoài bài viết của “phóng viên chiến trường Linhquany” cho tới nay chưa có bài viết thứ hai trên các phương tiên thông tin đại chúng . đó là ý đồ mà ban tổ chức đã đạt được . Cái đạt được vô cùng to lớn ngoài mong đợi của ban tổ chức đó là “ CHŨ TÂM TRONG TÂM “ hàng trăm con người từ Sư Thầy – Sư tiểu –tăng ni phật tử …Đến các CCB……

Tất cả họ đều quên đi mọi khó khăn vất vả ,để nhường chỗ cho những khuôn mặt xinh tươi đón nhận những nụ cười hoan hỷ,viên mãn nở trên môi hồng ,khi tâm họ đã được mách bảo : “ Các linh hồn liệt sĩ vui vô bờ bến hôm nay đã được đoàn tụ về đây …..” ,trên trần gian – trải rộng khắp bốn xã vùng cao Thanh thủy –Thanh đức –Xín chải –Lao chải ,241 hộ gia đình họ xum họp hạnh phúc , chuyện trò vui vẻ  bên mâm cơm chiều,đều có hình bóng đoàn phật giáo và hội ccb thấp thoáng trong mỗi căn nhà đơn xơ của họ !!!

Có được thành công này ,chúng tôi xin cảm ơn :

-Đảng ủy –UBND-Phòng LĐTBXH  huyện Vị Xuyên
-Đảng ủy –UBND xã Thanh Thủy –Thanh Đức –Xin Chải –Lao Chải

-Thượng tọa Thích Giải Hiền –Giảng sư học viện phật giáo Việt Nam –Chủ sám đàn tràng
-Đại đức Thích Quảng Đàm- Trụ trì chùa tam giáo – Trưởng ban tổ chức
- Năm Pháp Sư – Học viện phật giáo Việt nam tại Sóc Sơn –Mê linh –Hà nội
- Đoàn phật tử Hà nội
-Công ty in đông bắc á- Nhà tài trợ cho chương trình
-Công ty bê tông việt nhật –Nhà tài trợ cho chương trình
-Công ty Cagomet hà nội – nhà tài trợ cho chương trình

Cảm ơn Chi cục hải quan cửa khẩu Thanh thủy đã giúp đỡ nhiệt tình cho thành công của chương trình

Cảm ơn Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy

Cảm ơn Đại đội cơ động cửa khẩu thanh thủy


Cảm ơn các mẹ ,các thân nhân của các liệt sĩ cũng có mặt đóng góp cho thành công của chương trình !

Cảm ơn toàn thể tất cả các CCB sư đoàn 356 sư đoàn 313 cùng người thân của gia đình đã đóng góp công sức dể chương trình được thành công tốt đẹp !

Cảm ơn Gia đình Linhquany đã đi tri ân cùng đồng đội và đưa tin về chương trình !

Cảm ơn các bạn hiện đang công tác tại tòa soạn báo nhân dân cơ quan ngôn luận của trung ương cũng về dự ! Cảm ơn đại diện ban tuyên huấn –truyền thông thành phố Hà Giang cũng về dự !

Cảm ơn toàn thể bà con dân bản các xã vùng cao biên giới Vị xuyên đã nhiệt liệt hướng ứng cho chương trình !

Xin cảm ơn toàn thể các Bạn đọc đã dõi theo hành trình của chương trình ! Xin chào và hẹn gặp lại những chương trình tiếp theo !
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2015, 02:03:17 am gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
nguyenminhson356
Thành viên
*
Bài viết: 228



« Trả lời #61 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2015, 10:00:59 am »


    Về những ân tình đồng đội với đồng đội
Về tình con người với con người
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

  Lời đầu tiên cho phép tôi xin được chân thành cám ơn Hà Dũng thật nhiều, sau khi đọc xong bài: Viết cho con, hành trình “Vị Xuyên máu chảy về tim”. Tôi đã thực sự xúc động, không chỉ bạn đã viết cho con mà bạn đã viết cho nhiều thế hệ…Ngay như tôi đây cùng với bao anh em đồng đội, đã có những ngày, tháng gian nan cùng chia lửa trên chiến trường, chẳng sợ nguy nan giờ đây tay đang gõ bàn phím mà sao mắt cay sè. Hình ảnh những đêm đen vượt qua cái ngã ba cửa tử ấy để đưa anh em thương binh, tử sỹ về tuyến sau chỉ 5 phút phía bên kia lại bắn cầm canh một lần khi thì 12ly7, lúc DKZ, có khi cả dàn H12…Và kí ức hình ảnh chiến dịch MB84 12/7 lại hiện về. Thương lắm những đồng đội của tôi,họ đang nằm lại trong ấy khi rút ra đêm đó tôi không quên vuốt mắt người đồng đội nằm bên mình chỗ thửa ruộng bậc thang có lẽ do bản năng hay là vì ân huệ  đồng đội đã che chở cho mình. Chúng tôi những người may mắn đã dược trở về sau bao năm chiến tranh qua đi luôn tâm nguyện sống làm sao cho xứng đáng với những người đồng đội đã hi sinh. Sau mỗi lần lên đó trở về mà lòng vơi bớt nỗi đau, tâm hồn nhẹ nhõm hơn, làm việc gì đó mà mình có thể làm được. Nếu có chính sách vào tháo gỡ bom mìn, tìm và đưa hài cốt các liệt sỹ còn lại trong trận địa cũ qui tập về nghĩa trang mình cũng sẽ nguyện xin làm…
Logged

Một ba lô, cây súng trên vai.
Người chiến sĩ quen với gian lao...
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #62 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2015, 09:58:49 am »

NGƯỜI THƯƠNG BINH VÀ QUẢ BÓNG BAY.

   Anh hơn tôi độ dăm bảy tuổi, là lính đánh Tàu, hàng xóm cách tôi mấy nhà.

   Lứa thanh niên như anh hồi ấy, cũng oai hùng lắm, năm đó, chúng tôi, bọn trẻ con lít nhít đi tiễn các thanh niên xóm lên đường nhập ngũ, mặc định là lên BGPB đánh giặc, dù không hẳn như thế, nhìn anh cao lớn trong bộ quân phục mới tinh, bọn tôi ngưỡng mộ chết đi được, có thằng buột miệng mong nhanh lớn để được đi bộ đội như anh.

   Số anh không may, đúng là phải lên biên giới thật. Dù gần hết chiến tranh, đơn vị cũng không nằm nơi túi bom pháo, mưa đạn đồng. Nhưng thế quái nào anh lại dẫm vào quả mìn khi sắp được ra quân, bên bờ đông sông Lô, trong một lần đi lấy củi ( nói đúng hơn là khai thác gỗ cho các sếp ). Anh được công nhận là thương binh, lẽ dĩ nhiên. Cuộc đời anh xuống dốc tẹt ga từ đấy.

   Trong quân y viện, họ dùng Mocphin quá nhiều và quá dài cho anh, vì bàn chân bị phá nát, nhiễm trùng phải cắt đến đầu gối. Xuất ngũ tập tễnh về quê, anh trở thành thằng nghiện, theo đúng nghĩa đen. Mỗi ngày anh phải chơi một đôi ống. Gia cảnh đã nghèo lại nghèo thêm, bố mẹ cũng không chịu nổi, viết sang tên cho anh ngôi nhà trống trơn, mái lá dột ngắm sao trời khắp nơi, rồi người quy tiên, người theo ông bà về bên kia thế giới. Từ một nụ cười rạng rỡ trong bộ quân phục lúc lên xe, dưới con mắt cảm phục của mọi người, nay là một ông nhăn nhúm què quặt, chống nạng, một bên ống quần đung đưa, nỗi lo sợ của hàng xóm, mỗi khi lên cơn vật thuốc, rồi thi thoảng gà chó lại biến mất. Có cuộc rượu bạn hữu nào đấy, người ngậm ngùi thương anh, nhưng cũng có người giọng cay độc : " Bọn tao đi mãi có sao éo đâu, chỉ có mày ngu mới đá phải thôi...", mắt anh đỏ vằn, ầng ậng nước. Lúc ấy, chủ quán ngó trước ngó sau, có đồ vật gì đáng tiền cất vội, không anh đập mẹ nó vỡ hết, chả ai làm gì nổi anh cả.

   Dạo ấy, công an truy quét các đối tượng hút chích ghê lắm, riêng anh, họ lờ đi.

   Ngày tôi đi lính, anh sang chơi, rót chén rượu to, tợp một hơi hết, thủng thẳng : " Đi đâu nhớ giữ đôi chân cho lành lặn mà về nhé! ", làm tôi sởn gai ốc.

   Tưởng rằng, đời anh sắp chấm hết, vì càng ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập. Thế mà, khi tôi ra quân, sang thăm, thấy anh đã có một cuộc đời mới, đã lấy vợ, một cô vợ cũng chân thấp chân cao, nói thẳng ra là bị tật ở một bên chân, do một cơn bệnh lúc nhỏ, hai mảnh đời tàn tật dựa vào nhau mà sống. Nhờ chị, anh thấy cuộc đời nó rạng rỡ hẳn, chị đã làm cho anh thay đổi hẳn. Trong các đêm vật vã, xích mình vào đầu giường, chị ngồi thâu đêm đấm bóp cho anh, nhờ vậy anh thoát khỏi cơn nghiện một cách diệu kỳ. Mái nhà hạnh phúc chuyên hứng mưa và ngắm sao đã được thay bằng cái mái bằng, ríu rít đôi trẻ con. Đời sống tuy còn khiêm tốn nhưng vui. Tôi mừng thật lòng cho anh chị.

   Tuy vậy, người lành lặn kiếm tiền còn khó, nói chi đến người khuyết tật. Anh chị đi bán hàng rất vất vả. hàng xóm không ai bảo nhau, cứ có nhu cầu, thì đến mua ủng hộ, nhờ thế, hàng họ cũng bán được kha khá.

   Ngày lễ, Tết, anh đi bán bóng bay, những quả bóng hình thù, màu sắc đủ các loại, bọn trẻ con thích lắm. Một lần anh nhờ tôi : " Chú bảo lãnh đạo nhà chú, cho anh đứng bán nhờ trước cửa nhé! ". Chả là, Công ty nơi tôi làm, có cái vỉa hè khá rộng, nằm vào chỗ đắc địa, những người bán hàng rong rất thèm muốn được ngồi chỗ ấy, nhưng giám đốc tôi rất ghét, thường là không cho. Tôi tặc lưỡi, anh cứ đứng đấy mà bán, bảo vệ ra nói gì thì bảo là bạn bộ đội của sếp ( sếp tôi cũng là lính BGPB ). Nghe tôi trình bày, sếp gật đầu cái rụp, lại còn nhắc mang trà lá ra cùng anh cho vui nữa chứ. Từ đấy, anh cắm chốt hẳn cái vỉa hè công ty.

   Ngày lễ, tôi đưa con đi chơi, anh gọi lại, tháo cho nó quả bóng, oái oăm thay, nó đòi quả đẹp nhất, không lấy quả khác. Đúng lúc, đứa trẻ khác cũng đòi bố mẹ mua cho đúng quả ấy, anh thật khó xử, tôi cũng vậy, giá không quen biết, tôi đến trước, lấy trước trả tiền là xong. Đành cố lừa con đi chỗ khác, vẫn cảm thấy sau lưng mình, cái nhìn đầy áy náy của anh.

   Công ty thay chủ, người mới, nhất định đuổi anh đi. Tôi không nhìn thấy anh đi bán bóng bay nữa.

   Mấy ngày trước, đang đi đường, nghe tiếng người gọi, gặp anh, tập tễnh, hổn hển chạy ra giữa đường, trên tay cầm mấy quả bóng bay rất đẹp: " Chú mang về cho con, nói bác đền hẳn ba quả loại cháu thích nhá! ".

   Rút tiền trả không kịp, anh đã đẩy cái xe đầy những quả bóng màu xanh đỏ lẫn vào dòng người đông đúc đi lại ngày cuối tuần....

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2015, 10:06:31 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2015, 07:29:44 am »

NGƯỜI HÙNG


   Gần nhà tôi, có thêm một anh rất hay. !

   Vốn dĩ, anh là người rất tôn thờ các bậc anh hùng tiền bối...trong phim, hay các cuốn truyện dã sử. Cho nên, từ hồi bé, anh đã đi học võ, trình độ võ thuật cũng vào dạng thượng thừa, trong làng võ ở quê tôi hồi ấy.

    Anh cao to, đẹp trai, lại thêm món võ nghệ vào, nhìn phong độ lắm, chả thế mà con gái làng nhiều cô tuột hết chun quần. Hồi nhỏ, bọn tôi hay ngồi xếp hàng, há hốc mồm nghe anh kể các câu chuyện về các anh hùng, hảo hán như Thủy Hử, Tam Quốc..v..v.. Anh không những có khiếu kể chuyện, mà còn mô tả, biểu diễn những đường quyền cước, theo tình tiết các nhân vật trong truyện nữa cơ. Giá mà thời đấy, nghề MC đang thịnh hành như bây giờ, thì chắc anh đã nổi tiếng lắm.

   Chính vì, cái máu anh hùng ngấm vào anh. Cho nên, đến tuổi thanh niên, để thỏa chí, anh xung phong đăng lính, với tiêu chí " sống xanh cỏ, chết đỏ ngực ", " thà chết da ngựa bọc thây nơi sa trường, còn hơn nằm chết rên rỉ trên giường bệnh ". Trước khi lên đường, anh còn làm mấy câu thơ rất sến, tặng người yêu ( có cả tá cô, chả biết tặng cô nào ) :

   Nếu mai tôi chết, xin em đừng khóc
   Mà hãy cười, cho vui lòng người chiến binh
   Nếu tôi chết, chỉ xin em chút tình
   Ném nắm đất, thắp nén nhang cho người ngã xuống....

   Đại khái thế, dài quá không nhớ hết.

   Nhưng mới vào đơn vị được thời gian, anh mới thấy, nó không oai hùng như anh tưởng tượng tý nào. Suốt ngày nhai nắp hầm ( bánh bao bột mì ) muốn lôi cả răng ra, lấy củi, đào hào...những việc ấy, không phải dành cho người có tinh thần tráng sĩ như anh.

   Đơn vị phải chuyển lên biên giới, anh khấp khởi mừng thầm, phen này hai nách cắp hai khẩu AK, quyết sống mái với bọn Tàu khựa, ghi tên vào sử xanh. Nào ngờ, vài tháng liền, chỉ rúc vào hang đá như chuột, ăn uống cực khổ không kể xiết, thi thoảng ăn quả pháo, lại thấy đồng đội chết trước mặt, mà chả thấy quân thù đâu cả. Làm anh hùng chiến trận kiểu này không ổn. Lợi dụng lúc chỉ huy phân công khênh thương binh ra tuyến sau, anh phắn mất.

   Tuy vậy, chất giang hồ vẫn sôi sùng sục trong huyết quản. Đằng nào cũng bị loại ra khỏi đội ngũ những người bình thường. Anh lập ...một băng cướp, lấy tên Mặt trời lặn. Trang bị đầy đủ súng ống lựu đạn...bằng gỗ, sơn như thật. Cú " ăn hàng" đầu tiên, là một chiếc xe chở khách, lúc nhập nhoạng tối ( để người ta quáng gà, không nhận ra súng giả ).

   Vụ trấn cướp thành công mỹ mãn, tuy nhiên, chưa kịp ăn mừng chiến thắng, thì công an đã điều tra ra. Chỉ vì một lý do nhạt toẹt, theo kiểu chưởng Tàu, anh hùng hảo hán đi không đổi tên, chết không đổi họ gì gì đấy. Các anh trước khi rút, còn xưng danh, dọa con người ta hãi vãi đái, thế là mấy chú công an tìm các anh rất nhàn, cứ nhàn nhã, lần lượt tóm từng người, không đổ giọt mồ hôi nào cả.

    Nghe nói, khi tra tay vào còng, anh vẫn giữ khí tiết, dám làm dám chịu. Ung dung lên xe thùng, và còn tuyên bố : " Nếu phải dựa cột, trước khi chết sẽ hô khẩu hiệu cho đàng hoàng, ít ra cũng phải được như anh Trỗi ".

     Tội của anh rất nặng, do cầm đầu, nhưng cũng chả đến nỗi phải ra pháp trường, người ta đóng gông cho anh gần hai chục niên. Nhờ cải tạo tốt, anh ra sớm vài niên, và sau đó đi đâu không rõ, mãi đến năm ngoái, mới thấy thò mặt về quê.

   --------------------------------------------------------------

    Ngồi cạnh ấm trà bồm, anh em hỏi thăm nhau. Tôi trêu : " Đáng lẽ hồi đó, anh phải đặt tên Mặt trời mọc chứ, ai lại Mặt trời lặn, thế thì hỏng rồi, đứt là phải! "

   Anh lúc lắc cái đầu, có những sợi tóc đã ngả màu bạc. Xốc lại đứa con mới có mấy tháng tuổi vào lòng. Cười hiền...

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2015, 07:36:32 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2015, 09:14:13 am »

  


            Chào chú  LinhQuanY,  chào các bác đang tham gia topic  "Tình Đồng Đội".

         Tôi tham gia với  Diễn Đàn muộn quá ...!!!!...,  cho nên không được đọc nhiều những câu chuyện Chiến Trường của các bác và chú  QuanY.

         Giờ đây cũng chịu khó tìm đọc những bài mà chú  QuanY,   viết về những câu chuyện mà chú  QuanY  là người được tiếp xúc với họ....     Quả là những  "Mảnh Đời"  thật   "Đáng Thương",   của những tuổi trẻ  "Kiêu Hùng"....,    mà chưa kịp điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cuộc sống.

         Chú QuanY,  chắc đang có hứng viết bài....,  mọi người và  tôi đang chờ ,  và mong đón đọc những bài viết của chú,  chú  QuanY.  


Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2015, 01:57:37 pm »

   Chào bác hanhphin. Dạo này bác đang giải lao bên Top tri ân, cho nên rảnh rỗi đi thăm nhà mọi người đây !  Grin

   Vâng, thi thoảng em lại nổi cơn ngẫu hứng viết tứ tung bác ạ. cũng lâu lâu rồi, em mới lại viết dài dài chút, do trèo mái nhà nhiều quá, nhìn cái bàn phím thấy ngại bác ạ !

   Cảm ơn bác đã động viên, em cũng đang thu thập xem còn có cái gì vui vui, viết cho nó đỡ bị mạng nhện giăng vào nhà đây bác ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2015, 08:56:17 am »


   Một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến BGPB của nhà văn Nguyễn Bình Phương vừa ra đời :



   Rất hay, rất đáng đọc. Em xin giới thiệu với mọi người.

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20140925/khong-the-tay-xoa-lich-su-giu-nuoc/650128.html
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2015, 01:46:39 pm »

   Một chuyện thật như đùa.

   Cười ra nước mắt. Trong lần trao kỷ niệm chương vừa rồi của Hội CCB F 356 Hà Nội.

   Vâng, tất cả do lỗi của ông đánh máy. Nhưng người lên nhận không biết nên cười hay khóc!







   Rất may cho em. Đã nhận KNC do các bác tặng, nhưng vì trên đó có ghi : " Đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại mặt trận BGPB " vì em không tham gia và phục vụ, cho nên phải in riêng một cái giấy khác ghi : " Đã tham gia ...chém gió tại mặt trận BGPB". Chưa in cho nên em chưa thành liệt sĩ.  Grin


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2015, 01:58:09 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2015, 02:17:50 pm »



  Một chuyện thật như đùa.

   Cười ra nước mắt. Trong lần trao kỷ niệm chương vừa rồi của Hội CCB F 356 Hà Nội.

   Vâng, tất cả do lỗi của ông đánh máy. Nhưng người lên nhận không biết nên cười hay khóc!







   Rất may cho em. Đã nhận KNC do các bác tặng, nhưng vì trên đó có ghi : " Đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại mặt trận BGPB " vì em không tham gia và phục vụ, cho nên phải in riêng một cái giấy khác ghi : " Đã tham gia ...chém gió tại mặt trận BGPB". Chưa in cho nên em chưa thành liệt sĩ.  Grin




                  Chào các bác  "Cựu Binh" của Đoàn 356 Hà Nội,  chào chú  LinhQuanY.

        Có lẽ các Cựu Binh nhà mình ngày xưa chưa được khen thưởng,  huân huy chương thì phải.    Vậy cho nên bây giờ khắp nơi nơi thi nhau đúc  "Kỷ Niệm Chương",  để trao cho nhau....  Âu cũng là để  động viên lẫn nhau....  về một quá khứ gian khổ hy sinh mà rất đỗi hào hùng.....!!!!!....

      Ôi quá khứ....  "Một thời gian khổ hy sinh,  nơi chiến trường biên giới phía Bắc -  Khốc liệt".   Ấy thế mà  ngày ấy chẳng ai nhớ đến chúng ta,  nơi rừng xanh núi thẳm.     Nay cũng vậy....  thôi thì chúng ta khắc bảo nhau để  "Tự Hào"  cũng chẳng sao,  các bác  Cựu Binh nhỉ...!!!!!....      Chỉ tiếc rằng ban tổ chức lại   "Sơ suất"   hoặc thiếu tính chuyên nghiệp... nên mới có cảnh    "giở khóc, giở cười"   này  chứ....Huh?....!!!!....  

      Thông cảm cùng các bác Cựu Binh 356.


Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2015, 02:55:38 pm »

    Đây là do các bác Việt trì in không để ý bác hanhphin ạ. Hình như trên Hà giang, từng trao rồi, lô giấy chứng nhận ấy không bị nhầm chữ đồng chí thành ra liệt sĩ.

    Đợt này chuyển về Hà Nội, làm các bác Đoàn Hà Nội cười như mếu !  Tongue
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM