Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:51:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bầu trời vẫn là của chúng ta. Marina Chechneva.  (Đọc 56626 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #50 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2015, 11:02:17 am »

(tiếp)

... Tôi không hề biết điều gì. Hai ngày liền người ta giấu tôi chuyện xảy ra. Sau đó người ta thông báo rằng thiếu tá Davydov bị thương, đã được đưa về Moskva. Chúng tôi lên xe lửa. Máy bay được lệnh để lại Kalinin cho đến khi có lệnh mới đặc biệt. Chỉ trước khi về tới Moskva người ta mới nói với tôi rằng Kostya đã chết.

Anya và các đồng đội đưa tôi về nhà. Chuyện sau đó, tôi không còn nhớ...


Konstantin Ivanovich Davydov (1918-1949), thiếu tá cận vệ, AHLX, phi đội trưởng trung đoàn cường kích 657, sư đoàn cường kích 196, quân đoàn cường kích 4, tập đoàn quân KQ 4, PDQ Belorussia 2

Ngày 02 tháng 11 quan tài chứa thi hài của chồng tôi được đặt tại hội trường của CLBHK Trung ương. Chúng tôi chôn Kostya tại nghĩa trang Novodevichy. Bên cạnh tôi trong những ngày khủng khiếp này là người bạn trung thành và tận tụy của anh, Anh hùng Liên Xô đại tá Piotr Kolesnikov. Ông từ Belarus đến, để thực hiện nghĩa vụ cuối cùng với chồng tôi.

Hạnh phúc cá nhân của tôi quá ngắn ngủi. Tôi trở thành góa phụ ở tuổi 26. Còn lại một mình với con gái ba tuổi Valechka. Suốt ba tháng Anya Bodryagina không ngày nào rời tôi. Sự chia sẻ và tình yêu của chị đã giúp tôi vượt qua sự mất mát ghê gớm này.

* * *

Và bây giờ, dù sao tôi vẫn muốn một lần nữa tìm thấy hạnh phúc. Tôi hình dung hạnh phúc ấy như là sự trung thành với chính mình, có nghĩa là trung thành với cả bạn. Tôi kêu gọi  phép màu: một ngày thức dậy thấy hạnh phúc, không còn cảm giác nặng nề trong tâm hồn. Tôi biết, trái đất rung động, cơ thể của nó xuất hiện một vết thương, nó đã đưa địa lý mới của tôi lên bản đồ, tôi cam chịu nó, nhưng tôi muốn nó ngừng chảy máu...

Những dòng này tôi đọc cách đây hoàn toàn chưa lâu là của Ani Philip, trong một cuốn sách bà viết sau cái chết của người bạn, người chồng yêu quý Gerard Philip.

Cảm giác chảy máu, vết thương khó lành quen thuộc đến đau đớn đối với tôi vào thời điểm đó. Chỉ là tôi không biết làm thế nào có thể sống được nếu không có các đồng nghiệp và công việc yêu thích. Những người mà tôi giao tiếp đã không để tôi lại một mình với nỗi đau của tôi. Trên bàn viết của tôi xuất hiện những bài báo chưa viết xong cho các tạp chí hàng không, tôi liên tiếp nhận được điện thoại gọi đến từ câu lạc bộ hàng không và trường học. Cần phải vượt qua sự trống trải bên trong, gây ra bởi nỗi đau đã đổ ập xuống đầu tôi.

Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả bầu trời cũng dường như thù địch. Màu sắc thế giới xung quanh tôi đã nhòa nhạt. Nỗi u sầu vô vọng đè nặng tâm hồn. Tôi không muốn chấp nhận ý nghĩ rằng Kostya đã không còn, rằng tôi không bao giờ còn nghe thấy giọng nói của anh, không còn nhìn thấy khuôn mặt của anh...

Ngay cả bây giờ cũng rất khó khăn để nhớ lại những nỗ lực phi thường như thế nào mà tôi phải có để trấn tĩnh bản thân mình. Cần phải sống, phải làm việc, học tập, nuôi dưỡng con gái lớn lên. Bởi lẽ tôi chịu trách nhiệm về số phận của cháu và trước vong linh Kostya...

Bây giờ Valya đã tốt nghiệp Học viện và giảng dạy ở chính cơ sở giáo dục nơi cháu học. Hai mươi lăm năm đã trôi qua kể từ ngày Kostya mất, nhưng ký ức về anh vẫn sống trong gia đình chúng tôi, trong trái tim chúng tôi.

Những đồng hương Sormovo không lãng quên anh. Tại nhà máy nơi Konstantin từng làm việc, người ta đặt một tấm bia kỷ niệm trên ghi dòng chữ: "Người phi công xuất sắc của thời đại chúng ta, Anh hùng Liên Xô, thiếu tá cận vệ Konstantin Ivanovich Davydov đã làm thợ tiện tại phân xưởng này cho đến năm 1938".

Tôi thường nhận được thư từ thành phố Gorky gửi đến - lúc từ thủ lĩnh Komsomol Sormovo Volodya Kashichkin, lúc từ học sinh Trường nghề Gorky số 26 (nay gọi là trường nghề nhà máy-xí nghiệp, mà trước chiến tranh Kostya đã tốt nghiệp).

... Lúc đầu chúng tôi nghĩ chuyện tổ chức kỷ niệm K.I.Davydov trong một phòng trưng bày của bảo tàng, nhưng vì thu thập được nhiều tài liệu quá nên chúng tôi quyết định dành toàn bộ tầng ba cho Konstantin, - các chàng trai thông báo với tôi.

Các cơ sở làm mô hình máy bay của chúng tôi hiện đang làm mô hình các máy bay P-5 và IL, mà ông đã từng bay.

Hội đồng sư phạm đã quyết định ghi danh K.I.Davydov mãi mãi trong danh sách các học sinh nhóm số 1. Con số này sẽ được trao cho nhóm học tập có các kết quả của năm học đầu tiên đạt các điểm số tốt nhất. K.I.Davydov được tính là người thứ nhất trong nhóm này.

Các vận động viên của trường dạy nghề quyết định tổ chức vào các ngày 05 và 06 tháng 11 hàng năm (ngày sinh nhật của Konstantin Ivanovich) giải bóng rổ nhanh giành giải thưởng mang tên Anh hùng Liên Xô K.I.Davydov...

Trong ngày Chiến thắng hàng năm, chúng tôi sẽ gửi một nhóm các học sinh ưu tú nhất đến đặt vòng hoa tại ngôi mộ của thiếu tá K.I.Davydov ở nghĩa trang Novodevichy...


Trên tường căn hộ của tôi treo bức chân dung của Kostya. Tôi và Valya cả hai mẹ con đều thích ngồi ở đây. Chúng tôi ngồi, yên lặng - và như thể chúng tôi đang nói chuyện với người thân yêu của mình.

* * *

Số phận của tôi nói chung phải đi một con đường không dễ dàng. Tuy nhiên, phải thừa nhận trong cuộc sống của tôi cũng có may mắn.

May mắn có những người bạn thủy chung và tình đồng đội cao cả của người lính. May mắn gặp gỡ và làm việc bên cạnh những con người can đảm tuyệt vời, đầy tài năng, có tâm hồn cực kỳ trong sáng.

Thật khó để nói về những người đối với bạn vừa là người bạn, vừa là huyền thoại, được thể hiện bằng một tình yêu chân thực sống động trong hình ảnh trước mắt bạn bằng tượng đồng của vô số đài kỷ niệm.

Tôi bắt gặp bản thân mình ở đâu đó, ở chỗ chúng ta không luôn luôn hiểu được đến tận cùng sự vĩ đại và ý nghĩa của một từ hàm chứa sâu xa như từ "lịch sử". Hoàn toàn còn cách đây chưa lâu, tôi tưởng như tôi nói chuyện với Yuri Gagarin, chúng tôi cùng cười vui, và trong giây phút ấy, tôi ít nghĩ nhất về việc người tiếp chuyện quyến rũ của tôi ngay khi còn sống đã trở thành một phần của lịch sử. Và không chỉ lịch sử của nước Nga mà là của toàn thể nhân loại. Nhưng anh đã không còn nữa - và lập tức tôi dùng một thước đo khác để đo lường cuộc trò chuyện này, và các cuộc gặp gỡ khác với anh, và tất cả mọi thứ mà người con dũng cảm này của Trái Đất đã thực hiện.


AHLX Yuri Gagarin và phi công Marina Chechneva, ngày 5 tháng 5 năm 1961

Với những con người chân chính thường là như vậy. Trong cuộc sống họ ít nghĩ nhất về những ranh giới mà họ đã vượt qua. Ý nghĩ của họ hướng đến các công việc hiện tại và tương lai, mà chúng ta biết, hàng ngày hàng giờ chúng có biết bao nhiêu. Con người dường như biến mất trong các công việc ấy.

Tôi nói "dường như" bởi một nhân cách lớn, nhân cách chân chính vẫn là chính nó dù trong việc lớn hay việc nhỏ. Bản chất thực sự không bị phân chia, không bị nghiền nát trong trạng thái loại trừ lẫn nhau, và bởi thế mà tượng đồng Marina Mikhailovna Raskova không bao giờ rời khỏi trái tim tôi, và cả ký ức về người phụ nữ sống động, tươi cười, nghiêm trang, bình thản và đáng yêu mà tôi biết cũng vậy.

Khi chúng ta nói "lịch sử", nhận thức của chúng ta bất giác bị liên tưởng đến một cái gì đó bao phủ bởi màn sương khói thời gian đã lùi sâu vào năm tháng.

Mà chúng ta đang đi bên cạnh lịch sử này, tiếp xúc từng phút với nó, thậm chí không tính trước được rằng, sau đó chúng ta sẽ khôi phục lại một cách đau đớn trong ký ức mỗi ngày đã trải qua với những con người như vậy. Bởi vì cái ngày như thế cũng là một kỳ công, không gián đoạn trong thời gian, nghĩa là, nó còn ý nghĩa hơn, quan trọng hơn...

Trong chiến tranh, chúng ta đã nghe nói về kỳ tích của Aleksei Maresiev, người bị bắn rơi trong một trận đánh khó khăn, bị thương nặng ở chân. Chúng ta biết ông phải hạ cánh trên lãnh địa quân thù, bò gần mười ngày đêm để về với quân mình. Người phi công lạnh cóng được tìm thấy trong rừng và được cứu thoát khỏi cái chết bởi các em bé nông dân Seriozha Malin và Sasha Vikhrov.

Sau đó, trong khi vẫn còn ở mặt trận, chúng ta được biết về ý chí không thể khuất phục của Aleksei Maresiev. Mất bàn chân, người phi công vẫn tìm được cách quay trở lại đội hình chiến đấu và cùng với các đồng đội chung vũ khí tiếp tục đập tan bọn Hitler trên chiếc máy bay tiêm kích của mình.

Sau chiến tranh, nhiều lần tôi đã đọc đi đọc lại cuốn sách tuyệt vời của Boris Polevoy "Chuyện một người chân chính". Còn sau đó đích thân tôi đã làm quen với Aleksei Petrovich. Điều ấy diễn ra vào năm 1948, trong viện điều dưỡng quân đội Marfino gần Moskva. Tôi và Kostya đã phải thu hết can đảm trong lần đầu tiên đi đến bên Maresiev.

Aleksei Petrovich có lẽ nhận ra tâm trạng của chúng tôi. Ông không nói một lời, chỉ mỉm cười và siết chặt tay chúng tôi. Hành động của ông tự nhiên và thân thiện đến mức tôi và Kostya lập tức sảng khoái hẳn lên. Một cuộc trò chuyện cởi mở nhen lên. Sau đó mới biết rằng phòng ở của chúng tôi tại khu nghỉ mát ngay gần nhau. Chúng tôi bắt đầu gặp nhau thường xuyên...


Phi đội phó, thượng úy cận vệ, AHLX A.P.Maresiev (1916-2001) và chiếc La-5, trung đoàn tiêm kích cận vệ 63, sư đoàn tiêm kích cận vệ 3, quân đoàn tiêm kích cận vệ 1, tập đoàn quân KQ 15. Năm 1943. Bị bắn rơi năm 1942 trong khu vực "nồi hầm Demiansk". Trở lại chiến đấu tháng 6 năm 1943 tại vòng cung Kursk. Cho đến khi quay về Trường Phi công năm 1944 đã thực hiện 89 phi vụ không chiến, ghi được 11 chiến công: trước khi bị cưa bàn chân - 4, sau khi cưa bàn chân - 7.

Năm 1956, khi ở đất nước chúng ta thành lập Ủy ban Cựu chiến binh Xô Viết, A.P.Maresiev được nhất trí bầu làm thư ký điều hành chuyên trách. Kể từ thời điểm đó, tôi, trên tư cách một thành viên của ủy ban và thành viên Đoàn Chủ tịch, thường xuyên gặp gỡ với người đàn ông hiếm có này. Và càng biết ông gần gũi hơn, tôi càng cảm thấy một tình cảm kính trọng lớn lao không giới hạn và một tình bạn chân thành đối với con người này.

Toàn bộ những năm sau chiến tranh A.P.Maresiev hiến dâng cho cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình. Ông - là ủy viên Hội đồng Hòa bình Thế giới, thành viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội quan hệ văn hóa với nước ngoài của Liên Xô. Tiếng nói của Maresiev, tố cáo những kẻ châm ngòi cuộc chiến tranh mới, vang lên từ trên khán đài của nhiều đại hội quốc tế. Và người dân trên khắp thế giới chăm chú lắng nghe anh.

Aleksei Petrovich, ngay cả bây giờ vẫn luôn giản dị trong giao tiếp với những người xung quanh. Không thể không khâm phục sự bình tĩnh, khiêm tốn, quan tâm của ông đối với mọi người. Và tôi vui mừng vì tôi đang được làm việc dưới sự lãnh đạo của ông, vì tôi là một người cùng thời đại của ông...

Khi nghĩ về các đồng nghiệp của mình, tôi bất giác so sánh họ và những người trẻ tuổi mà tôi gặp ngày hôm nay. Và tôi cũng thấy rõ họ có nhiều điểm chung. Tôi nhớ đến con người yêu quý của chúng tôi là Yuri Gagarin. Anh là người đầu tiên, và toàn bộ vinh quang trần thế ập xuống đầu anh. Anh chịu đựng được. Cho đến ngày cuối cùng anh vẫn là chính mình: khiêm tốn, thông minh, quyến rũ. Đồng thời, anh không còn và không thể còn là con người cũ trên một phương diện nào đó. Khi Gagarin thực hiện chuyến bay huyền thoại của mình vòng quanh hành tinh, anh chưa phải là chuyên gia vũ trụ theo nghĩa đen của từ này. Anh đã trở thành chuyên gia. Và có lẽ, ít ai trong số những học viên tốt nghiệp Học viện Zhukovsky phải học tập trong điều kiện không dễ dàng như anh. Luôn vô cùng tử tế với mọi người, Gagarin không chịu sự chiếu cố cho bản thân mình. Tất cả những thành tựu của anh, anh đã đạt được bằng lao động và nghị lực của riêng mình.
Chiếc gậy tiếp sức thế hệ được chuyển giao như thế đấy.

* * *
........
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2015, 08:14:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2015, 11:09:24 pm »

(tiếp)

Khi đã trấn tĩnh và hồi phục lại sau cái chết của Kostya, tôi quay về với môn thể thao hàng không, nó hoàn toàn chiếm lĩnh và quyến rũ tôi. Như trong thời kỳ tuổi trẻ đã qua, tôi thường không có đủ thời gian để ngủ và nghỉ ngơi. Nhưng có điều gì đó không ổn đang xảy ra với sức khỏe. Càng ngày tôi càng bị ủy ban y tế-hàng không giữ lại lâu hơn. Và sau cùng, cuối năm 1956, bản án được tuyên - cấm bay.

Mười tám năm tháng đẹp nhất của cuộc đời đã hiến dâng cho ngành hàng không, muốn được bay mãi mà không thể...


Tại một hội nghị của các CCB chiến tranh: Nguyên soái LX А. М. Vasilevsky cùng một nhóm đại biểu dự hội nghị. Hàng thứ nhất (trái qua phải): А. F. Fedorov, А. I. Еremenko, S. А. Kovpak, М. P. Chechneva. Моskva. Tháng 9 năm 1956

Bây giờ tôi đã có nhiều thời gian hơn để hiểu thấu những gì đã trải qua và kể về nó cho mọi người. Trước kia, vốn rất bận rộn, tôi luôn tìm cách kiếm ra thời gian để gặp gỡ các bạn trẻ. Trong những năm gần đây, các cuộc gặp như thế trở thành nhu cầu bên trong của tôi. Bởi lẽ mỗi cuộc gặp gỡ không chỉ mang đến niềm vui được giao tiếp với những người sẽ đến thay chúng ta. Mỗi cuộc gặp đó dường như một cuộc gặp gỡ xúc động với tuổi trẻ ngoài tiền tuyến của tôi...

Không phải một lần tôi vô cùng hài lòng khi phát biểu tại Trường Đại học Tổng hợp trên đồi Lenin. Và mỗi lần đến đây, tôi rưng rưng ngắm nhìn trên giá bày ở sảnh lớn các bức ảnh những cựu sinh viên - những anh hùng trong chiến tranh. Trong số đó có chị, Zhenya Rudneva yêu dấu và thân thương của chúng tôi. Tất cả các đường nét dẫu nhỏ nhất trên khuôn mặt không thể nào quên của chị đều quen thuộc với tôi. Mỗi người trong chúng tôi đều có nhiều điều gắn bó với chị, với tuổi trẻ của chị ấy.

Tôi luôn luôn nhớ đến Zhenya trong những ngày đất nước ta giành chiến thắng trong vũ trụ. Chị ấy đã mơ ước biết bao đến việc phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, về sự xuất phát của các con tàu vũ trụ hướng đến các hành tinh khác. Chị ấy đã vô cùng tin tưởng tất cả những điều đó sẽ tới.

Vậy nên tôi bắt đầu bài nói chuyện bằng việc kể về Zhenya, về cuộc đời ngắn ngủi và vô song của chị...

Nhiều năm tôi thu thập tư liệu, tài liệu về chị, gặp gỡ với những người quen biết chị trong những năm tháng khác nhau của cuộc đời chị.


Dina Nikulina và Zhenya Rudneva. Kuban, năm 1943.

Cha mẹ của Zhenya sống cho đến khi qua đời tại thành phố Babushkino, ngoại ô Moskva. Tôi cùng với các đồng đội cùng trung đoàn thường đến thăm ông bà. Tất cả mọi thứ trong căn hộ của ông bà đều gợi nhớ đến người bạn gái của chúng tôi.

Lần cuối cùng đến thăm Anna Mikhailovna và Maxim Yevdokimovich Rudnev có cả ba chúng tôi - Ira Rakobolskaya, Katya Ryabova và tôi. Khi đó, lật giở những trang nhật ký của Zhenya, tôi đọc lại các ghi chép mà chị đã viết khi làm quen với cuốn tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy". Từ các ghi chép ấy có thể thấy rõ rằng Zhenya đặt cao hơn tất cả là những con người mà đối với họ cái riêng không thể so được với cái chung.

Thật dễ chịu khi nhận thức được rằng, các bạn gái cùng chiến đấu của tôi đang tiếp tục sống trong những ngày hòa bình với tư cách là những con người như vậy. Số phận của họ sau chiến tranh ra sao? Họ đang ở đâu? Điều gì xảy ra với họ? Tất cả chúng tôi vẫn như trước kia, trung thành với tình bạn tiền tuyến và vẫn gặp gỡ nhau trong nhiều năm qua. Chúng tôi gặp mặt nhau hai lần một năm - ngày 2 tháng 5 và ngày 8 tháng 11 tại Moskva. Moskva mùa xuân cũng hay thay đổi như mùa thu. Đôi khi giữa tháng Năm lại có những ngày ấm áp. Khi đó, làn gió nhẹ sẽ rong ruổi trên vườn hoa nhỏ gần Nhà hát Bolshoi, trước mắt ta những chiếc lá nhỏ xíu, xinh xinh, dính dấp, rơi khẽ khàng lả tả, nụ hoa chồi lên trên những bụi tử đinh hương. Mà cũng thỉnh thoảng ngày 02 tháng 5 lại giống như ngày 8 tháng 11. Trong vườn hoa - gió thấu xương, bầu trời bao phủ những đám mây, mưa đổ lạnh. Nhưng thời tiết không làm phiền được chúng tôi. Những người không thể đến gặp mặt trong những ngày ấy bằng phương tiện này hay phương tiện khác, bao giờ cũng gửi điện báo tin và chuyển lời chúc mừng đến các bạn gái. Mặc dù địa chỉ liên lạc là hơi khác thường: "Moskva, vườn hoa Nhà hát Bolshoi, gửi các cựu đồng đội cùng trung đoàn ném bom đêm cận vệ 46 Taman huân chương Cờ Đỏ và huân chương Suvorov hạng III", bức điện bao giờ cũng đến đích của nó. Các cuộc gặp mặt truyền thống của chúng tôi luôn luôn xúc động, mang tới nhiều niềm vui. Mỗi lần chúng tôi lại biết được một điều gì mới về nhau, và cũng như những năm trước kia, chúng tôi xúc động và lo lắng về các đồng đội của mình. Những sợi dây tình bạn gắn bó chúng tôi trong thời gian khắc nghiệt của chiến tranh, ngày càng bền chặt hơn.


Năm 1949. Gặp mặt tại Nhà hát Lớn.

Lời đầu tiên của tôi, tất nhiên, là nói về người trung đoàn trưởng thân yêu của chúng tôi. Trung tá cận vệ Evdokia Davydovna Bershanskaya-Bocharova đang làm rất nhiều việc tại Ủy ban Phụ nữ Liên Xô. Chị - là ủy viên Ủy ban Cựu chiến binh Xô Viết và là một tuyên truyền viên không biết mệt mỏi về truyền thống yêu nước. Tôi thường nhìn thấy Evdokia Davydovna. Năm tháng không làm chị già đi. Vẫn ngọn lửa bất khuất trong đôi mắt, nghị lực tràn trề, tình người vô song. Chị là mẹ của ba đứa con, chị hạnh phúc khi nhận thức được rằng những đứa con của chính mình và các đồng đội cùng trung đoàn của mình đang hăng say làm một công việc yêu thích vì lợi ích của Tổ quốc.

Vài năm trước, vì lý do sức khỏe mà trung tá cận vệ Evdokia Yakovlevna Rachkevich đã chuyển ngạch dự bị. Chúng tôi vẫn gọi bà là "mẹ yêu của chúng con" như xưa. Và đôi khi bà nói đùa: "Tôi là bà mẹ nhiều con nhất trên trái đất".

Nhưng không phải là vô lý khi người ta nói rằng, trong mỗi câu chuyện đùa có một phần sự thật. Đối với chúng tôi Evdokia Yakovlevna không chỉ là một người bạn và người đồng đội thân thiết, mà còn là một người họ hàng gần gũi, và cảm giác đó theo năm tháng không hề mất đi sức mạnh ban đầu của nó. Đúng, với mỗi người trong chúng tôi - bà là mẹ trong ý nghĩa bao quát toàn diện và cao quý của từ này. Chúng tôi tự hào về bà và yêu quý bà như một người mẹ thực sự.


E.Bershanskaya và con gái

Evdokia Yakovlevna sống trong một căn hộ khiêm tốn trên phố Malaya Pirogovka. Từ nơi đó chúng tôi đã tiễn bà đi nốt quãng đường cuối cùng của bà vào tháng 1 năm 1975.

Trung đoàn phó phụ trách đội bay Seraphima Tarasovna Amosova-Taranenko hiện là biên tập viên của tạp chí truyền thanh "Bạn chiến đấu nữ" tại CLB Trung ương Quân đội Liên Xô. Chị dành nhiều nỗ lực hoạt động giáo dục quân sự-yêu nước cho giới trẻ. Là một phi công xuất sắc, từng thực hiện 555 lần xuất kích chiến đấu trong những năm chiến tranh và đào tạo được hơn bốn mươi phi công và hoa tiêu, chị đã nuôi dạy trưởng thành ba người con trai. Andrey tốt nghiệp đạt kết quả cao Trường quân sự Suvorov và Trường hàng không Balashov, Konstantin - tốt nghiệp học viện, Sergei trở thành một quân nhân chuyên nghiệp.

Tham mưu trưởng trung đoàn Irina Vyacheslavovna Rakobolskaya - Phó Giáo sư bộ môn tia vũ trụ Khoa Vật lý MGU và là tác giả của nhiều bài báo khoa học, đảng ủy viên thường trực Đảng bộ Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva.


Tham mưu trưởng trung đoàn Ira Rakobolskaya đang làm việc

Kỹ thuật viên trưởng phi đội Tatiana Alekseyeva, người đã quên mình chăm sóc cho tôi trong thời gian tôi bị bệnh nặng, đã về Kherson làm việc tại sân bay.
Năm 1955, chị được trao tặng Huân chương Lao động Cờ Đỏ.

May mắn thay số phận của Nina Maksimovna Raspopova. Sau chiến thắng, chị trở về Mytishchi, nơi diễn ra tuổi trẻ ngành hàng không của chị, nơi trước chiến tranh chị làm phi công-huấn luyện viên. Nina xây dựng một trường âm nhạc ở Mytishchi, nơi có hơn 500 trẻ em học tập. Ở thành phố mọi người đều biết Nina Maximovna Raspopova. Họ biết chị đã chiến đấu anh dũng trong chiến tranh, chị đã được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Bây giờ Nina Maksimovna - Phó Chủ tịch chi nhánh Mytishchi của hội "Kiến thức" và là ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương DOSAAF. Chị có hai con trai lớn, Volodya và Valery.

Nadezhda Popova sau chiến tranh đã kết hôn với phi công tiêm kích Semyon Ilyich Kharlamov, người mà cô đã gặp năm 42, khi máy bay của họ bị bọn Đức quốc xã bắn hạ. Thật thú vị, danh hiệu Anh hùng Liên Xô anh được trao bởi cùng một sắc lệnh ngày 23 tháng Hai năm 1945.


Kỹ thuật viên trưởng phi đội Tatyana Alekseyeva và phi đội trưởng Seraphima Amosova (phải)

Đại úy cận vệ Popova xuất ngũ năm 1948, trên cương vị phi đội trưởng. Tuy nhiên, chị không chia tay với hàng không. Cùng với chồng, chị phục vụ trong các doanh trại đồn trú khác nhau và ở đâu cũng tìm được công việc theo sở thích. Trung tướng KQ S.I. Kharlamov cho đến ngày nay vẫn tiếp tục phục vụ trong các lực lượng vũ trang. Và Nadezhda là ủy viên Uỷ ban Cựu chiến binh Liên Xô và Phó Chủ tịch Ủy ban Cựu chiến binh nước CHXV Belarus. Là một nhà hoạt động cho hòa bình, chị đã viếng thăm nhiều quốc gia. Và gần đây chị đã tới thăm nước Anh. Ban Chỉ huy Trường Cao đẳng Không quân đã mời chị dự ngày lễ tốt nghiệp của các sĩ quan trẻ, và đề nghị chị trao cho các học viên bằng tốt nghiệp trong khung cảnh trọng thể.

Bí thư Đảng ủy trung đoàn Maria Ivanovna Runt sống tại Kuibyshev. Sau chiến tranh, chị tốt nghiệp Học viện Khoa học Xã hội thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, được trao tặng danh hiệu Phó Tiến sĩ Triết học và hiện đang giảng dạy tại học viện. Thủ lĩnh Komsomol của chúng tôi Aleksandra Khoroshilova-Archangelskaya sống ở Odessa. Bây giờ chị là Tiến sĩ Khoa học Kinh tế, giáo sư, mẹ của ba đứa con. AHLX Evdokia Borisovna Pasko đang giảng dạy Toán Cao cấp tại Trường Kỹ thuật Moskva mang tên Bauman.


Biên đội trưởng thuộc phi đội 4 Klavdia Serebryakova

Hoa tiêu Katya Dospanova sau khi tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp ở Kazakhstan, trong nhiều năm làm bí thư thứ nhất Đoàn Komsomol của nước cộng hòa và là ủy viên BCHTU Đoàn Komsomol toàn Liên bang. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn Komsomol cô được trao tặng Huân chương Lao động Cờ Đỏ, được bầu làm đại biểu Xô Viết tối cao CHXV Kazakhstan, một thời gian cô là thư ký Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao CHXV Kazakhstan.

Tin tức về nữ phi công Clavdia Serebryakova vẫn thường xuyên tới. Cô gặp rất nhiều khó khăn sau khi bị tai nạn máy bay. Clavdia phải nằm bó bột khoảng hai năm. Cô ra viện trên đôi nạng, đôi tay gần như không tuân theo cô, nhưng Clavdia không mất tinh thần. Cô đã chăm chỉ điều trị vật lý trị liệu và đã quay trở lại làm việc được. Cuối năm 1946 Katya Ryabova nhận được một lá thư của Clava: "Tớ học tốt. Tớ quyết định trở thành một người độc lập". Clavdia Fedorovna Serebryakova không chỉ học xong đại học sư phạm, cô ấy còn bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm. Bây giờ cô đang giảng dạy tại một trường trung học ở thành phố xinh đẹp Oktyabrsk. Gần đây chúng tôi mới gặp nhau ở Moskva.
- Cuộc sống thật lạ lùng - Klavdia từng nói. - Càng sống, càng có vẻ con đường vẫn đang ở phía trước. Đó có lẽ là bởi vì, Marina, chúng ta không đủ thời gian để làm nhiều việc...
Tôi bất giác mỉm cười. Một con người không biết mệt mỏi - đó là Clavdia của chúng tôi. Cô ấy đã, đang và vẫn sẽ như vậy. Không phải ngẫu nhiên hai cô con gái rất tự hào về người mẹ của mình, muốn giống mẹ về mọi mặt.

Hoa tiêu Antonina Pavlova, người cùng với Clavdia Serebryakova bị chôn vùi dưới đống xác máy bay, cũng đã trở lại làm việc. Cô - là bà mẹ có ba con, sống ở Tambov, dạy tại một trường trung học.


Nadezhda Troparevskaya

Sau chiến tranh, người tôi hay gặp nhất vẫn là Nadezhda Troparevskaya. Nadia, cũng như tôi, đã hoạt động tại DOSAAF từ lâu, dạy thanh niên nghệ thuật nhảy dù. Chị liên tục giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi toàn Liên bang về nhảy dù chạm đất chính xác, thiết lập nhiều kỷ lục thế giới. Trong thời kỳ mười năm sau chiến tranh Troparevskaya là thành viên tham gia các cuộc diễu hành trên không. Từ 1949-1956 chị là nhà vô địch Liên Xô về nhảy dù tiếp đất chính xác và nhảy dù mở chậm. Vì những thành tích thể thao đạt được, năm 1952 Nadezhda Troparevskaya-Esionova được trao tặng danh hiệu kiện tướng thể thao công huân Liên Xô. Chị đã 13 lần nhảy dù.

Bây giờ Nadezhda Troparevskaya-Esionova là kỹ sư cao cấp-thử nghiệm hệ thống dù hàng. Tất cả nhiệt huyết của trái tim mình chị vẫn đang giành cho công việc mình yêu thích và huấn luyện các vận động viên nhảy dù-thử nghiệm.
Chồng Nadezhda Evgenievna cũng là một phi công. Vasily Mikhailovich Esionov từ lâu đã là phó chủ nhiệm một trong những câu lạc bộ hàng không Moskva. Các con trai của họ, Vladimir và Mikhail, đều là phi công.

Sophia Ivanovna Ozerkova kỹ sư trưởng trung đoàn làm việc ở Odessa. Chị có ba con và khá nhiều mối lo toan gia đình. Nhưng chị đang tham gia rất nhiều công tác đảng và công tác xã hội. Kỹ thuật viên trưởng phi đội Maria Shchelkanova sống và làm việc với tư cách một kỹ sư ở Angarsk.

Kỹ thuật viên đầu tiên của tôi Katya Titova đang ở Kharkiv. Gần đây, tôi đã gặp được chị lần đầu tiên sau chiến tranh.

Vâng, thế còn các hoa tiêu của tôi bây giờ ra sao? Ngoài Klyueva, ba người còn lại đang sống và làm việc ở Moskva.

Cuộc sống của Ekaterina Ryabova, như cô ấy mơ ước, bắt đầu từ khi nó bị gián đoạn bởi chiến tranh. Năm 1948, cô tốt nghiệp xuất sắc khoa Toán-Cơ Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, và năm 1951 bảo vệ thành công luận án của mình, nhận được học vị PTS khoa học Toán Lý.


Katya Ryabova cùng chồng và con gái

Sau chiến tranh, Katya Ryabova và Grigory Sivkov kết hôn. Cả đều học tập quên mình và bền bỉ. Khao khát của họ là khoa học. Học viên cũ câu lạc bộ HK Perm, hai lần Anh hùng Liên Xô Grigory Flegontovich Sivkov đã 243 lần tấn công bọn Đức quốc xã trên máy bay Il-2. Sau chiến tranh, anh đã học xong đại học và bảo vệ luận án của mình. Bây giờ Gregory Flegontovich - thiếu tướng-kỹ sư, PTS khoa học kỹ thuật.

Trong một gia đình gắn bó với nhau chặt chẽ như gia đình Ryabova-Sivkov, cả hai cô con gái đều trưởng thành - Natasha và Irina. Cả hai cháu đều đã tốt nghiệp đại học.
.......
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2015, 06:57:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2015, 11:08:34 pm »

(tiếp theo và hết)

Trong cuốn sách này đã kể lại chuyện Grigory và Katya gặp nhau trong chiến tranh như thế nào. Sau khi gặp gỡ, cả hai hiểu rằng họ sẽ không bao giờ chia lìa với nhau. "Không, đây còn lâu mới là chuyện ngẫu nhiên, - Grigory Sivkov khi ấy đã viết sau cuộc gặp gỡ. - Luôn luôn cùng nhau suy nghĩ, sống cùng những niềm say mê, học tập, phấn đấu, táo bạo hành động, và tất cả - cả hai đều cùng nhau. Phải chăng đó không là hạnh phúc?"


Katya Rybova và Marina Chechneva năm 1945

Katya đã nghĩ như vậy. Trong những năm chiến tranh, họ mơ ước về sự yên tĩnh, về sự phát triển các vấn đề khoa học thú vị, họ nói về vật lý, họ tìm lời giải các vấn đề của toán học cao cấp. Cả hai đều khao khát học tập. "Một người bạn, một người bạn chân chính! Con rất thích làm việc với anh ấy, bao nhiêu điều con học được từ anh ấy"- Ryabova viết trong một lá thư cho mẹ mình.

Yekaterina Ryabova và Grigory Flegontovich Sivkov đã thực sự hạnh phúc cho đến khi một nỗi đau vô cùng lớn ập xuống gia đình họ: tháng 9 năm 1974 Katya Ryabova qua đời giữa lúc tài năng sáng tạo đang chín muồi.

Sasha Akimova trở thành PTS khoa học. Cô dạy tại Học viện Hàng không Moskva mang tên Ordzhonikidze. Tatiana Sumarokova chọn nghề báo chí và đứng đầu ban biên tập nhà xuất bản "Kiến thức". Hoa tiêu đầu tiên của tôi Olga Klyueva định cư ở Saratov. Cô đã tốt nghiệp đại học và trở thành một kỹ sư-kinh tế.


Natalya Meklin và Rufina Gasheva

Các cựu phi đội trưởng, các Anh hùng Liên Xô Maria Smirnova và Dina Nikulina - làm công tác đảng. Người thứ nhất ở Kalinin, người thứ hai - ở Rostov-na-Donu.

Các AH Liên Xô Rufina Gasheva và Natalia Meklin-Kravtsova, tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Quân sự và sống ở Moskva. Người đầu tiên - biên tập viên của một nhà xuất bản, còn người thứ hai trở thành nhà báo.

Anh hùng Liên Xô Larisa Rozanova-Litvinova, thay thế Evgenya Rudneva trên cương vị hoa tiêu trung đoàn, làm việc và sống tại Moskva. Khi tôi biết rằng một trong những đội thiếu niên tiền phong được mang tên chị ấy, tôi nhớ lại cái đêm bay giữa những cụm đạn cao xạ nổ bùng đỏ thẫm, tiếng mảnh đạn đập tanh tách xé rách vải dệt cánh máy bay và giọng nói bình tĩnh của Larissa:
- Marinka, mình đang đi đúng. Giữ vững hướng!
Những đội viên của đội thiếu niên tiên phong mang tên chị không lầm. Đi theo những người như Larisa Nikolayevna Litvinova, có thể kiểm tra hướng đi của mình. Hướng đi ấy sẽ dẫn đến mục tiêu.


Nadezha Popova (trái) và Larisa Rozanova (phải) năm 1945

Và cho đến bây giờ Ekaterina Timchenko-Oksentyuk vẫn đang phục vụ trong quân đội Liên Xô. Chị là trung tá-kỹ sư, phó tiến sĩ khoa học-kỹ thuật, giảng viên học viện quân sự. Anh hùng Liên Xô Yevgenya Zhigulenko nhiều năm là Vụ trưởng Vụ Văn hóa thành phố Sochi, và cách đây không lâu đã chuyển đến Moskva. Anh hùng Liên Xô Antonina Khudyakova sống và làm việc tại thành phố Aleksandria, tỉnh Kirovograd. Anh hùng Liên Xô Zoya Parfyonova đang ở Ryazan. Các trung tá-kỹ sư Nadezhda Strelkova và Clavdia Ilyushina làm việc tại Moskva. Huấn luyện viên đầu tiên của tôi Mikhail Pavlovich Duzhnov định cư ở Borisoglebsk và chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp nhau, cùng hồi tưởng lại câu lạc bộ hàng không ruột thịt của chúng tôi, nhớ lại các đồng nghiệp.


Evgenya Zhigulenko và Sasha Lebedev trong phim "Không có quyền sụp đổ" do bà đạo diễn, xưởng phim thanh thiếu niên Gorky năm 1984. Sổ huân chương của Evgenya Zhigulenko trong thời gian tại ngũ.

Còn nhiều lời ấm áp nữa tôi muốn gửi đến tất cả các đồng đội cùng trung đoàn. Về một số người tôi đã nói trong những cuốn sách trước đã xuất bản, hy vọng trong tương lai tôi sẽ  kể về những người khác. Trong cuốn sách này, tôi cố gắng miêu tả chỉ những gì tôi đích thân nhìn thấy, những gì mà tôi và các bạn gái của tôi đã trải qua. Tôi muốn tin rằng lao động khiêm tốn của tôi sẽ giúp người độc giả trẻ tuổi hiểu rõ hơn và biết nhiều thêm về chuyện những người nữ yêu nước trẻ tuổi Soviet đã chiến đấu vì Tổ quốc như thế nào trong những năm tháng thử thách khó khăn.

* * *

Mỗi dịp lễ tôi cảm giác dường như điện thoại đang đổ chuông, và tôi nhất định sẽ nghe thấy tiếng nói thân thương của Zhenya Rudneva hoặc giọng một đồng đội vinh quang khác cùng trung đoàn của tôi - Glafira Kashirina.


Ngôi mộ trong công viên Lenin tại thành phố Kerch trong đó có Zhenya Rudneva, được E.Rachkevich xác định năm 1966.

Bằng lý trí tôi hiểu - họ không gọi. Zhenya Rudneva, Evdokia Nosal, Tatyana Makarova, Olga Sanfirova, Vera Belik, Glasha Kashirina đã chết, mà những người đã chết sẽ không trở về với người còn sống.

Nhưng tôi biết cả những điều khác nữa. Tên lửa đang được phóng lên không gian, dòng điện Bratsk đang cháy sáng, các nhà khoa học miệt mài trên những kính hiển vi - cuộc sống đang tiếp tục. Chính cuộc sống ấy, một phần của nó là những người bạn gái đã sớm rời bỏ chúng ta và đáng ra đã có thể trở thành tuyệt đẹp, hàng ngàn và hàng ngàn người như họ không còn đứng dậy được trong trận chiến đấu đến cùng chống lại chủ nghĩa phát xít.

Đối với chúng tôi, những người mà tuổi trẻ bị chiến tranh đốt cháy, những gì trải qua sẽ không bao giờ trở thành lịch sử. Nó - là quá khứ và hiện tại của chúng tôi, là niềm vui và nỗi đau, là cuộc sống và hạnh phúc của những con đường khó khăn.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=lCWFwwczAS4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=lCWFwwczAS4</a>
Bài hát trong phim của Evgenya Zhigulenko kể về các đồng đội trung đoàn mình (năm 1984): "Những nữ phù thủy đêm đang ở trên trời"

HẾT (PHẦN 1)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2015, 06:59:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2015, 11:54:14 pm »


Irina Kaliteevskaya
Aleksei Lukin

Chuyên gia vật lý tia vũ trụ — kể về các trung đoàn nữ không quân, các trận ném bom đêm, các nữ nghệ sĩ, bức thư gửi Stalin viết bằng máu trên vải áo sơ mi, các thí nghiệm khoa học trong đường tàu điện ngầm và về việc, tại sao chiến tranh — không phải là điều chủ yếu trong tiểu sử.



Ngày 22 tháng 12 năm 1919 - sinh tại thành phố Dankov tỉnh Ryazan (nay thuộc vùng Lipetsk)
Những năm 1920 - gia đình chuyển đến Smolensk, sau đó tới Egorevsk
Mùa hè 1931 - sau cái chết của cha, cùng mẹ chuyển đến Nicholo-Pogoreloye
1932 - chuyển đến Moskva
1938 - tốt nghiệp trường phổ thông thực nghiệm mang tên Radishchev và nhập học khoa Vật lý MGU
Tháng 10 năm 1941 - tự nguyện nhập ngũ; gia nhập nhóm phi công nữ dưới sự chỉ huy của Marina Raskova
Tháng 2 năm 1942 - được bổ nhiệm tham mưu trưởng trung đoàn KQ ném bom đêm 588 sử dụng máy bay U-2 (năm 1943 trung đoàn được nhận danh hiệu cận vệ, và được đổi tên thành trung đoàn máy bay ném bom cận vệ 46)
27 tháng 5 năm 1942 - ra mặt trận trong đội hình trung đoàn
Tháng 10 năm 1945 - được xuất ngũ và trở về với khoa Vật lý MGU
1946 - kết hôn với Dmitry Pavlovich Linde
02 tháng 5 năm 1948 - sinh con trai Andrey
1949 - tốt nghiệp Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva
1950 - bắt đầu làm việc tại bộ môn tia vũ trụ và vật lý vũ trụ Khoa Vật lý MGU
21 tháng 5 năm 1951 - sinh con trai Nikolai
1962 - bảo vệ luận án phó tiến sĩ
1976 - bảo vệ luận án tiến sĩ
2005 - người chồng qua đời

Bố tôi được sinh ra ở Smolensk. Cha ông là một trong những người làm công, nhưng làm việc tận tụy và được phong đến danh hiệu quý tộc. Ông qua đời khi cha mới chỉ một năm tuổi, và để lại cho bà tôi, người ngồi bán hàng trong một quầy rượu vang, bảy đứa con - hai cậu con trai và năm cô con gái, - ngoài ra bà còn nuôi dạy ba đứa con của em gái mình. Họ sống thế nào - tôi không biết, nhưng chắc chắn chật vật. Tuy nhiên, cha tôi đã vào học khoa Vật lý MGU, tốt nghiệp vào năm 1910 hoặc 1911, và ông đã được cử đến làm việc tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Ryazan, mà sự tồn tại của nó trước đó ông không hề biết. Tại Dankov cha dạy vật lý ở trường trung học phổ thông, và đã gặp mẹ tôi ở đó - bà là nữ giáo viên tiếng Nga.

Ông ngoại thuộc dòng họ Lomonosov. Ông không biết chữ, sống trong một ngôi làng gần Dankov nơi xung quanh không ai biết đọc, biết viết, cũng chẳng ai cần. Còn ông muốn, và bắt đầu học một cách lặng lẽ. Sau đó, ông lấy trộm tiền mẹ và đi đến một ngôi trường gần Ryazan, nơi người ta nhận dạy các trẻ em nghèo. Học xong ông về nhà và trên đường đi ông gặp bà ngoại. Mà bà thì rất xinh đẹp nên ông lập tức phải lòng bà, kết hôn với bà rồi trở lại Dankov. Họ đã có tám mặt con - ba người con trai và năm cô con gái. Lo kinh tế và chăm sóc con là bà, còn ông thì chỉ say mê vẽ, làm thơ, nuôi ong, làm đàn violin, dàn dựng các vở diễn trong nhà hát, chỉ huy dàn đồng ca nhà thờ, và thậm chí mở trường học tại Dankov mang tên ông - trường Shevlyakovskaya. Cả ba người con trai của ông đều nhận được một nền giáo dục rất tốt. Mẹ tôi tốt nghiệp trung học và trường dòng giáo phận, trở thành một giáo viên.

Bố mẹ tôi kết hôn, và năm 1913, chị gái của tôi Zhenya ra đời, năm 1919 - là tôi. Sau đó, bố mẹ tôi chuyển đến Smolensk. Bố dạy học, nhưng gia đình không sống ở đó - không có căn hộ, chỉ một tầng hầm, mẹ và bà ngoại quan hệ lục đục. Lúc đó, có thông báo trên báo chí rằng tại Yegorievsk người ta mở trường đại học, tuyển giáo viên đến làm việc ở đó. Bố mẹ đến Egorievsk - nhưng chưa thấy họ khai trương gì cả, và cha bắt đầu tới làm việc trở lại ở trường trung học, mặc dù cha thực sự muốn làm việc ở trường đại học. Vì vậy, khi quãng những năm 1931-1932 có thông báo rằng trên đoạn đường giữa Moskva và Smolensk, mang tên Nicholo-Pogoreloye, người ta mở một trường đại học (Viện cây kéo sợi vùng lãnh thổ phía Tây, mở vào năm 1930; từ năm 1933 - Trường Kỹ thuật Nông nghiệp cơ bản vùng lãnh thổ phía Tây thuộc Bộ Dân ủy Nông nghiệp và Ruộng đất Liên Xô - BBT), cha đã viết đơn gửi đến đó, và ông được tuyển dụng.

Người ta tiếp nhận chị gái của tôi vào viện đại học này, thời điểm đó chị đã hoàn thành chương trình học phổ thông mười năm - điều đó rất quan trọng, bởi vì con cái giới trí thức thời đó không được nhận vào học đại học, và ở đây chị được nhận với tư cách là con gái của một giảng viên.

Zhenya và cha đến Nikolo-Pogoreloye, mẹ tôi và tôi ở lại Yegorievsk một thời gian, chúng tôi cần phải đến sau. Vào mùa đông, mẹ tôi đến đó kiểm tra xem hai bố con sắp xếp nơi ăn chốn ở thế nào, mẹ bị cảm lạnh nặng, khi trở lại Egorievsk thì ốm liệt giường. Tôi chỉ mới 11 tuổi lúc đó. Tôi đi chợ, chuẩn bị, làm đỡ việc mẹ, phục vụ mẹ, còn mẹ dạy tôi cách làm sạch gà, cách nấu món ăn thịt gà, tóm lại là cách làm việc nội trợ thế nào. Chuyện đó thậm chí còn làm tôi cảm thấy thú vị - nó giống như một trò chơi. Khi cuối cùng mẹ tôi dậy được, anh trai của mẹ, một bác sĩ tiết niệu ở Leningrad, gọi mẹ tới Zheleznovodsk, tới một phòng khám tiết niệu lớn. Và chúng tôi đã đến Caucasus. Nhưng chúng tôi ở lại đó không lâu: qua 13 ngày, chúng tôi nhận được một bức điện chị gái tôi đánh đến, nói rằng cha tôi đã qua đời.

Bố bị một khuyết tật ở tim mà một lần ông bác, sau khi nghe tim, đã nói với mẹ tôi: "Những người bị bệnh này chỉ sống đến 22-23 năm, không hơn đâu". Nhưng nhờ mẹ chăm sóc mà cha tôi sống được đến 41 năm. Mẹ tự mình quán xuyến việc nhà, không yêu cầu cha làm việc gì - và cha tôi chỉ dạy học, còn khi ở nhà thì làm một số máy phát, máy thu... Cha chết trên bờ sông Dniepr, ông rất thích câu cá, nhưng chưa bao giờ câu được con cá nào, thế mà bỗng dưng cha câu được một con cá măng. Tôi nghĩ rằng đó là một trải nghiệm gây xúc động mạnh đến nỗi, cha đã chết ngay bên cạnh con cá măng này.


Cha mẹ của Irina Rakobolskaya: Varvara Fedorovna (họ con gái là Shevlyakova) và Vyatcheslav Afinogenovich Rakobolsky

Chúng tôi lập tức đáp tàu hỏa và đi về làm tang lễ. Và sau khi tổ chức tang lễ xong, chúng tôi chuyển đến Nikolo-Pogoreloye: chị gái học ở đó, còn việc trở lại Egorevsk đối với chúng tôi hiện không còn bất kỳ ý nghĩa nào nữa. Mẹ tôi đi làm nhân viên thí nghiệm tại một phòng thí nghiệm vật lý, còn tôi bắt đầu đi học lớp 4 tại trường phổ thông của thanh niên nông thôn. Trường không có thiết bị sưởi: tất cả chúng tôi ngồi học phải mặc áo khoác ấm, tay áo kéo dài trùm lòng bàn tay - chỉ ngọ nguậy các ngón tay, - để viết gì đó. Sau khi học được bốn hoặc năm tháng, tôi mắc bệnh lao phổi, và bị cấm đến trường. Lúc đó mẹ tôi đan cho tôi một số chiếc quần dài bằng len thô, bắt đầu cho mỗi ngày một quả táo - và cho tôi tự do làm theo ý thích. Tôi cảm thấy mình sức khỏe không tồi, và hầu như suốt cả mùa đông tôi chỉ đi xe trượt tuyết. Chúng tôi bện những chiếc lẵng tròn và nhúng chúng vào nước, sao cho chúng được phủ băng từ mọi phía. Bạn ngồi bệt vào trong lẵng, thả từ núi xuống, và nó lăn đi đâu thì lăn - không điều khiển được. Đó là một niềm vui lạ thường.

Và rồi đây - năm 1932 - năm bắt đầu nạn đói. Ngoài ra, trường đại học nơi chị tôi học tập được chuyển về Leningrad, chị tôi đi, còn mẹ và tôi ở lại Nikoko-Pogoreloye cùng nhau. Và chúng tôi quyết định đáp tàu về Moskva. Mẹ tôi có một người bạn, tên hình như là Aleksandr Petrovich Kuznetsov, ở Yegorievsk ông là hàng xóm của chúng tôi trong khu nhà tập thể. Trước cách mạng, ông làm người dọn rác, và ông cùng vợ tích cực tham gia cách mạng. Ông ấy rất đẹp trai, là người đàn ông tràn đầy năng lượng. Khi giai cấp công nhân giành chiến thắng, ông được cử làm Chủ tịch Ban chấp hành huyện Yegorievsk, sau đó ông lên ở Moskva làm bộ trưởng hay thứ trưởng gì đó. Và ông nói với mẹ tôi: "Varvara Fedorovna, hãy chuyển đến Moskva, tôi sẽ giúp cô". Nhờ ông, chúng tôi nhận một phòng trong thị trấn sinh viên, mẹ tôi được bố trí làm giáo viên mẫu giáo tại nhà trẻ. Sau đó, chúng tôi bị đuổi ra khỏi khu ký túc xá, khi ấy Aleksandr Petrovich đã cho chúng tôi mượn một phòng trong căn hộ của mình - ông với tư cách một nhà lãnh đạo trẻ có nhiều kinh nghiệm hoạt động bí mật, đã nhận được một căn hộ sáu phòng ở Moskva trên đại lộ Pokrovsky, mà ông chỉ có vợ và một con trai - và ông không biết làm gì với những sáu căn phòng.

Aleksandr Petrovich sau đó được phái đi làm việc ở Siberia, và ở đó cuối năm 1937 ông bị bắt giam. Nhưng đó là một nhóm người tinh tú, những người đã quen hoạt động bí mật. Vợ ông đã gửi vào trong tù cho ông một chiếc áo sơ mi trắng, ông lấy máu viết lên trên chiếc áo này một bức thư gửi cho Stalin và đã chuyển được cho vợ chiếc áo, còn bà vợ đã mang chiếc áo ấy lên tàu hỏa về Moskva. Và ở đây, tại Moskva, cũng theo một kênh bí mật nào đó, bà vợ chuyển chiếc áo đến được Stalin. Và Aleksandr Petrovich đã được trả tự do. Ông về đến Moskva, đã là một con người bị làm nhục, bị đánh đập, mất hết tất cả ngọn lửa nhiệt huyết. Tôi khi ấy còn nhỏ, nhưng tôi nhớ ông ấy kể cho mẹ tôi nghe mọi chuyện, giơ ra cho mẹ tôi thấy cặp chân bị đánh thành thương tật. Số phận sau này của ông ấy tôi không biết - chiến tranh đã tới, và đường đời của chúng tôi mỗi bên một ngả.

Thời ấy anh trai của mẹ tôi, Vanya, đang sống tại Moskva, ông giảng dạy tại trường phổ thông thực nghiệm mang tên Radishchev và đưa tôi vào đó học. Tại trường có các giáo viên cũ, rất giỏi, giảng dạy. Ở đây tôi chỉ gặp vấn đề với môn tiếng Đức: khi tôi đến, mọi người đã biết được ít nhiều những kiến thức nhất định, còn tôi không biết các chữ cái tiếng Latin, không biết đọc, không biết viết, không hiểu. Tôi đau khổ đến phát khóc! Nhưng cô giáo của chúng tôi có quan hệ rất tốt với bác Vanya và đã giúp tôi. Tôi có trí nhớ rất tốt vê thơ ca - tôi đến bây giờ vẫn còn nhớ rất nhiều thơ. Khi chúng tôi đề cập đến một nhà thơ hay một bài thơ nào đó, cô giáo chắc chắn sẽ gọi tôi lên bảng. Tôi đi lên và đọc thuộc lòng một cách diễn cảm. Đấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ: «Wer reitet so spät durch Nacht und Wind? » - «Ai phi nước đại, ai đang lao vội vã dưới màn sương băng giá?". Và cô giáo vì bài thơ này mà cho điểm Năm vào sổ học tập của tôi và không còn hỏi tôi thêm một lần nào trong học kỳ nữa. Vậy là, tôi học xong trung học với điểm Năm môn tiếng Đức, trong khi thật sự không biết gì đến nơi đến chốn về tiếng Đức.


"Anh công nhân và chị nông trang viên" một bức tượng nổi tiếng quen thuộc từng được trưng bày ở Hôi chợ Thế giới Paris năm 1937. Tác giả là nữ điêu khắc gia Soviet bậc thầy thế kỷ XX Vera Mukhina (1889-1937), học trò của Emile Antoine Bourdelle tại Académie de la Grande Chaumière ở Paris thời kỳ 1912-1914. Nhờ sự can thiệp của bà mà giữ được tượng đài Tự do tại thủ đô Riga Latvia, sau khi Latvia bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1940.

Ở trường trung học, tôi tham gia nhóm kịch - tôi sắm vai Donna Anna và cô chủ quán trọ trong vở "Boris Godunov" của Pushkin. Tôi rất thích nó! Một lần Vera Mukhina, có con trai học cùng chúng tôi, nhìn thấy tôi ở đâu đó và nói: "Hãy để cô giới thiệu cháu cho Androvskaya (Olga Nikolayevna Androvskaya - nữ diễn viên Xô Viết nổi tiếng, giảng viên GITIS -.Trường Đại học Nghệ thuật Sân khấu Nga - BBT), cháu phải lên sân khấu mới được". Nhưng tôi nói, "Cháu không đi". Bạn thấy đấy, thời đó là như vậy, và chúng tôi cũng là những người như vậy - tất cả những nữ diễn viên kia với những kiểu tóc xoăn, với móng tay sơn và môi bôi son dường như với chúng tôi là vô cùng phù phiếm, tất cả những điều ấy đối với chúng tôi là nhảm nhí.
...........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2015, 03:49:43 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2015, 11:47:13 am »

(tiếp)

Tôi rất muốn trở thành bác sĩ. Nhưng mẹ tôi không hề muốn tôi vào ngành y tế: anh trai và em gái của mẹ đều là bác sĩ, và bà đã thấy họ phải chịu đựng thế nào. Khi đó, tôi muốn làm đạo diễn điện ảnh, nhưng thời điểm đó VGIK không nhận người. Đi đâu? Tôi nghĩ: được rồi, cha đã tốt nghiệp khoa Vật lý, mình sẽ cũng vào đó - có lẽ đó sẽ là điều hay.


Irina Rakobolskaya và chị gái Evgenya

Thời học phổ thông tôi không yêu môn vật lý. Môn toán tôi được học khá tốt, còn môn vật lý giáo viên hay nhầm lẫn... Do tôi tốt nghiệp phổ thông xuất sắc, không phải thi - tôi đã nộp hồ sơ và được mời đến phỏng vấn. Tôi nhớ, Phó hiệu trưởng hỏi tôi: "Tại sao cô vào khoa Vật lý?" - "Bởi vì cha tôi đã tốt nghiệp khoa này". - "Được". Và tôi đã được chấp thuận.

Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên khóa tôi tập trung - và tôi kinh hoàng. Tất cả mọi người đều nghiêm túc thế kia cơ mà, họ nói chuyện về các chủ đề khoa học, còn tôi không hiểu những gì họ nói và tại sao họ nói những chuyện đó... Tôi bắt đầu học - không muốn bất cứ điều gì, tôi không thích bất cứ cái gì, tất cả mọi người đều thông minh, còn tôi là một kẻ ngốc, tôi chẳng cần điều gì. Và tôi đi trầm mình ở Yauza. Tôi từ trên bờ nhảy xuống sông, lập tức hụp đầu xuống, có lẽ đã hít vào một chút nước, vì vậy tôi có cảm giác rằng thế là hết, tôi đã chết đuối. Nhưng tôi ngẩng đầu lên, đứng dậy - nước sâu đến đầu gối. Tôi lao như tên bay ra khỏi mặt nước lên trên - và lúc đó tôi mới nhận ra một cách chính xác rằng, tôi vừa trải qua cái chết và không bao giờ trong cuộc sống của tôi, tôi có thể chấm hết cuộc sống bằng cách tự tử. Ở nhà tôi kể cho mẹ rằng các cậu bé đẩy tôi xuống sông Yauza. Rồi mọi chuyên cũng qua đi.

Tôi không thích Vật lý, nhưng tôi đã rất tích cực và bắt đầu tham gia vào công tác xã hội - tôi trở thành bí thư ban chấp hành đoàn Komsomol trường đại học. Tôi gia nhập nhóm nhảy dù. Nhảy dù - đó là một trải nghiệm không thể nào quên! Sau đó, tôi tham gia tiếp trường dạy bắn súng máy. Đó là năm 1939: chiến tranh thì chưa, nhưng sự căng thẳng đã cảm thấy, có cảm giác sắp có chuyện xảy ra, vì vậy nhiều người tin rằng cần phải học một chuyên ngành quân sự nào đó.

Ngày 22 tháng Sáu, chúng tôi có một kỳ thi của năm học thứ ba. Đúng hôm đó khi tôi đang ngồi ở chỗ bạn gái Lena, một anh bạn của chúng tôi gọi điện tới và nói, "Các cô gái, bật radio lên mà nghe, Molotov sẽ phát biểu. Có lẽ là chiến tranh với nước Đức". Không hiểu sao lập tức tôi bật khóc - tôi là cô gái rất giàu cảm xúc. Sau khi nghe bài phát biểu của Molotov, chúng tôi đến ngay Mokhovaya, vào trường đại học. Trong giảng đường Cộng sản lớn có một đám đông đoàn viên Komsomol từ tất cả các khoa, mọi người đều phát biểu vài câu, và sau đó quyết định rằng tổ chức đoàn Komsomol của MGU tự tuyên bố tổng động viên và sẽ đi đến bất cứ nơi nào mà chính phủ phái chúng tôi tới. Đầu tiên chúng tôi được cử đi thu dọn cỏ khô tại vùng Ryazan, bởi vì tất cả những nông trang viên nam ở đây là quân nhân xuất ngũ đã được động viên. Chúng tôi suốt cả mùa hè sống trong lều, thu hoạch cỏ, thu mua khoai tây...

Hồi đó tôi có hai bạn trai - Misha Levin và Dima Linde, chồng tương lai của tôi. Khi chúng tôi đến nông trang tập thể, Mishka nói với tôi: "Dima nói với tớ rằng trong khoa vật lí của chúng ta chẳng có cô gái nào ra dáng, có lẽ chỉ trừ Ira Rakobolskaya, nhưng dẫu sao vẫn không thể yêu cô ấy". Tôi cảm thấy bị tổn thương - tại sao lại không thể yêu tôi? Vâng, có lẽ tôi còn đang đỏng đảnh với anh. Sau đó, cả ba chúng tôi bắt đầu kết bạn, cùng nhau đi dạo - tôi đi ở giữa, hai người họ đi ở hai bên. Và tôi không biết tôi thích ai hơn trong hai người đó.

Mùa Thu, Trường Tổng hợp bắt đầu làm việc. Moskva thời điểm đó đang chờ quân Đức đến. Thành phố tối om, các xí nghiệp lớn đã sơ tán, Trường Tổng hợp cũng phải sơ tán. Chúng tôi hằng đêm trực trên mái nhà, bắt các "mồi lửa", mà người Đức ném từ trên xuống. Khi ấy họ chưa lấy các cô gái ra mặt trận - họ chỉ lấy bác sĩ, y tá và các điện đài viên, vì vậy chúng tôi bắt đầu học y tá. Bỗng ngày 9 tháng 10 năm 1941 từ Trung ương Đoàn Komsomol có tin điện gửi xuống Khu Đoàn qua đường điện thoại, trong đó thông báo gọi 12 cô gái tình nguyện viên vào quân đội. Đi đâu - họ chưa nói. Tôi gọi điện xuống các khoa và nói, tất cả những ai muốn tham gia, lúc 10 giờ sáng ngày hôm sau hãy đến Ủy ban Trung ương Đoàn Komsomol toàn Liên bang.

Người đến nhiều hơn số mười hai người rất nhiều. Và bạn biết không, trong số các bạn gái của tôi không có ai không đến theo lời kêu gọi tình nguyện của tôi - họ đã đến rất nhiều, nhưng không phải là những người mà tôi tin tưởng. Người ta hỏi chuyện chúng tôi: tại sao chúng tôi muốn tình nguyện nhập ngũ, cha và mẹ chúng tôi ở đâu, họ có phản đối không, chúng tôi biết làm gì và đại loại như vậy. Họ sàng lọc loại ra nhiều - Lạy Chúa, cha mẹ bị bắt hay bị gì khác nữa. Tôi nhớ học ở khoa sinh học trường chúng tôi có con gái của Evgeny Samuilovich Vargas, nhà kinh tế lớn, Viện sĩ, Viện trưởng Viện kinh tế thế giới và chính trị thế giới. Người ta không lấy cô ấy vì cô ấy là Varga - có nghĩa là cô ấy không phải người Nga. Nhưng tôi chắc chắn người ta sẽ lấy tôi, - thứ nhất, tôi rất muốn, và thứ hai, tôi là xạ thủ súng máy, thậm chí còn từng nhảy dù, bên cạnh đó còn là cán bộ đoàn Komsomol. Nào, sao lại không lấy tôi? Và người ta lấy tôi ngay, đúng là vậy.


Ngôi nhà của Irina Rakobolskaya, Fyodor Pavlovich Shevlyakov tại Dankov. Cháy năm 1936.

Sau đó mới biết rằng, hôm trước, ngày 8 tháng 10, Stalin đã ký lệnh, theo đó Marina Mikhailovna Raskova (phi công-hoa tiêu, thiếu tá, Anh hùng Liên Xô -. BBT) được giao nhiệm vụ thành lập ba trung đoàn nữ không quân. Trước đó, nhiều phụ nữ đã viết thư cho chính phủ yêu cầu lấy họ ra mặt trận - và cuối cùng Raskova đạt được điều ấy. Phi công trong số các nữ thanh niên thì rất nhiều và những phi công xuất sắc nhất - họ đang bay trong ngành hàng không dân dụng, tại các CLB hàng không, - còn hoa tiêu thì chưa có. Và Ủy ban Trung ương đoàn Komsomol tuyên bố gọi các cô gái muốn vào quân đội, để đào tạo họ thành hoa tiêu.

Lúc này, Zhenya đã đi sơ tán, còn mẹ tôi cùng với cháu trai, con trai Slava của Zhenya, đi về Dankov, và tôi ở lại Moskva một mình. Tôi nói với bác Vanya rằng, tôi sẽ vào quân đội dạy vật lý trong các trường đào tạo các chuyên gia sơ cấp. Và ông nói, "Lạy Chúa, sao vậy, họ không tìm được ai thông minh hơn cháu, mà phải lấy các sinh viên năm thứ ba cơ à?"

Ngày hôm sau chúng tôi tới tòa nhà Ủy ban Trung ương đoàn Komsomol lấy đồ. Người ta giao quân trang cho chúng tôi - áo ca-pot, ủng, mặt nạ phòng độc, mũ sắt. Đó quả là một cơn ác mộng - chẳng có thứ đồ nào dành riêng cho phụ nữ, vì vậy người ta phát cho chúng tôi quần dài nam, quần lót nam, áo ca-pot nam cỡ lớn; ủng số nhỏ nhất cũng cỡ 43.

Chúng tôi cứ nghĩ sẽ đi chiến đấu ngay, nhưng người ta đưa chúng tôi lên toa xe có sưởi ấm và chở đến thành phố Engels, tới trường phi công không quân Engels. Chúng tôi đi mất hơn một tuần. Lúc ấy cả nước đều đang trên đường đi: người ta chở các công nhân ra mặt trận, từ mặt trận người ta chở trang bị kỹ thuật về hậu phương, công tác sơ tán diễn ra khẩn trương, còn ở đây - cả một đoàn tàu chở các cô con gái nào đó. Trong toa sưởi có các dãy giường hai tầng có nệm, trong góc giữa các dãy giường - một chiếc thùng tròn có nắp đậy chứa các đồ thiết yếu và bình nước. Không hiểu sao chúng tôi gọi chiếc thùng ấy là Seriozha, chúng tôi hay nói: "Tôi tới chỗ Seriozha".

Cuối cùng người ta cũng chở chúng tôi tới được Engels. Chúng tôi ra khỏi xe lửa vào lúc sáng sớm, người ta tập hợp đội hình chúng tôi, các cô gái đầu tóc rối bời phủ đầy bùn đất, mặc những chiếc áo ca-pot thùng thình, đi những đôi ủng thô kệch, và đọc mệnh lệnh №1: tất cả các cô gái cắt tóc theo kiểu con trai - "Tóc ngang tai từ trước ra sau". Bím tóc chỉ có thể để với sự cho phép của đích thân Raskova. Nhưng ai lại đi xin xỏ Raskova chỉ vì chuyện ấy? Đến bây giờ tôi vẫn để tóc như vậy - tóc để ngang tai từ phía trước.

Chúng tôi, các sinh viên, tất cả được phân công vào nhóm hoa tiêu. Chúng tôi học điều lệnh, học bay trên máy bay ... tất nhiên, một lần nữa tôi lại làm bí thư Komsomol - tôi là một cô gái rất tích cực.

Khi chúng tôi còn học, những tiếng cười rộ, những lời bông đùa luôn đồng hành cùng chúng tôi. Ba cô gái tổ chức thành một nhóm biên tập và bắt đầu cho ra tờ báo tường "Cá Sấu" - chúng tôi vẽ và viết trên trang báo tường những bài thơ vui nhộn. Và xuất bản những tờ "Cá sấu" ấy suốt chiến tranh - các bạn gái của chúng tôi ở bên cạnh đỏ mặt tía tai vì cười, còn chúng tôi cứ tiếp tục trò đùa. Ví dụ, tôi viết một bức thư cho Dima, chồng tương lai của tôi, rồi chúng tôi gửi nó cho người yêu của một cô gái khác, còn bức thư của cô ấy thì gửi cho Dima. Rồi sau đó nhận được trả lời: "tôi đã nhận được lá thư của bạn - có lẽ bạn nhầm rồi". Và chúng tôi cười ngặt nghẽo vì những chuyện ấy! Ôi, các cô gái, thật là nghiêm túc quá đi thôi.


Irina Rakobolskaya tại Dankov

Từ số các cô gái chúng tôi, người ta chọn ra thành lập một trung đoàn máy bay tiêm kích là trung đoàn đầu tiên, còn trung đoàn của chúng tôi - trung đoàn thứ hai - và mang số hiệu 588 (tổng cộng đã thành lập ba trung đoàn nữ không quân - №586 (máy bay tiêm kích), №587 (máy bay ném bom bổ nhào) và №588 (máy bay ném bom ban đêm)); trung đoàn chỉ bao gồm toàn nữ, trong đó có I.V.Rakobolskaya - BBT). Mọi người đều được phân công theo chức trách và hình thành một ban tham mưu. Tôi hoạt động tích cực đến nỗi người ta ngay lập tức bổ nhiệm tôi làm tham mưu trưởng. Tôi đến gặp Raskova và nói : "Tôi muốn bay!". Còn Raskova trả lời: "Tôi không thích nói chuyện kiểu dân sự".

Tất cả là thế. Tôi hoàn toàn choáng váng vì chuyện này. Phải hiểu: toàn bộ những người bạn gái của tôi đều ở trong nhóm hoa tiêu còn tôi - tham mưu trưởng, trung đoàn phó. Nghĩa là tôi nói - tất cả phải làm theo; bạn gái của tôi phải đứng dậy khi tôi đi vào. Và họ thì không muốn. Katya Ryabova thời đó đã nói: "Cậu biết đấy, tôi không thể nghe lọt tai khi cậu hét:"Ryabova lên gặp tôi!" Tôi muốn tôi có thể đùa bỡn với họ, nói chuyện với họ, và đồng thời ra mệnh lệnh mà họ phải thực hiện. Và như thế là không thể. Rất khó khăn! Những ngày đầu tiên tối nào tôi cũng khóc. Cứ như vậy khá lâu, cho đến khi những người mới đến trung đoàn chúng tôi, với họ tôi đã là một tham mưu trưởng thực thụ. Sau đó, tôi đã học được cách đi dạo với Katya Ryabova trên sân bay giữa các chuyến bay, và hỏi cô yêu ai ở đằng ấy, rồi sau đó hét: "Ryabova lên gặp tôi!" - và cô ấy lên ngay, đúng như phải vậy.

Một lần, khi chúng tôi đang chuẩn bị bay ra mặt trận, có một đêm rất khó khăn, tuyết rơi khủng khiếp, gió, và trong một chuyến bay huấn luyện phi hành đoàn của hai máy bay (bốn nữ) đã chết. Và tôi với tư cách tham mưu trưởng, phải làm báo cáo tại sao lại xảy ra chuyện đó, phải làm các biên bản. Tôi vẫn còn chưa biết làm thế nào, khi đó Raskova đích thân hướng dẫn tôi. Đối với tôi cuộc chiến tranh bắt đầu như vậy đấy.

Cuối cùng, trung đoàn của chúng tôi được gửi đến Phương diện quân Nam. Bộ đội đang rút lui. Bộ binh của chúng ta chạy tán loạn như đám đông vô tổ chức. Chính tôi tận mắt thấy, một người lính đi như thế nào, còn một phụ nữ chạy bên cạnh và túm lấy vai anh, anh gạt chị ta ra, sau đó từ trong ngực áo anh ta một con gà mái bay ra. Nghĩa là anh ta bắt con gà mái ở trong một làng đi qua rồi chạy. Cần phải sống bằng cách nào đó. Quân Đức ném các toán đổ bộ xuống các địa điểm nhỏ: 10 người một toán đổ bộ - và thế là địa điểm đã  bị chiếm. Còn chúng tôi thường không biết nơi nào của quân ta, nơi nào của quân Đức.

Ngoài mặt trận người ta đón chúng tôi rất bực tức. Tôi còn nhớ vị sư đoàn trưởng, khi tiếp nhận chúng tôi ông nói: "Ôi Chúa ơi, sao lại trừng phạt tôi thế này? Phương diện quân Nam thì đang rút lui, đang hoảng loạn - vậy mà đưa cả một trung đoàn toàn con gái đến đây, những cô gái chưa bao giờ bay ra khỏi những dàn đèn chiếu, chưa biết chở hai người trong cabin thứ hai. Nói chung, họ có thể là những phi công tốt, nhưng vẫn còn là các cô bé..."

Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng người ta cung cấp cho các cô gái chúng tôi những mục tiêu giả để chúng tôi làm thử. Nhưng một trong những phi hành đoàn của chúng tôi đã không trở về ngay từ lần xuất kích đầu tiên. Vì không có bắn nhau, chúng tôi cứ tưởng rằng các cô gái đã cãi cọ nhau hoặc làm sai một điều gì đó và tự làm máy bay mình rơi, chứ không ai bắn hạ họ. Khi chiến tranh đã kết thúc, một bức thư từ làng này được gửi đến báo "Sự thật" trong đó viết: "Trong thời kỳ chiến tranh, vào một ngày nào đó, một chiếc máy bay bị bắn rơi tại làng chúng tôi. Khi bọn Đức bỏ đi, chúng tôi lén đến chỗ máy bay và thấy hai người phụ nữ đã chết - một có mái tóc thế này, người kia cũng như vậy. Chúng tôi chôn cất họ, nhưng không biết họ là ai. Xin hãy công bố trên cả nước để xác định nhân thân của họ và để các bà mẹ của họ biết rằng họ đã hy sinh, mà không phải bị bọn Đức bắt làm tù binh, và có thể đến thăm mộ của họ". Bức thư này được tờ "Sự thật" gửi ngay cho chúng tôi. Chúng tôi đã gửi người tới làng này - và phát hiện ra rằng quả thực đó là hai cô gái của chúng tôi.


Máy bay Po-2 có ghi dòng chữ: "Chúng ta báo thù cho Dusya Nosal". Biên đội trưởng Dusya Nosal hy sinh ngày 23 tháng 4 năm 1943

Các chàng trai của các trung đoàn khác xử sự với chúng tôi lúc đầu rất cảnh giác, họ gọi chúng tôi là "trung đoàn Dunka" (trung đoàn trưởng của chúng tôi là Evdokia Bershanskaya) và chỉ độc cười nhạo chúng tôi. Chúng tôi tức lắm - họ phải phục vụ quân đội theo nghĩa vụ, còn chúng tôi đi theo tiếng gọi của trái tim. Và chúng tôi luôn cố gắng bay nhiều hơn cánh con trai. Ví dụ, ở stanitsa của dân Chechnya tại Assinovskaya có sân bay và gần đó - là một khu vườn lớn. Chúng tôi kéo đuôi máy bay giấu vào vườn, để các cành táo phủ kín sao cho chúng tôi không bị phát hiện từ trên không, còn mỗi buổi tối tất cả các kíp bay đều đến ngồi sẵn vào máy bay của họ. Trên cánh đồng đậu sẵn chiếc máy bay trinh sát thời tiết, cứ nửa giờ hoặc một giờ một lần phi công cất cánh lên không bay thám sát thời tiết, xem có sương mù hay không. Khi sương mù tan, cô ấy nói: "Ổn cả, các bạn có thể bay". Và chúng tôi bắt đầu công tác chiến đấu. Còn nam giới chẳng bao giờ ngồi trên máy bay: khi thời tiết không bay được thì họ ngủ. Khi có thể bay, họ được đánh thức bằng báo động - và trong khi họ xỏ chân vào quần dài, trong khi người ta chuẩn bị máy bay cho họ, trong khi họ phóng xe đến sân bay, chúng tôi toàn trung đoàn đã kịp xuất kích và quay về được một lần. Bởi vì họ luôn làm mọi thứ theo điều lệnh, còn chúng tôi muốn làm tốt hơn, chúng tôi muốn chứng minh rằng chúng tôi không phải các cô bé của Dunka, rằng chúng tôi muốn chiến đấu thực sự.

Chúng tôi bay trên những chiếc bắp ngô U-2, mà sau này được mang tên nhà thiết kế ra nó, Polikarpov, - và nó trở thành Po-2. Đó là chiếc máy bay hai tầng cánh đơn giản nhất, mà người ta dùng dạy bay tại tất cả các câu lạc bộ hàng không. Những chiếc máy bay này, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, được sử dụng như máy bay liên lạc, chuyển người bị thương, liên lạc với các du kích, bởi vì nó bay chậm và êm. Nếu tắt hết đèn dẫn đường trên thân, sẽ không thể nhìn thấy nó. Nếu nó bị bắn rơi, nó sẽ hạ cánh, như một chiếc dù - xuống khoảng trống trong rừng, xuống đường làng, xuống bất cứ nơi nào, bởi vì cự ly xả đà của nó ngắn, tốc độ thấp. Và bắn hạ nó không phải chuyện đơn giản: nếu bắn vào cánh - sẽ gây ra lỗ thủng, còn chẳng được gì hơn. Để nó bốc cháy, cần phải có mồi lửa bắn trúng nó - quả thật, máy bay sẽ cháy ngay, vì nó làm bằng gỗ.

Năm phút một lần chúng tôi cho một chiếc máy bay xuất kích - không thể bật hệ thống đèn dẫn đường trên thân để bay theo đội hình. Khi tất cả các kíp bay đã cất cánh, chiếc máy bay đầu tiên quay về, chúng tôi tiếp xăng và treo các trái bom mới cho nó. Ban tham mưu luôn trực chiến trên sân bay: trung đoàn trưởng Bershanskaya và tôi hoặc cấp phó của tôi. Chúng tôi nhận báo cáo từ các kíp bay vừa về - họ nói với chúng tôi: "Tôi đã ném bom xuống điểm này, ở đây có các bồn chứa lớn, rõ ràng là chứa xăng, từ chỗ ấy cao xạ bắn lên như thế, đây các đống lửa cháy, đây quân đổ bộ đổ quân, đây các tàu cao tốc đang vào gần..." Chúng tôi điều chỉnh mục tiêu cho các phi hành đoàn tiếp theo. Và cứ như vậy suốt đêm. Trong một đêm chúng tôi kịp thực hiện nhiều phi vụ hơn so với cánh nam giới. Rồi suốt buổi sáng chúng tôi tổng hợp và viết báo cáo tác chiến tóm tắt - đã bay đến đâu, ném bom chỗ nào - sau đó nằm ngủ, nếu có thời gian.
.......
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2015, 07:29:15 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2015, 09:42:07 pm »

(tiếp)

Tổng cộng, trung đoàn của chúng tôi ban đầu có 115 người, biên chế hai phi đội. Đến cuối chiến tranh, 32 cô gái của chúng tôi đã hy sinh, thêm hai người chết bệnh. Tuy nhiên, khi kết thúc chiến tranh, chúng tôi có 230 người. Nhìn chung, trong không quân thường có chuyện như sau: trung đoàn ra mặt trận, sau một tháng gần như họ bị tiêu diệt hết, khi đó một hoặc hai phi hành đoàn còn lại được gửi về hậu phương, họ được trang bị các máy bay mới, đào tạo lại phi công , tuyển người mới - và quay trở lại mặt trận. Nhưng chúng tôi không muốn như vậy - ai ở hậu phương sẽ tuyển các cô gái cho chúng tôi? Chúng tôi tự làm tất cả mọi thứ, ngay ở mặt trận. Đồng thời với hoạt động chiến đấu, chúng tôi cũng có một trường đào tạo. Chúng tôi đã đào tạo chuyển loại các hoa tiêu của mình thành phi công, kỹ thuật viên - thành hoa tiêu, còn kỹ thuật viên thì lấy các cô gái ở trong làng.

Một lần Vershinin, tư lệnh tập đoàn quân KQ 4, có mặt trong một cuộc họp đảng ở trung đoàn chúng tôi và nói: "Các cô gái, các cô là những người phụ nữ đẹp nhất thế giới. Bởi vì vẻ đẹp thực sự không nằm ở các đôi môi tô son và đôi mắt kẻ màu, mà nằm trong sức mạnh tinh thần to lớn các cô mang vào cuộc đấu tranh của các cô cho hạnh phúc của Tổ quốc chúng ta". Điều đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ. Điều đó làm chúng tôi ngày ấy thực sự xúc động. Và nó bắt đầu tạo nên vinh quang cho trung đoàn chúng tôi. Các tư lệnh phương diện quân muốn thấy phép lạ ấy là gì - một trung đoàn toàn những cô gái, bay tốt hơn so với nam giới, thực hiện nhiều phi vụ hơn và họ đã bắt đầu đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Mà để đề cử danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho các phi vụ trên máy bay Po-2 chỉ có thể giới thiệu người phi công hay hoa tiêu đã thực hiện từ 500 phi vụ thành công trở lên. Phải là các phi vụ thành công!


Trái sang phải: Hoa tiêu trung đoàn Sofia Burzaeva, trưởng tiểu ban tác chiến ban tham mưu trung đoàn Anna Elenina, tham mưu trưởng trung đoàn Irina Rakobolskaya

Khi giai đoạn tấn công bắt đầu, và chúng tôi đi từ Vladikavkaz đến Kuban, đôi khi chúng tôi ghé vào các ngôi làng chúng tôi từng dừng chân khi rút lui.

Và người dân nói với chúng tôi, người Đức đã nói với họ rằng các cô gái đang bay và ném bom - là những tên tội phạm và họ ra mặt trận bởi vì người ta hứa sẽ xóa bỏ tội trạng hình sự cho họ. Người Đức gọi chúng tôi là những phù thủy đêm. Đến lúc ấy những người anh em đã thôi gọi chúng tôi là "trung đoàn Dunka" mà nói "các cô em gái". Còn cánh bộ binh viết cho chúng tôi là "các nàng Marusya của chúng tôi".

Một lần chúng tôi ở Terek. Ở đó phòng tuyến của chúng ta không nhúc nhích một thời gian rất dài, và một nữ phi công (chúng tôi không biết ai, dù chúng tôi có thể đoán được) đã hạ độ cao sát sạt trên khu vực Terek và hét lên với các chiến sĩ của chúng ta: "Các anh ngồi đấy làm cái quỷ quái gì vậy mà không tấn công?! Chúng tôi bay, ném bom cho các anh ở đây, còn các anh cứ ngồi lì một chỗ!" Mà nói từ trên xuống khi bạn thu hết cửa ga, tất cả sẽ nghe rất rõ. Vào buổi sáng, tiểu đoàn này đã đứng lên, bước vào trận đánh. Chúng tôi không biết gì về chuyện này, nhưng sau đó nhận được một lá thư từ người chỉ huy bộ binh: "Hãy tìm người phụ nữ đã từ trên hét xuống đầu chúng tôi" - ông ấy muốn cảm ơn cô đã thông báo. Trong một dịp khác, khi chúng tôi ở Kerch, quân đổ bộ chúng ta đã đổ bộ xuống Eltigen, và người Đức bao vây cắt lìa họ khỏi quân ta. Chúng tôi bay, chở đến đó thực phẩm, mìn, thư từ, báo chí, khoai tây. Khi đội đổ bộ ấy thoát khỏi vòng vây và đi qua Taman, họ luôn miệng nói: "Các cô gái, cảm ơn các bạn!" Nhưng nam giới cũng bay đến đấy thế thì tại sao họ biết được ở đây có các cô gái? Hóa ra các chàng trai bay đến, thả hàng và bay đi, còn các cô gái hạ độ cao và kêu lên với họ: "Ở dưới cẩn thận! Bắt khoai tây!", hoặc: "Xin chào! Mìn để đâu đây?", hoặc:" Chúng tôi xin chào các bạn" Và người sư đoàn trưởng sư đoàn đó sau này viết rằng những giọng nữ vui vẻ từ trên không kia đối với họ còn quý hơn các quả bom mà họ mang! Họ chỉ phiền lòng ở chỗ chúng tôi thả cho họ khoai tây sống - ở đó họ không thể nấu chín được khoai, không thể đốt lửa.

Sau khi trở về Moskva từ nơi sơ tán, mẹ tôi làm quen với cha mẹ các đồng đội cùng trung đoàn chúng tôi. Họ đến thăm nhau: nhận được thư từ ai - họ đi nói chuyện cho những người khác biết. Khi ở trung đoàn chúng tôi xảy ra chuyện Zhenya Rudneva bị bắn cháy trên bầu trời Kerch, tôi đã viết tin này báo cho mẹ tôi. Nhưng mẹ cô ấy không nhận được bất cứ lá thư nào - người ta sợ báo tin cho bà biết việc Zhenya đã chết. Và mẹ của Zhenya đến chỗ mẹ tôi: "Bà không biết chuyện gì sao?" Mẹ tôi sau này kể: "Mẹ nhìn vào mắt bà ấy mà không thể nói. Mẹ biết Zhenya đã chết, và mẹ cô ấy chưa biết".

Sau chiến tranh một phóng viên Tây Ban Nha đến chỗ chúng tôi và hỏi: "Tại sao các bạn lại ra mặt trận? Bởi các bạn không bắt buộc phải làm điều đó. Các bạn đi bảo vệ ai? Stalin ư?" Nhưng chúng tôi không chiến đấu vì Stalin. Chúng tôi không mang ảnh của ông đi theo trước mình và chưa bao giờ viết dù trên các máy bay, hay dù ở đâu dòng chữ "Xung trận vì Stalin!" Chúng tôi hiểu hết. Chúng tôi biết ông ấy đã giết chết toàn bộ giới lãnh đạo quân sự tinh hoa của chúng ta, đã xử bắn những tổng tư lệnh ưu tú nhất. Chúng tôi là những cô gái biết suy nghĩ. Chúng tôi chiến đấu vì những con người của chúng tôi, đã hy sinh gần Moskva và xa hơn nữa trên khắp nước Nga, những người mà người Đức đã thủ tiêu trong các phòng hơi ngạt. Chúng tôi đã thấy các phòng hơi ngạt này ở Krasnodar - nó là chiếc xe cứu thương, ngoài sơn chữ thập đỏ. Người Đức cho những người bị thương của chúng ta lên đó và xả hơi ngạt vào. Còn tử thi sau đó bị họ ném xuống con hào đâu đấy. Chúng tôi biết người Đức đã hãm hiếp các cô gái của chúng tôi như thế nào khi họ ở trong các ngôi nhà gỗ, chúng tôi đã thấy những gì họ đã làm với người dân.

Còn khi chúng tôi vào Đông Phổ, chúng tôi đã thấy những binh sĩ của chúng ta, những người mang trong túi áo của mình một mảnh giấy ghi địa chỉ của một người Đức đã từng ở trong nhà anh, hãm hiếp con gái anh, giết chết vợ anh. Chúng tôi tiến vào nước Đức với khẩu hiệu "Chúng ta tới như những người báo thù!". Nghĩa là, người ta kêu gọi chúng ta trả thù. Nhưng thời gian đầu tiên, nói chung, chúng tôi không gặp ai - tất cả họ đã ra đi. Tại Đông Phổ có những ngôi làng nhỏ với những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi; ở đó, lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy tủ lạnh, đó là năm 1945. Phía trên mỗi chiếc giường treo một phiên bản lớn bức tranh Madonna và chúa hài đồng. Chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu của một cuộc sống khác. Và tất cả đều trống rỗng hoang vắng. Trên con đường mà chúng tôi đi, vung vãi những chiếc xe đẩy trẻ em và bay đầy lông chim - rõ ràng, họ mang theo những chiếc đệm lông chim. Trên núi có những đàn bò đen-trắng khá lớn, chúng đã chết vì không ai vắt sữa cho chúng. Chỉ có một lần trong một ngôi làng, tôi nhìn thấy một người phụ nữ Đức, cô ta nằm và đã chết. Quang cảnh là như vậy, khi chúng ta chưa tiến tới phòng tuyến Danzig (sau năm 1945 - Gdansk - BBT). Ở đó có hàng ngàn người Đức.

Sau đó, khi chúng tôi vào một điểm dân cư lớn, nơi có rất nhiều người Đức, và người ta bắt đầu giết họ và hãm hiếp phụ nữ, lập tức có lệnh khẩn từ trên đưa xuống - không được trả thù. Nhưng các cậu trai đội đèn chiếu phòng không đã kể với tôi rằng, có, người ta tìm phụ nữ và hãm hiếp họ lần lượt, một, hai, ba - một, hai, ba. Còn tôi đã nhìn thấy một cảnh tượng không thể nào quên: chúng tôi lái xe đi trên đường, ở đoạn cua có một chiếc xe công vụ cỡ lớn, bên cạnh chiếc xe - một bà già, trên người bà có đôi hài mũi cong ngược lên ... và những người lính của chúng ta leo xuống từ chiếc xe ấy - họ bắn tất cả những người trong xe một cách lần lượt. Và bà ấy vẫn đứng, không ngã mà không hiểu tại sao. Không một tiếng kêu, không một tiếng ồn. Họ đã giết cả bà già như vậy đấy. Trong các ngôi làng nhiều lần người ta tìm thấy trên gác xép những trẻ em bị treo cổ và bà già đã tự tử - bà treo cổ các cháu của mình, để chúng không rơi vào tay những binh sĩ Xô Viết. Nhưng nếu như, khi chúng tôi ngồi vào bàn ăn trưa, có một người Đức đi đến bên bàn chúng tôi, chúng tôi sẽ cho họ ăn. Và họ đối xử với chúng tôi rất thiện ý. Tôi chưa bao giờ thấy người Đức có bất kỳ kiểu chiến tranh du kích nào. Người ta vẫn nói rằng có, nhưng tôi không nhìn thấy. Vậy là những người khác nhau có thái độ ứng xử khác nhau và chịu đựng theo cách khác nhau.


Tham mưu trưởng trung đoàn KQ 588 Irina Viacheslavovna Rakobolskaya

Khi chúng tôi ở Đông Phổ, một lần Rokossovsky đến trung đoàn chúng tôi để trao các ngôi sao Anh hùng Liên Xô. Ông tò mò ngắm - một trung đoàn cận vệ, rất nhiều anh hùng, nhưng toàn các cô gái. Trung đoàn tập trung tại một hội trường lớn, trung đoàn trưởng Bershanskaya, Rokossovsky và năm tướng lĩnh ở trong một căn phòng riêng, chờ đợi. Tôi đi vào căn phòng đó để báo cáo Bershanskaya biết hội trường đã sẵn sàng - đột nhiên Rokossovsky đứng dậy, và tất cả các vị tướng làm theo ông. Tôi nói với ông: "Đồng chí cho phép tôi báo cáo trung đoàn trưởng chứ?" - "Báo cáo đi". Tôi báo cáo. Họ vẫn đứng. Sau đó, ông nói với tôi: "Đồng chí ngồi xuống". Tôi ngồi xuống. Khi đó tất cả bọn họ mới ngồi xuống. Chao ôi, tôi nghĩ rằng tôi sẽ chết mất. Họ đứng trước mặt tôi như đứng trước một người phụ nữ. Tôi vẫn là một người phụ nữ, hóa ra là vậy! Để tham mưu trưởng sư đoàn hoặc sư đoàn trưởng đứng dậy trước tôi, - đừng có mơ bạn nhé! Còn Rokossovsky là nguyên soái, - ông ấy vẫn đứng dậy.

Khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi được chuyển về phía nam, tới Shveybnits, một thành phố của Đức, sau này bàn giao cho Ba Lan. Tôi sống trong một căn nhà trống rỗng, chủ nhân của nó đã bỏ chạy: tên của ông ta là Von Multke, được viết trên cánh cửa ra vào. Tại Shveybnitse người Đức thực sự đã giúp chúng tôi - họ sưởi ấm phòng cho chúng tôi, họ mang đồ cần thiết tới cho chúng tôi, làm cho chúng tôi nhiều việc. Thật là điều kinh ngạc cho mọi người, khi họ thấy rằng họ không bị hiếp dâm, không bị đánh, không bị giết, không bị đốt nhà, mọi thứ diễn ra theo cách hoàn toàn khác và tốt đẹp.

Vào thời điểm đó, ở Moskva đang chuẩn bị lễ duyệt binh Chiến thắng. Tất cả các phi công cùng với máy bay của họ đã tham gia vào cuộc duyệt binh này và các lực lượng mặt đất của trung đoàn chúng tôi - các quân khí viên, các thợ cơ khí, các kỹ thuật viên - vẫn ở lại Shveybnitse. Và tôi được giao đứng đầu bộ phận này. Lúc đó, tôi đến gặp Vershinin và nói: "Vì chúng ta ở đây một thời gian dài, đồng chí đã giải quyết cho đưa vợ chồng tới. Tôi chưa có chồng, hãy cho phép tôi đưa mẹ tôi đến". Ông nói: "Cô cứ đưa cụ tới. Chúng ta vừa có một máy bay bay về Moskva, cô hãy nhờ cô gái nào đó trong số các cô gái trung đoàn đưa giúp bà cụ đến đây". Lần đó mẹ tôi lần đầu tiên trong đời được đi máy bay: "Irina, đẹp lắm, mẹ và mọi người đã bay dọc theo sông Vistula!" Và bay cùng bà trong chiếc máy bay này là kỹ thuật viên trưởng của chúng tôi, cô ấy nói với tôi: "Cậu biết không, tôi nghĩ tôi sợ đến chết khiếp. Các phi công uống quá nhiều và quậy dữ dằn - họ bay theo cái cách mà tôi nghĩ sẽ đâm ngay xuống bờ sông, sẽ chấm hết mọi chuyện ngay bây giờ". Cô ấy ngồi run lập cập, còn mẹ tôi thì xuýt xoa ngưỡng mộ.


Chính ủy Evdokya Rachkevich tiếp nhận từ Irina Rakobolskaya lá cờ của trung đoàn, để chuyển giao nó vào Bảo tàng Quân đội Xô Viết, Sveydnits, năm 1945

Năm 1945, trung đoàn bị giải tán và tôi trở về Moskva. Chúng tôi đều rất lo lắng, chúng tôi sẽ làm gì ở hậu phương, ở đấy ai cần đến chúng tôi - không tiền, không học vấn. Chúng tôi không biết chúng tôi sẽ làm việc ở đâu, chúng tôi sẽ sống như thế nào... Và lúc đó tôi đề nghị giữ tôi lại phục vụ quân đội và gửi tôi đến Học viện Kỹ thuật Không quân mang tên N.E.Zhukovsky, học năm thứ nhất. Thực tế là tôi không muốn trở lại khoa Vật lý; Dima Linde, người bạn của tôi, đang làm việc tại học viện, - anh ấy, cũng như tất cả các nhà vật lý học khóa chúng tôi, được gọi nhập ngũ khi bắt đầu chiến tranh, được gửi đến học viện để đào tạo - quân đội không có đủ kỹ sư quân sự. Dima đã tốt nghiệp học viện này, làm xong nghiên cứu sinh và đang là giáo viên giản dạy tại học viện - tôi nghĩ rằng nếu tôi học tập ở đó, anh sẽ giúp được tôi. Nhưng người ta trả lời tôi rằng không có việc gì cho phụ nữ làm trong quân đội, và cho tôi quay trở lại khoa Vật lý của mình. Tôi vẫn còn giữ được bức thư đó - vậy là trong chiến tranh tôi có thể chiến đấu, nhưng khi trở về thế giới dân sự việc ở lại quân đội là không thể.

Dima sau này kể với tôi rằng, khi ở trường phổ thông anh rất muốn trở thành diễn viên. Nhưng vì thời ấy tất cả chúng tôi cho là những diễn viên - là những người không xứng đáng, họ chỉ nghĩ đến bản thân, nên anh quyết định đầu tiên hãy tốt nghiệp một trường đại học dân sự, sau đó mới vào Nhà hát Malyi. Và khi chiến tranh kết thúc, anh đã tới đó. Tại nhà hát, họ ngắm nhìn anh và nói: "Chúng tôi sẽ nhận anh ngay lập tức, không cần bất kỳ cuộc thi tuyển nào". Anh ấy có chất giọng rất đẹp - mặc dù tôi chưa bao giờ nghe, khi có mặt tôi anh không hát, anh ấy xấu hổ. Nhưng Học viện không cho anh đi. Anh làm việc ở đó đến năm 60 tuổi hơn, rồi giải ngũ và đến một trường đại học dân sự.


Dmitri Vladimirovich Skobeltsyn (1892-1990), nhà vật lý học Nga Soviet, Viện sĩ VHLKH LX. Hoạt động trong lĩnh vực vật lý năng lượng cao. Một trong những người đầu tiên phát hiện ra positron năm 1923.

Trở về Khoa Vật lý, tôi hoàn toàn không muốn. Nhưng lúc bấy giờ ở Mỹ, bom nguyên tử bắt đầu được sản xuất, và tại Khoa Vật lý để nhanh chóng cho ra lò các nhà khoa học hạt nhân của mình, họ lập tức tổ chức một nhóm chuyên ngành về hạt nhân và lấy về đó tất cả các nhà vật lý đã học xong những năm đầu tiên và từng ở mặt trận. Họ ra lệnh cho tôi: giải ngũ và chuyển về dưới quyền điều động của Viện sĩ Skobeltsyn (Dmitry Skobeltsyn - người sáng lập Viện Nghiên cứu Vật lý hạt nhân, Moscow State University - BBT). Tôi phải quay lại trường đại học. Tôi vào nhóm hạt nhân này, ngồi nghe, mà chẳng hiểu gì - bởi vì kiến thức tôi đã quên sạch, dù xét theo điểm thì tôi học khá xuất sắc, nhưng luôn luôn chểnh mảng, quay cóp bài, phải gà bài. Và rất buồn ngủ: ở mặt trận chúng tôi đêm làm việc ngày ngủ. Còn bây giờ ban ngày thì nghe bài giảng, căn phòng ấm áp, ghế bọc da êm ái, giảng viên nói - bu-bu-bu, thầy viết một cái gì đó, và tôi thậm chí không thể, dù đã lấy tay giữ mắt, tôi vẫn ngủ thiếp đi. Sau đó tôi đi gặp bí thư đảng bộ Sergeyev và nói" "Evgeny Mikhailovich, xin hãy giúp tôi. Tôi không biết phải làm gì. Tôi không hiểu gì hết". Ông nói: "Bây giờ tôi sẽ cứu cô". Sau hai-ba ngày có một cuộc họp lớn của tổ chức đoàn Komsomol MGU, và tôi đã một lần nữa được bầu làm thư ký đoàn Komsomol trường đại học - được miễn tất cả các giờ học. Viện sĩ Ilya Mikhailovich Frank người chịu trách nhiệm về tiểu ban của chúng tôi, chạy đến gặp bí thư Đảng bộ và nói: "Anh làm gì đấy? Họ theo mệnh lệnh của Tổng tư lệnh được phái đến chỗ chúng ta!" Và Evgeny Mikhailovich cho biết: "Tôi không làm gì cả, các cô các cậu ấy đã chọn. Tôi không thể làm bất cứ điều gì chống lại các cô cậu ấy". Dẫu sao tôi đã thoát được khỏi tiểu ban hạt nhân này.

Ngay sau đó, tôi lập gia đình với Dima. Mishka, người bạn thứ hai của tôi, bị người ta bắt giam trong thời gian chiến tranh. Anh không được lấy vào quân đội, vì thị lực rất kém. Và họ cùng các chàng trai khác không thể ra mặt trận, tụ tập ở phố Arbat, làm thơ, rồi làm cả chuyện gì khác nữa - và người ta tống giam tất cả bởi vì cho rằng họ đang chuẩn bị giết những người qua đường tại Arbat. Sau chiến tranh, anh được ân xá (trong khuôn khổ cái gọi là ân xá nhân dịp chiến thắng - BBT), nhưng không được phép sống ở Moskva - anh bị đày đến Gorky. Khi tôi trở về Moskva, tôi và Dima, khi vắng mặt người thứ hai, nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi sẽ lấy nhau. Mishka sau này thỉnh thoảng ghé qua Moskva, đến thăm chúng tôi - chúng tôi vẫn là những người bạn của nhau.


Georgy Timofeyevich Zatsepin (1917-2010), nhà vật lý học người Nga, Viện sĩ VHLKH LX, VHLKH Nga. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vật lý tia vũ trụ, các hạt muy và hạt nơ-tri-nô, vật lý thiên văn neutrino. Từ năm 1945 G.T.Zatsepin làm việc tại bộ môn của Viện sĩ D.V.Skobeltsyn (1892-1990) thuộc Khoa Vật lý MGU (sau này trở thành bộ môn tia vũ trụ và vật lý vũ trụ Khoa Vật lý MGU).

Một năm sau tôi mang thai. Tiếp theo tôi có thêm thời hạn một năm vì sinh con, kéo dài một năm vì làm công tác ban chấp hành đoàn trường đại học và lặng lẽ kết thúc hai năm học cuối đại học ấy trong bốn năm. Tôi trả bài thi khi tất cả phải học lại hết. Tôi cảm thấy rất khó hiểu, tôi đã quên tất cả mọi thứ. Người đã giúp tôi là Georgy Timopheyevich Zatsepin, Yura, viện sĩ tương lai, người học trước chúng tôi hai năm thời ấy. Chúng tôi kết bạn với anh, và khi tôi tốt nghiệp đại học, anh đang làm việc bán thời gian tại Khoa Vật lý. Và tôi thấy Yura làm việc thế nào, - khi tôi tới chỗ anh trả bài. Một hôm anh hỏi tôi làm đồ án tốt nghiệp ra sao. Và tôi được phái đi đếm các electron trong một cỗ máy đặt dưới lòng đất tại ga tàu điện ngầm "Kirov" và tôi đã ngồi ở đó ôm bụng mà ngủ: tôi bật máy, nó đếm - và tôi ngủ. Sau đó, tôi ghi lại kết quả, tắt máy và đi về. Cứ thế, tôi thu thập được một lượng tài liệu lớn và không biết phải làm gì với nó. Yura nói: "Cậu phải xem bài viết này này". Tôi xem rồi lại đến gặp anh, anh lại khuyên: "Cậu phải kiểm tra thêm xem nó thế nào". Tôi đọc, rồi lại tới gặp anh... Anh bắt tôi tìm hiểu bản chất vật lý của những gì tôi đang làm. Kết quả là, tôi đã viết được một đồ án tốt nghiệp khá tốt. Nhưng nếu không có Yura, bản thân tôi sẽ không bao giờ làm được.
.........
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2015, 11:03:14 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #56 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2015, 07:14:15 pm »

(tiếp)

Trong thực tế, làm nên cuộc đời của tôi có hai người: đó là Zatsepin, người tìm cách làm cho tôi hiểu được bản chất của sự vật và Raskova, người nói với chúng tôi: "Các cô gái, phụ nữ có thể làm được tất cả mọi thứ! Các bạn sợ gì chứ? Tại sao? Nếu các bạn cho rằng các bạn đúng, hãy đi và làm bằng được điều đó".

Khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi được đề nghị làm nghiên cứu sinh. Tôi từ chối - tôi đã có hai cậu con trai nhỏ, và tôi cho rằng bây giờ là lúc phải dồn cho chúng tất cả tình yêu của tôi, sự quan tâm của tôi. Nhưng người giảng viên cần phải làm cả công tác nghiên cứu khoa học. Và một bạn gái thân của tôi khuyên tôi nên đi làm nhân viên trực thiết bị mới tại Viện Hàn lâm khoa học. Tôi đã đi. Vào mùa hè, thiết bị này cần phải di chuyển đến Pamir. Người ta đề nghị tôi đi cùng với chúng, và tôi đã làm việc suốt cả mùa hè tại Pamir (lũ trẻ và chồng tôi đã trải qua mùa hè với mẹ tôi ở Dankov). Sau đó tôi trở về Moskva, cần xử lý các kết quả, và một lần nữa Yura nói với tôi: "Ira, hãy cho tôi biết cậu thu được những gì ở đó". Tôi cho anh xem kết quả. "Những cái này, cậu có biết từ đâu ra không?" - "Không". - "Cậu hãy xem xét công việc này". Hoặc: "Cậu cần phải tìm hiểu kỹ càng kỹ thuật này". Cuối cùng tôi cũng đã viết thành một bản luận án. Và người lãnh đạo thứ hai của tôi, người đã đưa tôi đến Pamir, nói: "Tôi không bao giờ nghĩ một việc vô nghĩa như vậy lại có thể dẫn đến một công việc tốt đẹp như thế".


Các phi công Natalya Meklin và Raisa Aronova và hoa tiêu Ekaterina Ryabova,
cả ba — Anh hùng Liên Xô, Ba Lan, năm 1944


Thời gian trôi qua. Các con tôi lớn lên, lấy vợ, và tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu khoa học. Tại thời điểm này ở Mỹ, một nhà khoa học thu được một kết quả bất thường. Chúng tôi nghĩ rằng kết quả này là sai, và tôi quyết định bác bỏ nó. Nhưng để làm điều này cần có một thiết bị thí nghiệm cần thiết, mà chúng tôi không có gì trong tay để làm. Khi đó, tôi ngồi viết một bức thư gửi lên chính phủ, rằng như thế như thế, rằng tôi có thể xây dựng một thiết bị thí nghiệm và sử dụng nó để chứng minh kết quả là sai, nhưng để làm điều này tôi cần 500 tấn chì, các tấm thép cán, 5000 mét vuông phim tia X, một không gian ngầm dưới lòng đất ở Moskva và một trung tâm hiển thị... Tôi gửi bức thư cho chính phủ, không cho ai xem trước trừ Bí thư Đảng bộ Sergeyev. Rồi bỗng tôi nhận được hồi âm rằng sẽ dành riêng cho chúng tôi tất cả những thứ chúng tôi cần. Khi đó tôi nhớ đến Raskova - tại sao phải sợ? Cần phải phấn đấu. Tuy nhiên, không gian thì họ không thể cho chúng tôi. Nhưng tôi biết một người phụ nữ lúc đó đang là người đứng đầu mạng Metro của Moskva. Tôi gọi điện cho cô ấy và nói, "Xin hãy giúp đỡ, chúng tôi cần một không gian ở độ sâu đúng 10 mét, để tôi có thể đặt 40 buồng máy, mỗi cái 0,5 mét vuông". Và cô ấy tìm được cho tôi một hầm trú bom cũ tại nhà ga "Công viên Văn hóa". Vào đó chỉ có thể từ đường ray - và chúng tôi đến đó hằng đêm khi chiếc đầu máy hơi nước cuối cùng đã đi qua. Kết quả là chúng tôi đã chứng minh được tất cả mọi thứ chúng tôi muốn - và hơn thế nữa, nhà khoa học Mỹ kia đã đến hội nghị về tia vũ trụ và nói: "Tôi đã sai. Chúng tôi tính toán nền đất chưa đúng. Đó là sai lầm của tôi". Chưa có một ai trong số các nhà khoa học của chúng ta trong cuộc sống từng nói được câu: "Tôi đã lầm".

Rem Viktorovich Khokhlov, một nhà vật lý, thời điểm đó là Hiệu trưởng MGU, khăng khăng rằng tôi phải bảo vệ luận án tiến sĩ dựa trên kết quả này. Còn tôi thì không muốn - cả trường đại học tổng hợp đều biết tôi như thế, tôi từ mặt trận trở về, là chủ tịch hội phụ nữ, thành viên hội cựu chiến binh, chủ nhiệm khoa đào tạo nâng cao nghiệp vụ, thành viên hội đồng học thuật lớn, đã xây dựng phòng thí nghiệm của mình. Tôi cần cái bằng tiến sĩ ấy làm quái gì? Và tôi nói với anh ta: "Rem, tôi sẽ không bảo vệ đâu. Tôi còn sức nào nữa. Tôi vẫn đang phải làm việc. Khi nào tôi sẽ làm luận án này chứ?" Và anh ta đã xin được sự cho phép để tôi bảo vệ bằng chính công trình đã công bố mà không cần viết luận án tiến sĩ. Và sau khi nhận được danh hiệu tiến sĩ, tôi thấy chẳng có gì lạ khi cảm giác có điều gì đó đã thay đổi. Người ta bắt đầu xử sự với tôi theo một kiểu cách khang khác nào đó - mặc dù trước đây họ vẫn tôn trọng tôi.

Sau đó, tôi được trao danh hiệu nhà khoa học công huân Liên bang Nga và giáo sư công huân Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva. Tôi làm thí nghiệm, dự tất cả các hội nghị về tia vũ trụ; làm chức trách Phó trưởng bộ môn. Sau đó chồng tôi bị bệnh nặng. Anh bị mù, đi lại khó khăn. Tôi vừa chăm sóc anh vừa đi giảng bài, đi mua đồ ở cửa hàng, nấu ăn - sắp xếp thời gian để kịp làm tất cả. Khi anh đã nằm liệt và tôi không thể nâng anh dậy, cũng không đặt được anh sang giường khác, bác sĩ khi thấy tình hình thực sự rất nghiêm trọng, đã đưa anh vào bệnh viện, vào phòng hồi sức cấp cứu. Và anh nằm tại đó 12 ngày rồi qua đời. Tôi đã thuyết phục giám đốc bệnh viện cho tôi được phép đến thăm anh tại phòng hồi sức cấp cứu, và tôi đã ba lần ở bên cạnh anh trong phòng hồi sức. Lần cuối cùng anh không còn nói được gì, nhưng nhận ra tôi - anh nắm lấy tay tôi và hôn lên bàn tay.


Các con trai của Irina Rakobolskaya và Dmitri Linde: Andrey (trái, giáo sư vật lý đại học Stanford, Mỹ) và Nikolai (phải, giáo sư tâm lý học Đại học Nhân văn Moskva).

Cả anh và tôi đều đã 86 tuổi. Tôi có cảm giác rằng tôi không cần cho bất cứ ai nữa, và bây giờ tôi có thể chết. Vừa làm tang lễ cho anh xong, tôi lập tức liệt giường - tôi không muốn đi lại, tôi phải dùng thuốc an thần. Vì những viên thuốc này mà tôi quên mất cả tên của tôi và tôi là ai trên đời này, nói chung tôi đã phát điên. Sau đó, người con trai út của tôi, Kolya, lấy đi hết tất cả các loại thuốc, và không được sự đồng ý của nó, tôi không thể dùng  bất cứ loại thuốc gì. Sau đó, bộ não của tôi bằng cách nào đó cũng đã hồi tỉnh, tôi bắt đầu hình dung được một điều gì đó và thấy rằng tôi đang nằm. Sao vậy, tôi thực sự không thể đứng lên ư? Khi đó, tôi bắt đầu nắm tóc mình mà kéo. Tôi bắt đầu ngồi dậy, đi lại trong căn hộ, thậm chí ra phố khi trời ấm, ngồi trên ghế băng. Và tôi đã kéo được bản thân mình lên.

Nói chung, tôi đã sống như vậy năm năm - lúc thì không nhận ra bất cứ điều gì xung quanh mình, lúc thì tự mình đứng lên. Trong thời gian này tâm lý tôi đã thay đổi - tôi không còn nghe những tin tức mới nhất, tôi không quan tâm những gì đang xảy ra. Cần gì phải lo lắng rằng bạn có thể đảm đương được hay không. Mà nếu bạn không thể thay đổi thời tiết - mặc xác nó đi, bạn sẽ làm sao, chẳng nhẽ buồn phiền vì thời tiết ư? Rất nhiều điều trong cuộc sống cũng như vậy: bạn không thể thay đổi, nào thế thì ngồi xuống và khỏi ngó nghiêng. Bởi vậy tôi đặt chiếc TV của mình sang chương trình "Văn hóa" và chỉ xem chương trình này mà thôi.

Một trong những giáo sư của chúng tôi, một chàng trai tốt thực hành chức trách Phó trưởng bộ môn của tôi. Mỗi tối cậu ta gọi điện cho tôi và nói: "Irina Vyatscheslavovna, ngày hôm nay bộ môn chúng ta không có tin tức gì mới, tất cả vẫn bình thường", hoặc: "Galya ốm, cô ấy bị sao sao đó", hoặc: "Giáo sư nghĩ thế nào, ta làm việc này hay không làm?" Tôi cùng anh ta bàn bạc công việc, và tôi cảm thấy - dường như mình đã làm một công việc hữu ích.

Một trong những con trai của tôi, Andrey, sống ở Mỹ, nó là một nhà vật lý nổi tiếng. Và đứa thứ hai, Kolya, làm công tác tâm lý học ở đây, ở trong nước, nó đã phát minh ra một phương pháp điều trị mới. Andryusha có hai con trai, còn Kolya - hai con gái và một con trai. Con gái cả của nó kết hôn với một người Ý và hiện đang sống tại Ý, cháu có hai con - hai đứa chắt của tôi.

Con các đồng đội cùng trung đoàn của tôi đã thành lập hội con cái của trung đoàn. Chúng cũng như chúng tôi trước kia, tập hợp vào ngày 02 tháng 5 trong khu vườn của Nhà hát Bolshoi, và sau đó đi đến chỗ bức tường điện Kremlin nơi chôn tro di hài Raskova, đặt hoa tưởng nhớ chị. Người ta vẫn phát các buổi truyền thanh truyền hình về chúng tôi, người ta viết sách, các phóng viên vẫn đến tường thuật đưa tin về các buổi gặp mặt ấy. Sau đó, họ thuê quán cà phê, đến đó ăn, uống, hồi tưởng, chụp ảnh. Cựu binh trung đoàn chúng tôi có năm người vẫn còn sống đến giờ, chúng tôi vẫn nói chuyện qua điện thoại. Và trong số chúng tôi chỉ hai người còn đi đến dự các cuộc gặp mặt này. Mà trước đó là 50.

Năm 2002, ra đời cuốn sách "Người ta gọi chúng tôi là những phù thủy đêm", trong đó tôi và Natasha Meklin (theo họ chồng là Kravtsova), phi công cơ trưởng, nhớ lại lịch sử của trung đoàn chúng tôi. Sau đó, tôi nghĩ đến việc làm một bộ sưu tập các bài thơ được viết bởi các đồng đội của chúng tôi - thu thập chúng, và tại bộ môn của chúng tôi sẽ cho ra mắt cuốn sách. Đó là tất cả - một phần của tâm hồn tôi. Tôi tin rằng chiến tranh cần được ghi nhớ. Nhưng bạn không thể chỉ sống bằng nó. Nó đã trôi qua lâu rồi. Không thể chỉ nói: "Ồ, tôi đã chiến đấu." Thế sau đó bạn làm gì? Nằm dài trên sàn nhà à? Hay cắm mặt vào chậu xà phòng? Hoặc bạn có làm việc không? Tôi luôn cho rằng một cá nhân được sắp đặt từ hai phần - chiến tranh và cuộc sống dân sự.

Ngày 22 tháng 8 năm 2012
..........
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2015, 06:36:37 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2015, 11:55:38 pm »

(tiếp)

Ra đi từ mái trường đại học

Từ Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, theo sự động viên của Ủy ban Trung ương Đoàn Komsomol toàn Liên bang tháng Mười năm 1941, gia nhập quân đội và ghi danh vào nhóm không quân 122, nhóm sau này chia thành ba trung đoàn, là 17 cô gái từ các khoa khác nhau như sau:
Khoa Toán-Cơ
1. Rufina Gasheva
2. Antonina Zubkova
3. Praskovja Zueva
4. Inna Kalynovskaya
5. Nadezhda Komogortseva
6. Evdokia Pasko
7. Olga Radchikova
8. Evgenya Rudneva
9. Ekaterina Ryabova

Khoa Vật lý
10. Irina Minakova
11. Irina Rakobolskaya

Khoa Hóa học
12. Anna Elenina
13. Nina Slovokhotova

Khoa Lịch sử
14. Polina Gelman
15. Valentina Endakova
16. Galina Komkova

Khoa Địa lý
17. Aleksandra Makunina

Họ được phân về các trung đoàn và giữ các cương vị như sau:

Trung đoàn không quân ném bom đêm cận vệ 46:
1. Rakobolskaya Irina - tham mưu trưởng trung đoàn; trở về MGU, Tiến sĩ khoa học Toán lý, giáo sư, nhà hoạt động khoa học công huân Liên bang Nga. Còn tiếp tục làm việc.
2. Anna Elenina - trưởng tiểu ban tác chiến ban tham mưu trung đoàn; sau chiến tranh, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim đèn chiếu.
3. Evgenya Rudneva - hoa tiêu trung đoàn, Anh hùng Liên Xô; hy sinh tháng 4 năm 1944
4. Ekaterina Ryabova - hoa tiêu phi đội, Anh hùng Liên Xô; tốt nghiệp khoa Toán-Cơ, nghiên cứu sinh, phó tiến sĩ, làm việc tại trường đại học.
5. Gasheva Rufina - hoa tiêu phi đội, Anh hùng Liên Xô; tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ quân sự.
6. Evdokia Pasko - hoa tiêu phi đội, Anh hùng Liên Xô; tốt nghiệp khoa Toán-Cơ, nghiên cứu sinh, phó tiến sĩ, làm việc tại trường đại học.
7. Polina Gelman - hoa tiêu biên đội, Anh hùng Liên Xô; tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ quân sự, đã bảo vệ luận án phó tiến sĩ, giảng viên đại học.
8. Komogortseva Nadezhda - hoa tiêu, hy sinh khi bay huấn luyện năm 1942
9. Radchikova Olga - hoa tiêu biên đội; không trở về MGU.
10 Komkova Galina - đội trưởng vũ khí, sau đó là cán bộ Cục Chính trị Tập đoàn quân Không quân 4; tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Voronezh, làm công tác giảng dạy.

Trung đoàn không quân cận vệ 125 bay máy bay Pe-2:
1. Zubkova Antonina - hoa tiêu phi đội, Anh hùng Liên Xô; tốt nghiệp khoa Toán-Cơ, nghiên cứu sinh. Thiệt mạng trong một vụ tai nạn.
2. Zueva Praskovya - hoa tiêu, tốt nghiệp khoa Toán-Cơ.
3. Minakova Irina - đội trưởng vũ khí; trở về MGU, tiến sĩ khoa học Toán lý, giáo sư, làm việc tại khoa Vật lý.

Trung đoàn không quân tiêm kích 586:
1. Makunina Aleksandra - tham mưu trưởng trung đoàn; trở về MGU, tiến sĩ khoa học địa lý, giáo sư.
2. Kalynovska Inna - sĩ quan tùy tùng phi đội; làm việc tại Viện Hóa lý mang tên Karpov.
3. Endakova Valentina - sĩ quan tùy tùng phi đội, sau đó làm hoa tiêu máy bay liên lạc; trở về MGU, tốt nghiệp khoa Lịch Sử.
4. Slovokhotova Nina - chủ nhiệm hóa học trung đoàn; trở về MGU, tiến sĩ khoa học hóa học, giáo sư Hóa-Lý tại Viện Hoá Lý mang tên Karpov.

Trong số 17 cô gái, có hai người hy sinh.
Sáu cô gái được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Tất cả đã nhiều lần được trao tặng huân chương.
Sau chiến tranh 10 trên 15 người còn sống đã trở lại Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva. Bốn người trở thành giáo sư, tiến sĩ khoa học, hai người - phó tiến sĩ. Hầu hết là các giảng viên đại học.
..........
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM