Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:50:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mãi mãi tuổi mười chín  (Đọc 35746 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2017, 10:08:57 pm »

    



      XIX.




      Đối với thương binh nặng, ban đêm thường là những lúc khổ sở nhất, còn đối với thương binh đang bình phục, thời gian nặng nề nhất là chiều tối. Buổi chiều trong phòng bệnh ánh điện chiều vàng vàng, những cái bóng chụm vào nhau in khắp các góc phòng, tất cả những ai bị chiến tranh chia lìa — người chết lẫn người sống — giờ này tất cả họ đều trở về bên bạn.

      Đêm ấy, anh mơ thấy cha. Ông chỉ nhìn anh từ xa. Trông ông khác xưa, người ủ rũ, đầu húi trọc, già hẳn đi. Trong cuộc đời anh chưa hề nhìn thấy ông như vậy bao giờ. Nhưng chính lúc đó anh biết rằng, người đáng thương mang vết sẹo chạy dài quanh đầu đó là cha anh.

       Anh không được chia tay với cha. Lúc chuyện đó xẩy ra, anh đang ở trại hè thiếu nhi. Chủ nhật, như thường lệ, tất cả đều có bố mẹ tới thăm, không hiểu vì sao không ai đến thăm anh. Sau đó, vào giữa tuần, mẹ anh tới. Trông mẹ như vừa mới ốm dậy. Và mỗi lần nhìn anh, anh thấy mắt mẹ rơm rớm. Mẹ bảo cha anh đi công tác, đi rất lâu. Mãi tới khi hết trại hè, anh về nhà, nhìn thấy cánh cửa phòng thứ hai bị niêm phong, mẹ mới kể lại chuyện đã xảy ra...

      Trước đó, chưa bao giờ anh yêu mẹ như những ngày tai họa giáng xuống gia đình. Anh quyết định dứt khoát : thôi học lớp bảy, đi làm. Chắc là cha anh cũng xử sự và khuyên nhủ anh như vậy. Lianka còn nhỏ, cứ để cho em nó học tiếp còn anh đã lớn. Nhưng sau đó, bố dượng Bêzais xuất hiện. Anh không thể tha thứ cho mẹ chuyện đò: vì cha anh và vì chính bản thân mình.

       Nếu như anh đã chiến đấu trung thực, đã tình nguyện ra mặt trận khi chưa đến tuổi, nếu như anh đã vượt qua được như mọi người, thì chính đó là cha anh đã dạy dỗ anh. Đã nhiều lần anh tưởng tượng thấy mình sau chiến tranh trở về, anh sẽ đến nói, và số phận của cha anh sẽ thay đổi. Anh không biết rõ anh sẽ đến đâu, mọi việc sẽ như thế nào, nhưng anh tin : chiến tranh kết thúc, từ mặt trận anh sẽ đến, và người ta sẽ xem xét lại, sẽ hiểu rằng một sự lầm lẫn đáng tiếc đã xảy ra, cha anh không hề có lỗi. Ngay cả với mẹ, anh cũng không nói điều đó, nhưng với Atrakôvxki nhiều lần anh đã toan tâm sự. Có bận, hai người đứng bên cửa sổ gần phòng mổ, anh đã hỏi vì sao Atrakôvxki được tặng huân chương. Atrakôvxki nhìn lên ngực áo, nói: «Đây là giấy thông hành vào đời của mình đấy». Và anh cười gằn….

      Lúc này Atrakôvxki đang đi đi lại lại trong phòng, mải suy nghĩ gì đó. Còn Xtarưk đang nghiền ngẫm bên bàn cờ. Từ giường bên, trong ánh hoàng hôn, Trêchiakôv nhìn thấy rõ Xtarưk ngồi, tay chống đầu, tay mân mê vết sẹo hồng hồng trên trán.

      - Đi quân mã, đi quân mã, thủ trưởng, — anh đầu bếp mách nước rất to. Người cúi gập lại, nháy mắt ra hiệu cho Rôizman mù lòa, chỉ trỏ gì đó trên bàn cờ. Xtarưk nhấc một quân trắng lên :

    - Cho một cái nạng vào trán bây giờ ! – Rồi anh ta quay sang với mọi người : Nào! Tránh ra ! Cứ vây kín xung quanh, thở làm sao được.

     - Anh ta múa may gì thế ? — anh đầu bếp ngượng nghịu phân trần. — Người ta mong cho điều tốt lành, cho tắm mát, mà anh ta, như thằng gàn, lại chuồn lên bờ...

      Tối nào anh đầu bếp cũng đến phòng của các sĩ quan đứng xem và muốn chơi. Anh ta đứng giang chân, mặt cạo nhẵn bóng lên, bộ ngực rộng nhưng đã nhệu nhão. Nhưng đó không phải do xơi bánh mì quá nhiều. Anh ta bị một vết thương mà nói ra là rất xấu hổ. Ít ai lại không buồn cười khi biết anh ta bị thương vào đâu. Nhưng anh ta đã quen với chuyện đó, nên chẳng hề bực bội. Anh ta lấy vợ ngay trước chiến tranh, chân tay anh ta vẫn lành lặn, nhưng khi về nhà, người vợ khóc lóc mãi, rồi nói thẳng rằng không thể sống với anh ta được nữa.Anh ta quay trở lại quân y viện này xin làm nhân viên quốc phòng, tối tối anh ta lại vào phòng các sĩ quan, hồi hộp dõi theo bàn cờ: « Đi quân tốt…». Có lần anh ta bảo: «Bây giờ đang còn chiến tranh thì không sao. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, tất cả mọi người ai về nhà nấy... ».

      - Và khi ấy, lần đầu tiên Trêchiakov ngạc nhiên với ý nghĩ : có người sợ chiến tranh kết thúc. Khi mọi người còn ở đây, đối với anh ta hình như không có gì kết thúc cả. Lạy trời, đừng bị thương như vậy, thà cứ chết luôn còn hơn. Dầu biết vậy, nhưng không hiểu sao đối với anh ta. Trêchiakov vẫn cảm thấy ghê sợ.

      - Thủ trưởng, cho tôi chơi một ván, — anh đầu bếp đề nghị, lăng xăng xung quanh để người ta cho vào bàn cờ.

      - Đợi đấy !

      - Xtarưk xếp lại cờ, nện mạnh các con cờ xuống bàn.

     - Chơi cờ nhẩy đi, đại úy.

     - Cờ nhẩy à? — Rôizman hỏi lại. — không, chơi cờ nhẩy thì khó đấy, vì tất cả các con cờ đều giống nhau.

     - Anh ta nhớ tài làm sao! — Xtarưk ngạc nhiên – Để tôi nghĩ cái đã, quên hết các nước đi rồi...

                  ........................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #51 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2017, 04:31:31 pm »

     

      Ai đó rụt rè mở cửa phòng. Chắc người lạ, Trêchiakov chống khuỷu tay không đau, nhỏm dậy, Xasa
đứng ở nơi cửa.

    - Xasa, — anh nói, khi ủ ấm đôi tay lạnh cóng của cô trong bàn tay lành lặn của mình. Anh áp môi vào đầu những ngón tay lạnh buốt của cô, hôn mãi từng ngón một, không rời ra được. Khi anh ngẩng đầu lên, trống ngực bỗng dồn dập. Đôi mắt long lanh sáng ngời của Xasa nhìn anh.
      - Xasa — anh gọi như người say, — Xasa.

      Anh không hy vọng, không mong đợi, thế mà cô lại đến.
      - Làm sao em đoán ra được ?

      - Em nghĩ là anh ốm. Trời lạnh thế mà chỉ mặc mỗi áo capot.

      - Làm gì có áo capốt, mọi người mượn mất rồi, nguyên do có vậy thôi -
Anh ngồi dậy. — không thể ra ngoài được.

      ... Em lo anh bị viêm phổi. Thậm chí em cũng chưa đến chỗ mẹ nữa cơ.

       - Xasa !


       Cô ngồi trên bậu cửa sổ, khoác chiếc áo choàng trắng, bím tóc vắt trước ngực. Anh đứng trước mặt cô, nắm lấy tay cô, nhìn đôi tay ấy như nhìn một vật kỳ diệu đang nằm trong tay mình.
      - Ở ngoài kia mới thay người gác cổng khác. Em nói em phải vào bàn bạc về văn nghệ nghiệp dư. Nhưng anh ta bảo : tôi không thể vì cô mà rời vị trí được, đã có lệnh rồi...

      - Ở ngoài hàng rào có hai thanh gỗ bị tháo tung ra. Chúng chỉ đóng hờ trên chiếc đinh. Cứ việc đẩy chúng ra...

      - Nếu không có những thanh gỗ ấy, em đã chẳng vào được. Rất may là Tamara Gorb trực ca, chị ấy đưa áo choàng cho em.


     Những ngón tay cô nhỏ nhắn, lạnh buốt, và không hiểu sao lại có mùi than chạy đầu máy xe lửa.

      - Em đi nhặt than đây, — Xasa nói. — May mà mẹ và em ở cạnh đường tàu, chứ không thì chẳng có gì để đốt lò. Tàu đỗ lại, thế nào than từ lò đốt cũng rải đầy dưới gầm đầu máy. Đôi khi lấy được hẳn một thùng.   

      - Sao em phải nhặt than dưới gầm tầu ?


      - Nếu không người ta đuổi không cho nhặt.

      - Vậy khi tàu chuyển bánh thì sao ?

      - Anh biết không, có lần em sợ hết hồn ! Em phải để lại thùng than dưới gầm tàu...


       Bỗng nhiên cô nhảy xuống khỏi bậu cửa : ở phía cuối hành lang hiện ra chiếc mũ trắng của bác sĩ. Hai người chạy lên tầng ba để tránh bác sĩ. Họ cười với nhau, cả hai đều cảm thấy sung sướng. Nhưng ở trên tầng ba họ lại chạm trán với bác sĩ buồng bệnh. Chỗ nào họ chạy đến cũng đều gặp phải ai đó. Chỉ riêng ở ngoài cầu thang lạnh lẽo, dưới trần thượng họ mới không gặp ai. Hai người thở hổn hển chạy lên đấy. Ở đó chỉ có những cái xẻng xúc tuyết to và những cái đòn quay cán gỗ dựa sát tường. Như ở nhà riêng không có lò sưởi, ô cửa sổ bị phủ một lớp tuyết dày. Bên ô cửa xanh đầy tuyết ấy, anh ôm Xasa và hôn cô. Anh hôn lên đôi mi mắt rung rung, lên má, lên những ngón  tay đượm mùi than của cô.

       Họ đứng run rẩy trong giá lạnh, sưởi ấm cho nhau. Cánh cửa ở phía dưới đập mạnh, có tiếng bước chân đi lên…




    XX.




        Mọi người tiễn đưa Rôizman. Nhìn anh khua chiếc gậy nhỏ dò đường phí trước, chân ngập ngừng đưa tìm ngưỡng cửa, trước mắt Trêchiakov lại hiện lên hình ảnh Rôizman thuở xưa: anh kiêu hãnh bước vào lớp với đôi chân thẳng đơ, hai má cạo nhẵn, phủ lớp phấn, ánh mắt lạnh lùng.   

      Cô y tá dẫn một đại úy còng còng vì mắc bệnh gì đó, nước da vàng ủng, mặt cau có, đầy vẻ không hài lòng với mọi điều xung quanh, đến nằm thay chỗ của Rôizman. Được gọi nhập ngũ vào mùa thu năm bốn mươi ba, khi ấy anh ta đã bị cắt quyền miễn nhập ngũ, - đại úy Makarikhin vẫn chưa ra đến mặt trận, chỉ toàn chiến đấu với các bác sĩ ở khắp các quân y viện. Vừa vào phòng, anh ta lập tức thu dọn chỗ của mình hồi lâu. «Tôi không làm chật đồng chí, nếu như lấy thêm ngăn tủ này nữa?» — Anh ta hỏi Avêchixian. Đối với Avêchixian, chỉ khẽ cử động xương hàm thì đã đau điếng, nên anh chỉ chớp nhẹ hai hàng mi vừa dài vừa dầy - «Tốt lắm! » — Makarikhin tự đồng ý, rồi chiếm thêm ngăn tủ nữa.

       Anh ta cầm chiếc gối với vẻ ghê sợ, đưa lên mũi ngửi cả hai mặt gối, rồi rũ mạnh tấm đệm làm bụi bay khắp phòng.

      - Cốt cho ngay hàng thẳng lối — Makarikhin vừa nói vừa đập tay vào những cục bông trong nệm, — được hay không, cũng phải ngay ngắn.

       Rồi ngay sau đó anh ta đi khắp các giường phân phát các điều khoản mà căn cứ vào đó có thể xác định được kết quả giám định y khoa của từng người.
     - Trường hợp của cậu đúng với điều 11b — anh ta chỉ vào Trêchiakov. — Thương tật loại một, nếu vào thời bình là thương tật loại ba đấy.

      - «Chính mi mới là kẻ tàn tật thảm hại» -  Trêchiakov nghĩ bụng. Anh chưa bao giờ bị ai nói xúc phạm đến như vậy. Từ phút đó, anh thấy căm ghét Makarikhin. Nhìn theo viên đại úy vừa ra khỏi phòng bước đến chỗ các cô y tá đòi hỏi gì đó. Xtarưk nói :
    -  Hắn hoàn toàn có thể không kịp bước vào chiến tranh. « Tôi xin hiến đời tôi cho Tổ quổc, nhưng ra mặt trận thì tôi không đi đâu...». Hắn thuộc loại người như vậy đấy.

       Nói rồi Xtarưk lại lắc lư cái đầu hói vẫn còn trên  vai mình, không bị mục rữa trong lòng đất nhờ chiếc mũ sắt xuất hiện rất đúng lúc......

      Đến bữa trưa, Makarikhin ngồi ăn, răng va vào nhau lập cập, nấc liên hồi vì thức ăn nóng.
       - Chúng nó lại ăn cắp, — Makarikhin vừa nói vừa thở khó nhọc - Tới một nửa thức ăn ở trong nồi. Ở  trung đoàn dự bị của chúng tôi, người ta đã mở một cuộc kiểm tra anh nuôi. Chao, trong có hai tuần, anh nuôi ăn cắp vô khối thứ! Vậy mà kẻ hèn hạ đó còn cười khẩy: «Trong hai tuần tôi chỉ lấy có chừng ấy, chứ trước tôi, ngần ấy thứ người ta chỉ lấy trong một ngày... »


....................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #52 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2017, 01:00:05 pm »

       
        Giai thoại Baica đã cũ rồi, ai cũng biết, thế mà Makarikhin nói về giai thoại ấy như nói đến giai thoại của mình.
       - Anh nuôi của các anh đẹp mặt quá nhỉ. Ăn cắp cho cấp trên? Hay cho bản thân mình? Cho gia đình?

       - Này, Makarikhin, — Kichênhev gọi, Makarikhin rời đôi mắt đục ngầu khỏi chiếc đĩa — Thế nào, chân anh cỏ bị ảnh hưởng gì không ?

      - Tôi không hiểu.

      - Anh đi lại bình thường đấy chứ?

      - Nếu như đi không xa lắm... Nói tóm lại, tôi bị tật, bàn chân dẹt là một, giãn tĩnh mạch là hai...

      - Thế đi một đoạn ngắn thì sao ?

      - Một đoạn ngắn à ? – Makarikhin ôm lấy đầu gối, đập nhịp chân xuống sàn nhà – Một đoạn ngắn thì được.

      - Thế thì anh đi đi. - Nói rồi Kichênhev nhanh chóng và kiên quyết đẩy anh ta đi «một đoạn ngắn». Và còn dọa nạt, đừng có đứng lại đấy…

      Makarikhin đưa mắt nhìn mọi người, lặng lẽ cầm lấy phần bánh mì của mình, bưng đĩa lên, rồi ngồi riêng ra trên giường.

      Hai ngày sau, Kichênhev bước vào phòng gọn ghẽ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, dây đeo choàng qua vai, chân mang ủng. Anh nói :
      - Rồi các bạn ở đây sẽ buồn vì không có tôi cho mà xem.

       Anh được ra viện không phải vào buổi sáng như thường lệ, cũng không phải buổi trưa, mà gần chiều để được ngủ lại thêm đêm cuối cùng ở thành phố này. Suốt ngày hôm đó, Tamara Gorb cầm cái gì đánh rơi cái ấy. Lúc thì chị chỉ muốn khóc òa lên, lúc thì chị đưa đôi mắt ướt long lanh nhìn mọi người. Kichênhev đã đến từ biệt chị…..

       Bây giờ chỉ còn lại ba người thuộc phòng cũ : Atrakôvxki, Xtarưk và Trêchiakov. Trong thời gian đó, Avéchixian cũng trở nên thân thuộc, tuy anh vẫn không nói gì như trước. Cả ba đều cảm thấy mình là những người khách ngắn ngày của quân y viện, thời hạn của họ sắp hết.

       - Cậu chuyển sang ngang giường mình, để nằm cạnh Atrakôvxki - Kichênhev nói trong khi giúp Trêchiakov di chuyển. Anh nhét chiếc áo capôt đã gấp xuống dưới gối của Trêchiakov, — Cậu dùng đi. Của cậu đấy.

      Họ ngồi, sát bên nhau. Kichênhev với lấy chiếc bi đông. Khi họ uống rượu chia tay nhau, nét mặt Xtarưk bỗng dịu lại.
      - Lính bộ binh, cậu làm sao thế ? — Kichênhev cười, nhưng chính anh cũng xúc động. Anh vỗ vào lưng Xtarưk. Xtarưk nhăn mặt, quay đi. — Kichénhev khoe  tiếp : Mình sẽ có mặt ở đó trước các cậu. ….

      - Tất cả chúng ta đều sẽ có mặt ở đó…

      - Xin đến mặt trận của chúng tớ nhé, bọn mình sẽ cùng nhau chiến đấu. Người ta sẽ không giao đại đội cho cậu đâu, cậu bị thương vào đầu mà. Nhưng cậu có khả năng xoay vần được cả một sư đoàn.

       Họ đùa với nhau lần cuối, và cả ba đều hiểu họ sã chia tay nhau mãi mãi : dẫu cuộc sống của họ ngắn hay dài, họ cũng sẽ xa nhau suốt đời. Tuy rằng trên đời này có cái gì mà không xảy ra.

       Tối hôm đó, Trêchiakov khoác chiếc áo capốt của Kichênhev để lại, đi đến nhà Xasa. Phaia chỉ chỗ để chìa khóa phòng cho anh rồi khoe :
       - Anh I van Đainhilứts hứa sẽ đến đấy.

      Cô rửa khoai tây trong bếp, lèn chặt tất cả vào nồi. Khuôn mặt Phaia ngày một phù hơn, những chấm nâu xuất hiện đầy mặt, trên đôi lông mày, trên mép khiến cho những sợi lông tơ trắng nom càng rõ hơn.

      Nhận thấy Trêchiakov nhìn mình, cô ngượng ngùng nói :   
      - Ôi, chính tôi cũng không biết chuyện gì sẽ xẩy ra nữa. Tôi mơ thấy những giấc mơ đáng sợ. Đêm ấy, — Phaia phẩy tay dường như muốn xua đuổi cái gì đó, — tôi thấy một con chuột cống. Trông nó ốm yếu bệnh hoạn, có bướu ở lưng, đuôi trụi thùi lụi. Ôi, tôi thét lên! «Em làm sao thế, em làm sao thế?» — anh Đanhilứts nhà tôi hốt hoảng. Tim tôi đập loạn xạ.

      - Con chuột ấy màu xám à ?

      - Hình như thế..

      - Vậy là may chị Phaia, chị cứ chờ đấy, một trai, một gái. Dấu hiệu chính xác đấy.

      Phaia đỏ mặt :
      - Anh cười tôi phải không ?

      - Cười là thế nào ! Khi ấy nhớ viết thư cho tôi. Ở quân y viện chỗ chúng tôi có một người...

      Anh không nhịn được, liền mỉmcười.

     - Vậy mà tôi cứ há hốc miệng, vểnh tai lên, — Phaia có vẻ phật ý, nhưngTrêchiakov vẫn vui vẻ đi lại trong bếp, có anh cô không thấy buồn chán.   

      Anh đến đây để khoe với Xasa. Hôm nay lần đầu tiên cả hai tay anh đều xỏ được vào áo va-rơi. Soi trong tấm kính cửa sổ, anh thấy mình không bị chiếc áo choàng bệnh viện đáng ghét phủ ra ngoài nữa, mà áo cho vào trong quần, nai nịt gọn gàng, tự anh cũng cảm thấy thích mình. Anh đến đây cốt để Xasa nhìn thấy anh như vậy…..

..................


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2017, 08:58:37 am »

     
       Dập tắt ngọn lửa bén vào chiếc giẻ lau, và dí nó vào bếp, Phaia liếc ra cửa, thì thầm thông báo :
       - Mẹ Xasa là người Đức đấy.

       - Tôi biết.

       - Cô ấy tự thú nhận à ?—Phaia ngây người ra.

      - Phaia, cô ấy phải thú nhận điều gì cơ? Cô ấy cô lỗi chỗ nào ?

      - Vì bây giờ đang chiến tranh với bọn Đức.

      - Nhưng chính cha của Xasa đã chiến đấu với bọn Đức và hy sinh ngoài mặt trận đấy thôi.

      - Tôi có bảo gì đâu I Biết bao gia đình trong thành phố chịu tang tóc. Nhân dân người ta tức giận chứ !

       Phaia đưa mắt nhìn anh dọa nạt. Nhưng sau đó cô lại thì thầm vẻ bí mật :
       - Nếu không hiểu biết thì tôi cũng không bao giờ nghĩ như vậy đâu. Một người đàn bà tốt bụng, hay lam hay làm. Ôi, tai họa, tai họa, biết làm gì được trên đời này!

       Ngay lúc đó cô nhìn thấy tay anh đã xỏ vào áo.
       - Anh làm sao thế ? Không chuẩn bị ra mặt trận đấy chứ.

       - Khẽ chứ, Phaia, kẻo quân thù nghe trộm !

      Phaia nhin quanh, rồi mới hiểu ra câu nói của Trê- chiakov.

      Cô lắc đầu :
      - Anh sẽ làm cho Xasa sung sướng lắm... Ôi ! ...

      Vừa nói cô vừa đi về phòng mình. Còn lại một mình Trêchiakov ngồi xổm ngoài hành lang, phun khói thuốc vào chiếc lò lạnh tanh, chờ đợi.

     Cửa ra vào đập mạnh, một vật gì đó nặng nề rơi bịch trong bếp. Xa-sa trùm khăn kín mít, xách thùng than qua ngưỡng cửa, mỉm cười với anh :
      - Em biết là anh sẽ đến mà. Em vừa đi vừa nghĩ bụng: Chắc anh đang đợi.

      Và cô nhìn anh sung sướng. Anh đỡ chiếc thùng trên tay cô.
      - Làm sao em xách được thùng than nặng thế này ?

      - Vừa xách vừa chạy đấy ! Cho đến khi người ta không tịch thu được.

      - Em lại chui xuống gầm tàu à ?

      - Em nhặt than dưới gầm tàu….

      Cả hai phá lên cười vì Xasa nói rất giống Phaia.

      - Than này bây giờ làm gì, em ?

      - Anh cứ để đấy. Em lấy gầu múc ngay đây...

      - Đem tới vòi nước nhé !

       Anh nhấc bổng chiếc thùng, không chạm vào đâu, rồí nhẹ nhàng đặt vào bồn nước và mở vòi. Than gặp nước kêu xèo xèo, hơi trắng xóa bay từng cụm lên trần nhà, xung quanh toàn mùi dầu máy xe lửa. Sức mạnh của niềm vui sưởi ấm Trêchiakov. Xách thùng than đi về phía lò xong anh ngoảnh lại nhìn :
      - Xong ! Bây giờ đến việc chẻ củi...

      - Không có gì để chẻ củi đâu anh ạ, — Xasa từ trong phòng nói vọng ra. — Em thường lấy dao đẽo củi…

      - Để anh đi tìm…

       Anh tìm thấy dưới gầm bàn trong bếp nhà Piax- tôlov một con dao rựa han rỉ. Đầu không đội mũ, tay cầm con dao và thanh củi, anh chạy ra ngoài đường. Tuyết bên thềm nhà đã đóng băng kêu lanh canh, thanh củi văng ra xa, như trượt trên băng. Anh chạy theo nhặt thanh củi đúng lúc anh em nhà Piaxtôlov bước vào. Người anh hơi thấp hơn, vạm vỡ, vẻ trang nghiêm. Anh ta hỏi em trai câu gì đó, rồi huơ huơ bàn tay đeo găng trèn đầu như đang cổ vũ :
      - Xin chào người giúp việc !

       Anh ta làm ở Ủy ban quân sự, Trêchiakov nhìn thấy rõ mỗi bên quân hàm của anh ta có một sao. Chợt nhớ ra rằng ở hậu phương, tính khiêm nhường làm tăng vẻ đẹp của người cấp dưới, anh chào Piaxtôlov theo điều lệ qui định :   
      - Xin chào đồng chí thiếu tá…

      Vaxili Đanhilôvits dừng lại, quan sát người anh nét mặt rạng rỡ tự hào. Ivan Đanhilôvits từ trên bậc thềm cao nói vọng xuống :
     - Tai chú sẽ gãy vì lạnh đấy !

     - Ha, ha, ha, — người em cười hưởng ứng câu nói đùa của anh trai.

      Khi chẻ củi xong Trêchiakôv thấm lạnh. Anh chạy vội vào bếp, hai tai và những ngón tay anh không còn cảm giác. Tuyết đông cứng lại dưới đế giày, làm anh trượt chân bên ngưỡng cửa lao vào chỗ ấm, suýt làm đổ vỡ các thứ.
      - Người anh toát ra băng giá ! - Xasa nói, và cô chợt nhìn thấy tay anh. — Anh được ra viện rồi sao ? Anh đã khỏi hẳn rồi à ?

      - Chưa, anh đã được ra đâu !

      Rồi anh thú thật.
      - Anh muốn đến khoe với em một chút.

      Rồi tối hôm ấy anh nhiều lần bắt gặp cái nhìn của cô, cái nhìn hoàn toàn khác xưa. Khi họ đã nhóm lò xong và ngồi bên nhau, Xasa hỏi :
      - Anh giống ai, giống bố hay là giống mẹ ?

      ..............

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2017, 04:24:20 pm »

     
      - Anh ấy à ? Anh giống bố anh. Còn Lianka thì gống mẹ anh như đúc. Tiếc quá, anh để ảnh trong xà-cột mất rồi, không thì anh đã cho em xem.

     - Lianka là em gái anh à?

      - Nó bé bỏng lắm, kém anh bốn tuổi…

      Xasa  thấy gương mặt anh hiền từ làm sao, và nụ cười của anh mới dễ mến làm sao khi anh nói tới cô em gái.

       Ánh lửa nhảy nhót trên khuôn mặt hai người và từ bếp tỏa ra mùi khói củi bạch dương. Tiếng người nói lọt qua cửa phòng nhà Piaxtôlov mỗi lúc một to hơn.

      - Không hiểu sao lúc nào em cũng thấy yên tâm về anh – Xasa nói – Tất nhiên, tất cả những điềm báo trước đều là nhảm nhí. Nhưng khi mà không còn gì phụ thuộc vào mình, thì mình bắt đầu tin thế. Người ta thường cho rằng, con trai mà giống mẹ sẽ may mắn, Vôlôđia Khuđiakov cũng giống mẹ…Có lẽ em thấy yên tâm về anh, vì phía trước còn bao nhiêu thời gian ! Nhưng lúc này, em thấy tay anh !

     - Xasa, em nên biết sẽ không có chuyện gì xảy ra với anh đâu, - anh nói.

      - Anh đừng nói thế !

     - Anh hứa với em. Em hãy tin ở anh. Anh mà đã hứa điều gì thì…

      Vừa lúc ấy, Phaia hiện ra ở hành lang, vẫy Xasa vào bếp. Trêchiakov ngồi bên bếp lò, nhìn ngọn lửa. Anh khẽ gạt thanh củi cháy dở, lấy xẻng xúc than đổ lên trên. Than bếp lửa nổ lách tách, mùi dầu máy bốc lên, lớp than đen trùm lên ngọn lửa, rồi từ đó lưỡi lửa màu xanh liếm dần lên…

       Xasa quay lại vẻ sung sướng và ngượng ngùng vì điều gì đó :
      - Chúng mình sang chỗ họ đi.

      - Có gì mà chúng mình chưa nhìn thấy ở đó, Xasa?

       - Không tiện đâu, anh chị ấy mời.

       - Nghe đồng chí thiếu tá nói đùa à? Anh không muốn.

      - Chúng mình sang một chốc thôi. Sang đi anh, nếu không anh chị ấy giận.

      - Anh thấy cô có vẻ muốn đi, mà không nói hết ý mình.

       Anh liền đứng dậy, mặc áo va-rơi:
      - Nếu thiếu tá tống anh vào phòng giam, em sẽ đi thăm nuôi anh chứ ?

      - Được, em sẽ đi.

      - Em nhớ nhé, chính em đưa anh đến đấy.

         Vẫn như mọi khi, phòng Phaia ấm rực lên. Đĩa bắp cải muối trên bàn có mùi chua hấp dẫn. Anh ăn dưa bắp cải lần cuối cùng vào trước chiến tranh, khi còn ở nhà. Trong phòng còn sực nức mùi thịt lợn muối, rán. Nhưng chỉ ngửi thấy mùi thôi.

        Phaia vỗ tay mời mọi người vào bàn :
        - Các bạn uống trà nhé !

       Hai anh era Piaxtôlov ngồi, mặt đỏ gay, cằm dính đầy bơ.

       - Đây, tay anh ấy đây, anh nhìn xem, — Phaia vừa nói vừa cầm lấy những ngón tay co quắp trên bàn tay trái của Trêchiakov chỉ cho Ivan Đanhilôvits xem. Anh ta nhìn một cách trịch thượng, đôi mắt tròn xoe dường như mỉm cười mỉa mai.

      - Tay trái à ?

       Cho đến lúc đó, Trêchiakov mới nhận thấy tay phải của người chính ủy đặt trên bàn, đeo găng tay da màu đen, còn ống tay áo buông thõng xuống như phủ ngoài một cái gậy.

       - Các anh nên dùng hai tay cùng một lúc, — Vaxili Đanhilôvits phá lên cười. — Anh thì tay trái, còn Trêchiakov tar phải, thật là hợp !

      - Chính xác ! — viên thiếu tá nói.

      -Từ nhỏ tôi biết anh ấy đã thuận tay trái. Cha thường giật lấy thìa và bảo:  «Ai người ta cũng ăn bằng tay phải ». Đến khi đi học, anh ấy hay bị qưở trách. Từ khi anh ấy bị cụt tay phải ở Phần Lan, thì tay trái lại có ích.

       Viên thiếu tá lại nói :
       - Chính xác !

       Đôi mắt tròn xoe của anh ta ánh lên vẻ mỉa mai. Nghe giọng nói, có lẽ anh ta người vùng Quibưsev : hồi học ở trường, chuẩn úy của Tréchiakov quê ở thành phố Trapaevxki cũng thường nói «chính xác».

      - Chỉ cần tay trái thỏi, anh ấy cũng làm được nhiều hơn khối người có hai tay đấy. — Vaxill Đanhilôvits khen anh trai. Viên thiếu tá im lặng tán đồng. - Cậu cần một trăm bác sĩ, ngày hôm sau sẽ có ngay cả trăm bác sĩ. Bác sĩ được đào tạo bao nhiêu năm trong trường ? Năm năm hay sáu năm ? Còn anh ấy thì chỉ cần 24 giờ để đào tạo xong tất cả. Cần hai trăm kỹ sư, cả hai trăm kỹ sư sẽ hiện ngay trước mặt.

       Ivan Đanhilôvits ngồi nghe, thở ra phì phì, cười mỉa mai rồi lắc đầu nói ;
       - Chú hãy nhìn vào tủ thức ăn xem, biết đâu, chú sẽ cho hiện ngay trước mặt chúng tôi một cái gì đó cũng nên…

.......................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #55 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2017, 06:14:51 pm »



       Vaxili Đanhilôvits ghé mắt nhìn qua ô kính nhỏ, lấy ra chai vốtka phần tư lít đậy nút chặt.
       - Trước chiến tranh giá ba rúp mười lăm kôpếc! Sáu rúp nửa lít, mà ba rúp mười lăm kôpếc có một phần tư lít. Một hộp thuốc lá «Kazbek» cũng ba rúp mười lăm kôpếc.

      - Vậy hồi ấy chú có hút loại thuốc «Kazbek» không? - người anh hỏi.

       - Vì đắt như vậy nên em nhớ là em không hút. Họ thu mười lăm kôpếc tiền vỏchai, — Vaxili Đanhilôvits nhận xét với vẻ ranh mãnh. — Như thế giá một chai tăng gấp bao nhiêu lần ? Ô ! Nó nhảy vọt lên trăm lần cơ đấy ! - Anh ta vừa nói, vừa rót rượu vào những chiếc ly nhỏ, mà có lẽ mới đây, Phaia thu dọn chúng và bây giờ đang phủi bụi qua loa, rồi lần lượt đặt từng chiếc lên trên bàn. - Mà nó còn tăng hơn một trăm lần !

      Và hình như giờ đây sau khi biết giá trị thực của chai rượu, anh ta lấy ngón tay quệt giọt rượu chưa kịp chảy ra ngoài cổ chai, đưa lên miệng liếm ngon lành.

      Trêchiakôv cảm thấy bất tiện khi nhận ly rượu. Ở phòng anh, bất cứ ai mang cái gì đến đều được coi là của chung. Còn ở đây, anh cảm thấy rất rõ rằng anh đang uống rượu không phải của mình. Song từ chối thì cũng chả hay ho gì…

      Mọi người cạn chén. Phaia đưa cho anh đĩa dưa bắp cải.
      - Gắp chút dưa bắp cải nhắm với rượu.

      - Cám ơn.

      Rồi anh kín đáo đẩy đĩa dưa cho Xasa. Không ngờ, tới điều này, cô đỏ bừng mặt lên. Hai anh em Piatôlov phá lên cười.
       - Hai anh chị này hay thật : anh uống rượu, còn chị xơi đồ nhắm.

      Vẻ giận dỗi, Phaia bỏ mạnh thêm dưa bắp cải vào đĩa.
      - Chị Phaia, quả thực em không ăn nữa - Xasa nói.

      - Hay là lấy đĩa riêng cho từng người nhé ?

      - Thôi, chúng em dùng chung cũng được.

      Trêchiakov và Xasa ngồi cạnh nhau, nhưng cố không nhìn nhau. Người nọ kín đáo gạt bắp cải trong đĩa sang cho ngươi kia. Phaia đến gần, trông vẻ càng giận dỗi hơn. Cô cầm lấy những ngón tay co quắp không còn cảm giác của Trêchiacov giơ lên cho Ivan Đanhilôvits xem :


       - Anh ấy làm sao chiến đấu được bằng bàn tay như thế này ? — Phaia vầy vò những ngón tay yếu ớt của Trêchiacov, như vò những miếng giẻ. — Anh ấy có thể làm được gì với bàn tay này ?

       Trêchiacov rút tay ra, nói nửa đùa nửa thật :
       - Công việc của tôi là trí óc, Phaia ạ. Tôi là lính pháo binh, chứ không phải bộ binh. Vậy là có thể chả cần có tay cũng được.

      - Gì thế, có thể là anh nghĩ như vậy phải không ? Phaia nóng nảy xua đi. — Nhưng còn luật lệ, nhưng còn luật lệ ! Anh Ivan Đanhilứt, nếu không có luật lệ, thì tốt hơn là đừng có xin xỏ !

      Người em tán thành bằng câu nói ưa thích của anh trai.
      - Chính xác !

      Bây giờ Trêchiakov mới hiểu vì sao anh và Xasa được mời đến đây và Phaia đã thì thầm gì đó với Xasa ở trong bếp. Phaia, cô ấy là một người kỳ lạ. Nếu không thấy ngại cô ta, thì thấy cô là người tốt. Chẳng hạn, như có thể xin củi cho Xasa. Nhưng không sao, ít ra anh cũng có thể thanh thản uống chén rượu này.

       Phaia và Xasa chờ Ivan Đanhilôvits nói, anh ta đưa bàn tay trái mập mạp, hồng hào và linh hoạt cầm lấy bàn tay giả bằng gỗ đeo găng đen của mình, sửa lại cho thuận hơn. Giá như vẫn còn bàn tay phải, cũng mạnh mẽ, hồng hào như thế. Nhưng, biết đâu, anh ta sống được đến tận bây giờ là nhờ bên tay bằng gỗ. Và bàn tay ấy đã che chở chắc chắn cho cậu em út không phải ra mặt trận.
       - Thế nào, Vaxili, chú còn chai nguyên nào nữa không ? Nếu còn thì làm nốt đi, làm nốt đi.

       Vaxili Đanhilôvits đã «làm nốt» vừa vặn đủ ba ly. Những ngón tay to mập của Ivan Đanhilôvits cầm lấy chiếc ly. Anh ta nói vô tình, nhưng xác đáng :
      - Người nào đổ máu vì Tổ quốc, người ấy có quyền ! Và sẽ có quyền ! — Rồi anh đưa ly vốtka lên miệng đầu tiên.

      Khi ra tới đường, Xasa vẻ có lỗi :
      - Anh không giận em chứ ?

      Trêchiakov mỉm cười ra dáng đàn anh :
      - Cả em và Phaia đều kỳ quặc, anh vẫn không hiểu chúng mình đến đó để làm gì ? Những người lắm mưu, nhiều mẹo...

      - Song không biết tại sao bao giờ cũng là những người tốt nhất ? Như bố em và Vôlôđia đáng thương ấy. Ở tuổi mười chín anh ấy mới chỉ kịp hy sinh. Xin anh đừng giận vì lúc nào em cũng nhắc đến anh ấy. Em không được thấy gương mặt ấy nữa. Không được thấy, nhưng em vẫn nhớ gương mặt ấy như thế nào…

      Họ tới gần quân y viện. Ngọn đèn bên cổng rọi sáng đám tuyết xung quanh.
       - Mà chúng mình đi đến đằng kia làm gì cơ chứ ! Trêchiakov hỏi.

       - Nhưng mọi người sẽ đi tìm anh.

      - Anh tự tìm thấy anh. Xasa này, họ không cử anh ra xa hơn mặt trận đâu ! Chúng mình đến Tô-bô nhé. Em có lạnh không ?

       Và cả hai cùng sung sướng lấy làm ngạc nhiên sao họ không sớm nghĩ ra điều đó, họ vội vã quay trở lại, và chỉ có tuyết lạo xạo dưới đế ủng của anh….

.......................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2017, 12:22:13 am »

     


      XXI.





      Từ băng giá ngoài đường đi vào, anh cảm thấy sự ngột ngạt ứ đọng lại trong phòng. Trêchiakov khẽ nhón chân, thận trọng khép cửa lại. Khi mắt đã quen với bóng tối, lúc cởi áo, anh nhìn thấy Atrakôvxki đang mỉm cười ở giường bên cạnh chiếc gối. Thế rồi chính anh cũng cảm thấy buồn cười khi thấy mình mò mẫm trong bóng tối giữa những chiếc giường.

       - Đại úy, — Anh thì thào gọi, — kéo tay áo cho tôi với.
 
       Atrakôvxki ngồi dậy, chân không tất thõng xuống đất. Sau cơn đau cách đây không lâu, anh suy sụp hẳn, gần như không thể đứng dậy được. Lúc đó các bác sĩ bèn chạy khắp tầng, mang về một tấm rèm che bằng vải trải giường, ngăn riêng anh ra khỏi phòng để làm gì đó. Anh lặng lẽ nằm ở đó, họa hoằn mới hé mở cặp mắt đùng đục.
      - Anh đừng kéo căng ra thế, chỉ giữ chặt, giữ cho chặt thôi – Trêchiakov nói : Tự tôi sẽ rút tay ra.

      Rút được tay ra, Trêchiakov thở hồng hộc, sửa lại chỗ băng.
     - Cảm ơn anh.

     - Cậu có hút thuốc không ?

     - Đang thèm ! Hút hết sạch thuốc rồi.

      Atrakôvxki đưa cánh tay yếu ớt lần mò dưới gối, rồi khoác áo vào.
       - Đi nào, muốn đứng với cậu một lát. Đằng nào mình cũng không ngủ.

      - Sao lại không ngủ ? Anh đau à ?

      - Nghĩ ngợi lung tung.

      - Lại nghĩ ! — Trêchiakov mỉm cười thích thú. Anh luôn luôn tủm tỉm về chuyện gì đó.— Hết chiến tranh chúng ta sẽ nghĩ. Trông Xtarưk ngủ kìa, như thần thánh ấy, chẳng nghĩ ngợi gì.

       Xtarưk nằm sấp, tay buông thõng chạm đất. Hai người rì rầm trong bóng tối ngay bên cạnh, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến anh ta. Anh ta trở mình, đè cả lên màn — người cao lớn, nặng như cối đá, — miệng chóp chép trong mơ và ngáy khò khò. Bên chân bó bột trắng toát thò ra cả ngoài chăn.
       - Ngoài mặt trận tôi cũng ngủ như thế đấy, — Trêchiakov vừa nói vừa nhét bộ quân phục xuống dưới đệm, — Nằm đâu, ngủ đấy, giờ thì lạ lùng thật. Đại đội trưởng của bọn tôi ngủ dưới hầm, một quả đạn phá rúc xuống dưới hầm. Bùn lầy lội, quả đạn phá xuyên sâu xuống, sức nổ không đủ làm tung đất lên, chỉ hất tung giường, thế mà đại đội trưởng vẫn không tỉnh dậy. Sớm hôm sau nhìn thấy giường dưới lưng đã cong veo. Mà chính tôi cũng đã ngủ như thế. Ở đây chẳng có rận rệp gì, vậy mà cứ như là có cái gì nó châm đốt suốt đêm. Không ai nhắc nhở đến tôi đấy chứ ?

      - Không.

      Sau khi trải tấm đệm lên bộ quân phuc, Trêchiakov mặc áo choàng vào.
     - Đi chứ?

      Vốn đã quen với bóng tối, anh đâm chói mắt dưới ánh sáng ở hành lang. Họ lại gần phòng mổ, chỗ cửa sổ đằng xa tít. Từ ô cửa sổ đó có thể trông thấy những ánh đèn ngoài ga, và những ánh đèn trên đường. Ô cửa này cũng giống như những ô cửa khác, vậy mà không hiểu sao cứ đứng bên nó là có bao chuyện tâm tình. Anh và Xasa cũng đã ngồi ở đó.

      Trêchiakov không hút thuốc đã lâu, tới mức những hơi thuốc đầu tiên thấm sâu vào phổi làm anh váng vất, môi tê đi. Anh nhìn qua ô cửa và mỉm cười với chính mình, mà không tự nhận ra. Tâm trạng tốt đẹp đó truyền sang Atrakôvxki. Chàng trai này được đưa đến và anh ta hồi sinh trông thấy trước mắt anh. Đôi má tái ngắt vì lạnh - với những món ăn loãng của quân y viện thì máu của tất cả mọi người chẳng nóng lên được — vậy mà chàng trai này vẫn tươi cười, vui vẻ. Nhưng ngay cả khi cười, đôi mắt ấy vẫn ánh lên vẻ nghiêm nghị, một đôi mắt từng trải. Atrakôvxki vừa thấy thương, vừa thấy ghen tị với chàng trai.

        Năm bốn mươi mốt, khi Atrakôvxki bị thương và bị bắt làm tù binh, anh bị giải đi, từ trên đỉnh đồi, anh trông thấy cả đoàn tù binh. Mưa đã tạnh, mặt trời xế chiều nhưng vẫn sáng, thứ ánh sáng nhợt nhạt, dường như đó không phải là ngày, mà là cuộc sống đang tàn lụi. Những người tù lê bước suốt dọc con đường, dưới những họng súng tiểu liên. Đằng kia, nơi chúng lùa họ tới, người người ngồi giữa đầm lầy trơ trọi, hàng trăm, cũng có thể, hàng nghìn người đang ngồi, không nhìn thấy mặt đất dưới họ : chỉ thấy đầu là đầu, đầu nhiều như thể trứng cá. Những chàng trai cũng giống như chàng trai này, tóc cắt ngắn, bây giờ không biết còn sống sót được bao người trong số họ. Sau khi chứng kiến điều đó, lần đầu tiên anh hiểu ra rằng một đời người ít ỏi làm sao trong cuộc chiến tranh này, nhưng đối với bản thân mình cuộc đời ấy là vô giá, khi mà con số đó lên tới hàng nghìn, hàng triệu. Nhưng những cuộc đời ít ý nghĩa ấy, những con người ấy lại có khả năng chiến đấu đến người cuối cùng trong chiến trận, thế mà ở đó họ bị gom dồn lại, họ xô đẩy lẫn nhau, nhẩy xổ vào những đống đồ thải mục thối, và đội cảnh vệ, những tên lính trẻ trung no đủ chỉ vì trò tiêu khiển từ ngoài hàng rào trễ nải bắn vào họ — chúng được phép và có thể hành động thế. Những con người ấy chẳng có gì đặc biệt và khác thường mà họ có sức mạnh duy nhất, có khả năng vượt qua tất cả. Sức mạnh ấy với lòng trung thành, sẵn sàng hy sinh đang trỗi dậy trong những giây lát hiểm nghèo khi cái chết đe đọa tất cả.

      Ở đó, cùng bị bắt làm tù binh với anh, có một phi công, cũng như chàng trai này, nhiều tuổi hơn đôi chút. Anh bị bắn rơi ngay tại mục tiêu, trên bến phà, nơi anh bay đến một mình. Và anh phi công không hề run sợ lái máy bay lao thẳng vào chiếc cầu xe lửa, nhận cái chết trung thành. Thế nhưng anh ta vẫn sống, tiếng nổ hất tung anh ta ra. Anh phi công chết vì bệnh truyền nhiễm, cho đến phút cuối cùng anh ta vẫn khát khao chạy trốn khỏi cảnh tù binh. Thế nhưng nếu có chạy thoát, anh ta sẽ phải chứng minh rằng không khai báo ai, không thay lòng đổi dạ, cũng như Atrakôvxki đã từng phải chứng minh không chỉ một lần, và anh ta cũng sẽ nhận một vết đen vô hình, không sao rửa được…..

      Trong trại tù binh, Atrakôvxki không thấy bực mình : kẻ thù là kẻ thù, chẳng thể trông mong một điều tốt lành nào ở chúng, trái tim của anh lúc đó là vậy, như đá. Nhưng khi đằng mình mà không tin tưởng thì mới thấy nặng nề và bực dọc hơn.

      Qua những ô cửa hai lớp, tiếng còi của một con tàu đang chạy trên đường vẳng đến yếu ớt hẳn. Không dừng ở ga, đoàn tàu hàng lao vút qua : hai đầu máy kéo tàu cùng nổi còi. Đoàn tàu vẫn chạy, chạy mãi, tất cả hiện ra trong ánh sáng, những toa tàu, những toa trần hiện lên rồi biến mất : đoàn tàu quân sự nặng nề lao về phía đó, ra mặt trận, còn nơi đây, ở xa xa chỉ có những ô kính lanh canh. Khi đoàn tàu hoàn toàn mất hút, con đường lại trở nên vắng vẻ, cả hai người nhìn nhau với cùng một ánh mắt. Và lần dầu tiên Trêchia- kov trông thấy Atrakôvxki không già, mà chỉ rất gầy, toàn xương là xương.

      Có một bận ở phòng bệnh khi mọi người được thay quần áo, Atrakôvxki ngồi trên giường, kéo chiếc áo vải thô qua dầu, để hở cả cột sống cong cong khỏe mạnh, đầy những đốt sống nhòn nhọn, Trêchiakov tình cờ trông thấy cánh tay của anh ấy — cánh tay giờ đang đặt trên bệ cửa sổ. Cánh tay dập nát, đầy sẹo gớm ghiếc, da nhăn nhúm, hệt như bị dứt ra từng đám thịt, — anh đã chiến đấu với một cánh tay như thế, và xứng đáng được nhận Huân chương Cờ đỏ, «thẻ vào đời», như có lần anh đã gọi.
       - Rồi chúng ta sẽ còn nhớ lại thời gian này, — Atrakovxki nói, và đôi mắt anh sáng lên một cách đặc biệt. — Ai còn sống, sẽ nhớ lại. Cậu khát khao ra đó lắm hả ?

      - Đúng thế ! — Trêchiakov ngạc nhiên thấy đại úy nói trúng những điều mình cảm thấy. — Ở ngoài đó khi mọi cái bị đè nén, có đôi bận tôi lại nghĩ : giá bị thương, giá mà bị gãy chân, gãy tay nhỉ ! Thế mà ở đây thì...

      Atrakovxki nhìn anh, như thể người cha nhìn con :
      - Ở ngoài đó chẳng ngóc đầu lên được, nhưng tâm hồn lúc nào cũng thẳng băng.

      Bởi thế nên tôi thích trung đội chỉ huy,—Trêchiakov ngắt lời, anh cũng muốn giãi bày. — Tách ra khỏi đại đội thì không còn một ai ở trên mình. Càng ra gần tiền tuyến, càng thấy tự do.

      - Qua một tai họa lớn sẽ là một sự giải phóng lớn về tinh thần, Atrakovxki nói. — Chưa bao giờ điều đó lại phụ thuộc vào mỗi chúng ta đến như vậy. Bởi thế chúng ta quyết chiến thắng. Và điều đó không thể bị quên lãng. Ngôi sao sẽ tắt, nhưng lực hấp dẫn vẫn còn mãi. Con người cũng như vậy.

       Họ đứng mãi bên cửa sổ, hút thuốc, xao xuyến, cả khi họ im lặng, cũng vẫn là chuyện trò. Nhìn vào đôi mắt nhân hậu của chàng trai, thẳm sâu là những nét gian truân, Atrakovxki đã đọc được cả số phận của chàng trai trong đôi mắt ấy…..



Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2018, 08:15:50 am »

     



       XXII.





      Ôlếc Xêlivanov, như mọi bận, khoác áo capốt, ngó vào phòng bệnh, vẫy Trêchiakov ra hành lang.
       - Đi thôi !

       - Chở đến rồi đấy à ?

       - Họ đang giải phóng xe.

      Gương mặt Ôlếc đỏ bừng vì gió, lông tơ vàng óng trên lớp da thô nơi cằm.
      - Đi nhanh lên. Tớ đã nói với thủ trưởng quân y viện, cậu được phép rồi.

      Bước nối bước, vết ủng in thành vệt trên tuyết đã đông kết lại, họ bước đi trên phố. Băng nằm cả ở trong bóng râm; tuyết, các tấm gỗ ở bờ dậu, những chiếc ghế dài nơi cổng con - tất cả mọi cái như được bao phủ một lớp tro, một lớp sương xam xám từ hồi đêm. Dưới ánh mặt trời, tuyết bị xe trượt mài bóng lên, lại càng lấp lóa. Và hương xuân đã phảng phất giữa ngày đông.

       Lần đầu tiên Trêchiakov công khai đi dạo phố giữa ban ngày : Ôlếc Xêlivanov, nổi bật lên với cặp kính trắng, đai da thắt ngang lưng, vừa áp tải, vừa hộ vệ anh.
       - Ôlếc, làm thế nào mà cậu xin phép được ?

      Ôlếc chỉ mỉm cười.
      - Cậu nghĩ rằng, nếu tớ ở đây tớ phải thông thạo và biết cách như thế à ? Thế mà tớ chẳng biết quái gì cả. Và tớ cũng chẳng cả thông thạo nữa. May mà, gặp được người như thế, dường như anh ta biết, và tự đề xuất.

      - Ôlếc, cảm ơn cậu nhé.

      - Nếu cậu muốn biết, bây giờ chính mình cũng cảm thấy dễ chịu đấy.

       Họ đi rất nhanh, vừa đi vừa nói chuyện, miệng phả ra từng luồng hơi ngắn. Đấy, đừng có bao giờ thề nguyền trước. Lần ấy tiễn Ôlếc, Trêchiakov đã từng mong cho anh ta đừng đến nữa. Và Trêchiakov còn không biết rằng chính anh đã phải đến tìm bằng được Ôlếc, và anh còn vui sướng khi trưởng ban quản trị dẫn Ôlếc đến.

       «Ôlếc này, — anh nói với Ôlếc, bởi vì chẳng có ai để mà nhờ cậy — mình cần một xe củi» . Thế là mắt Ôlếc bỗng tròn hơn mắt kính, «Vôlôđia, nhưng tớ lấy đâu ra củi mới được chứ ? Mà lại cả một xe đầy ?» — «Tớ không biết». Nhưng cả hai cùng hiểu rằng : cần phải có củi. Trong lớp họ, trong số tất cả bè bạn chỉ có mình Ôlếc ở lại hậu phương.

       Nếu xin cho mình, Trêchiakov đã chẳng xin, nhưng anh không thể để Xasa đi nhặt than dưới gầm tầu. Và anh tin chắc : Ôlếc đã muốn là làm bằng được. Vào năm thứ ba của cuộc chiến tranh, những người đã qua hội đồng quân y, biết đánh giá cuộc sống của mình còn quí hơn một xe củi, mà Ôlếc lại là thư ký của Hội đồng quân y. «Anh ta có dấu đấy ! » - trưởng ban quản trị nói thế. Đối với Trêchiakov, con dấu không có ý nghĩa gì, nhưng qua vẻ kính nể của người nói, anh hiểu : số phận của mọi người nằm trong tay Ôlếc. Và anh càng thêm vững tin : Ôlếc có thể làm được. Và Ôlếc đã làm  được. Anh ta hãnh diện đến. Chứ sao nữa, làm được việc tốt cho người khác - điều đó cũng đáng là một thử thách.   

      Thở hổn hển vì đi nhanh, nhưng khi họ đến nhà thì chiếc xe không còn ở đó nữa, những khúc gỗ dài hai mét chất thành núi trên tuyết trước nhà kho. Xasa đang khuân gỗ. Ôm những súc gỗ bạch dương trong tay, mặt cô hồng hào, vui sướng, cô nhìn hai người :
      - Em cứ nghĩ là họ chở đến cho chị Phaia cơ. Em gọi Phaia, nhưng họ đọc mảnh giấy, và bảo chở đến cho em.

      - Và em còn từ chối nữa chứ !

      - Họ đi rồi à ? - Ôlếc hỏi.

      - Không hiểu sao hộ rất vội vã. Họ thả gỗ xuống thật nhanh, thậm chí không cả lấy tiền nữa. «Chúng tôi lấy tiền làm gì ? Giá cô cho chúng tôi ít rượu thì tốt...». Nhưng em đào đâu ra rượu ? -  Xasa bước lại gần họ, đập bao tay vào nhau phủi mùn gỗ. — Anh Vôlôđia, em chẳng hiểu gì cả.

      - Nào, em làm quen đi : anh Ôlếc Xêlivanov. — Anh đặt tay lên lưng đẩy Ôlếc lên phía trước. — Một con người vĩ đại và toàn năng...Anh ấy học cùng lớp với anh. Mọi chuyện này là do anh ấy cả.

       Xasa mềm mại chìa bàn tay ấm áp vừa rút khỏi bao, và cô ngước đôi mắt xám dưới hàng mi đen nhìn Ôlếc, Ôlếc sau khi chào hỏi, trở nên bối rốị, và bắt đầu lau kính.

       - Thật đích đáng, toàn là gỗ bạch dương. Xasa trầm trồ.   

       - Anh nhìn này, bao nhiêu là gỗ bạch dương !

       -Thôi bọn anh không nhìn đâu — Trêchiakov tháo thật lưng, quàng lên vai. Anh thấy việc họ chở củi đến còn gây cho Xasa ấn tượng mạnh hơn việc Ôlếc đến — bây giờ bọn anh sẽ cưa ra, rồi bổ củi và xếp vào kho, lúc ấy mới nói : xong !

      Cái giá đỡ được tìm thấy ở bên kho nhà Piaxtôlov.
 
      Choàng chiếc khăn lông lên vai, Phaia mang cưa ra. Rồi lại chui ra mang theo một cái rìu. Khi được ra dáng chủ nhà, điều đó rất hợp với Phaia, cô sung sướng giúp đỡ, và lấy làm vui sướng vì các vị hàng xóm.

      Họ nện chặt tuyết quanh giá đỡ, vần những thân gỗ lớn cưa trước:   
      - Nào, Xasa !

      Khi đoạn gỗ tròn đầu tiên bị cưa đứt rơi xuống tuyết, Ôlếc Xêlivanôv nhận bổ củi. Cứ mặc nguyên cả áo capốt, đeo thắt lưng da, đai da, anh ta vung rìu quá đầu, làm tuột cả kính trên mũi, và bây giờ anh ta ngồi trên khúc gỗ, buồn phiền vì mình vụng về, tay mân mê và ngắm nhìn đôi mắt kính mờ mờ vì những đường rạn nứt. Và thế là hai người cưa củi với nhau.

      Mạt cưa trắng bắn tóe ra dưới lưỡi cưa : bám lên ủng của Xasa, bám vào vạt áo capốt, vào đôi ủng của anh đặt bên cạnh. Chúng nằm thành từng lớp dưới chân, trên mặt tuyết đã bị xéo nát, trong giá lạnh mùi gỗ xẻ thơm sực lên, tinh khiết.

       Xasa mặt đỏ bừng, cổ tháo khăn quàng ra, tóc bết lại bên má.
       - Em có mệt không ?

       Xasa lắc đầu :   
      - Không ạ !

       Lưỡi cưa sắc chạy băng băng, tay vẫn mang bao, Xasa kéo cưa về phía mình, rồi sau cô tháo cả bao tay ra : nóng quá. Sau lưng cô, giống như những làn khói không cất lên khỏi mặt đất, những cây bạch dương chìm trong sương giá, ngay đơ bởi sự tĩnh lặng, in bóng trên nền trời.


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2018, 06:58:22 am »

       Giữa trưa trời ấm hơn lên, mây che kín, tuyết rơi dày đặc và vạn vật nhòa đi, xoay tít, mùi gỗ bạch dương xẻ càng nồng hơn, hệt như nỏ bay ra từ tuyết mới vậy. Xasa phủi tuyết khỏi bao tay, nhưng tuyết vẫn cứ bám vào.

       Từ ngoài ga vẳng lên tiếng bánh xe chạy vun vút, âm vang từ mặt đất, lúc thì dồn dập như lao theo toa cuối cùng, lúc thì đầu đặn, nện đi nện lại nơi chỗ nối đường ray. Làn khói tàu hỏa cũng bị cuốn theo. Và dường như không phải tuyết bay, mà là chúng lao vùn vụt, lao vùn vụt xuyên qua tuyết... Còi tàu rúc lên giục anh gấp gấp, dưới sàn tàu bánh xe lao sầm sập. Anh nhìn Xasa, anh sẽ mãi mãi ghi nhớ hình ảnh cô như thế.

       Gương mặt ai đó hiện lên trăng trắng, thấp thoáng qua ô kính cửa sổ nhà bếp đen sì.

       Xasa bắt gặp cái nhìn của anh.
       - Mẹ em đấy ! Cô kêu lên qua tiếng cưa xoèn xoẹt. Em đưa mẹ về hôm qua. Mẹ lạ lùng làm sao, gì cũng hỏi. Đi lại khắp nhà, cứ như không nhận ra vật gì hết - Xasa dừng lại thở — Hóa ra, ở đó mẹ bị viêm phổi. Chẳng ai nói với em cả.

       Cánh tay trắng vẫy vẫy nơi cửa số. Xasa chạy vào nhà. Ôlếc ngồi lạnh cóng, đến thay chỗ Xasa. Rồi họ ngồi hút thuốc trên những súc gỗ. Tuyết đang rơi từ những đám mây, bỗng ngừng hẳn. Mặt trời lại ló ra. Trêchiakov đưa mắt ước lượng xem họ có đủ sức cưa hết chỗ gỗ không, và anh đặt bàn tay nóng rực vì lao động lên đầu gối Ôlếc, lòng bàn tay dường như sưng phồng lên :
       - Ôlếc, cảm ơn cậu nhé.

      Ôlếc sung sướng :
      - Kìa cậu ! Tớ thấy rõ rồi. Có điều tớ không được biết thế. Tiếc thật. Cậu chẳng nói với tớ sớm hơn.

       Xasa mang đồ uống ra cho họ, rồi lại quay vào bếp. Rồi cô lại từ bếp chạy ra, vung vẩy hai ống tay áo bông ấm áp, vạt dài đến gần đầu gối.

     - Chị Phaia trang điểm cho em đấy ! - cô tươi cười vén tay áo. Trong chiếc áo bông ấy, trông cô vẫn xinh đẹp, Trêchiakov nhận thấy Ôlếc buồn rầu ngắm nhìn cô.

       Xasa chuyển củi vào trong kho, và hai người lại cưa tiếp. Mặt trời vòng lên trên những ngọn cây bạch dương, chiếu vào cửa sổ nhà bếp, từ ô cửa ấy mọi người đã gọi vào mấy bận rồi, nhưng anh hiểu rằng bọn anh không thể bắt tay vào công việc lần thứ hai, vì không quen nên đã mất khá nhiều sức lực, và chỉ đến khi cưa xong hết số gỗ, đưa giá đỡ vào kho, và Xasa dọn dẹp hết các mảnh vụn, vỏ cây, mùn cưa trên tuyết họ mới cầm cưa rìu, cùng nhau vào nhà.

       Trêchiakov đứng nhìn ngoài bậc thềm, lấy mũ phủi mùn cưa và tuyết trên người : anh gìn giữ khoảnh khắc này cho riêng mình. Trước nhà kho trống trơn. Họ có thể làm được và đã giành thắng lợi chỉ một lần. Người nọ nối người kia họ khẽ bước vào bếp, dựng rìu và cưa bên cửa.

       - Đây không phải là những người làm công, mà là các thiên thần.— Phaia đón họ bằng giọng nói trầm trầm và lắc đầu, hai tay đặt trên bụng, người cô chiếm mất nửa gian bếp. Rồi anh trông thấy một bà già gầy gò choàng khăn của Xasa đang đứng bên bếp lò. Xasa ôm lấy bà, ghì chặt vào người, cô làm dáng nói : — Đây là mẹ em.

       Rồi cô sốt sắng muốn hiểu trông mặt anh ấy thế nào nhỉ ? Sau đó cô nói với mẹ :
       - Mẹ ơi, đây là anh Vôlôđia.  

       - Vôlôđia,— bà mẹ nhắc lại, ngượng ngập che cái miệng không còn răng cửa. Tay bà trắng bệch mất máu, thậm chí trông lạnh toát, móng tay cũng trắng bệch.

      - Ở đó không hiểu sao họ lại cắt hết tóc mẹ.— Xasa nói, điệu đà vén tóc lên tai — Tóc mẹ em còn dài hơn tóc em nhiều, thế mà mẹ lại để cho họ cắt ngắn. Nếu em mà biết thì em đã chẳng đồng ý.

       Hai người cao lớn đứng bên ngưỡng cửa : một trông rất bệ vệ, đeo kính, mang quân hàm, đeo thắt lưng da ; còn người kia chỉ mặc độc chiếc áo capốt của lính không cài cúc, thế mà cô con gái lại nói : «Mẹ ơi! đây là anh Vôlôđia».

      - Các anh cứ cởi áo khoác ngoài ra, - bà mẹ nói. - Ở  nhà chúng tôi lúc nào cũng ấm áp. Các anh cởi áo ra rồi ngồi vào bàn. Xasa, con chỉ nơi treo áo cho các anh.

      Khi họ cởi áo và treo áo capot ở trong nhà, Xasa lướt nhìn vào mắt anh, anh mỉm cười, gật đầu. Sung sướng vì thấy anh mến mẹ mình, để khẳng định thêm cho mẹ mình, Xasa nói nhanh với anh :

       - Trước mẹ em hoàn toàn không thế đâu, ở đằng bệnh viện về mẹ cứ hốt hoảng, đến em cũng còn không nhận ra mẹ nữa.

       Trong nhà bếp, suốt chiến tranh không được quét vôi nay trần nhà trở nên đen sì, ám khói vì đèn, tường và bệ cửa sổ ngả sang màu sẫm, giờ đây ánh mặt trời chiếu xuống, tuyết hất vào bàn, chiếc khăn trải bàn cũ kỹ, đã mạng lại, hồng rực lên trong ráng chiều. Và cả những chiếc đĩa sâu lòng cũng lấp lánh ánh hồng.

      Phaia từ chối không ngồi vào bàn, và ra về. Bà mẹ bê từng chiếc đĩa đến bên bếp lò, múc đầy xúp nóng rồi đặt xuống bàn cho từng người. .Món xúp này hoàn toàn không có thịt, không có mỡ, chỉ có lá bắp cải ướp lạnh và khoai tây, vậy mà ngon và thơm đến nỗi một người no nê cũng chưa bao giừ được ăn những món ngon như thế.

       Và trong suốt lúc họ ăn uống và chuyện trò, Trêchiakov luôn luôn cảm thấy cái nhìn của bà mẹ hướng vào anh. Bà mẹ nhìn anh, và rồi lại nhìn, nhìn mãi. Ôlếc ngồi đó buồn rầu và phiền muộn, mặt trời lấp lánh trên đôi mắt kính của anh. Chính vì phiền muộn và lúng túng nên chỉ mình anh ta xơi bánh mì mà không nhận ra rằng mọi người không lấy bánh: anh cầm lấy lát bánh mi, bẻ nhỏ ra và ăn lơ đãng.

      Qua ô cửa vẫn nhìn thấy những ngọn cây bạch dương. Chỉ những ngọn cao nhất, nhưng cành cây rực hồng nhấp nháy như ánh lửa, còn thân cây trong ánh sáng màu huyết dụ trong vắt lại mang màu tim tím. Tàu chạy qua, khói cuồn cuộn bốc lên sau mái nhà kho, và ánh sáng trên bàn lay động.

       Mặt trời lặn, ngày đã tàn, các bức tường càng tối sầm lại, và những gương mặt ngược sáng rất khó phân biệt. Nhưng lúc nào anh cũng cảm thấy cái nhìn của bà mẹ xoáy vào anh.

      Tiễn Olếc xong, khi anh và cô cùng đi đến quân y viện, trời đã tối hẳn.

      Cô hỏi :
      - Anh có thích mẹ em thật không ?

      - Em giống mẹ lắm, — anh nói.

      - Anh không thể hình dung được là em giống mẹ làm sao! Mẹ để tóc dài trông rất trẻ, mọi người cứ cho em với mẹ là hai chị em gái, họ không chịu tin chứ. Từ bệnh viện mẹ trở về như vậy đấy, già đi, đúng là một bà già, em không dám nhìn mẹ nữa.

       Họ dừng lại bên bờ tường. Gió hắt tuyết lên ủng anh, thổi tung tà áo capốt. Anh lấy lưng chắn gió cho Xasa, tay anh ủ ấm tay cô, trong thâm tâm anh đang chia tay với cô.

        «Mẹ ơi, — đêm hôm dó cúi gập người bên khung cửa sổ, nơi anh vẫn nhìn ra ga, nhìn những đoàn tàu đang chạy, anh viết thư về cho mẹ, — xin mẹ hãy tha thứ cho con tất cả mọi điều. Bây giờ con mới hiểu con đã làm hỏng cuộc đời mẹ. Nhưng mà khi ấy con chưa hiểu được điều đó, còn bây giờ thì con hiểu ra rồi, mẹ ạ! ».

        Một bận, trong giây phút tuyệt vọng, mẹ đã nói với anh : «Con chưa hiểu là vào năm tháng của chúng ta,  việc dám nhận về nhà mình vợ của một người bị bắt là như thế nào đâu. Lại còn cả hai đứa con thơ nữa. Con không hiểu là làm việc đó phải là một người như thế nào chứ !... »

       «Con không cần ai đón nhận về ! — lúc đó anh đã trả lời mẹ như vậy. — Con không cần ai nhận con cả !».

       Thế rồi anh bỏ học vào trường kỹ thuật để được nhận học bổng ; anh muốn chuyển luôn vào ký túc xá ở, nhưng họ chỉ nhận những người từ thành phố khác. Giờ đây anh đã hiểu ra rằng anh thật là độc ác trong cái phải của mình. Có một điều gì đó hoàn toàn khác bỗng trở nên rất dễ hiểu. Và lần đầu tiên anh chợt ngnĩ ra rằng nếu cha anh còn sống và trở về, cha anh cũng hiểu và sẽ tha thứ. Và ở cuối thư bất ngờ, anh còn thêm dòng chữ ; «Mẹ hãy chăm sóc Lianka !».

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2018, 03:34:14 pm »


       XXIII.




      Trong đám hơi nước phủ kín sân ga, những người đàn bà ngược xuôi dọc theo đoàn tàu, gọi con cái bằng những giọng kỳ quái, họ leo cả lên các bậc tàu, nhân viên hỏa xa dập vào tay họ :
      - Đi đâu ? Hết chỗ rồi ?

      - Anh Vôlôđia ! Vôlôđia ! Vào toa này ! — Xasa hét lên. Cô cũng bị cái không khí hốt hoảng của nhà ga tác động.

      Chị nhân viên hỏa xa giơ ngực chặn anh lại :
      - Đầy người rồi, không nhìn thấy à ?

      Từ lối ra vào toa, mọi người cúi xuống và hét lên :
      - Đồng chí trung úy, chúng tôi còn đứng được bao người nữa đây này ?

      Anh gỡ chiếc quai ba lô ra khỏi vai rồi tung qua đầu người nữ nhân viên hỏa xa vào lối ra vào toa, anh trông thấy họ đón lấy chiếc ba lô lúc nó rơi xuống. Mọi người chạy ngang qua, xô cả vào hai người.
     - Xasenka, anh sẽ viết thư cho em. Có địa chỉ đơn vị là anh sẽ viết cho em ngay.

      Và anh nhẩy lên bậc lên xuống của đoàn tàu đang chuyển bánh, lấy vai đẩy người nữ nhân viên hỏa xa.

      Xasa bước đi bên cạnh bậc tàu, vẫy anh.

      Tất cả mọi cái đang nhảy nhót trước mắt cô. Và một khoảnh khắc nào đó cô đã để mất anh.
       - Xasa !

      Cô lướt nhìn, không trông thấy anh. Bỗng anh lại nhảy vọt xuống sân ga, ôm cô, hôn thật chặt. Từ nhà ga mấy sĩ quan mặc áo lông chạy xồ ra vừa chạy vừa ngoảnh lại nhìn họ. Cả anh và Xasa cùng chạy, và rồi cố đẩy anh ra :
      - Vôlôđia, nhanh lên !... lỡ tầu đấy !

      Đoàn tàu đã bắt đầu tăng tốc. Những người còn lại trên sân ga thấp thoáng qua, họ vẫn chạy ùa đến các toa tàu. Xasa chạy bên dưới, cô rớt lại sau và kêu lên điều gì đó. Đoàn tàu bắt đầu lượn vòng cung. Xasa chạy sang phía bên, kịp vẫy tay thêm lần cuối - không thấy cô nữa, cô đã khuất hẳn. Chỉ còn lại vị mằn mặn của nước mắt cô trên môi anh.

      Chị nhân viên hỏa xa không nhìn ngó ai hết lấy lưng chắn mọi người đẩy vào phía trong, rồi đóng sầm cánh cửa sắt có lắp kính lại. Yên ắng. Ai đó chuyền chiếc ba lô lại cho anh.
      - Trung úy, ở quân y viện ra hả ?

      Trêchiakov chăm chú nhìn người nói :
      - Ở quân y viện ra.

      - Nằm lâu không ?

      Anh lại nhìn, phát ngượng vì mình nhìn quá chăm chú. Anh nghe nghe thấy câu hỏi, nhưng mãi mới hiểu được ý nghĩa của câu hỏi : Xasa vẫn đang ở trước mắt anh.
      - Lâu rồi, từ đầu thu.

      Rồi anh lôi túi đựng thuốc ra :
       - Ai có giấy không ?

       Họ xé cho anh một mẩu giấy. Trêchiakov đổ thuốc ra tay và chuyền chiếc túi đựng thuốc qua tay người khác. Vào được trong toa, anh mời mọi người hút thuốc. Túi đựng thuốc bằng cao su là chiến lợi phẩm của bọn Đức, thả miệng túi ra, tự nó sẽ khép lại, và được ghim chặt bằng một chiếc đinh vít nhỏ. Thuốc đựng trong túi này không bị khô, không bị mất mùi, và luôn luôn ấm, sợi nằm thẳng trong điếu thuốc, Xtarưk đã tặng anh lúc chia tay. Từ cổng quân y viện Trê-chiakov ngoảnh lại, hai người vẫn đứng ở cửa sổ phòng bệnh : đó là Xtarưk và Atrakovxki.

       Sau khi đi một vòng chiếc túi lại trở về với anh, ai cũng trầm trồ ngắm nghía nó. Mọi người cùng phun khói, hệt như là nếm xem thuốc có ngon không. Bánh tàu gõ dưới sàn, tất cả mọi người cùng lắc lư. Giờ thì Xasa đang đi về nhà, anh mường tượng thấy cảnh cô đi một mình.

       Nữ nhân viên hỏa xa lại xuất hiện, dồn mọi người lại, khua khoắng thanh móc lò. Người chị chắc nịch khỏe mạnh, nhìn cau có. Khi chị cúi xuống, đám lính tráng nhấp nháy sau lưng chị.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM