Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:59:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mãi mãi tuổi mười chín  (Đọc 35630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2017, 04:22:11 pm »

       Lại im lặng khá lâu. Sợi dây xích nhỏ kêu loảng xoảng, cửa hé mở, cánh tay phụ nữ tròn trĩnh để trần dưới tấm khăn lông giữ chặt lấy cửa. Gương mặt hơi phù. Mùi dầu hỏa, hơi bếp ấm áp tỏa ra từ sau lưng chị ta.
       - Chúng tôi được biết mẹ cô ấy phải vào bệnh viện, — Trêchiakov nói, cứ như anh ta thay mặt toàn thể Hồng quân đến đây. Và đồng thời anh cố nén cười đứng nghiêm để có thể trông thấy rõ anh từ mũ đến ủng nhờ ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn : anh như thế này đấy, và thể không thấy e ngại nữa.

      Người đàn bà vẫn nhìn anh cảnh giác, không tháo sợi dây xích ra khỏi cửa :
      - Anh là người thế nào với cô ấy ?

     - Chị hoàn toàn không cần biết điều đó. Xasa có ở đây không ạ ?

     - Ở đây đấy.

     - Chị làm ơn gọi hộ cô ấy.

     - Đi vắng rồi.

     Anh không sao quen được lối nói ở vùng Uran, chị ta trả lời mà cử như là hỏi anh.
     - Thế Xasa đi đâu ạ ?

      - Vào bệnh viện.

      Không hiểu sao anh không ngờ được chuyện đó, cô có thể không ở nhà. Ra ngoài bậc thềm anh mới chợt nghĩ : chỉ cần hỏi xem cô ấy đi đã lâu chưa? Khi nào về ? Anh ngoái cổ nhìn, nhưng không quay trở lại.

      Rẽ vào góc nhà tránh gió, anh quyết định chờ. Anh đứng dậm thình thịch để chân không bị đóng băng. Băng giá cũng không đến nỗi lạnh, nhưng chỉ mặc mỗi áo capốt thì không thể đứng mãi được. Nhất là vết thương ở lưng rất buốt. Vết thương mới được tháo băng lần đầu, trong những ngày gần đây, chỗ đó da còn non vẫn rất nhạy cảm.

      Anh không có đồng hồ để có thể hình dung được thời gian, khi phải chờ đợi, thời gian bao giờ cũng như dài hơn. Người tải thương đã lột chiếc đồng hồ của anh, từ lúc còn ở ngoài kia ngay trong chiến hào, khi anh bị thương. Anh ta buộc garô cầm máu cho anh và bảo : «Phải chú ý đến thời gian. Sau nửa giờ cần tháo garô, không thì bên tay này sẽ chết, chết hoàn toàn ». Trêchiakov rút chiếc đồng hồ ra, và anh ta còn hỏi : « Đồng hồ ta đấy chứ ? ».

       Đó là chiếc đồng hồ đầu tiên trong đời anh. Ba tuần liền sáng nào anh cũng đi ghi tên xếp hàng. Anh rất thích đồng hồ đeo tay mặt kính, có những ô kẻ ca rô. Ở lớp anh, Kôpưchin có một chiếc đồng hồ như thế. Cậu ta đeo đồng hồ, ở cổ tay, trong lớp cậu ta luôn xem đồng hồ, tay để sang bên, xem từ xa, nếu không, thế thì không nhìn thấy. Cuối cùng cũng đến lượt anh, mọi người mua hết sạch đồng hồ đeo tay, thế là anh đành kiếm một chiếc đồng hồ bỏ túi to, tròn và dày của Nhà máy sản xuất đồng hồ quốc gia số Hai. Chiếc đồng hồ đó giá bẩy mươi lăm rúp, những bẩy mươi lăm rúp trước chiến tranh. Anh tự kiếm được số tiền ấy : nhân ngày lễ anh viết biểu ngữ trên vải điều cho các cơ quan. Sau khi mổ ở quân y viện dã chiến, anh mới phát hiện ra chiếc đồng hồ không còn nữa. Nhưng anh không cảm thấy tiếc chiếc đồng hồ anh đã mang từ nhà đi, như là tiếc những chuyện liên quan đến chiếc đồng hồ.

      Rồi thì có một tay anh cũng hút được thuốc. Anh đứng sưởi bằng khói thuốc, và dậm chân. Khi thấy mùi giấy khét, anh ném mẩu thuốc đã hút hết đi. Từ sau góc nhà, gió nuốt lấy mẩu thuốc, những tia lửa tàn nảy lên trên tuyết. Không, không đứng mãi thế này được. Anh tự giận mình, miễn cưỡng lê bước về quân y viện.

      Xa xa, phía trên đường tầu, trên những cột tín hiệu, hiện lên vầng trăng to, rõ nét, trông không giống như trăng thật. Con đường chạy dài, phía dưới, trăng bắt dầu xuống thấp sau hàng cột tín hiệu. Đoàn tầu khản giọng ngoài băng giá vẫn gào thét trên đường ở nơi nào đó. Và tiếng kêu của con tàu làm anh chợt tỉnh, Trêchiakov quay trở lại, bước vội vàng hệt như sợ mất hết sự cương quyết. Anh lại gõ vào cửa ấy. Cửa mở ngay lập tức.
      - Xin lỗi, tôi quên chưa hỏi chỗ Xasa đến ở đâu? Bệnh viện ấy mà ?

     Người đàn bà tháo tung sợi dây xích ra khỏi cửa :   
     - Mời anh vào, nhà với cửa không hiểu sao lạnh quá.

      Anh bước vào. Chị ngước đôi mắt màu cánh gián trên gương mặt không có lông mày nhìn anh. Chỉ thấy mỗi đôi mắt trên gương mặt trắng bủng. Đôi mắt ấy tò mò nhìn anh.
     - Xasa đến đó lâu chưa chị ?

     - Lâu hay chóng, rồi đâu sẽ vào đó.

      Và người đàn bà nhìn khắp người anh, càng nhìn càng ra vẻ thương xót.
      - Từ đây đến bệnh viện có xa không chị ?

      - Cũng chẳng phải bệnh viện, bệnh viện ở mãi trong thành phố kia, đây thì hoàn toàn chỉ là những lán gỗ. Dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm. Xasa ở trường về, họ đã đưa mẹ cô đi rồi. Ối, bà mẹ rất yếu, yếu lắm. Cô ấy liền chạy đến với mẹ. Thấy cô ấy về, tôi bảo : «Xasa, em chờ một lát, anh Vaxili nhà chị đi làm về, anh chị sẽ hỏi anh Ivan Đanhilưtr xem sao».

     - Anh Ivan Đanhilưtr là ai vậy ?

     - Còn Ivan Đanhilưtr nào nữa ? — Người đàn bà rất đỗi ngạc nhiên, sao anh lại có thể không biết người đó. — Ivan Đanhilưtr, ủy viên ủy ban quân sự địa phương, anh trai chồng tôi. « Xasa, em chờ đấy, để anh chị hỏi anh ấy cho... ». Nó chẳng nói năng gì, và cũng không chịu ăn chịu uống. Chạy khắp các góc nhà, như con chuột nhắt. Trời cũng đã tối, tôi nghe thấy nó lại chạy đi.

     - Vậy tìm những cái lán gỗ này như thế nào ạ ?

     - Hoàn toàn đơn giản.

      Và chị lại nghi ngờ nhìn chiếc áo capốt của anh và bên tay áo lép kẹp nhét vào thắt lưng da.

      - Có lẽ anh biết phố Kôlia Miagôchin ?

      - Biết,—Trêchiakov gật đầu, hy vọng sẽ hiểu ra phố Miagôchin ở đâu qua những điều sắp nói tiếp. Và lúc này anh lại cảm thấy ấm áp dưới lớp áo capốt.

      - Thế, cứ đi dọc phố ấy, cứ đi dọc phố ấy mãi cho đến tận Tôbôl. — Và chị ta vừa giũ chiếc khăn bằng lông, vừa đưa tay trái chỉ vào cửa sổ qua bên kia đường, vào hướng ngược lại với Tôbôl.

      - Tức là, nếu từ nhà ga, sẽ có một đường phố rộng như thế này phải khổng ?

     - Thế đấy. Đến Tôbôl, bên phải, bên tay phải !

      Tay trái tóm lấy chiếc khăn quàng, chị vẫy vẫy tay bên phải. Trong đầu anh phải xếp đặt lại tất cả, chính chị ta không hề ngờ rằng mình đang đứng quay lưng về phía Tôbôl và chỉ ngược hết.

      - Hiểu rồi. Tức là bên phải đến Tôbôl.

      - Tôbôl nằm ở phía tây phải không ? Tôi muốn nói mặt trời lặn sau Tôbôl phải không ?

      - Sau Tôbôl. Chứ còn ở đâu được nữa ?

      - Hiểu rồi !

      Anh bắt đầu xác định phương hướng. Từ của sổ hành lang của quân y viện ngày nào anh cũng thấy rõ mặt trời lặn ở phía ấy.

     Nói chung rất đơn giản : đi dọc theo phố Kôlia Miagôchin, rẽ tay phải theo phố Gôgôl. Rồi đi thẳng. Và lại rẽ phải theo phố Puskin hay Lermantôv. Thế phải qua một cánh rừng, một cánh rừng nhỏ nữa.

      - Thế những cái lán gỗ ở đằng đó chứ ạ ?

      - Chưa đâu. Thoạt đầu là nghĩa địa. Tôbôl chạy dài theo hướng này.

      Nghĩa địa — đó là vật định hướng đáng tin cậy. Trong trường hợp nào người ta cũng sẽ chỉ cho anh.
     - Sau nghĩa địa là những cái lán gỗ. Nói chung xa hơn, chẳng còn gì nữa, độc có mỗi bờ dốc dựng đứng.

       - Cám ơn chị — Trêchinkov nói. Dù chỉ mang máng, nhưng anh đã hình dung được điều gì đó. Và khi ra đến cửa, anh còn dặn :
      - Nếu Xasa về trước, xin chị đừng nói gì với cô ấy. Tôi có tìm hay không tìm, chị cũng đừng nói với cô ấy. Kẻo rồi cô ấy đâm ra nghĩ ngợi...

      Và căn cứ vào cái nhìn đầy vẻ băn khoăn, anh hiểu: nhất định chị ta sẽ kể. Đến cả chuyện chị ta không cho anh vào nhà, chị ta cũng sẽ kể……


...........................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 03:54:52 pm »

       

      XVI.




      Gần đến bữa ăn sáng vẫn không ai đánh thức anh dậy. Vừa ngủ lơ mơ, anh vừa nghe thấy nhiều giọng nói của ai đó, một lần, anh nghe thấy giọng Kichênhev ngay sát bên tai :
      — Có lẽ cậu ta mơ khủng khiếp lắm. Suốt đêm vật vã...

    Anh lại thức giấc vì những tiếng ồn ào huyên náo. Một vài người đứng lố nhố bên chiếc bàn kê giữa phòng, tiếng cốc thủy tinh va vào nhau leng keng, tiếng nước chảy ồng ộc từ chiếc bình thon cổ. Mọi ngưòi đang rót gì đó.
       - Nào...bây giờ đến ai đây? — Kichênhev hỏi nhanh. — Atrakôvxki không nên uống. Rôizman !

      Kichênhev giật tay áo Rôizman, rồi đưa cho anh cốc nước đùng đục :
      - Nào, uống đi !

      Vừa nhìn chiếc cốc, Trêchiakov đã cảm thấy ngay mùi nồng nồng của rượu ngang, liền ngồi dậy :
      - Có gì đáng mừng mà các anh uống rượu từ sáng sớm thế ?

      Kichênhev liếc nhìn anh.
      - Cậu cứ ngủ nữa đi. Quân ta tiến tới gần Berlin rồi, mà anh chàng mới thức dậy kìa.

     - Sao, nói thật đi, có chuyện gì vậy ?

     Nhưng mọi người rót rượu cho anh.
     - Hãy làm đi ! Rồi sau sẽ hỏi.

     Thế nhưng chính họ lại giải thích ngay :
     - Avêchixian mới có con gái.

     Trêchiakôv vẫn còn ngái ngủ, không xác định ngay được, Avêchixian chính là thượng úy bị thương thủng đầu, đã làm anh hoảng sợ hồi dêm. Nâng cốc lên, ra hiệu uống mừng thượng úy, Trêchiakôv cố uống, không nhăn mặc không tự hạ thấp can đảm của mình trước mặt mọi người. Xtarưc nhìn theo Trêchiakov đang từ từ dốcngược cốc, từ đằng xa anh nuốt ực một cái, làm ra vẻ uống giúp Trêchiakov. Mọi người đưa ngay cho Xtarưc một cốc đầy tràn. Mặc cho mọi người vội vàng ngoái cổ nhìn ra cửa. Xtarưc bỗng trở lên nghiêm nghị : phút thiêng liêng đã đến. Anh nhìn mọi người bằng đôi mắt sáng rực :
      - Nào !....

     Rồi tự gật đầu với chính mình, anh hít vào, vươn người nheo mắt biết ơn. Bỗng Xtarưc tái mặt, ho sặc sụa, tròn mắt lên :   
      -  Đồ đểu! Ai rót nước lã thế này?

      Mọi người cười phá lên. Kichênhev đưa tay chùi nước mắt:   
       - Cậu sẽ không tham lam hơn mọi người nữa nhé. Mới rót rượu cho người khác mà cậu đã uống bằng mắt rồi. Đúng luật, lẽ ra cậu không được hưởng nữa. Ngoài tuyến phòng thủ ở chỗ mình có cái lệ rất rành mạch : cứ mỗi lần rót đầy bốn cốc, thì có ba cốc rượu, một cốc nước. Chỉ có người rót mới biết cốc nào đựng gì. Mọi người nâng cốc. Uống cạn. Nhìn nét mặt không thể nào phân biệt được ai uống nước, ai uống rượu. Thế mà cái anh chàng rất tri thức này lại ho vì uống phải nước…..

      Kichênhev rót đều chỗ rượu còn lại trong bình cho mình và Xtarưc. Vừa vặn được hai cốc :
      - Cố lên, đừng ho nhé !

      Sau đó, chiếc bình nhanh chóng được rửa sạch rồi lại lấy đầy nước lã từ trong vòi. Kichênhev dùng khăn mặt lau quanh bình thật khô, đặt vào chỗ cũ ở giữa bàn. Và anh còn bày quân cờ lên bàn : mọi người đang chơi cờ, bận rộn với việc trí óc bổ ích. Và họ còn vặn đài to hơn…..

       Hóa ra là thế này, tối hôm qua bỗng nhiên Avê- chixian lên tiếng: anh chờ xung quanh im lặng, mới nói. Những lời nói đầu tiên dành cho mọi người trong phòng: «Tôi mới có con gái». Nhưng đôi mắt to trên gương mặt gầy guộc ấy lại hỏi liệu cha nó có sống được không? Theo ý kiến chung thì cha đứa trẻ sẽ sống. Vì vậy, mọi người quyết định ăn mừng hai sự kiện đó. Khi cả phòng quầy quần lại, sắp uống rượu thì cô y tá trưởng được anh em thương binh mệnh danh là «xe tăng», bất thình lình bước vào phòng. Cô khoảng hai mươi lăm tuổi, chồng đang chiến đấu ở phía bắc, mãi Karêli, cho dù đã đôi lần cô kín đáo đưa mắt khuyến khích, nhưng không hiểu sao vẫn chẳng có anh chàng bạo gan nào dám đưa cô về tận nhà. Ngay trong số những người bình phục cũng không tìm được ra một người can đảm nào: cô ta to lớn, chắc nịch, chiếc đai đeo khó khăn lắm mới vắt được qua ngực xuống  thắt lưng.

      Nữ y tả trưởng bước vào phòng khi Trêchiakov còn đang ngủ. Giữa bàn là chiếc bình đựng đầy rượu ngang. Nếu cố giấu một thứ gì đó trong phòng bệnh, thế nào cũng bị phát hiện ngay, chứ chiếc bình để trên bàn kia thì chẳng ai nảy ra ý định kiểm tra xem bình đựng gì. Nhưng nữ y tá trưởng cảm thấy nước hơi đục. Vốn rất quan tâm tới sức khoẻ của thương bệnh binh, nên vừa phát hiện ra sự lộn xộn, cô bèn cầm lấy chiếc bình trong không khí im lặng căng thẳng của cả phòng, cô giơ ra sáng nhìn thêm lần nữa, chau mày dọa nạt, rồi mở nút thủy tinh đưa lên mũi ngửi và ngạc nhiên quá đỗi. Không tin ở chính mình, cô rót một chút ra cốc nhấp một hớp rồi lập tức chạy bổ đi tìm chính trị viên phó của quân y viện.

      Trêchiakov ăn nốt đĩa cháo kiều mạch đã đông đặc lại như món thịt đông. Trong phòng mọi người ngồi ra vẻ nghiêm tức như thế, nhưng tiếng cười chỉ chực bật ra. Sau một đêm thiếu ngủ và chén rượu mới uống, giờ đây mọi cái hiện ra trước mắt Trêchiakov sáng sủa hơn, hệt như anh có đôi mắt khác. Ánh sáng mùa đông hôm nay có vẻ khác thường, bầu trời đùng đục ngoài cửa sổ, cả những bông tuyết bám vào mặt ngoài cửa kính cũng vậy. Cành cây nào cũng mập mạp lên gấp đôi vì tuyết bám vào và đung đưa mãi những bông tuyết ấy.

      Trêchiakov đưa mắt nhìn mọi người, ngay cùng lúc đó anh lại nhìn thấy anh và Xasa đi lang thang khắp thành phố, trăng soi rõ cho hai người. Nhưng có thể, chuyện đó không xảy ra ?

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2017, 10:49:30 am »

     
       Chính anh không hy vọng tìm thấy những cái lán gỗ ấy. Tới phút chót, anh đâm ra giận mình ; tìm làm gì cơ chứ ? Ai chờ mong anh ? Đã mấy lần anh quay về, nhưng sau đó anh lại đi tìm. Anh hình dung thấy Xa-sa sẽ gặp anh, sẽ vui sướng và ngạc nhiên như thế nào. Thế nhưng Xasa không nhận ra anh. Cô đứng một mình trước bậc thềm, từ trên mái nhà tuyết lăn xuống, ngọn đèn treo trên cửa ra vào tỏa sáng lù mù, hệt như ở trong khói :
     - Xasa ? — anh gọi.

     Cô quay lại, giật mình, và lùi xa anh.
     - Xasa, — anh nói, tiến lại phía cô. Rồi anh tinh ý, dừng tại, — Tôi đây. Xasa, tôi đây mà. Chị hàng xóm nói với tôi là mẹ Xasa bị ốm.

      Lúc bấy giờ cô mới hiểu, nhận ra anh, cô khóc nấc lên. Vừa lấy găng tay lau nước, cô vừa khóc :
      - Em sợ đi khỏi đây lắm. Mẹ em gầy quá, gầy đến nỗi chỉ có da bọc xương. Không còn sức chống đỡ.

      Anh lấy lưng che gió cho cô, còn anh thì lạnh cóng đến mức đôi môi không thể thốt nên lời. Khi cả hai đi quay lại thành phố, Xasa hỏi :
     - Bên trong áo ca-pốt anh có mặc đồ gì nữa không đấy ?

      - Có…

      - Áo gì vậy anh ?   

      - Một tấm lòng.

     - Anh không mặc gì bên trong à ? Xasa hốt hoảng.

      - Thế thì chúng mình đi nhanh lên.

      Anh như đi trên chân gỗ, một cái gì đó sưng phồng, không còn cảm giác thay cho những ngón chântrong ủng. Đôi ủng của Xasa khẽ lạo xạo bên anh, trăng sáng, tuyết lấp lánh. Tất cả những điều đó là có thực.

      Xtarưc bước lại gần, ngồi xuống giường anh :
      - Cậu không để chân bị lạnh đấy chứ ?

     - Không chỉ hơi hơi thôi.

     - Cảm ơn anh kia đi. — Xtarưc chỉ về phía Atrakôvxki. — Trời giá lạnh thế nào cũng không cần mang ủng.

      Xtarưc đưa ống tay áo vải bông lau khuôn mặt đẫm mồ hôi vì uống rượu :
      - Các bạn trẻ ạ, phải bảo ban các bạn...Hãy nhớ lấy điều đó khi tôi vẫn còn sống !

       Như một người giàu có, Trêchiakov cảm thấy tất cả những gì đang tràn ngập trong lòng mình và anh thấy mỗi người trong số họ thiếu vắng một cái gì đỏ.

   Rôizman lê đôi giày vải đến gần, ngồi xuống giường anh :
      - Trêchiakov, có phải hồi ở trường, cậu ở đại đội một à ? Cậu biết không, tôi thấy tôi nhớ rõ cậu.

      Bây giờ, Rôizman hay ôn lại đời mình và bằng lời nói anh muốn thấy trước những gì mà người sáng mắt không nhận ra. Có điều, chắc gì Rôizman đã nhớ Trêchiakov: anh chẳng có gì nổi bật trong số các học viên của nhà trường. Mà trong trí nhớ thường chỉ in sâu hình ảnh những người đã làm gì đó thật khôi hài. Chẳng hạn, ở trung đội anh có học viên Salôbaxôv, ngay từ lần xếp hàng đầu tiên báo cáo, giọng hùng hồn tưởng như mỗi lời nói đều đánh gục được quân thù. Salôbaxôv nói :
      - Chúng ta tới đây để nắm lấy đỉnh cao của khoa học pháo binh...

      Điều đó thì chẳng ai quên được. Có điều «đỉnh cao của khoa học pháo binh» đối với Salôbaxôv không dễdàng gì. Năm bốn mươi mốt, khi chiếm lại Kalinin, xe tăng ta tràn vào thành phố cùng với các xạ thủ tiểu liên đổ bộ. Salôbaxôv cũng ở trong đội quân đổ bộ đó, chân đi ủng ngồi trên thành xe tăng. Một quả đạn nổ hất tung anh khỏi xe tăng, giáng xuống mặt đất đóng băng lạnh cứng. Sau đó, anh tỉnh lại, nhưng hoàn toàn mất trí nhớ. Nhiều khi không thể nhồi nhét vào đầu anh một điều gì. Mọi người vừa giúp anh, vừa cười đến vỡ bụng. Đánh lừa anh chẳng khó khăn gì. Nếu ai đó đến nói với vẻ mặt nghiêm túc «Salôbaxôv này, nghe nói hôm qua Belan lại đánh mất góc phương vị..», thể nào anh cũng nóng mặt, trợn tròn mắt và sẵn sàng đi đòi truy tố học viên Belan vì tội làm mất tài sản quốc gia.

       Anh chàng Salôbaxôv ấy thì Rôizman không quên, anh mỉm cười ngay.
       -  Anh còn nhớ, có lần trong giờ pháo binh, một  học viên bị dán giấy lên kính mặt nạ chống hơi độc không?

       - Có, tôi có nhớ ; hóa ra cậu đấy à ?

       - Không, Akgiưgitov đấy chứ.

      Thế là lập tức mọi người lại nói chuyện mặt nạ  chống hơi độc. Ở trường người ta vẽ ra thôi thì đủ mọi thứ đối với học viên ! Chuyện ấy Trêchiakov còn nhớ rõ, như mới hôm qua đấy thôi. Nào là phải chạy ngoài trời rét mướt, vừa đeo mặt nạ chống hơi độc,  vừa đeo tất cả quân trang, quân dụng. Rồi phải nằm ngủ vẫn đeo nguyên mặt nạ chống hơi độc ấy. Tuy vậy, họ vẫn ngủ được ngay : mở van ra và thở. Đối với chuẩn úy thì các học viên ấy không phải là thế hệ đầu tiên. Ban đêm, chuẩn úy rón rén đến gần, bóp chiếc ống gấp nếp lại, nhưng anh học viên vẫn thở đều, ngủ say sưa, thậm chí còn nằm mơ nữa. Sáng ngày ra, tất cả chạy tập thể dục, mình mặc áo lót bằng vải thô, hơi người thở ra bốc mù mịt dưới trời lạnh giá, và người phạm lỗi ấy lấy xẻng công binh, nạy tảng băng vàng vàng vừa xuất hiện buổi đêm trong góc doanh trại…

     - Akgiưgitov là người có biệt tài ngủ mà vẫn mở mắt. Suốt cả ngày chịu lạnh ngoài bãi, thế mà người ta còn nghĩra chuyện ngồi học đeo mặt nạ chống hơi độc. Nhờ tấm cao su, mặt ai cũng ấm lại, và kính mờ đi vì hơi thở. Tất cả đều ngủ, chỉ mình Akgiưgitov vẫn mở mắt. Anh bị dán lên mắt kính. Giáo viên gọi Akgiưgitov lên bảng, anh choàng dậy — xung quanh mù mịt. Akgiưgitov bước đi, va lung tung vào bàn…

       Rôizman cùng cười với mọi người, như nhớ lại chuyện thú vị nhất. Đối với anh, bây giờ chỉ còn có những gì đã nhìn thấy trong cuộc đời đã qua. Và lúc đó, cái nhìn lạnh lùng từ đôi mắt xanh biếc của Rôizman, khiến Trêchiakov thấy sợ.

       Đại úy Rôizman bước vào lớp, râu cạo nhẵn nhụi, vết nhám trên cổ được bôi một lớp phấn. Anh gọi học viên lên bảng, nhưng cái nhìn của anh như giam chặt người ta tại chỗ. Anh có dáng đi hết sức kiêu hãnh : đôi chân thẳng băng, đầu gối không hề gập lại. Mãi về sau học viên mới biết rằng, ngay trong những ngày đầu của cuộc rút lui, hồi ở Pribantic, anh bị thương cả hai chân. Chính vì thế mà dáng đi của anh ngay đơ như sếu vườn.

     Thiếu tá Bachiuskov, người nhiều tuổi nhất trong số các giảng viên, như trẻ con không phát âm được chữ «L» và chữ «N», nên bị học viên đặt cho biệt hiệu «thiên nôi». Đã có lần, trong giờ chiến thuật thiếu tá kêu ca về Rôizman, khi cả trung đội ngấm lạnh phải sưởi ấm bằng khói thuốc lá và lấy lưng che gió : «Tôi thì đã có con gái nớn, còn anh ta thì tối lào cũng có phụ lữ tới chơi. Mỗi hôm một người mới. Ấy vậy mà chúng tôi nại ở chung một phòng...».

      Bachiuskov không ngờ rằng điều đó chỉ càng đề cao viên đại úy trước con mắt các học viên.

     Cạo mặt mò, nên đôi chỗ còn sót lại mấy sợi râu, lúc này Rôizman mặc chiếc áo choàng trong nhà, ngồi trầm ngâm tư lự như một ông già. Không biết anh đã có gia đình chưa? Hay tất cả vẫn đang ở vùng tạm chiếm ? Chưa bao giờ thấy có thư gửi đến quân y viện cho anh, vì nếu có, anh đã nhờ đọc hộ…

      Như thường lệ, khi Rôizman ngồi vào giường Gôsa kê ở góc phòng bên cửa sổ, thì Xtarưk đã ngồi ở cuối giường, Avêchixian hỏi chuyện rất to, như nói với người nặng tai :
     - Có con gái, theo anh thì sẽ thế nào nhỉ ?

     Avêchixian nói gì đấy nghe không rõ. Xtarưk ngạc nhiên mấp máy môi trông tức cười, anh ta toan nói gì đó :
     - Thôi được... không sao. Như thế cũng được….


........................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2017, 06:30:41 pm »

     
 
      XVII.



     Bây giờ cô hàng xóm Phaia thường ra mở cửa cho Trêchiakov như mở cửa cho người thân nếu Xasa đi vắng, cô mời anh vào nhà đợi. Căn phòng cô lúc nào cũng ấm áp và trắng toát vì những tấm khăn trải và treo ở khắp nơi. Ở sát bên tường ấm áp kê chiếc giường với một chồng gối sặc sỡ.

      Chân vẫn đi đồi giày vải xẻ ở sau để kéo lên che kín bắp chân - đó không phải là đôi ủng cứng do nhà máy sản xuất, mà là đôi giày vải mềm gửi từ quê lên  — Phaia ngồi giữa đống vải vụn, khâu cái gì đó nho nhỏ hoặc đan một chiếc giầy tí xíu. Cô thở dài. Ngoài đường, chiếc đầu máy xe lửa nổi một hồi còi dài, Phaia quay đầu ra phía cửa sổ, lắng tai nghe hồi lâu : tiếng còi đã dứt, vậy mà cô vẫn lắng nghe. Sau đó, chiếc kim đan lại loang loáng trong tay cô. Giọng nói từ tốn của Phaia, những tiếng thở dài của cô và đôi kim đan ngay trước mắt khiến Trêchiakov thiu thiu buồn ngủ, đôi vai anh nóng bừng lên trong chỗ ấm.
      - Họ đưa dân tản cư đến đây, ôi biết làm sao được! — Phaia thở dài. — Ai cũng có nhiều tiền, mà tiền càng nhiều bao nhiêu, thì giá cả lại càng tăng vọt lên.

      Chiếc áo dài mặc ở nhà bằng vải flanen không còn ôm khít hụng Phaia, mái tóc thưa, chải gọn gàng, lấp lánh dưới chao đèn, và để cho lọn tóc không xõa xuống gáy, cô lấy chiếc lược hình cánh cung cài chặt vào tóc. Trong phòng yên tĩnh đến mức dường như cả thế giới này trở nên hoang vắng, thậm chí không thể tin được rằng ở đâu đây chiến tranh đang diễn ra.
     - Có gì mà người ta không mang ra chợ bán, nhưng dân tản cư mua hết sạch. Họ mua vơ, mua vét như cướp giật từ trên tay người bán. Nhưng đồng tiền thì lại rẻ rúng, mọi người chẳng động được vào thứ gì.

      Phaia nói những điều cô bận tâm, còn Trêchiakov thì theo đuổi ý nghĩ riêng : «Dân tản cư»... Hồi đầu chưa có từ ấy; người ta gọi như hồi chiến tranh lần trước: dân chạy loạn. Anh đang ở trên đường Plêkhanov, bỗng nghe thấy người ta kháo nhau: có bản cá trích. Đó là hồi đầu chiến tranh, vừa mới thực hiện chế độ tem phiếu. Thế mà ở đây, giống như hồi trước chiến tranh chẳng cần đến tem phiếu.

     Người ta lăn chiếc thùng gỗ từ lòng đường lên vỉa hè, bày cân ra, cô bán hàng mặc chiếc tạp-dề ngấm nước muối nơi bụng, bắt tay vào bán cá: cô lôi cá từ trong thùng ra và ném phịch lên bàn cân. Thoáng một cái đã thành hàng và mọi người đã đổ xô đến, đổ xô đến, họ mừng vì gặp may.

       Lúc này mà nhớ và nhìn lại thì thấy thật kỳ cục : bọn Đức đã đến Minxk, biết bao nhiêu người đã hy sinh, giờ nào cũng có người hy sinh, vậy mà ở đây người ta đang vui sướng với việc bán cá trích. Chính anh cũng thấy mừng rỡ, anh tưởng tượng cảnh mình hả hê mang cá về nhà : mua không phiếu đây ! Anh nghe thấy trong hàng người ta hỏi nhau: «Có đủ cá cho tất cả mọi người không nhỉ ? Xếp hàng ? Hay là không xếp hàng?». Xen vào đó là những câu chuyện khác: ở đâu đó phía Nam diễn ra một trận tăng chiến rất lớn, hơn một nghìn xe tăng của ta đã đánh tan quân Đức. Người ta tin tưởng, rất muốn tin tưởng rằng: mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp ngay lập tức. Nhưng ai đó am hiểu tin chính xác sẽ cắt nghĩa là lúc này bọn Đức đang rút chạy về phía sau...

      Bỗng có luồng gió lạ thổi vào mọi người, dường như nó mang theo cả bồ hóng từ một đám cháy. Giữa lòng đường trên đường tàu điện xuất hiện những chiếc xe ngựa, đoàn người từ nơi khác đến, mỗi người ăn mặc một kiểu — người thì mặc váy lụa, người thì khoác áo lông giữa mùa hè. Lũ trẻ con ám khói ló mặt ra sau những cái địu. Đó là những người tản cư mà lần đầu tiên dân ở đây nhìn thấy: chiến tranh đã đồn đuổi họ lên phía trước. Mọi người liền nhường cho dân tản cư mua cá trước, hàng người xê ra xa bàn cân, nhưng họ chỉ hỏi nước uổng….

      Có lần, trên đường từ trường sĩ quan ra mặt trận, Trêchiakov xuống ga Vêrêsaginô, nơi mẹ và em gái anh sơ tán, anh lại nhớ lại những người tản cư ấy. Mẹ anh cũng gầy guộc như những người phụ nữ ấy; môi khô, nứt nẻ đến rớm máu. Trên tay trái mẹ, chỗ ngón đeo nhẫn, anh nhìn thấy ngón tay cụt rung rung. Mẹ dường như thấy ngại ngùng với anh, giấu tay đi :«Đã liền da rồi con ạ.. » sau đấy Lianka kể cho anh biết chuyện xảy ra ở nơi đốn củi. Mẹ còn có một vết sẹo rất khủng khiếp từ trên vai chạy suốt xuống lưng.
       Ngây thơ như trẻ con, Phaia cho rằng không phải chiến tranh, mà chính «những người tản cư» có lỗi: bọn họ ai cũng lắm tiền, vì họ mà giá cả tăng vọt lên. Có nhiều người đang nghĩ như thế : họ chỉ nhìn thấy những gì trước mắt, những gì động chạm tới chính bản thân họ. Và họ cứ nghĩ như vậy, chẳng thể nào thay đổi được họ. Ít người hiểu được nguyên nhân và ít người quan tâm đến nguyên nhân.
        — Phần lớn những người tản cư đầu tiên đến đây là dân Orsa cả. — Phaia thở dài, nét mặt cô lúc này lộ vẻ suy nghĩ. — Cái thành phố Orsa ấy ở đâu thế nhỉ ?

     - Ở Bêlôruxia.

      - Anh Đanhilưts của tôi cũng bảo vậy. Không biết những người ấy nghĩ gì nhỉ ? Chẳng đem theo thứ gì. Chỉ có quần áo trên người. Mà gia đình nào cũng rất đông con.

     - Phaia ạ, họ mới thoát khỏi những trận ném bom. Những người sống sót đã cứu trẻ con đấy.

     - Ôi, khủng khiếp thật, khủng khiếp thật ! — Phaia đưa đầu lược gãi sống mũi. Và tuy cô nhướn cao đôi lông mày lên, trán vẫn không hề gợn một nếp nhăn nào, mà chỉ hơi dô ra. Cô lấy lược chải tóc, rồi cài vào lọn tóc sau gáy. — Mùa đông rét cóng như vậy thỉnh thoảng, đi trực về, anh Đanhilưts vẫn kể rằng :  «Sáng nay người ta lại lượm những người chết cóng ở nhà ga... ». Chuyện Đanhilưts kể là thường, chính tôi cũng có lần thấy ở nhà ga, đằng kia kìa….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2017, 09:43:36 pm »



      Ngoài cửa sổ, có tiếng ủng lạo xạo trên tuyết. Cả Phaia và Trêchiakov đều lắng tai nghe : Đanhilưts hay Xasa về? Cả hai đều chờ đợi người thân của mình. Cửa ra vào bật tung : Xasa không về phòng mình ngay mà ghé nhìn vào phòng Phaia, mặt cô đỏ ửng vì lạnh, tuyết phủ trắng trên chiếc khăn quàng ôm lấy khuôn mặt. Xasa sung sướng khi nhìn thấy Trêchiakov.

      Cô nói từ ngoài hành lang :
      - Em vừa gặp mẹ. Cổ mẹ quấn băng, trông mẹ thật tội nghiệp sau ô cửa sổ. Mẹ không nói được, chỉ gật đầu vói em sau lớp cửa kính…

       Những hạt băng bám trên những sợi tơ của chiếc khăn quàng, trên hàng mi của Xasa đều tan ra vì hơi ấm, và sáng lên lấp lánh. Chưa bao giờ anh thấy cô đẹp đến thế.

      Xasa cởi khăn, bỏ chiếc áo choàng lông, chỉ mặc chiếc váy hoa, cô chạy vào bếp rửa mặt. Trêchiakov treo chiếc áo lông còn mang hơi ấm của Xasa bên cạnh chiếc áo ca-pốt của mình, rồi nhìn hai cái áo. Anh mặc chiếc va-rơi không mang thắt lưng đứng giữa phòng đợi cô. Xasa quay vào, vừa lấy khăn lau, mặt, vừa nói líu ríu :

     - Em ngủ với mẹ, thế mà em chẳng bị lây, có vậy bây giờ mới về đây được, em rửa mặt, rửa tay rồi... Em đứng mãi ngoài đường, vì người ta không cho vào, đằng nào thì cũng thế, đằng nào người em cũng có vi trùng.   

      Xasa lôi chiếc xoong quấn trong áo bong từ dưới đệm ra.

     Cô làm mọi việc chóng vánh :
     - Bây giờ chúng mình sẽ nhóm lò.

      Nói rồi, cô vơ những thanh củi sấy khô mang đến bên bếp lò ngoài hành lang. :
      - Bây giờ vắng mẹ, đêm em cũng nhóm được lò,   - cô nói khi ngồi xổm bóc vỏ củi bạch dương ra nhóm lò — Em đi vắng suốt ngày, thế nên ít ra buổi sáng anh cũng ở trong nhà đừng khi nào ra ngoài trời lạnh liền.

     - Xasa, em ăn gì bây giờ ?

     - Kìa anh ! chúng mình có khoai tây.

      Hai người xếp vỏ bào và củi, rồi nhóm lửa. Khói gỗ bạch dương thoang thoảng, ánh lửa từ bếp lò chiếu sáng cả hành lang.
     - Khoan hút thuốc anh. — Xasa vừa nói, vừa bóc vỏ củ khoai tây nguội cho anh.

     - Anh không muốn ăn, — Trêchiakov nói. — Anh vừa ăn rồi.

     - Sao lại có thể không muốn ăn khoai tây được nhỉ ? Với em, chỉ riêng mùi thơm của nó cũng... Đây là khoai tây nhà trồng, chứ không phải khoai mua.

     Củ khoai tây to bóc hết vỏ lấp lánh trong ánh lửa.
     - Anh này….

      Anh cầm lấy củ khoai, chờ Xasa bóc xong khoai cho mình.   

    - Anh có thích khoai tây luộc cả vỏ thế này không ? Em rất thích. Thế khoai tây với sữa, anh có thích không?... Không chờ được, cô cắn luôn một miếng.

     - Anh ăn đi. Em đã thêu xong váy cho chị bán sữa ở đây, phải thêu suốt cả tháng đấy. Cho chân lên giường xong, là mắt liếc vào sách, tay thì thêu. Em thêu hoa thỉ xa trên nền vải xám ở chỗ tay, chỗ ngực và quanh diềm váy. — Cô giơ tay phác trong không khí, và anh nhìn thấy cô mặc chiếc váy ấy. Những bông hoa thỉ xa rất hợp với đôi mắt xám của cô. — Chị ấy mang đến cho hẳn một phần tư lít sữa... Em quên muối mất rồi !

      - Chẳng cần muối cũng vẫn ngon, em ạ.

     - Em cũng thấy thế. Đây là loại đặc biệt hay sao ấy. Anh có tin không, trồng toàn bằng mầm thôi đấy. Thế mà củ to như vậy, chỉ một khóm mà được những nửa thùng khoai.

   Cô chạy vào phòng, mang chiếc đĩa nhỏ đựng muối đặt lên tấm sắt trước lò. Từ bếp lò, ánh lửa hồng hắt ra nhảy nhót trên gương mặt họ, trên tấm sắt sáng loáng. Hai người ngồi trên chiếc ghế thấp trước bếp lò, chấm khoai tây vào đĩa muối hồng vì ánh lửa.

     - Hồi ấy, chính anh trông hoàn toàn không như thế này. — Xasa nói — Mặt anh khác cơ.

     - Khác như thế nào ?

      Cô cười phá lên :
     - Bây giờ em không thể nhớ được nữa. Chỉ biết là khuôn mặt của người khác. Không, duy có một lần là không phải của người khác. Anh có biết khi nào không? Mọi người băng chân cho em, còn anh thì đi qua hành lang. Anh đi rồi, em vẫn nhìn theo, Anh làm ra vẻ như chỉ tình cờ đi ngang qua. Em bỗng thấy  thương anh. Nhưng dầu sao, đó cũng không phải là anh. Giá như em có thể không nhận ra anh. Anh còn nhớ chúng mình cùng ngồi trên bậu cửa sổ không ?

    - Hồi ấy, em thường chỉ nhìn anh thoáng qua thôi.

     Xasa im lặng. Ánh lửa từ bếp lò hắt ra nhấp nhoáng trên mặt cô.

     - Anh biết không, — cô nhìn anh, — lần đầu tiên thấy anh, anh trông cũng giống như bây giờ.

     - Khi nào nhỉ ?

      - Không, không phải lúc đó em nhìn thấy, mà mãi sang ngày hôm sau em mới nhớ lại và nghĩ rằng anh nhiễm lạnh, chắc là anh ốm. Anh rét cóng trong chiếc áo ca-pốt, lại còn che gió cho em.


............................



Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2017, 06:58:51 am »

     
      Họ chuyện trò, nhìn ngọn lửa và những gì họ nhìn thấy trong lửa là của chung hai người.
      - Anh còn nhớ em hỏi: «Bên trong áo ca-pốt, anh còn mặc áo gì nữa?». Anh cười: «Một tấm lòng!». Mà môi anh thì không thốt lên lời. Sau đó suốt ngày em cứ nghĩ là anh sẽ ốm.

     - Lúc đó em sợ anh đến thế.

     - Không phải lúc đó đâu. Em phát hoảng lên lúc thấy anh từ sau lán gỗ bước ra. Anh không biết lúc ấy trông anh khủng khiếp ra sao đâu. Người anh xù lên như một con sói. Thậm chí em còn cảm thấy mắt anh long lên. Xung quanh chẳng có ai. Em sợ hết hồn.

      Cửa bếp bật mạnh. Vaxili Đanhilôvits Piaxtêlôv, chồng Phaia, đi trực về, rảo bước qua hành lang. Băng bám trắng xóa trên những chiếc khuy sắt tây trên chiếc áo ca-pốt của nhân viên đường sắt : ngoài đường hôm nay trời rất lạnh. Đanhilưts đi ngang qua mà không gật đầu chào, trông kiêu hãnh trong bộ đồng phục. Nhưng khi bước ra khỏi phòng, anh biến thành một người khác hẳn, khoác áo bông, đi ủng  bẹp dúm, tay cầm rìu, chiếc mũ trùm đầu cũ kỹ nhầu nát một bên tai. Anh ta ra nhà kho bổ củi, và dừng lại gần Xasa và Trêchiakôv :

     - Bác Marưxia có đỡ hơn không ?

     - Hôm nay, em nhìn thấy mẹ em ngồi trong cửa sổ — Xasa khoe.

    - Tức là, bác bắt đầu hồi phục đấy!

      Trong ánh lửa lấp loáng, khuôn mặt cô, sống mũi dài của Đanhilưts khi thì sáng lên, khi thì ưu phiền vì nghĩ ngợi.
      - Bệnh của bác, trầm trọng, rất trầm trọng. — Anh đưa tay gãi cằm, nheo đôi mắt lờ đờ nhìn ngọn lửa, rồi kéo mũ...người ta đưa bác đi, tôi cứ nghĩ bác khó qua khỏi. Cô phải xem, bác vẫn sống...

      Xasa và Trêchiakov nhìn nhau, cố nén để khỏi bật cười. Đanhilưts không nhận ra điều đó. Anh còn đứng cạnh họ thêm lúc nữa, rồi mới cầm rìu, nhẹ nhàng bước đi trong đôi ủng há mõm.

      Trông thấy Xasa vẫn đang bóc vỏ khoai tây, Trê- chiakov châm lửa hút thuốc.
       - Khoan đã anh. — Xasa lại nói.

      - Thôi. Anh không ăn được nữa. Khi hút thuốc lá anh không thể ăn được nữa.

      - Không thể thật à ?
 
      - Thật!

      - Không, anh bịa mới vụng làm sao. Trông mắt anh lại rất thành thực.

      - Anh không bịa.

      - Ừ thì anh không bịa. Đây khi nào hút xong, anh ăn nốt củ này.

      Cô lại bóc khoai cho mình :
      - Hồi mùa thu, em với mẹ dỡ khoai tây, mong mãi mới đến lúc này, em nghĩ em với mẹ không bao giờ được ăn no. Bắp cải ở đây to làm sao ! Ngay ở chợ Mátxcơva em cũng chưa thấy có bắp cải to như vậy. Trời đã có sương, không khí trong lành và rất lạnh, những chiếc bắp cải to trắng muốt nằm trên luống. Em có cảm tưởng như suốt đời em sẽ nhớ mãi mùi thơm dễ chịu ấy. Gia đình em được một khoảnh đất, nhỏ thôi, em với mẹ đến nơi, nhưng ở đó đất đã bị cuốc tung lên… Mẹ hoảng sợ, chạy đi chạy lại. «Họ lại lấy lại, cho người khác mất rồi». Nhưng em trông thấy vỏ bao thuốc «Belomor» nằm lăn lóc ở đó. Vôlôđia hút thuốc «Belomor». Em liền đoán ra ngay : Vôlôđia và Gienka đã cuốc ở đây….

      Những thanh củi bạch dương còn ẩm cháy xèo xéo trong bếp, nhựa cây vàng khè đọng trên miếng gỗ, kê ở dưới. Xasa cúi xuống, đưa tay che cho đỡ nóng và đầy củi vào bếp, những ngón tay cô hồng rực lên trong ánh lửa.   
     - Hồi trước chiến tranh, mẹ em không thế đâu. Bây giờ thì cứ động hỏi gì là mẹ em lại trở nên yếu đuối. Nói rồi cô nhìn thẳng vào mắt anh. — Mẹ em.... mẹ em là người Đức đấy.

      Anh buột miệng nói :
      - Em không giống mẹ.

     - Em với mẹ cùng một khuôn mặt.

      - Xasa, anh không muốn nói chuyện đó. — Lòng anh bỗng trào lên niềm thương xót đôi với cô. — Lúc này mà là người Đức. ..   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2017, 08:02:53 pm »



       - Anh hiểu điều đó chứ ? Một người đàn bà Đức, khi có chiến tranh với bọn Đức. Nhưng mẹ em đã được sinh ra như vậy, mẹ em nào có lỗi gì ? Nhưng, nói chung, mẹ em cũng không hẳn là người Đức. Bà ngoại em là người Nga, còn ông em... ông đã giấu bà đưa tất cả con cái đến Phần Lan theo đạo Luyte. Từ trước cách mạng kia. Ông cho tất cả con cái vào giỏ, mang đi mà không cho bà biết. Chứ không thì bây giờ mẹ em đã mang quốc tịch Nga. Mà với một quốc tịch như vậy, mẹ việc gì phải đi đâu ? và gia đình em đã chẳng phải rời khỏi Mátxcơva. Bố em rất lo cho mẹ. Ở mặt trận, bố viết cho cô Nhiuxia, em bố là cho mẹ con em cùng ở, cùng sơ tán. Sau khi bố em hy sinh, mẹ thường báo em : «Nếu mẹ có mệnh hệ nào, thì ít ra con cũng còn được ở với cô Nhiuxia. Nhưng như vậy là con chỉ còn lại có một mình». Lúc nào trong người mẹ, cũng mang một mối lo sợ, mẹ sợ vì tất cả người Đức, vì tất cả những gì họ đã gây ra, mẹ luôn cảm thấy mình có lỗi. Trong mẹ, điều đó như một vết nhơ. Nếu không trải qua thì không thể nào hiểu được…

      Nhưng anh hiểu và cảm thấy hết. Gia đình anh không có ai là người Đức. Cả cha và mẹ anh đều là người Nga. Nhưng cha anh đã bị bắt. Bốn năm trước chiến tranh, hai tiếng «Người Đức» chưa chứa đựng ý nghĩa gì như bây giờ, nhưng hồi ấy anh đã mang một vết nhơ, nên anh cảm thấy điều đó. Bây giờ, khi kể chuyện về gia đình mình, Xasa chỉ càng trở nên gần gũi với anh hơn mà thôi.

     - Em vẫn còn thấy xấu hổ với mẹ em, — cô nói - Mùa xuân đầu tiên ẫy mới khủng khiếp làm sao, bây giờ em vẫn không biết gia đình em đã qua được mùa xuân ấy như thế nào. Cha em hy sinh, giấy chứng nhận thì không có, tất cả những gì mang theo đều bán sạch. Buổi sáng, em uống một cốc nước nóng rồi đi thi. Có lần... thật xấu hổ! Những ngày ấy, mẹ em ốm nhưng em không thể không làm điều đó. Anh biết không, em đi mua bánh mì phiếu, mua luôn cho hai ngày, cả suất của mẹ và của em. Ra khỏi cửa hàng là em đã muốn ăn lắm rồi — em không thể chịu được. Mùi bánh mới hấp dẫn làm sao ! Em quay lại, nhờ chị bán hàng cắt ra một miếng nhỏ. Chị ấy lấy con dao to thế này này cắt ra một miếng. Thế rồi em ăn. Em không thể nhịn được. Tất nhiên là mẹ biết. Điều đáng nói là hồi ấy mẹ không đi làm. — Xasa rơm rớm nước mắt - Mẹ chỉ có phiếu ăn theo. Em thì đã học xong, và em đi làm vào buổi tối. Mẹ dường như sống dựa vào em, vậy mà em đã cắt phần bánh của mẹ và ăn lén. Em thấy xấu hổ khi nói ra chuyện này. Mà mẹ thì thế đấy, có thể cho đi những đồ vật cuối cùng của mình. Khi đó, nhà vẫn chưa bán hết đồ đạc, mùa đông năm ấy giá rét thật là khủng khiếp...Người đi xin, cũng là dân tản cư, nhất là khi họ dẫn cả trẻ con... Mẹ giấu em đem cho thứ gì đó. Rồi sau mẹ nói như có lỗi với em : « Con ạ, dù sao mẹ con mình vẫn còn được ấm áp...».

      Xasa đứng dậy, đi vào phòng. Lúc trở ra, mặt cô nhăn nhó, mắt đã ráo, hai má đỏ rực.
      - Trong nhà vẫn lạnh lắm, — cô nói, — thôi ngồi uống trà ở đây vậy.

      Cô mang cốc đến, nhấc chiếc ấm ám khói từ trên bếp xuống. Hành lang lập tức sáng bừng lên vì ánh lửa không bị che chắn. Hai người, ngồi quay mặt vào bếp, sau lưng hai cái bóng to sù của họ rung rinh  trên tường, rồi mờ dần trong bóng tối lờ mờ đỏ hồng dưới trần nhà..

      - Tại sao mẹ em lại ốm ư ? - Xasa nói.— Thằng Lenka nhà cô Nhiuxia mắc bệnh bạch hầu. Mẹ thuyết phục cô không đưa nó vào bệnh viện, kẻo nó sẽ chết trong đấy. Mọi người kiếm được sữa trong ở đâu đó. Còn mẹ thì tự tay chăm sóc nó. Mẹ sợ lây bệnh sang em. Mọi thứ mẹ đều sát trùng cả. Thế nhưng, chính mẹ bị lây bệnh...

      Tối hôm ấy, anh đi dưới bầu trời mùa đông, dưới những đường dây điện to như dây chão, trắng xóa vì băng bám vào. Anh vừa đi vừa nghĩ. Anh nghĩ về Xasa, về chiến tranh, về những dòng máu suốt ba năm trời nay tuôn chảy trên các mặt trận, hòa lẫn vào nhau một cách kỳ quái.   

      Một người đàn ông nào đó cho con cái như cho những con mèo vào trong giỏ, rồi đưa sang Phần Lan theo đạo. Có sợi dây liên hệ nào không? Có, nhưng nó vô hình ; trong tất cả mọi việc xảy ra, đều có sợi dây liên hệ giữa tất cả mọi người với từng người một. Nếu anh đồng ý ở lại ban tham mưu lữ đoàn, như trung úy Taranov thì không bao giờ anh gặp được Xasa. Chỉ có đứng ở đằng xa, bạn mới thấy được sự việc này liên quan đến sự việc khác.

      Ánh đèn pha sáng chói làm tuyết sáng lên và hắt bóng anh đổ dài về phía trước. Trêchiakov quay lại,  luồng ánh sáng chói lòa chạy dọc đường ray lao vút về phía anh, những hạt băng lóng lánh trong bóng đêm….

      Bỏ đường xe lửa anh đi xuống phía dưới. Đoàn tàu nặng nề ầm ầm lao qua trên đoạn đường ray uốn cong, kéo theo luồng gió lạnh buốt : toa hàng, toa trần, nhưng cỗ xe tăng trên các toa trần phủ vải bạt căng phồng, những người lính gác đi ủng đứng tránh gió ở đầu toa, những toa trần chất đầy đại bác, rồi lại những toa tầu, những cửa toa, những người lính gác, — tất cả thấp thoáng, thấp thoáng lao vút đi trong tiếng rầm rập, xình xịch của bánh xe và đám bụi tuyết trắng mờ cứ bốc lên cao mãi, cao mãi bên trên đoàn tàu đang phóng nhanh. Và trong cơn lốc tuyết cuồn cuộn ấy, thấp thoáng rồi khuất hẳn toa xe lửa cuối cùng. Đoàn tàu lao nhanh về phía mặt trận. Và có một điều gì đó, như đang rời khỏi lòng anh, cuốn theo đoàn tàu.

      Anh cảm thấy trống trải vô cùng…..

.............................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2017, 08:35:02 pm »

   


      XVIII.




     - Này, chúng ta sống với nhau rất hòa thuận, cùng ăn cháo quân y viện, nhưng đã đến lúc phải biết trọng danh dự. Nếu không, các bạn sẽ quên cả chiến đấu, — Kichênhev nằm đắp chăn ngang ngực, nói. Từ chiều, cả phòng được thay quần áo và khăn trải giường, Kichênhev bận chiếc áo vải thô sạch sẽ có dấu đóng của viện, nằm tựa lưng trên gối, hai tay vòng ôm lấy đầu, mép khăn trải giường màu trắng vén lên trên chăn. Kichênhev giơ tay vươn vai, ngáp đến chảy nước mắt. — Chẳng có tôi ở đây, các bạn cũng vẫn nghe đài để xem chuyện gì xảy ra ở đâu trên đời. Tôi đã từng nằm trong quân y viện ở Ucraina...

     - Thế mà anh dám nói chưa bao giờ bị thương — Xtarưk chộp lấy lời Kichênhev.

     - Đúng, chưa bao giờ. Chẳng qua tôi bị đun đẩy vào đó sau một trận oanh tạc. Từ sáng sớm đã bắt đầu nghe thấy những tin lạ lùng trên đài : bọn Đức bị giết, bị bắt chừng này, chừng này... Chúng ta hãy thử tính xem, bao nhiêu tên Đức «bị chết»... Nếu quả thực như vậy thì chúng đào đâu ra người mà chiến đấu cơ chứ ! Cả cuộc chiến tranh, tổng số quân của chúng cũng chẳng bằng được số «bị chết » ấy.

     - Không bị thương mà lại phải nằm ở quân y viện.

      - Đúng, tôi không hề bị thương.

      - Thế sức ép với bị thương không phải là một à ? Trong bộ binh chẳng có ai chiến đấu mà không bị chết, bị thương vào chỗ nào cả.

     - Tôi cũng không bị sức ép. Chỉ bị đất vùi thôi ! Kichênhev thản nhiên nói. Những tháng nằm viện trôi qua rất nhanh, nhưng từng ngày một thì rất dài. Vì vậy từ sáng sớm, Kichênhev đã cố «lên dây cót» cho Xtarưk. Xtarưk đã «lên được nửa vòng» rồi. Họ hay tranh cãi cũng vì buồn nữa : « Bị đất vùi à... Thế nếu như người ta không bới lên thì sao?». «Tôi chưa bị vùi đến lần thứ hai.. »— Nói rồi, Kichênhev quay nghiêng, tay chống thái dương, đưa mắt nhìn sang Trêchiakov đang im lặng co duỗi cánh tay bị thương trên chăn. Ngay từ lần thay băng đầu tiên, nữ bác sĩ đã nói với Trêchiakov : «Đồng chí có muốn cánh tay cong lại như cái móc không ?».

    «Tôi cần như thế để làm gì cơ chứ ?» - Trêchiakov sợ hãi đáp. «Vậy thì đồng chí phải tập luyện khớp xương, nếu không sẽ bị dính chặt lại đấy». Mặc dù lúc đầu rất đau đớn, máu chảy ướt băng, nhưng anh vẫn không muốn trở thành người tàn tật.

     - Thế nào ?

     Đôi mắt Kichênhev rất sáng, trong vắt như làn nước. Trêchiakov im lặng đợi anh ta nói tiếp :
      - Tớ không biết có nên cho cậu thừa kế cái áo capốt hay không ? Có lẽ, cậu sẽ chỉ phung phí vô ích tài sản quốc gia mà thôi, có phải không ? Hình như vô ích thật — Đôi mắt sáng của anh lấp lánh nụ cười. — Thế nào ?

      Trêchiakov mỉm cười chờ đợi.
     - Tớ hỏi cậu về mặt chính trị và đạo đức thì thế nào ?

     - Vững vàng.

     - Có thế mới ra dáng trai trẻ chứ ! — Kichênhev kê gối xuống dưới lưng, ngồi cao hơn - Lúc anh chàng được đưa vào phòng, tôi cứ nghĩ người ta xếp một cô gái vào chỗ chúng ta. Mắt sáng, suy nghĩ lành mạnh và lúc nào cũng chỉ chực đánh tan kẻ thù. Chàng ta nằm với các bạn và đã trở thành người như thế nào, Đó là chàng tiếp thu được từ Xtarưk đấy. Đừng noi theo hắn, Trêchiakov ạ, hắn đã hói đầu rồi. Nhân thể nói thêm, Xtarưk, chính anh, anh phải biết ơn cái đầu hói của mình, nhờ nó nên anh mới được sống thế này. Thế mà anh lại che che giấu giấu vì xấu hổ. Nếu anh có tóc trước trán như một vài người lính khác, thì anh ta đã chẳng chịu đội mũ sắt ?

      Kichênhev lùa tay vào lớp tóc gợn sóng trước trán đã dài hẳn ra trong thời gian nằm viện. Cô y tá tóc hung, mắt tròn xoe, hồng hào, đang đút từng thìa cháo kiều mạch nấu loãng cho Avêchixian, mải nghe say sưa đến nỗi không đút thìa vào miệng Avêchixian, mà vào tai anh….

      - Nào cậu hãy bóp chặt tay tớ đi ! — Kichênhev chìa tay cho Trêchiakov. Trêchiakov chăm chú nhìn các bắp thịt cuồn cuộn, tay áo xắn tới tận khuỷu.

     - Để làm gì vậy ?

     - Ai lại hỏi cấp trên «để làm gì»? Ra lệnh bóp thì cứ thi hành đi ! Có thể, cậu chỉ được cái vờ vĩnh.

      Trêchiakov vừa cười vừa cố hết sức bóp cánh tay Kichênhev bằng những ngón tay yếu ớt của mình.

   - Hết sức rối đấy à ? Sao, nói chung cậu yếu thế à ? Nào bằng tay phải xem ! Không, vẫn còn sức đấy ! Nào, tay trái thêm lần nữa ! Nào, cố lên !

     - Cố hết sức rồi.

     - Hết là thế nào ?

     - Hết thật rồi. Không thể nào mạnh hơn được nữa.

      Thoắt một cái Xtarưk đã đến bên, anh tựa nạng vào vai, lấy đà ngồi xuống giường rồi ôm lấy nạng. Nét mặt lộ vẻ háo hức muốn kể chuyện gì đó.

      - Một người được đến hội đồng quân y, tay anh ta chẳng kém tay cậu, cũng không duỗi thẳng ra được...Cậu nghe này, nghe mà học tập kinh nghiệm, tớ không dạy điều gì xấu đâu. Đúng, anh ta được đưa đến... « Nào, duỗi tay ra !», «Tay tôi chỉ duỗi được như thế này thôi... ». Các bác sĩ lấy hết sức kéo tay anh ta. Tất cả đều đúng như vậy, anh ta đã chiến đấu, cần phải ghi bệnh án đúng. Bỗng bác sĩ phẫu thuật đứng tuổi nghĩ ra một cách; «Nào, hãy cho xem trước kia tay anh như thế nào!», «Trước kia thì như thế này này !». Rồi anh ta tự duỗi thẳng tay ra. Coi chừng, Trêchiakov ạ, họ sẽ hỏi cậu như thế đấy, cứ việc bỏ ngoài tai. — Xtarưk phẩy tay ngang tai —Các bác sĩ bây giờ, láu cá lắm...

..........................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2017, 12:27:10 pm »


      Hai cánh cửa phòng sơn trắng bật mở, hai người mặc áo choàng trắng bước vào. Người đi trước trông bệ vệ, vai giơ cao, cặp kính kiêu hãnh lấp lánh dưới ánh đèn. Trưởng phòng quản trị quân y viện lăng xăng bên cạnh người đó.

      Trưởng phòng quản trị là nhân viên quốc phòng. Dưới áo choàng trắng lộ ra chiếc quần dân sự kẻ sọc nhỏ hơi nhàu che không kín đôi giầy cao cổ. Không trực tiếp tham gia chiến đấu, do không đủ điều kiện nhập ngũ về mặt nào đó, nên mỗi khi bước vào phòng các sĩ quan, dáng điệu khúm núm, anh ta hiểu rằng các thương binh phải nhìn mình là người không hề sứt mẻ chân tay. Cho dù số phận anh ta không có gì phụ thuộc vào họ, anh ta vẫn sẵn sàng giúp đỡ từng người. «Hắn ham sống», — Xtarưk khẳng định.

     Đến cái tật nói dối bẩm sinh của trưởng phòng quản trị cũng bị Xtarưk đay nghiến : chỉ vờ vĩnh ! Lính dự bị , à... Ngủ với vợ — hắn là lính xung kích, thế mà lúc phải ra trận thì lại không đủ sức khỏe.

      Trêchiakov luôn thấy ngượng thay cho cái con người không hề biết hổ thẹn khi tự hạ thấp mình. Làm sao có thể qua trót lọt hết đợt khám sức khỏe này đến đợt khám sức khỏe khác, chỉ chờ được xác nhận không đủ sức khỏe và cho về phục vụ ở hậu phương... Còn chiến tranh, lại là đàn ông, mọi người đang chiến đấu cả.

      Nhưng hôm nay, trưởng phòng quản trị đang thực hiện công việc trước cấp chỉ huy. Anh ta không chú ý đến riêng ai, chỉ đưa mắt nghiêm khắc nhìn lướt qua đầu mọi người.
      - Đồng chí ấy ở đây, ở đây mà….Nếu không đi thay băng...Trêchiakov! Đồng chí cứ chơi khăm chúng tôi. Đồng chí  được quan tâm đến đấy.

      Điệu bộ nhún vai của người đàn ông bệ vệ mà trưởng phòng quản trị đang nhường bước lên trước, đối với Trêchiakov đầy vẻ quen thuộc — Nhưng ngay lúc đó Xtarưk miễn cưỡng đứng lên, chắn giữa hai người. Khi Xtarưk lùi sang bên, hai người đã đứng trước mặt nhau.

      - Vôlôđia !

      - Ôlếc !

      Trước mặt Trêchiakov là Ôlếc Xêlivanov, người bạn học cùng lớp. Ôlếc Xêlivanov nhìn anh mỉm cười, chiếc đai đeo chéo qua vai bên trong chiếc áo choàng trắng không cài cúc. Trưởng phòng quản trị cũng cười nhìn hai người với con mắt của bậc cha chú. Cả phòng nhìn họ.
      - Làm thế nào mà cậu tìm ra mình ?

      - Cậu biết không, hoàn toàn tình cờ.

      Ôlếc ngồi xuống mép giường, vạt áo choàng phủ kín đầu gối đày đặn bó sát trong chiếc quần chẽn bằng dạ. Bộ quân phục, cầu vai hằn lên dưới áo choàng rồi dây deo, thắt lưng, sau cặp kính trắng vẫn đôi mắt nhỏ như hồi xưa. Thường thường, Ôlếc đứng cạnh bảng, người dính đầy phấn, toát mồ hôi vì xấu hổ : « Cô cứ hỏi mẹ em mà xem, xin thề với cô là em có học bài... ».

     - Nghe này, trông bề ngoài cậu đúng là «đồng chí thủ trưởng » rồi đấy !

     - Điều quan trọng là cậu nằm đây đã lâu như thế, mà mãi chiều hôm qua mình mới biết. Qua giấy tờ...

     - Đồng chí đại úy, đồng chí tưởng tượng xem, chúng tôi cùng học với nhau từ hồi còn phổ thông, — Trêchiakov nói, không hiểu sao anh cảm thấy hơi khó xử cho Ôlếc : được đưa vào phòng khá trịnh trọng, và ngồi đó khỏe mạnh, tươi tắn, như vừa ở ngoài phố vào.

      - Vẫn thường như thế, — Kichênhev vừa nói vừa đứng dậy, vừa xỏ tay vào áo choàng.

     - Ôlếc, sao cậu lại ở đây ?

    - Mình vẫn ở đây.

     - Thật không?

     - Thật.

      Ngay lúc đó cả hai đều cảm thấy không khí im lặng trong phòng. .
      - Bọn mình đi hút thuốc đi, đại đội trưởng, -Kichênhev nói to. Anh cùng với Xtarưk bước ra hành lang. Sau khi nhìn khắp gian phòng xem xét trật tự thêm lần nữa, trưởng phòng quản trị cũng rút lui…

..........................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2017, 06:13:47 pm »



      Atrakôvxki nằm trên giường, tay gối đầu, tay giơ cao tờ báo kêu loạt xoạt, khuỷu tay trần, gầy gò, trắng bệch nổi đầy gân xanh như tay người chết.

      Ôlếc lấy vạt áo choàng lau mắt kính, đờ đẫn chớp đôi mắt như sưng húp lên. Trêchiakov loáng thoáng nhớ lại mẹ anh hay Lianka có viết thư ra mặt trận cho anh, Ôlếc được gọi cùng với các bạn trong lớp — Leska Karpov, hai anh em Elixêév, Bôris và Nhikita, tất cả đã được phát quân phục và được đưa đến nơi nào đó, nhưng sau Ôlếc quay về. Có điều gì đó đe dọa Ôlếc. Nhưng nhờ ông bố, bác sĩ phụ khoa nổi tiếng của thành phố can thiệp, Ôlếc được xác nhận là không đủ điều kiện nhập ngũ vì thị lực yếu. Quả thực hồi ở trường, mắt cậu ta nhìn rất kém.

      - Cậu có biết ở đấy mình đã gặp ai ngoài chợ không ? Ôlếc đeo kính, sau cặp kính, cái nhìn của anh trở nên linh hoạt hơn. —Mẹ Xônhia Baturina, cậu vẫn nhớ cô ta chứ? Cái cô băng đầu cho cậu trong một giờ tập quân sự ấy. Theo mình, Xônhia có yêu cậu đấy. Xônhia hy sinh rồi, cậu chưa biết à ?   

      - Cô ấy nhập ngũ rồi sao ?

       Xônhia tình nguyện. Những ngày đầu tinh thần hăng hái lắm !

      - Tháng tám mình còn gặp Xônhia, vậy thì những ngày đầu ấy là những ngày nào ?

     - Cậu không nhầm đấy chứ ?

     - Không, anh không nhầm. Anh gặp Xônhia Baturina đúng vào cuối tháng tám: lúc đó, người ta bán hoa cúc. Xônhia nói với anh : «Vôlôđia xem kìa, hoa cúc! Sắp khai trường rồi Nhưng chúng mình không được đến trường. Những bông cúc xinh đẹp làm sao!». Anh mua hoa tặng cô. Lúc đó vừa vặn đến dốc Pêtơrôvxki. Rồi hai người đứng trên cầu. Xônhia tựa lưng vào thành cầu vuốt hoa và ngắm nhìn chúng.

       Dưới cầu, dòng nước xiết, đục ngầu in bóng hai người đứng trên cầu như họ đang bơi đến gặp nhau. «Chưa bao giờ có ai tặng hoa cho mình đâu, — Xônhia nói. — Bạn là người đầu tiên đấy». Và cô nhìn anh, áp bó hoa vào bên cằm. Anh ngạc nhiên thấy đôi mắt cô sao mà xanh thế. Cằm và chóp môi cô dính đầy phấn hoa vàng vàng. Anh định lấy khăn, nhưng khăn lại bẩn, anh đành thận trọng đưa tay lau sạch phấn hoa cho cô, còn cô thì nhìn anh.

      Bỗng cô nói :
      - Thú vị thật, sau chiến tranh nếu chúng mình gặp nhau, không biết Vôlôđia sẽ thế nào nhỉ ?

       Như thế có nghĩa là khi ấy cô biết mình ra trận, nhưng không nói với anh. Bởi lẽ anh là con trai mà lúc ấy lại chưa nhập ngũ.

      - Chính bác ấy đến gặp mình ở ngoài chợ, chứ mình gần như không nhận ra bác ấy nữa, — Ôlếc kể lại. — Nửa mặt bên này của bác ấy... Không, nửa bên này...Khoan đã, để minh nhớ lại ngay bây giờ. — Anh đổi lại tư thế ngồi, quay nghiêng ra phía cửa sổ, ngẫm nghĩ :

      - Đúng, bên này. Bác ấy đi tới từ phía này. Một bên mặt nhăn nhum, mắt mở trừng trừng, như mắt người chết. Bị tê liệt thần kinh mặt, Sau mình có đến thăm, bác ấy đọc thư Xônhia cho mình nghe. Thật nặng nề... À, cậu có nhớ chúng mình chơi đánh trận ở hành lang nhà mình như thế nào không? Bên cậu là quân Nhật, còn bên mình là lính khinh kỵ Hungari. Cậu còn nhớ mình có lính khinh kỵ rất tuyệt không ?.

       Sau cặp kính trắng trên khuôn mặt đàn ông đầy đặn, một đôi mắt trẻ thơ đang nhìn Trêchiakov, thời gian như đọng lại trong đôi mắt ấy. Đôi mắt ấy nhìn anh từ cuộc đời khi họ là những người bất tử. Người lớn chết, người già từ giã cõi đời, chỉ có họ là bất tử.

      Khi xiết chặt bàn tay to bè của Ôlếc ngoài hành lang, Trêchiakov nói: «Cậu đến chơi nữa nhé»,— nhưng lòng anh lại thầm mong Ôlếc đừng đến.

      Xtarưk ở trong phòng đã hỏi ngay :
      - Bạn thân hử ?

     - Cùng học phổ thông. Cậu ấy đi tìm tôi đấy.

     -Một người quan trọng. — Xtarưk sung sướng cười phô cả răng. — Tổ quốc cần anh ta ở lại hậu phương.

     - Anh thì biết gì nào ? Mắt cậu ta...

     - Kém chứ gì ?

     - Nếu anh muốn biết, nói chung ban đêm cậu ta...

      - Lẫn lộn mặt trận với hậu phương ! — Xtarưk tiếp lời anh trong tiếng cười của cả phòng — Mắt kém mà ! Cũng chẳng khác gì cả, mùa hè năm bốn mươi hai trên một chuyến xe cứu thương. Lúc bấy giờ tàu đang lao về Xtalingrát... Ga ấy là ga nào, giờ tôi cũng chẳng nhớ nữa...Thôi, mặc xác nó. Trên đường đi đoàn tàu ấy còn chở cả các thiết bị, người ta nhận người này, lại không muốn nhận người kia, bà già, trẻ con khóc lóc, kêu la, chí chóe. Mọi người cố chen vào những toa chở hàng của chúng tôi. Theo qui định thì không được như vậy, nhưng cũng không thể bỏ họ lại. Bỗng một vị công dân, cũng bệ vệ như anh chàng vừa rồi, xách va-li nhảy lên. Anh ta bị đẩy xuống : «Kìa các đồng chí, các đồng chí làm gì vậy? Tôi rất cần cho quân ta ! ».

      - Bịa ! — Kichênhev cười phá lên — Chỉ được cái bịa !

      - Tôi rất cần cho quân ta !



...........................

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM