Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:04:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mãi mãi tuổi mười chín  (Đọc 35631 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2016, 06:15:54 pm »

     
       — Không, tôi thì chẳng biết, — Rôizman nói và anh ta gật đầu đồng ý nói tiếp những ý nghĩ của mình.

       Có lần Trêchakov đã hình dung, nểu anh lâm vào cảnh như Rôizman mù lòa, nằm trong một làng quê bị quân Đức chiếm đóng hơn một ngày một đêm, chỉ nghe thấy tiếng quân Đức quanh mình và nằm căng ra từng giây phút, sợ chúng phát hiện ra mình. Thậm chí cứ cho là chúng không biết mình nấp kín hay nằm lồ lộ... Xin chúa đừng bắt lâm vào cảnh ấy...   
        - Không, tôi thì chẳng biết.— Rôizman nhắc lại.

       Và đột nhiên, họ bắt đầu , bàn cãi, liệu có thể xảy ra chuyện này không — con người suốt cuộc chiến tranh, chiến đấu trong bộ binh và không một lần bị thương ?
      - Như vậy là tay ấy không ở bộ binh! — Xtarức tức giận nói bốp chát cứ như họ đoạt mất của chính mình một vật gì đó.

      - Sống mạnh khỏe... thì tôi đây này ! Và Kichênhev, chủ nhiệm trinh sát của trung đoàn bộ binh, đứng ra giữa phòng giới thiệu cả thân hình mình cho mọi người biết. Anh đã bình phục, sắp được ra viện, và trên giường anh kê giữa giường Trêchiakov và Atrakovxki, có lần, chiếc áo capốt được xếp dưới chân giống người đang nằm ngủ cho đến sáng.— Ở bộ binh từ ngày đầu tiên, mà mới bị thương lần đầu. Mà lại vô tình thôi.

      - Vậy là không ở bộ binh ?   

      - Tôi ở bộ binh mà !

      - Không phải vào một cái đã là bộ binh ngay.

     - Cứ lấy hồ sơ cá nhân của tôi ra mà xem !

     - Tôi biết chứ…
Xtarức gạt phăng đi. — Hồ sơ cá nhân của tôi ở trên người tôi. Mọi sự thuyên chuyển của tôi đã được ghi trên người tôi, đây này — ở tất cả các vết thương ấy, — rồi anh ta chỉ tay vào lưng, vào vai – cái lần này, nếu đầu không đội mũ sắt thì….

       Thiếu úy Gôsa định nói, anh lúng túng điều gì đó. Ngồi dưới phòng, dưới một trong hai ngọn đèn treo trên trần, bóng trải dài phía dưới, anh ta nói lắp đến nỗi ngồi đè cả lên màn. Tất cả mọi người nhắm mắt lại chờ đợi một cách khổ sở. Ai cũng có ý giúp anh ta kể về mình, chính vì thế mà anh ta đâm ra nói lắp.

      - Cậu hãy khoan đã nào ! — Xtarức vẫy Gôsa và kêu lên. — Thằng Đức — thì tôi tin được : Từ đầu chiến tranh đến giờ vẫn không bị thương. Thằng Đức ăn cũng đội mũ sắt, ngủ cũng đội mũ sắt. Nó đội mũ theo mệnh lệnh nên khòng tháo mũ ra khỏi đầu. Còn Ivan chúng ta.. - Anh ta phẩy tay làm ra vẻ hoàn toàn hết hy vọng. — Ivan Nga tự bào ở chỗ mình rất xuềnh xoàng, nhưng chiến đấu rất hăng. Ví dụ, tôi trước khi vào quân y viện này chưa trông thấy thương binh bị vào đầu. Các thương binh bị vào đầu họ đang nằm đâu ? Họ nằm ngoài bãi chiến trường, và họ vẫn đang nằm đó. Cái viên đạn ấy đã vạch cho tôi một vòng thế này đây.

      Xtarức ngồi bỏ thõng bên chân bó bột xuống và đưa tay khoát quanh mái đầu nghiêng nghiêng hơi trụi từ hồi còn trẻ. Thực ra anh ta bị thương khá kỳ lạ : Viên đạn sau khi xoay tròn dưới chiếc mũ sắt, làm một vệt quanh đầu hệt như thể bóc một lượt da ở  đầu. Sẹo phẳng lỳ trên trán.

      Đối với tôi, cái chính thật bực mình, vì cái thằng đểu đó, tôi có thể đã rữa nát trong đất rồi. Họ xua những con người đó đến bổ sung cho chúng tôi..Những người đó..ở các vùng mới được giải phóng... Liên lạc kêu tôi: «Đồng chí thượng úy, trông kìa, hắn lại thò tay ra ngoài chiến hào...».

       Suốt cuộc chiến tranh, hắn cùng với mụ vợ đã ẩn thân nơi bếp lò, người ta đã giải phóng cho hắn, lúc ấy hắn lại không muốn chiến đấu ở đây. Hắn mới ranh mãnh là sao : Hắn biết những người tự sát thường thường bắn vào tay trải cho nên hắn thò tay phải ra ngoài chiến hào cho bọn Đức bắn vào... Không, hãy chờ đấy, ngay bây giờ tao sẽ cho mày một viên không phải vào tay, ngay bây giờ tao sẽ bổ tan cái sọ thối tha của mày ! Tôi vớ lấy súng, và nằm xuống... Rồi khẽ huých khuỷu tay : «Đã bảo, đưa mũ sắt đây !» Suốt cuộc chiến tranh, các anh có tin không, chưa lần nào tôi đội mũ, và lúc ấy có điều gì đã mách bảo tôi. Tôi nhấc chiếc mũ ra khỏi đầu người liên lạc, vừa mới chui đầu vào thì đạn đã bắn trúng tôi — ngay nơi trán! — Xtarức đưa tay vỗ mạnh lên trán. — Bọn bẳn tỉa không trệch vào đâu được. Giá như mà tôi không đội mũ….

      — Chả là nó nhằm trúng chỗ hói của cậu để chỗ hói ấy không sáng bóng lên, — Kichênhev cười - Nó tưởng lầm cậu là người chỉ huy.

       -Tôi cũng có một lần chỉ vì tên bắn tỉa suýt nữa thì mắc phải cái tội tự sát thương. — Trêchakov nói. Và khi mọi người chưa ngắt lời, anh bắt đầu kể thật nhanh chuyện ở mặl trận Tây bắc. Anh được cử mang bao cáo từ đài quan sát của đại đội về và trên đường đi tên bắn tỉa suýt nữa là cho anh đi đời. Ngoài đó tuyến phòng ngự của chúng ta đã có từ lâu, bắn tỉa của quân ta và bắn tỉa của quân nó cùng hoạt động. Tôi đang đi, một ngày sáng sủa, có mặt trời, tuyết phản chiếu lấp lánh…. Viu — đạn bắn. Tôi nằm xuống. Chỉ vừa ngó ngoáy — viu.. !

      - Thế mà cũng đòi bắn tỉa ! — Xtarức phẩy tay với anh, tựa như bảo Trêchiakov nên im lặng.

     - Chính thế mà không phải là ở vùng tiền duyên.

     - Nó bắn hai lần, vậy mà cậu vẫn sống. Lính bắn tỉa...


      Song mọi người đồng tình với Trêcbiakov :
      - Thiện xạ cũng có lúc phải học chứ.

      - Thì chính nó đã học trên người tôi đây này. Đâu đâu cũng tuyết dầy và gió thổi, có một cây thông ở sau lưng tôi. Tôi đi đứng đường ngắm làm gì nó chẳng dễ dàng nhắm trúng đích. Một giờ đã trôi qua- tôi vẫn nằm đó. Tôi cảm thấy mình chết mất. Băng giá không đến nỗi lạnh, nhưng người tôi đẫm mồ hôi khi tôi đi trên tuyết. Và chân vẫn mang ủng.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2017, 01:37:30 pm »

    
      Xtarức nghe vẻ khinh khỉnh, như nghe chuyện không có thực. Thật ra anh ta rất nóng ruột : anh ta muốn kể chuyện.
      - Tôi chờ cho đến khi mặt trời chuyển qua hướng khác, rọi vào mắt hắn, tôi chồm lên chạy. Tôi trở về tiểu đoàn, môi tê cứng, không nói được.

      - Bắn tỉa...Cũng gọi là bắn tỉa….

      Nhưng Kichênhev vội bênh :
      - Để cho người ta kể nào !

      - Lính bắn tỉa... a ha !

      - Ở tiểu đoàn, tất nhiên, họ không cử liên lạc viên của tiểu đoàn đi, mà giao công văn tận tay tôi, tôi rảo bước về ban tham mưu trung đoàn. Tham mưu trung đoàn đóng ở thôn Kipinô. Đêm rồi, ban ngày thì chỉ cần lần theo đường dây, còn ban đêm thì biết ban tham mưu đóng ở đâu ?

     Rôizman đưa tay lần thành giường, bước đến gần và ngồi xuống :
     - Anh ở tập đoàn quân nào ?

     - Ba mươi tư….

     - Có đúng anh đã hoạt động ở hướng ấy không ? Lâu dài, Lưtrkovo...


      Bao giờ, Trêchiakov cũng thấy lúng túng khi đại úy Rôizman nhìn anh bằng đôi mắt trong sáng, nhưng không nhận ra anh : ở trường sĩ quan,  Rôizman dạy môn pháo binh, Rôizman đã gọi anh lên bảng không phải một bận. Thế mà bây giờ nghe giọng anh nói vẫn không nhận ra anh. Nhưng không hiểu sao Trêchiakov không dám nói lại cho Rôizman biết.

       - Ba mươi tư, — Rôizman gật gù, — tướng Berzarin. Hoàn toàn đúng…

       Hệt như đại úy đã chứng thực trước cho, bằng cách đó, tất cả mọi người ngồi nghe Trêchiakov, không ngắt lời anh.
       - Ở Kipinô, lúc đó đội quân đổ bộ vừa chuẩn bị xong ; máy bay trượt tuyết đậu dọc đường, động cơ nổ sẵn. Còn tất cả lính đổ bộ đều choàng áo ngụy trang trắng. Tôi vẫn còn ghen tỵ với những người bạn ấy.. Sau này, nhân thể nói thêm, gần như không một ai trong số họ trở về, nghe nói, hình như bọn Đức biết quân đổ bộ được chuẩn bị. Khi đó họ đứng ngoài tuyết, tôi đi ngang qua, gió lốc thúc vào lưng tôi. Một tia sáng nhỏ chập chờn ở phía sau chiếc máy bay trượt tuyết. Ở đằng đó là cánh quạt, và không hiểu sao tôi chợt nghĩ rằng quanh cánh quạt nhất thiết phải có rào chắn. Và tôi còn hình dung : chúng được mạ kền. Tôi chỉ biết đứng ngắm thôi. Cho đến lúc đó chưa một lần nào tôi được nhìn thấy máy bay trượt tuyết ở gần bên. Sau đó tôi đoán là : cửa khép không kín, ánh sáng lọt ra ngoài, cánh quạt quay, đầu cánh quạt chém vào tia sáng. Tôi vẫn hình dung thấy có cái vật chắn ấy, thế là tôi can đảm bước lên. Tôi bị nó chém một phát vào khuỷu tay ! Tôi nghẹn thở. Ngồi thụp xuống và lặng đi, lặng đi vì nó và cứ ngồi xổm đó. Nhân thể xin nói thêm dù sao tôi cũng bị nó giáng trúng vào khuỷu tay này này.      

       - Cái cánh quạt ấy, sao nó không chặt đứt tay cậu ?


      Xtarức quay về phía mọi người, vẻ dò xét ánh lên trong mắt :
      - Tôi mới chỉ chạm phải cái đầu cánh ấy thôi.

      - Hay thật !

       - Đấy là tôi đã mặc áo ca-pốt, dưới áo ca-pốt là chiếc áo bông, dưới áo bông là áo varơi. Lại còn cả chiếc sơ mi bằng vải flanen ấm áp nữa chứ, và dưới lần áo này còn áo sơ mi nữa.


      - Thế thì lũ rệp tha hồ mà tự do — Kichênhev nói.

       - Ở mặt trận Tây Bắc, nói chung chúng tôi không đếm xỉa đến lũ rệp. Chúng tôi không giết từng con một. Mà có điều kiện thì vứt cả cái áo sơ mi đi —Cũng có lúc phải sống thế đấy — Trêchiakov quay về phía Xtarức. — Và tất nhiên chiếc cánh quạt ấy không phạt đứt tay tôi ! Tôi đến ban tham mưu, tay gập Iại, trao báo cáo xong và ngượng ngập kể chuyện mọi người còn không tin...   

     - Cả tôi cũng không tin — Xtarức kiêu ngạo đáp -  Làm gì có vật chắn nào, quỉ tha nó đi...

      Ngay lập tức vài giọng nổi lên tranh cãi :
     -  Sao nhỉ, chính cậu ta đã cho tay vào đấy chứ ?

      - Cánh quạt dài độ bao nhiêu phân ?

      - Tôi không nhất thiết phải biết. — Hừ, chỉ rõ là nó được mạ kền…

      - Chà, một người khéo tưởng tượng !


      - Ở chỗ chúng tôi cũng có một người đầu óc tưởng tượng như vậy. Anh ta bắn xuyên qua cây bạch dương vào tay mình. Đồ ngốc, tôi đoán được ngay : bắn xuyên qua cây bạch dương ! Nhìn vết sém tự gây ra, mọi người không mắc lừa đâu…

       -Đúng thế... Đúng thế...—
Không nhìn thấy những người tranh cãi,Rôizman mù lòa cố xen ngang vào câu chuyện, và anh đã đạt được, hệt như người nói lắp. Anh cố chen vào và rồi đã chen được...

       - Không có gì giống giả dối, như chính sự thật,— Anh nói như vừa đọc từ sách.

       - Xtarưc, anh bắt đầu sống hòa thuận như chim ác là rồi đấy !

     - Hay thật, làm thế nào mà cậu ta lén lút luồn tay xuống dưới cánh quạt được nhỉ ?

      - Cánh quạt là cánh quạt, cậu cứ thử giơ tay ra phía trước, hay phía sau xem ! Vật chắn nào có thể ở đó ? Ha, ha..!...   

      - Anh có biết anh giống ai không ?
— Trêchiakôv nói, — giống tay trợ lý tham mưu trưởng của chúng tôi. Anh ta cũng không tin thế.


..................................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2017, 08:24:35 pm »

 
      - Tôi mà giống tay trợ lý tham mưu trưởng thì cái thân tôi đã chẳng có chừng này vết đạn ! — Đột nhiên Xtarưc co giật và hét lên : Mà tôi đây, chắc chắn, không ngồi ở ban tham mưu như những người khác ! Các bạn đang nằm ở đây… — Anh chống nạng vào nách, nhảy ra tận giữa phòng với bên chân bó bột nặng nề. Ngọn đèn tù mù đến nỗi, ánh sáng tỏa ra chỉ đủ chiếu bên trong chiếc chụp đèn, còn anh ta thì cứ loay hoay một chỗ, mỗi khi mũi nạng nện xuống, anh ta lại tự giẫm lên bóng của mình. — Các bạn đang nằm đây phải không? Và nằm tạm ! Chứ bộ binh đang ngồi trong chiến hào - Ai là người được đưa vào phòng này sau rốt nhỉ ? A, a... đúng — đúng ! Ai là người được ra viện đầu tiên nhỉ ? Các bạn sẽ còn nằm ở đây, sẽ nghe thấy Xtarưc này, sẽ liền da giống như chó ấy !...   

       Và chống chiếc nạng vào vai, bên vai đó nhô lên, anh ta nhảy lò cò ra hành lang, cánh cửa rầm rầm đằng sau lưng.

     - Sao anh ta run run như mắc chứng co giật ấy?

     - Ở đây anh ta là người hay cáu bẳn nhất...

     - Mình anh ta chiến đấu, còn những người khác thì không hẳn ?


     - Này, các bạn có nhận thấy không — Kichênhev hạ giọng, nhưng nói nghiêm túc. — Anh ta mất lòng tin. Không gì tồi tệ hơn mất lòng tin. Bị thương vẫn là bị thương, bị thương vẫn là bị thương, bị thương vào đầu, mà vẫn sống. Đã có lúc nào chết được đâu ?... Anh ta sợ trở lại mặt trận, mới cảm thấy điều đó, anh ta đã trở nên độc ác. — Anh liếc nhìn đồng hồ. tính toán xem đã đến lúc haychưa đến lúc. Và hỏi : — Thế rồi ở đó với cái tay của cậu, mọi sự kết thúc sẽ như thế nào ? Cậu được nhận huân chương chứ ?

      - Chút nữa thì họ tặng để nhớ suốt đời... Họ đặt tôi lên bếp, sáng ra cùi tay sưng phồng lên, không thể ngọ nguậy được trong tay áo va-rơi. Cả cánh tay vẫn mảnh dẻ, riêng nó thì như một quả bóng, căng phồng lên. Bác sĩ ở trung đoàn – một tay Nugic rất tốt bụng — đã khám xét : « Chúng tôi sẽ gửi đi quân y viện ».


     - Tôi không muốn rời khỏi trung đoàn. Và thấy xấu hổ, cứ như tôi tự bịa chuyện ra cho mình vậy.  «Không sao, cậu sẽ đi viện đấy… ». Nhưng chỉ sau đó, tôi mới thấy mọi sự quanh tôi đâm ra thế nào ấy. Mọi người lảng tránh, không nhìn thẳng vào mắt tôi. «Các đồng chí cho phép tôi được nói, nếu vậy tôi sẽ về đại đội ». Ngay tổ trưởng tổ văn thư cũng trở nên nghiêm khắc : «Không đi đâu cả, cứ ngồi đấy ... ». Tôi ngồi như bị bắt giam. Người ta không chuyển tôi đến bộ phận cứu thương, không ai làm gì tôi nhưng cũng không được thả ra khỏi ban tham mưu. Dù sao cánh tay tôi mỗi lúc một đau hơn. Hóa ra, thiếu tá Brinev tham mưu trưởng... Ông ấy giữ chức này đã lâu, không được thăng cấp cứ ở lì cấp thiếu tá... Ông ấy đến gặp trưởng phòng đặc biệt và nói rõ những suy nghĩ của mình : đây là tự sát thương có chủ định.

       Trêchiakov chợt cảm thấy Atrakovxki đang lắng nghe anh nói. Atrakovxki vẫn thường ngồi ở tư thế của người ngoài cuộc, quen chờ đợi, đầu cúi xuống, đôi tay nổi đầy những đường tĩnh mạch ôm vòng lấy đầu gối, nhưng lúc này anh ta đang lắng nghe.

      - Trưởng phòng đặc biệt ở trung đoàn không có — Kichênhev tuyên bố hách địch. — Cùng lắm là có sĩ quan đặc trách. Thượng úy hoặc là đại úy.

     - Chúng tôi lại là trung đoàn pháo trực thuộc quân đoàn.


    - Không có ý nghĩa nào hết. Cùng lắm là có tổ trưởng đặc trách. Đại úy. Còn ở trung đoàn không có trưởng phòng đặc biệt — Kichênhev dẫn dắt tới mức chính xác. Và cũng với vẻ chính xác như thế, anh trải chiếc áo capốt ra giường, chiếc áo nằm dưới chân phải có hình dạng một người đang ngủ. — Có thể gọi là trưởng phòng đặc biệt. Nhưng ở đó không có đâu.

      - Ừ thì không có. Số là năm bốn mươi hai. Mùa đông. Các anh vẫn nhớ đấy, thời kỳ đó ra sao, sau khi nhận được lệnh... Nhân tiện nói thêm, tôi đã có lần trông thấy Kôtốvxki, trưởng phòng đặc biệt. Họ cũng giải tôi đi kèm theo báo cáo, lúc đó tôi trẻ nhất nên họ phải lùa tôi đi. Tôi chui vào một căn hầm ông ta đang ngồi đó. Trán mới hói làm sao, trên mỗi bên lông mày, các khối tròn căng phồng lên. Ông ta nhìn tôi từ dưới trán... Trêchiakov cười phá lên : Lẽ ra phải đưa quân đội của ở nơi có chiến sự đến chỗ ông ta thì tôi lại chui đầu vào đấy...   

      Atrakovxki chăm chủ nhìn anh bằng cái nhìn lạ lùng, còn tất cả mọi người phá lên cười, cả Tréchiakov cũng cười với mọi người. Anh kể trọn vẹn câu chuyện, vui vẻ như những người kể sau vẫn kể về chiến trường cứ như ở ngoài đó chẳng xảy ra chuyện gì...

     - Lại nói chuyện quân hội của…..ở chỗ chúng tôi không sao chiếm được ga Lưtskovo. Có một bận đã lọt vào được rồi, sau các đoàn tàu hỏa trên đường pháo bắn ra. Bộ binh ta lại bị đánh bật. Và thế là họ dồn các học viên, khóa đào tạo các thiếu úy cấp tốc cho mặt trận. Tất cả đều mặc áo trấn thủ, chân mang ủng. Lúc đó nhiệt dộ âm bốn mươi độ. Không đưa được thương binh ra, sau đó họ chết cóng trên tuyết. Thế là đêm đến, có tên hôi của lẻn vào lột đồng hồ của người chết. Nhân thể xin nói thêm, trinh sát cua trung đoàn chúng tôi đấy. Từ tiểu đoàn hai — Trêchiakov khi kể lại chuyện này lại trông thấy một cách rõ ràng mới mẻ - Từ tiểu đoàn hai họ đưa tên hôi của mặc áo ca-pốt rộng, không có thắt lưng và tất nhiên không có cả đam chéo, khuôn mặt hắn vàng ệch trong một ngày mùa đông sáng sủa, hai bên lỗ mũi bèn bẹt, gãy góc và cái nhìn ánh lên vẻ đen tối. Từ bên trong anh cảm thấy cả con người mình đang né tránh tên này. — Kôtôvxki đã nhìn tôi từ dưới trán ! Thiếu tá Briaev đã làm om sòm với ông ấy về cái việc tôi tự sát thương. Nhưng ông ta không tin - Chính vì tôi ở trung đoàn này mà. Tôi, nói chung, chưa đủ tuổi, đã tình nguyện nhập ngũ. Ông ta biết điều đó, cho nên ông ta không tin. Ông ta ra lệnh giữ tôi ở lại nơi bộ phận cứu thương, nếu không thì họ sẽ gửi ngay đi quân y, ở quân y viện sẽ lại có tay nào đó có tính cảnh giác... Tôi vẫn không hay biết gì, chỉ thấy mọi sự quanh tôi thay đổi, và họ chuyển tôi đến bộ phận cứu thương, sau đấy cánh văn thư kể cho tôi nghe thế.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2017, 11:32:13 pm »

  
      Thỉnh thoảng Kichênhev thận trọng đắp chăn cho chiếc áo ca-pốt, và anh đã làm được, y như có người đang nằm ngủ, chăn trùm kín đầu. Sau đó anh ta ngắm nghía công việc của mình :
     - Các bạn ơi, cùng lắm thì bảo «hắn đang ngủ». Các bạn đừng cho đánh thức. Hắn ta ngủ rất tồi, nếu
đánh thức hắn dậy, hắn sẽ không ngủ đến tận sáng được đâu...


      Khi ra khỏi phòng, anh chạm trán với Xtarưc, Xtarưc khập khiễng bước đến bên bàn và ngồi xuống.
      - Đại úy, chúng ta chơi cờ nào.

      - Bày cờ đi, —Rôizman nói.

      Mọi người xúm xít quanh bàn -  xem đánh cờ. Xtarưc bày quân cờ lên bàn gỗ, Rôizman vẫn ngồi im trên giường, chuẩn bị từ xa, anh đánh bằng trí nhớ. Đôi mắt mở to của anh sáng lên.

      Vài ngày sau, buổi chiều Trêchiakov trông thấy Atrakôvxki đứng bên cửa sổ ngoài hành lang. Anh bước đến, rồi đứng lại bên cạnh. Anh muốn dò hỏi Atrakôvxki về cô gái ấy : Cô ta là ai ? Có còn đến nữa không?
      - Bão tuyết ghê quá! — anh nói.— Không trông thấy gì ngoài cửa sổ, sát bên lớp kính chỉ thấy tuyết từ dưới bay lên. Và xa hơn, vạn vật như chìm trong khói: cả nhà ga, cả những ngọn đèn đều không trông thấy. Và từ cửa sổ hơi lạnh toả ra.

      - Bão tuyết ! — Atrakôvxki nói.

     Trong phòng mổ bên cạnh đang có ca mổ. Đèn sáng rực, bóng người hiện trên lớp kính mờ.
     - Bộ binh bây giờ đang nằm ngoài công sự... Chiến đấu mùa đông — Không gì khổ hơn. Cả mùa xuân cũng thế. Trêchiakov cười phá lên. — Chúng ta vẫn may mắn.

      Ngoài cửa sổ trong bão tuyết dày đặc có gì đó lờ mờ lay động như bóng người. Bóng hai người mặc áo choàng quân y  từ bên trong hắt lên kính..
       - Cậu còn chưa hiểu hết là cậu may mắn như thế nào đâu - Atrakovxki nói - May mọi nhẽ. Không hiểu hết mọi điều đó là đặc tính tự vệ của tuổi thanh niên. Chi cần nói có một từ, một từ thôi...Thậm chí không cần nói, mà chỉ im lặng tán đồng, thế là cả cuộc đời cậu... — Anh chỉ mấp máy đôi môi, nét mặt không hề thay đối. Người ngoài không thể biết được điều anh ta đang nói.— Trong chiến trận cái chết còn tuyệt vời hơn so với điều ô nhục..

      Đột nhiên Trêchiakov thắt nghẹn lại như là sợ hãi: hỏi thăm anh ấy về người cha ! Atrakovxki có thể biết những điều người khác không biết. Nhưng anh không hỏi gì, chỉ tái nhợt đi. Anh biết, cha anh chẳng có lỗi gì nhưng dẫu sao, khi đụng chạm đến người cha anh cảm thấy ở mình có một vết nhơ và một sự trống rỗng đang nảy sinh quanh mình.

      Cô y tá đội chiếc khăn khăn chéo trắng bằng vải băng chạy xổ ra khỏi phòng mổ — gót giầy cao gót nện cộc cộc, cộc, — cô chạy dọc hành lang. Ngoài cửa sổ là bão tuyết, như thể bão tuyết trên khắp thế giới…..



      XIII



      Vào buổi chiều hôm ấy, khi họ đứng bên cửa sổ ngoài hành lang, ngoài kia là bão tuyết, ánh đèn vàng trong những ô kính mờ của phòng mổ trở nên ấm áp, từ phòng mổ mà cô y tá khoác áo choàng trắng lao ra, chạy dọc hành lang. Bác sĩ đã cưa chân cho một diễn viên nhà hát địa phương. Họ vẫn còn đứng đó mãi, khi mà người diễn viên đã được đưa ra khỏi phòng mổ và bác sĩ phẫu thuật bước dọc hành lang, cố giữ vẽ xúc động nhìn họ bằng cái nhìn nghề nghiệp, rồi sau đó bên chân cắt quấn đầy băng được đưa ra ngoài, chiếc chân đẫ gẫy gập nơi đầu gối và không còn bàn chân nữa.

      Người diễn viên này cùng đoàn đi biểu diễn ngoài mặt trận phục vụ các chiến sĩ và các sĩ quan, và anh ta đã bị thương trong một trận ném bom. Trong số các sĩ quan nằm cùng phòng với Trêchiakov, chưa người nào dù chỉ một lần được thấy các diễn viên ngoài mặt trận trong suốt cuộc chiến tranh. Các diễn viên có đi và có biểu diễn, nhưng ở nơi nào đó ngoài ấy, ví dụ như ở các sân bay, ở tuyến sau mặt trận, — tuyến này đối với các sĩ quan, và nhất là đối với lính, càng thấy xa vời hơn như quân y viện hậu phương vậy. Sau này các diễn viên đi nói khắp nơi là họ đã ra tuyến trước, chính họ tin như thế. Lúc trở về, họ mặc những chiếc áo long bằng da thuộc được tặng, đi lại như những chiến sĩ tiền phương trước đám bạn bè của mình — những người chỉ sống ở nơi đây và chưa được ra ngoài đó — còn các chiến sĩ tiền phương thì nghe chuyện đó một cách tức cười. Có lẽ, vì thế mà ở quân y viện mọi người đã kể rất hài hước về người diễn viên vừa bị cưa chân, cứ như là có cái gì đó đáng cười trong chuyện có người bị mất chân. Nói cho đúng, thiếu úy Gôsa cũng đã kịp ra đến mặt trận tuy chưa một lần bắn vào quân Đức, nhưng tất cả mọi người đều hiểu và thương anh, anh đã mãi mãi bị tàn phế bởi chiến tranh. Trong quyết toán chung của chiến tranh, có những chiếc máy bay ném bom xuống mặt trận và có những chiếc máy bay chỉ bay cho mặt trận, thì cũng cần có cả những người không ra mặt trận. Điều đó thật dễ hiểu — quyết toán chung và những tổn thất không sao tránh khỏi, — thật dễ hiểu khi nói về ai đó và mất mát này không thuộc về chính mình. Có lẽ, Gôsa sẽ cầm thấy nhẹ nhõm hơn, nếu anh biết rằng mình đã không vô ích, đã kịp thực hiện được một điều gì đó.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #34 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 06:20:13 am »

     
       Khoảng ba tuần, giáp tết, các diễn viên địa phương đến quân y viện  biểu diễn. Người diễn viên mất một chân ngoài mặt trận được vinh dự nằm trong chiếc xe đẩy, như nằm trên bàn trước sân khấu.

      Khi các em học sinh ồn ào đổ xô vào hành lang buổi biểu diễn đã bắt đầu. Các em cũng sẽ ra biểu diễn, Trêchiakov ngồi bên cửa ra vào, anh nghe thấy và biểu rằng lúc nào anh cũng mong chờ điều đó. Anh chờ cho hết tiết mục và bước ra hành lang.

      Các học sinh mặc áo choàng trắng tụ thành đám đông, và tất cả cùng nhao nhao nói :
      - Nhưng mùa đông thì chó nó không cắn cơ mà!

      - Thậm chí nó không buồn sủa nữa, hay thật.

      - Thế tại sao nó lại cắn Xasa ?

      - Không, sao nó lại cắn chính Xasa?

      - Nghe này, có khi con chó ấy bị dại rồi cũng nên

      - Xasa, đừng cắn nhé !

      - Các cậu cứ cười...Tớ chả thấy buồn cười. Mới rách tất thôi ! Mà không hiểu sao đau dễ sợ.

      Và rồi em cũng cười phá lên để khỏi phát khóc. Em đứng một chân, cô y tá cúi xuống chân bên kia, còn tất cả học sinh xúm quanh họ. Xasa... Từ ngoài lạnh vào, cô thở hổn hển, hai má ửng hồng. Trong hơi tuyết trong lành mà bọn trẻ vừa mang theo vào, Trêchiakov cảm thấy rõ mùi quân y viện mà anh quen chịu và không nhận ra nó : mùi thuốc men, mùi thức ăn của quân y viện, mùi căn phòng thông gió tồi mà ở đó biết bao người thường xuyên ở. Anh còn cảm thấy cái mùi ấy bốc lên từ người mình, từ tấm áo choàng bằng vải bong đã được giặt đi giặt lại.

       Cảm thấy có người đang nhìn mình, cô bé rướn hàng mi rậm, rậm đến nỗi đôi mắt cô màu xám mà tưởng như màu đen, cô nhìn với niềm vui sướng của cuộc đời phơi phới trong cô. Và dường như có bóng người vừà lướt qua gương mặt cô, có một cái gì đó khép chặt lại trong đôi mắt ấy, không cho cái nhìn của người lạ lọt vào cuộc sống của cô.

      Rồi theo ấn tượng còn đọng lại,cô nhlìn thêm lần nữa, vẻ thích thú, nhưng anh không nhìn thấy cái nhìn ấy. Anh đã quay vào phòng. Trong phòng chỉ thấy những người nằm và một vài cái giường bỏ trống. Đại úy Rôizman đang mò mẫm cạo mặt bên bàn ăn dưới đèn..
      - Trêchiakov, cậu đấy à ?— Anh ta hỏi, nhận rạ Trêchiakov nhờ bước chân. — Cậu sửa lại bên thái dương cho mình nhé ?

      - Để tôi thử xem..

      Rôizman dò dẫm tìm cái chổi trên bàn, quẹt xà bông lên má. Trêchiakov nhúng dao cạo vào chiếc cốc con đang đựng nước xà phòng âm ấm, anh muốn cúi xuống nhưng vết thương bên sườn không cho cúi. Anh muốn ngồi, nhưng vết thương ở chân không cho ngồi. Còn Rôizman thì đang chìa má chờ đợi…

     - Tôi không cúi xuống được – Anh đứng lên vậy….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2017, 06:26:34 pm »

      Trêchiakov nói :
     - Được được.

      Cả hai người chỉ có ba cánh tay lành lặn và một đôi mắt thấy được. Rôizman đưa tay giữ da bên thái dương, Trêchiakov tay cầm con dao cạo nguy hiểm dè dặt thở bên gương mặt xương xương của Rôizman.
     - Giữ lấy….Xong ngay…Tôi cạo đây !

     Anh né người, ngắm nhìn :
    - Chỗ này còn một chút nữa !

     Rồi anh bắt đầu cạo sang thái dương bên trái, còn Rôizman dung tay kia vòng qua đầu giữ da. Đôi mắt của anh ta ở ngay trước mặt anh. Đôi mắt ấy dõi theo anh, và tưởng chừng như nhìn thấy được, chỉ có điều đôi đồng tử không hội tụ nơi gốc mũi, khi Trêchiakov ghé sát mặt :
     - Đồng chí đại úy, đồng chí không nhận ra tôi hay sao ? Anh hỏi, lau lưỡi dao cạo vào chiếc áo choàng.

    - Tôi cảm thấy giọng nói… Rôizman lưỡng lự không đáp ngay. Và đứng đối mặt với Trêchiakov.

      - Đồng chí nhớ chứ, ở trường sỹ quan lúc đồng chí lên lớp, học viên trực nhật hô khẩu lệnh, đồng chí nghe anh ta hô «nghiêm» rất gà tồ, đồng chí cho gọi trung đội trưởng lên và nói : Đồng trí trung úy, không bao giờ để học viên này báo cáo trước tôi … !
     
     Rôizman sung sướng nhớ lại : 
     - Thế ra đồng chí đấy à ?

      - Tôi đấy.

      - Khoan hẵng. Điều đó, có nghĩa là…


      - Tôi sẽ kể chính xác cho đồng chí nghe. Trận phản công ở vùng Xtalingrat bắt đầu ngày 19 tháng 11. Các cánh quân gặp nhau ngày 23. Chúng tôi ở một nhà ga tại Mátxcơva và nghe thấy thông báo. Từ mặt trận chúng tôi trở về trường sĩ quan và ở đó họ cũng truyền đi bản thông báo. Sau đó ở Quybưsev chúng tôi chè chén ba ngày đêm liền. Đi cùng với chúng tôi có một chuẩn úy người Quybưsev, chúng tôi đã ở lại chỗ anh ta ba ngày đêm, dùng hết hàng thùng bia. Kể ra chúng tôi còn ở chơi nữa, nếu như thực phẩm chưa cạn. Thế đấy, lúc đó là cuối tháng mười một. Còn tháng mười hai, ngày đầu tháng tôi hô khẩu lệnh trước mặt đồng chí. Đồng chí dạy chúng tôi môn pháo binh.

      - Đúng, đúng, đúng…

     - Cuối tháng một hoặc là đầu tháng hai, đồng chí đi khỏi chỗ chúng tôi.

     - Mùng ba tháng hai !

    - Đấy, tôi vẫn nhớ mà ! Đồng chí ra mặt trận. Sau khi bị thương, một chân đồng chí không co duỗi được. Theo tôi là chân phải ? Đồng chí đi lại còn chống gậy…

    - Đúng, đúng, đúng…
Rôizman đồng ý và mỉm cười

    Rồi hỏi :
    - Lần ấy, chắc đồng chí giận tôi ?

    - Lúc đó thì tôi giận.
. – Lần đó, Trêchiakov thật thà đáp : - Còn bây giờ, thậm chí chỉ nhớ lại thôi cũng cảm thấy dễ chịu làm sao …
   
    - Thế đồng chí đã học hô khẩu lệnh chưa ?

    - Chúng tôi, từng cặp một bị xua ra bãi tập hàng giờ liền. Đi ngược chiều nhau «Nghiêm ! Bên phải quay ! Bên trái quay ! Đằng sau quay !...» và đi đều bước. Giờ thì nhớ suốt đời...

    - Thoạt đầu tôi thấy giọng nói có vẻ...

     Và Rôizman lại gật đầu đồng ý, khẽ mỉm cười, nghĩ đến những điều riêng tư. Và Trêchiakov cũng theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình. «Trong mình có cái gì đó thật mâu thuẫn,— anh nghĩ vậy và anh lại thấy cô bé, nhìn thấy anh liền cau mặt. Mình biết, có cái gì đó đã khiến mọi người xa lánh mình...»

      Hút hết điếu thuốc ngoài hành lang, anh lại bước vào trong phòng lớn. Chỗ ngồi kín hết. Anh đứng bên cửa ra vào và xem diễn viên đang đóng vai Hítle trên sân khấu. Với bộ ria mép được dán vào, tóc rũ lệch bên trán, người diễn viên nhảy nhót như con bú dù, và kêu lên điều gì đó khùng dại. Trong phòng mọi người cười rộ, gõ nạng xuống sàn nhà, hét lên : «Lại đi !» — họ không sao muốn buông tha người diễn viên, làm như đó chính là Hítle thật được đưa ra làm trò giải trí. Và vì sao đó Tréchiakov lúc này bỗng cảm thấy xấu hổ thay cho họ và cho cả chính mình. Đến được chỗ Hítle còn cả một mặt trận và một hậu phương, từ nới đấy Hítle phải ra mặt trận không chỉ một sư đoàn bộ binh hav xe tăng. Và nhiều người trong số những người lúc này đang cười say sưa rất có thể sẽ không còn tồn tại trên đời đến tận giờ phút đó. Chính anh cũng không biết cho đến nơi đến chốn vì sao anh cảm thấy xấu hổ, nhưng trong cái trò giải dớ dẩn này, trong cái vai Hítle vụng về này, có điều gì đó dường như làm anh, Tréchiakov cảm thấy bẽ bàng trong chính mắt mình. Và có thể, rất đơn giản, tâm trạng lúc này của anh như vậy.

      Khi cô gái đi ủng mặc áo choàng trắng bước ra sân khấu, hai chàng trai mang đàn Măng-đô-lin và balalaica bước ra theo sau, như đội danh dự, hai chàng ngồi xuống mép ghế đẩu, cô gái gật đàu và hai cùng hất mái tóc lên, bắt đầu gẩy đàn, còn cô thì hát.

     Hệt như sợ hãi điều gì, Tréchiakov vội vàng cụp mắt xuống. Và anh đứng, lòng càng xao xuyến hơn, cảm thấy hai bên má nổi da gà. Bài hát kể về những điều chính anh cũng đã gặp không phải chì có một lần :

      Liđaveta, em chờ tin anh.
      Đêm không yên giấc, nhớ thương anh hoài….
      Chiến thắng, anh sẽ về với em
      Trên lưng ngựa chiến nóng bỏng...


      Chẳng hề chi, nếu không thấy như vậy và không phải là một cuộc chiến tranh như vậy đã diễn ra, Không phải trên những con ngựa chiến nóng bỏng, mà đơn giản hơn, đồng thời cũng đáng sợ hơn, dù sao bài hát ấy cũng làm anh xao xuyến và trở nên buồn. Ngoài mẹ và cô em gái, chẳng ai mong gặp anh, nhớ thương anh. Và không hiểu vì sao những lời ca còn phô trương đó khiến anh phiền muộn : «Gặp nhau, cười lên em, anh can đảm trong chiến trận..».

       Đúng, một cô gái như thế có thể hỏi :
      - Anh có can đảm trong chiến trận không ?

      Anh đứng bên cửa nhìn xuống nhà và nghe hết bài hát…

      Sau đó anh về phòng ngủ, ngẫm nghĩ. Anh trằn trọc, vẫn không sao ngủ được, và anh không biết, tâm hồn anh nhức nhối, hay những vết thương mà anh rất đỗi lo lắng đang đau đớn. Và anh nhớ lời trung úy Aphanaxiev, ở mặt trận Tây Bắc, trong trung đoàn của anh, vì tình yêu, đã tự tử một cách nhục nhã, Suốt hai ngày đêm không ai biết gì về anh ta, thậm chí có tin đồn anh ta chạy sang quân Đức. Sau họ tìm thấy anh ta cách trận địa chừng cây số. Anh ta nằm trong nước tuyết đã tan ngoài rừng, bận chiếc quần lót có hai giải dây nơi mắt cá, áo va-rơi dạ, bàn tay phải vẫn nắm chặt khẩu súng lục, xây xát hết, vì phát súng trên thái dương có một vết tròn cháy xém. Mọi người vừa thương hại, vừa chửi rủa anh ta. Ngoài mặt trận, nơi mà ngày nào cũng có biết bao người bị giết chết, anh ta lại còn tự bắn vào mình…Không thiết sống nữa, thì đấy, bọn Đức đấy, đi mà bắn chúng. Còn người phụ nữ đã khiến anh ta tự sát, thì chung sống với tiểu đoàn trưởng : Tiểu đoàn trưởng có một căn hầm riêng. Cô ta hay bận quần bong, khua ủng bì bõm trong nước, giọng thuốc lá khàn khan. Thế mà vì cô ta, một chàng trai thanh niên dũng cảm, đẹp trai đã tự sát. Nhưng bây giờ anh nghĩ : có thể anh ta hoàn toàn không thấy cô ta là một người như mọi người vẫn thấy ? Và có thể anh ta hiểu về cô ta hoàn toàn khác…

............................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 01:12:53 pm »

                                 


      XIV.




      Vài ngày sau anh cùng với Xasa ngồi trên bậu cửa sổ ngoài hành lang, Xasa kể cho anh nghe về một người bạn cùng tuổi với anh cũng tên là Vôlôđia, hy sinh cách đây hai tháng.
      - Bạn của Vôlôđia viết thư cho em, anh ấy trông thấy xe tăng của Vôlôđia bốc cháy. Ra trường, Vôlôđia và Igor cùng đến đây, và có một qui ước : nếu có chuyện gì xảy ra, phải viết thư. Thế nên anh ấy đã viết thư cho em. Khi chiếc xe tăng cháy bùng, mọi người kịp nhảy ra khỏi xe tăng, cả Vôlôđia cũng vậy. Nhưng anh ấy nằm lại và rồi bắt đầu bắn yểm trợ để tất cả mọi người có thể chạy thoát. Giá như anh ấy cũng chạy ngay, có thể… Nhưng anh ấy là chỉ huy chiếc xe tăng.

      - Chuyện ấy thì không thể đoán trước được — Tréchiakov nói. Đối với cô, anh nói vậy. Riêng anh thầm nghĩ: vẫn là hay nếu mọi chuvện xảy ra như họ đã viết. Chứ chết cháy trong xe tăng thì còn rủi hơn.— Ở đây không thể nào đoán trước được. Chỗ tôi một chiến sĩ không muốn chui ra khỏi chiến hào, có chuyện gì đó đã xẩy ra với anh ta, vẫn thường như thế đấy. Anh ta sợ, và không dám bò ra ngoài, chỉ có thế thôi. Những người bò ra ngoài, đều sống cả, riêng anh ta hy sinh. Đạn rơi thẳng vào chiến hào ; nói chung điều đó hiếm lắm. Số phận của anh ta như thế đấy.

      - Anh ấy tròn mười chín tuổi. - Xasa nhìn Trêchiakov, so sánh. — Chắc anh hai mươi tuổi chứ ?

       Anh gật đầu: Anh chưa đến hai mươi, nhưng thật là dễ chịu, trong con mắt cô, anh trông già dặn hơn một tuổi...

     Còn anh ấy tròn mười chín tuổi. Khi nhận được giấy báo tử cha, anh ấy đã giấu mẹ, chỉ nói với Giên-ka, em trai, cả hai anh em đều rất yêu quí mẹ. Bác ấy là một phụ nữ cao lớn, xinh đẹp. Một gương mặt Nga, rất Nga. Nhưng vẫn có vẻ gì đó rất di-gan, có thể thế. Con cái giống hệt bác ấy, cả hai cùng mắt màu nâu sẫm, cả hai tóc cùng dầy và loăn xoăn.

      Cô bé nhìn tóc anh ; anh đứng trước cô, và cô ngước nhìn lên. Không, tóc anh không đen, sau lần húi cua, không rõ chúng mọc thế nào. Đối với Lianka, cô em gái hơi ngốc nghếch, nhưng tận tâm, mọi cái ở anh đều hết sức đẹp đẽ, nó thường đặt đuôi tóc nó vào tóc anh, «Mẹ ơi, sao tóc con không giống tóc anh Vôlôđia? Sao anh nhà mình đẹp thế, còn con thì không ?».

      Đôi mắt Xasa sáng lên xúc động, như cái lần cô kể chuyện cho Atrakôvxki nghe :
       ….Mẹ anh ấy nói với anh ấy: «Con hãy hiểu cho mẹ, mẹ không còn gì nữa. Theo pháp luật, con có quyền, con có thể không đi». Nhưng anh ấy cứng rắn như gang thép. Bác ấy thật sự có thể làm được tất cả. Một ổ bánh mì ngoài chợ — tám trăm rúp. Một chai vốt-ca — tám trăm rúp. Bác ấy là trưởng ban cung cấp của công nhân. Bác ấy có thể làm được tất cà. Nhưng anh ấy đã giấu hội đồng y tế là anh ấy mắc bệnh hen suyễn, lên cơn luôn. Và anh ấy còn cấm cả mẹ nữa. Anh ấy nói với bác : « Nếu họ loại con ra, mẹ biết đấy, suốt đời mẹ sẽ là kẻ thù của con ». Bây giờ, bác ấy không thể tha thứ cho mình…

      Y tá Tamara Gorb đi dọc hành lang, bưng chiếc nồi hấp nóng trong khăn mặt, đưa mắt nhìn cả hai. Xa-sa nhảy từ bậu cửa sổ xuống, chân đi ủng đứng nguyên đó khi Tamara đi qua. Cô ta cao đến vai anh, đầu vừa ngang với chỗ trước kia có cầu vai. Hai bím tóc màu tro tròn bằng cổ tay cô dài quá thắt lưng. Tamara để tóc ngắn, khi đi ngang qua, cô cứ liếc nhìn mãi những bím tóc ấy.

      Trêchiakov rút thuốc từ bao thuốc « Bốx» nhàu nát từ trong túi ra, Anh chẳng thích hút thuốc, nhưng anh thấy xấu hổ vì mùi  bệnh viện khó chịu mà anh luôn cảm thấy bay ra từ chiếc áo choàng của mình.

      - Để em đi châm lửa,— Xasa yêu cầu giản dị và muốn cầm lấy điếu thuốc ở tay anh,— đi châm thuốc. Cô đã quen chăm sóc thương binh….

    - Có  người ra bây giờ đấy — anh nói…

      Quả thật, ở cuối hành lang xuất hiện một thương binh. Anh ta cúi gập người, chiếc áo choàng không khép vạt thẳng xuống tận nền nhà. Anh chúi đầu vào ô kính, từ gáy anh một làn khói xam xám bay lên. Trêchiakov châm thuốc ở người đó.Khi anh quay lại ; cánh cửa phòng của các thương binh cột sống mà Tamara vừa bước vào, đang mở hé. Ở giường ngoài cùng, một thương binh đang ngắm mình trong chiếc gương con. Anh ta nằm ngửa, tay cầm chiếc gương soi đi soi lại, tay túm những sợi tóc ngắn trên mái đầu húi cao, ngắm nghía rồi chải thử. Người thương binh này là một người mặt còn búng ra sữa, trẻ hơn cả Gôsa. Mảnh pháo đụng phải cột sống, thế là liệt nửa người, từ hông trở xuống.

      Anh đã kịp quay lại, điếu thuốc cháy hết nhanh, Xasa giúp anh châm tiếp điếu khác.
      - Ở ga, Vôlôđia Khuđiakov cũng hút hết điếu này đến điếu khác – Cô nói – Anh ấy vứt điếu cũ đi rồi lại châm điếu mới. Mẹ không thể tha thứ cho em vì rằng, anh ấy đã ra đi ngơ ngác như thế. Anh ấy đứng ở cửa khi tàu chuyển bánh và đúng lúc ấy em thấy sợ cho anh ấy. Em cảm thấy ngay rằng sẽ có chuyện gì đó xảy ra với anh ấy, gương mặt anh ấy lúc đó trông thế nào ấy.

      - Bây giờ tôi cũng cảm thấy thế -
Trêchiakov nói và trong lòng anh cũng sung sướng đồng tình : « Mẹ không thể tha thứ cho tôi, vì rằng người ấy đã ra đi ngơ ngác như thế»— Không ai có thể biết trước được điều gì.

     - Không ! Vẫn còn có linh cảm…..

     - Ừ, nhưng trong hàng nghìn trường hợp thì chỉ có một lần thôi. Và may là không ai biết được điều gì trước về bản thân mình. Nếu biết, thì không thể chiến đấu được. Song ai cũng hy vọng như vậy…

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #37 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 06:01:46 pm »

      
     Anh thấy cô gái muốn tin nhưng dầu sao cô cũng sẽ tự kết tội mình : những người sống luôn luôn có tội trước những người chết.

      Anh đứng bên cửa sổ nhìn các học sinh tập hợp dưới ngọn đèn trong sân trường cũ, trông theo họ đang đi thành đoàn qua sân. Chiếc áo khoác lông của Xasa đã chật, cô lớn hẳn lên. Trêchiakov chờ cô ngoảnh lạl và nhìn lên cửa sổ. Người nào đó bị tụt lại đằng sau đuổi theo họ, và họ vui vẻ chạy lên. Rồi họ dừng lại, chờ đoàn tàu dồn toa. Thế là Xasa không ngoảnh lại.

       Anh đứng đó nhìn họ băng qua con đường có ánh sáng, rồi vượt qua đường tàu.
       - Vôlôđia !

       Tamara Gorb gọi anh.

      Tamara đã ngoài ba mươi, chị tưởng tượng ra mối tình cuồng nhiệt cùng Kichênhev và bây giờ chị sắp than thở về anh ta. Anh bước lại gần, thận trọng duỗi bên chân bị thương ra và ngồi xuống cạnh chiếc bàm nhỏ của chị :
     - Thế đấy…

      Tamara nhìn anh, đôi mắt lồi đen nhỏ của chị mọng nước, sưng húp lên. Những giọt nước mắt đầy ứ lên và trào qua mi :
       - Xử sự không hay ho như thế để làm gì ? – Tamara nói, lấy bông thấm những giọt nước mắt trên bàn – Anh ấy đối xử với người sống như vậy để làm gì ? Em hãy nói đi, chị không đòi hỏi gì. Chị đưa thuốc đến và dưới chăn chỉ có chiếc áo ca-pốt thế chỗ cho anh ấy…Lẽ nào lại thế…Chị đã kiếm cho anh chiếc áo capot ấy, chị đã kiếm cho anh cái áo khoác ngắn này. Chị xoay xở những thứ ấy để được như vậy ư? Trên hàn thử biểu, âm hai mươi tư độ, anh ấy mặc gì cơ chứ ?

      Gương mặt Tamara như gương mặt nữ thần digan nếu người digan có nữ thần.Trán gồ ghề, da vàng bóng. Tamara, xấu đến tuyệt vọng, cho nên chị mới nghĩ ra cho mình mối tình cuồng nhiệt ấy. Nhưng khi chị khóc như vậy, đôi mắt nước đẹp đến ngạc nhiên. Ngày mai chị lại gặp Kichênhev, anh ta mỉm cười, và thế là chị sẽ quên hết, sẽ tha thứ hết.
      - ... Bây giờ cô ấy tự đến với chị…Cô ấy lúc coi thường mọi người, lúc không nhìn thấy ai, thế mà cô ấy tự đến với chị: « Chị Tamara ơi, chị đúng làm sao, em đã nhầm về anh ấy…».

       Và trong nhận thức cay đắng sự thật của mình, Tamara vẫn tìm thấy chút hương vị ngọt cho riêng cô ta. Tamara dùng miếng bông ướt lau những giọt nước mắt cuối cùng trên bàn, những giọt nước mắt trên má chị tự khô đi. Và đôi mắt chị lại trong sáng, như đêm mùa hạ sau trận mưa rào.
     - Vôlôđitrka, em đừng kể gì với anh ấy, được không ?

       Và chị lại nhẹ nhàng chạy đi tiêm.

      Rõ ràng ở đây anh cũng có vai trò : mọi người kể cho anh, làm nhẹ bớt lòng mình, còn anh thì lắng nghe. Mọi người kể lể, dường như anh đã sống suốt cả cuộc đời, hoặc là như kể cho người bạn đồng hành không hề thấy ngượng ngùng với người bạn ấy: người bạn ấy sẽ xuống bến và đem theo mọi chuyện.

      Anh quay vào phòng, ở đây như mọi tối, mọi người đang đánh cờ. Đại úy Atrakovxki đi từ góc này sang góc khác, húng hắng ho. Đôi tay anh to, xương bé, đã có thời, đôi tay ấy rất khỏe. Atrakovxki thích thú ngó nhìn anh, nhưng không hỏi han gi, rồi lại đi ra xa.

       Ánh sáng trong căn phòng lù mù, buổi tối không thể đọc sách được. Và không hiểu sao, ở quân y viện không đọc sách được, chuyện trong sách cứ như không có thực. Thế mà Atrakovxki vẫn đọc được. Đọc liên tục : báo và sách. Lần trước anh trông thấy anh ấy cố Sếcxpia : cuốn «Vua Lia ». Khi anh cầm lấy cuốn sách, chợt thấy phảng phất không khí gia đình, tay anh run lên. Ở tủ sách của cha anh, sau tấm kính, các tác phẩm của Sếcxpia và Sin-le đứng bên nhau. Những tập sách nặng xanh xám, gáy bọc da, những tấm tranh nhỏ giống giấy quấn thuốc lá. Anh đã đọc hết những cuốn sách ấy từ hồi học phổ thông, còn tranh thì anh xem từ hồi chưa biết đánh vần. Bây giờ anh lại đọc — nhưng chẳng hiểu được gì. Hiểu hết từ, thế nhưng vì sao mà xảy ra bi kịch thì anh không hiểu nổi. Chẳng lẽ vì cuộc chiến tranh mà đầu óc anh trở nên mụ mẫm hay sao? Hay là trước kia anh chưa hiểu được điều gì đó hệ trọng? Biết bao thế kỷ trôi qua, mọi người vẫn xúc động mạnh mẽ về ông vua điên cuồng đi trên thảo nguyên. Hồi nhỏ, chính anh cũng thấy xúc động đấy thôi…

       Lời chú thích đập vào mắt : «Đằng sau sân khấu là tiếng ồn ào của một trận đánh. Vua Lia, Corđêlia và quân lính của họ mang trống đi qua...» — và thế là anh vấp luôn ở chỗ đó. Tiếng ồn ào của một trận đánh. Nhưng chính những người chết đó đang nằm kia, đằng sau sân khấu lịch sử. Và họ bắt đầu choảng nhau không biết vì sao : vua chia không đều gia tài cho các cô con gái, và các cô bị giết chết hết. Nhưng mọi người không đau buồn cho các cô con gái, dường như các cô gái ấy không phải là con người mà đau buồn cho vua... Trong góc phòng, Gôsa và Xtarức ngồi tách biệt với tất cả mọi người. Gôsa như mọi bận, ngồi xếp bằng giữa giường. Xtarức từ giường bên cúi nhoài xuống Gôsa, đầu hói nâu bóng lên, khẽ thầm thì gì đó. Trong phòng này, Gôsa là dân cổ cựu, chiếc giường của anh kê bên cửa sổ, được coi là giường tốt nhất. Anh đã chuyển sang đó rồi khi chiếc giường còn chưa có người. Ra viện, Gôsa chẳng biết đi đâu, không ai chờ anh: Gôsa vốn côi cút, ngay cha mẹ mình anh cũng không nhớ. Anh ra trận—rất vui sướng, bị sức ép — từ quân y viện, anh lại ra trận. Và anh sợ trở lại hậu phương, trở lại cuộc sống. Đối với anh chỉ còn lại khoảnh khắc duy nhất không trở thành sự thực — anh đã hai lần ra mặt trận chiến đấu.

      Trêchiakov ngả người lên chiếc chăn, anh khó nhọc từng bộ phận ; tay bị thương, chân, và bên sườn như bị xuyên thủng. Bóng Atrakovxki chập chờn trên tường. Vì sao hôm nay anh bỗng thấy thương xót tất cả mọi người. Anh thương Gôsa, thương Tamara, và thương cả cô gái có hai bím tóc..

.............................


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2017, 07:09:50 pm »

     
       XV.




       Ngày bắt đầu dài ra rõ rệt, rồi một ngày tháng giêng nắng ấm, họ tiễn Gôsa. Gôsa ăn sáng cùng với tất cả mọi người ở trong phòng, bữa ăn sáng cuối cùng của anh ở nơi đây. Rồi anh chạy đi và lúc trở lại đã mặc quân phục. Mọi người đứng đó mặc áo choàng, đi giày vải của quân y viện, còn Gôsa đi ủng, mặc áo capốt, mũ cầm tay, hệt như vừa mới bỏ mũ xuống trước mọi người.

       Lớp băng trên các ô kính gặp nắng ban mai sáng lóng lánh lên rồi tan rã : sàn nhà bóng nhoáng như vừa được lau chùi và những chiếc giường trở nên cao hơn trên sàn nhà — mặt trời và bóng những chiếc chân giường mảnh khánh dưới giường. Chiếc giường của Gôsa vẫn trống không, chẳng ai chiếm chiếc giường đó. Từ ngoài cửa, anh nhìn chiếc giường đó, những tấm vải trải giường đã bị lột khỏi đệm, chiếc gối không có áo. Tiếng giấy sột soạt, Kichênhev bước đến, anh đút gói giấy vào ngực áo Gôsa.
      - Dành riêng cho đám dân sự !

      Gôsa hiểu ra, lúng ba lúng búng, run run, muốn rút từ ngực ra, nhưng Kichênhev đã giữ Gôsa lại : tay anh giữ hờ, nhưng Gôsa không sao rút tay ra được :
      - Cầm lấy, cầm lấy, cậu trở về với cuộc sống dân sự. Thôi đi, ở đó biết ra sao !

      Những ngày gần đây, mọi người trong phòng đã góp tiền lại bởi vì Gôsa thua bài miết. Gòsa rủi trong bài, biết đâu, trong cuộc sống hòa bình, lại may trong tình yêu.

      Qua chỗ tuyết đã tan trên kính trông thấy rất rõ tuyết lác đác rơi trong lặng gió, từng bông tuyết bay, bay mãi trong không khí. Gôsa ra đến cổng, phía sau anh đế giầy cao su in rõ vết. Từ cổng, bên trái, bên phải và thẳng phia trước, mọi con đường đều nằm trước mặt anh. Nhưng anh vẫn đứng, chưa quyết định chọn đường nào. Mặt trời sáng rực, tuyết đậu trên mũ trên vai. Trên vai anh còn có đôi quân hàm. Quân hàm thiếu úy,nhưng về niên hạn, Gôsa đã được gọi nhập ngũ trước tuổi. Và anh đã chiến đấu đủ phần mình.

      Vắng Gôsa không còn thấy vui vẻ, ai cũng suy nghĩ về bản thân mình. Giữa ban ngày mà Xtarưc khéo bàn chuyện say sưa, anh ta kêu lên rằng tất cả mọi người ở đây toàn là những thương binh không chân chính, chỉ có một mình anh ta chân chính, anh ta khua nạng, đôi mắt đỏ ngầu điên dại. Mọi người phải dùng sức bắt anh ta nằm ngủ.

       Chập tối, cánh cửa phòng bật mở, trong ánh hoàng hôn hắt từ hành lang vào, giống như trong làn khói hồng hồng, hai người tải thương dẫm chân, dẫm chân mãi nơi ngưỡng cửa, loay hoay với chiếc cáng, rồi đưa thương binh mới vào giường của Gôsa. Bên dưới những vòng băng mới, như bén dưới chiếc mũ trụ, gương mặt trông vàng ệch, chiếc mũi quặp cũng vàng ệch. Người thương binh nằm im, đôi mắt Ácmêni màu đen có hai tròng xanh mở ra rồi nhắm lại mệt mỏi. Mọi người đều biết và khó mà tin được viên đạn đã xuyên qua đầu anh ta, qua cả não : nó vào phía trên tai này và chui ra phía trên tai kia. Thế mà anh ta vẫn sống, chỉ có điều là rất lặng lẽ, lặng lẽ và hoàn toàn dễ bảo.   

      Từ phòng mổ, Tamara Gorb bước ra hành lang và chìa cho mọi người thấy mảnh xương sọ vừa được gắp ra đặt trên miếng bông. Nhìn từ mặt trong nó giống như vỏ quả hồ đào Hilạp, máu vẫn đỏ tươi trên miếng bông.
      - Họ chỉ băng vành khăn cho anh ấy - Tamara giải thích – Dẫu sao cũng chẳng nên chạm đến chỗ đó làm gì…

      Tay vẫn cầm miếng bông, chị ngước nhìn Kichênhev bằng đôi mắt rụt rè. Anh mỉm cười với chị. Trong chiếc áo choàng, anh rất đẹp trai, ngực rộng, cao lớn hệt như anh vừa mới đau không thể đi lại được. Chẳng mấy chốc, anh sẽ khoác áo va-rơi, mang thắt lưng da..Đôi mắt của Tamara lại trở nên to hơn, lấp lánh bởi những giọt nước mắt.

       Ban đêm, Trêchiakov tỉnh dậy vì nỗi lo âu bất ngờ. Tối om. Ngoài cửa số, ánh trăng xanh trong sương mờ. Ánh đèn từ hành lang hắt vào gần cửa. Tất cả vẫn như mọi khi mà sao anh thấy nôn nao, nôn nao. Anh chợt hiểu: người thương binh nằm trên giường Gôsa có thể đã chết.   

       Thận trong mở đôi giầy vải dưới gầm giường, mặc độc quần lót, Trêchiakov bước đến bên anh ta. Mũi anh ta trở nên nhọn hoắt gồ lên từ đám bông băng. Dưới ánh trăng, gương mặt của người chết vàng xanh. Hai mí mắt khép chặt lại mãi mãi nơi hố mắt. Thân hình nặng nề, bất động, đè vào màn giường. Trêchiakov cúi xuống anh ta, nhìn trân trân. Hai tròng mắt lồi dưới mi run run. Đôi mắt linh lợi, ươn ướt vì giấc ngủ, và nhìn anh.
      - Anh có muốn uống không ? - Trêchiakov lạc cả giọng.   

       Anh thận trọng cho anh ta uống nước từ ấm, nhìn người đó khẽ nhấp nước, và vào giây phút đó, anh biết ơn anh ta vì anh ta vẫn sống. Anh ta chớp mắt hai lần : đủ rồi, và có nghĩa là xin cảm ơn.
      - Anh ngủ đi. Nếu cần gì, gọi tôi nhé, đừng ngại — Trêchiakov nói.

      Khoác áo lên vai, anh bước ra hành lang hút  thuốc. Bên ngoài rất lạnh: gió đổi chiều, thổi từ hướng khác tới. Gió Tây Nam, từ mặt trận Tây Nam của họ. Chỉ có điều từ các bãi chiến trường ấy gió không đưa lại đây tiếng người nói, tiếng súng, tiếng đạn. Nơi đây chiến tranh chỉ đùng đoàng trong các rạp chiếu bóng, Xem phim xong, các cậu bé tay cầm gậy làm súng chạy ra ào ào, còn ở ngoài kia, nơi mặt trận đang diễn ra, trẻ em không chơi trò chiến tranh.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2017, 10:03:28 am »

      Cô y tá đang ngủ ở cương vị của mình, má áp lên chiếc bàn ở đầu giường. Anh quay vào phòng, vào luồng khí ấm áp ngột ngạt, dưới lần chăn mà người anh vẫn run lên, lạnh buốt. Anh không ngủ được ngay. Ban ngày, không hiểu sao anh thấy không yên tâm, linh cảm điều không lành giày vò anh. Khi các học sinh đến quân y viện anh nhận thấy ngay Xasa không cùng đi «Mẹ bạn ấy nằm viện..» —anh chàng cầm măngđôlin ra biểu diễn ngoài sân khấu với Xasa nói cho anh biết. Anh còn chưa rõ mình hỏi dò địa chỉ, và cách tìm ngôi nhà đó để làm gì, ăn tối xong anh quyết định đi.

       Anh hỏi Kichênhev mà không dám nhìn vào mắt:
       - Đại úy, hôm nay cho tôi mượn áo capốt của đại úy.

      - Ô hô !— Kichênhev trở nên vui vẻ.—Có nghĩa là bắt đầu được chăm nuôi bằng cháo kiều mạch rồi đấy.

    Mọi người chung sức sửa soạn cho Trêchiakov. Chỉ bây giờ anh mới thấy còn lại có một cánh tay yếu ớt làm sao : không mặc được áo varơi, không quấn được xà cạp. Xtarưc một bên chân bó bột, quấn xà cạp cho anh. Và thậm chí Atrakovxki cũng tham gia vào vệc đó : từ đám báo dành dụm dưới gối mà anh thường đánh dấu bằng bút chì những chỗ nào cần cho mình, Atrakovxki ngắm nghía từng tờ rồi lôi ra hai tờ :
     - Quấn chân cho cậu ta bằng những tờ báo này !

      - Không cần, — Trêchiakov ngượng ngập đón nhân sự hy sinh. — Ngoài kia băng giá cũng không đến nỗi.

       Hệt như Chúa trời ban phước cho mọi người, Kichênhev nói với tất cả phòng :
       - Tôi sắp được ra viện, trông kìa, tôi sẽ để lại bao thứ cho các anh : — áo capốt — để lại, áo khoác ngắn — để lại, ủng…..

      - Những thứ ấy là cái gì ! Tôi đã nằm ở quân y quân đoàn, ở chỗ chúng tôi, — Xtarưc toàn thân đỏ gay vì cúi xuống, thậm chí chỗ trán hói cũng trở nên hung hung đỏ, — Ở chỗ chúng tôi họ cất hai khẩu súng lục dưới đệm. Và ai cũng biết thế. Thủ trưởng viện vào phòng nào cũng hùng dũng, nhưng lại sợ rẽ vào chỗ chúng tôi. Mà sợ gì mới được ? Ở chỗ chúng tôi họ đưa một đại úy về quân y viện hậu phương, họ trang bị cho anh ta như trang bị cho người quá cố : áo capốt vô chủ, không tồi hơn áo của Gôsa đâu nhé, mỗi tội là cộc tay. Ối dào, áo với xống ! Từ mày tao có thể may được ba cái áo nữa và Tổ quốc sẽ cám ơn tao đấy... Nỗi rồi hệt như lúc rẽ vào, Xtarưc lại gõ nạng.

      Thượng úy Avêchixan, bị thương ở đầu, nằm giường của Gôsa, chỉ lặng thinh nhìn, trong đám bông băng bộ mặt vàng khè, râu quai nón tua tủa như tên tù, ở buồng bệnh này chưa ai nghe thấy tiếng anh ta nói. Trêchiakov được mọi người mặc áo capốt, siết chặt thắt lưng nhét cả bên tay áo trái lủng lẳng vào thắt lưng, và lúc đó Kichênhev nẩy ra ý nghĩ:
      - Khoan đã ! Tôi hỏi mượn Tamara chiếc áo lông cộc tay. Chị ấy đưa ngay đấy. Độc có áo varơi, cái lạnh sẽ thấm vào tận xương.

      Mới chỉ nghĩ Xasa sẽ trông thấy mình mặc áo phụ nữ, Trêchiakov đã toát mồ hôi.

      Theo nguyên tắc, vẫn phải đi thám thính trước, chỉ lúc đó, Kichênhev mới đưa anh ra khỏi quân yviện bằng lối an toàn.

       Ra khỏi cổng, kể từ khi bị nhốt trong phòng bệnh lần đầu tiên dưới bầu trời sao lạnh lẽo, trên mặt tuyết xanh biếc, Trêchiakov hít thở không khí băng giá, cái lạnh trong lành thấm vào phổi, khiến anh phát ho vì chưa quen. Anh bước đi và lòng thấy sung sướng, sung sướng vì anh đã nom thấy mùa đông, và được bước đi trên tuyết, anh sung sướng vì anh đang đến với Xasa….

      Tuyết ken két dưới đế ủng, âm mười lăm độ. Khi anh hít vào thật sâu, hai lỗ mũi hơi đóng băng chỉ chực dính vào nhau. Cánh tay quấn băng ép sát nơi ngực dưới lần áo capốt — chỗ đó rất ấm, vừa đi anh vừa đưa tay kia lần lượt sưởi ấm hai tai, và đưa tay quệt nước mắt trên má : gió thổi ngược chiều làm nước mắt chảy ràn rụa.   

      Dưới đèn, đội tuần tra hai người đi dọc khu vực ga, nòng súng trường của mỗi người cao lên sau cầu vai, khẽ đu đưa theo nhịp bước đều đặn. Dù thế nào anh cũng phải nấp sau ngôi nhà — họ sẽ hỏi : Ai ? Đi đâu ? Vì sao ? Anh mang dáng dấp của một kẻ chạy trốn : capốt không đeo quân hàm, tay áo lép kẹp, giắt vào thắt lưng - anh từ đâu ra thế này ? Sẽ phân bua như thế nào, thôi tốt hơn cả là cứ đứng đợi ở một góc cho họ đi qua.

      Họ là những người quan trọng nhất, ở khu vực này họ bước đi chậm rãi, họ vào nhà ga sưởi ấm. Trong lúc anh đứng chờ, từ đoàn tàu đám mây trắng đổ ập xuống, thở ra luồng hơi nóng ẩm ướt và mùi than đá cháy khét lẹt. Đội tuần tra bước vào, cửa nhà ga đóng sập lại. Trêchiakov bước ra, len lén, vượt qua đường. Kia rồi, hai tòa nhà bốn tầng, cửa sổ trông ra đường sắt, như chỉ vẽ cho anh.

     Bên bậc thềm ngoài cùng, nơi ánh sáng vàng vàng của ô cửa sổ đan chéo trên tuyết, anh chợt trở nên rụt rè : quả thật ở đây ai chờ mong anh ? Lúc nãy anh vội vàng, vui sướng, thì giờ đây anh tự nhìn mình khách quan, mọi quyết tâm bỗng tan biến.

      Trên bức rèm cửa sổ, anh trông thấy trần bếp ám khói. Trêchiakov dậm chân lên những tấm ván bị đóng băng kêu ken két nơi thềm, đưa tay mở cửa. Cửa không đóng. Lối vào đầy tuyết, lạnh lẽo như ở ngoài đường. Ngọn đèn nhỏ thắp trên cửa ra vào. Hai cảnh cửa của hai căn hộ, câu thang đá chạy lên tầng hai. Gõ cửa nào ? Để cho ấm, một cửa bọc vải đay thô, còn ở cửa kia vài giả da đen đã rạn. Anh kéo lại áo capốt dưới thắt lưng, vuốt cho phẳng phiu, đội mũ hơi lệch sang bên và gõ hú họa vào tấm vải giả da trơn bóng lạnh  buốt. Bông làm giảm âm. Anh đứng chờ. Rồi lại gõ cửa. Có tiếng bước chân. Giọng phụ nữ cất lên sau cánh cửa.
     - Ai đó ?

      Trêchiakov giặng hắng trong cổ :
      - Chị làm ơn cho biết Xasa có ở đây không ạ ?

      Im lặng.
     - Xasa nào ?

      Tới đây anh mới nhớ ra là mình không biết họ của cô. «Có hai dải tóc đuôi sam rất đẹp » — anh những muốn thốt lên như vậy, nhưng chỉ nói :
     -  Xasa có mẹ đi viện...

      - Đi viện à, sao thế ?

      «Sao thế, sao thế...». Giá mở cửa ra thì hơn.
      - Chị làm ơn gọi hộ Xasa. Nói chuyện qua cửa sao được ? Tôi từ quân y viện đến tìm Xasa có việc….

...........................
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM