Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:00:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mãi mãi tuổi mười chín  (Đọc 35636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 10:42:15 am »



   Tác giả: Grigory Baklanov
   Forever Nineteen – Mãi mãi tuổi mười chín


   Giải thưởng văn học quốc gia Liên xô 1982
   Phương Nam dịch từ nguyên bản tiếng Nga
   Nhà xuất bản Đà nẵng 1986

   Số hóa: Huytop



   ***********************




       Kính tặng những ai không trở về sau chiến tranh.
       Trong số đó có


       Đima Manxurốv
       Vôlôđia Khuđiacốv — mười chín tuổi.


      ……………………….  

                  Hạnh phúc thay những ai
                  có mặt ở thế giới này.
                  Vào những giờ phút lâm nguy


                          Ph.Chutsev

                  Và chúng ta đi trong cuộc đời
                  này rất bình dị.
                  Chân mang ủng đóng cá nặng
                  hàng pút



                         X.Orlov


                 ******************  




       I.





       Những ngưòi sống đứng trên mép chiến hào mới đào, còn người đó ngồi ở dưới. Trên người đó không còn gì nguyên vẹn mà con người lúc sống dùng để phân biệt lẫn nhau. Không thể xác định được người đó là ai: lính ta? hay lính Đức? Duy chỉ có hàm răng vẫn trẻ trung, bền chặt.

       Một vật gì đó lách cách dưới lưỡi xẻng. Rồi mọi người lôi ra một chiếc khóa thắt lưng có hình ngôi sao nổi đã rỉ xanh vì bị ô-xy hóa, nóng bỏng tay vì vùi ở trong cát. Mọi ngươi thận trọng chuyền tay nhau chiếc khóa, và nhờ chiếc khóa họ đã xác định được: quân ta. Và đương nhiên, đó là một sĩ quan.

      Trời đổ mưa. Mưa trút lên lưng, lên vai những chiếc áo va rơi bộ đội mà các diễn viên đã mặc đến sờn vai từ trước lúc quay phim. Chiến trận diễn ra ở vùng này cách đây đã hơn ba chục năm có dư, khi mà nhiều người trong số các diễn viên này còn chưa chào đời, và suốt những năm tháng ấy, người sĩ quan vẫn ngồi nguyên như vậy trong chiến hào, những dòng lũ xuân, nhưng trận mưa rào đã thấm qua anh vào tầng đất sâu, nơi rễ cây, rễ cỏ đã hút lấy chúng, và những đám mây vẫn bồng bềnh trên bầu trời. Lúc này trận mưa đang gội rửa cho anh. Từ hai hốc mắt đen ngòm, nhũng giọt nước chảy xuống, để lại những vệt đất đen, nước mưa chảy trên xương quai xanh nhô ra, trên những chiếc xương sườn ẩm ướt, gột sạch đất cát khỏi nơi trước kia là hai lá phổi đã từng thở, và trái tim đã từng đập. Và được mưa gột rửa, hai hàm răng trẻ trung, lại ánh lên tươi tắn.

     -Phủ áo bạt lên, — đạo diễn nói. Cũng với đoàn làm phim, ông đến đây quay một bộ phim về cuộc chiến tranh đã qua, còn đoạn hào đây nữa đào dược ở chỗ các của các chiến hào cũ bị sụt lở và cây cối đã mọc um tùm từ lâu.

      Những người công nhân túm lấy gác tấm bạt rồi trải căng ra, thế là trận mưa chỉ rơi lên tấm bạt và nghe như mưa lại to hơn. Đó là một trận mưa mùa hạ, vừa mưa, vừa nắng, từ mặt đẩt hơi nước bốc lên. Sau trận mưa như thế, vạn vật đều sinh sôi.

     Ban đêm, những ngôi sao sáng rực khắp bầu trời. Vẫn giống như hơn ba chục năm trước đây, đêm nay anh vẫn ngồi trong chiến hào xói lở, và trên đầu anh những vì tinh tú tháng tám tung ra rồi sa xuống, để lại trên bầu trời một vệt sáng lấp lánh. Và sớm mai ra mặt trời vẫn mọc sau lưng anh. Mặt trời mọc sau những thành phố thuở đó hoàn toàn chưa có, mặt tròi mọc sau những thảo nguyên thuở đó vẫn chỉ là rừng rú, như mọi ngày mặt trời mọc sưởi ấm vạn vật.



.....................................  




       II.



      Những chiếc đầu tầu rống lên trên đường sắt ở ga Kupianxka, trên cái tháp lỗ chỗ các vết đạn, mặt trời chiếu xuyên qua lớp bồ hóng và khói. Mặt trời bị đẩy lùi xa nơi đây đến mức không nghe thấy tiếng nổ ì ầm. Chỉ có tốp máy bay ném bom của quân ta đang lao về hướng tây, làm rung chuyển mặt đất bởi tiếng gầm rú kinh người của chúng. Tiếng hơi nước phụt lên từ còi tàu mà không thấy tiếng, các đoàn tàu lăn bánh trên đường ray mà không nghe thấy tiếng. Và rồi sau đó Trechiakov dù có lắng tai nghe bao nhiêu đi nữa vẫn không thấy vọng về cả tiếng bom nổ từ đằng xa ấy.

       Những ngày mà anh từ trường sĩ quan về thăm nhà và từ nhà đi qua khắp mọi miền đất nước đã hòa vào nhau giống như hai thanh ray luôn nhập làm một. Buông chiếc áo capot bộ đội mang quân hàm trung úy xuống đống đá răm hoen ố rỉ sắt, anh ngồi xuống một nhánh đường ray cụt, và bắt đầu ăn khan. Mặt trời rọi chiếu rất mùa thu, gió vờn những sợi tóc mới mọc trên đầu anh. Tháng chạp năm bốn mốt, từ chiếc tông đơ mái tóc loăn xoăn của anh vừa mới rơi xuống đã bị chiếc chổi sể quét lại thành từng búi trên sàn nhà cùng với những sợi tóc cũng loăn xoăn như thế, sẫm màu đen nhánh, hung hung, vàng nhạt, mềm mại hay cứng quèo, và thế là từ đó anh chưa phải cắt tóc thêm một lần nào. Vẻ đẹp tuyệt vời nguyên vẹn của anh trước chiến tranh chỉ còn trên một tấm ảnh ở chứng minh thư nhỏ xíu mà mẹ anh hiện giờ đang giữ.

        Những cái đệm sắt của các toa tàu đụng nhau xoang xoảng, khí than cháy ngột ngạt cuốn đến, hơi nước xèo xèo, mọi người bỗng lao vút đi đâu đó, họ chạy, nhảy qua đường tàu; có lẽ chỉ riêng anh ở ga nào cũng vậy không hề vội vã. Ngày hôm nay đã hai lần anh đứng xếp hàng ở trạm hậu cần. Một bận, anh đã tiến sát ô cửa nhỏ, chìa giấy giới thiệu ra, nhưng hóa ra lại còn phải thanh toán một khoản gì nữa. Suốt cuộc chiến tranh nói chung anh quên mất thói quen mua bán, nên trong túi không có lấy một đồng xu. Ngoài mặt trận tất cả nhũng gì cần thiết hoặc là được cấp phát hoặc là nằm lăn lóc khắp nơi trong lúc tấn công, trong lúc rút lui: xin mời, mang được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Nhưng vào thời khắc này đối vói một người lính, bộ yên cương của mình cũng đã đủ nặng. Và sau đó ở tuyến phòng thủ trường kỳ và gay go hơn là thời gian học ở trường sĩ quan ăn uống theo tiêu chuẩn học viên hậu phương, nhiều lần anh nhớ lại chuyện các học viên sục sạo
 khắp nhà máy sữa bị phá hủy, dùng ga-men múc thứ sữa đặc quánh lại, sữa dây ra thành từng sợi như mật ong. Nhưng đối với những người đi giữa cơn nóng nực, môi khô nẻ và đen sì vì bụi bặm, thì thứ sữa ngọt ngào ấy, tắc nghẹn trong cổ hộng khô khốc. Hoặc là anh nhớ lại những đàn gia súc bị xua đuổi gầm rống lên khi họ vắt sữa chúng ngay giữa đường cái bụi mù…..  
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 02:06:34 pm gửi bởi ptlinh » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2015, 12:23:56 am »

          Vòng ra sau tháp nước, Trêchiakov đành rút từ ba lô ra chiếc khăn mặt còn mới nguyên được cấp hồi ở trường sĩ quan. Anh chưa kịp mở khăn ra thì có mấy người ngay lập tức đã lăn xả vào. Đó là những người nông dân đang tuổi nhập ngũ nhưng lại trốn tránh chiến tranh, họ càn rỡ và ma mãnh làm sao : họ giựt khăn khỏi tay anh, đảo mắt nhìn bốn phía, sẵn sàng biến mất trong nháy mắt. Không kỳ kèo, bán ngay chiếc khăn cho họ với giá rẻ và đứng xếp hàng lần thứ hai. Dòng người gồm các trung úy, đại  úy, thượng úy chầm chậm nhích dần đến gần ô cửa nhỏ. 

         Người thì bận quần áo mới tinh, còn nguyên nếp gấp, kẻ mới ra viện thì mặc bộ quần áo vải bông cũ kỹ của ai đó đã dùng rồi. Người đầu tiên được nhận bộ bộ quân phục còn vương mùi dầu hỏa từ kho ra có thể đã vùi mình trong đất, còn bộ quân phục đã được giặt sạch sẽ, và mạng lại những chỗ đạn và mảnh đạn xuyên thủng, phục vụ niên hạn thứ hai.


        Trên đường ra mặt trận, cả đoàn người dài dừng dặc đều đi qua ô cửa sổ ở trạm hậu cần, ai cũng chúi đầu xuống cửa : người thì mặt mày nhăn nhó, kẻ thì cười tươi, không làm sao cắt nghĩa nổi.

        - Người tiếp theo ! — Một giọng nói vang lên từ bên trong.   

        Với tính tò mò Trêchiakov cũng nhìn vào bên trong ô cửa sổ trổ dưới thấp. Giữa những chiếc bao tải, những chiếc hòm đã cạy nắp những chiếc túi to, giữa tất cả đống hàng hóa đó hai đôi ủng bốt can dẫm trên tấm ván cong võng xuống. Ống ủng bóng loáng, bao chật căng quanh các bắp chân, đế ủng bằng da, dáng thon thả, loại ủng không thể lội bùn được, chỉ đi ở chỗ khô ráo.

        Người lính hậu cần đưa đôi tay đầy lông vàng vàng dính toan bột chộp lấy tờ giấy cấp phát nhu yếu phẩm khỏi tay mọi người, và ngay lập tức đẩy qua ô cửa sổ tất cả mọi thứ : cá hộp, đường, bánh mỳ, mỡ, nửa gói thuốc lá loại nhẹ.

        Người tiếp theo !

       Và người tiếp theo vội vàng thò tấm giấy của mình qua đầu người đứng trước.

        Bây giờ Tréchiakov đã chọn được một chỗ thưa người, anh ngôi lên đường tàu trước chiếc ba lô hệt như ngồi trước bàn, rồi vừa ăn khan vừa ngắm nhìn từ xa cảnh huyên náo ở nhà ga. Lòng anh thanh thản và yên tĩnh, dường như tất cả mọi điều đang diễn ra trước mắt vào một ngày hoe hoe nắng đầy bụi và bồ hóng, các đoàn tàu đang rú lên trên đường, mặt trời trên tháp nước — anh được ban thưởng nhìn thấy như vậy lần cuối cùng.

        Một người phụ nữ bước lạo xạo trên đá răm, đến đằng sau anh, và dừng lại gần bên :

     - Anh trung úy, đãi thuốc đi !

      Chị nói vẻ trêu chọc, nhưng đôi mắt thiếu ăn của chị lại sáng rực lên. Người đói mà xin nước hoặc xin thuốc hút thi thấy dễ nói hơn.

    - Ngồi xuổng đây ! - Anh nói rất giản dị. Rồi anh cười thầm tự giễu mình, đúng lúc định buộc chặt ba lô, cương quyết không cắt thêm bánh mỳ để dành đủ ăn cho đến mặt trận. Ăn đủ no, hoặc ăn cho kỳ hết - đó là qui luật phổ biến ngoài chiến trường.

      Cô gái ngồi ngay xuống cạnh anh trên đường ray hoen rỉ, kéo mép váy che đôi đầu gối gầy guộc. Chị cố không nhìn anh, khi anh cắt bánh mỳ và mỡ cho chị. Trên người chị toàn đồ tạp nham : áo va rơi bộ đội không có cổ lót, váy thường phục, cài bên sườn, đòi ủng Đức dúm dó, rạn nứt, mũi há toác. Chị ngồi ăn lưng quay lại, anh thấy tấm lưng chị và cả hai bên xương bả vai gầy gò cùng rung lên khi chị nuốt bánh.
Anh cắt thêm bánh mỳ và mỡ. Chị nhìn anh dò hỏi. Hiểu cái nhìn của chị, mặt anh bỗng đỏ bừng lên : Hai gò má dầu dãi gió mưa của anh đã bước sang năm thứ ba nay bỗng trở nên đen sạm. Nụ cười thông cảm khiến hai khoé môi mỏng của chị nhăn lại, chị bạo dạn đưa bàn tay có hàng móng tay trắng nhờ và những đốt tay thâm thâm, cầm chặt miếng bánh mỳ dính mỡ.

      Từ dưới gầm tàu, một con chó giơ xương, lông trụi từng đám hai bên sườn chui ra, nhìn hai người từ đằng xa, vừa rên lên ư ử, vừa nuốt nước dãi. Người phụ nữ cúi xuống tìm hòn đá, con chó cụp đuôi chạy rối lên sủa ăng ẳng.

     Tiếng rầm rầm của sắt thép dội lên mỗi lúc một to truyền khắp đoàn tầu, các toa rùng rùng chuyển bánh lăn trên đường ray. Từ mọi ngả, đám công an áo xanh chạy về phía các toa tàu, nhảy lên các bậc lên xuống, len vào lối đi, làm các hòn than lăn qua thành tàu, rơi xuống sân ga.

      - Bọn cá đấy, người phụ nữ nói. — Đi kiểm tra nhân dân. Và chị nhìn anh hỏi ra vẻ hiểu biết :

       - Anh vừa ở trường sĩ quan ra hả ?

       - Đúng thế !

     - Tóc anh màu hạt dẻ đang mọc đấy. Mà lông mày lại sẫm màu...Lần đầu tiên anh đến đây phải không ?

      Anh cười hóm hỉnh :

     - Lần cuối cùng đấy !

      - Này, anh đừng có đùa vậy ! Anh trai em đi du kích đấy...

     Thế rồi chị bắt đầu kể về người anh trai. Lúc đầu cũng là cấp chỉ huy, anh ta vượt vòng vây về nhà, rồi gia nhập đội du kích, và đã hy sinh. Chị kể thành thạo, rõ ràng, nghe không phải là lần dầu, rất có thể chị nói dối vì anh đã nghe nhiều câu chuyện tương tự như thế.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2015, 11:48:57 pm »

        Một chiếc đầu tàu dừng lại gần hơn để lấy nước ; từ ống sắt. một cột nước lớn đổ ập xuống.

        - Em cũng là liên lạc của du kích ! — chị ta kêu to lên. Tréchiakov gật đầu. — Giờ thì không có gì để làm bằng chứng cả !...

        Hơi ở ống con phụt lên va vào tấm lá chắn bằng sắt, nghe như người ta đập gậy vào, ở ngay bên cạnh cũng không nghe thấy gì.

       - Đi thôi, đi uống nước chứ? - Chị hét vào tận tai anh.

       - Ở đâu cơ?

        Máy nước kia kìa !

       Anh nhấc ba-lô lên :

      - Nào thì đi !

      - Rồi sau đó anh em mình sẽ hút chứ? — Chị vừa vội vã theo sau anh, vừa giao hẹn.

       Đến bên máy nước họ mới sực nhớ ra : anh để quên chiếc áo va-rơi ! Chị sốt sắng nhận :

      - Để em lấy cho !..

      Và với đôi ủng ngắn cũn cỡn, chị vừa chạy vừa nhảy qua đường ray.Liệu chị có mang áo đến không? Nhưng mà chạy theo thì thật là bất tiện. Từ đằng xa chiếc đầu máy đang cắt toa, các toa chở hàng trượt trên đường ray đột nhiên che khuất chị.

       Chị đem áo đến. Chị kiêu hãnh quay trở lại mang chiếc áo va-rơi của anh trên tay, đầu ngất ngưởng chiếc mũ ca-lô. Họ lần lượt vừa uống nước, vừa cười đùa, và té nước vào nhau. Khẽ ấn vòi nước, anh nhìn chị uống, mắt nheo lại, miệng ghé vào luồng nước lạnh ngắt. Tóc chị lấp lánh những giọt nước, và dưới ánh mặt trời, mắt chị hóa ra là màu nâu trong trẻo, sáng ngời. Và anh ngạc nhiên thấy rằng chị có lẽ cũng trạc tuổi anh thôi. Thế mà thoạt đầu anh cứ tưởng chị không còn trẻ trung và tàn tạ : bởi vì chị quá đói.

      Chị cọ ủng dưới vòi nước : vừa cọ ủng vừa nhìn anh. Đôi ủng sáng bóng lên. Chị bụm tay lấy nước phủi váy. Chị tiễn anh suốt dọc nhà ga. Họ đi bên nhau, anh khoác ba lô trên vai, chị cầm chiếc áo va-rơi của anh. Giống như người chị gái tiễn đưa anh. Hoặc đó là bạn gái của anh. Hai người bắt đầu chia tay, khi ấy mới biết rằng họ sẽ đi cùng đường.

      Anh chặn chiếc xe tải quân sự trên đường nhựa, giúp chị leo lên thùng xe. Chị đã đặt chân lên vòng bánh cao su, nhưng không sao trèo nổi qua thành xe cao ngất : chiếc váy hẹp cản trở chị. Chị kêu anh :

     - Quay mặt đi !

     Và khi tiếng gót giầy vừa vang trên sàn gỗ, anh lập tức nhảy vào thùng xe.

     Con đường vùn vụt lùi lại, bụi vôi phủ trắng xóa, Trêchiakov mở chiếc áo va-rơi và choàng lên lưng hai người. Chiếc áo che đầu họ khỏi gió và họ hôn nhau như điên.

      - Ở lại đi anh ! — chị nói.

      Tim anh đập thình thịch, chực nhảy khỏi lồng ngực. Xe xóc dữ dội, răng họ va vào nhau.    

       - Chỉ một ngày thôi...

       Nhưng cả hai hiểu là họ chẳng còn gì hy vọng ngoài việc chia tay và không bao giờ gặp lại nhau nữa. Bởi thế họ không sao rời nhau ra được. Xe họ vượt qua một trung đội nữ. Từng hàng một, từng hàng một hiện lên khi bị tụt lại vì chiếc ô tô, riêng chuẩn úy vẫn đều bước bên cạnh, miệng há ra nhưng không nghe thấy tiếng hô, chỉ thấy bụi xộc vào miệng. Tất cả hiện lên mồn một và rồi bị một đám mây vôi bao phủ.

      Đến lối vào làng, chị nhảy xuống và biến mất mãi cùng với một cái vẫy tay từ biệt. Tiếng chị từ xa còn vọng lại :

     - Đừng đánh mất áo nhé !

      Và chẳng mấy chốc sau đó cả anh cũng phải nhảy xuống.

     Chiếc ô tô tải rẽ ngoặt nơi ngã ba. Anh ngồi bên vệ đường, hút thuốc và chờ một chiếc xe khác cùng chiều. Anh thấy tiếc là mình không ở lại. Ngay cả tên chị, anh cũng không hỏi. Mà tên họ thì để làm gì cơ nhỉ ?

     Trung đội nữ mà họ vừa phóng vút qua vẫn đều bước trong bụi đường.

     - Trung đội... — khi cho trung đội giải tán, chuẩn ủy vẫn dậm chân tại chỗ. — Đứng lại, đứng !

      Các nữ chiến sĩ dừng lại, không một ai dậm chân đúng qui cách. Những gương mặt đỏ như đồng thau dưới ánh mặt trời, những sợi tóc vương đầy bụi.

       Chân thẳng đơ, bước lùi về phía sau hàng quân, chuẩn úy cất giọng hô lanh lảnh :

      - Đằng trước  - Thẳng ! Nghiêm !

     Từ khoảng cách đến túi áo va-rơi của các cô gái đẫm mồ hôi. Bên kia đường, một cánh rừng thu nho nhỏ đang độ rụng lá theo gió. Chuẩn úy liếc ngang bằng đôi mắt mở to không tự nhiên, bước lên trước hàng quân, dậm ủng cồm cộp :

     -Giải tán!...

       Giọng hô của chuẩn úy nghe rất truyền cảm, giải tán vì một do cần thiết. Các cô gái cười vang chạy qua đường, vừa chạy vừa tháo súng cac-bin qua đầu. Chuẩn úy vui vẻ bước đến gần, giơ tay chào và ngồi xuống cạnh Trêchiakov, hệt như các cấp chỉ huy với nhau. Dưới chiếc mũ lưỡi trai mồ hôi của anh ta tuôn trên thái dương màu nâu bóng, tạo thành những đường sáng lấp lánh, hai bên má nóng rực.

     - Tôi phải chăn dắt các cô lính thông tin ! — Anh nháy mắt vui vẻ, mắt anh bị viêm vì bụi đường và vì ánh nắng mặt trời — Chức trách — chớ có nghĩ là xoàng đâu nhé !

      Họ quấn thuốc. Bên kia đường, các cô gái gọi nhau í ới trong cánh rừng. Trung đội dần dần tập hợp. Các cô gái đầu đội mũ ca-lô vai đeo quân hàm, súng các-bin quàng vai, từ cánh rừng bắt đầu lục tục quay lại, cô thì cầm lượm hoa vừa hái được, cô thì ôm bó lá thu. Họ xếp hàng rồi gióng đều. Chuẩn úy ra lệnh.

     - Trung đội bước đều, hát !

    Tiếng cười ồ lên đáp lại chuẩn úy. Anh ta chỉ biết chỉ trỏ từ đằng xa : đấy, cái ngữ quân của tôi thế đấy.

    Ngồi bên vệ đường chờ chiếc xe cùng chiều, Trêchiakov nhìn theo trung đội nữ chiến sĩ đang vui vẻ bước đều trong đất bụi.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2015, 10:22:43 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2015, 12:27:24 pm »

      III.



     Càng gần mặt trận càng dễ nhận thấy ở khắp mọi nơi dấu vết của một trận đánh lớn. Các đội tang lễ lần mò khắp chiến trường chôn cất người chết; các đội thu chiến lợi phẩm nhặt nhạnh và chở đi tất cả những gì còn dùng được cho chiến đấu: dân từ các vùng lân cận lôi về cho mình những gì mà cuộc chiến vừa đùng đoàng trên đầu họ bỏ lại và bây giờ còn dùng được cho cuộc sống. Máy móc bị phá hủy, cháy trụi nằm hoen rỉ trên khắp các bãi chiến trường, bên trên tất cả, bên trên khung cảnh tĩnh lặng của sự chết chóc là bầu trời mùa thu xanh trong, luôn đổ mưa xuống mặt đất.

       Một đơn vị bộ binh đi ngang qua, miết ủng trên con đường đất, súng khoác sau lưng va phải bi đông kêu loảng xoảng, tà áo ca-pốt quệt vào những đôi chân mảnh khảnh quấn xà-cạp. Những người lính đủ mọi dáng dấp mọi lứa tuổi, được trang bị và mang vác lỉnh kỉnh, đi thay thế cho những người nằm lại nơi đây. Và những người lính trẻ trung nhất, chưa từng trông thấy gì, từ những chiếc cổ áo ca-pốt mới tinh vươn cổ nghiêng ngó khắp bãi chiến trường của một trận đánh cách đây không lâu, với tâm trạng vừa hiếu kỳ vừa sợ hãi của người sống trước sự bí ẩn muôn đời của cái chết. Đi trong ánh hoàng hôn, chốc chốc hệt như mở toang cửa lò đầu máy xe lửa : tiếng ù ù vẳng lên to hơn và không khí rùng rùng chuyển động. Và quả thật Trêchiakov cảm thấy lo lắng, điều đó khiến anh ngạc nhiên và xấu hổ. Thấy chiếc xe tăng Đức bị cháy nằm ngay sát đường, anh dừng lại xem. Chiếc tăng trông kiểu có vẻ mới, đồ sộ hơn tất cả các loại xe tăng mà anh đã thấy ở mặt trận Tây Bắc. Một lỗ hổng xanh bên thành xe làm thép ở đó nóng chảy ánh xanh xanh : chắc một viên đạn pháo cỡ tương tự đã xuyên thủng xe như xuyên qua lớp mỡ. Đấy là lớp vỏ thép của nó đã dày và chắc chắn hơn kiểu trước.

        Gió khẽ đung đưa những vạt áo ca-pốt da xám ẩm ướt quét lê trên đất đen. Trong từng vũng nước con con, trên các vệt xích xe tăng bầu trời chớm lạnh trông sáng sủa, ánh hoàng hôn lăn tăn trong trẻo và quang đãng. Trêchiakov ngắm nhìn quang cảnh và lại thấy hồi hộp, mọi ý nghĩ lại như lần đầu tiên... Tám tháng không ra mặt trận, lại lạ lẫm, và cần phải làm quen lại.
 
        Đêm cuối cùng, với người bạn đường gặp tình cờ, anh ngủ bên rìa một làng lớn đã bị bọn Đức đốt trụi. Người bạn đường không còn trẻ, tóc hung hung, gương mặt dúm dó chẳng còn gì để mà cạo, hai bàn tay đầy những chấm tàn hương to, lông bạc trắng.

       - Thượng úy Taranov! — Anh ta giới thiệu rành rọt, giật tay khỏi vành mũ lưỡi trai hệt như phải bỏng, Trông dáng điệu anh ta hẳn sành sỏi. Trang phục trên người anh ta đều không phải của người khác: áo va-rơi dạ, màu cỏ úa, quần galiphê màu mực sọc chéo xanh biếc trông đúng màu của tấm nỉ trải bàn. Đôi ủng đóng theo kiểu bốt-can. Tay anh ta cầm chiếc áo ca-pốt sĩ quan may bằng thứ dạ sẫm màu. Thậm chí, đang ở trên tay, chiếc áo vẫn giữ nguyên được dáng vẻ: có lót, ngực phẳng, quân hàm đính trên vai hệt như hai tấm biển nhỏ, vạt sau xẻ đến tận lưng. Ngữ áo này mặc đi duyệt binh, đi ngựa rất tốt, chứ không thể che kín người, không thể đắp được, gió vẫn vào dạo chơi và vẫn nom thấy rõ các vì sao. Từ trung đoàn dự bị Taranov với chiếc áo ấy đã ra đến mặt trận bước sang năm thứ ba.

       - Cậu thông cảm, suốt thời gian đó mình không sao yên tâm phục vụ được, — khi nói điều này, anh ta nhìn thẳng vào mắt Trêchiakov và nắm chặt tay anh rất tình cảm. Taranov tự chọn một ngôi nhà để ngủ tạm và hết sức ưng ý. Bà chủ nhà tuổi trạc bốn mươi, người Ucraina, dáng cân đối, đầu chải mượt, tóc đen và da hơi ngăm ngăm vui mừng thấy các sĩ quan : ít ra thì căn nhà này cũng không đầy chật lính vào. Chẳng mấy chốc Taranov buộc khăn ngang người giúp chủ nhà chuển bị bữa ăn tối trong bếp. Anh ta mở đồ hộp, còn người phụ nữ chịu khó đứng bên cạnh xem. Sau lưng chủ nhà, một cậu bé chừng lên ba mải mê với mùi thức ăn quyến rũ cứ đi đi lại lại cố vươn người nhìn lên bàn.

       - Đi ngủ ngay, khổ tôi quá! — Người đàn bà quát lên, giúi cho nó một miếng giò hộp của Mỹ, như thể bực mình vói nó lắm. Rồi bà tay quay lại nhìn Taranov vẻ nhẫn nhục và sợ hãi.

     Lao qua đường đến chỗ cánh lái xe, Trêchiakov đổ xăng vào đèn dầu, rồi cho thêm vài hạt muối để xăng không bốc, và khi quay lại anh đã thấy ba người ngồi quanh bàn.

    - Trung úy nhìn xem chủ nhà đã giấu chúng ta một người như thế nào ! — Taranov đón anh ồn ào. Sau đôi môi thâm sì ướt nhẫy lấp loáng những chiếc răng bịt vàng. Rồi anh ta còn nháy mắt ra hiệu.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2015, 05:25:03 pm »

      Một cô gái tuổi chừng mười bảy, ngồi cạnh bà chủ nhà. Cô ta cũng đẫy đà, xinh đẹp, nhưng ngồi như một nữ tu sĩ, hai hàng mi đen cụp xuống. Khi Trêchiakov ngồi xuống gần bên, cô mới ngước mắt nhìn anh vẻ tò mò. Mắt cô xanh thăm thẳm. Cô là người đầu tiên cất tiếng nói :

     - Chúng ta không bị nổ tung đấy chứ !

     - Kìa cô ! — Trêchiakov bắt đầu làm cô yên tâm — Đã được kiểm nghiệm ngoài mặt trận. Tôi cho muối vào xăng rồi, làm sao còn nổ tung được nữa.

     Và anh vấp phải cái nhìn của cô. Cô mỉm cười xuống thang:

    - Em nhát nhát là, em sợ đủ mọi thứ...

     Bà mẹ canh giữ cô con gái bằng đôi mắt đen huyền, bà kể lể, kể suốt, liến thoắng như súng liên thanh :

    - Bọn Đức vào làng, tối vừa mới mổ xong, phải nằm suốt. Ôi, lạy chúa! Con Okxanotska mới có mười bốn tuổi, lại còn đứa bé này nữa. Lúc ấy tôi biết làm gì cơ chứ ?

     - Cô tên là Ôkxana à ? — Trêchiakov khẽ hỏi.

     - Ôkxana. Thế còn anh ?

     - Vôlôđia.

     Cô chìa tay dưới gầm bàn, bàn tay mềm mại, ấm áp, trơn ướt mồ hôi. Trái tim anh thoáng lặng đi rồi bắt đầu đập loạn lên như muốn bật tung ra ngoài.

    - Ôkxanôtska! — bà chủ nhà đứng lên rời khỏi bàn ăn và cất tiếng gọi. Cô gái thở dài, mỉm cười với trung úy và miễn cưỡng bước theo mẹ.

      Trung úy, đừng bối rối nhé! Chúng ta đang ra trận mà ! — Taranov thì thào ! Họ còn lại hai người, ngồi bên bàn và chờ đợi. Sau cánh cửa, giọng bà chủ nhà vang lên khe khẽ : bà nói gì đó rất nhanh, không hiểu được một từ nào.

     Anh ta nháy mắt, nhanh nhẹn rót đầy cốc. Họ cạn chén, lần lượt châm thuốc từ ngọn đèn.

     - Có thể, ngày cuối cùng của bọn mình như thế này đây. Có thể, ngày mai chúng sẽ giết chết bọn mình, phải không?

      Và Taranov gọi to :

     - Katarina Vaxiliepna! Kachia! Sao lại bỏ mặc chúng tôi thế? Thật không tốt, không tốt đâu. Chúng tôi có thể giận điên lên đấy.

      Tiếng nói sau cánh cửa im bặt. Rồi sau đó bà chủ nhà tươi cười bước ra một mình.

     - Thế Ôkxanốtska đâu? — Taranov băn khoăn hỏi.

      - Ngủ cả rồi. — Bà chủ nhà ngồi xuống ngay bên cạnh anh ta, bờ vai to tròn trĩnh chạm vào vai anh ta. —Giá như các anh là bác sĩ...

     - Sao? Mắc bệnh gì ? – Taranov hỏi :

     - Chẳng có bệnh tật gì cả. Họ xua đi làm đường Nếu các anh là bác sĩ, các anh cho phép em nó được miễn.

     - Chúng tôi là bác sĩ cả đấy chứ ! -  Taranov kiên trì nháy mắt ra hiệu cho bạn, liếc về phía cánh cửa, nơi có  Ôkxana.

      - Các anh chỉ đùa bỡn! — Và bà đưa một cánh tay đầy đặn khoác trên người anh ta. Taranov tóm lấy tay bà kéo về phía mình. — Quân hàm của các bác sĩ không giống như thế này… .

      - Thế quân hàm của các bác sĩ thì như thế nào?

      - Nhỏ xíu, nhỏ xíu — Và bàn tay kia của bà vẽ lên vai, lên quân hàm của anh ta. — Nhỏ xíu, nhỏ xíu thế này cơ...

     - Chứ không phải to hơn à? — Những chiếc răng bịt vàng lại ánh lên màu xỉn, phía dưới môi trắng nhờ có dính một cái vẩy. Chứ không phải to hơn à?

        Cuộc đối thoại bây giờ đã chuyển sang bằng mắt. Trêchiakov liền đứng lên, nói rằng cần phải đi hút thuốc. Trong bóng tối ngoài hành lang anh lần tìm áo ca-pốt, ba-lô. Khép cánh cửa ngoài, anh còn nghe thấy giọng nói khàn khàn của Taranov, và tiếng cười của người đàn bà.

      Anh đứng trong sân tựa lưng vào cái cọc hàng rào còn sót lại và hút thuốc. Anh cảm thấy khó chịu. Người đàn bà tất nhiên lấy thân mình che chở cho con gái. Rất có thể, khi bọn Đức chiếm đóng, bà ta cũng che chở bằng cách ấy, đưa thân mình ra làm lãng quên cô con gái. Còn hắn kia hắn lấy làm sung sướng. Chúng ta đang ra trận mà...

       Phía tay, bầu trời giần giật bởi chớp đại bác bắn không nghe thấy tiếng nổ. Vành trăng lưỡi liềm đầu tháng mỏng tang mới gội mưa, xanh trong lơ lửng trên đống tro tàn, một cái cây bị đốt cháy nay sống lại đổ bóng cong queo trên sân. Từ mảnh vườn bên cạnh thoảng lên mùi khen khét : những cây táo xưa kia trong dưới cửa sổ, quanh ống khói bếp nay cháy thành than sụp đổ trên đống tro.

       Bên kia đường nghe rõ trong sân, cánh lái xe vẫn lục xục bên ô tô. Trêchiakôv bước vào nhà. Mọi người ngủ ngổn ngang trên nền nhà. Anh trèo lên chiếc thang ọp ẹp, lần đến vựa cỏ, mò mẫm dồn cỏ lại làm bụi bốc mù lên, rồi nằm xuống, lấy áo ca-pốt trùm kín đầu. Anh mong ra đến nơi — càng nhanh càng tốt. Khi đã thiếp đi, anh vẫn nghe từ phía dưới giọng nói của cánh lái xe, và tiếng ầm ì của một chiếc máy bay ở nơi nào đó cao tít bên trên mái nhà.

      Ngày hôm sau anh gặp thượng úy Taranov ở sở chỉ huy lữ đoàn pháo. Sải bước đi bộ sáu kilômét lúc mặt trời mới mọc, Trêchiakov xuất hiện rất sớm, đúng lúc cánh lính văn phòng chỉ vừa mới ngồi vào bàn. Ăn sáng xong, họ chẳng muốn mó vào việc gì cho đến lúc thủ trưởng đến, chỉ ra vẻ bận rộn họ mở thùng ra và rồi lại đóng thùng vào.

      Các trung đoàn thuộc lữ đoàn pháo binh được xé lẻ cho các trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh đang nằm rải rác khắp mặt trận rộng lớn, riêng sở chỉ huy vẫn đóng ở xóm trại, cách tiền duyên bốn kilômét. Tiếng pháo nổ xa xa làm rung chuyển sự tĩnh lặng và trì trệ đang ngự trị trong căn nhà trần thấp. Khi làn gió thổi từ nơi đó lại vang lên tiếng súng máy đều đều, tuy vậy tiếng con ong bò vẽ vo ve trên cửa kính nghe còn rõ hơn. Muốn tìm lối thoát ra ngoài, con ong bò từ dưới lên cao trên mặt kính đầy bụi của ô cửa sổ mở toang, cố giữ đôi cánh nhỏ run rẩy, nhưng người lính văn phòng đã cúi xuống bậu cửa, đè bẹp chú ong một cách tàn bạo và hãi hùng.

     Từ chiếc bếp mùa hè ở ngoài sân, khói cuồn cuộn bay vào nhà: dưới gốc anh đào, bà chủ nhà đang giặt giũ trong chiếc chậu gỗ. Quần, áo va-rơi nằm trên cỏ, một thùng xà cạp đun trên bếp. Anh lính văn phòng Phêchixov, còn trẻ, nhưng đã chớm hói, tự nguyện nhận giúp đỡ bà chủ nhà, loanh quanh bên chiếc chậu giặt như thể chôn chân ở đó. Tay cầm cành củi tỳ vào đầu gối để bẻ, rồi ném thêm củi vào bếp, lúc quấy thùng xà cạp, thế mà….vẫn không sao rời mắt khỏi bộ ngực phập phồng nơi cổ áo khoét rộng và đôi tay trần đến tận vai của bà chủ nhà đang đưa qua đưa lại trong bọt xà phòng. Qua các ô cửa sổ, mọi người thi nhau mách nước cho anh ta. Chỉ riêng có Kalixtratôv, tổ trưởng tổ văn thư, là đang chuẩn bị làm việc, anh thông chiếc tẩu hút thuốc được trạm trổ, chọc cộng rơm qua chiếc tẩu. Khi cộng rơm được kéo ra nó đã thành màu da lươn và ướt sũng nicôtin, hệt như được nhúng vào nhựa, anh ta ngửi ngửi tỏ vẻ gớm ghiếc rồi lắc đầu.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2015, 04:59:57 pm »

       Bên ô cửa, anh lính văn phòng đã nghiến nát con ong bò vẽ. Anh ta quệt tay lên tường vôi rồi lôi từ trong túi ra một quả táo và cắn dòn tan — nước táo sùi lên giữa hai hàm răng.

    - Xemiôskin này, cái tay trinh sát cúng cho cậu chiếc đồng hồ loại gì thế? — Kalixtratôv vừa hỏi, vừa cần mẫn nghiêng mái dầu chải bóng mượt sang bên vai, thận trọng chọc cộng rơm mới vào chiếc tẩu, thông cho kỳ sạch, cố không làm gẫy cọng rơm.

      Xemiôskin cọ quần vào bậu cửa sổ :

     - Đồng hồ « Đacxy » !

     - Họ bở thật ... Cánh trinh sát ấy mà — Kalixtratôv giơ chiếc tẩu đã được thông sạch ngó ra ngoài sáng. Họ đi trước mà, tất cả mọt thứ là của họ hết. Họ còn thiếu gì nữa cơ chứ ?

       Nói chung cánh lính văn phòng không để ý đến Trêchiakov.Có thiếu gì các trung úy quân trang, quân phục như vậy ở trường sĩ quan, trên đường ra mặt trận đã ghé qua sở chỉ huy. Có người chưa kịp mặc sờn bộ quân phục đã có giấy báo chuyển về chỗ họ để gạch tên ra khỏi danh sách, cắt mọi tiêu chuẩn cung cấp mà anh ta chẳng cần đến nữa.

      Hơn nữa chính anh có lỗi trong việc cánh lính văn phòng không để ý đến anh và anh tự biết lỗi của mình. Trước khi đi ăn sáng, trưởng ban trinh sát của lữ đoàn tạt vào sở chỉ huy, khiến đám lính văn phòng như bị nhổ bật dậy, cuống quít lên bên bàn làm việc cùa mình. Giấy tờ không biết từ đâu xuất hiện trên mặt bàn, một văn thư đeo kính hiện ra sau chiếc máy chữ nơi góc nhà. Trước đó hoàn toàn không thấy anh ta ở đấy, hình như anh ta ngồi dưới gầm bàn vậy. Dí sát kính vào các phím chữ, anh ta đánh mổ cò : tạch ... tạch.. - chữ dính nhùng nhằng hồi lâu trên ruy băng.

      Trưởng ban trinh sát lữ đoàn thấy ưa Trêchiakov ở điểm nào đó : « Kalixtratov, nói là tôi chọn trung úy này nhé! Cậu ấy sẽ ở chỗ tôi, làm trung đội trưởng». Đáng lẽ ra là phải cám ơn, phải vui mừng, Trêchiakov yêu cầu được về khẩu đội. Từ giây phút đó, các nhân viên văn phòng thôi không để ý đến anh nữa. Họ túm tụm nhìn chiếc đồng hồ của Xe-miôskin lúc này đang để trên bàn. Ngay cả người văn thư đeo kính có lẽ mang cấp bậc thấp nhất ở đây cũng nhoài qua chiếc máy chữ để xem. Nhưng mọi người bảo anh ta :

      - Thôi đánh máy đi, đánh máy đi, ở đằng đấy chẳng có gì đâu. Kalixtratov lấy dao cậy nắp chiếc đồng hồ, trước mặt mọi người con cá vẫn đang lúc lắc.

      - E-ve-li-xơ…. - Kalixtratov đánh vần từng chữ cái nước ngoài. Anh ta nuốt nước bọt, quả quyết đưa tay hất tóc : — Evelx ? Nó là cái gì nhỉ ?   

      - Loại chân kính này ăn đứt cả đá hồng ngọc đấy — Xemiôskin bắt đầu khoác lác và nhai táo rau ráu. Những mười sáu chân kính !

      - «Evelx »... Cánh trinh sát béo bở thật.

      Ai đó cười hô hố :

    - Béo bở thì bọn họ cũng chẳng được mấy nỗi.

     Trêchiakôv bước ra sân chờ liên lạc trung đoàn để khỏi bị lạc đường vô ích. Nhấc nồi xà cạp ra khỏi bếp, bà chủ nhà trút thùng xà cạp luộc nước xà phòng sôi sùng sục sang chiếc chậu gỗ, hơi nước phả vào mặt bà. Ở vạt cỏ, trên đống áo va-rơi, một cậu bé lên hai chân đi đất ngồi trước mặt bà, chân giang ra, tay đang ấn quả cà chua vào miệng, mút nước cà chua. Hai vạt áo trước bụng dính đầy hạt và nước cà chua «Chắc lại con không cha đây»...Trêchiakôv bâng quơ thoáng nghĩ. Hôm nay anh dậy sớm, đang còn nắng sớm mai, tiếng pháo xa xa đã khiến anh buồn ngủ. Mũi đôi ủng da lộn đã được anh đánh xi đến bóng lên, nhưng vẫn cứ xỉn đen vì bụi. Anh toan tính lấy cỏ đánh ủng, anh ngó xem nơi đâu có thể vặt được cỏ đẫm sương, nhưng anh đã nhận ra chiến sĩ liên lạc từ đằng xa.

      Khẩu cac-bin trên vai, ngửa cổ nhìn dây điện thoại dẫn vào ban tham mưu, người lỉnh rảo bước. Bóng hàng rào gỗ và tia nắng mặt trời đổ dài qua người anh. Đợi một lát, Trêchiakov liền theo chân anh ta vào trong nhà. Chiến sĩ liên lạc vội vàng trao báo cáo, và đã kịp uống nước ngay bên cửa ra vào. Anh ta uống cạn ca nước, rũ những giọt nước rót trên người, đặt úp chiếc ca sắt tây bên cạnh thùng nước, ngồi xổm ngay bên cửa, lột chiếc mũ ca-lô trên đầu xuống lau mặt đầy mồ hôi, đôi quân hàm mềm nhũn trên vai anh ta trương phồng lên.

     Tổ trưởng văn thư, để tờ báo cáo ra xa cho ra vẻ quan trọng vẫn không rời mắt đọc báo cáo, còn người liên lạc dựa khẩu cac-bin vào tường, đưa ngón tay lên dọc súng rồi đứng quấn thuốc hút.

    - Từ ba sáu mươi hả ? — Trêchiakov hỏi.

      Người liên lạc đưa lưỡi liếm mảnh giấy báo, nháy mắt đầy thiện ý. Anh ta châm thuốc, hút một hơi ngon lành, nheo mắt lại vì khói, rồi hỏi:

    - Đồng chí trung úy, tôi đưa đồng chí đi phải không?

      Đôi lông mày của anh ta dù mặt trời đã thiêu đốt vẫn cứ trắng phau ra vì bụi bám đầy, mặt đỏ dừ như vừa rửa ráy xong. Những sợi tóc ướt đen thẫm lại, bết chặt trên thái dương. Hút liền một lúc rồi phả ra một đám mây khói thuốc lá lơ lửng, người liên lạc bỗng sực nhớ ra :

     - Tôi quên bẵng đi mất... Đầu óc lú lẫn quá...

      Và anh ta đứng dậy, mở cúc túi áo va-rơi. Anh ta lôi ra một bọc vải cáu bẩn vì bụi, rồi giơ ra chiếc huân chương bạc «Dũng cảm» nằm trong lòng bàn tay.

      Cánh lính văn phòng túm tụm lại, đọc phiếu gửi kèm theo, ngắm nghía chiếc huân chương như mới đây họ ngắm nghía chiếc đồng hồ. Chiếc huân chương này kiểu cũ, có giải băng đỏ trên cuống. Bạc đã xỉn màu, hệt như hun trong lửa, còn ở giữa thì móp lại và có một lỗ thủng nhỏ. Viên đạn xiên nghiêng qua lớp kim loại mềm và không còn đọc được số sử dụng ở đằng sau.

     -  Xunsov nào nhỉ ? — Kalixtratov tổ trưởng tổ văn thư hỏi, đầy vẻ tự hào vì mình đã nắm vững quân số   - Có phải Xunsov đến bổ sung cho chúng ta ở Gunkêvich ấy à?   

      - Tôi không biết đâu, — người liên lạc mỉm cười đầy thiện ý và lại lấy mũ ca-lô lau mặt, lau cổ. Anh ta sung sướng vì được nghỉ ngơi, người đã mát mẻ trước khi lại đi ra nắng, nước anh uống vào giờ đang vã ra thành mồ hôi. — Tôi được lệnh : đồng chi hãy đem đến ban tham mưu và trao lại.

     - Thế có nghĩa là anh ẩy bị rồi à ?

     - Sao lại thế ? Chắc là bị tại đài quan sát, lính trinh sát mà.

      - Thông tin đây à ?

     - Sao bảo lính thông tin liên lạc.

    - Sao lại liên lạc? Ừ, thì cũng có nghĩa là làm cái việc thông tin— Người lính cười đồng tình — Bảo đảm thông tin mà.

      Tổ trưởng tổ văn thư không hiểu sao bỗng cau cỏ, giật chiếc huân chương từ tay mấy anh chàng văn phòng, cài vào tờ phiếu gửi. Trịnh trọng và nghiêm khắc, anh ta mở nắp thùng sắt, hệt như đang thực hiện một nghi lễ nào đó. Chiếc huân chương bạc chạm vào đáy thùng sắt, và chiếc nắp thùng sập xuống kêu ken két loảng xoàng.

     Một lát sau Trêchiakov bước theo chiến sĩ liên lạc về trung đoản. Họ rẽ ngoặt vào ngõ hẻm. Họ gặp các sĩ quan đi ăn sáng đang giăng hàng từ bờ rào bên này sang bờ rào bên kia. Mặt trời chênh chếch ở phía bên và trong làn bụi, bóng của những mái đầu chạm tới tận bên hàng rào và những bóng ở gần anh còn vươn quá cả dãy hàng rào.

       Thiếu tá chỉ huy đang thao thao kể chuyện gì đó vẻ tự tin, còn viên sĩ quan đi phía bên phải nhìn hàng quân, nở nụ cười góp chuyện. Và Trêchiakov ngạc nhiên khi nhận thấy đó chính là thượng úy Taranov, chiếc răng vàng lấp loáng sau đôi môi nhẽo nhèo. Anh ta sóng hàng đàng hoàng trong hàng ngũ các sĩ quan vừa đi ăn sáng về, như thể lúc nào anh ta cũng có mặt ở nơi đây.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2015, 06:35:01 am »

       IV



      Ngay đêm ấy, Trêchiakov đưa pháo ra trận, cả tiểu đoàn của họ được ném sang đâu đó bên cánh trái. Lúc nhập nhoạng tối, đại đội trưởng, đại úy Pôvưxenkô tạt vào chỗ anh, chỉ tay lên tấm bản đồ :

     - Cậu có thấy cái khe này chứ ? Thấy cao điểm này chứ? Sẽ cho đặt pháo ờ sườn bên kia. — Đại úy dưa móng tay như sắt vàng khè vì thuốc lá vạch một đường thẳng. — Rõ chưa ? Đài quan sát của tôi sẽ ở cao điểm dương một trăm ba mươi hai phẩy bẩy. Bố trí khẩu đội, liên lạc với tôi.

     Và đại úy hỏi lại :   

     - Rõ chưa ?

     - Rõ, — Trêchiakov đáp. Trên bản đồ tất cả đều rất rõ ràng.

      Xe xích kêu xình xịch bên cạnh, những tia lửa từ ống xả bay ra sáng rõ trong bóng chiều. Những khẩu pháo phủ kín trong điều kiện hành quân đã được móc vào xe xích nhưng các pháo thủ vẫn cứ chất đầy lên pháo tất cả những gì đó mà họ đem theo.

      Chuẩn úy đang chạy ngược chạy xuôi, bên cạnh chiếc rơ-moóc chở đồ đạc của khẩu đội. Pôvưxenkô đưa mắt nhìn về phía đó rồi bước đến gần.

      Trong rơ-moóc, dưới mui bạt, Zavgarôtnhi, trung đội trưởng trung đội pháo thủ đang bò lồm cồm trong bóng tối, những cơn đau đang hành hạ anh ta. Mọi người muốn đưa anh ta về quân y tiểu đoàn, nhưng ngoài mặt trận người ốm thường thường thấy mình giống như những kẻ vờ vĩnh. Ở đây hoặc là bị thương, hoặc là bị giết chết, chứ còn có đau ốm gì ngoài mặt trận cơ chứ? Lúc này bạn đang sống, một giờ sau đã bị giết chết — một người khỏe mạnh hay một người đau ốm bị giết chết chả nhẽ khác nhau ư ? Thế là Zavgarôtnhi nén chịu những cơn đau. Tới phút chót chuẩn úy sực nhớ ra một phương thuốc đã được thử nghiêm : quấy nửa cốc dầu hỏa với muối, bắt Zavgarôtnhi uống cạn :

    - «Thoạt đầu nó nóng ran, nóng ran lên rồi sau đó sẽ kho..ỏi …».

      Bước đến bên thành xe đằng sau, Pôvưxenkô ngó vào bên trong chiếc rơ-moóc tối om :

     - Thế nào, đã đỡ chưa ?

      Chuẩn úy còn nói chém vào :

     - Có nóng ran không ? Có nóng ran không ?

      Anh ta cảm thấy mình phải có trách nhiệm với cả phương thuốc đó và với cả cái cơn bệnh đó.

     - Đỡ đỡ ! — Zavgarôtnhi cố sức rên rỉ đáp. Anh vẫn quì gối trên đống áo va-rơi: anh không thể nằm xuống được.

       Một phương thuốc hiệu nghiệm đấy,— chuẩn úy gieo hy vọng.

      - Nóng rát lên, nóng rát lên một chút rồi sau sẽ khỏi, — Anh ta đưa tay vuốt ngực xuống đến chỗ khóa thắt lưng, nơi cơn đau cần phải dịu dần.

       Bầu trời thâm thấp, xám xịt như một đám sương mù dày đặc đang đè nặng trên đầu họ. Dưới bầu trời ấy, nhưng đám mây rời rạc, đổ bóng đen như than. Trước cơn mưa, vạn vật đều tĩnh lặng. Những chiếc xe xích đã mắc pháo đứng như trồng trong khu rừng thưa, phía bên phải sau cánh đồng ngô, súng máy đập nhịp ầm ầm, những luồng đạn bay vút lên khỏi mặt đất, mọi vật đều sáng rực lên.

      - Thế này nhé —đại đội trưởng suy nghĩ, đôi môi vốn đã nứt nẻ vì dầu dãi gió mưa mím chặt lại.—Tôi sẽ đem theo trung đội chỉ huy của cậu. Paravian, trung dội phó sẽ cùng với cậu. Rõ cả chưa ? Thi hành đi !

        Khi quay ra, anh giơ tay chào, tóm chiếc áo mưa vải bạt kêu sột soạt.

       Họ chờ tối. Rồi lên đường. Sau khi nổ máy xình xịch, những chiếc xe xích kéo pháo nghiền nát những bụi cây nhỏ dưới vòng xích sắt và cuốn theo cả những cây con ở lối ra khỏi rừng. Đằng sau khẩu đội chỉ còn lại dấu vết hằn sâu trên mặt đất tơi mịn.

      Họ hành quán mò mẫm. Trên cao – bầu trời đen ngòm, dưới chân con đường đầy bụi sang sáng trước mặt họ. Trời đổ mưa. Đất đen bám chặt lấy các vành bánh xe và các lốp xe.

      Mặt trận vẫn luôn luôn ở về phía bên phải ; nhờ thế mà Trêchiakov xác định hướng. Từ nơi đó pháo sáng vọt lên không cao rồi tắt ngấm vì mưa. Trong ánh sáng chập chờn mờ ảo của pháo sáng. Trêchiakov nhìn thấy các pháo thủ khoác áo mưa bạt ướt sũng đi theo sau những cỗ pháo. Và mặc dù mưa vẫn dội xuống, nhưng vẫn có một vài người ngồi ủ rũ trên pháo, thiu thiu ngủ.

     - Paravian ! Này, anh đuổi mọi người xuống khỏi  pháo di. Xóc lắm, họ sẽ ngã đấy, pháo sẽ chẹt phải những người ngủ gật mất thôi.

      Paravian, trung đội phó đẹp trai cao lớn, nhìn anh bằng đôi mắt đen dưới hàng mi cong ướt nước mưa im lặng, ý không tán thành nhưng vẫn bước đi thi hành nhiệm vu.

     - Anh muốn để pháo đè phải mọi người à ? Nhắc bao nhiêu làn rồi ?

     Trêchiakôv hiểu rằng nhắc anh ta bao nhiêu thì mọi ngưòi cũng sẽ nhúc nhích chừng ấy. Anh cũng từng là chiến sĩ, anh cũng từng bị đuổi xuống như thế, nhưng anh rẽ sang phía khác, thủ trưởng vừa mới khuất mắt, anh lại leo lên pháo. Bởi lẽ anh muốn ngủ, mà ngủ ngồi thì hơn là vừa đi vừa ngủ. Nhưng lúc này, không phải ai khác mà anh có thể chửi bới trong hàng, lại chịu trách nhiệm thay anh, chính anh đang chỉ huy mọi người và anh phải chịu trách nhiệm về mọi người. Vì thế anh ra lệnh đuổi các chiến sĩ đang ngủ gật xuống. Vậy mà Paravian lại miễn cưỡng đi thi hành nhiệm vụ.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2015, 06:49:52 pm »

         Ngoài Paravian, anh không biết mặt, biết tên bất cứ một chiến sĩ nào khác. Anh dẫn họ đi, họ đi theo anh. Trong trung đội thuộc quyền chỉ huy của mình, anh chưa kịp biết thêm một ai. Chuyện xảy ra vào trước bữa ăn trưa, tiểu đội trưởng tiểu đội trinh sát Trabarov vừa thay trung đội trưởng mới hy sinh, được gọi lên ban tham mưu, và được lệnh trao trung đội cho anh — trung úy Trêchiakov. Trabarov một chiến sĩ kỳ cựu, nhìn chàng trung úy mười chín tuổi được cử đến chỉ huy họ, không nói năng một lời nào, dẫn ngay anh đến với các chiến sĩ.

         Toàn thể trung đội, những ai lúc này không lên đài trinh sát, đều đang đào hầm trú ẩn sau nhà, họ đào hầm không chỉ cho bản thân mình, mà cho cả ban chỉ huy tiểu đoàn. Những chiếc cuốc chim vung lên rồi bổ xuống, ở phía trên những mải đầu cắt tóc ngắn, ở phía trên những cặp nách ướt sũng mồ hôi, ở phía trên những cái bụng căng ra lấy sức. Chiếc cuốc chim bập vào đất đã bắt đầu hóa đá vì mặt trời, để lại vết kim loại và lại vung lên, sáng loáng như thoi bạc.

         Những người lính bị mặt trời thiêu đốt sau cả một mùa hè này vẫn còn trắng, chỉ có mặt, cổ và tay là đen nhẻm đi vi nắng hè. Họ là những chàng trai trẻ trung tràn đầy sức lực : vì chiến tranh họ trưởng thành trong đội ngũ, chỉ có hai, ba người đã lớn tuổi, gầy guộc, bắp cơ nhão ra vì công việc nặng nhọc, da bắt đầu xệ xuống. Tuy nhiên có một chiến sĩ trong số họ nổi bật lên, anh ta to lớn như một tráng sĩ, lông đen mọc đầy từ eo xuống đến thắt lưng, khi anh ta giơ cuốc lên, khổng phải xương sườn hiện ra dưới lớp da, mà là bắp cơ nối lên cuồn cuộn giữa các xương sườn.

          Lướt nhìn những thân hình sáng loáng mồ hôi, Trêchiakov trông thấy sẹo của các vết thương cũ ở nhiều người da căng bóng loáng và anh nhìn thấy mình bằng đôi mắt của họ : anh đứng đó trước mặt họ - những người đang làm việc cật lực, lưng trần — mới tốt nghiệp trường sĩ quan, mũ ca-lô mới toanh, cả người anh hệt như một viên đạn vừa lôi ra khỏi kẹp. Trabarov đã không vô ích giới thiệu anh như vậy với trung dội, chính anh ta đã chọn được thời điểm. Và bạn sẽ không phải dài dòng rằng thì là đã từng tham dự, đã từng trải qua chiến tranh.

         Sau đó đến lúc đi ăn trưa, Trabarov tập hợp trung đội mang đầy đủ vũ khí, ga-men trong tay, trao cho anh bạn danh sách viết tay. Còn chính anh ta, người vạm vỡ, hai gò má bạnh trên khuôn mặt màu đồng hun cháy nắng, thấy rõ ràng mang trong mình dòng máu Mông cổ, tự mình đứng đầu hàng bên phải, bằng tất cả hình dáng của mình cho thấy rằng anh ta tôn trọng kỷ luật, còn việc tôn trọng anh chỉ huy mới của trung đội, thì còn phải chờ đợi. Và cả trung đội đứng nhìn Trêchiakov và trước mặt anh là tên họ của các chiến sĩ ghi trên tờ giấy.

        - Đzedzelasvili !—Anh điểm danh. Thật đáng ngạc nhiên, hai lần «Đze» để làm gì, khi mà chỉ một lần cũng đã là đủ. Và anh còn kịp nhớ ra rằng có lẽ đó chính là người chiến sĩ lông đen mọc đầy ngực.

       - Có tôi !

       Một chàng trai bước ra khỏi hàng, anh ta nom sáng sủa, má đỏ ửng mầuu cà-rốt, mắt hung hung, nhìn vui vẻ: đó là Đzedzelasvili. Anh chiến sĩ lực lưỡng ấy tên họ lại là : Naxrullaev. Dù anh có gọi ai ra khỏi hàng, thì cũng chẳng có họ tên nào phù hợp với người được gọi. Buổi đầu của anh là như vậy : bản danh sách như vậy, một trung đội như vậy. Đại đội trưởng mang trung đội của anh trang bị cho một đài quan sát mới, còn anh thì đưa pháo và các pháo thủ của Zavgôrôtnhi đang ở trong rơ-moóc đi. Chính anh cũng không hình dung được rõ ràng anh đưa họ đi đâu. Đến ba giờ không không, pháo cần được chốt ở trận địa thế mà họ vẫn chưa đi qua Iaxenhevki. Ở đó có khu trại laxenhevki và Iablônhevka, đại đội trưởng nói, cố hiểu các địa danh ở chỗ nếp gấp mờ mờ của tấm bản đồ — Nói chung, tự cậu sẽ trông thấy...Từ khu trại về phía bên phải, bên phải…. Những họ đã đi một giờ rồi hai giờ, lợi dụng ánh sáng mờ mờ của pháo sáng bắn lên trên màn đêm tiền duyên ẩm ướt. Biết bao bận Trêchiakov chăm chú nhìn mà vẫn không trông thấy một khu trại nào. Anh đã đi lạc hướng, hoảng sợ với ý nghĩa mình đưa mọi người không đến nơi, sợ xấu hổ, anh chỉ làm được điều duy nhất mà anh có thể làm được : không để lộ ra ngoài, anh càng vững bước đi, thì niềm tin ấy ở trong anh lại càng yếu ớt hơn. Cuối cùng ở phía trước hiện lên một cái gì đó đen mờ. Một phát pháo sáng bay vọt lên và khi ngồi thụp xuống, Trêchiakov còn kịp trông lên nền trời : những dãy nhà kho nào đó, dài thấp, và một cái gì đó nhô cao lên đằng sau dãy nhà kho. Chắc là những cây bạch dương... Phát pháo sáng tắt ngấm, bóng tối dày đặc khép chặt lại.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2015, 06:47:53 am »

        Trêchiakov vội vã, sung sướng, lướt ủng trên đất đen ướt nhão, vượt qua chiếc xe xích, giơ tay vẫy lái xe : theo tôi. Dẫu sao cũng không thể nghe thấy tiếng nói: Những gì từ xa anh cho là dãy nhà kho thì hóa ra là pháo một trăm hai mươi hai milimét ở kề bên. Như những chiếc xe tải, những khấu pháo nòng dài cùng với xe xích đứng bên lề đường, khẩu nọ nối đuôi khẩu kia. Một người trùm áo mưa bạt từ đó tiến đến chỗ anh. Người đó bước lại, giơ tay chào, sau khi giũ nước mưa ra khỏi chiếc mũ trùm đầu, bèn chìa bàn tay ướt lạnh ra :

      - Hãy tắt máy đi !

      - Tắt máy để làm gì ?

     -  Không trông gì ở đằng trước sao ?

      Vẫn chưa phân biệt được gì, chỉ hiểu được rằng đây không phải là khu trại, và như thế có nghĩa là họ đã lạc đến đâu đó, Trêchiakov hỏi :

    - Mà laxenhevka phải ở đây chứ nhỉ, laxenhevka ...Đến laxenhevka còn xa không anh ?

       Dưới chiếc mũ trùm, gương mặt người đó mờ mờ, trông đã già, đầy nếp nhăn. Nhưng trên ngực anh ta nơi chiếc áo mưa bạt phanh ra, lấp lánh vòng khóa thắt lưng đeo bên ngoài áo ca-pốt, dây chiếc xà cột đựng bản đồ vắt chéo qua, và còn lủng lẳng chiếc ống nhòm ướt sũng nước mưa.

    -  Đến đó khoảng độ năm kilômét.

    - Sao lại năm ? Chỉ có bốn cây số, mà chúng tôi đã đi hai giờ rồi...

     - Ừ, rất có thể, bốn cây thôi, — người đó lãnh đạm phẩy tay – Trung đội trưởng phỏng? Tôi, cũng là loại Vanca đầu bình cuối cán — trung đội trưởng. Chỗ anh pháo nòng ngắn một trăm năm mươi hai ly phải không ? Pháo cùa chúng tôi cũng vậy, rặt một đồ quỉ. Mười lăm tấn cả xe xích ! Phía trước có cầu đấy, giơ vai ra mà đỡ.

      Họ cùng đi xem xét cầu. Các chiến sĩ từ hai khẩu đội nối đuôi đi theo họ. Họ bước đi trên những tấm gỗ lát ướt át, trơn tuột đến giữa cầu. Phía dưới có thể là khe xói, mà cũng có thể là lòng suối khô cạn —từ nơi đây không nhìn thấy kỹ được.

     -  Thế laxenhevka ở hướng này à ?

     - Sao, laxenhevka ấy à ? laxenhevka.. laxenhevka..
Chiếc cầu này có trên bản đồ của cậu không ? Ở bản đồ của tôi thì không có. — Mở tấm bản đồ ra, trung đội trưởng đưa móng tay búng chất xenlulôit, dưới lớp bột giấy, tấm bản đồ hiện lên lờ mờ, và anh ta dùng ống tay áo va-rơi lau hết những giọt nước mưa trên bản đồ. Trên bản đồ không có cầu, thế mà nó -  nó đây này !

     Và để thấy rõ rành rành, anh ta đấm tay vào cây gỗ tròn. Thậm chí anh ta còn nhảy cẫng lên trên những cây gỗ ấy. Các chiến sĩ thuộc hai khẩu đội đứng vây quanh.

     - Trên bản đồ không có, tức là ngoài địa hình không nhất thiết có. Bởi lẽ, nếu có thì người ta đã đưa nó vào bản đồ. Tôi hiểu thế đấy !

      Anh ta đã hiểu đúng: người ta không đưa cầu vào bản đồ, nó không phải chiến đấu.

     Dầm chân trong cỏ cao, theo sườn dốc Trêchiakov chạy xuống dưới gầm cầu. Mố cầu bằng gỗ tròn. Được nối với nhau bằng những chiếc đinh chữ L. Khi anh nhìn như thế từ phía dưới lên, cả cái công trình này trông không mấy tin cậy.

     Ở trường sĩ quan người ta đã dạy cách tính trọng tải của cầu. Thiếu tá Bachiuskov, dậy họ môn công binh. Lúc này khi mà chẳng trông thấy gì, thì chỉ có quỷ mới tính được cái trọng tải ấy. Và tiếng nói của tay trung dội trưởng cứ chui vào tai anh nghe rất khó chịu, anh ta cứ bám riết theo anh, tay đấm vào từng mô cầu một…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2015, 01:44:27 pm »

     - Trụ cầu thế đấy ! Trụ cầu thế đấy ! Chẳng lẽ sẽ chịu được cả một trọng tải này sao ? – Rồi anh ta bấm thử: cả cái trụ này mục nát rồi...

       Lúc này việc nói cho Trêchiakov nghe ra dường như còn quan trọng hơn cả chính cuộc chiến tranh.

       Một phát pháo sáng phóng lên, chỉ là là trên mặt đất đen. Ánh sáng mờ mờ rọi xuống lòng khe, và chiếc cầu lồ lộ trên lòng khe: chiếc cầu lát gỗ tròn và các chiến sĩ đứng dầm mua. Còn họ, cả hai người đang đứng trong cỏ ở phía dưới. Bộ khung ô tô vận tải nằm chềnh ềnh giữa những tảng đá, mưa quất vào nóc ca-bin ướt và bẹp dúm như chiếc hộp sắt tây. «Anh ta thuyết phục mình cái gì mới được?» Trêchiakov nổi khùng. Anh thấy ghét cái con người này vì sự thiếu cương quyết của chính mình, anh leo lên trên.

     Anh bước đến khẩu pháo đầu tiên :

    - Anh em lái xe đâu?

     Các chiến sĩ bắt đầu nhìn nhau, rồi một người trong số họ, đứng gần bên, trông năng nổ hơn mọi  người, đáp :

    - Có tôi!

     Hệt như bỗng anh ta lại tìm được mình giữa tất cả mọi người. Nhưng anh ta không bước lên trước, vẫn đứng giữa các chiến sĩ : như thế anh ta cảm thấy vững vàng hơn.

     - Các khẩu đội trưởng, các lái xe đến gặp tôi ! Trêchiakov ra lệnh, anh tách họ ra khỏi khẩu đội bằng cách đó.   

     Người nọ nối tiếp người kia bước đến và sáu người xếp hàng trước mặt anh. Có thể nhận ra ngay cánh lái xe ; tất cả bọn họ đều nhọ nhem.

     - Vậy thế này nhé, tất cả rời khỏi pháo. Các khẩu đội trưởng tiến lên phía trước. Từng người một tiến lên trước pháo của mình. Các lái xe chú ý ; pháo gài số một. Khẩu nọ, đi qua mới đến khẩu kia. Rõ chưa ?

      Im lặng, Paravian biệt hiệu - «Có chuyện gì xẩy ra với cậu thế » là một trong hai khẩu đội trưởng.

     - Tôi nói có rõ không ?

      Mãi sau họ mới trả lời loạc choạc «Rõ... » Còn khẩu đội ở đằng sau vẫn đứng đó và im lặng. Họ đồng lòng với nhau, còn anh được đặt trước họ không ai biết gì về anh, và anh lại rất đơn độc, việc chiếc cầu có chịu được hay không chịu được — mọi người không tin nó tới mức như họ không tin anh. Và khẩu đội kia chờ đợi, nhường đường cho họ lên trước.

     - Xe xích của đồng chí đấy à ? Trêchiakov chỉ tay vào người lái xe, mà thoạt đầu trông nổi hơn tất cả mọi người. Và anh chỉ cả vào chiếc xe xích.

     - Xe này ấy à? — Người lái xe kéo dài thời gian, trên chiếc xe-xích ống xả bị nung nóng đến đỏ rực lên như những giọt nước mưa vừa chạm vào đã bốc hơi lên – Của tôi đấy.

     - Họ tên đồng chí là gì ?

     - Đồng chí trung úy, họ tên mà làm gì ? Họ tôi làà Xêmakin đấy

     - Xêmakin, đồng chí sẽ dẫn khẩu pháo đầu tiên.

     - Thưa trung úy, tôi xin tuân lệnh ! — Xêmakin miệng nói lanh lảnh nhưng lại phẩy tay vẻ ngao ngán: ra cái điều anh ta không tiếc bản thân mình – Tôi sẽ đưa. Tôi luôn luôn hoàn thành mệnh lệnh ! – Rồi anh lắc đầu, vẻ phủ nhận – Chỉ có điều chúng ta lấy gì mà kéo xe xích ? Xe xích sẽ nằm dưới gầm cầu. Cả pháo rồi thì cũng thế…
 
     Anh ta nói, các pháo thủ im lặng đồng tình. Tất cả họ cùng với nhau và từng người riêng biệt có trách nhiệm đối với đất nước, đối với cuộc chiến tranh, đối với tất cả những gì tồn tại trên đời, ngay cả sau khi chính họ không còn nữa. Nhưng để đưa pháo đến đúng hạn định, chỉ có một mình anh chịu trách nhiệm. Chính anh chứ không phải họ chịu trách nhiệm…

      - Nếu đồng chí sợ, không dám dẫn pháo, tôi sẽ đứng dưới gầm cầu. Đồng chí sẽ cho pháo chạy trên đầu tôi !

      Và sau khi ra lệnh : lái xe về vị trí, tất cả các chiến sĩ rời pháo ! – Anh dẫn khẩu đội đến bên cầu.

     Khi vòng xe xích lăn trên những tấm gỗ lát cầu đầu tiên, sau cơn lạnh cóng người họ bắt đầu nhúc nhích đứng dồnlại, Trêchiakov chạy xuống dưới. Có trung đội trưởng, họ đâm chùn lại, nhìn nhau, trọng tải của mình có thể đè lên người anh ấy lắm chứ.

     - Nào ! - anh vẫy tay, hét lên từ phía dưới, nhưng ở trên này cánh xe xich, họ không thể nghe thấy anh. Và ở dưới gầm cầu anh đã bước vào số phận mình như thế đấy.

     Phía trên đầu anh, phía trên gương mặt của anh đang ngẩng lên - mọi cái đều võng xuống sức nặng chuyển từ súc gỗ này sang súc gỗ khác. Hóa ra các mố cầu chỉ lún xuống. Và dây pháo đã tiến lên cầu. Chiếc cầu rên rỉ, lắc lư. «Sập này ! » - đến hơi thở cũng nghẹn lại. Các súc gỗ cọ vào nhau, mùn rác từ trên cao rơi xuống. Chớp chớp đôi mắt đầy bụi, không trông thấy gì, anh đưa những ngón tay sần sùi lên dụi mắt, cố nhìn một cách đui mù xem chuyện gì xảy ra trên đầu anh, nhưng mọi vật đều nhấp nhoáng. Và qua tiếng xả khí của động cơ vang lên tiếng gỗ răng rắc.

      Không trông thấy, nhưng anh cảm thấy cả một sức nặng khổng lồ chuyển từ mặt cầu sang mặt đất và chiếc cầu giãn ra trên đầu anh. Chỉ đến lúc này anh mới cảm thấy hết cái sức mạnh từ trên cao nén xuống : anh cảm thấy như các bắp cơ căng ra, cứ như chính anh đã giơ lưng đỡ chiếc cầu.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM