Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:36:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất Trắng  (Đọc 102213 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 09:52:55 pm »

Sau khi nghiên cứu xong khu vực Rừng Làng, Lâu nói với Nghĩa:
- Cậu về trước, mình sang bên Đồng Lớn một lúc, ông Thêm có hỏi thì bảo mình vào ấp 3 mua thuốc lá.
- Để thằng Quá nó đi theo với.
■ Không cần, nhiều người thêm vướng.
Lâu nảy ra ý định này từ sau khi qua sông Sài Gòn. Tính
Lâu vốn thích “vi vu” đôi chút (nói theo cách của
lính cũ). Nhưng lần này. thực tính anh không nghĩ đến
chuyện vi vu
Trung đoàn quyết định giao cho đại đội Hai sang phía tây sông Sài Gòn nghiên cứu khu vực Rừng Làng để đánh bọn ủi phá địa hình. Đã từ lâu, nghe nói ở đây địch đốt nhà gom dân. làm rất dữ. Trước tết Mậu Thân, tiểu đoàn anh đóng quân vùng này để chuẩn bị đánh vào chi khu Trảng Bàng. Sau đó. Những ngày nằm viện ở An Tịnh, anh cùng  đã lại ở đây như cơm bữa. Đường ngang lối dọc ở hai quận Trảng Bàng và Củ Chi, Lâu thuộc như trong lòng bàn tay Anh có rất nhiều người quen ở đó. Các Mẹ, các chị, mỗi khi trông thấy anh từ xa đã kêu lên:
-   Vào đây đã mày, tao mua thuốc lá phần mày, chờ mãi không thấy. Hoặc là:
-   Trời đất ơi! Năm Lâu đây ư? Lâu quá nhớ mày muốn chết, đi đánh nhau trong Sài Gòn về hả mày?
Thế mà bây giờ. qua khỏi sông Sài Gòn. tất cả lạnh tanh, chỉ còn những đống tro, những hố bom. Đường đi chỉ còn là một bóng cát trắng mờ mò đưới bàn chân. Đâu đâu cũng ngửi thấy mùi khét của thuốc súng. ở Đồng Lớn, Lâu có rất nhiều người quen, về đó, anh không thể không đến nhà ông Hai Trụ. không thể không đến nhà bà Tám Kim. Hôm bà Tám sửa nhà, Lâu và Thị ở đó một ngày, lợp cho bà cả một mái tranh phía trước. Nhà bà Tám cũng như nhà ông Hai. cột ván cái nào cũng cháy nham nhỏ. Cứ dựng xong lại bị đốt, bị đốt xong lại dựng nhà. Nhà bà Tám ở bìa ấp. Ông Tám ngày xưa là xã đội trưởng, bị mìn hy sinh năm 66 giữa cái đêm cán bộ và lính Mỹ đều đang ở trong nhà. Bà Tám  phải kéo con trâu đến cột bên miệng hầm bí mật. rồi đưa tay  vào mũi trâu giật giật ra hiệu với thàng Mỹ. Thằng Mỹ hiểu  ý, tránh xa nơi cột trâu.
Khi đã yên trí đồng chí nằm cán bộ nằm dưới hầm không việc gì bà mới cắp rổ ra đi, đến nơi ông bị mìn, nhặt từng mảnh thịt, mảnh xương của chồng còn bê bết máu, đất, lẳng lặng ra về. nhà bà vẫn là nơi cán bộ lui tới. Từ trong địa hình ra muốn hỏi một điều gì về tinh hinh trong ấp, người ta lại đến bà Tám. Lính trẻ như Thị, như Lâu đều được bà gọi chung là thằng. Thấy Lâu đến bà bảo con gái.
•   Con Tư đi nấu cơm cho anh mày ăn đi!
Có điều gì không bằng lòng, bà sẵn sàng mắng anh như mắng chính thằng con trai bà vậy.
•   Năm Lâu à, tao nghe cán bộ nói độ này mày cùng “vi vu" dữ lắm phải không? Nè, ưng đứa nào đó thì nói tao làm mai cho, đừng có mà chập chờn nghe Lâu.
Cô Tư Tầm ngồi nghe bà Tám máng Lâu, cười rung rúc.
Mấy lần trước, địch càn đi ủi lại, bà Tám chẳng chạy đi đâu cả. Quá lắm thì vào trong Trung Hòa vài ngày rồi lại ra lại.
Lần này nghe nói nó đốt sạch cả ấp Đồng Lớn, phá hết hầm xong, bọn Mỹ chốt luôn lại trong ấp.
Chính vì vậy mà phải có trận đánh này. Chác mấy hôm nay. cô bác mong bộ đội về lắm. Lâu cảm thấy mình như người có tội khi nghĩ đến những người như bà Tám, như ông Hai. Khi vui vẻ thì ra ra vào vào, đến khi có giặc, chẳng thấy bóng một thằng Giải phóng nào ráo trọi. Nhất định là người ta phải nghĩ như thế. Mà đã có lần chính tai anh nghe người ta nói như thế rồi còn gì.
Vừa thấy ông Dũng xuông tiểu đoàn, Lâu hỏi ngay:
- Bên Trảng Bàng và Củ Chi, thằng Mỹ nó làm quá xá, vậy mà trung đoàn mình cứ nằm im như thế này ư thủ trường?
• Mình phải đánh chứ, im thế nào được!
ông Dũng nói vậy là để động viên cán bộ thôi, chứ đánh
một trận đâu phải là chuyện dễ dàng. Thằng Mỹ đã xuống thang. Nhưng trước khi xuống thang chúng nó Phải dồn sức đẩy chủ lực ta lên biên giới, và nơi xuống thang chính là vùng ven đô. Phải đánh là điều chắc chắn rồi. Nhưng đánh một trận rồi còn phải đánh hai trận, ba trận và sau đó phải trụ được cho vững ở dưới cái “chân thang» đầy ắp lính Mỹ này. vẫn cái chương trình bình định đó thôi nhưng lần này chúng nó bình định râ't ráo riết. Mình rút kinh nghiệm, chúng nó cũng rút kinh nghiệm. Đơn vị đứng chân ở vùng ven là đơn vị phải chịu mũi nặng nề nhất. Chẳng vậy mà Bộ tư lệnh Miền chọn toàn những trung đoàn độc lập có kinh nghiệm chiến đấu ở địch hậu lâu năm. Phía phân khu năm thì trung đoàn A, phía phân khu hai thi trung đoàn B, và đây vẫn là trung đoàn Mười sáu.
Rốt CUỘC vẫn phải đi đến kết luận: Cứ đánh một trận rồi rút kinh nghiệm. Vậy là ông Dũng quyết định giao nhiệm vụ này cho đại đội Hai. tiểu đoàn Bảy.
Sau đợt hai tổng công kích, theo đề nghị của ông Thêm, bây giờ là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, để củng cố đại đội anh hùng, người ta điều về đây ba cán bộ tre có năng lực. và đã được thử thách: Lâu đại đội trưởng, Nghĩa đại đội phó. Tuyên chính trị viên...
Tất nhiên đã đánh nhau thì trận nào mà không ác liệt, điều đó chẳng cần nói thì cán bộ cũng biêt, nhưng trận đánh lần này có đặc điểm riêng của nó. Đối với Lâu và Nghĩa, trận đánh này cũng giống như trăm trận đánh khác thôi, chảng có gì mà phải bàn. Nhưng đối với ông Dũng, thì đây là cuộc thử sức đầu tiên giữa hai nhiệm vụ chiến lược mới. Nó cùng giống như trận đánh Mỹ đầu tiên khi chúng nó đổ quân ào ạt vào Việt Nam.
Có tin sư đoàn “Anh cả đỏ” của Mỹ và sư đoàn Hai mươi lăm ngụy vừa mới được điều về vùng này. Phần đông sông
Sài Gòn, ở sau lưng  trung đoàn. một rẻo đất dọc đườig Mười bốn, qua Long Nguyên. Văn Tám. Mỹ đổ biệt kích đầy rừng. Chỗ nào cùng đẩy những dấu giây cát ngang cát dọc.
Cho đến sang nay, ông Dũng tính toán xong, xuống tiểu đoàn. Bảy gọi cán bộ đại đội Hai lên, quyết định trận đánh, ông mở bản đề, lấy bút chỉ đỏ khoanh lại những khu vực chúng nó đang cần ủi đỏ, và vạch một ch ử thập bén cạnh A'p Đẳng Lớn phía Rừng Làng;
- Đêm nay nghiên cứu, đêm mai chiếm lĩnh, sáng ngày kia đánh được không?
Việc gì mà phải nghiên cứu, khu vực này Lâu nhắm mắt đi không lạc. Anh đề nghị đánh một trận tập kích vào ban đêm.
Ông Dũng không đồng ý:
. Yêu cầu của trên là đánh bọn ủi phá. chứ không phải đánh vào bất cứ mục tiêu nào. Và lại tìm tụi địch cụm ỉại ban đêm có khi chưa chắc đã gập. còn đánh bọn địch đi ủi địa hình thì chắc chắn là trúng như đự kiến của mình. Chọn khu nào. đánh lúc nào là tùy mình quyêt định. Trận đánh sẻ ác liệt. Chính vì vậy mà phải nghiên cứu cân thận, phải có phương án tác chiên tỉ mĩ. Bộ đội sẽ hành quân đên địa điểm tặp kết, đào công sự trước, chờ địch vào thì đánh. Có thể những trận đánh như thế cùng vẫn không ngăn cản được, nhưng ít nhất cũng làm hạn chế tốc độ ủi phá của chúng nó.
Nghe ông Dũng phổ biến, Lâu còn nói qua nói lại câu này câu khác. Nghĩa chỉ ngồi im lặng. Anh nghĩ đơn giản; Có ác liệt lắm thì cũng bằng trận Cầu sát đưới Tân Thới Hiệp là cùng!
Trận đánh được quyết định rất chóng. Sau cuộc họp khoảng ba mươi phút. Nghĩa và Lâu dẫn trinh sát ra đi.


Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2015, 09:38:47 pm »

...
Lâu chỉ định đến đầu ấp xem chúng nó đốt phá nhà đến mức nào. Nhưng khi đến đầu ấp rồi anh lại nghĩ:  Biết đâu những người như ông Hai Trụ, như bà Tám Kim nay lại không trở về. Gặp nhau những lúc như thế này mới quý. Chính bây giờ ta mới cần động viên lẫn nhau, cần trông thấy nhau. Con đường vốn hết sức quen thuộc đối với anh hôm nay bỗng hoàn toàn đổi khác. Những bụi tầm vông mà anh vẫn lấy làm vật chuẩn trong đêm , hôm nay không còn nữa. những ngôi nhà vốn rất quen thuộc, đi từ xa đã trông thây, nay phải đến thật gần. nhìn thấy đống tro cháy âm ỉ. tìm bên cạnh ra một dấu vết gì. rồi mới nhận ra được. Cả đến những con đường hình như cũng bị uốn khác đi vì những cây cói trên mình nó đều đã biến mất.

Cho đến lúc súyt nữa bước chân vào cái miệng giếng, thì anh mới biết đây là nhà bà Tám Kim. Lâu đi quanh ngôi nhà một lúc. Chẳng còn gì nữa! Chỉ còn vài ba cây chuối tướp xơ và héo quắt!
Anh đến ngồi bên bụi chuối và chẳng biết làm gì. Vậy là mọi người đã đi hết. Những dâ'u vết của họ còn đó! Những chiếc bao bì. những cái làn xách tay bằng ni lông rách, một vài cái chai lọ vứt rải rác đâu đó, ít tờ giấy trắng và cả những cuốn vở học trò. Tất cả những thứ đó vẫn như còn mang theo chút ít hơi ấm của người ra đi... Bỗng đôi tai rất thính của anh nghe có tiếng động. Một tiếng động rât nhẹ. Lâu ngồi thấp xuống, áp mình vào bụi chuối. Chung quanh vẫn vắng tanh. Anh đưa tay sờ lên thắt lưng tìm lựu đạn. bỗng chạm phái một vật gì ươn ướt. Có tiếng rên. Anh quay lại. cúi xuống và nhận ra một con chó đang đến giụi giụi cái mõm nhỏ xíu vào bàn tay mình. Nó vừa ngoắt đuôi vừa rên khừ khừ. hình như biết lúc này không thể kêu to lên được. Lâu ôm lấy con chó vào lòng. Hơi ấm của con chó làm cho Lâu thấy dễ chịu. Anh cúi xuống hỏi nó:
- Mày vấn bám trụ đấy ư?
Để  trả lời câu hỏi của anh, nó thè cái lưỡi ướt liếm lên bàn tay đang ôm nó.  Có lẽ con chó đang đóí. Con chó không biết nói, nhưng nó hiểu: người đang bế nó trong lòng chính là người đằng mình. Đó là con chó con nhà bà Tám Kim bị lạc. Những ngày lớn lến trong ấp Đồng Lớn, trong nhà bà Tám, nó cũng đã từng được tiếp xúc không ít với các chú Giải phóng. Vì vậy. nó có thể bằng cái mũi nhỏ xíu. phân biệt được ai là người quen, ai là người lạ.
Thằng lính Mỹ Điloong vào đặt thuốc nổ để đánh hầm nhà bà Tám. phát hiện ra con chó đang nằm rên hừ hừ trong hầm. Một tốp lính Mỳ khác đã lôi mẹ con bà Tám lên “trực thăng" làm cho bà không kịp mang theo con chó. Thằng Điloong hí hửng bắt con chó bỏ vào túi áo. Hắn đặt cho con chó cái tên trùng với tên con ngựa trắng của hắn: Rếch! Con chó này cũng màu trắng, đốm đen, chân cao. bụng thon, ức nở. Hắn có ý định đưa con “Rếch" về Mỹ coi như một kỷ niệm về Việt Nam. Bắt được con chó. Thằng Điloong vừa húyt sáo. vừa búng tay tróc tróc rồi rút trong túi ra một thỏi SÔ-cÔ-la gọi: Rếch. Rếch.
Con chó con vẫn nằm im. nó ngửi phải mùi lạ. Nó biết không phải người đằng mình. Nó không ăn. Thằng Điloong
tự an ủi:
• Con chó con chưa làm quen được với thức ăn Hoa Kỳ!
Đêm, thằng Điloongôm con chó nằm ngủ. Con chó không chịu được mùi khét của Mỹ, cứ nhoài ra chực chạy. Lúc đầu thằng Mỹ còn kéo nó vào lòng, nhưng sau vì quá buồn ngủ, đành để con chó chui ra khỏi tấm đắp. Con chó đứng giũ lông, nghếch mũi ngửi vào khoảng bóng tối trước mắt rồi thẳng đường đi tuột về nhà bà Tám. Đến bụi chuối, nó nhận ra ngay cái mùi quen thuộc và chạy đến giụi mõm vào lưng Lâu.
Thằng Điloong choàng thức đậy. không thấy con
“Rếch” đâu nừa. Hán húyt sáo, gọi “Rếch! Rếch!” rồi xách súng đi tìm. Một lúc sau, hắn đừng lại. Chung quanh hắn tốì mịt. Hắn bỗng cám thấy như có bóng người đi lại đâu đó Hình như có cả tiếng rên của con chó nữa. Nhưng hắn không đám đi tới nơi hắn nghi là có tiếng động. Vậy là hắn bắn vào khoảng không một loạt. Đạn bay đỏ rực. Pháo sáng bắn lên tiếp theo: Báo động!
Súng nổ rền bốn phía và pháo căn dọc theo lộ Sáu rồi trải ra một dọc suối rẻo Rừng Làng. Lâu không đám đi theo con đường bò nửa mà phải cắt ngang cánh đồng trở về. Con chó nằm trong vòng tay của anh run lên cầm cập. Nó cũng đã từng nghe tiếng pháo nổ, đã từng tận mắt trông thấy những trái pháo nháng lửa sau vườn nhà bà Tám, và đã từng bao nhiêu lần ngửi thấy mùi thuốc súng rất khó chịu tỏa ra từ những trái pháo ấy... Nó chỉ đám rên khừ khừ, không đám kêu to.
Tiếng súng nhỏ và tiếng đạn nổ tiêp theo đánh thức cả một vùng. Chính cái đêm đó, ông Hai Trụ đang thao thức trong ấp chiến lược. Cũng chính trong đêm đó, đội du kích Đồng Lớn mang bồng bỏ cứ ra đi.
ông Dũng ngồi trầm ngâm trước bản đồ quân sự. Tấm bản đồ trải ra trên một tấm ni lông, đặt chính giữa hầm. Bên cạnh ông là tiểu đoàn trưởng Canh và ông Thêm.
Liên lạc đun nước sôi đưa lên, Canh bẻ đôi bao trà bỏ vào cà mèn, rồi với một động tác rất thành thạo, lật úp cái bình toong nước nóng xuống. Tiếng nước từ trong bình toong lọc ọc đổ xuống cà mèn. Một lúc sau, anh rót nước trà đặc sánh vào cái bát B.52 đưa cho ông Dũng uống trước.
- Thằng Nghĩa về rồi mà vẫn chưa thây thằng Lâu vê- - Sao vậy?
- Nó bảo Lâu còn vào ấp 3 mua thuốc lá.
cái thằng, lại “vi vu” rồi, khi đêm súng nổ bên đó nhiều lắm, mình cứ lo tụi chúng nó đi nghiên cứu có đụng độ gì không. Đã cho gọi Nghĩa lên chưa?

-   Nó sắp lên, chắc còn đủng đỉnh chờ thằng Lâu.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2015, 09:41:25 pm »

...
Canh trả lời như vậy nhưng vẫn lo trong bụng. Anh cũng
quên hỏi Nghĩa xem: Hay là thằng Lâu đêm qua không vào ấp 3? Nghĩ vậy mà Canh không nói ra, anh đẩy bát nước chè còn bốc khói nghi ngút về phía ông Dũng:
-   Anh uống trước đi.
-   Ông Dũng bưng bát trà uống một ngụm, rồi đặt xuống,
khà một cái khoái trá:
Hôm nay chúng nó ủi các khu vực này rồi đây. Hôm qua tin trinh sát cho biết chúng nó đánh điểm ở khu vực Đồng Lớn. Hôm trước, bên Trảng Bàng, nói chung mấy hôm nay, rất nhiều cơ quan bị. Vừa rồi, mới sáng nay, có hai cậu du kích bên Đồng Lớn bơi sông sang xin “cư trú chính trị’ ở trung đoàn mình đó.
Ông lấy bút chì đỏ khoanh tròn mấy khu vực vừa nói bên kia sông rồi bỏ kính xuống nhìn Canh:
Rõ ràng là bây giờ mà mình không đánh thì chúng nó cứ cho máy ủi ủi tới, ủi cho đến bao giờ hết đâ't thì thôi.
Canh cười hề hề:
-   Mà có đánh thì chúng nó cũng cứ ủi tới.
-   ít ra thì cũng làm chậm bước tiến của chúng nó được chừng nào hay chừng ấy chớ.
Canh lại cười, ông Dũng cũng cười. Họ không cãi nhau, cũng không nêu ra ý kiến khác nhau. Hai người đều hiểu ngầm với nhau rằng: Đánh thì đánh thôi, nhưng hình như đây vẫn chưa phải là phương sách tốt nhất.
Nghe nói trung đoàn Hai linh chín rút rồi phải không anh? Bến Tranh nó chiếm lại rổ., kiểu này thì hở sườn, hở
lưng, đánh nó thì được, nhưng đên lúc chúng nó càn mình thì chưa biết tính đường nào mà chạy đó.
   - Trung đoàn Hai linh chín rút lâu rồi, chủ lực còn có
nhiệm vụ khác, ở đây mãi đâu được. Bây giờ thì mình cứ bàn công việc của mình. Xem tình hình như vậy có nên đánh hay không thôi?
“Sao lại không đánh? Ông Dũng hỏi lại. Nói là nói vậy cho vui chứ đã lệnh là lệnh, còn phải bàn bạc gì nữa”- Canh nghĩ vậy và im lặng.
Ông Thêm:
-   Không đánh thì dân họ chửi chết.
-   Bây giò ta cứ tính xem có nên đánh hay không, còn chuyện dân chửi thì bỏ ra. Nếu không nên đánh thì ta thôi vậy, chịu chửi cùng được, không sao cả.
Ông Dũng là cán bộ chính trị, cho nên mặc dầu ý đã quyết, ông vẫn cứ mang ra bàn bạc lại với anh em, nhất là những lúc thấy cán bộ xem ra chưa thật thông lắm. Ông Ba Kiên khác, khi nào bàn thì bàn, còn khi nào thấy chắc chắn là phải làm như vậy thì ông chỉ có ra lệnh.
Canh gãi tai:
-   Thôi thủ trương đã quyết rồi thì ta bàn cách đánh.
Nghĩa đến dập gót báo cáo, rồi ngồi xuống bên cạnh bản
đồ, cầm bát nước lên hỏi:
-   Uống chưa?
- Uống đi, uống chung, không còn bát.
Anh nốc ừng ực một hơi sạch bát nước:
-   Đánh chứ thủ trưởng?
-Đang bàn đây.
-   Bàn với bạc, tui không biết cấp trên nghĩ thế nào ? vậy. Nó ủi sạch bách cả hai quận rồi mà còn rút chủ lực về Miền chỉnh huấn.
•   Ai bảo với cậu chủ lực về Miền chỉnh huấn
•   Ừ thì không chỉnh huấn, tập huấn thi cũng vậy. Đánh cái bốt Bến Tranh làm gì đến những ba lần mà để cho chúng nó bây giờ  lại chiếm lại? Có phải chỉ hao quân tổn tướng không? Để dành quân ấy để dành gạo ấy, cắm thêm một trung đoàn xuống đây giữ sườn cho chúng ta. có phải bây giờ ta đánh bọn này một cách ung dung không?
-    Cậu toàn nói xằng. đánh giặc phải có lúc thế này, lúc thế khác, tùy theo tình hình mà xử trí cho linh hoạt chứ!
- Cậu biết một mà không biết hai, trên Miến người ta phải nhìn toàn cục, phải dành chủ lực cho những trận quyết định chứ.
Thấy cả ông Thêm, cả ông Dũng đều có ý kiến với mình, Nghĩa đánh trống làng.
-    ừ thì tôi cứ nói bỗ bã vậy. tôi mà là bộ chỉ huy Miền thi tôi cứ cho đánh mạnh vùng ven này là chúng nó co lại. không dám đem quân lên biên giới nữa, như thế có phải mình vừa chủ động, vừa xây dựng được lực lượng cho địa phương không. Tôi nghi từ tết Mậu Thân đến giờ cái gì chứ rõ ràng là phong trào du kích của các địa phương có yếu đi, mà thằng địch thì đang ra sức bình định. Làm không khéo là thất sách với nó.
-    Thì trên đang giao nhiệm vụ cho trung đoàn ta chống phá “bình định” và hỗ trợ cho phong trào địa phương đó.
•   Giao cho một mình ta thì làm sao được anh? Trên trời, dưới đất, đông, tây, nam. Bắc đâu cũng chúng nó cả, ở giữa có một trung đoàn Mười sáu. Trung đoàn lúc nào cũng được vinh dự đứng mũi chịu sào. Ha ha...
•   Chính vì vậy mà thằng giặc mới thua ta. Ta có thể lấy một bộ phận nhỏ để kìm chế một lực lượng lớn của thằng địch.
-   Cái lý  thì bao Giờ tôi cũng  thua thủ trưởng, có vậy thủtrưởng mới là chính ủy trung đoàn. Tôi thì chì biết đánh.Nói vậy chứ thủ trưởng đừng lo. thằng Nghĩa không đánh thì thôi, đánh thì đánh đến nơi đến chốn, “chịu chơi" lắm thủ trưởng ạ!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2015, 09:43:22 pm »

..
Ông Dũng cười:
-   Vậy thỉ đi nghiên cứu về thấy địa hình thế nào?
-   Hai ngày thì khó chứ một ngày thì trụ được.
-   Nhưng mà đánh tụi máy ủi trước chứ?
-   Thì đúng như nhiệm vụ trên giao, chúng tôi sẽ xuất kích đánh tụi máy ủi trước, sau đó lùi về công sự, bám trụ đánh xe tăng.
Nghĩa rút trên túi áo trước ngực ra một mảnh giấy, lấy bút bíc phác địa hình rẻo Rừng Làng.
-   Đây là hai rẻo đất nhô ra. Đây là con suối cạn. Tụi máy ủi đang ủi ở đây. Mình sẽ vận động theo con suối này xuất kích, đánh xong rút về...   
-   Còn việc trụ lại?
-   ăn thua là hai cái công sự này. ở rẻo cây nhô ra đây. Anh trụ cho tôi nửa ngày, tôi cho anh rút. Còn nửa ngày nữa. xe tăng vào được đến đây còn mệt.
Canh vừa hỏi lại địa hình, vừa bổ sung thêm phương án tác chiến. Ông Dũng ngồi nhấm nháp chén nước trà. về cái mục này thì ông kém xa ông Ba Kiên. Đã nửa tháng nay. ông nóng ruột đếm từng ngày chờ ông Ba Kiên về. Hôm ông Ba Kiên ra đi, đưới này đang giữa đợt chiến dịch. Sư bảy hoạt động trên đường Mười ba. trung đoàn Hai linh chín đánh Bến Tranh. Sư Một đánh Lộc Ninh, Vũ Tùng. Ông Ba Kiên trước khi đi còn chỉ huy trung đoàn đánh tập trung một trận diệt một tiểu đoàn Mỹ. Vậy mà từ đó đến nay tình hình đã khác hẳn.
Các trung đoàn chủ lực rút hết lên biên giới. Mười sáu được giao nhiệm vụ ở lại. Tân binh bổ sung không đủ bù cho
Số thương vong. Đạn tiết kiệm từng viên một. Gạo thì càng ngày càng rút tiêu chuẩn xuống.
Trước khi lên Miền họp. ông Ba Kiên bàn với ông Dũng giãn đội hình đóng quân ra. ông còn nói với ông Dũng:
• Về mặt chính trị thì có thằng Thêm nó giúp anh, về mặt quân sự. tui muốn tạm đưa thằng Canh về ban tham mưu ít lâu. Anh nghĩ sao?
ông Dũng ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
• Trước mắt thì cũng được, nhưng về láu vê' đài sè rôì cho tổ chức, thôi cứ để chờ thằng Thị về rồi hãy tính sau.
Đêm ấy hai người nằm nói chuyện với nhau rất lâu. ông Kiên hút thuốc vật, còn ông Dũng dậy pha hết bình trà này Đến bình trà khác.
Không biết như thế nào. tự nhiên ông Kiên lại nói:
•   Anh Dũng ạ tôi với anh vậy là coi như bạn nối khố, đi với nhau từ hồi đánh Pháp đến giờ. hai thằng không đứa nào sứt đầu mẻ trán, kể cũng lạ đấy chứ anh Dũng nhỉ?
Ông Dũng:
- Chắc rồi lần này thế nào cũng có đứa bị thôi, mà có bị thì cũng phái, đi đêm lâu ngày thế nào rồi cùng gặp ma.
•   Tôi cũng nghĩ thế, và tôi xác định trước là thế, vậy có tiêu cực không anh?
Ông Kiên nói rồi cưòi hề hề.
Ông Dũng không trả lời. nhưng càng thương ông Ba Kiên hơn. Sao ông Ba Kiên lại nhắc đến chuyện này trong một đêm như thế. Từ ngày ông Kiên đi, ông Dũng không yên tâm, cứ mỗi khi nhớ đến bạn, ông lại nhớ đến cậu chuyện trước cái đêm ra đi ấy...
Ông Ba Kiên nằm một lúc lại nói:
Tôi xem tình hình từ đợt một. đợt hai. cho đến bây giờ càng ngày càng có nhiều khó khăn hơn. Anh có nhớ trước tết
Mậu Thân, chúng ta còn kéo nhau cả đoàn ra Thanh An ăn hủ tiếu không? Tôi chỉ sợ chúng mình không thích ứng kịp được với tình hình...
Đang nói chuyện như vậy thì ông Ba Kiên dừng lại hỏi ông Dũng:
-   Anh Dũng này. anh bảo “đổi đời” là thế nào?
-   ….
-   Có phải thế này không nhá: Trước kia anh làm hương sư. tôi làm tá điền, nay anh là chính ủy, tôi là trung đoàn trưởng. như vậy là đổi đời phải không?
Ông Dũng chưa kịp nói thì ông Ba Kiên đã trả lời luôn câu hỏi của mình.
-   Trong cải cách ruộng đất thì tôi hiểu như thê. nhưng bây giờ tôi nghĩ khác. Cách mạng làm thay đổi con người đi. Trước kia tôi là tá điền, chủ nó báo sao, tôi làm vậy. Còn bây giờ là trung đoàn trưởng, tôi phải có cái đầu của tôi. Chính vì vây mà tôi cùng như anh. như các cán bộ. chiến sĩ chúng ta hiện nay. ở cương vị nào, chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm của mình làm. không thê đổ thừa cho ai được, cùng không thể chỉ chờ đợi ý kiến trên một cách thụ động. Càng những lúc khó khăn như bây giờ. thì ý nghĩ của từng con người, trong từng sự việc càng nổi lên rất rõ, phải không anh Dũng.
Lạ, con người lạ thật, trông ông Ba Kiên bề ngoài như vậy mà lại có lúc nói lên những suy nghĩ như vậy. Hay là ý ông Ba Kiên trước khi đi muốn căn dặn mình một điều gì đây mà không tiện nói trắng ra. Có lẽ đôi lúc mình quá công thức chăng? Đúng như ông Ba Kiên nói. tình hình càng ngày càng khó khăn. đòi hỏi cán bộ phải độc lập suy nghĩ, phái đảm chịu trách nhiệm trước cấp trên. Ông Dũng nhiều khi cũng tự so sanh mình VỚI ông Ba Kiên, thấy mình cùng giống ông Ba Kiên nhiều điêm. Nhưng ông Ba Kiên có một cái gì đó Thật hồn nhiên,giống nhưng con người vốn sinh ra đã thế mà ông Dũng không bắt chước được. Hễ cứ bắt chước là y như lố bịch. Chẳng hạn như trong quan hệ với chiến sĩ , ông Ba Kiên đến với họ cứ như không, chẳng cần vỗ vai vỗ vế mà vẫn tự nhiên, gọi cậu cũng được, gọi ông cũng xong, người nghe vẫn cảm thấy thoải mái. Chẳng bù cho một số cán bộ tỏ ra ta đây sâu sát, cố tìm cách chơi bời suồng xã với chiến sĩ, thì bị chiến sĩ lảng tránh. Cái gì đó thật khó nói. Ông Dũng không thể nào giả dối được như vậy, nhưng chính vì có lẽ quá giữ ý, nên lại trở thành khô khan. Tình cảm của ông giấu ở bên trong, ít bộc lộ… ông cũng biết nhược điểm trên đây của mình và tự an ủi: vì vậy mình mới là mình mà ông Ba Kiên mới  là ông b Ba Kiên. Anh em hay đùa ông họp nhiều quá, đi đái không kịp cài cúc quần. họ còn đặt ca dao nói về ông: “Ông Dũng có tính hay lo. Đêm nằm nghĩ việc ra cho lính làm”. Điều đó ông cũng biết. Nhiều khi ông tự hỏi : “Như vậy là họ yêu ông hay ghét ông?”. Xong đó ông lại tự trả lời: “Ghét thì họ không ghét. Họ thương ông, nhưng hình như họ không yêu ông bằng ông Ba Kiên”. Điều này không làm cho ông ghen tỵ nhưng ông cảm thấy đau khổ.
   Rõ ràng là cái trung đoàn này, thiếu ông Ba Kiên không được. chính ông đã nói với nhiều cán bộ trong trung đoàn như vậy. có lẽ ít có một cái trung đoàn nào mà trên dưới lại đoàn kết như trung đoàn Mười Sau. Nghĩ vậy, ông Dũng lại cảm thấy được an ủi. không gì ông cũng là người đóng góp đáng kể trong sự thành công này.

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2015, 07:30:32 pm »

   ..
Nghĩa trình bày phương án tác chiến. Canh tham gia ý kiến, ông Dũng chuẩn y xong phương án thì Lâu mới về. anh ở bên kia sông sang và tạt luôn vào tiểu đoàn. Lâu vừa đặt con chó xuống, nó đã nhảy cỡn lên vẫy đuôi mù ít, quay sang người này, rồi lại quay sang người khác sủa ăng ẳng. Ông thêm mở nắm cơm đeo sau thắt lưng bẻ một miếng, đang cầm ở tay, lập tức nó xông vào ngoạm nuốt trôi. Mọi người cười ầm lên. Con chó đang đói.
-    Mày bắt ở đâu đấy lâu?
-   Chó của bà Tám Kim đấy, nó chạy càn lạc trong ấp.
-   Cậu vào Đồng Lớn à?
Ông thêm trợn mắt, còn lâu vẫn gật đầu một cách thoải mái. Anh kể lại tình hình trong ấp rồi nói:
-   Trung đoàn bỏ dân, mỹ nó gom sạch rồi.
-   Thôi chuyện ấy bàn xong rồi, về đưa bộ đội sang mà đánh thôi.
-   Con chó vẫn chạy vòng quanh trong hầm, bị nghĩa tóm lấy cổ:
-   Ba tháng nữa thì một lít vững!
Cậu liên lạc nằm trong hầm ngó cổ ra!
Thủ trưởng để tiểu đoàn nuôi cho.hôm nào làm tiết canh sẽ mời ban chỉ huy đại đội hai lên. Riềng ! Riềng!
Cậu ta vừa gọi vừa vẫy tay, nhưng con chó không hiểu ý,cứ đứng như vậy ngoắt đuôi không chịu đi.
-   Ních! Ních!
-   Thiệu ! Thiệu!
Mọi người tranh nhau gọi.
Ông thêm ngắm con chó. Đẹp thật: mình thon,lông trắng, đốm đen, ức nở.
-   Thôi tụi bay đnừg có làm rối lên. Không đứa nào ở đây đáng mặt nuôi con chó này đâu.mỗi cái tên mà không đặt được. ví nó với thằng Ních- xơn là không đúng.thằng Ních– xơn mà là chó thì mình đã chẳng điêu đứng như thế này.chó mà đã giống thằng Ních- xơn thì mình cũng chẳng nuôi làm gì.
Ông lại bẻ một miếng cơm giơ lên:
-   Nào,lại đây, Đớp!
Con chó chạy đến đớp gọn miếng cơm.cả nhà lại cười ầm lên.
Xong rồi nhá, từ nay tên nó gọi là Đớp.nó nhận cái tên tao đặt,vậy con chó này là của tao.
Ông ôm con chó vào lòng.
-   Lâu:
-   Tôi vào mãi đồng lớn mới bắt được nó, lại còn cõng nó bơi qua sông Sài Gòn…
-   Được rồi, bữa sau tao trả công cho bao thuốc lá.
-   Thủ trưởng ơi,con chó ấy cô Tư Tầm kỷ niệm cho thủ trưởng Lâu đấy, cho đi rồi sau này ăn nói làm sao?
-   Cả tiểu đoàn tụi bay toàn là đồ nhậu nhẹt,để nó ở đấy thì chỉ dăm bữa nửa tháng lafthanfh bát tiết canh.
-   Thôi được,đơn vị sắp đi đánh nhau,tạm gửi cho thủ trưởng mấy hôm rồi nói chuyện sau, về đi nghĩa.
Dọc đường về đại đội, nghĩa vẫn tiếc:
-   Con chó ấy mà nuôi săn thì nhất.
-   Lâu:
-   Mình cũng có ý định mang về nuôi, nhưng thấy ông thêm xin lại thôi. Ông ấy xin con chó chứ xin cái gì nữa thì mình cũng chả tiếc.
-   ừ thôi,cũng được.
cả cái trung đoàn này,chẳng ai tiếc với ông thêm một thứ gì, huống chi con chó đối với ông lại có kỷ niệm…
…  hồi vỡ mặt trận Huế,ông mới mười ba tuổi,làm liên lạc đại đội.khi trung đoàn được lệnh rút lên chiến khu, ông thêm tranh thủ về thăm nhà thì cả gia đình đã tản cư hết,cửa nhà tanh bành. Ông đứng nhìn muốn khóc.giữa lúc đó thì con chó bị lạc đang chạy sủa ăng ăng quanh nhà.Thấy  ông về nó mừng quá, nhảy chồm cả hai chân trước lên ngực ông, nguẩy đuôi rối rít. Hai thầy trò đưa nhau lên chiến khu. Từ đó, nó không rời ông một bước. Những buổi chiều mặt trời sắp lặn, nó nhớ nhà, ra bờ suối ngồi tru lên thảm thiết làm cho ông Thêm cũng phải chảy nước mắt.
Các chú Vệ quốc đòi làm thịt, ông nhất định không cho. Các chú dọa là đêm lừa ông ngủ sẽ bắt, vì vậy mỗi khi đi ngủ, ông lại gọi con chó đến nằm dưới chân. Có đêm nhớ nhà nằm khóc, con chó đến bên cạnh, qùy xuống liếm vào tay vào mặt ổng, y như muốn an ủi vậy.
Rồi một hôm tự nhiên nó lăn đùng ra chết. Người ta bảo là nó cũng bị bệnh sốt rét như người. Ở chiến khu Quảng Trị nước độc lắm. Con chó chết mà ông Thêm bỏ ăn mất mấy ngày...
Từ đó về sau, hễ thấy ai nói đến chuyện làm thịt chó là ông rất ghét. Cả trung đoàn đều biết chuyện này. Hễ cứ trông thấy ông, là họ bày ra chuyện tiết canh thịt chó để trêu ông. Trêu xong rồi họ lại thấy thương ông. Mọi người đốì với ông có những sự chiếu cố đặc biệt.

Chương  Hai
Địch chuẩn bị càn lên biên giới
Hội nghị tổng kết chiến dịch đo Bộ chỉ huy Miền triệu tập bế mạc sớm hơn dự định. Các cơ quan Bộ lục tục chuyển cứ. Anh em cán bộ chiên sĩ trung đoàn Mười sáu được ông Ba Kiên nhắn về ở K.90 nằm chờ đợi đã một tuần nay. Biết về dưới đó sẽ thiếu thốn đủ mọi thứ, cho nên ba lô, bao gạo, người nào người nấy căng phồng. Đã quen sống ở vùng ven, gần địch, gần bom  đạn, nên tình hình chộn rộn chung quanh chẳng ảnh hưỏng gì đến họ. Đêm đêm, mặc dầu B.52 ném bom quanh khu vực đóng quân, họ vẫn mắc võng toởng  teng dưới các gốc cây, cạnh miệng hầm. Đánh tu lơ khơ chán, họ lại rủ nhau đi trèo gùi, hoặc bắt cua dưới suối. Cán bộ trạm nói khản cả cổ, họ vẫn chủ quan. Sau đâm chán, cư thấy lính “dép rọ” và đèn “cổ ngoéo” là thôi, không ai buồn la nữa.
Hùng con hop Hội nghị Chiến sĩ thi đua xong, được đưa về tạm trú cán bộ, chuẩn bị đi học. Đang nằm chờ thì nghe tin có đoàn cán bộ Mười sáu về vùng sâu, vậy là lợi dụng lúc các cơ quan chộn rộn chuyển cứ, cu cậu dở ta tin tức và cuốn bồng chuồn về K.90. ở đây, cậu ta gặp An và các chiến sĩ đang đợi ông Ba Kiên. Vừa trông thấy An, Hùng con đã ôm lấy anh la hét ầm lên. Đồng chí trạm trưởng quát:
• Này cậu bé, vừa vừa cái miệng chứ, chiều nay trực thăng quần sau trảng tranh. Biệt kích nó đi ngay sau hồi nhà đấy!
Chẳng để ý gì đến lời nhắc nhỏ, thằng Hùng vẫn bô bô: 
-   Trời đất ơi, ở tạm trú buồn muốn chết, mãi vừa rồi chị Ba ghé thăm mừng ơi là mừng. Có thư chị Sáu gửi lên
-   Chị Sáu có kể chuyện chi dưới đó không?
-   Hỏi thăm anh đó.
-    Dóc...
-   Được rồi, vậy là anh không xem thư nghen?
Hùng vừa nói vừa mở bồng, liếc An cười.
-   Chú Ba gặp mày hôm nào?
-   Thôi, không nói chuyện chú Ba, có thích xem thư của chị Sáu thì nói?
Hừng cầm lá thư giơ lên, rõ ràng là nét chữ Sáu Trang.
-   Anh là anh tệ lắm, chị Sáu đang trách anh đó.
-   Thật hả?
-   Lại còn không thật. Hồi anh bị thương, chị viết thư lên hỏi thám tình hình sức khỏe anh hoài à.
An im lặng cầm lấy lá thư. Chú bé tinh ranh nhận thấy những đẩu ngón tay của An run run. Chú cố nhịn cười, quay mặt đi.
... Lá thư Sáu Trang kể chuyện trung đoàn rút về cứ. chuyện chúng nó bốc dân vào khu tập trung, chuyện trung đoàn phải đi đào củ về thay cơm, thôi thì đủ thứ chuyện cuốì cùng có một câu: “Em cho chị gửi lời kính thăm anh An, chúc anh chóng mạnh để trở về đơn vị. Bây giờ trung đoàn ta trở về địa phương cũ hoạt động, vui lắm...**.
Chẳng biết câu này Sáu Trang viết cho thằng Hùng hay viết cho mình?
An mân mê lá thư. Vậy là bây giờ mình lại về Mười sáu. lại trở về Hố Bở. “Nước Hố Bò vừa trong vừa mát. Đường Hố Bò lắm cát dễ đi**. Tự nhiên An nhớ câu hát của Sáu Trang Anh cười một mình.
-    Đúng không nào? Chị Sáu chỉ hỏi thăm một mình anh
Sao mày lên đây?
Thằng Hùng chỉ chờ có thế và quên luôn câu chuyện về  Sáu Trang.
-   Em về dự Hội nghị mừng công phân khu...
- Ghê nhỉ?
. Em cũng là đại biểu chớ bộ, coi nè.
Hùng rút cây bút bíc có khắc chữ: "Đại hội mừng công phân khu Một" ra khoe với An
-    Nhưng sao mày lại về đây, tao nghe nói đại hội xong lâu rồi mà.
. Trên định giữ lại bắt đi học.
. Rồi mầy không đi?
. Học làm quái gì, ngồỉ nghe lên lớp chán chết.
Chỉ một lúc sau, anh em Mười sáu kéo đến đầy hầm. Họ treo ống cóng, đun nước pha trà. Rồi thì trám thứ chuyện. Trong cái vui trở lại vùng ven gặp cô bác, rồi vào ấp, lội xuống sông Sài Gòn bắt tôm, người ta nghĩ đến những người đi mất. Rồi đến chuyện những thằng bể bạc, những tên phản bội. Người ta lại nhắc đến Tám Hàn! An lặng thinh ngồi nhấm nháp mảnh lương khô. Trước mặt họ, một phong lương khô được bẻ ra từng mảnh nhỏ bày trên một tờ báo Quân Giải phóng cũ để thay cho đồ “cầm tay”.


Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2015, 07:32:57 pm »

..
Bảy giờ tối, đoàn ông Ba Kiên cùng với Thắng, Thị, bứt khỏi cuộc khai thác tranh thủ dai như đỉa của mấy ông phóng viên báo Quân Giải phóng ở H.20, về tới trạm K.90.
Thấy thằng Hùng mang bồng ngồi đó, ông Ba Kiên quát hỏi ầm ầm một lúc rồi cũng đành thôi, coi như sự việc đã rồi. Đoàn đi học đã đi. Còn ai mà dẫn nó đuổi theo nữa. Tạm trú bộ cũng đã dời đi chỗ khác từ chiều hôm qua. Biết đâu mà móc ráp, mà liên lạc. Vậy  là ông đành phải chịu thua thằng Hùng,cho nó trở về đơn vị. Thằng Hùng đã đoán biết trước mọi việc nên cứ mặc cho ông Ba Kiên quát, giả vờ ngồi im lặng chịu tội.
Xong việc thằng Hùng, ông Ba Kiên phải vội vàng thu xếp đồ đạc và lệnh cho đoàn chuẩn bị cơm nước, lấy thêm súng đạn để ra đi ngay trong đêm. TỔ chức cho được một chuyến lấy gạo không dễ, anh em biết vậy và mỗi người đều phải gắng thêm một chút.
Gạo về, ông Ba Kiên cũng chia cho mình một bồng đầy như mọi người. Mười hai giờ đêm, mọi việc thu xếp xong. Năm giò sáng, đoàn xuất phát. Càng sớm càng tốt, đoàn phải bứt ra ngoài vòng càn của bọn lính thủy quân lục chiến ngụy và “Tia chớp nhiệt đới” Mỹ.
Ba tiêng đồng hồ sau khi đoàn ra đi, máy bay đến ném bom trúng K. 90, trạm giao liên K.9, K. 10. Tiếp đó trực thăng quần rồi đổ chụp biệt kích xuống một số cứ của cục hậu cần Miền. Đoàn tăng thêm tốc độ hành quân, đi bốn giờ liền không nghỉ. Ra đến đường giao liên, họ gặp một đoàn tân binh mới từ ngoài Bắc vào.
Hai đoàn đều dừng lại để thăm hỏi tình hình:
-   Các đồng chí có biết chúng nó đổ quân ở đâu không?
Hai bên đều hỏi nhau, rồi cả hai bên đều cùng nhau
phỏng đoán tình hình.
Đồng chí giao liên cho anh em dừng lại ngụy trang.
Ông Ba Kiên cũng cho anh em tản ra nghỉ. Anh em lính cũ lập tức xông vào đoàn tân binh:
-   Có ai Nghệ Tĩnh không?
- Ai Nam Hà không?
-   Đồng chí nào ở Quảng Bình đấy? Đi tháng mấy? Môt cậu tân binh tên là Xưa, đến bắt quen Thị:
-    Thủ trưởng quê đâu?
-   Hà Tĩnh.
•Emcũng Hà Tĩnh đây, em ở cầu Nghèn đó thủ trưởng đi  xuống đồng bằng à?   
•   ừ xuống gần Sài Gòn.
•   ôi, thế thì thích quá!
Thị nháy mát:
•   Thích không?
•   Em chi ước xuống đó?
. Thật chứ? Muốn đi không?
. Anh xin cho em đi với!
Thị ghé tai:
. Muốn theo thì có gì khó, chỉ cần chốc nữa, chờ cho đoàn đi rồi cậu “tụt tạt” lại...
•   Nhưng mà còn thủ tục.
Thị hất hàm vể phía ông Ba Kiên dang ngồi nói chuyện với đồng chí giao liên:
. cần gì thủ tục, thủ trưởng đi đây, ông gật một cái là xong tất.
•   Anh nói thật đấy chứ!
Thị trợn mát:
•   Thật chớ đùa à?
- Vậy anh chờ em một chút.
Cậu tân binh luýnh quýnh, mở túi ba lô, rút cuốn sổ xé một tờ giấy viết:
“Báo cáo trung đội trưởng, tôi là Nguyễn Văn Xưa, xin đi theo đơn vị xuống vùng ven. Tôi không đào ngũ đâu”. Viết xong, cậu ta gấp lại cắm cổ chạy lên phía trước.
Đoàn tân binh có lệnh tiếp tục hành quân, ông Ba Kiên cũng làm việc xong với đồng chí giao liên, khoác ba lô đứng dậy:
•   Chuẩn bị đi thôi!
Thị chờ cậu tân binh chạy trở lại lấy ba lô, hỏi nhỏ:  
. Đưa giấy cho trung đội trưởng à?
-   Không, em đưa thằng bạn, dặn nó chặng nghỉ sau hãy báo cáo - Cậu ta cười, cũng nháy mắt với Thị.
-   Được rồi, bây giờ cậu phải đi sau một quãng, khi nào xa đoàn giao liên một chút, mình báo cáo thủ trưởng. Thôi khoác ba lô vào “phới” đi. Gớm mang gì mà lỉnh kình thế này. À cậu biết bơi không?
-   Bơi được nhưng không giỏi.
-   Qua được sông Nghèn không?
-   Được một nửa sông!
-   Thôi được, có ni lông đó chứ?
-   Hai cái.
-   Vậy thì tốt. À, mà vừa rồi đơn vị không điểm quân số à?
-   Em dặn thằng bạn nếu trung đội có biết, báo cáo là en gặp đồng hương đi sau một chút.
-   Xem bộ cậu cũng láu đó, lính vùng ven phải linh hoạt mới được. Bao nhiêu tuổi rồi?
-   Em mười tám. Anh hút thuốc không?
Xưa chìa ra một gói Điện Biên bao bạc.
-   Cất đi, về dưới đó quý lắm. Dọc đường nhiều biệt kích đừng hút.
Đi được khoảng 40 phút, Thị ra hiệu cho Xưa:
-   Lên đi, ta nói chuyện với thủ trưởng, yên trí, thủ trường là người vui tính lắm.
Ông Ba Kiên lúc đó đang vừa đi vừa kể chuyện vui. Mấy cậu chiến sĩ đều tranh nhau đi đến gần ông nghe cho rõ.
Đi đánh giặc mãi về mình cũng chẳng biết mô tê chi, trên kêu lên nói đi Hà Nội họp, cho một ít tiền và cho về phép. Đi bộ đội 8, 9 năm, nỏ có chi đưa về, mình đem đổi hết tiền chẵn ra tiền lẻ, bỏ vào trong cái mũ cối, giũ tanh banhra, đưa cho ông bố. Ông cụ tính người đời xưa nhìn thấy tiền nhiều quá đâm nghi, hởi: “Mi mần chi mà lắm tiền rứa. hay ăn cắp ăn trộm của con nhà ai? • Mình nói: Tiền Chính phủ cho. ông cũng không tin. Mãi đến lúc mình đi học, ở nhà họ đến nghiên cứu lý lịch...
•   Nghiên cứu làm gì hở thủ trưởng?
•   Tuyên đương Anh hùng chú làm gì, cái thằng, hởi vớ vẩn.
• Xì, im đi nghe nào..
Xưa bấm Thị:
. Thủ trưởng là anh hùng à?
. ừ! Anh hùng quân đội đấy!
Giọng ông Ba Kiên vẫn đều đều:
-   Vậy là cán bộ về hỏi ủy ban, gặp Đảng ủy, ông bố mình thấy vậy buồn lắm, sang phàn nàn với hàng xóm: “Không biết con tui hắn ăn cắp ăn trộm chi của nhà ai mà bây giờ người ta về người ta hởi hàng xóm. Người ta lại không tin tui... Đến bữa ông cụ được Bộ Tổng mời ra Hà Nội.
-   Sướng thật, làm anh hùng bố cũng được ra Hà Nội.
-   Xì, im đi nghe nào.
Xưa quên hẳn mình là lính chưa trình diện, cũng chen lên trước nghe cho rõ câu chuyện, ông Ba Kiên vẫn kể, giọng đều đều. ông đi trước, Xưa chưa nhìn rõ mặt mũi, nhưng cứ nghe giọng nói thì anh đoán ông hóm lắm, hình như ông đang vừa nói vừa cười tủm tỉm:
... Người ta đặn: Ra đến Hà Nội, bố xuống bến xe Kim Liên thì thuê xe xích lô nói về trạm 66, bố đừng tiếc tiền, tiền Chính phủ trả. ông cụ đi xe từ Hà Tĩnh ra đến Kim Liên, ăn có một bữa cơm hợp tác 6 hào ở đọc đường, về kêu đắt mãi... Đến Kim Liên, ông cụ thuê một cái xích lô về trạm 66, ngồi lên xe, ông cụ cứ quay lại hởi: “ông đạp có mởi chân không. Thằng xích lô đểu, nó biết ông cụ ở nhà quê ra, từ 
bến Kim Liên về trạm 66 nó thiến ông cụ 6 đồng bạc, 6 bạc hồi đó còn giá trị lắm. Các cậu nhớ cho là lúc đó một đồng bốn bát phở tùm hum.
Về Hà Nội, thủ trưởng Tổng cục Chính trị ra hởi thăm chuyện gia đình làm ăn, ông cụ chẳng nói gì, chỉ phàn nàn ra đây cái gì cũng đắt đở, người thì đông quá, rồi ông lại phàn nàn tiền đi xe từ trong Hà Tĩnh ra lại ít hơn tiền đi xích lô từ bến Kim Liên đến trạm 66.
-   Năm ấy là năm nào thủ trưởng?
Ông Ba Kiên quay lại. Ông trông thấy Xưa, câu chuyện liền bị cắt ngang:
-   Cậu nào đây?
Thị:
-   Báo cáo thủ trưởng, lính mới của trung đoàn đấy.
Vừa rồi cậu ta đi trong đoàn tân binh, hởi thăm nghe nói thủ trưởng người Hà Tĩnh, lại ở vùng ven, nên xin đi theo đơn vị, tôi chưa kịp báo cáo...
-   Bậy, tân binh mình đã nhận phần minh rồi.
-   Cậu đào ngũ hả?
-   Cái thằng, người ta theo xuống đơn vị lại bảo đào ngũ. Xưa bước lên cạnh ông Ba Kiên:
• Xin thủ trưởng cho em về đơn vị.
- Hà Tĩnh à, ở huyện nào đó?
-   Thạch Hà ạ, em cũng gần quê thủ trưởng.
Ông Ba Kiên biết ngay đây là âm mưu của thằng Thị. Vậy là hắn đặt ông trước một việc đã rồi. Bây giờ thì còn nói chi nữa. Người đâu mà dẫn thằng Xưa đưa trả đơn vị cũ. Trung đoàn thì nay đang thiếu người thật. Thêm được chiến sĩ nào hay chiến sĩ ấy. Cậu chiến sĩ này coi bộ hăng hái. nhưng sự hăng hái ban đầu ấy thì đã chắc chắn gì đâu. Biết đâu được! 
ông bỗng nhớ đến cậu Sáu Hùng, tham mưu trưởng trung đoàn: Đánh nhau đợt 1, cậu ta bị thương đi viện. Vừa rồi lên đi họp, ông ghé thăm. Cậu ta bây già béo như con cun cút, nhưng cứ kêu đau hết bệnh này đến bệnh khác. Biết là cậu chàng ớn vùng ven, ông Ba Kiên hởi thật:
- Nếu như cậu không muốn về trung đoàn nữa thì cậu cũng cứ nói, mình đề nghị cán bộ thu xếp cho ở lại trên này.
Cậu ta đở mặt:
. Em bây giờ yếu quá, sợ không theo được bộ đội...
Hôm sau, ông đề nghị với Miền cho cậu ta ở lại luôn bệnh viện, làm trợ lý chính trị ở đó.
Thằng Hùng trước đây đâu phải là cán bộ yếu. Chẳng phải ông không tin Xưa, nhưng dẫu sao thì nó cũng chỉ là tân binh, hăng hái lúc đầu. ông Ba Kiên vừa nhìn Xưa vừa nghĩ đến mình thuở trẻ - Hình như hồi mới vào bộ đội, ông đã dày đạn hơn cậu ta, ông đã từng đi làm thuê, từng chống chọi với cuộc đời, còn cậu tân binh này, rõ ràng chỉ mới là một cậu học sinh ra trường, rồi đi Trường Sơn....
Trong khi ông Ba Kiên trầm ngâm suy nghĩ thì Thị mủm mỉm cười, húych vào vai Xưa, nói nhỏ:
- Cứ yên tâm, thủ trưởng tốt lắm, thế là xong rồi đó.
Bây giờ tất cả mọi người đổ xô sự chú ý vào Xưa làm cậu ta càng thêm lúng túng. Cậu ta nhìn mình, lại nhìn anh em chung quanh. Cái gì cũng khác, họ mang bồng thì mình mang ba lô cóc, họ đi dép rọ thì mình mang dép cao su. Họ đội mũ tai bèo còn mình đội mũ cốĩ. Họ có cái đèn ngoéo đeo lủng lẳng ở thắt lưng. Thắt lưng họ toàn là thắt lưng Mỹ. Cách họ buộc ni lông ở thắt lưng cũng khác.
May mắn cho Xưa, giữa lúc cậu ta đang hết sức lúng túng thì Hùng con xông vào bát chuyện.
■ Đằng ấy yên trí, mình cũng trốn đơn vị theo trung đoàn

đấy. Vậy mà rồi xin riết chú Ba cũng nhận. ăn thua là có chịu chơi không?
-   Chịu chơi là thế nào?
-   Là oánh cho mạnh vào, đằng ấy “oánh” nhau trận chưa?
- Chưa.
-   ừ , không lo, rồi quen cả, đánh nhau đễ ợt mà ăn nhau là có chịu chơi không?
-   Thôi đi ông nội, dóc vừa vừa chứ.
-   Em nói thiệt, đóc cái gì, em rút kinh nghiệm cho nó mà.
-   Quê CẬU gần đây à?
-   Cũng ở đưới đó.
Hùng chỉ tay về phía trước.
Mới một chặng đường, mới nghe một câu chuyện của trung đoàn trưởng, mới trao đổi vài câu với một chiến sĩ, vậy mà trong cái đoàn người đầy mới lạ, đầy những khuôn mặt, dáng người chưa quen biết này, Xưa cảm thấy có một cái gì thật gần gũi, thật cởi mở. Hình như số phận của anh đã định sẵn, đã được quyết định là sẽ gắn bó với cái trung đoàn mà anh chưa quen biết này.

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2015, 07:34:46 pm »

..
Ông Ba Kiên vẫn im lặng, ông không nói được cũng không nói không. Ông giận thằng Thị thực sự. Hắn đặt ông trước một việc đã rồi. Ông thích sòng phảng, nói cho người sắp đi vào chỗ gian khổ biết hết cái gian khổ đến mức nào, nhất là đến một đơn vị như đơn vị ông. Ông đã từng nói chuyện với một số tân binh ra đi từ miền Bắc vào hồi tết Mậu Thân. Phần lớn không được chuẩn bị chu đáo về mặt tư tưởng, nào là mau mau kéo vào để còn nhặt ống bơ, nào là vào đến nơi thì đã thông nhâít xong. Một số cán bộ từ trong nam ra, chẳng biết có xuống chiến trường không, nói như sắp thắng đến nơi, làm cho bọn thanh niên háo hức tranh nhau đi. Cái thứ tuyên truyển rẻ tiền ấy đã gây tác hại không ít cho đơn vị sau này.
Ông nghĩ: Dầu sao đến chỗ nghỉ, cũng phải xem lại cái cậu tân binh này và chuẩn bị thêm tư tưởng cho nó.
Trong một cụm rừng nhỏ có bóng cây che khuất, mùi cỏ cháy thơm phức, ngọt lịm. Mùa khô Nam Bộ. trời trong vắt. Những vì sao mát rượi. Họ ngả lưng nằm xuống thảm cỏ cho sương đêm thấm địu vào tận làn đa. Mọi người đang chờ đợi một trận đánh. Đốì với họ, mọi chuyện vừa qua xảy đến đều đẹp đẽ có pha chút ít màu sắc ly kỳ: Trận đánh chẳng có gì đáng ngại. Họ nghĩ ra nhiều tình huống éo le, mà giữa những mớ sự việc hỗn độn đó, họ là nhân vật trung tâm, họ nghĩ đến những hành động anh hùng mà họ sáp sửa đóng vai quan trọng. Đại đội vừa vượt qua một trận pháo. Khi qua sông chừng 500 mét, tự nhiên các cụm pháo từ Trung Hòa, Chà Rầy, Dầu Tiếng tới tấp căn xuống bến, rồi rải một dọc dài qua ấp 2, ấp 3, lên đường Mười bốn. Chớp lửa dăng hàng trên hai bờ sông. Đại đội trưởng Lâu truyền lệnh cho anh em đi gấp, vì anh nghĩ đến khả năng đại đội qua sông bị lộ. Chiến sĩ cũ hiểu ngay ý đồ của câp trên. Còn chiến sĩ mới cứ nhìn vào chiến sĩ cũ mà làm: chạy cũng chạy, đứng cũng đứng.
Khi đã chắc chắn vượt ra ngoài tầm pháo rồi, chiên sĩ cũ bát dầu nói chuyện. Vậy là anh em lính mới thấy an tâm.
Mười một giờ đêm, đơn vị hành quân đến khu tập kết. Trong khi cậu tân binh ngồi bên cạnh đang xốn xang với bao ý nghĩ về cái đất Củ Chi mới lạ này thì tiểu đội phó Lựu nằm ngửa, duỗi chân, gối đầu lên bồng nhìn trời; một vòm trời đầy những ngôi sao xanh nhấp nháy. Cậu tân binh muốn hỏi anh nhiều điểu, muốn được biết vùng đất Củ Chi này có những gì lạ, thì Lựu lại nghĩ về xã Tân Thới Hiệp xa xôi. nơi có ánh đèn trước hầm của má Hai.
Lựu đang nghĩ về Thận, về Thực, về ông Ba Kiên. Cái ý nghĩ đẹp đẽ về những con người đó như có một sức mạnh thần kỳ vực anh dậy, đưa anh đi qua một chặng đường, bây giờ ngoảnh lại anh cảm thấy còn rờn rợn sau xương sống. Cái đêm pháo bắn ấy anh nằm giụi mặt vào lưng thằng Tám Hàn. Nó không đẩy anh ra, nhưng nó  không nói với anh một câu nào. Nếu như lúc đó anh ra đi, dọc đường gặp lại nó, thì sự thể sẽ ra sao? Không, dù thế nào đi nữa mình cũng không bao giờ là một thằng phản bội. Hôm đi xa đồng đội rồi anh bỗng cảm thấy bứt rứt. Anh đã nghĩ rằng không biết rồi có bao giờ mình trở lại quê hương nữa không?
Hồi anh đi bộ đội, ông chủ nhiệm hợp tác xã cứ chần chừ mãi. Muốn giữ anh ở lại:
- Mình biết cậu đi rồi thì khó mà kiếm được một tay kế toán thay cậu, nhưng thôi, biết làm sao. Đấy cậu thấy không? Thằng Mỹ đánh cả vào cái hợp tác xã này của chúng ta nữa đó.
Công việc đồng áng vẫn có một cái gì đó quyến rũ Lựu. Nhưng thế nào nhỉ? Anh nghĩ nhiều đêm trước khi ra đi. Nếu lúc đó anh chỉ cần tỏ một thái độ thì ông chủ nhiệm sẽ lập tức giữ anh lại. Nhưng chiến tranh là một việc gian khổ, là một việc của cả nước. Vậy thì với tư cách nào mà anh lại lẩn trốn? Anh đã thắng trong trận đấu tranh tư tưởng lần thứ nhất. Nhưng sự ác liệt của chiến tranh mà anh vẫn tưởng ràng mình sẽ cắn rặng chịu đựng được đã diễn ra quá mức tưởng tượng. Mặc dầu bây giờ không ai còn nhắc lại sự việc ở ngã ba bến thương binh nữa, nhưng cứ nhìn mọi người, anh lại nhớ đến nó.
Vượt qua được sự sợ hãi quả tình là một khó khăn đối với anh. Nhưng phải vượt lên. Cái lớn nhất của khó khăn đó là cái chết. Lựu im lặng nghĩ đến nó.
Trận ây nếu mấy cái hầm phía trước đại đội bộ trụ vững được thêm một ít nữa thì không đến nỗi.
Người ta hỏi về trận đánh Cầu sát như vậy. Cái chết!
Nếu hôm ấy anh không sợ nó!
Bỗng Lựu ngồi phắt dậy và cùng lúc đó, mấy cậu chiến sĩ kêu lên:
-   B.52!
Đúng là tiếng động cơ rền đều của B.52. Sự bình tĩnh đã làm cho Lựu trở nên tỉnh táo:
-   Nó đấy, nhưng nó không ném bom ở đây đâu.
-   Sao vậy hả anh Lựu?
-   ở đây sát ngay bên cạnh tụi Mỹ.
Đối với các tân binh thì cử chỉ, lời nói của người lính cũ tác động đến họ rất nhiều. Thấy Lựu lại ngả lưng nằm xuống, họ không chộn rộn nữa.
Cả một vùng trời sáng rực. Tiếng bom hú. Mặt đất rung rinh. Tiếng một người nào đó nói bên cạnh Lựu:
-   Không khéo nó đánh cứ tiểu đoàn mình.
-Chính đông.
- Hơi chếch sang bắc một chút.
- Thôi, cho anh em chuẩn bị đào hầm đi.
Từ đó đến sáng, B.52 đánh tiếp hai đợt nữa, cũng hướng đó nhưng hơi xa hơn một chút. Đúng là khu vực tiểu đoàn trở lên rồi. không chệch vào đâu được nữa. Người nào cũng nghĩ như vậy và một mối lo mơ hồ hiện lên trước trận đánh của họ. Trong khi họ ra đi thì hình như tiểu đoàn và trung đoàn cùng đang chuẩn bị một việc gì đó rất khẩn trương. Mấy hôm nay có tin đồn địch có thể đánh ra Thành An kiểm soát đường Mười bốn. Tụi giang thuyền từ Phú Hòa Đông đã ngược theo sông Sài Gòn lên đến Rạch Bắp


Sau khi xuất kích, đánh bọn xe ủi xong trở về, Nghĩa chạy đến hầm Lựu, vẻ mặt rạng rỡ:
- Chuẩn bị đi. xe tăng vào đây. Cậu bắn tốt lắm.
Lựu im lặng. Thực tình, anh đã phải hết sức tự kiềm chế để vượt lên sự lo sỢ. Anh cứ bò lên mãi. lên thật gần mục tiêu, và cho đến lúc đứng dậy bắn, anh cũng phải tự bảo mình bình tĩnh, có bình tĩnh mới bắn trúng được. Nói cho công bằng, sở dĩ anh làm được vậy là có một phần vì cậu tân binh bò theo phía sau anh. Anh phải làm gương. Những phút đầu tiên trong một trận đánh rất quan trọng. Lần ra trận này, anh đã bình tĩnh và nghĩ được như thế. Đây là ! những điều hết sức mới mẻ đối với Lựu.
Pháo!
Lựu quay lại. thấy cậu tân binh đang rụt đầu xuống, mặc dầu cái đầu của nó đã thấp hơn miệng hầm. Nó nhe răng ra cười. Cái cười ngụ ý nói: “Em cũng không sợ”.
“Bây giờ để nó ngồi một mình thì nó sẽ hoảng”. - Nghĩ vậy, Lựu nói:
- Chừng nào tiếng pháo nghe viu víu thì không sợ, chừng nào nghe tiếng xẹt thì phải cẩn thân.
Pháo bắn xa dần về phía sau... Xe tăng vẫn chưa vào. Pháo rồi đầm già, rồi lại pháo. Những chiếc máy ủi bốc cháy, cuộn lên những cột khói đen ngùn ngụt trước trận địa.
- Xe vào đấy, chuẩn bị.
Nghĩa chạy qua các hầm ra lệnh rồi quay lại ngồi bên cạnh Lựu. Trước trận đánh, Tuyên, Lâu và Nghĩa thống nhất một nhận định: Lựu là cựu binh, tuy có những khuyết điểm trước đây, nhưng sau chuyến đi từ dưới Tân Thới Hiệp về, đã có nhiều thay đổi. Anh đã hứa sẽ sửa chữa khuyết điểm bằng những trận đánh cụ thể. Vì vậy, họ quyết đinh mạnh dạn giao cho anh làm tiểu đội phó phụ trách một tổ Hỏa lực. Gọi là tổ. nhưng thực thì cũng chỉ có hai người. Tự nhiên để thật chắc chắn như lời ông thêm dặn, ban chỉ huy đại đội giao cho nghĩa, trong khi đi với trung đội ba, phải chú ý kèm cặp lựu. Dẫu sao thì trước đây cậu ta cũng đã có một lần phạm khuyết điểm nghiêm trọng.

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #117 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2015, 07:59:44 pm »

...
Đạn xe tăng bắn cày đất. Tiếng súng của nó thật khó chịu, nổ không to nhưng chát chúa, đai đẳng. Những thân cây cao ngang đâu bị phạt cụt. Biết mình có hởa lực chống tăng nhất định nó không chịu vào, cứ đứng ngoài bắn. Hầm Lựu bố trí chếch về bên trái đội hình đại đội và hơi lùi về phía sau, nên từ đó họ chỉ nghe tiếng súng và tiếng hụ máy của xe. Nhưng sao hầm phía trước không bắn? Trước mặt Lựu, chếch bên phải, Nghĩa đã cho bố trí một khâu B.41 để có thể bắn tầm xa hơn. ở đó có thằng Quá là trinh sát trung đoàn mới được bổ sung cho đại đội trong trận đánh. Nghĩa đứng lên. lại ngồi xuống. Đạn xe tăng vẫn cày đất trước mặt. Tiếng xe hụ rất gần. Chẳng lẽ hầm phía trước lại bị tróc?
-    Đưa tao trái thủ pháo.
Nghĩa vừa nói vừa giật lấy trái thủ pháo trong tay cậu tân binh. Lăn đi mấy vòng rồi nhảy xuống con suối cạn bên trái, bò lên. Con suối này là con đường vận động đã được nghiên cứu trước. dọc bờ suối còn một ít cây xanh, Nghĩa đang bò thì bỗng nghe có tiếng đạn chíu qua đầu. Anh nằm bẹp xuống dán mình vào bờ suối. Chỉ một thoáng sau, anh hiểu ra. Một chiếc tăng từ bên kia suối đang bắn sang hầm tiền tiêu. Một chiếc nữa ở bên này suối, nhưng đứng chéo về bên trái để tránh tầm đạn của ta, đang từ xa bắn trực diện vào cái hầm trước mặt Nghĩa để yểm hộ cho một chiếc M.41 tiến vào. Thật là nguy hiểm. Những chiến sĩ ở đây không thể ngóc đầu đậy bắn được. Nó đã phát hiện cái hầm nhô ra phía trưóc này. Trước mặt Nghĩa là một khoảng đất trống. Qủa thủ pháo thành ra vô tác dụng. Phải điều ngay khẩu 
B.40 của thằng Lựu lên. Lần này trở về. Nghĩa không bò nữa mà anh khom lưng chạy dưới lòng suối.
Đến trước cửa hầm Lựu, Nghĩa chỉ kịp giật lấy khẩu B.40 và chạy đi.
-   Mang thêm đạn theo tao.
Lựu chạy theo Nghĩa, cậu tân binh chạy theo Lựu. Sụ việc diễn ra nhanh đến nỗi Lựu chưa trông thấy chiếc Xe tăng thì đã thấy bốc lên một bựng khói. Nhưng cũng ngay lúc đó, anh lại thấy lửa nhằng lên trước mặt và nghe Nghĩa kêu lên:
-   Xe tăng bên trái.
Nghĩa bỏ rơi khẩu súng và cả con người khổng lồ bỗng đổ sập xuống. Lựu luống cuống. Anh chưa biết làm gì đã thấy Nghĩa ngồi nhỏm dậy. Anh với khẩu súng nhưng không được:
-   Bắn chiếc bên trái, rồi chiếm lại cái hầm của thằng Quá.
Lựu nhặt súng, lắp đạn, toan đứng dậy thì lại nghe Nghĩa thét lên:
-   Nép vào bờ suối.
Đạn xe tăng vút qua đầu, nổ sau lưng, Lựu mở to mắt nhìn vào chiếc xe nghĩ: có thể nó sắp bắn chết mình đây, và anh bóp cò. Trong lúc yên trí là mình sẽ ngã xuống, Lựu lại thấy chiếc xe bốc cháy. Khẩu súng trên vai anh vẫn còn nguyên. Anh quay lại, lúc đó Nghĩa đã gục xuống, không nói được nữa, chỉ khoát tay về phía hầm Quá.
Nghĩa không còn trông thấy gì, trước mặt anh mơ hồ hiện lên một cái bóng, anh còn biết đó là Lựu. Lựu có nghe rõ lời anh không? Nó có hiểu ý anh không, nó có chiếm lại được cái công sự tiền tiêu mà chiếc M.41 đang chọc thẳng mũi súng vào đó không?... 
Giữa lúc Lựu đang bắn chiếc xe bên kia suối, thì một chiếc xe đã vào đến trước hầm Quá. Tầm B.41 không còn tác dụng nữa. Nó đang chồm lên trước một ụ mốì, dựng ngược những cái mắt xích dính đầy đất đỏ đè lên những cành khô kêu răng rác.
Ngay phút đâu tiên, khi Quá vừa mới lắp quả đạn B.41 định bắn chiếc xe tăng chính diện này, thì súng hỏng, anh bị thương ở tay khi một mảnh đạn chém vào nòng súng. Viên đạn mắc vào đầu nòng không kéo ra được. Chiến sỉ ngồi cùng hầm với Quá hy sinh ngay trong loạt đạn đầu này. Sự thế trở nên gay go. Chạy đi kiếm một khẩu súng khác ư? Như thế có nghĩa là bỏ luôn cái hầm tiền tiêu này. Mà muốn chạy khỏi cái hầm không phải dễ. Chiếc xe bên kia suối bắn chéo sườn. Đạn nổ trước cửa hầm. Khi dẫn Quá đên đây giao vị trí, Lâu
nói:
• Trung đội một và trung đội ba có hai rẻo đất nhô ra phía trước, ở đó đại đội bố trí hai hầm chiến đấu. Hai cái hầm này sẽ bắn chéo cánh hỗ trợ cho nhau. Các cậu phải cho một tổ thật vững lên trụ ở đây, bám công sự đến cùng. Không có lệnh không rút.
Quá hiểu ý định của Lâu và quyết định lên trực tiếp nằm tổ chiến đấu này.
Chiếc xe tăng nhằm chính diện công sự mà lao thẳng tới như một mũi tên. Quá rút thủ pháo nhảy lên. Một chùm đạn chụp xuống nóc hầm. Quả thủ pháo ném chệch, nổ cách chiếc xe ba mét. Quá ngả xuống, nằm vắt ngang miệng hầm trong khi chiếc xe đứng dừng lại vì quả thủ pháo nổ phía trứớc mặt nó...
Vào cái lúc vô cùng hiểm nghèo đó thi Lựu nổ súng. Chiếc tăng đang chồm lên trước ụ mối thì bị một phát đạn xuyên ngang hông, đổ nghiêng sang một bên.
Rẻo đất nhô ra trước trận địa nhỏ tí tẹo vậy mà pháo và bom đổ xuống bao nhiêu rồi vẫn trơ ra. Máy bay cố tình quẳng bom xuống đó nhưng bom lại rơi chỗ khác. Cho đến lúc một quả rơi cách hầm Lựu chừng hai mươi mét, phạt trắng tất cả rẻo cây xanh thì lại hóa hay. Từ trên trời nhìn xuống, chúng nó chẳng còn phân biệt gì nữa. Cái nóc hầm mới đắp cũng giống như những hố bom vừa mới bị đào lên. Những cành cây, lá cây bị phạt nhỏ tung lên thả xuống, rải đều trên mặt đất. Hai đợt tiến công của xe tăng tiắp theo lại bị đánh bật ra.
Cậu y tá đại đội, cái đít to như cái giành, bò lạch bạch từ dưới suối cạn lên để truyền lệnh rút lui cho Lựu. Lựu vừa kịp nhận ra cái đầu nhô lên khỏi bờ SUốI thì một loạt pháo dập xuống đó. Tan khói, anh giụi mắt nhìn lại chẳng còn thấy gì nữa. Vậy là lệnh rút lui không đến nơi. Lựu vẫn cứ yên trí bám công sự.
Cũng lúc đó, cậu tân binh kêu lên:
- Xe tăng vào.
Đạn nổ tróc tróc trên hầm.
Bên phải cũng có xe. Thật là nguy hiểm, Lựu vừa định ngẩng lên lại phải thụt đầu xuống. Chờ một lúc, khẩu B.41 hầm tiền tiêu bên phải không bắn. Thế là thế nào? Chiếc tăng bên phải tiến thẳng vào hầm tiền tiêu b một. Đến lúc đó thì Lựu hiểu ra. Hầm bên kia có lẽ đã rút hoặc bị tróc.
Tự nhiên anh nhớ đến trận Cầu sát. Hôm ấy cái hầm của anh cũng bị hở sườn, bị đánh cả trước mặt, cả bên phải. Và sau đó, anh chạy khỏi hầm. Anh cũng không biết vì sao đã chạy băng qua dưới làn đạn mà không việc gì. Chính trị viên phó Thận nắm lấy hai vai anh mà lắc. Cái băng trắng quấn quanh đầu Thận còn rỉ máu. Rồi chỉ mấy phút sau Thận ngã xuống...
Chiếc xe trước mặt vẫn cứ tiến, và chiếc xe bên phải vẫn bắn cày đất bên miệng hầm. tình thế của lựu bây giờ chẳng khác gì tình thế của Quá buổi sáng. Trước khi lựu bắn cháy chiếc xe tăng,thằng Quá ngã xuống nằm vắt ngang trên miệng hầm này đây.

•   Có chết cũng phải cầm lấy súng ngắm vào đầu giặc mà chết, trở lại đi...- Hôm ấy chính trị phó Thận nói với anh như vậy.
Đạn tăng vẫn nổ trên miệng hầm. Lựu đứng bật dậy, đập vào vai cậu tân binh.
•   Cậu chuẩn bị bắn chiếc xe trước mặt, đừng để nó vào gần, mình sẽ lên đánh chiếc xe bên phải.
Lựu rút thủ pháo nhảy ra khỏi hầm. Anh ngã xuống, chạy lên, lại ngã xuống. Nghe một tiếng nổ rất lớn ở phía sau lưng anh biết là tổ viên của mình đã tranh thủ nổ súng. Anh lấy hết sức tung quả thủ pháo vể phía trước và anh nằm xuống đúng như tư thế của người chiến sĩ trong một buổi huân luyện.

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #118 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2015, 08:02:15 pm »

...
Chiếc xe nhà binh rồ máy chạy thẳng vào ấp chiến lược, vòng sang phải một quãng rồi dừng lại trước ngôi nhà gạch, nơi vẫn dành làm trụ sở canh gác cho bọn lính dân vệ trong ấp. Hai tên lính biệt động nhảy từ trên xe xuống, kéo tấm vải bạt che kín phía sau, và xốc nách một anh bộ đội vứt xuống đất. Anh bộ đội bị ném xuống như một cái bao tải, nằm úp mặt bất tỉnh. Một tên lính thứ ba từ trong buồng lái bước ra, cầm một khẩu B.40 bẹp dúm, đi đến bên anh chiên sĩ, lấy giày đá vào hông:
- Dậy đi con, nằm ăn vạ đây à?
Anh chiến sĩ vẫn bất động.
* Thôi lại cho ông đi bình bịch vậy, một tay vào mày . Hai tên lính vừa xốc nách anh vứt xuốíng, mỗi thằng môt bên, nắm lấy hai cánh tay của anh kéo sền sệt trên mặt đất
Chúng nó đặt anh nằm sấp, dang hai tay hai chân như một  cái xác chết giữa sân gạch.
Cái tin bắt được một “ông Việt cộng” chẳng mấy chốc lan đi khắp cả ấp chiến lược. Trước trụ sở dân vệ đông nghẹt người, người ra xem vì tò mò có, người ra xem vì lo lắng có. Biết đâu lại là một thằng nào đó mà họ từng gặp, từng gọi họ bằng má. bằng tía, từng đào hầm lợp nhà cho họ, và từng được họ để dành cho từng điếu thuốc, từng trái sầu riêng? Từ những người đàng mình như ông Hai Trụ, bà Tám Kim cho đến những tên lính dân vệ mặt non choẹt, chưa một lần nào chạm súng với Việt cộng và những mụ vợ lính xưa nay vẫn nơm nớp sợ đạn B.40 đều gọi nhau, kéo nhau đi xem.
Thằng đại úy Trung trong đồn Trung Hòa khi nhận được tin quân đội đồng minh phối hợp với lực lượng biệt động đã chọc thủng phòng tuyến phòng ngự của Việt cộng ở khu vực Rừng Làng và đã bắt được một tù binh, có cả vũ khí, lập tức ra lệnh đưa người này về ấp chiến lược Trung Hòa và đợi hắn ở đó.
Ngồi khoanh tay trên chiếc xe “Jeep” mui trần, miệng ngậm xì gà. thằng Trung đưa một con mắt đâm đắm nhìn về phía trước. Cuộc gặp gỡ sắp tới rất quan trọng vì tên Việt cộng bắt được là một sĩ quan. Trong cuộc gặp gỡ, này hắn phải làm hai việc: một là hạ uy thế Việt cộng trước mặt bàn dân thiên hạ và cũng để tỏ cái uy lực của chính hắn. Hai là hắn sẽ làm đúng lời thè của hán. Trong trận càn cách đây hai năm vào địa hình của du kích, thằng Trung bị thương hỏng một mắt. Đáng lẽ trong trận đó, hắn phải tóm được xã đội trưởng du kích Tư Quang. Vậy mà Việt cộng rút an toàn, còn hắn bị thương! Sau khi ở bệnh viện ra, hắn thề sẽ phải khoét cho đầy một trăm con mắt Việt cộng để trả hờn cho trận thất bại đó.
Thằng Tư Quang, tên du kích bắn hụt hắn bây giờ vẫn nằm quanh quẩn đâu đây. Hắn sẽ tát cạn bắt lấy . cứ sau mỗi ngày, hắn lại mở tấm bảnđồ khu vực Trảng Bàng. Củ Chi , xóa bớt đi một vùng xanh, những vùng theo như báo cáo thì đã hoàn thành việc ủi phá địa hình. Hắn nóng nảy vì thấy công việc tiến hành quá chậm chạp. Hắn chửi quân đội đồng minh là đồ ăn hại. Đánh một cái cứ du kích mà mất cả hàng tuần lễ! Bom ở đâu? Đạn ở đâu? Sao khổng đổ xuống mà san bằng hết.
Trận đánh diễn ra suốt ngày hôm nay ở Rừng Làng cũng làm hắn tức đến hộc máu, gần hai chục cái xe ủi bị phá hủy, hơn nửa ngày trời mới chọc thủng được một góc phòng tuyến Việt cộng. Vì hắn mà có trong tay bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu phản lực như thằng Mỹ, thì hắn đã cho pháo đài bay B.52 bừa cả cái đất củ Chi này. Sao lại không làm như thế được...
Cơn tức giận càng bốc lên khi hắn bước xuống xe:
- Đồ con khỉ, lật nó dậy, dựng nó vào góc tường, sao để nó nằm sóng soài như thế?
Trong khi chờ đợi bọn đàn em thi hành mệnh lệnh, thằng Trung chắp tay sau lưng đi đi lại lại, thỉnh thoảng liếc nhìn anh bộ đội rồi lại nhìn ra phía ngoài đường, nơi có những cái đầu đang lố nhố nhìn vào.
Anh bộ đội được đỡ dậy, kéo lê đến bên cạnh bức tường. Anh từ từ mở mắt, khẽ rên lên một tiếng, rồi bỗng như nhận biết mình đang ở đâu, anh cắn răng nuốt tiếng rên vào trong ngực, chống tay áp sát lưng vào tường, ngồi thẳng người lên. Anh nhìn những tên lính chung quanh rồi nhìn ra phía ngoài hàng rào, đến đó, đôi mắt anh dừng lại. Anh khẽ nhếch lên một nửa miệng, mỉm cười.
Hàng cúc trước ngực anh bộ đội bị đứt gần hết, để lộ ra những làn xước rớm máu. Hai chân quân băng lên đến bắp vế. Hai ống quần bị xé rách. Mặt mũi sây sát. Máu và đất đọng lại trên trán, trên môi, làm cho người ta không  nhận ra anh là ai nữa.
•   Tốt lắm!
Thằng Trung thấy anh bộ đội mở mát liền quay lại đi thẳng đến trước mặt anh, hai tay vẫn chắp sau lưng. Hắn đưa một con mắt vằn những tia đỏ nhìn chằm chặp vào anh bộ đội. Anh bộ đội hơi cau mày lại một chút như có vẻ nghĩ ngợi rồi hất hàm có vẻ sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách Không nhịn được nữa, thằng Trung gầm lên:
- Tao là Trung đây, đại úy một mắt đây, mày nhìn cho kỹ đi, ngắm cho kỹ thằng Trung đi rồi mà khai cung cho tử tế vào. Tính tao ưa hỏi một lần thôi, không đợi đến câu thứ hai, thứ ba.
Hắn đưa mắt ra hiệu cho tên thư ký bên cạnh. Tên này  rút trong túi ra một cuốn sổ nhỏ và một cây viết bíc, đứng đợi.
Anh bộ đội sau một phút nhìn thẳng vào mặt thằng  Trung lại quay mặt ra ngoài đường. Anh nhìn trong đám  đông và cố nhận ra một nét mặt quen thuộc. Anh đã trông thấy ông Hai Trụ. Và kia nữa, bà Tám Kim. Phía sau bà Tám Kim là cô Tư Tầm, con gái bà. Thấy anh bộ đội nhìn về  phía mình, cô gái ghé sát tai bà mẹ nói một câu gì đó. Anh  bộ đội hiểu ra, không phải là cô gái nối với mẹ, mà cô đang làm một động tác để nói với anh:
*   Anh là ai, em biết rồi!
Nhưng rồi anh bộ đội lại lướt nhìn đi chỗ khác, anh biết thằng Trung đang theo dõi phản ứng của anh
-Tên gì!
Thằng Trung đột nhiên hởi.
Anh bộ đội im lặng, quay mặt đi phía khác. Thằng Trung tức giận tiến lên một bước, rút bàn tay chắp sau lưng ra, để

xuống dưới cằm anh và xoay mặt của anh về phía hắn. Anh  anh và bộ đội đẩy bàn tay hắn  ra. Thằng Trung giật minh lùi lại.
- Cút đi!
Thằng Trung giận tím mặt, cười gằn.
• Được lắm, rồi mày sẽ biết.
Anh bộ đội biết cô Tư Tầm đang cười sau vai mẹ, cô cười về sự tức giận của thằng đại úy. Phía đó là bà con cô bác, những người đang nói thầm với mình qua ánh mắt. Anh bộ đội nghĩ thế và không hề để ý đến những lời quát tháo la hét bên tai nữa. Anh coi như không có thằng đại úy Trung đứng trước mặt.

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #119 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2015, 08:03:53 pm »

..
Sau khi bị thương ở suối cạn, Nghĩa tỉnh lại và anh thấy ràng, cẩn phải có một mũi yểm trợ cho tổ tiền tiêu ở phía suối cạn này, anh quyết định nằm lại đó để chỉ huy chiến đấu. khi đồng chí y tá đại đội bò lên lần thứ hai thì cũng vừa lúc anh bị thương vào cả hai chân, hầm tiền tiêu bị, tróc xe tăng cắt chéo đội hình đại đội và tụi bộ binh bên suối  cạn tràn qua. Chúng nó bắt được anh trong tình trạng bất tỉnh với khẩu B.40 bẹp gí. Nó lôi anh qua bên kia suối và lập tức mang lên “trực thăng” đưa về Trung Hòa.
Đáng lẽ hỏi cung anh trong đồn, nhưng thằng Trung bổng thay đổi ý định và cho mang anh ra đây...
Vậy là trước khi chết, mình lại được gặp mặt bà con, mình sẽ phải làm một hành động nào đây, nói một câu nào đây? Có một cách nào để nói với mọi người một vài lời trước khi vĩnh biệt? Dầu không nói ra nhưng người ta sẽ hiểu, vậy là được'. Rồi thế nào mai đây cô bác cũng sẽ gặp anh em mình, kể lại cho thằng Lâu, cho thằng Thị, cho ông Ba Kiên, cho Ông Thêm nghe, cho tất cả những anh em trong trung đoàn này cùng nghe về cái chết của minh.
Thằng Lựu thế mà khá, nếu như anh còn sống trở về  nhất định anh sẽ phải đề nghị khen thưởng nó. Nó không phải là người hèn. Lúc ở bên SUốI cạn, nó hơi lúng túng một chút, chỉ vì chưa quen. Vậy là thôi, chắc mnhf chẳng còn bao giờ được gặp lại má Hai ở Tân Thới Hiệp nữa. Vừa rồi anh đã cùng với Lâu lợp cái mái nhà trước cho Bà Tám Kim, chắc mái nhà đó bây giờ chẳng còn nữa.
Cô Tư Tầm nhìn anh. Bây giờ cô không cười nữa. Cô đang cắn một món tóc trong miệng. Nghĩa mỉm cười. Anh muốn cô cũng cười lên. Nhưng không. Cô không cười mà cũng chẳng ai cười cả. Mà tại sao từ trước đến giờ, Nghĩa chưa từng được một cô gái nào tỏ tình? Tại sao chưa có một cô gái nào nói với anh một lời âu yếm? Hay tại mình vụng về quá! Người ta hiểu lầm mình? Mình đâu phải chỉ biết quát tháo, chỉ biết đánh nhau? Người ta bảo anh là thằng Nghĩa tồ. Anh nghĩ: ừ thì Nghĩa tồ cũng được, có làm sao?; Rồi các cô gái cũng gọi anh như vậy: anh Nghĩa tồ. Anh nghĩ: kệ các cô.
Ở cái tuổi của anh, già chưa già nhưng trẻ thì không trẻ nữa, mười năm ở bộ đội, cuộc chiến đấu luôn luôn cuốn hút, cuộc sống quân ngũ luôn luôn căng thẳng, nhiều khi anh quên đi tất cả. Anh chỉ nghĩ có một điều: có lẽ không bao giờ anh có thể rời bỏ đơn vị được.
Nhưng có phải vì thế mà anh chưa một lần nào nghĩ đến chuyện yêu đương đâu? Tại sao bây giờ anh lại như vậy? Bây giờ anh cũng cảm thấy mình hơi khó hiểu về mình!
Mà kìa, sao có việc gì mà mọi người xôn xao như vậy? cô Tư Tầm áp mặt vào sau vai mẹ, bà Tám Kim quay mặt đi và có người nào đó kêu lên.
Vì mải nhìn ra ngoài đường, anh không để ý thấy thằng Trung rút con dao găm trên thắt lưng.
Trong khi Nghĩa vẫn chưa hay biết gì thì mọi người bỗng lo thay cho anh. Họ biết thằng Trung vốn chỉ sử dụng con dao găm của hắn vào  một việc duy nhất. Trông thấy quan thầy hắn rút dao, hai tên lính đứng bên cạnh không cần Chờ lệnh, lập tức đè ngửa Nghĩa xuống và trói chật hai tay của anh lại.
Thằng Trung ngồi xuống bên cạnh Nghĩa:
- Mày hiểu tao sắp làm gì mày chưa?
Im lặng.
-    Tao cần một con mắt của mày thay cho những lời cung của mày không khai.
• Khoét đi!
Nghĩa vừa nói như vậy thì mũi dao găm của thằng Trung đã gí sẵn trên mi mắt bỗng ấn sật một cái và anh thét lên, ngất lịm.
Thằng Trung nhặt cái tròng mắt của Nghĩa, gói vào trong một miếng giấy, bỏ vào cái túi và lên xe đi.
ông Hai Trụ mặc cái áo trắng đứng giữa cánh đồng. Chiếc máy bay đầu đỏ lượn vòng trên đầu, ông cất nón. Nó ngoăn ngoắt cái đuôi, chúc chúc đầu như muốn lao xuống bắn. Một lúc sau nó bay đi. Đại bác câu dọc bờ sông, rồi bắn vào trong ấp Đồng Lớn. Giữa cánh đồng chỉ có một mình ông Hai. Ông ngẩng lên rồi lại cúi xuống cuốc đất. Vạt đất này ông định trồng đậu phộng, để lấy cái cớ mà đi lại.
Gặp lính nống ra, ông không ngại, chỉ ngại giữa đồng không mông quạnh này, bọn “trực thăng'’ bay qua bắn bậy và đại bác từ xa câu đến. Ông muốn đi về phía Rừng Làng, nơi xảy ra trận đánh hôm qua, nhưng ở đó bây giờ chỉ có bom và đạn. Xe ủi đã rút hết, còn lại một rẻo cây xanh bằng vài sào đất, chúng nó cũng phải tạm dừng việc ủi phá lại để dùng bom đạn phát quang địa hình thêm nữa.
Từ hôm gặp Tư Quang lần cuối cùng cho đến hôm nay, ông Hai không còn gặp một anh cán bộ, bộ đội nào nữa. Hôm qua, đánh nhau ỏ Rừng Làng, chúng nó bắt một anh bộ đội đưa về ấp móc một con mắt rồi đưa đi mất tích. Làm sao mà gặp ban chỉ huy trung đoàn Mưòi sáu để nói lại chuyện này. Tình hình trong ấp thay đổi ngày một. Hôm nay chúng đã đóng cọc chăng dây kẽm gai bao kín bốn phía, chỉ trừ một lối ra, có lính gác. Người đi làm bị xét hỏi. Tụi dân vệ lục soát vào cả những chỗ kín của mấy đứa con gái. Tụi cán bộ bình định đi sơn lại các bảng số trước cửa gia đình và viết lên tường nhà ông một khẩu hiệu to tướng: “Hợp tác với Việt cộng là tự sát”.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM