Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:46:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất Trắng  (Đọc 101989 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2015, 08:29:29 pm »

... Mãi đến gần sáng  Ba Kiên, Thị và Nghĩa mới trở về. Họ đi suốt cả đêm, nhưng đến chỗ nào cũng đụng phải chúng nó. Họ tắt đường sang lại Gò Sao nhưng không gặp một ai. Cái người bắn súng hợp đồng với Nghĩa lúc chập tối không về bên đó. Như vậy là anh ta còn nằm  dưới rạch hoặc một nơi nào đó. Suốt đêm đó không có một người  nào; về Voi Nhỏ nữa, ngoài Nghĩa.
Đêm ấy, má Hai cũng không ngủ. Thấy  Ba Kiên trở về không, má biết là tình hình rất xấu. về đến nơi. Ông làm việc vội vàng với chị Tám và Sáu Trang rồi chuẩn bị ra bưng (thưòng ngày,  Ba Kiên vẫn ra bưng và tối mới lại về.
 
Nhà). Má  nấu một nồi cơm khác nắm hơn một chục vắt, đưa cho Thị và nói:
-   Con mang thêm ra ngoài đó mấy nắm, phòng khi anh em có về
Ông Ba Kiên đi rồi, chị Tám cũng ra đi. Sáu Trang mượn cái xuồng  của má Hai, chèo dọc theo con rạch, kiếm anh em thất lạc.
Chúng nó hỏi đi đâu thì cô bao là vào Gò Sao đế bứt trái.
Chúng nó hỏi bứt trái làm gì thì cô nói là bứt về tiếp tê cho viêt Cộng. Bọn lính thấy vậy cười híp cả mắt và kêu vọng theo sau xuồng của cô:
-   Cô em chiều về nhớ ghé cho qua xin trái dừa nghen?
Sáu Trang chèo xuồng dọc theo con rạch, qua cầu sắt. lên Gò Sao. Chỗ nào nghi ngờ, cô cho xuồng vào sát bờ dừng lại.
Đến Gò Sao cô lên bờ, tìm vào những hầm cũ. nhưng chẳng có dấu vết gì. Khoảng bốn giờ chiều thì bọn lính rút. Sáu Trang trở lại tìm Hùng. Cô ghé sát xuồng vào tận bờ mà cậu ta vần không biết. Mãi đến lúc Sáu Trang khẽ đặt tay lên trán thì Hùng mới rên lên một tiếng và mở mắt. Sáu Trang buộc sát xuồng vào gốc cây. rồi nhảy xuống đứng dưới nước. Một ìúc sau mới đỡ được cậu bé đặt lên xuồng. Hùng hiểu ra và nằm im lặng. Sáu Trang phủ một lớp rạ lên mình Hùng rồi nói:
-    Nằm im nghen, tui đưa về chỗ chú Ba.
-   Chị ở chỗ chú Ba à?
-   Tui ở chỗ chú Tám.   
-   Họ về hết chưa?
-   Họ nào? Chú Tám về từ hôm qua lận...
 Tui hỏi bộ đội mà...   
■À, bộ đội thì tui không biết.
Thằng Hùng thở dài. Nó mới xuống đơn vị đánh nhau có được một trận, chưa chi đã bị thương.
 
- Chi mà thở dài. Nằm yên rồi tui đưa về chỗ chú Tám. Chỉ chiều nay là đến nơi thôi mà!   
-Đưa tui về chỗ chú Ba, tui không vê chỗ chú Tám nữa đâu.
- Chỗ chú Ba có về thì cũng về tạm thời thôi.ở đó không có trạm phẫu.
-   Trạm phẫu là cái gì hả chị Hai?
-   Là chỗ người ta mổ vết thương, vết thương của cậu bây giờ chắc phải mổ, để lâu quá dễ nhiễm trùng.
-    Nhiễm trùng là thế nào?
-   Nhiễm trùng là để lâu quá, không mổ thì sẽ phải cưa chân đi.
Thằng Hùng đành bằng lòng vối sự giải thích như thế, nhưng nó vẫn giữ ý kiến của nó lúc đầu:
-   Như vậy thì mổ xong tui lại về chỗ chú Ba.
-   Ừa, việc đó thì còn để trên nghiên cứu sau này đã.
-   Nhưng mà tui không muốn ở chỗ chú Tám.
Hôm đó,  ngoài bưng Voi Nhỏ, nơi  Ba Kiên ém ban ngày, có thêm hai người về: Tuấn và cậu chiến sĩ tróc  hầm chạy về gặp Thận ở tiểu đoàn bộ. Cả hai người bị thương nhẹ, nằm dưới rạch suốt đêm, được chị Tám chở xuồng về.
Cậu chiến sĩ đó tên là Lựu, bị thương nhưng mồm  vẫn nói liến thoắng. Nghĩa ngồi nhìn cậu ta, mặt hằm hằm  anh đã biết chuyện cậu ta bỏ hầm chạy do Tuấn kể lại. Chính vì những thằng lính như thế này mà hôm qua tiểu đoàn mình bị một vố đau như thế đấy! Anh nghĩ vậy và nhổ một bãi nước bọt.
Ồng Ba Kiên bảo Thị đưa cho mỗi ngưòi một nắm cơm và mở hộp cá trong ba lô của ông  cho họ ằn. Vừa nhìn họ ăn
 Ông hỏi tình hình ngoài đó, nhưng họ không biết gì hơn, ngoài những chi tiết mà Nghĩa đã kể lại. Có điều chắc chắn là họ đã trông thấy Thận chết. Cái vụ bắn súng tối hôm qua,
họ có biết nhưng lúc đó họ ở xa và không tham gia.
Khỏang năm giờ chiều thì xuồng của Sáu Trang ghé vào bờ . Cô gái ngồi dưới xuồng gọi lên một cách vui vẻ:
-   các anh giúp em một tay. có thương binh nè!
Họ khiêng chú bé đặt lên bờ, trên một tấm vải mưa. Mọi người tíu tít hỏi han, nhưng người vui nhất có lẽ là ông Ba.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #51 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2015, 07:44:34 pm »

Ông thở dài nhẹ nhõm. Từ hôm qua đến nay.  Ông vẫn đang tính toán chưa biết tìm cách nói như thế nào đây với má Hai.
Thằng Hùng thấy mọi người chú ý đến nó như vậy thì nó bỗng cảm thấy quên đau. Người ta hỏi nó vết thương như thế nào thì nó nói là thường thôi, nhưng có lẽ cũng phải mổ vi để lâu quá sỢ bị nhiềm trùng. Khi  Ba Kiên hỏi nó bị thương lúc nào và vì sao bị thương thì nó kể lại một cách thật say mê.
.. Tối qua, cháu đang nằm dưới rạch, cháu nghe nổ súng, vậy là cháu nổ luôn...
Nghĩa trợn mắt:
-   Tối qua mày nổ súng hả thằng nhóc?
Hùng nhìn Nghĩa có vẻ bất bình vì nó nghe anh gọi nó bằng “thằng nhóc”. Nó lên giọng:
-   Chứ còn ai vô đó nữa?
-    Thế mày có trông thấy tao không?
- Sao lại không ? Tôi qua tui mà chạy theo anh thì tui tiêu mạng rồi chớ bộ!   
•   Vậy mày chạy đường nào?
-Tui ném cái thắt lưng...
Và thằng Hùng kể lại chuyện nó đánh lạc hướng tụi địch cho mọi người nghe.
Trong khi kể,thỉnh thoảng nó lại liếc nhìn Nghĩa xem anh phản ứng như thế nào.một lúc sau thì nó yên trí rằng bây giờ mọi người đã không coi thường nó nữa rồi,kể cái anh vừa gọi nó là “thằng nhóc” đó. Chú ba thì khỏi phải nói. Ngay từ lúc gặp nó, chú đã tỏ ra rất bình đẳng.
Ông ba kiên:
 
- Trời đất thánh thần ơi! Rứa mà từ tối qua đến giờ tao cứ nghĩ mãi không biết ai nổ loạt súng đó?
Thằng Hùng sung sướng quá. Nó không ngờ người ta lại chú ý đến cái sự việc đó nhiều như thế. Nó cố giữ nét mặt thật nghiêm trang để khỏi lộ cái vẻ vui mừng này ra bên ngoài vì, theo nó, chỉ có trẻ con mới vui mừng môt cách dễ dãi như thế.   
 Ông Đa Kiên:
- Chú sẽ viết thư cho chú Tám về việc này để chú Tám xét khen thưởng cho cháu.
- Nhưng mà cháu không về chỗ chú Tám nữa đâu. cháu đi bệnh viện xong cháu lại về trung đoàn chú mà! ở với chú Tám buồn muốn chết!
- Được rồi, mày sẽ về  với tao. Nhớ nhé!
Nghĩa nhìn nó gật đầu và nói như thế.
Thằng Hùng bây giờ đã cảm thấy thinh thích cái chú bộ đội rậm râu này đôi chút. Cái chú trông vậy mà cũng hiền thôi. '
Khi  Ba Kiên nói với Thị về báo tin cho má Hai ra thăm thằng Hùng một chút trước khi nó đi viện thì nó giãy nảy lên:
-   Đừng, chú Ba ơi! Chú đừng tin cho má cháu biêt,bả thêm lo...   
Thực ra, nó nghĩ khác. Nó mới đi bộ đội chủ lực miền,nó đã tự hứa thầm với nó là phải để một thời gian thật lâu nữa.
 
Nó mới về thăm nhà. Lúc nó về thăm nhà phải là lúc nó đã hoàn toàn thay đổi, trông giống hệt như các chú bộ đội chủ lực miền vậy.
 Nó cứ khẩn khoản mãi, vả lại cũng cần đưa gấp các thương binh  đi cho kịp, ông Kiên cuối cùng đã đồng ý với yêu cầu của nó, nhưng  lấy giấy bút ra và bắt nó viết lại mấy chữ cho má Hai yên tâm.
  Thằng Hùng cầm cây viết “Bic” ngoay ngoáy. Nó viết được mấy chữ rồi lại xóa đi, rồi lại viết,lại xóa. Một lúc, nó gập đôi tờ giấy lại, xé đi một nửa. Cuối cùng, nó cũng viết thư đưa cho  Ba Kiên.   
Bức thư vắn tắt như sau:
‘‘Thưa má, con vẫn bình thưòng, má đừng lo chi cho con hết.Chỉ vì con bận đi công  tác với chú Ba nên con chưa về được.Vậy má ở nhà cứ yên tâm. Ký tên: Hùng”.
 Ba Kiên xem xong và bật cười, bắt nó sửa lại chữ chú Ba thành chú Tám, vì nếu nó đi với ông mà lại không về nhà được thì là một điều vô lý. Bất đắc dĩ, nó phải sửa lại chữ này. sửa xong, nó nói với  Ba Kiên:
-   Thư thì cháu viết vậy thôi, chứ hôm nào ra viện thì nhất định cháu sẽ về ở trung đoàn với chú.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #52 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2015, 07:45:23 pm »

ông Ba Kiên giao cho Thị cùng đi với Sáu Trang đưa ba thương binh về Bình Mỹ và trở lại ngay trong đêm để đề phòng có thương binh khác.  định viết thư cho phó chính ủy phân khu nhưng không biết nghĩ sao lại thôi. Đêm qua Tám Hàn viết cho , dặn rằng: Sau khi giải quyết xong hậu quả trận đánh, thì  Ba Kiên thu góp tất cả anh em lại và rút sang bên đó, chỗ phân khu bộ, vì hiện nay tình hình bên đó đang tạm yên.  chưa hiểu phó chính ủy phân khu định rút bộ phận còn lại của ông về bên đó làm gì muốn hỏi lại cho rõ ràng rồi mới đi. dặn Thị và Sáu Trang:
 
về bên ây, có gặp anh Tám, các đồng chí báo cáo với anh ấy là đêm nay tôi còn phái giải quyết cho xong chính  sách, gom hết các đồng chí thất lạc rồi sẽ sang sau.
   Nghĩa đỡ thằng Hùng đặt nằm lên xuồng, xong véo vào  một bên má nó mà nói:   - Chúc “ nhóc” lên đường may mắn. Điều trị xong  nhớ về trung đoàn nhé!   
-   Thằng Hùng vùng vằng:
-    Tui kh phải nhóc!   
-   Thôi, không “ nhóc” thì đồng chí bộ đội vây!
 Ba Kiên cưòi. Sau một trận đánh quyết liệt như  đang đứt từng đoạn ruột thì tự nhiên xuất hiên cái chú bé ngộ nghĩnh.  nhớ lại khi  hỏi nó: “Cháu bắn vậy không sợ à?”. Nó trả lời: “Mình chủ động mà sợ chi”. Ông thấy sủng sốt. Lúc đầu  vẫn nghĩ nó là một đứa trẻ, chẳng qua nó thích vào bộ đội chủ lực là vị một sự ham mới chuộng lạ như mọi đứa trẻ khác. Nhưng cho đến bây giờ thì ông thấy nó hành động với một ý thức, với một sự tính toán tuyệt diệu. Lúc đầu,  định đưa nó về phía sau, rồi sẽ tạo điều kiên cho nó học hành. ở cái tuổi nó, cần phải được học. Nhưng cho đến bây giờ thì  thấy rõ sự phát triển của nó: Nó sẽ phải là một người chỉ huy, là một chỉ huy giỏi mà trung đoàn , trong một tương lai không xa lắm, đang rất cần thiết.
Có thể nó đã không nghĩ ra được như ông : Cuộc tập kích bất ngờ ấy đã gây cho địch một sự bối rối, hoang mang, làm cho đốì phương ngay sau khi đã làm chủ trận địa, vẫn không nắm được lực lượng ta nhiều hay ít, yếu hay mạnh như thế nào và trở nên bị động, lúng túng. Nhưng rõ ràng nó có một ý thức tiến công. Nó biết lúc nên đánh và chỉ nghĩ đến việc sao đánh được. Nó không biết sợ, nên nó đã trở nên mưu trí. Nó biết nổ súng hợp đồng trong một hoàn cảnh khó khăn nhất.
 
NÓ lại biết chia hỏa lực địch để cùng với đồng đội rút lui một cách thật linh hoạt. Tất nhiên nó không biết hết cái hay  cái giỏi của nó, nó chỉ nghĩ như đã trả lời với ông : “Mình chủ động mà!.
chuyện thằng Hùng làm cho  Ba Kiên vui, không vì  quá thích thú thằng nhỏ, mà vì  liên hệ đến tình cảnh của trung đoàn.
Với những chiến sĩ như vậy, trung đoàn  vẫn như một như một cái gai trước cửa ngõ Sài Gòn mà thằng địch không thể nào nhổ đi được. Nếu chỉ lo cho ta, thì chúng ta chỉ thấy sự ác liệt. Nhưng nếu chúng ta nhìn thấu tim đen chúng nó, thì ta thây thằng địch đang run. Chỉ một loạt súng của thằng Hùng mà tụi nó đã kêu toáng lên: “Việt Cộng tập kích!”.
Nghĩ vậy,  Ba Kiên bỗng thấy thanh thản trong lòng.  Bứt lá cây, cuốn một điếu thuốc, rồi nói với Nghĩa:
- Thằng nhỏ coi bộ mần ăn được đấy chớ?
Nghĩa đang nhìn theo chiếc cáng, nghe  Ba Kiên nói, quay lại, trợn tròn hai mắt:
- Hay quá đi chớ! Nhân cơ hội này, ta giữ quách nó lại cho trung đoàn đi chớ, thủ trưỏng?
 Ba Kiên không nói gì, nhìn Nghĩa và nghĩ: “Cái thằng đáo để thật!”. Thì ra chẳng phải chỉ có một mình  nghĩ đến chuyện “bắt cóc” chú bé này...
Đêm hôm đó và ngày hôm sau, có thêm bốn người trở về.
Chị Tám Trâm vận động cơ sở đưa xuồng chở các tử sĩ về khâm liệm và chôn cất. Xong vẫn còn thiếu đâu mất bôn người.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #53 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2015, 07:46:30 pm »

Đã đến lúc phải lên đường. Không thể ngồi chờ mãi ở đây đựợc. Có thể bốn người kia đã bị bắt. Mấy hôm nay, máy bay vẫn bay và gọi loa chiêu hồi. Nó nhắc đi nhắc lại cái tin đại
 
uý Hoàng Thực đã tử trận, tiểu đoàn 7 đã bị tiêu diệt. Nó còn  thống kê cả số vũ khí đã thu được trong trận đánh.Mỗi lần nghe chúng nó gọi loa như vậy, má Hai lại hỏi ông Ba  Kiên
-   Anh em đã về hêt chưa?
 Ba Kiên dành phải nói:
-   Còn vài người...
 Ba Kiên không dám nói với má Hai là trung đoàn sắp đi. Lần này ra đi,  nghĩ là chưa biết khi nào mới về. ông  đưa cái thư thằng Hùng cho má. Má bảo ông đọc cho má nghe, xong má gấp lại bỏ trong túi ni lông và cất à cái hộp tròn để trên trang thờ.
 Ba Kiên chưa rõ ý định của phó chính ủy phân khu  gọi trung đoàn về Bình Mỹ làm gì, nhưng ông hiểu có một thay đổi. Bôn tháng trời, trước cửa ngõ Sài Gòn! Chưa bước chân ra đi mà mọi việc đã giống như những kỷ niệm, cả trận đánh mới ngày hôm qua đó. Mới hôm nào, chính trị viên phó Thận bưng bát nước dừa đưa cho ông  ở Gò Sao. Những vườn cây ăn trái mà lúc đầu mới xuống, trung đoàn không cho anh em tơ hào động chạm, bây giờ tất cả đã trở thành hố bom. Trở thành mặt hồ. Những vườn cau bị pháo bắn gãy gục, từ màu xanh đã biến sang màu đỏ. Những đêm cáng thương binh lội qua rạch... Gian khổ vậy nhưng vẫn có một cái gì đầm ấm Đêm nào về đến nhà, tụi trinh sát cũng để dành cho ông , khi thì gói mì tôm, khi thì một hộp cá...   
 Ba Kiên là một con người chan hòa, cỏi mở, không ồn ào, nhưng lại thích sống trong cảnh nhộn nhịp. Đến đơn vị hay về nhà, ông ít ngồi một mình. Cũng vì quen với sự vui tính của ông , nên hễ trông thấy ông ở đâu là lập tức anh em xúm tới, vây quanh, tán chuyện. Mãi cho đến khi ông  bắt làm việc, họ mới tránh đi nơi khác. Khi ở ngoài Bắc, ông còn làm tham mưu trưởng trung đoàn, hầu như chủ nhật nào
 
ông có mặt ở doanh trại. Những bữa liên hoan, ông không bao giờ ngồi chung mâm với các cán bộ trung đoàn mà mang bát đi tìm ngồi cùng mâm với mấy cậu chiến sĩ trinh sát . Tối đến ông  cũng mang chăn màn xuống ngủ chung vớihọ.  những cán bộ có tác phong sâu sát, luôn luôn gần gũi cấp dưới của mình, nhưng họ làm việc đó với cả một ý thức, còn ông Ba Kiên thì giông như tính trời sinh ra vậy.  ông  thương yêu chiến sĩ với một bản năng,  đến với chiến sĩ với một tac phong thật thoải mái. Nhiều lúc  cảm thấy hình như  ông sống không thể thiếu họ được, cũng như ngày xưa, mỗi khi ra ruộng đi cày, đi bừa,  phải có phường, có bạn... Hai hôm nay ông thấy buồn. ông thường hay nói chuyện với Nghĩa. Nghĩa thì chẳng có chuyện gì để bụng lâu. Buổi sáng nó mới nhìn thằng Lựu gằm gằm, buổi chiểu nó đã bẻ đôi nắm cơm chia cho thằng Lựu một nửa. Ngay cả cái chuyện tiểu đoàn tan tác như vậy mà nó củng chẳng có gì tỏ ra lo lắng cả. Đặt mình xuông một cái, nó ngáy pho pho...  Ba Kiên nói với Nghĩa:
-   Nghĩa à, chắc lần này mà rút lên thì thôi không còn xuống lại đây nữa đâu.
Nghĩa:
-   Tôi thì đánh đâu cũng được. Miễn sao trung đoàn mình vẫn là trung đoàn mũi nhọn. Tôi ghét nhất cái khoản làm nhiệm vụ dự bị, chuyên môn đi hót cho người ta.
•   Nhưng mà ở đây lâu quen rồi, đi cũng nhớ chứ!
•   Đi cũng được, nếu trên báo ở lại thì tôi ở, chứ ở cái chiến trường chỉ nhừng kênh với rạch này chán lắm.
Nghĩa nói như vậy, nhưng khi thấy Lựu tỏ ra vui vẻ vì cái tin trung đoàn sắp rút khỏi nơi này thì anh quắc mắt:
•   Đi đâu mà đi? Sang bên Bình Mỹ thì rồi lại đào hầm, ngôi bờ rạch và tiếp tục chống càn chứ có gì khác? Tao nói
 
trước cho mà biết, ở với tao thì đừng có mà lơ mơ. Đánh nhau mà không ra trò thì tao vặn cổ.      
 Ba Kiên mới giao cho Nghĩa phụ trách bô lại của tiểu đoàn. Sáng ra, Nghĩa vẫn kiểm tra hầm  anh em chuẩn bị chông càn.
Thị và Sáu Trang đêm ấy đi, gần sáng vừa về đếI chưa kịp nghỉ ngơi gì thì lại phải đưa tiếp hai thương binh nữa ra đi.
ông Ba Kiên vẽ một cái sơ đồ, đánh dấu những mô chí các liệt sĩ. Mọi việc chuẩn bị của  Ba Kiên, má Hai đều biết. Vì vậy, trong khi  Ba Kiên làm những công viêc của ông trước khi ra đi, thì má Hai cũng làm những việc cần của má. Má hỏi  Ba Kiên về phần mộ của “mấy đứa” ta nói rằng để yên yên rồi phải nói bà con cô bác tu sửa lại “tụi nó”. Hôm thằng Hùng đi theo  Tám, má Hai vội qúa chưa chuẩn bị gì cho nó, không ngờ bây giờ nó lại ra đi một cách đột ngột như vậy (má vẫn chưa biết nó bị thương vì nó khẩn khoản nói với  Ba Kiên đừng nói điều này với má nó), má phải mua cho nó một cái võng dù, vài bộ quần áo...
Mấy hôm tình hình địa phương có vẻ yên ắng. Tụi địch có tổ chức những cuộc hành quân nhỏ nhưng kh ông gặp lực lương ta. Tiểu đội du kích của xã Tân Thới Hiệp lập nên đầu Tết Mậu Thân, nay một số bị thương đi viện, một số anh em  hy sinh, còn lại thì kẻ lên phân khu, người chạy vào Sài Gòn vì đã bị lộ. Các cán bộ địa phương rút lui vào hoạt động bí  mật. Tám Trâm bây giờ không mang xà cột, không đi dép  cao su nữa, chị đã thay cái áo bà ba đen bằng một cái áo ni lông mỏng.
Bọn điệp đi lại công khai hơn. Không còn cái không khí nhộn nhịp đầu Tết Mậu Thân nữa. Bọn địch chuẩn bị ra vùng ven, cố giành lại cái thế chủ động đã mất trong khu vực này sau ngày nổ ra cuộc tổng c ông kích. Vùng chung
 
Chung Quanh Sài Gòn, mùa mưa đến, nước dâng lên đầy các kênh rạch. Con sông Sài Gòn đôi bờ rộng ra mênh mông. Có những quãng chiến sĩ ta phải bơi năm, sáu trăm mét, cắt qua những bãi sình lõng bõng hàng ba, bốn ki-lô-mét. Các đơn vị hoạt động ở chiến trường ven đô phải ém suốt ngày dưới nước, quần áo hầu như không bao giờ khô...
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #54 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2015, 09:40:54 pm »

..
Môt Số trung đoàn độc lập như trung đoàn 16. sau hai đợt vào Sài Gòn, khi rút ra, hao hụt quân số. Lúc đó, nếu không có những tin tức về cuộc Hội nghị Pa-ri, về chiến sự tiếp diễn trên các chiến trường khác, thì người dần ven đô sẽ thực sự sống trong một tình trạng vô cùng bi đát về tinh thản Một số chiến sĩ, cán bộ giao động, chạy trôn, đầu hàng, làm cho tình hình càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Có những chiến sĩ, khi nghiên cứu tình hình nhiệm vụ, nhất định không chịu công nhận những thắng lợi thu đượe trong cuộc tổng tiến c.
   Chính Lựu đã có một lần công khai cãi nhau với chính  trị viên phó Thận về vấn đề này. Dạo đó, tiểu đoàn 7 mới rút về Gò Sao. liên tiếp chịu những đợt phản kích của địch. Tiểu đoàn không có điều kiện tập trung anh em để nghiên cứu học tập tình hình nhiệm vụ. Do đó, Thận phải lần lượt đi từng hầm để tổ chức học tập. Nghe Thận trình bày xong, khi    trao đổi ý kiến về thắng lợi của ta, Lựu ngồi im lặng không  nói một câu nào. Thận gợi ý:
- Đồng chí Lựu phát biểu ý kiến xem như thế nào?
Lựu đáp thủng thẩng:
•   Địch bị bao vây ở đâu thì tôi không biết. Nhưng  tại I Gò Sao đây thì tôi thấy ta bị bao vây bốn phía. Còn máy bay  bị bắn rơi ở đâu tôi không biết, nhưng đây thì hàng ngày tôi chỉ thấy nó “rơi” xuống sân bay Tân Sơn Nhất thôi.
Suốt ngày Lựu ngồi lì dưới con rạch chạy qua sát ngay
 
một bên, vậy mà cả tuần lễ anh không ra tắm. Anh tuyên bô dứt khoát phải giữ lấy cái “gáo”...
Lựu là người công khai nói ra ý nghĩ của mình Còn có những người khác cũng nghĩ như vậy nhưng họ không nói ra. Ngay như Thận là chính trị viên phó tiểu đoàn  đó, nhưng nhiều lúc anh vẫn cảm thấy anh không tin điều mình nói lắm. Anh nói là nói theo bài bản của cấp trên, chứ về phần thực tế trước mắt anh thì anh vẫn thấy mù tịt. Những lúc như thế, Thận được cấp trên giải đáp- Chúng ta chỉ nhìn được trong phạm vi cục bộ, còn cấp trên nhìn toàn cục. Và cái ví dụ về con voi được nhắc đi nhăc nhiều lần trong các đợt học tập.
Cái còn lại duy nhất vững chắc nhất trong con người những cán bộ vùng ven lúc bấy giờ là lòng tin ở sự lãnh đao sáng suốt của Trung ương Đảng. Mỗi lần khẳng định lại điều này cho mình thì họ lại yên tâm vượt qua mọi khó khăn.
Cũng phải nói thềm rằng, ở đây, vai trò trụ cột của ông Ba Kiên, ngưòi cán bộ chỉ huy và lãnh đạo cao nhất cùa trung đoàn đã giữ một phần quyết định quan trọng. Có người chỉ huy như vậy, mọi người cảm thấy yên tâm.
Nhiều khi tác phong sâu sát, thái độ bình tĩnh của ông có một sức mạnh còn lớn hơn cả những lời động viên, cổ vũ.
 Tuy vậy, cũng có những lúc  thấy cần phải làm sao  biến những suy nghĩ của mình thành những suy nghĩ của  cấp dưới. Những lúc đó,  cố gắng dùng những lời lẽ giàu dị, những ví dụ cụ thể:
-   Các cậu đừng lo, mình lo một, thằng địch phải mười. Mình đứng trước cửa ngõ Sài Gòn kề dao vào tận cổ nó, phải quẫy chứ. Đến cắt tiết con cầy lắm lúc nó còn cựa cho văng cọc đứt dây huống chi là đánh nhau với thằng Mỹ, quan trọng là bám cho chắc, trụ cho vững.
 
ông  Ba Kiên mỗi lúc nghĩ về chiến sĩ, cán bộ trong trung đoàn , đánh giá về họ, ông  lại nghĩ về ông trước. ông  đặt ông vào hoàn cảnh của họ  thử nghĩ thay cho họ. Trong con người của họ , có một phần con người của mình. Mình cũng có lúc sợ hãi , cũng có lúc hoài nghi. Trong con người của  họ cũng có môt phần con người giống như con ngươi cua mình. Ngay như cậu Lựu đó,  vẫn tin là cậu ta đã có những lúc hăng hái sôi nổi. Sao lại không. Một con người đã vượt qua ngàn  dặm núi rừng của Trường Sơn mà vào đến chiến trường này !• Một người đã tự nguyện cầm súng đi đánh Mỹ,cứu nước.
LúcLựu mới trở về, cậu ta có vẻ sợ. Nhưng thấy ông Ba không  tỏ ra gay gắt lắm, cậu ta lại có vẻ ngượng, sao chiều hôm đó, trước khi đi viện, cậu ta nói với ông Ba Kiên:
-   Lúc đó  em sợ quá
 Ba Kiên biết cậu ta muốn gợi chuyện để được thanh minh những điều mình đã làm, sợ rằng ông đánh giá cậu ta quá xấu.  nói:   
. Thôi, cậu cứ yên tâm đi điều trị đi. Khuyết điểm thì có gì sau này kiểm điểm. Mà có kiểm điểm thì củng chủ yếu là để rút kinh nghiệm thôi. Đừng lo...
•   Nhưng mà em cứ nghĩ mãi đến chuyện thủ trưởng Thận hy sinh...
Biết Lựu hôi hận thật sự,  Ba Kiên tìm lời an ủi cậu ta và nói với cậu ta là ngày xưa chính ông cũng đã có lần phạm những khuyết điểm tương tự.   
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2015, 09:41:58 pm »

Vẫn như những đêm khác, má Hai thắp một ngọn đèn đặt ra trước cửa hầm, xong lấy cái mũ sắt ngồi giã thóc. ông Ba Kiên đà chuẩn bị xong cả. Ngoài một số anh em hy
 
sinh nằm lại ở vùng ven, trung đoàn 16 trước khi rút lui còn để lại ở đây một số đạn dược và vũ khí. ông  ba Kiên đã đánh dâu những nơi chôn súng đạn đó đề phòng quay lại chiến trường. ông không nói với má Hai là đơn vị rút, nhưng ông  đưa cho má một mảnh giây nhỏ, phòng khi có chiến sĩ thất lạc về sau, có địa điểm mà liên lạc.Mảnh  giấy chỉ viết vỏn vẹn có mấy chữ: “Đồng chí hãy tìm cách về gặp trung đoàn ở tiền phương phân khu”.   
 Ba Kiên dặn má Hai, khi  đi rồi có ai đến hỏi thì phải thật cẩn thận. Má Hai hỏi  bao giờ thì đơn vị trở lại ông nói:   
- Có lẽ còn lâu đó.
Má Hai kh nói thêm nữa. Một lát má vào trong nhà lấy ra một cái gói nhỏ đưa cho  Ba Kiên.
Nhờ anh đưa cho thằng Hùng và nói với nó cứ yên tâm mà công tác. Nói với nó là khi nào có anh em về thì hãy về chớ có đi một mình.
Nấu cơm xong, má Hai đơm một bát để lên trang thờ. Đã hai hôm nay, má cúng cơm cho mấy đứa. Má thắp nhang và đến trước trang thờ gọi tên những đứa má biết: thằng Thạc, thằng Thận, v.v. còn những anh em má kh biết tên thì má gọi chung. Sau đó má vắt năm nắm cơm cho năm người chuẩn bị ra đi. Bên mỗi gói cơm, má chia phần thêm một gói tép kho dừa gói trong lá chuối. Lúc còn nấu cơm, các công việc bận rộn làm má khuây khỏa, má vẫn cười nói như mọi hôm, nhưng khi tất cả mọi công việc đã đâu vào đấy rồi, má bắt đầu thấy buồn. Má không muốn mọi người lấy đi những nắm cơm mà má đã bày lên trên mẹt đó. Má biết đây là lần cuối cùng má được ngồi nhìn cái mẹt cơm và những chiến sĩ đến bên mẹt cơm đó. Nếu như trong cuộc đòi của má, có những ngày vui nhất cuộc đời là những ngày má được làm cái công việc này.
 
ngòai ba mươi tuôi thì chông chết, má ở vậy nuôi con. Chồng má ngày xưa cũng lên chiến khu, cũng đi Vệ quốc đoàn, mà má chưa được lần nào nám cho  một nắm cho ông một nắm cơm, kho cho ông  một nồi tép. Quê má suốt chín năm kháng chiến cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chưa lần nào người dân  được trông thấy bóng dáng một anh bộ đội. Có một lần và cũng là là lần cuối cùng, má ra vùng giải phóng rồi lên mãi đâu trên miệt Vàm cỏ Đông thăm chồng. Đêm ấy, ba thằng Hùng đưa má đi xem chiếu bóng. Từ ngày đó, má trở thành người dân  kháng   chiến   trong mơ ước. Và mãi cho đến bây giờ…
Cuôc gặp gỡ  các anh bộ đội Giải phóng đối với má như một giấc mộng. Nó đột ngột làm sao, xúc động làm sao. Nhũng đợt người tràn đến ào ào như những đợt sóng. Buổi sáng mai thức dậy, má đã thấy bộ đội Giải phóng đầy nhà, đầy sân. Thế rồi má không kịp nghĩ xem mình phải làm gì đây. Có hàng trăm công việc cần phải làm trong một lúc. Chỉ đường cho bộ đội
này nấu cơm cho bộ đội này, giã gạo cho bộ đội này, chống xuồng vào trong bưng lấy dừa cho bộ đội này, vào ấp mua thức ăn cho bộ đội này... Má không còn làm việc gì cho gia đình má nữa ngoài mỗi ngày nấu ba bữa cơm. Chưa bao giờ má lại bận rộn như vậy. Má đang làm nhiệm vụ của một bà mẹ kháng chiến, cái nhiệm vụ mà đã lâu nay má hằng mơ ước...
Nhưng cho đến hôm nay, sự bận rộn đó sắp mất đi. Nhà má sẽ không còn những anh bộ đội đến và gọi má bằng má nữa. Má sẽ mất đi cái hạnh phúc được ngồi nhìn những nắm cơm bốc khói, sẽ mất đi cái hạnh phúc được ngồi bón từng  thìa cháo cho những thương binh đang nhìn má bằng cặp đầy âu yếm.
Mỗi  người lấy một nắm cơm, bỏ vào túi ở thắt lưng. Họ
 

chuẩn bị lên đường. Má Hai hoáng hốt và  bỗng nhiên nhớ ra  điều má định hỏi ông  Ba Kiên:
- Vậy là tôi vẫn để cái này trước hầm – má chỉ ngọn đèn.    
Ông Ba kiên gật đầu. ông biết có lẽ chưa chắc đã có anh  em trở về, nhưng để khỏi tiết lộ việc trung đoàn rút khỏi nơi đây, ông buộc lòng phải nói dối má.
ông Ba Kiên sắp ra đi thì bỗng nhớ ra một việc, ông hỏi  má Hai:
-    Chị Hai à, nếu sắp tới tôi chưa về được có anh em khác về đây tìm chị thì gọi chị là chị Hai gì nhỉ?
Má Hai lơ đãng trả lời:
-    Tên tôi ấy à? Lâu nay người ta không gọi nên chắc chi bà con họ đă nhớ... Hai Chờ... Chờ đợi ây mà!
Má Hai nói rồi nhìn  Ba Kiên, cười.
Thấy  Ba Kiên cũng cười, má Hai tưởng là ông không tin lời mình vừa nói, má nghiêm mặt lại:
-   Tôi nói thiệt đấy mà? Tên tôi là Hai Chờ ... Cái tên ông  già tôi Ổng đặt cho tôi từ lúc chưa sinh lận. Cái tên vậy  mà hạp vói tôi quá xá chớ lậy! Tôi nghiệm ra suốt đời tôi chỉ có chờ với đợi hoài, anh Ba!
Nói đến đó má chỉ ngọn đèn trước hầm:
-   Anh Ba nhìn lại cho kỹ cái ngọn đèn này nghen! Các cậu nữa, nữa, nhớ nghen! Khi nào đến đây, hễ còn thấy ngọn đèn là tôi còn chờ các cậu đấy! Đến đây mà không thấy ngọn đèn thì đừng vào. Còn như thấy ngọn đèn vẫn thắp trước cửa hầm đó, vào nhà gọi ba tiếng mà kh thấy ai trả lời thì nhìn vào trong hầm đó. Tôi có chết tôi cũng nằm trong hầm  đó chớ, tôi không đi đâu đâu...
Má Hai đứng dậy nắm lấy tay ông Ba Kiên rồi lần lượt
 
Từ giã từng chiến sĩ một. Họ đi ra khỏi nhà lâu rồi vẫn trông thấy bóng mà đứng trước sân che lấp ngọn đèn.
ông Ba Kiên lẩm bẩm nhắc lại cái tên chị Hai Chờ. Có  thể một ngày nào đó, một ngày còn lâu lắm, ông  sẽ trở về cái xã Tân Thới Hiệp này. Má Hai sẽ thắp ngọn đèn đó đêm nay, đêm mai và còn nhiều đêm nữa trước cửa hầm. ông  đi đã xa lắm còn Quay nhìn trở lại, không còn nhận ra bóng dáng má Hai nữa, nhưng vẫn thấy một ngọn đèn. Một chấm sáng vẫn nhấp nháy phía sau ông.
Phía đó: Ven đô!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2015, 08:49:34 pm »

Chương  Năm
Phó chính ủy Hàn rời khởi khu vực Cầu sắt với nhiều nỗi bực dọc trong lòng. Mình ở lại đây làm gì để rồi rút lui một cách hốt hoảng như vậy? Ông nghĩ rằng lúc ông lăn qua bờ rạch gần như chạy trốn, có nhiều con mắt nhìn theo ông một cách giễu cợt. Ông bỗng nhớ lại rất rõ nét một lạnh lùng của tiểu đoàn trưởng Thực khi ông nói mình quyết định ở lại. Ông nhớ đê'n câu chuyện ngắn ngủi giữa ông và Thận trước lúc rút lui. Mặt Thận đỏ lên khi ông nói: “Đồng chí nghĩ có lẽ tôi nên đi khỏi nơi này chứ gì?’.
Chao ôi. nếu như ông gặp lại những con người này!
Ông nhớ đến ông Ba Kiên đã cho cả hai cậu chiến sĩ trinh sát xuống khi thây mình quyết tâm ở lại tiểu đoàn 7 Ông tưởng đâu cái hành động độc đáo đáo của ông sẽ làm cho ông nổi lên như một anh hùng. Không ngờ... Ông sẽ ăn nói sao đây với ông Ba Kiên về thằng Hùng? Hôm ấy về vội quá, ông Ba Kiên không thấy thằng Hùng đâu, hỏi Thị:
-   Thằng Hùng không về à?
Thị trả lời:
-   Nó còn ở lại bên ấy với thằng Tuấn.
Phó chính ủy im lặng vì ông Ba Kiên tất nhiên không hỏi ông về chuyện này, nhưng cứ nhìn nét mặt của ông Ba Kiên thì biết là ông ta đang không bằng lòng.
Hôm ông Ba Kiên đề nghị với ông cho thằng Hùng vào bộ đội thể theo nguyện vọng của má Hai, tự nhiên ông nghi đến việc mình đang cần một chú liên lạc linh hoạt, am hiểu tinh hình địa phương như chú bé này, vậy là ông đồng ý ngay.
Như vậy là coi như má Hai gửi cho ông Ba Kiên thằng Hùng, ông Ba Kiên gửi thằng Hùng cho ông. ông Ba Kiên hai ba lần để nghị với ông nếu có điểu kiện thì cho nó về phía sau.
Ngay cả cậu An, công vụ cua ông, cậu ta hình như cũng không bằng lòng lắm về việc này. về  đến bưng Voi Nhở, An nói với Thị:
-   Vậy là mình bỏ thằng Hùng lại.
Thị nói:
• Thì rồi nó sẽ rút sau với đơn vị.
Lúc đó ông đành giữ nét mặt trầm ngâm không tham gia vào câu chuyện giữa hai người.
Ông về qua bưng Voi Nhở một chút rồi vội vã ra đi. ông đi khởi đơn vị như vì đang bận một công việc gấp. Mọi người chắc-phải nghĩ như thế, nhưng còn ông, ông ra đi không có một chủ định nào cả. Dần dần trên đường đi, ông mới nghĩ đến việc này . Mình sẽ về đâu đây? Dọc đường, nơi nào cũng bom đạn, nơi nào địch cũng CÓ thể đổ quân, nơi nào nêu phát hiện là có bộ đội thì chỉ sạu năm phút “”trực thăng”” vũ trang, “phản lực” có thể oanh tạc và các cụm pháo đều có thể bắn tới một cách dễ dàng. Đã nhiều lần, ông nghĩ tới việc rút sang bên kia sông một thời gian cho tình hình tạm lắng rồi quay trở về. Nhưng mà bên kia sông rồi cũng vậy. Thật là khó cho một cán bộ lãnh đạo như ông trong lúc này. Lần sang bưng Voi Nhỏ rồi xuống Cầu sắt, ông đã nghĩ đến cách  cuối cùng là năm lấy bộ đội mà chỉ huy và cùng sống chêt  với họ. Nhưng ông đã bỏ cuộc...
Qua sông Rạch Tra rồi, An hỏi ông-
-   Bây giờ về đâu, thủ trưởng^ '
Ông trả lời lơ đãng:
-   Chỗ cũ!

Cùng đi với ông còn hai đồng chí vệ binh.Sau Trang và 

 
hai trợ lý chính trị. Những người này vừa rồi chạy càn tản mát mỗi người một nơi, vừa mới liên lạc được với ông qua hai chiến sĩ vệ binh. Họ trở về lại căn cứ của tiền phương phân khu bộ cũ. Đó vốn là một cái bờ rạch. Ông đi qua cái hầm mà ông Năm Truyện, tư lệnh phân khu, hy sinh dạo nọ.
Cái hầm cũ vần còn đó, dưới một gốc dừa. Chiếc “trực thăng” ngoẹo đuôi đã bay chung quanh cây dừa đó, quạt tốc lá lên, và ông Năm Truyện đã nhảy ra... Hôm đó, Tám Hàn ngồi trong một cái hầm chỉ cách ông Năm Truyện có ba bốn chục mét...
Qua Bến Đá, An có ghé vào trong ấp mua được mấy cái bánh mỳ. Đến nơi, họ xem lại hầm, rồi đặt bồng xuống trên bờ rạch, cắt chia nhau mỗi người nửa ổ bánh mì, ăn xong múc nước ở bờ rạch uống. Đêm vùng ven vắng ngắt. Ngày xưa, nơi đây vốn có người ở, nhưng từ sau Tết Mậu Thân, bọn địch ném bom và bắn pháo bừa bãi nên dân đã chạy hết. Mới cách đây ít lâu khu vực này thật là ồn ào. Bộ đội, cán bộ qua lại tấp nập. Người ta chỉ nói đến chuyện vào Sài Gòn. Đêm đêm, các chiến sĩ còn vào ấp mua thuốc lá, thịt hộp, mua rau, mua bánh. Người ta ngồi trên bờ rạch để chờ xem ĐKB bắn vào trưòng huấn luyện Quang Trung, vào sân bay Tân Sơn Nhất...
Sau những cuộc họp kéo dài, ông Năm Truyện vẫn thường rủ phó chính ủy ra ngồi trước cửa hầm, dưới gốc cây dừa đó, pha hai ly cà phê sữa và nói chuyện thời sự. Mãi cho đến sau này, khi tụi địch đã bắn đại bác vào khu vực này. và sau cả một trận bom đánh dọc theo bò rạch, ông Năm Truyện vẫn không bỏ cái thói quen đó. Ông coi mọi việc thật bình thường. Nhiều hôm, phó chính ủy phải nhắc ông vào hầm vi đã đến giờ pháo bắn. Trong tình hình căng thẳng như thế, có những người như ông Năm Truyện, tự nhiên ông thấy bớt lo. Hôm nay, thiếu ông Nãm Truyện, phó chính ủy cảm thấy chung quanh ông như có một khoảng trống lớn.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #57 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2015, 10:56:05 pm »

Bộ Phận A2 – tiền phương của phân khu bộ - trước kia có tới vài chục người, nay lèo tèo mấy người, ở trên một khúc rạch, nay cảm thấy hở lưng hở sườn.
Trước đây, dẫu có ở giữa lòng địch thật đấy, nhưng đằng trước họ, sau lưng họ,còn  có bao nhiêu đơn vị : ĐKB này, binh chủng đặc biệt này,các đơn vị hậu cần này, rồi có khi còn có cả dân công hỏa tuyến nữa. Riêng bộ binh, thì phía trước họ có trung đoàn Quyết Thắng, đen trung đoàn 16, phía sau  họ là trung đoàn 88. Đêm nào không tập kích thì cũng  pháo kích. Bọn địch bị động đối phó nhiều nơi, nên tình hình ở đây đỡ một phần căng thẳng. Nay trung đoàn Quyết Thắng đã rút về phía trên, trung đoàn 16 chỉ còn một tiểu đoàn chống càn ở bên kia sông. Đã lâu lắm, họ cũng không nghe tin tức gì về trung đoàn 88 cả.
Ăn xong nửa cối bánh mỳ, mọi người đi xem một lần nữa, ngụy trang và đắp thêm đất vào những cái hầm đã bị mưa làm sụt lơ dọc bơ rạch. Phó chính ủy bấm đèn pin và  viết thư cho ông Ba Kiên. Nửa giờ sau, họ lại được phân công mỗi người đi một nơi. Họ gọi các cán bộ, chiến sĩ đang ở tản mát các nơi sau trận càn, tập trung về để làm việc! (Thật ra thỉ ông Tám Hàn vẫn chưa nghĩ được rồi cái tiền phương phân khu bộ này sau khi tập trung về sẽ làm những việc gì đây). Sáu Trang được phân công đưa thư sang cho ông Ba Kiên và nếu cần thì ở lại bên đó để giúp trung đoàn tìm kiếm thương binh, liệt sĩ, vì cô là người địa phương, có thể đi lại một cách hợp pháp.
Phó chính ủy viết thư cho ông Ba Kiên và quyết định rút trung đoàn về bên này sông Rạch Tra. Cái ý nghĩ này ông mới vụt nay ra sau khi về ngồi trên bờ rạch. Cấp trên sẽ không thể có ý kiến gì với ông được vì ông chưa cho đơn vị rút sang bên kia sông Sài gòn. Trong tình hình như thế này,đưa đơn vị tạm tránh sang đây ít hô, là để bảo toàn lực lượng 
và cũng là để chờ tiểu đoàn bổ sung từ trên xuống. Nhưng trung đoàn về rồi sẽ ở đâu thì ông chưa quyết định. Nhất định là không thể ở quá gần phân khu bộ được. Khi nghĩ đến việc có một đơn vị về bên này sông, ông cảm thấy yên tâm hơn một chút. Ông mở tấm bản đồ, bấn đèn pin soi đi soi lại mãi, và vòng lên một vòng gần cái ấp bỏ cạnh đường số 8. Cũng chẳng còn chỗ nào khác nữa. Cái địa điểm này, trước kia tiểu đoàn 8 của trung đoàn 16 đã một lần chống càn ở đây. Lần đó họ bị tróc hầm và thiệt hại nặng. Ông tắt đèn pin và nhìn vào khoảng không trước mặt.
Đêm vùng ven tối nhờ nhờ, những rặng cây, những con đường, những bờ rạch, nhòa đi, mất hết đường nét, lẫn vào trong bầu trời xám đục như những nét mực chỗ đậm chồ nhạt, không gần không xa. Sau cái bóng tối đó, còn một chút ánh sáng. Dầu sao thì nhìn vào khoảng tối ấy, ông vẫn thấy dễ chịu. Còn lại trước mặt ông, trong khoảng tối ấy là cả một đêm dài. Ở vùng ven, trong những ngày như thế này người ta rất sợ ngày mai. Ngày mai là một cái gì chưa biết, một cái gì lo lắng. Ngồi ở bờ rạch một ngày, người ta có thể nghĩ đến bao nhiêu chuyện. Sau khi nhận nắm cơm buổi sáng do anh nuôi mang tới, bắt đầu họ nghĩ đến việc có thể chống càn. Họ lo lắng nhìn mặt trời lên, sương tan dần. Họ lắng nghe tiếng máy bay từ xa. Họ nhìn ra cánh đồng theo dõi xem có hiện tượng gì đáng chú ý: đồng bào đang gặt bỗng dưng bỏ về, lũ chim ở cánh đồng bỗng dưng bay lên, chiếc đầm già bỗng dưng nghiêng cánh. Tất cả những hiện tượng đó họ không bỏ sót một chi tiết nào. 'Họ nhìn mặt trời lên ngang tai, ngang đầu, rồi ngả xuống phía tây, và cho đến lúc thấy bóng anh nuôi, cầm cành chà lom khom chạy trên bò rạch, thì họ mới yên trí là đã hết một ngày ở vùng ven.
Phó chính ủy nhìn vào khoảng không. Ông nghĩ đến ngày mai, cái ngày mai đang đến chầm chậm sau bóng toi nhờ nhờ ấy...

TỪ  những ngày còn nhỏ, có một ông thầy lấy số tử vi cho Tám Hàn và không ngớt khen lá số của cậu bé.  Mệnh cung của cậu có tử vi, thiên tướng, tả phù hữu bật, khoa quyền lộc, ở cung quan lộc thì có Khôi, Việt. Hiềm có một nỗi hạn hành gặp phải nhiều tuần triệt. Số cậu bé này phai đến ngoài bôn mươi tuổi thì mới nên nổi được, ông nghiệm ra những điểu tiên đoán của thỉy số thật hay. Cuộc đời của ông quà là có gặp nhiều lận đận.
Sinh ra trong một gia đình công chức ở thành phố nhò miền Trung, cậu bé Hàn sớm có nhiều tham vọng, ông bố cậu là một giáo học, cũng luôn luôn lo vun đắp cho con một tương lai ít nhất thì cũng phải hơn mình. Sống giữa cái cảnh mà mọi người tìm đủ cách để chen lấn nhau, xu phụ nhau, thậm chí lường gạt nhau để kiếm miếng ăn, ông giáo thấy cần thiết phải dạy cho con mình một cách sông khôn ngoan để lâp thân. Ông phác ra một chương trình cho chú bé thực hiện một cách nghiêm khắc. Phải học giỏi để được học bổng, đậu bằng cao đẳng tiểu học, rồi nhất định phải thi cho được vào trường quốc học để đoạt lấy bằng thành chung, sau đó sẽ cưới một cô vợ con nhà khá giả. ông sẽ không bao giờ cho cậu bé dỉ làm cái nghê' gõ đầu trẻ như ông. Con đường tiến thân của cậu phải bắt đầu bằng những chức vụ gần với uy quyền mà ở đó cậu con sẽ tìm được những người che chở có thế lực, ngõ hầu mở ra trước mắt cậu một tương, lai đầy xán lạn.
Cậu con tỏ ra là một người thông minh, thực hiện từng  bước cái ước mong đó của ông bố một cách khá mỹ mãn. Mười ba tuổi, cậu đã tốt nghiệp cao đẳng tiểu hoc vào loai ưu tú. Những năm học trung học, cậu sông kham khổ về vật chất nhưng tràn trề hy vọng về một viễn cảnh tương lai huy hoàng mà ông bố đã phác ra cho mình.
 Mỗi lần nhắc đến lá sô tử vi, ông bố không khỏi bàng  hoàng VÌ sung sướng. Nhiều lúc ông đã nghĩ: hay là ta có thể
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2015, 10:56:43 pm »

bán hết gia tài để gắng cho nó học thêm mấy năm nữa đoạt nốt lấy cái bằng tú tài. Ngày xưa, bố mẹ ông cũng đã chẳng chạy chọt, bán hết ruộng nương, nhà cửa để mua cho ông một cái bằng tiểu học đó sao? Bây giờ, cậu bé đã vượt quá cái địa vị xã hội mà ngày xưa ông đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới chiếm được, về tài nâng, thì rõ ràng nó hơn hẳn ông một cái đầu...
Mười bảy tuổi, cậu con đoạt được bằng thành chung một cách dễ dàng như ý ông bố mong muốn. Chính giữa cái lúc hai bố con đang lưỡng lự về việc có nên học nữa hay thôi thi Cách mạng tháng Tám nổ ra như một tiếng sét. Tất cả bị cuốn theo nó, ào đi. Nhờ có trình độ văn hóa, nên lập tức cậu bé được người ta đưa ngay vào làm công tác tuyên truyền, rồi, sau đó ít lâu lại được chọn đi học trường võ bị. Cậu bị cuốn đi trong cơn lốc của cách mạng trong khi ông bố thì vẫn nuối tiếc những chương trình chưa thực hiện được. Ông giở lá số tử vi ra và sực nhớ ràng ngày xưa ông thầy có nói về một cái đại hạn, tiểu hạn nào đó.
Sau những ngày lao vào cuộc sống mới đầy hăng say và thú vi đó, Tám Hàn dần dần hiểu về cách mạng. Anh đã đem hết nhiệt tình, hết tài nãng để cống hiến cho cách mạng, không một chút suy nghi đắn đo gì về tương lai, tiền đồ, và cũng hầu như quên hết những gì thuộc về dĩ vãng. Sau sáu tháng, Hàn ra trường và nghiễm nhiên trở thành một sĩ quan quân đội. Trong cái chung, người thanh niên ấy đã tìm cho mình một con đường tiến thân riêng. Con đường tiến thân đó hình như càng ngày càng rõ nét. Hàn càng ngày càng tỏ ra hăng hái tận tụy, lại có năng lực. Người ta đưa anh về làm sĩ quan tham mưu ở một trung đoàn. Một sĩ quan trẻ, đẹp trai, có văn hóa lúc bấy giờ thật là hiếm!
Đến năm 48 anh đã được đề bạt tiểu đoàn phó. Và sang năm 49 thì được đưa xuống một đơn vị chủ công cùa trung đoàn
 giữa cái lúc bước tiến đang phơi phới đi lên như vậy thì một sự việc xảy đến mà đến nay, Tám Hàn vẫn COI như một vết nhơ trong lý lịch của ông.
Trong một trận đánh, ở cương vị tiểu đoàn phó, ông ngồi I im không ra lệnh cho bộ dội xuất kích vì lúc đó xe tăng địch  bắn dữ quá vào chung quanh hầm. Đại đội trưởng cũng ngồi im nốt. Đơn vị bạn xuất kích một cách đơn độc nên bị thiệt hại nặng. Lần đó về, ông bị hạ tầng từ tiều đoàn phó xuống đại đội trưỏng...
Cái số của mình là vậy! ông thím nghĩ và quyết tâm làm lại từ đầu...
Cho đến nay ông đã ngoải bốn mươi tuổi, ở cương VỊ phó chính ủy một phân khu. ông sắp được trên trao quân hàm thượng tá. ông hiểu rất rõ điều này, và với một quyết tâm đầy tham vọng, ông đã tình nguyện ở lại cùng với đơn vị giữa lúc tình hình đang gay go nhất, giữa lúc mà cả bộ tư lệnh phân khu nhận được lệnh về Miển họp.
Cho đến hôm nay đợt hai tổng công kích đã mở màn từ lâu, nhưng chính ủy phân khu vẫn chưa xuống, điện đài thì mất liên lạc với Miền. Ngoài cái lệnh cuối cùng giao cho trung đoàn 16 bám trụ thì chẳng có một tin tức nào khác. Cuộc chiến đấu ngày một trở nên căng thẳng và ác liệt.
Trong đời làm cán bộ chính trị, kinh nghiệm của ông là: |Gặp những trường hợp khó khăn như thế này, trước hết, phải giữ vững lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ, phải làm cho họ nhận thức được rằng: khó khăn là cục bộ, là tạm thời. Phải  làm cho họ nắm được cái toàn cục, cái tình hình chung để họ thêm tin tưởng và giữ quyết tâm. Điều đó ông đã giải thích cho nhiều người. Nhưng bây giờ thì ông phải giải thích cho chính ông là người đương sự, và bắt đầu ông cảm thấy có những hoài nghi về chính những điều mình đã nói. Cái
chiến thắng cuối cùng thì ông không còn phải thắc mắc nữa. Cuộc chiến đấu cùa chúng ta là một cuộc chiến đấu chính nghĩa, có sức mạnh của cả một dân tộc ở sau lưng người bộ đội có thể tự hào và vững tin ở điều đó. Nhưng trong tình hình cụ thể trước mắt, ông cảm thấy có một cái gì phân vân... Cuộc tổng tiến công này có thật thu được thắng lợi như ta đã nói trên đài, trên báo chăng? Việc bị tiêu hao cả những trung đoàn như thế này quả là một tổn thất to lốn. Cái số phận thiệt thòi của những đơn vị này được ông thông cảm hơn bao giờ hết vì ông cảm thấy số phận của ông đã gắn liền với số phận của họ.
ông nghĩ đến những cán bộ trên Miền, những cán bộ hiện đương phụ trách những đơn vị đứng chân ỏ phía sau, ông nhớ đến những đợt học tập cán bộ trung cao cấp, nhố những lời phát biểu của các chính ủy sư đoàn trong các hội nghị đó. ông nhớ đến những phát biểu quyết tâm của các đơn vị. Và đôi lúc ông ngồi mỉm cười một mình. Nếu như trước đây có những lúc ông tỏ ra hãnh diện vì mình là một cán bộ đứng ở một địa bàn đầu sóng ngọn gió, thì bây giò ông lại cảm thấy ghen tức đốì với những cán bộ mà theo như người ta nói, có một chữ “thọ” rất to. Tụi nó chỉ được cái quyết tâm mồm.
Gần đây, ông thường hay so sánh mình với nhũng cán bộ cùng cấp và ông cảm thấy có một điều gì thiệt thòi đốì với mình. Ông tự xếp mình vào loại cán bộ hay được điều đi lưu động nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ rằng ông là một cán bộ có năng lực. Nhưng khi cần thì người ta nhớ đến ông như một yêu cầu nhất thời, chứ giao hẳn nhiệm vụ quan trọng trực tiếp cho ông thì lại không, ông tự so sánh mình với chính ủy phân khu. Chính ủy phân khu thực ra chưa bao giờ làm những nhiệm vụ độc lập khó khăn như ông. Tập kết vê, ong ta xuống làm chính ủy một trung đoàn do Bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo, tất nhiên trung đoàn có một số thành tích
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #59 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2015, 10:59:23 pm »

Nhưng đó chẳng phải là công lao của riêng ông ta. Sau đó ông ta nghiễm nhiên về làm phó chủ nhiệm cục chính trị cho đến nay. Còn ông đã có mặt ngay những phút đầu tiên trên chiến hào  khi thằng Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam. Trong hội nghị tổng kết đánh Mỹ đầu tiên, ông là người đã đọc bản tham luận: “Vì sao chúng ta có thể đánh Mỹ được”. Bản báo
 Cáo đã được Bộ tư lệnh Miền hết sức hoan nghênh, ông có
trình độ tổng kết, có trình độ phân tích. Những lần chỉnh
huấn cho cán bộ, ông biết họ rất thích nghe ông lên lớp. Có hôm  tình cờ ông đã nghe một người nói: “Lần này anh Tám
đi họp, anh BA lên lớp thì chán lắm!” (Anh Ba là chính uỷ).
Ngay trong cuộc tổng tiến công này, ai là người bám theo bộ đội nơi đầu sóng ngọn gió? Ai là người đứng trụ lại vùng ven trong những ngày quyết liệt nhất? Vậy mà trong các cuộc họp cán bộ trung cao cấp, ông cảm thấy hình như người ta quên ông đi. Việc ông quyết định ở lại, một phần cũng vì cảm thấy tự ái về điều này. Ừ, cấp trên tín nhiệm chính ủy thì cứ để chính ủy về họp. ông ấy sẽ chẳng biết gì về tình  hình bộ đội, cứ để ông ấy báo cáo, và cứ để cấp trên nghe.  Trong khi đó ở chiến trường, ngưòi còn lại để đảm đương  trách nhiệm sẽ là ông. Rồi một ngày kia người ta sẽ phải  nói: Hồi đó, công chính là công của thằng Tám Hàn...
Chính chính ủy phân khu hình như cũng thấy cái điều này trong những suy nghĩ của ông, cho nên khi có điện của Miền gọi ông ta về họp thì lúc đầu ông ta lạỉ nói:
•Anh Tám đi thay tôi một lần đi!
Chẳng việc gì mà đi thay. Nhiệm vụ ai kẻ đó làm! Tám Hàn nghĩ như vây. Thật là rắc rối, cho tư tưởng con người. Khi nghe chính ủy nói vậy thì phản ứng của Tám Hàn lại càng mạnh mẽ hơn. Ý nghĩ của ông lúc đó đầy những mâu thuẫn. Khi thì ông cho là chính ủy khinh mình, cho là mình
ở lại một mình không đảm đang nổi nhiệm vụ nặng nề tình hình khó khăn này. Có khi ông lại nghĩ ràng: ừ cấp trên đã tín nhiệm ông ta thì cứ để ông ta di, việc gì mà mình phải đi thay?”.
Lúc đó, Bộ tư lệnh có họp và bàn nhau thấy rằng nên để chính ủy ở lại, vì tình hình hiện nay ở đây là nghiêm trọng còn việc đi họp và truyền đạt lại thì ai đi cũng được. Nghe nói vậy, Tám Hàn càng tự ái và ông nhất quyết không đi, lấy cớ là mình nên chấp hành cho đúng chỉ thị của trên.
Đàn muỗi từ dưới rạch bay ra như trấu. Mặc dầu An đã che cho ông một miếng vải màn trước cửa hầm nhưng ông không sao nằm được, ông lại quay trở ra trải tấm vải ngồi châm thuốc hút. Tiếng cá ăn đêm đớp mồi quẩy lọp bọp dưới rạch. Tiếng những con trê nghiến răng ken két. Một vài con ếch, con nhái nhảy lóc bóc. Ban đêm, những tiếng động đó nghe thật rõ, những tiếng động của sự bình yên đầy lo lắng. Ngày mai... ông vẫn nghĩ đến ngày mai và những ngày sắp tới...
... Theo báo cáo lại của số anh em vệ binh, thì chính cái hôm ông vượt sông Rạch Tra để về bên kia, sát bờ sông Sài Gòn bên này đã xảy ra cuộc chiến đấu ác liệt. Tiểu đoàn 9 của trung đoàn 16 vừa hành quân đến đây, thì trời sáng. ! Đơn vị phải ém lại ven bờ sông. Mờ sáng, “trực thăng” lên. Họ buộc phải đánh trả lại địch khi đã bị phát hiện. Suốt ngày cầm cự trong một tình thế tuyệt vọng, họ cứ chịu trận như thê cho đến lúc trời tốì.
Trước đó, địch càn vào phân khu bộ, và phó chính ủy phải vượt sông Rạch Tra. Đáng lẽ thì Bộ tư lệnh phân khu đã phải cho người móc tiểu đoàn 9 ở bờ sông, nhưng vì bê bối quá, ông đã không giao lại cho cán bộ tham mưu làm việc này. Nghe đâu sau trận càn, cán bộ chiến sĩ rất công phẫn. Họ nói rằng: Phân khu chỉ biết chạy trốn cho mình, còn bở 
bộ đội sống chết sao, mặc! Nghe cán bộ trung đoàn đi theo tiểu đoàn này cũng không còn ai. Phó chính ủy đang cho đi móc liên lạc với họ. Như thế là một tiểu đoàn ở phía  trên một tiểu đoàn ở phía dưới, khi móc liên lạc được với nhau thì đều đã mất sức chiến dâu. Họ sẽ làm gì đây với cái lực lượng mỏng manh còn lại như thế này?... Có tiếng chân người bước thình thịch. Không phải tiếng môt người mà tiếng nhiều người. Họ vừa đi vừa nói chuyện với nhau. Sao người ta lại đi lại một cách ồn ào như vậy? Ở  đây cần phải giữ bí mật được chừng nào hay chừng ấy! Ông Tam chợt nghĩ như vậy và có vẻ không bằng lòng.
Hai ba cái bóng đã đến đứng ngay bên hầm. Một người hỏỉ trống không:
-    Hầm anh Tám ở đâu?
Có tiếng trả lời từ phía sau:
•   ở đó đó!
An choàng dậy:
•   Ai hỏi anh Tám?  Đồng chí báo cáo với anh Tám là có các đồng chí cán bộ của trung đoàn 16 đến gặp.
Một đồng chí vệ binh tiến lên nói như vậy, còn ba bốn ngưòi đi phía sau đặt bồng ngồi xuống; Có một người nào đó quẹt lửa châm thuốc hút.   
Ông Tám Hàn:
Các đồng chí cẩn thận một chút. Hút thuốc phải che ánh lửa lại. Giữa cánh đồng trống như thế này, ban đêm ánh sáng trông rất rõ.
Vừa nói ông vừa đứng dậy tiến lại phía những người đang ngồi.   
-   Ai phụ trách này?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM