Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:41:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất Trắng  (Đọc 101996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2015, 10:47:51 pm »

..
Từ sáng sớm, tất cả mọi người đã gói ghém đồ đạc mình vào bồng. Nắm cơm anh nuôi chia cho, họ chưa ăn mà gói trong mùi soa, bỏ vào một cái túi vải ở thắt lưng. Nắm cơm đó là khẩu phần cả một ngày.
Tiểu đoàn không còn anh nuôi, Thực phân công cho quản trị trưởng Nghĩa và một chiên sĩ liên lạc làm luôn nhiệm vụ này.
Nghĩa tuy chưa nhiều tuổi lắm, nhưng vóc ngưòi anh cao to, lại có bộ râu quai nón xanh rì phủ kín từ quanh mang tai xuống đến cổ làm cho anh có vẻ bệ vệ hẳn lên. Nhiều người vừa mới đến đơn vị lần đầu đều lầm tưởng anh là cán bộ tiểu đoàn. Chung quanh quản trị trưởng Nghĩa, có rất nhiều giai thoại. Người ta bảo anh đã từng là diễn viên xiếc ở Quân khu 4, đã từng là chiến sĩ chữa xe đạp của cơ quan, cũng đã từng làm thợ rèn ở một công binh xưởng giữa rừng trên đường dây của đoàn vận tải 559. Hồi còn ở trên biên giới, anh từng nổi tiếng là xạ thủ trăm phát trăm trúng. Đơn vị đi đánh về, muốn tổ chức một bữa liên hoan cứ việc lấy gạo ngâm trước để kịp làm bún, đến ngày cần có thịt anh mới xách súng ra đi. Lúc về không có con nai thì ít ra cũng có bốn năm con dọc, hoặc tệ nữa thì cũng có ít con cheo con chồn chứ chẳng bao giờ anh chịu xách súng về không. Phàm việc gì anh đã thích, nhất định anh phải làm bằng được. Làm được rồi, thì anh bắt đầu chán. Hồi còn ở đơn vị, có một lần anh được đi xem
 
ĐOÀN NGHỆ thuật xiếc nước ngoài biểu diển, anh rất thích tiết MỤC ĐI  dây.Anh tuyên bố nhất định sẽ tập cho kỳ được và vào hiệu sách mua một tấm ảnh có nữ diễn viên đang cầm ô đi chênh vênh trên một sợi dây. Anh về nhà, lấy một sợi dây dù,đóng cọc buộc thật căng trên mặt nước một cái ao, rồi mượn một cái  ô giống như cái ô trong tấm ảnh và bắt dầu tập. có hôm đi tập về, quần áo lấm lem bùn đất. Nhưng rồi cuối cùng anh đã thành công. Trong một buổi liên hoan biểu văn nghệ của đơn vị, anh ra mắt khán giả trong tiết đi trên dây và được nhiệt liệt hoan nghênh. Sau đó, anh rút về trong đội xiếc của quân khu. Chẳng bao lâu, anh chán nghề xiếc. Anh chuyển sang làm nghề chữa đồng hồ, bắt đầu bằng chính cái đồng hồ đeo tay của mình, ở Trường sơn, anh cũng bắt đầu nghề thợ rèn bằng công việc đầu tiên là rèn cho chính mình một con dao găm. Rèn xong, chưa ưng ý anh lại đi tìm loại thép thật tốt, rèn thêm một cây nữa. Và đến cây thứ năm, thứ sáu thì anh thành nghề. Người ta lại bổ sung anh vào tổ thợ rèn, rồi sang quân giới. Do một sự tình cờ run rủi, anh gặp lại một cán bộ cũ trên đường Trường Sơn, và được ông ta xin cho vào Nam Bộ cùng với đơn vị của ông. Cho đến ngày chuẩn bị cho cuộc tông tiên công thì anh được điều về trung đoàn 16.
Nghĩa đã chán nghề làm quản trị trưởng, và anh đangxin xuống đơn vị. Từ khi tiểu đoàn động viên tất cả mọi người cầm súng trong tình hình thiếu hụt quân sô chiến đấu, anh  nói với tiểu đoàn trưởng Thực:
Để tôi xuống đơn vị còn có ích hơn. Tiểu đoàn còn ai đâu nữa mà quản lý với quản trị cho thêm rườm rà. Ba cái công việc nấu ăn và đi mua thịt, mua gạo để văn thư nó kiêm luôn...
 Từ đó, suốt ngày anh chỉ lo chuyện súng đạn, và mọi việc thuộc về quản  trị hành chính anh giao hết cho trợ lý chính  Trị kiêm công tác văn thư của tiểu đoàn. Thực với Thận cùng
 
Qr
đã bàn nhau hết đợt này sẽ đưa anh xuống làm cán bộ dưới đại đội.   
ở tiểu đoàn bộ, anh vừa trực tiếp phụ trách một tổ chiến  đấu vừa phụ trách chung tuyến phòng ngự của tiểu đoàn bộ. Nghĩa đi từng hầm và tuyên bố dứt khoát:
-   Khi chưa có lệnh tôi, tuyệt đối các đồng chí không được nổ súng. Khi chưa có lệnh tôi, dầu trường hợp nào, các đồng chí không được rời công sự. Tôi sẽ nổ phát súng đầu tiên vì tổ tôi ở giữa đội hình, tôi có thể nhìn bao quát.
Nghĩa cũng đến cả hầm phó chính uỷ, tuyên bố dứt khoát với Thị:
-   Đồng chí sẽ phụ trách hai tổ ở đây bảo vệ phó chính uỷ
Vì đồng chí chiến đấu trong đội hình của chúng tôi, vậy đề nghị các đồng chí phải chịu sự chỉ huy của tôi và chấp hành đúng những quy định sau đây...
Nghĩa mặc cái sơ mi phanh hết cúc ngực và một cái quần xà lỏn, cắp ngang khẩu AK, bước đi thình thịch trên bờ rạch, nói oang oang từ hầm này đến hầm khác.
Cậu liên lạc tiểu đoàn mấy hôm nay nhìn anh, tấm tắc:
-   Trông ông Nghĩa bữa nay hắc ra phết, lên thay tham mưu trưởng đến nơi rồi còn gì?
-   Thừa mấy tham mưu trưởng đi chớ lỵ! Rồi mày sẽ xem tao sẽ lên thay thủ trưởng tiểu đoàn này cho mày coi!
Phó chính ủy rút khẩu súng ngắn từ trong bao ra, lên đạn  rồi lại tháo ra, lau lại băng, lên đạn lại.
Đại đội 2 và đại đội 3 báo cáo về địch từ hai hướng nam và bắc đang tiến dọc theo đường bò đến Cầu sắt. Bộ đội đã chuẩn bị nổ súng. Một lúc sau, pháo bắn dồn dập dọc theo đưòng bò. Tiếp đó, tiếng đại liên nổ giòn giã, tiếng M79 nổ lụp
 
Sụp tiếng M16 bay vút qua đầu họ chíu chíu. Thị nói với An: Chúng nó vào rồi đấy. Chuẩn bị sẵn sàng nghe!
Vừa nói anh vừa chạy vụt biến đi sang hầm khác.
Giữa lúc đó thì pháo chuyển hướng bắn dọc theo bờ rạch và một loạt AK nổ giòn. Thực và Thận đều ra khỏi hầm của mình. Hướng đại đội 2 nổ súng trước, tiếp đó đến hưóng đai đội 3.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2015, 10:49:36 pm »

Ngồi trong hầm, phó chính ủy Hàn chỉ còn nghe tiếng súng ran lên bốn phía, ở đây không có máy điện thoại, cũng không có sĩ quan tham mưu, không có bản đồ. Tất cả không giống một chút nào với một sở chỉ huy tác chiến mà phó chính ủy thường ngồi đó để làm việc. Tự nhiên ông cảm thấy mình thật vô tích sự. Ông vừa bước ra khỏi hầm, định đi lại gặp ban chỉ huy tiểu đoàn thì lập tức một quả pháo nổ gần bên cạnh làm cho ông phải vội vàng nằm xuống.
An hốt hoảng kêu lên:
•   Chú Tám! - Anh chạy vội ra chắn ngang trước mặt phó chính ủy . Chú vào hầm đi...
•   Mình đi lại chỗ đồng chí Thực.
-   Không. Cháu đề nghị chú vào hầm đã. cần đi đâu, cháu làm liên lac.
Phó chính ủy miễn cưỡng trở vào hầm. Vào trong hầm rồi. ông lại cảm thấy bứt rứt khó chịu. Đáng lẽ là sau quả pháo, mình phải đứng dậy đi luôn. Thằng An nó làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cận vệ. Còn mình, mình phải làm nhiệm vụ phó chính uỷ. Nghĩ vậy, nhưng rồi ông vẫn ngồi đó.
Pháo bắn mỗi lúc một dày. Cửa hầm rung lên. Mảnh đạn chém xuống phầm phập. Bây giờ không còn ai chạy ngoài bờ rạch. Từ trong hầm, thỉnh thoảng Thị ló đầu nhìn ra quan sát rồi báo cáo tình hình. Chừng một tiếng sau thì tiếng súng con im bặt.
 
Có bước chân chạy thình thịch. Tiếng quản trị trưởng Nghĩa gọi oang oang:   
-   Tất cả ngụy trang lại cửa hầm. Chúng nó chuẩn bị đánh bom đó!   
Tiếng đầm già kêu vè vè trên đầu.
Một lúc sau, chính trị viên phó Thận đến báo cáo tình hình với phó chính uỷ:
-   Hai đợt tiến công của địch vừa rồi đều nhằm vào hướng đại đội 2 và đại đội 3. Mũi chủ yếu của nó đánh vào hướng Cầu Sắt. Chúng nó biết mình dàn hàng ngang phòng ngự nên định chiếm cho kỳ được cái cầu, cắt đôi đội hình đơn vi ra. Đại đội trưởng đại đội 2 hy sinh.
Thận báo cáo sơ sài mấy câu rồi đứng dậy. Phó chính ủy  định rút thuốc lá mời anh hút, nhưng trông thấy anh lấm lem bùn đất từ đầu đến chân, ông lại nghĩ không phải lúc nên ngừng lại:
-   Đồng chí lại ra ngoài đó?
- Vâng. Vừa rồi nó đánh tróc một sô hầm. Phải ra kiểm tra cho anh em ngụy trang lại.
-  Đồng chí Thực đâu?
-   Anh ấy đang ở dưới đại đội 2. Vừa rồi bị thương nhẹ.
•   Vào đâu?
-   Cánh tay trái, phần mềm. Báo cáo thủ trưởng, tôi đi-
-   Vừa nói xong, Thận đã chạy biến.
Chiếc đầm già đã quay đi và có tiếng phản lực đang ầm ầm bay tới. Anh em chiến sĩ nhìn lên những đám mây trâng trên đầu, nơi có tiếng động cơ phát ra đó.
-   Một chiếc... Hai chiếc... Kìa kìa... Đấy, lấp sau đám mây rồi...
Nghĩa vẫn đứng phanh cúc ngực trước cửa hầm, nheo
 
Mắt nhìn lên. Mãi cho đến lúc thấy những quả bom đen trùi trũi rơi xuống, anh mới kêu lên:
-   Bom đấy!  Và anh nhảy vào hầm.
-   Sau môi đợt bom, người ta lại nghe tiếng Nghĩa gọi:
-   Thị ơi, Tuấn ơi!.. hầm việc gì không? ... Ngụy trang lại đi
vẫn tiếng chân anh chạy thình thịch.
Sau đợt bom một lúc thì tiếng súng con lại nổ ran ở hướng đường bò.
Mười hai giờ, liên lạc chạy từ đại đội 2 về truyền đạt mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng:
-   Đồng chí Nghĩa xuống đại đội 3 thay đồng chí đại đội trưởng  vừa mới hy sinh. Đồng chí Thị, trinh sát trung đoàn, thay đồng chí Nghĩa, phụ trách tiểu đoàn bộ...
Lại một đợt bom. Tiếp đó, tiếng súng con nổ ran cả ba mặt. Một lát sau, Thận bước vào hầm phó chính uỷ, đầu quấn băng trắng, vệt máu chảy xuống đã đọng khô trên gò má bên phải:
-   Đề nghị đồng chí Thị và đồng chí An bảo vệ anh Tám rút ngay theo bờ rạch sang Voi Nhỏ. Địch vào đại đội 3 rôi. Chúng nó đã chiếm mất cái hầm bên kia cầu Săt. Nó sẽ đánh vào đây.
Từ phía cuối đội hình của đại đội 3 có một con đường mòn bọc qua bên phải tiểu đoàn bộ thành hình chữ U. Nếu địch vào được đại đội 3, chúng nó sẽ vòng theo con đường này đánh vào chính diện của tiểu đoàn bộ và đại đội 1. Phó chính ủy nhìn đồng hồ. Ông đang lưỡng lự chưa biết nên đi hay nên ở thì bỗng từ phía đại đội 1, một chiến sĩ mặt mày lấm lem bùn đất, chạy xô tới. Tiếp đó là mấy loạt súng cực nổ nghe rất gần. Thận chặn anh chiến sĩ lại, quát:
-đồng  chí nào đó? Sao lại chạy?
 
-   Chúng nó vào đến đầu đường rồi!
-   Nó vào thì đánh. Trờ lại đi!
-   Hầm em bị sập.
•   Sập thì vào hầm khác. Hầm kia kìa!
Thận chỉ cho anh chiến sĩ cái hầm của Hùng và Tuấn rồi dắt anh tới đó. Vừa đi anh vừa nói vọng lại:
-   Đồng chí Thị đưa anh Tám đi ngay đi! về báo cáo với anh Ba là có thể địch nó sẽ vào được cầu sát trong ngày hôm nay và chúng tôi sẽ rút sang bên đó tối nay, để về Vườn Măng.
Thị đi trước dẫn đường, đến phó chính uỷ. sau đó là An. Họ lội qua con rạch nước ngập đến cổ, sang phía bên kia bò đi về bưng Voi Nhỏ. Họ vừa sang được bên kia bờ rạch thì đằng sau lưng những loạt AK nổ giòn. Tiếng M.79, B.40, M.16, tất cả các cỡ đạn tiếp đó nổ theo. Ba người nằm mọp xuống bò dọc theo bờ rạch. Ra đến giáp mối con đường mòn thì nghe tiếng tụi ngụy la hét gọi nhau bên kia bờ.
Thị đứng dậy, khoát tay:
-   Chạy!
Hai người chạy theo. Họ cũng không biết vì sao mà lại phải chạy như vậy. Họ chạy chừng bốn năm trăm mét thi Thị dừng lại:
-   Thủ trưởng ngồi chờ đây một chút, tôi sang bên kia xem trên đường mòn có địch không?
Nói xong, anh lội xuống rạch.
Con đường mòn này giáp mối với đường bò chạy theo một hình chữ u như đã nói ở trên, đâm thẳng vào với bò rạch bên kia. Sau khi vào được đại đội 3, chúng nó vòng theo con đường đó đánh vào chính điện của đại đội 1 và tiểu đoàn bộ Thị đã đưa hai người chạy thật nhanh để vượt ra khỏi khu vực
 
Mà bên kia bờ rạch đang xảy ra cuộc cận chiến bằng các loại súng bộ binh
Môt lúc sau, Thị quay trờ về:
-   Ta đi thôi!
Không đợi Thị giải thích gì thêm, phó chính ủy khoát tay ra hiệu cho An. Bên trái họ, tiếng súng bộ binh vẫn nổ giòn  giã.  Sang đến bên kia bờ rạch, Thị bẻ một cành chà che lên đầu người cùng làm theo. Anh quay lại, nói:
-   Tôi đi trước, nếu có việc gì thì đồng chí An dẫn thủ trưởng lùi lại. Con rạch này chạy về bưng Voi Nhỏ. Nếu quá lắm thì xuống rạch, ém sát vào bờ, chờ tối đến hãy lên.
-   phó chính ủy và An đi theo sau, nhìn chừng. Mỗi lần Thị dừng lại ngồi xuống, họ cũng dừng lại và ngồi xuống. Họ đi mỗi lúc một xa tiếng súng. Có lẽ đã dứt một đợt tấn công của tui nó. Tiếng súng nhỏ nghe thưa dần rồi im bặt. Lại nghe tiếng L19 bay vè vè. cả ba người ngồi ém vào những lùm cây bên bờ rạch, vừa để nghỉ, vừa để tránh máy bay.
Thị nói:
•   Nó vào nhanh quá, vì có một tổ tróc công sự.
An:
Không biết chúng nó vào phía nào mà thấy M79 đã nổ tróc tróc trên hầm thằng Hùng.
Phó chính uỷ:
•   Vậy là mình đi không gọi kịp thằng Hùng cùng đi theo. An:
-   Cháu đã khoát tay gọi nó, nhưng thấy nó lắc đầu. Vừa lúc đó thì M79 nổ gần đấy. Lúc đó gấp quá chứ!
Thị:
Nó không muốn đi đâu. Nó nói với tôi từ lúc sáng là nó se xin chú Tám ở lại tiểu đoàn.
 
Phó chính ủy im lăng. Ông sẽ nói như thế nào với má Hai.
Đẳng sau hoọ, tiếng súng nô ran lên môt loạt.
Rồi lại im lặng.

Thị đứng dậy:
-    Ta đi thôi. “Trực thăng” vũ trang sắp lên rồi đó!
Anh không nói gì thêm, nhưng kinh nghiệm ở  chiến trường, lắng nghe tiếng súng rời rạc, anh biết có lẽ là trận đánh đã kết thúc một cách bất lợi. Anh không dám nói cái điều mình đang nghĩ: “Có lẽ chúng nó đã làm chủ trận địa”. Anh nhìn đồng hồ: Năm giờ kém hai mươi lăm phút!
Bỗng dưng anh thấy nước mắt mình trào ra...
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2015, 09:59:52 pm »

Vào quãng bốn giờ chiểu thì hầu như tất cả các công sự ở cả ba phía đều tắt tiếng súng. Cái thì bị bom dồi sập, cái thì bị bắn tróc nóc. Một số chiến sĩ hy sinh ngay trong hầm. Một số bị đánh bật ra, ém ở bò rạch. Chính trị viên phó Thận chết ngay trong đợt tấn công đầu tiên của địch vào tiểu đoàn bộ, sau khi phó chính ủy phân khu vừa đi khỏi nơi này.
ở đại đội 2, Thực còn lại một mình trong hầm, bắn hếtđạn. Địch tràn vào cả hai phía, anh ném một quả lựu đạn và chạy ào về phía cầu. Bọn địch rượt theo gấp quá, Thực
rút súng ngắn bắn hết cả một băng đạn. Liền lúc đó anh nghe chúng nó hét ầm lên từ bốn phía:
-   Bắt lấy thằng chỉ huy! Bắt lấy thằng chỉ huy!
Vừa chạy tới bờ rạch thì anh bị bắn qụy xuống. Địch đã vào
được đại đội 3 và đã vào cả tiểu đoàn bộ nữa. Anh hiểu ra điều đó, thay băng đạn súng ngắn còn lại và nằm chờ.
-   Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!
-   Đứng dậy, giơ tay lên!
-   Đ. mẹ thằng này giả chết. Cho nó một phát!
 
Thực bóp cò.  Thằng lính dù trươc mặt anh ngã xuống cùng với những loạt  súng ran lên. Trong băng còn lại bảy viên đạn, thoáng nghĩ như vậy, nhưng những ngón tay của anh  bỗng từ từ rời xa, buông khẩu súng ngắn rơi xuống đất.
thàng lính dù đứng gần anh nhất vội vàng nhảy tới chộp lấy khẩu súng ngắn. Một lúc sau, một thằng sĩ quan lới, lục các túi quần túi áo của anh và ra lệnh cho hai tên lính đứng cạnh kéo anh ra phía đường bò. Không cần biết Thực , sống hay đã chết, hai tên lính nắm lấy hai tay của anh lôi đi sền sệt trên mặt đất. Ra đến đường bò, chúng nó đặt anh nằm ngửa và để lại khẩu súng ngắn ở bên cạnh và chụp ảnh. Hàng cúc trước ngực áo sơ mi của Thực bị bứt tung ra để lộ những vết xước trên da ngực. Có một người của chúng ta được chứng kiến tận mắt sự kiện đó. Đó là Nghĩa: đại đội trưởng mới của dại đội 3.
Khi Nghĩa đến đại đội 3 theo lệnh của Thực thì tụi địch đã sắp tràn vào cái hầm cuối cùng ở đấy. Anh bất ngờ ném lưu đạn và cả một băng đạn, đánh bật bọn địch ra và chiếm cái công sự trống lốc bên cạnh cầu sắt. Anh nhặt khẩu súng của một tử sĩ, lắp đầy đạn, xong gác hai khẩu súng lên hai phía. Tụi nó vào phía nào, anh lại quay sang phía đó bắn. lúc đó, chúng nó đã vòng theo đường bò, đánh vào tiểu đoàn bộ và đại đội 1. Vậy là cái hầm của Nghĩa nằm lọt giữa vòng vây, Anh nghe rõ tiếng la hét bên phía đại đội 2: “Bắt lấy thằng chỉ huy!”.
Anh biết là Thực đã bị tróc khỏi hầm. Còn một trái lựu Lúc đầu anh định để dành nó đến phút cuôì cùng, nhưng thấy địch tập trung sự chú ý vào hướng khác, anh nhảy ra khỏi công sự, ném lựu đạn, hô “xung phong” rồi nhoài người lăn luôn xuống rạch. Giữa lúc đó, Thực bắn phát súng ngắn cuối cùng. Nghĩa định long theo bờ rạch trỏ về tiểu đoàn bộ, nhưng phía đó anh cũng nghe tiếng súng nổ và
 
tiếng la hét trên bờ rạch. Anh đánh ngồi vậy tại chỗ, ngâm mình dưới nước, chui vào dưới những cành bình bát là là,kéo  bèo tây phủ lên đầu.
Chúng nó kéo thêm đến bên cạnh xác của Thực hai chiến SĨ nữa không biết chết hay sống và tiếp tục chup ảnh. Tiếng súng im. Từng tốp lính dù đi dọc theo hai bờ rạch và
đường cái, vừa đi vừa chĩa mũi súng vào các bụi dừa nước.
-    Còn thằng nào dưới rạch lên mau không tao bắn.
Một loạt đạn cực nhanh réo qua đầu Nghĩa. Trái bình
bát đỏ mọng bị bắn đứt rơi xuống trôi lềnh bềnh trên nước. I
-   Pằng!
Một viên đạn xéo đi  qua mang tai Nghĩa. Thằng ngụy
vừa bắn đó văng lên một câu chửi tục:
-   Đ.mẹ, cái đầu thằng Việt Cộng này cứng thật.
Ngĩa chưa kịp phản ứng gì thì một phát đạn thứ hai nổ ngay bên cạnh anh là tung lên một cột nước.
-   a ha! Bể óc rồi, con ơi!
Thì ra nó Bắn trái bình bát! Nghĩa thở phào, nhìn theo Trái bìnH bát đã bị bắn vỡ tung, nhầy nhụa, đỏ như máu trôi lềnh bềnh trên mặt nước.
Lúc đó bốn phía đã vắng tanh vắng ngắt rồi. Trận địa chỉ còn lại mùị thuốc đạn. chiếc L19 lại  vè vè  bay lên, gọi loa:
“Anh em cán binh Việt Cộng thuộc trung đoàn 16 chú ý .  Anh em cán Dinh Việt Cộ ng chú ý! T iểu đoàn 7 đã bị tiên diệt hoàn toàn. Đại uý Hoàng Thực đã tử trận. Ban chỉ huy  của các bạn đã bị bắt hoặc bị bắn chết. Một số các bạn còn ẩn nấp dọc bờ rạch hãy nên biết điều: Mau mau ra đầu thú với quân lực Việt Nam cộng hòa, các bạn sẽ được chánh phủ quốc gia khoan dung...
 
Máy bay vòng đi rồi vòng lại. Tiếng loa lúc được lúc mất. Trên bờ, tụi linh dù hết tốp này đến tôp khác thay nhau sục sạo. Đã ba lân, nó băn lung tung xuông mặt nước, ngay bên cạnh Nghĩa.
Gần tối, có tiếng “trực thăng”” đổ xuống rồi lại cất cánh bay lên.
Trời chuyển mưa. Những tảng mây đen lớn đùn lên phía  chân trời rồi tỏa rộng mãi ra. Tên lính ngụy đứng trên đường, cạnh chỗ Ngĩa đang nấp, bỗng chửi đồng lên :
- Đ. mẹ, đánh nhau suốt cả ngày, tối đến còn nằm đây mà chịu trân với cơn mưa chó má này nữa!|
 Tiểu đoàn còn ai nữa không? Họ sẽ rút về đâu bây giờ? Thực chết rồi,ai sẽ là người tập hợp đơn vị lại? Phải chăng mình là người sống sót duy nhất trong trận đánh này!
   Nghĩa nghĩ vậy và hé cụm   bèo   tây   nhìn lên
Lúc đó, cả bầu trời đã đen kịt.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2015, 09:48:35 pm »

Chương bốn
Tiểu đoàn 9 vẫn chưa xuống.
Buổi chiều, phó chính ủy từ cầu sắt tạt về qua bưng Voi Nhỏ gặp ông Ba Kiên một chút rồi lại đi ngay. Phó ủy dặn ông thu nhóm anh em lại, tạm ém quân đâu đó để chờ lệnh. Chính cái lúc ông Ba Kiên đang cần một người để bàn bạc trao đổi ý kiến thì phó chính ủy lại ra đi một cách quá vội vàng.
Thằng Tuân không về, thằng Hùng cũng không về. điều này má Hai vẫn chưa biết. Bên cạnh ông Ba Kiên chỉ còn Thị và một cậu liên lạc. Lúc Thị mới về, ông lắng nghe chờ xem có tiếng súng bên cầu sắt nữa không. Nhưng dần dần ông hiểu ra là mình đang nghĩ đến một chuyện không có thể có được nữa. Chúng nó đã làm chủ trận địa...
Thận hẹn với ông là sẽ về Voi Nhỏ rồi sang Vườn Măng. Ông đã đi nghiên cứu lại địa điểm này. ở đó còn có thể ém được vài ba tổ. Trước đây, đội du kích địa phương vẫn lấy khu vực này làm cứ, nhưng sau khi số anh em du kích còn lại được rút lên quận, thằng Hùng được chị Tám Trâm, bí thư chi bộ, đồng ý cho đi theo trung đoàn, thì không còn ai ở đó nữa.   
Ông Ba Kiên chợt nảy ra ý nghĩ là nên triệt để phân tán thành các bộ phận nhỏ: hai người, ba người. Có điều kiện thì đánh du kích, không có điều kiện thì tránh địch để bảo vệ lực lượng, ông nhận ra sai lầm trước đây của mình là đã chấp hành mệnh lệnh một cách máy móc: “Trung đoàn 16 giữ vững địa bàn, sẵn sàng chờ lệnh mới”. Đáng lẽ khi nhận được lệnh
 
lệnh vắn tắt    này phải    nghĩ   ngay đến cách làm sao chấp hành đúng tinh thần của mệnh lệnh, đứng chân được ở điạ bàn này trên quy đinh, thì ông lại cứ băn khoăn mãi một điều: “Sao không thấy mình đánh vào Sài Gòn nữa?”. Và cái tư tưởng chủ đạo của ông vẫn là chờ đợi một trận đánh lớn...
Hết ngày này qua ngày khác, ông vẫn chờ đợi tiểu đoàn 9 mong tin của trung đoàn Quyết Thắng, một trung đoàn đã cùng chiến đấu bên cạnh trung đoàn ông trong suốt đợt một.  Ông bảo với Thị chuẩn bị sang lại cầu sắt. ông không thể ngồi chờ như thế này được. Ruột ông nóng như lửa đốt. Mặc dầu Thị đã cam đoan với ông rằng tụi nó đã đổ quân trên đường từ bưng Voi Nhỏ sang bên ấy, ông vẫn cương quyết chuẩn bị ra đi.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2015, 09:49:25 pm »


Má Hai thắp một ngọn đèn đặt ra trước hầm rồi bưng nồi cơm ra, ngồi nắm thành từng nắm to bằng cái chén ăn cơm. Má than phiền về nắm cơm nhỏ quá. Nhưng chẳng có cách nào khác. Lâu nay nhân dân trong xóm bỏ đi hết, không ai dám về vì đại bác bắn vào đây suốt ngày. Một mình má giã thóc bằng cái mũ sắt không thể nào kịp đủ cho bộ đội ăn. cả ngày hôm nay, ngồi nghe tiếng súng nổ, má biết anh em mình đang đụng độ với chúng nó. Khi Thị về, ngồi nói chuyện với ông Ba Kiên, tuy má không lắng nghe câu chuyện giữa hai người (má nghĩ mình không nên nghe như thế, vì đó là chuyện quân sự, mình không có phận sự gì đó), nhưng cứ nhìn nét mặt của họ, má cảm thấy lo lo. Khi họ tói chuyện với nhau xong, má hỏi ông Ba Kiên:
•   Anh em có về đây không?
ông nói:
Có lẽ khuya mới về. Đường bên đó sang đây, địch đang chốt chưa đi được.
má lại nói:
 
tôi nấu cơm một lát cho tụi nó về lấy nghen anh Ba?
Ông Ba Kiên im lặng một lúc rồi nói:
-   ừ chị cứ nấu giùm cho, chắc tụi nó đánh nhau cả ngày đói đó!
Hai ba lần má định hỏi xem thằng Hùng hiện nay ở đâu, vì hôm qua má thấy nó ra đi với ông gọi là ông Tám đó.
hôm nay ông ấy về qua đây một lúc rồi lại đi ngay không kịp  chào má. Má không thấy thằng Hùng đi VỚI ông Tám đâm ra lo. Nhưng má lại nghĩ: Bây giờ nó là bộ đôi rồi. Nó đi đâu có cấp trên giao nhiệm vụ. Mình hỏi làm gì? Ông
 Ba Kiên cũng biết má Hai đang muốn hỏi ông điều đó. Nhưng ông đành im lặng. Ông cũng chưa biết số phận thăng hùng   ra sao? Có gì rồi tối nay ông sẽ nói một thể.
Má Hai ngồi đếm lại từng vắt cơm. Trước đây một tháng hồi mây đứa nhỏ chưa chạy di tản, cứ mỗi buổi tốì chung đến đầy nhà, ngồi vắt cơm với má. Có hôm nhà má phải vắt đến hàng trăm vắt cơm to hơn thế này mà vẫn chưa đủ cho anh em... Đến bây giờ, có hôm má chỉ vắt có ba mươi nắm, thế mà ông Ba Kiên cũng nói: “Chị vắt nhiều quá đó! Để dành gao  bữa sau còn nấu. Bây giờ gạo kiếm không ra nữa đâu”.
Má Hai chỉ nấu cơm và vắt sẵn chờ anh em về lấy khi  nào má nghe ngoài trận địa nổ súng. Việc đó thành ra một thường lệ. Có hôm, trước khi nấu má hỏi ý kiến ôngBa Kiên hoặc một anh em nào đó có mặt ở nhà. Nhưng cùng có hôm không ai ở nhà, hễ nghe súng nổ là má đổ gạo vào nồi. Ta đến, thế nào cũng có người từ trận địa về. Những chiến sĩ này cũng quen với cái thường lệ đó, luôn luôn mang theo một cái bồng để nhận cơm vắt của má Hai đã bày săn giữa cái nong trước cửa hầm. Cũng có hôm không ai về, má lại gửi cho anh em đi ra ngoài đó. Số nắm cơm bày ra trên càng ngày càng ít đi.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2015, 09:50:06 pm »

chiểu nay ông Ba Kiên nói với má nấu cho khoảng hai mươi nắm thôi. Nhưng không biết nghĩ sao, má lại đổ gạo, vào nồi nhiểu hơn. Má nắm tất cả được hai mươi lăm nắm.
ông ba kiên nhìn những nắm cơm, không nối gi cà, mặc dầu ông biết má Hai đã nắm thừa ra đến hơn năm nắm.
nhìn những năm cơm mới vắt xong bày trên nong, khói bốc nghi ngút, má Hai nói:
tụi nó không về được rồi làm sao anh Ba?
ồng Ba Kiên đang ngồi lặng thinh, nghe má Hai hỏi, ngước lên và trông thấy nét mặt lo âu của má, liền cười:
- Nếu tụi nó không về thì tôi với chị phải ráng sức mà ăn cho hết chừng ấy cơm chứ còn biết làm sao nữa?
Má Hai bật cười. ông Ba Kiên cũng cười theo. Sau tiếng cười đó họ lại im lặng, nhìn những làn khói cuộn tròn bốc từ những nám cơm bay lên giống như cuộn khói bốc lèn từ những cây nhang trước bàn thờ.
Ông Ba Kiên vừa chuẩn bị ra đi thì bỗng nghe tiếng bước chân thình thịch ngoài sân. Một bóng người cao to, nhem nhuốc sình lầy từ đầu đến chân, dừng lại trước của hầm im lặng một phút rồi bỗng nhe hai hàm răng trấng toát ra cười ha hả.
-   Thằng Nghĩa!
Ông Ba Kiên kêu lên và chạy ra ôm chầm lấy anh bộ đội đang từ từ gờ khẩu AK trên vai xuống. Khẩu súng gỡ ra nửa chừng thì Nghĩa cũng bỏ vậy và ôm choàng lấy ông Ba Kiên. Vừa mới cười đó, bây giờ anh lại òa lên khóc thành tiếng. Má Hai ngồi im lặng. Vậy là má đã biết. Má thở dài...
ông Ba Kiên gỡ tay Nghĩa ra, lùi lại:
•   Bỏ súng xuông nghỉ đã!
Nghĩa bỏ súng xuống, nói nhỏ:
*   Đổng chí Thực hy sinh rồi!
 
Nghĩa vừa nói vừa cầm một nắm cơm lên miệng nhai một cách ngon lành.
Má hai đưa cho anh cái khăn mặt:
 Đi rửa tay chân qua một chút rồi vào ăn,con!
Nghĩa cầm lây cái khăn, lau qua hai bàn tay rồi bỏ xuống nong và tiếp tục cầm nắm cơm lên:
-   Má cứ để con ăn xong một nắm đã, có sức mới đi tắm được.
-   Cả hai người im lặng ngồi nhìn Nghĩa ăn cơm. Anh nhai nắm cơm một cách ngon lành. Ăn xong một nắm, anh lại lấy tiếp một nắm nữa,vừa ăn anh vừa nói với má:
- Cơm má năm nhiêu quá, thừa ra không ai ăn đâu.
Má Hai:
- Con cứ ăn đi..
Nói xong, má Hai đứng dậy đi ra ngoài.

Từ khi Nghĩa về,  Ba Kiên vẫn chưa hỏi anh về tình hình đánh nhau ngoài trận địa như thế nào. Má Hai biết là ông đang chờ má đi ra.
... Mãi cho đến lúc tối mịt Nghĩa mới bò lên bờ rạch. Suýt nữa thì anh đụng phải tụi đi tuần. Bên này rạch, gặp lính. Nghĩa lội sang bên kia rạch, ơ đó, anh lại gặp một bọn khác. Bọn này đang đi tuần dọc theo bờ rạch về hướng Voi nhỏ. Nghĩa bám chừng theo sau bọn đó mà đi. Đến ngang cái hẩm tiểu đoàn bộ chúng nó dừng lại. Một thằng nói:
-   Cái thằng Việt Cộng này ít ra cũng phải là cấp đại úy. Tiên sư nò, bắn què cả hai chân mà nó vẫn còn cầm súng bắn lại mình!
-   Cái thằng đại uý Hoàng Thực kia cũng vậy. Nghe đâu tụi Việt Cộng ra trận nó có đeo cái bùa gì phải không mầy?
-   Xì! Bùa biếc gì? Chúng nó tẩy não nhau...
Một dáng người cao to, dang hai tay hai chân, nằm úp
 
mặt xuống bờ rạch. Nghía trông  thấy và biết ngay là chính -viên phó Thận. Mấy thằng lính ngồi xuống bên cái xác chết châm thuôc hút. Chúng nó lại nói chuyện với nhau.
Một đứa thì nói là trận đánh vừa rồi coi như một chiến thắng lớn. Một đứa thì lại bảo đây là một trận thất bại vì đem một lực lượng lớn như thế mà không diệt nổi ba thằng Việt Cộng đã sắp chết đói. Hai đứa cãi nhau một lúc thì một thằng đứng dậy, đi đến bên cạnh, lấy chân hất ngửa cái xác chết lên:
. Thắng này! Mày coi đây này, một thằng Việt Cộng chỉ còn cái quần xà lỏn như thế này mà nó còn xơi mình hêt cả gần một tiểu đội. Thắng! Thắng cái con khẹc!
Nói rồi thằng lính nhổ toẹt một bãi nước bọt. Thằng kia cũng không vừa:
- Em ngu hết chồ nói em ạ! Trận đánh thắng hay thua quan trọng là ở chỗ mong muốn của cấp chỉ huy có đạt hay không? Này nghe: cán bộ chỉ huy của chúng nó bị diệt nghe, chúng nó hết chồ ở nghe! Ngày mai tiếp tục càn quét một trân nữa thì con to, con nhỏ, con tấm con mén gì mình hót gọn hết, sau đó chúng mình sẽ ung dung về Sài Gòn...
Nói xong, nó khe khẽ cất giọng ca một câu vọng cổ. Nghĩa bỏ tay vào cò súng, nghĩ thầm: ‘Thắng này! Này, cho mày hót gọn này!”. Anh bóp cò. Giữa lúc đó, như có một sự hợp đồng, một loạt AK không biết từ hướng nào bắn tới, nổ thật giòn.
-   Đù mẹ... Việt Cộng tập kích!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2015, 09:52:31 pm »

Chúng nó la lên và nằm rạp xuống. Nghĩa lao qua rạch và cắm đầu chạy. Chằng có đứa nào đuổi theo cả. Chỉ có mây loạt đạn bắn vọt qua đầu anh. Một lúc sau Nghĩa nghe có tiếng súng nổ dài vể hướng đi sang Vườn Giâu. Hình nhưtụi nó đang vội đuổi cái người nào đó đã bắn loạt  AK phối hợp với anh.
Về đến mốì đường đi sang Voi Nhỏ, Nghĩa kiệt sức. Anh nằm lăn ra giữa đường, thở dốc. Lúc đó, anh chỉ băn khoăn có một điều: không biết mình bắn có chết cái thằng lính dù nói khoác ấy không?
Khi  Ba Kiên hỏi Nghĩa có chắc chắn người nằm trên bờ rạch đó là Thận không , thì Nghĩa cam đoan trăm phần trăm là đúng. Thứ nhất, đó là một người cao to và ở khu vực tiểu đoàn bộ thì không có ai có vóc người như thế. Thứ hai, chỗ người đó nằm là cái hầm của Hùng và Tuấn theo anh biết khi anh đi rồi, Thận về đó để trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn bô.
Ai là người dám can đảm bắn loạt AK lúc đó nếu  phải là Thận? Đó là một loạt AK rất mưu trí rất kịp thời làm cho tụi địch lầm tưởng là mình vẫn còn lực lượng để dành tổ chức một đợt tập kích. Chính vì nghĩ như vậy nên ông  Ba Kiên vẫn ngờ ngợ là Thận còn sống mặc dầu Nghĩa chỉ còn thiếu thề sống thề chết để cam đoan với  cái điều đã chắc như đinh đóng cột này...
Mười hai giờ đêm. Trời đổ mưa ào ào. Giữa lúc đó thì một người con gái chạy ào vào như bị ai đuổi. Vào đến nhà cô dừng lại thở dốc một lúc, nhìn  Ba Kiên, nhìn Nghĩa, rồi  quay sang nhìn má Hai:
-   May quá! Cháu cứ tưởng các chú đi mất rồi!
ông Ba Kiên kêu lên:   
Sáu Trang!   
Cô gái liến thoắng:
-   Trông thấy ngọn đèn trước cửa hầm, cháu mừng quá.
May không thì ướt hết trọi!
 -   Bộ tưởng mày còn khô ráo lắm mà may với vá? Lược nè, chải trốc đi!
Má Hai đưa lược Cho cô gái. Cô ta cầm lược nhưng vẫn nói luyên thuyên:
Cháu ở chỗ chú Tám lại. Chú Tám viết thư cho chú nè, chú Ba!
Sáu Trang móc túi lấy phong thư gói kỹ trong một cái bao ni lông, đưa cho  Ba Kiên. Cô đến ngồi một bên bếp lưa khuôn mặt rạng rỡ.
Cô gái ăn mặc có vẻ diêm dúa: cái áo màu hồng quá mỏng có viềm đăng-ten trên cổ và dưới gấu. cổ áo để lộ ra sỢi dây chuyền lóng lánh (có lẽ là dây chuyền giả). Khi  cô tay ra phía sau để bắt lại mái tóc, ngưòi ta nhận thấy ngón tay đeo nhẫn một cái nhẫn mặt đá to bằng một cái đồng hồ nữ, màu xanh biếc như ngọc. Đôi mắt cô gái luôn luôn nhìn chỗ này sang chỗ khác, lúc nào cũng giống như ngơ ngác, muôn hỏi, muốn biết. Có thể nói Sáu Trang là một cô gái đẹp nếu không có cái trán nhô cao một cách ương ngạnh. Cô có đôi mắt sắc và to, vành môi dưới cong lên một cách duyên dáng và luôn luôn như cỏ vẻ giễu cợt. Chính đó là cô gái đã giao Quá cho Bảy Hường như chúng ta đã biết ở trên.
Về tung tích của cô, anh em Mười Sáu chỉ biết vòn vẹn như sau: Sáu Trang người ở Củ Chi (mà tên thật của cô hình như cũng không phải là Sáu Trang, nhưng ta cứ tạm gọi như thế), là nữ biệt động (điều này người ta cứ cũng đoán như vây thôi). Và đầu đợt một Tết Mậu Thân, cô là ngưòi duy nhất dẫn đưòng cho trung đoàn 16 đánh vào Tân Sơn Nhất. Từ đó , gặp cô ở đâu, người ta gọi cô là cô Sáu, chị Sáu. Cô đến trung đoàn rồi lại đi, rồi ít lâu sau lại đến. Cứ mỗi lần trông Sáu Trang là anh em lại đoán già đoán non: Lại sắp
 
đánh vào Sài Gòn rồi! Cùng có anh em đã đặt tên cho cô là cô Sáu Sài Gòn.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #47 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2015, 09:53:43 pm »

Ba Kiên đọc xong thư, hỏi Sáu Trang.
-   Cháu ở đâu đến đây?
-   Cháu ở bên Bình Mỹ.
-   Sao nhanh thế?
-   Cháu đi nhờ xuồng chị Tám Trâm.
Bỗng  chợt nghĩ ra một điểu gì đó:
-   Bây giờ cháu ở đây với các chú chứ?
-   Chú Tám nói vậy rồiỉ
-   Vậy bây giờ cháu ở đây với chị Hai, chú đi một lát chú về- Chờ chị Tám Trâm đến rồi ta bàn công viêc.
ông Ba Kiên nói vậy rồi bảo Thị và Nghĩa chuẩn bi lúc sau ba người lại ra đi. Họ đi vào trong mưa về hướng Cầu Sắt.   
 Ba Kiên đi rồi, Sáu Trang cầm một nắm cơm:
-   Cơm ai đây, ăn được không má?   
-   Con ăn đi. Để má lấy mắm...
Má Hai chưa kịp trả lời thì Sáu Trang đã đưa nắm cơm lên miệng. Cô ta cũng nhịn đói suốt cả ngày hôm nay
ông Ba Kiền vừa đi ra một lúc thì Tám Trâm đến.
Chị ta đặt xuống giữa nhà cái bồng đầy những đồ hộp kêu, xổn rổn, ngơ ngác nhìn quanh nhà một lúc rồi hỏi má Hai
-   Chưa ai về à, má?   
-   Má Hai trả lời lơ đãng:   
-   Chưa. Anh Ba vừa mới đi ra đó...
Tám Trâm biết đánh nhau lớn bên cầu Sắt từ sớm,vì vậy chị đã gửi mua sẵn đường, sữa. Theo như lệ thường,sau  mỗi trận đánh, có khi một cốt cán, có khi chính Tám Trân
 
mang sữa, bánh trái mua từ trong ấp chiến lược ra, đến úy lạo các chiến sĩ. Má Hai biết như vậy nên khi thấy chị vào, má vẫn ngồi yên một chỗ và khẽ nói:
-   Con tám !
Tám Trâm hỏi:
Có tin chi về trận đánh không má?
(những lần trước chị không hỏi như thế).
Anh em chưa về hết, mới có một người về. về liền ăn  một nắm cơm  lại đi với anh Ba rồi!
Tám Trâm muốn hỏi điều gì đó nữa nhưng lại thôi.
Chiều nay, chị nghe chúng nó gọi loa bảo là đại uý Hoàng Thực đã tử trận, tiểu đoàn 7 đã bị tiêu diệt. Chị kh ông tin  điều đó  nhưng chị vẫn thấy ruột gan nóng cồn cào.
Đầu hôm, có việc phải sang Bình Mỹ. Đến nơi, làm việc xong chị chống xuồng quay về luôn, về đến Bến Đá, Tám Trâm rẽ vào ấp mua ít đường sữa, vừa để xem có thương binh ở đó kh ông. Bến đón thương binh vắng ngắt. Chị biết  là trân đánh có khó khăn. Vậy là Tám Trâm kh ông kịp về ăn cơm nữa. Chị chống xuồng mang bồng đường, sữa đến luôn nhà má Hai.
Bên cạnh những ngưòi dân ngoại thành mà Tám Trâm  quen biết như má Hai, như anh em trong đội du kích, thì các cán bộ và chiến sĩ của trung đoàn 16 đối với chị có một mối thiện cảm đặc biệt. Chị đã được tận mắt chứng kiến  những con ngưòi dũng cảm, giản dị, dễ thân, dễ quen mà giống như từ khi sinh ra họ đã mang những đức tính tốt đẹp như vậy.
Trước đến nay, c ông tác ở vùng sâu, ngoài những nhân mối và cơ sỏ bí mật, chẳng mấy khi chị được về sống trong một cơ quan một đơn vị, mà ở đó là cuộc sống tập thể của những người cán bộ cách mạng, vì vậy, khi gặp đơn vị Quân giải
 
phóng đầu tiên, tự nhiên chị có một tình cảm đặc biệt, giống như tình cảm đôi với những người thân lâu ngày.
Trước lệnh tổng công kích vầ tổng khởi nghĩa hai tháng. Tám Trâm được giao nhiệm vụ về gây cơ sở ở Tân Thới Hiệp. Lúc đầu, lạ nước lạ cái, chị còn phải nằm trốn ngoài bương. Sau dần, bắt được mối, chị vào trong ấp, đến nhà má Hai.
 Đang bắt rễ để gây dựng cơ sở, công việc chưa ra môn ra khoai gì thì có lệnh nổ súng. Bộ đội về. Vậy là đảng cũng chị mà  cơ sỏ địa phương cũng chị.
Chưa nhận được chỉ thị, chị đã đi vận động bà bị gạo thóc. Sau đó, Tám Trâm tìm bắt liên lạc với bộ đội. Đơn vị đầu tiên mà chị gặp là tiểu đoàn 7. Người bộ đội đầu tiên mà Tám Trâm tiếp xúc là Hoàng Thực.
Nhờ sự giúp đỡ của tiểu đoàn 7, hai ngày sau thì. Tám Trâm thành lập xong đội du kích cho xã Tân Thới Hiệp ngày sau, Hoàng Thực cử một tiểu đội trưỏng cùng với du kích của Tám Trâm vào ấp diệt ác ôn. Mười ngày sau, Tám Trâm đích thân dẫn cả đội du kích cùng phối hợp chống càn với tiểu đoàn. Vừa làm bí thư chi bộ vừa lo gạo nước, vừa là chính trị viên, Tám Trâm lại vừa là chị nuôi.
Anh em trong đội du kích lần đầu tiên làm quen với công tác, việc gì cũng bỡ ngỡ, chạy đến hỏi chị. Kế hoạch tuyên  truyền vũ trang ra sao: tìm chị Tám. Tổ chức bắt bọn ác ôn
như thế nào: hỏi chị Tám. Đến lúc hết gạo: cũng lại chị tám.
 Không những lo cho đội du kích mọi mặt, chị còn lo gạo nước cho bộ đội nữa. Xin về hai mươi bì gạo, chị lại chia cho tiểu đoàn hết mười lăm bì. Bộ đội ăn hết gạo, chị lại lấy trong phần năm bì của du kích san bớt cho anh em.
Anh em cán bộ chiến sĩ tiều đoàn 7 gọi đùa Tám  Trâm là “bà chính trị viên”. Cái tên đó được đặt ra sau một cuộc cãi lộn giữa chị và tiểu đoàn trưỏng Hoàng Thực.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2015, 09:54:26 pm »

Hôm ấy, Tám Trâm đến một đại đội thăm anh emm và thấy mỗi người chỉ được chia một vát cơm bằng quả trứng thay cho cả bữa sáng và bữa trưa. Nhớ đến máy ruộng ngô đồng bào  nhường cho du kích, chị bảo cán bộ đại đội cho mấy chiến sĩ mang bồng ra đó bẻ về luộc ăn tạm cho đỡ đói.
vừa lúc Hoàng Thực đi kiểm tra đơn vị về,anh gọi anh em đang bẻ ngô dưới ruộng lên hỏi:
- Ai cho lệnh bè?
Một chiến sĩ trả lời:
-   Chúng tôi được lệnh đại đội cho đi bẻ thì đi chứ cũng không biết ngô này ỉà ngô của ai.
Hoàng Thực ra lệnh cho anh em trở về và gọi cán bộ lên để báo cáo. Mấy chiến sĩ về đến nửa đường thì gặp Tám Trâm. Chị lại hỏi:
-    Vì sao về?
Anh em trả lời:
. Chưa có lệnh tiểu đoàn.
Vậy là Tám Trâm đùng đùng đến tiểu đoàn bộ. Hoàng Thực chưa hiểu đầu đuôi ra sao thì đã bị Tám Trâm “khiền” cho một trận. Anh em tiểu đoàn bộ cứ ngồi nhìn nhau cười.
Tiểu đoàn trưởng ngồi im phăng phắc, còn bà cán bộ thì thuyết cho ông  ta một bữa đến đầu đến đũa. Mãi một lúc sau, chờ cho chị nói xong, Hoàng Thực mới thanh minh:
-   Chúng tôi là bộ đội, làm gì cũng phải có tổ chức, có chỉ huy. Tiểu đoàn chưa có lệnh, đại đội tự động cho đi bẻ ngô như thế là sai. Vả lại. tôi chưa hiểu ruộng ngô đó là ruộng của ai.
Ruộng là ruộng của cách mạng! - Tám Trâm quát lên – Chờ được lệnh và chỉ huy của anh thì bộ đội còn đâu sức mà đi đánh nhau, anh có biết bữa nay anh em dưới đại đội nhịn đói không ?
Hoàng Thực nói:
 
-   Tôi biết, chính tôi cũng nhịn đói như anh em.
 Về sau, cứ mỗi lần nghĩ đến cuộc cãi lộn này, Tám Trâm  càng thấy thương Hoàng Thực. Một cán bộ vừa nguyên tắc vừa có tình, lại kh ông hề tự ái...
Tất nhiên hai người chỉ to tiếng với nhau một  cười nói với nhau vui vẻ. Cũng chính nhờ cuộc cãi vã ấy mà  hai người biết nhau hơn và quý nhau hơn.
Từ đó trở đi. Tám Trâm hầu như thuộc hết các đơn vị trong tiểu đoàn, nơi nào thiếu gạo, chị lại đến trực tiếp đi lấy.
Cuối đợt một, hầu hết nhân dân bỏ nhà chay ra gần lộ 13 để tránh bom pháo. Đêm đến, chị Tám vào những ấp bỏ không đó, trèo qua tường nhà, vào lấy nước mắm gạo thức ăn ra cho bộ đội. Anh em sợ kh ông dám lấy, Tám Trâm nói:
■ Các cậu đừng lo. Bà con cô bác khi ra đi đã giao lại hết nhà cửa tài sản này lại cho chúng ta tùy ý sử dụng , tôi là cán bộ địa phương, tôi chịu trách nhiệm...
Các anh bộ đội miền Bắc tốt thật, nhưng nhiều khi họ chấp hành kỷ luật một cách cứng nhắc quá. Tám Trâm nghĩ vậy và lại nhớ đến Hoàng Thực...
Ngày hôm nay, nghe tiếng súng ở cầu sắt, chị biết có đánh nhau to. Từ bên Bình Mỷ, kh ông kịp về nhà, ăn cơm, chị chống xuồng tới đây luôn. Vừa vứt bồng xuống, nhìn thấy nong cơm hầu như còn nguyên vẹn ấy, chị hiểu tất cả . Tám Trâm ngồi xuống bên má Hai, cầm một nắm cơm vì hỏi má một lần nữa:
-   Cái anh bộ đội ở bển về kh ông nói gì à, má?
-   Nghe nó nói thằng Thực...
*   Anh Thực thế nào?
-   Thằng Thực hy sinh...
Chị Tám im lặng, bỏ rơi nắm cơm xuống nong. Có một
 
Lần cậu liên lạc tiểu đoàn ngồi kể chuyện về tiểu đoàn trưởng Hoàng Thực cho Tám Trâm nghe.,.
Anh là tiểu đoàn trưởng cừ khôi nhất của trung đoàn hiện nay (theo lời cậu liên lạc); Bố anh là đảng viên cộng sản năm 30, từng tham gia phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh. Đáng lẽ anh được đi học đại học ở nước ngoài, nhưng anh đã tình  nguỹện vào bộ đội rồi vào Nam...
Những điều đó Hoàng Thực chưa bao giờ nói với chị. Bây  giờ anh ấy hy sinh...
Tám Trâm thở dài. Chị có cảm giác như mình đang là môt người đến trễ quá tối nay.
Lúc chiều con cũng có nghe chúng nó gọi loa, nhưng con  không tin...
 Tội nghiệp mấy đứa... Hình như anh Ba định nhờ mày việc gì đó!
 Dạ, anh Ba có nhắn con về nhờ móc ráp anh em đang  thất lạc ở bển...
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #49 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2015, 08:28:14 pm »

Thằng Hùng nằm dưới rạch suốt đêm, lạnh tím người. Hắn không đi được nữa. Hắn gác cái chân bị thương lên một cành cây, đầu gối vào một gốc cây khác. Chiều hôm qua, khi Thận bị bắn chết thì nó chạy lạc. Tuấn nhảy ra khỏi hầm và nói với nó long theo bờ rạch mà về Voi Nhỏ. Nó chỉ nghe được vậy và nhảy ào xuống rạch. Quá một đoạn thì nó thấy hai bên bờ, tụi địch đứng đen nghịt, nó đành chui xuống dưới một cành cây và lấy lá lục bình phủ kín lên đầu. Khốn khổ cho nó, chỗ nó nấp lại vô tình nhìn lên bờ rạch, nơi có cái xác của Thận vẫn nằm đó. Tụi ngụy không biết vô tình hay chủ tâm, cứ thay nhau đến ngồi bên cái xác của Thận. Thằng Hùng nằm yên, không dám cựa Quậy, nó chỉ để lòi hai con mất để nhìn chừng.

 Giữa lúc đó thì Nghĩa đến Nó hoàn toàn không biết. Nhưng khi nghe Nghĩa nổ súng thì nó mừng quá và bằng một sự phản xạ linh hoạt mà chính nó cũng không ngờ tới, nó cũng giương súng bóp cò. Vì nó nổ súng sau Nghĩa, nên tụi địch phát hiện ngay và nổ súng đuổi theo. Nó thấy một người chạy vể hướng Voi Nhỏ, dọc theo bờ rạch. Nó nghĩ mình cũng chạy vê' hướng đó thì sẽ lộ. Nó vội mở cái xanh tuya Mỹ thắt ở lưng lúc đó còn một nắm cơm và một cái bình toong, ném ngược về phía sau. Tụi địch chạy xô cả về hướng đó. Hùng long theo con rạch đi lên một đoạn nữa thì biết rằng mình đã bị thương. Nó không dám lên bờ vì sợ tui địch  phát hiện dấu máu và đuổi theo. Nó cứ cào hai tay bơi đi nhưng đến đây thì mệt quá, nó gác chân lên cành cây nghỉ. Vừa lúc đó thì cơn mưa ập đến. Hùng định nằm nghỉ một lúc cho lại sức rồi tiếp tục bơi đi nữa, nhưng càng nằm nó càng lịm dần kh ông sao cưỡng dậy nổi. Khi tỉnh dậy trời đã hửng sáng. Nó hoảng hốt nhìn chung quanh. Thì ra khi đêm nó chưa ra khỏi cái mối đường giáp với bờ rạch đi vềVoi Nhỏ. Nó ngửi thấy mùi thuốc lá và biết tụi lính đang ờ rất Ị gần. Nổ vội vàng chuẩn bị lại chỗ ẩn nấp. kéo lá lục bình lại; để sẵn bên cạnh, động một cái là tụt ngay xuống nước.
Hùng thấy đói cồn cào. Cả ngày hôm qua nó kh ông có  một hột cơm nào trong bụng. Nắm cơm bên thắt lưng nó đã  vứt xuống rạch mất rồi. Kh ông biết nó còn có sức để chịu  suốt một ngày hôm nay nữa kh ông. Chắc là tụi địch chưa  rút. Đêm qua, trước lúc bắn loạt đạn, Hùng nghe thằng lính dù nói: “Ngày hôm nay chúng nó sẽ cất vó khu vực này
Sợ mình thiếp đi mất, cứ một lúc nó lại lấy móng tay cấu  vào đùi mình một cái thật đau. Làm như vậy chán rồi, nó lại nhẩm hát thầm bài hát mà nó vừa mới học được:    “” Em hát tặng anh bài ca Đồng Tháp””... Nó cứ hát đi hát lại như thế đến hàng trăm lần.
 
Bỗng nó giỏng tai lên nghe. Có tiếng như tiếng ai lội dưới nước.
Nó bỏ một chân xuống nước và ngồi dậy. Đúng rồi, có người đang đi lại phía nó. Không, tiếng bơi chèo. Nó vội vàng tụt xuống nép vào dưới cành cây và lấy lá lục bình phủ lên đầu, thoạt đầu cái   mũi chiếc xuồng    hiện ra    rồi đến   hai   cái bơi chèo đập lên đập xuống. Nó giương to mắt và suýt nữa
kêu lên thành tiếng:
-   Lính dù!
Một thằng chèo xuồng, hai thằng cầm súng ngồi chĩa lên
bên bờ. Chúng vừa đi vừa gọi:
-    Thôi lên đi con ơi! Trời gió tròi mưa này, ngồi làm gì mãi dưới bờ rạch vầy cho thêm khổ. Khổ các con đã đành mà còn  khổ cả qua nữa, con ơi! Nào. lên không qua bắn nào'.
Và nó giương súng như sắp bắn thật.
Đến gần chỗ Hùng nấp, thằng lính cầm súng chỉ vào gốc cây:
-   Cái gốc cây kia thê nào cũng có thăng Việt Cộng núp’.
Thằng chèo xuồng:   :
•   Đồ ngu như lợn! Nếu khi đêm nó mà chuồn ra đến đây được thì nó đã phới rồi, còn đến lượt mày phát hiện bây giò
Và nó quay xuồng. Thằng cầm súng:
-   Này xem đây này, tao bắn bể óc nó cho mà xem!
Và nó giương súng bắn lên trời một loạt rồi cưòi ba hả.
Hùng cứ ngâm mình dưối nước như vậy mài không dám rút chân lên nữa vì quá hồi hộp. Nó quên cả hát bài “Em hát tặng anh bài ca Đồng Tháp”. Vậy mà hai mắt nó vẫn giương thao láo. Phải đến nửa giờ sau, nó lại mới trở lại tình trạng bình thường.   
Đên gần trưa thì nó mệt quá. thiếp đi. Có một cái xuồng đi gân đên nơi nó mới biết. Nó hoảng hốt toan nhảy xuống nước, nhưng mũi xuồng đã hiện ra trước mắt nó . Nhảy xuống nước lúc đó chỉ lộ thêm. Nó đành năm im. Chiếc xuống tiến tới, trước hết nó trông thấy hai cái bơi chèo và nghĩa: thôi hết. khẩu súng nó không còn một viên đạn nào nữa. nhưng rồi nó giương mắt to ngơ ngác. Người ngồi trên xuồng là một cô con gái, mặc áo hồng, vừa chèo thuyền vừa nhìn sang bên bờ. Thăng Hùng định vẫy tay gọi, nhưng rồi nó lại nằm im. Cô con gái hình như trông thấy nó, nhưng chẳng nói gì cả và chỉ tay lên bờ rồi tiếp tục chèo thuyền di. Xuồng đi  rồi, thằng Hùng bỗng cảm thấy lo sợ và tự trách minh dại dột nằm ngủ thiếp đi như vậy. Nó dịnh đi môt chỗ khác nhưng nó không còn sức để đi nữa. Một lúc sau nó tính toán lại và tự nhủ: “Có lẽ cô gái đó là người của mình nếu không nữa thì cũng là người tốt. Nó nghĩ như vậy vì nó cho rằng nếu cô gái là người xấu hoặc người của địch thì chỉ năm phút sau đó là nó đã bị bắt. Nghĩ vậy nó cảm thấy yên tâm tiếp tục lẩm nhẩm hát bài “Em hát tặng anh bài ca Đồng
Tháp”. Một lúc sau, mệt quá, nó lại ngủ thiếp đi. Trong lúc đó cô gái chèo xuồng trỏ lại một lần thứ hai nữa mà nó vẫn
không hay biết gì cả.
Cô gái đó là Sáu Trang.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM