Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:57:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất Trắng  (Đọc 102203 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2015, 10:32:32 pm »

..'
Bỏ khu vực Gò Sao này mà đi thì còn nơi nào? ở lại thì liệu tiểu đoàn 7 với lực lượng mỏng manh ấy sẽ cầm cự được bao nhiêu ngày nữa? Ông nói với bộ đội là phải bám trụ, nhưng chính ông cũng không hiểu là trung đoàn sẽ phải bám trụ bao nhiêu lâu nữa. Bằng bản năng của một người lính chiến, ông hiểu mang máng rằng tình hình đã có thay những ngày rôm rả đầu tiên của Tết Mậu Thân không còn nữa. Sự giằng co giữa ta và địch đã đến lúc quyết liệt. Sức chiến đấu của bộ đội giống như một sợi dây cao su kéo căng bây giờ đang chùng lại.
Chớp một cái, đang từ trận chống càn quét ở biên giới, ta đánh thọc một mũi nhọn vào tận trung tâm Sài Gòn để rồi sau đó ít lâu, chúng nó lai phản kích lại. Sau Tết Mậu Thân, toàn bộ thế bô" trí chiến lược trên chiến trưởng bỗng đổi khác, nhưng cũng chính sau cái Tết Mậu Thân đó, trung đoàn ông được giao đứng chân trên một địa bàn khó khăn hơn xưa gấp bội. Nhiều lúc, ông đã nghĩ đến việc có thê cả một trung đoàn phải hy sinh, ý nghĩ đó, ông không nói với ai. Sáng nay, khi gặp phó chính ủy Hàn, có lúc ông cảm;thấy như phó chính ủy sắp nói ra điều đó nhưng lại ghìm lại. Không, ông cũng sẽ không bao giờ nói điều này với cấp dưới, nhưng ông lại cần làm cho người ta hiểu được. Những người đó đã từng vào sinh ra tử với ông, biết đâu họ sẽ không gục xuống trong môt cái công sự cùng với ông và được chôn trên một bờ rạch, dưới một gốc cây cùng với ông?
Ông quay lại, hỏi bâng quơ:
- Thế nào ông Thực? ông định bám trụ ở đây được mấy ngày?
- Báo cáo anh, với lực lượng hiện có, giỏi lắm thì được dăm ngậy...
-  Thê ông định thí mạng cả tiểu đoàn đi à?
Thực nhìn ông Ba Kiên cười, anh biết ông nói đùa nhưng đồng thời ông đang có một ý nghĩ mới nào đó cố thoát ra khỏi sự bế tắc.

-   Tôi tính kỹ rồi. Chỉ có ở đây thì chúng tôi mới có thể đánh địch được dăm ngày. Nếu dời sang nơi khác thì không chắc cầm cự được lấy một ngày.
-   Nếu như ta vừa ở Cầu sắt vừa ở đây thì sao?
-   Thì nó sẽ đánh cả hai nơi.
-   Không. Ngày mai nhất định nó sẽ càn ở đây trước. Ta đưa một bộ phận tạm ém ở Cầu sắt, và ở đây thì cứ đánh. Sau đó, có điều kiện, nếu địch chuyển sang cầu sắt, thì ta lại luồn về đây.
-   Ý anh muốn nói tiểu đoàn về bên ấy và để một bộ phận Nhỏ ở đây phải không?
-Đúng thế! Chỉ cần năm người ở lại nhưng vẫn để ba bộ tiêu đánh địch và nghi binh như cũ.
Tiểu đoàn trưởng Thực im lặng. Năm người. Ai bây giờ? Anh hiểu ý ông Ba Kiên. Ông vẫn muốn kéo dài sự có mặt của tiểu đoàn ở khu vực này. Ông không muôn tung lực lượng ra một lúc cho đến người cuối cùng. Ván cờ đến nước phải thí quân để cứu vãn tình thế. Nhưng ai? Ai là người ở lại trong trận đánh ngày mai? Nếu trận đánh xảy ra ở đây quyết liệt, thì với thế bất ngờ, anh vẫn giữ được lực lượng của tiểu đoàn anh trong một thời gian nữa. Một vài ngày, tiểu đoàn 9 sẽ xuống, biết đâu lại không có một sự chuyển biến mới trên cục điện toàn bộ chiến trường? Tiểu đoàn trưởng Thực nghĩ vậy và bỗng cười phá lên, anh thấy anh đang tự phỉnh phờ mình...
- Chi mà phấn khởi rứa, ông Thực? - Ông Ba Kiên hỏi.
-   Tôi hiểu rồi. Bây giờ dùng năm người chống càn ở đây, nhưng lần sau nó sẽ không càn riêng ở đây nữa, mà nó vừa càn ở Cầu Sắt vừa càn ở đây. Như thế lại phải có năm người ở Cầu Sắt và số còn lại thì sang đây.
- Điều đó còn tùy tình hình
 \ Họ bàn với nhau kế hoạch tác chiến. Tất cả có bốn người tham gia: ông Ba Kiên, trung đoàn trưởng Thực, chính trị viên phó Thận, tham mưu trưởng Mạn. Trừ ông Ba Kiên ra, một trong ba người kia sẽ phải ở lại.
Sau khi thảo luận phương án tác chiến xong, Thực phân công:
-   Tôi không thể ở lại rồi. Anh Thận là cán bộ chính trị nên không thể chỉ huy một trận đánh phức tạp như thế này được. Tôi đề nghị đồng chí Mạn sẽ là người chì huy nhóm này.
Nói xong Thực không nhìn Mạn, cúi xuống gấp tấm bản đồ lại.
Ông Ba Kiên thấy Thực phân công như thế là đúng. Thực nó có tính như vậy đó, việc đáng như thế nào thì giải quyết như thế, chẳng cần úp mở, rào đón gì cả. Ông cũng không muốn kéo dài cái thời gian nhận lệnh ra nữa, nói thật gọn:
-   Đồng chí Mạn về chọn người và chuẩn bị đi!
Khi tất cả mọi người đã đứng dậy thì ông Ba Kiên bỗng gọi giật giọng:
!- Thực!
Thực đứng lại ngơ ngác.
Ông Ba Kiên lại bứt một cái lố, quấn tròn, vê một điếu thuốc, nhưng rồi quên đi không hút:
- Đêm nay ông chuẩn bị cho một tổ ba người bảo vệ thương binh, nếu cần, mở đường máu ra sông Sài Gòn. Tôi về Cầu Sắt bây giờ để làm việc với trinh sát.
-   Số anh em đó mấy giờ đi?
-   Tôi sẽ cho người về móc. Nếu trinh sát không xoi được đường thì mới cần đến tổ ba người đó. Họ sẽ có nhiệm vụ thu hút địch cho trinh sát mở đường dẫn thương binh ra bờ sông. Lại thêm ba người nữa. Thực im lặng. Chỉ cần trung 1 đoàn trưởng nói vậy là anh hiểu. Anh nhẩm tính từng tay súng còn lại trong tiểu đoàn. Năm người ở lại, ba người bảo vệ thương binh. Những người đó tất nhiên phải là những người được tin cậy nhất. Dẫu không nói ra, họ cũng biết rằng họ có thể hy sinh.
Hai người nhìn nhau.
Thực hiểu đây là một mệnh lệnh phải chấp hành, không cổ cốch nào khác. Ông Ba Kiên thì nghĩ đẳy là một yêu cầu vô cùng khó khăn mà mình đòi hỏi cấp dưới phải thi hành bằng bất cứ mọi giá. Những lần trước, khi giao nhiệm vụ cho Thực, đầu khó khăn mấy, ông cũng cảm thấy vững bụng. Nhưng lần này thì ông hơi bắn khoăn. Không phải vì ông không tin Thực, mà ông nghĩ: Nếu Thực chấp hành thật nghiêm túc mệnh lệnh của ông thì ngày mai tiểu đoàn Thực sẽ không còn sức mà chiến đấu nữa.
Nhưng chỉ sau một phút im lặng, Thực cài khuy áo trước ngực, nhìn ông Ba Kiên, cười:
-   Anh Ba ạ, anh thử xem để tôi chỉ huy cái tổ ba người đi đó được không?
..
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2015, 10:25:06 pm »

...
À, thì ra cái thằng Thực nó muốn nhẹ gánh! ở đây chỉ còn tiểu đoàn trưởng Thực là cánh tay phải của ông, nếu nó có việc gì thì ông sẽ xoay xở ra làm sao. Không được, không bao giờ ông chấp nhận cái đề nghị đó.
Vẻ mặt Thực vẫn thản nhiên. Anh có thói quen: trước trận đánh, sau trận đánh, thái độ bao giờ cũng bình tĩnh. Đầu trong hoàn cảnh nào, mọi thứ trang phục của anh, từ cái quần cho đến cái thắt lưng đeo súng, bao giờ cũng được sửa sang thật gọn gàng. Anh kéo bao súng ra phía sau, nhìn ông Ba Kiên chờ câu trả lời.
A, một sự quyết tâm bình tĩnh làm sao! Nhưng không thể được? Ông Đa Kiên nghĩ vậy, lắc đầu cười:
-    Ông còn cả một tiểu đoàn cũng như tôi còn cả một trung đoàn. Nếu ông có việc gi thì ông bỏ tiểu đoàn cho ai? Thôi, cứ về thu xếp người, rồi sau đó sẽ hay. Mà còn điều này nữa:
    ngày mai tiểu đoàn sang Cầu sắt, đó là một địa điểm bất lợi cho việc phòng ngự. Các ông phải xử trí thật linh hoạt lộ chỗ nào nổ súng chỗ đó. Phải có phương án tác chiến cho từng tổ. Đánh xong, có kế hoạch phân tán mà rút lui long theo bờ rạch sang bưng Voi Nhỏ hoặc sang bên này tùy tình hình. Phải dự kiến cả trường hợp tạm ém ở bò rạch và tối đến móc ráp nhau. Tôi sang cầu sắt, sau đó sẽ qua Voi Nhỏ Có việc gì liên lạc với tôi ban đêm ở nhà má Hai, nhớ ám hiệu: ngọn đèn thắp trước hầm.
Thị và Quá khiêng Lâu về đến Gò Sao, vừa chợp mắt một chút thì được gọi dậy đi bám địch. Khác với những lần trước, lần này có chủ nhiệm trinh sát đi theo họ. Họ đi về hướng Cầu Sắt, ở đó, có hai chiến sĩ đang bám địch, và có thể, như đã hẹn, ông Ba Kiên cũng sẽ về đây.
Hai ngày rồi, tổ trinh sát xoi đưòng hướng nào cũng gặp địch. Muốn ra được bờ sông, họ phải đưa thương binh ra Bến Đá. ở đó có một con rạch Nhỏ chảy ra sông Sài Gòn. Qụãng giữa khu vực Gò Sao và Bến Đá là một cánh đồng được chia đôi bằng một con rạch. Phía tây con rạch là bưng, phía đông con rạch là cánh đồng mía, vườn cây ăn quả và một cái ấp bỏ không.
Tổ trinh sát thứ nhất vừa ra thì gặp địch ngay trên bờ rạch. Họ bỏ đưòng bờ rạch, định đi lách vào giữa ấp. Vừa đến giữa ấp thì đèn dù bắn lên sáng rực, chiến sĩ đi trước hy sinh ngay tại chỗ. Tổ trinh sát thứ hai được lệnh tiếp tục xoi đường bên phía tây cánh đồng. Họ men theo con đường bò chạy qua cầu sắt vào ấp Voi Nhỏ, gần sát căn cứ Tên lửa Hốc, định tìm một còn đường vòng thúng đi lên phía Bắc. Khi họ theo con đường độc đạo chạy từ tây sang đông, cắt  qua cánh đồng sình để về khu vực Vưòn Cau Đỏ thì lại sa  vào tổ phục kích. Bọn Mỹ trải đệm cao su nằm ngay trên
mặt sinh chờ họ.

Đèm dó súng nổ phía Vườn Cau Đỏ rất dữ. cả hai chiến sĩ trinh sát đều không về. Đêm đó cũng là đêm ông Ba Kiên đang cùng Quá khiềng thương đi về phía cầu sắt, cũng chính là đêm An lợi dụng tiếng súng nổ, đưa phó chính ủy phân khu vượt qua con đưòng bò nguy hiểm, ra ngoài vòng càn và lọt về khu vực Gò Sao.
Liền sau khi nghe có tiếng súng nổ, Thân - chủ nhiệm trinh sát  đã phối tiếp một tổ trinh sát hai người nữa đi về hưóng đó. Họ ra đi chưa về thì phó chính ủy phân khu đến. Nghe An kể chuyện, Thân bỗng nảy ra một ý kiến mới: “Tại sao ta ỉạỉ không thể tổ chức cho một đoàn thương binh vượt qua như kiểu An và phó chính ủy Hàn vừa mới làm? Tại sao ta lại không thể thu hút hỏa lực địch bằng một trận nghi binh như vậy?”. Và thế là Thân mang luôn hai trinh sát còn lại, một cũ một mới, đi sang hướng Cầu sắt.
Dầu sao thì cũng phải gặp những trinh sát trở về, nếu cần anh sẽ phải có một quyết định thật táo bạo. Anh lặng lẽ nhìn hai chiến sĩ đi trước. Gần một đêm thức trắng, họ cũng mệt nhoài như anh.
Hôm qua, thằng Quá, chiến sĩ mới, xin anh đi bám địch, anh thấy chưa cần thiết. Nó còn trẻ quá. Giá chi để nó thử thách sau vài đợt nữa. Những chuyến đi nguy hiểm như thế này, anh không muốn cho nó theo. Nó chưa có bao nhiều kiiih nghiệm. Nhưng bây giờ thì có thể cậu ta lại đến lượt. Không còn ai nữa. Thằng Thịnh và thằng sắc không về. Thằng Tuấn và thằng Tiến, hai con mắt đã đỏ ghèn, tối nay định cho nghỉ thì lại phải cử chúng nó đi tìm thằng Thịnh và thằng Sắc. Còn trong tay một trinh sát kỳ cựu nhất là Thị, hôm nay anh có thể bố trí cho nó đi kèm với Quá. Cho thàng Quá đi thì chắc chắn rồi, nhưng còn người đi kèm nó, có thể Thị và cũng co thể anh lắm chứ?

Khi nghĩ ra điếu này, tự nhiên Thân cảm thấy vui vui  Đây là lần cuối cùng mình tung lực lượng ra trong một trận đánh quyết định, nếu mình không đi lần này thì lần kế cũng không còn người đâu mà chỉ huy nữa. Thế là yên trí Đầu sao đi với Quá anh cũng yên tâm. Lần này không phải nó làm nhiệm vụ chính mà là anh. Anh sẽ thực hiện cối kê' hoạch táo bạo mà anh đang phác ra trong đầu: Đánh vào một cụm địch nào đó, thu hút hởa lực và nhanh chóng cho thương binh vượt đưòng. Lúc đó Thị sẽ làm việc này. Nhất định công việc sẽ phải thu xếp như thế, không có cách nào khác. Rò ràng tình hình đang đòi hỏi một sự hy sinh, một sự hy sinh không vô ích nữa. Bây giờ anh có tung đi một chục đội trinh sát, thì họ vẫn không về. Đầu sao, bất thần nổ súng vào một cụm địch, mình vẫn giữ phần chủ động hơn. Bên cạnh chín mươi phần trăm cái chết cầm tay, anh vẫn có hi vọng mười phần trăm cái sống. Sau khi làm xong nhiệm vụ, với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dạn của một chiến sĩ trinh sát lâu năm, anh vẫn có thể vượt ra ngoài vòng vây của địch được.
Sự tính toán làm cho đầu óc anh căng thẳng.
Điều này anh sẽ không nói với ông Ba Kiên trước. Có thê ông Ba Kiên ngày mai sẽ không gặp anh nữa. Ong là người cán bộ cấp trên mà anh yêu mến nhất, và có lẽ theo anh nghĩ, thì ông cũng rất thích anh. Chính vì thế một phần mà anh không thể khoanh tay ngồi nhìn, đầu biết rằng nhiệm vụ mà anh đang đảm nhiệm có vô vàn khó khăn đi nữa. Anh sẽ nói với ông ra sao nếu như đội trinh sát của anh sẽ không làm tròn nhiệm vụ này? Hôm qua khi nghe nói tổ trinh sát vẫn chưa xoi được đường, ông nói với anh trong máy:
-   Cho bám nữa đi! Bằng cách nào thì cũng phải đưa thương binh ra sông, dầu cho còn một người đi nữa thì vẫn phải xoi cho được đường thôi, ông Thân ạ!

Ông Ba Kiên miệng nói là tay làm. Ở trận địa về, nhất định thế nào ông cũng sang cầu sắt. Để cho thủ trưởng trung đoàn trong khi bận trăm thứ phải nhúng tay vào công việc của mình thì thật là hổ thẹn. Nghĩ vậy, sáng nay, mộc đầu biết trung đoàn trưởng muốn gặp mình ở Gò Sao, anh vẫn quyết định đi, dặn người ở lại báo cáo mọi công việc với trung đoàn trưởng, khi ông ở trận địa về.
...
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2015, 10:47:42 pm gửi bởi danhthanh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2015, 10:48:23 pm »

...
Thân vừa suy nghĩ vừa bước nhanh đuổi kịp Thị và Quá. Anh cảm thấy vui và muôn nói chuyện. Quá là một chiến sĩ trẻ, - hình ảnh của anh hơn một chục năm về trước đó - cái mũ tai bèọ hất ra sau lưng, khẩu AK khoác trên vai, nòng chỉa về phía trước, nó đang thích được tận mắt trông thấy thằng Mỹ.
Nghe bước chân của chủ nhiệm, Quá quay lại:
-    Sang Cầu Sắt rồi bọn em đi luôn à, thủ trưởng?
-    Để xem đã!
-    Khi sáng em đi khiêng thương với thủ trưởng Ba Kiên, thủ trưởng hỏi em đi trinh sát lần nào chưa, em trả lời: đã vào chốt Mỹ một lần. Thủ trưởng lại hỏi: Vào làm gì? Em nói: vào nhặt đồ hộp. Sau đó thủ trưởng im lặng. Em biết thế nào hôm nay cũng được đi.
Thân cười. Anh hiểu: thằng Quá đang nghĩ rằng chính ông Ba Kiên đã nói với Thân cho nó đi hôm nay. Thì cứ để cho nó hiểu như thế.
- ừ, cậu sẽ được đi, nhưng dự bị thôi!
- Các anh ấy đi mấy đêm rồi, phải để cho các anh ấy nghỉ. Này, chủ nhiệm cứ tin em, em sẽ bò vào tận nơi, lấy lựu đạn chúng nó về cho thủ trưởng xem.
Đúng tháng 5 năm nay Quá mới tròn mươi tám tuôi. Từ khi đi bộ đội đến nay, cậu ta cứ cảm thấy mình đã thành người lớn thực sự. Mặc đầu vậy, chung quanh không ai chịu công nhận điều đó. Cha chết trong chiến dịch Hòa Bình sau đó mẹ đi lấy chồng, từ ba tuổi Quá đã về ở với bà nội. Bà Hộ nuôi Quá như một bà mẹ nuôi con vậy. Quá học lên lớp bảy rồi mà bà đi chợ về vẫn mua bánh cho cháu. Hôm trúng tuyển nghĩa vụ, khi ra đi, bà bỏ vào trong ba lô một gói hành tôm và mấy củ gừng lúc nào không biết. Đến nơi tập trung anh em móc ra và cười ầm lên. Họ nói:
-   Thằng Quá trước khi đi còn vê' bú bà nó. Bà nó sờ trán thấy nóng, gói cho gói hành tăm!
Lúc đầu chúng bạn trêu chọc quá, Quá định vứt bỏ gói hành tôm đi, nhưng sau không biết nghĩ sao, anh lại cất nó xuống đáy ba lô. Những ngày đi Trưởng Sơn, có hôm nhớ bà nội, anh lẻn ra bờ suối ngồi khóc một mình, khóc chán lại lau khô nước mắt trở về.
Vì không muốn mọi người coi mình như một đứa bé nữa, Quá phải giấu hết những tâm sự riêng tư này đi.
Để cho có một cái bề ngoài giống người lớn, Quá cũng tập trêu chọc mọi người, tham gia nhũng buổi chuyện gầu và anh rất chú ý những chuyện chiến đấu do cựu binh kể lại. Anh thích nhất câu chuyện Thị kể sau đây. Có một lần, ông Thân giao cho Thị ra chốt đưòng. Ra đến nơi, Thị phát hiện gần đường đi có biệt kích. Anh quay về báo cáo. Thân quát: “Chỉ nói mò! Địch xuống đó lúc nào? Không có máy bay trực thăng thì nó đi đường nào đến?”. Thị tức quá, không nói không rằng, quay trở lại, bò vào tận nơi, lấy một cái ba lô biệt kích mang về đặt trước mặt Thân để làm chứng. Nghe câu chuyện đó. Quá nghĩ: “Rồi minh cũng phải làm như thế- Đây giờ chưa ai tin mình cả”.
Mấy hôm nay chủ nhiệm trinh sát không hề nhắc đến Quá trong việc đi nắm địch. Đôi lúc anh cảm thấy tự ái khi nghe nhũng cán bộ cũ phàn nàn về việc trung đoàn thương vong nhiều quá, hết mất chất. “Rồi coi!” - Anh nghĩ vậy và chờ đến lượt mình đượe gọi tên... ông Ba Kiên sang đến cầu sắt thì Thân đã dẫn tổ trinh sát ra đi. Tuấn và Tiến được phân công ở lại để dẫn thương binh. Theo kế hoạch Thân báo cáo lại thì Thân và Quá sẽ đánh vào một cụm địch để thu hút hởa lực, Thị sẽ đón đoàn thương binh do Tuấn và Tiến dẫn ra, lợi dụng thời cơ, vượt đường. Điểm nổ súng mà Thân chọn là cái ấp bỏ không ở phía đông rạch Bến Cát. Nổ súng ở đó có hai cái lợi. Một là, ở trong ấp họ có thể đánh lâu được. Hai là, sau khi phát hiện được hỏa điểm của địch, đoàn thương binh có thể lợi dụng những góc chết và chỉ cần vượt qua con đường bò đầu ấp tạt sang trái là ra đến khu vực an toàn.
Như thế là kế hoạch ông Ba Kiên phác ra đã được Thân thực hiện. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ba chiến sỹ lấy ở tiểu đoàn 7 được trả trở về để đổi lấy một tổ súng cốì. Tổ này có nhiệm vụ mang theo một khẩu cốì 60 ly và mười viên đạn ra đặt ở bờ rạch, nghe nổ súng, bắn rải ra dọc con đường bò đầu ấp vừa để hỗ trợ cho Thân và Quá, vừa để uy hiếp bọn địch, tạo cơ hội thuận lợi cho anh em thương binh vượt đường.
Thu xếp công việc xong đâu đấy, ông Ba Kiên vừa thấy yên tâm lại vừa thấy lo lắng. Nếu ông đến sớm thì ông đã không cho Thân đi như thế. Nhưng ông cũng hiểu ở cương vị Thân, ông cũng không có thể làm khác được. Ba lần phái trinh sát đi đều không xoi được đường... Ông cũng hiểu ý định của Thân khi anh để Thị lại phía sau. Nó lại giao gánh nặng cho mình. Đã bao nhiêu lần, ông đào tạo ra những chiến sĩ trinh sát. Vậy mà hết lớp này đến lớp khác, chúng nó ra đi...
Thân ở với ông từ khi còn là tiểu đội trưởng, từ ngày cònở ngoài Bắc. ông nhớ mãi cái đêm thực tập đầu tiên, nó bò vào buồng ông lây trộm cái xà cột trong đó có bao thuôc lá Điện Biên và đem về chia hết cho anh em trong tiểu đội sau đó, sáng dậy, đem xắc đến trả. Bọn trinh sát thằng nào cũng vậy, chúng nó sống chẳng giữ lấy cho riêng mình một cái gì. Đứa nào cũng ương ngạnh, nhưng đồng thời cũng rât tình cảm.
Ông Ba Kiên rất chú ý đến đội ngũ trinh sát. Thường những ngày rảnh rỗi, ông hay xuống đại đội trinh sát chơi. Có hôm ông ăn cơm và ngủ luôn ở đơn vị. ông huấn luyện cho các chiến sĩ trinh sát ngay trong các buổi hành quân, ngay trong lúc ngồi nghỉ ở một khu rừng, hay trước khi đến một địa điểm tập kết nào đó. Chỉ cần sau một chuyên đi với ông, một chiến sĩ mới nhớ ngay được cách làm sao lội qua một con suối mà không để lại đấu vết, làm sao để đi qua con đường nào đó một lần mà có thể nhớ được. Ông chỉ vẽ cho họ từ động tác mang súng lúc đi đường, cho đến động tác bước chân qua những vũng nước. Đi đâu xa về, ông cũng ghé thăm đại đội trinh sát trước hết. Thấy ông xuống, anh em trinh sát không ngại ngừng gì mà không xông tới, lục soát ba lô, túi áo, vơ vét từ điếu thuốc lào trở đi. Ngược lại, khi kiếm được miếng gì ăn, bắn được con nhím, con trúc hay tốt được con cá, xúc được con cua, họ cũng gửi sang cho ông, hoặc mời ông xuống đơn vị để liên hoan với anh em...
Ông Ba Kiên đến Cầu sắt được một lúc thì những cáng thương binh đẩu tiên cũng vừa đến. Ngoài số anh em tự đi lấy được và số anh em nhẹ không chịu đi cáng, tất cả có năm cáng. Đoàn thương binh do một nữ y tá hưống dẫn. Cô ta là nhân viên của đội phẫu tiền phương bị kẹt lại sau đợt một Các chiến 81 tiểu đoàn 7 đảm nhiệm việc khiêng thương. Sau khi đưa thương binh ra đến bò sông, họ sẽ trở về cầu sắt Như vậy, người hộ tống thương binh đến địa điểm cuối cùng. là Bảy Hưòng, cô nữ y tá nói trên. Đó là một cô gái mảnh khảnh, tóc cắt ngang vai. Đôi mắt một mí làm cho cô ta có dáng dấp một Hoa kiều. Vốn là chiến sĩ hoạt động ở vùng sâu, Bảy Hường rất thông thạo đường sá. Trừ sô" anh em bị thương nặng, tất cả thương binh đều được trang bị vũ khí.
Sáu giờ tôì, giống như một cuộc xuất kích, họ tập hợp đầy đủ trên ngã ba đương, bên bò rạch cạnh cầu sắt. Ông Ba Kiên đã chờ họ ở đó từ ban chiều. Khi những chiếc cáng đã được gác lên trên những chiếc nạng và tất cả thương binh đã ngồi gom lại chung quanh, trung đoàn trưởng bẻ một cành lá trải xuống đất và ngồi vào giữa.
-    Chắc các đồng chí cũng biết cả rồi đấy! Đã ba bốn ngày nay, bọn địch rải quân chốt đầy trên các ngả đường ra bến sông. Anh em trinh sát đi xoi đường vừa bị thương vừa hy sinh bốn người rồi. Đêm nay đồng chí chủ nhiệm trinh sát phải đích thân đi nắm địch, sau đó dùng hởa lực tập. kích vào một cụm Mỹ, thu hút địch cho các đồng chí nhân cơ hội đó mà vượt đường. Các đồng chí trinh sát đang hy sinh tất cả cho chúng ta và mong muốn chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ vượt đường. Chuyến đi này dẫu có nguy hiểm bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể nào so sánh được với nhiệm vụ các đồng chí trinh sát đang làm. Vì vậy, tôi đề nghị trong khi đi đường, chúng ta phải hết sức kỷ luật, tuyệt đối giữ bí mật, gặp địch không được chạy lung tung. Nếu không may bị thương, không được kêu la, làm lộ, gây thương vong thêm cho những anh em khác. Yêu cầu tất cả tuyệt đốì chấp hành lệnh người chỉ huy, Từ đây ra đến ấp bỏ, đồng chí Tuấn là người chỉ huy chung. Từ ấp bỏ ra đến bến sông, người chỉ huy sẽ là đồng chí Thị. Còn từ ấp bỏ trở đi, đồng chí Bảy Hựòng sẽ chỉ huy. Về trên đó, các đồng chí cứ yên tâm điều trị, Thay mặt anh em còn lại, chúng tôi hứa với các đồng chí sẽ đứng vững trên trận địa này cho đến người cuối cùng.
....
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 09:18:04 pm »

...
-   Báo cáo anh Ba, tôi hiện nay là người của đội phẫu...
Có tiếng cười trong hàng quân làm cho Bảy Hường
nổi xong bỗng đỏ mặt. ông Ba Kiên quay lại nhìn cô gái, suy nghĩ một lúc rồi mới nói:
-   Theo tôi biết thì đội phẫu vừa qua đã rút về cách xa đây lắm rồi. ở Bình Mỹ hiện nay chỉ có một bộ phận Nhỏ của phân khu bộ nữa mà thôi. Cô về đó khó mà tìm đơn vị lắm. Về trường hợp của cô, tôi đã hỏi phân khu. Trước măt, cô cứ ở với trung đoàn, coi như một chiến sĩ trong trung đoàn 16 của chúng tôi. Do đó, tôi phân công cô đưa thương binh về trên đó. Vậy ý kiến của cô như thế nào?
Lại có tiếng cười trong hàng quân.
Bảy Hưòng nói ríu giọng:
-   Không. Không phải em không muốn ở Mười Sáu (lại có tiếng cười to hơn càng làm hai má cô gái đỏ rực)... Nhưng mà về trên ấy bây giờ...
Thấy Bảy Hưòng lúng túng, ông Ba Kiên cũng bật cười:
-   Vừa rồi cô bảo cô là người của đội phẫu để được ở lại. Bây giờ tôi nói với cô là đội phẫu đã về trên ấy rồi thì cô lại bảo là cô thích làm lính Mười Sáu. Cái cô này ghê thật!...
Giữa lúc anh em cười mà Bảy Hường thì đỏ bừng mặt lên như chực khóc đến nơi, ông Ba Kiên dịu giọng:
-   Thôi, tôi thông cảm và giải quyết cho cô như thế này. Bây giờ cô cứ đưa thương binh về trên đó. Chừng nào có người xuống, tôi viết thư đề nghị xin cho cô cùng xuống với trung đoàn. Còn như hiện nay thì không thể làm khác được Trung đoàn đang cần một người vừa biết chuyên môn vừa thông thạo đường sá, lại cổ thể chỉ huy chiến đấu được như cô để hộ tống thương binh về phía sau. Mặt khác, hiện nay  trung đoàn đang thiếu người cầm súng. Đi đi một người là  khổ khốn thêm một chút.
 

-   Em biết đó không phải là lý do chính. Lý do chính mà em không được ở lại chỉ vì em là con gái - Bảy Hường vừa nổi vừa vùng vàng quay đi chuẩn bị mọi thứ để hành quân.
Ông Ba Kiên nhìn theo cô gái, nghĩ: “Đành vậy thôi”.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 09:18:46 pm »

Sau khi quyết định xong điểm nổ súng rồi, Thân ra lệnh cho Thị lùi lại để dẫn thương binh đi.
Con đường từ Gò Sao đến rạch Bến Đá đi qua giữa cái ấp mà dân đã bỏ đi hết. Anh em chiến sĩ quen gọi nó là cái ấp bỏ. Đi đến đầu ấp mọi người bắt buộc phải vượt con đường độc đạo chạy qua giữa ấp. Ở quãng này, mí ấp, phía đông cũng như phía tây, đều tiếp giáp với một dải sình hẹp. Bọn địch chốt ngay giữa ngã ba cuối ấp và rải quân trên con đường chạy dọc giữa ấp. Điều quan trọng nhất là phải làm sao cho bộ đội vượt qua được cái ngã ba này.
Kế hoạch của Thân dự định là: Một người đột trước vào trong ấp, đi lên hướng bắc càng sâu càng tốt, nổ súng. Một người chờ ở cuốỉ ấp, khi nghe nổ súng, thì đánh vào cụm địch ở ngã ba đường. Chiếm được cái nhà ở đầu ngã ba đưòng thì thương binh có thể lợi dụng góc chết vượt vào giữa ấp, men theo mí ấp hết quãng đồng sình thì tạt ra cánh đồng màu an toàn. Nổ súng một lúc trên hai điểm như vậy, nhất định tụi địch phải đối phó: Một là chúng nó phải cụm lại, hai là do sự đối phó đó mà Thị, người dẫn đường có thể biết được nơi nào có địch, nơi nào không có địch.
Trong hai người đó, thì người làm nhiệm vụ nguy hiểm hơn là người đột vào giữa ấp. Lúc đầu Thân định đảm nhiệm công việc này. Nhưng đến bây giờ ra giữa thực địa, anh mới nhận ra là không thể như thế được nữa. Việc đánh cụm địch  ngã ba đưòng không phải là một chuyện dễ. Giao việc này cho Quá ư? Nếu lỡ ra, vì thiếu kinh nghiệm, nó không chiếm được cái nhà kia để giành cho bộ đội một con
đường đi thì mọi sự hy sinh, mọi sự tính toán đều trở thà vô ích cả. Nhưng để cho Quá đi vào giữa vòng vây địch ư! biết ràng nó sè không về nữa. thì anh thấy không sao lòng, nhất là công việc đó anh đã dự tính là mình sè đảm nhiệm (dầu cho anh chưa nói điều này với Quá).
Thấy Thân có vẻ chần chừ, Quá sát ruột hỏi:
-   Thế nào, thủ trưởng? Bây giờ thủ trưởng ở đây, em bò lên xem sao rồi trở về em báo cáo lại thủ trưởng nhé!
Quá vừa toan đúng dậy thì Thân nắm lấy áo anh, kéo trở lại:
-   Khoan đã... - Anh nhìn đôi mắt to tròn, ngơ ngác của Quá, rồi bất giác buột ra một tiếng thở dài - Quá à? Bây giờ có hai nhiệm vụ: anh cho em chọn lấy một, em đồng ý không?
Thấy lần đầu tiên thủ trưởng xưng hô anh em với mình, Quá sung sướng và cảm thấy mặt mình nóng bừng. Anh ấp úng:
-   Nếu vây thì em xin chọn nhiệm vụ nào khó khăn nhất!
-   Nhiệm vụ nào cũng khó khăn cả. Một người sẽ ở lại đây đánh vào bọn địch ở chỗ ngã ba kia, chiếm cái nhà đầu tiên ở cuối ấp mà đứng đây trông thấy đó, giữ cho được ba mươi phút, cho thương binh vượt đường.
-   Còn nhiệm vụ thứ hai?
•   Một người sẽ long theo bò rạch, vòng qua ngã ba, men theo con đưòng giữa ấp, đi ngược lên càng xa càng tốt, đánh vào một cụm địch bất kỳ nào trên trục đường...
Quá im lặng một lức, lại hỏi:
-   Có phải là nhiệm vụ ở lại đây quan trọng hơn không- thủ trưởng?
- Đúng vậy...
-  Vậy thì em đi vào trong đó cho!
Quá nói xong, ngước mằt lên nhìn thằng vào mặt Thân như để thăm dò phản ứng của anh. Thân bỗng trơ nên hoảng hốt:
-   Nhiệm vụ đó nguy hiểm. Người đi vào đó có thể bị lọt vào vòng vây không ra được.
-   Nhưng mà thủ trưởng đã cho em được chọn rồi cơ mà?
Thấy Thân có vẻ ngơ ngác, tự nhiên Quá nắm lấy tay anh:
-   Chủ nhiệm đừng lo. Em nhanh như con sóc ấy mà! Với lại chủ nhiệm mà đi vào trong đó, đến khi gặp tình huống bất ngờ thì ở đây em xử trí làm sao được?
Như vừa mới tỉnh cơn mơ, Thân giật tay anh ra khỏi tay Quá:
-   Thôi được, em đi đi, đến đầu cái nhà kia thì long theo con rạch mà đi, chú ý dừng lại từng đoạn quan sát. Gặp địch, chưa lộ thì chưa cần nổ súng. Đi vào càng sâu càng tốt. ở ngoài này, khi nào nghe trong đó no súng, anh sẽ chiếm cái ngã ba kia. Ở trong đó, chừng nào thấy anh bắn pháo hiệu xanh thì rút ra, anh sẽ chở em ở ngã ba đường đi cầu sát.
Quá toan đi thì ngập ngừng, đứng lại.
-   Em còn hỏi gì nữa không?
Quá lác đẩu rồi bỗng xốc quai súng, vừa đi vừa nói, không quay mặt lại nữa:
-I Trong bồng em có cái thư...
Đoàn thương binh ra đến đầu ngã ba đi về ấp thi trời đã nhá nhem tối. Họ đi lặng lẽ, không ai nói với ai một câu nào. Lên xuống con đường này đã ba lần, họ biết rất rõ từng chặng một. Trong sô' thương binh có những người không muốn về chỉ vi nghĩ đến những chặng đường ấy. Người đi trước đoàn là Thị, sau đó đến hai chiến sĩ của tiểu đoàn 7, tiếp theo là năm chiếc cáng. Bảy Hường đi giữa những chiếc cáng đó,, có lúc cô ghé vai khiêng thay cho một chiến sĩ đi bên cạnh. Những thương binh nhẹ đi sau cùng với Tuấn và Tiến. Trong trường hợp bị lạc. Tuấn, Tiến và Thị sẽ chia nhau dẫn từng nhóm, tùy tình hình, vượt đường hoặc quay lại.
Tất cả mọi người, không ai bảo ai, dỏng tai chờ nghe tiếng súng nổ. Đến sau ruộng mía thì tất cả mọi người rải ra và dừng lại. Thị đi xem lại từng tổ một, bảo anh em buộc khăn trắng vào tay làm ám hiệu, rồi đến ngồi xuống bên cạnh cáng của Lâu.
-   Tối nay thằng Quá sẽ nổ súng trước!
-   Nó sẽ không về nữa đâu.
-   Lúc đầu ông Thân định đi, nhưng sau lại sợ nó không chiếm nổi ngôi nhà bỏ ở giữa ngã ba đường, ông ta. không biết giải quyết thê nào, sau đành để cho nó tự chọn, ông ta vẫn thiếu cương quyết.
-   Mày có biết vi sao nổ lai chon nhiệm vụ thọc sâu không?
-   Có lẽ nó biết ông Thân lo nó không chiếm được ngôi nhà.
-   Theo tao thì nó là thanh niên, nó thích đi vào chỗ nào nguy hiểm. Tao hồi mới vào bộ đội cũng vậy.
-   Theo tôi thì không phải như vậy. Ai mà lại không biết là đi vào giữa vòng vây địch thì có thể hy sinh?
Thị quay lại. Bảy Hường ngồi phía sau anh từ lúc nào, theo dõi câu chuyện và bây giờ góp ý kiến của mình.
-   Được rồi! Thê tôi hỏi cô Bảy nhá: Tại sao cô lại thích ở với trung đoàn Mười Sáu chúng tôi? Nếu vì nhiệm vụ thi sao cô không nằng nặc đòi thủ trưởng Ba Kiên cho về ngay trạm phẫu?
- Ai nói tui thích  trung đoàn Mười Sáu? Bộ anh nằm mê chắc? Tui chỉ không thích làm y tá.
- Như vậy là cô thích chiến đâu chứ gì?
- Thì sao?

- Thì sao nữa? Đi chiến đấu hấp dẫn hơn là làm y tá. Tôi cũng vậy. Thằng Quá mà phân công nó làm y tá thì tôi cam đoàn với cô là trăm phần trăm nó không nhận.
Bảy Hường chưa biết trả lời như thế nào thì một loạt súng AK nổ giờn phía đầu ấp, tiếp đó là tiếng súng ở cuối ấp. Đèn dù bật sáng trong ấp. Thị ra lệnh:
-Áp sát vào đi! Pháo nó sẽ câu phía sau ta đó!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 09:19:45 pm »

Họ nhằm phía tiếng súng nổ mà đi tới, người sau đi cách xa và nhìn chừng người đi trước. Tiếng súng nổ mỗi lúc một dữ. Chỉ năm phút sau, đạn đại bác đã nhằng lửa trên bò rạch. Thấy đạn lửa bắn vào ngôi nhà bỏ đầu ấp đỏ rực, Thị biết Thân đã chiếm được ngôi nhà đó. Anh vòng theo bò ruộng lên chiếm con đưòng, đứng chỉ hướng cho đoàn thương binh lần lượt vượt qua. Tiếng súng trong ngôi nhà vẫn nổ. Thị nhìn đồng hồ: cái kim phút nhích lên từng tý một. Đoàn cáng đi qua rồi. Còn năm người chưa qua được con rạch. Bỗng tiếng súng AK im bặt. Anh nhìn đồng hồ: mới có hai mươi phút. Đoàn đi đầu có thể chưa vượt ra ngoài ấp được. Thị chưa biết tính thế nào thì vừa lúc đó Tuấn đi lên, thở hổn hển:
- Chắc ông Thân bị rồi!
- Mình cũng nghĩ như thế. Cậu thay mình nắm lấy đoàn thương binh...
Thị không kịp để cho Tuấn hỏi gì thêm, anh ôm AK lội xuống con rạch, mất hút vào bóng tối. Con rạch Nhỏ chạy từ phía tây ấp, vòng lên dọc theo con đường đang xảy ra cuộc đụng độ. “Chỉ cần nổ súng thêm ít phút nữa!” - Thị chỉ kịp nghĩ vậy, và khi lên cách cái nhà  ngã ba đưòng chừng mười mét, anh liền nhầm vào hưóng có tiếng súng nổ và nổ súng. Ngôi nhà đã cháy lên đỏ rực. Ngay sau đó, anh được trả đũa lại bằng một loạt M79, và tiếp theo các thứ đạn cày đất chung quanh anh. Như vậy là mình đã bị bao vây trong một
 
vòng lửa. Bỗng từ cạnh ngôi nhà vọt lên một phát pháo hiệu
xanh. “Thân vẫn còn sống!" - Cái ý nghĩ đó làm cho Thị quên
hết nguy hiểm. Trong khi chúng nó tập trung sự chú ý
nơi vừa mới vọt lên chiếc pháo sáng, thì anh đã chuyển chỗ
Anh nhìn đồng hồ. Có lẽ thương binh đã qua hết. Thân
bắn pháo hiệu cho Quá rút, sau ba mươi phút như hợp đồng
trước đó. Như vậy là có thể vì bị thương nặng, không ra được
có thể súng Thân đã hởng. Thị đoán vậy và nhìn quanh
quan sát địa hình, tìm cách tiếp cận nơi vừa phát ra pháo
hiệu. Trước mặt anh là một khoảng trống sáng rực. Qua ánh
lửa, anh nhận ra những bóng đen lô nhố. Chúng nó xung
phong chiếm lại khu nhà và vây bắt Thân vì biết anh không
còn vũ khí nữa. Thị để tay vào vòng cò. Bỗng một phát nổ
bắn tung bụi đất trước mặt. Đó là tiếng nổ của một trái thủ
pháo. Thị hiểu ra và hai con mắt của anh nhòa đi. Thế là hết!
Thị quay về ngã ba cầu sắt, nơi Thân hẹn Quá sẽ gặp
nhau khi rút về. Đoàn thương binh có lẽ đã đi trót lọt. Chắc
bây giờ họ đã xuống xuồng. Thằng Quá vẫn chưa về. Và có
lẽ cũng như Thân, nó sẽ không bao giờ về nữa. Mới tốì hôm
qua, nó còn đứng nói chuyện với ông Ba Kiên ngay chỗ ngã
ba đường này đây. Thằng Tuân và thằng Tiến sang bên đó
chưa biết bao giờ về được. Lệnh ông Ba Kiên là chỉ được trở
lai khi nào bọn địch rút khởi khu vực này. Đại đội trinh sát
như vậy là còn lại có một mình anh.
Nghe có bước chân người đi tới, Thị kêu lên:
-   Quá đấy hả mày?

Người đi đến đứng im lặng trước mặt Thị một lát mới cất
tiếng hỏi:
Không ai về cả hả Thị?
Người vừa hởi đó là ông Ba
Đêm đó hai người về Voi Nhỏ.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 10:45:53 pm »

Chương 2
Quá tỉnh dậy. Anh vẫn nhớ có một cái pháo hiệu xanh bay vút lên ở phía cuối ấp, sau đó một lúc, không còn nghe tiếng súng nữa, và anh bị thương...
... Anh long theo bờ rạch đến được gần đầu ấp thì đã 11 giờ - giờ quy định tối đa phải nổ súng. Thoạt đầu, nhằm vào những đốm lửa thuốc lá lập lòe trên đường, anh định bóp cò, nhưng lại nhớ Thị dặn “nên dùng thủ pháo và lựu đạn để tránh lộ mục tiêu”, anh bò lên thêm một đoạn nữa. Một sự tình cờ may mắn đã cứu thoát anh: vì phải bò lên ném thủ pháo nên anh đã bở cái con rạch mà sau khi nổ súng, địch đã trút tất cả mọi thứ hỏa lực vào đó. Quá bỗng toát mồ hôi khi thấy tất cả những góc nhà chung quanh anh đều nhằng lên ánh lửa. Anh ném hai lần thủ pháo và thay đổi vị trí hai lần nữa thì quay lại nhìn phía sau và nhận ra là mình đã di chuyển đến gần cái ngã ba đầu ấp, đường đi về phía Vườn

Tụi nó đã phát hiện ra mục tiêu, la hét ầm ỹ. Pháo sáng bắn lên soi rõ từng gốc cây một. Nhưng lạ lùng thay, không một tên địch nào chạy ra ngoài hầm trú ẩn.
Tự nhiên Quá nảy ra ý định rút về hướng Vườn Cau Đở, lúc đó súng nổ ran từ đầu ấp đên cuôi âp. Cho đên sau này anh mới hiểu: Bọn địch đã không dám đuổi theo anh vì mấy quả cối mà ông Ba Kiên đã tính toán, cho anh em chiến sĩ tiểu đoàn 7 bắn rải trên cánh đồng chung quanh ấp.
Quá nhìn đồng hồ: Đã gần được ba mươi phút. Anh quyết định nổ súng thật mãnh liệt một đợt nữa và chuẩn bị rút lui.
Chính giữa lúc đó thì anh bị thương. Một viên đạn M79 rơị ngay bèn cạnh, lúc anh đứng dậy chuẩn bị bắn. Trước đó một vài tích tắc anh cùng kịp trông thấy cái pháo hiệu xanh bay vọt lên ở cuối ấp... Anh tỉnh lại rồi thiếp đi, rồi lại tỉnh lại, Hình như anh đã bò đi. Tiếng súng đã im bặt từ bao giờ.
Có lẽ ông Thân đã về đến ngã ba cầu Sát lâu rồi. ông ta đang ngồi chỗ mình ở đó. Nhiều người trinh sát cũng bị thương rồi cũng lạc như anh và cuối cùng họ đã về được. Cái gì thế này? Lại một con rạch ư? Còn một với tay nữa thì xuống đến bờ nước, nhưng anh bỗng thấy kiệt sức, không sao nhấc chân lên được nữa. Anh lả đi, đầu gục xuống trên cái cánh tay đang với về phía bờ rạch...
... Khi mở mắt ra, Quá trông thấy một vòm trời trong vắt. Buổi sáng. Dần dần anh nhận ra mình đang nằm trên một chiếc xuồng phủ đầy rạ. Người con gái chèo xuồng nói rất khẽ:
-   Anh ráng nằm im ít nữa, sắp qua khởi rồi đó...
Mọi việc cứ như một giấc mộng. Anh nhắm mắt lại, trôi đi..

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 10:49:17 pm »

... Vào một buổi sáng, anh lại tỉnh dậy. Và trước mặt anh vẫn là khuôn mặt lờ mờ của một người con gái. Anh cố nhớ nhưng không tài nào nhớ được: Người nào trước mặt anh? Anh đang nằm ở đâu? Hình như khuôn mặt đó đang cười, mọi đường nét trước mặt anh đều nhòe đi. Cô gái ngồi ngay sát cạnh anh. Hình như cô ta không động đậy. Anh rên lên và khẽ trở mình. Cô gái luồn tay xuống dưới lưng anh và nói câu gì đó mà anh không nghe rõ. Có một tiếng kêu như ai xé vải, và tiếp đến một tiếng nổ... Rồi lại một tiếng nổ nữa... Pháo! Anh chợt nhớ ra như vậy. Cô gái xoài người ra ôm chầm lấy anh, tự nhiên anh thấy mình chao đi. như đang nằm trên một chiếc võng. Cái gì vậy? Hình như cô gái đang ôm anh như ôm một đứa bé. Anh thét lên một tiếng và ngất đi.
Buổi chiều, Quá lại từ từ mở mát. Lần này thì anh trông rõ hơn khuôn mặt người con gái. Hình như khuôn mặt đó  anh đã gặp một lần. Cô ta vẫn ngồi bên cạnh anh, không động đậy.
-   Anh Quá!...
Sao cô gái lại biết tên mình? Hay là mình nghe nhầm?
Anh mấp máy đôi môi và nhìn cô gái. Có lẽ cô ta đã hiêu ý anh và cất tiếng gọi lần thứ hai:
. Anh Quá! Anh có nghe em nói không?
Lần này thì không phải là mình nghe nhầm nữa. Quá mỉm cười và ngước mắt nhìn lên phía trên đầu. Cô gái hiêu ý và nói:
- Chúng ta đang ở trên xuồng, trên sông Sài Gòn!
Quá vẫn chẳng hiểu ra sao nhưng vẫn nằm yên như đã    hiểu tất cả. Cô gái bẻ cành lá cắm lên chung quanh mạn thuyền và nói với anh:   
-   Nằm yên anh Quá, nghen! Bây giờ đoàn lại bắt đâu đi    đó!   
Anh càng có vẻ ngơ ngác bao nhiêu, đôi măt cô gái nhìn anh lại càng tăng thêm vẻ tinh nghịch và trêu chọc bấy nhiêu.
Con thuyền tròng trành, co gái ghé sát tận tai Quá:
•   Đi đó! Có “trực thăng” thì nằm yên nghen, anh Quá!
Đêm qua, đoàn thương binh ra đến Bến Đá còn gặp địch một lần nữa, nhưng bà con trong ấp đã đưa họ về nhà. cho ăn uống xong, phân tán từng người xuống từng bến khác nhau và chống xuồng cho họ ra sông Sài Gòn. Sáng sớm, cả đoàn ém lại trên bờ sông.
Buổi chiều, khi họ sắp đi bỗng có một chiếc xuồng do một
cô con gái chống, chở đầy rạ, ốp sát vào bờ. Vừa trông thấy Bảy Hường, cô gái ngừng tay chèo đưa tay quệt những sợi tóc dính mổ hôi trên trán, kêu lên mừng rỡ:
•   Có một đồng chí bộ đội bị thương nè!
-   Đơn vị nào?
-   Không biết. Nhưng mà bị tối hôm qua.
Không cần hởi thêm, Bảy Hường biết đồng chí bộ đội ấy là Quá. Quá năm mê mệt, máu chảy ra quánh đen lại chung quanh những cuộn vải được băng bó một cách vụng về.
-   Cô giúp tôi một tay!
Hai người con gái khiêng Quá lên bờ.
. Cô tìm thấy anh ấy ở đâu?
-   Bên bờ rạch, chắc bò đi kiếm nước.
-   Tội nghiệp! Tưởng đâu ảnh chết rồi!
-   Chị cùng một đơn vị với ảnh?
-    -Không.
Cô gái lạ giương to mắt nhìn Bảy Hường. Cô ngồi cạnh xem Bảy Hường tiêm thuốc trợ sức và thay băng cho Quá. Vừa ngồi xem, cô ta vừa kể chuyện vì sao cô tìm được Quá. Cô là người của quân khu bộ từ Bình Mỹ sang. Hôm trước đơn vị bị càn, cô đang đi bắt liên lạc. Chiều nay cô chống xuồng đi. gặp anh bộ đội đang nằm gục đầu trên bờ rạch. Chắc anh bò xuống uống nước. Không biết làm thế nào, cô liều cõng anh đặt lên xuồng và xuống ruộng lấy rạ lấp lên người.
Bảy Hường hởi:
-   Chị không sợ tụi nó trông thấy à?
-   Sợ gì? Em đi hợp pháp mà! Anh ấy bị nặng không chị?
Bảy Hường nhln khuôn mặt lo lắng của người con gái.
cừời:   
-    Anh ấy còn cao số lắm, chưa chết đâu!
Bỗng cô gái đứng dậy:
- Em về đây. Chị cho em xin cái giấy biên nhận.
- Biên nhận gì?
Biên nhận là em đã giao cho chị một đồng chí thương  binh.
Bảy Hường bật cười, nhưng rồi cô cũng lây giấy bút viết theo yêu cầu của người con gái. Nguyên văn cái biên lai như
sau:
“Tôi là Bảy Hường, chiến sĩ trung đoàn 16, có nhận một
đồng chí thương binh tên là Nguyễn Văn Quá, do cô Sáu Trang đưa đến lúc... giờ, ngày... Ký tên”.
Sáu Trang cầm cái biên lai lẩm nhẩm đọc rôi bỗng hỏi Bảy Hường một cách nghi ngờ:
- Sao chị biết tên ảnh?
- Quen thôi.
Sáu Trang gấp cái biên lai bỏ vào túi:
-   Bao giờ ảnh tỉnh dậy, chị cho em gửi lời thăm ảnh và chúc ảnh mau mạnh, nghen chị!
..
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 11:29:35 pm »

... Bảy Hường chưa gặp Quá bao giờ mà chỉ nghe Thị nói chuyện. Trên đường đi ra rạch Bến Đá, cô lắng nghe tiếng súng nổ và bỗng thấy hồi hộp lo lắng cho người thanh niên chưa quen biết đó. Cái pháo hiệu xanh bay lơ lửng trên trời, tiếng nổ rời rạc rồi tắt ngấm trong đêm làm cho cô nhớ đến những trận đánh trước đây. Những anh bộ đội buổi chiều ra đi vừa mới chuyện trò vui vẻ thì đến đêm không còn quay về nữa. có lẽ Quá cũng vậy thôi! Con người mà cô chưa hề gặp mặt ấy có lẽ sẽ trở thành mộtì kỷ niệm nếu như không có cuộc gặp ga thật là tình cờ này.
 
Suốt một ngày ém ở bờ sông, Bảy Hường hầu như không lúc nào xa rời Quá. Cô lấy mạch rồi nhìn đồng hồ, lại lấy mạch. Khi mấy quả pháo nổ gần bên cạnh, cô đã lấy thân mình để che cho người thương binh trẻ. Trước một người chiên sì bị thương nằm thiêm thiêp. Bảy Hường bỗng trở nên mạnh dạn. Cô ngồi vuốt những sợi tóc đen dính mồ hôi trôn trán anh, lấy khăn mặt dấp nước lau sạch những vết máu trên bàn tay anh, khẽ nói với anh những lời thật âu yếm mỗi khi anh chợt mở mắt. Cô ghé sát tai vào cặp môi mấp máy của anh, cố nghe và cố đoán từng lời của anh muốn nói. Có những lúc Quá giương đôi mát ngơ ngác nhìn cô rất lâu. Đôi mát đờ dẫn làm cho cô hoảng hốt.
Một ngày một đêm. Rồi lại một ngày qua đi. vềt thương trên ngực và trên chân Quá có lẽ bị nhiễm trùng, bắt đầu có mùi và sưng tấy lên. Chỉ có một cách là đi thật nhanh.
Chiều đến, Bảy Hưòng ngồi nhìn mặt trời và chờ tối.
Khi đoàn thương binh bắt đầu lục tục xuống bến thì bỗng có tiếng ồn ào. Có người tìm Bảy Hưòng trên bờ sông.
Cô gái giao lại đồng chí thương binh trên xuồng cho một người khác và lên đến chỗ có tiếng ồn ào. ở đó anh em thương binh nhẹ đang đứng vây quanh một cán bộ quấn băng trắng trên đầu.
-   Chị Bảy Hường đây! - Một người trong bọn họ chỉ tay về phía cô gái.
Ồng cán bộ quay lại cười. Đó là một người trạc bốn mươi tuổi, có khuôn mặt gầy. đôi gò má dô cao, mái tóc cắt ngắn.  ông ta cười có một nửa miệng, vừa hình như cái miệng của ông không tròn. Đầu của ông to quá, mà cổ thì lại gầy quá làm cho dáng điệu ông trông thật buồn cười.   
-   Thằng Quá hắn nằm mô. cô Bảy?
 
Thấy Bảy Hường có vẽ bỡ ngỡ  ông cán bộ tự giới thiệu
ngay:
-   tui là Thêm, trợ lý tuyên huấn trung đoàn cùng một đơn vị ông Ba Kiên cả đó mà ! Tui nghe tiếng cô lâu rồi, chỉ có cô không biết tui thôi!
-   Anh em đứng chung quanh cười ầm lên. Bảy Huờng biết họ nói chuyện cô cho cán bộ kia nghe.
-   Anh bị thương ở đâu, anh Hai?
Không tui là Thêm, không phải anh Hai mô. Tui bị
thương chỗ hồi đêm đoàn định dừng lại đó. Tui đến đây
thương lượng với cô một việc...
Anh định về viện điều trị, cùng đi với đoàn?
Không Tui việc chi mà phải điều trị? Nhưng mà có việc
Này khó  khăn quá   
-    Thì anh Hai cứ nói đi xem nào?
Thêm bỗng nghiêm mặt, hạ thấp giọng:
-    Có một số anh em bị thương, số anh em này đang trên
đường đi xuống làm nhiệm vụ thì bị pháo. Số cán bộ còn lại
hiện nay phải đưa đơn vị tiếp tục đi xuống, vì vậy không có ai
đưa anh em đó về phía sau. May sao địa phương họ lại cho biết
có một đoàn thương binh của trung đoàn đang nằm  đây...
-   Nhưng mà còn chỗ nữa đâu, anh Hai?
-    Chúng tôi đã mượn được xuồng và nhờ địa phương
chống giúp. Chỉ có một điều, số anh em đây toàn thương
 binh cả. Vì vậy mà đến nhờ cô cho ghép vào đoàn.
Thấy Bảy Hường im lặng, Thêm phải nói rõ thêm:
-    Cán bộ trung đoàn không còn ai. Trợ lý ban chính trị
còn một người độc nhất là tôi. Bên tham mưu còn lại một trợ
lý tác chiến. Hai chúng tôi nhận nhiệm vụ phó chính ủy giao
lại là phải đưa bộ đội xuống cho kịp.
-   Phó chính ủy làm sao hả anh Hai?
 
. Ông ấy bị thương nặng hy sinh...
Em chỉ làm được nhiệm vụ tiêm thuốc, thay băng và dẫn đường thôi, các anh phải giao một người chỉ huy.
-   Được rồi! Có gì cô sẽ bàn bạc thêm với đồng chí trợ lý tác chiến cùng đi trong đoàn thương binh. Thằng Quá nó nằm đâu? - Thêm bỗng nhắc lại câu hỏi từ lâu mọi người đã quên đi.
Mấy đồng chí thương binh đứng cạnh nháy mắt với nhau cười. Họ đã quen tính ông Thêm. Nếu như ở hậu phương hoặc trong một trường hợp khác, nhất định ông Thêm đã giao cho cậu nhân viên phụ trách li-tô và bản tin hoặc chính bản thân ông, xuống tận nơi xảy ra sự việc, ghi lại thành tích của Quá. Và ngày mai nhất định trung đoàn sẽ có một bài báo nói về người chiến sĩ trinh sát ấy.
...
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 11:30:40 pm »

Ngay từ khi gặp mấy thương binh trên bờ sông, nghe họ kể chuyện vượt vòng vây, chuyện Quá và Thân mở đường cho đoàn đi trót lọt, ông đã xuýt xoa:
-   Thi đua không có, chính sách cũng không, thành tích anh em như cái núi, rứa rồi bây chừ ai ghi ai chép cho họ?
Với thói quen nhạy bén của cán bộ tuyên huấn, ông nghĩ ngay đến việc ghi thêm một hành động anh hùng vào quyển sử truyền thống của trung đoàn. Đó là một quyển sách do ông chủ biên, và nhiều nhân viên khác nhau kế tiếp ghi chép lại những chặng đường chiến đấu đã qua của trung đoàn, những chiến công và những thành tích của anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ tiêu biểu nhất cho từng giai đoạn. Phần thứ nhất của quyển sách kể lại lịch sử trung đoàn từ khi thành lập cho đến ngày lên đường đi B. Phần này hoàn toàn do ông viết lại, lời lẽ trau chuốt vài hùng hồn, đã từng được ông dùng làm tài liệu động viên học tập cho bộ đội trước lễ ra quân. Những ngày mang ba lô vượt Trường Sơn, qua Tây Nguyên, vào khu Sáu, xuông miên Đông Nam Bộ, ông không
 
bao giờ rời quyển sử truyền thống của trung đòan đó nữa. Thuận lợi thì sau từng trận đánh, không thuận lợi thi sau từng đợt chiến dịch, ông lại gọi cậu “”Tuyên đá”nhân viên phụ trách in li tô  lên, mở quyển sổ ghi chép của ông ra, nói lại VỚI cậu ta những con người, những sự việc mà theo ông cần phải được ghi chép lại.
Thêm yêu trung đòan một cách cuồng nhiệt, ông không cho phép bất cứ một ai nói xấu trung đoàn 16 trước mặt ông, dầu cho đó là nói đùa chăng nữa. Theo ông, trong suốt hai cuộc kháng chiến, chưa có một trung đoàn nào như trung đoàn 16 này. Một trung đoàn đi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trung đoàn được lệnh phối hợp chiến dịch Điện Biên đã tiến công địch từ Thượng Lào qua Trung Lào xuống Hạ Lào đến đông bắc Cam-pu-chia. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, họ lai đi suốt từ Trường Sơn, qua Tây Nguyên, khu Sáu, đến đâu đánh đó, cho vào đến miến Đông Nam Bộ. Và bây giờ đắy đã đứng chân trước cửa ngõ Sài Gòn.
ông có ý định vẽ một cái bản đồ Đông Dương, trên đó có mũi tên chỉ đường hành quân trong suốt hai cuộc kháng chiến, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam của trung đoàn, thật lớn, treo chính giữa phòng truyền thống sau này.
Câu chuyện của Quá được anh em kể lại đã làm ông xúc động mãnh liệt. Một tân binh mới vào bộ đội, xuống chiến trường chưa quá hai tuần lễ, mà đã lập một chiến công kỳ diệu như vậy. Ước mong sao vết thương của cậu ta không đên nỗi nào. Khi trở về đơn vị cậu ta nhất định sẽ là một hạt nhân, sẽ là đầu tàu, sẽ là cái chất tinh tuý nhất mà từ đó truyền thống của đơn vị sẽ được phát huy...
ông đi theo Bảy Hường xuống bến để nhìn mặt anh chiến sĩ trẻ tuổi ấy một chút rồi về. Ông đứng im lặng bên mạn xuồng một lúc rồi hỏi Bảy Hường:
 
   . Cô có xem giấy tờ gì của cậu ta chưa?
Bảy Hường lắc dầu. Thêm cúi xuống mở cái khuy áo trên túi trước ngực Quá, móc ra một cái ví. Trong ví chỉ có mấy cái ánh và một bức thư đã nhầu nát. Trông thấy bức thư Bảy Mường bỗng kêu lên:
-    Thế là em đã đổi họ cho ảnh rồi!... - Và cô đưa hai tay cho mặt, cười rũ rượi.
Quá họ Trần, nhưng trong giấy biên nhận sáng nay vì không biết, nên Bảy Hường đã ghi là Nguyễn Văn Quá.
Thêm vừa nghe Bảy Hường kể, vừa liếc nhanh những dòng chữ nguệch ngoạc trên bức thư, xong gấp lại, đưa cho  Bảy Hường:
•   Cô giữ giùm cho cậu ấy cái ví này, kẻo vào viện thất lạc mất. Bao giờ cậu ấy tỉnh lại, hãy đưa trả.
Bảy Hường ngập ngừng một lát rồi đón lấy cái ví và hỏi:
-   Nếu anh ấy có thế nào thì cái này gửi cho ai?
•   Cô cứ giữ lấy, khi nào có dịp gặp, cô trao lại cho tui.
•   Ông Thêm hẹn chỗ gặp nhau của hại đoàn thương binh
và quay trở lên...
khi giao thương binh cho Bảy Hường, ông Thêm vội  vàng đi luôn trong đêm về đơn vị.
Theo hợp đồng thì Canh, người mới lên thay chỉ huy đơn vị, không cần chờ ông Thêm về, cứ tổ chức đưa bộ đội xuống càng sốm càng tốt.
Ông Thêm cần đi gấp vì hai lẽ: Một là đơn vị đang ở cùng bê bối vì thiếu người chỉ huy. Canh chỉ là trung đội phó, trợ lý tác chiến, nay vì thiếu cán bộ, phải lên nắm cả một tiểu đoàn và một bộ phận của trung đoàn bộ.
Ngay từ khi gặp mấy thương binh trên bờ sông, nghe họ kể chuyện vượt vòng vây, chuyện Quá và Thân mở đường cho đoàn đi trót lọt, ông đã xuýt xoa:
-   Thi đua không có, chính sách cũng không, thành tích anh em như cái núi, rứa rồi bây chừ ai ghi ai chép cho họ?
Với thói quen nhạy bén của cán bộ tuyên huấn, ông nghĩ ngay đến việc ghi thêm một hành động anh hùng vào quyển sử truyền thống của trung đoàn. Đó là một quyển sách do ông chủ biên, và nhiều nhân viên khác nhau kế tiếp ghi chép lại những chặng đường chiến đấu đã qua của trung đoàn, những chiến công và những thành tích của anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ tiêu biểu nhất cho từng giai đoạn. Phần thứ nhất của quyển sách kể lại lịch sử trung đoàn từ khi thành lập cho đến ngày lên đường đi B. Phần này hoàn toàn do ông viết lại, lời lẽ trau chuốt vài hùng hồn, đã từng được ông dùng làm tài liệu động viên học tập cho bộ đội trước lễ ra quân. Những ngày mang ba lô vượt Trường Sơn, qua Tây Nguyên, vào khu Sáu, xuông miên Đông Nam Bộ, ông không
 
bao giờ rời quyển sử truyền thống của trung đòan đó nữa. Thuận lợi thì sau từng trận đánh, không thuận lợi thi sau từng đợt chiến dịch, ông lại gọi cậu “”Tuyên đá”nhân viên phụ trách in li tô  lên, mở quyển sổ ghi chép của ông ra, nói lại VỚI cậu ta những con người, những sự việc mà theo ông cần phải được ghi chép lại.
Thêm yêu trung đòan một cách cuồng nhiệt, ông không cho phép bất cứ một ai nói xấu trung đoàn 16 trước mặt ông, dầu cho đó là nói đùa chăng nữa. Theo ông, trong suốt hai cuộc kháng chiến, chưa có một trung đoàn nào như trung đoàn 16 này. Một trung đoàn đi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trung đoàn được lệnh phối hợp chiến dịch Điện Biên đã tiến công địch từ Thượng Lào qua Trung Lào xuống Hạ Lào đến đông bắc Cam-pu-chia. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, họ lai đi suốt từ Trường Sơn, qua Tây Nguyên, khu Sáu, đến đâu đánh đó, cho vào đến miến Đông Nam Bộ. Và bây giờ đắy đã đứng chân trước cửa ngõ Sài Gòn.
ông có ý định vẽ một cái bản đồ Đông Dương, trên đó có mũi tên chỉ đường hành quân trong suốt hai cuộc kháng chiến, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam của trung đoàn, thật lớn, treo chính giữa phòng truyền thống sau này.
Câu chuyện của Quá được anh em kể lại đã làm ông xúc động mãnh liệt. Một tân binh mới vào bộ đội, xuống chiến trường chưa quá hai tuần lễ, mà đã lập một chiến công kỳ diệu như vậy. Ước mong sao vết thương của cậu ta không đên nỗi nào. Khi trở về đơn vị cậu ta nhất định sẽ là một hạt nhân, sẽ là đầu tàu, sẽ là cái chất tinh tuý nhất mà từ đó truyền thống của đơn vị sẽ được phát huy...
ông đi theo Bảy Hường xuống bến để nhìn mặt anh chiến sĩ trẻ tuổi ấy một chút rồi về. Ông đứng im lặng bên mạn xuồng một lúc rồi hỏi Bảy Hường:
 
   . Cô có xem giấy tờ gì của cậu ta chưa?
Bảy Hường lắc dầu. Thêm cúi xuống mở cái khuy áo trên túi trước ngực Quá, móc ra một cái ví. Trong ví chỉ có mấy cái ánh và một bức thư đã nhầu nát. Trông thấy bức thư Bảy Mường bỗng kêu lên:
-    Thế là em đã đổi họ cho ảnh rồi!... - Và cô đưa hai tay cho mặt, cười rũ rượi.
Quá họ Trần, nhưng trong giấy biên nhận sáng nay vì không biết, nên Bảy Hường đã ghi là Nguyễn Văn Quá.
Thêm vừa nghe Bảy Hường kể, vừa liếc nhanh những dòng chữ nguệch ngoạc trên bức thư, xong gấp lại, đưa cho  Bảy Hường:
•   Cô giữ giùm cho cậu ấy cái ví này, kẻo vào viện thất lạc mất. Bao giờ cậu ấy tỉnh lại, hãy đưa trả.
Bảy Hường ngập ngừng một lát rồi đón lấy cái ví và hỏi:
-   Nếu anh ấy có thế nào thì cái này gửi cho ai?
•   Cô cứ giữ lấy, khi nào có dịp gặp, cô trao lại cho tui.
•   Ông Thêm hẹn chỗ gặp nhau của hại đoàn thương binh
và quay trở lên...
khi giao thương binh cho Bảy Hường, ông Thêm vội  vàng đi luôn trong đêm về đơn vị.
Theo hợp đồng thì Canh, người mới lên thay chỉ huy đơn vị, không cần chờ ông Thêm về, cứ tổ chức đưa bộ đội xuống càng sốm càng tốt.
Ông Thêm cần đi gấp vì hai lẽ: Một là đơn vị đang ở cùng bê bối vì thiếu người chỉ huy. Canh chỉ là trung đội phó, trợ lý tác chiến, nay vì thiếu cán bộ, phải lên nắm cả một tiểu đoàn và một bộ phận của trung đoàn bộ.
 Lý do thứ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM