Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:04:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Huyền thoại Trường Sơn  (Đọc 99247 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 03:27:42 am »

        Bộ tư lệnh Trường Sơn đã ý thức được sâu sắc yếu tố cơ bản đó. Từ định hướng về quy hoạch của Trung ương, từng giai đoạn, hàng năm, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã căn cứ vào các yêu cầu, khả năng của ta và sự đánh phá, ngăn chặn của địch mà kiên trì tổ chức, điều chỉnh và phát triển không ngừng lực lượng bộ đội hợp thành của tuyến đường Hồ Chí Minh, mà đỉnh cao của nó là sư đoàn binh chủng.

        Năm 1965, khi tuyến đường Hồ Chí Minh chuyển sang vận tải cơ giới, tuy dưới Bộ tư lệnh có các ban chỉ huy phụ trách các tuyến với cung vận tải tương đối dài, sau đó là ban chỉ huy binh trạm phụ trách cung vận tải ngắn hơn, nhưng do thiếu thống nhất tổ chức chỉ huy bộ đội hợp thành nên không đủ sức cản phá địch và khắc phục hậu quả do địch đánh phá.

        Trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn, phân tích sâu sắc, kết luận các nguyên nhân chủ yếu không chống trả nổi sự đánh phá của địch gây nên tổn thất lớn, hậu quả vận tải thấp, từ mùa khô 1966 - 1967, Bộ tư lệnh 559 đã tổ chức binh trạm chỉ huy thống nhất lực lượng bộ đội hợp thành (công binh, phòng không, vận tải, bộ binh, thông tin...) tạo nên bước tiến nhảy vọt về chất trong thực hiện vận tải chi viện chiến lược. Từ đó bộ đội Trường Sơn đã hội tụ được sức mạnh chặn đứng sự “làm mưa làm gió” của không quân Mỹ, thực hiện chi viện với khối lượng ngày càng lớn.

        Từ năm 1970 đến đầu năm 1973, địa bàn tuyến chi viện chiến lược được mở rộng khoảng 132.000 ki-lô-mét vuông, lực lượng các binh chủng phát triển lên gần 9 vạn quân, đầu mối trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn lên tới trên 50 đơn vị. Được sự đồng ý của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã lần lượt tổ chức 5 sư đoàn khu vực trên toàn tuyến. Mỗi sư đoàn khu vực phụ trách phục vụ một số hướng chiến trường. Dưới sư đoàn có các binh trạm và các trung đoàn binh chủng cơ động. Vị trí, nhiệm vụ, quy mô, cơ cấu, phạm vi của sư đoàn được xác định rõ ràng ngay từ khi thành lập nên đã đạt được tiến bộ và hiệu quả cao hơn trong các nhiệm vụ mở đường, tác chiến, vận tải, bảo đảm hành quân...

        Về mặt vận trù của vận tải quân sự chiến lược cũng như quy mô tổ chức bộ đội hợp thành thì hình thức tổ chức sư đoàn khu vực chưa phải là đỉnh cao của hiệu quả. Nhưng vào thời điểm đó, đây là tổ chức phù hợp với không gian, thời gian. Đồng thời nó cũng là một mô hình chứng minh khả năng tổ chức vận tải chiến lược trong thế bộ đội hợp thành quy mô lớn.

        Từ sau hiệp định Pa-ri được ký kết, xuất hiện thế trận mới và tương quan lực lượng mới trên chiến trường Trường Sơn, có lợi cho ta, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng cho phép Bộ tư lệnh Trường Sơn lần lượt tổ chức các sư đoàn ô tô cơ động vận tải, sư đoàn công binh. Đây là những sư đoàn binh chủng đầu tiên trong tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Việc thành lập các sư đoàn binh chủng này đã tạo ra “cú đấm tập trung” về xây dựng đường, cầu và vận tải nhằm dứt điểm gọn khối lượng lớn trước mắt trên các hướng và dự trữ cho các chiến trường theo yêu cầu chiến lược.

        Đầu năm 1974, lực lượng bộ đội hợp thành trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn đã có 9 sư đoàn binh chủng (4 sư đoàn công binh, 2 sư đoàn ô tô vận tải, 1 sư đoàn phòng không, 1 sư đoàn bộ binh, 1 đoàn chuyên gia cố vấn) và 12 trung đoàn binh chủng (không kể 5 trung đoàn cao xạ và tên lửa do Bộ phối thuộc).

        Đến giai đoạn này thì vận tải chiến lược đã đạt đỉnh cao về quy mô tổ chức binh chủng hợp thành và hiệu quả. Sức mạnh hai sư đoàn ô tô cơ động, vận tải hoạt động trong thế chiên đấu, bảo đảm của các sư đoàn công binh, phòng không đã tăng vọt, bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đặc biệt đã góp phần làm nên kỳ tích: cơ động các quân đoàn dự bị chiến lược thần tốc hành quân từ Bắc vào Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

        VẬN DỤNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀO TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC NHẰM ĐÁNH BẠI CUỘC CHIẾN TRANH NGĂN CHẶN CỦA KHÔNG QUÂN, BỘ BINH MỸ, THỰC HIỆN CHI VIỆN MIỀN NAM THẮNG LỢI.

        Tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh là một hướng chiến trường quan trọng, một nơi đọ sức thường xuyên không ngừng nghỉ giữa một bên là không quân, kể cả bộ binh Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh ngăn chặn vô cùng ác liệt, một bên là bộ đội Trường Sơn tiến hành cuộc chiến đấu chống ngăn chặn với tinh thần dũng cảm hy sinh vô bờ bến nhằm thực hiện bằng được nhiệm vụ chi viện chiến lược cho tiền tuyến miền Nam.

        Giải quyết vấn đề ai thắng ai trong cuộc đọ sức này không thể thuần tuý bằng biện pháp quân sự. Ai có tư duy khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự ưu việt, người đó sẽ có khả năng chiến thắng.

        Nghệ thuật quân sự Việt Nam có những tư tưởng, nguyên tắc chung. Nhưng chỉ trở thành vũ khí sắc bén, vô địch khi được vận dụng một cách sáng tạo vào đặc điểm từng chiến trường.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2015, 03:47:18 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2015, 04:27:05 am »

        Chiến trường Trường Sơn có tính đặc thù không giống bất kỳ một chiến trường nào.

        Nhiệm vụ của bộ đội Trường Sơn là “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, thực hiện bằng được sự chi viện mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam nhằm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

        Đối tượng kẻ thù trên chiến trường Trường Sơn là không quân Mỹ có kết hợp cả bộ binh được trang bị vũ khí tối tân nhất, tiến hành chiến tranh ngăn chặn liên tục, ác liệt nhằm cắt đứt tuyến đường, cô lập và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đi đến tàn lụi.

        Nơi giao tranh giữa ta và Mỹ diễn ra trên địa bàn rừng núi thiên hiểm có không gian rộng lớn với chiều dài trên 1000km, chiều ngang trên 100km, xa hậu phương.

        Đánh địch, mở đường, vận chuyển, giữ đất là những nhiệm vụ trung tâm hàng đầu cùng tiến hành đồng thời một lúc. Vì vậy nghệ thuật quân sự đòi hỏi chúng ta trước hết phải hiểu rõ đối tượng nhiệm vụ, đối tượng kẻ thù và bản thân ta. Để đối phó với kẻ thù, ta phải biết tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của chúng. Đối với ta, phải biết phát huy cái mạnh, khắc phục chỗ yếu của mình. Để làm được việc đó Bộ tư lệnh Trường Sơn và cán bộ các cấp đã đi sát thực tế, phân tích một cách biện chứng khoa học âm mưu chiến lược thủ đoạn chiến thuật, tính năng tác dụng của các loại vũ khí mới của địch. Đồng thời phân tích về ta trên các mặt: trình độ chính trị, tư tưởng và quân sự của bộ đội, cũng như các yếu tố “thiên, địa, nhân” đã đi đến kết luận: với tiềm năng chiến tranh hùng hậu của đế quốc Mỹ với máy bay và vũ khí hiện đại luôn luôn được đổi mới, với năng lực làm chủ trên không không quân Mỹ đã hùng hổ đánh phá ác liệt dai dẳng gây cho ta nhiều thiệt hại về người, phương tiện trang bị, đặc biệt gây cho ta quá tốn phí về thời gian.

        Nhưng địch không thể cắt đứt được tuyến đường vì không thể làm chủ được trên không 24 giờ trong ngày đêm. Trên tuyến địch không thể đánh khắp mọi nơi một cách thường xuyên. Bom đạn địch dồi dào nhưng không phải lúc nào cũng đánh trúng mục tiêu. Máy bay địch hiện đại nhưng không phải hoạt động được trong bất kỳ thời tiết nào, không thể nhìn thấy hết các mục tiêu trùng điệp trên toàn tuyến. Trong cuộc chiến tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn, người làm chủ trên mặt đất không ai khác chính là ta - là bộ đội Trường Sơn có đầy đủ mưu lược và dũng khí, chủ động đánh và tránh địch một cách sáng tạo để giành thắng lợi. Lý thuyết quân sự và thực tiễn chiến trường khẳng định ai làm chủ được mặt đất, người đó sẽ thắng. Từ đánh giá đúng địch, ta, bộ đội Trường Sơn đã dám đánh, quyết đánh và quyết thắng địch, giành quyền làm chủ tuyến đường, xoay ngược tình thế thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến lược.

        Tuân theo học thuyết chiến tranh nhân dân và tư tưởng quân sự của Đảng, lấy tiến công làm chủ đạo, lấy đánh tiêu diệt làm nguyên tắc cơ bản, vận dụng vào tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã làm rõ nội dung của nó trong các binh chủng, thiếu điều đó, bộ đội thiếu một điều cơ bản là phương hướng hành động và sức mạnh chiến đấu.

        Tư tưởng tiến công, nguyên tắc đánh tiêu diệt vận dụng vào bộ đội vận tải cơ giới là chỉ có tiến công, thực hiện khẩu hiệu “địch cứ đánh, ta cứ đi”, chạy theo đội hình có tổ chức, với nhiều thê đội kế tiếp nhau: Có chỉ huy trực tiếp đi theo đội hình; có dũng khí và mưu trí mật tập vượt trọng điểm bằng sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng của bộ đội hợp thành; lừa địch, tránh địch, tranh chấp với địch từng giờ, từng phút, thực hiện vượt cung, tăng chuyến; nắm thời cơ tổ chức đội hình vận tải lớn hơn, cung dài hơn, giao quân, giao hàng cho chiến trường trực tiếp hơn, dứt điểm kế hoạch cho chiến trường nhanh gọn đủ số lượng, đồng bộ chủng loại, đảm bảo chất lượng.

        Tư tưởng tiến công, nguyên tắc đánh tiêu diệt của bộ đội công binh là mở đường mà tiến. Bám trụ trọng điểm, bám chặt đội hình xe. Địch đánh phá đâu, ta sửa chữa đấy. Địch phá đường ban ngày coi như không đánh. Địch đánh đêm không để tắc đêm, hạn chế tiến tới xóa bỏ tắc giờ. Đường chưa thông, công binh chưa nghỉ. Mở đường mới, làm đường vòng tránh trọng điểm, cải tạo đường, nâng tốc độ xe. Cứu hàng, cứu xe, cứu người khi xe bị đánh cháy.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2015, 04:35:38 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2015, 01:37:36 am »

        Tư tưởng và nguyên tắc đó vận dụng vào bộ đội cao xạ là quay nòng pháo theo bánh xe lăn. Xây dựng trận địa kiên cố bám trụ ngay nơi trọng điểm cầu đường mà chủ động bắn máy bay địch để bảo vệ đội hình hành tiến của bộ đội xe, bảo vệ cầu đường, bảo vệ kho tàng, bãi tập kết và căn cứ xuất phát xe... Phải thực hiện trận địa kết hợp cơ động phục kích, kết hợp nhiều tầng hoả lực, nhiều vòng hoả lực, kết hợp trận địa thật với trận địa nghi binh, trận địa dự bị, kết hợp đánh tập trung của bộ đội cao xạ chủ lực với đánh rộng rãi của lực lượng không chuyên, theo phương châm “lấy ít đánh nhiều”.

        Trong các binh chủng khác, tư tưởng tiến công - và đánh tiêu diệt đều được cụ thể hoá nên đã phát huy được khả năng và hiệu quả chiến đấu cao.

        Nghệ thuật quân sự trong tổ chức vận tải chiến lược đường Trường Sơn thường xuyên ra sức phát huy sức mạnh tổng hợp; luôn luôn kết hợp sức mạnh yếu tố con người với phương tiện vật chất kỹ thuật, kết hợp sức mạnh công tác tư tưởng với công tác tổ chức, kết hợp sức mạnh tập thể với cá nhân, trong đó vai trò người cán bộ có ý nghĩa quyết định, kết hợp sức mạnh bộ đội hợp thành trong thế chiến đấu hiệp đồng binh chủng với việc lập thế trận vững chắc của ta, phá thế của địch. Trước hết là thế trận cầu đường, tổ chức hợp lý cung độ, tổ chức các bàn đạp tiến công của đội hình xe, tổ chức hệ thống chỉ huy giao thông, tổ chức trận địa phòng ngự và lực lượng chiến đấu hiệp đồng binh chủng ở trọng điểm, tổ chức hệ thống kích kéo, cứu xe, hệ thống cấp cứu người, hệ thống thông tin bảo đảm, đồng thời rất coi trọng tổ chức nghi binh chiến dịch, chiến thuật, chiến đấu; kết hợp phương thức vận tải cơ giới với mọi phương thức vận tải thô sơ đường bộ, đường sông; trong đó khẳng định phương thức vận tải cơ giới là chủ yếu.

        Nghệ thuật quân sự trong tổ chức vận tải chiến lược phải nắm được quy luật thời tiết, đặc điểm địa hình, quy luật hoạt động của địch, từ đó nỗ lực tạo thời cơ, nắm thời cơ, huy động sức mạnh tổng hợp của bộ đội hợp thành tổ chức các chiến dịch vận tải với quy mô thích hợp nhằm đạt được mục đích nhất định. Khi điều kiện cho phép thì huy động cao độ sức mạnh tổng hợp, tiến hành “tổng công kích” nhằm dứt điểm chỉ tiêu kê hoạch cho các chiến trường với mức độ cao nhất.

        Quy mô chiến dịch vận tải trên tuyến chi viện chiến lược phát triển từ thấp đến cao. Khi bộ đội hợp thành dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất ở cấp binh trạm thì chiến dịch vận chuyển được tiến hành trong phạm vi địa bàn một số binh trạm mà nơi đó có thế vững, lực mạnh. Khi bộ đội họp thành dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất ở cấp sư đoàn khu vực thì chiến dịch vận tải được tiến hành trên phạm vi địa bàn của 2 đến 8 sư đoàn khu vực có vị trí quan trọng và có nhiều thuận lợi nhất. Khi bộ đội hợp thành nhiều sư đoàn binh chủng dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ tư lệnh Trường Sơn thì chiến dịch vận tải được tiến hành quy mô toàn tuyến và lúc đó nghệ thuật chiến dịch đạt đến đỉnh cao.

        Nghệ thuật quân sự trên tuyến đường Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải có tác phong chỉ huy trực tiếp. Trực tiếp nắm tình hình địch, ta, địa hình; trực tiếp chỉ thị giao nhiệm vụ, hạ đạt mệnh lệnh cho cấp dưói, trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình; trực tiếp theo dõi, cổ vũ sĩ khí bộ đội. Tác phong chỉ huy trực tiếp là vũ khí sắc bén khắc phục được nhiều khó khăn, hạn chế được sai lầm, tăng lòng tin đối với binh sĩ, biến lòng tin thành sức mạnh vật chất to lớn

        Tổ chức cơ quan chỉ huy của Bộ tư lệnh Trường Sơn và của các cấp chỉ huy bộ đội hợp thành có vị trí rất quan trọng. Khác với các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong lực lượng vũ trang ta, cơ quan chỉ huy của Bộ tư lệnh Trường Sơn phải làm đầy đủ chức năng theo dõi tình hình chiến đấu giữa ta và địch, tình hình các mặt vận chuyển, cầu đường, tác chiến phòng không, tác chiến mặt đất, tổ chức hành quân giao liên, tổ chức thông tin chiến dịch, chiến thuật, tổ chức cấp cứu thương binh, chuyển thương bệnh binh đường dài, nắm kho tàng, hàng hóa kỹ thuật... Hoạt động của cơ quan chỉ huy được tiến hành liên tục 24/24 giờ trong ngày, suốt ngày này qua ngày khác, tháng nàv qua tháng khác, năm này qua năm khác.

        Vì vậy tổ chức một cơ quan tham mun sẽ không đáp ứng yêu cầu chỉ huy chiến đấu bộ đội hợp thành của tuyến chi viện chiến lược. Từ thực tế đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh đã nhất trí cho phép Bộ tư lệnh Trường Sơn tổ chức nhiếu cơ quan tham mưu chuyên ngành gồm Bộ tham mưu, Cơ quan tham mưu vận tải, Cơ quan tham mưu cầu đường, Cơ quan tham mưu tác chiến phòng không.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2015, 01:45:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2015, 05:22:09 am »

        Chỉ huy sở của các cơ quan này phải đóng gần trọng điểm, cấu trúc kiên cố đảm bảo đứng chân ít nhất một vài tháng. Hầm chỉ huy Bộ tư lệnh thường là địa đạo giữa lòng núi, đủ chỗ trực ban cho 4 cơ quan tham mưu, cơ quan chính trị và hậu cần (chủ yếu là quân y). Bất kỳ lúc nào và ở đâu, Bộ tư lệnh cũng nắm được diễn biến tình hình một cách nhanh chóng, chính xác, không những làm được chức năng chỉ đạo toàn diện mà còn trực tiếp chỉ huy chiến đấu, giải quyết mọi tình huống nhạy bén kịp thời.

        ĐOÀN KẾT LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VỚI QUÂN DÂN TRUNG - HẠ LÀO VÀ ĐỒNG BẮC CAM-PU-CHIA, XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CĂN cứ CHIẾN LƯỢC TRỰC TIẾP CÁC CHIẾN TRƯỜNG BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG.

        Học thuyết quân sự của Đảng ta khẳng định căn cứ địa - hậu phương là một trong nhũng nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.

        Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc xã hội chủ nghĩa là căn cứ địa cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Không có căn cứ địa - hậu phương lớn đó ta không thể giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ địa - hậu phương lớn miền Bắc là chỗ dựa vững chắc để hình thành nhiều quy mô, nhiều loại hình căn cứ trên các chiến trường, trong đó có căn cứ chiến lược tuyến đường Hồ Chí Minh.

        Căn cứ chiến lược tuyến đường Hồ Chí Minh đóng vai trò là chỗ dựa trực tiếp của các chiến trường ba nước. Không có căn cứ chiến lược đó ta khó có thể đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Với sự đoàn kết, liên minh chiến đấu và phối họp chiến đấu giữa tuyến đường Hồ Chí Minh vói các chiến trường miền Nam, chiến trường Trung - Hạ Lào, chiến trường đông bắc Cam-pu-chia, căn cứ chiến lược đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng về chính diện, vươn dài về chiều sâu.
Căn cứ chiến lược tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua một phần của 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, trở thành nơi tập kết hàng hóa, tập kết xe vận tải, tập kết binh chủng kỹ thuật, bộ binh hành quân bổ sung cho các chiến trường... là nơi điều trị, an dưỡng thương bệnh binh; huấn luyện bộ đội; là nơi đảm bảo kỹ thuật xe-máy, pháo, là nơi trú quân của bộ đội chủ lực các chiến trường khi gặp khó khăn, là nơi đóng chỉ huy sở, cơ quan đầu não một số chiến trường; là bàn đạp chuẩn bị các chiến dịch tiến công, là trung tâm hệ thống giao thông vận tải chiến lược, thông tin, trong đó hệ thống giao thông vận tải chiến lược là “xương sống” của căn cứ chiến lược.

        Suốt 16 năm, bộ đội Trường Sơn cùng nhân dân Trung - Hạ Lào, đông bắc Cam- pu-chia đã xây dựng thành công một căn cứ chiến lược rộng lớn vững chắc để ba nước dựa lưng vào nhau, đoàn kết chống kẻ thù chung.

        Quá trình xây dựng căn cứ chiến lược là quá trình tích cực tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc, liên hoàn, đồng bộ, cả đông và tây Trường Sơn, gồm mạng giao thông đường bộ, đường sông, đường giao liên, đường ống dẫn xăng dầu, đường thông tin tải ba, mạng quân y, bệnh viện, đội điều trị, đội phẫu thuật cấp cứu hệ thống đảm bảo kỹ thuật, xe máy, đại tu, trung tu, tiểu tu khắp toàn tuyến và hệ thống kho hàng được tổ chức theo vận trù trong các cụm căn cứ. Đó cũng là quá trình không ngừng mở rộng và củng cố vùng giải phóng của bạn về mọi mặt quân sự, kinh tế, đời sống văn hóa xã hội làm cho điều kiện “địa lợi và nhân hòa” ngày càng phát triển và củng cố vững chắc.

        Sức mạnh để quyết định xây dựng và bảo vệ thành công căn cứ chiến lược là sự đoàn kết liên minh của quân dân Trung - Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia và Việt Nam mà trực tiếp là quân và dân tại chỗ trong vùng căn cứ, lấy bộ đội hợp thành trên tuyến đường Hồ Chí Minh làm nòng cốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2015, 01:05:04 am »

        Căn cứ chiến lược Trường Sơn vĩ đại, vững chắc, nối liền hậu phương của cách mạng ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, trở thành một phương hướng chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời là biểu hiện sinh động của truyền thống đoàn kết liên minh chiến đấu của ba nước anh em.

        Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đế quốc Mỹ nhảy vào Đông Dương để xâm lược ba nước trong một chiến lược chung - “toàn cầu phản cách mạng”. Chúng ra sức chia rẽ giữa ba nước, dùng lãnh thổ nước này làm bàn đạp để uy hiếp, xâm lược nước kia, ngăn chặn chi viện, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau.

        Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương giương cao ngọn cờ Đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy truyền thống quý báu đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc.

        Từ chủ trương trên, ở Trung - Hạ Lào, Đảng ta đã thống nhất với Đảng bạn, được phép sử dụng một bộ phận đất đai phía tây Trường Sơn, thuộc vùng giải phóng, từ đường số 8, tây tỉnh Hà Tĩnh qua tỉnh Bộ Ly Khăm Xay đến tỉnh A Tô Pơ để xây dựng tuyến đường chi viện chiến lược và xây dựng căn cứ chiến lược cho các chiến trường nam Đông Dương. Bộ Chính trị hai Đảng giao cho Bộ tư lệnh Trường Sơn thống nhất chỉ huy toàn bộ lực lượng trên tuyến đường Hồ Chí Minh; bộ đội tình nguyện, đoàn chuyên gia cố vấn Việt Nam dưới sự chỉ đạo của “Bộ tư lệnh Trường Sơn đã thường xuyên phối hợp với Quân khu Trung - Hạ Lào, Đảng bộ và chính quyền 7 tỉnh có đường Hồ Chí Minh xuyên qua, tổ chức chiến đấu bảo vệ căn cứ chiến lược và tuyến đường chiến lược, tổ chức các chiến trường đánh địch tại chỗ, giải phóng đất đai mở rộng vùng giải phóng; xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức hoạt động địch hậu; mở các chiến dịch với nhiều quy mô khác nhau nhằm đập tan các chiến dịch tổng hợp của Mỹ - ngụy và các nước chư hầu mưu cắt đứt tuyến chi viện chiến lược và phá căn cứ chiến lược, như chiến dịch ba biên giới đầu năm 1970, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, chiến dịch giải phóng Sa Ra Van năm 1972.

        Mối quan hệ với Cam-pu-chia cũng được xây dựng tốt đẹp. Bạn giúp ta mua lương thực, thực phẩm và cho mượn đường vận chuyển.

        Ta giúp bạn giải phóng các tỉnh đông bắc Cam-pu-chia, vận chuyển chi viện vũ khí, đạn dược cho bạn, đặc biệt vũ khí hỏa lực để giải phóng Phnôm Pênh.

        Cùng chung một kẻ thù, cùng một mục tiêu chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước giành độc lập tự do cho mỗi nước. Với mục tiêu thiêng liêng đó, tự nó sẽ gắn kết với nhau, tạo thành một khối đoàn kết liên minh chiến đấu hùng mạnh, vững chắc, là yếu tố quyết định xây dựng và bảo vệ thành công căn cứ chiến lược, tuyến chi viện chiến lược, một trong các yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của mỗi nước đến thắng lợi hoàn toàn.

        Suốt 16 năm đương đầu vói một cuộc chiến tranh ngăn chặn vô cùng ác liệt với bao hy sinh gian khổ không sao tả xiết, các binh chủng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã trở thành một lực lượng gang thép, một tập thể anh hùng, hoàn thành trọn vẹn và đặc biệt xuất sắc sứ mệnh mà Đảng và nhân dân đã giao phó, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến lược - một nhân tố quyết định để đưa sức mạnh cả nước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.

        Toàn bộ cuộc chiến đấu của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một kỳ tích, một điểm sáng, một dấu son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.

        Thời gian sẽ lùi sâu về quá khứ nhưng huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẫn mãi mãi ngời sáng trong trang sử oanh liệt của dân tộc ta như một thiên anh hùng ca bất tử tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng, tiếp thêm sức mạnh cho mọi thế hệ bảo vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Theo “Lịch sử đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh ”)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2015, 05:26:25 am »

 
Dấu ấn Trường Sơn


Vượt Cổng Trời


Trọng điểm dốc Con Mèo


Trọng điểm Vang Mu 1968

Chùm tranh của họa sỹ Đức Dụ, người chiến sỹ của Trường Sơn năm xưa

    
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2015, 05:44:28 am »

 
HÌNH ẢNH NHỮNG THÁNG NĂM KHÔNG THỂ NÀO QUÊN


Vận chuyển bằng xe đạp thồ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1961 - 1964


Đường giao liên hành quân trên Trường Sơn giai đoạn đầu


Thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn


Công binh bắc cầu trên đường Trường Sơn

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2015, 05:50:04 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2015, 01:36:20 am »

   

Địch cứ đánh, xe ta vẫn cứ tiến ra phía trước


Chống lầy, khắc phục hậu quả để thông xe ra chiến trường


Vận chuyển xăng dầu bằng xe Xi-tec trên đường Trường Sơn


Lắp đặt tuyến đường ống xăng dầu qua sông

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2015, 02:16:45 am »

 
  
Vận tải đường sông ở một binh trạm tuyến cuối


Bộ đội phòng không quay nòng pháo theo bánh xe lăn để bảo vệ sự thông suốt của tuyến đường


Bộ binh đánh dịch đê bảo vệ hành lang, kho tàng


Bộ đội thông tin Trường Sơn luôn đảm bảo bộ máy liên lạc thông tin thông suốt

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2015, 03:29:39 pm »

 
 
Chiến sĩ tiểu đoàn 17 giao liên - đơn vị anh hùng, chuyển thương binh về tuyến sau


Một quân y viện ở Trường Sơn


Bộ đội thanh niên xung phong giải phóng xe nhanh đảm bảo nhịp độ vận chuyển ra tiền tuyến

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM