Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:21:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Huyền thoại Trường Sơn  (Đọc 99385 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2015, 05:15:15 pm »

        Uống nước nhớ nguồn. Nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ, xin trân trọng giới thiệu cuốn "Huyền thoại Trường Sơn". Đây là sách không có bán trên thị trường (phần giá ghi rõ [SÁCH KHÔNG BÁN]) nhưng trong sách lại chứa rất nhiều dữ liệu về Trường Sơn có thể giúp mọi người tra cứu, tham khảo. Sách được trình bày rất công phu. Xin trân trọng giới thiệu.

        - Tên sách: Huyền thoại Trường Sơn
        - Tác giả: nhiều tác giả.
        - Nhà xuất bản: Công ty văn hóa trí tuệ. CÔNG TRÌNH XUẤT BẢN ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27-7-1947 * 27-7-2007 VÀ 30 NĂM KHÁNH THÀNH NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN 1977-2007
        - Năm xuất bản: 2007
        - Số hóa: Giangtvx.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2015, 05:17:07 pm »

 



  
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2020, 01:51:38 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2015, 07:53:04 am »

 
CÔNG TY VĂN HÓA TRÍ TUỆ VIỆT
Đơn vị chủ trì và thục hiện xuất bản

Cuốn sách này được xuất bản trong chương trình truyền thông UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN do CÔNG TY VĂN HÓA TRÍ TUỆ VIỆT thực hiện để tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vi độc lập tự do của Tổ quốc
Đây là công trình xuất bản đền ơn đáp nghĩa gửl tặng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Sở Lao động Thương binh & Xã hội các tỉnh, thành phố là quê hương các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây.

Công trình xuất bản đền ơn đáp nghĩa khởi đầu cho Chương trình truyền thông và xuất bản mang tên UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2007) và 30 nãm khánh thành Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gía Trưòng Sơn
(10-4-1977 * 10-4-2007)


Chịu trách nhiệm biên tập & thực hiện nội dung

Nhà thơ ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Giám đốc Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt
Chủ nhiệm dự án xuất bản UỐNG Nươc NHỚ NGUỒN

Biên tập và thực hiện


ĐẶNG ĐÌNH CHẤN - HOÀNG PHAN TÁM - TRẦN ANH TUẤN
TRẦN VĂN TRƯỜNG - TRẦN MIÊU - Hồ TẤT ÁI
HOÀNG VIỆT HÙNG - ĐOÀN TUYẾT NHUNG - LÊ THU HOÀI
CAO HÀ - PHẠM LONG GIANG - PHẠM NGỌC ANH
KIM CHI - VĂN PHONG - VŨ XUÂN LINH

Thực hiện mỹ thuật
TRUNG TÂM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG TY VĂN HÓA TRÍ TUỆ VIỆT

Ban biên tập xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tỉnh của
VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ
BAN QUẢN LÝ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN

đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện công trình xuất bản có ý nghĩa này.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2020, 09:33:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2015, 08:03:10 am »

 

    
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2020, 09:35:39 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2015, 08:03:51 am »

   

        ... Đường Trường Sơn là một biểu tượng nổi bật của sức mạnh tinh thần và trí tuệ Việt Nam. Máu đào của các liệt sỹ Trường Sơn đã nhuộm thắm thêm màu cờ Tổ quốc, đất nước ta được độc lập, thống nhất và phát triển. Biết ơn vô cùng những người con yêu dấu của mọi miền quê hương đã hy sinh vì tự do của dân tộc.

        Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của dân tộc ta, với chiến thắng lịch sử năm 1975, đã để lại những bài học kinh nghiệm quỷ báu cho các thế hệ mai sau. Đó là bài học về chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc về chiến tranh cách mạng, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa; về ý chí cách mạng tiến công, quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, về phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế kết hợp với sức mạnh của thời đại; về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy, nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh... Những bài học này cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

        Tôi hy vọng việc ra đời cuốn sách “Huyền thoại Trường Sơn”, thêm một lần nữa giúp các độc giả khắc sâu những bài học nói trên trong tâm khảm như là một biểu tượng về phẩm cách cao quý của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng 1975 là một tất yếu lịch sử, đây là truyền thống chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, cộng với đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

        Thời cơ lịch sử để phát triển đất nước đang thúc giục sự nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Một dân tộc đã từng làm nên cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại, đã lập chiến công “chấn động địa cầu ” ở Điện Biên Phủ và làm nên “kỳ tích Trường Sơn” dẫn đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chiến thắng 1975, chắc chắn sẽ cố đủ ý chí, tài năng và bản lĩnh để thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

        Tôi chia sẻ với những người làm cuốn sách này về khát vọng đó!


                 
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2015, 08:28:05 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2015, 07:13:50 am »

   
CON ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC
TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
MỘT THÀNH CÔNG KIỆT XUẤT
TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP            


Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm đơn vị pháo cao xạ thuộc Bộ đội Trường Sơn chốt giữ trọng điểm trên đường 20 Quyết thắng (đầu năm 1973)

        Trên thế giới, trong thế kỷ XX, chưa có một cuộc chiến tranh nào kéo dài suốt 30 năm như cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

        Và cũng chưa hề có một tuyến chi viện chiến lược từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn nào không những có quy mô lớn mà thời gian hoạt động lại kéo dài như tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh.

        Tuyến đường đó là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.

        ... Ngày 19 tháng 5 năm 1959 “Đoàn quân sự đặc biệt” (sau gọi là Đoàn 559) ra đời do đồng chí Võ Bẩm được giao nhiệm vụ phụ trách đoàn để làm nhiệm vụ mở con đường mòn gùi thồ, hành quân bộ mà báo chí phương Tây gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh”.

        Yêu cầu chi viện miền Nam ngày càng lớn, nhiệm vụ xây dựng con đường xuyên Trường Sơn trở thành một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào cách mạng.

        Do tính chất quan trọng như vậy nên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã có chủ trương đúng xây dựng phát triển Đoàn 559 ngày càng mạnh. Lúc đầu là những đơn vị tiểu đoàn, trung đoàn về sau phát triển lên thành Binh đoàn Trường Sơn gồm những sư đoàn, các binh chủng của “Bộ đội Trường Sơn” để thực hiện được yêu cầu chi viện chiến lược ngày càng to lớn. Đồng chí Đồng Sỹ. Nguyên là người được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh của Bộ đội Trường Sơn, đã có những đóng góp quan trọng cùng vời các đồng chí lãnh đạo chỉ huy khác của mặt trận Trường Sơn.

        Lực lượng xây dựng con đường Hồ Chí Minh, ngoài bộ đội Trường Sơn còn có đông đảo dân công, thanh niên xung phong, cán bộ công nhân giao thông, đồng bào các dân tộc dọc miền Tây Tổ quốc và nhân dân bạn.

       Con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã được phát triển từ thấp đến cao. Lúc đầu ta chủ trương “soi đường”, mở con đường mòn, đường giao liên để vận chuyển vũ khí bằng sức người mang vác, gùi thồ và đưa những đơn vị nhỏ, cán bộ chiến sĩ hành quân vào tiền tuyến. Khi tình hình cách mạng phát triển, yêu cầu chi viện khẩn trương với khối lượng lớn ta đã kịp thời chủ trương mở con đường vận chuyên cơ giới kết hợp với đường gùi, thồ, hành quân bộ, hình thành một tuyến đường vận tải khổng lồ, một tuyến giao thông chiến lược.

        Đế quốc Mỹ cũng nhận thức được ý nghĩa chiến lược, tầm quan trọng to lớn đối với cách mạng miền Nam của con đường Hồ Chí Minh, của tuyến đường “chiến lược Trường Sơn”. Vì vậy, chúng đã tập trung mọi sức mạnh, mọi vũ khí kỹ thuật hiện đại, kể cả chiến tranh điện tử, chiến tranh hóa học, B.52 hủy diệt. Chúng huy động sức mạnh của các quân binh chủng tập trung đánh phá hết sức ác liệt, liên tục đường Trường Sơn, kết hợp với chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, hòng cắt đứt, chặn đứng sự chi viện của hậu phương lớn. Chúng coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chính sách xâm lược miền Nam nước ta.


« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2015, 08:25:32 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2015, 08:19:52 am »

        Trong vòng 10 năm từ 1965 đến 1975, ước tính Mỹ đã huy động khoảng 70 vạn lần chiếc máy bay kể cả B.52, giội gần 4 triệu tấn bom đạn suốt trên dải núi rừng đại ngàn của tuyến đường Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Chúng đã gây cho ta những tổn thất không nhỏ, hàng vạn cán bộ chiến sĩ thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công hỏa tuyến hy sinh và bị thương và không biết bao người bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam, cùng hàng vạn xe cộ, phương tiện kỹ thuật, vật chất bị bom đạn phá hủy.

        Song, quân và dân ta trên mặt trận vận tải Trường Sơn đã nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược vượt qua mọi khó khăn khắc nghiệt của địa hình rừng núi hiểm trở, bom đạn ác liệt của kẻ thù, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ mở đường, chiến đấu bảo vệ đường, vận chuyển sức người sức của ra tiền tuyến. Mở gần 2 vạn kilômét đường ngang dọc ở cả Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, tạo thành một hộ thống cầu đường liên hoàn, vững chắc nối từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam, Trung - Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia; Đã xây dựng một tuyến đường ống xăng dầu dài trên 1.350km, đưa nhiên liệu đến Bù Đăng, Lộc Ninh (Nam Bộ); Đã khắc phục thác ghềnh mở trên 600km đường sông để vận chuyển; Xây dựng hàng vạn kilômét đường thông tin hữu tuyến và trên 1,350km đường dây thông tin tải ba để bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt từ Bộ đến các chiến trường; Đã xây dựng hệ thống binh trạm, kho tàng, bệnh viện, cơ sở bảo đảm kỹ thuật dọc Trường Sơn.

        Bộ đội Trường Sơn đã bảo đảm cho trên 2 triệu lượt người và nhiều đoàn binh khí kỹ thuật lớn, trên 1 triệu tấn vũ khí đạn dược, lương thực vào chiến trường và hàng vạn thương binh được đưa ra miền Bắc.

        Mặt trận Trường Sơn đã chiến đấu tiêu diệt và bắt sống hàng vạn tên địch, bắn rơi hàng ngàn máy bay các loại, vừa bảo vệ tuyến đường, vừa phối hợp với các chiến trường trong các chiến dịch và đã phối hợp với bạn, giải phóng Trung - Hạ Lào, làm cho căn cứ chiến lược của các chiến trường Nam Đông Dương được mở rộng củng cố vững chắc.

        Thắng lợi to lớn của tuyến đường chiến lược quan trọng này là do ý chí kiên quyết và nghị lực sáng tạo từ Trung ương đến các địa phương, các chiến trường mà trực tiếp là quân và dân trên mặt trận Trường Sơn.

        Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh đã tập trung một lực lượng ngày càng lớn để thực hiện nhiệm vụ của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn bao gồm bộ binh, công binh, pháo binh, phòng không, vận tải cơ giới, hậu cần, kỹ thuật... và động viên một lực lượng đông đảo dân công, thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân giao thông và văn nghệ sĩ, đồng thời thường xuyên theo dõi, tập trung lãnh đạo chỉ đạo, kịp thời giải quyết những khó khăn trở ngại hết sức gay gắt của tuyến chi viện chiến lược này.

        Bộ tư lệnh và các đơn vị của mặt trận vận tải Trường Sơn đã thấm nhuần tư tưởng chí đạo “mở đường mà tiến, đánh địch mà đi” đã thực hiện nhiệm vụ với tinh thần quyết chiến quyết thắng, đầy mưu trí sáng tạo; Đã xuất phát từ tình hình thực tiễn, sáng, tạo các hình thức và quy mô tổ chức lực lượng, hình thành các binh chủng hợp thành của bộ đội Trường Sơn. Xây dựng thành hệ thống các binh trạm, xây dựng các sư đoàn ô tô vận tải, các sư đoàn công binh (trước nay ta chưa tổ chức) cùng với các sư đoàn bộ binh, sư đoàn phòng không, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên tuyến chiến lược Trường Sơn.

        Đồng thời đã nghiên cứu sáng tạo mở đường qua những địa hình phức tạp, xuyên qua các triền núi đá, vượt qua suối sâu đèo cao, xây dựng và sửa chữa cầu đường, kỹ thuật và chiến thuật chiến đấu hợp đổng binh chủng, phương thức chuyên chở vận tải trong mọi tình huống. Đã tổ chức nghi binh, nhử địch, tránh địch, buộc địch phải phàn tán lực lượng, giữ bí mật bất ngờ, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, nắm thời cơ, tổ chức thành công những chiến dịch vận tải đáp ứng kịp thời yêu cầu của các chiến trường, nhất là trong các chiến dịch lớn. Đặc biệt, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tuyến chi viện Trường Sơn đã bảo đảm cho đại quân ta, cả bộ binh và binh khí kỹ thuật nặng, bí mât, bất ngờ cơ động thần tốc tiến thẳng từ miền Bắc vào miền Nam, tạo nên ưu thế đột biến của đòn chiến lược quyết định.

        Như vậy, hệ thống đường Trường Sơn thật sự là một tuyến vận tải chiến lược cực kỳ quan trọng, không những thế, còn là một vùng giải phóng rộng lớn, căn cứ hậu phương trực tiếp và là một mặt trận tiêu diệt địch phối hợp với các chiến trường.

        Tuyến đường chiến lược Trường Sơn, một công trình vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã góp phần phát huy sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa - nhân tố quyết định nhất, kết hợp với sức mạnh tại chỗ của cách mạng miền Nam - nhân tố quyết định trực tiếp, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn của cả nước, cả dân tộc để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

        Đường Trường Sơn là một biểu tượng nổi bật của quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, của ý chí và tình cảm thống nhất đất nước, và thực sự là một con đường đã nối liền Nam - Bắc ngay từ lúc kẻ thù còn chia cắt đất nước, là một biểu tượng của sức mạnh tinh thẩn và trí tuệ Việt Nam đã chiến thắng sức mạnh vật chất kỹ thuật hiện đại của đế quốc Mỹ, là biểu tượng mối tình đoàn kết hữu nghị của ba nước anh em Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.

        Con đường Trường Sơn - con đường Hồ Chí Minh là một chiến công hào hừng, một kỳ tích lịch sử, một kinh nghiệm quý báu của Đảng, của quân và dân ta, sẽ mãi mãi tồn tại trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của dân tộc, sẽ tồn tại mãi trong ký ức, và tình cảm thiêng liêng Nam - Bắc một nhà của mỗi người dân Việt Nam ta.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2015, 08:33:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2015, 02:28:18 am »

   

   
LỜI NÓI ĐẦU

Trung tướng ĐỒNG SĨ NGUYÊN                  
Nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn            

        Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những cuộc chiến tranh vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong cuộc chiến đầy gian khổ,hy sinh ấy, với lòng yêu nước nồng nàn, với nguyện vọng thiết tha giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, với ý chí quyết chiến, quyết thắng, bất khuất trước quân thù, với lòng dũng cảm, mưu trí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã biến thành sức mạnh vô song chiến thắng quân thù hung bạo giàu mạnh bậc nhất thế giới. Trong đó, chiến trường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh ra đời ngày 19 tháng 5 năm 1959 là một chiến trường chiến đấu tổng hợp, sử dụng binh chủng hợp thành, từng bước và cuối cùng đã đánh bại vĩnh viễn cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện, tàn khốc bằng không quân và bộ binh với mọi quy mô của đế quốc Mỹ và các nước chư hầu: đó là mốc chiến dịch đường 9 Nam Lào đầu năm 1971 - Một trong các yếu tố góp sức buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris 1973. Trên cơ sở từng bước chiến đấu, chống lại cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện có hiệu quả, Chiến trường Trường Sơn được bảo vệ, phát triển mở rộng cả chính diện và chiều sâu, tạo thành một căn cứ chiến lược vững chắc, trực tiếp tăng cường phối hợp chiến đấu, phục vụ chiến đấu cho chiến trường ba nước anh em. Xây dựng phát triển được hạ tầng giao thông đường cầu cho vận tải cơ giới; giao liên đường bộ, kỳ hình, đa dạng, liên hoàn, đồng bộ. Xuyên Đông, Tây Trường Sơn xuyên Bắc, Nam, xuyên đến các chiến trường 3 nước anh em. Xây dựng được đường ống dẫn xăng dầu, đường thông tin tải ba, đường giao liên, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở điều trị, đến Đông Nam Bộ.

       Tổ chức được vận tải chiến lược đa phương thức. Từ thô sơ, đến hiện đại, từ nhỏ đến lớn, từ chiếc xe đạp thồ, chiếc xe không kính do bom Mỹ đánh vỡ đến các sư đoàn xe vận tải có kính, chấp hành lệnh thần tốc, cơ động gọn từng binh đoàn và cơ sở vật chất kỹ thuật, nối đuôi nhau ra tiền tuyến nhanh nhất, gọn nhất, đáp ứng nhu cầu to lớn cho các chiến trường, các chiến dịch đánh to thắng lớn, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong một số chiến dịch, lực lượng vận tải chiến lược không những làm nhiệm vụ vận tải mà còn là lực lượng chiến đấu tăng cường phối hợp cho các chiến dịch bằng phương thức cơ giới hóa chở bộ binh trực tiếp tấn công, hoặc truy kích địch.

        Tổ chức chí đạo đoàn chuyên gia, cố vấn giúp Bạn chiến đấu, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Hạ Lào.

        Kịp thời phát triển xây dựng được các binh chủng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, ngang tầm nhiệm vụ đón và phục vụ đắc lực cho thời cơ.

        Suốt 16 năm chiến đấu, xây dựng, phát triển, các binh chủng bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công hỏa tuyến, văn nghệ sĩ, được sự chi viện cao nhất của hậu phương lớn miền Bắc, các nước bạn, các tuyến vận tải hậu phương, chiến trường. Các lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn đã đạp lên bom đạn, từng bước vượt qua muôn vàn khó khăn, không quản ngại gian khổ, hy sinh, ngày nối ngày, đêm nối đêm, tháng nọ qua tháng kia; Năm sau nối năm trước, đã dũng cảm, mun trí, sáng tạo, chủ động, bám sát chiến trường, tuyến đường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện, sức người, sức của cho các chiến trường, chiến đấu, chiến thắng. Đó là một trong các yếu tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định rút ngắn thời gian giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 6000 ngày đêm chiến đấu, xây dựng trên 10 vạn bộ đội Trường Sơn, trong 8 sư đoàn binh chủng, cùng với 2 vạn thanh niên xung phong, công nhân giao thông, văn nghệ sĩ, dân công hỏa tuyến trên chiến trường Trường Sơn, đã tạo nên sức mạnh phù đổng, một trận đồ bát quái, một Trường Sơn huyền thoại. Trong thắng lợi và thành công, chúng ta cũng đã chịu cái mất mát cao quý nhất, đó là hơn 23 ngàn liệt sĩ của các lực lượng đã hy sinh, trên 30 ngàn thương tật và nhiễm chất độc màu da cam mất sức lao động. Máu đào của họ đã nhuộm đỏ hơn lá cờ Tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh, góp công xứng đáng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, giành quyền trọn vẹn độc lập tự do, chủ quyền của nước nhà. Đồng thời, góp phần tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc đổi mới thành công, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đến nay, một bộ phận lớn các anh, các chị là liệt sĩ chiến trường Trường Sơn đang được an nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn tôn nghiêm; Thường xuyên được gia đình, đồng đội, nhàn dân trong nước, bạn bè nước ngoài đến thăm viếng, như một công viên văn hóa tâm linh, một điểm du lịch ấn tượng.

        Đặc biệt, lần này, với ý tưởng trong sáng, nghĩa cử cao đẹp, góp phần vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, Công ty Văn hóa Trí Tuệ Việt đã có sáng kiến xuất bản cuốn sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN trong bộ sách Uống nước nhớ nguồn với sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp trong cả nước - nhằm tôn vinh sự hy sinh cao cả của liệt sĩ các binh chủng quân đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, văn nghệ sĩ, dân công hoả tuyến... đã chiến đấu và hy sinh ở chiến trường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh. Cuốn sách thể hiện tâm tư, tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ người Việt Nam đối với các liệt sĩ nói chung. Trong đó có liệt sĩ Trường Sơn mà hương hồn linh thiêng của họ đang tụ lại nơi nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Son tôn nghiêm, trên đồi núi thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị anh hùng.

        Với nghĩa cử có tầm, với tấm nhang có hồn, các doanh nghiệp xin được dâng lên hương hồn các liệt sĩ anh linh. Tôi mong các liệt sĩ trân trọng tiếp nhận, phù hộ cho các doanh nghiệp thịnh vượng, để Tổ quốc thịnh vượng, đạt được nguyện ước của các liệt sĩ dặn lại.

 Vạn thuở lưu danh liệt sĩ
Ngàn đời tạc sử Trường Sơn

                 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2015, 07:57:43 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2015, 02:48:42 am »

 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị hướng dẫn các đổng chí lãnh đạo Nhà nước và quân đội thăm các hạng mục công trình xây dựng, nâng cấp nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn
    
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN

MỘT ĐỊA CHỈ TÂM LINH CỦA NGƯỜI DÂN ĐẤT VIỆT

LẼ HỮU PHÚC                                  
Ủy viên BCH Trung ương Đảng,                      
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị          
            
       Công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh, gian khổ, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ các binh chủng bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công hỏa tuyến... đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, bảo đảm thông tuyến, thông hàng, chi viện kịp thời cho tiền tuyến lớn miền Nam. Sự hy sinh của các Anh hùng Liệt sĩ Trường Sơn là cống hiến vô cùng to lớn cho đất nước.

        Để ghi nhớ công lao to lớn của cán bộ, chiến sỹ bộ đội Trường Sơn, khi đất nước thống nhất, vào đầu năm 1975, cùng với chủ trương quy tập phần mộ của các liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã quyết định xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi yên nghỉ, nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn.

        Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn tọa lạc trên một khu đồi gần Bến Tắt, cạnh đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Đây từng là nơi đặt Sở Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trường Sơn tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Việc chọn địa điểm để xây dựng nghĩa trang vừa mang tính tôn nghiêm, vừa mang tính truyền thống, gắn kết khăng khít với lịch sử bộ đội Trường Son trong những năm đánh Mỹ.

        Được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của 10.263 anh hùng liệt sĩ, do Binh đoàn Trường Sơn xây dựng và quản lý. Năm 1979, Binh đoàn Trường Sơn chuyển giao Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn cho tỉnh Bình Trị Thiên quản lý và từ tháng 7/1989, Nghĩa trang được chuyển giao cho tỉnh Quảng Trị quản lý và chăm sóc.

        Năm 1999, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn (giai đoạn I) với tổng mức đầu tư trên 28 tỷ đồng. Các hạng mục đã được xây dựng như: Khu mộ, hộ thống cơ sở hạ tầng, khu Khánh tiết và văn bia, các cụm tượng, Đài Tổ quốc ghi công... được tôn tạo bền đẹp. Trong quần thể khu di tích của nghĩa trang, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã tích cực đóng góp công sức, tiền của để xây dựng những nhà bia tưởng niệm tại khu mộ liệt sĩ của địa phương mình với những nét đặc trưng văn hoá của quê hương, góp phần làm cho nghĩa trang thêm tôn nghiêm. Sau khi hoàn thành xong giai đoạn I, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho lập dự án xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn giai đoạn II. Mục tiêu của dự án là xây dựng một Khu lâm viên, tái tạo lại lịch sử của đường Trường Sơn, để tạo nên một không gian nghỉ ngơi, hồi tưởng về Trường Sơn.

        Xác định đây là trách nhiệm và cũng là một niềm vinh dự lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước giao phó, bằng tất cả nghĩa tình đối với các Anh hùng liệt sĩ, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã làm hết sức mình để chăm sóc nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các anh, các chị vì nghĩa lớn đã rigã xuống trên mảnh đất này. Tỉnh đã tổ chức một Ban Quản lý Nghĩa trang với gần 20 cán bộ, nhân viên thường xuyên hương khói, chăm sóc các phần mộ, tiếp đón thân nhân liệt sỹ, các đoàn khách trong và ngoài nước đến viếng, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Hàng năm, nhân các dịp lẽ hội như tết nguyên đán, kỷ niệm ngày TBLS 27/7, ngày Quốc khánh 2/9, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12... Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đều tổ chức các hoạt động dâng hương, dâng hoa, tổ chức lễ viếng và nhiều hoạt động tưởng niệm, tri ân. Và cũng chính từ những hoạt động này, đã làm lay động hàng triệu trái tim của những người từng đến và từng biết về Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Không biết từ bao giờ, Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn đã trở thành mảnh đất “thiêng”, điểm đến của nhiều người dân đất Việt. Mỗi năm có trên 150.000 lượt người đến thăm, viếng Nghĩa trang, trong đó có hàng trăm đoàn hành hương của các cựu chiến binh về thăm đồng đội và chiến trường xưa; Hàng chục đoàn thanh niên các tỉnh hành hương về nguồn; Nhiều đơn vị và cá nhân thường xuyên tổ chức các hoạt động tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ như: Tổ chức đại giỗ, cầu siêu, dâng bánh tại các phần mộ liệt sĩ, cung tiến lễ vật..., nhằm bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ sâu sắc công lao của các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn.

        Quảng Trị đã từng một thời sống, chiến đấu vì cả nước và nhờ cả nước, thì đến hôm nay và mãi mãi về sau, vẫn thuỷ chung, son sắt để thay mặt cho nhân dân cả nước chăm sóc từng phần mộ của các Anh hùng liệt sĩ, để tỏ lòng biết ơn, tri ân sự hy sinh cao cả của các anh, các chị cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2015, 08:38:14 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2015, 08:02:19 am »

 
THỰC HIỆN CUỐN SÁCH TRONG NIÊM TỰ HÀO VÀ TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG

        Hai chữ Trường Sơn đã đi vào tâm khảm và trái tim của mỗi người Việt Nam. Hai chữ ấy là biểu tượng của ý chí và lòng dũng cảm của biết bao chiến sĩ đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc và máu của họ đã đổ xuống để cho Tổ quốc non sông được thống nhất và vẹn nguyên, cho mỗi chúng ta có cuộc sống thanh bình và ấm áp ngày hôm nay. Chúng ta mang nặng sự biết ơn ấy và cảm thấy cần phải làm một việc gì đó có ý nghĩa để đáp đền sự hy sinh lớn lao ấy... Các anh hùng liệt sĩ đã làm nên một Trường Sơn huyền thoại, niềm tự hào của cả dân tộc.

        Trước gương hy sinh của các anh các chị, sự Đền ơn, đáp nghĩa của những người đang sống không bao giờ là đủ. Nhưng, mỗi cử chỉ, mỗi việc làm để ghi nhớ công ơn ấy đều cần được nhân rộng trong cộng đồng người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Bởi mỗi việc làm đền ơn đáp nghĩa đều góp phần vun đắp truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn, giáo dục và hun đúc truyền thống ấy trong mọi thế hộ người Việt Nam, gìn giữ nền tảng và ý chí cũng như niềm tự hào về một dân tộc Anh hùng suốt bốn ngàn năm lịch sử.

        Với ý nghĩa đẹp đẽ đó và cũng là góp phần vào các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn, Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt với sự phối hợp và chung tay góp sức của nhiều doanh nghiệp trong cả nước đã thực hiện và liên kết xuất bản cuốn sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, nhằm tôn vinh và ghi tạc công ơn, sự hy sinh của hàng vạn các liệt sĩ trong chiến trường Trường Sơn năm xưa; Cuốn sách còn thể hiện tâm tư, tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ người Việt Nam đối với các liệt sỹ Trường Sơn mà hương hồn của các liệt sĩ đang yên nghỉ ấm áp trên mảnh đất Gio Linh - Quảng Trị trong Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn linh thiêng.

        Để thực hiện được cuốn sách này từ khi xuất phát ý tưởng mong muốn có được một công trình xuất bản tổng hợp xứng đáng với tầm vóc Trường Sơn, với những sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ - chúng tôi đã dành trọn cả một năm tròi đế làm công tác tổ chức nội dung, sưu tập tư liệu, hình ảnh cũng như thực hiện các hình ảnh mới, nội dung mới... những công việc nói trên thật vô cùng may mắn là được sự giúp đỡ tận tình của các cộng tác viên trong đó có nhiều người là đồng chí, đồng đội của các liệt sĩ Trường Sơn năm xưa. Điều đặc biệt trong cuốn sách này là phần nội dung đăng danh sách hơn một vạn liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Để đảm bảo sự chính xác trong điều kiện có thể, không riêng gì Ban biên tập chúng tôi mà cả các đồng chí ở Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Trị, Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn cùng vào cuộc không kể ngày lẫn đêm miệt mài bên máy tính, thậm chí các đồng chí đã đi từng mộ liệt sĩ để tra lại, đối chiếu lại với danh sách sao cho trùng khớp. Việc làm này được tiến hành trong sự cẩn trọng và nâng niu từng dòng tên liệt sĩ đã hy sinh! Những trang bản thảo Huyền thoại Trường Sơn đã đưa chúng tôi gần lại hơn với các anh chị, nghe từ trong sâu thẳm tâm linh biết bao gửi gắm... Nhiều khi Ban biên tập chúng tôi không cầm được nước mắt trước mỗi dòng tên, mỗi địa chỉ quê hương thân yêu của các anh chị. Trong sự nghiệp xuất bản của mình, chưa bao giờ chúng tôi thực hiện một công trình xuất bản lớn trong một không khí làm việc, một không gian thiêng liêng đến như thế! Chúng tôi với ý tưởng của mình đã được nhiều đơn vị, cá nhân chung tay góp sức và qua sự chung tay góp sức ấy mới thấy truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam ta thật đáng quý, thật lay động lòng người biết bao!

        Chúng tôi thực hiện cuốn sách trong niềm tự hào và tình cảm thiêng liêng!

        Thật cảm động khi trong quá trình thực hiện, Ban biên tập nhận được sự quan tâm của Văn phòng Chủ tịch nước và của cá nhân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nhiều các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, các địa phương trong nước đã bày tỏ sự quan tâm cũng như ủng hộ sáng kiến xuất bản một công trình xuất bản bề thế về đề tài Anh hùng liệt sĩ đúng vào năm 2007 - năm kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ. Đặc biệt, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - Nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã trực tiếp gặp gỡ và cho những ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thiện và nâng cao nội dung cuốn sách trước khi được xuất bản.

        Việc xuất bản cuốn sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN là một tâm nguyện gửi gắm của Công ty Văn hóa Trí Tuệ Việt cùng nhiều doanh nghiệp cả nước hướng về các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều cuốn sách quý về đề tài này được chúng tôi tìm chọn và liên kết xuất bản trong thời gian tới - đóng góp một phần nhỏ bé công sức và trí tuệ của mình trong phong trào tình nghĩa Uống nước nhớ nguồn - một đạo lý đẹp đẽ của dân tộc ta.

        Cuốn sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN đã chính thức ra mắt bạn đọc - cuốn sách như một nén tâm nhang xin được dâng lên hương hồn các liệt sỹ anh linh yên nghỉ ở Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn giữa lòng đất mẹ.

Nhà thơ ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG                
Giám đốc Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt            
Chủ nhiệm dự án xuất bản bộ sách            
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN                  




  
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2015, 08:40:09 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM