Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:17:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66162 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #160 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2021, 10:15:58 am »

 

      - Rất sung sướng được gặp lại anh — Enke thốt lên chào tên hầu cũ của mình — Cơn gió nào đã đưa anh đến đầy thế ? Bây giờ anh ở đâu ?

      - Dạ ở chỗ ông Nesơbun Hiughexen ạ — Eliat trịnh trọng trả lời.

     - Anh đến đây có việc gì thế ?   

     Tên Kavác nói một câu đã học thuộc lòng từ trước :   
     - Thổ nhĩ kỳ và Đức bao giờ cũng là bạn với  nhau...

     - Anh hãy nói cụ thể hơn đi — Enke nói.

     Êliat lập tức đi ngay vào câu chuyện.
     - Tôi có thể chụp ảnh những tài liệu mật của Anh. Bước đầu tôi có thể cho ngài xem hai cuộn phim. Bẩy mươi hai pô cả thảy.

     - Thế anh muốn đổi lấy cái gì ?

     - Tạm thời xin lấy ngài mỗi cuộn mười ngàn bảng - Eliat nói như người hết hơi - nếu như tài liệu được các ngài quan tâm thì giá sẽ là 15 ngàn một cuộn. Nhưng xin ngài cho phép tôi chỉ lấy ngoại tệ thôi. Tôi không thích tiền mác đâu.

       - Anh điên rồi sao ?

      - Tùy ngài... Những cuộn phim như thế này, đưa cho sứ quán nào người ta cũng sẽ lấy ngay... Ai mà chẳng thích những con cừu non của mình - Trong lúc nói chuyện Badna thích dùng những câu ngạn ngữ, tục ngữ của Thổ nhĩ kỳ.   

      - Nhưng hiện giờ mới chỉ là con ngỗng trong bị thôi — Enke đáp lại câu nói của Badna bằng một câu tục ngữ — Trước hết cần phải biết đấy là tài liệu gì đã chứ.

      — Tôi đồng ý... Và vì thế nên tôi chỉ mới đặt tạm giá đó. Ngài hãy liên lạc với Béclanh đi. Tôi có thể chờ và gọi điện cho ngài vào giờ đã định.

     - Hay là ta thử bàn với Moidis xem — vợ Enke xen vào câu chuyện.   

      - Có lý đấy — Viên tham tán đồng ý - Anh ngồi chờ cho một lát, để tôi vào gọi ông ấy ra đây.

     Eliat có biết về tay tùy viên thương mại Moidis. Nhưng tùy viên gì hắn cơ chứ. Đây là một tên tình báo đội lốt của Cục an ninh đế chế nằm dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Ribentrốp. Lời đề nghị của Eliat thực sự là miếng mồi ngon cho hắn.

      Mấy phút sau, viên tham tán quay lại với một người có khuôn mặt ngăm ngăm và cái nhìn cảnh giác. Vợ chồng Enke rời khỏi phòng khách để lại tên Kavác với Moidis.

      — Ngài đã được nghe kể về lời đề nghị của tôi rồi chứ thưa ngài ? — Eliat hỏi.

     - Về chuyện gì nhỉ ? Moidis làm như không hay biết gì hết.      

     Eliat nhắc lại tất cả. Moidis im lặng ngồi nghe. Nhưng khi Eliat nêu số tiền công khổng lồ thì tên trùm gián điệp bật cười.   
     - Ông không điên đấy chứ — Y lặp lại câu hỏi của Enke — chúng tôi đào đâu ra lắm tiền thế. Chúng tôi đâu có in ra đồng bảng của Anh... Ngoài ra, còn cần phải xem đấy là tài liệu gì đã chứ.

     Ekiat nhắc lại là hắn sẵn sàng chờđợi. Sau ba ngày nữa,  hắn sẽ gọi điện tới và tự xưng là Pie.
     — Tôi sẽ đến nếu các ngài có tiền — Eliat nói khi từ biệt — Không có tiền thì có chết cũng chẳng có ma nào buồn đưa ra nghĩa địa đâu...

      Nói "nghĩa địa” trong câu tục ngữ chẳng qua chỉ là để ví von,chứ tên kavác cứ mở cờ trong bụng — mười nghìn bảng. Chà ! Một món tiền lớn như thế, một tuần trước, hắn đâu dám nghĩ tới…

      Cuộc gặp gỡ để giải quyết công việc diễn ra đúng ngày đã hẹn. Moidis đã chờ sẵn. Khi đưa tên kavác vào, hắn khóa trái cửa lại.

     - Anh hãy đưa cho tôi xem cuộn phim !

     Ngài hãy cho tôi xem tiền đã — Eliat đối lại ngay

     Hai tên đứng cạnh nhau mà vẫn không tin nhau. Moldis mở két lấy tiền ra, mấy tập tiền Thổ nhĩ kỳ được buộc dây cẩn thận... Y quay lưng về phía Eliat. Moldis đột ngột quay phắt lại. Tên trùm gián điệp cũng thấy chờn chợn tên người Thổ. Và điều này đã làm cho tên kavác an tâm.   

     - Đây, hai mươi nghìn bảng—Moidis nói và lại đóng két vào — nhưng trước hết là tôi phải tráng phim xem cái đã.
   
     - Eliat chìa hai cuộn phim cho tên tình báo. Nửa tiếng đồng hồ chậm chạp trôi qua tưởng như kéo dài vô tận. Cuối cùng tên Moidis quay lại. Y cười toe toét và hỏi tên kavác bằng một thái độ khác hẳn.

      - Anh dùng uýt-ki chứ ?   

     - Trước hết, xin ngài làm ơn giao tiền cho tôi đã.

     Tên tình báo lại mở cánh cửa và đặt những tập tiền lên bàn. Mỗi tập là hai nghìn. Eliat đếm lại : tất cả đều đủ. Hắn cho tiền vào túi rồi tự tay rót uýt-ki và cho thêm vào một ít nước khoáng. Những ngón tay của hắn run lẩy bẩy. Hắn uống ực một hơi cạn cốc và đứng dậy chào rồi ra về. Việc mua bán thế là đã xong xuôi…

      Mãi nhiều năm sau chiến tranh, tên đại sứ Đức tại Thổ nhĩ kỳ, nam tước phôn Papen mới viết trong hồi ký của mình :   
      "Chỉ cần liếc mắt nhìn qua những tài liệu này cũng đủ để kết luận rằng trước mặt tôi là những tấm ảnh chụp các bức điện của Bộ Ngoại Anh gửi cho đại sứ của mình ở Ankara. Hình thức trình bày, nội dung của chúng không gây nên mối ngờ vực nào về sự chân thực của các tài liệu cả..”

      Cuộc gặp gỡ tiếp sau của Eliat với Moidis diễn ra trong chiếc xe con của đại sứ đậu ở trung tâm Ankara. Người đi trên đường phố vẫn còn đông mặc dù đêm đã khuya. Eliat chui nhanh vào chiếc "Openatmiran”và ngồi vào ghế sau.

     - Anh có mang theo phim đấy chứ ? Moidis hỏi.

     - Thế còn tiền thì sao ạ ?   

     - Đây là ba mươi nghìn — Moidis hất hàm về phía bọc giấy nằm trên ghế trước.

     - Tại sao bọc trông nhỏ thế ? Eliat cảnh giác hỏi.

     - Tiền lớn loại năm trăm bảng đấy - Moidis trả lời.

      Kavác đưa những cuộn phim và nhận tiền.

     - Anh đã quyết định làm với chúng tôi từ bao giờ đấy — tên trùm gián điệp hỏi.

      - Cách đây hai năm — Eliat phịa vong mạng.

     - Béclanh không tin là chỉ một người mà lại có thể chụp được ngần ấy bức ảnh đâu.

      - Người giúp việc là đôi tay của tôi đấy - tên kavác cười mỉa mai.

     - Anh cần phải có người giúp việc thực sự mới được. Chúng tôi có thể tìm người đó giúp cho anh.
     - "Êrhê !— tên kavác thầm nghĩ trong bụng — lúc đầu thì giúp việc và sau đó thì cho ta ra chầu rìa ! Ồ, không chơi được đâu !”…

      Hắn nói ra thành lời :
      - Chúng tôi có câu "Hai người không nhảy chung trong một căn phòng”.

      - Tùy anh thôi... Chúng tôi sẽ gọi anh bằng một tên khác để không ai có thể biết gì về Eiiat.

      - Tên gì thế ?

      - Sẽ gọi là Xixêron.

      - Xixêron là ai - tên kavác không hiểu hỏi lại.

     - Xixêron là lãnh sự — Moidis ngập ngừng trả lời.
   
      Eliat lại vẫn chẳng hiểu gì hết. Làm sao mà hắn lại có thể biết được những cái tên cổ điển ấy kia chứ, nhưng hắn thích cái tên Xixêron — nghe kêu đấy chứ.   

    - Nhưng động cơ gì đã thúc đẩy anh làm việc cho chúng tôi thế ? — Moidis lại hỏi.

     - Tôi cần có tiền.   

     - Chỉ vậy thôi ư ? Moidis nhìn kẻ đang nói  chuyện với mình - Y chờ đợi ở tên này một trả lời khác kia.

     - Nếu nói nghiêm túc thì tôi căm ghét bọn Anh - Eliat nói dối — chúng nó đã giết bố tôi.

     - Thế thì lại là một chuyện khác. Nhưng chẳng lẽ trong đại sứ quán Anh, những tài liệu mật lại được giữ cẩu thả như vậy sao ?

     - Tất nhiên là chúng đâu có nằm sờ sờ ra trên bàn cho mà lấy đâu... Buộc lòng phải mạo hiểm.

      Nhìn chung là Moidis rất hài lòng với tay điệp viên mới của mình.

     Vante Selenbéc lệnh trả công cho tên điệp viên mới bằng mọi giá.   

      Mỗi cuộc gặp gỡ với Moidis lại đem đến cho tên kavác những tập phunt mới. Hắn thấy hay khi được Moidis trả bằng những tờ giấy bạc 500 bảng một...

      Trong những tài liệu mà Xixêron bí mật cung cấp cho đại sứ Đức thường thấy có nhắc đi nhắc lại một từ bí hiểm "Overlord”.

      Trong một bức điện do tên hầu phòng lấ cắp từ két sắt của đại sứ Anh có nói :
      "Nếu như Thổ nhĩ kỳ đứng về phía ta tham chiến thì những tàu đổ bộ cần thiết cho chiến, dịch "Overlord” sẽ được giải tỏa... Vào thời gian này, Hồng quân phải làm tê liệt quân Đức trên mặt trận phía Đông, còn các cường quốc phương Tây sẽ thực hiện như vậy đối với Ý. Nếu như người Thổ nhĩ kỳ chọn thời điểm này để can thiệp thì chiến thắng sẽ được đảm bảo”.   

      Trong một bức thư khác do giao thông viên ngoại giao mang từ Luân đôn đến Ankara có thấy ám chỉ về Têhêran, Cadablanca... và lại thấy cái từ "Overlord”, "Overlord”, "Overlord”. Ngoài ra còn có một mật danh "Ơrơca”.

      Cơ quan của Vante phôn Selenbéc chuyên trách về tình báo ngoại quốc càng ngày càng tích lũy được nhiều tin tức mới về sự kiện này khác  có liên quan đến Têhêran  "Overlord” và "Ơrơca”….Dần dần, tình hình càng trở nên sáng tỏ. Khởi điểm cho việc này là tin tức từ Xixêron. Bài toán hắc búa làm cho các nhân viên Tổng cục An ninh Đế chế đau đầu đã được giải đáp…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #161 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2021, 06:40:39 am »

   

    2.



     Têhêran...Hai năm về trước — vào tháng Tám năm 1941 quân đội Liên xô và quân Anh đã vào Iran, nước đã chịu ảnh hưởng của phát xít Đức. Chính Hítle đã vạch kế hoạch tung quân vào Ấn độ thông qua lãnh thổ Iran, kết thúc cuộc chinh phục thế giới với quy mô toàn cầu.   

     Trong thông cáo chung tại Mátxcơva và Luânđôn sau ngày quân đội Đồng minh tấn công vào Iran đã nói lên nguyên nhân và hành động phối hợp này.
    "Trong thời gian gần đây, đặc biệt từ lúc phát-xít Hítle điên cuồng tấn công Liên xô, hoạt động thù địch chống Liên xô và Iran của nhóm mưu toan đổ thân phát xít Đức trên lãnh thổ Iran đã mang tính chất đe dọa... Những tên điệp viên của Iran tìm mọi cách gây rối loạn và lộn xộn ở Iran, làm xáo trộn cuộc sống hòa bình của nhân dân Iran, vực Iran lại đối đầu với Liên xô, lôi kéo Iran vào cuộc chiến tranh với Liên xô. Những tên điệp viên của chủ nghĩa phát-xít Đức... trong thời gian hiện nay đã tiến đến tột đỉnh của hoạt động chống phá, chúng tổ chức các nhóm biệt kích và bạo loạn để một mặt tung sang nước Cộng hòa Xô-viết A-giéc-bai-dăng của Liên-xô mà trước hết là vùng dầu hỏa chính của Liên xô, đó là Bacu và sang nước Cộng hòa Xô-viết Tuốcmêni, mặt khác chuẩn bị đảo chính quân sự tại Iran”…

     Trong thông cáo chung đã nêu đích danh những tên tình báo và biệt kích quốc xã được chuẩn bị cho cuộc đảo chỉnh ở Iran và xâm chiếm lãnh thổ của nước này….

     Ngành tình báo quốc xã bị thất bại nặng ở Iran, Hítle lồng lộn khi biết tin về vụ đổ vỡ mạng lưới bí mật của Đức tại Iran. Hắn dọa sẽ chém đầu những kẻ mắc tội để sai lầm đó xảy ra.

     Nhưng tìm đâu ra được những kẻ mắc tội kia chứ... Làm sao mà cơ quan của Selenbéc có thể biết được tình báo Liên xô làm cách nào mà biết được cả danh tánh những tên điệp viên chính của Đức đang hoạt động ở Têhêran.

      Và nay Têhêran lại dính líu với cái từ bí hiểm "Overlord”, "Ơrơca”... Cái tên Kavác vô danh tiểu tốt, một gã hầu phòng không hơn không kém lại là người giúp tìm ra ý nghĩa bí ẩn của những từ đó...

     Trong một chừng mực nào đó, lưới tình báo bị đổ vỡ của Đức đã khôi phục lại được. Giờ đây, những nhiệm vụ mới đang đặt ra cho bọn phá hoại. Trên các con đường của Iran từ vịnh Ba tư đến Kápkadơ của Liên xô, từng đoàn xe tải nối đuôi nhau chở vũ khí, trang bị thực phẩm, kỹ thuật quân sự cho Liên xô. Vì thế, cần phải phá hoại hoặc ít ra cũng làm gián đoạn sự chuyên chở đó. Việc này đã được giao phó cho mạng lưới gián điệp bí mật của Đức.Nhưng này chúng lại được giao nhiệm vụ khác. Phôn Selenbéc gửi cho tên cầm đầu nhóm gián điệp ở Iran một yêu cầu mới : tìm hiểu xem có chuyện gì đang xảy ra trong thành phố, các nhân viên của các sứ quán nước ngoài ở đó xử sự ra sao, trước hết là người Mỹ, Nga và Anh.

     Ít lâu sau đã có trả lời — không khí tại các sứ quán rất nhộn nhịp, đã xuất hiện những nhân vật mới, các tòa nhà trong khu vực các đại sứ quán được tu bổ, dọn dẹp, không loại trừ khả năng sẽ có cuộc gặp của đại diện các nước thù địch với nhà nước quốc xã.

     Báo cáo từ Têhêran đã khẳng định thông báo của tên Xixêron.
      — Té ra đây là cuộc gặp mặt của “Bộ ba lớn”.. phôn Selenbéc thốt lên khi vừa đọc xong bản mật mã gửi đến cho hắn — Lúc đầu là Cadablanca, bây giờ thì ở Têhêran... Tôi xin đưa đầu ra cam đoan là đúng như vậy đấy ! Giờ thì ta chỉ cần tóm cổ cả ba tên này là xong! Chơi được đấy !.. Hãy mời Xkortseni đến cho tôi….

      Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, những bức thư trao đổi của Stalin, Rudơven và Sớcsin, hợp thành "Bộ ba lớn” lãnh đạo của các nước đồng minh đã được đăng báo. Qua các bức thư trao đổi có thể thấy được cụ thể về công việc chuẩn bị cho hội nghị Têhêran.

      Ngay từ mùa xuân năm 1943, tổng thống Mỹ Rudơven đã phái vị cựu đại sứ ở Liên xô là ngày Đêvit đến Mátxcơva với sứ mệnh đặc biệt. Rudơven tin vị đặc sứ của mình hơn bất cứ một bức điện vô tuyến mật mã nào khác mà kẻ địch có thể  thu được. Ngài Đêvit, một người luống tuổi, đã tiến hành một chuyến đi dài ngày và gian khổ, sang châu Âu mịt mù khói lửa chiến tranh với mục đích duy nhất : chuyển cho Stalin bức thư của Tổng thống Mỹ.

     “Ngài Stalin kính mến – tổng thống Mỹ viết – tôi xin gửi đến Ngài bức thư riêng qua người bạn cũ của tôi là Giôdép E. Đêvit. Bức thư này chỉ đề cập tới một vấn đề mà theo tôi, chúng tôi có thể dễ dàng thông qua người bạn cũ của chúng ta để trao đổi với nhau. Ngài Litvinốp là người ngoài duy nhất được tôi nói cho biết vấn đề này.
     
      Tôi muốn tránh những khó khăn liên quan đến những cuộc hội nghị có đông thành viên tham dự cũng như sự chậm trễ của các cuộc đàm phán ngoại giao. ”


     Rudơven muốn đi gặp Stalin để trực tiếp thảo luận những vấn đề của giai đoạn kết thúc chiến tranh thế giới. Để giữ bí mật, ông ta đề nghị gặp nhau tại một trong những điểm xa xôi trên trái đất — trên vịnh Beringốp. Cũng có thể gặp gỡ ở một nơi khác như Aixlen chẳng hạn, nhưng "nếu như vậy, thì thật là khó xử khi không mời cả thủ tướng Anh Sớcsin”, song tổng thống chỉ muốn nói chuyện tay đôi...

      Cuộc gặp gỡ tại vịnh Beringốp không thành, Stalin đã  không thể rời Mátxcơva. Đồng chí trả lời cho Ruđơven :
      "Chưa biết tình hình trên mặt trận Xô — Đức sẽ phát triển ra sao nên tôi không thể đi khỏi Mátxcơva trong vòng tháng này. Vì vậy tôi muốn cuộc gặp gỡ của chúng ta tạm lùi đến tháng bẩy hoặc tháng tám.”

      Tiếp đó là những ý kiến cho rằng nên tổ chức cuộc gặp gỡ ở : Arkhangenxk, Axtrakhan, Pherbenxk, Aliatxka, Batda hay Cairô... và cuối cùng thì đi đến quyết định : nơi gặp thích hợp nhất của "bộ ba” sẽ là thủ đô Iran.

     Công hàm riêng và tuyệt mật của thủ tướng Anh Win- stơn Sớcsin gửi nguyên soái Stalin (nhận ngày 27 tháng Chín năm 1943).

    “Tôi đã suy nghĩ kỹ về cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ chính phủ chúng ta tại Têhêran. Cần phải tiến hành ngay những biện pháp chuẩn bị chắc chắn để bảo đảm trong khu vực kiểm soát tương đối lỏng lẻo này.
Tôi cũng đề nghị từ nay về sau, trong các thư từ trao đổi của chúng ta sẽ dùng từ “Cairô 3 thay cho Têhêran mà ta cần phải giữ kín, và dùng từ “Ơrơca”, một từ cổ Hy lạp để đặt tên cho chiến dịch này”.


     Sớcsin cũng gửi bức công hàm của mình tới Mátxcơva bằng giao thông viên đặc biệt. Cần phải giữ bí mật tuyệt đối về cuộc gặp gỡ sắp tới này.

     Công hàm riêng và tuyệt mật của Nguyên soái I.V. Stalin gửi thủ tướng W. Sớcsin.   

      “Tôi không phản đối những biện pháp chuẩn bị đánh lạc hướng mà ngài định tiến hành ở Cairô. Còn về đề nghị của ngài tung lữ đoàn của Anh và Nga vào khu vực thích hợp "Cairô 3” trước cuộc gặp gỡ của chúng ta vài ngày thì tôi thấy biện pháp này không tiện vì nó chỉ gây tiếng vang không cần thiết và làm lộ bí mật mà thôi.”

     Thế nhưng, địa điểm cuối cùng cho cuộc gặp gỡ của "Bộ ba lớn” vẫn chưa được ấn định dứt khoát. Rudơven đã viết thư cho Stalin :   
     "Tôi rất lấy làm tiếc báo cho Ngài biết là tôi không thể đến Têhêran được... Song tôi có thể nêu lên một đề nghị thiết thực cuối cùng. Ba người chúng ta sẽ cùng đến Bacxu, tại đó chúng ta sẽ được bảo vệ chắc chắn...”   

      Nhưng cuối cùng "Bộ ba lớn” đã thỏa thuận gặp nhau ngay tại Têhêran…..
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #162 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2021, 07:57:47 am »

 

    "Tôi cho rằng cuộc gặp gỡ tay ba của chúng ta có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những cho các dân tộc của chúng ta hôm nay mà còn đảm bảo cho các thế hệ tương lai trên toàn thế giới nữa”. Rudơven viết.

     Tưởng đâu như thế là mọi cái đã được làm để đảm bảo an toàn cho những người tham gia hội nghị, cũng như đảm bảo bí mật cho hội nghị Têhêran. Nhưng có ai học được chữ ngờ ! Tên trùm cơ quan tình báo và phản gián nước ngoài Vante phôn Selenbéc đã nhận được tin báo về cuộc gặp gỡ sắp tới của "Bộ ba lớn”. Mà tất cả được bắt đầu từ Xixêron.

     Trùm hoạt động phá hoại của nhà nước Đức quốc xã Otto Xkortseni phụ trách chiến dịch "Ulm” — chuẩn bị phá hoại ở vùng Uran Liên xô đã gác tất cả các công việc lại và bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới.

    Xkortseni không phải là lính mới trong các vụ phá hoại ở Iran. Năm ngoái hắn đã chuẩn bị cuộc phá hoại trên các tuyến đường rừng núi Iran. Thế nhưng bọn phá hoại đã gặp phải số phận hẩm hiu : chúng không phá được hầm ngầm và cuộc bạo động của các bộ lạc thiểu số tại miền Nam nước này bị thất bại. Cuộc bạo loạn và phá hoại hầm ngầm là nhằm gây trở ngại cho việc chuyên trở hàng quân sự sang Liên xô. Tên Xkortseni tin rằng cuộc bạo loạn không thành chỉ vì người Anh đã trả cho những tên giáo chủ cầm đầu quân bạo loạn nhiều tiền hơn so với bọn Đức. Và điều này cần phải lưu ý cho các hoạt động sắp tới.

     - Không được tiếc tiền - Selenbéc kết thúc câu chuyện với Otto Xkortseni — Hãy trả công cho bọn chúng thật hậu bằng những đồng bảng của Anh.

      Trước tiên để củng cố mạng lưới gián điệp đang hoạt động, cần phải tung thêm vào Iran một nhóm phá hoại mới. Nhóm này đã được lấy từ Krưm và được đưa sang bằng đường không; Xkortseni đích thân  đáp máy bay đến Xevaxtôpôn để phái nhóm này đi thực hiện nhiệm vụ. Hắn ra lệnh sau khi đổ bộ xuống thì phải báo ngay bằng  vô tuyến điện về cho hắn biết.

     Trời về đêm yên tĩnh, chỉ có những tiếng nổ yếu ớt từ phía bắc xa xa vọng lại. Trong đêm, chân trời phía đó thỉnh thoảng lại lóe sáng lên như chớp giật trong con giông đằng xa. Mặt trận ! Quân Nga không thể tiến xa hơn.   

      Chờ mãi cho đến lúc rạng sáng không thấy điện báo,  Xkortseni bỏ ra về. Mãi ngày hôm sau, hắn mới nhận được một tin ngao ngán. Lực lượng phá hoại đã bị địch bao vây và tiêu diệt đứng vào thời điểm đổ bộ... Lại thất bại nữa ! Ôi, thật là đen đủi…

      Khoảng hai tuần trước khi thất bại làm cho Otto Xkortseni điêu đứng, đồng chí lãnh đạo cơ quan đã mời một sĩ quan đến chỗ mình và chỉ thị cho một chuyến công tác quan trọng và cấp bách. Nhưng đi đâu thì đồng chí ấy không nói. Đồng chí sẽ được biết nhiệm vụ trước lúc cất cánh... Trước hết đồng chí hãy chuẩn bị sẵn sàng... Đồng chí phải thường xuyên báo cho cho trực ban biết đồng chí đang ở đâu.

     Sau đó vài ngày đồng chí cấp tướng lại cho gọi người sĩ quan :
      — Đồng chí hãy làm quen với tài liệu này đi — đồng chí đại tướng nói và rút từ trong két sắt ra một chiếc cặp đề chữ “Tối mật”.

     Trong cặp có mấy bức điện vô tuyến và tài liệu đóng dấu in màu tím cũng dòng chữ như vậy. Đây là những báo cáo cuối cùng từ nhiều nguồn khác nhau về cùng một vấn đề.   
      “Tin tức về cuộc chuẩn bị mưu sát các thành viên tham dự hội nghị “Ba nước lớn” được xác nhận. Nguồn tin cậy. Tên phá hoại nổi tiếng Xkortseni cầm đầu bọn phá hoại. Ban lãnh đạo Đức đánh giá cao ý nghĩa của chiến dịch đang được chuẩn bị.”

      Trong bức điện cuối cùng có nêu :
      "Nhiệm vụ đã được thực hiện. Bọn phá hoại đã bị tiêu diệt. Ta không có tổn thất. Tình hình vẫn đang căng thẳng. “   

      Những tài liệu khác nói về nội dung của vấn đề, đánh giá tình hình, phân tích sự kiện diễn ra. Cùng trong số những tài liệu đó có hồ sơ của một nhân viên đã thực hiện nhiệm vụ trong lòng địch. Trên trang đầu có ghi :” Nhicolai Vaxilevich Grachep” - Đội du kích “Những người chiến thắng”. Tiếp đó là chú thích trong ngoặc đơn ; Mật danh của đội   ".

      Phía dưới của trang này là họ tên một người khác:
      Paul Vinhem Dibert, trung úy trung đoàn bộ binh 230 thuộc sư bộ binh 76, lực lượng vũ trang Đức.

      Con trai của người gác rừng mang tên Bá tước Stobitten (Đông Phổ).

     Cha là Ernơst Dibert chết năm 1915 ở mặt trận. Mẹ là Khilda, nguyên họ là Kiunhert đã mất cách đây mấy năm — trước chiến tranh. Trước khi vào trường quân sự, Paul Dibert làm trợ lý cai quản trong khu rừng này.

      Là người tham gia cuộc hành quân sang Pháp, thời kỳ đầu chiến tranh trên mặt trận phía Đông. Đã được thưởng hai huân chương "chữ thập sắt” về thành tích chiến đấu. Sau khi bị thương : được ủy quyền phụ trách cục quản lý việc sử dụng tài nguyên tại các tỉnh bị chiếm đóng của Nga...   

      Tiếp đó lại trong ngoặc — bí danh.   

     Tại đây có dán hai bức ảnh liền nhau : trên bức ảnh đầu là chân dung một người còn trẻ, chụp hơi nghiêng, đầu trần. Những đường nét của khuôn mặt như khắc đá cẩm thạch. Không một nếp nhăn, vầng trán cao cao, đôi mắt nhìn chăm chú, đôi lông mày rậm như giao nhau ở gốc mũi, đôi môi dầy, tóc rậm chải vuốt ra phía sau...

     Trên tấm ảnh kia hình như cũng chụp khuôn mặt ấy, con người ấy nhưng lại mặc quân phục sĩ quan Đức. Quần áo đã làm cho diện mạo của con người thay đổi đến kỳ lạ... Chiếc áo dạ cổ đứng gắn đôi quân hàm nhỏ, trên ngực in phù hiệu quân đội quốc xã — con đại bàng sải cánh trên dấu thập ngoặc. Trên đầu là chiếc mũ "Miutse” mềm cũng bằng dạ giống như mũ phi công trùm đến tận lông mày... Còn nét mặt thì lại hoàn toàn khác hẳn — kiêu căng, lạnh lùng. Môi dưới hơi bĩu ra phía trước...Một khuôn mặt điển hình của bọn sĩ quan quân đội Đức.

     Lại có thêm một họ tên nữa.

     Kudơnhetxốp Nhicôlai Ivanovich -cùng với lý lịch khác nhưng là lý lịch tiểu sử thật của anh.

     Sinh ngày 27 tháng 7 hăm 1911 trong một gia đình trung nông tại làng Dưrianca thuộc tỉnh Xerđlop... Chưa phải là đảng viên, vào đoàn từ năm 1928...

    Trình độ văn hóa : học trường nông nghiệp vùng Chiumen, say đó học trung cấp lâm nghiệp.. Học xong hàm thụ Đại học công nghiệp...

     Đã kinh qua : nghề trồng rừng thuộc cục ruộng đất, làm việc trong phòng kiểm tra kỹ thuật tại nhà máy chế tạo cơ khí Uran”..   .

     Một tiểu sử bình thường của một chàng trai ba mươi tuổi... Nhưng điều không bình thường là ở chỗ khác kia — về hiểu biết ngoại ngữ : “biết giỏi tiếng Đức, biết tiếng Ba lan, Ukrain... ”

     Kudơnhetxốp được gọi vào lực lượng đổ bộ đường không và tại đây kiến thức tiếng Đức của anh đã làm cho mọi người phải chú ý. Sau đó, anh được chuyển đến đơn vị đặc nhiệm trong thành phần dự bị. Nhicôlai Kudơ-nhetxốp đã tha thiết yêu cấp trên giao nhiệm vụ chiến đấu thực sự cho anh. Lá đơn yêu cầu cuối cùng của anh còn giữ trong tập  hồ sơ. Đây chính là đơn mà vì nó, cấp trên đã giao cho đại tá Belikốp gặp gỡ trao đổi với người làm đơn.
      "Vào thời điểm mà sự sống còn của Nhà nước và của bản thân chúng tôi được đặt ra— anh viết - tôi cũng như bất cứ một công dân Liên xô nào khác cũng đều khao khát trở thành người có ích cho Tổ quốc. Sự chờ đợi kéo dài dai dẳng (gần một năm nay) trong lúc ý thức được rằng mình hoàn toàn có đủ sức lực và khả năng đem lại lợi ích cho tổ quốc trong cuộc đấu tranh với một kẻ địch hung bạo nhất. Nếu cứ tiếp tục ngồi không như thế này, tôi cho mình là người có tội với lương tâm và tổ quốc.

      Tôi hoàn toàn nhận thức được rằng khi thực hiện nhiệm vụ tình báo rất có thể tôi sẽ phải hy sinh, nhưng tôi vẫn dám đi vào lòng địch vì tôi đã nhận thức được chính nghĩa trong sự nghiệp của chúng ta. Điều đó đã tạo cho tôi một sức mạnh không bờ bến và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Điều đó đã làm cho tôi tin vào khả năng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc.

     Xin chuyển lá đơn này đến ban lãnh đạo”..

    Tâm trạng này thật là dễ hiểu đối với đại tá Bêlikốp….

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #163 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2021, 04:40:47 pm »

     

     Cuộc nói chuyện với Kudơnhetxốp vào lúc chính Grigôri Bêlikốp cũng muốn lao ra mặt trận, anh đã viết đơn đề nghị ban giám đốc nhưng đã bị bác ngay... Giờ đây, bản thân anh lại phải tiếp chuyện, thuyết phục Kudơnhetxốp để anh ta đừng sốt ruột.   

     Họ nói chuyện bằng tiếng Đức. Bêlikốp hết sức ngạc nhiên vì Kudơnhetxốp phát âm rất chuẩn và diễn đạt rất trôi chảy, tự nhiên bằng tiếng ngoại quốc những gì muốn nói.

     - Sao anh giỏi tiếng Đức thế ? — Grigôri Bêlikốp hỏi -   đây là tiếng mẹ đẻ của anh có phải không?

     - Đâu có ạ... Tôi học tiếng Đức từ bé đấy ạ. Lúc đầu, tôi học ở trường phổ thông, cô giáo của chúng tôi là người Đức, sau đó tôi làm việc trong nhà máy Uran và hay nói chuyện với các kỹ sư Đức làm việc ở đó...

      Kudơnhetxốp quả là một người có năng khiếu ngoại ngữ.

      - Anh hãy nhớ là trong công tác của chúng ta — Bêlikốp nói — biết ngoại ngữ chưa phải là đã đủ..cần phải biết cách sinh hoạt của tay sĩ quan Đức tính tình của hắn, cách cư xử và hàng nghìn tình tiết khác, phải nhập vai hắn.. Muốn được như vậy cần phải có thời gian. Bây giờ, thì mọi cái là tùy ở anh?..

     Khi đó đã có quyết định sơ bộ — cài trung úy Dibec vào quân đội Đức.

      Bêlikốp trình bày ý kiến của mình cho giám đốc. Việc huấn luyện người chiến sĩ tình báo lại tiếp tục. Mãi mấy tháng sau, Kudơnhetxốp mới được phái đi thực hiện nhiệm vụ. Trong hồ sơ cá nhân của anh có ghi :

      "Nhicôlai Grachep đã được tung vào địch hậu trong vùng của thành phố Rôpna ngày 25 tháng Tám năm 1942. Đã nhảy dù an toàn. Hiện đang ở chỗ Mátveđep, chỉ huy đội du kích "Những người chiến thắng”. Đã được xác nhận ”.   

      Và đây là những báo cáo đầu tiên lưu lại trong hồ sơ...
      "Theo nhiệm vụ của cấp trên, đã phát hiện ra vị trí bản doanh mới của Hítle ở Ukrain. Bản doanh này nằm trong khu vực Vinnhítsa, cách làng Kôlô Mikhailốp hai kilômét về phía tây. Mật danh của bản doanh là "Vecvonphơ”... Tướng SS Rottenkoube nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Himle phụ trách canh gác…”.

     “Trùm Giéttapô tại vùng Liuvicpôn, tên chuyên đi càn quét đã bị thanh toán..."


      "Sẽ có cuộc tấn công lớn của bọn Đức trong khu vực Cuôcskơ từ đầu mùa hè năm 1943... Một Cụm tập đoàn quân mới đã được thành lập gồm khoảng ba mươi sư đoàn tăng và bộ binh cơ giới. Các lực lượng ở Tây Âu vẫn tiếp tục được tung sang. Tướng Manstein được chỉ định làm tư lệnh Cụm tập đoàn quân này. Để tấn công Cuôc-skơ, ngành công nghiệp Đức đã tăng cường chế tạo những loại xe tăng hạng nặng mới như "Con hổ” và “Con báo”. Tính năng kỹ thuật của chúng...”   

     Trong số các báo cáo có cả lệnh liên quan đến Dibec. Thông thường, những chỉ thị bí mật hơn thì được viết bằng tay :
    "Trung úy Dibec có thể đã quá "nhẵn mặt” với địch. Cần phải "thăng cấp” cho anh ta. Chuẩn bị những giấy tờ chắc chắn về thăng quân hàm thượng úy cho anh ta rồi gửi chúng đi...”

      Grigôri lật xem tiếp những báo cáo mới và lục tìm họ tên của viên sĩ quan phôn Orten mà Giám đốc đã nhắc anh cần đặc biệt chú ý.

     Trong những lần đầu, người chiến sĩ tình báo đã báo cáo như tiện thể mà nói:
      “Trong thành phố đã xuất hiện một tên sĩ quan tên là phôn Orten không rõ chức vụ. Hắn không trực thuộc ai, nói tiếng Nga thành thạo. Trước chiến tranh hắn đã ở Mátxcơva hai năm...”

      "Đã có một cuộc gặp gỡ tình cờ với phôn Orten... Có lẽ đây là con chim bay cao, Lưới hoạt động của ta đã xác định được hắn có quan hệ với Tổng cục an ninh đế chế ở Béclanh. Hắn còn có quyền trực tiếp bắt liên lạc với tên trùm Giéttapô, Muynle và tên trưởng phòng tình báo nước ngoài phôn Sêlenbéc!..”

      "Báo cáo nhận dạng tên phôn Orten: người cao, đĩnh đạc, thích thể thao. Tóc đen, thưa, rẽ ngôi lệch. Rất chú trọng tới hình thức bên ngoài của mình. Luôn luôn mẫu mực trong cách ăn mặc. Lông mày sắc như kẻ, đôi mắt tinh khôn nheo nheo một cách cảnh giác, khuôn mặt hình lưỡi cày..”

     "Phôn Orten đề nghị tôi chuyển sang làm việc với hắn… Về nội dung công việc thì hắn không nói...”


      Nhân viên của ta thâm nhập vào Giéttapô báo : phôn Orten đã tung biệt kích sang lãnh thổ của chúng ta nhằm mưu sát hai tên tướng của Đức bị Liên xô bắt làm tù binh đang cầm đầu tổ chức "Nước Đức tự do”. Một người là Deidlit, người thứ hai chưa xác định được tên...   

      "Phôn Orten vội vàng đi khỏi Rốpna. Đi đâu không rõ. Hắn có nói với nữ nhân viên của mình (người này có quan hệ với ta) rằng : "Khi về sẽ tặng cho một tấm thảm vùng vịnh Ba Tư”. Dự kiến chuyến đi của Orten liên quan đến vùng Cận Đông, có thể là Iran hay một nước nào khác ở vùng này. Trước khi đi, hắn đã gọi điện mấy lần cho phôn Selenbéc….”

      Đây là bức điện mật mã cuối cùng có liên quan trực tiếp đến Têhêran.   

      Báo chí Liên xô ít khi đến được tay đội du kích của Matveđe. Họa hoằn lắm mới có. Mãi vào cuối tháng 12, Kudơnhetxốp mới đọc được một thông báo về cuộc họp báo của Rudơven. Trong thông báo có đề cập :
      "Luân đôn, ngày 17 tháng 12 (TASS). Theo tin của phóng viên thường trú ở Washington của hãng Roitơ, tổng thống Rudơven đã thông báo trong cuộc họp báo rằng, ông ta đã ở trong đại sứ quán Nga tại Têhêran chứ không phải ở đại sứ quán Mỹ vì Stalin đã biết được âm mưu của Đức.

      Nguyên soái Stalin, Rudơven nói tiếp, đã thông báo rằng một vụ mưu sát tất cả các thành viên tham gia hội nghị sẽ được tổ chức. Stalin đã mời tổng thống Rudơven vào đại sứ quán Liên xô để tránh việc đi lại không cần thiết trong thành phố... Tổng thống đã tuyên bố, tại Têhêran có thể có tới hàng trăm mật vụ của Đức. Thật là lợi biết bao cho Đức nếu như họ có thể thanh toán xong nguyên soái Stalin, Sớcsin và tôi trong lúc đi lại trên đường phố Têhêran...”


    Ít lâu sau, Kudơnhetxốp mới gặp được cô gái đã nói với anh về những tấm thảm vịnh Ba Tư mà tay Orten đã hứa tặng cô sau chuyến công tác bí hiểm. Họ gặp nhau tại đơn vị du kích cách thành phố Rốpna không xa.

      - Này đọc đi — Anh vui sướng nói — À, không... Báo này không thể mất được, hơn thế nữa, anh lại mang nó từ đội du kích đến đấy.

     Kudơnhetxốp đọc to bản tin của Luân Đôn rồi gấp tờ báo cho vào túi và reo lên :   
     - Đây là tấm thảm cho em đấy !... Như vậy là chúng mình đã không uổng công... Sự có mặt của chúng ta ở Rốpna không phải là vô ích...

      Cô gái tên Maia Mikôta... Cô làm nhân viên đánh máy trong văn phòng của Giéttapô tại Rốpna... là nhân viên chỉ điểm của tên phôn Orten mang hiệu số 17…..

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #164 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2021, 03:38:11 pm »

   

     - Rõ rồi, thưa đồng chí... tướng ! Đại tá nói và gấp cặp lại.

     - Nhưng còn tôi thì chưa rõ — Giám Đốc phản đối - Chưa rõ !... Tại sao kẻ địch lại có thể biết được về "Êrơka”. Công việc chuẩn bị của ta diễn ra hết sức chu đáo và bí mật cơ mà... Đồng chí hãy đáp máy bay đi cùng với nhóm. — Đồng chí cấp tướng nói họ tên của người cán bộ quen thuộc với Bêlikốp – Đồng chí hãy làm việc dưới quyền đồng chí ấy…Báo cho Ilia là Trung tâm rất hài lòng về công tác của anh ấy và chuyển phần thưởng cao quí của Chính phủ tới anh ấy. Đồng chí nhớ phải gặp trực tiếp để trao cho anh ấy nhé…

    Đồng chí cấp tướng làm nốt công tác hướng dẫn cuối cùng rồi chúc Bêlikốp lên đường may mắn.

    Đồng chí xem đồng hồ :
   - Còn một giờ mười lăm phút nữa, máy bay sẽ cất cánh. Xe đang chờ đồng chí ở ngoài cổng…Một lần nữa, xin chúc đồng chí thành công !
   
    “Bộ ba” Stalin, Rudơven và Sớcsin đã đến Têhêran vào những ngày cuối tháng Mười một. Stalin đáp máy bay từ Mátxcơva  tới khi hai vị nguyên thủ kia có mặt ở Sứ quán của nước mình. Trước đó, đội bảo vệ đã bay đến Têhêran.. Vừa đến nơi, Stalin đã mời bằng được Rudơven đến chơi ở Đại Sứ quán Liên xô. Đồng chí giải thích là công việc chuẩn bị cho cuộc hội nghị đã không giữ được bí mật tuyệt đối. Tin đồn về cuộc hội nghị này không hiểu sao đã lọt vào tay tình báo Đức. Cần phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh.

    Người lãnh đạo Cơ quan Mật vụ của Mỹ Maikơ Reili, là người có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho tổng thống cũng đồng ý với quan điểm này. Rõ ràng là trong dòng người tị nạn từ châu Âu đổ đến Têhêran có thể có tới hàng chục tên mật vụ của Hítle. Những cán bộ Liên xô, những người đồng nghiệp với Maikơ Reili đã thông báo cho ông ta biết là bắt được một số tên gián điệp chuẩn bị ám sát ba vị nguyên thủ đứng đầu nhà nước. Tóm lại cần phải giảm bớt việc đi lại trong thành phố và tăng cường thêm các biện pháp đảm bảo an toàn.

      Nhưng bỗng nhiên, Rudơven lại tỏ ra khăng khăng không chịu. Có thể là ông ta lo cho uy tín của bản thân. Ông ta nói rằng ông ta đã từ chối một lời đề nghị tương tự của Sớcsin mời ông ta đến đại sứ quán Anh. Nhưng rồi với sự nỗ lực chung, cuối cùng mọi người đã thuyết phục được Rudơven đến ở Đại sứ quán Liên xô. Một ngôi nhà đã được dành cho vị Tổng thống và cũng tại đây đã diễn ra hội nghị của “Tam cường”.

      Trong suốt bốn ngày, các vị đứng đầu các nước đồng minh đã thảo luận thẳng thắn về những vấn đề của giai đoạn kết thúc cuộc đại chiến, đã nói về “Overlord” — mở mặt trận thứ hai ở phía Tây và về tổ chức thế giới sau chiến tranh, về số phận của nước Đức quốc xã bại trận, về sự thống nhất mục đích trong tất cả những vấn đề này.

     Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các nhà lãnh đạo ba cường quốc tại Têhêran khẳng định những tính toán của bọn quốc xã nhằm phân hóa liên minh chống phát xít đã hoàn toàn phá sản.

      Mỗi một thành viên đều có quan điểm riêng của mình được thể hiện trong những lời phát biểu từ các vị nguyên thủ. Nhưng mực đích ở đây chỉ có một — chiến thắng kẻ địch.

      Mở đầu cuộc hội nghị Rudơven nói :
      - “Tôi xin hứa với các thành viên trong gia đình mới của chúng ta có mặt trong cuộc họp này rằng; chúng ta tập trung tại đây với một mục đích duy nhất là giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh...Chúng ta sẽ không cho đăng bất cứ những gì sẽ nói ở đây, nhưng chúng ta sẽ đối xử với nhau như những người bạn, thành thật và cởi mở”.

      Khi nói về “Overlord” — mở mặt trận thứ hai, đồng chí Stalin chỉ hỏi ngắn gọn :
      — Khi nào ?

      Còn Sớcsin trong phiên họp cuối cùng của hội nghị, khi nêu vấn đề tuyên bố chung đã đề nghị : "Cần phải làm sao để thông cáo chung ngắn gọn và bí mật...”

      Vị nguyên thủ nào cũng có tính cách của mình…

     Trong thông cáo chung, các nhà lãnh đạo của ba nước đồng minh "đã hoàn toàn nhất trí về quy mô thời gian của chiến dịch tiến hành từ hướng Đông, Tây và Nam.Không một lực lượng nào trên thế giới có thể cản trở chúng ta tiêu diệt lục quân Đức trên đất liền, tàu ngầm của chúng trên biển, phá hủy các máy quân sự từ trên không."

      Tiếp sau những câu nói kiên quyết, lấp lửng, huyền bí là các kế hoạch hành động cụ thể.

      Trong các phiên họp của hội nghị, có lẽ từ “Overlord” là được nhắc đến nhiều hơn cả. "Bộ ba lớn” đã thỏa thuận dứt khoát với nhau về thời hạn mở mặt trận thứ hai vào ngày 1-5-1944. Để đảm bảo cho cuộc đổ bộ của quân Đồng minh vào đất Pháp thắng lợi, đoàn đại biểu Liên xô cam kết sẽ tổ chức một cuộc tấn công lớn đánh vào quân Đức vào thời gian đó ở một số nơi và kìm chân các sư đoàn phát xít tại mặt trận phía Đông.

      Đây là quyết định chính và bí mật nhất của hội nghị Têhêran.

      Còn những tên phá hoại của Hítle mưu toan sát hại những thành viên của "Tam cường” đã bị vô hiệu hóa bởi các chiến sĩ Liên xô trên mặt trận vô hình….




     3.




     Xixeron bắt đầu trở thành một nhân vật được sùng bái, hâm mộ. Gián điệp của thế kỷ !... Những câu chuyện hoang đường, những lời bàn tán xì xào về hắn lan truyền trong Ápve, trong các cơ quan của Selenbéc, trong Bộ ngoại giao, trong bản doanh của Hítle và trong Bộ Tổng tham mưu… Nhưng không một ai ngoài một số rất hạn chế biết được kẻ nào đang núp sau cái tên của một chính trị gia La mã cổ đại, Mark Tulia Xixeron, đã sống cách đây hai nghìn năm.   

     Về con người hắn, mỗi nơi nói một phách : nào là một nhà ngoại giao Anh cỡ bự, có khả năng tiếp cận với các tài liệu mật, một nhân viên của Đại sứ quán Anh ở nước ngoài, một nhà giải mã cừ khôi được tình báo Đức tuyển mộ... Nhưng tin đồn thất thiệt đã đến tai Luân đôn làm cho cơ quan an ninh của Anh phải cảnh giác. Việc có lỗ dò để tin tức lọt ra ngoài đã được Alếcxanđơ Pattơxon, một nhân viên tình báo kỳ cựu của Anh làm việc trong Bộ Tổng tham mưu Đức từ hồi thế chiến lần thứ nhất khẳng định, nhưng người này cũng chịu không biết là ai cả.

     Để phòng ngừa, người Anh đã cho tiến hành việc kiểm tra cất giữ tài liệu mật, đã quyết định thiết kế những máy phát tín hiệu điện tử gắn vào két sắt của các viên đại sứ. Nhưng Xixeron vẫn là con người bí hiểm.

      Bọn Đức chi tiền cho tên điệp viên của mình không tiếc tay. Còn tên kavác Badna thì trước sau như một; tuân theo câu tục ngữ của Thổ nhĩ kỳ: "Hữu nghị là hữu nghị nhưng ai muốn ăn phó-mát thì phải trả tiền...”. Sau nửa năm làm nghề gián điệp, hắn đã chuyển cho tình báo Đức gần bốn trăm tài liệu mật và nhận được số tiền là ba trăm nghìn bảng Anh — tương đương hơn một triệu đô la...   

     Sau chiến tranh, đại sứ Đức tại Thổ nhĩ kỳ, phôn Papen đã viết trong hồi ký của mình như sau : "Những tin tức của Xixeron rất có giá trị vì hai lý do. Đại sứ Anh đã nhận được bản tóm tắt quyết định thông qua ở Têhêran. Điều này đã lộ ý đồ của các nước đồng minh liên quan đến quy chế chính trị của Đức sau khi Đức thất bại và chỉ ra cho nước Đức biết những bất đồng giữa các nước Đồng minh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chúng đã cung cấp những tin tức chính xác về kế hoạch tác chiến của địch”.

    “Overlord” - thời gian đổ bộ của quân đội viễn chinh Anh Mỹ sang miền Bắc nước Pháp đã bị tình báo Đức biết trước khi mở mặt trận thứ hai vài tháng...

     Tai họa đã giáng xuống đầu tên kavác Badna một cách bất ngờ, không sao lường trước được... Những điều mà một trong những sĩ quan tình báo Anh có kinh nghiệm nhất được cài sang Đức từ năm mười bảy tuổi rồi trở thành thiếu tá quân đội Đức, ngực đầy huân chương chiến công cao cả của Đức cũng đành phải bó tay thì lại được một cô thư ký không tiếng tăm của tên Moidis, trùm gián điệp tại đại sứ quán Đức ở Ankara làm nên. Chính cô này đã phát hiện ra Xixeron.   

      Cô thư ký Êlidabet Pap có nhiệm vụ nhận các bưu phẩm ngoại giao và chuyển chúng cho cấp trên của mình.

      Đại sứ quán Anh và đại sứ quán Đức tại Ankara dường như có sự ăn miếng trả miếng. Trong đại sứ Anh, có điệp viên Xixeron của Đức, còn trong sứ quán Đức thì lại có Êlidabet Pap thư ký của tên cầm đầu bọn gián điệp quốc xã Moidis đã bị tình báo Anh tuyển mộ...

     Khi xếp các bưu phẩm, cô thư ký đã để ý đến từ "Xixeron” khó hiểu ghi trong thư trao đổi. Cô này đi báo cho đại sứ Anh về "Xixeron”. Vừa biết tin này, tên Eliat vội vã đánh bài chuồn. Hắn xách va ly đựng đầy tiền chuồn khỏi Ankara.

       Nhưng đòn đau nhất đối với tên hầu phòng lại là chuyện hoàn toàn khác kia.

    Sau khi thôi công việc hái ra tiền, hắn quyết định mua một khách sạn tại Ixtambul để tiếp tục sống một cuộc đời sung túc. Nhưng hắn đã ngã ngửa người khi biết rằng rằng hầu như tất cả những đồng bảng Anh đều là... tiền giả. Tên Vante phôn Selenbéc đã trả công cho hắn bằng những đồng tiền giả do những tên chuyên nghề trong cục an ninh đế chế in ra.

      Sau chiến tranh, tên kavác rủi ro đã cố kiện lên tòa án và kêu đến Adenauer (thủ tướng Đức - sau Hítle -ND) nhưng cũng chẳng ăn thua gì. "Tên gián điệp thế kỷ” mang cái tên thật kêu "Xixeron” đành phải ngậm đắng nuốt cay sống qua ngày bằng nghề làm vườn và bán hoa lay-ơn rồi sau đó chết trong cảnh nghèo túng... Ngay đội ngũ phóng viên thạo tin nhất cũng chỉ biết tin hắn chết sau khi đã chôn cất được vài ngày... Điều duy nhất mà họ còn kịp chứng kiến là dòng chữ trên bia mộ tại nghĩa địa Miunkhen…"ELIAT BADNA 1904—1970“

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #165 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2021, 08:44:00 am »

   

    4.




     Đại úy Ôttô Xkotseni đã bỏ cả ngày chủ nhật để đi chè chén với mấy ông bạn cũ. Các tay bạn của hắn đã thuê hẳn một buồng riêng tại khách sạn "Brixton” và kéo hắn đến đấy. Tất cả là bốn người, kể cả hắn. Đây là những chiến sĩ “Brandenbuốc" – những người bạn cũ cùng trong tiểu đoàn bí mật “Brandenbuốc – 800", nhưng đã được điều đi đến các sư đoàn đặc nhiệm bấy lâu nay. Xkortseni có thân hình vạm vỡ, cao sáu phút, ít ra hắn cũng cao hơn các bạn của hắn tới nửa cái đầu, mặc dù, tất cả bọn, tức là những tên trong lực lượng SS đều phải qua tuyển chọn và thường là không có người thấp.

      Khuôn mặt ngăm ngăm của tên đại úy nham nhở những vết sẹo, vết tích của những trận đấu kiếm thời sinh viên, làm cho bộ mặt hắn lúc nào trông cũng dữ tợn, dù là hắn đang cười. Những vết sẹo đó buộc ta liên tưởng tới một con người man rợ, hiếu chiến bôi mặt.

     Vừa ăn, những tên “Brandenbuốc" vừa tán chuyện nhảm nhí, vừa ôn lại những chuyện đã qua. — “Chúng ta như những con chủ bài ấy các ông ạ —phôn Phankerdam vừa nói vừa cười — chúng ta là những người mở đầu cho chiến tranh. Hãy nâng cốc cạn chén vì những con chủ bài nào.”

      Phankerdam đã nổi danh vì hắn là một trong những sĩ quan được thưởng huy chương hiệp sĩ chữ thập trong cuộc chiến tranh với nước Nga. Hắn đã cùng với đội lính “Brandenbuốc" mặc quân phục Liên xô đột nhập vào hậu phương Liên xô và tổ chức phá hoại ở đó trước ngày xảy ra chiến tranh. Bọn này sang Liên xô bằng cách chui vào những toa dùng để chở hàng "thiết bị kỹ thuật” được niêm phong. Những đoàn tầu chở hàng đã đến Nga vào phút chót trước khi có chiến tranh, vì thế bọn lính “Brandenbuốc" đã có thể thâm nhập đến tận Minxk.

    Ngồi bên Phankerdam là Stan — nhân viên tham gia vụ tấn công đài vô tuyến tại Glêyvit. Còn người thứ ba là Phicte, Eric Phicte vừa mới ở Krưm trở về. Phicte đã bắt đầu chiến dịch chống Pháp tại kênh Albert trong bộ quân phục lực lượng biên phòng Bỉ. Quân Đức lúc đó đã đánh lừa được lính Bỉ, chiếm cầu và lập tức mở đường cho xe tăng Đức đã tràn qua cầu.

      Mỗi một tên “Brandenbuốc"  ngồi đây đều có thể kể rất nhiều chuyện chúng biết nếu như được phép. Và những ly rượu vang, đã làm cho chúng bắt đầu huyên thuyên.

       Eric Phicte được bạn bè cho là người hạnh phúc. Stan nói về Phícte như sau: "Ông là người không những sinh ra vào ngày lành tháng tốt mà còn sinh ra để làm quan...” Phicte được trót lọt sau vụ Iran trong khi nhiều kẻ khác đã phải tự kết liễu đời mình. Phicte là người cộng tác với Xkortséni còn hai tên kia vẫn tiếp tục phục vụ trong sư đoàn “Brandenbuốc"  và đã phát ngán vì từ lâu không có việc làm. Phicte cười, kể về những chuyện đã xảy ra đối với mình tại sân bay Krưm.

      Xkorseni ngắt lời hắn nói chen vào :
      - Các ông có biết chúng tôi đã đánh lừa Maunbeten như thế nào không ?

     - Đánh lừa ai cơ — Stan hỏi lại.

    - Lord Maunbeten chứ còn ai nữa. ông không biết cái thằng cha ấy hay sao ? Lord Maunbeten phụ trách các nhóm đặc nhiệm của bọn Anh ấy. Hắn tung các nhóm này chẳng thiếu đâu. Hắn đứng ra tổ chức một trường biệt kích ở Xcốtlen. Nhưng tôi đã tiếp thu kinh nghiệm của hắn và đánh cắp các học viên trường đó chẳng khác gì cáo bắt gà con. Đây các ông xem đây này...

      Xkorséni lấy trong túi ra một vật giống như một cây bút, hắn ngắm vào cái chai đặt trên bàn cạnh cửa ra vào. Một tiếng "tạch” gọn lỏn và cái chai vỡ tan tành thành từng mảnh. Chẳng một ai trong phòng ăn nghe thấy tiếng nổ. Tiếng chai vỡ nghe còn to hơn thế. Lũ bạn thán phục ngắm nhìn khẩu súng không kêu bắn viên một trong tay hắn.

      — Bọn Anh đã gửi nó cho chúng tôi đấy. Tại sao ư ? Rất đơn giản. Chúng tôi đã tóm được một số điệp viên Anh, thu được chìa khóa mã để giải các bức điện và duy trì liên lạc giả với Luân đôn. Nắm được trò chơi này trong tay, tôi đã gửi cho bọn Anh một bản mật mã dưới danh nghĩa "Tredô”. Bọn Anh quả thật có một điệp viên mang bí danh chó má như vậy. Chúng tôi đã yêu cầu gửi gấp khẩu súng không kêu và một số thứ khác nữa. Sau ba ngày bọn Anh đã thả dù những thứ mà chúng tôi yêu cầu. Chúng đâu có ngờ là người của chúng ta đã nhận thay cho "Tređô”. Các ông thấy có ngon không nào ? — Xkorseni cười hô hố.

      Phicte nhận thấy đây chính là lúc thuận lợi nhất để bắt chuyện theo đúng chủ đề mà vì nó anh đã cùng Stan tố chức bữa ăn này.

     - Này Ôttô — Phicte nháy mắt ra hiệu và nói — Liệu ông có thể cứu chúng tôi ra khỏi vực thẳm được không thế. Ông kéo bọn tôi đến chỗ ông đi. Ông cũng biết bọn này làm ăn được cả đấy chứ.

     - Đấy cũng là một ý kiến xem xét. Nhưng tại sao các ông lại không muốn ở trung đoàn nữa ? — Xkortseni hỏi.

     Stan đáp lời hắn :
     - Trung đoàn "Brandenbuốc” bây giờ còn đâu là trung đoàn "Brandenbuốc” thời xa xưa của chúng ta nữa. Chiến tranh mới không nổ ra vì thế mà chúng tôi phải ăn không ngồi rồi. Mà ông thì ông biết đấy, đời nào người ta lại đi tặng thưởng và trả công cho những kẻ ngồi không..

     - Thôi được ! — Xkortseni đứng lên rót tiếp vào cốc vại — Để tôi đi gọi điện về cơ quan xem có gì mới không cái đã. Sau đó tôi sẽ quay lại rồi chúng ta thỏa thuận với nhau, không thiếu gì việc cho các ông đâu...

      Xkorseni vội vã đi ra bàn điện thoại vì sực nhớ là đã quên không báo trước cho ai ở cơ quan biết mình đi đâu. Nỗi lo lắng tăng lên khi hắn đến bên bàn điện thoại. Hắn vội quay số điện nơi làm việc. Đúng là có chuyện ! Ả thư ký lo lắng cho hắn biết : người ta đang tìm ngài đại úy suốt hai giờ đồng hồ khắp Béclanh. Ngài Kantenbrunne và tiếp đấy là ngài Kanaris đã mấy lần gọi điện cho đại úy. Hiện giờ, người ta đang đợi đại úy ở đại bản doanh. Máy bay đang chờ ngay trong sân bay Tempengophe. Đại úy phải đi đến đó ngay lập tức. Thật hú vía may là tìm được ngài đại úy !...

     Xkorseni vội chạy bổ đến chỗ các bạn hắn :
     - Tôi phải chia tay với các ông ngay bây giờ. Người ta cho gọi tôi đến đại bản doanh. Nghe đâu đã tìm tôi hai tiếng đồng hồ rồi... Chúng ta sẽ còn bàn về công việc sau. Cần người đấy. Thôi tạm biệt nhé !

     Sau khi Xkorseni đi khỏi, Phicte nói :
     - Các ông cứ cho tôi là người hạnh phúc mãi đi. Xem đấy thì biết. Đại bản doanh mang cả máy bay đến đón. Sao mà gấp dữ vậy Huh

      Cách đây mấy tháng, hồi mùa xuân, phôn Selenbéc đã cho gọi đại úy Xkorseni đến. Selenbéc vẫn là trưởng phòng 6, phòng tình báo nước ngoài của Cục an ninh đế chế. Selenbéc còn trẻ, có khuôn mặt gầy rất quý tộc đã tiếp đón Xkorseni hết sức lịch thiệp.   

     - Thế nào ngài đại úy, cần phải hành động đi thôi chứ ! Nếu không thì người ngài sẽ mốc meo lên mất... Có việc cho ngài đấy...

     Phôn Selenbéc mời tên đại úy tới bên tấm bản đồ treo trên tường được phủ rèm để người ngoài khỏi trông thấy.
      - Đây là bản đồ miền Đông nước Nga — phôn Selenbéc vừa nâng tấm rèm vừa nói — đây là vùng Uran, tiếp đó là Xibiri. Những ký hiệu này dùng để chỉ những nhà máy quân sự được bọn Bônsêvích di tản về phía Đông. Tất nhiên ở đây chỉ mới đánh dấu những nơi mà chúng ta biết chứ chưa phải là tất cả. Tuy vậy, chỉ qua những tài liệu ta có trong tay, vẫn có thể rút ra những kết luận không lấy gì làm phấn khởi cho lắm — bọn Nga đã duy trì được tiềm lực kinh tế quân sự của chúng. Tại sao lại có thể có chuyện đó thì thực không sao hiểu nổi Nhưng sự thật thì vẫn là sự thật. Để giành chiến thắng, chúng ta phải loại những nhà máy này ra khỏi vòng chiến đấu...Đúng, để giành chiến thắng ở phương Đông... Bây giờ, xin mời ngài lại đây.

     Selenbéc quay lại bàn lật cái cặp đề dòng chữ - "Xí nghiệp Ulm” rồi trao nó cho tên đại úy...

    - Ngài sẽ nghiên cứu kỹ những tài liệu này sau cuộc nói chuyện của chúng ta. Xin ngài lưu ý chỉ đọc riêng chỗ này thôi. Ở đây có nói về các kế hoạch xây đựng công nghiệp của Liên xô ở vùng Uran... Nếu tôi không nhầm, thì ngài trước đây là kỹ sư thì phải, có đúng vậy không ?

     - Vâng, tôi đã học ở Viên — Xkorseni trả lời.

     - Nếu thế thì ngài càng thấy rõ mối nguy hiểm đang đe đọa chúng ta ở hậu phương Liên xô. Hình như ở đây có một điều bí ẩn, khó hiểu nào đó. Tại sao bọn Bônsêvích lại có những lực lượng như vậy ? Có thể là chúng ta sẽ không phát hiện ra điều bí ẩn đó, nhưng tôi xin nói với ngài là phải tiêu diệt tất cả những thành quả mà chúng đã nỗ lực tạo nên. Phải đập vào đấy như đập vào tổ kiến ấy. Muốn vậy, ta sẽ thành lập một đơn vị đặc biệt "Oranienbuốc”. Đơn vị này phải có trách nhiệm làm cho những nhà máy ấy tan thành mây khói.. Nhiệm vụ không đơn giản, nhưng tôi đề nghị ngài đảm nhiệm nó, ngài sẽ phụ trách "Oranienbuốc”.

      Xkotseni lao đầu vào công việc mới. Bản tính thích phiêu lưu của hắn đã thúc đẩy hắn hành động. Mọi việc bắt đằu từ việc tuyển chọn và đào tạo con người, muốn vậy phải thành lập trường đặc biệt…

      "Oranienbuốc” thuộc vùng Phriđentan được chọn làm địa điểm huấn luyện. Những lán gỗ, đồn trại, sa bàn các nhà máy... mọc lên như nấm xung quanh pháo đài... Công việc rất nhiều. Bố trí và huấn luyện một tiểu đoàn biệt kích đâu phải là chuyện dễ. Chiến dịch Iran cũng đã làm sao nhãng công việc. Xkorseni bắt đầu thấy hối vì đã bắt cá hai tay.

      Nhưng rồi, Xkorseni cũng đã dồn toàn bộ sức lực cho "Xí nghiệp Ulm”. Để tung biệt kích vào Liên xô, Xkorseni đề nghị không chỉ dùng người Đức mà nên tuyển thêm cả những người Nga theo Vlaxốp - (Vlaxốp là một tướng người Nga đã đầu hàng bọn phát xít và tập hợp lực lượng chống lại Liên xô) vì những người Pháp tin cậy trong số bọn Kagyn cũ. Ngoài ra còn có thể tuyển mộ thêm những hạng người khác nữa.

      Xkorseni mở một phân hiệu của trường ở Hà lan. Theo nhận định của hắn, đám "sứ giả” ô hợp từ khắp mọi nơi tập trung về đây, tức là bọn học viên của 'trường biệt kích, sẽ ít bị chú ý đến. Ngoài ra, có thể khai thác được các kinh nghiệm của Anh từ Hà lan vì ở đó lúc nào cũng có thể quơ được các điệp viên Anh. Lord Mannbeten, người cầm đầu những đội biệt kích ở Anh đã không lường trước được "sự giúp đỡ" của mình cho đơn vị "Oranienbuốc” như thế.

      Việc chuẩn bị "Xí nghiệp Ulm” và tổ chức phá hoại trong các nhà máy ở Xibiri đang ở giai đoạn cao trào thì Xkorseni đột ngột bị gọi ngay tới đại bản doanh. Hắn đi ra sân bay mà lòng cứ phân vân không biết đây là điềm lành hay dữ. Vừa tới Tempelgophe, hắn được ngay một tên tùy tùng đang cuống cà kê đi tìm hắn vồ lấy. Máy bay vừa hạ cánh xuống vùng Đông Phổ, bên hồ Letsen thì lập tức có một chiếc xe ra đón. Chiếc xe này cũng đi chờ tên đại úy từ trước. Vài phút sau, Xkorseni đã đi trong một căn hầm bê tông cốt sắt vững chắc với những cánh cửa đúc bằng thép. Tại đây trong dinh lũy của Hítle ở cạnh hồ Letsen giữa khu rừng Đông Phổ, Himle đang chờ Xkorseni. Himle không hài lòng, nhìn đồng hồ :
     — Tôi đã cho gọi anh từ sáng cơ mà... Anh biệt tăm đi đâu thế? Quốc trưởng lệnh giao cho anh nhiệm vụ mới. Anh hãy thi hành ngay đi...

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #166 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2021, 10:10:38 am »

   

    5.



     Những gì đã xẩy ra với tên hầu phòng của đại sứ Anh tại Ankara, tên kavác tham lam đã bị những kẻ cầm đầu cơ quan tình báo phát xít khôn khéo đánh lừa, chỉ là một chi tiết cỏn con thể hiện phương pháp hoạt động của cơ quan bí mật của bọn quốc xã. Trong lịch sử chiến tranh thế giới lần thứ hai, trường hợp "lên voi, xuống chó” của Xixeron có thể cũng bị lu mờ nếu như không có một tiền sự nổi tiếng...

     Trong phiên xử tại Nurembe đã ghi rõ : ngày 18 tháng 5 năm 1941, một cuộc họp kín đã được tổ chức tại một cơ quan của giám đốc nhà băng Đế chế Đức. Tại đây, các nhà tài chính Đức đã thảo luận vấn đề làm giả tiền Liên xô để tuồn sang Nga. Cuộc họp này diễn ra trước khi Đức tấn công Liên xô được một tháng. Các giáo đồ của thế giới kinh doanh đã chuẩn bị từ trước những cỗ bài cho canh bạc lớn với những quân bài chúng đã biết trước. Chủ nhà băng đế chế trở thành một tên đầu sỏ làm tiền giả — một tên tội phạm hình sự.

     Tên cầm đầu Giéttapô, Râyngac Hâyđric đã mời một nhân viên tin cậy, tên quốc xã cáo già Nauiocs đến chỗ mình và giao cho hắn làm cái công việc tế nhị đó.

     Tất nhiên, nhiệm vụ này thật là thích hợp với tên giết người giấu mặt, kẻ khiêu khích giàu kinh nghiệm có liên quan với thế giới tội lỗi. Trong sổ ghi chiến tích của hắn có những vụ án mạng chính trị, vụ khiêu khích ở Glâyvit mở màn cho cuộc tấn công vào Ba lan. Nauiocs đã cầm đầu nhóm tội phạm mặc sắc phục Ba lan tấn công vào đài vô tuyến của Đức. Bọn tội phạm được hứa trả tự do nếu chúng làm việc này. Chúng đã ngoan ngoãn làm theo nhưng sau đó cả bọn đã bị giết không còn một mống...

    Tên Giéttapô Nauiocs đã lựa chọn những tên làm tiền giả nổi tiếng bị giam trong các nhà tù, giao cho chúng làm các bản in trong vòng nửa năm. Những bản in này làm rất đạt —những đồng bảng của Anh, đồng phrăng của Pháp trông cứ y hệt như là tiền thật vậy.

     Để kiểm tra những đồng tiền in ra, chúng dùng tiền giả gửi đến nhà băng Thụy sĩ để giám định. Các chuyên gia nhà băng cũng cho đó là tiền thật. Nhưng việc phát hành tiền giả của các nước Tây Âu đã bị đình chỉ vì kế hoạch "Barbarosa” — kế hoạch tấn công Nga sắp được thực hiện. Trước tiên cần phải có tiền rúp giả của Nga đã. Chính vì thế cuộc họp đã được tổ chức bí mật tại nhà băng đế chế dưới sự chủ tọa của giám đốc nhà băng Valte Phunk.

     Ít lâu sau, việc phát hành tiền giả được giao cho Cục nước ngoài của Valte phôn Selenbéc đảm nhiệm. Việc này được phòng kinh tế đặc biệt trong Cục của Selenbéc tiến hành. Trên thực tế, công việc này do tên SS Berngard Kriuge điều khiển. Tên của hắn đã được lấy đặt cho chiến dịch làm tiền giả : ”Chiến dịch Berngard”.

      Cách Béclanh không xa có một tòa lâu đài đơn độc tên là Phridentan xây dựng theo kiểu thời trung cổ. Trong thời gian chiến tranh, bên cổng vào của tòa lâu đài xuất hiện một biển đề “Xí nghiệp hóa chất – đồ thị”. Tên SS Kriuge đi khánh thành cơ sở của hắn bằng "giấy phép” như vậy. Việc canh giữ lâu đài do người của Ôttô đảm nhiệm. Tại nước Đức phát xít không có một vụ khiêu khích, một cuộc phá hoại quốc tế nào mà lại không dính líu đến “Con người mang sẹo” gốc Áo Xkorseni.

     Trong pháo đài Phridentan nằm cạnh trại giam khủng khiếp mang tên Dacxenkhauden, bọn làm tiền giả được tập trung từ khắp các vùng Đức chiếm đóng về đây. Chúng là những thợ khắc, thợ vẽ, thợ in li-tô làm bản đúc. Một xưởng làm giấy đặc biệt chuyên cung cấp giấy làm bạc. Rồi các máy in được lắp ráp điều chỉnh cho đúng từng li từng tí. Vào năm 1942, trong một khu trại giam Dacxenkhauden đã được thiết kế dùng làm "xưởng đúc tiền”. Những thợ in ở đây cũng là tù nhân. Họ làm việc dưới sự giám sát của những tên làm tiền giả lọc lõi.

     Khu tù số 18/19 giống như một cái bẫy chuột khổng lồ hay một cái chuồng thú trong vườn bách thú. Những lưới dây thép gai chằng chịt vây kín không chỉ xung quanh trại mà còn chằng cả trên nóc nhà nữa.Trong khu trại này, lúc đầu chỉ có khoảng ba mươi tù nhân chuyên môn ấn loát sống và làm việc ở đây, sau đó con số đã lên tới một trăm năm mươi người. Việc giữ bí mật ở đây rất chặt chẽ tới mức tù nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng không được đi ra ngoài khu vực của "xưởng đúc tiền”. Những người bị bệnh cũng không dược đi khỏi nơi đây, nếu họ bị bệnh nặng chúng sẽ chở đi và bắn bỏ xác trên đường tới trạm y tế...

     Những tờ bạc giả, chủ yếu là đồng bảng của Anh và đô la của Mỹ được in ra vào cuối năm 1942. Chẳng bao lâu những sản phẩm của “Xí nghiệp hóa chất – đồ thị” tràn ngập nhiều nước trên thế giới — chúng xuất hiện ở Mỹ, ở Anh, Nam Mỹ, Thụy sĩ, Thổ nhĩ kỳ... Những tờ giấy bạc giả được cho vào những chiếc bao không thấm nước, đóng kín lại và gửi đến các tùy viên thương mại tại các nước trung lập. Moidis là tùy viên thương mại ở Thụy sĩ cũng nhận được bao tiền như vậy. Đối với những nước đang có chiến tranh với Đức thì giấy bạc giả được tung sang bằng cách dùng người cho mượn tên, thông qua nước trung lập hoặc bằng những con đường bí mật khác.

     Quy mô phá hoại về mặt tài chính của bọn Đức có thể thấy rõ qua con số so sánh như sau : chỉ sau hai năm chiến tranh thế giới, bọn làm tiền giả của Đức quốc xã đã in gần một trăm ba mươi lăm triệu (135.000.000) bảng Anh trong khi tổng số vàng giữ trong các nhà băng Anh chỉ hơn con số đó có hai triệu.

     Đồng đô la Mỹ cũng phải chịu cảnh tương tự - lô giấy bạc do “Xí nghiệp hóa chất – đồ thị” sản xuất ra là nửa triệu đồng đô-la.

     Và cứ thế, những đồng tiền không có giá trị như vậy đến tay Xixêron trong khi hắn cứ đinh ninh đấy là ngoại tệ "mạnh" và hoàn toàn có giá trị.

     Ảnh hưởng và tác hại của những đồng bạc tác oai, tác quái ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc. Ngân hàng phát hành Anh buộc phải cấm lưu hành tất cả những đồng tiền mười bảng.

      Tên Vante phôn Selenbéc phụ trách tình báo, phá hoại và phản gián ở nước ngoài đã ghi trong hồi ký của hắn như sau :
    - "Nếu cần chi tiêu đặc biệt bằng ngoại tệ thì tôi có thể gặp bộ trưởng Bộ Kinh tế Đế chế Phunk bất cứ vào lúc nào... Những người tiền bối của tôi không dám chi trên 100 nghìn mác nhưng chúng tôi đã có thể chi tiêu thả cửa không hạn chế ”.

      Những kẻ môi giới và điệp viên tài chính chuyên nghiệp được trả một phần ba lợi tức nhận được khi đổi ngoại tệ giả. Phòng Kinh tế thuộc Cục an ninh Đế chế có cả một đoàn tầu buồm riêng để  chuyên chở tiền giả đến Bắc Mỹ lúc đó do quân đội Anh — Mỹ đóng.

      Bọn Đức đã dùng những thu nhập bằng ”Chiến dịch Berngard” để mua đất đai, vàng bạc, đá quý và những bất động sản như xí nghiệp, khách sạn và những hàng hóa có giá trị khác. Chúng kiếm chác, buôn bán chẳng còn thiếu thứ gì và gửi vào ngân hàng nước ngoài những số vốn khổng lồ đứng tên của những người khác.

     Chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Bây giờ thì rõ ràng là Đức phát xít sẽ bị thất bại. Những tên tội phạm quốc xã, những tên làm tiền giả, những kẻ phiêu lưu cuống cuồng lao vào ván bài sau chót với hy vọng cuối cùng - may ra được cuộc. Ngay cả trong cơn hấp hối, bọn chúng vẫn cầu may ở tương lai, chúng cho rằng có thể kéo dài cơn ngoắc ngoải cho đến khi những nước Đồng minh trong liên minh chống Hítle hục hặc rồi tranh giành ẩu đả lẫn nhau. Lúc đó thì còn gì bằng.

     Tại miền nam châu Âu, vùng giáp ranh giữa các nước Áo, Tiệp, Bavaria, miền nam nước Ý có một khu vực không người ở mang tên là ’’Rừng núi của tử thần”. Quang cảnh ở đây thật là buồn tẻ giống như ở trên mặt trăng vậy, với những thung lũng hẹp được bao bọc bằng những núi đá. Chính tại nơi đây, trong khu vực hiểm trở Đanskamơgut này mà diện tích chỉ vỏn vẹn vài chục kilômét vuông đã được dùng để xây dựng "pháo đài Anpixki” bất khả xâm phạm với vành đai phòng ngự và những công sự kiên cố, những đường giao thông hào bí mật. Việc chuẩn bị đã bắt đầu từ mùa thu năm 1944. Tên Kantenbrunne được chỉ định làm người cai quản pháo đài tương lai Ôttô Xkorseni (lại tên Xkorseni!) đảm nhiệm cung cấp vũ khí, đạn dược, thực phẩm cho pháo đài phòng ngự lâu dài. Hắn đã trở thành kẻ cầm đầu lực lượng bảo vệ đặc biệt "Alpenland”. Còn tên SS Svend, kẻ phiêu lưu đốn mạt nhất phụ trách việc tiêu thụ tiền giả đã được cử làm bộ trưởng Bộ Tài chính hay nói cho đúng hơn là tên phụ trách tài chính của pháo đài…

      Từng đoàn xe tải nối đuôi nhau trên những lối mòn để vào "pháo đài Anpixki”. Tại đây, trong sào huyệt cuối cùng của chủ nghĩa phát xít, bọn Hítle đã làm những cái kho bí mật cất giấu những báu vật mà chúng đi ăn cướp được. Chúng cho các tài liệu lưu trữ xuống các mỏ muối. Các nhà bác học hạt nhân Đức chưa kịp chế tạo bom nguyên tử đã chở nước nặng, nhiên liệu, bản vẽ, tài liệu đến "pháo đài Anpixki”.

      Chúng cũng không quên chuyển đi cái “Xí nghiệp hóa chất – đồ thị” để in tiền giả. Tháng hai năm 1945, chúng đã bốc "xưởng đúc tiền” bí mật cùng với số giấy dự trữ để in bạc, máy in, bản đúc cùng các chuyên gia làm bạc giả ra khỏi trại giam Đacxenkhauden. Nhưng “thủ đoạn” này cũng không thoát khỏi sự trừng phạt.

      Đúng vào lúc chiến tranh sắp kết thúc, những chiếc xe chở nặng đi bị sa lầy trên đường đi. Bọn Đức buộc phải dìm những hòm đựng tiền và máy móc xuống hồ trên núi Toplitde. Nhưng bí mật của bọn quốc xã vẫn cứ chương phềnh đúng với nghĩa đen của nó từ đó - những tờ giấy bạc giả của chúng đã nổi phềnh lên trên mặt hồ…

      Còn những tài liệu lưu trữ bí mật của Nhà nước quốc xã đã bị phát hiện trong các vỉa muối được xây bít lại. Người ta đã đem chúng về NurembeR và chúng đã là cơ sở để buộc tội nhưng tên trùm tội phạm trong chiến tranh thế giới lần thứ hai….

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #167 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2021, 10:26:43 am »



                                                                                                                CHƯƠNG III – CHIẾN DỊCH “XITAĐEN”




     1.


     Thật là “họa vô đơn chí”... Nhóm Rađô cũng không được thuận buồm xuôi gió.. Sự xuất hiện của tên khiêu khích Axpirant — Tsveig đã làm cho Trung tâm lo lắng - kẻ địch đã đánh hơi ra các chiến sĩ bí mật tại Thụy Sĩ. Tiếp đó là một thông báo mới: nhân viên điện đài Khamen bị bắt. Sanđô báo rằng tang chứng chống lại Khamen là chiếc đài phát có trong nhà anh. Thực tế thì không phải đây là chiếc đài mà anh đã cùng với Ônga dùng liên lạc. Khame đang lắp dở một chiếc khác. Rađô không thể hiểu nổi và cũng không thể giải thích nổi cơn gió độc của sự đổ vỡ từ đâu thổi đến. Grigôri Bêlikốp đã chuẩn bị lệnh : cắt đứt liên lạc với gia đình Khamen và sẵn sàng chuyển sang hoạt động bất hợp pháp. Nhưng Grigôri hiểu rõ : chuyển sang hoạt động bất hợp pháp có nghĩa là phải hủy bỏ những mối liên lạc cũ, mật danh, nơi cư trú, địa điểm bí mật, địa điểm bố trí các đài liên lạc vô tuyến bí mật trước đây...

     Nhưng may thay, lo âu đã qua đi... Vài ngày sau Khamen đã được tha vì không có tang chứng rõ ràng : thiết bị vô tuyến anh đang lắp không có tai nghe và  không có cần ma-níp. Thiết bị này giống như một máy phát cao tần dùng trong y học để chiếu tia thạch anh. Ngay trong cuộc hỏi cung đầu tiên ở Sở cảnh sát, Khamen đã tuyên bố là anh bị đau dây thần kinh và phải chữa bằng tia thạch anh. Anh không có khả năng mua một chiếc máy như vậy, còn nhờ đến bác sĩ tư thì túi tiền anh không cho phép...

      Riêng chiếc máy phát và tin tức thì Ônga đã kịp dấu đi rồi. Cô đã ném các bức điện vào bếp và chuyển máy phát xuống hầm giấu trong một cái ngăn bí mật. Khi bọn cảnh sát ập vào thì cô đã làm xong việc đó rồi...

      Khamen đã được tha. Nhưng nếu đây chỉ là một trò mà cảnh sát Thụy sĩ bày ra thì sao ? Liệu sau lưng chúng có bàn tay của Giéttapo không ?

     Rồi bây giờ thì cần phải tiếp tục công việc. Tổ chức đã thuê cho các hiệu thính viên một ngôi nhà riêng cạnh một công viên cũ trên đường Phlôrisan gần Giơnevơ. Edmôn và Ônga, vợ anh lại bắt đầu phát đi những bức điện.

      Đã đến lúc phải hành động dẫu họ biết rằng như vậy là nguy hiểm. Tình hình ngoài mặt trận rất căng thẳng. Quân đội Hítle đã tiến gần đến Stalingrat và những vùng triền núi miền bắc Kápkadơ, Maiakốp. Người ta có cảm giác như là các kế hoạch của Bộ chỉ huy Đức sắp thành công đến nơi rồi — Stalingrat sẽ bị thất thủ, trung tâm dầu mỏ Grôdnưi sẽ bị chiếm..Nhưng có ai biết được rằng Bộ Tổng tham mưu Hồng quân Liên xô đang chuẩn bị một đòn phản công tại Stalingrat. Trung tâm không ngừng yêu cầu Rađô trả lời những câu hỏi mới.

     Ngay từ tháng tám, Rađô đã báo cho Trung tâm:
     - Theo tin tức của giới quân sự cao cấp, Hítle đã ra lệnh chiếm Maiakốp và Grôdnưi trong tháng tám. Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang Đức hy vọng có thể khôi phục lại được Trung tâm công nghiệp dầu mỏ ở Kápkadơ  trong vòng nửa năm cho dù người Nga trước khi rút lui có phá hủy các giàn khoan đi chăng nữa. Toàn bộ các chuyên gia lớn về dầu khí đã tập trung ở Kápkadơ”.

      Vào đầu tháng mười một năm 1942, Rađô đã chuyển tín nhận được từ Liutsi. Tin cũng xuất phát từ nguồn Vecte, tức là từ các giới trong Bộ chỉ huy tối cao Đức. Bức điện nêu rõ :

     “Gửi Giám đốc…Từ Liutsi qua nguồn Vecte….
      Bộ chỉ huy Đức tin rằng quân đội Liên xô không thể tập trung quân tại đông nam Stalingrat, từ phía các cánh đồng lau sậy trong các vùng đất đen hoang vu, cằn cỗi. Vì thế, cánh phải của quân Đức đang hoạt động tại ngoại ô Stalingrat đã để hở sườn. Đoạn này được xem là khu vực phụ của mặt trận. Tại đây chỉ có những đơn vị chiến đấu kém của tập đoàn Rumani số 4. Các sư đoàn Đức đã điều từ khu vực này đến những nơi có hoạt động tích cực hơn ở ngoại ô Stalingrat….Đôra…”


      Sau đó vài ngày Trung tâm lại hỏi :
      «Các trận địa phòng ngự trong hậu phương của Đức tại các tuyến tây nam Stalingrat và dọc sông Đông nằm ở đâu ?...»   

      Liutsi cũng đã trả lời câu hỏi này. Bộ chỉ huy Liên xô đã đi đến quyết định cuối cùng và xác định hướng đánh chính để bao vây quân đội Đức tại ngoại ô Stalingrat.      

     Tất nhiên vẫn cần phải kiểm tra và xác định lại các báo cáo quân báo cũng như các nguồn điệp báo khác đã xác định báo cáo trên là đúng...

     Ngày 19 tháng mười một năm 1942, quân đội Liên xô bắt đầu mở cuộc phản công. Cánh ưái của mặt trận Sta-lingrat đã xuất phát đánh ngay từ các cánh đồng lau sậy, từ hồ Xarpa và Barmatsắc trong vùng đất hoang vu cằn cỗi...

      Sau bốn ngày chiến đấu gian khổ, gọng kìm bao vây cụm quân Đức đã hình thành. Nhưng những nguồn tin từ Thụy sĩ báo về vẫn tiếp tục thông báo cho Trung tâm về các kế hoạch của tư lệnh tập đoàn quân Đức số 6 phôn Paulus. Vecte báo rằng phôn Paulus định rút các sư đoàn của mình ra khỏi Stalingrat, phá vỡ vòng vây và hội sự với các lực lượng chính của Đức đang hoạt động ở mặt ưận phía Đông.   

      Mãi sau này, người ta mới rõ là Hítle đã không phép Paulus thực hiện các kế hoạch mà hắn đã đề ra, Trận đánh tiêu diệt cụm quân gần ba mươi vạn tên đang bị bao vây tại Stalingrat đã bắt đầu.

      Chẳng mấy chốc quân đội Đức đã bị đánh bật ra khỏi miền bắc Kápkadơ....

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #168 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2021, 04:46:38 pm »

     

     2.


      Hoạt động của nhóm Rađô ngày càng làm cho bọn phản gián Đức điên đầu. Mật mã mà "bộ ba đỏ” dùng để chuyển tin cho Mátxcơva đã rơi vào tay nhóm giải mã ở phunk Ápve. Thực ra trong số rất nhiều những bức điện được phát đi hàng đêm thì chúng chỉ đọc được có vài chục bức mà thôi. Hóa ra là các chiến sĩ tình báo đã sử dụng chìa khóa mật mã đặc biệt mà chúng chưa hề khám phá ra. Trên trạm bắt sóng ở Kran, chúng đã xác nhận là chỉ trong một tháng gần đây đã có ít nhất là bốn trăm bức điện với hàng ngàn cụm số phát đi từ Giơnevơ và Lôđan. Song chỉ riêng vài chục bức điện đã được khai mã không thôi, cũng đã đủ làm cho bọn cầm đầu ngành phản gián Đức kinh hoàng. Chúng quyết định chưa báo cáo gì cho Hítle biết cả.   ...   

      Vante phôn Sêlenbec phải đích thân bắt tay vào công việc bằng không nếu có chuyện gì xảy ra thì hắn cũng mất đầu... Sau khi đã nghĩ ra một kế hoạch ranh mãnh, hắn bắt đầu hành động một cách lắt léo : thỏa thuận với bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang để quân của tướng Ditl đang đóng gần biên giới với Thụy sĩ triển khai lại lực lượng và tập trung ở vị trí tập kết làm như sắp sửa tấn công quân Thụy sĩ. Rất ít người biết được mật lệnh này.   

      Lực lượng biên phòng của Đức bắt đầu di chuyển và cũng vào lúc này, Sêlenbec tỏ ý muốn gặp để tọa đàm với Tổng tư lệnh quân đội Thụy sĩ, Gidan và Cục trưởng Cục Tình báo, Rôgie Maxon. Cuộc gặp gỡ được ấn định trên lãnh thổ Đức cách Bécnơ không xa.

     Sêlenbéc đã chọn khách sạn vùng quê «Beren» làm nơi gặp gỡ. Hắn tìm cách đuổi khéo cả chủ khách sạn và gia đình đi nơi khác, thay các nhân viên phục vụ bằng lực lượng Giéttapô của Giring. Tên Berg to béo, lùn tịt đứng bên cạnh bàn có nhiệm vụ thết khách những cốc vại bia nặng chịch bọc vỏ thiếc kiểu Bavaria.

      Sau đó, Gidan, Sêlenbéc và Maxon đi vào một căn buồng tĩnh mịch đóng chặt cửa lại không cho ai vào.

      Vante phôn Sêlenbéc giả bộ chân thành :   
       — Tôi muốn rằng — hắn mở đầu một cách thành khẩn — cuộc gặp mặt của chúng ta sẽ được giữ bí mật.. Quốc trưởng lo ngại về những hoàn cảnh có thể xẩy ra làm Thụy sĩ không giữ được sự trung lập của mình nữa. Kẻ thù của chúng tôi có thể xâm chiếm nước các ngài và khi đó mặt trận sẽ kéo gần đến các trung tâm có tính chất sống còn của Đức. Quốc trưởng của chúng tôi bao giờ cũng là người rất kiên quyết, nhưng tôi thì không muốn tiến tới mức đưa quân đội Đức xâm nhập vào Thụy sĩ... Vậy thì bây giờ đây, chúng ta hãy cùng nhau bàn về những điều kiện có thể đảm bảo cho các ngài giữ vững nền trung lập của nước mình.

     Tướng Gidan cam đoan với phôn Sêlenbec rằng quân đội Thụy sĩ sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của mình và sẵn sàng chiến đấu với bất cứ nhà nước châu Âu nào muốn phá hoại nền trung lập của đất nước ông ta.

     Selenbéc đề nghị Gidan viết đảm bảo để củng cố thêm lời tuyên bố của ông ta, Tướng Gidan đã từ chối — ông ta nói ông không có quyền làm điều đó khi chưa thông qua chính phủ. Điều duy nhất mà tư lệnh quân đội Thụy sĩ có thể đồng ý là ký nhận vào bài trả lời phỏng vấn của mình vừa mới đăng trên báo chí Thụy sĩ về chủ đề này.

     Điều này đã được chấp thuận, Vante phôn Sêlenhéc hài lòng với cuộc đàm thoại vừa được diễn ra. Nhưng đây mới chỉ là khúc dạo đầu của kế hoạch mà hắn đã nghĩ ra :

      - Những vấn đề còn lại, chúng tôi sẽ bàn với ngài Maxon... Ngài hãy tin rằng, tôi hoàn toàn tái thành với quan điểm của ngài — hắn nói với Gidan.

     Và khi đó Maxon, người hầu như không tham dự vào cuộc nói chuyện mới hỏi Sêlenbéc rằng : có đúng là các sư đoàn của tướng Ditl đã tập trung để tấn công Thụy sĩ không ?   

     Câu hỏi đó thật đúng ý của tên trùm mật vụ Đức. Vậy là khống chế cũng có tác dụng của nó đấy chứ. Nhưng Maxon lấy đâu ra tin về cụm quân của tướng Ditl nhỉ ?... Chẳng lẽ tình báo nước ngoài lại thâm nhập sâu vào các giới chỉ huy cao cấp của Đức đến thế kia ư ? Điều này cần phải tính đến lắm chứ vì việc di chuyển, tập trung quân đội Đức tại biên giới Thụy sĩ chỉ có rất ít những sĩ quan chỉ huy cao cấp được biết mà thôi. Tất nhiên, người cầm đầu ngành tình báo Thụy sĩ, đại tá Maxon, vì muốn tỏ ra rằng mình nắm được bí mật quân sự của quân đội Đức đã tiết lộ bí mật bằng một câu hỏi bộp chộp..

      Nhưng tại sao lại có thể có chuyện như thế được nhỉ ?...Thật là một bài toán hóc búa đặt ra cho phôn Sêlenbéc….

      Sau cuộc gặp gỡ tại cái làng xa xôi, hẻo lánh vùng Bavaria ấy, phôn Sêlenbéc bắt đầu hay lui tới Thụy sĩ. Hai tuần sau, hắn lại gặp người cầm đầu cơ quan tình báo của Thụy sĩ, đại tá Maxon, và hé mở những lá bài của mình. Phải, chỉ mới là hé mở mà thôi !
      — Chắc ngài cũng biết — hắn nói — trong các quân khu của chúng tôi có sự bất bình đối với Hítle. Chúng tôi rất ngại những chuyện như vậy. Tôi xin nói thật chuyện này cho ngài biết — một số tướng lĩnh tỏ ra không bằng lòng trước việc quốc trưởng của chúng tôi đứng ra lãnh đạo các chiến dịch. Tôi thừa hiểu lo lắng của họ trước những thất bại của chúng tôi trên mặt trận phía Đông. Nhưng những tâm trạng như thế có thể dẫn đến những phát triển bất ngờ. Biết đâu mà lần được những cái đầu nóng đó sẽ nghĩ đến những chuyện gì... Điều làm cho chúng tôi lo lắng nhất là sự an toàn của quốc trưởng. Tôi xin nói thêm sếp của Giéttapô là ông Muynle đã hoàn tất cuộc điều tra và tích lũy được những bằng chứng. Trong thời gian sắp tới, họ sẽ tiến hành truy bắt Tôi cũng không thể nào thờ ơ với số phận của những người này được. Xin ngài hãy hiểu đúng lòng tôi, ngài Maxon ạ... Tôi được biết là ngài đang sử dụng những nguồn tin từ bộ tổng tham mưu chúng tôi. Ngài cho tôi biết đích danh những người này để tôi có thể báo cho họ biết trước mối nguy đang sắp sửa giáng xuống đầu họ... Tôi xin hứa là chuyện này chỉ có hai chúng ta biết với nhau mà thôi. Để đền ơ ngài, tôi xin đảm bảo cho sự bất khả xâm phạm của Thụy Sĩ... Và tất nhiên là ngài cũng cần phải quét sạch bọn tình báo Nga đi. Tôi thiết nghĩ, sự có mặt của chúng trên đất nước ngài là hành động thiếu hữu nghị của phía ngài đó…

     Đại tá Maxon hiểu ngay cái trò trẻ con của Sêlenbéc và ông ta đã vin vào cớ là mình hay biết chuyện gì hết. Riêng về chuyện tình báo Nga mà phôn Sêlenbéc làm như tiện thể nói ra thì Maxon nói rằng cần phải xem xét cho ra nhẽ… Nếu điều đó đúng thì ông ta sẽ có biện pháp... Dĩ nhiên, để đáp lại, Đức phải đảm bảo quyền bất khả xâm phạm của Thụy sĩ...   

      Bản giao kèo đã được ký kết. Nhưng Vantr phôn Sêlenbéc không đặt nhiều hy vọng vào người cùng nói chuyện với mình. Thôi, miễn đừng cản trở là được rồi. Ta sẽ dùng lực lượng của ta ! Hắn nghĩ thầm trong bụng…

     Những thời điểm khó khăn đã đến với nhóm của Rađô...   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #169 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2021, 06:42:16 am »

     

      Một hôm, khi đang đọc một tờ báo mới, Sanđô đã chú ý đến một đoạn ngắn nói về những máy định hướng di động của Đức đang tìm một đài vô tuyến bí mật ở đâu đó trên bờ hồ Giơnevơ. Sanđô đọc kỹ lại mẩu tin này. Liệu đây có phải là bọn Đức đang tìm những đài phát của nhóm anh không? Anh lo nhất cho số phận của hiệu thính viên Khamen đang sống trong mội vi-la biệt lập trên đường Phlorixan cách biên giới Pháp một ki-lô mét. Bọn Giéttapô rất có thể tập kích, tiêu diệt đài phát, bắt cóc hiệu thính viên lắm chứ... Và Sanđô đã báo cho Trung tâm biết những lo lắng của mình.
      «Theo tin báo chí tại đây — anh báo cáo — bọn Đức đang tìm một đài phát bí mật trong khu vực Giơnevơ. Có khả năng là chúng đang tìm đài của Mauđơ cách biên giới một kilômét...».

     Để đề phòng Rađô đã đề nghị thay đổi thời gian liên lạc và khôi phục lại đài phát ở ngôi nhà cũ của Khamen vì kể từ lúc Khamen bị bắt cho tới lúc đó đã nửa năm trôi qua rồi.

     Được ít lâu, có điện trả lời của Trung tâm. Trung tâm đồng ý thay đổi thời gian liên lạc nhưng không cho phép sử dụng ngôi nhà cũ của Khamen và khuyên chuyển đài vô tuyến dự bị đang cất giấu tại đó đến một nơi khác an toàn hơn.

     Giám đốc yêu cầu thận trọng và chấp hành nguyên tắc giữ bí mật nhưng ông không ngờ là kẻ địch đã biết được nội dung các bức điện.

     Hai bức điện cuối cùng đã bị bọn phunk Ápve giải mã...   

     Sanđô Rađô thì cứ đinh ninh là mật mã của anh, địch không tài nào giải nổi. Trên thực tế đã có những dấu hiệu cho thấy rằng mạng lưới mật vụ của Giéttapô đang tìm cách xâm nhập vào tổ chức bí mật của Rađô. Cũng vào đầu năm 1942 đầy sự kiện, Rađô nhận được lệnh — giao cho Đgim đi gặp giao thông viên. Người này sẽ đến Thụy sĩ, Đgimcó nhiệm vụ bắt liên lạc và trao tiền cho giao thông viên này. Tiền sử dụng cho ai thì không thấy báo. Giám đốc báo cho Rađô phải sức thận trọng, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được gặp gỡ trực tiếp với giao thông viên..   

     Những chuyện xảy ra sau đó thật là một tấn bi kịch.
   
     Vào ngày giờ đã định, Đgim đi xe đến Becnơ, từ đây anh ta xuống xe đi ra sân ga chờ chuyến tàu liên vận sắp tới. Hành khách từ các toa đổ xuống sân ga, nhưng rồi dòng người tỏa hết đi các nơi, sân ga trở lại vắng tanh mà tuyệt nhiên chẳng thấy có ai đến gặp Đgim cả.

     Đgim đợi thêm mười lăm phút nữa mà cũng không thấy giao thông viên xuất hiện.

     Sau đấy vài ngày, Đgim lại đến địa điểm gặp gỡ. Lần này, địa điểm này cũng tại Becnơ nhưng không phải ở trong ga mà trên quảng trường cạnh nhà ga.

      Trong đoàn khách bộ hành bỗng thấy xuất hiện một người vạm vỡ, cục mịch có dấu hiệu nhận dạng bên ngoài đúng như quy ước : mặc áo thể thao, đeo cà-vạt đen, quần chẽn, đi đôi giầy du lịch mầu vàng...Theo chỉ thị, trong lần gặp gỡ đầu tiên, Đgim phải trao tiền cho người này nhưng người đến gặp anh lại không thấy nói đến điều đó, Người này lại rất mồm mép, nói năng liến thoắng. Khi Đgim chìa phong bì đựng tiền ra, giao thông viên có vẻ bối rối…

     Hãng «Geopress» đang trong hoàn cảnh khốn đốn về tài chính. Rađô đã phải gom góp tất cả những gì có trong tay nhưng vẫn không đủ, cho nên Đgim phải nói rằng số tiền còn lại sẽ đưa tiếp trong cuộc gặp gỡ lần sau. Đgim rất đỗi ngạc nhiên khi nghe thấy giao thông viên nói hớ ra rằng anh ta sống ngay tại Thụy sĩ chứ không phải từ một nơi nào khác đến. Giao thông viên còn đề nghị sẽ gặp gỡ tiếp vào ngày hôm sau tại ngoại ô thành phố để không lọt vào mắt của bọn mật thám.

     Cách xử sự của giao thông viên làm cho Đgim cảnh giác. Mượn cớ có nhiều công việc đang cần phải giải quyết, Đgim nói rằng một tuần nữa anh mới có thể gặp lại được.

     Cuối cùng, người mặc bộ quần áo thể thao sặc sỡ lấy trong cặp ra một chiếc phong bì lớn mầu vàng da cam và nói rằng trong phong bì là cuốn sách kẹp hai bản báo cáo. Cần phải chuyển gấp tới Trung tâm.

    «Có đời thưở nhà ai mà lại trao báo cáo kiểu như thế này nhỉ— Đgim thầm nghĩ — trước hết ta cần phải quẳng cái phong bì màu vàng da cam chết tiệt này đi đã...»

     Đgim đút phong bì vào trong thân áo rồi gọi tắc-xi. Anh thận trọng tháo lần phong bì vàng vứt đi, còn cuốn sách thì cho túi.

     Sanđô lo lắng nghe Đgim kể lại đầu đuôi câu chuyện.
     - Anh đã hẹn gặp lần sau ở đâu thế? – Sanđô hỏi

     Đgim nói tên một địa điểm cách Giơnevơ không xa.
     -Thế đấy... — Sanđô tư lự kéo dài giọng — chỗ đó gần với biên giới lắm mà. Bắt người ở đó dễ như trở bàn tay ! Đúng là có chuyện gì đó không ổn đấy !

      Sanđô quyết đinh báo cho Trung tâm biết về cuộc gặp gỡ với tay giao thông viên khả nghi. Ngay đêm hôm đó,  Đgim đã phát đi một bản mật mã và nhận được trả lời.
     «Tuyệt đối cấm gặp gỡ tiếp tục với giao thông viên, rất có thể đấy là kẻ địch đội lốt. Có khả năng Đgim đang bị theo dõi. Hãy báo cáo cho biết đồng chí có tin tưởng vào sự an toàn của mình hay không.»

      Không, Sanđô Rađô khó mà có thể tin tưởng là những người của mình được an toàn. Giờ đây, công việc phải tiến hành trong một tình thế hết sức căng thẳng. Hơn nữa, đã có những cơ sở rõ ràng nói lên sự thiếu an toàn ở đây. Lúc thì có những cú điện thoại lạ lùng và người nói tự nhân danh là Đgim, lúc thì lại thấy xuất hiện tên Aspiran Svai. Tên này không biết bằng cách nào đó đã mò ra được địa chỉ của Rađô...Một sáng tinh sương, hắn đích thân đến nhà Rađô mượn cớ là đến thăm người quen cũ… Sanđô lúc đó đang ở trong phòng làm việc, chuẩn bị bản đồ hoạt động quân sự ở Nga cho các báo cáo. Êlêna vừa đi ra khỏi nhà để gặp Rôda. Trong nhà ngoài Sanđô ra, chỉ còn có bà mẹ của Êlêna.

     Sanđô không để ý đến chuông gọi. Vào giờ đó, người bán hàng rong thường mang thực phẩm từ cửa hàng bên cạnh sang bán… Rađô đang chăm chú với công việc thì bỗng nghe thấy có tiếng nói sau lưng.   
     - Xin chào ngài Rađô ! Ngài quá mê say công việc đến nỗi không thiết tha gì đến bạn bè nữa ư ! Ngài không nhận ra tôi sao ? Êvan Ramô Svai đây. Chẳng lẽ tôi lại thay đổi đến như vậy ? Ngài cứ gọi tôi như xưa – Ip…

     Rađô bàng hoàng trước sự có mặt bất ngờ của hắn. Tên khiêu khích Svai, một kẻ bẩn thỉu, đê tiện ở ngay trong nhà anh !... Nhưng rồi anh lại lập tức trấn tĩnh lại được, nét mặt anh lộ vẻ ngỡ ngàng vui sướng.

     Trước mặt anh là một gã béo ị, mày râu nhẵn nhụi, đầu tóc chải chuốt, áo quần sang trọng.
     - Ip, anh ở đâu rơi xuống đây thế ?— Rađô nói giọng hồ hởi nhưng vẫn vắt óc suy nghĩ : hắn từ đâu tới đây, làm sao mà hắn lại moi ra được địa chỉ của ta nhỉ ?...

     - Quả đất tròn mà — Svai toe toét cười. Nụ cười hể hả cứ dính mãi trên khuôn mặt to bè của hắn — Ngài có còn nhớ hãng «Inpress» không... Thời buổi khó khăn nhưng cũng kỳ diệu làm sao !

    Sanđô nhớ lại - những năm cuối cùng trước chiến tranh tên Ip đã làm cho một tờ báo khiêu dâm, thích kiếm chuyện «Paris sex appeal»(chuyện gợi tình kiểu Pari nhân dân)...

     Tên Svai suồng sã, nói năng ngọt sớt, ngồi chễm chệ trên chiếc ghế đi văng, tiếp tục khua môi múa mép. Cuối cùng hắn đi vào mục đích chính.
     - Ngài là niềm hy vọng duy nhất của tôi đấy, ngài Rađô ạ - Ip bỗng thốt ra — Tôi đang muốn được ngài giúp đỡ...

      Hắn làm ra vẻ bí mật tiết lộ rằng hắn cần chuyển một tin rất quan trọng đến cho các nước đồng minh Nga, Anh hoặc nước nào cũng được. Tin nàu có liên quan đến các kế hoạch quân sự của Đức. Hắn hạ giọng nói rằng trước đây hắn đã có quan hệ với tình báo Liên xô nhưng bây giờ thì liên lạc đã bị đứt.

      Sanđô tỏ ra ngạc nhiên hỏi tại sao Svai lại đến nhờ anh làm việc đó, rằng anh không hề có quan hệ như thế với ai. Điều duy nhất anh đang làm là cung cấp những bản đồ cần thiết cho các nhà xuất bản thông qua các hãng «Geopress».

      Ramô chuồn thẳng vì chẳng thu được điều gì hết. Nhưng ít lâu sau, hắn lại xuất hiện một lần nữa và cũng xôi hỏng bỏng không. Lần thứ ba hắn đến thì bị Rađô tống cổ ra khỏi nhà và dọa là nếu còn ăn nói bậy bạ thì anh sẽ đến báo cho cảnh sát lôi cổ đi.

      Ngoài ra còn có những hạng người mờ ám khác nữa đến chỗ Rađô —đấy là những tên bạch vệ mạo nhận là đã có thời làm việc cho tình báo Liên xô.

      Rađô thường xuyên báo cáo cho Trung tâm về tình hình của nhóm, về những điều gì đang xảy ra. Giám đốc yêu cầu cung cấp thật đầy đủ mọi chi tiết để ông có thể nắm được thực chất của vấn đề. Công việc đòi hỏi phải xử trí hết sức khéo léo, nếu không sẽ đánh động kẻ địch. Khi Sanđô báo cáo về việc Svai đến chỗ anh, anh đã nhận ngay được lệnh của chính Bêlikốp thảo ra.

      «Ip Ramô đã được xác nhận là mật vụ của Giéttapô. Trung tâm đã rõ ; hắn đến là theo sự chỉ đạo của Giét-tapô. Chúng tôi đã lường trước và đề phòng việc này, Svai đang tìm cách xác định xem đồng chí có liên hệ gì với chúng tôi không. Hãy báo cáo cụ thể và cấp tốc : Hắn muốn gì ở đồng chí ? Hắn đã biết những gì về đồng chí ở Pari ? Đồng chí cần phải thận trọng cân nhắc kỹ từng lời và từng hành động».

      Sanđô Rađô thường xuyên ở trong tình trạng báo động. Càng ngày anh càng cảm thấy nhóm của anh đang tồn tại và hoạt động dưới thanh gươm của Đamoklet (tên một nhân vật trong chuyện cổ Hy lạp — Đamoklet ngủ dưới thanh gươm treo trên sợi tóc—ND) nhưng không được nghĩ đến nguy hiểm mà phải hành động ...

      Ít lâu sau, Đgim có việc phải rời khỏi Luexenơ, lúc trở về thì bà gác cửa nói, khi anh đi vắng có một cặp vợ chồng nào đó đến dò hỏi xem người Anh sống ở đây làm nghề gì. Họ đã kể một câu chuyện ấm ớ là người Anh này đã ve vãn người thân của họ rồi bỗng nhiên bỏ đi mất hút. Chính vì thế mà nay họ muốn được gặp người Anh ấy để biết được ý đồ của anh ta...

    Rõ ràng như thế là Đgim đã bị theo dõi...Khi Sanđô báo cho Trung tâm biết tin này, anh đã nhận được chỉ thị — Đgim phải nhanh chóng thay đổi chỗ ở.

     Giám đốc đã ra lệnh cho Đgim rời Lôđana một vài tháng và không phát điện đi nữa, chuyển máy phát ra khỏi nhà.
     Thực hiện chỉ thị của Trung tâm, Đgim rời đi Técxin, một vùng có nhiều kiều dân giầu có đến cư ngụ vì sợ có chiến tranh ở Thụy sĩ.

     Nhưng chẳng bao lâu sau, Đgim lại phải quay về với các công tác của mình. Các hiệu thính viên Magarita Bôli và vợ chồng Khamen không kham nổi hết công việc. Tin tức sẽ mất giá trị nếu bị chậm trễ. Đgim đã đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc.

      Việc Đgim quay trở lại làm việc là một điều vô cùng may mắn cho nhóm Rađô. Hai đài vô tuyến điện tại Giơnevơ cùng dùng chung một loại mật mã. Chìa khóa giải mật mã này đã nằm trong tay Giéttapô. Chỉ riêng đài phát của Đgim là dùng loại mã số đặc biệt làm cho bọn địch phải bó tay không sao lần ra được nội dung của các bức điện. Mãi sau này, khi chiến tranh đã kết thúc, Rađô mới biết về điều này qua hồ sơ của Giéttapô...

     Hítle vẫn còn tin vào ngôi sao thống soái của mình... Chỉ có lấy chứ không có cho — đó là lẽ sống của hắn.

      Hắn quyết định bằng mọi giá phải gỡ gạc lại và phục thù cho những thất bại thảm hại tại Mátxcơva, Stalingrat và Kapkadơ. Nhưng cuộc chiến tranh cứ nhùng nhằng, giằng dai. Thời hạn sáu tuần mà Hítle định bắt nước Nga phải quỳ gối khuất phục đã qua đi từ lâu…..
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM